You are on page 1of 19

2.

1 Tổng quan về mạng cảm biến không dây


2.1.1 Giới thiệu mạng cảm biến không dây
Ngày nay, các vi điều khiển đã có một bước phát triển mạnh với mật độ tích
hợp cao, khả năng xử lý mạnh, tiêu thụ năng lượng ít và giá thành thấp. Khi
được nạp phần mềm nhúng, các vi điều khiển này sẽ hoạt động độc lập trong
các loại môi trường và những vị trí địa lý khác nhau. Mỗi vi điều khiển khi
được tích hợp với bộ thu phát sóng vô tuyến và bộ cảm biến sẽ tạo thành một
nút mạng, tập hợp các nút mạng đó trong một phạm vi nhất định, được gọi là
mạng cảm nhận không dây (WSN - Wireless Senser Network).

Như vậy, mạng cảm nhận không dây (WSN) là một mạng được cấu thành từ
các thiết bị hoạt động độc lập trong không gian, các thiết bị thu thập và truyền
về trung tâm giám sát các thông tin về điều kiện môi trường như nhiệt độ, âm
thanh, áp suất, độ rung, sự chuyển động,... ( Hình 1)

Hình 1: Mô hình khái quát mạng cảm nhận không giây

Trong hệ thống WSN còn có các trạm gốc và trung tâm điều khiển. Trạm
gốc đóng vai trò cổng kết nối giữa nút mạng và trung tâm điều khiển, tiếp nhận
thông tin của các nút mạng và chuyển tới trung tâm điều khiển qua nhiều cách
khác nhau. Các nút mạng truyền tin theo kiểu nhiều chặng, từ nút mạng này
sang nút mạng khác và về trạm gốc. Từ trạm gốc có thể gửi thông tin cho người
sử dụng (trung tâm điều khiển) theo nhiều cách như trực tiếp qua hệ thống máy
tính, qua mạng Internet, qua vệ tinh... nhờ đó người giám sát có thể nhận được
thông tin dù đang ở bất cứ đâu.

Trong những năm gần đây, rất nhiều mạng cảm biến không dây đã và đang
được phát triển, triển khai cho nhiều ứng dụng khác nhau như: theo dõi sự thay
đổi của môi trường, khí hậu, giám sát các mặt trận quân sự, phát hiện và do
thám việc tấn công hạt nhân, sinh học hóa học, chuẩn đoán sự hư hỏng của máy
móc, thiết bị, cấu trúc hạ tầng, cầu đường, giám sát các bác sĩ, bệnh nhân cũng
như quản lý thuốc trong bệnh viện, theo dõi và điều khiển giao thông, các
phương tiện giao thông, theo dõi môi trường trong nông nghiệp, ngư nghiệp. . .

Hơn nữa với sự tiến bộ của công nghệ gần đây và hội tụ của hệ thống các
công nghệ như kỹ thuật điện tử, công nghệ nano, công nghệ mạch tích hợp,
giao tiếp không dây, vi mạch cảm biến, xử lí và tính toán tín hiệu, . . . đã tạo ra
những mạch tích hợp cảm biến có kích thước nhỏ gọn, đa chức năng, giá thành
thấp, công suất tiêu thụ thấp, làm khả năng ứng dụng rộng rãi của mạng cảm
biến không dây.

Một mạng cảm biến không dây là một mạng bao gồm nhiều nút cảm biến
nhỏ có giá thành thấp, và tiêu thụ năng lượng ít, giao tiếp thông qua các kết nối
không dây, có nhiệm vụ cảm nhận, đo đạc, tính toán nhằm mục đích thu thập,
tập trung dữ liệu để đưa ra các quyết định toàn cục về môi trường từ cảm biến.

Những nút cảm biến bao gồm:


● Các bộ vi xử lý rất nhỏ, bộ nhớ giới hạn, bộ phận cảm biến, bộ thu phát
không dây, nguồn cung cấp.
● Khi nghiên cứu về mạng cảm biến không dây, một trong những đặc điểm
quan trọng và then chốt là thời gian sống của các cảm biến hay chính là sự
giới hạn về năng lượng của chúng. Các nút cảm biến hoạt động có thời hạn
và không thể thay thế được nguồn cung cấp. Do đó, trong khi mạng truyền
thông tập trung vào các dịch vụ chất lượng cao, thì các giao thức mạng cảm
biến phải tập trung và bảo toàn công suất.
Mạng cảm biến có một số đặc điểm sau:
● Có khả năng tự tổ chức, yêu cầu ít hoặc không có sự can thiệp của con
người.
● Truyền thông không tin cậy, phạm vi hoạt động hẹp, định tuyến multihop.
● Triển khai dày đặc và khả năng kết hợp giữa các nút cảm biến.
● Cấu hình mạng thay đổi thường xuyên phụ thuộc vào fading và hư hỏng ở
các nút cảm biến.
● Các giới hạn về mặt năng lượng, công suất phát, bộ nhớ và công suất tính
toán.

