You are on page 1of 48

THỊ TRƯỜNG

TRÁI PHIẾU
ThS. Dương Tấn Khoa

1
❖Khái niệm về trái phiếu
✓Trái phiếu là một chứng khoán nợ dài hạn được
phát hành bởi Chính phủ hoặc doanh nghiệp
nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân sách/mở
rộng SXKD.
✓Chủ thể phát hành trái phiếu phải trả tiền lãi trái
phiếu và vốn gốc cho các nhà đầu tư.

2
Vốn Vốn
CHÍNH Bù đắp
PHỦ thâm hụt NS
NHÀ Trái phiếu
ĐẦU TƯ:
- Cá nhân
- Tổ chức
Vốn
DOANH Vốn
Kinh doanh
NGHIỆP
Trái phiếu

3
Sự tham gia của các định chế
tài chính trên thị trường trái phiếu
Ngân hàng thương mại -Phát hành TP để huy động vốn
-Đầu tư trái phiếu
Ngân hàng đầu tư - Phát hành trái phiếu để huy
động vốn
Công ty chứng khoán Môi giới cho các giao dịch
chứng khoán
Công ty bảo hiểm Đầu tư trái phiếu

Quỹ đầu tư Đầu tư trái phiếu

4
❖Phân loại trái phiếu
✓Phân theo chủ thể phát hành: Trái phiếu chính
phủ, trái phiếu doanh nghiệp
✓Phân theo cách thức lĩnh lãi: Trái phiếu lĩnh lãi
trước, trái phiếu lĩnh lãi định kỳ, trái phiếu lĩnh lãi
một lần khi đáo hạn.
✓Phân theo tính chất rủi ro: Trái phiếu trên chuẩn
đầu tư, trái phiếu dưới chuẩn đầu tư
✓Phân theo điều kiện về lãi suất: Trái phiếu lãi
suất cố định, trái phiếu lãi suất thả nổi
✓Phân theo đặc điểm của trái phiếu

5
❖Phân theo chủ thể phát hành
✓Trái phiếu Chính phủ (Government Bonds):
Do Chính phủ hoặc chính quyền địa phương
phát hành nhằm mục đích bù đắp thâm hụt ngân
sách hoặc thực thi chính sách kinh tế
✓Có rủi ro thấp hơn trái phiếu doanh nghiệp
✓Trái phiếu Chính phủ được phát hành thông qua
các buổi đấu thầu lãi suất trái phiếu Chính phủ

6
Cách thức đấu thầu trái phiếu chính phủ?

7
Ví dụ: Chính phủ cần phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu
chính phủ, thông tin đấu thầu như sau:
Khối lượng Cộng dồn khối
Nhà Lãi suất
đặt mua lượng đặt mua
đầu tư dự thầu
(tỷ đồng ) (tỷ đồng )
A 400 6% 400
B 300 6,2% 700
C 300 6,5% 1.000
D 200 6,5% 1.200
E 400 7% 1.600
Yêu cầu: Xác định lãi suất trúng thầu và khối lượng được
mua cho từng nhà đầu tư theo kiểu Hà Lan và theo kiểu Mỹ
8
Ví dụ: Chính phủ cần phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu
chính phủ, thông tin đấu thầu như sau:
Nhà Khối lượng Lãi suất
đầu tư đặt mua (tỷ đồng ) dự thầu
A 100 9%
B 300 7,2%
C 200 6,5%
D 200 7,5%
E 150 7%
Yêu cầu: Xác định lãi suất trúng thầu và khối lượng
được mua cho từng nhà đầu tư theo kiểu Hà Lan và
theo kiểu Mỹ
9
❖Phân theo chủ thể phát hành (tt)
✓Trái phiếu doanh nghiệp (Corporate Bonds):
Do các doanh nghiệp phát hành để huy động vốn
phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh
✓Mức độ rủi ro cao hơn trái phiếu Chính phủ

10
❖Phân theo cách thức lĩnh lãi
✓Trái phiếu lĩnh lãi trước (Zero coupon bond)
Ví dụ: Trái phiếu chính phủ có mệnh giá 100 tr, thời
hạn 5 năm, chỉ trả mệnh giá khi đáo hạn. Hiện nay lãi
suất thị trường là 5%/năm, tính giá mua của trái phiếu
trên? 100

