You are on page 1of 19

z

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT CẦN THƠ


KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
--------

CHUYÊN ĐỀ
HỆ ĐÀO TẠO: TRUNG CẤP
KHÓA: 1 (2017 – 2018)

GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG HEO

Giảng viên hướng dẫn: Nhóm thực hiện: Nhóm 1


Ts. Nguyễn Văn Quyên 1. Lê Văn Sang
Bộ môn: Chăn nuôi 2. Đặng Nguyễn Trường Giang
3. Nguyễn Văn Tài
4. Võ Minh Khánh
5. Trần Thanh Duy
6. Nguyễn Quốc Khải
7. Nguyễn Thanh Hùng
8. Nguyễn Thị Diễm Hương

Cần Thơ, 10/2017

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................................. i


DANH SÁCH HÌNH............................................................................................................ ii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... iii
CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU ........................................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................... 2
GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG HEO VÀ CÔNG TÁC GIỐNG HEO ........................ 2
2.1 Giới thiệu một số giống heo được nuôi hiện nay ........................................................ 2
2.1.1 Heo nội ................................................................................................................. 2
2.1.2 Các giống heo ngoại đang nuôi tại Việt Nam ....................................................... 4
2.2 Công tác giống ............................................................................................................. 7
2.2.1 Đặc tính của heo thịt ............................................................................................. 7
2.2.2 Đặc tính của heo sinh sản ..................................................................................... 9
2.2.3 Chọn giống heo ..................................................................................................... 9
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 11
CÁC PHƯƠNG PHÁP LAI TẠO GIỐNG HEO ........................................................... 11
3.1 Nhân giống thuần ...................................................................................................... 11
3.2 Lai giống .................................................................................................................... 11
3.2.1 Lai kinh tế ........................................................................................................... 11
3.2.2 Lai luân chuyển .................................................................................................. 12
3.2.3 Lai cải tiến (lai pha máu) .................................................................................... 13
3.2.4 Lai cải tạo (lai đồng hóa) .................................................................................... 13
CHƯƠNG 4 ........................................................................................................................ 14
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 14
4.1 Kết luận ..................................................................................................................... 14
4.2 Kiến nghị ................................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 15

i
DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1: Heo cỏ ở Nghệ An............................................................................................... 2


Hình 2.2: Heo Móng Cái ..................................................................................................... 3
Hình 2.3: Heo Ba Xuyên ..................................................................................................... 4
Hình 2.4: Heo Thuộc Nhiêu ................................................................................................ 4
Hình 2.5: Heo Yorshire ....................................................................................................... 5
Hình 2.6: Heo Landrace ...................................................................................................... 6
Hình 2.7: Heo Duroc ........................................................................................................... 6
Hình 2.8: Heo Pietrain......................................................................................................... 7
Hình 2.9: Heo Hampshire ................................................................................................... 7
Hình 2.10: Trang trại heo thịt .............................................................................................. 8
Hình 2.11: Mô hình nuôi heo thịt hướng nạc ...................................................................... 9
Hình 3.1: Lợn thịt 4 máu của Công ty Dabaco ................................................................. 12
Hình 3.2: Sơ đồ lai luân chuyển ........................................................................................ 12

