You are on page 1of 149

Nguyên tác

PLEASE UNDERSTAND ME

Character & temperament types


David Keirsey & Marilyn Bates
Del Mar, CA 1984
Permision granted by PNBC 1993

Bản dịch

HIỂU MÌNH BIẾT NGƯỜI

Hà Hoàng Tâm
Cao học Hướng dẫn tâm lý

Nguồ n: http://ghhv.quetroi.net/VUHUNGTON
Chuyể n thể ebook: tyjingyo – Thanh Le 20/08/2016
Biên tập lại: Tulipviet 02/9/2016
Mục lục

CHƯƠNG 1 BÁ NHÂN BÁ TÍNH ............................................................................................................... 5


1. DẪN NHẬP (thay lời tựa) ..................................................................................................................... 5
2. TRẮC NGHIỆM TÌM HIỂU TÌNH TÌNH ............................................................................................ 8
3. BỐN CẶP KHUYNH HƯỚNG .......................................................................................................... 16
A.) HƯỚNG NGOẠI và HƯỚNG NỘI .............................................................................................. 16
B.) TRỰC GIÁC và CẢM GIÁC ........................................................................................................ 18
C.) SUY TƯ và TÂM TÌNH ................................................................................................................ 20
D.) PHÁN ĐOÁN và TRI THỨC........................................................................................................ 21
CHƯƠNG 2 BỐN NHÓM CHUNG VỀ TÍNH TÌNH ................................................................................ 26
1. TÍNH TÌNH CHỊU CHƠI (SỐNG PHÊ): SP .................................................................................. 28
2. TÍNH TÌNH CHỊU (SIÊNG) LÀM: SJ ............................................................................................ 34
3. TÍNH TÌNH NGHIÊM TÚC (NĂNG TIẾN): NT ........................................................................... 39
4. TÍNH TÌNH NHÂN PHẨM: NF ..................................................................................................... 45
CHƯƠNG 3 TÍNH TÌNH TRONG VIỆC CHỌN BẠN TRĂM NĂM....................................................... 53
I. CÁC MẪU TÍNH TÌNH ....................................................................................................................... 53
Mẫu 1: INTP kiến trúc sư 1% .............................................................................................................. 55
Mẫu 2: ENTP nhà phát minh 5% ......................................................................................................... 56
Mẫu 3: INTJ nhà khoa học 1% ............................................................................................................ 57
Mẫu 4: ENTJ chỉ huy trưởng 5% ......................................................................................................... 57
Mẫu 5: INFP nhà chinh phục 1% ......................................................................................................... 57
Mẫu 6: ENFP nhà báo 5%.................................................................................................................... 58
Mẫu 7: INFJ tác giả 1% ....................................................................................................................... 58
Mẫu 8: ENFJ: nhà giáo 5% .................................................................................................................. 59
Mẫu 9: ESFJ nhà buôn 13% ................................................................................................................. 59
Mẫu 10: ISFJ bảo trì viên 6% .............................................................................................................. 59
Mẫu 11: ESFP diễn viên 13% .............................................................................................................. 60
Mẫu 12: ISFP nghệ sĩ 15% .................................................................................................................. 60
Mẫu 13: ESTJ ban điều hành 13% ....................................................................................................... 60
Mẫu 14: ISTJ ban giám đốc 6% ........................................................................................................... 61
Mẫu 15: ESTP cổ động viên 13% ........................................................................................................ 61
Mẫu 16: ISTP nhà nghề 7% ................................................................................................................. 61
1. Người phối ngẫu chịu chơi (sống phê) SP ....................................................................................... 62
2. Người phối ngẫu chịu (siêng) làm SJ ............................................................................................... 64
3. Người phối ngẫu nghiêm túc (năng tiến) NT ................................................................................... 66
4. Người phối ngẫu nhân phẩ m NF ...................................................................................................... 69
CHƯƠNG 4 TÍNH TÌNH NƠI TRẺ EM..................................................................................................... 73
I. NHẬN ĐỊNH TỔNG QUAN ............................................................................................................... 73
1. Hướng nội I và hướng ngoại E ......................................................................................................... 75
2. Cảm giác S và trực giác N ............................................................................................................... 76
3. Suy tư T và tâm tình F ..................................................................................................................... 78
4. Nhâ ̣n thức P và phán đoán J ............................................................................................................. 78
II. BỐN MẪU TÍNH TÌNH NƠI TRẺ EM ............................................................................................. 79
1. Trẻ em chịu chơi (sống phê) SP ....................................................................................................... 79
2. Trẻ em chịu trâ ̣n (siêng làm) SJ ....................................................................................................... 82
3. Trẻ em nghiêm túc (năng tiến) NT................................................................................................... 84
4. Trẻ em nhân phẩ m NF ..................................................................................................................... 87
III. ĐƯỜNG LỐI HỌC HỎI .................................................................................................................... 89
1. Trẻ em chịu chơi (sống phê) SP ....................................................................................................... 89
2. Trẻ em chịu (siêng) làm SJ .............................................................................................................. 90
3. Trẻ em nghiêm túc (năng tiến) NT................................................................................................... 91
4. Trẻ em nhân phẩ m NF ..................................................................................................................... 92
CHƯƠNG 5 TÍNH TÌNH NƠI NGƯỜI LÃ NH ĐẠO ................................................................................ 94
I. KHEN TẶNG CẢM ƠN ...................................................................................................................... 95
a. Người chịu chơi (sống phê) SP ........................................................................................................ 95
b. Người chịu (siêng) làm SJ................................................................................................................ 95
c. Người nghiêm túc (năng tiến) NT .................................................................................................... 95
d. Người nhân phẩ m NF....................................................................................................................... 96
II. CÁCH LÀM VIỆC.............................................................................................................................. 96
1. Người lãnh đạo chịu chơi (sống phê) SP ......................................................................................... 97
2. Người lãnh đạo chịu (siêng) làm SJ ............................................................................................... 100
3. Người lãnh đạo nghiêm túc (năng tiến) NT ................................................................................... 104
4. Người lãnh đạo nhân phẩ m NF ...................................................................................................... 108
III. TRỞ NGẠI CHO THAY ĐỔI ......................................................................................................... 111
1. Nơi người nhân phẩ m NF .............................................................................................................. 111
2. Nơi người chịu (siêng) làm) SJ ...................................................................................................... 112
3. Nơi người nghiêm túc (năng tiến) NT............................................................................................ 112
4. Nơi người chịu chơi (sống phê) SP ................................................................................................ 113
IV. TÍNH TÌNH TRONG VIỆC GIÁO HUẤN ..................................................................................... 113
1. Đường lối giáo huấn của người SP ................................................................................................ 114
2. Đường lối giáo huấn của người SJ ................................................................................................. 116
3. Đường lối giáo huấn của người NT ............................................................................................... 117
4. Đường lối giáo huấn của người NF................................................................................................ 118
Tổng quan về đường lối giảng huấn................................................................................................... 120
CHƯƠNG 6 NHẬN ĐỊNH TỔNG QUAN ............................................................................................... 121
1. Người ENFJ nhà giáo: 5% ................................................................................................................. 121
2. Người INFJ tác giả: 1% ..................................................................................................................... 122
3. Người ENFP nhà báo: 5%.................................................................................................................. 124
4. Người INFP nhà chinh phục: 1% ....................................................................................................... 127
5. Người ENTJ chỉ huy trưởng: 5% ....................................................................................................... 128
6. Người INTJ nhà khoa học: 1% .......................................................................................................... 129
7. Người ENTP nhà phát minh: 5% ....................................................................................................... 132
8. Người INTP kiến trúc sư: 1% ............................................................................................................ 134
9. Người ESTJ ban điều hành: 13% ....................................................................................................... 135
10. Người ISTJ ban giám đốc: 6% ......................................................................................................... 136
11. Người ESFJ nhà buôn: 13% ............................................................................................................. 138
12. Người ISFJ người bảo trì: 6% .......................................................................................................... 139
13. Người ESTP cổ động viên: 13% ...................................................................................................... 141
14. Người ESFP diễn viên: 13% ............................................................................................................ 142
15. Người nhà nghề ISTP: 7% ............................................................................................................... 143
16. Người ISFP nghệ sĩ: 15% ................................................................................................................ 146
CHƯƠNG 1
BÁ NHÂN BÁ TÍNH
1. DẪN NHẬP (thay lời tựa)
Nếu tôi không muốn những điều bạn muốn như bạn muốn, xin đừng vội tìm cách bảo cho tôi biết
rằng điều tôi muốn là sai quấy.
Hoặc nếu tôi tin người khác hơn tin bạn, ít nhất xin bạn cũng bình tâm suy nghĩ trước khi sửa đổi
quan điểm của tôi.
Hoặc trong cùng một hoàn cảnh, tôi có nhiều hoặc ít cảm xúc hơn bạn, xin đừng tìm cách bảo tôi
phải có ít hoặc nhiều đúng mức bạn có.
Hoặc tôi hành động hay không hành động như cách thức bạn nghĩ phải hành động, xin cứ để cho
tôi được tự do y như tôi muốn và nghĩ.
Ít nhất trong lúc này, tôi cũng xin bạn hiểu cho tôi. Bạn chỉ có thể hiểu tôi khi bạn không còn ý
nghĩ nào muốn biến đổi tôi thành một con gật gù hoặc chỉ là một hình ảnh phản chiếu của bạn.
‘TÔI’ đây có thể là người vợ người chồng, người con cái, người bạn bè, người đồng nghiệp của
bạn. Nếu bạn để cho tôi có được một số điều tôi ước muốn, cảm xúc, tin tưởng, hành động, bạn đã
cởi mở con người của bạn, để một ngày nào đó, bạn có thể nhận thấy rằng những đường lối của
tôi có lẽ không sai lầm lắm, và có thể còn là đúng nữa, ít nhất là đối với tôi. Bước đầu tiên để bạn
hiểu tôi là bạn phải tiếp xúc liên hệ với tôi. Như thế không có nghĩa là bạn chấp nhận đường lối
của tôi là đúng đối với bạn, nhưng là bạn không còn bực mình khó chịu coi tôi như đi sai đường
lạc lối. Một khi đã hiểu tôi rồi, biết đâu bạn chẳng lại nhận thấy giá trị thực tế là tôi khác với bạn,
và thay vì tìm cách thay đổi tôi, bạn lại giúp tôi duy trì và nuôi dưỡng những khác biệt đó.
Điểm cốt yếu của cuốn sách này là người này khác người kia, và cho dù cố gắng bao nhiêu cũng
không thể thay đổi họ được. Mà cũng chẳng có lý do gì để thay đổi họ nữa, bởi lẽ những khác biệt
đó có lẽ là một điều tốt chứ chưa hẳn đã là một điều xấu.
Người này khác người kia trên những quan điểm nền tảng: khác nhau về ước muốn, động lực, chủ
tâm, mục đích, giá trị, nhu cầu, khuynh hướng, bản năng, năng động. Thực ra không có quan điểm
nào nền tảng hơn các quan điểm vừa kể đó. Rồi người ta lại khác nhau về niềm tin, suy tư, nghĩ
tưởng, quan niệm, nhận thức, hiểu biết, lĩnh hội, lý luận. Dĩ nhiên những cách thể hiện hành động
và cảm xúc bị chi phối bởi những ước muốn và tin tưởng cũng trở nên khác và thay đổi tận gốc
tùy người.
Có rất nhiều khác biệt và chỉ cần quan sát một chút là có thể nhận ra không khó khăn gì cả. Chính
những thay đổi này trong hành động và thái độ làm cho mỗi người chúng ta có khuynh hướng phản
ứng đại khái như sau: nhìn thấy những người chung quanh chúng ta khác biệt với chúng ta, chúng
ta phải kết luận rằng những khác biệt tính tình cá nhân này chỉ là những biểu lộ tạm thời của dại
dột, xấu xa, ngu đần và bệnh hoạn. Nói cách khác, chúng ta có khuynh hướng tự nhiên coi những
thay đổi tính tình này là thiếu sót đáng tiếc. Vì thế, chúng ta cảm thấy như có nhiệm vụ phải sửa
sai cho những người gần chúng ta. Kế hoạch của chúng ta hình như là muốn làm sao cho những
người gần chúng cũng trở nên giống như chúng ta vậy.
Cũng may là kế hoạch đó chẳng bao giờ có thể thành sự thực hoàn toàn cả. Nhào nặn chạm trổ
người khác làm cho họ trở nên giống y như chúng ta là một kế hoạch phải thất bại trước cả ngay
khi bắt đầu. Không ai có thể thay đổi hình thái của một ai, cho dù người ta có đòi hỏi nhiều cách
gì đi chăng nữa. Hình thái là một cái gì dính liền ăn sâu vào mỗi người, khó mà xóa bỏ đi được.
Bắt mèo tự cắn đuôi cũng giống như bắt buộc một người phải thay đổi hình thái, suy tư, ước muốn
khác đi. Đó là một việc không thể làm được. Nếu cần phải thay đổi, phải thay đổi suy tư và ước
muốn, chứ hình thái không thể tự thay đổi. Dĩ nhiên cũng có khi có thay đổi, nhưng đó là bóp méo
vặn vẹo hình thái tiềm tàng. Bạn có thể đủ sức để bẻ gẫy răng nanh một con sư tử, và bạn có được
một con sư tử mất răng, chứ bạn không thể có được một con mèo. Chúng ta có thể tìm cách thay
đổi người vợ/chồng, con cái, hoặc bất cứ ai khác, nhưng hậu quả chỉ cho thấy những vết thương
trên một con người, chứ không phải là một con người mới đã được biến hóa đổi thay. Quan niệm
rằng tất cả mọi người đều giống nhau từ nền tảng căn bản, hình như là một quan niệm của thế kỷ
20 này. Có lẽ quan niệm phát sinh do các tư tưởng liên hệ tới các nền dân chủ phát triển ở các nước
Âu Mỹ. Vì mọi người bình đẳng, nên mọi người phải giống nhau từ nền tảng căn bản.
Sigmund Freud tin rằng tất cả chúng ta đều bị chi phối bởi tính dục (eros), và ông suy luận rằng
cho dù ai có những lý tưởng cao thượng, những ý nghĩ tốt đẹp mấy đi chăng nữa, chung quy cũng
chỉ là hình thức ngụy trang của tính dục. Các bạn đồng nghiệp và các học trò của ông đặt vấn đề
thắc mắc, để rồi không đồng ý với ông hoàn toàn, nhưng đa số vẫn duy trì quan niệm tính dục là
động lực duy nhất đó. Alfred Adler nhận thấy chúng ta chỉ đi tìm kiếm quyền lực. H. Sullivan lại
nhận chủ đề cuối đời của Adler và coi liên đới xã hội như là ước vọng căn bản của bản năng. Sau
cùng các nhà hiện sinh như Erich Fromm lại bắt chúng ta tìm kiếm bản ngã của chính mình. Mỗi
vị đều cho bản năng là cứu cánh của con người, và coi bản năng là căn bản nền tảng.
Năm 1920 Carl Jung tỏ ra bất đồng ý kiến và cho rằng người này khác người kia trên quan điểm
nền tảng, cho dù họ có thể có chung những bản năng tổng thể (archetypes) giống nhau thúc đẩy từ
bên trong. Bản năng này không quan trọng hơn bản năng kia. Điều quan trọng là chúng ta lựa chọn
và thích hành động ra sao thôi. Điểm khác biệt chính yếu là tùy như chúng ta sẽ lựa chọn và thích
hành động ra sao, và chính vì thế mà chúng ta thuộc về những loại hoạt động khác nhau. Ông đã
sáng chế các từ ‘loại hoạt động’, hoặc ‘mẫu tâm lý’.
Năm 1907 E. Adickes nói rằng nhân loại có thể được chia thành 4 loại tùy theo 4 quan niệm về thế
giới và nhân sinh quan: cuồng tín, bất tín, truyền thống và sáng tạo. Năm 1920 E. Kretschmer nói
rằng con người hoạt động bất bình thường là do tâm tính giống như 4 loại của Adickes phân tích
tìm hiểu: mẫn cảm (hyper esthetic), bất cảm (an esthetic), đa sầu (melancholic) và nhược cảm
(hypo maniac). Như vậy có người sinh ra là đã quá nhạy cảm, bất cảm, nghiêm nghị hoặc cảm xúc.
Năm 1920 Adler cũng nói đến một quan niệm tương tự và chỉ cho biết có 4 mục đích sai lầm mà
những người có tâm tính khác nhau thường theo đuổi. Đó là: danh vọng, uy quyền, phục vụ và báo
oán. Cũng vào năm 1920 E. Spranger nói đến 4 giá trị nhân sinh thường làm cho người ta chia rẽ
nhau: tôn giáo, thuyết lý, kinh tế và nghệ thuật. Như vậy đầu thế kỷ 20 này đã chứng kiến một cố
gắng ngắn ngủi để làm sống lại quanniệm mà Hippocrates đã trình bày từ 25 thế kỷ trước ở Hy
lạp. Ông cố gắng tìm hiểu hành động của con người và đã đề cập tới 4 loại tính tình, tương ứng
với những lối phân loại của Adickes, Adler, Kretschmer và Spranger: vượng huyết (sanguine),
lãnh đạm (phlegmatic), đa sầu (melancholic), đa cảm (choleric). Vào năm 1930 những quan niệm
của Jung, Adickes, Kretschmer, Spranger và Hippocrates đều bị rơi vào quên lãng, và thay vào đó
có các ngành tâm lý năng động (dynamic psychology), tâm lý tác hành (behovioral psychology).
Thời kỳ này người ta giải thích rằng mọi hành động là do một nguyên do vô thức, hoặc do kinh
nghiệm, hoặc có khi do cả hai. Quan niệm về tính tình hoàn toàn bị bỏ rơi vào quên lãng.
Vào những năm 1950 tình cờ quan niệm tâm lý về tính tình được làm sống lại. Isabel Myers mở
lại cuốn sách của Jung về các loại tâm lý và cùng với bà mẹ là Katharine Briggs thiết lập nên bảng
phân loại tính tình theo Myers Briggs). Đây là một dụng cụ để nhận định 16 loại tính tình mẫu.
Bảng phân loại này được nhiều người dùng khắp nơi, nên người ta lại bắt đầu để ý đến việc nghiên
cứu về phân loại tính tình và tìm hiểu thêm lý thuyết của Jung về các loại tâm lý.Nhờ đó người ta
cũng làm sống lại thuyết lý cổ truyền xa xưa về 4 mẫu tính tình, bởi vì 16 loại của Myers Briggs
thích hợp với 4 mẫu tính tình của Hipporates, Adickes, Krestchmer, Spranger và Adler.
Bắt đầu từ giả dụ như mọi người khác nhau về tính tình để đi đến suy đoán kết luận rằng họ sinh
ra là đã khác nhau rồi. Do đó, nếu chúng ta coi những khác biệt về tính tình như là thiếu sót, lầm
lẫn, thì quả là bắt bí nhau quá! Hiểu lầm người khác như vậy, chúng ta sẽ mất cơ hội dự đoán trước
những gì họ sẽ hành động. Cũng thế chúng ta không thể khen ngợi tưởng thưởng ai, vì lời ca ngợi
đó có thể chỉ là vô vị dửng dưng đối với người khác. ‘Bá nhân bá tính’ (trăm người, trăm tính):
mỗi người một vẻ muời phân vẹn mười (truyện Kiều). Muốn thực hiện được ý nghĩa của câu nói
trên, chúng ta phải cố gắng thật nhiều mới có thể thực sự nhìn nhận được rằng khiếm khuyết không
phải là lỗi lầm.
Phần thưởng của lối nhận định trên là bạn có thể nhìn thấy nơi vợ chồng, con cái, bạn hữu của bạn
một con người KHÁC, một con người mà bạn chưa bao giờ tìm hiểu được hoàn toàn trọn vẹn,
nhưng đồng thời lại cũng là một con người bạn có thể bắt đầu khám phá để khâm phục với những
ngạc nhiên thích thú. Cũng vậy bạn sẽ được người khác như con cái, cha mẹ, người trên, kẻ dưới,
đồng nghiệp, bạn hữu, ca ngợi thán phục. Chỉ được lợi ích chứ không mất mát gì đâu mà phải lo
sợ.
Thế nhưng, trước tiên bạn cần phải tìm hiểu chính mình bạn đã. Nếu bạn không nhìn nhận ra con
người của chính mình bạn một cách chính xác trung thực, không có cách gì bạn có thể nhìn nhận
ra con người của kẻ khác được. Cách tốt nhất hiện thời là bạn hãy làm bảng phân loại tính tình
theo Myers Briggs bằng cách tham dự một khóa hội học, hoặc xin một người hướng dẫn tâm lý
giúp bạn làm bảng phân loại này. Trong khi chờ đợi, mong bạn có thể đọc cuốn sách này một cách
thích thú. Nên nhớ cho rằng không có chuyện câu trả lời nào câu trả lời nào sai, bởi vì mỗi người
mỗi khác, và cùng lắm thì cũng chỉ có 50-70% có loại tính tình khác bạn, còn 50-30% kia là giống
bạn mà.
Sau khi đã biết loại tính tình của bạn rồi, xin bạn hãy coi phần nội dung để tìm hiểu loại tính tình
của bạn, coi xem có thích hợp với bạn không. Nếu bạn có chữ X có nghĩa là loại tính tình hỗn tạp,
xin bạn đọc cả hai loại tương ứng ví dụ XSFJ, bạn phải đọc ESFJ và ISFJ. Bạn cũng có thể đọc
loại tính tình đối lập với mình xem người ta có gì lạ không? Nếu bạn phân biệt được nền tảng 4
loại tính tình căn bản, bạn sẽ dễ nhận định ra 16 loại tính tình kia. Bạn không cần phải nhận xét
tinh vi hay kỹ lưỡng, mà chỉ cần học hỏi làm quen một thời gian, bạn sẽ nhận thấy những khác biệt
của mỗi loại, và nhờ đó hiểu được từng loại tính tình.
MBTI, MYERS BRIGGS TYPE INDICATOR
Consulting Psychologists Press, Inc.
577 College Avenue, Palo Alto, CA 94306
2. TRẮC NGHIỆM TÌM HIỂU TÌNH TÌNH
Để dễ tẩy xóa, nên dùng bút (viết) chì số 2 đánh dấu vào tờ trả lời.
1. Khi dự tiệc trà tiếp tân, bạn thích
a.) giao thiệp nói chuyện với nhiều người, kể cả những người chưa hề quen biết
b.) chỉ giao thiệp nói chuyện với một số ít người, thường là những người đã quen
2. Bạn có óc
a.) thực tế hơn là lý thuyết
b.) lý thuyết hơn là thực tế
3. Trường hợp nào tệ hơn?
a.) ‘thả hồn mơ mộng theo mây gió’
b.) ‘ráng chịu trận để gắng sống gượng’
4. Bạn thích nghe theo
a.) lý luận chinh phục
b.) ngỏ lời tâm tình
5. Bạn dễ bị lôi cuốn khi người ta
a.) lý luận chinh phục bạn
b.) ngỏ lời thỏ thẻ tâm tình với bạn
6. Bạn thích làm việc
a.) theo thời khóa biểu, lịch trình rõ ràng
b.) linh động tùy hứng, tùy thời cơ
7. Bạn có khuynh hướng lựa chọn
a.) cẩn thận tính toán kỹ lưỡng
b.) tùy theo ngẫu hứng, tùy lúc
8. Khi dự tiệc trà liên hoan, bạn thường
a.) ở lại lâu, vì càng lâu càng thích thú
b.) ra về sớm, vì càng lâu càng chán
9. Bạn dễ làm quen thân thiết với
a.) những người giầu tình cảm
b.) những người giầu tưởng tượng
10. Bạn hay để tâm chú ý đến những điều, những việc
a.) thực tế, hiện tại
b.) tương lai, khả hữu
11. Khi nhận định phán đoán về người khác, bạn căn cứ
a.) theo luật lệ tổng quát hơn là hoàn cảnh cá nhân
b.) theo hoàn cảnh cá nhân hơn là luật lệ tổng quát
12. Khi tiếp xúc với người khác, bạn có khuynh hướng
a.) khách quan không thiên vị
b.) chủ quan cảm tình vị nể
13. Bạn nhận thấy chính mình
a.) giữ đúng giờ, theo đúng chương trình
b.) dễ dàng co dãn, linh động, thích ứng
14. Bạn cảm thấy bồn chồn lo lắng khi nhận thấy
a.) gần hết giờ mà chưa xong công việc đang làm
b.) đã hoàn tất việc đã làm xong
15. Trong nhóm bạn bè chơi với nhau
a.) bạn biết được diễn tiến mọi sự
b.) bạn ít để ý đến những gì đang xảy ra
16. Bạn làm những công việc thường ngày
a.) một cách bình thường như mọi người quen làm
b.) theo cách thức đặc biệt riêng của bạn
17. Các văn sĩ phải
a.) viết y như họ suy nghĩ, và hiểu như lời họ viết
b.) diễn tả cảm tình ý nghĩ bằng những lời hoa mỹ
18. Bạn muốn làm sao cho
a.) tư tưởng thuần nhất có đầu có đuôi
b.) mọi người hòa đồng vui vẻ với nhau
19. Bạn cảm thấy thoải mái khi
a.) nhận định theo suy luận của lý trí chung
b.) nhận định theo giá trị của vấn đề riêng
20. Việc gì bạn cũng muốn
a.) giải quyết rõ ràng, quyết định dứt khoát
b.) để bỏ ngỏ đó không cần quyết định
21. Bạn cho rằng con người của bạn
a.) chín chắn cương quyết nhiều hơn
b.) dễ tính chịu chơi nhiều hơn
22. Khi gọi điện thoại (hoặc viết thư thăm hỏi ai)
a.) ít khi bạn đặt vấn đề phải nói hết mọi sự
b.) phải nhẩm đi nhẩm lại những gì sẽ nói/viết
23. Có những sự kiện và sự việc thực tế là
a.) đủ để chứng minh hùng hồn
b.) để làm sáng tỏ nguyên tắc
24. Những người ước mơ hoài bão nhiều
a.) thực ra chỉ làm phiền người khác
b.) là những người rất đáng khâm phục
25. Thông thường, bạn là một con người
a.) bình thản, lạnh nhạt nhiều hơn
b.) niềm nở, chào đón nhiều hơn
26. Cái nào sau đây tệ hơn?
a.) ‘bất công vô lý’
b.) ‘thẳng tay tàn bạo’
27. Nên để cho công việc diễn tiến
a.) sau khi lựa chọn tính toán cẩn thận
b.) theo ngẫu nhiên tình cờ
28. Bạn cảm thấy dễ chịu nhiều hơn
a.) sau khi đã mua sắm xong
b.) khi còn tự do lựa chọn, muốn hay không
29. Khi gặp ai, bạn cũng
a.) bắt đầu khơi mào câu chuyện
b.) đợi người ta chào hỏi rồi mới nói
30. Bạn nghĩ
a.) ít khi nên đặt vấn đề
b.) nên đặt vấn đề thường xuyên
về lương tri, lương tâm của quần chúng?
31. Thường thường trẻ em không
a.) hoạt động tích cực giúp ích cho đời
b.) thực tập trí tưởng tượng cho đủ
32. Khi đi đến một quyết định nào, bạn thích
a.) dùng yếu tố tiêu chuẩn, chỉ tiêu
b.) dùng tình cảm, con tim con người
33. Con người của bạn thì
a.) cương quyết hơn dịu dàng
b.) dịu dàng hơn cương quyết
34. Theo bạn, trường hợp nào đáng thán phục hơn?
a.) ‘có tài tổ chức, làm việc có phương pháp’
b.) ‘có tài thích ứng, biết huy động người khác’
35. Bạn đặt giá trị nhiều vào
a.) những gì chắc chắn dứt khoát
b.) những gì linh động tự do
36. Giao thiệp với những người mới, ngoài khuôn khổ cũ
a.) bạn thêm phấn khởi và tăng thêm nghị lực
b.) bạn tỏ ra do dự và dè dặt hơn
37. Thường thường bạn là con người
a.) có óc thực tế nhiều hơn
b.) giầu tưởng tượng nhiều hơn
38. Thường thường bạn muốn biết
a.) người khác có giúp ích gì cho bạn không?
b.) người khác tỏ ra thái độ quan niệm gì?
39. Bạn cảm thấy đằng nào thoải mái dễ chịu hơn?
a.) phải thảo luận một vấn đề cho thấu đáo
b.) phải đi tới một quyết định
40. Bạn để cho
a.) trí óc
b.) con tim
chế ngự con người của bạn?
41. Bạn cảm thấy thoải mái dễ làm việc
a.) theo giao kèo khế ước
b.) theo đồng ý tuỳ nghi
42. Bạn có khuynh hướng muốn mọi sự
a.) trật tự lớp lang
b.) có sao cứ để vậy
43. Bạn ưa thích
a.) chơi tình bạn sơ giao (tiếp xúc nhiều người nhưng ngắn ngủi, vội vàng)
b.) chơi tình bạn thâm giao (ít người nhưng lâu dài)
44. Bạn hành động theo
a.) sự kiện
b.) nguyên tắc
45. Bạn để tâm chú ý đến
a.) khía cạnh sản xuất tiêu thụ
b.) phương pháp điều tra nghiên cứu
46. Ai là người đáng ca tụng hơn?
a.) một người có lý luận vững chắc
b.) một người có tình cảm sâu đậm
47. Bạn nhận thấy bạn có giá trị nhiều hơn vì bạn
a.) kiên vững lập trường
b.) tha thiết dấn thân
48. Thường thường bạn thích có một lập trường
a.) dứt khoát không thay đổi
b.) tạm thời, sơ khởi
49. Bạn cảm thấy thoải mái dễ chịu
a.) sau khi đã quyết định một điều gì
b.) trước khi quyết định một việc
50. Đối với người xa lạ chưa quen
a.) bạn bắt chuyện dễ dàng và nói lâu
b.) bạn chẳng có gì để nói cả
51. Thường thường bạn tin tưởng vào
a.) kinh nghiệm của chính mình
b.) trực giác linh cảm của mình
52. Bạn cảm thấy bạn có bộ óc
a.) thực tế nhiều hơn sáng tạo
b.) sáng tạo nhiều hơn thực tế
53. Ai là người đáng ca ngợi hơn?
a.) người có lý luận minh bạch
b.) người có tâm tình đậm đà
54. Bạn có khuynh hướng
a.) vô tư nhiều hơn
b.) thông cảm nhiềâu hơn
55. Bạn thích:
a.) ‘Phải sắp đặt mọi sự cho đâu vào đấy‘
b.) ‘Cứ để mặc kệ sự việc xảy ra tới đâu hay tới đó’
56. Trong liên hệ tình nghĩa, đại để chuyện gì cũng nên
a.) thương lượng dàn xếp với nhau
b.) cứ để hoàn cảnh chi phối, tình cờ xảy đến
57. Khi điện thoại reo (có người gõ cửa, bấm chuông)
a.) bạn vội vàng trả lời ngay
b.) bạn chờ mong cho có ai trả lời trước
58. Bạn quý trọng nơi chính mình
a.) óc thực tế mạnh mẽ
b.) trí tưởng tượng xuất sắc
59. Bạn chú ý nhiều đến những gì là
a.) nền tảng căn bản
b.) chi tiết ngoại cảnh phụ thuộc
60. Đằng nào lỗi lầm nguy hiểm hơn?
a.) thiên về tình cảm quá nhiều
b.) chủ trương khách quan quá nhiều
61. Bạn nhận định về chính mình là con người
a.) cứng đầu cứng cổ
b.) mềm lòng nể vì dễ dàng
62. Bạn thích làm việc trong một môi trường
a.) có thứ tự lớp lang đàng hoàng
b.) không cần sắp xếp thứ tự
63. Bạn là một con người
a.) theo tập quán hơn là ngẫu hứng
b.) theo ngẫu hứng hơn là tập quán
64. Thường thường người khác dễ
a.) tiếp xúc với bạn
b.) thấy bạn dè dặt đắn đo
65. Khi viết (nói), bạn thích viết (nói)
a.) chữ nào nghĩa đó phải hiểu theo nghĩa đen
b.) những lời bóng bẩy hoa mỹ theo nghĩa bóng
66. Bạn nhận thấy điều nào khó hơn?
a.) ‘hòa đồng với người khác’
b.) ‘biết dùng người’
67. Bạn mong ước cho mình được
a.) biết cách lý luận minh bạch hơn
b.) biết thông cảm thành thực hơn
68. Bạn nhận thấy đằng nào nguy hiểm hơn?
a.) không phân biệt ất giáp trắng đen gì cả
b.) chỉ biết phê bình chỉ trích
69. Việc gì bạn cũng thích
a.) sắp đặt chuẩn bị đàng hoàng đâu vào đó
b.) cứ để tùy thời cơ ứng biến, không hẹn mà hò
70. Bạn có khuynh hướng
a.) suy nghĩ tính toán hơn là để tự nhiên
b.) để tự nhiên hơn là suy nghĩ tính toán
16 MẪU TÍNH TÌNH CĂN BẢN do các thành tố E/I, N/S, T/F, J/P tạo nên