2.1.2 Cấu trúc mạng cảm biến không dây

Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc mạng cảm biến không dây

Cấu trúc trước năm 2009 cho mạng Internet và mạng ad-hoc không dây
không dùng được cho mạng cảm biến không dây, do một số lý do:
● Số lượng các nút cảm biến trong mạng cảm biển có thể lớn gấp nhiều lần
số lượng nút trong mạng ad-hoc.
● Các nút cảm biến dễ bị lỗi.
● Cấu trúc mạng cảm biến thay đổi khá thường xuyên.
● Các nút cảm biến chủ yếu sử dụng truyền thông kiểu quảng bá, trong khi
hầu hết các mạng ad-hoc đều dựa trên việc truyền điểm – điểm.
● Các nút cảm biến bị giới hạn về năng lượng.

Do vậy, cấu trúc mạng mới sẽ phải:


● Kết hợp vấn đề năng lượng và khả năng định tuyến.
● Tích hợp dữ liệu và giao thức mạng.
● Truyền năng lượng hiệu quả qua các phương tiện truyền thông không dây.
● Chia sẽ nhiệm vụ giữa các nút lân cận.

Các nút cảm biến được phân bố như hình sau:

Các nút cảm biến được phân bố trong một miền, mỗi nút cảm biến có khả
năng thu thập dữ liệu và định tuyến về node Gateway Sensor Node, từ đây dữ
liệu được đưa lên Internet và người dùng chỉ việc truy cập Internet để có thể
quan sát dữ liệu truyền về từ các nút cảm biến.

Giới thiệu về nút cảm biến (Sensor Node)

Mỗi nút được cấu thành bởi các thành phần chính sau: vi điều khiển
(microcontroller), bộ truyền nhận (transceiver), bộ nhớ (memory), nguồn cung
cấp (power source) và các cảm biến (sensors).
Hình 2: Cấu trúc mạng cảm biến không dây

Hình 3: Cấu trúc nút cảm biến.

Microcontroller: thực hiện các nhiệm vụ, xử lí dữ liệu và điều khiển các
thành phần khác trong nút cảm biến. Một microcontroller thường sử dụng
nhiều hệ thống nhúng như các sensor, các khả năng kết nối với các phần cứng
khác, dễ dàng lập trình và sử dụng năng lượng thấp.

Transceiver: giao tiếp thông dụng nhất là RF vì khả năng tích hợp trong
mạng WSNs. Trong WSNs, các băng tần thường được sử dụng như 173, 433,
868, 915 MHz và 2.4GHz. Và cũng có nghĩa rằng nó vừa có khả năng truyền
cũng như nhận tín hiệu.

Memory: hầu hết các Microcontroller đều có tích hợp sẵn Flash Memory,
RAM, ROM. Tùy theo từng loại microcontroller mà dung lượng của các vùng
nhớ này sẽ tương ứng theo đó. Ngoài ra cũng có thể sử dụng các bộ nhớ ngoài
cho chúng, tăng vùng nhớ tới dung lượng mong muốn.

Power Source: tùy theo loại ứng dụng mà có thể sử dụng các nguồn cung cấp
cho phù hợp, đặt biệt với các ứng dụng có địa điểm thu thập khó tiếp cận thì
việc sử dụng pin trở nên bắt buộc, từ đó việc quản lý nguồn cũng là một trong
những vấn đề quan trọng.

Sensors: Sensors được sử dụng để có thể bắt dữ liệu từ môi trường quanh nó,
sensors có thể được tích hợp trên nút cảm biến hoặc giao tiếp với nút qua
module ngoài. Sensors có thể giao tiếp qua tin hiệu analog, từ đó chuyển thành
tín hiệu số thông qua bộ ADC, hoặc có thể giao tiếp qua tín hiệu số qua các
chuẩn giao tiếp như I2C, SPI, UART,. . .
Đặc điểm của cấu trúc mạng cảm biến không dây

Mạng cảm biến không dây bao gồm một số lượng lớn các nút cảm biến, các
nút cảm biến có giới hạn và ràng buộc về tài nguyên. Do đó, cấu trúc mạng mới
có đặc điểm rất khác với mạng truyền thống, sau đây là một số phân tích một
số đặc điểm nổi bật trong mạng cảm biến như sau:

Khả năng chịu lỗi: Một số các nút cảm biến có thể không hoạt động nữa do
thiếu năng lượng, do những hư hỏng vật lý hoặc do ảnh hưởng của môi trường.
Khả năng chịu lỗi thể hiện ở việc mạng vẫn hoạt động bình thường, duy trì
những chức năng của nó ngay cả khi một số nút mạng không hoạt động.