Giá mua Mệnh giá

11
❖Phân theo cách thức lĩnh lãi (tt)
✓Trái phiếu lĩnh lãi cuối kỳ (một lần khi đáo hạn)
Ví dụ: Trái phiếu chính phủ có mệnh giá 100 tr, thời
hạn 5 năm, lãi suất trái phiếu 8%/năm, lĩnh lãi một lần
khi đáo hạn.
100+100x5x8%

Giá mua = 100 Mệnh giá + tiền lãi

12
❖Phân theo cách thức lĩnh lãi (tt)
✓Trái phiếu lĩnh lãi định kỳ (Straight Bond)
Ví dụ: Trái phiếu chính phủ có mệnh giá 100 tr, thời
hạn 5 năm, lãi suất trái phiếu 8%/năm, lĩnh lãi mỗi
năm một lần.

-100 +8 +8 +8 +8 +108

0 1 2 3 4 5

13
❖Phân theo mức độ rủi ro
✓Trái phiếu trên chuẩn đầu tư: Là những loại trái
phiếu được xếp hạng từ Baa hoặc BBB trở lên
✓Trái phiếu dưới chuẩn đầu tư (Junk Bonds): Là
những loại trái phiếu được xếp hạng dưới mức
Baa hoặc BBB.

14
Moody’s grade Standars and Poor’s grade
Aaa AAA
Aa (Aa1, Aa2, Aa3) AA (AA+, AA, AA-)
A A
Baa BBB
Ba BB
B B
Caa CCC
Ca CC
C C
15
❖Phân theo điều kiện lĩnh lãi
✓Trái phiếu có lãi suất cố định: Là trái phiếu mà lãi
suất của nó cố định không thay đổi trong suốt
thời gian lưu hành của trái phiếu
-100 8% 8% 8% 8% 8%

0 1 2 3 4 5

✓Trái phiếu có lãi suất cố định chịu ảnh hưởng lớn


bởi tỷ lệ lạm phát trong thời gian lưu hành của
trái phiếu.

16
❖Phân theo điều kiện lĩnh lãi (tt)
✓Trái phiếu có lãi suất thả nổi: Là những loại trái
mà lãi suất của nó được thả nổi theo lãi suất thị
trường hoặc theo một loại lãi suất của một tài
sản nào đó (tín phiếu kho bạc). Phương pháp
tính lãi suất cho kỳ tiếp theo sẽ được thoả thuận
trước khi phát hành trái phiếu này.
✓Trái phiếu có lãi suất thả nổi ít chịu ảnh hưởng
của rủi ro lạm phát
LS LS LS
-100 tham chiếu tham chiếu tham chiếu

0 1 2 3

17
❖Ví dụ về trái phiếu có lãi suất thả nổi:
Trái phiếu doanh nghiệp có mệnh giá 100, thời hạn 4
năm, lĩnh lãi hàng năm, lãi suất = lãi suất tín phiếu kho
bạc 1 năm + 2%/năm và được điều chỉnh mỗi năm một
lần

1 2 3 4
LS tín phiếu KB 6% 6,2% 5,7% 8%
LS trái phiếu 8% 8,2% 7,7% 10%
Tiền lãi 8 8,2 7,7 10

Vốn gốc 100

18
❖Ví dụ về trái phiếu có lãi suất thả nổi tại Mỹ:
• TPCP có mệnh giá $10.000, thời hạn 1 năm, lĩnh lãi 6
tháng một lần, lãi suất 4%/năm và điều chỉnh theo tỷ lệ
lạm phát 6 tháng một lần. Giả sử tỷ lệ lạm phát trong 6
tháng đầu năm là 1%, trong 6 tháng cuối năm là 3%.
Tính tiền lãi NĐT được hưởng tại các kỳ lĩnh lãi.
• Sau 6 tháng:
Vốn gốc dùng để tính lãi = 10.000 x (1+1%) = $10.100
Tiền lãi = 10.100 x 2% = $202
• Tại ngày đáo hạn:
Vốn gốc dùng để tính lãi = 10.100 x (1+3%) = $10.403
Tiền lãi = 10.403 x 2% = $208,06
19
❖Phân theo đặc điểm của trái phiếu
❖Trái phiếu có đảm bảo (Secured Bonds): Là trái phiếu
được phát hành để vay nợ nhưng có tài sản đảm bảo
cho khoản vay này.
❖Trái phiếu có đảm bảo thường được phát hành để đầu tư
vào một dự án cụ thể nào đó.
❖Trái phiếu có đảm bảo có mức độ rủi ro thấp hơn trái
phiếu không đảm bảo

20
❖Phân theo đặc điểm của trái phiếu (tt)
❖Trái phiếu không đảm bảo (Unsecured
Bonds): (Hay còn gọi là Debentures) Là trái
phiếu được phát hành để vay nợ và không có
bất kỳ tài sản tài sản đảm bảo cụ thể nào cho
khoản vay này.

