You are on page 1of 59

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN




CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP


TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG
VÀ CÔNG NGHIỆP TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ
CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH ĐỊNH

Sinh viên thực hiện : Man Thị Thanh Thùy


Lớp : Kinh tế đầu tư – K38B
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thùy Dung

Bình Đinh,
̣ Tháng 03/2019
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên thực hiện: Man Thị Thanh Thùy


Lớp: Kinh tế đầu tư 38B Khóa: 38
Tên đề tài : Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình dân dụng và công nghiệp tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công
trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định
I. Nội dung nhận xét:
1. Tình hình thực hiện: .................................................................................................
2. Nội dung của đề tài:
- Cơ sở lý thuyết: ...............................................................................................
- Cơ sở số liệu: ..................................................................................................
- Phương pháp giải quyết các vấn đề: ...............................................................
3. Hình thức của đề tài:
- Hình thức trình bày : .......................................................................................
- Kết cấu của đề tài: ............................................................................................
4. Những nhận xét khác : ..............................................................................................
II. Đánh giá cho điểm :
- Tiến trình làm đề tài : ......
- Nội dung đề tài : ......
- Hình thức đề tài : ......
Tổng cộng: .......
Bình Định, ngày … tháng 03 năm 2019
Giáo viên hướng dẫn

Th.S Nguyễn Thị Thùy Dung


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Họ tên sinh viên thực hiện: Man Thị Thanh Thùy


Lớp: Kinh tế đầu tư 38B Khóa: 38
Tên đề tài : Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình dân dụng và công nghiệp tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công
trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định
I. Nội dung nhận xét:

1. Nội dung của đề tài:

- Cơ sở lý thuyết: ...............................................................................................
- Cơ sở số liệu: ..................................................................................................
- Phương pháp giải quyết các vấn đề: ...............................................................
2. Hình thức của đề tài:

- Hình thức trình bày : .......................................................................................


- Kết cấu của đề tài: ............................................................................................

3. Những nhận xét khác : ..............................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

II. Đánh giá cho điểm :

- Nội dung đề tài : ......

- Hình thức đề tài : ......

Tổng cộng: .......

Bình Định, Ngày .... tháng 03 năm 2019

Giảng viên phản biện


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2
4.Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................2
5. Kết cấu đề tài ............................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TU CÁC CÔNG
TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP .................................................................3
1.1. Một số lý luận về dự án đầu tư và dự án đầu tư xây dựng ...................................3
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư ..................................................................................3
1.1.2. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng...................................................................4
1.1.3. Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng ....................................................................5
1.1.4. Phân loại dự án đầu tư xây dựng ...................................................................6
1.1.5. Yêu cầu dự án đầu tư xây dựng ......................................................................7
1.1.6. Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng....................................................8
1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp ............9
1.2.1. Khái niệm và vai trò quản lý dự án đầu tư xây dựng .....................................9
1.2.1.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng ...............................................9
1.2.1.2. Vai trò quản lý dự án đầu tư xây dựng .....................................................9
1.2.2. Đặc điểm quản lý dự án đầu tư xây dựng .....................................................10
1.2.3. Các giai đoạn quản lý dự án đầu tư xây dựng .............................................10
1.2.4. Yêu cầu quản lý dự án đầu tư xây dựng .......................................................11
1.2.5. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng .............................................12
1.2.5.1. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý .....................................................12
1.2.5.2. Chủ nhiệm điều hành dự án ....................................................................13
1.2.5.3. Mô hình chìa khóa trao tay .....................................................................13
1.2.5.4. Mô hình quản lý dự án theo chức năng ..................................................13
1.2.5.5. Mô hình chuyên trách quản lý dự án ......................................................13
1.2.5.6. Tổ chức quản lý theo ma trận .................................................................14
1.2.6. Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng .......................................14
1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng .........16
1.2.7.1. Hệ thống chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng .............................. 17
1.2.7.2. Công tác quy hoạch ................................................................................17
1.2.7.3. Năng lực bộ máy và quản lý hành chính nhà nước ................................ 17
1.2.7.4. Kinh phí ..................................................................................................17
1.2.7.5. Môi trường kinh tế..................................................................................17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TỈNH
BÌNH ĐỊNH..................................................................................................................19
2.1. Tổng quan về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và
công nghiệp tỉnh Bình Định .......................................................................................19
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định .......................................19
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định .......................................20
2.1.2.1. Chức năng............................................................................................... 20
2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn ..........................................................................20
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy .................................................................................22
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................22
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo và các phòng ...........22
2.2. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công
nghiệp tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công
nghiệp tỉnh Bình Định ................................................................................................ 26
2.2.1. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công
nghiệp tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công
nghiệp tỉnh Bình Định ............................................................................................. 26
2.2.1.1. Các dự án của Ban quản lý dự án đang thực hiện ..................................26
2.2.2. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định .......................36
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình
Định ........................................................................................................................37
2.3. Một số đánh giá về thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân
dụng và công nghiệp tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng
và công nghiệp tỉnh Bình Định ..................................................................................38
2.3.1. Kết quả đạt được...........................................................................................38
2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân..................................................................................40
2.3.2.1. Tồn tại.....................................................................................................40
2.3.2.2. Nguyên nhân...........................................................................................42
3.1. Định hướng và mu ̣c tiêu của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình
dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định ..................................................................43
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công
trình dân dụng và công nghiệp tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình
dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định ..................................................................44
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu ..........................................44
3.2.2. Giải pháp về quản lý chi phí .........................................................................45
3.2.3. Giải pháp về quản lý tiến độ thi công ...........................................................45
3.2.4. Giải pháp về quản lý chất lượng ..................................................................46
3.2.5. Giải pháp về phát triền nguồn nhân lực .......................................................48
3.2.6. Giải pháp về công nghệ ................................................................................49
KẾT LUẬN ..................................................................................................................50
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nguyên chữ


BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
ĐTXD Đầu tư xây dựng
ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
QLDA Quản lý dự án
UBND Ủy ban nhân dân
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2. 1. Một số dự án Ban quản lý dự án thực hiện ..................................................26
Bảng 2.2. Kế hoạch đấu thầu dự án Trung tâm Hội nghị tỉnh.......................................32
Bảng 2.3. Kế hoạch đấu thầu dự án Vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn............33
Bảng 2.4. Các hạng mục công trình hoàn thành thuộc dự án Vệ sinh môi trường .......39
Bảng 2.5. Bảng tính chi tiết chênh lệch tuyến cống bao đường Xuân Diệu .................41
Sơ đồ 1.1. Chu trình quản lý dự án ................................................................................11
Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý của Ban quản lý dự án dân dụng và công nghiệp
tỉnh Bình Định ...............................................................................................................22
Sơ đồ 2.2. Quy trình thực hiện đấu thầu tại Ban QLDA ..............................................31
1

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Sau những năm “ Đổi mới ” nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu
hết sức to lớn, trong đó không thể không đề cập đến sự đóng góp của các dự án đầu tư
xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Dự án tạo ra hệ thống cơ sở vật
chất, kỹ thuật phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở để thực hiện công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy hàng năm nhà nước ta đã dành ra
một khoản tiền từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước để đầu tư cho lĩnh vực xây dựng cơ
bản này. Để thực hiện các công trình xây dựng được hiệu quả cần phải quản lý tốt
trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án... Nhờ vậy mà công tác đầu tư xây dựng
nước ta đi vào ổn định, phát triển, nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước được sử dụng
trong các công trình trọng điểm, cấp thiết. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác quản lý dự
án đầu tư xây dựng ở nước ta còn tồn tại những hạn chế như tình trạng lãng phí nguồn
vốn vẫn còn xảy ra, thất thoát chi phí, công tác thanh tra, kiểm tra còn tồn tại nhiều
hạn chế...
Với nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của quản lý dự án đầu tư xây dựng, Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Định đã quyết định thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây
dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định để quản lý các công trình
xây dựng. Ban Quản lý dự án đầu tư đã quản lý nhiều dự án và đạt được nhiều hiệu
quả trong hoạt động đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Tuy
nhiên, hiện nay trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Ban Quản lý
cũng không nằm ngoài những khó khăn, tồn tại của cả nước như nguồn lực còn hạn
chế, chất lượng tư vấn chưa cao, thiếu kinh nghiệm, công tác lập, phê duyệt thẩm
định, thiết kế bản vẽ, thi công còn chậm... dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian thực
hiện dự án gây thất thoát và lãng phí thời gian. Do đó việc quản lý tốt dự án đầu tư xây
dựng công trình ngày càng cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn quan trọng để phát triển kinh
tế, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân.
Chính vì lý do trên nên em đã chọn thực tập tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây
dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định để tìm ra một số giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng.

2. Mục tiêu nghiên cứu


- Khái quát cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân
dựng và công nghiệp.
2

- Phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng
và công nghiệp tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và
công nghiệp tỉnh Bình Định.

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình xây dựng do Ban Quản lý dự án thực hiện.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình xây
dựng tại Ban Quản lý dự án.
Phạm vi nghiên cứu: Các dự án đầu tư tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định giai đoạn 2014 – 2018.

4.Phương pháp nghiên cứu


Bài chuyên đề sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm: phương pháp thống
kê, tổng hợp từ báo cáo phân tích kinh tế - tài chính, báo cáo nghiên cứu khả thi... của
các dự án từ phòng Kế hoạch – Tài chính, phòng Quản lý dự án, phòng Hành chính –
Tổng hợp để thu thập tài liệu, phương pháp phân tích.

5. Kết cấu đề tài


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, các bảng
biểu, danh mục chữ viết tắt, nội dung của đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân
dụng và công nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng
và công nghiệp tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và
công nghiệp tỉnh Bình Định.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình dân dụng và công nghiệp tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp nhờ sự giúp đỡ của các cô, chú,
anh, chị trong cơ quan và Ths.Nguyễn Thị Thùy Dung em có thể làm bài tốt hơn, do
kiến thức thực tế và khả năng làm chuyên đề còn hạn hẹp nên bài chuyên đề tốt nghiệp
vẫn còn nhiều sai sót mong cô và các cô, chú, anh, chị trong cơ quan giúp em để hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TU


CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
1.1. Một số lý luận về dự án đầu tư và dự án đầu tư xây dựng
1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư
Theo Luật đầu tư ngày 26/11/2014: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn
trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng
thời gian xác định.
Theo Luật đấu thầu ngày 26/11/2013: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất để
thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt được mục tiêu hoặc yêu cầu nào
đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác định.
Tuy nhiên vấn đề đầu tư còn có thể được xem xét từ nhiều góc độ khác nhau:
Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu được trình bày một
cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động, chi phí một cách kế hoạch để đạt được những
kết quả và thực hiện các mục tiêu nhất định trong tương lai.
Trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật
tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính trong một thời gian dài.
Trên góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi
tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế – xã hội, làm tiền
đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Trong quản lý vĩ mô, dự án đầu tư là hoạt động
kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế.
Xét về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan
với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết
quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua các nguồn lực xác định.
Tuy có thể đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về dự án đầu tư, nhưng bao giờ
cũng có bốn thành phần chính sau:
Các nguồn lực: Vốn, lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, thiết bị, công
nghệ, nguyên vật liệu...
Hệ thống các giải pháp đồng bộ, để thực hiện các mục tiêu, tạo ra các kết quả
cụ thể.
4

Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng được tạo ra từ các
hoạt động khác nhau của dự án.
Mục tiêu kinh tế xã hội của dự án: Mục tiêu này thường được xem xét dưới hai
góc độ. Đối với doanh nghiệp đó là mục đích thu hồi vốn, tạo lợi nhuận và vị thế phát
triển mới của doanh nghiệp. Đối với xã hội đó là việc phù hợp với quy hoạch định
hướng phát triển, kinh tế, tạo thêm việc làm và sản phẩm, dịch vụ cho xã hội, bảo vệ
tài nguyên và môi trường sinh thái.
- Các phương diện chính của dự án:
Phương diện thời gian: Chu trình của một dự án gồm nhiều giai đoạn khác
nhau, thường bao gồm 3 giai đoạn chính, kế tiếp nhau và chi phối nhau: Xác định,
nghiên cứu và lập dự án; giai đoạn triển khai dự án; giai đoạn khai thác dự án.
Phương diện kinh phí dự án: Kinh phí dự án là biểu hiện bằng tiền của các
nguồn lực cần thiết cho hoạt động của dự án. Trung tâm của phương diện này là vấn
đề vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư. Vốn đầu tư cần được tính toán chính xác và quản
lý chặt chẽ.
Phương diện độ hoàn thiện của dự án: Phương diện này của dự án đại diện cho
những đầu ra mong muốn. Nói một cách chung nhất, đó là chất lượng của dự án. Một
cách cụ thể, đó có thể là lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.

1.1.2. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng


Theo Luật Xây dựng ngày 18/6/2014: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề
xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng
mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất
lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai
đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
“Dự án đầu tư xây dựng công trình” còn là thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ
bản báo cáo nghiên cứu khả thi trong các dự án đầu tư xây dựng công trình. Theo
nghĩa này dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo
công trình nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm,
dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây
dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng,
5

Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây
dựng.

1.1.3. Đặc điểm dự án đầu tư xây dựng


Dự án đầu tư xây dựng công trình có mục đích cuối cùng là công trình xây
dựng hoàn thành đảm bảo các mục tiêu đã đặt ra về thời gian, chi phí, chất lượng, an
toàn vệ sinh và bảo vệ môi trường...Sản phẩm (công trình) của dự án đầu tư xây dựng
công trình mang tính đơn chiếc, độc đáo và không phải là sản phẩm của một quá trình
sản xuất liên tục, hàng loạt.
Dự án đầu tư xây dựng công trình có chu kỳ riêng (vòng đời) trải qua các giai
đoạn hình thành và phát triển, có thời gian tồn tại hữu hạn, nghĩa là có thời điểm bắt
đầu khi xuất hiện ý tưởng về xây dựng công trình dự án và kết thúc khi công trình xây
dựng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, hoặc (hiểu theo nghĩa rộng của từ quản lý
dự án) khi công trình dự án hết niên hạn khai thác và chấm dứt niên hạn khai thác và
chấm dứt tồn tại.