Khả năng mở rộng: Khi nghiên cứu một số hiện tượng, số lượng các nút cảm
biến được triển khai có thể đến hàng trăm, hàng ngàn nút, phụ thuộc vào từng
ứng dụng con số này còn có thể nhiều hơn. Do đó, cấu trúc mạng mới phải có
khả năng mở rộng để có thể làm việc với số lượng lớn các nút.

Giá thành sản xuất: Vì các mạng cảm biến bao gồm một số lượng lớn các nút
cảm biến nên chi phí của mỗi nút rất quan trọng trong việc khai triển chi phí
cho toàn mạng. Do đó, chi phí của mỗi nút cảm biến phải giữ ở mức thấp.

Ràng buộc phần cứng: Kích thước phải nhỏ, tiêu thụ năng lượng thấp, có khả
năng hoạt động ở những nơi có mật độ cao, chi phí sản xuất thấp, có khả năng
tự trị và hoạt động không cần sự giám sát của con người, thích nghi với môi
trường.

Môi trường hoạt động: Các nút cảm biến được thiết lập dày đặc, rất gần hoặc
trực tiếp bên trong các hiện tượng đề quan sát. Vì thế, chúng thường làm việc
mà không cần giám sát, chúng có thể làm việc trong các máy móc lớn, dưới
đáy biển, những vùng ô nhiễm, khí độc, những vùng xa xôi, hiểm trở hoặc các
tòa nhà, cao ốc, hộ gia đình.

Phương tiện truyền dẫn: Ở những mạng cảm biến, các nút được kết nối bằng
những phương tiện không dây. Các kết nối này có thể tạo nên bởi sóng vô
tuyến, hồng ngoại hoặc những phương tiện quang học. Để thiết lập sự hoạt
động thống nhất của mạng, các phương tiện truyền dẫn phải theo chuẩn đã
được công nhận trên toàn thế giới. Hiện tại nhiều phần cứng của các nút cảm
biến đều sử dụng RF làm phương tiện truyền thông không dây.

Sự tiêu thụ năng lượng: Trong một số ứng dụng, việc bổ sung năng lượng
không thể thực hiện được. Vì thế thời gian sống của các nút cảm biến phụ
thuộc vào thời gian sống của pin. Ở mạng cảm biến ad-hoc, mỗi một nút đóng
một vai trò kép vừa khởi tạo vừa định tuyến nên sự trục trặc của một nút cảm
biến có thể gây ra những thay đổi đáng kể trong cấu hình và yêu cầu định tuyến
lại các gói tin và tổ chức lại mạng. Vì vậy việc duy trì và quản lý nguồn năng
lượng đóng vai trò quan trọng.

Hình 4: Kiến trúc giao thức mạng cảm biến.

Kiến trúc giao thức mạng

Kiến trúc giao thức này phối hợp các tính toán về định tuyến và năng lượng,
kết hợp số liệu với các giao thức mạng, truyền tin với hiệu quả về năng lượng
thông qua môi trường không dây và tăng cường sự hợp tác giữa các nút cảm
biến.Kiến trúc giao thức bao gồm lớp ứng dụng (Application Layer), lớp giao
vận (Transport Layer), lớp mạng (Network Layer), lớp liên kết số liệu
(Datalink Layer), lớp vật lý (Physical Layer), mặt bằng quản lý năng lượng
(Power Management Plane), mặt bằng quản lý di động (Mobility Management
Plane) và mặt bằng quản lý nhiệm vụ (Task Management Plane).

Tuỳ theo nhiệm vụ của cảm biến, các kiểu phần mềm ứng dụng có thể được
xây dựng và sử dụng trên lớp ứng dụng. Lớp giao vận giúp duy trì dòng số liệu
khi các ứng dụng của mạng cảm biến yêu cầu. Lớp mạng tập trung vào việc
định tuyến số liệu được cung cấp bởi lớp giao vận. Do môi trường có nhiễu và
các nút cảm biến có thể di động được, giao thức MAC phải được tính toán về
năng lượng và tối thiểu hóa va chạm trong việc phát quảng bá với các nút lân
cận. Lớp vật lý sử dụng các kỹ thuật điều chế, truyền và nhận cần thiết đơn
giản nhưng mạnh mẽ. Thêm vào đó, các mặt bằng quản lý năng lượng, di động
và nhiệm vụ điều khiển sự phân phối năng lượng, phối hợp di chuyển và nhiệm
vụ giữa các nút cảm biến. Các mặt bằng này giúp cho các nút cảm biến có thể
phối hợp trong nhiệm vụ cảm biến và giảm được tổng năng lượng tiêu thụ.

