You are on page 1of 4

CÔNG TY TRUYỀN TẢIĐIỆN 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

XƯỞNG THÍ NGHIỆM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đề thi nâng bậc, giữ bậc công nhân kỹ thuật

Nghề thí nghiệm cao áp

Chương 1: Vật liệu cách điện

1. Chức năng và nhiệm vụ của công nhân thí nghiệm điện cao áp là gì?
2. Định nghĩa và phân loại chất điện môi?
3. Trình bầy các quá trình chính về điện trong chất điện môi?
4. Nêu các yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng của vật liệu cách điện?
5. Tại sao dòng điện trong vật liệu cách điện thay đổi theo thời gian? Từ đó hãy
giải thích hệ số hấp thụ là gì và yêu cầu đối với hệ số hấp thụ?
6. Để đánh giá tình trạng cách điện, người ta dựa vào các yếu tố đặc trưng nào
tại sao?. Tại sao trong quy trình đo tg∂ của dầu cách điện lại quy định đo ở 20 0C
và 700C?

Chương 2: Các phương pháp đo và thí nghiệm cơ bản

7. Trình bầy các phương pháp đo điện trở cách điện và cách tính hệ số hấp thụ?
Nêu ví dụ về cách quy đổi điện trở cách điện về cùng nhiệt độ để so sánh?
8. Chỉ tiêu C2/ C50 là gì, cách xác định và đánh giá cách điện qua chỉ tiêu này
như thế nào?
9. Nêu cấu tạo và nguyên lý làm việc của cầu đo bằng dòng điện xoay chiều tg∂
và cách đánh giá cách điện qua chỉ tiêu tg∂ như thế nào?
10.Trình bầy các sơ đồ đo tg∂, ưu khuyết điểm từng sơ đồ và cách khắc phục
các sai số khi đo.
11.Mục đích ý nghĩa của hạng mục thí nghiệm cách điện bằng điện áp một chiều
tăng cao các số đo dòng điện rò? Vẽ sơ đồ và các quy định chung khi thí
nghiệm.
12.Trình bầy mục đích ý nghĩa của hạng mục thí nghiệm cách điện bằng điện áp
xoay chiều tăng cao tần số công nghiệp? Vẽ sơ đồ cơ bản và nêu cách tính toán
chọn thiết bị thí nghiệm (cho ví dụ)
13. Trình bầy các phương pháp đo điện dung của tụ bù cao và hạ áp loại 1 pha
và 3 pha?
14. Nêu các phương pháp đo điện cảm, cho ví dụ cụ thể?
15. Nêu các phương pháp cơ bản đo điện trở tiếp địa và điện trở suất của đất.
16. Mục đích của việc đo điện trở tiếp xúc và cách đánh giá qua Rtx

Chương 3: Thí nghiệm các thiết bị điện chính

17. Máy biến áp lực trước khi đưa vào vận hành lần đầu cần tiến hành thí
nghiệm theo khối lượng và tiêu chuẩn như thế nào, ý nghĩa từng hạng mục thí
nghiệm đó?
18. Khi thí nghiệm không tải máy biến áp lực 3 pha bằng nguồn 1 pha, cần chú
ý vấn đề gì? Đặc điểm của các kết quả đo không tải?
19.Mục đích ý nghĩa và phương pháp đo điện trở một chiều cuộn dây máy biến
áp lực? Các chú ý và quy định chung khi đo R1c
20. Khi đo không tải trên cuộn dây đấu tam giác của máy biến áp Y/∆ -11 và
Y/∆ -5 dùng nguồn 1 pha, để tránh sai số, mỗi cặp cực đo phải đấu tắt các cực
nào? Giải thích.
21. Nêu nguyên tắc các phương pháp kiểm tra cực tính để xác định tổ đấu dây
của máy biến áp lực?
22. Nêu ý nghĩa của việc đo tỷ số biến của máy biến áp lực? Các quy định
chung và cách tính tỷ số biến của máy biến áp khi thí nghiệm bằng nguồn 1 pha.
23. Trong thực tế, do cấu tạo mạch từ không đều, dòng không tải pha giữa bao
giờ cũng nhỏ hơn dòng không tải hai pha bên từ 20 ÷ 50%. Vậy dòng không tải
lập trong lý lịch máy biến áp được tiến hành như thế nào?
24. Nêu nguyên tắc chung, vẽ sơ đồ và cách tính toán thí nghiệm ngắn mạch
bằng nguồn 1 pha ở điện áp thấp? Cách quy đổi các thông số ngắn mạch về định
mức?
25. Trình bầy cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị chuyển mạch phân áp máy
biến áp.
26. Nêu khối lượng thí nghiệm kiểm tra và ý nghĩa từng hạng mục khi thí
nghiệm thiết bị chuyển mạch phân áp dưới tải.
27. Nêu khối lượng thí nghiệm, sơ đồ đo , đánh giá kết quả thí nghiệm đối với
các loại máy cắt trước khi đưa vào vận hành?

