You are on page 1of 31

TTTT&TTV 2017 ThS.

Dương Tấn Khoa

SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHOÁN

ThS. Dương Tấn Khoa

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 1


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK)


❖Sở giao dịch chứng khoán là thị trường trong đó
việc giao dịch chứng khoán được thực hiện tại
một điểm tập trung gọi là sàn giao dịch.
❖Sở giao dịch chứng khoán chỉ giao dịch các loại
chứng khoán đã niêm yết.
❖Phương thức giao dịch chứng khoán tại sở giao
dịch chứng khoán là phương thức đấu giá, trong
đó các lệnh mua và lệnh bán được ghép với
nhau trên cơ sở hình thành giá cả cạnh tranh tốt
nhất.

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 2


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Hình thức sở hữu của SGDCK


❖Sở giao dịch chứng khoán là một đơn vị có tư
cách pháp nhân được thành lập theo quy định
của pháp luật.
❖Phổ biến nhất là mô hình SGDCK là công ty cổ
phần, trong đó cổ đông là các công ty chứng
khoán thành viên, các NHTM và một số định chế
tài chính khác.
❖Tại Việt Nam, SGDCK Tp.HCM và SGDCK Hà
Nội được tổ chức theo mô hình công ty TNHH
một thành viên thuộc sở hữu của Nhà nước.

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 3


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Chức năng của SGDCK


❖Tổ chức quản lý điều hành việc mua bán
chứng khoán.
• Thông qua SGDCK, việc giao dịch chứng
khoán niêm của các NĐT được thực hiện một
cách nhanh chóng, và hiệu quả.
• SGDCK không tham gia vào việc mua bán
chứng khoán và không can thiệp vào quá trình
hình thành giá chứng khoán.

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 4


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Chức năng của SGDCK (tt)


❖Quản lý, điều hành hệ thống giao dịch
chứng khoán.
• SGDCK quản lý hệ thống giao dịch chứng
khoán nhằm đảm bảo tuyệt đối các nguyên tắc
công khai, công bằng và hiệu quả.
• Hệ thống giao dịch phải được tự động hoàn
toàn để giúp hoạt động giao dịch được thực
hiện nhanh chóng và chính xác.
❖Cung ứng các dịch vụ liên quan đến hoạt
động mua bán chứng khoán.

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 5


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Niêm yết chứng khoán


❖Niêm yết chứng khoán là việc cho phép các
chứng khoán có đủ tiêu chuẩn được giao dịch tại
các thị trường chứng khoán tập trung.
❖Niêm yết là quá trình SGDCK cho phép chứng
khoán của một công ty được mua bán trên
SGDCK nếu chứng khoán của công ty đáp ứng
được những điều kiện nhất định.
❖Sau khi niêm yết, các công ty niêm yết phải tuân
thủ các chế độ báo cáo và công bố thông tin theo
quy định của SGDCK và của pháp luật.

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 6


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖ Điều kiện niêm yết theo quy định của Luật chứng
khoán Việt Nam
• Là CTCP có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký
niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị
ghi trên sổ kế toán.
• Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký
niêm yết phải có lãi và không có lỗ luỹ kế tính đến năm
đăng ký niêm yết;
• Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng
theo quy định của pháp luật;
• Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên
Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, GĐ hoặc TGĐ, PGĐ
hoặc Phó TGĐ, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những
người có liên quan;
• Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công
ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ;...

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 7


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Thuận lợi và bất lợi khi niêm yết CK


❖Thuận lợi:
❖Tăng uy tín, thương hiệu được quản bá rộng rãi.
❖Dễ dàng hơn trong hoạt động huy động vốn từ
công chúng hoặc khi vay vốn NHTM.
❖Khó khăn:
❖Chi phí cao: kiểm toán định kỳ, chi phí công bố
thông tin,...
❖Chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật,
SGDCK, nhà đầu tư,...
Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 8
TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Hệ thống giao dịch


SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Khớp lệnh qua hệ thống giao dịch
Nhập lệnh mua Nhập lệnh bán

Công ty chứng khoán A Công ty chứng khoán B

Lệnh mua Lệnh bán

NĐT A NĐT B
Mua Bán

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 9


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Quy trình giao dịch chứng khoán qua SGDCK


❖Bước 1: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán và
tài khoản tiền kinh doanh chứng khoán tại NHTM
(thông thường do công ty chứng khoán chỉ định).
❖Bước 2: Nộp đủ tiền mặt (nếu muốn mua chứng
khoán) hoặc phải có đủ chứng khoán (nếu muốn
bán chứng khoán).
❖Bước 3: Đặt lệnh tại công ty chứng khoán nơi mở
tài khoản giao dịch chứng khoán.
❖Bước 4: Kiểm tra kết quả giao dịch.