Mặt bằng quản lý năng lượng quản lý việc một nút cảm biến sử dụng năng
lượng của nó như thế nào. Ví dụ, nút cảm biến có thể tắt bộ phận nhận sau khi
nhận một bản tin từ một trong các nút lân cận. Điều này có thể tránh được việc
nhận bản tin tới hai lần. Ngoài ra, khi mức năng lượng của nút cảm biến thấp,
nút cảm biến sẽ thông báo tới tất cả các nút lân cận rằng mức năng lượng thấp
của nó đã thấp nên nó không thể tham gia vào việc định tuyến cho các bản tin.
Năng lượng còn lại được dự trữ cho việc cảm biến. Mặt bằng quản lý di động
dò tìm và ghi lại chuyển động của nút cảm biến, vì thế một tuyến đường hướng
tới nút cảm biến luôn được duy trì và các nút cảm biến có thể theo dõi được các
nút cảm biến lân cận. Với việc nhận biết được các nút cảm biến lân cận, nút
cảm biến có thể cân bằng giữa nhiệm vụ và năng lượng sử dụng. Mặt bằng
quản lý nhiệm vụ cân bằng và sắp xếp nhiệm vụ cảm biến cho một vùng cụ thể.
Không phải tất cả các cảm biến trong vùng đó được yêu cầu thực nhiệm vụ cảm
nhận tại cùng một thời điểm. Kết quả là một vài nút cảm biến thực hiện nhiệm
vụ nhiều hơn các nút khác tuỳ theo mức năng lượng của chúng. Những mặt
quản lý này rất cần thiết, như vậy, các nút cảm biến có thể làm việc cùng với
nhau để có hiệu quả về mặt năng lượng, có thể định tuyến số liệu trong một
mạng cảm biến di động và chia sẻ tài nguyên giữa các nút cảm biến. Nếu
không, mỗi nút cảm biến sẽ chỉ làm việc một cách đơn lẻ. Xuất phát quan điểm
xem xét trong toàn mạng cảm biến, sẽ hiệu quả hơn nếu các nút cảm biến có
thể hoạt động hợp tác với nhau, như thế cũng có thể kéo dài tuổi thọ của mạng.
Các cấu trúc đặc trưng của mạng cảm biến không dây

Hình 5: Kiến trúc đặc trưng của mạng cảm biến không dây.

Cấu trúc phẳng

Trong cấu trúc phẳng (flat architecture), tất cả các nút đều ngang hàng và
đồng nhất trong hình dạng và chức năng. Các nút giao tiếp với sink qua
multihop sử dụng các nút ngang hàng làm bộ tiếp sóng. Với phạm vi truyền cố
định, các nút gần sink hơn sẽ đảm bảo vai trò của bộ tiếp sóng đối với một
sốlượng lớn nguồn. Giả thiết rằng tất cả các nguồn đều dùng cùng một tần số
để truyền dữliệu, vì vậy có thể chia sẻ thời gian. Tuy nhiên cách này chỉ có
hiệu quả với điều kiện là có nguồn chia sẻ đơn lẻ, ví dụ như thời gian, tần
số...Cấu trúc phẳng của mạng cảm biến không dây.

Cấu trúc tầng

Trong cấu trúc tầng (tiered architecture), các cụm được tạo ra giúp các tài
nguyên trong cùng một cụm gửi dữ liệu singlehop hay multihop (tùy thuộc vào
kích cỡ của cụm) đến một nút định sẵn, thường gọi là nút chủ (cluster head).
Trong cấu trúc này các nút tạo thành một hệ thống cấp bậc mà ở đó mồi nút ở
một mức xác định thực hiện các nhiệm vụ đã định sẵn.

Trong cấu trúc tầng thì chức năng cảm nhận, tính toán và phân phối dữ liệu
không đồng đều giữa các nút. Những chức năng này có thể phân theo cấp, cấp
thấp nhất thực hiện tất cả nhiệm vụ cảm nhận, cấp giữa thực hiện tính toán, và
cấp trên cùng thực hiện phân phối dữ liệu.

