51 Tâm Sở

You might also like

You are on page 1of 4

A.

Mười một tâm sở thiện


Mười một tâm sở thiện này khiến cho 5 tâm sở biến hành, 5 tâm sở biệt cảnh và 4
tâm sở bất định đưa đến điều thiện lành và vì vậy mang lại hạnh phúc cho bản thân
và người khác. Chúng bao gồm:
1. Tín (niềm tin): trong bối cảnh này, đó là một trạng tâm thoát khỏi sự ô nhiễm
của những phiền não chính và phụ. Đó là thái độ tự tin đối với những gì thực sự là
thanh tịnh và chân thật, ví dụ như luật nghiệp báo về nhân quả và phẩm chất của
Tam Bảo. Đó là nền tảng của sự quan tâm.
2. Tàm (tự xấu hổ): một cảm giác nội tại về những gì là đúng hay sai. Nó giúp ta
tránh làm điều xấu ác theo khía cạnh giáo pháp hay theo lương tâm bản thân. Nó là
nền tảng của trì giới.
3. Quý (thẹn với người): một sự nhạy cảm đối với quan điểm và cảm xúc của
người khác dẫn tới sự kiềm chế không làm tổn hại cho người khác. Đây cũng là
nền tảng của trì giới thanh tịnh.
4. Bất phóng dật (chú tâm): sự cẩn trọng trong đức hạnh và tránh xa phiền não.
Nó mang lại lợi lạc theo cả hai khía cạnh tương đối và tối thượng.
5. Khinh an (nhẹ nhàng, thư thái): trạng thái của thân và tâm không bị cứng nhắc,
rộng mở cho những điều lợi lạc.
6. Hành xả (buông xả): trạng thái tâm bình an, sáng tỏ, không bị xáo trộn hoặc
kích động, bảo vệ tâm khỏi những rối loạn cảm xúc của tham, sân và si.
7. Vô tham (không tham lam): đối nghịch với tham lam và là pháp đối trị cho sự
tham luyến vào thế giới hiện hữu và những sở hữu thế tục.
8. Vô sân (không sân hận): đối nghịch và đối trị với sân hận. Đó chính là tình yêu
vượt khỏi hận thù đối với chúng sinh và những trạng thái khổ đau.
9. Vô si (không si mê): đối nghịch và đối trị với si mê (vô minh). Đó là một tâm
thức sáng tỏ và sắc bén có thể loại bỏ sự lầm lẫn về các đối tượng của nhận thức.
l0. Bất hại (không làm tổn hại): không muốn người khác phải khổ đau, đó là tâm
từ bi đối với nỗi đau của người khác.
11. Tinh tấn (tinh chuyên và tấn tới): niềm cảm kích và hoan hỷ với những hành
động thiện lành. Cần có sự phân biệt rõ ràng điều này với sự nhiệt huyết trong việc
làm những điều bất thiện và những thứ không liên quan gì đến Pháp. Nó có khả
năng giúp ta thành tựu những phẩm tánh tốt lành.
Hai mươi sáu tâm sở bất thiện tạo ra sự rối loạn tinh thần và phiền não. Một số
trong chúng khá dễ để nhận biết như tâm sân hận, trong khi những tâm sở khác có
thể nhận ra trong lúc thiền định như giải đãi (lười biếng) và hôn trầm. Những tâm
sở bất thiện này hay còn gọi là phiền não (kleshas) được chia thành sáu căn bản
phiền não và hai mươi tuỳ phiền não (phiền não ít hơn). Các phiền não căn bản là
nguyên nhân của mọi xúc tình tiêu cực và các tạo tác của tâm, từ đó khởi sinh
những hành động bất thiện. Điều này đến lượt nó làm nảy sinh những khổ đau của
luân hồi. Tuỳ phiền não là một khía cạnh của căn bản phiền não và kết hợp với
chúng như những yếu tố phụ.