Dự án đầu tư xây dựng công trình có sự tham gia của nhiều chủ thể, đó là chủ
đầu tư hoặc chủ công trình, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, đơn vị giám sát, nhà cung
ứng... Các chủ thể này lại có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ thường mang tính đối
tác. Môi trường làm việc của dự án xây dựng mang tính đa phương và dễ xảy ra xung
đột quyền lợi giữa các chủ thể.
Dự án đầu tư xây dựng coi việc hình thành tài sản cố định là mục tiêu đặc biệt
trong một điều kiện ràng buột nhất định. Thứ nhất là ràng buột về thời gian, một dự án
xây dựng phải có mục tiêu hợp lý về kỳ hạn của công trình xây dựng. Thứ hai là ràng
buột nguồn lực, một dự án xây dựng phải xác định rõ ràng về tổng mức đầu tư. Cuối
cùng là ràng buột chất lượng, dự án xây dựng phải có mục tiêu xác định về sản xuất,
trình độ kỹ thuật và hiệu quả sử dụng.
Mỗi dự án đầu tư xây dựng là một đơn vị xây dựng được cấu thành từ một hay
nhiều công trình đơn lẻ có mối liên hệ, thực hiện hoạch toán thống nhất trong quá trình
xây dựng.
Mọi dự án đầu tư xây dựng công trình đều có tiêu chuẩn về hạn ngạch đầu tư.
Chỉ khi đạt đến một mức độ đầu tư nhất định mới được coi là dự án đầu tư xây dựng,
nếu không đạt được tiêu chuẩn về mức đầu tư này thì chỉ được coi là đặt mua tài sản
cố định đơn lẻ, mức hạn ngạch về đầu tư này được Nhà nước quy định ngày càng được
nâng cao.
6

Dự án đầu tư xây dựng công trình thường yêu cầu một lượng vốn đầu tư lớn,
thời gian thực hiện dài và vì vậy có tính bất định và rủi ro cao.

1.1.4. Phân loại dự án đầu tư xây dựng


Dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại theo quy mô, tính chất, loại
công trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án
nhóm B và dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và
được quy định chi tiết tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.
Trong thực tế, các dự án đầu tư rất đa dạng và phong phú. Dựa vào các tiêu thức khác
nhau việc phân loại các dự án cũng khác nhau.
Căn cứ vào người khởi xướng: Dự án cá nhân, dự án tập thể, dự án quốc gia, dự
án quốc tế.
Căn cứ vào tính chất hoạt động dự án: Dự án sản xuất, dự án dịch vụ, thương
mại, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, dự án dịch vụ xã hội.
Căn cứ vào địa phận quốc gia: Dự án đầu tư xuất khẩu, dự án đầu tư nội địa.
Căn cứ vào mức độ chính xác của dự án: Dự án tiền khả thi, dự án khả thi.
Căn cứ theo ngành hoạt động: Dự án công nghiệp, dự án nông nghiệp, dự án
xây dựng…
Căn cứ vào mức độ tương quan lẫn nhau: Dự án độc lập, dự án loại trừ lẫn nhau
(nếu chấp nhận dự án này thì buộc phải từ chối các dự án còn lại).
Căn cứ theo hình thức đầu tư: Dự án đầu tư trong nước, dự án liên doanh, dự án
100% vốn nước ngoài.
Căn cứ theo quy mô và tính chất quan trọng của dự án:
Dự án nhóm A: Là những dự án cần thông qua hội đồng thẩm định của nhà
nước sau đó trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Dự án nhóm B: Là những dự án được Bộ kế hoạch – Đầu tư cùng Chủ tịch hội
đồng thẩm định nhà nước phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xem xét và quyết
định.
Dự án nhóm C: Là những dự án còn lại do Bộ kế hoạch – Đầu tư cùng phối hợp
với các Bộ, ngành, các đơn vị liên quan để xem xét và quyết định.

Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
đầu tư xây dựng gồm: Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo, Công trình
7

xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không
bao gồm tiền sử dụng đất).
Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án
sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự
án sử dụng vốn khác.

1.1.5. Yêu cầu dự án đầu tư xây dựng


Dự án đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu:
Tính khoa học: Tính khoa học của dự án được thể hiện trên những khía cạnh
chủ yếu: Về số liệu thông tin, phương pháp lý giải, phương pháp tính toán, hình thức
trình bày.
Tính pháp lý: Dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phù hợp với chính
sách và luật pháp của Nhà nước. Điều này đòi hỏi người soạn thảo dự án phải nghiên
cứu kỹ chủ trương, chính sách của Nhà nước và các văn bản luật pháp có liên quan đến
các hoạt động đầu tư đó.
Tính thực tiễn: Tính thực tiễn của dự án đầu tư thể hiện ở khả năng ứng dụng và
triển khai trong thực tế. Các nội dung, khía cạnh phân tích của dự án đầu tư không thể
chung chung mà dựa trên những căn cứ thực tế, phải được xây dựng trong điều kiện và
hoàn cảnh cụ thể về mặt bằng, thị trường, vốn…
Tính thống nhất: Lập và thực hiện dự án đầu tư là cả một quá trình gian nan,
phức tạp. Đó không phải là công việc độc lập của chủ đầu tư mà nó liên quan đến
nhiều bên như cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, các nhà tài
trợ…
Tính phỏng định: Những nội dung, tính toán về quy mô sản xuất, chi phí, giá
cả, doanh thu, lợi nhuận… trong dự án chỉ có tính chất dự trù, dự báo. Thực tế thường
xảy ra không hoàn toàn đúng như dự báo. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, thực tế
xảy ra lại khác xa so với dự kiến ban đầu trong dự án.
Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành,
quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi có dự án
đầu tư xây dựng. Có phương án thiết kế và phương án công nghệ phù hợp. Bảo đảm
chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, an toàn
phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm
cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự
án. Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan.
8

Đối với những công trình xây dựng có quy mô lớn, trước khi lập dự án chủ đầu
tư xây dựng công trình phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình cấp có
thẩm quyền cho phép đầu tư. Nội dung chủ yếu của báo cáo đầu tư xây dựng công
trình bao gồm sự cần thiết đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư; phân tích,
lựa chọn sơ bộ về công nghệ, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động
các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ; tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt
kinh tế - xã hội của dự án.
Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng vốn nhà nước, ngoài việc
phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu thì việc xác định chi phí xây dựng phải phù hợp với
các định mức, chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
về xây dựng ban hành và hướng dẫn áp dụng. Đối với dự án đầu tư xây dựng công
trình có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thì phải bảo đảm kịp thời vốn
đối ứng.

1.1.6. Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng


Quy trình thực hiện một dự án đầu tư xây dựng công trình gồm 03 giai đoạn
chính: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc xây
dựng đưa công trình vào sử dụng.
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
Sau khi có ý tưởng đầu tư, chủ đầu tự cần nghiên cứu thị trường, năng lực đầu
tư, khả năng huy động các nguồn lực (vốn, tài sản, công nghệ...) và lựa chọn địa điểm
đầu tư trong đó có địa điểm xây dựng công trình.
Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư: Các dự án quan
trọng quốc gia chủ đầu tư phải lập báo cáo đầu tư trình Chính phủ xem xét để trình
Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; Các dự án nhóm A không phân
biệt nguồn vốn phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Thủ tướng Chính
phủ cho phép đầu tư; Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập báo cáo đầu
tư.
Sau khi báo cáo đầu tư được phê duyệt thì chuyển sang lập dự án đầu tư.
Đối với các dự án không phải lập báo cáo đầu tư thì chủ đầu tư lập luôn dự án
đầu tư để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Một số dự án đầu tư xây dựng công trình không cần lập dự án đầu tư mà chỉ lập
báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê
duyệt.
9

- Giai đoạn thực hiện đầu tư: Tiến hành xin giao đất hoặc thuê đất để xây dựng
công trình; Xin phép xây dựng, kế hoạch mua sắm và lắp đặt thiết bị; Thực hiện giải
tỏa, đền bù giải phóng mặt bằng; Thiết kế công trình, lập dự toán; Thực hiện đấu thầu,
lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình; Thương thảo ký kết hợp đồng; Thực
hiện thi công xây dựng công trình.
- Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào sử dụng: Nghiệm thu bàn giao
công trình; Thanh toán vốn đầu tư xây dựng công trình; Đưa công trình vào sử dụng;
Bảo hành công trình; Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; Bàn giao cho nhà sản
xuất kinh doanh, vận hành dự án.

1.2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp
1.2.1. Khái niệm và vai trò quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.2.1.1. Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng


Quản lý dự án đầu tư xây dựng là quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối
lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an
toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và
hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội
dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng ngày 18/6/2014
và quy định khác của pháp luật có liên quan.

1.2.1.2. Vai trò quản lý dự án đầu tư xây dựng


Thông qua quản lý dự án có thể tránh được những sai sót trong những công
trình lớn, phức tạp. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và không ngừng nâng
cao đời sống nhân dân, nhu cầu xây dựng các dự án công trình quy mô lớn, phức tạp
cũng ngày càng nhiều. Ví dụ, công trình xây dựng các doanh nghiệp lớn, các công
trình thủy lợi, các trạm điện và các công trình phục vụ ngành hàng không. Cho dù là
nhà đầu tư hay người tiếp quản dự án đều khó gánh vác được những tổn thất to lớn do
sai lầm trong quản lý gây ra. Thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý dự án khoa
học hiện đại giúp việc thực hiện các dự án công trình lớn, phức tạp đạt được mục tiêu
đề ra một cách thuận lợi.
Áp dụng phương pháp quản lý dự án sẽ có thể khống chế, điều tiết hệ thống
mục tiêu dự án. Nhà đầu tư (khách hàng) luôn có rất nhiều mục tiêu đối với một dự án
công trình, những mục tiêu này tạo thành hệ thống mục tiêu của dự án. Trong đó, một
số mục tiêu có thể phân tích định lượng, một số lại không thể phân tích định lượng.
Trong quá trình thực hiện dự án, chúng ta thường chú trọng đến một số mục tiêu định
lượng mà coi nhẹ những mục tiêu định tính. Chỉ khi áp dụng phương pháp quản lý dự
10

án trong quá trình thực hiện dự án mới có thể tiến hành điều tiết, phối hợp, khống chế
giám sát hệ thống mục tiêu tổng thể một cách có hiệu quả. Một công trình dự án có
quy mô lớn sẽ liên quan đến rất nhiều bên tham gia dự án như người tiếp quản dự án,
khách hàng, đơn vị thiết kế, nhà cung ứng, các ban ngành chủ quản nhà nước và công
chúng xã hội. Chỉ khi điều tiết tốt các mối quan hệ này mới có thể tiến hành thực hiện
công trình dự án một cách thuận lợi.
Quản lý dự án thúc đẩy sự trưởng thành nhanh chóng của các nhân tài chuyên
ngành. Mỗi dự án khác nhau lại đòi hỏi phải có các nhân tài chuyên ngành khác nhau.
Tính chuyên ngành dự án đòi hỏi tính chuyên ngành của nhân tài. Vì thế, quản lý dự
án thúc đẩy việc sử dụng và phát triển nhân tài.

1.2.2. Đặc điểm quản lý dự án đầu tư xây dựng


Chủ thể của quản lý dự án chính là người quản lý dự án.Khách thể của quản lý
dự án liên quan đến phạm vi công việc của dự án (tức là toàn bộ nhiệm vụ công việc
của dự án). Những công việc này tạo thành quá trình vận động của hệ thống dự án.
Quá trình vận động này được gọi là chu kỳ tồn tại của dự án.
Mục đích của quản lý dự án là để thực hiện mục tiêu của dự án, tức là sản phẩm
cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Bản thân việc quản lý không
phải là mục đích mà là cách thực hiện mục đích.
Chức năng của quản lý dự án có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án. Nếu tách rời các chức năng này thì dự án
không thể vận hành có hiệu quả, mục tiêu quản lý cũng không được thực hiện. Quá
trình thực hiện mỗi dự án đều cần có tính sáng tạo, vì thế chúng ta thường coi việc
quản lý dự án là quản lý sáng tạo.

1.2.3. Các giai đoạn quản lý dự án đầu tư xây dựng


Quản lý dự án bao gồm ba giai đoạn chủ yếu. Đó là việc lập kế hoạch, điều phối
thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ thời gian, chi phí và thực hiện giám
sát các công việc dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định. Các giai đoạn của
quá trình quản lý dự án hình thành một chu trình hoạt động từ việc lập kế hoạch đến
điều phối thực hiện và giám sát, sau đó phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án.
11

Lập kế hoạch

Thiết lập mục tiêu

Dự tính nguồn lực

Giám sát Điều phối thực hiện

Đo lường kết quả Bố trí tiến độ thời gian

So sánh với mục tiêu Phân phối nguồn lực

Báo cáo Phối hợp các hoạt động

Nguồn: Phòng kế hoạch – Tài chính

Sơ đồ 1.1. Chu trình quản lý dự án


Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính
nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành
động thống nhất, theo trình tự logic, có thể biểu diễn dưới dạng các sơ đồ hệ thống
hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống.
Điều phối thực hiện: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn,
lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai
đoạn này chi tiết hóa thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án (khi
nào bắt đầu, khi nào kết thúc), trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù
hợp.
Giám sát: Là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình
thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong
quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ và
cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha sau của
dự án.

1.2.4. Yêu cầu quản lý dự án đầu tư xây dựng


Cần phải hoàn thành các công việc dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất
lượng, trong phạm vi ngân sách và tiến độ thời gian cho phép.
Phân định rõ chức năng quản lý của nhà nước và phân cấp quản lý về đầu tư
xây dựng phù hợp với từng loại nguồn vốn và chủ đầu tư. Thực hiện quản lý đầu tư
theo dự án, quy hoạch và pháp luật.
12

Dự án đầu tư thuộc vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của
nhà nước và vốn do doanh nghiệp nhà nước đầu tư phải được quản lý chặt chẽ theo
trình tự đầu tư xây dựng từng loại vốn.
Đối với các hoạt động đầu tư xây dựng của nhân dân, nhà nước chỉ quản lý về
quy hoạch, kiến trúc và môi trường sinh thái.
Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, chủ
đầu tư và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng.

1.2.5. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng


Có nhiều mô hình tổ chức quản lý dự án, tùy vào mục đích nghiên cứu mà phân
loại mô hình quản lý dự án cho phù hợp.
Căn cứ vào điều kiện, năng lực của các cá nhân, tổ chức và căn cứ vào yêu cầu
của dự án có thể phân chia hình thức tổ chức quản lý dự án thành hai nhóm chính:
Hình thức thuê tư vấn quản lý dự án (bao gồm mô hình tổ chức theo hình thức
chủ nhiệm điều hành dự án và mô hình chìa khóa trao tay).
Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án: Đối với hoạt động đầu tư trong
doanh nghiệp, căn cứ vào địa điểm hình thành, vai trò trách nhiệm của Ban QLDA, các
mô hình quản lý dự án được chia cụ thể hơn (mô hình tổ chức quản lý theo chức năng,
tổ chức chuyên trách dự án, tổ chức quản lý dự án dạng ma trận).
Việc lựa chọn hình thức tổ chức quản lý dự án nào sẽ do người quyết định đầu
tư dự án đó ra quyết định.

