You are on page 1of 8

Mã:

BTS GSM 900


P(w) P(dBm)
1 320 55
2 160 52
3 80 49
4 40 49
5 20 43
6 10 40
7 5 37
8 2,5 34
BTS GSM 1800
P(w) P(dBm)
1 20 43
2 10 40
3 5 37
4 2,5 34
Tính toán RF.
Có 4 vùng quan trọng cần tính toán công suất trong mạng WLAN gồm:
+ Công suất tại thiết bị truyền
+ Loss và Gain của các thiết bị kết nối giữa thiết bị truyền và anten như cable, đầu nối, bộ khuếch
đại, bộ suy hao, và bộ chia.
+ Công suất tại đầu nối cuối cùng trước khi tín hiệu đi vào anten (Bộ bức xạ định hướng)
+ Công suất tại thành phần anten (EIRP)

Những vùng này sẽ giúp xác định kết nối RF có vượt quá giới hạn cho phép của FCC hay không vì
thế bạn cần phải lưu ý khi lập kế hoạch cho mạng WLAN. Phần sau sẽ mô tả các đơn vị tính toán
được sử dụng để tính toán công suất phát khi cấu hình thiết bị WLAN.

1. Các đơn vị tính toán


Có nhiều đơn vị tính toán mà administrator cần phải quen thuộc để có thể triển khai và troubleshoot
một cách hiệu quả.

Watt (W)
Đơn vị cơ bản của công suất là Watt. Một watt được định nghĩa là một dòng điện có 1 ampe và 1
volt. Để minh họa cho khái niệm về các đơn vị, chúng ta xét ví dụ về những ống nước ở trong vườn.
Áp suất trên đường nước chảy sẽ biểu diễn cho Voltage trong mạch điện, dòng nước chảy trong ống
nước sẽ biểu diễn cho Ampere. Khi đó, Watt chính là kết quả của một lượng áp suất và một lượng
nước cho trước trong ống nước. 1 Watt tương đương với một Ampere nhân với 1 Voltage.

Thông thường thì một bóng đèn điện 120 V sẽ có 7 W. Trong một đêm tối hoàn toàn, bóng đèn 7 W
này có thể thấy được từ cách xa đó 50 miles ở tất cả mọi hướng. Nếu chúng ta có thể mã hóa thông
tin tương tự như mã Morse chúng ta sẽ có một kết nối không dây được thiết lập. Hãy nhớ rằng
chúng ta chỉ quan tâm đến việc truyền và nhận dữ liệu, chứ không phải là việc chiếu sáng receiver
bằng một năng lượng RF như khi chúng ta chiếu sáng căn phòng bằng một bóng đèn. Bạn có thể
thấy rằng công suất tương đối nhỏ được yêu cầu để hình thành một kết nối RF có khoảng cách xa.
FCC chỉ cho phép công suất 4 Watt được phát ra từ anten trong kết nối WLAN điểm – đa điểm sử
dụng thiết bị trải phổ trong dãy tần số không cấp phép 2.4 GHz. 4 W có thể là một công suất không
lớn nhưng nó đủ để truyền một tín hiệu RF đi xa 1 mile.

Milliwatt
Khi cài đặt mạng WLAN, mức công suất 1 mW có thể được sử dụng cho một vùng
nhỏ. Thường thì mức công suất trong mạng WLAN hiếm khi vượt quá 100 mW đủ
để truyền thông lên đến ½ mile trong điều kiện tối ưu. AP thông thường có khả năng
bức xạ công suất 30 – 100 mW tùy thuộc vào nhà sản xuất. Chỉ trong trường hợp
kết nối điểm-điểm ngoài trời giữa các tòa nhà thì công suất mới vượt quá 100 mW.
Thường thì các mức công suất mà administrator thấy sẽ được tính theo mW hay
dBm. Hai đơn vị đo lường này biểu diễn một giá trị tuyệt đối của công suất và đều là
những đơn vị đo lường chuẩn công nghiệp.
900mAh = 10w.

luuhoannd@gmail.com

Decibels
Khi một receiver rất nhạy cảm với tín hiệu RF, nó có thể đọc được tín hiệu rất nhỏ
như 0.000000001 W. Ngoài việc nó là một con số, thì giá trị nhỏ này không mang
nhiều ý nghĩa và có thể bị bỏ qua hay đọc nhầm. Decibel cho phép chúng ta biểu
diễn những số này bằng cách làm cho chúng dễ quản lý và dễ hiểu hơn. Decibel dựa
trên mối quan hệ logarith (log) với watt. Đối với RF, logarith là một số mũ của 10.
Ví dụ, nếu ta có số 1000 thì log(1000) = 3 bởi vì 10 mũ 3 = 1000. Chú ý là logarithm
của một số âm hay số Zero là không tồn tại.