ii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

HSCHTĂ Hệ số chuyển hóa thức ăn

iii
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đứng về mặt tiêu dùng, sản phẩm thịt heo là loại thực phẩm chủ yếu của người Việt Nam.
Ngày nay con heo không những giữ vị trí hàng đầu trong việc cung cấp thực phẩm giàu
dinh dưỡng cho mọi người mà còn là loại hàng hóa chủ lực của ngành nông nghiệp thu lại
nhiều ngoại tệ. Vì vậy làm thế nào để chăn nuôi heo đạt hiệu quả cao, và trở thành hàng
hóa chủ lực của ngành luôn là mối quan tâm lớn của nhà nước và người chăn nuôi. Đây là
mục tiêu để ngành chăn nuôi phát triển và chính những yếu tố đó đã thúc đẫy ngành chăn
nuôi phát triển. Để đạt được mục tiêu đó, ngoài việc nâng cao kiến thức chăn nuôi thú y,
cải tạo môi trường, đầu tư cơ sở vật chất tốt và đầy đủ còn phải chú ý đến phần nồng cốt
của việc chăn nuôi là đầu tư con giống, con giống có vai trò quyết định đến khả năng sản
xuất tối đa của con vật. Để nâng cao năng suất và chất lượng thịt cũng như cải thiện di
truyền đàn lợn giống Việt Nam, trong những năm qua, nhiều cơ sở chăn nuôi đã nhập một
số giống lợn cao sản.
Bên cạnh các ưu điểm, mỗi con giống đều có những nhược điểm nhất định liên quan đến
khả năng sinh sản và khả năng sản xuất thịt. Một trong những giải pháp để hạn chế nhược
điểm và phát huy tối đa những ưu điểm của mỗi giống là tạo ra các tổ hợp lại. Con lai
không chỉ để nuôi thịt mà còn được sử dụng làm con nái để tận dụng ưu thế lai con mẹ.
Chính vì vậy đề tài “ Giống và lai tạo giống heo” đưa ra để nghiên cứu nhằm tìm ra các
giống heo nổi bật về hiệu quả kinh tế nhằm giúp ngành chăn nuôi đạt được những hiệu quả
đã đề ra.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


Với quy mô nghiên cứu hiện tại, chuyên đề tập trung vào hai mục tiêu chính
là:
- Giới thiệu một số giống heo nội và giống heo ngoại nhập được nuôi phổ biến
ở Việt Nam có giá trị kinh tế. Từ đó chọn ra các giống đặc trưng riêng của từng
vùng miền để phát triển chăn nuôi đạt năng suất tốt nhất.
- Tìm hiểu các phương pháp chọn lọc con giống và lai tạo giống mới để tìm ra
con giống lai có nhiều ưu điểm nổi bật về sinh sản và sinh trưởng nhằm đáp ứng
được hiệu quả kinh tế cao nhất.

1
CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG HEO VÀ CÔNG TÁC GIỐNG HEO

2.1 Giới thiệu một số giống heo được nuôi hiện nay
2.1.1 Heo nội
2.1.1.1 Heo cỏ
- Đặc điểm ngoại hình
Giống heo này có 2 loại ngoại hình là đen và lang (bông), đoàn ngắn, lưng võng,
bụng xệ, đầu nhỏ, mõm ngắn, tai nhỏ và đứng, chân thấp đi bằng bàn.
- Tính năng sản xuất
Heo cỏ tuổi phối giống từ 5 - 6 tháng, số con 6 -7 con, số lượng heo con sau cai
sữa 45-50 ngày khoảng 4 - 5kg. Khả năng cho thịt 10 tháng tuổi 30 - 40 kg.

Hình 2.1: Heo cỏ ở Nghệ An

2.1.1.2 Heo móng cái


- Đặc điểm ngoại hình:
Có vế t lang trắ ng đen hình yên ngựa
Đường biên giới giữa đen và trắ ng có da đen, lông trắ ng
Đầ u to vừa phải, mầ u đen, mõm trắ ng, trán có điể m trắ ng
Kế t cấ u ngoa ̣i hình yế u, lưng võng, bu ̣ng xê ̣, chân đi bàn.
- Tính năng sinh sản:
Là giố ng lơ ̣n thành thu ̣c sớn
Lơ ̣n đực 2 tháng tuổ i có khả năng giao phố i
Lơ ̣n cái 3 tháng tuổ i đã đô ̣ng du ̣c lầ n đầ u
Chu kỳ đô ̣ng du ̣c bình quân 21 ngày (18 – 25 ngày)
Thời gian đô ̣ng du ̣c: 3 – 4 ngày
Thời gian chửa biǹ h quân: 114 ngày
Lơ ̣n MC đẻ nhiề u con, nuôi con khéo, có thể đẻ từ 10 – 12 con/lứa, tỷ lê ̣ nuôi
số ng cao