1.2.5.1. Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý


Đây là mô hình tổ chức mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án hoặc chủ đầu tư
lập tại ban quản lý dự án để quản lý thực hiện các công việc dự án theo sự ủy quyền.
Áp dụng đối với những dự án có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, có tổng mức
đầu tư dưới 7 tỷ đồng và gắn liền với chuyên môn sâu của chủ đầu tư, đồng thời chủ
đầu tư có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để quản lý dự án.
Hình thức chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án để quản lý thì ban quản lý dự
án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Ban
QLDA được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có đủ năng lực và được chủ đầu tư cho
phép, nhưng không được thành lập các ban quản lý dự án trực thuộc để thực hiện việc
quản lý dự án.
13

1.2.5.2. Chủ nhiệm điều hành dự án


Đây là hình thức chủ đầu tư giao cho ban quản lý chuyên ngành hoặc thuê một
tổ chức tư vấn quản lý có đủ điều kiện, năng lực chuyên môn phù hợp với quy mô, tính
chất của dự án làm chủ nhiệm điều hành, quản lý thực hiện dự án.
Áp dụng với những dự án có quy mô nhỏ và tính chất kỹ thuật phức tạp.
Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân độc lập, có năng lực, sẽ là người
quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ quá trình thực hiện
dự án. Mọi quyết định của chủ đầu tư liên quan đến quá trình thực hiện dự án sẽ được
triển khai thông qua tổ tư vấn quản lý dự án (chủ nhiệm điều hành dự án).

1.2.5.3. Mô hình chìa khóa trao tay


Mô hình tổ chức dạng chìa khóa trao tay là hình thức tổ chức trong đó ban quản
lý dự án không chỉ là đại diện toàn quyền chủ đầu tư – chủ dự án mà còn là “chủ dự
án”.
Hình thức này cho phép tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà tổng thầu để thực hiện
toàn bộ dự án. Trách nhiệm của dự án được giao cho Ban QLDA và họ phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật đối với việc thực hiện dự án.
Tổng thầu xây dựng thực hiện hợp đồng chìa khóa trao tay là nhà thầu thực hiện
toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây
dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng.

1.2.5.4. Mô hình quản lý dự án theo chức năng


Đây là mô hình mà dự án sẽ được đặt vào một phòng chức năng nào đó trong cơ
cấu tổ chức của doanh nghiệp (tùy thuộc vào tính chất của dự án).
Thành viên quản lý dự án được điều động tạm thời từ các phòng chức năng
khác nhau đến họ vẫn thuộc quyền quản lý của phòng chức năng đó nhưng đảm nhiệm
phần việc chuyên môn của mình trong quá trình quản lý dự án.

1.2.5.5. Mô hình chuyên trách quản lý dự án


Đây là hình thức tổ chức quản lý dự án mà các thành viên của ban quản lý dự
án tách hoàn toàn khỏi phòng chức năng chuyên môn, chuyên thực hiện quản lý điều
hành dự án theo yêu cầu được giao.
14

1.2.5.6. Tổ chức quản lý theo ma trận


Loại hình thức tổ chức quản lý theo ma trận là sự kết hợp giữa mô hình tổ chức
quản lý dự án theo chức năng và mô hình tổ chức quản lý chuyên trách dự án. Từ sự
kết hợp này hình thành nên hai loại ma trận: Ma trận mạnh và ma trận yếu.

1.2.6. Nội dung công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng


Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, nội dung công tác quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình được thể hiện tại Điều 66 gồm: quản lý về phạm vi, kế hoạch
công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu
tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa
chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công
trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng
và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tuy nhiên nội dung chính của công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình tập
trung ở các điểm chính sau :
- Quản lý tiến độ: Thời gian và tiến độ dự án bao gồm thiết lập mạng công việc,
xác định thời gian, tiến độ thực hiện dự án trên cơ sở nguồn lực, đảm bảo chất lượng
mục đích: Quản lý thời gian và tiến độ dự án là quá trình quản lý nhằm đảm bảo dự án
được thực hiện đúng thời hạn quy định trong phạm vi ngân sách và nguồn lực cho
phép, đáp ứng yêu cầu chất lượng quy định. Là cơ sở để huy động, giám sát và quản lý
chi phí và các yếu tố nguồn lực khác cần cho dự án. Tiến độ thực hiện dự án liên quan
trực tiếp đến giá trị dự án, tổng mức đầu tư. Công trình thi công càng nhanh thì nhà
đầu tư càng có lợi.
- Quản lý khối lượng: Khối lượng chính là nhân tố cơ bản trong việc tính toán
tổng mức đầu tư. Nếu làm tốt công tác quản lý khối lượng thì giá trị đầu tư và tổng
mức đầu tư sẽ là nhỏ nhất góp phần giảm thiểu chi phí đầu tư.
- Quản lý chất lượng: Chất lượng công trình là nhân tố quan trọng nhất trong
hoạt động đầu tư, bởi chất lượng công trình chính là kết quả của công tác đầu tư nhằm
tạo ra cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu sử dụng một cách có hiệu quả, an toàn cho nhà
đầu tư đáp ứng các yêu cầu của việc sử dụng. Đó là quá trình liên tục, xuyên suốt trong
toàn bộ chi trình dự án từ giai đoạn hình thành đến khi kết thúc dự án chuyển sang giai
đoạn vận hành. Quản lý chất lượng của dự án được hình thực hiện thông qua một hệ
thống các biện pháp kinh tế, công nghệ, tổ chức... thông qua một cơ chế nhất định và
các tiêu chuẩn định mức, hệ thống kiểm soát, các chính sách khuyến khích,...Quản lý
chất lượng là trách nhiệm chung của các thành viên, tất cả các cấp trong đơn vị, đồng
thời cũng là trách nhiệm chung của các cơ quan có liên quan đến dự án: chủ đàu tư,
15

các nhà thầu, nhà tư vấn,... Công tác quản lý chất lượng dự án xây dựng bao gồm:
Thẩm tra thiết kế và quy hoạch; Kiểm tra chất lượng vật liệu, bán thành phẩm và thiết
bị của công trình xây dựng; Tổ chức kiểm tra giám sát tại hiện trường trong quá trình
thi công xây lắp; Tổ chức đánh giá chất lượng công trình sau khi hoàn thành.
- Quản lý chi phí: Chi phí là yếu tố quyết định cho mọi hoạt động đầu tư. Quản
lý tốt chi phí là mục tiêu hàng đầu của các nhà đầu tư bởi nó giảm thiểu chi phí đầu tư.
Giúp tiết kiệm túi tiền cho các nhà đầu tư. Đây là yếu tố cốt lõi của vấn đề trong việc
sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tránh thất thoát lãng phí kinh phí đầu tư. Tổng chi phí
của dự án bao gồm chi phí trực tiếp (chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu và
những khoản chi phí khác liên quan đến việc thực hiện dự án), chi phí gián tiếp (chi
phí quản lý, khấu hao thiết bị văn phòng, những khoản chi phí và biến đổi khác mà có
thể giảm được nếu thời gian thực hiện dự án được rút ngắn) và các khoản tiền vi phạm
hợp đồng (nếu dự án kéo dái quá hạn hợp đồng). Thực tế cho thấy luôn có hiện tượng
đánh đổi giữa thời gian và chi phí. Nếu tăng cường giờ lao động, tăng thêm máy móc
thiết bị thì tiến độ thực hiện các công việc dự án có thể đẩy nhanh. Tuy nhiên tăng
thêm nguồn lực sẽ làm tăng thêm chi phí trực tiếp. Ngược lại đẩy nhanh tiến độ thực
hiện dự án làm giảm chi phí gián tiếp và tiền phạt vi phạm quá hạn hợp đồng... Do đó
cần phải tính toán cân đối, hợp lý giữa thời gian và chi phí là yêu cầu đặt ra đối với
nhà quản lý dự án.
- Quản lý an toàn: An toàn là nguyên tắc cơ bản trong mọi hoạt động trong đó
có hoạt động đầu tư và tất cả các bên liên quan đều phải có trách nhiệm thực hiện.
- Quản lý môi trường: Quản lý bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm nhiều
biện pháp: chống bụi, chống ồn và thu dọn hiện trường; nước thải, chất thải rắn và các
loại chất thải khác…Việc quản lý môi trường chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới
người sử dụng các sản phẩm của hoạt động đầu tư.
- Quản lý rủi ro: Rủi ro là những điều không mong muốn, cho dù rủi ro là điều
có thể lường trước hay không lường trước. Để hạn chế tối thiểu các rủi ro thì cần làm
tốt các công tác trên.
Do đó quản lý công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để kiểm soát tốt tình hình
thực hiện cần quy định rõ trách nhiệm cá nhân của người quyết định đầu tư từ khâu
chuẩn bị đầu tư quá trình tổ chức thực hiện đến khi quyết toán dự án. Tăng cường
giám sát chất lượng công trình xây dựng, tích cực kiểm tra chỉ đạo xử lý giải quyết
việc nợ đọng xây dựng cơ bản và quyết toán công trình. Trong đó, các huyện, thành
phố phải tập trung giải quyết các vướng mắc liên quan đến việc đầu tư xây dựng.
Trong những năm trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa, toàn cầu hóa
16

trong mọi lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác quản lý đầu tư xây
dựng hay nói các khác là Quản lý dự án ngày càng trở nên phức tạp đòi hỏi phải có sự
phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều đối tác và nhiều bộ môn liên quan. Do đó,
công tác quản lý đầu tư đầu tư xây dựng nói chung đòi hỏi phải có sự phát triển sâu
rộng, và mang tính chuyên nghiệp hơn mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng ở nước ta
trong thời gian tới. Quản lý dự án, một nghề đòi hỏi tính tổng hợp và chuyên nghiệp từ
các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động tư vấn và là một quá trình phức tạp, không
có sự lặp lại, nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một
nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy - bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo
các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ của công việc. Trong khi đó, công việc của
quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác
định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác
nhau, không gian và thời gian khác nhau, yêu cầu về số lượng và chất lượng khác
nhau, tiến độ khác nhau, con người khác nhau và thậm chí trong quá trình thực hiện dự
án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ Chủ đầu tư. Cho nên việc điều hành quản lý
dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định.
Quản lý xây dựng là công tác hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những
vấn đề của một dự án và điều hành mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt
được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với các chi phí, chất lượng và khả năng
thực hiện chuyên biệt. Nói một cách khác, quản lý đầu tư đầu tư là công việc áp dụng
các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của dự án nhằm đạt được
những mục tiêu đã đề ra, đây là là một quá trình phức tạp trong khi đó, công việc của
quản lý đầu tư và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác
định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác
nhau, không gian và thời gian khác nhau, yêu cầu về số lượng và chất lượng khác
nhau, tiến độ khác nhau, con người khác nhau và thậm chí trong quá trình thực hiện dự
án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư. Cho nên việc điều hành quản lý
đầu tư cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định.

1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
Có hàng loạt nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý đầu tư xây dựng công trình.
Các nhân tố ảnh hưởng này tác động đến cả 2 thành phần của hiệu quả đầu tư. Lợi ích
chung của các đối tượng do kết quả của quá trình đầu tư tạo nên khi được đưa vào sử
dụng nhằm tạo nên các kết quả trong quá trình thực hiện. Do đó các nhân tố này tồn tại
suốt trong quá trình đầu tư. Từ chủ trương đầu tư, lập dự án, thực hiện dự án đến khi
đưa dự án vào khai thác sử dụng. Sau đây là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng công trình.
17

1.2.7.1. Hệ thống chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng


Hệ thống các chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng nói chung và ĐTXD
công trình nói riêng phải được thể chế hoá. Các văn bản quy phạm pháp luật tạo ra
hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động ĐTXD công trình. Hệ thống các chính sách
pháp luật có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến hoạt động ĐTXD công trình và do
vậy có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả của hoạt động ĐTXD công trình. Hệ thống
chính sách pháp luật vừa thiếu vừa yếu sẽ dẫn đến tình trạng có nhiều kẽ hở tạo điều
kiện cho tiêu cực, tham nhũng thất thoát, lãng phí trong ĐTXD công trình. Hệ thống
chính sách pháp luật đầy đủ nhưng không sát thực, chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà
cũng làm nản lòng các nhà đầu tư và do vậy gián tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động ĐTXD công trình.

1.2.7.2. Công tác quy hoạch


Quy hoạch có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến hiệu quả của hoạt động
ĐTXD. Nếu quy hoạch sai sẽ dẫn đến lãng phí công trình đầu tư. Thực tế ĐTXD
trong những năm qua cho thấy, nếu quy hoạch sai sẽ dẫn đến tình trạng các công trình
không đưa vào sử dụng được hoặc thua lỗ kéo dài phải phá sản. Ví dụ như các nhà
máy đường, cảng cá, chợ đầu mối,...

1.2.7.3. Năng lực bộ máy và quản lý hành chính nhà nước


Năng lực tổ chức bộ máy có ảnh hưởng quan trọng quyết định đến hiệu quả
hoạt động ĐTXD công trình. Năng lực tổ chức bộ máy ở đây bao gồm năng lực con
người và năng lực của các tổ chức tham gia vào lĩnh vực ĐTXD công trình. Nếu năng
lực con người và tổ chức bộ máy yếu thì không thể có hiệu quả cao trong ĐTXD công
trình. Tổ chức bộ máy tham gia vào hoạt động ĐTXD công trình rất rộng, từ khâu lập
quy hoạch kế hoạch, đến khâu chuẩn bị đầu tư, tổ chức đấu thầu, thi công, nghiệm thu
quyết toán, đưa công trình vào sử dụng,...

1.2.7.4. Kinh phí


Là nhân tố không thể thiếu, khi muốn thực hiện công việc nhìn chung đều phải
cần lên kế hoạch chuẩn bị bảo đảm đáp ứng đầy đủ kinh phí cho hoạt động đó. Hiện
nay, nguồn Ngân sách còn phải chi đồng thời cho nhiều khoản chi phí khác nhau,
nhiều dự án khác nhau nên việc đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động đầu tư diễn ra
đúng tiến độ là vô cùng quan trọng.

