You are on page 1of 8

Kỷ yếu Hội nghị Quốc gia lần thứ … về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công Nghệ thông

tin (FAIR); …, ngày …/…/…

ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG CỦA MỘT SỐ GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN THEO
YÊU CẦU TRÊN MÔ HÌNH ĐIỂM NHÓM DI ĐỘNG
Lê Vũ 1,2, Nguyễn Tấn Khôi 3, Võ Thanh Tú 1
1
Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế
2
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Đà Nẵng
3
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
levu@ute.udn.vn, ntkhoi@dut.udn.vn, vttu@hueuni.edu.vn

TÓM TẮT—Mạng cảm biến không dây (WSN) bao gồm một tập hợp các thiết bị cảm biến sử dụng các liên kết không
dây để phối hợp thực hiện nhiệm vụ thu thập thông tin dữ liệu phân tán với quy mô lớn trong bất kỳ điều kiện và ở bất kỳ vùng địa lý
nào. Trong các nghiên cứu trước đây, một số tác giả đã sử dụng mô hình điểm ngẫu nhiên (RWP) để mô tả tính di động của các nút
trong WSN. Tuy nhiên, mô hình RWP không phù hợp để sử dụng trong lĩnh vực y tế do những đặc điểm khác biệt. Các bộ cảm biến
gắn trên cơ thể người (BAN) để thu thập tình trạng sức khỏe bệnh nhân và chúng có khuynh hướng di chuyển độc lập theo từng nhóm.
Mô hình điểm nhóm di động (PGM) được sử dụng trong trường hợp này. Bài báo này phân tích đặc điểm cùa mô hình PGM, sử dụng
giao thức định tuyến AODV và DSR cho các nhóm nút cảm biến di chuyển theo mô hình PGM. Chúng tôi đánh giá hiệu năng của các
giao thức định tuyến khi di chuyển theo mô hình PGM và RWP bằng cách thay đổi các thông số về tốc độ di chuyển, số lượng các nút,
thông lượng gửi gói tin, số lượng kết nối. Tiêu chí đánh giá gồm tỷ lệ gửi gói thành công, thời gian trễ trung bình và phụ tải định
tuyến. Kết quả cho thấy rằng giao thức DSR có hiệu năng tốt hơn giao thức AODV do cơ chế khám phá tuyến và định tuyến dữ liệu
của DSR phù hợp hơn AODV.
Từ khóa— AODV, DSR, WSN, định tuyến, nhóm di động.

I. GIỚI THIỆU
Gần đây, cộng đồng nghiên cứu đã hướng đến những nghiên cứu một loại kiến trúc mạng mới gọi là mạng cảm biến cơ thể
(Body Sensor networks - BSN) hoặc còn gọi là mạng vùng cơ thể (Body Area Networks - BAN). Mạng BAN là một khái niệm phát
triển từ mạng không dây cá nhân (Wireless Personal Area Networks - WPANs) [1]. Đây là mô hình các cảm biến nhỏ, đa năng, năng
lượng thấp… được gắn, đeo trên cơ thể hoặc quần áo. Trong mạng BAN, các cảm biến theo dõi liên tục các hoạt động và hành động
sinh lý của con người, như tình trạng sức khỏe và mô hình chuyển động [2]. Bên cạnh đó, đặc điểm của BAN chứa các nút cảm biến
nên cơ chế hoạt động của BAN tương tự như hoạt động của mạng cảm biến không dây (Wiless Sensor Networks - WSNs), tuy nhiên
có một số khác biệt so với WSN như: mật độ các nút trong BAN không dày đặc như WSN, tốc độ truyền dữ liệu ổn định, khắc phục
được độ trễ, khả năng cấp năng lượng kịp thời, tính di động cao [2].

(BCU)

Hình 1. Mô hình mạng BAN


Một trong những ứng dụng của BAN là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đó là theo dõi thời gian thực các dấu hiệu quan trọng
trong cơ thể, như là ECG (điện tâm đồ), nhịp tim, nồng độ oxi trong máy, huyết áp, cân nặng và nhịp thở của bệnh nhân... Những giám
sát này có thể được thực hiện được nhờ vào việc bố trí các cảm biển để thu thập thông tin trong khi bệnh nhân di chuyển trong bệnh
viện hoặc ở nhà. Mức độ quan trọng của giao thức di động cho các bộ cảm biến gắn trên BAN để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe
cần phải đáng tin cậy trong bất kỳ điều kiện nào, nghĩa là, nó phải giảm mất gói, độ trễ đầu cuối và khả năng chịu lỗi của mạng. Theo
Hình 1, các nút cảm biến được gắn trên cơ thể hoặc quần áo để theo dõi, đo lường và thu thập dữ liệu cảm nhận từ khu vực cơ thể con
người. Trong khi cơ thể di chuyển hoặc ở trên các phương tiện di chuyển khác (xe cứu thương, xe ô tô…) thiết bị điều khiển cơ thể
(Body Control Unit - BCU) đóng vai trò như một trạm cơ sở tập hợp tất cả thông tin thu thập được từ các nút cảm biến gửi đến trạm
gốc hoặc một nút đích nào khác thông qua hạ tầng mạng. Sau đó, trạm gốc gửi chuyển tiếp dữ liệu thu thập của BCU thông qua cơ sở
hạ tầng thông thường như là mạng Internet hoạt động trên nền tảng IPv6 cho máy chủ xử lý. Tại máy chủ, các ứng dụng chăm sóc,
2 ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG CỦA MỘT SỐ GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN THEO YÊU CẦU TRÊN MÔ HÌNH ĐIỂM NHÓM DI ĐỘNG