INFP ENFP INFJ ENFJ

ISFP ESFP ISFJ EFSJ

INTP ENTP INTJ ENTJ

ISTP ESTP ISTJ ESTJ


Khi 2 thành tố trong một cặp (đôi) bằng nhau, xin ghi chữ X, do đó sẽ có 32 mẫu tính tình
hỗn tạp như sau:

XNTP XNTJ XNFP XNFJ


XSTP XSTJ XSFP XSFJ

EXTP EXTJ EXFP EXFJ


IXTP IXTJ IXFP IXFJ

ENXP INXP ENXJ INXJ


ESXP ISXP ESXJ ISXJ
ENTX INTX ENFX INFX
ESTX ISTX ESFX ISFX
Tùy theo câu bạn trả lời, xin ghi dấu (v) vào cột (a) hoặc (b).
Nên dùng bút (viết) chì số 2 để có thể dễ tẩy xóa và thay đổi.
Xin đọc kỹ câu hỏi và trả lời cho thật đúng ý của bạn.
* C là tổng số của A và B cộng chung lại theo như mũi tên chỉ.
* Xin khoanh tròn mẫu tự nào có trị số lớn hơn của mỗi cặp (đôi) chữ E I, S N, T F, J P.
* Khi gặp cùng một trị số, xin đọc một lần nữa cho chắc rồi ghi chữ X nếu vẫn giữ y như lần trước.
* Loại tính tình của bạn là những mẫu tự đã khoanh tròn được ghép lại, từ phía tay trái qua phía
tay phải.
Chúng tôi vẫn giữ y nguyên các ký danh và từ của Anh ngữ, vì tiện việc ghi chép và dễ nhớ hơn,
trong khi chúng ta chưa có các từ chuyên môn Việt ngữ duy nhất và chính xác về khoa này.
Một cách đơn giản hơn, hãy vào trang http://henrylongnguyen.com/ và làm theo hướng dẫn ở
mục “Trắc nghiệm MBTI miễn phí”.
3. BỐN CẶP KHUYNH HƯỚNG
Sau khi đã đọc phần diễn tả loại tính tình của bạn và một vài loại tính tình khác, bạn có thể đặt
những câu hỏi như đâu là nền tảng cho bảng chia loại tính tình này cũng như bảng phân loại của
Myers Briggs?
Jung hiểu thế nào khi dùng những chữ hướng ngoại (E: Extrovert), hướng nội (I: Introvert), cảm
giác (S: Sensation), trực giác (N: iNtuition), suy tư (T: Thinking), tâm tình (F: Feeling), nhận thức
(P: Perceiving), phán đoán (J: Judging).
Trước hết chúng ta nên nhớ: Carl Jung không nói rằng một người chỉ là một trong các cặp tính tình
đó. Đúng ra, mỗi người có thể hướng ngoại một phần và hướng nội một phần, suy tư một phần và
tâm tình một phần.
Thứ đến, Jung không nói rằng người ta không thể thay đổi khuynh hướng này qua khuynh hướng
khác. Với thời gian, khuynh hướng này có thể mạnh lên, khuynh hướng kia có thể yếu đi.
Điểm thứ ba: chưa có giải quyết dứt khoát về vấn đề tranh luận xem khuynh hướng nào có từ khi
bẩm sinh, hay là phát hiện tình cờ thời thơ ấu. Jung tin rằng đó là khuynh hướng bẩm sinh, cho dù
ông không dám quả quyết rõ ràng về vấn đề này. Theo Jung, dù là bẩm sinh hay do lựa chọn sau
này, những hành động đó phát triển và trở nên mạnh mẽ hơn nhờ việc năng sử dụng. Ví dụ, một
người năng sử dụng trực giác nhiều, trực giác sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, một người dùng tâm tình
nhiều hơn, tâm tình sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Đảo lại, một người không dùng suy tư và phán đoán
hoặc bất cứ khuynh hướng nào khác, khuynh hướng đó cũng không phát triển được và giống như
bị cùn, rỉ sét đi vậy. Đây là một giả thuyết đáng được nghiên cứu thêm.
Dù sao điều quan trọng về cách Jung phân loại tính tình là những lối diễn tả cách thức người ta
hành động khác biệt với nhau làm sao, chứ không phải việc chọn từ ngữ đúng hay không đúng cho
những khác biệt này.

A.) HƯỚNG NGOẠI và HƯỚNG NỘI


Người nào coi người khác như nguồn năng lực của mình, có lẽ đã đi theo khuynh hướng hướng
ngoại, còn người nào thích yên tĩnh trầm lặng, để lấy lại sinh khí, có lẽ đã đi theo khuynh hướng
hướng nội. Hướng ngoại được viết tắt là E do chữ Extraversio (quay ra ngoài), còn hướng nội được
viết tắt là do chữ Introversio (quay vào trong) của các ngôn ngữ gốc La mã.
1. Nguồ n gốc gây hiể u lầm
Những người hướng ngoại có nhu cầu tiếp xúc ngoại giao, có vẻ như được thêm nghị lực, được
tiếp thêm sức mạnh khi có người khác liên hệ. Họ thêm nghị lực khi nói chuyện, chơi đùa, làm
việc với người khác. Người hướng ngoại chỉ cảm thấy cô đơn khi không được tiếp xúc với người
khác. Người hướng ngoại cực đoan vừa dự tiệc này xong là y như đã sẵn sàng chuẩn bị đi dự tiệc
khác. Máy phát điện của họ hầu như lúc nào cũng đầy nhiên liệu tới mức tối đa.
Trong khi người hướng ngoại dễ cởi mở xã giao bao nhiêu thì người hướng nội lại đóng khung gò
bó bấy nhiêu. Họ chỉ muốn có chỗ đứng riêng, trong tâm trí cũng như trong không gian. Người
hướng nội hình như chỉ tìm được nghị lực từ một nguồn suối khác với người hướng ngoại. Họ theo
đuổi những hoạt động đơn độc, làm việc một mình âm thầm, đọc sách, suy niệm, tham dự vào các
sinh hoạt chỉ đòi hỏi một nhóm ít người. Đó là những cách người hướng nội thêm nghị lực. Vì thế,
nếu như một người hướng nội đi dự tiệc liên hoan, chỉ sau một thời gian ngắn, họ đã nghĩ là đủ rồi
và tìm đủ mọi cách để kiếu từ ra về. Đối với họ, như vậy là tham dự đủ rồi. Họ không phải là loại
người làm cho bữa tiệc trở nên chán ngán, nhưng chính họ chán ngán bữa tiệc.
Người hướng nội dễ cảm thấy lẻ loi đơn độc khi ở giữa đám đông. Đám đông càng lớn, họ càng
cảm thấy lẻ loi đơn độc, nhất là khi có những người xa lạ, như khi ở phi trường, bến xe đông người,
hoặc ở đám tiệc có lắm người đi qua đi lại nhộn nhịp. Như thế không có nghĩa là người hướng nội
không thích có bạn bè chung quanh. Người hướng nội cũng muốn có những liên hệ với người này
người khác, nhưng những liên hệ đó làm cho họ mất nghị lực, không giống như người hướng
ngoại. Người hướng nội cần phải tìm cho được một chỗ yên lặng thanh vắng để tìm lại nghị lực,
trong khi những nơi chốn như vậy sẽ làm cho người hướng ngoại mất sức. Nếu người hướng ngoại
phải vào thư viện để nghiên cứu một vấn đề gì, họ có thể phải huy động ý chí để cố gắng không
tìm dịp nói chuyện với người quản lý thư viện.
Đối với người hướng nội thì hoàn toàn ngược lại: họ chỉ có thể tiếp xúc với người khác trong khi
họ chưa hết nghị lực mà thôi. Một vấn đề phải được đặt ra là: phải chăng người hướng ngoại không
có khuynh hướng hướng nội, và người hướng nội không có khuynh hướng hướng ngoại? Dĩ nhiên
là có, tuy nhiên thái độ và khuynh hướng mãnh liệt hơn, dù là hướng nội hay hướng ngoại, cũng
sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn và khuynh hướng kia sẽ bị giảm bớt đi. Thái độ mãnh liệt hơn sẽ được
biểu lộ nơi hành vi ý thức của con người và sẽ ảnh hưởng tới mục đích, ý chí, hoạt động của con
người ý thức. Khuynh hướng yếu kém hơn chỉ có một phần nào trong ý thức và chỉ ảnh hưởng tới
những gì tình cờ ngẫu nhiên xảy đến. Khuynh hướng yếu kém này sẽ không phát triển được và ít
có ảnh hưởng trên tính tình của con người, và thường chỉ ở trong tình trạng sơ khai chớm nở thôi.
Jung còn chủ trương rằng nếu người mẹ bắt ép đứa con sống theo khuynh hướng yếu kém đó, sau
này khi đứa con lớn lên sẽ bị nhiều khó khăn trở ngại.
Theo như nhận định của K. Bradway, 1964 thì có chừng 75% người thuộc loại hướng ngoại và
25% người thuộc loại hướng nội. (Theo như chúng tôi nhận định, có lẽ Việt nam là 30%-40%
hướng ngoại và 70%-60% hướng nội).Thực vậy nền văn hóa Âu Mỹ đề cao con người cởi mở, xã
giao, biết cách ăn nói, có tinh thần tập thể, còn những ai thích yên lặng trầm tĩnh thì bị coi như là
khó tính, không thân thiện.
Người ta coi những hoạt động đơn độc chỉ là cách câu giờ, chờ đợi những gì tốt đẹp hơn sẽ đến,
và tốt đẹp đây có nghĩa là giao tiếp liên hệ giữa người với người. Chính vì thế người hướng nội bị
coi như chim lạc đàn trong một đám đông chỉ thích xã giao và tiếp xúc liên hệ. Một bà mẹ đã phản
đối lời nhận xét coi cô con gái cưng của bà là người hướng nội như sau: “Nó không phải là người
hướng nội, vì nó dễ thương lắm”. Con người hướng nội cho biết rằng đa số trong mẫu người này
nhận thấy họ cần phải tiếp xúc xã giao nhiều hơn, nhưng vì họ không thể tự mình làm được như
vậy, nên muôn đời họ vẫn chỉ là những con chim chưa ra ràng trong xã hội muôn màu, họ không
bao giờ đủ lông đủ cánh để bay bổng tới trời cao của người khác. Hậu quả tất nhiên là ít khi họ
dành để cho họ đủ chỗ để thở mà không cảm thấy mặc cảm tội lỗi một chút.
2. Những từ khóa quan trọng
Điều phân biệt người hướng ngoại là giao thiệp tiếp xúc, người hướng nội là đóng kín một mình.
Điều hấp dẫn nhất cho người hướng ngoại là chiều ngang, đi tới người khác, cho người hướng nội
là chiều dọc, đi lên cao hoặc đào sâu một vấn đề. Người hướng ngoại quan niệm những gì bên
ngoài, ngoại tại, người hướng nội quan niệm những gì bên trong, nội tại. Người hướng ngoại để ý
tới lượng, người hướng nội để ý tới phẩm. Người hướng ngoại để ý tới liên hệ, phản ứng, người
hướng nội để ý đến chủ điểm, mục đích. Người hướng ngoại muốn có càng nhiều giao tiếp liên hệ
càng tốt, người hướng nội hạn chế tối thiểu những xã giao tiếp xúc. Người hướng ngoại sử dụng
nghị lực, người hướng nội tìm cách tiết kiệm. Người hướng ngoại thích để ý đến những gì xảy ra
bên ngoài, người hướng nội chú ý tới những gì diễn tiến bên trong.

B.) TRỰC GIÁC và CẢM GIÁC


Người có khuynh hướng thiên về cảm giác tự nhận mình có óc thực tế, trong khi đó người có
khuynh hướng thiên về trực giác coi mình có nhiều sáng tạo. Theo như Bradway nhận định năm
1964, có 75% thiên về cảm giác (viết tắt S: Sensatio), và 25% thiên về trực giác (viết tắt N:
iNtuitio).
1. Nguồ n gốc gây hiể u lầm
Hướng ngoại và hướng nội là hai khuynh hướng quan trọng giúp chúng ta hiểu những khác biệt
giữa ta với người, nhất là những người sống chung quanh, nhưng trực giác và cảm giác còn quan
trọng hơn nhiều, vì đây là những đường lối khác biệt về cách nhận định và suy tư. Đường lối trực
giác và cảm giác là nguồn của đa số những hiểu lầm, ngộ nhận, hiểu xấu, ý xấu, nghĩ xấu. Sự khác
biệt giữa cảm giác và trực giác tạo nên khoảng cách lớn lao giữa người với người. Thực vậy,
Kretschmer nhận thấy sự khác biệt này quá lớn lao, nên đã phân chia tính tình thành hai loại bộc
trực (schizothyme) và mẫn cảm (cyclothyme). Người bộc trực có thể là nhạy cảm hoặc lạnh cảm,
ý thức hoặc vô ý thức, còn người mẫn cãm có thể là dễ vui dễ buồn, lạc quan hoặc bi quan. Ông
cho đó là nền tảng của những khác biệt về tính tình, còn Jung lại chỉ coi đó là 1 trong 4 khuynh
hướng khác biệt nền tảng.
Người có khuynh hướng cảm giác muốn có sự kiện đàng hoàng, tin tưởng và ghi nhớ các sự việc
đã xảy ra. Họ tin vào kinh nghiệm, và hiểu biết nhờ kinh nghiệm lịch sử, kinh nghiệm cá nhân
cũng như kinh nghiệm quần chúng. Con người của họ vừa được mô tả như dính liền với trái đất,
đi sát với thực tế, gần đất và xa trời. Khi con người cảm giác nói chuyện, họ thích nói về kinh
nghiệm, về quá khứ, ví dụ khi phỏng vấn người xin việc, họ sẽ hỏi đầy đủ chi tiết về kinh nghiệm
việc làm trong quá khứ. Đối với họ, đây thật là một điều quan trọng, vì quá khứ làm việc tốt sẽ bảo
đảm cho tương lai biết làm việc kết quả.
Ngược lại, người trực giác không quan tâm đến dĩ vãng của người xin việc, nhưng lại muốn cái
nhìn về tương lai, hướng đi mới của người muốn làm việc, xem người này có thể làm gì để giúp
cho công ty mở rộng, cho công việc phát triển, cho giải quyết một vấn đề.
Người cảm giác để ý đến công việc hiện tại và tìm cách đối phó. Họ đặt trọng tâm vào việc đang
hoặc sẽ xảy ra, hơn là lo lắng về những gì biết đâu có thể xảy ra trong tương lai. Họ sống trong
thực tế, và họ không muốn làm một công việc gì coi như vô nghĩa. Họ nhận xét chi tiết rất tinh vi
chính xác sâu sắc, có lẽ bởi vì khi họ để ý tới một cái gì, con mắt của họ thường để ý đến một vài
chi tiết đặc biệt. Người trực giác thì lại khác: khi họ tìm hiểu một hoàn cảnh nào, họ nhìn ngắm,
đắn đo, suy nghĩ, tìm tòi để xem có những gì liên hệ tới điều mà họ đang để ý, chứ không màng
tới những chi tiết như người cảm giác thường nhận ra. Người trực giác dùng loại ngôn từ không
có ảnh hưởng gì tới người cảm giác. Người trực giác thích nói những lời bóng bẩy, dùng những
hình ảnh sống động. Họ hay thích mơ mộng, ngâm thơ, yêu giả tưởng và ảo giác, coi việc nghiên
cứu chiêm bao là thú vị. Người trực giác hành động y như là một người từ tinh tú xa xôi, như một
phi hành gia trong không gian đi thám hiểm những gì vượt quá hiện tại và quá khứ. Trí tưởng
tượng của họ bị thu hút bởi những gì có thể xảy ra trong tương lai. Mà bởi lẽ đầu óc của họ chỉ
thích đi trên mây, dạo trên cung trăng, nên người trực giác dễ bị sai lầm lớn về các sự kiện hơn là
người cảm giác, vì người cảm giác để ý nhiều hơn về những gì xảy ra cho mình. Người trực giác
nhìn thấy cuộc sống chạy vòng quanh, vượt qua núi đồi, xa hơn nhãn giới chân trời chúng ta đang
sống. Họ có thể ngồi hằng giờ hằng ngày để suy nghĩ về những gì có thể xảy ra. Họ hành động
theo chiều hướng tương lai, biết nhìn đường cong hơn là đường thẳng, và biết được cả cõi vô thức
nữa. Người trực giác có khi nhận thấy tư tưởng đến với họ như một hệ thống toàn bộ, mà họ không
thể giải thích nổi tại sao họ biết được như vậy. Đây là những viễn tượng, những trực giác, những
sáng kiến ta gặp thấy trong bất cứ một lãnh vực nào như kỹ thuật, khoa học, toán, triết lý, nghệ
thuật, và sinh hoạt xã hội.
Dĩ nhiên người cảm giác cũng có trực giác và sáng kiến, nhưng họ không để ý tới bao nhiêu, và
qua nhiều năm không sử dụng hoặc coi thường, trực giác của họ chỉ còn là một tiếng kêu trống
rỗng. Hậu quả là tiếng nói âm thầm của trực giác bị giảm thiểu, không còn nghe thấy được nữa.
Rút cục người trực giác giầu tưởng tượng dễ quên đi thực tại của cuộc sống và khó thích ứng với
những thực tế xung quanh họ.
Người trực giác sống trong chờ đợi, phỏng đoán. Đối với họ, cái gì hiện tại cũng có thể khác hoặc
khá hơn, và hiện tại chỉ là một chỗ dừng. Do đó người trực giác thường cảm thấy bực tức một cách
vô lý, áy náy bồn chồn một cách vu vơ. Hình như họ khó chịu vì thực tại, nên họ chỉ tìm cách thay
đổi hoặc cải tiến thực tại.
Người trực giác có thể chạy từ hoạt động này tới hoạt động khác mà có khi rút cục chẳng hoàn tất
được hoạt động nào cả. Năm 1923, Jung mô tả người trực giác như một nhà nông trồng lúa nơi
cánh đồng này rồi chạy tới cánh đồng khác, chẳng chịu đợi cho lúa trổ bông nẩy hạt. Thay vì chờ
đợi công khó của họ thành tựu, họ vội vã lên đường đi tìm một cánh đồng mới để khởi sự nữa,
trong khi đó người khác đến đúng lúc có thể được hưởng hoa màu của sáng kiến người trực giác
đã dầy công gieo rắc vun trồng. Vì thế đối với người cảm giác, người trực giác bị coi như là hay
thay đổi, không thực tế, không thiết thực. Đảo lại có lúc người trực giác coi người cảm giác như
trì trệ chậm chạp, không biết hướng về tương lai, không biết tạo nên cơ hội thuận tiện.
Sự khác biệt giữa người trực giác và người cảm giác trở nên rõ ràng nhất trong cách thức nuôi con.
Nếu cả hai cha mẹ đều là người trực giác, họ sẽ khó chịu khi thấy đứa con không chịu mơ mộng,
tưởng tượng, thả hồn theo mây gió, hoặc không thích nghe chuyện thần thoại. Cha mẹ trực giác
chỉ muốn cho con cái tìm cách phát triển óc tưởng tượng hằng ngày. Đối với người trực giác cực
đoan, không có gì quý giá hơn là óc tưởng tượng phong phú.
Ngược lại, hai cha mẹ cảm giác sẽ lo lắng khi thấy đứa con chỉ mơ mộng viển vông mất thời giờ.
Họ tin rằng mỗi người phải trở nên hữu dụng, khi còn trẻ phải dùng thời giờ chơi thể thao, hoạt
động ngoài trời, khi lớn lên phải làm việc.
2. Những từ khóa quan trọng
Nếu lắng nghe lời mỗi người nói, chữ mỗi người lựa chọn, ta có thể nhận thấy tính tình khác biệt.
Mỗi người đều để biểu lộ phát hiện ra một hệ thống giá trị qua chữ viết và lời nói, giọng nói điệu
bộ nhấn mạnh.
Người cảm giác thích dùng những chữ kinh nghiệm, hay nói đến túi khôn của người xưa, và muốn
tỏ ra óc thực tế, trong khi người trực giác nhấn mạnh đến sáng kiến, cái nhìn về tương lai, và có
tính cách suy tư. Người cảm giác lệ thuộc vào việc làm, kinh nghiệm, còn người trực giác tùy
thuộc vào sáng tạo, ý kiến mới. Người cảm giác thích dùng những chữ như hiện tại, thực tế, có lý,
sự thực, hữu dụng, còn người trực giác thích dùng những chữ như có thể, hấp dẫn, sáng tạo, giầu
tưởng tượng, nhiều khả năng.