1.2.7.5. Môi trường kinh tế


Nề n kinh tế nước ta hiê ̣n ta ̣i là nề n kinh tế thi ̣ trường sơ khai với những đă ̣c
điể m cơ bản: thi ̣trường thiế u đồ ng bô ̣, thi ̣trường đầ u ra của sản xuấ t đã hiǹ h thành cơ
18

bản, song thi ̣trường các yế u tố đầ u vào còn hế t sức bấ t câ ̣p, đă ̣c biê ̣t là thi ̣trường vố n,
thi ̣ trường lao đô ̣ng, thi ̣ trường bấ t đô ̣ng sản; các giao dich,̣ thanh toán bằ ng tiề n mă ̣t
trong nề n kinh tế còn chiế m tỷ tro ̣ng quá lớn vừa gây khó khăn cho kế hoa ̣ch hóa cung
tiề n vào lưu thông, vừa tố n kém, vừa khó kiể m soát thu nhâ ̣p, ta ̣o điề u kiê ̣n cho tiêu
cực trong kinh tế; ý thức chấ p hành pháp luâ ̣t của các chủ thể kinh tế còn nhiề u ha ̣n
chế …
19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ


XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Tổng quan về Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân
dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định
Chiều 12/9/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức lễ công bố quyết định thành lập
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình
Định gọi tắt là Ban quản lý dự án dân dụng và công nghiệp (trước đây có tên gọi là
Ban Quản lý dự án các công trình trọng điểm tỉnh Bình Định được UBND tỉnh Bình
Định thành lập theo Quyết định số 2896/QĐ-UBND ngày 08/10/2013) công bố các
quyết định điều động, bổ nhiệm lãnh đạo Ban được thành lập theo Quyết định số
2896/QĐ-UBND ngày 08/10/2013. Ban quản lý dự án dân dụng và công nghiệp tỉnh
Bình Định là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định, hoạt
động theo phương thức tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên; có tư
cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn
diện của Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn
của các cơ quan có liên quan.
Tên viết tắt: Ban quản lý dự án dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định
Mã số thuế: 4101474388
Phân loại trực thuộc: Cơ quan địa phương
Loại hình cơ quan: Lớn
Địa chỉ: 379 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn,
tỉnh Bình Định
Số điện thoại: 02563.3822859
Số fax: 025633817249
Giám đốc: Ông Lê Văn Lịch
20

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định

2.1.2.1. Chức năng


Ban quản lý dự án được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư để
quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định gồm
các dự án lớn, có quy mô phức tạp thuộc các chuyên ngành xây dựng dân dụng, hạ
tầng kỹ thuật, giao thông, thủy lợi... làm tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình phù hợp với năng lực chuyên môn của Ban QLDA.

2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn


Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chủ đầu tư, đại diện Chủ đầu tư từ giai đoạn
chuẩn bị, thực hiện dự án đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử
dụng bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật của Nhà nước và quy định của nhà tài
trợ (nếu có);
Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trương
đầu tư các dự án đầu tư xây dựng do Ban QLDA làm chủ đầu tư, đại diện Chủ đầu tư.
Tiếp nhận làm Chủ đầu tư các dự án khi được UBND tỉnh chuyển chủ đầu tư từ các
chủ đầu tư khác về Ban QLDA;
Lựa chọn nhà thầu tư vấn giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu tư vấn
khảo sát theo quy định của Luật Đấu thầu và các quy định của Nhà nước;
Thẩm định và phê duyệt đề cương nhiệm vụ (điều khoản tham chiếu) cho bước
chuẩn bị đầu tư dự án. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thẩm
định và phê duyệt dự án đầu tư;
Tổ chức lập kế hoạch đấu thầu và trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt
kế hoạch đấu thầu. Thẩm định và phê duyệt phần kế hoạch đấu thầu được giao cho
Chủ đầu tư theo quy định của pháp luật;
Thẩm định và phê duyệt đề cương nhiệm vụ khảo sát (địa hình, địa chất, thủy
văn...) cho bước lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và dự toán
hoặc tổng dự toán. Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành
để có ý kiến trước khi thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế xây dựng công trình
sau thiết kế cơ sở;
Lựa chọn nhà thầu tư vấn giai đoạn lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản
vẽ thi công và dự toán hoặc tổng dự toán xây dựng công trình sau khi dự án đầu tư
được phê duyệt;
21

Tổ chức lập hồ sơ mời thầu đối với các gói thầu tổ chức đấu thầu (hoặc lập hồ sơ
yêu cầu đối với các gói thầu chỉ định thầu); tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định
và phê duyệt kết quả đấu thầu đối với các gói thầu tổ chức đấu thầu (hoặc đánh giá hồ
sơ đề xuất, thẩm định, phê duyệt kết quả đối với gói thầu chỉ định thầu) phù hợp với kế
hoạch đấu thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp chưa đủ điều kiện
năng lực để tự thực hiện thì thuê tư vấn theo quy định của pháp luật;
Đàm phán, thương thảo, ký hợp đồng, thanh lý hợp đồng với các nhà thầu theo
quy định của Nhà nước. Thực hiện ký hợp đồng bảo hiểm công trình xây dựng theo
quy định;
Trình cơ quan có thẩm quyền xin giấy phép xây dựng đối với công trình có yêu
cầu về giấy phép xây dựng;
Thực hiện các thủ tục về nhận đất, phối hợp với chính quyền địa phương thực
hiện công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức rà phá bom mìn, vật liệu nổ và các công
việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình;
Tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị
công trình; thực hiện công tác giám sát thi công nếu đáp ứng các yêu cầu theo quy
định của pháp luật;
Tổ chức quản lý dự án theo đúng Luật Xây dựng và các quy định hiện hành của
Nhà nước và nhà tài trợ (nếu có);
Tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán và bàn giao công trình hoàn thành
đưa vào sử dụng theo quy đinh của Nhà nước;
Tổ chức bảo hành công trình theo quy định của pháp luật;
Tổ chức lập báo cáo giám sát đánh giá đầu tư; lập báo cáo chất lượng xây dựng
công trình và các báo cáo khác theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền và của cơ quan
chức năng. Quản lý hệ thống thông tin đối nội và đối ngoại theo quy định;
Xây dựng kế hoạch vốn đầu tư hàng năm và kế hoạch trung hạn, dài hạn. Tiếp
nhận vốn đầu tư theo kế hoạch hàng năm do UBND tỉnh giao để tạm ứng, thanh toán
cho các nhà thầu, các tổ chức tham gia hoạt động xây dựng bảo đảm sử dụng vốn đúng
pháp luật, hiệu quả và tiết kiệm;
Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế và tài sản của Ban Quản lý dự án; thực hiện
các ch3ế độ tiền lương, BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ đãi ngộ, đề
bạt, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vi
quản lý của Ban Quản lý dự án;
22

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được pháp luật quy định đối với cơ
quan làm Chủ đầu tư trực tiếp quản lý các dự án, các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh
hoặc Chủ tịch UBND tỉnh giao.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức


GIÁM ĐỐC

PHỤ TRÁCH CHUNG

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC CHUYÊN


CHUYÊN TRÁCH TRÁCH

VĂN PHÒNG PHÒNG KẾ PHÒNG PHÒNG QUẢN


HOẠCH TÀI THẨM ĐỊNH LÝ DỰ ÁN
CHÍNH

Nguồn: Phòng kế hoạch – Tài chính


Sơ đồ 2.1. Bộ máy quản lý của Ban quản lý dự án dân dụng và công nghiệp tỉnh
Bình Định
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo và các phòng
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của lãnh đạo
Giám đốc, Phó Giám đốc Ban QLDA do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn
nhiệm theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
Giám đốc là người đại diện pháp nhân cho đơn vị, chịu trách nhiệm trước
UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban
QLDA trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Giám đốc phân công công tác cho các Phó Giám đốc, ủy quyền các Phó Giám
đốc, phân công công việc cho các phòng, bộ phận trực thuộc theo thẩm quyền; là
người quyết định cuối cùng các vấn đề khi chưa có sự thống nhất giữa các Phó Giám
đốc, các phòng, bộ phận trong Ban quản lý dự án; chủ động phối hợp với các sở, ban,
ngành, địa phương của Tỉnh để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của
Ban quản lý dự án; chịu trách nhiệm chung về điều hành quản lý toàn bộ dự án, báo
cáo tới chủ đầu tư và nhà tài trợ của dự án, cụ thể: Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt (và
23

trình phê duyệt khi cần) kế hoạch tổng thể của dự án, kế hoạch thực hiện cũng như kế
hoạch hàng năm, kể cả việc xem xét lại và điều chỉnh kế hoạch; Tổ chức công việc của
Ban quản lý dự án, xây dựng và phát triển năng lực của các cán bộ của Ban nhằm đáp
ứng yêu cầu quản lý dự án; Thường xuyên giám sát tình hình thực hiện dự án thông
qua phối hợp với các phòng ban của dự án, các đơn vị tư vấn bên ngoài; Định kỳ báo
cáo tình hình thực hiện dự án cho cơ quan chủ quản, nhà tài trợ và các cơ quan có
thẩm quyền khác theo yêu cầu; Giải quyết các vấn đề phát sinh khó khăn trong quá
trình thực hiện dự án, báo cáo lên Ban chỉ đạo Dự án và các cấp nếu cần thiết, đề xuất
phương hướng giải quyết để xin ý kiến phê duyệt; Là đại diện pháp lý của Ban quản lý
dự án để ký kết các hợp đồng kinh tế, các văn bản pháp lý của Ban quản lý dự án (Ủy
quyền cho các Phó Giám đốc và các cán bộ thực hiện dự án trong các trường hợp cần
thiết; Chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư, nhà tài trợ và các cơ quan ban ngành, các
đơn vị có thẩm quyền ở các cấp Trung ương và địa phương về việc tuân thủ các yêu
cầu của Nhà nước Việt Nam và nhà tài trợ đối với dự án).
Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc trong việc trực tiếp điều hành một số
lĩnh vực công tác hoặc một số công việc của Ban Quản lý dự án theo sự phân công của
Giám đốc; được thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc thuộc trách nhiệm và
thẩm quyền của Giám đốc khi được Giám đốc ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Giám
đốc và liên đới chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và pháp luật về
các lĩnh vực công tác được phân công hoặc ủy quyền.
Các Phó Giám đốc hỗ trợ giúp Giám đốc Ban quản lý dự án điều hành dự án về
các công việc thuộc phạm vi quản lý được giao, cụ thể: Chỉ đạo xây dựng và kiểm tra
kế hoạch tổng thể của dự án, kế hoạch thực hiện cũng như kế hoạch hàng năm, kể cả
việc xem xét lại và điều chỉnh kế hoạch; Giúp Giám đốc tổ chức công việc của Ban
quản lý dự án, xây dựng và phát triển năng lực của câc cán bộ của Ban nhằm đáp ứng
yêu cầu quản lý dự án; Thường xuyên giám sát tình hình thực hiện dự án thông qua
phối hợp với các phòng ban của Dự án, các đơn vị tư vấn bên ngoài; Định kỳ báo cáo
tình hình thực hiện Dự án lên Giám đốc; Xem xét, kiểm tra, đôn đốc, đề xuất ý kiến để
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Dự án để Giám đốc cho ý kiến
hoặc phê duyệt; Giúp Giám đốc giải quyết các vấn đề phát sinh khó khăn trong quá
trình thực hiện dự án, báo cáo lên Ban Chỉ đạo Dự án và các cấp nếu cần thiết, đề xuất
phương hướng giải quyết để xin ý kiến phê duyệt; Kiểm tra và đảm bảo việc tuân thủ
các yêu cầu của Nhà nước Việt Nam và nhà tài trợ đối với dự án; Kiểm tra và phê
duyệt các văn bản hồ sơ của dự án trong phạm vi thẩm quyền đã được Giám đốc ủy
nhiệm; Các nhiệm vụ khác được Giám đốc giao.
24

Giám đốc phụ trách chung và đảm trách công tác tổ chức – nhân sự, tài chính,
quan hệ đối ngoại, quan hệ với các cơ quan có thẩm quyền liên quan, chính quyền, tổ
chức đoàn thể ... giải quyết các vấn đề vượt quá thẩm quyền của Phó Giám đốc Ban
quản lý dự án, hoặc khi Phó Giám đốc vắng mặt dài ngày.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Giám đốc, các Phó Giám đốc do
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chức danh, chuyên môn,
nghiệp vụ, các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ và theo quy định của
pháp luật.
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng

Văn phòng: tham mưu, đề xuất lãnh đạo Ban trong công tác quản lý, điều hành
các lĩnh vực: quản lý nhân sự, quản trị hành chính.
Phòng Hành chính – Tổng hợp có 01 Phó trưởng phòng phụ trách một số công
tác do Trưởng phòng phân công, với sự đồng ý của Giám đốc Ban quản lý dư án.
Phòng Kế hoạch – Tài chính: do Trưởng phòng quản lý, thực hiện công tác tài
chính – kế hoạch chung; hạch toán kế toán; theo dõi, phối hợp quản lý tổng hợp các
hợp đồng; lập và trình phê duyệt dự toán chi phí hoạt động thường xuyên của dự án;
lập và trình phê duyệt dự toán, quyết toán chi phí hoạt động hàng năm của Ban quản lý
dự án; lập và trình phê duyệt Quyết toán dự án hoàn thành theo quy định; thực hiện kế
hoạch giải ngân vốn ODA và vốn đối ứng; giám sát kiểm tra hoạt động Quỹ quay vòng
vốn vệ sinh hộ gia đình; giám sát an toàn xã hội – tái định cư và thực hiện công tác
khác theo sự phân công của Giám đốc Ban.
Phòng Kế hoạch – Tài chính có Kế toán trưởng thực hiện nhiệm vụ Kế toán –
Tài chính theo Luật Kế toán và 01 Phó Trưởng phòng phụ trách một số công tác do
Trưởng phòng phân công, với sự đồng ý của Giám đốc Ban quản lý dự án.
Phòng Thẩm định: do Trưởng phòng quản lý, thực hiện công tác thẩm định và
trình phê duyệt thiết kế, dự toán (kể cả thiết kế dự toán điều chỉnh, bổ sung); thẩm
định và trình phê duyệt điều khoản tham chiếu, hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu;
phối hợp thực hiện công tác kiểm tra hồ sơ quản lý chất lượng, hồ sơ nghiệm thu, hồ
sơ hoàn thành công trình/hoàn công trước khi bàn giao đưa vào sử dụng;
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vục
xây dựng, bao gồm các công việc: Quản lý thực hiện dự án đầu tư; điều kiện năng lực
hành nghề của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng của dự án; tiêu chuẩn
xây dựng và công tác quản lý chất lượng công trình do Ban quản lý dự án làm Chủ đầu
tư; phối hợp với Phòng Kỹ thuật trong việc điều chỉnh thiết kế và dự toán xây dựng
25

công trình; tham mưu cho Lãnh đạo Ban trong công tác quản lý xây dựng và thực hiện
một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
Phòng Thẩm định có 1 Phó Trưởng phòng thực hiện một số công tác do Trưởng
phòng phân công, với sự đồng ý của Giám đốc Ban quản lý dự án
Phòng Quản lý dự án: do Trưởng phòng quản lý, thực hiện nhiệm vụ quản lý
thi công xây dựng công trình, bao gồm quản lý chất lượng công trình, tiến độ xây
dựng, khối lượng thi công xây dựng công trình, giá trị hợp đồng, theo dõi đề xuất điều
chỉnh hợp đồng, an toàn lao động, đảm bảo môi trường trên công trường xây dựng;
quản lý các hợp đồng xây lắp và mua sắm thiết bị, trong đó có đề xuất các hình thức
xử phạt hợp đồng đối với tư vấn giám sát và nhà thầu xây dựng vi phạm hợp đồng của
dự án, đồng thời theo dõi quá trình xử phạt; phối hợp thực hiện công tác an toàn xã hội
và môi trường; phối hợp trình phê duyệt thiết kế dự toán (kể cả thiết kế dự toán điều
chỉnh, bổ sung). Phối hợp đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa công trình
vào khai thác sử dụng bảo đảm tính hiệu quả, tính khả thi và tuân thủ các quy định của
pháp luật.
Phòng Quản lý dự án được giao thực hiện công tác đấu thầu, quản lý các hợp
đồng xây lắp, tư vấn, mua sắm hàng hoá được phân công; quản lý thông tin dự án;
tổng hợp, báo cáo tiến độ thực hiện dự án; tổ chức tiếp nhận dự án mới (nếu có); công
tác môi trường của dự án thuộc trách nhiệm của Chủ đầu tư, phối hợp trong công tác
bồi thường – giải phóng mặt bằng; và công tác khác theo sự phân công của Giám đốc
Ban quản lý dự án.
26

