You are on page 1of 3

CÂU HỎI QUẢN LÝ BỘ NHỚ

1. Trong mô hình Link-Loader, tiến trình ở thời điểm biên dịch được biết đến như loại địa
chỉ?
a. tương đối b. tuyệt đối
c. cả hai d. ảo
2. Trong mô hình link-loader, việc tính toán để chuyển các địa chỉ tương đối về địa chỉ
tuyệt đối trong bộ nhớ vật lý được thực hiện ở thời điểm
a. biên dịch b. chạy chương trình
c. nạp d. ánh xạ bộ nhớ
3. Một yếu điểm của mô hình link-loader: thời điểm kết buộc địa chỉ là thời điểm nạp, do
đó nó sẽ có nhược điểm là:
a. có nhiều vùng nhớ thừa b. bộ nhớ sử dụng luôn bị quá tải
c. không thể xác định vùng nhớ tiếp d. không thể dời tiến trình trong bộ nhớ
4. Mô hình Base & Bound và mô hình Link-Loader giống nhau điểm nào sau đây?
a. chọn một vùng nhớ đủ lớn để cấp phát chi tiến trình
b. địa chỉ trong tiến trình lúc biên dịch là địa chỉ tương đối
c. đều là kiểu cấp phát vùng nhớ liên tục
d. tất cả a, b, c đều đúng
5. Cách tính địa chỉ tuyệt đối trong bộ nhớ từ một địa chỉ phát sinh trong tiến trình như
thế nào?
a. lấy địa chỉ phát sinh + base reg b. lấy địa chỉ phát sinh + địa chỉ đầu bộ nhớ
c. lấy địa chỉ phát sinh + bound reg d. lấy địa chỉ phát sinh – bound reg
6. Để xác định địa chỉ phát sinh trong tiến trình có hợp lệ hay không, trước khi xác định
địa chỉ tuyệt đối trong bộ nhớ, trình quản lý bộ nhớ phải làm gì?
a. tìm vị trí trống trong vùng nhớ b. kiểm tra với thanh ghi base
c. kiểm tra với thanh ghi bound d. kiểm tra với địa chỉ cuối bộ nhớ
7. Điểm khác biệt nổi bật của kỹ thuật base & bound với linker-loader là gì?
a. thuận lợi, không bị vượt qua vùng nhớ cấp phát
b. không có nhiều vùng nhớ thừa khi sử dụng
c. luôn giới hạn vùng nhớ bảo đảm đủ cho tiến trình làm việc
d. các chương trình có thể di chuyển đến vùng nhớ khác
8. Việc di chuyển tiến trình về vùng nhớ mới lớn hơn trong kỹ thuật base & bound dựa
vào:
a. cập nhật địa chỉ tương đối b. cập nhật địa chỉ mới của thanh ghi nền
c. nạp lại tiến trình từ đầu d. không thể di chuyển đến vùng nhớ khác
9. Nhược điểm lớn của kỹ thuật base & bound là:
a. bộ nhớ phân mảnh ngoại vi b. bộ nhớ luôn quá tải
c. bộ nhớ phân mảnh nội vi d. luôn không đủ bộ nhớ cấp phát
10. Trong kỹ thuật tổ chức cấp phát bộ nhớ liên tục, trong suốt quá trình xử lý tiến trình:
a. thường trú trong bộ nhớ b. thường trú trong vùng nhớ được cấp phát
c. ngoại trú trên bộ nhớ ngoài d. nằm trong bộ đệm
11. Trong một hệ thống bị phân mảnh ngoại vi, tổng bộ nhớ trống rất lớn, nhưng tiến trình
mới nạp vào vẫn bị báo thiếu bộ nhớ, điều này do đâu?
a. do các vùng nhớ thiếu địa chỉ b. do các vùng nhớ không có thanh ghi base
c. do không có thanh ghi bound d. do các vùng nhớ không liên tục
12. Với cách cấp phát liên tục và trong trường hợp tiến trình được điều phối vào CPU, khi
hết thời gian xử lý của nó, tiến trình:
a. vẫn nằm trong bộ nhớ b. swap ra bộ nhớ phụ
c. chuyển đến vùng nhớ khác d. thay đổi các thanh ghi
13. Để diễn tả đầu và chiều dài các phân đoạn người ta dùng các đại lượng nào sau đây?
