You are on page 1of 25

6 Đặc tính hệ thống ra đa giám sát thứ cấp có khả năng mode S

6.1 Đặc điểm tín hiệu trong không gian của máy hỏi. Các phần dưới đây mô tả các tín hiệu
trong không gian khi chúng được dự kiến có thể sẽ xuất hiện ở đầu các ăng ten của bộ phát đáp.

Lưu ý. - Vì tín hiệu có thể bị thay đổi khi truyền sóng trong không gian nên sai số về độ rộng xung
phát hỏi, khoảng cách giữa các xung và biên độ xung phải nghiêm ngặt hơn đối với máy hỏi như
mô tả trong mục 6.11.4.

6.1.1 Tần số sóng mang phát hỏi. Tần số sóng mang của tất cả các phát hỏi (phát đường lên) từ
các thiết bị trên mặt đất có khả năng mode S là 1.030 ± 0,01 MHz.

6.1.2 Phổ tần số phát hỏi. Phổ tần số của máy hỏi mode S ở tần số sóng mang không vượt quá các
giới hạn quy định trên hình 3.

Lưu ý. - Phổ tần số phát hỏi mode S là dữ liệu phụ thuộc. Phổ tần rộng nhất của một tín hiệu phát
đi từ máy hỏi là khi chứa tất cả các mã nhị phân mức 1.
6.1.3 Phân cực. Phân cực của phát hỏi và phát điều khiển là phân cực đứng.

6.1.4 Điều chế. Đối với phát hỏi mode S, tần số sóng mang sẽ được điều chế xung. Thêm vào đó,
xung dữ liệu P6 sẽ được điều chế pha.

6.1.4.1 Điều chế xung. Đối với phát hỏi Mode S và Intermode sẽ bao gồm một chuỗi các xung
được chỉ ra cụ thể trong các Bảng 1, 2, 3 và 4.

Lưu ý. - Các xung 0,8 μs được sử dụng trong phát hỏi intermode và mode S có hình dáng tương tự
như đã sử dụng trong mode A và mode C được định nghĩa trong 5.4.

6.1.4.2 Điều chế pha. Các xung P6 ngắn (16,25 μs) và dài (30,25 μs) của 6.1.4.1 sẽ có điều chế
pha nhị phân khác nhau bao gồm các lần đảo pha 180° của sóng mang ở tốc độ 4 megabit trên
giây.

6.1.4.2.1 Độ rộng đảo pha. Độ rộng đảo pha phải ngắn hơn 0,08 μs và pha sẽ đảo lên hoặc xuống
đơn điệu khi qua vùng chuyển tiếp. Đây không phải là điều chế biên độ áp dụng trong quá trình
chuyển đổi pha.

Lưu ý. - Độ rộng tối thiểu của quãng đảo pha không được quy định. Tuy nhiên, yêu cầu về phổ tần
số của 6.1.2 phải được đáp ứng.

6.1.4.2.2 Mối tương quan về pha. Các sai số trong quan hệ về pha 0° và 180° giữa các khoảng
khe (chip) liền kề và đảo pha đồng bộ (6.1.5.2.2) trong xung P6 sẽ là ± 5°.

Lưu ý. - Trong mode S một "chip" là khoảng khe sóng mang 0,25 μs giữa các lần đảo pha dữ liệu.

6.1.5 Các chuỗi đảo pha và xung. Các chuỗi cụ thể các xung hoặc đảo pha được quy định trong
6.1.4 sẽ tạo thành phát hỏi.

6.1.5.1 Phát hỏi Intermode


6.1.5.1.1 Phát hỏi mode A/C/S all - call. Phát hỏi này gồm ba xung: P 1, P3 và xung dài P4 như
hình 4. Một hoặc hai xung điều khiển (một mình xung P 2, hoặc P1 và P2) sẽ được phát đi bằng cách
sử dụng các giản đồ bức xạ ăng ten riêng biệt để triệt tín hiệu trả lời từ tàu bay trong cánh sóng
phụ biên của ăng ten phát hỏi.

Lưu ý. - Các mode A/C/S all – call trong phát hỏi sẽ kích hoạt trả lời mode A hoặc mode C (phụ
thuộc vào khoảng cách giữa các xung P 1 - P3) từ bộ phát đáp mode A/C bởi vì nó không nhận ra
xung P4. Bộ phát đáp mode S nhận ra xung dài P4 và trả lời với mode S. Máy hỏi này đã được
hoạch định ban đầu cho việc sử dụng độc lập hoặc nhóm các máy hỏi. Khóa máy hỏi này được
dựa trên việc sử dụng mã nhận dạng hỏi II bằng 0. Sự phát triển của các mạng mode S bây giờ
khiến cho việc sử dụng mã II không có điểm 0 cho mục đích thông tin. Vì lý do này, mã nhận dạng
hỏi II bằng 0 đã được dành riêng cho sử dụng trong hỗ trợ các hình thức nhận mode S mà được
sử dụng như ghi đè / khóa (xem 6.5.2.1.4 và 6.5.2.1.5). Mode A/C/S all – call không thể được sử
dụng đầy đủ trong khai thác mode S với mã nhận dạng hỏi II bằng 0 chỉ có thể kết thúc trong
khoảng thời gian ngắn (6.5.2.1.5.2.1). Máy hỏi này không thể được sử dụng với ghi đè / khóa vì
xác suất trả lời có thể không được chỉ rõ.

6.1.5.1.2 Phát hỏi mode A/C – only all – call. Phát hỏi này sẽ giống như phát hỏi mode A/C/S all
– call ngoại trừ xung ngắn P4 sẽ được sử dụng.
6.1.5.1.3 Các khoảng cách giữa các xung. Các khoảng cách giữa các xung P 1, P2 và P3 được thực
hiện như quy định tại 5.4.3 và 5.4.4. Khoảng cách giữa các xung P3 và P4 sẽ là 2 ± 0,05 μs.