Đối với tọa độ tuyến tính Watt chúng ta có thể vẽ ra một điểm công suất tuyệt đối.
Đo công suất tuyệt đối chính là đo công suất trong mối liên quan với một số điểm
tham chiếu cố định nào đó. Trong hầu hết tọa độ tuyến tính (watt, độ Kelvin, miles
per hour) thì điểm tham chiếu là cố định tại Zero, thường được mô tả như khi
không có gì để đo. Ví dụ, zero watt = no power, 0 độ Kelvin = không có mức năng
lượng nhiệt nào, zero MPH = không chuyển động. Trong tọa độ logarith, điểm tham
chiếu không thể là zero bởi vì log(0) không tồn tại. Decibel là một đơn vị đo tương
đối không giống như đơn vị đo tuyệt đối (milliwatt).
Đo lường gain và loss
Công suất tăng và giảm được đo theo decibel, không phải theo watt bởi vì tăng và giảm là những
khái niệm tương đối và decibel cũng là một đơn vị đo tương đối. Tăng hay giảm trong hệ thống RF
có thể được thường liên quan đến việc đo công suất tuyệt đối (ví dụ, 10 watt) hay công suất tương
đối (ví dụ, một nửa công suất). Việc giảm một nửa công suất tương ứng với giảm 3 decibel. Nếu
như một hệ thống giảm một nửa công suất của nó (-3 dB) rồi sau đó giảm tiếp một nửa của phần
còn lại thì tổng số giảm là ¾ của công suất ban đầu (1/2 đầu tiên, sau đó là ¼ vì ½ của ½ ). Rõ
ràng là không có một đơn vị đo tuyệt đối nào có thể biểu diễn lượng giảm không đối xứng này theo
một cách có ý nghĩa, nhưng decibel lại làm được điều này.

Để cho việc tham khảo nhanh chóng và dễ dàng, có một số giá trị liên quan đến tăng và giảm mà
một administrator nên biết:
- 3 dB = ½ công suất (mW)
+ 3 dB = 2 * công suất (mW)
- 10 dB = 1/10 công suất (mW)
+ 10 dB = 10 * công suất (mW)

Những giá trị này cho phép administrator có khả năng tính toán nhanh chóng và dễ dàng sự tăng
hay giảm của RF với độ chính xác khá cao mà không cần dùng đến máy tính. Trong trường hợp sử
dụng phương pháp trên không thể tính được thì chúng ta có thể sử dụng công thức sau

Công thức này sẽ chuyển đổi từ mW sang dBm


Công thức này sẽ chuyển ngược lại từ dBm sang mW

Một điểm quan trọng khác là tăng hay giảm là sự cộng thêm vào. Nếu một AP được kết nối với cable
có độ giảm -2 dB và sau đó qua một đầu nối có độ giảm -1 dB thì giảm tổng cộng sẽ là -3 dB
dBm
Điểm tham chiếu trong mối liên quan giữa tọa độ logarith dB và tọa độ tuyến tính watt là:

1 mW = 0 dBm

Ký tự m trong dBm đơn giản chỉ là tham chiếu đến 1 mW và vì thế đơn vị dBm là một đơn vị công
suất tuyệt đối.

Hình dưới đây cho thấy điểm tham chiếu là luôn luôn giống nhau, nhưng mức công suất có thể di
chuyển theo bất kỳ hướng nào từ điểm tham chiếu tùy thuộc vào chúng biểu diễn công suất tăng
hay giảm.

http://i47.photobucket.com/albums/f185/hinhup/33-2-13.gif

Ở biểu đồ phía trên biểu diễn tăng và giảm của 10 dB, biểu đồ phía dưới biểu diễn tăng và giảm của
3 dB

Ví dụ: Chúng ta có thể biểu diễn +43 dBm như sau

+43 dBm = 0 + 10 + 10 + 10 + 10 + 3

Từ biểu đồ phía trên chúng ta có thể thấy rằng +10 có nghĩa là nhân với 10 còn +3 có nghĩa là nhân
với 2, từ đó ta có

1 mW x 10 = 10 mW
10 mW x 10 = 100 mW
100 mW x 10 = 1,000 mW
1,000 mW x 10 = 10,000 mW
10,000 mW x 2 = 20,000 mW = 20 watts

Xét một ví dụ khác:

