You are on page 1of 8

CHƯƠNG II.

CẤU TRÚC HỎI/TRẢ LỜI MODE A/C VÀ MODE S

2.1. Hỏi trả và lời Mode A/C trong giám sát radar thứ cấp.
Hệ thống radar giám sát thứ cấp bao gồm bộ phát đáp trên máy bay
(Transponder) và bộ phát xung hỏi/ thu trên mặt đất (Interrogation).

2.1.1 Tín hiệu hỏi.


Interrogation phát đi các xung hỏi ở tần số 1030MHz, tín hiệu này bao gồm
một cặp xung khung kí hiệu P1 và P3 có độ rộng τ x = 0,8µs. Ở Mode A khoảng cách
giữa hai xung này là 8µs, hỏi phiên hiệu máy bay. Ở Mode C khoảng cách giữa
chúng là 21µs, hỏi độ cao máy bay. Ngoài ra còn có xung P2 được dùng để chế áp
búp sóng phụ.

Hình 2.1: Hỏi và trả lời trong radar giám sát thứ cấp
2.1.2 Tín hiệu trả lời.
Transponder phát tín hiệu trả lời ở tần số 1090MHz. Mỗi tổ hợp mã trả lời bao
gồm 2 xung khung F1 và F2. Giữa chúng là các xung mang thông tin. Có tất cả 13
vị trí nằm cách đều nhau 1,45μs, vị trí giữa không có xung, 12 vị trí còn lại có thể
có hoặc không có xung tuỳ thuộc thông tin của mã trả lời. Ngoài ra còn xung SPI
(Special Purpose Identification) được dùng khi kiểm soát viên không lưu có yêu cầu
nhận dạng máy bay.

Hình 2.2: Cấu trúc trả lời Mode A/C


Mã trả lời sắp xếp theo thứ tự {A}{B}{C}{D}. Mỗi tổ hợp con là một tổ hợp mã 3
bit nhị phân, ví dụ {A}= {A1 A2 A4}…

Chẳng hạn ta có một tổ hợp mã Mode A sau :


{A}{B}{C}{D}= {011}{101}{110}{011}= 3563, Mode A có số hiệu A3563.
Ta có một số tổ hợp mã đặc biệt:
 7700: Máy bay cần cấp cứu
 7600: Máy bay hỏng thông tin liên lạc
 7500: Máy bay bị không tặc…
Như vậy từ 12 vị trí sẽ tạo được 2 12 = 4096 tổ hợp mã.

Mỗi mã trả lời chỉ có ý nghĩa tương ứng trong Mode hỏi của nó.Ví dụ, 7700
trong Mode A là máy bay cần cấp cứu, nhưng trong Mode C thì 7700 lại có ý nghĩa
là máy bay ở độ cao 20000 ft.
2.2. Mode S.
Trong các hệ thống rađa thứ cấp hiện nay, máy bay được nhận dạng bằng cách
sử dụng một mã của Mode A. Mà thực tế chỉ có 4096 mã nhận dạng của Mode A là
phù hợp để sử dụng. Khi mật độ không lưu tăng lên, sẽ ngày càng khó khăn để gán
mã nhận dạng duy nhất trong một vùng không lưu nhất định. Khi không thể chỉ định
một mã duy nhất cho một chuyến bay, sẽ có nguy cơ nảy sinh là kiểm soát viên
không lưu và hệ thống dưới mặt đất sẽ phải làm việc với hai máy bay có cùng một
mã nhận dạng và các rủi ro có thể nảy sinh. Mode S sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

Mode S (Mode Select) là sự phát triển của Mode A/C. Mã nhận dạng duy nhất
toàn cầu cho mỗi máy bay, mã gồm 24 bits (16.777.216 mã địa chỉ) vượt qua giới
hạn 4096 mã địa chỉ (12 bits) của mã nhận dạng Mode A. Có khả năng:
 Hỏi có lựa chọn/ selective interrogation, với mục đích tránh các xung
trả lời không mong muốn
 Hỗ trợ hệ thống tránh va chạm trên máy bay ACAS (Airborne
Collision and Avoidance System), bằng cách phát broadcast xung
chứa mã nhận dạng để hệ thống ACAS phát hiện.
 Hỗ trợ datalink point to point, có khả năng mở rộng giám sát sang:
 ADS-B thông qua 1090 MHz Extended Squitter (1090ES)
 Multilateration (tại sân bay và các khu vực rộng lớn)
 Tương thích ngược với Mode A/C SSR (air/ground).

2.2.1 Tín hiệu hỏi Mode S chọn lọc ( Mode S Interrogation).


Tín hiệu hỏi Mode S chọn lọc truyền trên kênh uplink có tốc độ dữ liệu
4Mbps, bao gồm 02 phần: phần khởi đầu (Preamble) cho phép tiếp nhận đồng bộ
hóa và khối dữ liệu (Data Block). Giãn cách thời gian giữa các xung P1, P2, P6 như
ở hình dưới. Giãn cách này khác hẳn giãn cách τmode của cặp xung khung ở các
mode thông thường, do vậy không kích hoạt được các máy trả lời không có mode S.
Hình 2.3 : Cấu trúc hỏi Mode S
Xung P6 chứa khối dữ liệu bao gồm địa chỉ và nội dung hỏi, dài 56 bits hoặc
112 bits. Mỗi bít chiếm 0,25μs, do vậy độ rộng xung P6 (gồm độ rộng khoảng trước
và sau khối dữ liệu cộng với độ rộng khối dữ liệu) là 16,25μs khi phát 56 bits hoặc
30,25μs khi phát 112 bits.