2
Hình 2.2: Heo Móng Cái

2.1.1.3 Heo bông Ba Xuyên


Lợn Ba Xuyên có nguồn gốc từ huyện Vị Xuyên – tỉnh Sóc Trăng; là con lai
giữa lợn Bershire với lợn địa phương từ năm 1930.
Phân bố rải rác ở các tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Kiên
Giang, An Giang, Long An và Đồng Tháp.
Đặc điểm ngoại hình
Phần lớn heo Ba Xuyên có cả bông đen và bông trắng trên cả da và lông, phân
bố xen kẽ nhau. Lông và da đều có màu bông đen trắng xen kẽ lẫn nhau. Đầu to vừa
phải, mặt ngắn, mõm hơi cong, trán có nếp nhăn, tai to vừa và đứng. Bụng to nhưng
gọn, mông rộng. Chân ngắn, mỏng xoè, chân chữ bát và đi mỏng, đuôi nhỏ và ngắn.
Tính năng sản xuất
Heo bông Ba Xuyên tuổi phối giống 7 -8 tháng tuổi. số con 8 - 10 con/lứa, khối
lượng sau sinh 0,6 - 0,8 kg/con, số lượng cai sữa 40 - 50 ngày tuổi 8 - 9 kg. khả năng
cho thịt 8 - 9 tháng tuổi 80 - 90 kg. giống heo này có thể nuôi ở vùng nước mặn, phèn,
lợ.
Chất lượng thịt: Lợn Ba Xuyên có khả năng cho thịt khá, tuy nhiên chất lượng
thịt còn chưa cao do mỡ lưng khá dày và diện tích cơ thăn chưa cao. Độ dày mỡ lưng
4,35 cm. Tỷ lệ thịt móc hàm 73.31%.

3
Hình 2.3: Heo Ba Xuyên

2.1.1.4 Heo Thuộc Nhiêu


Heo Thuộc Nhiêu là con lai giữa heo Yorkshire và heo Bồ Xụ ở vùng Thuộc
Nhiêu (huyện Châu Thành – Cai Lậy nay là tỉnh Kiên Giang) từ năm 1930. Phân bố
chủ yểu ở vùng đồng bằng sông cửu Long và Đông Nam Bộ.
Đặc điểm ngoại hình
Heo Thuộc Nhiêu lông da trắng, đôi khi có đóm đen nhỏ, đầu to vừa, mõm ngắn,
chán hơi cong, tai đứng, bụng tương đối nhỏ, lưng thẳng, chân nhỏ đa số đi bằng
móng, nhìn chung thể chất rắn chắc.
Tính năng sản xuất
Tuổi phối giống từ 7- 8 tháng tuổi, số con/lứa 7 -11 con, khối lượng sơ sinh 0,7
- 0,8 kg/con. Khối lượng cai sữa 40 - 50 ngày tuổi 8 - 10 kg/con, khả năng cho thịt 8
- 9 tháng tuổi 80 - 90 kg, giống heo nay có thể nuôi ở các vùng nước ngọt, thức ăn
tương đối tốt.

Hình 2.4: Heo Thuộc Nhiêu

2.1.2 Các giống heo ngoại đang nuôi tại Việt Nam
2.1.2.1 Giống heo Yorshire Large White
4
Đặc điểm ngoại hình
Giống heo này nguồn gốc từ Anh, có sắc lông và da toàn trắng đôi khi có ánh
hơi vàng, đầu to, mặt rộng, trán cong, mõm dài trung bình, tai lớn đứng hơi nghiên
vè trước, vành tai có nhiều lông nhỏ và mịn, cổ dài trung bình kết hợp với thân, lưng
thẳng hoặc cong, đùi vai mông nở nang, bốn chân cao khỏe, heo Yorshire đã thích
nghi với điều kiện khí hậu ở nước ta.
Tính năng sản xuất
Giống heo Yorshire có tuổi phối giống 7 - 8 tháng tuổi, số con trên lứa 10 - 11
con, khối lượng sơ sinh 1,3 - 1,5 kg/con, khối lượng cai sữa 60 ngày tuổi 20 - 25
kg/con. khả năng cho thịt 4 - 5 tháng tuổi 90 - 100 kg

