You are on page 1of 9

CÂU HỎI ÔN THI CĐTLYH

Buổi 2
Câu 1: chú ý không chủ định xuất hiện ở một người khi nào ?
A. Bất chợt gặp một kích thích mới lạ
B. Đi ngang qua chỗ có kích thích có cường độ rất mạnh
C. Đột nhiên gặp một yêu cầu cần chú ý
D. Đột nhiên gặp một kích thích rất hấp dẫn lớn
Câu 2: loại chú ý có mục đích từ trước và cần sự nỗ lực của bản thân được gọi là gì?
A. Chú ý có chủ định
B. Chú ý sau chủ định
C. Chú ý không chủ định
Câu 3: quá trình tâm lý đơn giản nhất phản ánh những thuộc tính riêng lẽ của sự vật, hiện
tượng, những trạng thái bên trong cơ thể được nảy sinh do sự tác động trực tiếp của các
kích thích lên các giác quan của con người đó là gì?
A. Tri giác
B. Cảm giác
C. Tư duy
D. Tưởng tượng
Câu 4: trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A. Ở mức độ cảm giác chúng ta không thể gọi được tên, hiểu được ý nghĩa của sự
vật, hiện tượng
B. Ở cấp độ tri giác chúng ta không thể gọi được tên, hiểu ý nghĩa của sự vật, hiện
tượng
C. Ở cấp độ nhận thức cảm tính chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài của sự vật,
hiện tượng
D. Ở cấp độ tri giác chúng ta có thể gọi được tên, hiểu được ý nghĩa của sự vật, hiện
tượng
Câu 5 : tìm dấu hiệu không phù hợp với quá trình tư duy
A. Phản ánh hiện thực bằng con đường gián tiếp
B. Kết quả nhận thức mang tính khái quát
C. Diễn tả theo một quá trình
Câu 6 : Trí tuệ trong hình ảnh lâm sàng bên trong người bệnh được cấu thành bởi yếu tố
nào
A. Biểu tượng và suy tưởng về cảm giác bệnh
B. Biểu tượng và suy tưởng về cảm giác bản thể
C. Biểu tượng và suy tưởng về cảm giác nóng lạnh
D. Cả A B C đều ai
Câu 7 : các suy luận trong trí tuệ của hình ảnh lâm sàng bên trong người bệnh được người
bệnh rút ra từ
A. Sự hiểu biết các thuốc và tên của chuẩn đoán bệnh được viết trong đơn thuốc mà
bệnh nhân đọc được
B. Sự hiểu biết về các từ chuyên môn nghe trộm được từ cuộc trao đổi của các nhân
viên y tế
C. Cả A B đúng
D. Cả A B sai
Câu 8 : kết quả suy luận trong trí tuệ của hình ảnh lâm sàng bên trong người bệnh là gì
A. Bệnh nhân thấu hiểu được công dụng của thuốc viết trong đơn
B. Bệnh nhân thấu hiểu được các từ chuyên môn mà nhân viên y tế trao đổi với nhau
C. Bệnh nhân tự đưa ra nguyên nhân bênh
D. Cả A B C đều đúng
BUỔI 3
Câu 1: ‘Đặc điểm phong tục tập quán, dân tộc, tôn giáo’ là yếu tố thuộc
A. Những yếu tố thuộc về bản thân chủ thể và đối tượng giao tiếp
B. Những yếu tố thuộc về nét đặc trưng riêng của giao tiếp
C. Những yếu tố thuộc về môi trường, điều kiện giao tiếp
D. Cả A, B, C
Câu 2 : « Địa điểm, không gian, thời gian (như thời tiết, ánh sáng, sự trang trí, tiếng ồn, mùi
vị,…) khi giao tiếp » là yếu tố thuộc về
A. Những yếu tố thuộc về bản thân chủ thể và đối tượng giao tiếp
B. Những yếu tố thuộc về nét đặc trưng riêng của giao tiếp