2.2. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và
công nghiệp tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân
dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định
2.2.1. Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công
nghiệp tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công
nghiệp tỉnh Bình Định

2.2.1.1. Các dự án của Ban quản lý dự án đang thực hiện


Bảng 2.1. Một số dự án Ban quản lý dự án thực hiện
ĐVT: Triệu đồng

STT Tên dự án Tổng mức đầu tư Thời gian thực


hiện
1 Dự án Trung tâm Hội nghị của 377.409,835 2014 – 2019
tỉnh

2 Dự án lát đá granit vỉa hè đường 12.719,645 2014 – 2016


Nguyễn Huệ

3 Dự án xây dựng mới Bệnh viện 64.745,154 2015 – 2016


khu vực

4 Dự án sửa chữa Nhà làm việc 379 1.415,287 2015 – 2016


Trần Hưng Đạo
5 Dự án Vệ sinh môi trường thành 1.483.850 2014 – 2019
phố Quy Nhơn
6 Dự án Môi trường bền vững thành 1.227.875 2016 – 2022
phố Quy Nhơn

7 Dự án Tổ hợp “Không gian khoa 171.101,563 2014 – 2017


học” bao gồm Nhà mô hình vũ tụ
và bảo tàng khoa học
8 Dự án Trụ sở bảo hiểm xã hội 16.998,002 2016 – 2017
Vĩnh Thạnh
9 Dự án Cải tạo, sữa chữa Nhà 4.472,010 2016 - 2017
khách Thanh Bình
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính

Qua “Bảng 2.1. Một số dự án mà Ban quản lý dự án thực hiện” ta thấy được Dự
án Vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn có tổng mức đầu tư lớn nhất lên đến
27

1.483.850 triệu đồng. Dự án Môi trường bền vững thành phố Quy Nhơn có thời gian
thực hiện kéo dài nhất, dự án bắt đầu thực hiện từ năm 2016 và dự kiến sẽ hoàn thành
vào năm 2022. Nhờ có 2 dự án trên mà điều kiện vệ sinh môi trường của thành phố
Quy Nhơn đã được cải thiện, chất lượng đời sống người dân được nâng cao, giảm
thiểu bệnh tật liên quan đến môi trường.
2.2.1.2. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
a. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư nói chung được chia
thành bốn giai đoạn nhỏ: nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi (nếu có),
nghiên cứu khả thi và thẩm định dự án đầu tư. Bốn giai đoạn nhỏ của chuẩn bị đầu tư
là một quá trình tuần tự nhưng trùng lặp dẫn đến những bước quay trở lại cái cũ để
phân tích những vấn đề kỹ thuật, kinh tế, tài chính và thể chế ở những mức độ chi tiết
khác nhau, với độ chính xác khác nhau. Đây là giai đoạn tiền đề và quyết định đến sự
thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, nhất là giai đoạn vận hành kết quả đầu tư, vì
đây là giai đoạn bị ảnh hưởng trực tiếp của kết quả đầu tư. Nếu công tác chuẩn bị đầu
tư được thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề cho giai đoạn thực hiện đầu tư triển khai thuận lợi
và kết thúc đúng tiến độ, không phải làm đi làm lại, tránh được những chi phí không
cần thiết…Do đó, trong giai đoạn này thì vấn đề chất lượng, tính chính xác cho các kết
quả nghiên cứu, tính toán và dự đoán là quan trọng nhất. Thực trạng giai đoạn chuẩn bị
đầu tư tại Ban;
- Nhiệm vụ tổ chức lập dự án ĐTXD công trình: Những năm qua, Ban QLDA
thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình do UBND tỉnh Bình định
giao, gồm các dự án nhóm B và nhóm C. Do vậy, trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, Ban
QLDA chỉ tổ chức thực hiện lập và thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi (hay gọi Dự
án ĐTXD công trình) hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật, với nhiệm vụ như sau:
Tổ chức thực hiện các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, sử dụng đất
đai, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ cảnh quan, môi trường, phòng chống cháy
nổ có liên quan đến xây dựng công trình.
Lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho giai đoạn
chuẩn bị đầu tư.
Tổ chức lựa chọn các nhà thầu tư vấn khảo sát, tư vấn lập dự án ĐTXD công
trình, tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, tư vấn lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường và phê duyệt, ký kết hợp đồng thuê với các nhà thầu tư vấn nêu
trên.
Tổ chức thẩm tra, thẩm định dự án ĐTXD công trình và trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt dự án ĐTXD công trình.
28

- Một số công việc cụ thể cho việc lập dự án ĐTXD công trình: Trong suốt quá
trình tư vấn thực hiện công tác khảo sát, lập dự án ĐTXD công trình, Ban QLDA luôn
có trách nhiệm hỗ trợ và giám sát việc thực hiện của các nhà thầu tư vấn, như hỗ trợ
công tác thu thập và cập nhật thông tin đến quy hoạch chung xậy dựng thành phố Quy
Nhơn và vùng phụ cận, cung cấp đầy đủ các thông tin về dự án, quản lý tiến độ thực
hiện các công việc này…; Đồng thời, sau khi có dự án từ nhà thầu bàn giao thì Ban
QLDA giao cho Phòng Thẩm định tiến hành rà soát, kiểm tra lại báo cáo với các nội
dung chủ yếu sau:
Nội dung của phần thuyết minh của dự án: Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu
của dự án; Quy mô, diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm
công trình chính, công trình phụ và các công trình khác…; Phương án bồi thường, hỗ
trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án; Phương án khai
thác dự án, sử dụng lao động, tài nguyên, đất đai; Đánh giá tác động môi trường, các
giải pháp bảo vệ cảnh quan môi trường, phòng chống cháy, nổ và các yêu cầu về an
ninh, quốc phòng; Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và
khả năng cấp vốn theo tiến độ; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả
kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.
Nội dung thiết kế cơ sở của dự án bao gồm thuyết minh và các bản vẽ: Thuyết
minh thiết kế cơ sở: Các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và các tác động, danh
mục và quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng; Phương án công nghệ và sơ đồ công
nghệ, danh mục thiết bị công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu liên quan đến
thiết kế xây dựng; Diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ
san nền và các nội dung khác; Đặc điểm các tuyến công trình, cao độ và tọa độ xây
dựng, phương án xử lý các chướng ngại vật trên tuyến, hành lang bảo vệ tuyến và các
đặc điểm khác của công trình; Các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu,
môi trường, văn hóa, xã hội tại khu vực tiến hành dự án; Phần kỹ thuật gồm có đặc
điểm địa chất công trình, phương án gia cố nền, móng, các kết cấu chịu lực chính, hệ
thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật của công trình, san nền, đào đắp đất; Phương án
phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường; Dự tính khối lượng các công trình xây
dựng, thiết bị để lập tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng công trình và các bản vẽ
thiết kế cơ sở.
Về công tác thẩm tra, thẩm định dự án ĐTXD công trình và trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt dự án ĐTXD công trình: Sau khi dự án ĐTXD công trình được tư vấn
bàn giao và được Ban QLDA chấp nhận sẽ chuyển cho tư vấn thẩm tra để tiến hành
thực hiện thẩm tra dự án ĐTXD công trình; Sau khi có kết quả thẩm tra của tư vấn
29

thẩm tra thì Ban QLDA sẽ có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án ĐTXD công trình tới cơ
quan có thẩm quyền để thực hiện công tác thẩm định và phê duyệt, hồ sơ dự án ĐTXD
công trình bao gồm: Tờ trình phê duyệt dự án ĐTXD công trình, Dự án bao gồm phần
thuyết minh và thiết kế cơ sở; văn bản về kết quả thẩm tra, thẩm định của tư vấn và
của các cơ quan liên quan (nếu có).
- Đến nay, tất cả các dự án do Ban QLDA làm chủ đầu tư đã hoàn thành giai
đoạn chuẩn bị đầu tư, các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo nghiên cứu
khả thi hoặc Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật đối với Dự án sữa chữa Nhà làm việc 379
Trần Hưn Đạo. Trong đó, dự án “Môi trường bền vững thành phố Quy Nhơn” đã được
phê duyệt với nội dung chủ yếu sau:
Cấp quyết định đầu tư: UBND tỉnh Bình Đinh.
Chủ đầu tư: Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công
nghiệp tỉnh Bình Định.
Nhóm dự án: Nhóm B.
Cấp công trình: Công trình hạ tầng kỹ thuật cấp II và các công trình giao thông
cấp IV.
Quy mô công trình, Công nghệ áp dụng: Theo nội dung dự án.
Tổng mức đầu tư: 1.227.875 triệu đồng.
Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách cấp, trong đó Ngân sách Trung ương cấp hỗ trợ
có mục tiêu 50%, Ngân sách tỉnh 50%.
Thời gian thực hiện: 05 năm (từ 2017 đến 2022).
b. Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư:
- Nhiệm vụ tổ chức quản lý thực hiện dự án ĐTXD công trình:
Tiếp nhận dự án đầu tư được phê duyệt, lập kế hoạch và tổ chức quản lý thực
hiện kế hoạch theo phê duyệt của cơ quan cấp trên.
Lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng thể cho toàn
bộ giai đoạn thực hiện đầu tư.
Tổ chức lựa chọn các nhà thầu tư vấn lập thiết kế - dự toán xây dựng, tư vấn
giám sát, tư vấn thẩm tra, tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, tư vấn
thẩm tra và phê duyệt, ký kết hợp đồng thuê với các nhà thầu tư vấn.
Phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan và địa phương để thực hiện công tác
bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư (nếu có), thực hiện các nhiệm
30

vụ về thu hồi, giao nhận đất, xin cấp phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng…để thực hiện
dự án.
Tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp thiết bị, nhà
thầu giám sát quá trình thực hiện; Tổ chức thẩm tra, phê duyệt kết quả lựa chọn các
nhà thầu; Tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng với các nhà thầu nêu trên.
Thực hiện công tác giám sát quản lý chất lượng, tiến độ thi công xây dựng công
trình; quản lý khối lượng thi công, chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công
xây dựng; quản lý hợp đồng xây dựng; quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng
và an toàn phòng chống cháy nổ.
Thực hiện công tác nghiệm thu, giải ngân thanh toán các sản phẩm xây lắp, mua
sắm thiết bị theo hợp đồng và thanh toán chi phí cho các công việc cần thiết khác.
- Một số công việc cụ thể trong giai đoạn thực hiện dự án ĐTXD công trình:
Về công tác lập thiết kế dự toán: Tư vấn sau khi lập xong thiết kế - dự toán sẽ
nộp lại Ban QLDA để Ban tiến hành thẩm định, kiểm tra trước khi trình lên cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Việc thẩm định tại Ban QLDA do phòng Thẩm định chủ trì.
Ban sẽ xem xét hồ sơ thiết kế dự toán dự án trên các phương diện: Xem xét sự phù hợp
của nội dung thiết kế với nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi; Xem xét tổng dự
toán công trình được lập trên cơ sở các định mức, đơn giá chế độ, chính sách hiện
hành sao cho tổng dự toán không vượt quá tổng mức đầu tư. Nếu đạt yêu cầu, Ban sẽ
trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
31

Công tác lập kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu:

Ban tiến hành thông báo mời thầu

Tổ chức đấu thầu, trình phê duyệt kết


quả đấu thầu

Giám đốc Ban phê duyệt


kết quả đấu thầu

Ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu

Thực hiện hợp đồng


Nguồn: Phòng Quản lý dự án
Sơ đồ 2.2. Quy trình thực hiện đấu thầu tại Ban QLDA
Đây là một trong những khâu mang tính chất quan trọng quyết định tới giai
đoạn thực hiện đầu tư, bởi nếu làm tốt các công việc này sẽ dẫn đến chất lượng của các
nhà thầu được đảm bảo, khi tiến hành thực hiện đầu tư hạn chế được phần lớn những
sai sót do nhà thầu nếu không được tuyển chọn kỹ sẽ không thực hiện tốt được các
phần việc của mình. Phòng Quản lý dự án thuộc Ban QLDA sẽ tiến hành lập kế hoạch
đấu thầu, chuẩn bị các tài liệu pháp lý, kiểm tra lập hồ sơ mời thầu, tiếp nhận hồ sơ dự
thầu…, đồng thời phối hợp với các phòng liên quan trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu,
hồ sơ mời thầu….
Nội dung kế hoạch đấu thầu được minh họa qua kế hoạch đấu thầu gói thầu các
dự án: Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định; Dự án Vệ sinh môi trường thành phố Quy
Nhơn, cụ thể như sau:
32