chẩn đoán y tế lưu trữ dữ liệu thu thập; sau đó các bác sĩ, chuyên gia y tế và các chương trình ứng dụng phân tích, xử lý và đưa ra
quyết định y học.
Trong thực tế tại những khu vực có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, địa hình phức tạp, việc kết nối và cung cấp dịch vụ
Internet trở nên khó khăn; việc áp dụng công nghệ mạng không dây cá nhân công suất thấp dựa trên IPv6 (IPv6 over Low-Power
Wireless Area Networks - 6LoWPAN) để cung cấp khả năng kết nối trực tiếp giữa các thiết bị dựa trên địa chỉ IPv6 sẽ không được đáp
ứng trong hoàn cảnh này. Trường hợp này, tại trạm gốc sẽ được trang bị máy chủ dùng để xử lý tại chỗ các dữ liệu thu thập của BCU.
Hiện nay, đã có một số mô hình nghiên cứu liên quan đến tính di động của mạng WSNs như mô hình điểm di động ngẫu
nhiên (Random Way Point - RWP), mô hình hướng ngẫu nhiên (Random direction), mô hình đi bộ ngẫu nhiên (Random Walk) [3].
Tuy nhiên, các mô hình này không thể được áp dụng trực tiếp cho BAN vì những mô hình này được thiết kế để tạo ra dấu vết chuyển
động cho từng nút riêng lẻ, không phù hợp với mạng BAN. Trong mạng BAN, áp dụng các mô hình trên tạo ra nhiều bất cập trong
xác định vị trí và kiểm soát nhiều nút [3]. Các bộ cảm biến trong BAN thường có xu hướng di chuyển độc lập theo từng nhóm, BCU
đóng vai trò nút đại diện cho nhóm các nút cảm biến, thực hiện truyền thông và định tuyến. Cho nên, một mô hình di động phù hợp
để áp dụng cho phương thức di chuyển này là mô hình điểm nhóm di động (Point Group Mobility – PGM). Trong nghiên cứu này,
giao thức định tuyến AODV và DSR được sử dụng làm giao thức định tuyến cho nhóm cảm biến di động theo mô hình PGM và RWP.
Chúng tôi đánh giá hiệu năng của các giao thức định tuyến khi di chuyển theo mô hình PGM và RWP bằng cách thay đổi các thông
số về tốc độ di chuyển, số lượng các nút, thông lượng kết nối, số lượng kết nối.
II. GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN AODV VÀ DSR TRÊN MÔ HÌNH ĐIỂM NHÓM DI ĐỘNG
Mô hình di động cho phép thiết kế các tô-pô mạng theo các thuật toán khác nhau để mô tả quá trình di động của các nút
trong mạng. Phần này trình bày hai mô hình di động được sử dụng phổ biến là mô hình di động điểm ngẫu nhiên và mô hình điểm
nhóm di động, áp dụng giao thức định tuyến AODV và DSR trên các mô hình này.
1. Mô hình di động điểm ngẫu nhiên
Mô hình điểm ngẫu nhiên đã được giới thiệu trong nghiên cứu [4]. Trong mô hình này, mỗi nút chọn thống nhất một cách
ngẫu nhiên điểm đích (là điểm tham chiếu) trong vùng triển khai và di chuyển về phía đích dọc theo một đường thẳng. Tốc độ nút
được chọn thống nhất một cách ngẫu nhiên trong khoảng [Vmin, Vmax], trong đó Vmin và Vmax là tốc độ nút tối thiểu và tối đa. Khi
nút đến đích, nó vẫn đứng yên, tạm dừng trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó bắt đầu di chuyển trở lại theo quy trình.
Mô hình di động đi bộ ngẫu nhiên [5] và mô hình hướng ngẫu nhiên là các biến thể của mô hình điểm ngẫu nhiên. Thuật
toán của mô hình đi bộ ngẫu nhiên được chia thành các bước sau: (1) chọn tốc độ ngẫu nhiên được phân phối đồng đều trong [Vmin,
Vmax], (2) chọn một hướng ngẫu nhiên được phân phối đồng đều, (3) di chuyển theo hướng đã chọn trong một khoảng thời gian định
trước hoặc theo khoảng cách nhất định. Nếu đến đường viền của khu vực mô phỏng thì chọn một hướng mới. (4) Chờ trong một
khoảng thời gian rồi quay lại bước 1.
Mô hình hướng ngẫu nhiên [6] là một mô-đun nhỏ của mô hình điểm ngẫu nhiên, được định nghĩa để tránh mật độ nút di
động ở trung tâm của khu vực mô phỏng. Tương tự như mô hình điểm tham chiếu ngẫu nhiên: trước một giai đoạn di chuyển, tốc độ
và hướng đi được chọn thống nhất, duy trì cho đến ranh giới khu vực xác định trước. Trong mô hình này, các nút di động (mobile
nodes – MNs) chọn một hướng ngẫu nhiên để di chuyển tương tự như mô hình di động đi bộ ngẫu nhiên. MN đi đến ranh giới của khu
vực mô phỏng theo hướng đó, khi đạt đến ranh giới mô phỏng, MN tạm dừng trong một thời gian xác định, chọn hướng góc khác
(trong khoảng từ 0 đến 180 độ) và tiếp tục quá trình.
2. Mô hình điểm nhóm di động
Mô hình PGM mô phỏng hành vi của nhóm [7], trong đó mỗi nút thuộc nhóm đi theo nút đại diện nhóm, nút này xác định
hành vi di chuyển của nhóm. Các nút trong một nhóm thường được phân phối ngẫu nhiên xung quanh điểm tham chiếu. Các nút khác
nhau sử dụng mô hình di động của riêng từng nút và được thêm vào điểm tham chiếu điều khiển di chuyển theo hướng của nhóm. Tại
mỗi thời điểm, mỗi nút có tốc độ và hướng bằng cách lệch ngẫu nhiên so với tốc độ của nút trưởng nhóm.
Hình 2 minh họa nút đại diện nhóm tính toán việc di chuyển của nhóm, chứa vector xác định di chuyển của nhóm là ̅̅̅̅̅ 𝐺𝑀,
bao gồm các thông số về hướng và tốc độ. Các nút riêng lẻ di chuyển ngẫu nhiên về các điểm tham chiếu được xác định trước, việc di
chuyển phụ thuộc vào xu hướng di chuyển của nhóm. Khi các điểm tham chiếu riêng lẻ di chuyển từ khoảng thời gian t đến t+1, vị trí
của nút được cập nhật theo nút đại diện nhóm. Khi các điểm tham chiếu được cập nhật, RP(t+1) được tính toán, kết hợp với một vector
chuyển động ngẫu nhiên là 𝑅𝑀̅̅̅̅̅ để biểu diễn chuyển động ngẫu nhiên của mỗi nút về điểm riêng lẻ của từng nút. Hình 2 minh họa ba
nút di chuyển theo mô hình PGM, tại thời điểm t, ba hình tròn nhỏ chấm đen biểu diễn các điểm tham chiếu cho ba nút di động, giá
trị là RP(t). Mô hình PGM sử dụng vector chuyển động là 𝐺𝑀 ̅̅̅̅̅ để tính toán điểm tham chiếu mới của mỗi MN, tại thời điểm t+1 như
𝐺𝑀 có thể được chọn ngẫu nhiên hoặc xác định trước. Vị trí mới cho mỗi nút sau đó được tính toán bằng cách tổng
trên là RP(t+1), ̅̅̅̅̅
hợp một vector di chuyển ngẫu nhiên 𝑅𝑀 ̅̅̅̅̅ chỉ ra điểm tham chiếu mới.

