You are on page 1of 15

MỞ ĐẦU

Thực phẩm là nhu cầu không thể thiếu cho sự sống và phát triển của con người. Trãi qua
nhiều thời kỳ với sự phát triển không ngừng của khoa học và kỹ thuật, thực phẩm không
những được tạo ra thủ công ở gian bếp của gia đình mà còn được con người áp dụng các
kỹ thuật công nghệ chế biến hợp lý nhằm đáp ứng các yêu cầu về thị hiếu lẫn kinh tế
của người tiêu dùng và nhà sản xuất. Hầu hết các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng bởi
cá yếu tố bên ngoài như nước, đất, không khí, vi sinh vật…Vì vậy chúng phải được chứa
đựng trong bao bì cẩn thận với mục đích đảm bảo chất lượng thực phẩm ở thời gian dài
nhất có thể. Bên cạnh đó, xã hội càng phát triển cũng đi đôi với nhu cầu người tiêu dùng
được nâng cao, cho nên bao bì được ra đời không chỉ với chức năng đơn thuần và bao
gói và bảo vệ mà nó đã trở thành công cụ chiến lược trong quảng bá sản phảm và gây
dựng thương hiệu. Hiện nay, việc lựa chọn chất liệu bao bì nắm giữ vai trò then chốt đối
với sự thành công của doanh nghiệp. Các nhà sản xuất luôn lựa chọn những chất liệu có
đặc tính phù hợp nhất cho sản phẩm và thêm vào đó là giá thành và tính linh hoạt của
vật liệu. Trong đó, bao bì nhựa là một trong những lựa chọn hàng đầu cho số lượng lớn
các nhà kinh doanh trong nước và quốc tế nhờ vào tính ưu việt mà chất liệu này mang
lại.

1
 NGUỒN GỐC PLASTIC
Nguyên liệu sản xuất plastic là nguồn (hydrocacbon) HC từ dầu mỏ. Bao bì plastic
thường không mùi, không vị, có loại có thể đạt đô mềm dẻo, nhưng cũng có loại đạt độ
cứng vững chắc, chống va chạm cơ học, chống thấm hơi, khí. Chịu được nhiệt độ thanh
trùng hoặc nhiệt độ lạnh đông. Không thể tái sử dụng đối với bao bì chứa đựng thực
phẩm. Tồn tại ở cả hai trạng thái: Trạng thái kết tinh: mạch polymer sắp xếp song song,
có định hướng nên có tính chống thấm khí, bền cơ lý cao; trạng thái vô định hình: phân
nhánh càng nhiều, tính chống thấm khí càng giảm. Có loại trong suốt, hoặc cũng có loại
mờ đục. In ấn dễ dàng, đạt được độ mỹ quan theo yêu cầu. Đặc điểm nổi bật là nhẹ hơn
tất cả các loại vật liệu bao bì khác, rất thuận tiện trong phân phối, chuyên chở. Công
nghệ chế tạo bao bì plastic đã và đang phát triển cao độ, nhưng cũng gây sự gia tăng ô
nhiễm môi trường vì không có khả năng tái sinh hoàn toàn. Plastic thuộc loại nhựa nhiệt
dẻo, có tính chảy dẻo thuận nghịch; khi nhiệt độ chưa đến điểm phá hủy cấu trúc của nó
thì khi nhiệt độ càng cao thì càng trở nên mềm dẻo, khi nhiệt độ được hạ xuống thì
thường hóa rắn. Plastic là loại polyme chứa 5000 – 10000 monomer, có các dạng sau:
Homopolyme: cấu tạo từ 1 loại monomer. Copolyme: cấu tạo từ 2 loại monomer.
Terpolyme: cấu tạo từ 3 loại monomer.

I. CÁC LOẠI VẬT LIỆU CHẾ TẠO MÀNG ĐƠN


Bao bì là loại vật dụng để bao, gói, giữ, chứa đựng một loại sản phẩm, trợ giúp trong
việc vận chuyển và lưu trữ.

Bao bì phải đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, có thể phân phối, lưu kho, kiểm tra
và thương mại… một cách thuận lợi.