C. Những yếu tố thuộc về môi trường, điều kiện giao tiếp
D. Cả A,B, C
Câu 3 : « Uy tín và phong cách là công tác của người thầy thuốc » là yếu tố thuộc về
A. Những yếu tố thuộc về bản thân chủ thể và đối tượng giao tiếp
B. Những yếu tố thuộc về nét đặc trưng riêng của giao tiếp
C. Những yếu tố thuộc về môi trường, điều kiện giao tiếp
D. Cả A,B, C
Câu 4 : ‘ Việc sử dụng ngôn ngữ của người thấy thuốc trong quá trình giao tiếp’ là yếu tố
thuộc về
A. Những yếu tố thuộc về bản thân chủ thể và đối tượng giao tiếp
B. Những yếu tố thuộc về nét đặc trưng riêng của giao tiếp
C. Những yếu tố thuộc về môi trường, điều kiện giao tiếp
D. Cả A,B, C
Câu 5 : Chức năng của giao tiếp là
A. Chức năng thông tin liên lạc 2 chiều giữa các chủ thể tham gia giao tiếp, Chức năng
điều chỉnh hành vi, chức năng cảm xúc và chức năng phối hợp hoạt động
B. Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau
C. Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách
D. Cả A, B, C
Câu 6 : Trong quy tắc giao tiếp cơ bản với bệnh nhân, muốn có được nhiều thông tin từ
bệnh nhân cần
A. Dọc nhiều thông tin trên báo ra hàng ngày
B. Xem tin tức trên các chương trình truyền hình
C. Thu thập thông tin từ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và tất cả
những người đã và đang có cơ hội tiếp xúc với bệnh nhân
D. Cả A, B đều đúng
Câu 7 : Trong quy tắc giao tiếp cơ bản với bệnh nhân, cần chuẩn bị kỹ
A. Thời gian cho cuộc giao tiếp
B. Địa điểm cho cuộc giao tiếp
C. Không khí tâm lý và bối cảnh của cuộc giao tiếp
D. Tất cả A, B, C
Câu 8: Trong quy tắc giao tiếp với bệnh nhân, nếu gặp các bệnh nhân khác nhau cần:
A. Sử dụng 1 bài nói chuyện chuẩn tắc đã được chuẩn bị kỹ càng từ trước
B. Sử dụng phương pháp giao tiếp với người hướng ngoại
C. Sử dụng phương pháp giao tiếp với ngưới hướng nội
D. Tìm hiểu bệnh nhân tùy những trường hợp phải có cách ứng xử khác nhau
Câu 9: trong quy tắc giao tiếp cơ bản với bệnh nhân, để có thể tìm hiểu thêm về bản chất
bệnh và người bệnh, cần:
A. Quan sát kỹ hành động người bệnh
B. Quan sát kỹ nét mặt của người bệnh
C. Quan sát kỹ dáng vẻ của người bệnh
D. Tất cả A, B, C
Câu 10: Trong quy tắc giao tiếp cơ bản với bệnh nhân, phong cách ăn mặc người thầy
thuốc là:
A. Một cách thức thầy thuốc thể hiện bản thân
B. Để tránh nhiễm khuẩn bệnh viện
C. Để bệnh nhân thấy người thầy thuốc sành điệu
D. Để bệnh nhân không dám khinh nhờn thầy thuốc
Câu 11: để có thể tìm ra cách tác động vào tâm lý của bệnh nhân, người thầy thuốc cần:
A. Để bệnh nhân không dám khinh nhờn thầy thuốc
B. Để bệnh nhân thấy người thầy thuốc sành điệu
C. Hiểu văn hóa, tôn giáo của bệnh nhân
D. Sử dụng 1 bài nói chuyện chuẩn tắc đã được chuẩn bị kỹ càng từ trước
Câu 12: để có thể tìm ra cách tác động vào tâm lý của bệnh nhân, người thầy thuốc cần