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 10


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Các loại lệnh trên thị trường


❖Lệnh giới hạn (Limit Order): Là loại lệnh mà
nhà đầu tư muốn mua hoặc bán chứng khoán tại
một mức giá ấn định. Lệnh giới hạn chỉ được
thực hiện tại mức giá ấn định đó hoặc tại mức
giá tốt hơn.
❖Ví dụ:
❖Một NĐT đặt lệnh mua CP A với giá 15.000đ/CP,
hiện nay thị giá cổ phiếu A trên bảng điện là
16.000đ/CP. Hỏi lệnh giới hạn của NĐT trên có
được thực hiện hay không?
❖Một NĐT đặt lệnh bán CP B với giá 15.000đ, hỏi
lệnh giới hạn trên chỉ được thực hiện khi nào?

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 11


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Các loại lệnh trên thị trường (tt)


❖Lệnh dừng (Stop Order): Là loại lệnh đặc biệt
của lệnh giới hạn. Lệnh này được các nhà đầu
tư sử dụng để bảo vệ khỏi những tổn thất lớn khi
thị trường biến động ngược vị thế của nhà đầu
tư.
❖Lệnh dừng để bán (Sell Stop Order): là lệnh bán
chứng khoán tại một mức giá thấp hơn thị giá
của chứng khoán trên thị trường. Lệnh dừng để
bán được sử dụng để thoát khỏi vị thế mua (bảo
vệ khỏi những tổn thất lớn khi giá chứng khoán
giảm mạnh)
Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 12
TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Ví dụ về lệnh dừng để bán


Giả sử bạn đang sở hữu 100 CP A. Giá CP A
hiện nay là $20 và bạn lo lắng rằng nếu CP A
xuống tới mức $19, giá của cổ phiếu A sẽ tiếp
tục giảm mạnh. Bạn nên làm gì để loại bỏ rủi
ro này?

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 13


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Các loại lệnh trên thị trường (tt)


❖Lệnh dừng để mua (Buy Stop Order): là lệnh
mua chứng khoán tại một mức giá cao hơn thị
giá của chứng khoán trên thị trường. Lệnh dừng
để mua được sử dụng để thoát khỏi vị thế bán
(bảo vệ khỏi những tổn thất lớn khi giá chứng
khoán tăng mạnh)

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 14


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Ví dụ về lệnh dừng để mua


Giả sử bạn vay 100 CP A và đã bán 100 CP A
với giá $20/CP vì bạn tin rằng CP A sẽ giảm
xuống $17 trong thời gian sắp tới . Giá CP A hiện
nay là $21 và bạn lo lắng rằng nếu CP A tăng tới
mức $23, giá của cổ phiếu A sẽ tiếp tục tăng
mạnh. Bạn nên làm gì để loại bỏ rủi ro này?

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 15


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Các loại lệnh trên thị trường (tt)


❖Lệnh với giá mở cửa (ATO – At The Openning
Order): là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại
mức giá mở cửa. Nếu lệnh không được thực
hiện tại mức giá mở cửa, lệnh ATO sẽ bị huỷ bỏ.
❖Về bản chất, lệnh ATO là lệnh mua/bán bằng
mọi giá, do đó lệnh ATO ưu tiên hơn lệnh LO
❖Lệnh ATO chỉ được sử dụng trong đợt khớp lệnh
định kỳ xác định giá mở cửa.

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 16


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Các loại lệnh trên thị trường (tt)


❖Lệnh với giá đóng cửa (ATC – At The Close
Order): là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại
mức giá đóng cửa thị trường.
❖Về bản chất, lệnh ATC cũng là lệnh mua/bán bằng
mọi giá, do đó lệnh ATC ưu tiên hơn lệnh LO
❖Lệnh ATC chỉ được sử dụng trong đợt khớp lệnh
định kỳ xác định giá đóng cửa
❖Lưu ý: Lệnh ATO và lệnh ATC giống nhau hoàn
toàn nhưng được sử dụng ở 2 đợt khớp lệnh định
kỳ khác nhau.