RP(t+1)
RM

GM

RP(t) MN

Hình 2. Chuyển động của ba nút di động sử dụng mô hình PGM


Lê Vũ, Võ Thanh Tú, Nguyễn Tấn Khôi 3

Mô hình PGM xác định chuyển động của các nhóm một cách rõ ràng bằng cách đưa ra một đường dẫn mục tiêu di động cho
mỗi nhóm. Mỗi đường dẫn mà nhóm sẽ đi theo được đưa ra bằng cách xác định các điểm mốc dọc theo đường dẫn tương ứng với các
khoảng thời gian nhất định. Trong một khoảng thời gian t, một nhóm di chuyển từ điểm mốc này sang điểm tiếp theo. Khi nút đại diện
nhóm đến một điểm mốc mới, nút này sẽ tính toán vectơ chuyển động mới từ các vị trí điểm mốc hiện tại và tiếp theo theo khoảng
thời gian.
Mô hình này có các ưu điểm là cung cấp một khung chung và linh hoạt để mô tả các mẫu di động, được định hướng theo
nhiệm vụ và giới hạn thời gian cũng như dễ thực hiện và kiểm tra [7].
Như đã trình bày tại phần I, trong BAN, các cảm biến truyền thông qua BCU, đóng vai trò nút đại diện cho nhóm nút di
động, các nhóm nút di chuyển tạo thành một mạng WSNs di động. Cho nên, giao thức định tuyến phản ứng thực hiện cơ chế tìm
đường khi cần thiết sẽ phù hợp với tính di động của mạng WSNs. Trong đó hai giao thức AODV và DSR là một trong những giao
thức định tuyến được sử dụng phổ biến nhất cho cả MANET và WSNs [8].