Bảng 2.2. Kế hoạch đấu thầu dự án Trung tâm Hội nghị tỉnh
ĐVT: Triệu đồng

Phương
Giá gói thầu Bắt đầu Trao hợp
Hạng mục đấu thầu thức đấu
đấu thầu đồng
thầu
Gói thầu 1: Tư vấn thẩm tra Quý Tháng
dự toán gói thầu: Khảo sát, Chỉ định II/2014 5/2014
lập dự án, thiết kế chi tiết và 36,861 thầu
giám sát thiết kế Trung tâm
Hội nghị tỉnh Bình Định

Gói thầu 2: Tư vấn lập Chỉ định Tháng Tháng


phương án thiết kế kiến trúc, thầu 8/2014 8/2014
khảo sát, lập dự án đầu tư, 20.502,202
thiết kế bản vẽ thi công – dự
toán và giám sát

Gói thầu 3: Thẩm định Dự án


22,748
đầu tư xây dựng công trình

Gói thầu 4: Thẩm tra thiết kế Chỉ định Quý Tháng


bản vẽ thi công và dự toán 342,094 thầu I/2015 3/2015
xây dựng công trình

Gói thầu 5: Tư vấn giám sát Đấu thầu Quý Tháng


hạng mục xây dựng công I/2015 10/2015
2.690,684
trình Trung tâm Hội nghị của
tỉnh
Gói thầu 6: Bảo hiểm xây Đấu thầu Quý Tháng
dựng công trình Trung tâm 561,491 I/2015 10/2015
Hội nghị tỉnh

Gói thầu 7: Thi công xây lắp Đấu thầu Tháng Tháng
353.253,855
phần móng và thân bê tông rộng rãi 6/2015 8/2015
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính
33

Bảng 2.3. Kế hoạch đấu thầu dự án Vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn
ĐVT: Triệu đồng

Phương Trao
Giá gói thầu Bắt đầu
Hạng mục đấu thầu thức đấu hợp
đấu thầu
thầu đồng
Gói thầu 1: Thi công hệ thống
Đấu thầu
thoát nước và nước thải thành 126.808 Tháng Tháng
rộng rãi
phố, bao gồm hệ thống cấp 2 6/2014 8/2014
trong nước
và cấp 3

Đấu thầu
Gói thầu 2: Thi công xây dựng 18.461,052 Tháng Tháng
rộng rãi
cơ sở hạ tầng Khu tái định cư 5/2014 7/2014
trong nước
Gói thầu 3 : Xây dựng Nhà vệ
Đấu thầu
sinh trường học cho các trường Tháng Tháng
1.719,363 rộng rãi
tiểu học trong thành phố Quy 12/2014 2/2015
trong nước
Nhơn.

Gói thầu 4: Cung cấp thiết bị Đấu thầu


Tháng Tháng
xử lý rác thải 5.760,755 rộng rãi
5/2015 7/2015
trong nước
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính

Sau khi có quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu Ban QLDA sẽ lập hồ sơ mời
thầu và tổ chức đấu thầu:
Ban QLDA mời thầu có chức năng nhiệm vụ: Lập hồ sơ mời thầu các gói thầu
theo kế hoạch mời thầu; Thông báo mời thầu theo quy định của Luật đấu thầu; Tổ
chức bán hồ sơ mời thầu; Tiếp nhận hồ sơ dự thầu; Lưu trữ, bảo mật hồ sơ dự thầu
theo quy định.
Tổ chuyên gia xét thầu: Việc thành lập Tổ chuyên gia xét thầu do Ban QLDA
quyết định, các thành viên trong Tổ thuộc Ban QLDA hoặc mời thêm chuyên gia các
Sở ngành liên quan (nếu cần thiết); Tổ chuyên gia xét thầu có chức năng nhiệm vụ:
Đánh giá hồ sơ dự thầu theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá
nêu trong hồ sơ mời thầu; Bảo mật các tài liệu về đấu thầu theo quy định của Luật đấu
thầu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; Bảo lưu ý kiến của mình; Trung thực, khách
quan, công bằng trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và báo cáo kết quả đánh giá;
Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo
34

quy định của pháp luật; Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp
luật.
Trình tự thực hiện công tác xét và phê duyệt kết quả đấu thầu của Ban QLDA
bao gồm các bước: Ban QLDA tiến hành mở thầu; Tổ xét thầu tiến hành đánh giá hồ
sơ dự thầu và lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu; Sau đó, Ban QLDA lập tờ trình phê
duyệt kết quả trúng thầu trình lên UBND tỉnh phê duyệt. Hồ sơ gồm tờ trình phê duyệt
kết quả trúng thầu, hồ sơ dự thầu của các đơn vị, báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu của tổ
chuyên gia xét thầu.
Công tác quản lý thi công: Mục tiêu cơ bản của Quản lý dự án nói chung là
hoàn thành các công việc dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm
vi tổng mức đầu tư được phê duyệt và theo đúng tiến độ thời gian cho phép. Do đó,
Ban QLDA thực hiện quản lý thi công với các nội dung sau:
Giám sát quản lý tiến độ thực hiện thi công công trình: Giai đoạn thi công công
trình là giai đoạn có thời gian thực hiện dự án kéo dài nhất, lại là giai đoạn dễ xảy ra
hiện tượng chậm tiến độ vì những yếu tố bất thường, nên công tác quản lý thời gian
phải được quản lý chặt chẽ hơn. Cán bộ trong Ban QLDA thường xuyên đôn đốc các
nhà thầu đẩy nhanh tiến độ có thể và đồng thời hạn chế tới mức thấp nhất các công
trình phải thực hiện thi công trong mùa mưa. Mặt khác, luôn có một khoản thời gian
dự phòng cho công việc này.
Kiểm tra quản lý chất lượng: Ban QLDA phải tiến hành thường xuyên công tác
kiểm tra, giám sát việc thi công của các nhà thầu nhất là nhà thầu xây dựng vì đây là
khâu dễ bị thất thoát nhất trong công trình xây dựng. Cán bộ trong Ban QLDA thường
xuyên kiểm tra kỹ lưỡng về chất lượng nguyên vật liệu đầu vào như xi măng, sắt
thép… mà nhà thầu sử dụng cho công trình so với quy định trong hợp đồng đã ký và
quy chuẩn xây dựng.
Quản lý chi phí: Ban QLDA luôn chú trọng quản lý giám sát các công việc sao
cho chi phí không vượt quá tổng mức đầu tư thực hiện nhưng vẫn đảm bảo tiến độ thời
gian và chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu về kỹ mỹ thuật. Mặt khác, có kế hoạch
phân bổ vốn cho hợp lý, thanh toán kịp thời để tránh tình trạng công trình phải tạm
ngừng thi công vì thiếu vốn.
Các công việc trong giai đoạn quản lý thi công công trình: Giai đoạn thi công
công trình là giai đoạn quan trọng nên Ban QLDA luôn sát sao trong việc giám sát
kiểm tra các công việc trong quá trình thực hiện đầu tư. Yêu cầu bên tư vấn giám sát
phải kiểm soát được chất lượng thi công cũng như kiểm soát được khối lượng và tiến
35

độ thi công công trình. Trong giai đoạn này, tư vấn giám sát thực hiện các công việc
sau:
Theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi công của nhà thầu. Kiểm tra hệ
thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch chất lượng, quy trình và phương án tự kiểm tra
chất lượng của nhà thầu. Kiểm tra tiến độ, biện pháp thi công, biện pháp an toàn lao
động cho công trình và các công trình lân cận do nhà thầu lập.
Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng tại hiện trường, không cho phép
đưa vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng không phù hợp với tiêu chuẩn về chất lượng
và quy cách vào sử dụng trong công trình.
Kiểm tra máy móc, thiết bị xây dựng tại hiện trường, không cho phép sử dụng
máy móc, thiết bị không phù hợp với công nghệ và chưa qua kiểm định vào sử dụng
tại công trình.
Kiểm tra, xác nhận về khối lượng, chất lượng của công việc.
Lập báo cáo khối lượng, chất lượng, tiến độ công việc, phục vụ cho các cuộc
họp giao ban thường kỳ của chủ đầu tư.
Thực hiện nghiêm túc các công tác xây lắp, nghiệm thu chạy thử thiết bị.
Quá trình thi công nếu có hiện tượng giảm chất lượng hoặc sai kết cấu, thiết
kế… phải có ý kiến của đơn vị thiết kế và đơn vị thẩm định trước khi nghiệm thu (cần
thiết phải khắc phục, điều chỉnh để công trình đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật, chất
lượng mới được nghiệm thu).
c. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào sử dụng:
- Nhiệm vụ của Ban QLDA:
Tổ chức nghiệm thu công trình hoàn thành, vận hành chạy thử (nếu có) và bảo
hành công trình.
Tổ chức tiếp nhận công trình sau khi được nghiệm thu hoàn thành và tổ chức
bàn giao công trình theo quy định.
Quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng; Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư
hàng năm, báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình hoàn thành đưa vào sử
dụng theo quy định.
- Một số công việc cụ thể của Ban QLDA:
Trước khi thực hiện công tác nghiệm thu công trình hoàn thành, nhà thầu phải
lập hồ sơ hoàn công, bản vẽ hoàn công, quyết toán hợp đồng trình Ban QLDA xem xét
36

chấp thuận, trên cơ sở đó, Ban QLDA tiến hành tổng nghiệm thu và tổng quyết toán
hợp đồng, đồng thời làm các thủ tục bàn giao đưa công trình vào sử dụng, vận hành.
Hồ sơ nghiệm thu và báo cáo quyết toán công trình hoàn thành do BQL dự án lập sẽ
được trình lên cấp có thẩm quyền và các cơ quan có liên quan để phê duyệt.
Đến giai đoạn vận hành công trình thì không thuộc thẩm quyền quản lý của Ban
QLDA, tuy nhiên Ban QLDA vẫn tiến hành các công việc bảo hành công trình trong
một thời gian cụ thể tùy theo dự án để đảm bảo chất lượng công trình. Sau thời gian
này, Ban QLDA đã hoàn thành nhiệm vụ mà UBND tỉnh giao.

2.2.2. Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dựng và công nghiệp
tỉnh Bình Định được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư để quản lý
các dự án đầu tư xây dựng công trình do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định gồm các dự
án lớn, có quy mô phức tạp thuộc các chuyên ngành xây dựng dân dụng, hạ tầng kỹ
thuật, giao thông, thủy lợi... làm tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phù
hợp với năng lực chuyên môn của Ban QLDA thực hiện quản lý dự án đầu tư xây
dựng theo 3 hình thức đó là mô hình chìa khóa trao tay, mô hình quản lý theo chức
năng và mô hình chuyên trách quản lý dự án theo chức năng.
- Mô hình tổ chức dạng chìa khóa trao tay: Ban QLDA không chỉ là đại diện
toàn quyền chủ đầu tư – chủ dự án mà còn là “chủ dự án”. Ban QLDA được tổ chức
đấu thầu, lựa chọn nhà tổng thầu để thực hiện toàn bộ dự án.
- Mô hình quản lý theo chức năng: Dự án sẽ được đặt vào một phòng chức
năng nào đó trong cơ cấu tổ chức của Ban QLDA. Thành viên quản lý dự án được điều
động tạm thời từ các phòng chức năng khác nhau đến họ vẫn thuộc quyền quản lý của
phòng chức năng đó nhưng đảm nhiệm phần việc chuyên môn của mình trong quá
trình quản lý dự án. Mô hình quản lý dự án theo chức năng có nhiều ưu điểm như:
Giúp cho Ban QLDA linh hoạt trong việc sử dụng cán bộ. Không cần giải quyết
vấn đề việc làm cho những người tham gia quản lý dự án sau khi dự án kết thúc vì họ
vẫn trở về các vị trí cũ của mình tại các phòng chuyên môn của Ban.
Cán bộ, thành viên trong Ban QLDA có thể tham gia vào nhiều dự án. Do đó,
Ban sẽ sử dụng được tối đa, hiệu quả nguồn nhân lực cũng như vốn kiến thức chuyên
môn và kinh nghiệm của các thành viên.
Tuy nhiên mô hình này có thể dẫn đến việc không ổn định về mặt nhân sự, sự
phối hợp giữa các thành viên trong Ban không nhịp nhàng, ăn khớp...
37

- Mô hình chuyên trách quản lý dự án: Các thành viên của Ban QLDA tách
hoàn toàn khỏi phòng chức năng chuyên môn, chuyên thực hiện quản lý điều hành dự
án theo yêu cầu được giao.
Các thành viên trong Ban QLDA chịu sự điều hành trực tiếp của chủ nhiệm dự
án chứ không phải những người đứng đầu các bộ phận chức năng điều hành. Khi dư án
được tách khỏi các phòng chức năng thì đường thông sẽ được rút ngắn, hiệu quả thông
tin được cao hơn và quản lý dự án sẽ được tốt hơn.

2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban
quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình
Định
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý đầu tư xây dựng công trình tại
Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định.
Một số nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng
công trình tại Ban QLDA.
- Công tác quản lý thời gian và tiến độ dự án chịu nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ
của tiến độ giải phóng mặt bằng và tiến độ thi công. Với công tác quản lý tiến độ giải
phóng mặt bằng, Ban QLDA chịu trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ xin thu hồi đất, quyết
toán kinh phí giải phóng mặt bằng dựa trên quyết định đầu tư của dự án đã được phê
duyệt và quyết toán kinh phí do địa phương thực hiện quyết toán chung của dự án.
Ban QLDA tiến hành giải quyết các khúc mắc phát sinh với địa phương trong quá
trình giải phóng mặt bằng, và kịp thời trình báo với các cơ quan cấp trên khi có sự cố
đặc biệt. Công tác giải phóng mặt bằng hiện nay đang là một vấn đề hết sức nan giải
đối với công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình nói chung ở Việt Nam và đối với
công tác QLDA ở Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công
nghiệp tỉnh Bình Định nói riêng.
- Năng lực bộ máy và quản lý hành chính nhà nước, khả năng phố i hơ ̣p giữa các
chủ thể trong hê ̣ thố ng quản lý: Ban QLDA thực hiện nhiều dự án có quy môn lớn nên
tổ chức bộ máy tham gia vào hoạt động ĐTXD công trình rất rộng, từ khâu lập quy
hoạch kế hoạch, đến khâu chuẩn bị đầu tư, tổ chức đấu thầu, thi công, nghiệm thu
quyết toán, đưa công trình vào sử dụng,... vì vậy khó mà tránh khỏi sai sót trong quá
trình thực hiện. Năm 2018 Ban QLDA có tổng cán bộ, viên chức và lao động là 32
người, trong đó có 7 biên chế, 23 hợp đồng trong định biên, 1 lái xe và 1 bảo vệ.
- Nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến qua trình quản lý dự án tại Ban là kinh phí.
Tuy đã dự trù được kinh phí từ trước nhưng nguồn vốn nhiều khi đổ về còn chậm dẫn
38

đến việc chi cho các nhà thầu chậm trễ làm cho thời gian thực thi công trình kéo dài
gây lãng phí nguồn vốn.