6.1.5.1.4 Các biên độ xung. Các biên độ tương đối giữa các xung P1, P2 và P3 sẽ phải tuân thủ theo
mục 5.5. Biên độ của xung P4 sẽ trong khoảng 1 dB so với biên độ xung P3.

6.1.5.2 Máy phát hỏi mode S. Phát hỏi mode S bao gồm ba xung: P1, P2 và P6 như trên hình 5.

Lưu ý. - Xung P6 được đặt trước cặp xung P1 – P2 ngăn chặn trả lời từ bộ phát đáp mode A/C để
tránh méo đồng bộ do kích hoạt ngẫu nhiên bởi máy hỏi mode S. Các đảo pha đồng bộ trong xung
P6 là việc đánh dấu thời gian cho giải điều chế của một loạt các khoảng khe thời gian (chips) với
độ rộng 0,25 μs. Loạt này của các chip bắt đầu 0,5 μs sau khi đảo pha đồng bộ và kết thúc ở 0,5
μs trước sườn tiếp theo của xung P6. Đảo pha có thể hoặc không đặt trước mỗi chip để mã hóa giá
trị thông tin nhị phân của nó.

6.1.5.2.1 Triệt búp sóng phụ mode S. Xung P5 sẽ được sử dụng với máy phát hỏi mode S – only
all – call (UF = 11, xem 6.5.2) để ngăn chặn tín hiệu trả lời từ tàu bay ở búp sóng phụ và búp sóng
phía sau của ăng ten (xem 6.1.5.2.5). Khi sử dụng xung P 5 sẽ được phát đi bằng cách sử dụng giản
đồ bức xạ ăng ten riêng biệt.

Lưu ý 1. - Các họat động của xung P5 là tự động. Khi có sự hiện diện của nó, nếu các biên độ đủ
lớn tại nơi nhận sẽ che đảo pha đồng bộ của xung P6.

Lưu ý 2. - Xung P5 có thể được sử dụng với các phát hỏi mode S khác.
6.1.5.2.2 Đảo pha đồng bộ. Đảo pha đầu tiên trong xung P 6 sẽ là đảo pha đồng bộ. Nó sẽ là thời
gian tham chiếu đối với các bộ phát đáp kế tiếp liên quan tới phát hỏi.

6.1.5.2.3 Đảo pha dữ liệu. Mỗi đảo pha dữ liệu sẽ chỉ xảy ra ở một khoảng thời gian (N lần 0,25)
± 0,02 μs (với N ≥ 2) sau khi đảo pha đồng bộ. Xung P 6 độ rộng 16,25 μs chứa nhiều nhất 56 lần
đảo pha dữ liệu. Xung P6 độ rộng 30,25 μs sẽ gồm có nhiều nhất là 112 lần đảo pha dữ liệu. Chip
cuối cùng, đó là khoảng thời gian 0,25 μs sau vị trí đảo pha dữ liệu cuối, sẽ nối tiêp theo sau
khoảng thời gian phòng vệ là 0,5 μs.

Lưu ý. - Khoảng thời gian phòng vệ là 0,5 μs sau chip cuối ngăn sườn sau của xung P 6 không bị
nhiễu trong quá trình điều chế biên độ.

6.1.5.2.4 Khoảng cách xung. Khoảng cách giữa các xung P1 và P2 là 2 ± 0,05 μs. Khoảng cách
giữa sườn trước của xung P2 và đảo pha đồng bộ của xung P6 là 2,75 ± 0,05 μs. Sườn trước của
xung P6 sẽ là 1,25 ± 0,05 μs trước đảo pha đồng bộ của xung P 5 , nếu phát, sẽ được tập trung trong
đảo pha đồng bộ; Sườn trước của xung P5 sẽ xảy ra ở 0,4 ± 0,05 μs trước đảo pha đồng bộ.

6.1.5.2.5 Các biên độ của xung. Biên độ của xung P2 và biên độ của μs đầu tiên của xung P6 sẽ
lớn hơn biên độ của xung P1 là -0,25 dB. Riêng giai đoạn quá độ của biên độ được kết hợp với giai
đoạn đảo pha, các thay đổi về biên độ của xung P 6 ít hơn 1 dB và các thay đổi về biên độ giữa các
khe chip liên tiếp trong xung P6 ít hơn 0,25 dB. Biên độ phát xạ của xung P5 tại ăng ten của bộ
phát đáp sẽ là:

a) Bằng hoặc lớn hơn biên độ phát xạ của xung P 6 từ phát xạ búp sóng phụ của ăng ten khi phát xạ
xung P6; và

b) Ở mức thấp hơn 9 dB mức biên độ phát xạ của xung P6 trong vùng phát hỏi mong muốn.

6.2 Các đặc tính tín hiệu trả lời trong không gian

6.2.1 Tần số sóng mang trả lời. Tần số sóng mang của tất cả các tín hiệu trả lời (phát đường
xuống) từ bộ phát đáp mode S là 1.090 ± 1 MHz.

6.2.2 Phổ tần số trả lời. Phổ tần số của tín hiệu trả lời mode S tần số sóng mang không được vượt
quá các giới hạn quy định trong hình 6.
Lưu ý. – Hình vẽ này cho thấy tâm phổ tần số của tần số sóng mang thay đổi trong giới hạn ± 1
MHz cùng với tần số sóng mang.

6.2.3 Phân cực. Phân cực của phát tín hiệu trả lời thường là phân cực đứng.

6.2.4 Điều chế. Tín hiệu trả lời mode S gồm một phần mở đầu và một phần dữ liệu. Phần mở đầu
sẽ là một chuỗi 4 xung và phần dữ liệu sẽ là mã nhị phân được điều chế theo vị trí xung với tốc độ
dữ liệu 1 megabit trên giây.