C.) SUY TƯ và TÂM TÌNH


Jung gọi là loại suy tư (T viết tắt của chữ Thinking), những người dùng tiêu chuẩn khách quan vô
tư khi phải lựa chọn quyết định, còn những người theo chủ quan và ý riêng mình là loại tâm tình
(F viết tắt của chữ Feeling). Cả hai khuynh hướng lựa chọn quyết định đều cần thiết và hữu ích.
Vấn đề chỉ là người này thích thế này, người kia ưng kiểu kia. Có người thích nhận định một cách
khách quan, vô tư, và khó chịu với những ý kiến riêng tư. Người khác lại thích những phán đoán
theo cảm tình, thiên kiến, và không quan tâm bao nhiêu tới giá trị của lý luận. Người tâm tình quá
khích sẽ không hài lòng với những lựa chọn tựa theo lề luật, vì coi như thế là khắt khe, dã man, vô
nhân đạo. Người suy tư cực đoan sẽ coi những quyết định tựa theo tình cảm là hời hợt, giả trá, mau
qua. Thực ra ai cũng có thể quyết định theo suy tư hoặc tâm tình, nhưng vấn đề chỉ là thích hoặc
không thích cách này hoặc cách khác, lúc này lúc kia thôi.
1. Nguồ n gốc gây hiể u lầm
Đa số phái nữ (chừng 60 trong 100 người) cho biết họ thích quyết định theo ý muốn cá nhân, theo
tâm tình: họ nghiêng về phía ‘tình’ hơn ‘lý’. Ảnh hưởng văn hóa mỗi dân tộc lại có thể khác hơn
nữa. (Người Việt nam có lẽ sẽ nhiều ‘tình’ hơn ‘lý’: có thể tới 70%-80%). Đa số phái nam (chừng
60 trong 100 người) cho biết họ thích quyết định theo nguyên tắc, luật lệ, một cách khách quan và
hữu lý. Như thế phái nam nghiêng về phía ‘lý’ hơn, và phái nữ nghiêng về phía ‘tình’ hơn, cho dù
sự khác biệt phái tính này không rõ ràng bao nhiêu, và khó có thể nhờ đó mà đoán trước hành động
của mỗi người. Hai khuynh hướng suy tư và tâm tình có mang màu sắc phái tính nam nữ (Myers,
1963), và chia nhau đồng đều mỗi bên một nửa (Bradway, 1964).
Người tâm tình có lúc cho rằng loại người suy tư là cứng dắn, chai đá, lạnh nhạt, lì lợm, xa cách,
chỉ biết suy tư trong đầu óc, trên sách vở mà không biết hiền hòa từ tốn. Trong khi đó người suy
tư lại cho rằng người tâm tình dễ yếu đuối, mềm lòng, thiếu ý chí nghị lực, không biết suy nghĩ
chín chắn, không hiểu căn bản luận lý, mau nước mắt. Hiểu lầm sẽ xảy đến khi một người tâm tình
và một người suy tư cùng phải quyết định ngược lại với thói quen của họ, làm cho họ khó chịu, ví
dụ người vợ tâm tình muốn người chồng suy tư phải bộc lộ tâm sự tình cảm của chàng, trong khi
chàng lại ước sao cho nàng biết suy luận có lý một chút. Dĩ nhiên chẳng có cách lựa chọn nào đáng
chê cả.
Người tâm tình có lợi điểm hơn người suy tư trong việc chấp nhận và phát triển những gì họ không
thích. Học đường là môi trường thích hợp phát triển khả năng suy tư hơn là biểu lộ tâm tình, nên
chi người tâm tình đi học có cơ hội làm triển nở khả năng suy tư của họ, còn người suy tư đi học
ít có cơ hội làm triển nở lãnh vực tâm tình, do đó nên lãnh vực tâm tình của họ vẫn chỉ ở giai đoạn
phôi thai.
Đôi khi người tâm tình coi bộ ra vẻ nhiều tình cảm dễ xúc động hơn người suy tư, nhưng thực tế
không hoàn toàn đúng như vậy. Cả hai loại người đều có thể dạt dào tình cảm và tâm tình chứa
chan.
Người tâm tình có khuynh hướng biểu lộ tình cảm của mình ra bên ngoài và người ta có thể coi họ
như con người thân mật, đầy tình cảm đậm đà hơn người suy tư. Khi một người tâm tình xúc động,
như khi tay họ toát ra mồ hôi, khi họ đổi sắc mặt, khi thân mình rung động, khi tim đập mạnh hơn
và nhanh hơn, hoặc khi họ không còn làm chủ được con người của chính mình nữa, người khác dễ
bị ảnh hưởng lây. Những rung động tình cảm của người tâm tình có phản ứng dây chuyền và tạo
nên ảnh hưởng nơi người khác. Còn khi người suy tư xúc động, ít thấy gì thay đổi nơi con người
của họ, và người khác cũng khó nhận xét được. Chính vì thế mà người suy tư được mô tả là ‘lạnh
như tiền’, ‘khô như ngói’, ‘cứng như đá’, cho dù trên thực tế họ cũng có thể có những tâm tình sâu
đậm y như người tâm tình. Có khi người suy tư cảm thấy xấu hổ vì có cảm xúc mãnh liệt, trong
khi đó người tâm tình có khi lại lấy làm vui vì cảm xúc tràn trề.
Trong liên hệ giao tiếp giữa người với người, khi phải lựa chọn quyết định, sự khác biệt giữa đường
lối suy tư và đường lối tâm tình không tạo nên nhiều khó khăn lắm, một khi đã hiểu biết và nhận
chân giá trị của mỗi đường lối. Thực ra hai người với hai đường lối khác biệt về suy tư và tâm tình
này có thể bổ túc cho nhau hơn là những cặp khuynh hướng khác, ví dụ hướng nội và hướng ngoại,
trực giác và cảm giác dễ tạo nên nhiều hiểu lầm hơn là bổ túc cho nhau. Người tâm tình cần người
suy tư để nhìn thấy một đường lối mới, và đảo lại người suy tư cần người tâm tình để hiểu thêm
một cách thức khác. Một khi người tâm tình hiểu được rằng người suy tư cũng có những tâm tình
sâu xa, cho dù họ không biểu lộ ra, và một khi người suy tư biết cho rằng người tâm tình cũng có
khả năng lý luận rành mạch, cho dù họ không diễn tả ra được bằng ngôn từ chính xác, lý do để
hiểu lầm sẽ không còn nữa.
2. Những từ khóa quan trọng
Người suy tư T thích quyết định theo đường lối vô tư, thích dùng những chữ như khách quan,
nguyên tắc, chính sách, chủ trương, luật lệ, tiêu chuẩn, cương quyết; trong khi người tâm tình F
muốn lựa chọn theo sở thích riêng tư cá nhân, lại thích dùng những chữ như chủ quan, giá trị,
trường hợp gia giảm, môi trường, hoàn cảnh, xã hội, cộng đồng, tình thân, thuyết phục. Khi đối
phó với người khác, với dự án kế hoạch, người suy tư T có khuynh hướng dùng phương pháp tổng
luận, còn người tâm tình F lại dùng phương pháp cá biệt. Người suy tư thích những chữ công lý,
phê bình, tiêu chuẩn, chỉ tiêu, phân tích; còn người tâm tình ưa dùng những chữ nhân đạo, hoà
hợp, tốt xấu, thiện cảm, quý trọng, dấn thân. Người suy tư đặt ưu tiên vào các tiêu chuẩn khách
quan, và có tài lý luận, thuyết phục người khác theo quan điểm của họ, bằng lý luận hơn là tình
cảm. Người tâm tình có tài thuyết phục người khác và lựa chọn quyết định vì ảnh hưởng của người
chung quanh.

D.) PHÁN ĐOÁN và TRI THỨC


Vấn đề: muốn mọi sự kết thúc, dàn xếp đàng hoàng hay muốn để linh động tuỳ nghi?
Người nào muốn mọi sự kết thúc dàn xếp đâu vào đó hơn là để tuỳ nghi linh động, chính là mẫu
người thuộc loại phán đoán J, còn người nào có khuynh hướng để mọi sự tuỳ nghi linh động, chính
là mẫu người thuộc loại tri thức P. Người phán đoán J chỉ muốn làm sao để đưa vấn đề tới kết thúc,
và chỉ khi nào quyết định xong đâu vào đó rồi họ mới cảm thấy yên lòng. Ngược lại, người tri giác
cảm thấy ái ngại mỗi khi phải quyết định một điều gì, vì họ chỉ muốn sao cho thu thập được thật
nhiều sự kiện, càng nhiều càng tốt. Do đó khi người tri giác quyết định một điều gì, họ tỏ ra bối
rối, do dự, khó chịu, còn người phán đoán cảm thấy thoải mái an tâm.
Người phán đoán có khuynh hướng thiết lập thời biểu, ấn định giờ giấc, và họ muốn mọi người
phải làm y như vậy. Người tri giác có khuynh hướng coi thời biểu y như một chiếc đồng hồ báo
thức, reo hay không reo là tuỳ người ta có ấn nút hay không, và họ coi thời biểu chỉ là để nhắc nhở
ta phải làm việc hơn là bắt buộc phải hoàn tất việc đó.
Ta có thể quan sát một hiện tượng kỳ lạ này là khi nào người tri giác P có nhiệm vụ giữ đúng hẹn
với người trên, họ không tin được người khác giữ đúng giờ, nên họ thường hẹn sớm hơn giờ họ
tính toán.
Trong khi đó, người phán đoán J chỉ bảo cho người khác biết giờ khắc đàng hoàng và muốn mọi
người phải theo đúng giờ khắc đó một cách nghiêm chỉnh.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa người phán đoán và người tri thức trong trường hợp
cực đoan. Rất tiếc là Jung không ấn định rõ ý nghĩa của mấy chữ phán đoán và tri thức. Phán đoán
có nghĩa là có một quyết định, một kết luận, còn tri thức có nghĩa là biết, là ý thức. Định nghĩa như
trên chỉ là để tránh né một số quan niệm mơ hồ về phán đoán và tri thức. Rất may là Jung có những
nhận xét tinh vi về cách hành động của hai loại tính tình này mà không bị lệ thuộc về đường lối
suy tư của ông, nên chúng ta có thể phát hiện và mô tả hai loại tính tình này mà không bị chi phối
vì quan niệm của ông.
1. Nguồ n gốc gây hiể u lầm
Bradway, 1964, cho biết hai loại tính tình này phân chia đồng đều mỗi bên một nửa. Chính vì vậy
mà dễ gây nên bực tức khó chịu: người phán đoán J muốn đi tới quyết định, còn người tri thức P
cứ dùng dằng trì hoãn, chẳng chịu dứt khoát. Ngoài ra, những chữ phán đoán và tri thức dễ gây
ngộ nhận. Phán đoán dễ đi đôi với thiên kiến, tri thức dễ được coi là tri giác. Thực ra, người phán
đoán cũng có thể chẳng có nhiều thiên kiến hơn gì người tri thức, và người tri thức cũng chưa chắc
đã có nhiều tri giác hơn người phán đoán. Để tránh ngộ nhận, nên hiểu phán đoán là khuynh hướng
kết thúc một câu chuyện, kết luận một vấn đề, còn tri thức là khuynh hướng muốn biết rõ hơn,
muốn cảm được nhiều hơn.
Nhìn bề ngoài, tất cả các mẫu người phán đoán, dù hướng nội hay hướng ngoại, dù suy tư hay tâm
tình, dù trực giác hay cảm giác, cũng có một thái độ làm việc và nghỉ ngơi như nhau, khác hẳn với
loại người tri thức. Người phán đoán hình như coi hành động là luật tối thượng, và muốn ai cũng
phải hành động, làm việc rồi mới được nghỉ ngơi giải trí. Diện bên ngoài này có ảnh hưởng rõ rệt
trên người phán đoán: làm tất cả những gì có thể để cho xong một công việc. Người phán đoán
chuẩn bị sửa soạn mọi sự đầy đủ, bảo toàn duy trì cẩn thận, và thu quén quét dọn đàng hoàng vì
họ coi như thế là cần thiết.
Người tri thức không hành động như vậy. Dù là trực giác hay cảm giác, suy tư hay tâm tình, hướng
nội hay hướng ngoại, người tri thức hình như theo triết lý chữ nhàn: họ chịu chơi hơn là nghiêm
trang đứng đắn. Người tri giác không chịu cố gắng làm những gì ít liên quan trực tiếp tới hành
động hiện thời: họ ngại chuẩn bị sửa soạn, bảo toàn duy trì, hoặc thu quén dọn dẹp. Cùng lắm họ
sẽ kiếm người khác làm thay cho họ. Người tri thức muốn tìm thấy cái thú của làm việc. Có thể
nói rằng người tri thức làm việc để tìm cái thú, lợi trong công việc, còn người phán đoán làm việc
để nhằm tới kết quả của công việc.
Hai người tri thức và phán đoán nếu làm việc chung sẽ phê bình chỉ trích nhau rất nhiều. Người
phán đoán có thể mô tả người tri giác là không cương quyết, chậm chạp, lần lữa nay mai, không
có chương trình mục đích, hay chống đối, phê bình, lý thuyết suông, không theo quyết định chung.
Người tri thức có khi không tỏ ra kiên nhẫn được với người phán đoán, vì họ nhận thấy người phán
đoán có khuynh hướng đi tới kết luận vội vàng, cẩu thả, làm cho chính họ, ngươì tri thức bị hối
thúc và áp lực. Người tri thức có khi lại cho rằng người phán đoán hay quyết định cấp tốc, bị áp
lực nào đó rồi hối thúc người khác, chỉ biết đạt cho được chỉ tiêu mà không để ý tới yếu tố nào
khác, có thái độ cứng nhắc khó thay đổi, độc tài thiên kiến, đặt kế hoạch và quyết định vội vàng.
Thông thường nếu nghiên cứu cẩn thận sự khác biệt về đường lối tri thức và phán đoán, người ta
có thể phá tan cả những khác biệt khác nữa. Phần nhiều những khác biệt này dễ làm cho người ta
phấn khởi thích thú, và chịu khó tìm hiểu một chút, ai cũng có thể thích ứng với người khác được.
2. Những từ khóa quan trọng
Người phán đoán thích những chữ : quyết định, ổn thoả, cố định, dự tính, chuẩn bị, kết thúc, đặt
kế hoạch, hoàn tất, khẩn trương, cấp tốc, hạn chót, ra tay.
Người tri thức thích những chữ: chờ xem, tìm hiểu thêm, linh động, tuỳ nghi thích ứng, để chân
trời rộng mở, cứ tiếp tục tìm hiểu, kế hoạch tạm thời, còn nước còn tát, ngày dài tháng rộng, biết
đâu bất ngờ, đâu cần phải hẹn, chờ xem.
Nói tóm lại, 4 cặp khác biệt về tính tình có thể được thu gọn lại như sau:
E (Mỹ 75%; Việt 40%) I (Mỹ 25%; Việt 60%)
ngoại giao đặt giới hạn
hòa đồng tập trung một nơi
hướng ngoại hướng nội
trải rộng, chiều rộng đi sâu, chiều sâu
hướng ngoại diện hướng nội tâm
nhiều bạn bè liên hệ bạn bè liên hệ giới hạn
tận dụng nghị lực tiết kiệm nghị lực
thích tổ chức bề ngoài chú ý đến phản ứng bên trong

S (75% chung) N (25% chung)


kinh nghiệm suy đoán
quá khứ tương lai
thực tế đoán chừng
làm việc chịu khó cảm hứng sáng kiến
hiện tại, thực tế khả hữu, có thể
thực dụng thông thường mơ mộng viển vông
có ích, công hiệu thần tiên, tưởng tượng
sự kiện thực chuyện giả tưởng
hữu ích, thực nghiệm độc đáo, sáng tạo
có nghĩa lý giầu tưởng tượng
T (Mỹ: 50%; Việt: 25%) F (Mỹ: 50%; Việt: 75%)
khách quan chủ quan
nguyên tắc giá trị
chính sách giá trị xã hội
luật lệ trường hợp gia giảm
theo tiêu chuẩn theo tình thân
cương quyết chinh phục
vô tư tâm tình
công lý nhân đạo
chia loại hòa hợp
chỉ tiêu tốt hoặc xấu
phê bình mộ mến
phân tích thiện cảm
chia phần nhiệt tâm
J (50% chung) P (50% chung)
ổn thỏa chần chờ
dứt khoát tìm hiểu thêm
cố định linh động
kế hoạch dự liệu trước tùy nghi thích ứng
điều hành nếp sống để cuộc sống diễn tiến
kết thúc để bỏ ngỏ
đặt kế hoạch tìm kiếm cơ hội
dự trù, hoạch định để lòng thòng
quyết định đợi tình cờ ngẫu nhiên
hoàn tất tạm thời
đi đến kết luận chờ coi xem sao
khẩn cấp thong thả
hạn cuối cùng không cần đúng hẹn
bắt tay vào việc thái độ chờ xem

E Extraversion hướng ngoại


I Introversion hướng nội
N iNtuition trực giác
S Sensation cảm giác
T Thinking suy tư, lý luận
F Feeling tâm tư, tình tư
J Judging phán đoán, kết luận
P Perceiving tri thức, nhận định
Như vậy là chúng ta đã có dịp tìm hiểu 4 tầm kích (khuynh hướng) khác nhau của tính tình theo lý
thuyết của Jung: từ 4 tầm kích khác nhau đó, người ta chia tính tình thành 16 loại. Muốn dùng bản
chia loại này để hiểu tính tình người khác, chúng ta phải làm quen với cả 16 loại. Đây là một công
trình khá lớn lao.
Điều hữu ích không phải là học thuộc lòng tất cả chân dung (hình ảnh) của 16 loại tính tình này,
nhưng là hiểu biết nền tảng căn bản của mỗi loại. Nói chung, hình như chỉ có 4 loại tình tình như
Hippocrates đã cho biết từ bao nhiêu thế kỷ trước, và Spranger mới lặp lại gần đây.
Trong chương sau chúng ta sẽ nghiên cứu về quan niệm này.
CHƯƠNG 2
BỐN NHÓM CHUNG VỀ TÍ NH TÌNH