a. thanh ghi nền và thanh ghi giới hạn b. chiều dài đoạn và số hiệu đoạn
c. thanh ghi nền và độ dời (offset) d. số hiệu đoạn (s) và độ dời trong đoạn (d)
14. Cho một bảng phân đoạn (seg, base, limit) với nội dung như sau {<0, 100, 230>; <1, 800,
150>; <2, 500, 200>}. Cho một địa chỉ logic <1, 170>, hãy tính ra địa chỉ vật lý của nó
a. 501 b. 320
c. không thể tính vì thiếu dữ kiện d. địa chỉ không hợp lệ
15. Cài đặt bảng phân đoạn là vấn đề chính yếu trong kỹ thuật phân đoạn. Bảng phân đoạn
thường được tổ chức lưu trữ như thế nào?
a. trong thanh ghi và trong bộ nhớ b. trong thanh ghi hoặc trong bộ nhớ chính
c. trong thanh ghi hoặc trên đĩa d. trong bộ nhớ chính hoặc trên đĩa
16. Trong kỹ thuật phân đoạn, các phân đoạn có thể được chia sẻ các tiến trình có thể chia
sẻ với nhau những gì?
a. từng phần chương trình b. toàn bộ chương trình
c. cả hai đáp án trên (a, b) d. chia sẻ các bảng phân đoạn
17. Cách tổ chức bảng trang trong bộ nhớ có đặc điểm
a. đòi hỏi hai lần truy xuất bộ nhớ b. làm tốn rất nhiều bộ nhớ cho việc tổ chức
c. đòi hỏi cơ chế quản lý đặc biệt d. các bảng tranh luôn trong tình trạng truy xuất
18. Một không gian địa chỉ có kích thước là 1024, có kích thước mỗi trang là 32. Hãy cho
biết dùng bao nhiêu bit biểu diễn cho địa chỉ logic <p, d>?
a. 10 bit cho p, 5 bit cho d b. 5 bit cho p, 5 bit cho d
c. 5 bit cho p, 15 bit cho d d. 5 bit cho p, 10 bit cho d
19. Để tránh việc truy xuất bộ nhớ 2 lần, người ta dùng đến kỹ thuật bộ nhớ kết hợp cho
phép tìm kiếm song song tốc độ cao, bộ nhớ kết hợp lưu trữ các bản ghi gì?
a. số hiệu trang và số hiệu khung b. địa chỉ trang và địa chỉ khung
c. thanh ghi base và limit của khung d. tất cả đều sai
20. Một kỹ thuật khác để giải quyết vấn đề bảng trang lớn chiếm nhiều bộ nhớ là dùng
bảng trang nghịch đảo. Với kiểu tổ chức này một địa chỉ ảo cấu trúc như thế nào?
a. <1/p, 1/d> b. <p, s, d>
c. <pid, p, d> d. <s, p, d>
21. Phát biểu nào sau đây cho biết nhược điểm của phân trang?
a. bị phân mảnh ngoại vi b. bị chia sẻ khung trang
c. bị phân mảnh nội vi d. bị cài thuộc tính bảo vệ
22. Phân trang theo yêu cầu (demand paging) là hệ thống sử dụng kỹ thuật _______
a. xây dựng bảng trang theo yêu cầu b. phân trang theo yêu cầu kích thước tiến trình
c. phân trang trên bộ nhớ ảo d. phân trang kết hợp với kỹ thuật swapping
23. Với kỹ thuật bộ nhớ ảo, một tiến trình được xem như một tập các trang, thường trú
trên:
a. bộ nhớ chính b. không gian ảo
c. bộ nhớ phụ d. không gian vật lý
24. Cho một chuỗi truy xuất các trang bộ nhớ như sau: 1, 2, 3, 4, 1, 2, 5, 1, 2, 3, 4, 5, áp
dụng trên 3 khung trang thì sinh 9 lỗi, áp dụng 4 khung trang thì sinh 10 lỗi. Ban đầu
bộ nhớ có 5 trang trống. Hỏi số lỗi xảy ra là bao nhiêu?
a. 0 b. 5
c. 11 d. 12
25. Một tiến trình lâm vào trạng thái sử dụng nhiều thời gian để thay thế trang hơn là để
xử lý, tình trạng này gọi là:
a. phân trang lại b. truy xuất bị lỗi trang
c. trì trệ d. hoán vị trang

You might also like