6.2.4.1 Hình dạng xung. Hình dạng xung được thực hiện như quy định trong Bảng 2. Tất cả các
giá trị thời gian tính bằng μs.
6.2.5 Tín hiệu trả lời Mode S. Tín hiệu trả lời mode S được thể hiện trong hình 7. Phần dữ liệu
trong tín hiệu trả lời mode S bao gồm 56 hoặc 112 bit thông tin.

6.2.5.1 Khoảng cách xung. Mọi xung trả lời được bắt đầu từ bội số của 0,5 μs từ xung phát xạ đầu
tiên. Sai số trong tất cả các trường hợp là ± 0,05 μs.

6.2.5.1.1 Phần mở đầu tín hiệu trả lời. Phần mở đầu tín hiệu trả lời gồm 4 xung, mỗi xung có độ
rộng 0,5 μs. Khoảng cách giữa các xung từ xung phát đầu tiên tới xung thứ 2, thứ 3 và thứ 4 sẽ là 1
μs; 3,5 μs và 4,5 μs tương ứng.

6.2.5.1.2 Xung dữ liệu trả lời. Khối dữ liệu trả lời sẽ bắt đầu ở 8 μs sau sườn trước của xung phát
đầu tiên. Khoảng thời gian hoặc 56 hoặc 112 xung bit 1μs sẽ được gán cho mỗi lần phát. Một xung
0,5 μs sẽ được phát trong nửa thứ nhất hoặc trong nửa thứ hai của mỗi khoảng ngắt. Khi một xung
được phát ở nửa thứ hai của một khoảng ngắt thì sau đó một xung khác sẽ được phát ở nửa đầu
tiên của khoảng ngắt tiếp theo, hai xung hợp nhất lại thành một xung 1μs để được phát đi.

6.2.5.2 Các biên độ xung. Dao động về biên độ xung giữa một xung này và một xung khác trong
tín hiệu trả lời mode S không quá 2 dB.

6.3 Cấu trúc dữ liệu mode S

6.3.1 Mã hoá dữ liệu


6.3.1.1 Dữ liệu phát hỏi. Phần dữ liệu phát hỏi bao gồm các chuỗi 56 hay 112 chip dữ liệu được
định vị sau các lần đảo pha dữ liệu trong xung P6 (xem 6.1.5.2.3). Đảo pha sóng mang 180° trước
một chip sẽ chỉ ra rằng chip này là một mã nhị phân mức 1. Nếu không có đảo pha trước sẽ biểu
thị một nhị phân mức 0.

6.3.1.2 Dữ liệu trả lời. Phần dữ liệu trả lời gồm 56 hoặc 112 bit dữ liệu được hình thành bởi điều
chế vị trí xung nhị phân và mã hóa dữ liệu trả lời như mô tả trong 6.2.5.1.2. Xung được phát trong
nửa đầu của khoảng ngắt sẽ thể hiện là một mã nhị phân mức 1 và xung được phát ở nửa thứ hai sẽ
thể hiện là một mã nhị phân mức 0.

6.3.1.3 Đánh số bit. Bit được đánh số thứ tự khi phát, bắt đầu bằng bit 1. Trừ quy định khác khi
được nêu, giá trị số được mã hóa bởi các nhóm (trường) của các bit sẽ được mã hóa bằng cách sử
dụng ký hiệu nhị phân dương và bit đầu tiên được phát sẽ là bit có trọng số lớn nhất (MSB). Thông
tin sẽ được mã hoá thành các trường trong đó gồm có ít nhất một bit.

Lưu ý. - Trong mô tả định dạng mode S một số thập phân tương đương với mã nhị phân tạo thành
bởi một chuỗi các bit trong một trường được dùng như là bộ chỉ định của chức năng trường hoặc
lệnh.

6.3.2 Khuôn dạng của các tín hiệu phát hỏi và trả lời mode S

Lưu ý. - Một bản tóm tắt của tất cả các định dạng tín hiệu phát hỏi và trả lời mode S được trình
bày trên hình 7 và 8. Một bản tóm tắt tất cả các trường xuất hiện trong định dạng đường lên và
đường xuống được nêu trong Bảng 3 và tóm tắt tất cả các trường con được nêu trong Bảng 4.
6.3.2.1 Các trường thiết yếu. Mỗi tín hiệu phát mode S sẽ gồm 2 trường thiết yếu. Trường thiết
yếu thứ nhất xác định khuôn dạng tín hiệu phát. Trường này sẽ xuất hiện ở đầu của tín hiệu phát
đối với tất cả các định dạng. Mô tả trường quy định bởi các trường UF (định dạng đường lên) hoặc
DF (định dạng đường xuống). Trường thiết yếu thứ hai sẽ là trường 24-bit xuất hiện vào cuối mỗi
tín hiệu phát và sẽ chứa thông tin chẵn lẻ. Trong tất cả các định dạng đường lên và định dạng
đường xuống xác định thông tin tính chẵn lẻ sẽ bao gồm địa chỉ các tàu bay (6.4.1.2.3.1) hoặc
nhận dạng phát hỏi phù hợp với 6.3.3.2. Các chỉ danh là AP (địa chỉ / chẵn lẻ) hoặc PI (chẵn lẻ /
nhận dạng phát hỏi).

Lưu ý. - Khoảng mã hóa còn lại được sử dụng để truyền tải các trường công vụ. Đối với các chức
năng đặc biệt, tập hợp riêng của trường đặc biệt được quy định. Trường công vụ mode S có hai ký
tự. Các trường phụ (subfields) có thể xuất hiện trong các trường công vụ. Các trường phụ mode S
được đánh dấu với 3 ký tự.