B. Sáu căn bản phiền não:


1. Tham (tham lam): trạng thái khao khát điều gì đó và mong muốn sở hữu nó. Đó
là trạng thái tâm mê lầm bám chấp vào đối tượng như thể đó là điều mang lại sự
thoả mãn và ưa thích. Nó là nền tảng cho sự bất mãn. Ngược lại với từ bi là sự
quan tâm duy nhất cho lợi lạc người khác, tâm tham lam mang tính vị kỷ và hướng
tới sự thoả mãn cá nhân. Nói chung, tâm tham cũng bao gồm sự bám chấp của tâm
vào ngũ uẩn bất tịnh như nó xuất hiện trong ba cõi tồn tại (Dục giới, Sắc giới, Vô
sắc giới).
2. Sân (nóng giận): trạng thái mê lầm phát sinh với những đối tượng xuất hiện như
là không ưa thích. Đó là trạng thái tức giận, không thể dung thứ cho điều gì hoặc ai
đó, và muốn loại bỏ hoặc phá huỷ nguồn cơn gây ra nó. Nó ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tâm thức và là nguyên nhân tạo ác nghiệp.
3. Mạn (kiêu mạn): cảm thức mạnh mẽ và say mê với ý tưởng mình tốt hơn người
khác. Đó là một ảo tưởng dựa trên ý niệm sai lầm về "tôi" và "của tôi", tạo ra cảm
giác mình là quan trọng và vượt trội. Nó gây ra sự thiếu tôn trọng đối với người
khác và khiến cho bản thân không thể đạt được những phẩm tánh siêu việt.
4. Si (ngu si hoặc vô minh): một trạng thái thiếu hiểu biết, xuất hiện khi tâm thức
thiếu sự nhận thức rõ ràng về bản tánh của sự vật hiện tượng, chẳng hạn như luật
nghiệp báo, Bốn chân lý, Tam Bảo, vân vân. Đó là cơ sở để tất cả các phiền não
khác nảy sinh.
5. Ác kiến (thấy biết thuộc về tội ác, nhiễm ô): là những quan điểm sai lạc bắt
nguồn từ vô minh (vd không hiểu đúng về cái ngã), và là nền tảng cho mọi tâm bất
thiện. Có năm ác kiến chính bao gồm:
a. Thân kiến (chấp ta, chấp ngã): theo đó năm uẩn (vốn là giả hợp) được
xem như là thường hằng và là "tôi" và "của tôi". Đó là cơ sở của tất cả các ác
kiến khác.
b. Biên kiến (chấp một bên): bao gồm chấp thường (chủ nghĩa vĩnh cửu -
niềm tin rằng bản thân và các hiện tượng là bất biến); và chấp đoạn (chủ
nghĩa hư vô - niềm tin rằng không có sự sống sau khi chết).
c. Kiến thủ: cho rằng quan điểm của mình là siêu việt và đúng đắn trong khi
nó không đúng.
d. Giới cấm thủ: niềm tin vào sự vượt trội của các hệ thống giới luật hoặc
đạo đức không có giá trị, không đưa đến giải thoát. Điều này bao gồm những
thực hành khổ hạnh mang tính cực đoan và vô ích, sự hiến tế động vật, và
thậm chí cả sự tự hào, bám chấp vào những giới luật Phật giáo khiến nó trở
thành trở ngại cho tiến bộ tâm linh.
e. Tà kiến: chấp giữ những quan điểm trái ngược với thực tế, chẳng hạn như
phủ nhận sự tồn tại của những cái hiện hữu, như nói rằng không có luật nhân
quả; hoặc tin vào những gì không tồn tại, như trong trường hợp niềm tin vào
một Đấng Sáng Tạo.
6. Nghi (nghi ngờ, do dự): trạng thái do dự do hiểu biết sai lầm làm cản trở việc
trưởng dưỡng những thiện nghiệp.