Hình 2.5: Heo Yorshire

2.1.2.2 Giống lợn Landrace


Đặc điểm ngoại hình (Nguồn gốc Đan Mạnh)
Đây là giống heo có tầm vốc lớn, da lông điều trắng, đầu nhỏ, mõm dài nhỏ,
tráng thẳng, tai lớn xụ che bít mắt, cổ dài, đòn dài, lưng thẳng, mong đùi to, bốn chân
nhỏ gọn và đi móng, giống heo này được người dân ưa chuộng vì đẻ sai, nuôi con
giỏi, sữa nhiều, heo con nuoi mau lớn.
Tính năng sản xuất
Giống heo Landrace tuổi phối giống trung bình 7 - 8 tháng tuổi, số con/lứa 8 -
12 con, khối lượng sơ sinh 1,3 - 1,5 kg/con, khối lượng cai sữa 60 ngày tuổi 20 – 25
kg/con. khả năng cho thịt 4 - 5 tháng tuổi 90 - 100 kg. giống heo này hơi kén ăn, chịu
đựng khí hậu nóng kém hơn Yorshire nhưng sinh sản tốt
Lơ ̣n đực có khố i lươ ̣ng từ 280 – 320 kg
Lơ ̣n cái từ 240 – 300 kg
Tăng tro ̣ng biǹ h quân 700 – 800 g/ngày
Lơ ̣n đực có khố i lươ ̣ng từ 280 – 320 kg
Lơ ̣n cái từ 240 – 300 kg
Tăng tro ̣ng biǹ h quân 700 – 800 g/ngày
Tiêu tố n thức ăn: 2,7 – 3,0 kg/ kg tăng tro ̣ng
Tỷ lê ̣ na ̣c/ thiṭ xẻ: 58 – 60%
Mô ̣t số lơ ̣n đực kiể m tra có tỷ lê ̣ na ̣c từ 59,65 – 63,10%

5
Hình 2.6: Heo Landrace

2.1.2.3 Giố ng lợn Duroc (nguồn gốc Mỹ)


Đặc điểm ngoại hình
Giống heo này có màu lông nâu đỏ từ sậm đến lợt, đầu to vừa, trán hơi cong, tai
nhỏ xụ một nửa, đòn dài trung bình, lưng thẳng cong, vai mong đùi nở nang, chân
cao rắn chắc, móng đen (giống thuần) và đi móng
Tính năng sản xuất
Giống heo Duroc tuổi phối giống trung bình 9 - 10 tháng tuổi, số con/lứa 7 - 9
con, khối lượng sơ sinh 1,3 - 1,5 kg/con, khối lượng cai sữa 60 ngày tuổi 20 - 25
kg/con. khả năng cho thịt 4 - 5 tháng tuổi 90 - 100 kg. giống heo này kén ăn sinh sản
kém nhưng năng suất thịt cao.

Hình 2.7: Heo Duroc

2.1.2.4 Giố ng heo Pietrain (nguồn gốc Bỉ)


Đặc điểm ngoại hình
Đây là giống heo có nguồn gốc từ Bỉ và đã phổ biến khắp nơi trên thế giới như:
Phap, Mỹ, Cannada lông da màu trắng đen xen lẫn từng đám (bông trắng đen). Tai
thẳng đứng, đầu to vừa phải, mõm thẳng, 4 chân thẳng ngắn và đi móng.
6
Tính năng sản xuất
Giống heo Puetrtain nổi tiếng về phẩm chất thịt, nhưng đòi hỏi nhu cầu dinh
dưởng rất cao. Ở 150 ngày tuổi nuôi thịt, đạt trung bình 80kg, heo đực, cái trưởng
thành có thể đạt 200 - 250 kg, heo cái mỗi năm đẻ 1,8 lứa, mỗi lứa 8 - 9 con, heo có
độ dày mỡ lưng dưới 10mm, tỷ lệ nạc trên quầy thịt chiếm 65%, thịt dai, ít có vân
mỡ, hương vị thơm ngon.