6.3.2.1.1 UF: Định dạng đường lên. Trường định dạng đường lên này (có độ dài 5 bit, ngoại trừ ở
định dạng 24 là có độ dài 2 bit) sẽ được đưa ra để mô tả định dạng đường lên trong tất cả các máy
hỏi mode S và sẽ được mã hoá theo hình 8.
Lưu ý:

1 XX:M Chỉ rõ trường xác định "XX" có nhiệm vụ như bit M

2 N Chỉ rõ không gian mã hóa không xác định với bit sẵn sàng N.
Các bít này sẽ được mã hoá thành 0 để phát đi.

3 Đối với định dạng đường lên (UF) 0-23 số định dạng tương ứng với mã nhị phân trong 5
bit đầu tiên của phát hỏi. Định dạng bit số 24 được định nghĩa như là các định dạng bắt đầu bằng
"11" trong hai vị trí bit đầu tiên trong khi 3 bit sau thay đổi với nội dung phát hỏi.
4 Tất cả các định dạng được biểu diễn một cách hoàn chỉnh, mặc dù một trong số đó là
không sử dụng. Những định dạng mà không được ứng dụng là ngay sau đó được xác định là không
xác định được độ dài. Tùy thuộc vào các nhiệm vụ trong tương lai chúng có thể định dạng ở dạng
ngắn (56 bit) hoặc ở dạng dài (112 bit). Định dạng riêng được kết hợp với các mức độ khác nhau
của Mode S được mô tả trong đoạn văn sau này.

5 Trường PC, RR, DI và SD không áp dụng cho phát hỏi quảng bá Comm-A.

6.3.2.1.2 DF: Định dạng đường xuống. Trường định dạng đường xuống này (có độ dài 5 bit, ngoại
trừ ở định dạng 24 là có độ dài 2 bit) sẽ được đưa ra như là các bộ mô tả định dạng đường xuống
trong tất cả các máy hỏi mode S và sẽ được mã hoá theo hình 9.
1 XX:M Chỉ rõ trường xác định "XX" có nhiệm vụ như bit M

P:24 Chỉ rõ trường 24-bit dành riêng cho các thông tin chẵn lẻ.

2 N Chỉ rõ không gian mã hóa không xác định với bit sẵn sàng N. Chúng sẽ
được mã hoá như bit 0 để phát.

3 Đối với định dạng đường xuống (DF) 0-23 số định dạng tương ứng với mã nhị phân trong
5 bit đầu tiên của tín hiệu trả lời. Định dạng bit số 24 được định nghĩa như là các định dạng bắt
đầu bằng "11" trong hai vị trí bit đầu tiên trong khi 3 bit sau thay đổi theo nội dung của tín hiệu trả
lời.

4 Tất cả các định dạng được biểu diễn một cách hoàn chỉnh, mặc dù một số không sử dụng.
Những định dạng mà không được ứng dụng ngay là không xác định được độ dài. Tùy thuộc vào
các nhiệm vụ trong tương lai chúng có thể định dạng ở dạng ngắn (56 bit) hoặc ở dạng dài (112
bit). Định dạng riêng được kết hợp với các mức của mode S được mô tả trong đoạn văn sau này.

6.3.2.1.3 AP: Địa chỉ / chẵn lẻ. Trường đường xuống 24-bit này (các bit 33-56) hoặc (các bit 89-
112) sẽ xuất hiện trên tất cả các đường lên và hiện tại được xác định tại các định dạng đường
xuống trừ các tín hiệu trả lời mode S only all-call, DF = 11. Trường này sẽ có cặp chẵn lẻ bao gồm
địa chỉ tàu bay theo 6.3.3.2.

6.3.2.1.4 PI: Nhận dạng máy hỏi chẵn lẻ. Trường đường xuống 24 bít (các bit 33-56) hoặc (các
bit 89- 112) sẽ có cặp chẵn lẻ bao trùm lên bộ mã hoá nhận dạng của máy phát hỏi theo 6.3.3.2 và
sẽ xuất hiện ở tín hiệu trả lời mode S all – call, DF = 11 và squitter mở rộng, DF = 17 hoặc DF =
18. Tín hiệu trả lời được thực hiện để trả lời với mode A/C/S all – call mode S only - all – call với
trường CL = 0 (xem 6.5.2.1.3) và trường IC = 0 (6.5.2.1.2), hoặc là acquisition hoặc squitter mở
rộng (xem 6.8.5, 6.8.6 hoặc 3.1.2.8.7), mã nhận dạng hỏi II bằng 0 và mã nhận dạng giám sát SI
bằng 0.

6.3.2.2 Khoảng mã hóa không xác định. Khoảng mã hóa không xác định sẽ chứa tất cả các số 0
được phát bởi bộ phát đáp và phát hỏi.

Lưu ý. - Một số khoảng mã hóa được hiển thị như không được xác định trong phần này là dành
cho các ứng dụng khác như ACAS, đường truyền dữ liệu, v.v.

6.3.2.3 Mã không được ấn định và mã số 0. Việc ấn định các mã số 0 trong tất cả các trường sẽ
chỉ ra rằng không có hành động nào được yêu cầu bởi trường này. Ngoài ra, các mã không được ấn
định trong các trường sẽ chỉ rằng không có hành động nào được yêu cầu.