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 17


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Các loại lệnh trên thị trường


❖Lệnh thị trường ( lệnh MP): là lệnh mua CK tại mức
giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán CK tại mức giá mua
cao nhất hiện có trên thị trường.
❖Nguyên tắc khớp lệnh:
❖Khi được nhập vào hệ thống giao dịch, lệnh MP mua sẽ
được thực hiện ngay tại mức giá bán thấp nhất và lệnh
MP bán sẽ thực hiện ngay tại mức giá mua cao nhất hiện
có trên thị trường.
❖Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP vẫn chưa được
thực hiện hết, lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua tại mức
giá bán cao hơn hoặc lệnh bán tại mức giá mua thấp
hơn tiếp theo hiện có trên thị trường và tiếp tục so khớp.
Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 18
TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Các loại lệnh trên thị trường (tt)


❖Nguyên tắc khớp lệnh của lệnh MP (tt):
❖Nếu khối lượng đặt lệnh vẫn còn nhưng không thể so
khớp tiếp tục được nữa do khối lượng của bên đối ứng
đã hết, lệnh thị trường mua sẽ chuyển thành lệnh giới
hạn mua cao hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn vị
yết giá, hoặc lệnh thị trường bán sẽ chuyển thành lệnh
giới hạn bán thấp hơn mức giá khớp cuối cùng một đơn
vị yết giá.
❖Trường hợp giá khớp cuối cùng là giá trần đối với lệnh
thị trường mua hoặc giá sàn đối với lệnh thị trường bán
thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn
mua tại giá trần hoặc lệnh giới hạn bán tại giá sàn.

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 19


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Một số quy định khác về giao dịch


❖Biên độ giao động giá: Là mức tăng hoặc giảm
tối đa của giá chứng khoán trong một phiên giao
dịch. VD: SGDCK Tp.HCM áp dng biên độ giao
động giá 7%
❖Giá tham chiếu: Là giá đóng cửa của phiên giao
dịch vào ngày gần nhất trước đó
❖Giá trần: Mức giá tối đa có thể đạt đến của chứng
khoán trong phiên giao dịch
❖Giá sàn: Mức giá tối thiểu có thể giảm xuống của
chứng khoán trong phiên giao dịch
❖Đơn vị yết giá (bước giá)
Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 20
TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖ Ví dụ về đơn vị yết giá:


a. CP A có giá tham chiếu vào ngày 02/01/2011 là
100.000 đ, hãy tính giá trần và giá sàn của cổ
phiếu trên
b. Giả sử CP A có giá tham chiếu vào ngày
02/01/2011 là 76.000 đ, hãy tính giá trần và giá
sàn của cổ phiếu trên
c. Giả sử CP A có giá tham chiếu vào ngày
02/01/2011 là 36.000 đ, nhà đầu tư đặt lệnh
mua CP A với giá 36.520 đ, hỏi lệnh mua trên
có hợp lệ hay không?

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 21


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Một số quy định khác về giao dịch (tt)


❖Các phương thức giao dịch:
– Phương thức khớp lệnh: là phương thức giao
dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh
mua và lệnh bán chứng khoán với nhau thông
quua hệ thống giao dịch của SGDCK.
– Phương thức thoả thuận: là phương thức giao
dịch trong đó bên mua, bên bán tự thoả thuận
với nhau về các điều kiện giao dịch và thông tin
giao dịch được nhập vào hệ thống giao dịch để
ghi nhận kết quả.

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 22


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Các hình thức khớp lệnh


❖Khớp lệnh định kỳ:
• Các lệnh mua và bán được chuyển vào hệ
thống giao dịch của SGDCK trong một khoảng
thời gian nhất định.
• Không lệnh nào được khớp cho tới thời điểm
khớp lệnh.
• Tại thời điểm khớp lệnh, tất cả các lệnh sẽ
được so khớp với nhau để chọn ra mức giá
khớp lệnh mà tại đó khối lượng giao dịch là
lớn nhất.
Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 23
TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Các hình thức khớp lệnh (tt)


❖Khớp lệnh liên tục:
❖Giao dịch được thực hiện liên tục thông qua
việc so khớp các lệnh có giá phù hợp (tức là
giá mua bằng hoặc cao hơn giá bán) ngay khi
có lệnh mới được nhập vào hệ thống giao
dịch.
❖Tại Việt Nam, hình thức khớp lệnh định kỳ
được thực hiện để xác định giá mở cửa và giá
đóng cửa, hình thức khớp lệnh liên tục được
thực hiện ở giữa phiên giao dịch.