-26 dBm = 0 – 10 – 10 – 3

Cũng tương tự như trên ta có


1 mW / 10 = 100 uW
100 uW / 10 = 10 uW
10 uW / 2 = 5 uW
5 uW / 2 = 2.5 uW
dBi

Như chúng ta đã biết, tăng và giảm được đo theo decibel. Khi tính toán độ lợi của anten thì đơn vị
decibel được biểu diễn là dBi. Đơn vị dBi này chỉ liên quan đến độ lợi của anten. Ký tự i biểu diễn
cho isotropic có nghĩa là sự thay đổi trong công suất được tham chiếu đến bộ bức xạ đẳng hướng.
Một bộ bức xạ đẳng hướng là một transmitter lý tưởng (trên lý thuyết) phát ra trường điện từ theo
mọi hướng với một cường độ bằng nhau với 100% khả năng trong không gian 3 chiều. Một ví dụ của
bộ bức xạ đẳng hướng chính là mặt trời. dBi là một điểm tham chiếu lý tưởng. Đơn vị dBi được sử
dụng trong tính toán RF giống như dB. dBi cũng là một đơn vị tương đối.

Xét một anten với 10 dBi và công suất 1 watt thì EIRP được tính:

1 W + 10 dBi = 10 W

Một anten trừ khi bị hỏng thì chúng không bao giờ gây ra giảm tín hiệu, vì thế giá trị dBi luôn luôn
là một số dương.

Ví dụ: Trong mạch RF như hình dưới đây, hãy xác định công suất tại tất cả các điểm đánh dấu tính
theo mW

Đo lường chính xác


Mặc dù những kỷ thuật này rất hữu ích và có lợi trong một số tình huống. Nhưng một số trường hợp
như khi làm tròn hay các số chẳn có thể không biểu diễn được. Đối với những trường hợp này thì sử
dụng công thức là tốt nhất. Vì decibel là một đơn vị đo công suất tương đối nên nó ám chỉ một sự
thay đổi trong mức công suất. Nếu mức công suất được cho theo dBm thì một sự thay đổi theo dB
được tính như sau

Công suất khởi tạo = 20 dBm


Công suất cuối cùng = 33 dBm
Thay đổi theo công suất: Delta(P) = 33 – 20 = +13 dB

Nếu như mức công suất được cho theo mW thì


Công suất khởi tạo = 130 mW
Công suất cuối cùng = 5.2 mW
Thay đổi theo công suất:
các bác ơi tiện đây cho tôi hỏi thêm một chút nữa nhé mong các bác chỉ bảo dùm cho.cái
này thực sự tôi không rõ lắm.
Có công thức nào chuyển đổi giữa các đơn vị dB, dBm,dBi,dBd?
và Tôi có một phép toán như sau, Tính EIRP( Công suất bức xạ đẳng hướng tương
đương)
EIRP = 29dbm - 18dB - 11dB + 2dBi = +2dBm?
dở dĩ tôi hỏi chuyển đổi giữa các đơn vị nói ở trên là vì tôi đang thắc mắc tại sao ở phép
toán đưa ra các đơn vị trong phép toán là khác nhau mà khi tính toán tác giả lại có kết quả
là +2dBm?
Rất mong các bác Pro giúp cho.;)

Botayfz
03/05/2009, 01:38
Các kiểu dB của bạn có thể tìm thấy ở đây. Nếu đọc rồi mà có gì không hiểu thì hỏi tiếp
nhé.
http://www.phys.unsw.edu.au/jw/dB.html
http://en.wikipedia.org/wiki/Decibel

andaihiep
03/05/2009, 12:01
Bạn đọc kỹ đoạn này trong wiki, chú ý là dB biểu diễn cho nhiều đại lượng vật lý nhé, cái
này tôi cũng hay nhầm nhẫn lắm.
"Absolute" and "relative" decibel measurements

Although decibel measurements are always relative to a reference level, if the numerical
value of that reference is explicitly and exactly stated, then the decibel measurement is
called an "absolute" measurement, in the sense that the exact value of the measured
quantity can be recovered using the formula given earlier. For example, since dBm
indicates power measurement relative to 1 milliwatt,