6.3.3 Tránh sai lỗi

6.3.3.1 Kỹ thuật. Mã kiểm tra tính chẵn lẻ được sử dụng trong phát hỏi mode S và trả lời để tránh
xuất hiện các lỗi.

6.3.3.1.1 Trình tự kiểm tra chẵn lẻ. Một chuỗi kiểm tra chẵn lẻ 24 bit sẽ được tạo ra bởi các
nguyên tắc được mô tả trong 6.3.3.1.2 và sẽ được đưa vào trong định dạng trường bởi 24 bit cuối
của tất cả các bộ phát mode S. Các bit kiểm tra chẵn lẻ trong 24 bit sẽ được kết hợp với mã hóa địa
chỉ hoặc mã nhận dạng phát hỏi như mô tả trong mục 6.3.3.2. Kết quả sự kết hợp tiếp theo sẽ tạo
nên hoặc trường AP (địa chỉ / chẵn lẻ, xem 6.3.2.1.3) hoặc trường PI (chẵn lẻ / nhận dạng phát hỏi
6.3.2.1.4).
6.3.3.1.2 Tạo chuỗi kiểm tra chẵn lẻ. Chuỗi 24 bit chẵn lẻ (p1, p2 ,..., p24) sẽ được tạo ra từ chuỗi
các bit thông tin (m1, m2 ,..., mk) với k là 32 hoặc 88 để phát đi bit ngắn hoặc bit dài tương ứng.
Điều này sẽ được thực hiện bằng cách tạo ra mã bởi đa thức:

G(x) = 1 + x3 + x10 + x12 + x13 + x14 + x15 + x16+ x17 + x18+ x19 + x20 + x21 + x22+ x23 + x24

Theo ứng dụng đa thức nhị phân, x24 [M (x)] được chia cho G (x) khi chuỗi thông tin M(x) là:

mk + mk-1x + mk-2x2 + ... + m1xk-1

Kết quả là một thương và một phần dư R(x) còn lại ít hơn 24. Chuỗi bit được hình thành bởi phần
dư còn lại này đại diện cho chuỗi kiểm tra tính chẵn lẻ. Bit chẵn lẻ P i , cho bất kỳ i từ 1÷24, là hệ
số của x24-i trong R (x).

Lưu ý. – Kết quả của phép nhân M (x) với x24 là để bù phụ thêm 24 bit 0 vào cuối mỗi chuỗi.

6.3.3.2 Tạo trường AP và PI. Chuỗi địa chỉ chẵn lẻ khác nhau được sử dụng cho các đường lên
và đường xuống.

Lưu ý. - Các chuỗi đường lên là thích hợp cho việc thực hiện giải mã bộ phát đáp. Chuỗi đường
xuống tạo điều kiện sử dụng để sửa sai khi giải mã đường xuống.

Các mã được sử dụng tạo nên trường AP ở đường lên được hình thành như quy định dưới đây từ
mỗi địa chỉ tàu bay (6.4.1.2.3.1.1), địa chỉ all-call (6.4.1.2.3.1.2) hoặc địa chỉ phát quảng bá
(6.4.1.2.3.1.3).

Các mã được sử dụng tạo nên trường AP ở đường xuống được hình thành trực tiếp từ chuỗi 24 bit
địa chỉ mode S (a1, a2 ,..., a24), khi ai là bit thứ i được phát trong trường các địa chỉ tàu bay (AA)
của tín hiệu trả lời all-call (6.5.2.2.2).

Các mã được sử dụng tạo nên trường PI ở đường xuống được hình thành bởi một chuỗi 24 bit (a1,
a2, ... a24), khi 17 bit đầu tiên là bit 0, 3 bit tiếp theo là một bản sao của trường nhãn mã (CL)
(6.5.2.1.3) và 4 bít cuối cùng là một bản sao của trường mã phát hỏi (IC) (xem 6.5.2.1.2).

Lưu ý. - Các mã PI là không được sử dụng trong phát đường lên.

Chuỗi thay đổi (b1, b2,..., b24) sẽ được sử dụng tạo nên trường AP ở đường lên. Bit bi là hệ số

X48-i trong đa thức G(x)A(x), trong đó:

A(x) = a1x23 + a2x22 + ... + a24

và G(x) đã quy định tại 6.3.3.1.2.


Tại địa chỉ tàu bay ai sẽ là bit thứ i phát trong trường AA của tín hiệu trả lời all-call. Trong tín hiệu
all call và địa chỉ quảng bá ai sẽ bằng 1 cho tất cả các giá trị của i.

6.3.3.2.1 Trình tự phát đường lên. Trình tự của các bit được phát trong trường AP ở đường lên là:
tk+1, tk+2 ... tk+24

trong đó các bit được đánh số thứ tự để phát, bắt đầu với k + 1.

Trong phát đường lên:

tk+1 = bi ⊕ pi

Ở đây " ⊕ " là phép cộng mô-đun 2. Ngoài ra: i = 1 là bit đầu tiên được phát trong trường AP.

6.3.3.2.2 Trình tự phát đường xuống. Trình tự của các bit được phát trong trường AP và PI ở
trường xuống là:

tk+1, tk+2 ... tk+24

trong đó các bit được đánh số thứ tự để phát, bắt đầu với k + 1.

Trong phát đường xuống là:

tk+1 = bi ⊕ pi

Ở đây " ⊕ " mô tả phép cộng mô-đun 2. Ngoài ra: i = 1 là bit đầu tiên được phát trong trường AP
và PI.

6.4 Giao thức phát hỏi - trả lời chung

6.4.1 Chu trình truyền phát của bộ phát đáp. Chu trình truyền phát của bộ phát đáp sẽ bắt đầu
khi bộ phát đáp mode S của SSR đã nhận được một phát hỏi. Các bộ phát đáp sau đó sẽ đánh giá
tín hiệu hỏi và xác định xem nó có được chấp nhận không. Nếu chấp nhận, nó sẽ xử lý các tín hiệu
phát hỏi đã nhận được và tạo ra một tín hiệu trả lời phù hợp. Chu trình truyền phát sẽ kết thúc khi:

a) Bất kỳ một trong những điều kiện cần thiết cho việc thu nhận đã không được đáp ứng, hoặc

b) Máy hỏi đã được chấp nhận và bộ phát đáp đã:

1) Hoàn thành việc xử lý tín hiệu phát hỏi nhận được nếu không có tín hiệu trả lời được
yêu cầu, hoặc

2) Hoàn thành việc phát tín hiệu trả lời.