Hippocrates phân chia tính tình thành 4 loại: đa huyết, đa nộ, lãnh đạm và đa sầu. Để hiểu được
cách chia loại đó, ta có thể chắp nối các quan niệm hữu ích trong các thuyết của Jung, Kretschmer,
Freud, Adler, Sullivan và Maslow: nhìn nhận sáng kiến của mỗi trường phái và tránh những ý kiến
xung khắc.
Muốn theo thuyết của Kretschmer về tính tình, chúng ta phải gạt bỏ quan niệm của Jung về nhiệm
vụ hành sử, nhưng đừng bỏ cách Jung mô tả các hành động, vì lối mô tả của Jung giúp ích rất nhiều
để đoán trước một hành động. Khi biết một người thuộc mẫu tính tình nào, ta có thể phỏng đoán
khác chính xác hành động của họ. Ta không nên bỏ qua điều khám phá quý giá đó. Thực ra, không
phải chúng ta bỏ đi quan niệm về loại hành tác, nhưng là đặt quan niệm đó vào quan niệm về tình
tình, vì quan niệm tính tình có lãnh vực rộng lớn hơn và giúp giải thích các hành vi của con người.
Trước hết tính tình là gì? Câu hỏi này không dễ như ta tưởng, vì ngành tâm lý học ít nghiên cứu
về vấn đề này, và các nhà tâm lý chưa hoàn toàn đồng ý với nhau về định nghiã cũng như về công
dụng của tính tình. Tính tình cho thấy một cố gắng dung hoà các nghị lực đây đó của con người,
kết nạp và hoà đồng các ảnh hưởng đối nghịch nhau, tạo nên một màu sắc và âm điệu duy nhất, y
như thể cấu kết thành một chủ đề, gầy dựng sự thuần nhất trong hành động. Tính tình cũng giống
như chữ ký trên một văn kiện, minh chứng rằng đây là hành động của người này chứ không phải
của người kia.
Ta có thể quan sát tính cách thuần nhất trong hành động của một người từ thuở nhỏ: có những yếu
tố xảy đến sớm hơn có những yếu tố chậm hơn, đôi khi còn trước cả khi gây nên ảnh hưởng nơi
con người. Như thế có nghĩa là đây là những yếu tố bẩm sinh, chứ không phải những hình thức
thu lượm được. Maslow, 1954, nói rằng động lực này thay thế động lực kia tùy theo tuổi lớn lên
của con người. Ông nói: chúng ta bắt đầu với nhu cầu thể xác. Chúng ta coi đó là nhu cầu tự nhiên
và khi thoả mãn được những nhu cầu tự nhiên này, chúng ta không còn cảm thấy động lực nào thôi
thúc nữa. Sau đó chúng ta tiến đến nhu cầu an toàn, rồi chúng ta lại thoả mãn được những nhu cầu
an toàn này, và coi là phần tự nhiên không còn thấy động lực thôi thúc nữa. Rồi chúng ta tiến thêm
đến nhu cầu xã hội: yêu thương, chăm sóc. Đa số có thể sắp xếp cuộc sống để thoả mãn những nhu
cầu yêu thương và chăm sóc để đi tới nhu cầu tự trọng: tôn trọng chính mình và được người khác
tôn trọng. Maslow cho biết rằng chỉ một số ít người có đủ tư cách để biết tự trọng và coi đây là
thoả mãn nhu cầu tự nhiên để tiến tới nhu cầu cuối cùng là thành nhân. Một người tới giai đoạn
thành nhân, không còn bị thôi thúc bởi những nhu cầu hạ đẳng như thể xác, an toàn, hoặc nhu cầu
xã hội như yêu thương, chăm sóc, tự trọng nữa. Maslow muốn hiểu rằng những người chưa đạt
được giai đoạn thành nhân, cũng có nhu cầu để thành nhân, và vẫn có khả năng để tiến tới, một
khi họ vượt qua những nhu cầu hạ đẳng.
Hệ thống nhu cầu của Maslow làm ta nhớ tới những giai đoạn phát triển tâm lý của Freud, cho dù
không có màu sắc phái tính chút nào. Trước Maslow 14 năm, William Sheldon cũng đã đề nghị
một thuyết về động lực gần giống như vậy. Theo ánh sáng của việc Harlow thí nghiệm với loài
khỉ, có lẽ nên sắp xếp thứ tự các nhu cầu lại một chút: 1. nhu cầu xã hội, 2. nhu cầu an toàn, 3. nhu
cầu thể xác. Dù sao cũng phải công nhận rằng người ta không hẳn vẫn tiếp tục đòi hỏi nhu cầu xã
hội, an toàn, thể xác, vì phần lớn người ta đã có những nhu cầu đó. Maslow đáp lại rằng đó là vì
người ta đi tìm thoả mãn nhu cầu tự trọng. Có lẽ chúng ta không nên theo Maslow về quan niệm
này, bởi lẽ không phải ai cũng ý thức và ước muốn được nhu cầu thành nhân, sau khi đã thoả mãn
nhu cầu tự trọng. Đa số chúng ta muốn những điều gì khác nữa. Chỉ có mẫu người đa nộ mới để ý
tới con người thực của mình.
Nói như thế không có nghĩa là thành nhân vượt quá tự trọng, đúng ra thành nhân là phương thế để
tỏ ra tinh thần tự trọng. Loại người đa nộ chỉ muốn thành nhân, yêu thích con người của họ hơn
nữa khi họ thấy họ đạt được mục đích. Dĩ nhiên ai cũng phải biết tự trọng như Maslow nói thật
đúng, nhưng thay vì vượt quá giai đoạn tự trọng, thực ra thành nhân chỉ là một trong nhiều đường
lối đưa tới tự trọng.
Tất nhiên có những đường lối khác nhau nữa. Ví dụ Freud, 1920, nói thật đúng khi ông quả quyết
thú vui là một đường lối, nhưng không phải là đường lối cho hết mọi người như ông chủ trương,
và thú vui càng không phải là cứu cánh, mà chỉ là một phương tiện, một đường lối đưa tới tự trọng.
Chỉ có người đa huyết mới yêu thích họ nhiều hơn khi họ sống tự do không bị ràng buộc. Sullivan
nói đúng: đối với một số người thì địa vị xã hội là quan trọng để có tinh thần tự trọng. Người đa
sầu đa cảm thấy đời họ lên hương khi họ thực hiện được giấc mơ ăn trên ngồi trốc, khi họ có điạ
vị cao. Cũng thế Adler có lý khi nói rằng một số người lại đi tìm uy quyền. Người lãnh đạm coi
họ là quan trọng khi thấy có thêm quyền hành này nọ.
Từ ngữ Hippocrates dùng để chỉ 4 mẫu tính tình dễ gây hiểu lầm. Ông dùng 4 chất lỏng trong thể
xác con người là máu, nước đạm, mật vàng và mật đen để chỉ người đa huyết, lãnh đạm, đa nộ và
đa sầu. Theo thần thoại Hy lạp, có 4 vị thần được thần chúa Zeus (Trời) sai đi với sứ mệnh làm
cho loài người trở nên giống thần minh hơn: tên 4 vị thần này nói lên khá đúng 4 mẫu tính tình.
Đó là Apollo, Dionysius, Promotheus, và Epimetheus. Thần thoại Hy lạp cho biết: Apollo có sứ
mệnh làm cho con người có tinh thần, Dionysius có sứ mệnh dạy cho con người biết vui chơi,
Promotheus có sứ mệnh trau dồi kiến thức con người, Epimetheus có sứ mệnh dạy con người có
tinh thần trách nhiệm. Đặt tên cho 4 loại tính tình theo 4 vị thần có cái hay là mỗi vị thần cũng như
mỗi tính tình đều có người theo. Người tôn thờ Apollo (tinh thần) thì không thờ Promotheus (khoa
học), và người ước muốn Dionysius (thú vui) sẽ không hài lòng với Epimetheus (trách nhiệm).
Như vậy ta thấy 4 mẫu tính tình có nền tảng căn bản rất khác nhau.
Có một điểm nữa trong thuyết của Jung về phân loại tính tình cần được điểu chỉnh lại. Các mẫu
tính tình của Jung phát xuất do sự khác biệt chứ không phải do tổng hợp của các hành động. Theo
Jung, tính tình phát triển là do sự phân hoá, tách biệt, cá nhân hoá hơn là tổng hợp, liên kết, thu
góp. Như vậy một người trở nên ENFJ hoặc INFP hoặc mẫu tính tình gì chăng nữa là vì tính tình
của họ sẵn có như vậy hơn là một yếu tố nào đó ví dụ hướng ngoại liên kết với trực giác. Như thế,
thuyết về tính tình thay thế các nguyên tắc về tổng hợp bằng nguyên lý phân hoá.
Ngoài ra, các phân loại của Jung cần phải được sắp xếp lại để thích hợp với các mẫu tính tình này.
Hình như mẫu trực giác (N = iNtuition) của Jung thì tương đương với loại khuynh hướng bộc trực
(schixothyme) của Kretschmer. Trực giác hoặc bộc trực thích hợp với nếp sống tinh thần của
Apollo (thành nhân) hoặc cuộc đời khoa học Promotheus. Mẫu cảm giác (S = sensation) của Jung
tương đương với khuynh hướng mẫn cảm (cyclothyme) của Kretschmer. Mẫu cảm giác hoặc mẫn
cảm sẽ lưạ chọn niềm vui Dionysius (tự do hành động) hoặc trách nhiệm Epimetheus (địa vị xã
hội). Nên nhớ rằng theo Jung, mẫu tâm tình (F = feeling) cho thấy sự khác biệt giữa động lực thành
nhân Apollo và mẫu suy tư (T = thinking) với động lực uy quyền; và mẫu phán đoán (J = judgment)
với động lực trách nhiệm Epimetheus cũng khác mẫu tri thức (P = perceiving) với động lực tự do
Dionysius.
Spranger sống đồng thời với Jung nên quan điểm của ông về nhân cách tính tình rất hữu ích. Ôâng
nói về giá trị hơn là về nhiệm vụ. Trong cuốn ‘Types of men’ (1928, các mẫu người), ông đặt tên
4 giá trị để đánh giá các mẫu người khác nhau: thẩm mỹ, kinh tế, thuyết lý, và sùng đạo. Còn 2 giá
trị nữa mà ông gọi là xã giao và chính trị, thì có liên hệ tới tất cả, nên không thể dùng mà đánh giá
các mẫu tính tình khác nhau được. Đọc kỹ tác phẩm trên, ta có thể thấy cách đánh giá trên cũng
tương đương với các phân loại của Jung:
NF quý trọng tôn giáo (luân lý), NT quý trọng lý thuyết (khoa học), SP quý trọng thẩm mỹ (nghệ
thuật), và SJ quý trọng kinh tế (thương mại).
Đầu thế kỷ này ở Âu châu, không có lý thuyết nào chắc chắn về nhân cách và tính tình: nhiều nhà
nghiên cứu đã tạo được ảnh huưởng trên thuyết của Jung, Kretschmer và Spranger. Có nhiều quan
niệm giống nhau như Adickes (1907), Apfelbach (1924), Levy (1896), Stenberg (1907). 8 mẫu
tính tình của Bulliot (1901) rất giống cách phân loại của Jung. Nói một cách thật đơn giản, tính
tình ấn định hành động, bởi vì hành động chỉ là một dụng cụ để đạt được những gì ta cần có, để
thoả mãn nhu cầu ta mong muốn. Y như thể khi mỗi người được sinh ra dưới quyền một vị thần,
và vị thần này để mặc cho ta phải đói luôn, nên phải ăn mỗi ngày mới sống nổi. Cũng giống như
thần Zeus phạt Sisiphus bắt phải lăn tảng đá đi dưới chân núi lên đỉnh núi, nhưng cứ mỗi lúc chàng
nghỉ ngơi để lấy sức thì tảng đá lại rơi xuống chân núi. Có lẽ chúng ta cũng chỉ giống như Sisiphus,
Dã Tràng xe cát biển đông,
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.
Hôm nay ta thoả mãn nhu cầu đói khát uy quyền, địa vị, tự do, ý nghĩa, hoặc bất cứ nhu cầu nào
mà tính tình ta đòi hỏi, để rồi lại thấy ngày mai ta lại phải bắt đầu làm lại từ số không. Thành quả
của ngày hôm qua chẳng có ích gì cả.