21
❖Một số đặc điểm đặc biệt của trái phiếu doanh
nghiệp
❖Trái phiếu có điều khoản chuộc lại (Call Provisions):
Là trái phiếu mà chủ thể phát hành có quyền mua lại các
trái phiếu đã phát hành sau một khoản thời gian lưu hành
nhất định
❖Trái phiếu chuyển đổi (Convertible Bonds): Là trái
phiếu mà sau một hời gian lưu hành nó có thể chuyển
đổi sang cổ phiếu với một tỷ lệ nhất định. Trái chủ có
quyền đồng ý hay từ chối chuyển đổi trái phiếu thành cổ
phiếu.

22
❖Lợi suất trái phiếu
➢Lãi suất trái phiếu theo mệnh giá (Coupon Rate)
➢Lợi suất hiện hành (Current Yield)
➢Tỷ suất sinh lợi đáo hạn (Yield to Maturity)
➢Tỷ suất sinh lợi chuộc lại (Yield to Call)
➢Lợi suất chênh lệch giá (Capital Gain Yield)

23
Định giá
trái phiếu
ThS. Dương Tấn Khoa

24
❖Lãi suất trái phiếu theo mệnh giá (Coupon
rate)
❖Là mức lãi suất được ghi trên trái phiếu và được
tính bằng tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá của
trái phiếu (Face value)
❖Mức lãi suất này thường được trả theo định kỳ:
một năm, 6 tháng, 3 tháng,...
Ví dụ: TPCP mệnh giá 50.000.000 đ, lãi suất trái
phiếu 8%/năm. Hãy tính tiền lãi NĐT được hưởng mỗi
kỳ trả lãi trong các trường hợp sau:
▪ Trả lãi hàng năm
▪ Trả lãi 6 tháng một lần
▪ Trả lãi hàng quý

25
❖Lãi suất hiện hành (Current Yield)
❖Lãi suất hiện hành được định nghĩa là tỷ lệ giữa
tiền lãi hàng kỳ của trái phiếu với giá mua trái
phiếu
C
CY 
P

▪ CY : Current Yield
▪C : Tiền lãi mỗi kỳ
▪P : Giá trái phiếu

26
❖Lãi suất hiện hành (Current Yield) (tt)
Ví dụ: Một trái phiếu có mệnh giá $120, lãi suất
trái phiếu 9%/năm đang được giao dịch với giá
$130. Hãy tính lãi suất hiện hành của trái phiếu.

27
❖Lãi suất đáo hạn (YTM – Yield To Maturity)
❖Là mức lãi suất mà tại đó tổng hiện giá của dòng
tiền từ trái phiếu bằng với thị giá của trái phiếu.

C C C FV
P   ...  
(1  YTM ) (1  YTM ) 2
(1  YTM ) (1  YTM ) n
n

❖YTM : Yield To Maturity


❖P : Giá trái phiếu
❖C : Tiền lãi trái phiếu mỗi kỳ
❖FV : Mệnh giá trái phiếu

28
❖Lãi suất đáo hạn (YTM – Yield To Maturity)
Ví dụ: Một trái phiếu có mệnh giá 1.000.000, thời
hạn 4 năm, lãi suất trái phiếu 10%/năm, trả lãi
hàng năm. Tính YTM của trái phiếu trên sau hai
năm lưu hành, biết rằng trái phiếu đang được
giao dịch với giá 1.035.000 đồng.

29
❖Lãi suất chuộc lại (YTC – Yield To Call)
❖Là mức lãi suất mà tại đó tổng hiện giá của dòng tiền từ
trái phiếu cho tới khi trái phiếu được mua lại bằng với thị
giá của trái phiếu.

C C C P'
P   ...  
(1  YTC ) (1  YTC ) 2
(1  YTC ) (1  YTC )n
n

❖YTC : Yield To Call


❖P : Giá trái phiếu
❖P’ : Giá chuộc lại
❖C : Tiền lãi trái phiếu một kỳ
❖n : Thời gian cho tới khi trái phiếu được chuộc lại

30
❖Lãi suất chuộc lại (YTC – Yield To Call)
Ví dụ: Một trái phiếu có mệnh giá $100, thời hạn
8 năm, lãi suất trái phiếu 8%/năm, trả lãi hàng
năm, trái phiếu có điều khoản chuộc lại sau 5
năm lưu hành với giá chuộc lại cao hơn mệnh
giá 10%. Tính YTC của trái phiếu trên biết rằng
trái phiếu đang được giao dịch với giá $90 và
thời gian lưu hành còn lại của trái phiếu là 6
năm.