Màng đơn lớp (Single-layer film) là màng mỏng chỉ gồm một lớp vật liệu . Tính chất
của màng được tạo ra từ lớp vật liệu đó . Đối với loại màng đơn này nguyên liệu sử dụng
chủ yếu là PE (PELD, PELLD) và PP, PET, OPP, PA, EVOH.

1. Polyetylene – PE:

2
Đặc tính:
- Trong suốt, hơi có ánh mờ, có bề mặt bóng láng, mềm dẻo.
- Chống thấm nước và hơi nước tốt.
- Chống thấm khí O2, CO2, N2 và dầu mỡ đều kém.
- Bị căng phồng và hư hỏng khi tiếp xúc với tinh
dầu thơm hoặc các chất tẩy như Alcohol, Acêton,
H2O2…
- Có thể cho khí, hương thẩm thấu xuyên qua, do
đó PE cũng có thể hấp thu giữ mùi trong bản thân bao
bì, và cũng chính mùi này có thể đưộc hấp thu bởi
thực phẩm được chứa đựng, gây mất giá trị cảm quan
của sản phẩm.
Hạt nhựa PE

Ứng dụng:
- Làm túi xách các loại, thùng (can) có thể tích từ 1 đến 20 lít với các độ dày khác
nhau.

- Sản xuất nắp chai. Do nắp chai bị hấp thu mùi nên chai đựng thực phẩm đậy bằng
nắp PE phài được bảo quản trong một môi trường không có chất gây mùi.

3
Một số sản phẩm của phản ứng trùng hợp PE:

 Linear low density polyetylen (LLDPE),


 Low density polyetylen (LDPE),
 Medium density polyetylen (MDPE),
 High density polyetylen (HDPE).

2. Polypropylene – PP:

Hạt nhựa PP

4
Đặc tính :
- Tính bền cơ học cao (bền xé và bền kéo đứt), khá cứng vững, không mềm dẻo như
PE, không bị kéo giãn dài do đó được chế tạo thành sợi. Đặc biệt khả năng bị xé rách dễ
dàng khi có một vết cắt hoặc một vết thủng nhỏ.
- Trong suốt, độ bóng bề mặt cao cho khả năng in ấn cao, nét in rõ.
- Nhiệt độ hàn dán mí (thân) bao bì PP (140oC) cao so với PE có thể gây chảy hư hỏng
màng ghép cấu trúc bên ngoài, nên thường ít dùng PP làm lớp trong cùng.
- Có tính chất chống thấm O2, hơi nước, dầu mỡ và các khí khác.

Ứng dụng:
- Dùng làm bao bì một lớp chứa đựng bảo quản thực phẩm , không yêu cầu chống oxy
hóa một cách nghiêm nhặt.
- Tạo thành sợi, dệt thành bao bì đựng lương thực, ngũ cốc có số lượng lớn.
- PP cũng được sản xuất dạng màng phủ ngoài đối với màng nhiều lớp để tăng tính
chống thắm khí, hơi nước, tạo khả năng in ấn cao, và dễ xé rách để mở bao bì (do có tạo
sẵn một vết đứt) và tạo độ bóng cao cho bao bì.
3. Polyester – PET

Hạt nhựa PET


Đặc tính:
- Bền cơ học cao, có khả năng chịu đựng lực xé và lực va chạm, chịu đựng sự mài mòn
cao, có độ cứng vững cao.
- Trơ với môi trường thực phẩm.
- Trong suốt.
- Chống thấm khí O2, và CO2 tốt hơn các loại nhựa khác.
Ứng dụng:

5
Do tính chống thấm rất cao nên PET được dùng làm chai, bình đựng nước tinh khiết,
nước giải khát có gas….
4. Polyamide – PA

Hạt nhựa PA

Đặc tính:

- Chống thẩm thấu khí hơi rất tốt.