Hình 2.8: Heo Pietrain

2.1.2.5 Giố ng heo Hampshire


Ta ̣o ra vào năm 1904 ta ̣i Bắ c Mỹ
Lông da màu đen, vùng ngực và chân trước có màu trắ ng
Tai thẳ ng, đầ u to vừa phải, mõm thẳ ng, bố n chân chắ c khoẻ
Khả năng tăng tro ̣ng 730 g/ngày
Có thể sử du ̣ng lai với nái yorshire, Landrace để ta ̣o nái lai F1 hoă ̣c lai với đực
Duroc ta ̣o đực lai hai máu trong công thức ta ̣o con lai 4 máu

Hình 2.9: Heo Hampshire


2.2 Công tác giống
2.2.1 Đặc tính của heo thịt
Đặc tính của heo thịt được thể hiện qua 5 đặc tính sau đây.
2.2.1.1 Ngoại hình thể chất
* Ngoại hình: thể hiện qua 3 mẫu hình.
+ Mẫu hình mập mỡ: heo sẽ cho nhiều mỡ, ít nạc.Heo sẽ cho đòn ngắn, thấp
dàn.
7
+Mẫu hình thịt ốm: heo sẽ cho nhiều nạc, ít mỡ.Heo sẽ co đòn dài, cao dàn.
+Mẫu hình mập thịt: heo sẽ cho nhiều nạc, nhiều mỡ. Là trung gian của 2
mẫu hình trên. Heo sẽ co đòn dài, đùi to, lớp mỡ lưng mỏng.
Ngoại hình heo co thể đánh giá như sau:
Đòn dài:
+ Heo sống: đo từ đường nối giữa hai gốc tai đến gốc đuôi.
+ Giết mổ: đo từ đốt sống ngực thứ 1 đến u xương ngồi.
Đùi to:
+ Heo sống: đo rộng mông, rộng hông
Chiều sâu từ u xương ngồi đến nhượng chân.
Chiều dốc của mông.
Lớp mỡ lưng mỏng:
+ Heo sống đo độ dày mỡ lưng bằng cách dùng nhiệt kế hoặc siêu âm kế để đo
. Điên kế: cắm điện kế vào vị trí đo, đô hồ sẽ chỉ độ dày của lớp lưng.
. Siêu âm kế: cao sạch lông ở vị trí đo và áp sát siêu âm kế vào sẽ chỉ độ dày
của lớp mỡ.

Hình 2.10: Trang trại heo thịt

+ Heo giết mổ dùng thuốc để đo các chỉ tiêu:


. Vị trí 1: đốt sống ngực 1
. Vị trí 2: đốt sống ngực cuối.
. Vị trí 3: đốt sống hông cuối.
2.2.1.2 Sức sinh trưởng của heo.
Được ước lượng bằng tốc độ tăng trọng bình quân trong ngày
Ví dụ: heo ngoại: 700g- 800g/ ngày.
Heo nội: 400g-500g/ ngày
Để kiểm tra sức sinh trưởng, người ta chia sự phát triển thành các thời kỳ.
Chia 2 thờikỳ:
Thời kỳ 1: từ cai sữa đến 45kg
Thời kỳ 2: từ 45kg đến xuất chuồng.( 100kg)
Chia 3 thời kỳ:
Thời kỳ 1: từ cai sữa đến35kg.
Thờikỳ 2: từ 35kg đến60kg.
Thời kỳ 3: từ 60kg đến xuất chuồng( 100kg)
2.2.1.3 Chỉ số tiêu tốn thức ăn (HSCHTĂ: hệ số chuyển hóa thức ăn).