Một chu trình truyền phát mới của bộ phát đáp sẽ không được bắt đầu cho đến khi chu kỳ trước
đây chưa kết thúc.

6.4.1.1 Xác nhận phát hỏi. Bộ phát đáp mode S của SSR phải có khả năng xác nhận các dạng
khác nhau của máy hỏi sau:

a) Mode A và C;

b) Intermode; và

c) Mode S.

Lưu ý. - Các quá trình xác nhận phụ thuộc vào mức tín hiệu đầu vào và giải động cụ thể (xem
6.10.1).

6.4.1.1.2 Xác nhận phát hỏi Intermode. Phát hỏi intermode được xác nhận khi bộ 3 xung P 1 – P3
– P4 nhận được đáp ứng yêu cầu của 6.1.5.1. Phát hỏi sẽ không được xác nhận như là phát hỏi
intermode nếu:

a) Biên độ nhận được của xung ở vị trí P4 nhỏ hơn 6 dB dưới biên độ của xung P3; Hoặc

b) Khoảng cách giữa xung P3 và P4 lớn hơn 2,3 µs hoặc ngắn hơn 1,7 µs; Hoặc

c) Biên độ nhận được của xung P1 và P3 là giữa MTL và - 45 dBm và độ rộng xung của xung P 1
hoặc P3 là ít hơn 0,3 µs; Hoặc

d) Bộ phát đáp đang ở trong chế độ chế áp (6.4.2).

Nếu cặp xung chế áp P1 – P2 và phát hỏi intermode, mode A hoặc mode C được xác nhận đồng
thời các bộ phát đáp được chế áp.

6.4.1.1.3 Xác nhận phát hỏi mode S. Phát hỏi mode S sẽ được xác nhận khi một xung P 6 là nhận
được với đảo pha đồng bộ trong các khoảng thời gian từ 1,20 đến 1,30 µs sau sườn trước của xung
P6. Phát hỏi mode S sẽ không được xác nhận nếu đảo pha đồng bộ không nhận được trong khoảng
thời gian từ 1,05 đến 1,45 µs sau sườn trước của xung P6.

6.4.1.2 Chấp nhận phát hỏi. Chấp nhận theo 6.4.1 sẽ là điều kiện tiên quyết cho sự chấp nhận của
bất kỳ máy hỏi nào.

6.4.1.2.2 Chấp nhận phát hỏi Intermode

6.4.1.2.2.1 Chấp nhận phát hỏi mode A/C/S all-call. Phát hỏi mode A/C/S all-call sẽ được chấp
nhận nếu sườn sau của xung P4 là đã nhận được trong vòng từ 3,45 đến 3,75 µs sau sườn trước của
xung P3 và điều kiện không khoá (6.6.9) ngăn không cho chấp nhận. Mode A/C/S all-call sẽ
không được chấp nhận nếu sườn sau của xung P4 đã nhận được sớm hơn 3,3 µs hoặc muộn hơn
4,2 µs sau sườn trước của xung P3, hoặc nếu điều kiện khóa (6.6.9) ngăn không cho chấp nhận.

6.4.1.2.2.2 Chấp nhận phát hỏi mode A/C - only all-call. Phát hỏi mode A/C - only all-call sẽ
không được chấp nhận bởi bộ phát đáp mode S.

Lưu ý. - Các điều kiện kỹ thuật để không chấp nhận mode A/C - only all-call được đưa ra trong
đoạn trước từ chối bằng yêu cầu phát hỏi intermode với xung P4 có sườn sau tiếp theo sườn trước
của xung P3 ít hơn 3,3 µs.

6.4.1.2.3 Chấp nhận phát hỏi mode S. Phát hỏi mode S chỉ được chấp nhận nếu:

a) Các bộ phát đáp có khả năng xử lý các định dạng đường lên (UF) của phát hỏi (6.3.2.1.1); Và

b) Địa chỉ của một máy phát hỏi phù hợp với một trong những địa chỉ nêu trong 6.4.1.2.3.1 với
tính chẵn lẻ được được thành lập như nêu trong mục 6.3.3; Và

c) Áp dụng điều kiện khóa no all-call như định nghĩa trong 6.6.9; Và

d) Các bộ phát đáp có khả năng xử lý các dữ liệu đường xuống và trình bày nó ở một giao diện đầu
ra theo quy định tại 6.10.5.2.2.1.

6.4.1.2.3.1. Địa chỉ. Phát hỏi mode S phải chứa hoặc:

a) Địa chỉ tàu bay; Hoặc

b) Địa chỉ all-call; Hoặc

c) Địa chỉ phát quảng bá.

6.4.1.2.3.1.1. Địa chỉ tàu bay. Nếu địa chỉ của tàu bay trùng với địa chỉ lấy ra từ tín hiệu phát hỏi
thu được phù hợp với các thủ tục trong 6.3.3.2 và 6.3.3.2.1, thì các địa chỉ lấy ra đó sẽ được xem là
chính xác cho mục đích chấp nhận phát hỏi mode S.

6.4.1.2.3.1.2 Địa chỉ all-call. Phát hỏi mode S only all-call (định dạng đường lên UF = 11) sẽ chứa
một địa chỉ được gọi là địa chỉ all-call bao gồm 24 số 1 liên tiếp. Nếu địa chỉ all-call được lấy ra từ
phát hỏi nhận được với định dạng UF = 11 phù hợp với các thủ tục trong 6.3.3.2 và 6.3.3.2.1, thì
địa chỉ sẽ được xem là chính xác để chấp nhận phát hỏi mode S - only all-call .