1. TÍ NH TÌNH CHỊU CHƠI (SỐNG PHÊ): SP


Vừa thoạt leo lên xe là khí huyết của bạn đã nổi sôi lên sùng sục. Chẳng còn gì khích động hơn
nữa. Đi phản lực cũng không bằng leo lên chiếc xe này và bạn phóng như bay trên xa lộ. Bạn thề
sống thề chết là chẳng biết có đi tới nơi mà không bị tai nạn đâu. Có hàng ngàn hàng vạn xe cộ
khác xô lấn nhau, và bạn lách như một chàng khùng: chạy mau thắng gấp, cố làm sao để đi kịp xe
trước mà không đụng tới những chàng điên khùng khác như muốn đụng độ với bạn. (Studs Terkel,
Working, p. 209).
Những người thuộc loại SP là như vậy (ISTP, ESTP, ISFP, ESFP): họ có những đường lối quan
trọng khác nhau, nhưng lại giống nhau một cách kinh khủng. Điều căn bản nhất là loại SP này phải
được hoàn toàn tự do, không gò bó, không cưỡng ép, không ràng buộc, không khuôn khổ gì. Muốn
là làm, và làm tuỳ hứng: đó là lý tưởng của họ. Họ không muốn chờ đợi, chuẩn bị, dành dụm, lo
lắng cho ngày mai. Đối với người SP, họ phải chơi xuân kẻo hết xuân đi cái già sồng sộc nó thì
theo sau tận hưởng ngày hôm nay, giây phút này, vì biết đâu ngày mai sẽ chẳng bao giờ tới.
Đối với mẫu người SP, trách nhiệm, uy quyền và tinh thần là thứ yếu và chẳng quan trọng gì. Chỉ
có hành động mới đáng kể thôi, và phải hiểu người SP muốn nói tới hành động theo kiểu nào.
Hành động chỉ vì hành động chứ không phải vì một mục đích gì khác. Người SP không chối cãi
rằng hành động của họ giúp cho người khác đạt được mục đích, nhưng không phải vì mục đích đó
mà họ hành động. Lý do chính để họ hành động chỉ vì họ cảm thấy động lực thúc đẩy.
Người SP theo nguyên tắc tính đam mê: họ muốn là một con người đam mê. Đam mê chính là lẽ
sống của họ. Người SP ước ao có những động lực thúc đẩy bên trong, thấy thích thú khi cảm
nghiệm được và tìm cách phát huy các động lực bùng nổ ra bên ngoài. Người SP cảm thấy tội lỗi
nếu họ không cảm thấy động lực nào cả. Tất cả chúng ta ai cũng cảm nghiệm thấy có những động
lực này nọ thúc đẩy chúng ta làm việc, nhưng đa số chúng ta bỏ qua đi, ngõ hầu hướng tới những
mục đích cao xa hơn, bền bỉ hơn. Chúng ta rèn luyện động lực tự do này bằng trách nhiệm, uy
quyền và tinh thần, trong khi người SP cảm thấy bị gò bó và đóng kín. Nói như thế không có nghĩa
là người SP không biết nhằm tới mục đích và liên hệ như mọi người. Dĩ nhiên họ cũng có, nhưng
tất cả chỉ là tạm thời và thiểu số. Nếu có liên hệ nhiều quá hoặc liên hệ bền bỉ quá, người SP sẽ
cảm thấy sốt ruột, nôn nao và có lẽ sẽ cảm thấy nhu cầu phải lãng ra chỗ khác.
Cách tốt nhất để có thể hiểu hành động là gì, đó là so sánh thực tập với đam mê. Trước hết ai cũng
phải thực tập mới có kinh nghiệm và tài giỏi trong công việc muốn làm. Đây chỉ là thực tập, tập
sự, chứ không phải thực tế, vĩnh viễn. Người SP không muốn thực tập. Họ làm là làm liền. Một
khi họ cảm thấy động lực thúc đẩy là họ làm. Nhiều khi họ cứ mải miết làm quá sức, quên cả giờ
giấc nghỉ ngơi. Những người thuộc mẫu tính tình khác sẽ coi sự say mê làm việc đó như là kỷ luật.
Nhưng thực ra đây không phải là kỷ luật mà là hành động vì đam mê. Một khi họ đã bắt tay vào là
phải làm cho kỳ được mới thôi. Giống như người lên núi, chỉ vì thấy có núi ở trước mặt, người SP
không giải thích nổi động lực thúc đẩy họ hành động. Họ phải hành động vì có động lực thúc đẩy,
và bao lâu động lực còn thúc đẩy, họ vẫn còn tiếp tục hành động. Khi hết động lực, họ sẽ chẳng
cảm thấy muốn làm gì nữa.
Người SP bị lệ thuộc vào cái mà Karl Buhler gọi là ‘function lust’ si mê hoạt động: thèm hành
động mà không có gì ràng buộc giới hạn, muốn hành động thám hiểm mà không cần quy tắc, thực
tập. Người SP thích dấn thân vào những trường hợp chưa rõ được tự do tới mức nào, chưa rõ hoàn
cảnh sẽ ngã ngũ ra sao. Trong các mẫu tính tình, người SP đáp ứng tình trạng khẩn trương hữu
hiệu hơn cả, và tình trạng càng khẩn trương bao nhiêu, họ càng có cơ hội đáp ứng mau chóng,
thích hợp. Khi hoàn cảnh không có gì thay đổi, người SP dễ bị mất hứng thú. Khi có nhiều tình
trạng khẩn trương và thay đổi, người SP càng có nhiều nghị lực để chu toàn nhiệm vụ. Thực tế là
khi hoàn cảnh trở nên nhàm chán, môi trường có vẻ quen thuộc, người SP có khuynh hướng tạo
nên một tình trạng khẩn trương để làm cho mọi sự được sống động.
Loài người có được hơn loài vật về 3 lãnh vực: biểu tượng, thần thánh và dụng cụ. Người SP
thường không thấy quan niệm thần thánh hấp dẫn gì cả, và càng xa tránh vấn đề biểu tượng, nhưng
dụng cụ là sở trường của họ. Dụng cụ là để mà sử dụng, và người SP không thể nào không sử dụng
dụng cụ được. Họ phải lái xe cầy, đi máy bay, bắn súng, múa kiếm, bóp còi, khua chân múa tay.
Dụng cụ có một ma lực huyền bí làm cho người SP thích thú phấn khởi. Dụng cụ trở nên phương
tiện để người SP phóng diễn hình ảnh con người của họ: làm hình ảnh đó lớn ra, to hơn, sắc nét
hơn; như vậy để họ xả hơi các nghị lực và động lực bên trong.
Người SP muốn người khác nhìn họ là con người được tự do hành động, hơn là con người hoạt
động, hoàn toàn tự do trong tinh thần. Không phải là người SP hãnh diện vì có khả năng hoặc
quyền lực để làm một cái gì, vì mẫu tính tình khác cũng có như vậy, nhưng họ hãnh diện vì có tự
do để hành động như họ đang tự do hành động. Họ không tiết kiệm kiến thức hoặc tập trung quyền
bính, nhưng họ sử dụng nếp sống một cách tự do như họ có thể. Không cần phải chờ đợi tới ngày
mai mới hành động, vì mỗi ngày mới đều đem lại nhu cầu thích thú mới, mạo hiểm mới, thời vận
mới, cơ hội mới. Họ cần phải phát triển tài nguyên, phải cho guồng máy hoạt động, phải vui hưởng
với người. Trong mọi tác động, người SP cho thấy một thèm khát hành động, và qua các hành
động đó, họ để lộ nhu cầu muốn được người khác thấy họ có tự do hành động.
Khung cảnh xã hội tạo nên môi trường thuận tiện cho người SP phái nam hoạt động nhiều hơn
phái nữ SP. Phong trào giải phóng phụ nữ có giúp phái nữ hướng về hành động một phần nào, tuy
nhiên thực tế hiện thời, người nữ SP không làm những công việc đặc biệt của người SP cho dù
một nửa số người SP thuộc phái nữ. Dĩ nhiên có một số phụ nữ làm thương mại, gia nhập quân
đội, làm cố vấn giải quyết các khó khăn, nhưng những nghề đòi hỏi chính xác, kiên trì, nghị lực,
can đảm, giờ giấc, vẫn còn ở trong tay phái nam nhiều hơn. Đa số phụ nữ vẫn đi làm những công
việc cổ truyền của phái nữ như y tế, giáo dục, văn phòng. Nên nhớ cả 3 việc này không làm thoả
mãn đam mê của người SP được.
Bạn bè thường mô tả người SP là lạc quan, vui vẻ, yêu đời, dễ mến, dễ có cảm tình. Xét về mặt xã
giao, người SP có tính tình dễ thương, nói chuyện khôn ngoan, dịu ngọt, và hay có những mẩu
chuyện cười, những câu chuyện dí dỏm vô tận. Dù đi đâu, người SP, nhất là người SP hướng ngoại,
đều đem lại sức sống niềm vui cho một nhóm, một nơi. Người SP dù chơi hay làm việc cũng gây
nên hứng khởi thích thú. Bầu khí trở nên sáng tươi, nhiều màu sắc và có tính cách mạo hiểm.
Thực vậy người SP dễ bị chán ngán vì tình trạng cô đọng kéo dài. Họ thích thay đổi cách làm việc
mỗi ngày. Họ thường tìm giờ để giải trí, thử ăn món mới lạ, kiếm nhà hàng mới hoặc du ngoạn
chỗ xa. Người SP thích tự do phóng khoáng, tình cờ ngẫu nhiên, ăn uống tùy lúc tùy nơi tùy hứng:
khuynh hướng này dễ làm cho mẫu người thích trật tự như mẫu người SJ khó chịu, và có thể tạo
nên rắc rối nếu hai người SP và SJ cưới nhau. Người SP sống một cuộc đời thanh thản làm cho
nhiều người khác phải cảm phục và đôi khi phen bì. Auntie Mame bất chấp những người phản đối,
đã thúc giục người bạn (cuối màn 2) phải thử liều một chút: “Vâng! Cuộc đời là một bữa tiệc, và
đa số những hạng ăn mày khốn nạn phải chịu chết đói! Phải sống chứ!” Và người bạn hiểu ý đã
đáp lại: “Vâng! Phải sống chứ! Phải sống chứ!” (Lawrence and Lee, 1957).
Người SP chỉ có thể thất bại tạm thời thôi. Họ có dư khả năng để chịu trận nhịn đòn, trong khi đó
những người khác có thể bị đo ván một lần là đi đời luôn. Họ tự nhủ: ‘hết cơ bĩ cực, tới hồi thái
lai’, khi mưa khi nắng, ngày mai trời lại sáng. Jennie Churchill, người mẹ phi thường của thủ tướng
Anh, là một người SP. Bà sống trong một tình trạng căng thẳng mà chính người SP cũng cho là
hoạ hiếm. Ralph Martin bắt mạch được nếp sống đó khi ông viết về một lúc cuộc đời bà bị xuống
dốc, như sau:
Đối với Jennie, năm 1895 là khởi đầu cay đắng và tối tăm. Chồng bà chết vì bệnh giang mai sau
một cơn bệnh dai dẳng. Chỉ trước đó mấy tuần người yêu của bà không còn đủ sức chờ đợi nữa,
đã thành hôn với một người khác. Hai đứa con trai là Winston và Jack đều có vấn đề trở ngại, nên
bà phải chăm nom từng li từng tí. Đúng là bà kiệt quệ về thể xác và tâm thần... Đây nhé: người yêu
của bà bỏ đi lấy người khác, bà chỉ còn một chút tiền còm, và chẳng có một căn nhà riêng để ở...
Thế nhưng trong nội tâm bà có một nghị lực tiềm tàng và một sức chịu đựng bền bỉ, nên chẳng
bao lâu mà cuộc đời bà tạo nên nhiều phấn khởi và sinh lực mà chưa bao giờ bà dám mơ tưởng
tới. Người bạn của bà là Lady Curzon đã viết thư cho bà: “Bà là người độc nhất trên trần gian đã
cưỡi sóng thần mà còn sống sót được” (Ralph Martin, Jennie, Signet, vol. II, p.15 17).
Cuộc sống đối với người SP đồng nghĩa với khích động và hành động khi được kích thích. Khích
động nào cũng chỉ là giai đoạn ngắn ngủi nên người SP phải sống cho giây phút hiện tại. Đối với
người SP, chờ đợi là chết trong tâm thần; trì hoãn là làm mất hết khích động. Những mẫu người
khác không thấy điều đó có ý nghĩa gì cả, và họ có thể hiểu tại sao người SP lại chỉ thích sống vội
vã chớp nhoáng như vậy; nhưng đối với người SP, cuộc sống không có chương trình dài hạn,
không có kế hoạch mục đích là cuộc sống thú vị phấn khởi hơn cả.
“Tôi không muốn có con thì cưới hỏi làm gì? Đa số phụ nữ muốn cưới hỏi là để có con. Đa số
được nhồi sọ như thế. Còn tôi thì không chịu như vậy đâu. Trong thâm tâm tôi cảm thấy có gì kỳ
lạ một chút. Tôi bắt đầu cảm thấy bị gò bó nếu như tôi bó buộc phải có mặt một nơi nào đó đúng
giờ đúng khắc, rồi nếu tôi không có mặt ở đó thì nàng sẽ lo lắng. Ôi thôi! Tình yêu chính là gánh
nặng nhất cuộc đời của tôi rồi vậy” (Cheryl Bentsen, This man is madly in love, Los Angeles
Times, Part III, Sunday, Feb. 15, 1976, p.1: story of Joe Namath, football professional). Người SP
không cân nhắc kinh nghiệm theo nguyên tắc chủ đích. Họ chỉ nói về hành động và hữu dụng. Họ
không phải cố gắng chịu đựng, đối phó với ai cả. Dù mệt nhọc, đói khát, đau khổ thế nào chăng
nữa, họ cũng chỉ coi đó như một cuộc phiêu lưu mạo hiểm, chứ không phải một sứ mệnh phải chu
toàn. Người SP không nghĩ đến chủ đích phải nhắm tới, mục tiêu phải đạt được, nên không có vấn
đề phải chịu đựng làm gì. Chỉ khi nào nhắm một chủ đích, người ta mới phải cố gắng chịu đựng
để đạt mục đích đó. Có lỗ là phải đào, có cửa là phải mở, có sân là phải chạy, có chuông là phải
reo, có núi là phải trèo. Đôi khi sự khích động bắt phải hành động này khiến người SP phải trả một
giá quá đắt như câu chuyện về Elvis Presley. Presley đậu xe Cadillac đặc biệt của chàng bên cạnh
một hãng bán xe. Khi chàng trở về thì thấy một người con gái lạ mặt nhìn chăm chú vào chiếc xe
của chàng, tỏ vẻ thích thú chiếc xe đó. Chàng hỏi xem cô nàng có thích chiếc xe đó không, rồi đưa
ra đề nghị: “Đây là chiếc xe của tôi, nhưng nếu cô thích, tôi sẽ mua cho cô một chiếc xe khác”.
Thế là chàng dắt tay cô gái lạ mặt vào trong hãng bán xe và bảo cô chọn một chiếc xe tùy ý cô
thích. Cô chọn một chiếc xe màu trắng mạ vàng giá $11,500.00 (giá năm 1975). Chàng hỏi chuyện
và được biết hôm đó là ngày sinh nhật của cô, chàng trao chìa khoá xe cho cô, chúc cô mừng sinh
nhật vui vẻ, và còn bảo người tùy phái viết cho cô một chi phiếu để cô có chút tiền mua y phục
xứng đáng với chiếc xe mới” (Los Angeles Times).
Điều kỳ lạ nhất là người SP có sức chịu đựng hơn những mẫu người khác. Họ chịu đựng thiếu tiện
nghi, đói khát, mệt nhọc, đau khổ, và họ tỏ ra can đảm phi thường. Đó là vì những mẫu người khác
luôn hướng về một chủ đích, không muốn làm gì cả nếu không có một lý do. Vì thế những mẫu
người khác mới bắt đầu hành động một chút mà thấy có trở ngại khó khăn, mệt nhọc, bực bội, thì
họ tìm hiểu xem họ có sức chịu đựng tới mức nào nữa. Đặt câu hỏi như vậy là chết rồi: tự mình
làm hại mình, vì khi đặt câu hỏi như vậy, là đã ngầm trả lời không rồi vậy. Còn người SP không
hướng tới chủ đích, họ không cảm thấy hành động của họ là kéo dài triền miên, họ không lo phải
chịu đựng lâu dài, và chẳng bao giờ thắc mắc họ có sức chịu được nữa hay thôi. Họ chỉ biết tiếp
tục hành động như họ đã và đang hành động, hơn mọi giới hạn của các mẫu người khác.
Chính nhờ khuynh hướng hành động theo kích thích và khích động, nghe như có vẻ mâu thuẫn, vì
chỉ sống cho hành động hiện tại mà người SP đã trở nên những nghệ sĩ trứ danh, các thiên tài về
nghệ thuật, về giải trí, về phiêu lưu mạo hiểm. Những hoạ sĩ tài ba, nhạc sĩ nổi tiếng, ca sĩ thượng
thặng, vũ sư, điêu khắc gia, nhà chụp ảnh, lực sĩ, thợ săn, võ sĩ, người đánh bạc: tất cả đều cần
phải có tài chịu đựng thật lâu, để tập trung thích thú vào những gì đang xảy ra. Không mẫu người
nào có thể có sức như những thiên tài đó: hành động liên tiếp và triền miên.
Làm sao lại như vậy khi mà người SP ghét tập luyện và dấn thân, và họ chỉ để cho kính thích khích
động điều khiển họ? Như đã nói trước, một khi người SP bắt đầu hành động, họ say mê hành động
giờ này qua giờ khác, luôn luôn bền chí, chứ không dễ bỏ cuộc như mấy mẫu tình tình khác. Chính
máu đam mê hành động đó đã rèn luyện họ trở nên nhân tài. Hình như chỉ có người SP mới có
được hoàn hảo trong hành động, cho dù không bao giờ họ có ý tập luyện để được hoàn hảo như
những mẫu tính tình khác. Người NT tìm kiếm hoàn hảo, nhưng chẳng bao giờ đạt được, còn người
SP quên đi mục đích theo đuổi hoàn hảo, không cố ý tập luyện để được hoàn hảo, nhưng lại có
được hoàn hảo. Người NT cố ý thực tập theo sách vở, quyết định rèn luyện theo thời khóa biểu,
còn người SP chỉ hành động theo tự nhiên, triền miên không ngừng, không biết mệt, chỉ làm là
làm, hành động với không mục đích nào khác ngoài hành động. Có khi ý hướng đi tìm hoàn hảo
hoặc cố gắng làm việc để được như vậy còn cản trở họ là đàng khác. Đối với họ, chỉ một mình
hành động tự nó đã là sự hoàn hảo rồi.
Những nghệ sĩ tài danh như Nijinsy, Rubinstein, Heifetz, Casals, Callas đều thuộc về mẫu người
SP. Cả những người đua xe ngựa, lính chuyên nghiệp, nhà ảo thuật, đấu võ, chơi bài, bắn súng
thiện xạ. Một tay súng cừ khôi có thể rút súng lục, quay mấy vòng, giương lên rồi bắn trúng ngay
một vật nhỏ đang di động. Hành động của họ cũng mau lẹ như nốt nhạc nhanh trong một bản hoà
tấu.
Nói theo một nghĩa nào đó, người SP không có làm việc, vì làm việc ngụ ý phải sản xuất, hình
thành, chu toàn. Người SP không muốn làm như vậy. Họ thích hướng về đường lối phương pháp
hơn là kết quả mục đích. Dĩ nhiên thành quả của đường lối phương pháp họ hành động đưa đến
một kết quả mục đích, nhưng đó là tuỳ tòng phụ thuộc. Họ không phải như Sisiphus thất vọng vì
suốt ngày vất vả đẩy tảng đá lên núi để rồi tối đến tảng đá lại lăn xuống chân núi. Họ lấy làm vui
thích khi được đẩy tảng đá lên núi, chứ không để ý xem những cố gắng của họ có tạo dựng được
đền đài nào không. Người SP thích làm những việc đòi hỏi nhiều tác động như các bộ môn nghệ
thuật, công trình xây cất đòi hỏi máy móc đủ cỡ, mở đường xá, khai quang, đi đánh thuê, chuyên
chở hàng hoá, quảng cáo, lái xe cứu thương, lái xe đua, đua xe gắn máy, lái máy bay. Những chính
trị gia hoặc nhà thương thuyết, nhà kinh doanh thích thành công trong việc cứu nguy một kỹ nghệ
sắp phá sản, người chuốc rượu, người giữ cửa, nhà ảo thuật, lực sĩ, trọng tài. Tất cả những nghề
đòi hỏi phải hành động và biết đáp ứng với những đòi hỏi khẩn cấp tại chỗ. Tất cả đều phải hành
động do áp lực đòi hỏi và tình trạng càng khẩn trương, họ càng tỏ ra hữu hiệu. ví dụ Arthur Hailey
diễn tả năng khiếu lạ lùng và hành động thiếu suy tư gần đưa đến nguy hiểm của một người SP
trong phim Airport:
“Thưa ông, có xăng rơi vãi nơi đây. Xin vui lòng tắt thuốc. Patroni không chú ý tới lời căn dặn,
cũng chẳng bao giờ chú ý tới những luật cấm hút thuốc. Ông cầm điếu xì gà vẫy về phía chiếc xe
vận tải bị lật rồi nói: ‘Này, còn gì nữa không? Làm gì mất giờ của mọi người, giờ của ông bạn
cũng như giờ của tôi? Làm sao mà bạn tìm cách lật chiếc xe vận tải đó lại được? Ông bạn phải kéo
xe ra một bên để cho xe cộ lưu thông đã chứ. Ông bạn cần hai xe cần cẩu nữa: một chiếc bên này
để đẩy, hai chiếc bên kia để kéo!’
“Rồi ông bắt đầu đi vòng quanh, dùng chiếc đèn điện để xem xét chiếc xe vận tải từ nhiều góc
cạnh. Bao giờ cũng vậy thôi, khi nào cứu xét một vấn đề, ông đặt mình trọn vẹn vào vấn đề đó.
Ông cầm điếu xì gà vẫy một lần nữa rồi nói: “hai xe cần cẩu sẽ kích vào 3 điểm, rồi sẽ kéo xe taxi
ra trước và nhanh hơn. Như thế là hai xe không còn dính vào nhau nữa. Còn xe cần cẩu bên kia...’’
Cảnh sát công lộ nói: “chờ đã!” rồi gọi mấy viên cảnh sát bên kia đường: “Này, ở đây có ông này
coi bộ biết việc phải làm”. (Arthur Hailey, Airport, Bantam books, 1968, p.43).
Người SP là mẫu người hay có tính đi lang thang đây đó. Họ dễ cắt đứt giây liên lạc hơn các mẫu
tính tình khác, cho dẫu họ biết làm như thế là tạo nên đau khổ cho những người thân của họ. Họ
có thể bất thần bỏ cuộc, thay đổi nếp sống, dứt khoát ra đi mà không thèm ngó lại. Mực vương vãi
tới đâu là nằm y chỗ đó. Họ từ bỏ trách nhiệm y như thể họ không bao giờ lãnh nhận trách nhiệm
đó cả. Mặc dầu chính người SP tạo nên những liên hệ đó, bây giờ họ nhận ra những ràng buộc và
gánh nặng. Đặc biệt là vào tuổi trung niên, người SP rất cần tự do, có khi tới độ đứng ngồi không
yên. Hoạ sĩ Gaugin vào khoảng hơn 40 tuổi, đã bỏ nhà để vượt trùng dương tới Tahiti. Chính ở đó,
ông đã sáng tác những tác phẩm tuyệt vời, và dĩ nhiên là ông đã đành để mất tín nhiệm đằng sau
ông.
Tuy thế qua lối sống đầy mâu thuẫn, người SP lại là người sống có tình chung thuỷ hơn ai hết. Họ
thích sống tinh thần đồng đội, giữ liên lạc bền vững với bạn bè, bênh vực nhóm khi bị công kích.
Trường hợp điển hình nhất là quân đội, hướng đạo, hội đoàn từ thiện. Người SP có thể bỏ qua
những tình cảm ướt át, tình tứ lãng mạn, đặc điểm của các mẫu tính tình khác. Dù người SP là xếp
xòng về những cử chỉ hào hoa ví dụ tặng món đồ lớn như hột xoàn, nhẫn vàng, nhưng họ có thể
quên dễ dàng một lời nói yêu thương, một cử chỉ thân ái nhỏ mọn.
Người SP sử dụng những gì họ có và sẵn sàng chia sẻ với người khác. Họ thích sống một đời
vương giả khi họ không thiếu phương tiện, và nếu có thiếu thì cũng chỉ là tạm thời. Cho dù có lúc
họ thiếu thốn, họ cũng muốn tỏ ra đại lượng. Họ là mẫu người muốn chia sẻ và có óc thực tế biết
dùng những gì họ sở hữu. Của tôi là của bạn, và dĩ nhiên của bạn cũng là của tôi. Đối với người
SP, khi cần thì cái gì cũng có thể thương lượng dàn xếp được. Người SP chấp hành nghiêm chỉnh
các luật lệ một cách bình thường, nhưng nếu có trường hợp khẩn cấp xảy đến, hoặc do nhu cầu đòi
hởi, họ có thể có một thái độ và tính tình khác hẳn. Hoàn cảnh mới đòi hỏi hành động mới, nên
những hứa hẹn trước có thể bị dẹp bỏ qua một bên, cho dù có thể có tiếc nuối nhưng cũng là dẹp
bỏ. Ngày hôm nay là hiện tại phải đối phó, và ngày hôm qua phải nhường chỗ cho đòi hỏi mới
khẩn thiết của ngày hôm nay.
Người SP cần thiết phải sống trọn vẹn cho hiện tại hơn là mấy mẫu người khác, và như vậy đôi
khi có thể làm cho những ngươì khác khó chịu vì nghĩ rằng họ cứ phải sống trọn vẹn như vậy luôn
mãi. Bạn của người SP thích lòng quảng đại và tính vui vẻ của người SP, nhưng thỉnh thoảng họ
lại có nhận xét rằng chỉ gặp một lần là đủ để đi guốc trong bụng người SP rồi, và có gặp gỡ thêm
cũng không biết gì hơn nữa. Thực ra lối sống của người SP dễ bị người khác coi thường. Ai cũng
thấy nếp sống của người SP hấp dẫn lôi cuốn, rồi sau đó lại cảm thấy bực mình vì không thấy
người SP sống đúng với kỳ vọng người khác muốn nhìn nơi người SP. Người SP không cảm thấy
phấn khởi gì về những vấn đề kích động rườm rà rắc rối. Đối với họ, kích động nào cũng được cả,
và như vậy là đủ để họ suy tư, hành động và tin tưởng. Họ sống với óc rất thực tế, nên họ không
cần hành động của họ phải tuân theo cách chính sách, luật lệ, đường lối như các mẫu người khác.
Tính người SP là nhào vô trước khi mở mắt quan sát, họ dễ bị tai nạn hơn các mẫu người khác. Họ
dễ tự gây thương tích vì không chú ý quan sát để rồi bị thất bại hoặc tai nạn. Họ lạc quan chỉ vì
mong chờ cơ hội may mắn.
2. TÍ NH TÌNH CHỊU (SIÊNG) LÀM: SJ
Cũng như SP, mẫu người SJ gồm chừng 38% quần chúng. Jung sắp xếp 4 loại SJ: ISFJ, ESFJ,
ISTJ, ESTJ. Có nhiều điểm giống nhau và cũng có nhiều điểûm khác nhau, nhất là quan niệm của
họ đối với nghĩa vụ và trách nhiệm. Điểm chung giống nhau là họ hiện diện, có mặt chính là để
làm ích cho xã hội, cho tập thể.
Epimetheus, em của Promotheus và Atlas, tượng trưng cho tinh thần SJ cũng như Dionysius tượng
trưng cho tinh thần SP. Theo như thần thoại Hy lạp, Promotheus dặn bảo em Epimetheus đừng có
nhận hồng ân nào của thần phụ là Zeus. Promotheus sống đúng với lời mình khuyên em, nên đã từ
chối không chịu cưới những phụ nữ xinh đẹp do thần phụ Zeus gầy dựng cho. Epimetheus cũng
noi theo gương của anh, không chịu cưới Pandora do thần phụ hiến tặng, làm cho Zeus bực mình
nổi cơn lôi đình.
Epimetheus thấy anh Promotheus bị trừng phạt nên đã đổi ý và chấp nhận Pandora, cho dù
Epimetheus biết được những nguy hiểm đang đón chờ từ nơi người thiếu nữ đẹp tuyệt trần này.
Chẳng bao lâu Pandora không chịu nổi tính tò mò nên muốn xem cái hộp bằng vàng mà nàng phải
đeo từ Olympus và theo lệnh của Zeus nàng không được mở ra. Epimetheus đứng sát cánh bên vợ
khi nàng mở hộp ra thì thấy đủ mọi sự dữ như lão, bệnh, lao công, điên khùng, tật xấu và đam mê.
Epimetheus cũng bị nạn hành hạ như Pandora vậy, nhưng không bao giờ lìa bỏ nàng. Trái lại chàng
thẳng thắn chấp nhận định mệnh của mình, và cố gắng tìm hiểu cho biết phải và nên làm gì để
chống lại những sự dữ đã lan tràn khắp thế giới. Khi Epimetheus đáp lời yêu cầu của Zeus mà cưới
Pandora, chàng được quán triệt khôn ngoan mọi sự. Chàng biết dùng dư luận để chế ngự và dung
hoà thế giới đại đồng. Như vậy là nhờ vâng lời, Epimetheus được tự tin và lương tri toàn hảo.
Chàng phải chịu nhiều sự dữ của loài người, nhưng chàng lại tìm được kho tàng hy vọng và tiên
đoán sự thiện độc nhất có ở trong hộp Pandora. (Grand, 1962; Graves, 1955; Hamilton, 1940; Jung,
1923).
Người SJ cần phải liên hệ giao kết và mối liên kết này phải là do công trình của họ tạo dựng.
Không có chuyện ‘của chùa’, ‘lộc thánh’, chờ đợi của từ trên trời rớt xuống. Người SJ coi việc lệ
thuộc người khác là một việc không chính đáng và không nên làm. Người SJ nhận thấy lệ thuộc
người khác là chứng tỏ thiếu tinh thần trách nhiệm, hoặc không chu toàn nghĩa vụ. Hơn nữa, họ
phải là người cho đi cứ không phải là người nhận lại, là người chăm sóc chứ không phải là người
được chiều chuộng.
Thái độ làm cha mẹ, đóng vai anh chị nơi người SJ xuất hiện rất sớm khi còn nhỏ. Quan sát một
lớp mẫu giáo, chúng ta dễ nhận thấy chừng 1/3 lớp gồm trẻ em nóng lòng sốt ruột chờ đợi cô giáo
ra lệnh cho biết phải làm gì, còn những trẻ em khác, phần lớn là SP với một số NF và NT lưa thưa
cứ y như những con chó con tranh dành, thám thính và gậm nhấm những giờ phút thần tiên đó cho
xong. Trường học là chỗ dành cho người SJ, và phần lớn do người SJ điều khiển, và được duy trì
để biến những con chó con ham vui này thành những cha mẹ nho nhỏ, nghiêm trang, đầy trách
nhiệm, chỉ muốn biết nhiệm vụ của họ phải làm gì.
Khi người SJ cắp sách đi học, họ đã thay đổi từ dáng dấp một người đàn anh đàn chị qua dáng dấp
làm cha làm mẹ. Dĩ nhiên họ còn cảm thấy lệ thuộc nhiều năm nữa trong thời niên thiếu (cho đến
khi có tiền còm nhờ đi bỏ báo, hoặc tiền lì xì bỏ ống), nhưng họ không thích phải lệ thuộc như
vậy. Đây không phải là ước muốn được độc lập như người SP, nhưng là họ ước muốn phục vụ mà
chưa có dịp: họ nôn nao muốn giúp ích cho đời, cho người.
Nên nhớ rằng người SP có khuynh hướng cần tự do và tự lập, còn người SJ thực ra có khuynh
hướng muốn có kỷ luật gò bó và bắt buộc. Đó là những nhu cầu hỗ tương. Thực vậy cách tìm hiểu
tính tình của người SJ rõ nhất là so sánh họ đối chọi với tính tình của người SP.
Trước hết người SJ sống đạo lý khổ hạnh, còn người SP sống theo triết lý hưởng thụ: một bên là
làm việc, một bên là vui chơi. Đó là hai đường lối sống, không có cái này tốt cái kia xấu, nhưng là
hai quan niệm sống khác biệt nhau. Dĩ nhiên để nhìn xa hơn, chúng ta có thể tìm hiểu thêm quan
niệm thế nào là tốt xấu trong đường lối NF và NT.
Sau đến, người SP có cử chỉ bình dân và lối sống phóng khoáng, vì họ tin tưởng và ước muốn mọi
người bình đẳng bình quyền, còn người SJ có dáng dấp người lớn và nét mặt quan trọng, vì họ tin
tưởng và ước muốn tôn ti trật tự, thứ tự lớp có đầu có đuôi có trên có dưới, phải có luật lệ quy tắc
chi phối các liên hệ giữa các phần tử như học đường, giáo hội, xí nghiệp, chính quyền, gia đình.
Mỗi người phải hoạt động tích cực để đạt được chỗ đứng, địa vị trong xã hội. Người SP không có
cái nhìn bên ngoài như vậy: họ cho rằng mọi người đều bình đẳng dù ở phe nhóm, tổ chức nào
cũng vậy, và cấp bậc trong xã hội chẳng qua chỉ là vấn đề hên xui may rủi, chứ chẳng ai làm gì
nổi. Còn luật lệ ư? Luật lệ là một hình thức ngụy trang của những người muốn củng cố địa vị của
mình do tình cờ mà chiếm được. Ít ra đó cũng là điều người SP nhận xét như vậy.
Tiếp đến, chỉ nhìn thoáng qua các hành động của người SJ, cũng đã nhận thấy một tư tưởng bi
quan yếm thế, ngược lại với người SP là lạc quan yêu đời. Khẩu hiệu của hướng đạo là ‘Sắp Sẵn’
chắc phải là do một người SJ nghĩ ra. Người SJ có sáng kiến và tổ chức như điều hành hướng đạo.
Thực vậy người SJ lúc nào cũng chuẩn bị sẵn sàng. Đa số hành động của họ chỉ là để chuẩn bị cho
những biến cố bất ngờ có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên vội vàng kết luận rằng
người SJ luôn luôn nghĩ tới tai nạn và kinh hoàng, nhưng hãy coi họ như có óc thực tế về sai lầm
và khiếm khuyết có thể xảy ra. Họ đề phòng nguy cơ một cách rất hữu hiệu.
Ngụ ngôn ’con kiến và con ve sầu/châu chấu’ của ông Ê xốp cho thấy một hình ảnh dễ hiểu về
người SJ và người SP. Theo ngụ ngôn, con kiến kiên trì cần mẫn khuân vác các mẩu bánh lớn về
tổ, trong khi ve sầu/châu chấu nằm lười biếng trên thảm cỏ bên cạnh đường đi của kiến, ca hát múa
may cho rằng ‘trời sinh voi, trời sinh cỏ’. Con kiến không nhụt chí với công việc nặng nhọc, quở
trách ve sầu/châu chấu không chuẩn bị cho những ngày tháng mùa đông. Kiến nói: “Anh chung
sức với tôi, tích đầy nhà kho để muà đông khỏi bị đói lạnh”. Châu chấu trả lời: “Nhưng nếu chị cứ
làm việc cần cù như bây giờ, đã chắc gì sống nổi tới mùa đông mà lo. Biết đâu chị chẳng bị bệnh
cao máu, đau bao tử, táo bón mà chết. Chị nên bắt chước tôi đây, thảnh thơi nhàn hạ trên thảm cỏ,
hưởng dùng thức ăn dư thừa, và đòi hỏi thế giới phải cung phụng ta, tội gì mà làm việc cho mệt?”
Dĩ nhiên mỗi con vật theo ý riêng mình, chẳng ai nghe ai. Đến khi mùa đông dài tới, ve sầu/châu
chấu phải gõ cửa nhà kiến, sau khi phải đứng chờ vừa đói vừa lạnh. Kiến ở trong nhà đầy đủ lương
thực cuối cùng cũng thương hại cho ve sầu/châu chấu vào. Người SJ và SP cũng vậy: nhiều đôi vợ
chồng là SJ với SP, và màn kịch đó cứ diễn đi diễn lại mãi không ngừng.
Một nhận xét nữa về tư tưởng bi quan của mẫu người Epimetheus. Định luật Murphy cho rằng ‘cái
gì có thể hư hỏng thì trước sau gì cũng sẽ hư hỏng’, hoặc ‘làm việc gì cũng tốn tiền tốn giờ hơn là
ta nghĩ’. Chỉ có người SJ mới có thể nghĩ ra định luật đó thôi.
Người SJ ao ước trở nên hữu dụng và thường phát hiện qua lòng thèm khát gia nhập hội đoàn tổ
chức. Về điểm này, người SJ thực sự thèm khát hơn những mẫu người khác. Trung tâm đời sống
của người SJ là gia nhập cơ cấu tổ chức. Qua hành động, người SJ nhận ra bản tính xã hội của con
người. Hơn các mẫu người khác, người SJ sáng lập và duy trì các cơ cấu tổ chức như gia đình,
giáo hội, hiệp hội, đoàn thể, phong trào, nghiệp đoàn. Có khi cơ cấu tổ chức là tất cả mục đích
cuộc sống của người SJ, cũng như hành động là cùng đích của người SP vậy. Người SP cũng gia
nhập cơ cấu tổ chức, nhưng đòi hỏi và mong đợi cơ cấu tổ chức đó phải đáp ứng nhu cầu của họ,
họ mới gia nhập và tích cực hoạt động.
Người SJ càng lớn tuổi càng nhận thấy truyền thống là quan trọng. Các người SJ trong gia đình,
hội đoàn, giáo hội hoặc nghiệp đoàn là những người cần thiết để bảo vệ truyền thống. Nếu chưa
có nghi lễ, tập tục và truyền thống, người SJ sẽ cố gắng thiết lập và bảo vệ. Nên nhớ rằng những
mẫu người khác rất vui mừng được tham dự những lễ lạc, nghi thức, hội hè đình đám. Cũng nên
nhớ rằng người SJ mời mọi người tới tham dự cho dù một số tỏ ra vô ân bạc nghĩa.
Tuy nhiên, người SJ dễ nhận ra thái độ vô ơn hờ hững của người khác đối với những dịch vụ, ân
cần, hy sinh của mình. Điều kỳ lạ là họ không thấy đòi hỏi người khác phải biết ơn, cảm tạ, bởi lẽ
nhiệm vụ của họ là phục vụ, hy sinh, săn sóc, lo lắng. Họ cảm thấy phải làm như thế vì trách nhiệm
có lúc nặng nề, và họ muốn cảm thấy như vậy. Đối với họ, nếu cảm thấy khác có nghĩa là vô dụng,