Hình 3. Các nhóm nút cảm biến của BAN tạo thành WSNs di động
a) Giao thức DSR
Giao thức định tuyến nguồn động (Dynamic Source Routing - DSR)[4] là giao thức định tuyến theo yêu cầu dựa trên định
tuyến nguồn. Trong kỹ thuật định tuyến nguồn động, người gửi xác định đường đi chính xác của các nút thông qua gói tin yêu cầu
tuyến được phát. Khi tuyến đường được tìm thấy thì gói tin trả lời tuyến thực hiện chứa đường đi đến đích. Danh sách các nút trung
gian để định tuyến được chứa trong phần tiêu đề của gói dữ liệu. Trong giao thức DSR, mọi nút di động trong mạng cần duy trì bộ
đệm định tuyến làm nơi lưu trữ các tuyến nguồn mà nó đã học. Khi một nút muốn gửi một gói đến một số nút khác, trước tiên, nó sẽ
kiểm tra bộ đệm định tuyến của nó để tìm tuyến nguồn đến đích. Trong trường hợp một tuyến đường được tìm thấy, sử dụng tuyến
đường này để quảng bá gói tin. Ngược lại, nút nguồn bắt đầu quá trình khám phá tuyến. Khám phá tuyến đường và cung cấp tuyến
đường là điểm chính của giao thức DSR.
b) Giao thức AODV
Giao thức định tuyến AODV [9] trên mạng MANET được sử dụng trong nhiều nghiên cứu gần đây. Đây là giao thức định
tuyến đa chặng, nên AODV phải thực hiện việc khám phá và duy trì tuyến trước khi định tuyến gói tin dữ liệu đến đích. Tuyến được
chọn là tuyến có chi phí tốt nhất tương ứng số chặng (HC) nhỏ nhất.
Giao thức này thực hiện khám phá tuyến bằng cách sử dụng yêu cầu định tuyến bằng gói tin RREQ và trả lời tuyến bằng
gói tin RREP bất cứ khi nào một nút muốn gửi gói tin đến đích. Tuyến đường chuyển tiếp thiết lập tại một nút trung gian lưu bảng
định tuyến của nó liên kết với gói RREP. Khi nút đích hoặc nút trung gian di chuyển, gói tin lỗi tuyến RERR được gửi đến nút nguồn
bị ảnh hưởng. Khi nút nguồn nhận được gói RERR, nó có thể khởi tạo lại tuyến nếu tuyến vẫn cần thiết. Thông tin của nút láng giềng
được lấy từ gói Hello, vì giao thức AODV là giao thức định tuyến phẳng, nó không cần bất kỳ hệ thống quản trị trung tâm nào để xử
lý quá trình định tuyến. AODV có xu hướng giảm chi phí kiểm soát lưu lượng truy cập trong việc tìm tuyến mới. AODV có lợi thế
lớn trong việc có ít chi phí hơn các giao thức khác cần giữ toàn bộ tuyến đường từ nút nguồn đến nút đích trong các gói tin. Các gói
tin RREQ và RREP, chịu trách nhiệm phát hiện tuyến đường, không làm tăng đáng kể chi phí từ các gói tin điều khiển này. AODV
phản ứng tương đối nhanh với các thay đổi tô-pô trong mạng và chỉ cập nhật các nút có thể bị ảnh hưởng bởi thay đổi, sử dụng gói tin
RRER. Các thông điệp Hello chịu trách nhiệm bảo trì tuyến cũng bị giới hạn để chúng không tạo ra chi phí không cần thiết trong
mạng. Giao thức AODV tránh được vấn đề điểm đến vô cực, điển hình cho các giao thức định tuyến vectơ khoảng cách, bằng cách sử
dụng các số thứ tự.
III. THIẾT KẾ KỊCH BẢN MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ
1. Giới thiệu mô phỏng
Để đánh giá hiệu quả mô hình mạng RWP và mô hình mạng PGM khi triển khai trên mạng BAN, chúng tôi cài đặt giao thức
định tuyến AODV và giao thức DSR trên hai mô hình di động. Công cụ mô phỏng là hệ mô phỏng NS2.35 và công cụ Bonmotion để
tạo mô hình.
Hệ mô phỏng NS2.35 [10] là phần mềm hướng đối tượng được sử dụng để mô phỏng lại các sự kiện xảy ra trong hệ thống
mạng, từ đó đưa ra các yêu cầu, đặc tính vận hành cûa hệ thống mạng thực. NS2.35 được sử dụng để mô phỏng các mạng MANET,
IP, VANET, WSN.
4 ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG CỦA MỘT SỐ GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN THEO YÊU CẦU TRÊN MÔ HÌNH ĐIỂM NHÓM DI ĐỘNG

Ứng dụng của mô hình di động điểm ngẫu nhiên được đưa vào trong lệnh tạo tô-pô trong NS2.35. Lệnh cho phép mô phỏng
các phiên bản khác nhau của mô hình RWP, nó chỉ định kích thước tô pô, vận tốc di chuyển của các nút. Trong nghiên cứu này chúng
tôi sử dụng công cụ setdest của Ns2.35 để tạo tô pô và kịch bản di chuyển theo mô hình RWP như sau:
./setdest -v 2 -n 100 -p 25 -m 1 -M 10 -t 500 -x 1000 -y 1000 >scen-100n-si500-rwp10mps
BonMotion [11] là công cụ được sử dụng để tạo mô hình và kịch bản tiến hành phân tích mô phỏng mạng và hiệu suất của
mạng. Các kịch bản được tạo trong BonMotion có thể được xuất sang nhiều trình giả lập mạng khác như Ns-2, Ns-3,.... BonMotion
được chọn cho mô phỏng của nghiên cứu này vì nó có số lượng mô hình di động nhiều nhất trong số tất cả các mô phỏng mạng.
BonMotion cũng cung cấp nhiều chức năng khác nhau để thay đổi và phân tích các tham số của các nút di động trong mẫu thử nghiệm
[11].
Khởi động ứng dụng bằng lệnh “Bm”, lệnh Bm có thể tạo mã cho các mô hình mạng di động. Cú pháp chung để thực hiện
khởi tạo mô hình như sau:
bm <tham số> <mô hình ứng dụng> <tham số ứng dụng>
Các tham số bổ sung có sẵn cho mô hình này được cung cấp trong lệnh như sau: -d : thời lượng kịch bản; -a: số nút trung
bình trong mỗi nhóm; -c: xác suất thay đổi nhóm cho một nút; -r: khoảng cách tối đa giữa một nút và trung tâm nhóm; -s: độ lệch
chuẩn kích thước của nhóm.
Nhằm xây dựng một tô-pô mạng có kịch bản di chuyển theo mô hình PGM cho 100 nút, thời gian mô phỏng là 500 giây,
tốc độ di chuyển tối đa 10m/s và tối thiểu là 1m/s, diện tích vùng mô phỏng là 1000x1000m, số lượng nút tối đa của nhóm là 5 nút/ 1
nhóm, xác suất thay đổi nhóm cho một nút 0.05, khoảng cách tối đa giữa một nút với nút trung tâm của nhóm là 100m, độ lệch chuẩn
kích thước của nhóm là 2.0, lệnh mô phỏng như sau:
bm -f scen-100n-20gr-rpgm10mps RPGM -n 100 -d 500 -i 500 -h 10 –l 1 -x 1000 -y 1000 -a 5 -c 0.05 -r 100 -s 2.0
2. Thiết kế kịch bản mô phỏng