6.4.1.2.3.1.3 Địa chỉ phát quảng bá. Để phát quảng bá một điện văn đến tất cả các bộ phát đáp
mode S trong búp sóng phát hỏi, định dạng số 20 hoặc 21 đường lên máy hỏi mode S sẽ được sử
dụng và địa chỉ của 24 số 1 liên tiếp được thay thế bằng địa chỉ tàu bay. Nếu mã UF là 20 hoặc 21
và địa chỉ phát quảng bá này lấy ra từ phát hỏi nhận được phù hợp với các thủ tục trong 6.3.3.2 và
6.3.3.2.1, thì các địa chỉ đó sẽ được xem là chính xác cho mục đích chấp nhận phát hỏi quảng bá
mode S.

Lưu ý. - Các bộ phát đáp phối hợp với các hệ thống tránh va chạm trên tàu bay được chấp nhận
phát quảng bá với UF=16.

6.4.1.3 Trả lời phát đáp. Phát đáp mode S sẽ phát các dạng trả lời sau đây:

a) Trả lời mode A và mode C; và

b) Trả lời mode S.

6.4.1.3.2 Trả lời mode S. Các phát hỏi ngoài mode A và mode C sẽ được trả lời bằng mode S.

6.4.1.3.2.1 Trả lời từ phát hỏi intermode. Trả lời mode S với định dạng DF=11 đường xuống sẽ
được phát phù hợp với các quy định của 6.5.2.2 khi phát hỏi mode A/C/S all-call được chấp nhận.

Lưu ý. - Vì bộ phát đáp mode S không chấp nhận phát hỏi mode A/C/-only all-call nên không có
trả lời được tạo ra.

6.4.1.3.2.2 Trả lời từ phát hỏi mode S. Nội dung thông tin của trả lời mode S sẽ phản ánh điều
kiện hiện tại trong bộ phát đáp sau khi hoàn thành tất cả các xử lý của tín hiệu phát hỏi được tách
ra từ tín hiệu trả lời đó. Thông tin trao đổi giữa định dạng đường lên và đường xuống sẽ được tóm
tắt trong bảng 5.

Lưu ý. - Bốn tiêu chuẩn trả lời mode S có thể được phát để trả lời các phát hỏi mode S như sau:

a) Trả lời mode S all-call (DF = 11); và

b) Trả lời giám sát và thông tin với chiều dài chuẩn (DF = 4, 5, 20 và 21);

c) Trả lời thông tin với chiều dài mở (DF = 24); và

d) Trả lời giám sát không đối – không (DF = 0, 16).


6.4.1.3.2.2.1 Trả lời từ các máy hỏi mode S-only all-call của SSR. Các định dạng đường xuống
của tín hiệu trả lời từ phát hỏi mode S-only all-call (nếu yêu cầu) sẽ là DF = 11. Các quy tắc và nội
dung của tín hiệu trả lời để xác định các yêu cầu trả lời được quy định tại 6.5.

Lưu ý. - Trả lời mode S có thể hoặc không thể được phát khi phát hỏi mode S với UF = 11 đã
được chấp nhận.

6.4.1.3.2.2.2 Trả lời các máy hỏi giám sát và thông tin với chiều dài chuẩn. Trả lời mode S
được phát khi phát hỏi mode S với UF = 4, 5, 20 hay 21 và địa chỉ tàu bay đã được chấp nhận. Các
nội dung của phát hỏi đó và tín hiệu trả lời được quy định tại 6.6.

Lưu ý. - Nếu phát hỏi mode S với UF = 20 hoặc 21 và địa chỉ phát quảng bá được chấp nhận,
không có trả lời nào được phát đi (6.4.1.2.3.1.3).

6.4.1.3.2.2.3 Các trả lời cho phát hỏi thông tin với độ dài mở rộng. Một loạt các trả lời mode S
nằm trong số từ 0 đến 16 sẽ được phát khi phát hỏi mode S với UF = 24 đã được chấp nhận. Các
định dạng đường xuống của tín hiệu trả lời (nếu có) sẽ là DF = 24. Giao thức xác định số lượng và
nội dung của các tín hiệu trả lời được định nghĩa tại 6.7.

6.4.1.3.2.2.4 Trả lời từ phát hỏi giám sát không đối không. Trả lời mode S sẽ được phát khi
phát hỏi mode S với UF = 0 và địa chỉ tàu bay đã được chấp nhận.
6.4.2 Chế áp

6.4.2.1 Tác dụng của chế áp. Bộ phát đáp trong chế độ chế áp không xác nhận được phát hỏi
mode A, mode C hoặc intermode nếu chỉ một mình xung P 1 hoặc cả hai xung P1 và P3 phát hỏi
nhận được trong khoảng thời gian chế áp. Chế áp không ảnh hưởng đến việc xác nhận, chấp nhận,
hoặc trả lời từ phát hỏi mode S.

6.4.2.2 Các cặp chế áp. Cặp chế áp mode A/C hai-xung sẽ bắt đầu chế áp trong bộ phát đáp mode
S bất kể vị trí của các cặp xung trong một nhóm các xung, với điều kiện các phát đáp chưa được
chế áp hoặc đang trong một chu trình truyền phát.

Lưu ý. - Đoạn đầu cặp xung P1 – P2 của phát hỏi mode S bắt đầu chế áp một cách độc lập của
dạng sóng phát đi tiếp theo sau nó.

6.9 Giao thức nhận dạng tàu bay

  Báo cáo nhận dạng tàu bay. Bộ phát đáp sẽ báo cáo việc nhận dạng tàu bay trong trường
phụ AIS (Dịch vụ thông báo tin tức hàng không) 48-bit

 Mã của trường phụ AIS. Các trường phụ AIS sẽ được mã hoá như sau:

Mã nhận dạng tàu bay được cung cấp tới tám ký tự. Mỗi ký tự sẽ được mã hoá thành 6-bit con, của
bảng chữ cái quốc tế số 5 (IA-5)
6.10 Các đặc tính chủ yếu của hệ thống phát đáp mode S SSR

 Độ nhạy và dải động của bộ phát đáp: Độ nhạy của bộ phát đáp sẽ được định nghĩa như
là mức đầu vào của tín hiệu phát hỏi và tỷ lệ phần trăm của tín hiệu trả lời tương ứng. Các
tỷ số trả lời / phát hỏi của bộ phát đáp mode S sẽ là: 

a) Ít nhất 99 % cho các mức tín hiệu đầu vào giữa 3dB ở trên MTL và -21dBm; và 

b) Không quá 10 % tại các mức tín hiệu đầu vào dưới -81 dBm. 

