You are on page 1of 4

Chuyện về Tống Trân

Chuyện về Trạng nguyên Tống Trân còn được biết đến


thông qua truyện Nôm khuyết danh “Tống Trân - Cúc
Hoa” nổi tiếng xưa nay. Tục truyền, vào thời tiền Lý ở xã
An Đô, tổng Võng Phan, huyện Phù Dung (nay là thôn
An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ) có người họ
Tống tên là Thiệu Công dòng dõi thi thư, nghèo túng
nhưng rất khoan hòa, nhân đức, hiếu lễ.
Tống Thiệu Công lấy vợ người xã Phù Oanh, cùng huyện
tên là Đào Thị Cuông. Vợ chồng sống rất nhân từ, tu nhân
tích đức, hay làm việc thiện và việc làm của họ thấu trời
xanh, nhà trời đã sai thiên sứ xuống đầu thai. Đến tuổi
lục tuần hai người mới có con. Bà Cuông mang thai hơn
11 tháng đến giờ Dần ngày 15 tháng 4 năm Bính Tý (556)
mới sinh hạ một cậu bé khôi ngô tuấn tú và đặc biệt suốt
3 ngày 3 đêm trong nhà luôn tỏa ánh hào quang nên hai
cụ đã đặt tên con là Tống Trân. Tống Trân lớn nhanh như
thổi, lên 3 tuổi đã tinh thông hết âm luật. Cha mất, ngài
cùng mẹ đi cầu thực, cầu tài khắp nơi, rồi ngài lấy được
người vợ tên là Cúc Hoa nhân hậu, hiền thảo. Vốn có khí
chất thông minh, học một biết mười nên khi 5 tuổi Tống
Trân đã trên thông thiên văn, dưới tường địa lý.
Năm Tống Trân lên 7 tuổi, vua Lý Nam Đế (544-548) mở
khoa thi chọn nhân tài vào ngày 29-9. Tống Trân vào kinh
ứng thí, cả 3 kỳ đều đỗ thủ khoa. Đến ngày mồng 1 tháng
2 năm Quý Mùi (563), Tống Trân đỗ đệ nhất Giáp Cập đệ
nhất danh trạng nguyên và được vua khen là “Quốc sĩ vô
song, tướng tài quả nhị”, nghĩa là “Kẻ sĩ cả nước chỉ có
một Tống Trân, tướng tài không có người thứ hai”. Mồng
10 tháng 4, vua ban cờ, gấm lụa, vàng cho trạng nguyên
về vinh quy bái tổ. Trở về làng bái yết tổ tông, thăm hai
bên nội ngoại, khao vọng làng trong 1 tháng, rồi ông cưới
bà Cúc Hoa làm vợ.
Sau 3 tháng, vua cử ông đi Bắc quốc. Vua xứ Bắc thấy
trạng ít tuổi, tỏ ý khinh thường nên muốn thử tài của trạng
nước Nam. Tống Trân đều đối đáp đâu ra đấy nên được
vua Bắc khen là nhân tài thứ nhất trong 18 nước chư hầu
và phong làm “Lưỡng quốc trạng nguyên”. Vua Tàu muốn
gả con gái cho trạng nhưng Tống Trân từ chối nên vua
đã nhốt ông cùng quân sĩ vào Linh Long 100 ngày không
cho thức ăn, nước uống, nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Tống Trân đã lệnh cho quân sĩ ăn tượng phật được làm
bằng chè lam, uống nước cúng phật (nước lã). Sau 100
ngày, thấy trạng và quân sĩ vẫn béo tốt, khỏe mạnh, vua
Tàu càng phục tài trạng rồi phong làm “Phụ quốc thượng
tể đẩu Nam Tống đại vương”.
Qua 10 năm đi sứ, ở nhà Cúc Hoa vẫn chờ đợi chồng và
một lòng hiếu thảo với mẹ chồng. Nhưng cha nàng đã bắt
nàng lấy con nhà giàu. Tống Trân giả dạng người hành
khất để dò la tình ý, biết Cúc Hoa vẫn thủy chung với
mình, khen Cúc Hoa đủ tam tòng, tứ đức. Tống Trân đón
vợ về gia đình cùng đoàn tụ. Vua biết chuyện phong cho
Cúc Hoa làm “Quận phu nhân”. Khi Lý Nam Đế băng hà,
Triệu Quang Phục lên ngôi lấy hiệu là Triệu Việt Vương,
có vời Tống Trân ra làm “Phụ chính đại thần”.
Đến năm 60 tuổi, Tống Trân cáo quan về dạy học với
mong muốn con nhà nghèo đều được đi học. Cúc Hoa
không có con, lại mắc chứng bệnh đau bụng, 3 hôm sau
vào ngày 3-3 thì qua đời. Tống Trân mất ngày 5 tháng 5
năm Tân Tỵ (621). Sau đó, Tống Trân được truy phong
làm “Thượng đẳng phúc thần”.
Hiện nay, tại văn miếu Xích Đằng (Hưng Yên) còn tấm
bia ghi tên Tống Trân, bia này được lập vào cuối triều
Nguyễn. Còn ở làng An Cầu có đền thờ Tống Trân.
Người đời sau đã viết truyện Tống Trân - Cúc Hoa, một
tác phẩm thơ Nôm dân gian nổi tiếng, ca ngợi tài đức,
tình yêu và lòng chung thủy của Tống Trân - Cúc Hoa.
Có người còn làm câu đối về Tống Trân, dịch nghĩa như
sau: Tám tuổi đỗ Trạng Nam, đã nổi tài sanh vàng đất
Việt; Mười năm sang xứ Bắc, lại đem vận sự dõi đời sau.

You might also like