- Chống thấm nước kém.
- Không có tính cứng vững như PP, do đó không có chế tạo chai lọ.
- Có khả năng hấp thụ nước, hơi nước.
- Có tính chống thấm khí O2, N2, CO2 rất cao.
- Có tính bền cơ lý cao: chịu được va chạm, chống được sự trầy xước,mài mòn, và xé
rách hoặc thủng bao bì.
- Có khả năng hàn dán nhiệt khá tốt.
- Có khả năng in ấn tốt, không cần xử lý bề mặt trước khi in.
Ứng dụng:

- Màng PA ghép cùng với PE, dùng làm bao bì chứa thực phẩm lạnh đông và thực
phẩm dạng lỏng có thể chịu được nhiệt độ thanh trùng đến 1000C trong 10 phút, hoặc
làm màng co bao bọc thực phẩm ăn liền.
- Dùng làm bao bì hút chân không hoặc bao bì ngăn cản sự thẩm thấu O2 hoặc thoát
hương.

6
Khả Khả
Khả năng Khả
năng năng Độ trong
Loại màng ngăn cản Tính dễ in năng
chịu nấu ngăn cản suốt
khí chịu kéo
sôi hơi nước

LDPE + ++ - ++ + -

LLDPE ++ ++ - ++ + -

HDPE + ++ - - + +

PP ++ ++ - +++ ++ +

BOPP ±/++ +++ - +++ +++ -

PET ± - - ++ + ++

BOPET ± - + +++ +++ -

PA - - ++ + + +++

BOPA - - ++ +++ +++ -

Chú thích: +++: Rất tốt; ++: Tốt; +: Trung bình; -: Không tốt

7
7. Phụ gia

- Tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất mà sàn phẩm được bổ sung các chất phụ gia như
sau:
 Chất tang cơ lý tính (tính dai, tính dẻo, tính va đập) cho các loại nhựa phổ thông
như PE, PP,… và các loại nhựa kỹ thuật như ABS, PS,PC…
 Chất tang khả năng ngậm mùi khi sản phẩm ngậm mùi cao.
 Chất tương hợp, tăng khả năng liên kết trộn các chất với nhau ABS/PC, PP/PE…
- Chất ổn định nhiệt, ổn định gia công, hạn chế biến mùi, chuyển mùi khi gia
công. - Chất trợ gia công, chất bôi trơn: làm vật liệu nhựa dễ chuyển pha, giảm
nhiệt độ khi sản xuất, giảm tiêu thụ điện năng.
 Chất kháng UV: giữ cơ lý tính, chống rạn nứt biến mùi đối với các sản phẩm
nhựa để ngồi ngoài trời (do tiếp xúc thường xuyên với tia cực tím từ ánh nắng
mặt trời). - Chất tạo độ trong cho màng:chất tang trong cho sản phẩm nhựa PP.
- Chất tăng trắng quang học.
 Chất chống oxi hóa: chống lại sử oxi hóa của các sản phẩm nhựa duoi1 tác động
của môi trường.
 Chất chống tĩnh điện.
 Chất chống tạo khối.
 Chất chống vi khuẩn.
 Chất hỗ trợ gia công.
 Chất trượt, chất chống trượt.

8
II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÀNG ĐƠN

Phương pháp thổi


màng

MÀNG ĐƠN BAO BÌ DẠNG


Nguyên liệu Máy ép đùn TÚI

Phương pháp cán


màng

Phương pháp sản xuất : Màng đơn được sản xuất theo 2 phương pháp đó là : phương
pháp đùn thổi và đùn cán

1. Quy trình sản xuất màng thổi:


1.1. Mô tả quy trình

HẠT PLASTIC

MÁY ÉP ĐÙN ( NHỰA


PHỤ GIA
NÓNG CHẢY)

KHUÔN HÌNH VÀNH


KHĂN

THỔI PHỒNG

LÀM NGUỘI

9
LÀM DẸP

CUỘN MÀNG

SẢN PHẨM

- Hạt nhựa sau khi đun nóng chảy được đẩy qua một khuôn tạo hình vành khuyên
được bố trí thẳng đứng để tạo thành một ống thành mỏng.
- Thông qua một lỗ hổng ở giữa khuôn không khí được đưa vào bên trong để thổi
phồng ống.