A. Hiểu giới tính, lứa tuổi và thành phần xã hội của bệnh nhân
B. Đọc nhiều thông tin trên báo ra hàng ngày
C. Xem tin tức trên các chương trình truyền hình
D. Cả A, B, C đúng
Câu 13: để có thể tìm ra cách tác động vào tâm lý của bệnh nhân, người thầy thuốc cần
A. Tạo cảm giác thoải mái dễ chịu cho bệnh nhân
B. Đồng hành cùng bệnh nhân trong quá trình điều trị
C. Tránh gây cảm giác bi quan, chán nản, bị bỏ rơi
D. Tất cả A, B, C
Câu 14: để có thể dễ dàng tiếp xúc với bệnh nhân, người thầy thuốc cần
A. Biết tính cách người bệnh
B. Biết khí chất người bệnh
C. Biết các rối loạn tâm lý do tình trạng bệnh gây ra
D. Tất cả A, B C
Câu 15: phương pháp trực tiếp tác động vào tâm lý người bệnh là
A. Sử dụng lời nói
B. Ám thị bằng lời nói
C. Thôi mien
D. Tất cả A, B, C
Câu 16: phương pháp trực tiếp tác động vào tâm lý người bệnh sử dụng thôi miên là
A. Thầy thuốc ám thị bằng lời nói
B. Thầy thuốc sử dụng lời nói
C. Thầy thuốc ám thị bệnh nhân trong giấc ngủ
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 17 : phương pháp trực tiếp tác động gián tiếp vào tâm lý người bệnh là
A. điều trị nhóm
B. Tâm kịch
C. Dùng chế phẩm placebo
D. Tất cả A, B, C đều sai
Câu 18 : tạo nên quan cảnh sạch đẹp cho bệnh viện là
A. Phương pháp trực tiếp tác động vào tâm lý người bệnh
B. Phương pháp gián tiếp tác động vào tâm lý người bệnh
C. Phương pháp giao tiếp cơ bản của bệnh viện và bệnh nhân
D. Cả A, B, C
Câu 19 : đưa ra quy định chặt chẽ về giờ thăm nuôi đối với người nhà bệnh nhân trong
bệnh viện là
A. Phương pháp trực tiếp tác động vào tâm lý người bệnh
B. Phương pháp gián tiếp tác động vào tâm lý người bệnh
C. Phương pháp giao tiếp cơ bản của bệnh viện và bệnh nhân
D. Cả A, B, C
Câu 20 : chủ động với màu sắc của sơn tường, sự sạch sẽ thoáng mát trong bệnh viện là
A. Phương pháp trực tiếp tác động vào tâm lý người bệnh
B. Phương pháp gián tiếp tác động vào tâm lý người bệnh
C. Phương pháp giao tiếp cơ bản của bệnh viện và bệnh nhân
D. Cả A, B, C
Buổi 4
Câu 1: theo tuyên ngôn Alma Ata, sức khỏe là
A. Trạng thái thoải mái hoàn toàn về cơ thể và thần kinh
B. Trạng thái cơ thể không có bệnh
C. Trạng thái cơ thể không bị tàn tật
D. Cả A, B đều sai
Câu 2: bệnh tật là
A. Sự tổn thương thực tế
B. Sự giảm sút về sức khỏe
C. Có rối loạn tâm lý và hoặc gặp khó khăn với các mối quan hệ
D. Tất cả A, B, C
Câu 3: bệnh tật ảnh hưởng đến bệnh nhân ở các khía cạnh nào sau đây
A. Thực thể và tinh thần
B. Đời sống và chất lượng đời sống của cá nhân người bệnh
C. Đời sống và chất lượng đời sống của gia đình người bệnh
D. Tất cả A, B, C
Câu 4: các biểu hiện ở bệnh nhân bao gồm: Lo lắng về các triệu chứng tiến triển của bệnh,
lo âu, lo sợ, trầm cảm nhẹ, bi quan về bệnh và tương lai, mặc cảm là
A. Phản ứng tâm lý tích cực