Mạng cảm biến xây dựng theo cấu trúc tầng hoạt động hiệu quả hơn cấu trúc
phẳng, do các lý do sau:

● Cấu trúc tầng có thể giảm chi phí chi mạng cảm biến bằng việc định vị các
tài nguyên ở vị trí mà chúng hoạt động hiệu quả nhất. Rõ ràng là nếu triến
khai các phần cứng thống nhất, mỗi nút chỉ cần một lượng tài nguyên tối
thiếu để thực hiện tất cả các nhiệm vụ. Vì số lượng các nút cần thiết phụ
thuộc vào vùng phủ sóng xác định, chi phí của toàn mạng vì thế sẽ không
cao. Thay vào đó, nếu một số lượng lớn các nút có chi phí thấp được chỉ
định làm nhiệm vụ cảm nhận, một số lượng nhỏ hơn các nút có chi phí cao
hơn được chỉ định để phân tích dữ liệu, định vị và đồng bộ thời gian, chi
phí cho toàn mạng sẽ giảm đi.
● Mạng cấu trúc tầng sẽ có tuổi thọ cao hơn cấu trúc mạng phẳng. Khi cần
phải tính toán nhiều thì một bộ xử lí nhanh sẽ hiệu quả hơn, phụ thuộc vào
thời gian yêu cầu thực hiện tính toán. Tuy nhiên, với các nhiệm vụ cảm
nhận cần hoạt động trong khoảng thời gian dài, các nút tiêu thụ ít năng
lượng phù hợp với yêu cầu xử lí tối thiểu sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Do
vậy với cấu trúc tầng mà các chức năng mạng phân chia giữa các phần
cứng đã được thiết kế riêng cho từng chức năng sẽ làm tăng tuổi thọ của
mạng.
● Về độ tin cậy: mỗi mạng cảm biến phải phù hợp với số lượng các nút yêu
cầu thỏa mãn điều kiện về băng thông và thời gian sống. Với mạng cấu trúc
phẳng, qua phân tích người ta đã xác định thông lượng tối ưu của mỗi nút
trong mạng có n nút là W/(căn bậc hai của n), trong đó W là độ rộng băng
tần của kênh chia sẻ. Do đó khi kích cỡ mạng tăng lên thì thông lượng của
mỗi nút sẽ giảm về 0.
● Việc nghiên cứu các mạng cấu trúc tầng đem lại nhiều triển vọng để khắc
phục vấn đề này. Một cách tiếp cận là dùng một kênh đơn lẻ trong cấu trúc
phân cấp, trong đó các nút ở cấp thấp hơn tạo thành một cụm xung quanh
trạm gốc. Mỗi một trạm gốc đóng vai trò là cầu nối với cấp cao hơn, cấp
này đảm bảo việc giao tiếp trong cụm thông qua các bộ phận hữu tuyến.
Trong trường hợp này, dung lượng của mạng tăng tuyến tính với sổ lượng
các cụm, với điều kiện là số lượng các cụm tăng ít nhất phải nhanh bằng
căn bậc hai của n. Các nghiên cứu khác đã thử cách dùng các kênh khác
nhau ở các mức khác nhau của cấu trúc phân cấp. Trong trường hợp này,
dung lượng của mỗi lớp trong cấu trúc tầng và dung lượng của mỗi cụm
trong mỗi lớp xác định là độc lập với nhau.
● Tóm lại, việc tương thích giữa các chức năng trong mạng có thể đạt được
khi dùng cấu trúc tầng. Đặc biệt người ta sử đang tập trung nghiên cứu về
các tiện ích về tìm địa chỉ. Những chức năng như vậy có thể phân phối đến
mọi nút, một phần phân bố đến tập con của các nút. Giả thiết rằng các nút
đều không cố định và phải thay đổi địa chỉ một cách định kì, sự cân bằng
giữa những lựa chọn này phụ thuộc vào tần số thích hợp của chức năng cập
nhật và tìm kiếm. Hiện nay cũng đang có rất nhiều mô hình tìm kiếm địa
chỉ trong mạng cấu trúc tầng.

2.1.3 Ứng dụng của mạng cảm biến không dây


Mạng cảm biến không dây được ứng dụng đầu tiên trong các lĩnh vực quân
sự. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp tự động, robotic, thiết bị
thông minh, môi trường, ý tế, nông nghiệp. . . mạng cảm biến không dây ngày
càng được sử dụng nhiều trong hoạt động công nghiệp và dân dụng.

Hình 6: Ứng dụng của mạng cảm biến không dây.