* 0 dBm means no change from 1 mW. Thus, 0 dBm is the power level corresponding to
a power of exactly 1 mW.
* 3 dBm means 3 dB greater than 0 dBm. Thus, 3 dBm is the power level corresponding
to 103/10 × 1 mW, or approximately 2 mW.
* −6 dBm means 6 dB less than 0 dBm. Thus, −6 dBm is the power level corresponding
to 10−6/10 × 1 mW, or approximately 250 μW (0.25 mW).
If the numerical value of the reference is not explicitly stated, as in the dB gain of an
amplifier, then the decibel measurement is purely relative.
Với EIRP= 29dBm -18dB -11dB +2dBi
Bạn phải hiểu dBm ở đây là giá trị công suất tuyệt đối "absolute measurement, which
indicates power measurement relative to 1mW"
Còn dB ở đây là giá trị tương đối, mình có thể coi như là số lần ý. Ví dụ như ở đoạn trên
3dBm có nghĩa là lớn gấp 3dB lần 0dBm mà quy đổi ra số học bình thường là lớn gấp 2
lần đó :D.
dBi thì bạn hiểu là nó tương tự như dB nhưng áp dụng cho anten đẳng hướng isotropic
Do đó ta viết lại EIRP= 29dBm -27dB
mà 29dBm nghĩa là lớn gấp 29dB lần 0dBm nên khi trừ đi 27dB lần thì nó chỉ còn lớn
gấp 2dB lần 0dBm tức EIRP= 2dBm
Giải thích thì lằng ngoằng thế chứ tôi hiểu đơn giản là công suất phát 29dBm bị suy giảm
29 dB lần thì mình phải trừ đi thế thôi ^^!
Chú ý là bạn đừng nhầm dB với dBW nhé, dBW= dBm -30, dB = 10lg(P1/P0) còn
dBW=10lg(P(W)/1W)nên dB chỉ bằng dBW khi P0=1W

Chuyển đổi dbm, dbw và watts


April 25, 2009

dBm - dBw Watts conversion chart


Bài viết giới thiệu bảng chuyển đổi giữa các đại lượng công suất đo bằng dBm - dBw và
đại lượng công suất chung đo bằng watts. dBm và dBW được sử dụng rộng rãi trên các
thiết bị đo/thử cao tần RF như máy phân tích phổ và máy phát tín hiệu.

Decibel được sử dụng rộng rãi trong việc tính toán thiết kế điện tử và vô tuyến và được
sử dụng nhiều trong các chi tiết và thông số kỹ thuật liên quan tới tần số vô tuyến và cao
tần RF. Khi thực hiện đo tần số vô tuyến hay công suất cao tần RF, người ta thường sử
dụng các thang đo để có thể dễ dàng so sánh các giá trị với nhau. Vì thế nhiều mức công
suất được đo bằng dBm hoặc dBW và nhiều thiết bị đo/thử RF bao gồm máy đo công
suất, máy phân tích phổ, máy phát tín hiệu, v.v... có thang chia độ bằng dBm hoặc dBW.
Các phần tử RF như bộ trộn (mixer), oscillator, v.v... cũng như các giao diện giữa các
module trong các thiết bị RF đều có các mức giá trị đo bằng dBm hay dBW. Các máy
phát vô tuyến cũng có thể có các giá trị đầu ra biểu diễn theo phương pháp như vậy.

dBm và dBW là gì?


Bản thân decibel không phải là một giá trị tuyệt đối. Nó chỉ là một phép so sánh giữa 2
mức giá trị, và bản thân nó không thể dùng để đo một giá trị tuyệt đối. Vì thế dBm và
dBW được sử dụng như sau:

 dBm - là công suất tương đối biểu diễn bằng decibel theo miliwatt.

 dBW - là công suất tương đối biểu diễn bằng decibel theo watt.

Từ đó có thể thấy mức 10 dBm là 10 dB trên 1 milliwatt, tức là bằng 10 mW. Tương tự
mức 20 dBW bằng 100 lần của 1 watt, tức là bằng 100 watts.

Dưới đây là bảng chuyển đổi tổng quát giữa dBm, dBW và công suất:

dBm dBW Watts Thuật ngữ


+100 +70 10 000 000 10 Megawatts
+90 +60 1 000 000 1 Megawatt
+80 +50 100 000 100 kilowatts
+70 +40 10 000 10 kilowatts
+60 +30 1 000 1 kilowatt
+50 +20 100 100 watts
+40 +10 10 10 watts
+30 0 1 1 watt
+20 -10 0.1 100 milliwatts
+10 -20 0.01 10 milliwatts
0 -30 0.001 1 milliwatt
-10 -40 0.0001 100 microwatts
-20 -50 0.00001 10 microwatts
-30 -60 0.000001 1 microwatt
-40 -70 0.0000001 100 nanowatts
-50 -80 0.00000001 10 nanowatts
-60 -90 0.000000001 1 nanowatt

dBm và dBW được sử dụng rộng rãi, ở trong các thước đo độ của các thiết bị đo/thử RF
như máy đo công suất, máy phát tín hiệu và máy phân tích phổ RF thì dBm và dBW được
sử dụng nhiều hơn so với các đơn vị cơ bản như watt hay milliwatt. Và để hiểu được các
thông số kỹ thuật của các thiết bị như vậy thì việc hiểu ý nghĩa của dBm và dBW là điều
cần thiết.

You might also like