B. Phản ứng tâm lý tiêu cực
C. Phản ứng tâm lý không bình thường
D. Phản ứng tâm lý cường điệu
Câu 5: các biểu hiện ở bệnh nhân bao gồm: Bình thản, thích nghi và bình tĩnh, hợp tác với
thầy thuốc trong quá trình điều trị, là
A. Phản ứng tâm lý tích cực
B. Phản ứng tâm lý tiêu cực
C. Phản ứng tâm lý không bthuong
D. Phản ứng tâm lý cường điệu
Câu 6: mô tả sau đây là mô tả loại phản ứng nào của bệnh nhân?’Lắng nghe hợp tác với
thầy thuốc trong quá trình điều trị; quan hệ tốt với nhân viên y tế’
A. Hợp tác
B. Nội tâm
C. Bàng quan
D. Tiêu cực
Câu 7: mô tả nào sau đây là mô tả loại phản ứng nào của bệnh nhân?’ Bệnh nhân nghiên
cứu về bệnh, không phản ứng thoái hóa, giữ vững lập trường. bệnh nhân có thể tin tưởng
hoặc hoàn toàn không tin tưởng thầy thuốc’
A. Hợp tác
B. Nôi tâm
C. Bàng quan
D. Tiêu cực
Câu 8: mô Tả nào sau đây là mô tả loại phản ứng của bệnh nhân? “ bệnh nhân coi thường
thờ ơ với bệnh, không quan tâm đến sức khỏe, không quá sốt sắng cũng không phản đối ý
kiến của thầy thuốc”
A. Hợp tác
B. Nội tâm
C. Bàng quan
D. Tiêu cực
Câu 9: mô tả nào sau đây là mô tả loại phản ứng của bệnh nhân? “ bệnh nhân thiếu tin
tưởng vào thầy thuốc và nhân viên y tế. bệnh nhân luôn đồi hỏi kiểm tra các xét nghiệm cận
lâm sàng. Bệnh nhân đi chữa trị rất nhiều nơi khác nhau”
A. Hợp tác
B. Nghi ngờ
C. Hốt hoảng
D. Phá hoại
Câu 10: mô tả nào sau đây là mô tả loại phản ứng của bệnh nhân ? “ bệnh nhân rất dễ nổi
nóng, không hợp tác với nhân viên ý tế. bệnh nhân có hành vi tiêu cực, gây gổ, thích hành
hung. Bệnh nhân có dấu hiệu của rối loạn nhân cách”
A. Hợp tác
B. Nghi ngờ
C. Hốt hoảng
D. Phá hoại
Buổi 5
Câu 1: khi nằm bệnh viện, bệnh nhân muốn biết điều gì?
A. Nguyên nhân, thời gian điều trị, chi phí cho quá trình điều trị
B. Cách xét nghiệm cận lâm sàng trước đây đã từng làm
C. Điều kiện để chuyện viện
D. Bếp ăn của bệnh viện có sạch sẽ hôn
Câu 2: bệnh nhân phản ứng với thầy thuốc là vì
A. Bệnh nhân cảm thấy không được tôn trọng
B. Bệnh nhân cảm thấy không được quan tâm chăm sóc chu đáo
C. Bệnh nhân cảm thấy bị nhân viên y tế xúc phạm
D. Tất cả A, B, C
Câu 3:bệnh nhân không có lòng tin với thầy thuốc khi nào
A. Chuyên môn và y đức của người thầy thuốc tốt
B. Nhân viên y tế có tinh thần trách nhiệm và chất lượng điều trị tốt
C. Nhân viên y tế không quan tâm chăm sóc chu đáo
D. Tất cả A, B, C
Câu 4:bệnh nhân thường không để ý điều gì sau đây của thầy thuốc/nhân viên y tế
A. Thái độ, y đức của người thầy thuốc
B. Tác phong, lời nói của nhân viên y tế
C. Mối quan hệ giữa thầy thuốc và nhân viên y tế
D. Khả năng chơi thể thao của thầy thuốc và nhân viên y tế
Câu 5: việc phân chia thành các khu như “khu khám bệnh theo yêu cầu”, “khu khám bệnh
bảo hiểm y tế”,….trong các bệnh viện là đặc trưng khám chữa bệnh
