You are on page 1of 1

Các vùng nhớ trong PLC Mitsubishi!

PLC Mitsubishi có 3 loại vùng nhớ chính: vùng nhớ chương trình EEPROM,
vùng nhớ Bit và vùng nhớ dữ liệu.
- Vùng nhớ chương trình (EEPROM): Vùng nhớ chứa chương trình chính của
PLC, tham số thiết lập, các chú thích và thanh ghi File
- Vùng nhớ bit: Bao gồm vùng nhớ đầu vào số (X), Vùng nhớ đầu ra số Y,
Vùng nhớ trung gian(M), Vùng nhớ trạng thái (S), Vùng nhớ tiếp điểm Timer
(T), Vùng nhớ tiếp điểm Counter (C). Cụ thể:
+ Vùng nhớ đầu vào (ký hiệu là X) chứa các ô nhớ lưu dữ liệu mức logic ở
đầu vào vật lý của PLC và có kiểu dữ liệu là kiểu Bit (0 hoặc 1)
+ Vùng nhớ đầu ra (ký hiệu là Y) chứa các ô nhớ lưu dữ liệu mức logic mà
PLC đưa ra ở đầu ra vật lý và có kiểu dữ liệu là kiểu Bit (0 hoặc 1)
+ Vùng nhớ trung gian (ký hiệu là M) chứa các ô nhớ trung gian, các ô nhớ
này có thể sử dụng ở các vị trí mà người lập trình cần sử dụng biến nhớ/biến
trung gian trong chương trình, tuy nhiên các ô nhớ này không thể bị tác động
trực tiếp từ đầu vào PLC và không thể tác động trực tiếp đến đầu ra của PLC.
+ Vùng nhớ trạng thái (ký hiệu là S) chứa các ô nhớ trạng thái, thường được
sử dụng trong chương trình sử dụng ngôn ngữ instruction list hoặc SFC,
nhằm thể hiện trạng thái chương trình
+ Timer (T) có tác dụng định thời (đếm xung đồng hồ có chu kỳ 1ms, 10ms,
100ms,…). Các tín hiệu ở dạng tiếp điểm của Timer (Bit cờ báo Timer đã đếm
đủ, Bit reset timer,…) sẽ được lưu trong vùng nhớ Timer, còn giá trị hiện thời
của Timer sẽ được lưu trong vùng nhớ dữ liệu.
+ Counter (C) có tác dụng làm bộ đếm (đếm các sự kiện). Các tín hiệu ở
dạng tiếp điểm của Counter (Bit cờ báo Counter đã đếm đủ, Bit reset
counter,…) sẽ được lưu trong vùng nhớ Counter, còn giá trị hiện thời của
Counter sẽ được lưu trong vùng nhớ dữ liệu.
- Vùng nhớ dữ liệu: Chứa các thanh ghi dữ liệu (D), giá trị tức thời của Timer
(T), giá trị tức thời của Counter (C) và các thanh ghi chỉ số (V, Z)

You might also like