Hình 4. Giao diện mô phỏng trên NS2.35

Để khảo sát hoạt động của hai giao thức trong hai mô hình di động PGM và RWP chúng tôi các tạo kịch bản: thay đổi tốc
độ di chuyển của các nút, thay đổi số lượng nút, thay đổi thông lượng gửi gói tin, thay đổi số lượng kết nối. Thông số thiết lập mô
phỏng như bảng 1.

Bảng 1. Thông số thiết lập mô phỏng

Thông số Giá trị


Mô hình PGM Mô hình RWP
Khu vực địa lý 500 x 500 m 500 x 500 m
Số lượng nút di động 40-60-80-100 40-60-80-100
Số lượng nút tối đa trong nhóm 5 -
Thời gian mô phỏng 500s 500s
Thời gian tạm dừng 25s 25s
Tốc độ tối thiểu của nút 1m/s 1m/s
Tốc độ tối đa của nút 5-10-15-20m/s 5-10-15-20m/s
Nguồn phát dữ liệu CBR CBR
Kích thước gói tin (bytes) 512 512
Thông lượng kết nối 2-4-6-8 pkts/s 2-4-6-8 pkts/s
Số lượng kết nối 5-10-15-20 5-10-15-20
Lê Vũ, Võ Thanh Tú, Nguyễn Tấn Khôi 5

Giao thức truyền thông AODV, DSR AODV, DSR


Độ lệch chuẩn 2 -

Phần tiếp theo bài báo sẽ tiến hành đánh giá hiệu năng của mạng theo các kịch bản khác nhau nhằm phân tích nguyên lý
hoạt động của mạng BAN và WSNs sử dụng các giao thức định tuyến AODV và DSR.
3. Đánh giá hiệu năng
a) Kịch bản 1
Đầu tiên, bài báo đánh giá hiệu quả định tuyến của giao thức AODV và giao thức DSR dựa vào tốc độ di chuyển của các
nhóm nút và nút trong mô hình PGM (ký hiệu trên biểu đồ PGM-AODV, PGM-DSR) và RWP (ký hiệu trên biểu đồ RWP-AODV,
RWP-DSR). Các tiêu chí đánh giá gồm: Độ trễ đầu cuối, tỉ lệ gửi gói tin thành công, phụ tải định tuyến. Trong kịch bản này sử dụng
cùng một mạng có 100 nút cho cả hai giao thức AODV và DSR khi hoạt động trong mô hình PGM và RWP, thông lượng kết nối là
2pkts/s (2 gói/ 1 giây).
Đánh giá độ trễ đầu cuối: Là thời gian trung bình từ khi bắt đầu truyền gói tại một nút nguồn cho đến khi phân phối gói đến
đích. Theo kết quả mô phỏng như trong Hình 5, khi thay đổi tốc độ từ 5, 10, 15, 20m/s theo mô hình PGM di chuyển với tốc độ 5-
10m/s thì độ trễ của giao thức AODV cao hơn giao thức DSR. Nhưng khi tốc độ tăng 15-20m/s lên thì độ trễ của giao thức AODV lại
thấp hơn giao thức DSR; lần lượt là 210.44ms, 259.39ms, 203.48ms, 226.29ms đối với giao thức AODV và 197.40ms, 132.76ms,
270.82ms, 314ms đối với giao thức DSR; trong mô hình RWP độ trễ của giao thức DSR luôn thấp hơn giao thức AODV.
Đánh giá tỷ lệ gửi gói tin thành công: là tham số đánh giá độ tin cậy của giao thức định tuyến, được tính
dựa vào số lượng chuyển gói tin thành công đến đích /tổng số gói tin đã gửi. Khi tăng tốc độ thì tỷ lệ gửi gói tin thành công của giao
thức DSR luôn cao hơn giao thức AODV, khi tăng tốc độ lên đến 20m/s thì tỉ lệ của giao thức AODV cao hơn giao thức DSR nhưng
tỉ lệ này không đáng kể. Theo kết quả mô phỏng trên Hình 6, lần lượt tỉ lệ chuyển gói tin thành công của giao thức AODV trong mô
hình PGM là 95.35%, 96.19%, 96.07%, 96.8% so với tỉ lệ của giao thức DSR trong mô hình PGM là 97.61%, 98.72%, 97.19%,
96.51%. Khi di chuyển ở tốc độ 5m/s thì tỉ lệ gửi gói tin thành công của giao thức AODV thấp hơn so với khi di chuyển ở tốc độ 10-
15-20m/s. Trong mô hình RWP thì tỉ lệ gửi gói tin thành công của giao thức AODV là 96.52%, 96.43%, 97.50%, 96.26%; trong khi
đó tỉ lệ của giao thức DSR là 99.37%, 98.84%, 98.37%, 98.40%. Tỉ lệ của giao thức DSR luôn cao hơn giao thức AODV.