không tham gia, và thái độ nhận lãnh, được cung phụng, được săn sóc là những thái độ không
chính đáng, phải khử trừ mỗi khi thấy xuất hiện. Thử quan sát một người SJ dự tiệc mà coi: họ chỉ
vui khi được giúp chủ nhà làm bếp, dọn bàn, đưa món ăn, thu dọn sạch sẽ. Ngược lại, khi người
SP tổ chức tiệc tùng mà mời người SJ dự, người SJ cuối cùng chính là người phục vụ mọi người.
Dĩ nhiên người SP khởi xướng, nhưng người SJ thanh toán dùm.
Không có gì là bí mật khi người SJ chọn nghề. Các cơ cấu tổ chức hệ thống này nọ đón mời họ,
và họ đến để thiết lập, nuôi dưỡng, và bảo trì các cơ cấu đó cho liên tục và trường kỳ. Dạy học, kế
toán, ngân hàng, thư ký, y khoa, phục hồi, bảo hiểm, chứng khoán, điều hợp, cung cấp buôn bán:
tất cả đều có một điểm chung là bảo trì. Người SJ là con người bảo trì dù ở đâu, dù làm việc gì và
với ai chăng nữa. Họ tiết kiệm cách này cách khác, trước hay sau cũng vậy, còn người SP chỉ biết
tiêu xài, sử dụng. Người SJ là nền tảng, then chốt, cột trụ, yếu tố căn bản của xã hội, và nên mừng
khi có họ chung quanh ta.
Ước muốn bảo trì của người SJ thật mãnh liệt nên mọi hành động, tư tưởng và thái độ của họ đều
bị ảnh hưởng lây. Người SJ khó mà từ chối khi được trao phó thêm trách nhiệm. Họ lý luận: ‘Nếu
tôi không làm thì chẳng ai chịu làm cho’, và ‘Như thế thì đâu có xong việc được!’ Dĩ nhiên, có khi
người SJ cảm thấy cay đắng vì người ta không biết ơn, và đôi khi cảm thấy bị thua thiệt, và buồn
cười nhất là khi chính khi họ muốn hành động để tránh thua thiệt đó. Nhưng người SJ khó tự do
diễn tả được tâm tình cay cú khi không được ghi ơn, bởi lẽ bản tính của họ bắt buộc thôi thúc họ
phải bảo trì. Nói theo một cách nào đó, người SJ không dự trữ đủ nghị lực để đề phòng những lúc
rủi ro, nên họ không thể đủ trách nhiệm và nghĩa vụ để chu toàn điều mà họ cảm thấy.
Người SJ ước muốn bảo trì truyền thống, nên họ chỉ mong sao cho có ngày họ được đóng vai trò
lãnh đạo chỉ huy. Khi được như vậy, chắc chắn họ sẽ dùng uy quyền của họ để bảo trì cơ cấu tổ
chức, để củng cố di sản. Di sản và điều kiện để được di sản có một chỗ lớn trong cái nhìn của
người SJ đích thực. Những gì tạm bợ, mau qua và tiện lợi hầu như bị người SJ coi như là phương
hại đến tập thể, gia đình, tổ chức, di sản. Những điều này có thể là không có gì vô luân, bất hợp
pháp, nhưng ít nhất cũng đáng nghi ngờ đối với người SJ, vì tạm bợ, mau qua, tiện lợi có nghĩa là
có thay đổi, và thay đổi là làm mất giá trị của di sản. Người SJ cũng hiểu như những người khác
rằng cuộc sống cần phải có thay đổi, đôi khi có những thay đổi không thể tránh được, có lúc thay
đổi là điều hay nên thực hiện, nhưng họ muốn rằng phải tìm mọi cách tránh thay đổi một điều đã
được thử và xác định là đúng, được công nhận, chuẩn y. Thay đổi do diễn tiến từ từ hơn là đột ngột
bất ngờ. Người SJ với tính cách bảo trì di sản, không bao giờ muốn cách mạng. Người SJ quan
trọng hoá chức tước địa vị, bởi vì địa vị chứng tỏ quyền chính thức, và chức tước nói lên nhiệm
vụ. Người SJ không nhìn nhận rằng chủ quyền là chủ điểm của lề luật, nhưng lề luật là chủ điểm
của chủ quyền. Người SJ coi chủ quyền bất hợp pháp là một trọng tội. Có hay không có đối với
người SJ cũng chỉ là một cách biểu lộ lòng thèm khát nhiệm vụ y như cho đi và lãnh nhận vậy.
Thực vậy, ta có thể dễ hiểu người SJ hơn nếu ta biết rằng căn bản của con người họ là bảo trợ,
nâng đỡ trong vấn đề có hoặc cho, từ chối hoặc nhận lãnh.
Người SJ đương nhiên là người ghi nhận lịch sử của xã hội, tông tích của đoàn nhóm, và đây là
người sẵn sàng học bài học lịch sử vì xã hội, vì đoàn nhóm. Will Durant nói rằng bài học quan
trọng nhất của lịch sử đó là liên hệ hỗ tương giữa tự do và bình đẳng. Tự do tăng tiến thì bình đẳng
giảm thiểu, và hễ bình đẳng tăng tiến thì tự do cũng sẽ giảm thiểu. Rất tiếc là nhiều người không
chịu học bài học lịch sử quý giá đó. Chứng cớ hiển nhiên là ai cũng đòi hỏi tự do và bình dẳng tới
mức tối đa. Nhưng người SJ trực giác được điều này. Họ thấy hệ thống giai cấp bất bình đẳng là
đường lối độc nhất đưa tới tự do. Đó là lý do người SJ kính trọng những người lớn tuổi, vì họ tin
rằng những người lớn tuổi đáng được kính trọng và được vâng phục.
Như lịch sử có sứ mệnh chỉ huy hành động tương lai của ta, thì cũng có một số điều căn bản làm
nền tảng để ta xây dựng và duy trì những tổ chức, hệ thống, cơ cấu tổ chức của ta. Người SJ chủ
trương phải có hệ thống cơ cấu tổ chức căn bản cũng như họ tha thiết với tiền lệ. Dĩ nhiên giữa
những người SJ với nhau, có thể họ không hoàn toàn đồng ý về những điều căn bản chung, nhưng
tất cả đều công nhận phải có một hệ thống cơ cấu căn bản và họ quyết tâm theo đó. Trách nhiệm
người SJ lãnh nhận không bao giờ cùng. Bao lâu còn có việc phải làm, có nghĩa vụ phải thi hành,
có trách nhiệm phải chu toàn, bấy lâu người SJ cảm thấy phải góp một phần nào cho mọi sự được
chu toàn, cho dù có khi họ quá bề bộn bận rộn, cho dù người khác không chịu góp phần bao nhiêu.
Trên thực tế, có nhiều người lợi dụng tính ham làm của người SJ: ‘Thôi thì cứ để cho mấy người
đó quán xuyến!’ rồi bỏ bê không biết cám ơn, hoặc không chịu cộng tác, để rồi một mình người
SJ lăn lưng ra mà làm, rồi kiệt sức, buồn chán, và có thể đau yếu nữa. Người SJ thường hay bị
chán nản ê chề. Abraham Lincoln, một người SJ thật xuất sắc cũng đã cảm thấy tâm trạng não nề
này mà thở than:
“Giờ đây tôi là một con người sống khốn nạn nhất. Nếu gia đình nhân loại được phân chia đồng
đều những gì tôi đang cảm thấy, có lẽ chẳng còn một bộ mặt trên trần gian này có thể vui vẻ được
nữa. Tôi không thể nói được rằng tôi có khá hơn được. Tôi sợ rằng không...” (Gillette, Mary, Paul
& Hornbeck).
Một điều buồn cười là tinh thần trách nhiệm của người SJ không luôn luôn tạo nên cảm tình mộ
mến biết ơn. Những người lợi dụng lòng tốt của người SJ thường hay bỏ đi sau khi thấy người SJ
đã kiệt sức. Thường thường những người thụ ân người SJ không đủ tinh ý nhận ra rằng không mấy
ai tỏ lòng biết ơn người SJ. Lý do có thể là vì người SJ có khuynh hướng giữ bộ mặt nghiêm khắc
trái ngược với tấm lòng nồng hậu của họ. Nhân vật Hepsibah và Hawthorne trong ‘The House of
seven Gables’ nhân cách hoá bộ tịch đó như sau:
“Bộ tịch nhăn nhó đó đã làm cho cô Hepzibah thành một con người khó tính, một gái già bẳn gắt.
Chắc cô đã phải nhiều lần tự nhủ ‘tôi trông thê thảm quá!’ để rồi lại sống đúng như điều cô suy
nghĩ. Tuy nhiên, lòng cô không bao giờ phải khó chịu: lúc nào cũng dịu dàng, tế nhị và đầy giao
động hồi hộp. Đó là nhược điểm của tâm hồn, trong khi đó nét mặt cô càng ngày càng tỏ ra nghiêm
khắc, dữ dằn” (Nathaniel Hawthorne, The House of the Seven Gables, Scholastic Magazine, N.Y.
1965, pp.33 34). Người SJ quan tâm đặc biệt đến việc phải chăm sóc cho người khác, cách riêng
người trẻ và người già và những người có quyền. Người SJ quyết tâm sống theo tiêu chuẩn của xã
hội và cố gắng truyền lại những giá trị tinh thần đó cho thế hệ trẻ. Người SJ nhận thấy quan trọng
phải làm việc trong môi trường phản ảnh trung thực những giá trị đó, họ không thích liên lạc với
những người hoặc những tổ chức ngoài môi trường của họ.
“Những hình ảnh như vậy đâu có xứng đáng! Mary nghi ngờ dán mắt công giáo vào những đường
nét thân hình một người nằm xõng xoài, trần truồng. Giả như con gái của Mary mà như vậy thì...gia
đình O’Neills luôn luôn làm Mary sửng sốt. Cô dễ bị ngạc nhiên cũng như dễ bị thương: một cái
va chạm nhẹ đủ để vết tím bầm trên da thịt cô ngày này qua ngày khác. Tội nghiệp cho Mary. Nếu
không có Bobby, con trai của nàng thì nàng đã bỏ đi từ lâu rồi. Tội nghiệp cho cách họ nuôi mấy
đứa con! Không bao giờ có một miếng thịt mà ăn! Thỉnh thoảng mới được một miếng thịt cừu.
Không có gì ngon hết trừ một vài calôri và một ít chất giải khát. Và nếu như nàng không chỉ bảo
dạy dỗ thì nó chỉ biết quá ít về Đấng Cứu thế.” Tiffany Thayer, ThirteenWomen, N.Y., Claude
Kendall, 1932, p.1).
Vì người SJ tha thiết với các tổ chức, định lệ của xã hội, nên đa số họ có óc kinh doanh, thương
mại, làm việc trong công sở, tư sở, văn phòng, ngân hàng, y tế, kế toán, nha khoa, phòng nhân
viên, mỹ viện, nhà thuốc: tất cả những nghề nghiệp trên đều nhằm mục đích cung ứng dịch vụ và
phục vụ theo các cơ cấu tổ chức sẵn có. Có khá nhiều nhà giáo dục, giáo sư, giám đốc, quản thủ
thư viện thuộc loại người SJ. Tính trung bình, có chừng một nửa giáo chức trung tiểu học thuộc
mẫu người SJ. Lý do dễ hiểu là vì giáo chức SJ tượng trưng thực sự cho giá trị tinh thần cố hữu
của học đường muốn bảo vệ và thông truyền luân lý và văn hoá cho thế hệ mai sau.
“Bước chân vào lớp học là bạn có tất cả uy quyền của một định chế. Bạn bảo người ta làm là tức
khắc người ta phải làm, bảo người ta đọc là người ta phải đọc, bảo người ta suy nghĩ làm sao, giải
thích sự việc thế nào là người ta phải suy nghĩ giải thích như vậy. Bạn có thể làm cho người ta có
mặc cảm tội lỗi vì họ chưa kịp đọc cho thấu, hoặc chưa làm quen được với các tài liệu. Giáo chức
nào cũng chơi một trò như vậy cả. Và tôi cũng đã sống trong cuộc, với đủ chân tay mặt mũi” (Studs
Terkel, Working, p. 566).
Người SJ cũng thích những nghề xoay quanh vấn đề dinh dưỡng như bệnh viện. Đa số các y tá
thuộc loại người SJ, nhất là SFJ. Đặc biệt người SJ thích phục vụ các nơi săn sóc người nghèo,
người đau yếu. Người SJ chính là nòng cốt làm quân bình lãnh vực kinh tế và xã hội. Họ làm ra
được tiền và đáng đồng tiền bát gạo, và không hiểu làm sao người khác không làm được như thế.
Người SJ hiểu rõ giá trị của truyền thống, quan niệm đứng đắn thế nào là đúng, thế nào là sai, và
thường không chấp nhận những người làm sai. Người SJ khó chịu với những ai vi phạm luật lệ tổ
chức hoặc công ước xã hội, cho đến khi người ta hối cải. Người SJ coi thường những ai lạc đường
cho đến khi họ ăn năn trở về và cải thiện đời sống. Người SJ muốn làm việc đúng thời đúng chỗ.
Hằng ngày họ thèm khát được tháp nhập vào tổ chức của họ, và muốn góp phần phục vụ tổ chức
đó. Không bao giờ họ nghĩ rằng việc họ làm hôm qua là đủ thay thế cho hôm nay. Mỗi ngày người
SJ tìm cách để củng cố việc họ làm để chứng tỏ họ thực sự thuộc về tổ chức của họ bằng cách ngày
nào cũng vậy họ chu toàn nghĩa vụ được trao phó. Đối với họ, không chu toàn nghĩa vụ là có lỗi,
không phù hợp với tiêu chuẩn của xã hội là quê cùng mình. Những chữ diễntả con người SJ là
trung thành, đáng tin, kiên vững, đúng luật, rường cột của xã hội, cột trụ của tổ chức. Họ là người
tạo dựng xã hội.
3. TÍNH TÌNH NGHIÊM TÚC (NĂNG TIẾN): NT
Thần Prometheus đã cho con người ngọn lửa quý giá, tượng trưng cho ánh sáng và năng lượng, để
biến con người nên giống thần minh hơn. Nhờ chế ngự được ánh sáng và năng lượng, con người
kiểm soát được thiên nhiên, có nghĩa là nắm được quyền lực ở trong tay. Chính đó là đặc điểm của
mẫu người Prometheus, khác với các mẫu người khác: ước muốn có quyền.
Có những mẫu NT như sau: INTP, ENTP, INTJ, ENTJ. Chỉ có khoảng 12% quần chúng thuộc
mẫu tính tình này thôi, nên tương đối ít gặp thấy. Ở nhà trường, một lớp học tiêu biểu 32 học sinh,
chỉ có 4 người thuộc mẫu NT, và chỉ có 1/4 là hướng nội, hoặc INTP hoặc INTJ. Như thế đủ để
thấy người NT phải sống trong một môi trường thật xa lạ, khác biệt. Họ phải sống với người khác
mẫu tính tình, trong khi người SP và SJ thường gặp người cùng mẫu tính tình sống chung quanh.
Cha mẹ và giáo chức của người NT thường thuộc lại SP và SJ. Cứ 16 gia đình mới có một gia đình
cả cha lẫn mẹ đều là N, và cứ một ngàn gia đình mới có một gia đình cả cha mẹ đều là NT.
Người NT thích có quyền lực, không phải là quyền hành trên người khác, nhưng là thứ quyền lực
đối với thiên nhiên: làm sao để có thể hiểu biết, kiểm soát, tiên đoán và giải thích các sự kiện thực
tế đang xảy ra. Nên nhớ trên đây là những đặc điểm của khoa học. Do đó, người NT có khuynh
hướng trở nên nhà khoa học. Những hình thức quyền lực người NT muốn có chỉ là phương tiện để
họ đạt tới một mục đích: mục đích chính là thông thạo hiểu biết. Thực ra, người NT không muốn
quyền lực vì quyền lực, mà muốn chứng tỏ họ có khả năng, thẩm quyền, tư thế, năng khiếu, sở
trường, tài cán.
Người NT say mê óc thông minh sáng suốt, có nghĩa là họ có khả năng làm việc tốt trong nhiều
hoàn cảnh khác nhau. Người NT cực đoan có thể mê mẩn thu thập kiến thức, lúc nào cũng tìm
cách học khôn, y như con kiến trong truyện ngụ ngôn lo tích trữ của ăn. Nếu bạn cho người NT
biết họ là con người giả hình, lừa dối, lường gạt, thiếu trách nhiệm và sáng kiến, họ chỉ suy nghĩ
về nhận xét của bạn và có thể đáp lại rằng biết đâu bạn nhận xét có phần đúng. Như thế, không có
nghĩa là họ không khó chịu, bực mình, bởi lẽ họ thường thắc mắc nghi ngờ chính nhận định của
họ về tự do, trách nhiệm và quyền hành. Nhưng nếu bạn cho người NT là điên dại, ngu xuẩn,
không có khả năng, họ sẽ cho bạn thấy rõ giá trị tại sao bạn có thể nhận xét như vậy. Chỉ mình họ
mới có thể nhận định khả năng của họ, và họ nhận định rất khắt khe, đúng mức.
Người NT tìm cách để chứng tỏ khả năng, và nhiều khi như thế vẫn chưa đủ, họ muốn họ có dư
khả năng. Họ ước muốn thật nhiều khả năng, họ bị mê mẩn và chỉ muốn sao cho phát triển thêm,
y như thể bị một ma lực nào lôi cuốn vậy. Người NT muốn phát triển cũng như người SP muốn
biểu lộ vậy, cho dù đối tượng khác nhau: người SP chỉ muốn hành động diễn xuất, nhưng không
muốn phát triển, cho dù hành động của họ đã là tuyệt vời, còn người NT phải phát triển, nhưng
không muốn chỉ hành động diễn xuất chỉ vì phải hành động, cho dù khi họ có hành động, và càng
ngày càng thêm chính xác tinh tế. Nói theo một cách nào đó, người SP là bức gương phản chiếu
người NT. Đối với người SP, khả năng là phương tiện cho họ tự do diễn xuất, còn đối với người
NT, diễn xuất là phương tiện cho họ càng thêm khả năng hữu hiệu.
PHƯƠNG TIỆN MỤC ĐÍCH
Người NT diễn xuất khả năng
Người SP khả năng diễn xuất
Nhân tiện cũng nên nói ngay rằng cả người SJ và người NF bí ẩn đều không có quan tâm chú ý tới
khả năng và diễn xuất bao nhiêu. Có lẽ chúng ta có thể hiểu người NF và SJ nhiều hơn, nếu luôn
nhớ rằng họ không để ý tới khả năng và diễn xuất. Họ có vẻ như có mối quan tâm khác, và họ
không hiểu tại sao những người SP và NT cực đoan lại chống đối nhau dữ dội. Dĩ nhiên những
người hiếu chiến chỉ thích khả năng với diễn xuất cũng không hiểu tại sao người khác có thể dửng
dưng với vấn đề được.
Người NT là mẫu người tự kiểm thảo khắt khe hơn hết. Họ coi đi xét lại về lỗi lầm của họ. Họ tìm
đủ mọi cách để cải thiện. Họ dùng mọi biện pháp để nhận định xem họ đã tiến tới được bao nhiêu.
Họ không ngừng bắt mạch xem họ có được bao nhiêu năng khiếu, và mỗi lúc mỗi canh chừng nghị
lực của họ. Họ muốn phải làm sao hiểu được mọi sự vật trên trời dưới đất, được biết mọi dữ kiện
siêu nhiên và tự nhiên, miễn sao để chứng tỏ họ thông thạo chuyên môn. Người NT càng cực đoan
bao nhiêu, họ càng đòi hỏi chính mình họ phải có nhiều năng khiếu và hiểu biết bấy nhiêu. Người
NT muốn rằng trong bất cứ lãnh vực nào họ để tâm đến, họ đều phải là người thấu triệt quán xuyến
hết cả. Không thể nào họ chịu lép vế được. Người SJ hành động theo những điều ‘nên’, ‘phải’, còn
người NT hành động theo những điều ‘phải biết’, ‘có khả năng’. Người NT có khuynh hướng tích
luỹ các khả năng và chẳng muốn loại trừ khả năng nào cả. Họ sống theo hệ thống giá trị ưu tiên,
và dĩ nhiên họ là người đòi hỏi hoàn hảo, dễ để tinh thần bị căng thẳng và để hành động thành
nghiện ngập khi họ bị áp lực. Họ luôn ý thức khuyết điểm của họ, và nhận thức rằng họ chưa tới
được hoàn hảo. Họ có thể đón nhận lời phê bình của người khác về quyền lực của họ có, với một
thái độ khinh khi hoặc diễu cợt. Họ có thể biểu lộ thái độ đó, hoặc không biểu lộ gì cả, cho dù
người NT hướng ngoại dễ biểu lộ hơn. Người NT ý thức rõ ràng giá trị những lời phê bình, và họ
bằng lòng để bị chỉ trích tới mức độ nào đó. Cùng với đòi hỏi hoàn hảo, người NT ngay từ nhỏ,
không muốn chấp nhận một quyền bính nào mà không đặt vấn đề trước. Người NT dửng dưng,
cho dù ai tuyên bố điều gì với uy tín và thế giá nào chăng nữa. Họ tin rằng mỗi lời tuyên bố phải
có lý do căn cớ riêng biệt, phải hợp lý, có thể trắc nghiệm xem đúng hay sai, và phải đi sát với
thực tế. Người NT có thể nói: ‘Tôi biết rằng Einstein đã nói như thế, nhưng ‘nhân vô thập toàn’
(không ai đúng hoàn toàn mười phân vẹn mười) mà!’ Đặc tính không chấp nhận quyền bính này
có thể làm cho người NT trở nên ương ngạnh cố chấp, nhất là người NT cực đoan.
“Từ khi lên 12 tuổi, tôi đã bắt đầu suy tư dày vò với vấn đề ý nghĩa cuộc sống nhân sinh... và chắc
chắn rằng những người chung quanh tôi sống vất vưởng như đoàn vật càng làm cho vấn đề thêm
trầm trọng...Lúc nào trong đầu óc của tôi cũng lởn vởn tư tưởng này là phải có một phương pháp
khoa học nào đó để tìm hiểu vấn đề nhân sinh chứ. Khi lên 14 tuổi, tôi đọc được cuốn sách ‘Man
and Superman’(con người và siêu nhân) của Shaw và lấy làm bực mình vì tôi không phải là người
đầu tiên đặt vấn đề đó” (Colin Wilson, The Outsider, N.Y., Dell Publ. co., 1956, pp. 289 290).
Người NT thường hay thổ lộ tâm sự với những người họ tin tưởng rằng họ bị ý nghĩ thất bại ám
ảnh đầu óc họ không thôi: lần này thì sợ không thể thành công và chắc sẽ bị thất bại, lần khác thì
sợ không đủ kiến thức và kinh nghiệm đối với vấn đề. Số phận người NT cứ hoài nghi với ngờ vực
không thôi. Vì tính đa nghi nên người NT, đặc biệt là người NTP, khó mà ra tay hành động cương
quyết. Có khi nguy nan làm cho họ trở nên nhu nhược bất động, chỉ sợ điều mình quyết định sẽ
mau thay đổi.
Hình như người NT không bao giờ tin rằng mình hiểu biết đủ, có khả năng kinh nghiệm đủ, để làm
việc thành công, và họ có khuynh hướng mỗi ngày mỗi đòi hỏi toàn hảo hơn. Hôm nay họ cho là
được, ngày mai lại chê là không được. Người nào tỏ ra cực đoan hơn, lại đòi hỏi mức toàn hảo
hơn, cho dù nhiều lần họ đã thành công. Người NT coi những việc thường ngày là thiếu chỉ tiêu,
chưa đủ kinh nghiệm. Họ tỏ ra khắt khe đối với chính mình, kiểm soát kỹ lưỡng xem họ tiến triển
được bao nhiêu, siêng năng làm bản kiểm kê những thành công và thất bại. Họ muốn hoàn toàn
thông thạo trong công việc họ làm, lãnh vực họ hoạt động và không bao giờ ngừng tự cải tiến phát
triển.
Quan sát một người NT chơi đùa làm cho ta phải cảm động và cảm thấy hơi buồn khi so sánh với
thái độ bỏ rơi của người SP. Người NT lý luận minh bạch rằng chơi đùa là cần thiết cho sức khoẻ,
nên hoạch định giờ chơi đàng hoàng, và trong giờ giải trí đó, họ muốn làm sao phải tiến thêm.
Chẳng hạn như khi muốn chơi bài, họ không muốn vấp phạm phải lầm lỗi nào. Khi chơi banh, họ
muốn lần nhận banh này phải khá hơn lần vừa qua. Người NT muốn sao cho mình phải được vui
vẻ, vì họ nghĩ rằng đó là mục đích của giải trí.
Khi đối xử liên hệ với người khác, người NT thường gây nên hai ấn tượng mâu thuẫn sau. Ấn
tượng thứ nhất là họ không kỳ vọng nơi người khác bao nhiêu, vì họ cho rằng người khác không
có nhiều kiến thức hoặc khả năng kinh nghiệm. Người NT có thể tạo ra ấn tượng đó khi họ tỏ ra
ngạc nhiên một chút, vì thấy người khác cũng hiểu biết và thành thạo vấn đề. Người NT thường
cho rằng người khác không có thể thấu suốt những tinh vi, tế nhị của vấn đề, và họ dễ để cho người
khác nhìn thấy thái độ đó. Ấn tượng này khác hẳn với ba mẫu tính tình kia, vì ba mẫu kia đều tin
rằng không nhiều thì ít, người khác cũng có thể hiểu được vấn đề. Ấn tượng thứ hai là người NT
muốn những người chung quanh họ cũng phải cố gắng sống đúng chỉ tiêu lý tưởng như họ vậy.
Mà vì chẳng ai có thể hoàn toàn sống đúng chỉ tiêu, trọn vẹn lý tưởng, người NT thấy ai cũng đầy
rẫy những sai lỗi khiếm khuyết. Thông thường người ta nhận thấy người NT thuộc loại đòi hỏi yêu
sách khá nhiều.
Một hậu quả tai hại của hai ấn tượng mâu thuẫn trên là những người sống quanh người NT trước
sau cũng cảm thấy mình không có tài trí hiểu biết bằng người NT, nên sẽ trở thành thủ thế, rút lui
vào bóng tối, và chẳng muốn trình bày tư tưởng chia sẻ ý nghĩ của họ nữa. Như vậy, người NT sẽ
bị cô lập không được ai san sẻ kinh nghiệm hiểu biết cho, vì ai cũng sợ bị coi là ngu si đần độn.
Dĩ nhiên cuối cùng người NT càng có lý để tin rằng người khác là ngu si đần độn thực sự, bởi lẽ
không chịu đả thông tư tưởng, chia sẻ kinh nghiệm với họ.
Thái độ tự cao tự đại này làm cho người NT không được những người khác quý mến thực sự,
nhưng lại giúp mẫu người NT tạo nên những tác phẩm để đời có ảnh hưởng trên suy tư của nhân
loại. Chẳng hạn như Machiavelli biểu lộ mẫu người như vậy khi ông dạy hoàng thân Lorenzo về
nghệ thuật điều khiển quốc gia, cho dù chính Machiavelli chỉ là một người tầm thường vô danh
tiểu tốt:
“Thói thông thường là những ai muốn xin được ân huệ nơi một ông hoàng thì phải chứng tỏ lòng
muốn thực tình của mình bằng cách dâng tiến những lễ vật mà ông quý trọng, hoặc thích thú. Đó
là lý do người ta dâng tiến các ông hoàng những lễ vật như ngựa quý, khí giới, vàng bạc, kim
cương, đồ trang sức xứng đáng với địa vị hoàng tộc. Tuy thế mặc dầu tôi có ý muốn dâng tiến lễ
vật cho quý hoàng thân để chứng tỏ lòng ngưỡng mộ của tôi, tôi cũng không thể tìm được một lễ
vật nào trong tất cả những của cải tôi có, ngoại trừ kiến thức mà tôi thu thập được về những thành
tích của các bậc vĩ nhân qua kinh nghiệm lâu năm đối với những sự việc hiện tại, và nghiên cứu
liên tục những sự việc dĩ vãng. Tôi đã hết sức cần mẫn suy nghĩ và tìm hiểu hành động của các
bậc vĩ nhân qua nhiều năm, và giờ đây tôi xin dâng lên quý hoàng thân thành quả của những năm
đó trong một cuốn sách nhỏ bé; và mặc dầu tôi trộm nghĩ công việc này không đáng được quý
hoàng thân chấp nhận, tôi tin lòng nhân đạo của quý hoàng thân sẽ hoan hỉ đón tiếp, vì quý hoàng
thân biết rằng tôi không có thẩm quyền dâng tiến một lễ vật nào cao trọng hơn giúp cho quý hoàng
thân chỉ trong một thời gian ngắn hiểu được những gì mà tôi đã phải trả giá cô đơn và nguy hiểm
để học hỏi qua nhiều năm.” (Niccolo Machiavelli, Mentor Classic, N.Y. 1952, p. 31).
Trong các giao tiếp liên hệ, người NT thường không thích phải nói đi nhắc lại. Lời họ nói cô đọng,
chính xác, lý luận, đanh thép. Họ không muốn xác nhận một điều hiển nhiên, vì như vậy là làm lời
nói bị giới hạn, bởi lẽ họ tin rằng ‘Dĩ nhiên ai cũng biết rằng...’ Người NT nghĩ rằng nếu họ xác
nhận một điều hiển nhiên thì sẽ làm cho người khác chán ngán. Người NT có khuynh hướng không
muốn dùng những hình thức vô văn tự. Người NT muốn dùng những chữ thật chính xác, và hy
vọng người khác cũng dùng như vậy, cho dù sớm gì họ cũng nhận thấy người khác không dùng
như thế. Nữ hoàng Elizabeth, con vua Henry VIII, đã trị vì nước Anh trên 40 năm, là tiêu biểu cho
đặc tính trên khi bà tuyên bố ý định kết hôn của bà cho các quần thần làm áp lực với bà:
“Câu trả lời của nữ hoàng Elizabeth thật mạnh bạo dứt khoát: ‘Ta không biết rồi sau này ta sẽ hành
động ra sao, nhưng có một điều chắc chắn là ta muốn các ngươi biết rằng hiện thời ta không làm
gì khác hơn là những gì ta đã tuyên bố với các ngươi’. Thực không còn lời nào rõ ràng hơn nữa!”
(E. Jenkins, Elizabeth the Great, N.Y. Time Publication 1958, p. 57).
Elizabeth sống hoàn toàn trái ngược với con người của một đối thủ trọn đời là nữ hoàng Mary của
Tô cách lan với mẫu người NF. Elizabeth luôn sống xa cách thuộc hạ, còn Mary lôi cuốn người
khác tới gần. Ngay cả những cai tù cũng còn thích và cảm mến bà. Mọi hành động của Mary đều
đượm màu tình cảm. Mary muốn trở thành nữ hoàng Anh quốc và ngây thơ tin tưởng rằng đứa con
riêng của bà sẽ không nỡ từ chối đến cứu nguy cho bà khi hữu sự. Người ta có thể tiên đoán được
phản ứng của Elizabeth: theo lý trí cứng nhắc, cần làm thì cứ làm, cho dù có nuối tiếc và hối hận,
và tránh đích thân can thiệp vào việc lên án Mary.
Bởi vì người NT quan trọng hoá vấn đề hiểu biết và thông thạo: họ muốn họ hiểu biết và thông
thạo, và cũng muốn người khác nhìn nhận về họ như vậy, nên thường thường họ xuất sắc trong
phần chuyên môn và trên lãnh vực của họ. Họ thèm khát quyền lực hơn là hành động, trách nhiệm,
và ngay từ thuở nhỏ, họ đã tỏ ra tính tò mò hiếu kỳ, muốn coi xem máy móc làm việc ra sao, muốn
biết các sự việc diễn tiến như thế nào. Trẻ em NT sẽ bắt đầu tìm kiếm những lời giải thích, những
cách cắt nghĩa này nọ khi chúng biết nói. Chúng thắc mắc về thế giới chung quanh chúng, và không
bao giờ được thoả mãn với những lời giải đáp nghe như không hợp lý của người lớn. Chúng muốn
những lời giải đáp có đầu có đuôi, hợp tình hợp lý. Chúng có thể mải mê tìm kiếm cho ra đủ mọi
sự kiện có khi làm cho người khác khó chịu. Người NT học hỏi suốt ngày suốt đêm 24/24, nhất là
người NT cực đoan, kể cả từ thuở nhỏ.
Người NT say mê học hỏi tìm hiểu, nên khi họ rời ghế nhà trường, họ đã có cả một kho tàng kiến
thức. Người NT học hỏi từ thuở nhỏ và chăm chỉ nên dễ xuất sắc về chuyên môn kỹ thuật hơn các
mẫu người khác. Càng có khả năng tri thức, người NT càng có khuynh hướng thiên về khoa học,
toán, triết lý, kiến trúc, kỹ nghệ: tất cả những ngành đòi hỏi chính xác và tỉ mỉ. Rất nhiều người
NT ở trong các ngành đó.
Người NT sống với việc họ làm. Đối với họ, lúc làm việc thì họ làm việc, và lúc chơi họ cũng làm
việc. Phạt người NT phải ăn không ngồi rồi là một hình phạt nặng nề nhất. Người NT làm việc
không phải để hoàn thành một công tác, hoặc để tạo nên một thích thú gì, nhưng là để cải tiến,
kiện toàn, bổ túc khả năng hoặc kiến thức cần cho công việc. Người NT không có lòng thèm khát
hành động như người SP.
Đúng ra qua việc làm họ chứng tỏ họ thích luật lệ. Họ luôn luôn tìm hiểu những nguyên do của vũ
trụ.
Họ luôn luôn cố gắng nhóm lên một tia lửa hiểu biết vào các lãnh vực chuyên môn của họ.
Người NT thích tạo nên các kiểu mẫu, thăm dò các sáng kiến, thiết lập các hệ thống. Điều dễ hiểu
là họ thích các nghề có liên quan đến việc thiết lập và ứng dụng các nguyên tắc khoa học. Khoa
học, kỹ thuật, triết lý, toán, luận lý, trang trí, kỹ nghệ, khảo cứu, phát triển, điều hành, sản xuất,
hình luật, tâm lý, nghiên cứu chứng khoán: tất cả đều lôi cuốn người NT. Những dịch vụ thương
mại, những liên hệ thân chủ với khách hàng, không tỏ ra hấp dẫn gì cho người NT. Người NT cũng
không thích các công việc phục vụ như thư ký, văn phòng, sửa chữa, bảo trì, giải trí, phân phối.
Có nhiều người NT trong số các kỹ sư, kiến trúc sư, giáo sư toán, khoa học gia, triết gia. Dù ở đâu
dù làm việc gì, người NT cũng cố gắng làm cho hoàn hảo, và thường thường họ làm được cho
hoàn hảo.
Dù ở đâu dù làm việc gì, người NT, nhất là mẫu người NTJ, cũng phải sắp xếp lại môi trường bằng
cách xây cất phòng ốc, chỉnh trang lại cách trang trí hoặc bằng cách thiết lập và kiện toàn cơ sở tổ
chức. Ayn Rand là xếp sòng về mẫu tính tình NT, đã mô tả đặc điểm đó trong nhân vật Howard
Roark, đối thủ của bà trong tác phẩm The Fountainhead như sau:
“Hắn cố gắng suy nghĩ. Nhưng hắn quên mất rồi. Hắn nhìn vào những phiến đá. Hắn không cười
khi mắt hắn dừng lại, nhận thức được trái đất bao quanh hắn. Mặt hắn cũng giống như luật thiên
nhiên không ai có thể tra hỏi, thay đổi hoặc kêu nài. Xương hàm nhô lên, gò má sâu hõm, mắt
xám, lạnh và đứng yên, miệng thách đố, khép kín y như miệng của một tên đao thủ hoặc của một
vị thánh. Nhìn vào phiến đá, hắn nghĩ phải cắt phiến đá này ra để làm thành tường. Nhìn vào một
cây, hắn nghĩ phải chẻ ra để làm bè làm ván. Nhìn vào vết loang trên tảng đá, hắn nghĩ đến những
quặng mỏ ở trong lòng đất cần phải được khai quật, đúc luyện thành những thang, cọc chống đỡ
bầu trời. Hắn nghĩ: những tảng đá này là để cho hắn phải khoan, phải chờ vỡ tung ra, để được đục
khoét, mài dũa, được tái sinh và có một hình thái mới do bàn tay hắn tạo cho” (Ayn Rand, The
Fountainhead, Signet books, Bobbs Merrill Co., N.Y. 1943, p.15 16).
Người NT rất dễ lắng nghe những tư tưởng mới, dễ chấp nhận những thay đổi về phương pháp và
chính sách mà không tỏ ra khó chịu, miễn là những thay đổi đó có lý. Họ muốn học hỏi thêm
những tư tưởng tranh đua, và thường mở rộng lòng trí để nghiên cứu suy nghĩ. Người NT có
khuynh hướng ăn ngay nói thẳng khi giao tiếp liên hệ với người khác, cho dù người khác thường
nhận thấy rằng người NT lạnh nhạt, xa cách và bí ẩn. Tuy vậy, nếu hỏi thẳng một người NT về lập
trường, ý nghĩ của họ về một vấn đề gì, họ sẽ không ngần ngại nói rõ ý kiến không mập mờ chút
nào cả.
Người NT chỉ thích làm mà không thích chơi, nên dễ làm họ bị đụng chạm với người khác, và hậu
quả là họ bị gò bó đóng kín trong tháp ngà trí thức, không liên hệ được với thế giới thực tế bên
ngoài như các mẫu người khác. Đôi khi chúng ta gặp những thiên tài bất thường trong mẫu NT.
Einstein đi lại trên đường phố New York với đôi dép ngủ, và chỉ có thể nói truyện có ý nghĩa với
một số nhỏ. Dĩ nhiên Einstein chẳng hối hận gì về tình trạng đó, và rất may là công trình của ông
không bị mất mát gì. Tuy nhiên nhiều công trình của người NT bị mất đi, vì trình độ tư tưởng quá
trừu tượng nên ít ai hiểu cho được.
Khi người NT họp nhau lại thành một nhóm, họ thường thích chơi chữ với nhau, cảm thấy thú vị
vì nhận ra những tinh tế của ngôn từ. Họ say mê những kiểu nói quanh co, những nhận định mâu
thuẫn. Einstein nói: “Đứng về phương diện thực tế những định lý toán học không chắc chắn được
chút nào cả, và nếu có chắc chắn được chút nào thì cũng lại chẳng ăn nhằm gì với thực tế cả!”: câu