A. Thời kỳ kinh tế tập trung, bao cấp
B. Thời kỳ kinh tế thị trường
C. Thời kỳ trung cổ
D. Thời kỳ cận đại
Câu 6: khi phải nằm viện bệnh nhân thường cảm thấy
A. Làm phiền người than, mất giá trị với xã hội, tổn thất về kinh tế, mất các cơ hội khác
B. Dễ nổi nóng, không hợp tác với nhân viên y tế
C. Các hành vi tiêu cực, gây gổ, thích hành hung
D. Các dấu hiệu của rối loạn nhân cách
Câu 7: khi lo lắng về vấn đề: ai là người chạy chữa cho mình, bệnh nhân thường
A. Thu thập thông tin từ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và tất cả
những người đã và đang có cơ hội tiếp xúc với bệnh nhân
B. Mong được gặp người thầy thuốc giỏi, hiểu và thông cảm với bệnh nhân, đồng hành
chữa trị với bệnh nhân
C. Sử dụng 1 bài nói chuyện chuẩn tắc đã được chuẩn bị kỹ càng từ trước
D. Có hành vi tiêu cực, gây gổ , thích hành hung
Câu 8: các biểu hiện ở bệnh nhân bao gồm: dễ kích động, nôn nóng, thường cư xử vượt
quá mức bình thường, là:
A. Phản ứng tâm lý bình thường
B. Phản ứng tâm lý không bình thường
C. Phản ứng tâm lý cường điệu
D. Phản ứng tâm lý không ổn định
Câu 9: bệnh nhân có khí chất kiểu bình thản là bệnh nhân có kiểu thần kinh
A. Mạnh, cân bằng, linh hoạt
B. Mạnh, cân bằng, không linh hoạt
C. Mạnh, không cân bằng
D. Yếu
Câu 10: bệnh nhân có khí chất kiểu nóng nảy là bệnh nhân có kiểu thần kinh
A. Mạnh, cân bằng, linh hoạt
B. Mạnh, cân bằng, không linh hoạt
C. Mạnh, không cân bằng
D. Yếu
Câu 11: bệnh nhân có khí chất ưu tư là bệnh nhân có kiểu thần kinh
A. Mạnh, cân bằng, linh hoạt
B. Mạnh, cân bằng, không linh hoạt
C. Mạnh, không cân bằng
D. Yếu
Câu 12: bệnh nhân có khí chất kiểu sôi nổi là bệnh nhân có kiểu thần kinh
A. Mạnh, cân bằng, linh hoạt
B. Mạnh, cân bằng, không linh hoạt
C. Mạnh, không cân bằng
D. Yếu
Câu 13: tình cảm của con người có đặc điểm và nguồn gốc
A. Là thuộc tính tâm lý chỉ có ở người, ổn định, thực hiện chức năng của xã hội và gắn
liền với phản xạ có điều kiện
B. Là trạng thái tâm lý ở người và động vật, nhất thời, thực hiện chức năng sinh vật và
gắn liền với bản năng
C. Là thuộc tính tâm lý chỉ có ở người , ổn định, thực hiện chức năng xã hội và gắn liền
với phản xạ có điều kiện, có sau cảm xúc
D. Là quá trình tâm lý chỉ có ở người xuất hiện sau cảm xúc
Câu 14: phẩm chất ý chí là
A. Tính mục đích, tính quyết đoán
B. Tính đối lập, tính quyết đoán
C. Tính bền bỉ, tính quyết đoán
D. Tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán, tính bền bỉ
Câu 15: khả năng đưa ra quyết định kip thời, dứt khoát trên cơ sở tính toán cân nhắc kỹ
càng, không dao động chần chừ là phẩm chất ý chí mang
A. Tính mục đích
B. Tính độc lập
C. Tính quyết đoán
D. Tính bền bỉ và tính tự chủ
Câu 16: sự tiếp xúc thường xuyên với người bệnh khiến người thầy thuốc có những nguy
cơ nào?