Hình 5. Độ trễ đầu cuối khi tăng tốc độ di chuyển các nút Hình 6. Tỉ lệ gửi gói tin thành công khi tăng tốc độ di chuyển
các nút
Đánh giá theo phụ tải định tuyến: Tham số này được
tính dựa trên tổng số gói tin điều khiển tham gia vào quá trình
khám phá tuyến (đã được gửi hoặc chuyển tiếp) tại tất cả các nút/
tổng gói tin gửi thành công. Theo kết quả mô phỏng trên Hình 7
phụ tải định tuyến của giao thức AODV tăng cao hơn giao thức
DSR trong cả hai mô hình PGM và RWP. Lần lượt số gói là 1.6,
2.1, 2.4, 2.7 gói đối với giao thức AODV trong mô hình PGM và
0.6, 0.7, 0.8, 1.1 gói đối với giao thức DSR trong mô hình PGM.
Trong mô hình RWP số gói của giao thức AODV là
1.53, 2.03, 2.40, 2.65 gói và số gói của giao thức DSR là 0.19,
0.35, 0.46, 0.49 gói, tỉ lệ của giao thức AODV luôn cao hơn giao
thức DSR.

Hình 7. Phụ tải định tuyến khi tăng tốc độ di chuyển các nút

b) Kịch bản 2
Tiếp theo bài báo đánh giá hoạt động của mạng khi số lượng nút tăng dần. Trong kịch bản này, chúng tôi tăng số lượng nút
từ 40, 60, 80, 100 nút khi thử nghiệm với hai giao thức AODV và DSR trong mô hình PGM và RWP. Tốc độ tối thiểu của một nút là
1m/s, tốc độ tối đa là 5m/s, thông lượng là 2pkts/s.
6 ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG CỦA MỘT SỐ GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN THEO YÊU CẦU TRÊN MÔ HÌNH ĐIỂM NHÓM DI ĐỘNG

Hình 8. Độ trễ đầu cuối khi tăng số lượng nút Hình 9. Tỉ lệ gửi gói tin thành công khi tăng số lượng nút
Theo kết quả Hình 8, chúng tôi nhận thấy độ trễ của giao
thức DSR tăng cao hơn 5 lần so với giao thức AODV khi hoạt
động trong mô hình PGM với số lượng nút là 40; độ trễ của giao
thức AODV là 112.97ms, 50.91ms, 67.28ms, 210.44ms và của
giao thức DSR là 538.18ms, 61.78ms, 62.90ms, 197.41ms. Trong
hoạt động của giao thức DSR khi gói RREQ được gửi thì tiêu đề
của gói dữ liệu sẽ tăng theo độ dài của đường đi dẫn đến độ trễ
tăng lên trong quá trình phát quảng bá gói tin. Khi số lượng nút
được tăng lên 60, 80 nút thì độ trễ của hai giao thức đều dưới
100ms gần bằng nhau, nhưng khi số lượng nút tăng lên 100 nút thì
độ trễ của cả hai giao thức đều tăng gấp đôi. Tuy nhiên, độ trễ của
giao thức DSR vẫn giữ ổn định độ trễ là 23.36ms, 20.32ms khi di
chuyển với số lượng 80, 100 nút trong mô hình RWP; mặt khác
độ trễ giao thức AODV luôn cao hơn giao thức DSR và tăng hơn
gấp đôi khi di chuyển với số lượng nút 80-100, độ trễ lần lượt là
Hình 10. Phụ tải định tuyến khi tăng số lượng nút 86.94ms, 227.07ms.
Theo Hình 9, tỉ lệ gửi gói tin thành công của giao thức AODV và DSR hoạt động trong mô hình PGM và RWP có tỉ lệ ổn
định trên 98% khi số lượng nút là 60-80. Tỉ lệ gửi gói tin thành công của giao thức AODV khi hoạt động trong mô hình PGM là
94.61%, 98.35%, 98.42%, 95.35% và của giao thức DSR là 96.6%, 98.82%, 98.41%, 97.62%. Đồng thời, theo kết quả mô phỏng tại
hình 10, phụ tải định tuyến của giao thức AODV trong mô hình PGM là 0.45, 0.65, 0.91, 1.59 gói; đối với giao thức DSR là 0.29,
0.27, 0.30, 0.59 gói; phụ tải định tuyến của giảo thức AODV luôn cao hơn giao thức DSR, tỉ lệ gấp 3 lần giao thức DSR khi số lượng
nút bắt đầu tăng từ 60, 80, 100 nút. Đối với mô hình di động RWP thì phụ tải của giao thức AODV cũng luôn cao hơn giao thức DSR
và giao thức DSR luôn có phụ tải định tuyến dưới 0,4 gói.
c) Kịch bản 3
Tiếp theo bài báo tiến hành đánh giá đánh giá hiệu năng của mạng dựa vào thông lượng gửi gói tin. Thông lượng gửi gói tin
được tăng từ 2, 4, 6, 8 pkts/s, tốc độ di chuyển của các nút tối đa là 5m/s và tối thiểu là 1m/s, số lượng các nút vẫn giữ nguyên 100
nút.