8
Là lượng thức ăn cần thiế tđể heo tăng lên 1kg thịt. Như vậy chỉ số tiêu tốn
thức ăn càng thấp thì càng có lợi
Chỉ số tiêu tốn thức ăn tốt từ 2- 2,5. Heo từ sau cai sữa đến 80kg chỉ số tiêu
tốn thức ăn thấp, do heo tăng trọng khối lượng nhanh. Sau 80kg chỉ số tiêu tốn thức
ăn bắt đầu cao, giai đoạn này heo tăng trọng chậm
2.2.1.4 Không kén ăn (dễ nuôi)
Tính không kén ăn là đặc tính quan trọng ở các loài heo. Heo mau lớn thường
không kén ăn, không đòi hỏi thức ăn cao.
2.2.1.5 Tính thích nghi
Sự thích nghi tốt lá đặc tính quan trọng của các loài heo, heo thích nghi tốt có
thể nuôi được nhiều vùng khác nhac.
2.2.2 Đặc tính của heo sinh sản
Đối với heo sinh sản phải có 7 đặc tính tôt. Trong đó bao gồm 5 đặc tính của
heo thịt và 2 đặc tính của heo nái.
2.2.2.1 Tính đẻ sai
- Số con/ lứa
- Số lứa/ năm
Số lứa / năm = số ngày trong năm/ số ngày cho một lứa đẻ = 365/ 184= 1,9 lứa
+ thời gian chửa: 114 ngày
+ thời gian nuôi con: 60 ngày
+thời gian Chờ phối: 10 ngày
Tổng là 184 ngày ( nuôi truyền thống)
Hiện nay, cai sữa sớm nên thời gian nuôi con khoảng 28 ngày nên số lứa/ năm
của heo nái tăng lên. Số lứa/năm = 2,37 lứa
2.2.2.2 Tính tốt sữa
Tính tốt sữa của heo nái ước lượng bằng khối lượng toàn ổ của heo con pở 21
ngày tuổi. Ta có công thức tính sản lượng sữa tiết
M = ( P21 – Po) * 3
M là sản lượng sữa
P 21 : khối lượng toàn ổ 21 ngày tuổi
Po : khối lượng toàn ổ sơ sinh
Số 3 là chỉ số tiêu tốn thức ăn ( ví dụ : 3kg sữa cho 1kg tăng trọng khối lượng)
2.2.3 Chọn giống heo
2.2.3.1 Chọn giống heo thịt
- Điều kiện chăn nuôi tốt: thức ăn phong phú và đầy đủ dưỡng chất , điều kiện
chuồng trại , kỹ thuật và thú y đảm bảo thì nên chọn các giống heo ngoại (
Yorkshire, Landrace…)

Hình 2.11: Mô hình nuôi heo thịt hướng nạc

9
2.2.3.2 Chọn giống heo sinh sản
Heo giống (đực giống, nái sinh sản) phải được tuyển chọn kỹ lưỡng trong từng
thế hệ, những con heo tốt nhất có giá trị nhất để nhân giống, tiếp tục cải thiện, cũng
cố và phát triển các đặc tính tốt.
Muốn chọn heo làm giống ta phải căn cứ vào các đặc điểm
- Tuyển lựa căn cứ vào đời trước
- Dựa vào thành tích của bố mẹ, ông bà của heo đực hoặc heo cái mà ta
muốn chọn, nếu ông bà bố mẹ tốt suy ra con cái tốt
- Tuyển lựa căn cứ qua đời con
- Chọn heo đực giống qua đời con.
Muốn chọn heo đực giống qua đời con, ta chọn đức giống đó phối với 4 con
cái đã được tuyển lựa. Sau khi con cái đẻ ra người ta chọn mỗi ổ 2 con cái và 2 con
đực, tách riêng ra để nuôi, khi những heo này đạt trọng lượng xuất chuồng người ta
kiểm tra các đặc tính: đòn dài, đùi to, lớp mở lưng mỏng, tăng trọng nhanh… nếu
con đực nào cho những bầy con đạt những đặc tính trên tốt, thì ta sẽ giữ lại con đực
đó.
- Chọn heo cái giống qua đời con.
Muốn chọn heo cái qua đời con, ta cho đực giống đã được tuyển lựa cho phối
với những con cái mà ta muốn tuyển. Sau khi những con cái này đẻ ra, cũng chọn
mỗi ô 2 con đực và 2 con cái tách riêng để nuôi, sau khi những con này đạt trọng
lượng xuất chuồng ta kiểm tra các đặc tính giống như trên.