2.3. Một số đánh giá về thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng các công
trình dân dụng và công nghiệp tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định
2.3.1. Kết quả đạt được
- Với nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, Ban QLDA đã thực hiện tốt trong công
tác quản lý đầu tư xây dựng công trình. Đến nay, một số hạng mục công trình xây
dựng đã hoàn thành, đảm bảo được yêu cầu về chất lượng, phát huy hiệu quả đầu tư.
- Chưa xảy ra hiện tượng chậm tiến độ nghiêm trọng. Một số dự án có tiến độ
chậm so với kế hoạch song vẫn được đánh giá là nằm trong khả năng kiểm soát của
Ban QLDA.
- Công tác đấu thầu được thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước, có sự
xử lý linh hoạt theo đặc điểm từng gói thầu. Phần lớn các gói thầu đã tổ chức đấu thầu
đều lựa chọn được nhà thầu phù hợp, chưa có phát sinh những sự cố nghiêm trọng.
- Ban QLDA đã phối hợp hoạt động tương đối chặt chẽ giữa các phòng ban,
giữa Ban với cấp trên và các nhà thầu...
- Công tác giải phóng mặt bằng được quan tâm chú trọng Ban QLDA đầu tư
xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định liên tục có các biện
pháp đôn đóc các địa phương để đảm bảo hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng
theo đúng kế hoạch.
- Một số dự án đã phát huy hiệu quả đầu tư tạo động lực cho phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh như các hạng mục của Dự án Vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn
đến nay đã hoàn thành như sau:
39

Bảng 2.4. Các hạng mục công trình hoàn thành thuộc dự án Vệ sinh môi trường
thành phố Quy Nhơn
ĐVT: Triệu đồng

Thời
Thời
Giá hợp gian HT Thời
Giá quyết gian HT
Hạng mục đấu thầu đồng theo gian bị
toán theo
hợp chậm
thực tế
đồng
Gói thầu 1: Thi công hệ
thống thoát nước và
Tháng Tháng
nước thải thành phố, 121.775,757 120.971,199 2 tháng
8/2016 10/2016
bao gồm hệ thống cấp 2
và cấp 3

Gói thầu 2: Thi công


Tháng Tháng
xây dựng cơ sở hạ tầng 17.285,035 16.709,976 3 tháng
12/2015 3/2016
Khu tái định cư

Gói thầu 3 : Xây dựng


Nhà vệ sinh trường học
Tháng Tháng
cho các trường tiểu học 1.802,157 1.697,007 3 tháng
8/2015 11/2015
trong thành phố Quy
Nhơn.

Gói thầu 4: Cung cấp Tháng Tháng


5.680,878 5.680,878 0
thiết bị xử lý rác thải 11/2015 11/2015
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính

Một số hạng mục công trình của Dự án Vệ sinh môi trường thành phố Quy
Nhơn đã được hoàn thành đưa vào sử dụng nêu, bước đầu đã góp phần cải thiện được
điều kiện vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn, nâng cao chất lượng cuộc sống cư
dân và thu hút khách du lịch; Cụ thể đã góp phần giảm thiểu ngập úng, kiểm soát việc
thoát nước mưa, thu gom nước thải, tăng cường năng lực quản lý và vận hành hệ thống
thoát nước mưa, nước thải và thu gom xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Quy
Nhơn, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, sức khỏe cho học sinh thông qua việc
xây dựng mới nhà vệ sinh ở các trường học, nâng cao năng lực thu gom và vận chuyển
chất thải rắn thông qua việc mua sắm các phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển…
40

2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Tồn tại


Bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên thì trong quá trình quản lý
đầu tư Ban QLDA vẫn còn những tồn tại ở một số công tác sau:

Một là công tác tổ chức đấu thầu;


Việc lập hồ sơ mời thầu còn chậm trễ; Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đôi
lúc còn chưa chuẩn xác; Tính bảo mật trong đấu thầu vẫn chưa được phát huy cao;
Việc thực hiện công tác giám sát, thanh tra và thực hiện các chế tài đối với các bên
tham gia đấu thầu còn thiếu tính kiên quyết và chưa được quan tâm đúng mức.
Khâu lập dự toán cho giá gói thầu còn tồn tại, sai sót như nêu trên, dẫn đến xác
định giá gói thầu cao hơn so với quy định hiện hành.
Trong quá trình đánh giá thầu, Ban QLDA (Tổ chuyên gia đấu thầu) hầu như
không có yêu cầu nào để nhà thầu làm rõ hồ sơ dự thầu của mình, nên đã không lường
được hết các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng, nên có một số
gói thầu phải thay đổi thiết kế điều chỉnh bổ sung nhiều lần.
Hai là tiến độ thi công; Vẫn còn một số nhà thầu sau khi ký kết hợp đồng thì
chậm triễn khai, năng lực hạn chế (mặc dù năng lực trong hồ sơ dự thầu rất tốt) nên
không huy động kịp thời nhân vật lực, máy móc để khởi công công trình hoặc trì trệ
trong thi công, nên có những gói thầu phải gia hạn thời gian, thời gian thi công bị kéo
dài, không đảm bảo được tiến độ thi công. Cụ thể một số hợp đồng của Dự án Vệ sinh
môi trường thành phố Quy Nhơn bị chậm tiến độ, được nêu tại “Bảng 2.4. Các hạng
mục công trình hoàn thành thuộc dự án Vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn”.
Ba là công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công – dự toán;
Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán còn áp dụng nhiều định mức, đơn giá
tạm tính hoặc áp dụng định mức không phù hợp, chưa căn cứ báo giá trên thị trường,
một số khoản mục chi phí chưa có định mức nhưng chưa xây dựng định mức để trình
cấp thẩm quyền phê duyệt, áp dụng theo quy định.
Khối lượng dự toán lập chưa chuẩn xác, còn tính sai thừa khối lượng so với
bảng vẽ thiết kế hoặc tính sai định mức làm tăng chi phí đầu tư, dẫn đến giá gói thầu
chưa sát với thực tế. Cụ thể như hạng mục: Tuyến cống bao đường Xuân Diệu
41

Bảng 2.5.Bảng tính chi tiết chênh lệch tuyến cống bao đường Xuân Diệu

Nội dung công Lắp đặt ống Đóng cọc thép Đóng cọc ván
việc HDPE- hình (thép U,I) thép (cọc
DN355 Lắp đặt ống cao>100mm Larsen) trên
HDPE- trên mặt đất, mặt đất, chều
DN450 chiều dài dài cọc
cọc<=10m, đất <=12m, đất
cấp II cấp II
Khối Dự
9,420 6,430 125,856 152,320
lượng toán
(100m) Theo
thiết 9,420 6,430 125,856 152,320
kế
Chênh
0 0 0 0
lệch
Đơn Vật
50.859,538 86.523,832 356,399 2.036,914
giá dự liệu
toán Nhân
4.085,257 5.674,546 215,018 560,517
( Triệu công
đồng) Máy 1.776,989 1.776,989 3.329,082 6.386,761
Đơn Vật
24.941,994 42.777,983 89,100 509,229
giá liệu
quy Nhân
226,783 395,625 215,018 560,517
định công
(Triệu Máy
0 0 3.329,082 6.386,761
đồng)
Thành Vật
244.143,265 281.285,809 33.641,182 232.696,979
tiền liệu
chênh Nhân
36.346,825 33.943,462 0 0
lệch công
( Triệu Máy
16.739,236 11.426,039 0 0
đồng)
Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính

Bốn là công tác giám sát quản lý chất lượng công trình: Công tác theo dõi quản
lý khối lượng thi công chưa chặt chẽ, một số khối lượng nghiệm thu không có biên bản
42

xác nhận khối lượng, không có hồ sơ thể hiện chi tiết công việc thực hiện, nhật ký
công trình ghi chép chưa đầy đủ và chưa mô tả nội dung công việc thi công.
Năm là việc nắm bắt và xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh tại một số công
trình chưa kịp thời, khả năng thích ứng, nắm bắt và dự báo các thông tin về giá cả thị
trường chưa thật tốt, dẫn đến chậm tiến độ ở một số công đoạn.

2.3.2.2. Nguyên nhân


Chủ quan từ khâu lập, thẩm định dự án: Ban QLDA quan tâm nhiều đến việc
được phê duyệt quyết định đầu tư, phê duyệt dự toán – thiết kế…mà ít chú ý công tác
hậu kiểm ở những giai đoạn sau, như hậu kiểm sau khi đánh giá thầu để xem xét năng
lực thực sự của nhà thầu dự kiến trao thầu…
Việc áp dụng phương pháp dự báo, phân tích độ nhạy chưa được chú trọng.
Còn chủ quan trong công tác lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu: Theo quy
định Ban QLDA luôn quan tâm đến giá thầu thấp để lựa chọn hơn là khía cạnh năng
lực nhà thầu.
Chưa quản lý kiểm tra chặt chẽ từ khâu thiết kế dự toán.
Thiếu tính kiên quyết và quan tâm đúng mức trong việc thực hiện các chế tài
đối với các bên tham gia đấu thầu.
Chủ quan từ công tác giám sát và kiểm soát thi công: Trong quá trình thực hiện
Ban QLDA chưa vận dụng khai thác triệt để những lý thuyết – thành tựu quản trị dự
án.
Năng lực một số cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật còn hạn chế, thiếu cán bộ
chuyên ngành giỏi, thạo việc.
Số lượng cán bộ Ban QLDA hiện nay đa số còn trẻ, tuy nhiệt tình nhưng còn
thiếu kinh nghiệm, chưa được đào tạo nâng cao, trong công việc còn lúng túng chưa
chủ động xử lý trong công việc, chưa nắm chắc các quy định về quản lý dự án đầu tư
xây dựng hiện hành nên thường dẫn đến công việc kéo dài, không hoàn thành đúng
thời hạn quy định.
Cán bộ QLDA ở Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công
nghiệp tỉnh Bình Định chưa được trang bị đầy đủ các công cụ QLDA hiện đại, phương
tiện máy móc kỹ thuật còn thiếu.
Ban QLDA là đơn vị tự chủ toàn bộ chi phí hoạt động, kinh phí quản lý dự án
được trích từ các dự án còn thấp nên thu nhập của cán bộ nhân viên chưa cao, chưa thu
hút tuyển dụng được người có kinh nghiệm, chuyên môn cao….về quản lý dự án.
43

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG


QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH
DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ
CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.1. Định hướng và mu ̣c tiêu của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các
công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định
Ban quản lý dự án là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc UBND tỉnh Bình Định,
hoạt động theo phương thức tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên;
Ban QLDA được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư để quản lý các
dự án đầu tư xây dựng công trình do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định gồm các dự án
lớn, có quy mô phức tạp thuộc các chuyên ngành xây dựng dân dụng, hạ tầng kỹ thuật,
giao thông, thủy lợi... làm tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp
với năng lực chuyên môn của Ban QLDA dự án. Tuy nhiên, từ thực trạng quản lý đầu
tư xây dựng công trình tại Ban QLDA như nêu ở Chương 2 thì còn nhiều yếu kém, tồn
tại, các dự án được giao quản lý còn chưa nhiều, quy mô nhỏ, công tác tư vấn quản lý
dự án còn chưa nhiều. Do vậy, định hướng và mục tiêu phát triển chủ yếu trong thời
gian đến cho Ban QLDA như sau:
Với vai trò, chức năng, nhiệm vụ đã được Nhà nước quy định tại các văn bản
pháp luật, Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh
Bình Định đã đặt ra mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng và đẩy mạnh tiến độ
công tác QLDA đầu tư.
Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý hoàn thiện hơn, bổ sung năng lực hoạt
động của Ban QLDA đảm bảo đủ điều kiện hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng
theo quy định. Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân
viên, cần thiết đề xuất UBND tỉnh điều chuyển cán bộ có năng lực chuyên môn và
kinh nghiệm thực tiễn hiện có từ các sở, ngành, các Ban quản lý dự án khác trên địa
bàn trong tỉnh về Ban QLDA để đáp ứng theo yêu cầu quản lý dự án chuyên ngành, và
đặt biệt là phải có đủ điều kiện năng lực quản lý dự án theo quy định của pháp luật về
xây dựng như phải có chứng chỉ quản lý dự án, chứng chỉ giám sát, đâu thầu…..
Tăng cường, mở rộng hoạt động tư vấn quản lý dự án, ủy thác quản lý dự án và
các hoạt động tư vấn xây dựng khác cho các Chủ đầu tư thuộc các Sở ngành của tỉnh
Bình Định, như các Sở: Y tế, Giáo dục, Du lịch, Văn hóa – Thể thao, các cơ quan
Đảng, Đoàn thể của tỉnh…nhằm tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên, thu hút người tài,
phát triển nguồn nhân lực cơ quan.
44

Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên thuộc Ban QLDA, không
ngừng cập nhập những quy định mới của nhà nước cho cán bộ nhân viên để có thể
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tránh những vướng mắc trong quá trình thực hiện về
khâu thủ tục và quy trình thực hiện.
Đưa ra những quy định rõ ràng về trách nhiệm quản lý đối với từng cá nhân và
từng phòng ban, có chính sách khen thưởng rõ ràng đối với những phòng ban, cá nhân
thực hiện tốt công tác và trách nhiệm của mình.
Giữ mối liên hệ chặc chẽ với các ngành các cấp, từ trung ương đến địa phương
để có thể báo cáo kịp thời những sự cố xảy ra, đảm bảo tiến độ thi công cũng như chất
lượng công trình được thực hiện tốt hơn.
Tạo điều kiện phát hiện sớm nhũng khó khăn, vướng mắc nảy sinh và kịp th
thời điều chỉnh trước những thay đổi hoặc điều kiện không dự đoán được.
Tạo điều kiện đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan để giải quyết những
bất đồng.
Tiến hành quyết toán các công trình, gói thầu đã hoàn thành trên cơ sở thanh tra
kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư xây dựng và giá trị quyết toán nhằm thực hiện đúng
theo quy định, chính sách của nhà nước, hạn chế thất thoát, lãng phí.