 Trả lời khi bị nhiễu:

Trả lời khi có xung nhiễu: Cho một tín hiệu phát hỏi mode S mà yêu cầu tín hiệu trả lời, tỷ lệ trả
lời của bộ phát đáp sẽ ít nhất là 95 % khi có xung nhiễu trong xung phát hỏi mode A/C trong điều
kiện cho phép. Dưới các điều kiện tốt, tỷ lệ trả lời sẽ ít nhất là 50 %

Trả lời khi có nhiễu cặp xung: Cho một tín hiệu phát hỏi mà yêu cầu một trả lời, tỷ lệ trả lời của
một phát đáp sẽ ít nhất là 90 % 
Trả lời khi có nhiễu không đồng bộ mức độ thấp. Cho một tín hiệu phát hỏi mode S yêu cầu tín
hiệu trả lời bộ phát đáp sẽ trả lời đúng với ít nhất là 95 % tỷ lệ trả lời khi có nhiễu không đồng bộ.

Trả lời khi có nhiễu mức độ thấp trong giải sóng mang: Khi có nhiễu sóng mang tại tần số 1.030 ±
0,2 MHz ở mức 20 dB hoặc cao hơn mức hỏi mode A/C hoặc mode S, bộ phát đáp phải trả lời
đúng ít nhất là 90% số lần hỏi.

Đáp ứng sai: Đối với các thiết bị hiện đại, đáp ứng sai mode A/C do phát hỏi mức thấp phải không
được nhỏ hơn trung bình 1% và tối đa 3%

  Công suất xung đỉnh bộ phát đáp:

a) Không được ít hơn 18,5 dBW đối với tàu bay bay dưới 15.000 ft; 

b) Không được ít hơn 21,0 dBW đối với tàu bay có khả năng hoạt động trên 15.000 ft; 

c) Không được ít hơn 21,0 dBW đối với tàu bay với tốc độ bay tối đa vượt quá 324 km/h (175 kt);
Và 

d) Không vượt quá 27,0 dBW.

 Các đặc tính:

Triệt (nén) cánh sóng biên mode S: gây ra việc máy phát đáp không nhận ra tín hiệu phát hỏi 

Thời gian chết của mode S: là khoảng thời gian bắt đầu vào cuối mỗi tín hiệu phát trả lời và kết
thúc nhận khi phát đáp đã lấy lại độ nhạy trong vòng 3 dB của mức MTL. Các bộ phát đáp mode S
phải có thời gian chết không lớn hơn 125 μs

Bão hoà máy thu mode S: Máy thu của bộ phát đáp sẽ bị bão hoà theo khi nhận được bất cứ xung
nào có độ rộng hơn 0,7 μs.

Phục hồi sau khi phát hỏi mode S mà không kích hoạt trả lời

Tín hiệu trả lời mode S không mong muốn

Giới hạn tốc độ tín hiệu trả lời 

Khả năng tốc độ tín hiệu trả lời

Giữ chậm trả lời và hiện tượng trượt xung

Các bộ đếm thời gian

Hạn chế trả lời: luôn bị hạn chế khi tàu bay công bố trạng thái dưới mặt đất
  Hệ thống anten phát đáp và hoạt động phân tập: Phát đáp mode S được trang bị ăng
ten hoạt động phân tập sẽ có hai đầu RF nối với hai ăng ten, một anten nằm ở phía trên nóc
tàu bay và một ăng ten khác nằm ở phía dưới thân tàu bay. Các tín hiệu nhận được từ một
trong những ăng ten đó sẽ được chọn để thu và tín hiệu trả lời sẽ chỉ được phát từ ăng ten
đã được chọn.

Vị trí ăng ten: được lắp đặt càng gần đường trung tâm dọc theo thân tàu bay càng tốt

 Xử lý dữ liệu:

Dữ liệu trực tiếp cố định là các dữ liệu từ tàu bay mà không thay đổi trong suốt chuyến bay bao
gồm: 

a) Địa chỉ tàu bay; 

b) Tốc độ tối đa trên không ; Và 

c) Đăng ký nhãn hiệu nếu được sử dụng để xác định số hiệu nhận dạng chuyến bay

Dữ liệu trực tiếp thay đổi là các dữ liệu từ tàu bay có thể thay đổi trong chuyến bay và bao gồm:

a) Mã độ cao mode C

b) Các mã nhận dạng mode A (6.6.7.1);

c) Điều kiện trên mặt đất (6.6.5.1 và 6.8.2.1);

d) Nhận dạng tàu bay nếu khác với việc đăng ký nhãn hiệu (6.9.1.1); Và

e) Điều kiện xung nhận dạng vị trí đặc biệt SPI (6.6.10.1.3).

Dữ liệu không trực tiếp là những dữ liệu truyền phát qua bộ phát đáp theo một trong hai hướng mà
không ảnh hưởng đến chức năng giám sát.

6.11 Các đặc tính chủ yếu của hệ thống phát hỏi trên mặt đất.

 Tốc độ lặp lại phát hỏi:  nhỏ hơn 250 lần / giây, yêu cầu trả lời trong thời gian không quá
400 μs

  Công suất phát xạ hỏi

 Công suất đầu ra của tín hiệu phát hỏi ở trạng thái không hoạt động
 Sai số tín hiệu phát đi

 Đáp ứng giả

 Khóa phối hợp

 Máy hỏi di động

You might also like