Một số ứng dụng cơ bản của mạng cảm biến không dây:

Cảm biến môi trường: Các mạng cảm biến không dây được dùng để theo dõi
sự chuyển động của chim muông, động vật, côn trùng; theo dõi các điều kiện
môi trường như nhiệt độ, độ ẩm; theo dõi và cảnh báo sớm các hiện tượng thiên
tai như động đất,núi lửa phun trào, cháy rừng, lũ lụt. . . . Một số ứng dụng quan
trọng như:

● Phát hiện sớm những thảm họa như cháy rừng: Bằng việc phân tán các nút
cảm ứng trong rừng, một mạng ad hoc được tạo nên một cách tự phát. Mỗi
nút cảm ứng có thê thu thập nhiều thông tin khác nhau liên quan đến cháy
như nhiệt độ, khói . . . Các dữ liệu thu thập được truyền multihop tới nơi
trung tâm điều khiển để giám sát, phân tích, phát hiện và cảnh báo cháy
sớm. Ngay sau khi sự kiên liên quan đến cháy được phát hiện, trung tâm
điều khiển sẽ đưa ra cảnh báo sớm. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm và ngăn
chặn được thảm họa cháy rừng.
● Cảnh báo lũ lụt: Hệ thông này bao gồm các nút cảm biến về lượng mưa,
mực nước.Các cảm biến này cung cấp thông tin cho hệ thống cơ sở dữ liệu
trung tâm để phân tích và cảnh báo lụt sớm.

● Giám sát và cảnh báo các hiện tượng địa trấn: Các cảm biến về độ rung . . .
được đặt rải rác ở mặt đất hay trong lòng đất những khu vực hay sảy ra
động đất, hay gần các núi lửa để giám sát và cảnh báo sớm hiện tượng động
đất và núi lửa phun trào.

Hình 7: Mạng cảm biến không dây báo cháy rừng.

Các ứng dụng trong y học:


Giám sát trong y tế và chẩn đoán từ xa. Trong tương lai, các nút cảm ứng có
thể được gắn vào cơ thể, ví dụ như ở dưới da và đo các thông số của máu để
phát hiện sớm các bệnh như ung thư, nhờ đó việc chữa bệnh sẽ dễ dàng hơn.
Hiện nay đã tồn tại những cảm biến rất nhỏ có thể nuốt vào trong người, dùng
một lần và được bọc vỏ hoàn toàn, nguồn nuôi của thiết bị này đủ để hoạt động
trong 24h ( hình 7). Trong thời gian đó, chúng gửi hình ảnh về bên trong con
người sang một thiết bị khác mà không cần phải phẫu thuật. Các bác sĩ có thể
dựa vào đó để chuẩn đoán và điều trị.

Hình 8: Mạng cảm biến không dây trong y tế.

Ứng dụng trong gia đình:


Trong lĩnh vực tự động hóa nhà ở, các nút cảm ứng được đặt ở các phòng để
đo nhiệt độ. Không những thế, chúng còn được dùng để phát hiện những sự
dịch chuyển trong phòng và thông báo lại thông tin này đến thiết bị báo động
trong trường hợp không có ai ở nhà.
Hình 9: Mạng cảm biến không dây trong nhà thông minh.

Ứng dụng trong công nghiệp :

● Trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, công việc bảo quản và lưu giữ hàng
hóa sẽ được giải phóng. Các kiện hàng sẽ bao gồm các nút cảm ứng mà chỉ
cần tồn tại trong thời kì lưu trữ và bảo quản. Trong mỗi lần kiểm kê, một
query tới kho lưu trữ dưới dạng bản tin quảng bá. Tất cả các kiện hàng sẽ
trả lời query đó để bộc lộ các đặc điểm của chúng. Ngay cả các bản tin có
cường độ yếu từ những cảm biến đơn lẻ vẫn có thể được truyền tin cậy nếu
chúng được chuyển tiếp qua từng nút. Cảm biến còn có thể được dùng để
đo nhiệt độ và độ ẩm. Vào ban đêm chúng được đặt ở chế độ chống trộm.
Nếu một ai đó cố dịch một kiện hàng, sensor sẽ hoạt động và ra hiệu cho
thiết bị cảnh báo. Điều này đặc biệt hữu dụng trong việc bảo vệ hàng hóa
trong những tòa nhà lớn. Bằng cách tích hợp các công nghệ này, doanh
nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình quản lý hàng hóa, cải thiện an ninh, giảm
thiểu rủi ro và tăng cường hiệu suất toàn bộ chuỗi cung ứng.
Hình 10: Mạng cảm biến không dây trong quản lý hàng hóa.

● Những nút cảm ứng này cũng có thể ứng dụng trong việc quản lý các
container ở cảng. Mỗi một container là một nút mạng trong mạng cảm ứng
và có thể ghi nhớ thông tin của nó một cách xác thực. Việc liên lạc qua
khoảng cách xa hơn có thể thực hiện theo kiểu điểm – điểm từ container
này đến container khác. Tập hợp các container tự bản thân nó là một cơ sở
dữ liệu và vì vậy luôn luôn nhất quán. Nhờ đó tàu có thể dễ dàng xác định
được chính xác kiện hàng của nó và container thậm chí còn có thể thông
báo lại nếu có container lân cận bị lỡ, màkhông cần phải truy nhập vào dữ
liệu toàn cục (global database). Sự kết hợp giữa các công nghệ này có thể
cải thiện dự đoán về thời gian tới cảng, tình trạng hàng hóa, và hiệu suất
vận tải. . Việc tích hợp nút cảm ứng vào quản lý container ở cảng giúp tăng
cường minh bạch, an ninh và hiệu suất trong toàn bộ chuỗi cung ứng và
quản lý vận tải biển.
Hình 11: Mạng cảm biến không dây trong container.