Hình 2.12: Chọn heo nái hậu bị


- Bản thân heo tốt.
Ngoại hình:
+ Heo đực giống: tinh hoàn rõ và đều.
+ Heo cái sinh sản: ít nhất có 12 vú trở lên, đều nhau và thẳng hàng.
Khả năng sinh trưởng : mau lớn , khỏe mạnh…
Khả năng sinh sản: số heo con sơ sinh và còn sống, số heo con cai sữa, trọng
lượng cai sữa.

10
CHƯƠNG 3

CÁC PHƯƠNG PHÁP LAI TẠO GIỐNG HEO

3.1 Nhân giống thuần


Phương pháp: Cho giao phối giữa heo đực và heo cái cùng một giống
Ví dụ: Đực Yorkshire X Cái Yorkshire
Mục đích: Nhằm hạn chế những biến dị trong phạm vi giống để tạo ra sự đồng
nhất về ngoại hình và sức sản xuất cùa heo.

3.2 Lai giống


Phương pháp: Cho giao phối giữa heo đực và heo cái khác giống
Ví dụ: Đực Yorkshire X Cái Landrace
Mục đích: Tạo ra giống mới mang nhiều ưu thế của các giống bố mẹ.
3.2.1 Lai kinh tế
Khái niệm: Phép lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng
thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

Lai giữa heo nội và heo ngoại


Lai 2 giống:
♀(I/ MC) X ♂(Y/ L/ D)
♀(BX/ TN) X ♂( Y/ L/ D)
Lai 3 giống:
♀(I/ MC/ BX) X ♂(Y/ D)

♀F1 X ♂(D/ L)

Lai heo ngoại với heo ngoại


Lai 2 giống:
♀(Y) X ♂(L/ D)
♂(D) X ♀(L/ D)
Lai 3 giống:
♀(Y) X ♂(L)

♀F1 X ♂(D/ H)

Lai 4 giống:
♀YL X ♂PiDu

PiDuYL

Con lai 4 máu PiDuYL thể hiện sức chống chịu bệnh tốt, dễ nuôi, dễ thích
nghi với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ở nông thôn, thức ăn không đòi hỏi chất
lượng cao, heo mau lớn, tỉ lệ nạc 60 – 65%, độ dày mỡ lưng từ 12 – 15 mm, phẩm
chất thịt ngon, mềm có vân mỡ trung bình, FRC từ 2 – 2,5
11
Hình 3.1: Lợn thịt 4 máu của Công ty Dabaco

3.2.2 Lai luân chuyển


Mục đích: Tạo tổ hợp gen mới
Phương pháp: Sử dụng đực thuần luân chuyển các giống ở mỗi thế hệ lai. Con
cái là con sinh ra ở các thế hệ lai. Người ta không dung đời F1 ngay mà cho thêm
máu của đực giống trong nhóm ta chọn, khi nào những con lai đạt tiêu chuẩn theo
yêu cầu thì ta ngưng, thường cho lai 5 thế hệ thì sự đóng góp về tỉ lệ máu của các
giống vào con lai kể như cân bằng. Trong phương pháp lai luân chuyển có lai luân
chuyển 2 giống, lai luân chuyển 3 giống…

Hình 3.2: Sơ đồ lai luân chuyển

12
3.2.3 Lai cải tiến (lai pha máu)
Mục đích: Để cải tiến một đặc tính nào đó của giống heo hiện có mà đăc tính
đó chưa được tốt lắm, còn các đặc tính khác toàn bộ phải tốt
Phương pháp: Người ta cho heo đực của giống tốt giao phối với heo cái của
giống mà ta muốn bổ sung đặc tính. Chỉ sử dụng đực giống cải tiến một lần, sau đó
chọn lọc heo đực giống địa phương phối với con nái lai sinh ra.