31
❖Lãi suất chuộc lại (YTC – Yield To Call)

32
❖Lợi suất chênh lệch giá (Lợi vốn – Capital
Gain Yield)
P1  P0
Capital Gain(CG ) 
P0

Ví dụ: Ông A mua trái phiếu có mệnh giá $1.000,


thời hạn 3 năm, lãi suất 9%/năm, trả lãi hàng
năm. Vào thời điểm cuối năm thứ nhất ông A
bán trái phiếu với giá $1.080 sau khi nhận tiền
lãi. Biết rằng ông A đã mua trái phiếu trên với giá
mua là $990. Hãy tính CY, CG và tổng mức lợi
nhuận ông A có được vào cuối năm 1.

33
❖Định giá trái phiếu
❖Nguyên tắc chung khi định giá trái phiếu là “Hiện
giá dòng tiền phát sinh từ trái phiếu về ngày
định giá”
P C1 C2 C3 + FV

34
❖Định giá trái phiếu trả lãi trước (Zero
coupon Bond)
❖Trái phiếu trả lãi trước không trả lãi trong thời
gian lưu hành
❖Trái phiếu trả lãi trước được bán thấp hơn mệnh
giá. Đến thời điểm đáo hạn, chủ thể phát hành
chỉ thanh toán mệnh giá.
FV
P
(1  r ) n

▪ P : Giá trị trái phiếu tại ngày định giá


▪ r : Suất sinh lợi mong muốn của NĐT
▪ FV : Mệnh giá trái phiếu
▪ n : Thời gian còn lại của trái phiếu
35
❖Định giá trái phiếu trả lãi một lần khi đáo hạn
❖Thường được bán bằng mệnh giá
❖Khi đáo hạn, chủ thể phát hành sẽ chi trả mệnh giá và
tổng tiền lãi trong các kỳ lưu hành của trái phiếu.

FV  FV  N  R
P
(1  r ) n

▪ P :Giá trị của trái phiếu tại ngày định giá


▪ N : Thời hạn của trái phiếu
▪ R : Lãi suất của trái phiếu (coupon rate)
▪ r : Lợi suất mong muốn của NĐT
▪ n : Thời gian còn lại của trái phiếu

36
❖Định giá trái phiếu trả lãi định kỳ (Straight
Bonds)
❖Thường được bán bằng mệnh giá
❖Chủ thể phát hành trả lãi định kỳ, trả mệnh giá khi đáo
hạn
n
1  (1  r ) FV
P C 
r (1  r ) n

▪ P :Giá trị của trái phiếu tại ngày định giá


▪ C : Tiền lãi định kỳ. C = FV x R
▪ R : Lãi suất 1 kỳ của trái phiếu (coupon rate)
▪ r : Lợi suất mong muốn của NĐT
▪ n : Thời gian còn lại của trái phiếu

37
❖Định giá trái phiếu vô thời hạn (Perpetual
Bond)
❖Là loại trái phiếu không bao giờ đáo hạn
❖Chủ thể phát hành trả lãi định kỳ vĩnh viễn cho
nhà đầu tư
C
P
r

▪P :Giá trị của trái phiếu tại ngày định giá


▪C : Tiền lãi định kỳ. C = FV x R
▪R : Lãi suất 1 kỳ của trái phiếu (coupon rate)
▪r : Lợi suất mong muốn của NĐT

38
❖Các rủi ro khi đầu tư trái phiếu
❖Rủi ro lãi suất
❖Rủi ro tín dụng
❖Rủi ro tái đầu tư
❖Rủi ro thanh khoản
❖Rủi ro lạm phát
❖Rủi ro tỷ giá (trong trường hợp trái phiếu quốc
tế)