Sử dụng thiết bị đo cao áp (thực hành)

1. Sử dụng máy phân tích máy cắt đang dùng tại đơn vị (TM1600-MA61;
TM1800 hoặc tương tự): nêu thông số kỹ thuật, công dụng, sơ đồ thí nghiệm
và cách sử dụng.
2. Sử dụng hợp bộ thí nghiệm đa năng đang dùng tại đơn vị (CPC 100 hoặc
tương tự): nêu các tính năng cơ bản, sơ đồ đấu nối, cách sử dụng.
3. Sử dụng hợp bộ thử cao áp kỹ thuật số đang dùng tại đơn vị (ISA T2000,
T3000 hoặc tương tự): nêu các thông số kỹ thuật, thiết lập sơ đồ đo, cách sử
dụng các tính năng thí nghiệm.
4. Sử dụng hợp bộ thí nghiệm Tg∂ đang dùng tại đơn vị (M4100/Double,
DELTA 4000 hoặc tương tự): nêu các thông số kỹ thuật, sử dụng các tính
năng, thiết lập sơ đồ đo.
5. Sử dụng cầu đo tỉ số đang dùng tại đơn vị (Raitech-TR SPY MARKII hoặc
tương tự): nêu thông số kỹ thuật, kết nối sơ đồ, cách sử dụng.
6. Sử dụng cầu đo điện trở tiếp địa đang dùng tại đơn vị (DET5/4R hoặc tương
tự): nêu các thông số kỹ thuật, kết nối sơ đồ, cách sử dụng.
7. Sử dụng cầu đo điện trở tiếp xúc đang dùng tại đơn vị (MOM 200A-GE hoặc
tương tự): Nêu các thông số kỹ thuật, kết nối sơ đồ, cách sử dụng.
8. Sử dụng máy đo độ ẩm cách điện cứng đang dùng tại đơn vị (Dirana hãng
sản xuất OMICRON hoặc tương tự): Nêu các thông số kỹ thuật, kết nối sơ
đồ, cách sử dụng.

Phần Thực hành


Bậc 1
1. Thí nghiệm Aptomat và khởi đông từ > 300A
2. Thí nghiệm Aptomat và khởi đông từ <= 300A
3. Thí nghiệm chống sét van đến 15kV
Bậc 2
1. Thí nghiệm dao cách ly thao tác bằng điện
2. Thí nghiệm dao cách ly thao tác bằng cơ khí
3. Thí nghiệm thanh cái
4. Thí nghiệm cách điện đứng, treo
5. Thí nghiệm cách điện xuyên
6. Thí nghiệm chống sét van 22-500kV
7. Thí nghiệm tiếp đất của cột điện, cột thu lôi
Bậc 3
1. Thí nghiệm biến dòng chân sứ
2. Thí nghiệm biến dòng điện
3. Thí nghiệm biến điện áp
4. Thí nghiệm kháng điện
5. Thí nghiệm tụ điện
6. Thí nghiệm cáp lực
7. Thí nghiệm tiếp đất trạm biến áp
Bậc 4
1. Thí nghiệm động cơ điện xoay chiều
2. Thí nghiệm máy biến áp lực đến 220 kV
3. Thí nghiệm máy ngắt khí FS6 đến 220kV
4. Thí nghiệm máy cắt chân không

Bậc 5
1. Thí nghiệm máy biến áp lực 500 kV
2. Thí nghiệm máy ngắt khí FS6 500kV

Chuyên đề nâng bậc 6 nghề thí nghiệm cao áp


1. Máy biến áp 220kV: Cấu tạo, nguyên lý làm việc, các hạng mục thí nghiệm.
2. Máy cắt điện 220kV: Cấu tạo, nguyên lý làm việc, các hạng mục thí nghiệm.
3. Thiết bị nhất thứ tụ bù dọc 220kV: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, thí nghiệm
các phần tử.
Chuyên đề nâng bậc 7 nghề thí nghiệm cao áp
4. Máy biến áp 500kV: Cấu tạo, nguyên lý làm việc, các hạng mục thí nghiệm.
5. Kháng điện 500kV: Cấu tạo, nguyên lý làm việc, các hạng mục thí nghiệm.
6. Máy cắt điện 500KV: Cấu tạo, nguyên lý làm việc, các hạng mục thí nghiệm.
7. Thiết bị nhất thứ tụ bù dọc 500kV: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, thí nghiệm
các phần tử.

You might also like