10
- Phía trên khuôn, người ta bố trí một vòng không khí tốc độ cao để làm nguội ống
màng phim nóng. Ống màng sau đó tiếp tục đi lên và được làm lạnh đến khi nó đi qua
một con lăn có tác dụng làm dẹp màng lại và tạo thành màng đôi. Sau đó màng đôi này
được đưa ra khỏi tháp đùn thông qua một hệ thống các con lăn.
- Màng đôi sau đó được để nguyên hay cắt thành 2 màng chiết rồi cuộn lại thành ống.
Màng đôi được dùng để làm túi bằng cách hàn kín theo chiều rộng của màng rồi cắt hay
khoét để tạo thành từng túi. Quá trình này có thể được thực hiện cùng lúc hay sau khi
thổi màng. Thông thường, khoảng tỉ lệ giữa khuôn và ống màng thổi từ 1,5- 4 lần so
với đường kính khuôn. Mức độ kéo căng của màng khi chuyển từ trạng thái nóng chảy
sang nguội cả theo chiều bán kính lẫn chiều dọc ống có thể dễ dàng điều khiển bằng
cách thay đổi thể tích không khí ở bên trong ống và thay đổi tốc độ kéo. Điều này giúp
cho màng thổi ổn định hơn về tính chất so với màng đúc hay đùn truyền thống chỉ có
kéo căng dọc theo chiều đùn.
1.2. Ứng dụng của quá trình sản xuất màng thổi:
- Sản phẩ m là các loa ̣i màng như túi xố p, túi đựng thực phẩ m đã hoặc chưa qua chế
biế n.
- Dùng làm bao bì một lớp chống thấm nước, hơi, khí O2 chứa đựng bảo quản thực
phẩm, nếu yêu cầu chống oxi hóa một cách nghiêm ngặt thì dùng màng PP có độ dày
cao khoảng 25 – 30 m . PP cũng được sản xuất màng ghép cùng với nhiều màng vật
liệu khác để đảm bảo tính chống thấm khí, hơi, dầu mỡ.

2. Quy trình sản xuất màng cán


2.1. Mô tả quy trình

HẠT PLASTIC

MÁY ÉP ĐÙN ( NHỰA


PHỤ GIA
NÓNG CHẢY)

KHUÔN HÌNH CHỮ

T 11
CÁC TRỤC CÁN TẠO
MÀNG

LÀM NGUỘI

CUỘN MÀNG SẢN PHẨM

- Cán là một quá trình được dùng để tạo màng, tấm nhựa. Nhựa sau khi được đun
nóng chảy thành dạng bột nhão (paste) chảy ra khỏi máy ép đùn thông qua một khuôn
hình chữ T có tác dụng dàn đều lượng nhựa nóng chảy định hình cho sản phẩm sẽ chảy
qua hai hay nhiều trục cán có tốc độ quay điều chỉnh được, quay ngược chiều nhau, gia
nhiệt chính xác, được cuộn lại thành cuộn với chiều dày và chiều rộng xác định. Các
trục cán song song có bề mặt rất phẳng, quay cùng tốc độ. Bề mặt được đánh bóng hoặc
tạo hình nổi, cứng hoặc mềm tùy vào loại vật liệu. Sau khi hóa dẻo (plasticzing), nhựa
nóng chảy dạng paste được chuyển qua máy cán nhiều trục.

12
- Máy cán có thể có từ 2 – 7 trục được đặc trưng bởi cách bố trí: I, Z hay L ngược.
Thông dụng nhất là kiểu chữ L ngược có 4 trục cán và loại chữ Z. Kiểu chữ Z có nhiều
thuận lợi: tấm nhựa mất nhiệt ít (vì chuyển động ngắn), cấu trúc đơn giản hơn.
- Để ép thành màng mỏng, cần một lực lớn, bất kỳ một sự thay đổi nào của lực dọc
trục cán sẽ làm chiều dày màng thay đổi. Một lý do khiến dao động áp lực là khoảng hở
ổ trục lớn. Cán điều chỉnh ổ trục thích hợp.
- Sau khi định hình, qua nhiều trục cán, sản phẩm được làm lạnh bằng cách kéo sản
phẩm thông qua một bể nước kín chịu tác động chân không được kiểm soát cẩn thận để
giữ được hình dạng mới thổi. Đối với các sản phẩm như tấm nhựa, làm mát được thực
hiện bằng cách kéo qua một bộ giải nhiệt dạng cuộn.
Luôn có đồng hồ đo chiều dày đặt ở khoang làm lạnh. Chiều dày màng được điều chỉnh
tự động. Sau làm lạnh, nhựa được cắt hai cạnh và cuộn tròn.
2.2. Ứng dụng:
- Sản xuất các loại màng trong, màng che phủ, màng co, màng che nhà vườn.
- Dùng để làm hô ̣p nhựa thân mề m, ly nhựa, áo mưa…