nói đó làm người NT sảng khoái tâm trí, cũng y như khi họ đọc thơ trào phúng hoặc kịch châm
biếm.
Người NT có khuynh hướng nhắm về tương lai, coi quá khứ như đã chết và đáng bỏ. Đối với họ,
điều quan trọng là những gì có thể xảy ra và những gì sắp xảy đến. Quá khứ dĩ vãng chỉ có một
công dụng là làm phương tiện hướng dẫn cho tương lai và góp phần rút tỉa những bài học của lịch
sử, nhớ lời cảnh cáo này: “ Ai không am tường lịch sử, sẽ phải lập lại lỗi lầm của lịch sử quá khứ”.
Không bao giờ người NT muốn lập lại cùng một lỗi lầm. Họ không đủ kiên nhẫn đối với lầm lỗi
ban đầu, nên phạm lầm lỗi một lần nữa có nghĩa là đáng lên án, là đồ bỏ. Dĩ nhiên nếu ta hiểu được
đầy đủ các nguyên tắc, đâu còn lý do để phạm cùng một lầm lỗi. Người NT cảm thấy xấu hổ vô
chừng nếu có ai bắt lỗi được việc làm của họ, nhất là lỗi lầm về đường hướng lý luận.
Một khi người NT làm chủ được một kỹ thuật gì hoặc một dự án lý thuyết nào rồi, họ sẽ tiến thêm
bước nữa vào thách đố khác. Sau khi đã tách biệt được các luật lệ tạo thành trật tự và lý do hành
động, và sau khi làm chủ được các khả năng cần thiết, dù là làm việc dù là chơi đùa, người NT
đưa mắt hướng về các thách đố mới. Dĩ nhiên bao giờ họ cũng chỉ mong sao có dịp cải tiến hoàn
thiện thêm trong bất cứ lãnh vực khả năng nào, dù mới dù cũ.
Tính người NT là thích suy nghĩ tìm hiểu xem những người chung quanh họ đang có ý nghĩ gì,
đang có động lực nào, và họ tìm cách sáp nhập những kinh nghiệm hiện tại vào hệ thống họ có
trong đầu óc, nên nhiều khi họ không được cảm nghiệm trực tiếp. Họ lo lắng tìm hiểu xem có gì
đang xảy ra trong khi sự việc đang diễn tiến, để rồi họ bỏ lỡ cơ hội chứng kiến sự việc diễn tiến.
Đôi khi người NT lộ vẻ đứng bên cạnh cuộc sống hơn là đi vào cuộc đời, y như thích thú đứng
trên bờ nhìn nước sông trôi, xa xa, tách biệt, vô tư một chút. Thái độ xa cách này đôi khi làm cho
người NT lỡ hứa dấn thân làm việc rồi sau này phải hối hận. Đặc biệt là mẫu người NT chưa để
tình cảm phát triển đầy đủ, mà đã liên hệ với người khác phái trong khi thực sự họ không hợp nhau
để trở thành bạn đời. Forester bắt mạch được tấm thảm kịch đó khi mô tả nhân vật thời danh của
ông khi đứng trước bàn thờ:
Vị chủ lễ nói: “Xin lặp lại theo tôi: Tôi, Horatio, nhận em Maria Ellen.”. Bỗng dưng trong đầu óc
của Hornblower có thoáng một ý nghĩ rằng đây là những giây phút cuối cùng chàng có thể rút lui
không phải thực hiện một công việc mà chàng biết là không hay. Maria không phải là mẫu người
đàn bà đúng y như chàng muốn để làm vợ chàng, cho dù chàng nhìn nhận rằng dù sao chàng cũng
xứng đáng để thành hôn. Nếu như chàng còn có một chút suy nghĩ, chàng sẽ hủy bỏ nghi lễ vào
giờ phút chót này, chàng sẽ tuyên bố rằng chàng đã đổi ý, chàng sẽ rời bỏ bàn thờ, để kệ vị chủ lễ
và Maria đứng đó, và chàng sẽ từ bỏ nhà thờ để chàng trở thành một con người tự do... “để tôn
trọng và yêu thương”... chàng vẫn còn đó ý như một cái máy, lặp lại những lời của vị chủ lễ. Maria
vẫn còn ở bên chàng đó, với bộ áo cưới màu trắng.
Nàng chan hoà hạnh phúc. Nàng tràn ngập lòng yêu thương chàng, cho dù lòng yêu đó có bộ sai
chỗ. Chàng không thể và chắc chắn không thể có một hành động tàn nhẫn với nàng được.
Hornblower lặp lại: “và anh hứa giữ lòng chung thuỷ với em trọn đời”...Chàng nghĩ như vậy là
được rồi. Đó là những lời quyết định cuối cùng để chứng tỏ nghi lễ có giá trị luật pháp. Chàng đã
tuyên hứa một lời thề và bây giờ không có cách gì trở ngược lại được nữa. Cũng có một điều an ủi
với tư tưởng này là cách đây một tuần, chàng đã dấn thân cam kết khi Maria khóc nức nở trong
tay chàng, tỏ tình yêu thương đối với chàng, và chàng đã quá mềm lòng không dám cười nàng, vì
có lẽ chàng quá yếu đuối? quá chân thật? không dám lợi dụng nàng để rồi phản bội nàng? Từ giây
phút chàng lắng nghe nàng, từ khoảnh khắc chàng hôn lại nàng những nụ hôn thật êm dịu, thì dĩ
nhiên những điều phải đến đã đến: áo cưới cho cô dâu, nghi lễ ở nhà thờ St. Thomas, và một tương
lai mơ hồ về tình yêu đằm thắm” (G.S. Forester, Hornblower and the Hotspur, Boston, Little Brown
and co. 1962, p.3 4).
Đôi khi người NT có thể quên tình cảm của người khác đối với họ và không tế nhị trong lãnh vực
liên hệ giữa người với người, một lãnh vực thật phức tạp. Người ta thường kể lại rằng khi có người
NT hiện diện, thì không có ai thực sự hiện hữu nữa, nên họ thường phản ứng lại bằng cách chỉ
trích, công kích tâm tính người NT. Người NT thường phản ứng lại bằng cách tỏ ra sửng sốt ngạc
nhiên và ít khi chống đối phản pháo lại. Tuy nhiên nếu muốn người NT cũng có khả năng châm
biếm chua cay và hậu quả có thể là tai hại cho người bị châm biếm.
Tinh thần của người NT được gói ghém trong huyền thoại về Prometheus, một vị thần Hy lạp, đã
tạo dựng con người từ đất sét. Prometheus bực mình vì con người khô cứng như tượng đá, nên đã
cầu cứu nữ thần Minerva trợ giúp. Nàng chở Prometheus lên trời để ăn trộm lửa từ bánh xe mặt
trời. Prometheus đặt ngọn lửa vừa ăn trộm được vào ngực chàng, và chàng trở nên sống động.
Prometheus trả giá vụ ăn cắp đó bằng cách bị đóng đinh vào xiềng xích giữa khoảng trời xanh
(Grant, p.200). Một con quạ tham lam mổ rách lá gan thâm tím của Prometheus mỗi ngày, năm
này qua năm khác. Và vết thương đau không bao giờ tận cùng: mỗi khi đêm về, Prometheus lại
phải hứng thân chịu gió rét sương rơi, và lá gan trở lại lành lặn như cũ. Prometheus giải thoát con
người khỏi ngu dốt, cho dù chàng phải lên trời để ăn trộm. Prometheus muốn con người phải tiến
bộ và tặng con người ân huệ khoa học và kỹ thuật.
4. TÍ NH TÌNH NHÂN PHẨM: NF
Thật khó mà diễn tả thành lời văn bản tính của người NF: INFJ, ENFJ, INFP và ENFP. Trong khi
những người khác SP, SJ, NT theo đuổi những mục đích bình thường, thì mục đích chính của
người NF lại là lạ thường. Mục đích lạ thường của người NF đặc biệt đến nỗi chính họ cũng không
diễn tả nổi thành ngôn từ dễ hiểu được. Khó mà quảng diễn được đầy đủ. Carl Rogers là một trong
những người có khả năng diễn tả hơn hết trong mẫu người NF, đã trình bầy cho thấy tính cách lý
luận quanh co, lối hùng biện ngoằn ngoèo của người NF như sau:
“Trở nên một con người, một nhân vị, có nghĩa là mỗi người phải tiến tới hiện hữu, phải thực tâm
hiểu biết và ước muốn cơ cấu hiện hữu mình đang có trong nội tâm hiện tại. Họ tránh xa bộ mặt
bên ngoài, bỏ đi những gì không phải là chính mình họ. Họ không muốn trở thành gì hơn khác hơn
là chính con người thực của họ, với những tâm tình mông lung hoặc thủ thế tự vệ. Họ lắng nghe
những vang động thầm kín nhất trong bản ngã tâm linh và tình cảm của họ, và càng ngày càng
chính xác càng sâu xa hơn. Chính đó là bản ngã đích thực của họ”. (Carl Rogers, On Becoming a
Person, Boston, Houghton Miffin, 1961, p.176).
Mặc dầu những mẫu người khác có thể coi đoạn văn trên như đầy tư tưởng vòng vo tam quốc hoặc
như là vô nghĩa, người NF quý chuộng cung kính, coi đây như bản tự thuật của đường lối người
NF: tìm kiếm bản ngã và nhân vị. Những người SP, SJ và NT có thể hiểu được mục đích của những
người SP, SJ và NT, cho dù họ không theo đuổi cùng những mục đích đó. Người NT có thể hiểu
tại sao người SP muốn được tự do không bị trách nhiệm ràng buộc, cũng như hiểu được rằng người
SJ muốn thoải mái với những sở hữu. Người SP có thể hiểu được người NT muốn thu thập kiến
thức khả năng, và người SJ muốn có đầy đủ tiện nghi. Người SJ cảm phục tài nghệ kỹ thuật của
người NT và thèm muốn bản tính độ lượng của người SP. Và đến đây là hết. Không một mẫu
người SP, SJ và NT nào có thể hiểu được mục đích của người NF, và chính người NF cũng không
thực sự hiểu được tại sao những mẫu người khác lại dấn thân theo đuổi những mục đích mà người
NF cho là phù phiếm giả trá, bởi lẽ người NF chỉ theo đuổi một cứu cánh kỳ lạ, một mục đích đầy
suy tư khó mà diễn tả, đó là hình thành bản ngã.
Người SP, SJ và NT có thể tìm ra được mục đích họ theo đuổi một cách minh bạch, chính xác và
đầy đủ, còn người NF đi tìm kiếm một bản ngã hiện hữu của mình thật là lòng vòng vô tận. Làm
sao ta có thể đạt được mục đích khi mà mục đích của ta lại là đi tìm một mục đích? Bản ngã trung
thực nhất của người NF là bản ngã đi tìm bản ngã, nhân vị đi kiếm nhân vị. Nói cách khác, mục
đích của họ sống là để sống có mục đích. Người NF lúc nào cũng chỉ muốn trở thành hiện hữu,
nên chẳng bao giờ họ thực sự là chính mình, bởi lẽ chính khi họ muốn hành động để đi tới được
bản ngã của mình thì họ lại đi ra ngoài bản ngã của họ mất rồi. Hamlet dằn vặt với điều nan giải
đó như sau:
“Vấn đề là ‘có’ hoặc ‘không có’. Phải chăng tốt hơn là nên cam tâm chịu các mũi tên hòn đạn do
định mệnh khắt khe gửi tới? hoặc có nên cầm khí giới chống lại cả biển đời rắc rối và chiến đấu
tới cùng?”
Thực ra không có cách nào chính xác hơn để diễn tả mục đích hỗn hợp của người NF. Hành động
là hủy diệt hữu thể, trong khi hiện hữu mà không có hành động chỉ là giả tạo và là vô thể. Ta chỉ
có thể trở thành hữu thể với điều kiện là ta chưa phải là hữu thể như ta sẽ trở thành. Chính đó là
điều mâu thuẫn của người NF trong suốt cuộc đời, và ít khi họ muốn có mục đích giải quyết điều
mâu thuẫn đó. Đa số những người NF nào muốn giải quyết điều mâu thuẫn thì được hạnh phúc và
thành công, còn những ai không muốn, sẽ phải thất bại và bất hạnh.
Người NF tự hỏi: làm sao tôi có thể trở nên con người chân thật của tôi? Họ muốn phát triển toàn
diện con người, muốn trở thành và muốn sống trung thực với lòng mình. Họ muốn được sống trọn
vẹn ý nghĩa cuộc đời của họ. Họ muốn trở nên con người độc nhất vô nhị đặc biệt của họ. Họ cứ
mải mê tìm kiếm mãi mãi để rồi thường bị mặc cảm tội lỗi, bởi lẽ họ tưởng rằng họ chưa nhận diện
được con người chân thực của họ. Dĩ nhiên họ tiếp tục đi tìm kiếm nữa hoặc trong tinh thần, hoặc
trong tâm trí, hoặc trong vật chất, để được thỏa mãn lòng thèm khát trở thành độc nhất và độc đáo,
để phát triển toàn diện con người của mình, để trở nên một hữu thể toàn hảo độc nhất vô nhị, cho
dù phải trải qua những bước đi không rõ ràng.
“Thế nhưng đâu mới là bản ngã? là nội tâm? Xương thịt không phải là bản ngã. Tư tưởng, ý thức
chưa phải là nội tâm. Đó là lời khôn ngoan thánh hiền dạy bảo. Thế thì đâu là bản ngã? Phải tiến
tới cho được bản ngã. Phải chăng có thể có một con đường nào khác đáng để tìm kiếm? Không ai
có thể chỉ tỏ đường đi, chưa ai biết con đường đó: dù là cha mẹ, giáo sư, thánh hiền, dù là các bài
thánh ca... Họ biết được nhiều sự kinh khủng lắm nhưng thử hỏi biết được như vậy có giá trị gì
không, khi mà họ không biết được một sự quan trọng nhất, quan trọng nhất đời?” (Herman Hesse,
Siđharta, N.Y. New directions Publi. corp. 1951).
Trở thành một hạt cát nhỏ bé nhất mất hút giữa triệu triệu hạt cát khác trên bãi biển là hư vô. Để
mình bị mất hút trong đám đông quần chúng, đi tìm cùng một ý nghĩa cuộc đời như ai khác, chịu
chung cùng một định mệnh vô danh cũng chỉ kể là hư vô. Để tạo nên một khác biệt và để bảo toàn
tính cách cá biệt, người khác phải nhìn nhận ra những đóng góp đặc thù của người NF trong nhiệm
vụ và vai trò là bạn hữu, người yêu, cha mẹ, lãnh tụ, con cái, nội trợ, vợ chồng, đồng nghiệp, người
sáng tạo. Dù người NF tổ chức giờ giấc và liên hệ tình nghĩa của họ thế nào chăng nữa, họ cũng
cần phải tạo nên một ý nghĩa cho mọi sự. Họ muốn người khác cảm phục hoặc ít ra nhìn nhận phần
đóng góp đáng kể của họ. Chỉ nhờ việc người khác cảm phục nhìn nhận, người NF mới nhận diện
được tính cách đặc thù độc nhất của họ.
Phát triển toàn diện con người đối với người NF là phải trung thực, thuần nhất. Không được giả
vờ, đóng kịch, làm trò, giấu giếm, chụp mũ, tô vẽ. Sống trung thực có nghĩa là mình chân thành
với chính mình, truyền thông cách chính đáng, dung hoà với kinh nghiệm nội tâm. Sống bất chính,
giả dối, hai lòng, vờ vịt, có nghĩa là mất đi bản ngã mà sống cuộc đời bất tín bất trung. Sống một
cuộc đời có ý nghĩa, tạo nên một khác biệt trong cuộc sống: đó là điều làm thoả mãn lòng người
NF đói khát tính cách độc nhất độc đáo của họ. Không có gì lạ khi người NF cảm nghiệm cuộc đời
như một tấn tuồng, mỗi lần gặp gỡ là một lần mang đầy ý nghĩa. Người NF có thể tạo cho mỗi liên
hệ một ý nghĩa đặc biệt cao đẹp, gây nên sóng gió mỗi biến cố liên hệ. Người NF rất dễ nhạy cảm
với những cử chỉ tế nhị và những hành động tượng trưng mà các mẫu tính tình khác không nhìn
thấy. Người NF cũng dễ bị tổn thương khi họ gia giảm màu sắc cho việc truyền đạt tư tưởng trong
khi các mẫu người khác không luôn chia sẻ cùng một tư tưởng, không nhận định cùng một cách
thức.
Cách thức người NF liên hệ với người khác như sau: trước hết là hăng hái hồ hởi, rồi dốc toàn lực,
trao trọn tình cảm, để rồi cuối cùng là bực tức khó chịu vì đã không được như ý muốn. Người NF
ít khi bực mình vì nghị lực và thời giờ họ dành riêng cho một mối liên hệ, nhất là khi liên hệ đó
triển nở. Người NF không cần phải lãnh nhận được một cái gì đáp trả lại trước đã, để họ tiếp tục
sống quảng đại, miễn là họ mong sẽ có một cách nào đó đáp trả lại.
Chỉ có chừng 12% quần chúng thuộc mẫu NF, nhưng ảnh hưởng của họ trên tâm trí quần chúng
rất là mãnh liệt, vì đa số các văn nhân thi sĩ đều thộc loại tính tình này. Tiểu thuyết gia, kịch gia,
nhà báo, thi sĩ, tiểu sử gia, văn sĩ nhiều loại đều thuộc nhóm NF này. Những người viết về kỹ thuật
và khoa học thuộc nhóm NT, nhưng những văn sĩ nào muốn viết để hướng dẫn và khắc phục quần
chúng, những ai muốn sản xuất văn chương, đều thuộc nhóm NF. Những đề tài của nhóm NF như
ý nghĩa cuộc sống, ý nghĩa cuộc đời của họ, nhân sinh quan v.v... đều thấy nhan nhản trong văn
chương tiểu thuyết giả tưởng. Đề tài về những nhân vật đi tìm kiếm bản ngã nhân vị hầu như có
trong mọi tiểu thuyết, được các anh hùng tiểu thuyết tuyên bố rộn ràng, và thường là nguồn gốc
khắc khoải lo âu trong các bi kịch.
Người NF dùng văn tự để đẩy mạnh vấn đề đi tìm ý nghĩa cuộc đời, coi đây như là một cuộc hành
trình mọi người đều phải theo đuổi. Nhiều khi những mẫu người khác như SJ, NT và SP cảm thấy
khó chịu, vì nghĩ rằng họ bắt buộc phải theo đuổi những giá trị mà họ không nhận thấy cần thiết
cho họ. 88% dân số trên thế giới cần phải tiếp sức vào công việc phát triển toàn diện, đó là một
nguồn lực lớn lao làm cho người NF phải say mê.
Người NF biết rõ rằng ngòi bút có sức mạnh hơn lưỡi gươm. Ảnh hưởng của người NF không phải
chỉ giới hạn nơi chữ viết. Có khá đông người NF trong các nghề về tâm bệnh, hướng dẫn tâm lý,
mục vụ và giảng dạy. Người NF viết và nói hay hơn các mẫu người khác, và lời văn thường bay
bướm chải chuốt. Người NF thích các phương tiện truyền thông đại chúng, nên tỏ ra hiểu biết họ
có một sứ mệnh, và họ dùng đủ mọi cố gắng sáng kiến để chinh phục người khác đồng ý với quan
điểm của họ, dù là quan điểm nào. Cho dù người NF có thể bị mắc kẹt vào một vấn đề, có thể họ
sẽ tỏ ra không tha thiết dấn thân nếu vấn đề đó không có ý nghĩa sâu xa và trường tồn, nếu vấn đề
đó không giúp nhân loại sống tốt đẹp hơn, ví dụ phong trào thiếu nhi hoa đăng (Flower Children)
được tập trung ở khu vực Haight Ashbury thành phố San Francisco, có nhiều người NF, nhất là
NFP gia nhập. Nhóm NF nhìn thấy nhóm SP chỉ sống cho khoảnh khắc hiện tại nhất thời, không
liên hệ gì tới quá khứ hoặc tương lai, vì họ thấy không cần phải theo đuổi một mục đích nào cao
xa hơn, một ý nghĩa nào bao la hơn. Nhóm NF chỉ ở trong phong trào một thời gian ngắn rồi rút
lui vì ngã lòng. Người NF vào một tổ chức, một cộng đoàn cũng nhanh chóng y như họ ra đi để
tìm một nơi khác có nhiều cơ hội phát triển toàn diện hơn, để họ biểu lộ được đặc tính riêng biệt
của họ.
Thông thường người NF tiếp tục tìm kiếm những đường lối, những phong trào đã được quần chúng
tín nhiệm ủng hộ. Robert Kirsch nhận diện được đặc tính đó nơi ông tổ, thầy dạy và tôn sư của
nhóm hình thái toàn bộ (Gestalt), Fritz Perls:
“Ông bước chân vào đời lập thân rất trễ. Năm 32 tuổi ông vẫn còn sống với mẹ. Năm 53 tuổi ông
mới bắt đầu tách rời khỏi trường tự huấn luyện... Khoảng trung tuần 60 ông bắt đầu đi đây đó ở
Mỹ, thử hút sách, bị từ chối uy tín nơi học đường điều mà ông luôn tìm kiếm, khi đó ông mới thấy
cuộc đời của ông và thế giới gặp nhau. Đã đến thời tư tưởng của ông ảnh hưởng ở California,
những nhà tâm lý trẻ tuổi rất cảm phục tài năng của ông với tư cách một người trị tâm bệnh, khả
năng đọc được tư tưởng của người khác.
Ông vẫn tiếp tục đi đây đó: đi Tokyo ở Nhật để học về thiền, đi Elath ở Do Thái, mãi cho đến khi
ông tới Esalen. Lúc đầu ông chẳng hoàn toàn vui sướng gì, vì có nhiều ngôi sao sáng tranh dành
ảnh hưởng.Ông khinh bỉ các đối thủ, gọi Abraham Maslow là con người ‘phát xít có bọc đường
mật’, gọi Rollo May là nhà ‘hiện sinh vô hiện hữu’. Ông có khuynh hướng bóp méo sự thật, gây
khích động hơn là nhận định đúng một giá trị thực.
Perls đã được phân tích theo phân tâm, sinh năng, siêu tâm, theo trường phái Alexander, Rolf, đã
đi theo kinh nghiệm của người khác coi như là con đường giải thoát của thời đại chính đáng. Biết
đâu thực tế là chẳng có giải pháp nào chính đáng cả. Ông không bao giờ tìm được một hạnh phúc
suốt đời. Cuộc đời là một vườn hồng với những cánh hoa tàn héo và những mũi gai nhọn sắc”
(Robert Kirsch, Fritz Perls, Mining the Gestalt of the Earth, March 23, 1975, p.74).
Người NF cảm thấy bị lôi cuốn bởi sứ mệnh truyền thông tư tưởng và truyền đạt thái độ, dù là dạy
học ở các trường, dù là tôn sư ở viện Esalen. Hai nhóm SJ và NF là phần chính yếu của giáo chức
công lập. Ít có người SP và NT đi dạy học. Nếu người NT có dậy học, họ chỉ thích dạy Đại học
thôi. Người SP không thích việc dạy học bao nhiêu, cho dù có một số ít thích dạy tiểu học. Cứ 3
người SJ thì có 2 người NF chọn nghề dạy học, và bộ môn người NF thích chọn dạy là khoa nhân
văn và xã hội.
Người NF thích thú dạy học vì ở đó họ tìm kiếm được chính mình. Họ cũng thích những ngành có
mục đích như vậy, như những ngành trung gian giúp người ta trở nên hoà nhã, thân tình, dễ thương.
Người NF nhìn thấy khả năng hướng thiện và hoàn bị của mỗi người, và họ thường tận tụy hy sinh
để đạt được mục đích đó. Người NF thích những công cuộc truyền giáo, các dịch vụ phục vụ,
những hội đoàn thiện nguyện. Có người NF sẵn sàng hy sinh cá nhân thật nhiều để giúp người
khác đạt được mục đích trên. Đôi khi người NF tỏ ra nghiêm khắc đối với chính mình cũng như
người khác ngõ hầu đạt mục đích. Nhóm người NF không thích việc buôn bán thương mại bao
nhiêu. Vật lý học tỏ ra không hấp dẫn gì đối với họ. Họ thích làm việc với ngôn từ, và cần cũng
như muốn truyền thông với người khác hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp. Một trong các phương tiện
truyền thông này họ làm việc với người khác qua các nghệ thuật truyền thông chuyển tiếp. Người
SP thích nghệ thuật trình diễn, còn người NF thích nghệ thuật dùng chữ viết ngôn từ để truyền
thông. Nếu là kịch sĩ, người NF sẽ mang tính tình của vai trò họ đóng. Người NF đóng vai trò của
chính mình với y phục cho đúng ví dụ John Wayne đóng vai trò của chính ông với y phục cao bồi,
binh sĩ, luật sư, thương gia, còn đối với người NF, tất cả con người của họ là vai trò họ đóng.
Người kịch sĩ SP trước sau vẫn là con người của họ dù đóng vai trò nào, họ không sợ bị lẫn lộn
giữa kịch tuồng và thực tế, nhưng người NF tùy như vai trò họ đóng, họ có thể thay đổi tâm tính
con người của họ.
Người NF có tài đặc biệt đóng vai trò mà người khác muốn quan sát, và người NF ít khi cảm thấy
cần thiết phải mở mắt cho người khác khỏi bị ảo tưởng, cho dù họ có đủ tâm tình để cảm thông.
Trái lại người NF thường che giấu những điều họ tự biết về mình, ngoại trừ những người nào rất
là thân thiết. Quần chúng nhìn người NF không đúng với những điều họ tự biết về chính mình, làm
cho người NF cười thầm khoái chí. Người NF cứ để mặc kệ mọi việc xảy ra như bên ngoài người
khác nhận xét, mong ước và cần thiết.
“Gillian quay mặt khỏi tấm gương. Dẫu sao tấm gương làm sao phản ảnh đức tính quan trọng nhất
được.
Gillian đi tới quầy rượu, lấy một chai rượu Martini, ngồi đó mà uống, thân thể loã lồ trong ghế
Eames, ghế da lạnh lẽo chạm vào da thịt của nàng: thật đẹp! Đức tính chủ yếu có tính cách phản
ứng, một đức tính như có thể biến hoá con người của nàng trước con mắt của bất cứ gã đàn ông
nào. Nàng có thể để lộ làn da nhợt nhạt, bộ ngực căng phồng, bộ mặt trí thức, hấp dẫn lôi cuốn,
lạnh nhạt xa vời, và nàng đã cảm thấy việc biến hoá thay đổi này nhiều lần để biết việc biến hoá
có giá trị hay không. Nàng có thể biến hoá để trở thành bất cứ những gì mà người đàn ông muốn
lúc đó. Nàng có thể trở thành người đàn bà lý tưởng mà người đàn ông mơ ước, và nàng thành
công dễ dàng mà không cần phải bỏ đi cá tính riêng tư con người của nàng...Đây chỉ là một phương
pháp biến hóa thôi. Không phải máy móc tiểu xảo gì, nhưng là tính nhậy cảm sắc bén tối đa. Tất
cả chỉ diễn ra nơi con mắt của người ngắm nghía, chứ không có gì thay đổi nơi thân xác của nàng”
(Penelope Ashe, Naked came the stranger, N.Y. Dell Publishing co. 1969, p. 13).
Một tôn giáo mới của thập niên ‘60 là phong trào hội ngộ (encounter group): đa số nhóm NF tìm
cách gia nhập và ảnh hưởng phong trào để gầy dựng những liên hệ ý nghĩa hơn, để đi tìm những
thân tình mờ ảo. Họ đi tìm trong những nhóm huấn luyện tâm tình, nhóm hình thái toàn bộ
(Gestalt), những tổ chức thân hữu, kể cả hội khoả thân, nhóm chiêm niệm siêu thoát (transcendental
meditation), nhóm la hét nguyên thủy (primary therapy): tất cả đều cố gắng tìm một ý nghĩa sâu
xa cho cuộc đời, muốn sao sống thành thật hơn, cởi mở hơn. Họ khai phá những khía cạnh truyền
thông mới bằng ngôn từ cũng như vô ngôn từ, để nhận thức được các tâm tình của họ, với hy vọng
chỉ trong giây lát là họ biết được khi nào cảm xúc hoặc tâm tình xảy ra. Họ tìm được ý nghĩa thân
tình với nhau trong rất nhiều nhóm, và mô tả kinh nghiệm đó như là tột đỉnh của cảm nghiệm tinh
thần.
“Vào đúng một lúc nào đó khi tôi gặp được một người đúng tâm tình, tôi cảm thấy như tôi đang ở
nơi nào khác mà chưa bao giờ tôi đến được cả. Thật khó mà diễn tả. Y như thể mình với người đó
ở ngoài không gian nhìn xuống trái đất này vậy”. (Terry O’Bannion & April O’connell, The Shared
Journey, Englewơd Cliffs, NJ, Prentice Hall Inc. 1970, p. 23).
Thường thường là sau khi kinh nghiệm tập thể qua đi rồi, thân tình cũng tàn phai, và nếp sống chán
chường mỗi ngày lại tiếp diễn. Kinh nghiệm tập thể hay tạo nên chán chường, bởi vì người ta mong
đợi không thực tế chút nào vào thành quả của kinh nghiệm đó, nhất là người NF khi họ không chịu
nhìn nhận rằng họ là một con người bị chia đôi. Thực vậy người NF cứ nói đi nói lại rằng họ nghe
thấy một tiếng gọi nội tâm thúc giục họ phải sống chân thực, chính cống và ý nghĩa. Trong con
người NF lúc nào cũng có một tiếng nói đối thoại đòi hỏi họ phải trở nên chính mình, phải trọn
vẹn, phải có ý nghĩa.
Cùng một lúc người NF vừa là diễn viên vừa là khán giả: họ bị chia đôi hai ngả, không biết nhận
thức làm sao. Họ luôn luôn là diễn viên trên sân khấu, đồng thời cũng là khán giả nhìn mình diễn
xuất trên sân khấu. Điều tức cười nhất là người NF thèm khát trở nên chính mình thực sự, nhưng
lại bị chia đôi mãi mãi, vì một đàng phải đóng kịch, một đàng phải đứng nhìn mình đóng vai trò
của chính mình.
“Connie nói với Hilda rằng: “Em nghĩ chị lúc nào cũng quá bận tâm về chính mình chị, đối với hết
mọi người” Hilda nói lại: “Chị nghĩ rằng ít ra chị cũng không có bản tính lệ thuộc”.
Connie nói: “Nhưng biết đâu chị có như vậy? Biết đâu chị chỉ là nô lệ của tư tưởng của chính mình
chị?” Hilda chìm đắm trong yên lặng một lúc, sau những lời ngỗ nghịch bất ngờ của Connie. Rồi
Hilda trả lời lại với giọng điệu thật giận dữ: “Ít ra chị cũng không làm nô lệ cho tư tưởng của ai
khác về chị, và không ai khác làm nô lệ cho tư tưởng của chồng chị”. (D.H. Lawrence, Lady
Chatterley’s Lover, N.Y., Bantam Books, 1928; 1968 p.274).
Có lẽ vì người NF muốn làm việc cho có một ý nghĩa cũng như để tỏ ra phục vụ như người SJ và
bởi vì người NF muốn làm những việc gì có liên hệ tới họ và người khác, nên họ thường khó mà
đặt giới hạn cho thời gian và nghị lực họ sử dụng cho công việc. Người SP làm việc vì kích thích,
bản năng, người NF làm việc với viễn tượng hoàn hảo; cái gì cũng phải hoàn toàn: vở kịch phải
tuyệt tác, tiểu thuyết thật mê ly, phim ảnh tuyệt đẹp, tình nghĩa thật tuyệt vời. Dĩ nhiên một khi
công việc xong rồi, khi đã xong công trình sáng tạo, không có gì hình thành đúng y như ý niệm
lúc khởi sự. Tuy thế người NF có khuynh hướng không muốn và không thể đặt một giới hạn nào
cho công việc của họ, một khi họ đã khởi sự. Khi đó, công việc có thể đòi hỏi họ cũng như người
khác phải gắng công quá sức.
“Kubrick vẫn còn làm việc 18 tiếng một ngày, kiểm soát phẩm chất cuối cùng của âm thanh... Nếu
nói rằng không có gì quan trọng thì đúng là hoàn toàn vô trách nhiệm. Từ lúc đầu khởi sự cho đến
khi hoàn thành một cuốn phim, tôi thấy chỉ có một điều làm tôi bị giới hạn, đó là số tiền tôi muốn
chi tiêu và giờ giấc tôi muốn ngủ nghỉ. Một là bạn cứ để kệ đó muốn ra sao thì ra. Phần tôi không
biết đâu là ranh giới phân chia hai điều đó.” (Kubrick’s Grandest Gamble, Time, N.Y. Dec. 15,
1975, p. 78).
Mặc dầu người NF có thể say mê đi tìm kiếm những sáng tạo mới, có khi họ chỉ là trí thức giả
hiệu, chạy rảo từ tư tưởng này qua tư tưởng kia, họ chỉ là một tài tử đi tìm kiến thức nếu so sánh
với người NT. Người NF muốn thưởng thức mọi tiện nghi dồi dào của cuộc sống, như người SP,
nhưng lại muốn rằng kinh nghiệm đó phải có ý nghĩa gì khác sâu xa hơn là sự hưởng thụ. Người
NF có khuynh hướng lãng mạn thi vị hoá kinh nghiệm, và cuộc sống của họ cũng như của người
khác, và họ thích ngắm nhìn người khác hơn là những tư tưởng trừu tượng. Cũng như người NT,
người NF hướng về tương lai và chú tâm đến những gì có thể xảy ra. Nhưng người NT suy nghĩ
về những gì có thể xảy ra cho nguyên tắc, còn người NF suy nghĩ về những gì có thể xảy ra cho
con người. Họ thích thú giúp người khác phát hiện được khả năng tối đa, và thường nói về phát
triển khả năng toàn diện của mình cũng như của người khác. Người NF nhận định về chính mình
cũng giống như nhận định về người khác: bất cứ những gì đang hiện hữu, đều không hoàn toàn
hoàn hảo như ý muốn. Người NF không chịu nhìn nhận rằng những gì hiện hữu là tất cả đó rồi.
Tất nhiên người Hy lạp tìm được tâm tính NF trong truyện thần thoại của họ nơi một thần minh
hấp dẫn và phức tạp nhất. Thần Dionysius ham muốn hưởng thụ rượu nồng và thể xác, hoàn toàn
sống cho hiện tại và thực tế. Thần cho con người được hiểu biết thú vui thể xác. Thần Epimetheus
đau khổ vì những tai ương do hộp Pandora, nhưng vì muốn trung thành với đường lối SJ, thần sát
cánh bên nàng Pandora tùy theo những điều thần nhận thấy nên hoặc phải làm, ít ra cũng có một
điều an ủi là vì trong hộp đó có một điều tốt, chính là hy vọng. Con người phát triển lương tâm xã
hội, luôn luôn hy vọng rằng ngày mai trời lại sáng. Thần Prometheus NP lấy làm buồn vì con người
chỉ là đất sét, nên đã ăn trộm lửa từ trời đem cho con người, để rồi phải trả giá quá đắt, nhưng ít ra
cũng đã tặng cho con người được kỹ thuật. Trong thần thoại Hy lạp, Apollo làm trung gian, là mối
dây liên kết thần minh và nhân loại, trao cho con người một sứ mệnh, chỉ cho con người biết tiếp
tục tìm kiếm thần thánh linh thiêng, cho dù đã biết thế nào là phàm tục độc dữ.
Apollo tự nhận công tác đem chân lý và đã lãnh nhiệm vụ giải thích cho con người ý muốn của
Zeus, thần minh thân phụ. Apollo tượng trưng cho tính cách hai chiều của tinh thần Hy Lạp: một
chiều là lòng khao khát đi tìm lý tưởng, chân lý, mỹ thuật, đạo đức, linh thiêng, và một chiều là
lòng thèm muốn những gì là phàm tục, xấu xa, bỉ ổi, xác thịt.
Apollo đại diện cho lý tưởng người Hy lạp muốn theo đuổi là tinh thần thuần khiết, lòng vị tha
muốn giúp người, là phương pháp trị liệu bằng ca nhạc hát xướng. Apollo đại diện cho những ai
chữa trị tâm hồn và thể xác con người. Apollo có tài nói tiên tri, là phát ngôn viên của thần minh,
là thần cảm hứng và là nguồn hứng khởi, là thần minh không hư hao. Bộ mặt tàn bạo thô sơ của
Apollo chỉ bùng nổ ra khi quyền tối thượng bị thách đố, hoặc khi bị bực mình vì những cố gắng
đem lại bình an và hạnh phúc cho con người không được đáp ứng.
Trong nội tâm Apollo có hai chiều hướng xung khắc nhau: một chiều là ý thức sứ mệnh, suy tôn
bản ngã, tìm kiếm hình ảnh trung thực, và một chiều là dám sát hại vì một duyên cớ, dám dùng
phụ nữ trong việc phụng tự dù phải liều mất quân bình đầu óc, và cuối cùng liều lĩnh phản bội cả
Zeus, thần minh thân phụ. Nơi Apollo vừa có thần thánh linh thiêng vừa có phàm tục hạ đẳng.
Nhóm NF nhìn nhận Apollo như là gương mẫu của họ. Họ không thèm khát vật chất nhưng là
mong muốn giá trị và nhân phẩm của con người. Họ không hài lòng với những gì trừu tượng,
nhưng họ đi tìm liên hệ tình nghĩa. Họ không cần đặt nền tảng nơi động tác nhưng họ rung động
với các hành động liên đới. Người NF đi tìm phát triển toàn diện con người, đi tìm kiếm hình ảnh
trung thực và tính cách duy nhất của mình, nên họ ý thức được rằng đây là một việc phải làm suốt
đời, là một lý tưởng họ phải theo đuổi cho kỳ được để trở thành con người hiện thực hoàn toàn của
mình.
CHƯƠNG 3
TÍ NH TÌNH TRONG VIỆC CHỌN BẠN TRĂM NĂM