● Quản lí dây truyền sản xuất, theo dõi sản phẩm: Các nút cảm biến tích hợp
trong các thiết bị trong sản xuất sản phẩm giúp cho việc giám sát, kiểm tra,
báo cáo tất cả các hoạt động sản xuất. Các thiết bị có thể giao tiếp với nhau,
làm thông tin của nhau. Ứng dụng cảm biến vào sản xuất này sẽ giúp tăng
năng suất, tăng tính tự động hóa, tăng độ tin cậy cho sản phẩm, tạo ra
những sản phẩm chất lượng, năng suất sản xuất hiệu quả. Các thông tin về
container, tàu, và cảng có thể được truy cập và theo dõi một cách thuận lợi,
giúp cải thiện quyết định và hiệu suất toàn bộ hệ thống. Dữ liệu từ nút cảm
ứng có thể được tích hợp với hệ thống quản lý cảng và vận chuyển thông
qua giao thức IoT, tạo ra một hệ thống toàn diện. Tổng cộng, sự kết hợp
linh hoạt giữa nút cảm ứng và các công nghệ thông minh khác không chỉ
cải thiện khả năng dự đoán mà còn tăng cường khả năng quản lý và hiệu
suất trong lĩnh vực vận chuyển và quản lý cảng. Điều này không chỉ mang
lại lợi ích về chi phí mà còn nâng cao chất lượng và độ chính xác trong quá
trình quản lý chuỗi cung ứng biển.
Hình 12: Mạng cảm biến không dây trong dây truyền sản xuất, theo dõi sản phẩm.

Ứng dụng trong nông nghiệp :

● Ứng dụng trong trồng trọt: Các cảm biến được dùng để đo nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng ở nhiều điểm trên thửa ruộng và truyền dữ liệu mà chúng thu
được về trung tâm để người nông dân có thể giám sát và chăm sóc, điều
chỉnh cho phù hợp. Dữ liệu từ cảm biến sẽ giúp nông dân theo dõi biến
động nhiệt độ và độ ẩm, từ đó điều chỉnh lịch trình tưới nước và kiểm soát
mức ẩm đất, tối ưu hóa điều kiện cho sự phát triển của cây trồng.Nông dân
có thể sử dụng dữ liệu này để xác định những vùng có ánh sáng yếu, điều
chỉnh vị trí của cây trồng hoặc cung cấp ánh sáng nhân tạo để cải thiện hiệu
suất sinh trưởng.Thông tin này giúp nông dân điều chỉnh loại phân bón và
các chất dinh dưỡng để đảm bảo đất duy trì mức pH và độ chua lý
tưởng.Nông dân có thể sử dụng thông tin này để chuẩn bị cho các điều kiện
thay đổi, chẳng hạn như mưa lớn hoặc lạnh giá.Khi cảm biến phát hiện
rằng đất khô hoặc đang có nguy cơ quá nhiệt, hệ thống tưới nước có thể
kích hoạt để cung cấp nước cho cây trồng.Nông dân có thể nhận được
thông báo nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của sâu bệnh hoặc các vấn đề khác
đối với cây trồng.Bằng cách tích hợp các cảm biến vào quy trình trồng trọt,
nông dân có thể nâng cao hiệu suất, giảm lãng phí tài nguyên, và tối ưu hóa
quản lý môi trường đất đai, làm tăng khả năng sản xuất và giảm thiểu rủi
ro.

Hình 2.12: Mạng cảm biến không dây trong trồng trọt.

● Ứng dụng trong chăn nuôi: Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng trang bị
các cảm biến để dễ dàng theo dõi và giám sát.

Hình 2.13: Mạng cảm biến không dây trong chăn nuôi.
Trong quân sự:

Các mạng cảm biến có vai trò quan trọng trong hệ thống có các đặc tính triển
khai nhanh, tự cấu hình, và chịu lỗi. Các ứng dụng của mạng cảm biến trong
quân sự như là giám sát quân đội, giám sát trang thiết bị, vũ khí, khảo sát chiến
trường, quân địch, dò tấn công bằng vũ khí hạt nhân, sinh học, hóa học của
quân địch.