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng
các công trình dân dụng và công nghiệp tại Ban quản lý dự án đầu tư xây
dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình Định
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu
Công tác tổ chức đấu thầu tại Ban QLDA đôi khi còn gặp những tồn tại như lập
hồ sơ mời thầu chậm trễ, khâu dự toán cho giá gói thầu còn sai sót… Để hạn chế
những tồn tại đó Ban QLDA nên:
Lên thời gian, kế hoạch lập hồ sơ mời thầu rõ ràng, quy định nhiệm vụ cụ thể
cho cán bộ lập hồ sơ mời thầu.
Cần có phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu để hồ sơ dự thầu được đánh giá
một cách chuẩn xác nhất.
Phải bảo mật thông tin khách hàng cũng như nhà thầu tham dự đấu thầu.
Cần phải kiên quyết thực hiện công tác giám sát, thanh tra và thực hiện các chế
tài đối với bên tham gia đấu thầu đúng theo quy định.
Cán bộ làm nhiệm vụ lập dự toán giá gói thầu phải thực hiện một cách chi tiết
và cẩn thận.
45

Ban QLDA (Tổ chuyên gia đấu thầu) cần có yêu cầu cụ thể để nhà thầu làm rõ
hồ sơ dự thầu của mình, để tránh trường hợp không lường được hết các tình huống sẽ
xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng và một số gói thầu phải thay đổi thiết kế
điều chỉnh bổ sung nhiều lần.

3.2.2. Giải pháp về quản lý chi phí


Công tác quản lý chi phí do phòng kế hoạch tài chính kết hợp với các phòng
khác tiến hành quản lý các chi phí của dự án. Để thực hiện đúng chủ trương của nhà
nước về chống thất thoát và lãng phí trong công tác quản lý dự án đầu tư phát triển,
Ban quản lý dự án đang từng bước hoàn thiện công tác quản lý chi phí trong suốt quá
trình thực hiện dự án, để khắc phục được khó khăn Ban quản lý dự án nên thực hiện
một số biện pháp như:
Kiểm soát chi phí trong việc đấu thầu và lựa chọn nhà thầu: Kiểm tra giá gói
thầu, hình thức hợp đồng, phương thức thanh toán và các điều khoản khác có liên quan
đến chi phí trong hợp đồng phù hợp với các gói thầu của dự án thi công.
Lập kế hoạch chi phí chi tiết và tổng thể của toàn bộ dự án.
Kiểm soát việc xác định tổng mức đầu tư: Đảm bảo tổng mức đầu tư tính đúng,
tính đủ dựa trên sự kiểm tra tính phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư.
Kiểm tra các đơn giá kĩ càng.
Lập chi phí định mức công trình phải chính xác.
Lập chi phí chi tiết mức tiêu hao vật liệu và nguyên vật liệu tham gia thi công.
Kiểm tra bản tiên lượng trước khi xuất vật tư thiết bị đưa vào thi công.
Thực hiện tiết kiệm vật tư thiết bị và chi phí quản lý dự án.
Đảm bảo hoàn thành công trình đúng tiến độ.
Đảm bảo thi công công trình đúng chất lượng và đúng thiết kế.
Kiểm soát việc thực hiện, thanh quyết toán các hợp đồng xây dựng và các công
việc không có trong hợp đồng xây dựng.
Kiểm soát chi phí vận hành, bảo trì, sữa chữa, chi phí quản lý và giá trị thanh lý
công trình.

3.2.3. Giải pháp về quản lý tiến độ thi công


Thời gian là một trong những mục tiêu quan trọng nhất mà quản lý cần thực
hiện. Công tác quản lý tiến độ diễn ra trong suốt quá trình thực hiện của dự án từ khâu
chuẩn bị đến kết thúc đưa dự án vào vận hành và sử dụng. Vì vậy quản lý tiến độ thi
46

công rất quan trọng. Một số biện pháp về quản lý tiến độ thi công nhằm hạn chế tồn
tại trong thời gian qua tại Ban quản lý dự án:
Ban quản lý dự án cần phân tích, lựa chọn kỹ lưỡng các phương án trước khi
tiến hành lựa chọn.
Lập kế hoạch chi tiết cho dự án và phải đảm bảo thực hiện đúng như trong kế
hoạch.
Cần xác định được rõ công việc nào nên làm trước, công việc nào nên đồng thời
thực hiện để rút ngắn thời gian thu công.
Nâng cao trách nhiệm của người cán bộ quản lý đối với các công việc dự án
được giao.
Nên đề nghị đẩy nhanh tiến độ trình duyệt dự án.
Cần phải kết hợp kế hoạch với các công tác dự báo. Công tác dự báo là yếu tố
quan trọng trong việc lập kế hoạch , lường trước những rủi ro có thể xảy ra trong quá
trình thực hiện dự án và tìm hướng giải quyết hợp lý.
Để đảm bảo tiến độ nằm trong tầm kiểm soát, Ban quản lý dự án cần xác định
các công việc sẽ triển khai theo kế hoạch như thế nào, đã thực hiện đúng nguyên tắc
chưa.
Tăng cường giám sát các đơn vị thi công và tư vấn giám sát. Trong việc giám
sát thi công cần chỉ rõ trách nhiệm giám sát của đơn vị thiết kế để có thể giải quyết kịp
thời khi có sự cố xảy ra.
Tổ chức nghiệm thu công trình ngay khi công trình được hoàn thành.
Quy định thời gian hoàn thành dự án rõ ràng trong hợp đồng, nếu bên nhận thầu
vi phạm thời gian quy định trước đó sẽ bị phạt nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm
đối với bên nhận thầu.

3.2.4. Giải pháp về quản lý chất lượng


Để quản lý chất lượng của dự án được tốt thì ngay trong quá trình lập dự án, các
phương án thiết kế, các biện pháp thi công, các giải pháp về kỹ thuật phải đảm bảo
chất lượng và phù hợp với hiện trạng công trình. Để làm được điều đó Ban quản lý cần
thực hiện một số công việc như:
Quản lý chất lượng trong giai đoạn lập dự án đầu tư:
47

Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức và năng lực hành nghề của
cá nhân tham gia lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy mô và tính
chất của dự án đang chuẩn bị thực hiện.
Theo dõi kiểm tra thực hiện hợp đồng lập dự án đầu tư xây dựng công trình, tổ
chức nghiệm thu sản phẩm dự án đầu tư xây dựng công trình để trình cấp có thẩm
quyền phẩm định, phê duyệt.
Quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát:
Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các nhà thầu khảo sát so
với hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất về nhân lực, thiết bị máy móc phục vụ khảo sát.
Theo dõi, kiểm tra vị trí khảo sát, khối lượng khảo sát và việc thực hiện quy
trình khảo sát theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt.
Theo dõi và yêu cầu nhà thầu khảo sát xây dựng thực hiện bảo vệ môi trường và
các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát.
Quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế xây dựng:
Kiểm tra điều kiện năng lực hoạt động của tổ chức thiết kế và năng lực hành
nghề của cá nhân tham gia thiết kế công trình thuộc dự án cũng như của tổ chức và cá
nhân tham gia thẩm tra thiết kế xây dựng công trình của dự án.
Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng thiết kế của nhà thầu thiết kế.
Tổ chức nghiệm thu sản phẩm thiết kế theo quy định.
Tổ chức thẩm định và phê duyệt thiết kế (thiết kế kỹ thuật và thiết kế
bản vẽ thi công).
Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng:
Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng.
Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ
sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.
Kiểm tra các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi
công xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng công trình.
Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình
do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu.
Tổ chức nghiệm thu công trình theo quy định. Nghiệm thu công trình xây dựng
được thực hiện theo cấp độ: Nghiệm thu từng công việc xây dựng, nghiệm thu bộ phận
48

công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục
công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.
Tập hợp và kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận
công trình, giai đoạn thi công xây dựng nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công
trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng.
Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và
công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.
Quản lý chất lượng trong giai đoạn bảo hành:
Tiến hành kiểm tra tình trạng công trình, phát hiện hư hỏng để yêu cầu nhà thầu
thi công xây dựng, nhà thầu cung ứng, lắp đặt thiết bị công trình sửa chữa, thay thế.
Giám sát và nghiệm thu việc khắc phục, sửa chữa của nhà thầu khi thực hiện
nghĩa vụ bảo hành.
3.2.5. Giải pháp về phát triền nguồn nhân lực
Con người luôn là nhân tố có ý nghĩa quyết định mọi sự thành công nói chung
và tác động to lớn đến việc nâng cao hiệu quả trong việc quản lý sử dụng nguồn vốn
đầu tư trên tất cả các lĩnh vực. Do đó việc không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ cán
bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng là yêu cầu khách quan, là việc làm thường
xuyên liên tục. Lao động của nước ta dù cần cù chịu khó nhưng nước ta vẫn là một
nước lạc hậu về công nghệ trên nhiều lĩnh vực, do đó yêu cầu mỗi người phải có ý
thức trao dồi thêm kiến thức trong ngành.
Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý đầu tư trong
thời gian tới, đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay cần tập trung vào
các giải pháp cụ thể sau:
Bổ sung thêm nhân sự mới để đội ngũ cán bộ ở Ban có thời gian để tập trung
quản lý dự án và học hỏi, nâng cao kinh nghiệm bản thân.
Để nguồn lực được phát triển, Ban cần tiến hành tổ chức các buổi đào tạo cán
bộ nhân viên. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trong phát triển nên hệ thống pháp
luật, các quy định kinh tế, quản lý có nhiều thay đổi. Do vậy đòi hỏi cán bộ phải nắm
bắt, cập nhập thông tin thường xuyên, không ngừng học tập, trao dồi nâng cao kỹ năng
nghiệp vụ.
Tăng cường sự hợp tác phối hợp giữa các cán bộ trong Ban QLDA để cán bộ có
thể hiểu nhau nhiều hơn trong quá trình quản lý dự án.
Đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý tập huấn nghiệp vụ chuyên môn liên
quan đến quản lý đầu tư ở từng bộ phận và phải phù hợp với năng lực chuyên môn
49

nhiệm vụ quản lý được giao, có như vậy mới từng bước đáp ứng được yêu cầu quản lý
đầu tư xây dựng của Ban QLDA trong tình hình mới hiện nay.
Ngoài ra Ban cần kịp thời khen thưởng, có các chính sách đãi ngộ đối với các
phòng, cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để làm động lực cho cán bộ nhân
viên trong ban phấn đấu. Bên cạnh đó thì Ban cũng cần có các biện pháp kĩ luật các
phòng, cán bộ có thái độ thờ ơ, không thực hiện đúng nhiệm vụ mà Ban đã giao.

3.2.6. Giải pháp về công nghệ


Công tác quản lý một dự án đòi hỏi người quản lý dự án phải luôn giám sát quá
trình thực hiện của dự án một cách sát sao, chặt chẽ để từ đó đảm bảo được tiến độ của
dự án, đảm bảo dự án được thực hiện trong khuôn khổ chi phí đã định trước và đạt
chất lượng. Các dự án Ban quản lý có tùy theo mức độ có dự án với quy mô lớn nhỏ
khác nhau, mỗi dự án lại có những gói thầu nhỏ nên cũng sẽ có những yêu cầu về chất
lượng và tiến độ khác nhau. Vì vậy công tác quản lý muốn đạt được hiệu quả cao cần
áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật. Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, công
tác quản lý dự án cũng có thêm các phần mềm hỗ trờ quản lý dự án một cách đơn giản
và tốt hơn. Nhờ đó cán bộ quản lý có thể thấy được chi phí, tiến độ dự án trong từng
giai đoạn và có những quyết định, biện pháp sử lý kịp thời để nâng cao hiệu quả quản
lý dự án.
50

KẾT LUẬN
Trong bối cảnh đất nước ở giai đoạn hội nhập với thế giới, nhu cầu xây dựng cơ
sở hạ tầng trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Để bắt kịp với yêu cầu phát
triển, đầu tư các công trình dân dụng và công nghiệp cũng vì vậy mà được quan tâm
ưu tiên.
Những năm qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong hoạt động đầu tư
các dự án công trình dân dụng và công nghiệp vẫn còn tồn tại những hạn chế và khó
khăn, đặc biệt là về mặt quản lý. Những hạn chế, khó khăn này là tình trạng chung của
cả nước cũng như đang xảy ra tại tỉnh Bình Định. Sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu
tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh
Bình Định em đã làm bài chuyên đề này để nhìn thấy rõ một cách tổng quan về quản
lý dự án và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý dự án trong thời
gian tới tại Ban.
Ban quản lý dự án đầu tư các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình
Định nên đặt ra nhiệm vụ cho mình phải không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ kế
hoạch hóa lên tầm cao mới, tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
đảm bảo tính kế thừa đi đôi với hiện đại hóa công tác quản lý dự án, phối hợp chặt chẽ
với các sở, ban ngành của tỉnh, xây dựng các cơ chế, chính sách quản lý dự án nhằm
quản lý dự án tốt hơn, góp phần phát triển kinh tế xã hội, tạo tiền đề cho kinh tế - xã
hội của tỉnh phát triển cao hơn, nhanh hơn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong thời gian tìm hiểu và hoàn thành bài, được tiếp cận với những kiến thức
ngoài sách vở đã giúp em biết nhiều hơn về các dự án đầu tư cũng như cách quản lý dự
án.
Một lần nữa em xin cảm ơn đến ThS. Nguyễn Thị Thùy Dung cùng các cô, chú
anh, chị trong Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công
nghiệp tỉnh Bình Định đã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài
chuyên đề tốt nghiệp này. Do trình độ còn hạn chế nên trong bài không tránh khỏi
những sai sót, em mong các thầy, cô, chú, anh, chị có thể góp ý và sữa chữa cho em để
em hoàn thành bài tốt hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cao Hào Thi & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2004), Quản lý dự án, NXB Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[2] Kế hoạch đấu thầu của dự án Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định theo Quyết định
số 55/QĐ-BQLDA ngày 22/3/2014
[3] Kế hoạch đấu thầu của dự án Vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn theo Quyết
định số 70/QĐ-UBND ngày 11/7/2014
[4] Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014
[5] Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013
[6] Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014
[7] Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư xây dựng
[8] Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý dự án các công trình dân dụng và
công nghiệp tỉnh Bình Định số 13/QĐ-BQLDA ngày 07/11/2016
[9] Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng chuyên môn
nghiệp vụ thuộc Ban Quản lý dự án các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Bình
Định số 12A/QĐ-BQLDA ngày 07/11/2016
[10] Từ Quang Phương (2017), Giáo trình Quản lý dự án, NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân.

You might also like