C. Hai mươi tuỳ phiền não


Hai mươi tuỳ phiền não xuất phát từ sáu căn bản phiền não và thường xuất hiện
trong tâm mà người ta không nhận biết chúng. Tuy nhiên, chúng là những dạng
tâm khác nhau và hoạt động theo những cách riêng biệt.
1. Phóng dật (buông lung): ngược lại với sự chú tâm. Đây là một sự buông lung,
lơ đễnh, không quan tâm tới việc làm điều tốt và tránh xa điều ác. Nó là trạng thái
bất mang tính bất thiện hơn là thiện lành và là một yếu tố tiêu tan những phẩm chất
tốt đẹp.
2. Giải đãi (lười biếng): đối nghịch với tinh tấn, bám luyến vào sự thoải mái của
giây phút hiện tại và không cố gắng trong thiện hạnh.
3. Bất tín (không tin): sự thiếu niềm tin hoặc tôn kính với đối tượng đáng kính
trọng. Nó dẫn đến trạng thái của lười biếng.
4. Hôn trầm (mờ tối): tâm rơi vào trạng thái không sáng tỏ khiến cho nó không
thấy rõ đối tượng. Điều này dẫn đến tình trạng thân tâm nặng nề và buồn ngủ.
5. Trạo cử (náo động): trạng thái kích động hoặc phân tâm tạo ra bởi tham ái,
trong đó tâm thoát khỏi điểm tập trung và bị xao lãng bởi đối tượng khác.
6. Vô tàm (tự mình không biết xấu hổ): việc thiếu đi ý thức đạo đức với bản thân.
Đó là sự hỗ trợ và là tiền đề cho mọi căn bản phiền não và tuỳ phiền não.
7. Vô quý (không thẹn với người): sự thiếu tự kiềm chế do xao lãng và xem nhẹ
những quan điểm, cảm xúc của người khác.
8. Phẫn (giận): mong muốn gây hại và trả đũa vì bị tổn thương.
9. Hận (oán hận): lưu giữ hận thù vì những tổn thương trong quá khứ. Ký ức đó
lưu lại trong tâm trí thành tâm sân hận không nguôi.
10. Siểm (nịnh hót): thái độ vờ vĩnh và lừa dối hòng trục lợi cá nhân.
11. Não (buồn): trạng thái làm bùng phát những lời nói ác hại. Nó xuất phát từ sân
hận và đưa đến những lời ác ý. Nó huỷ hoại hạnh phúc của bản thân và người khác.
12. Tật (tật đố): không chịu được khi thấy người khác may mắn, giàu có; là trạng
thái thúc đẩy bởi sự bám luyến vào danh tiếng và lợi ích vật chất của chính mình.
Tâm đố kỵ là một phần của tâm phẫn và hận.
13. Phú (che dấu): không chịu thừa nhận sai lầm của mình và sửa đổi chúng khi sai
lầm đó được người khác chỉ ra.
14. Xan (bỏn xẻn): ôm giữ không chịu cho đi, không chỉ với vật chất mà cả với
Giáo lý.
15. Cuống (dối gạt): tưởng tượng và khoe khoang những phẩm chất mà mình
không sở hữu, thúc đẩy bởi mong muốn sở hữu và danh tiếng. Nó dẫn đến sinh kế
sai lầm và đạo đức giả.
16. Kiêu (kiêu căng): sự kiêu ngạo hoặc tự mãn với tài sản, vẻ đẹp… của mình. Nó
tạo ra một cảm giác tự tin giả tạo và là cửa ngõ của những phiền não căn bản và
tuỳ phiền não.
17. Hại (tổn hại): thái độ ác hại, cố tình gây ra đau khổ cho người khác.
18. Thất niệm (mất chánh niệm): không chỉ là lãng quên ký ức, mà còn là sự thiếu
quan tâm tới những đối tượng đức hạnh và sự bất cẩn để tâm chạy theo hướng bất
thiện. Thất niệm là nền tảng của tán loạn.
19. Tán loạn (rối loạn): tâm bị xao lãng vào các đối tượng mà không phải là đối
tượng đúng đắn để tập trung.
20. Bất chánh tri (biết không chân chánh): sự thiếu tỉnh thức về hành vi của thân,
khẩu, ý.

Lược trích từ “Kho tàng những phẩm tính quý báu” – Jigme Lingpa, theo bản dịch
tiếng Anh “Tresury of precious quanlities” của Padmakara.

You might also like