Hình 2.14: Mạng cảm biến không dây trong quân sự.

Trong giao thông:


Các cảm biến được đặt trong các ô tô để người dùng có thể điều khiển, hoặc
được gắn ở vỏ của ô tô, các phương tiện giao thông để chúng tương tác với
nhau và tương tác với đường và các biển báo để giúp các phương tiện đi được
an toàn, tránh tai nạn giao thông và giúp việc điều khiển luồng tốt hơn. Hệ
thống này có thể cung cấp phản hồi hoặc cảnh báo nếu phát hiện hành vi lái xe
nguy hiểm hoặc mệt mỏi. Hệ thống cảnh báo có thể kích hoạt khi phát hiện
nguy cơ va chạm, nguy cơ lấn làn đường, hoặc các tình huống nguy hiểm khác,
cung cấp cảnh báo kịp thời cho tài xế và hệ thống an toàn ô tô.Bằng cách sử
dụng cảm biến, giao thông có thể trở nên an toàn hơn, hiệu quả hơn và thông
minh hơn. Các thông tin thu thập được từ cảm biến giúp cải thiện quản lý luồng
giao thông và hỗ trợ phát triển các công nghệ lái xe tự động, đồng thời giúp
người lái xe và các hệ thống an toàn ô tô thực hiện quyết định dựa trên dữ liệu
chính xác và liên tục.
Hình 2.15: Mạng cảm biến không dây trong giao thông.

Mạng cảm biến không dây đang chơi một vai trò ngày càng quan trọng
trong việc tạo ra môi trường giao tiếp thông minh và tích hợp. Dưới đây là
những điểm mở rộng về tầm quan trọng và tiềm năng của mạng cảm biến
không dây:

Tích Hợp Các Thiết Bị Thông Minh:


● Mạng cảm biến không dây kết nối các thiết bị thông minh như cảm biến
nhiệt độ, đèn, cảm biến chuyển động, và nhiều thiết bị khác vào một hệ
thống liên thông.
● Tích hợp này tạo ra một môi trường thông minh có khả năng tương tác và
phản hồi trong thời gian thực.

Kết Nối Thiết Bị Thông Minh với Người Dùng:


● Mạng cảm biến không dây cho phép giao tiếp giữa các thiết bị thông minh
và người dùng thông qua ứng dụng di động, máy tính hoặc các giao diện
người dùng khác.
● Người dùng có thể theo dõi và kiểm soát các thông số từ các cảm biến,
nhận thông báo và thậm chí thực hiện điều khiển từ xa.

Liên Kết Với Các Thiết Bị Viễn Thông Khác:


● Mạng cảm biến không dây tạo ra liên kết giữa các thiết bị thông minh và
các thiết bị viễn thông khác như điện thoại thông minh, máy tính, và các hệ
thống trí tuệ nhân tạo.
● Sự kết hợp này mang lại khả năng tận dụng dữ liệu từ nhiều nguồn khác
nhau để cung cấp thông tin chi tiết và đa chiều.

Ứng Dụng Trong Quản Lý Năng Lượng:


● Mạng cảm biến không dây giúp quản lý năng lượng hiệu quả hơn bằng
cách tự động điều chỉnh hệ thống chiếu sáng, làm mát, và các thiết bị điện
tử dựa trên điều kiện môi trường và sự hiện diện của người dùng.

An Ninh và Giám Sát:


● Mạng cảm biến không dây có thể được sử dụng để xây dựng hệ thống an
ninh thông minh, giám sát từ xa và phát hiện các sự cố như xâm nhập hoặc
chuyển động bất thường.
● Tích hợp cảm biến hình ảnh và âm thanh tăng cường khả năng giám sát và
bảo vệ.

Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường:


● Mạng cảm biến không dây có thể được triển khai để giúp quản lý tài
nguyên như nước và đất đai, đồng thời giám sát mức độ ô nhiễm và sử
dụng nguồn năng lượng tái tạo.
● Dữ liệu từ cảm biến cung cấp thông tin chính xác để hỗ trợ quyết định về
bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên một cách bền vững.

Mạng cảm biến không dây tạo ra môi trường giao tiếp giữa các thiết bị
thông minh, các thiết bị thông minh với con người, và giữa các thiết bị thông
minh với các thiết bị viễn thông khác như điện thoại thông minh, máy tính,
internet. Qua đó, ta thấy rõ được tầm quan trọng của mạng cảm biến với cuộc
sống của chúng ta. Với sự tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ không
dây và cảm biến, mạng cảm biến không dây sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo ra môi trường thông minh và tích hợp, mang lại nhiều ứng dụng
mới và cải thiện chất lượng cuộc sống.

You might also like