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 24


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Nguyên tắc khớp lệnh


❖Ưu tiên về giá: Giá chào mua cao nhất và giá chào
bán thấp nhất được ưu tiên thực hiện trước
❖Ưu tiên về thời gian: Nếu các lệnh có mức giá
bằng nhau thì lệnh nào được nhập vào hệ thống
trước sẽ được thực hiện trước.
❖Ưu tiên về khối lượng: Nếu cá lệnh có cùng giá và
cùng thời gian nhập vào hệ thống thì lệnh nào có
khối lượng đặt mua/bán lớn hơn sẽ được ưu tiên
thực hiện trước.
❖Ưu tiên về KH: Công ty chứng khoán phải đặt lệnh
cho KH của mình trước khi đặt lệnh cho chính mình.
Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 25
TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

Tính giá khớp lệnh và số lượng chứng khoán mỗi NĐT được mua, bán

Lệnh Khối Giá Khối Lệnh


mua lượng (đ/CP) lượng bán
A 500 40.000 1.200 G
B 700 39.900 430 H
C 1.200 39.700 990 I
D 450 39.600 1.360 J
E 720 39.500 1.000 K
F 900 39.400 700 L
Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 26
TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Giả sử có một lệnh mua ATO của NĐT M với


khối lượng 1.200 CP và một lệnh bán ATO
của NĐT N với khối lượng 500 CP, tính lại giá
khợp lệnh và khối lượng được mua bán của
từng NĐT

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 27


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Ví dụ về khớp lệnh định kỳ: Giả sử thị trường chỉ


giao dịch 1 CP X, Các phiếu lệnh như sau:
Lệnh Khối Giá Lệnh Khối Giá
mua lượng mua bán lượng bán
(đ/CP) (đ/CP)
A 300 20.000 E 1.000 19.900
B 700 20.200 F 900 20.100
C 600 19.900 G 400 19.800
D 300 20.500 H 1.200 20.500
Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 28
TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

❖Khớp lệnh liên tục:


❖Ưu tiên về giá: Lệnh mua có giá cao hơn được
ưu tiên thực hiện trước, lệnh bán có giá thấp hơn
được ưu tiên thực hiện trước
❖Ưu tiên về thời gian: Đối với các lệnh mua và
lệnh bán có cùng mức giá thực hiện thì lệnh nào
được nhập vào hệ thống trước thì được ưu tiên
thực hiện trước

Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 29


TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

Ví dụ minh hoạ về khớp lệnh liên tục: Giả sử thông tin giao dịch về CP
AA như sau (thứ tự thời gian của lệnh theo thứ tự ABC...)
Lệnh Khối Giá Giá Khối Lệnh
mua lượng (đ/CP) (đ/CP) lượng bán
A 1.500 50.000 52.000 2.200 B
C 2.700 49.900 51.500 3.430 D
E 2.200 49.800 51.000 1.990 F
a. Một lệnh mua 3.000 CP AA với giá 51.000 đ/CP (lệnh G) được
nhập vào hệ thống thì thông tin trên bảng trên sẽ thay đổi như
thế nào? Tính số lượng chứng khoán được mua và giá thực hiện
cho các NĐT
b. Sau đó (sau khi tính ra kết quả câu a), một lệnh bán 4.000 CP
AA với giá 49.700 (lệnh H) được nhập vào hệ thống thì thông tin
trên bảng trên sẽ thay đổi như thế nào?
Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 30
TTTT&TTV 2017 ThS.Dương Tấn Khoa

Giả sử thông tin giao dịch về CP AA như sau:


(thứ tự thời gian của lệnh theo thứ tự ABC...)
Lệnh Khối Giá Giá Khối Lệnh
mua lượng (đ/CP) (đ/CP) lượng bán
A 3.500 100.000 102.000 4.200 E
B 2.900 99.000 101.500 2.430 D
C 3.700 98.000 101.000 1.390 F
a. Một lệnh mua 2.500 CP AA với giá 101.500 đ/CP (lệnh G)
được nhập vào hệ thống thì thông tin trên bảng trên sẽ thay
đổi như thế nào? Tính số lượng chứng khoán được mua và
giá thực hiện cho các NĐT
b. Sau đó (sau khi tính ra kết quả câu a), một lệnh bán 6.000
CP AA với giá 99.000 (lệnh H) được nhập vào hệ thống thì
thông tin trên bảng trên sẽ thay đổi như thế nào?
Khoa Ngân hàng - Trường ĐH Kinh tế Tp.HCM 31

You might also like