3.2.4 Lai cải tạo (lai đồng hóa)


Mục đích: Cải tạo triệt để một giống heo xấu
Phương pháp: Dùng heo đực giống cao sản cho giao phối với heo cái địa
phương. Con cái lai (nếu tốt) được giữ lại cho giao phối với đực của giống cao sản,
còn con đực lai thì được thiến và nuôi thịt. Thường cho giao phối đến đời thứ năm
thì con lai gần giống với heo cao sản

13
CHƯƠNG 4

KẾT LUẬN
4.1 Kết luận
Việt Nam có lịch sử phát triển từ một nước nông nghiệp với ngành chăn nuôi là
một mắc xích không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế. Lợi thế với nhiều giống heo
nội có năng suất ổn định và tính thích nghi tốt với nhiều điều kiện khí hậu, ngoài ra
với công cuộc mở cửa hội nhập các nền kinh tế trên thế giới, hiện tại Việt Nam còn
du nhập nhiều giống heo có năng suất và chất lượng cao, khả năng chống chịu bệnh,
khả năng sinh trưởng và sinh sản tốt.
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và chính sách tập trung phát
triển ngành chăn nuôi thành một mũi kinh tế trọng điểm, Việt Nam hiện có nhiều
công trình nghiên cứu lai tạo và chọn giống heo tốt, phù hợp với nhu cầu và xu hướng
kinh tế hiện đại, tập trung phát triển và nâng cao chất lượng đàn giống heo là một
trong những chủ trương hàng đầu và cấp thiết giúp Việt Nam đẩy mạnh tiềm lực đất
nước và hội nhập với nền kinh tế thế giới sâu và rộng hơn.
Các giống heo lai mới với nhiều ưu điểm vượt trội sẽ mang lại một bức tranh
tươi sáng cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành chăn nuôi heo nói riêng.
4.2 Kiến nghị
Trong giới hạn của đề tài, một số kiến nghị và đề xuất xin phép được nêu ra
như sau:
- Đối với hộ chăn nuôi
+ Lập kế hoạch chăn nuôi cụ thể, rõ ràng.
+ Tăng cường nghiên cứu tìm hiểu các giống heo mới để ứng dụng phù hợp với
nhu cầu chăn nuôi.
- Đối với chính quyền địa phương,
+ Cần có sự liên kết bốn nhà: Nhà sản xuất – Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà
kinh doanh thực phẩm có như vậy mới đảm bảo điều kiện chuẩn hóa giống đàn heo.
+ Thành lập tổ hợp tác, hội nông dân, hội doanh nghiệp nhằm tạo môi trường
thuận lợi cho các nhà sản xuất, các trang trại giao lưu trao đổi thông tin kinh nghiệm
cũng như những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất.
+ Kinh tế trang trại loại hình kinh tế mới và có nhiều triển vọng, nhà nước cần
có nhiều chương trình ưu đãi để khuyến khích phát triển.
- Đối với cơ quan thú y của huyện
+ Giới thiệu, triển khai các kiến thức về giống và chọn lọc giống mới cho bà
con nông dân nhanh gọn dễ hiểu.
+ Tăng cường hỗ trợ, giám sát đàn giống heo địa phương nhằm phát triển đàn
vật nuôi theo xu hướng tốt nhất.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://nguoichannuoi.com/nhung-dieu-can-biet-ve-cham-soc-lon-nai-
fm463.html
2. http://s-nguyenlieutags.blogspot.com/2014/04/mot-so-giong-lon-pho-bien-o-
nuoc-ta.html

15

You might also like