A. Phơi nhiễm với các bệnh truyền nhiễm: lao phổi, HIV, viêm gan B
B. Sự bất lực và dằn vặt trước cái chết hoặc bệnh tật của bệnh nhân
C. Cả A, B đúng
D. Cả A, B sai
Câu 17: tính đa dạng, phức tạp của đối tượng hoạt động của ngành y thể hiện ở điểm nào?
A. Tác động của bệnh gây biến đổi tâm sinh lý của người bệnh cho tâm lý người bệnh
càng phực tạp hơn
B. Thầy thuốc phải tiếp xúc với ngưới bệnh thuộc nhiều ngành nghề, nhiều ngành nghề,
nhiều nhóm xã hội và mang đặc tính cá nhân rất khác nhau
C. Sự biến đổi tâm sinh lý của bệnh lên người bệnh khiến cho tâm lý của người bệnh
trở nên phức tạp. Thêm vào đó, đối tượng của bệnh nhân của thầy thuốc rất phức
tạp vì xuất than từ ngành nghề, nhóm xã hội khác và mang những đặc trưng tâm lý
rất khác nhau
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 18 : nghề y là một nghề nhân đạo. điều đó được hiểu là
A. đó là nghề tiệp mang lại sức khỏe, cuộc sống cho người bệnh
B. việc chữa bệnh có thể làm hao tổn sức khỏe, tâm trí, thậm chí là cả tính mạng của
người thầy thuốc. nhưng thầy thuốc không bao giờ được phép từ chối lời đề nghị
giúp đỡ của người bệnh
C. thầy thuốc phải có mặt ở nơi đang có bệnh dịch. Bệnh càng nguy hiểm, càng tận
tâm, tận lực, không được phó mặc người bệnh cho bệnh tật
D. tất cả A, B, C
Câu 19 : tác động tâm lý có hại có thể gây chứng bệnh y sinh cho bệnh nhân :
A. chuẩn đoán hoặc tiên lượng quá mức, hỏi bệnh, khám bệnh và tiếp xúc vụng về,
điều trị không đúng, hoặc điều trị bao vây không cần thiết, thái độ quan tâm qua mức
hoặc thờ ơ quá mức, bảo quản hồ sơ không tốt/tiết lộ bí mật chuyên môn
B. chuẩn đoán sai hoặc tiên lượng quá mực, hỏi bệnh, khám bệnh và tiếp xúc vụng về,
thái độ quan tâm quá mức, bảo quản hồ sơ không tột/tiết lộ bí mật chuyên môn, ảnh
hưởng bệnh lý của người thầy thuốc lên bệnh nhân
C. chuẩn đoán sai hoặc tiên lượng quá mức, hỏi bệnh, khám bệnh và tiếp xúc vụng về,
điều trị không đúng hoặc điều trị bao vây kh cần thiết, thái độ quan tâm quá mức
hoặc thờ ơ quá mức, bảo quản hồ sơ không tốt/tiết lộ bí mật chuyên môn, ảnh
hưởng đến bệnh lý của người thầy thuốc len bệnh nhân
Câu 20 : đề phòng chống bệnh y sinh cho bệnh nhân, người thầy thuốc cần phải có những
đức tính
A. đạo đức tốt, yêu nghề ; tôn trọng và giữ kín bí mật của người bệnh ; biết thông cảm,
chia sẻ những nỗi đau của người bệnh, đoàn kết với đồng nghiệp
B. đạo đức tốt, yêu nghề ; có trình độ chuyên môn và hiểu biết ; tôn trọng và giữ gìn bí
mật của người bệnh, biết thông cảm, chia sẻ những nỗi đau của người bệnh
C. đạo đức tốt, yêu nghề ; có trình độ chuyên môn và hiểu biết, biết thông cảm, chia sẻ
những nổi đau của người bệnh, đoàn kết với đồng nghiệp
D. đạo đức tốt, yêu nghề ; có trình độ chuyên môn và hiểu biết ; tôn trọng và giữ kín bí
mật của người bệnh, biết thông cảm chia sẻ những nổi đau của người bệnh, đoàn
kết với đồng nghiệp

You might also like