39
❖Các rủi ro khi đầu tư trái phiếu (tt)
➢Rủi ro lãi suất:
❖Là rủi ro lãi suất biến động theo chiều hướng bất
lợi, dẫn đến việc thua lỗ cho NĐT trái phiếu.
❖Giá trái phiếu biến động ngược chiều với biến
động của lãi suất.
❖Ví dụ: TPCP có mệnh giá 120 tr, thời hạn 3 năm, chỉ
trả mệnh giá khi đáo hạn. Hiện nay lãi suất thị trường
là 10%/năm, tính giá mua của trái phiếu trên?
❖Giả sử sau khi vừa mua trái phiếu trên, lãi suất thị
trường tăng 100 điểm cơ bản, tính mức thua lỗ của
nhà đầu tư khi bán trái phiếu tại mức lãi suất mới.
40
❖Các rủi ro khi đầu tư trái phiếu (tt)
➢Rủi ro tín dụng (rủi ro thánh toán):
❖Là rủi ro người phát hành trái phiếu phá sản và
mất khả năng thanh toán các khoản tiền lãi và
vốn gốc đúng hạn cho người sở hữu trái phiếu.
❖Để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của các loại
trái phiếu, nhà đầu tư thường căn cứ vào mức
xếp hạng tín dụng của các tổ chức định mức tín
nhiệm (Moody, S&P, Fitch).

41
❖Các rủi ro khi đầu tư trái phiếu (tt)
➢Rủi ro tái đầu tư (Reinvestment risk)
❖Là rủi ro lãi suất giảm dẫn đến giảm thu nhập từ
việc tái đầu tư các khoản thu nhập từ trái phiếu
(thu nhập từ việc đầu tư vào trái phiếu bao gồm:
tiền lãi định kỳ, vốn gốc trái phiếu nhận được vào
cuối kỳ)

42
❖Ví dụ:
❖Một công ty bảo hiểm có nghĩa vụ chi trả
$1.000.000 sau năm năm. Hiện nay trên TTTC chỉ
giao dịch một loại TPCP duy nhất có các đặc điểm
sau:
❖Mệnh giá TP: $1.000, được bán bằng mệnh giá
❖Lãi suất trái phiếu: 10%/năm, trả lãi hàng năm
❖Thời hạn trái phiếu: 5 năm
❖Giả sử lãi suất thị trường hiện nay là 10%/năm, hãy
tính số trái phiếu công ty BH phải mua để đảm bảo
khả năng chi trả nghĩa vụ trong tương lai?

43
❖Các rủi ro khi đầu tư trái phiếu (tt)
➢Rủi ro lạm phát
❖Là rủi ro đồng tiền bị giảm sức mua (do lạm phát
tăng) dẫn đến việc giảm sức mua của dòng tiền
từ việc nắm giữ trái phiếu.
Ví dụ: Một trái phiếu lĩnh lãi cuối kỳ, thời hạn 1 năm,
lãi suất trái phiếu 10%/năm, ngày phát hành
01/01/2010. Tuy nhiên, lạm phát trong năm 2010
được dự báo là 11%/năm. Tính lãi suất thực cho nhà
đầu tư trái phiếu trên

44
❖Các rủi ro khi đầu tư trái phiếu (tt)
➢Rủi ro thanh khoản
❖Thanh khoản là khả năng chuyển đổi 1 loại tài
sản nào đó nhanh hay chậm.
❖Rủi ro thanh khoản là rủi ro không thể bán trái
phiếu ngay lập tức khi cần thiết.
❖Thước đo của rủi ro thanh khoản là khoảng cách
giữa giá mua và giá bán trái phiếu.

45
❖Các rủi ro khi đầu tư trái phiếu (tt)
➢Rủi ro tỷ giá
❖Là rủi ro đồng tiền thanh toán trái phiếu bị giảm
giá dẫn đến kết quả là nhà đầu tư nắm giữ trái
phiếu này sẽ bị thiệt hại khi chuyển sang đồng
tiền của quốc gia mình.
❖Phát sinh trong trường hợp đầu tư vào trái phiếu
quốc tế.

46
❖Ví dụ:
❖Một nhà đầu tư đến từ Mỹ mua trái phiếu chính
phủ Việt Nam với những nội dung như sau:
✓Mệnh giá : 100.000.000 đồng
✓Thời hạn trái phiếu : 5 năm
✓Ngày phát hành : 02/01/2006
✓Lãi suất trái phiếu : 8.2%/năm
✓Phương thức lĩnh lãi : cuối kỳ
✓Tỷ giá USD/VND ngày 02/01/06: 14.200 đồng
✓Tỷ giá USD/VND ngày 02/01/11: 20.500 đồng
✓Tính lãi suất thực mà nhà đầu tư trên được hưởng?

47
Thank You!!!

48

You might also like