Hình 11. Độ trễ đầu cuối khi tăng thông lượng gửi gói tin Hình 12. Tỉ lệ gửi gói tin thành công khi tăng thông lượng gửi
gói tin
Lê Vũ, Võ Thanh Tú, Nguyễn Tấn Khôi 7

Theo Hình 11, khi thông lượng được tăng lên thì độ trễ
của cả hai giao thức đều giảm ở cả hai mô hình. Tuy nhiên, khi
hoạt động ở mô hình RWP thì độ trễ của giao thức DSR luôn giữ
sự ổn định 20.32ms, 31.29ms, 21.44ms, 10.93ms. Ở mô hình
PGM, độ trễ của giao thức AODV luôn cao hơn độ trễ của giao
thức DSR; lần lượt là 210.44ms, 124.77ms, 89.27ms, 81.55ms đối
với giao thức AODV và 197.41ms, 92.37ms, 35.56ms, 37.37ms
đối với giao thức DSR.
Theo kết quả thực nghiệm ở Hình 12, tỉ lệ gửi gói tin
thành công của giao thức ADOV luôn thấp hơn giao thức DSR
khi có thay đổi thông lượng ở cả hai mô hình. Giao thức DSR khi
hoạt động trong mô hình PGM luôn duy trì tỉ lệ trên 96%, lần
lượt là 97.62%, 97.53%, 97.58%, 97.7% và đối với giao thức
AODV là 95.35%, 95.33%, 96.46%, 95.52%.
Hình 13. Phụ tải định tuyến khi tăng thông lượng gửi gói tin
Tương tự như vậy, ở hình 13 phụ tải định tuyến của giao thức AODV luôn có một tỉ lệ cao hơn giao thức DSR. Trong mô
hình PGM, tỉ lệ của giao thức AODV là 1.59, 0.74, 0.54, 0.42 gói; so với tỉ lệ của giao thức DSR là 0.59, 0.27, 0.18, 0.13 gói. Đồng
thời, trong mô hình RWP, tỉ lệ phụ tải định tuyến của giao thức AODV là 1.53, 0.83, 0.6, 0.38 gói; so với giao thức DSR là 0.19, 0.12,
0.07, 0.05 gói.
d) Kịch bản 4
Tiếp theo chúng tôi thay đổi số lượng kết nối các nút trong mạng để đánh giá hiệu năng mạng. Chúng tôi tăng số lượng kết
nối từ 5, 10, 15, 20 kết nối, tốc độ di chuyển của các nút tối đa là 5m/s và tối thiểu là 1m/s, số lượng các nút là 100 nút.

Hình 14. Độ trễ đầu cuối khi tăng số lượng kết nối Hình 15. Tỉ lệ gửi gói tin thành công khi tăng số lượng kết nối

Hình 16. Phụ tải định tuyến khi tăng số lượng kết nối

Theo Hình 14, khi tăng số lượng kết nối trong mạng từ 10, 15, 20 thì độ trễ của giao thức AODV thấp hơn độ trễ của giao
thức DSR trong mô hình PGM, ngược lại trong mô hình RWP thì độ trễ của giao thức AODV lại cao hơn giao thức DSR. Độ trễ của
giao thức AODV trong mô hình PGM lần lượt là 210.44ms, 107.35ms, 135.96ms, 129.72ms và giao thức DSR là 197.41ms, 181.76ms,
149.68ms, 172.10ms. Đồng thời, theo kết quả Hình 15, tỉ lệ gửi gói tin thành công của giao thức DSR cũng luôn cao hơn giao thức
AODV khi hoạt động ở cả hai mô hình.
Ở Hình 16, phụ tải định tuyến của giao thức AODV và của giao thức DSR khi hoạt động trong hai mô hình RGM và RWP
đều giữ cân bằng khi có sự thay đổi số lượng kết nối từ 10, 15, 20. Khi số lượng kết nối là 5 thì giao thức AODV chiếm tỉ lệ cao gấp
3 lần giao thức DSR hoạt động ở mô hình PGM và gấp 8 lần khi hoạt động ở mô hình RWP; lần lượt số gói của giao thức AODV khi
hoạt động ở mô hình PGM là 1.59, 1.05, 1.06, 1.02 gói và của giao thức DSR là 0.59, 0.46, 0.47, 0.51 gói.
e) Nhận xét
Trong bài báo này, với 4 kịch bản trên, chúng tôi rút ra những đánh giá liên quan đến hiệu năng của các giao thức định tuyến
khi di chuyển theo mô hình PGM và RWP như sau:
- Khi thay đổi tốc độ di chuyển của các nút thì giao thức AODV trong mô hình PGM có độ trễ và phụ tải định tuyến cao
nhất so với các kịch bản khác. Do khi thay đổi tốc độ thì tô pô mạng thay đổi nhanh, ảnh hưởng đến việc gửi gói tin RREQ và nhận
8 ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG CỦA MỘT SỐ GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN THEO YÊU CẦU TRÊN MÔ HÌNH ĐIỂM NHÓM DI ĐỘNG

gói tin RREP trong quá trình khám phá tuyến và trả lời tuyến. Khi thay đổi số lượng nút, thông lượng gửi gói tin, số lượng kết nối các
nút trong mạng thì giao thức DSR trong mô hình PGM có phụ tải định tuyến thấp và có sự ổn định dao động từ 0.13 – 0.59 gói. Tỉ lệ
gửi gói tin thành công khi tăng số lượng kết nối của hai giao thức AODV và DSR trong mô hình PGM đều có sự ổn định khi gửi và
nhận gói tin so với các kịch bản khác, dao động từ 97-98%.
- Khi thay đổi thông lượng kết nối thì giao thức DSR trong mô hình RWP có độ trễ thấp nhất so với giao thức AODV và so
với các kịch bản khác, độ trễ dao động từ 10-31ms. Tỉ lệ gửi gói tin thành công của giao thức DSR trong mô hình RWP có sự ổn định
đối với các kịch bản thay đổi số lượng nút, thông lượng gửi gói tin, số lượng kết nối, tỉ lệ luôn trên 99%. Đồng thời, với kịch bản thay
đổi thông lượng kết nối thì giao thức DSR trong mô hình RWP có phụ tải định tuyến thấp nhất so với các kịch bản khác, dao động từ
0.05- 0.19 gói.