Hình 2.3: Cấu trúc hỏi Mode S


Giá trị nhị phân (0 hoặc 1) của mỗi bit trong khối dữ liệu hỏi được tạo bằng
phương pháp dịch pha vi sai DPSK (Differential Phase Shift Keying), xung vô
tuyến với quy ước giá trị của bit bằng 1 khi pha của xung vô tuyến thay đổi 180 0
so với pha của xung đứng trước nó và bằng 0 khi không thay đổi pha. Kênh chế áp
phát xung P5 để kẹp lấy thời điểm kích hoạt đổi pha, cho phép máy trả lời giải mã
dữ liệu hỏi.
2.2.2 Tín hiệu trả lời Mode S (Mode S Reply).
Tín hiệu trả lời Mode S truyền trên kênh downlink có tốc độ dữ liệu 1 Mbps,
bao gồm 02 phần: phần khởi đầu (Preamble) cho phép tiếp nhận đồng bộ hóa và
khối dữ liệu (Data Block).

or (56 uS)

0 1.0 3.5 4.5 8.0 9.0

Hình 2.4: Cấu trúc trả lời Mode S


Phần khởi đầu chiếm 8μs, gồm 4 xung, mỗi xung đều có độ rộng 0.5μs,
khoảng cách từ xung thứ nhất đến xung thứ hai là 1μs , đến xung thứ ba là 3.5μs, và
đến xung thứ tư là 4.5μs.

Khối dữ liệu trả lời gồm 56 bits hoặc 112 bits. Mỗi bit chiếm 1μs, khoảng
thời gian mỗi bit lại chia thành hai nửa, mỗi nửa chiếm 0.5μs. Các dữ liệu khối
được chia như sau: 5 bits đầu dấu hiệu định dạng , 27 bits từ giám sát và điều khiển
và 24 bits dành riêng cho mã ID của máy bay và các bit parity.
Giá trị nhị phân (0 hoặc 1) của mỗi bit trong khối dữ liệu hỏi được tạo bằng
phương pháp điều chế xung PPM (Pulse Position Modulation): Xung được phát ở
nửa đầu hoặc nửa sau của chu kỳ bit 1 hoặc 0.
3.2.3. Mode S Format.
Theo từng chức năng giám sát riêng biệt mà Mode S được định dạng thành các
kiểu khác nhau (các loại bản tin khác nhau). DF (Downlink Format) là mã trả lời
tương ứng cho mã hỏi UF (Uplink Format). Trong hàng không dân dụng thì thường
sử dụng những mã phổ biến sau: UF/ DF0, UF/ DF4, UF/ DF5, UF/ DF11, UF/
DF16, UF/ DF20, UF/ DF21 và UF/ DF24.

Downlink
Content
Format
Short Air to Air ACAS ( Altitude Mode C and Mode S Address)
DF0
(56 bits)
DF4 Has the aircraft altitude
DF5 Has Identity Reply (Aircraft Squawk)
DF11 ICAO’s Mode S address (24 bits hex)
Long Air to Air Surveillance for ACAS, Is the long form of a
DF16
DF0, (112 bits)
DF17 1090 Extended Squitter (112 BITS), Is the ADS-B info
DF19 Military Extended Squitter
DF20 Is The Long Form of UF4, add 56 bits info packet (112 bits)
DF21 Is The Long Form of UF5, add 56 bits info packet (112 bits)
DF22 Military Use Only
DF24 Extended Length Message (ELM)

DF4, DF5, và DF11 là những giám sát cơ bản, có độ dài ngắn (56 bits), được
gửi để đáp lại thẩm vấn từ trạm mặt đất. Trong trường hợp của bản tin DF 11, nó
cũng có thể được gửi broadcast mà không cần thẩm vấn. DF 11 được gửi cách này
giống như 1 bản tin Squitter ngắn ( khái niệm về Squitter sẽ được đề cập trong
chương sau), trong khi bản tin ADS-B là một Squitter dài (112 bits).
Mã nhận dạng máy bay (callsign) luôn được gửi trong các bản tin dài (112
bits): DF 20, DF 21, DF 17).

Ví dụ: Ta có một số bản tin Mode S sau: (hệ Hex)


DF04: 003A6C19 , 20000BBF45C947
DF05: 0095A9EC , 280010264775CD
DF11: 00FB5AF5 , 5D471EA4000000

DF17: 00F3B81E , 8D4780BD204C14F7CF8DE0000000


DF20: 00D7B4FF , A000183410010080F60000A98EDC

You might also like