5. Ưu, nhược điểm của màng thổi và màng cán:


So sánh ưu và nhược điểm của màng thổi và màng cán

Màng thổi Màng cán

 Màng thổi khó kiểm soát độ dày  Phương pháp cán dễ dàng kiểm soát
màng, độ dày màng thay đổi từ 3 – 4%. độ dày màng. Độ dày mày thay đổi từ
1 – 2%.

 Màng thổi mỏng hơn màng cán.  Màng có đô ̣ dày nhấ t đinh
̣ không thể
làm ra màng mỏng như phương pháp đùn
thổ i.
 Có thể làm nguội nhanh màng plastic.
 Làm nguội chậm hơn phương pháp
 Màng cán có tính chất quang học tốt,
cán
bao gồm: độ trong, độ đục và độ bóng.

13
 Màng dày hơn nên có tính uốn, dẻo
kém.

 Màng thổi có tính chất cơ học (bao


gồm độ bền kéo, uốn và dẻo) tốt hơn vì
nó được thổi ra ở cả 2 hướng ngang. Các
tính chất gần như đồng nhất ở cả 2
hướng, làm cho độ bền, dẻo của màng là
tối đa.
 Một khuôn kéo có thể làm ra nhiều
độ rộng và kích cỡ khác nhau, nhờ vậy
mà tính linh hoạt của màng cao.
 Màng thổi đòi hỏi nhiệt độ thấp
hơn: nhiệt độ đối với màng thổi là 1350C.  Nhiệt độ đối với màng cán là 2200C.
 Chi phí cắt biên cao vì một màng đôi
có thể cắt ra thành hai màng chiết.

 Chi phí cắt biên thấp hơn màng thổi.

6. Ứng dụng màng đơn


- Tạo túi xốp:
VD: túi nilon, túi đựng rác, túi đựng hàng hóa trong siêu thị ….
Phương pháp: Dập => Cắt, Dán.
In bìa trang trí => Cắt =>( Đục lỗ ) => cắt biên => Hàn mí => Làm quai.
- Hộp nhựa:
VD: Hộp sữa chua, hộp đựng mứt, ly nhựa sử dụng 1 lần.
Phương pháp : Dập nóng và hút chân không
- Làm màng nhiều lớp:
Bao PE (khổ lớn), HDPE, LDPE, … có in và không in.
Túi bánh kẹo (OPP/MCPP; OPP/CPP; OPP/PE; PET/MCPP; PET/CPP)
- Túi trà, cà phê, sữa (OPP/MCPP; PET/PE/MPET/PE; OPP/PE/Al/PE;
PET/PE/Al/PE).

14
- Túi thực phẩm chế biến: khô bò, Gạo, túi hạt gống, …. (OPP/PE; OPP/PP; PET/PE;
OPP/MCPP; PA/PE)
- Túi thủy hải sản (PA/PE; OPP/PE)
- Túi thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y (PET/PE/Al/PE; PET/PE/MPET/PE)
- Túi bột giặt, chất tẩy rửa, mỹ phẩm(PET/PE; OPP/PE; PET/PE)
- Túi chất tẩy rửa dạng lỏng (PET/PE/Al/PE; PET/PE /LLDPE; PA/PE/LLDPE)
- Túi resort hút chân không (PET/AL/PA/CPP; PET/PA/AL/CPP;
PET/AL/PA/LLDPE)
- Màng ngọc : khăn lạnh, túi kem.

15

You might also like