IV. KẾT LUẬN


Thông qua bài báo, chúng tôi đã phân tích nguyên lý hoạt động của mạng BAN và WSNs trên cơ sở định tuyến AODV và
DSR. Qua các kết quả mô phỏng ở trên, chúng tôi nhận thấy giao thức AODV và DSR đều gặp hạn chế khi hoạt động trong mô hình
điểm nhóm di động PGM, giao thức DSR hoạt động hiệu quả hơn giao thức AODV trên cả hai mô hình di động là PGM và RWP. Các
chỉ số hiệu năng mạng của giao thức DSR luôn tốt hơn giao thức AODV. Nguyên nhân do giao thức AODV tốn thời gian cho việc
khám phá tuyến nên khi tăng số lượng nút, tăng tốc độ, tăng thông lượng gửi gói tin, tăng số lượng kết nối thì AODV không hiệu quả
bằng DSR. Định hướng tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục cải tiến hai giao thức AODV và DSR để hoạt động tốt hơn trên mô hình PGM.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] I. F. Akyildiz, W. Su, Y. Sankarasubramaniam, and E. Cayirci, “Wireless sensor networks: a survey,” Computer
Networks, vol. 38, pp. 393–422, 2002.
[2] M. Chen, S. Gonzalez, A. Vasilakos, H. Cao, and V. C. M. Leung, “Body Area Networks: A Survey,” Mobile
Networks and Applications, vol. 16, no. 2, pp. 171–193, 2011.
[3] T. Camp, J. Boleng, and V. Davies, “A Survey of Mobility Models for Ad Hoc Network Research,” Wireless
communications & mobile computing (WCMC): special issue on mobile ad hoc networking: research, trends
and applications, vol. 2, pp. 483–502, 2002.
[4] D. B. Johnson and D. A. Maltz, “Dynamic Source Routing in Ad Hoc Wireless Networks,” in Mobile Computing.
The Kluwer International Series in Engineering and Computer Science, vol. 353, Springer, 1996.
[5] C. Bettstetter, “Smooth is Better Than Sharp: A Random Mobility Model for Simulation of Wireless Networks,”
in Proceedings of the 4th ACM International Workshop on Modeling, Analysis and Simulation of Wireless and
Mobile Systems, pp. 19–27, 2001.
[6] E. M. Royer, P. M. Melliar-Smith, and L. E. Moser, “An analysis of the optimum node density for ad hoc mobile
networks,” in ICC 2001. IEEE International Conference on Communications. Conference Record (Cat.
No.01CH37240), vol. 3, pp. 857–861, 2001.
[7] X. Hong, M. Gerla, G. Pei, and C.-C. Chiang, “A Group Mobility Model for Ad Hoc Wireless Networks,” in
Proceedings of the 2Nd ACM International Workshop on Modeling, Analysis and Simulation of Wireless and
Mobile Systems, pp. 53–60, 1999.
[8] T. S. B. S. Rajesh M , Vanishree K, “Stable route AODV routing protocol for mobile Wireless Sensor Networks,”
in 2015 International Conference on Computing and Network Communications (CoCoNet), pp. 917–923, 2015.
[9] C. E. Perkins, M. Park, and E. M. Royer, “Ad-hoc On-Demand Distance Vector Routing,” In Proceedings of
Second IEEE Workshop on Mobile Computing Systems and Applications (WMCSA), pp. 90–100, 1999.
[10] DARPA, “The network simulator NS2,” [Online]. Available: http://www.isi.edu/nsnam/ns/, 1995.
[11] N. Aschenbruck, R. Ernst, E. Gerhards-Padilla, and M. Schwamborn, “BonnMotion: A Mobility Scenario
Generation and Analysis Tool,” in Proceedings of the 3rd International ICST Conference on Simulation Tools
and Techniques, pp. 51:1--51:10, 2010.

PERFORMANCE EVALUATION ON DEMAND ROUTING IN REFERENCE


POINT GROUP MOBILITY MODEL
Wireless Sensor Network (WSN) include a set of sensors using wireless link to coordinate in collecting scattered date with
large scale in any condition and in any geographical area. In previous research, some authors used Random Waypoint (RWP) to
describe mobility of nodes in WSN. However, RWP is not suitable in medical because of distinct characteristics. BAN collects health
status of patients and they tend to move independently in group. Point Group Mobility (PGM) is used in this case. This article focuses
on analyzing characteristic of PGM, uses AODV & DSR for the group of sensor buttons moving in PGM. We evaluate performance
routing protocols when moving in PGM and RWP by changing the parameters of travel speed, the number of nodes, packet sending
throughput, the number of connections. This article focuses on analyzing characteristics of PGM and evaluating performance of
AODV and DSR. Evaluating criterias consist of successful packets sending rate, average delay time and routing load. The result
shows that performance of DSR is better than AODV as route discovery and data routing algorithm of DSR is more suitable than
AODV.

You might also like