I. CÁC MẪU TÍ NH TÌNH


Có rất nhiều thành tố chi phối việc tìm hiểu người phối ngẫu và lựa chọn bạn trăm năm, như lời
chỉ bảo của cha mẹ, điều kiện kinh tế, tình trạng tài chánh, địa vị xã hội, trình độ văn hoá, nguồn
gốc chủng tộc, màu da, tầm vóc, khuôn mặt, dáng dấp, cử chỉ, giọng nói v.v...Nhưng có một sức
lực mạnh hơn tất cả những thành tố trên, đó là sức mạnh của tính tình. Nếu như các thành tố trên
được đồng đều nhau, không hơn không kém, người ta sẽ tìm bạn phối ngẫu với nhau theo như căn
bản mẫu tính tình. Do đó chúng ta nên tìm hiểu xem các mẫu tình tình hợp nhau thế nào và coi
xem bốn mẫu tính tình phản ứng hành động ra sao trên phương diện phối ngẫu.
Điểm thứ nhất: chúng ta phải đưa ra nhận xét này một cách rất thận trọng. Hơn hai mươi năm kinh
nghiệm quan sát các mẫu tính tình (Keirsey bắt đầu quan sát từ năm 1956) cho biết một sự kiện lạ
lùng này: khá nhiều người bị lôi cuốn, hấp dẫn như kim nam châm: ‘càng khác nhau càng thu hút
nhau’. Nếu cuộc tình có đổ vỡ chăng nữa, thì 10 hay 20 năm sau họ cũng lại đi tìm người có tính
tình khác biệt để làm bạn phối ngẫu. Dĩ nhiên quan niệm ‘càng khác nhau, càng thu hút nhau’ là
một quan niệm có từ lâu rồi, nhưng ít người tin đó có thể là một sự thực. Nhìn vào thống kê của
các văn phòng giới thiệu hôn nhân và nhất là bảng vi tính so sánh dò xét những nét thích hợp của
hai người, chúng ta có cảm tưởng rằng hai người hợp nhau, giống nhau thì thích nhau, lấy nhau.
Nhưng đó là cố gắng của mấy văn phòng, nỗ lực của mấy người viết thảo chương cho máy vi tính,
chứ thực ra ít khi người ta tự mình hành động như vậy. Nói như thế không có nghĩa là hai người
giống nhau thì không thể sống hoà hợp với nhau hạnh phúc đâu, nhưng chỉ có nghĩa là càng khác
nhau thì càng hấp dẫn thích thú. Tại sao vậy?
Carl Jung nói rằng không những sự thực là càng khác nhau càng cảm thấy hấp dẫn, mà phải nói
thêm rằng càng khác nhau càng làm cho nhau mê say. Ông quan niệm về đối tượng khác biệt như
là một cái ‘bóng của bản ngã’. ‘Bóng’ không phải là ‘hình’. Bóng là tất cả những gì không thấy
được ở trong hình, là tất cả những gì mà con người chưa phát triển, biểu lộ, diễn tả, sống thực
được. Y như thể là vì được đối tượng khác biệt lôi cuốn, hấp dẫn, chúng ta mới có thể tìm đến
những gì đã bị bỏ rơi, chối từ, lãng quên trong nửa kia của bản ngã, cũng giống như con giun
(trùng) bị cắt làm hai, mỗi nửa vằn vò uốn éo để tìm cách kết hợp với nửa kia cho thành một vậy.
Như vậy công cuộc tìm kiếm phần ‘bóng’, nửa kia của bản ngã đã được gắn liền, in sâu, bẩm sinh
và cố định của con người, cũng giống như vấn đề tính dục hoặc lãnh vực ranh giới. (Ở đây chúng
ta không theo lý thuyết của Jung chủ trương rằng mỗi điều kiện bẩm sinh, cố định đều có thể thu
gọn lại nơi một điểm nhỏ. Có thể chấp nhận lý thuyết chủ trương mỗi hành động đều do một điều
kiện bẩm sinh, cố định trước, miễn là đừng bị rơi vào quan niệm tìm cách ấn định địa điểm cho
mỗi hành động).
Như vậy chúng ta phải công nhận rằng mỗi người có trực giác và khuynh hướng đi tìm những
người đối ngược, và nếu Carl Jung nhận xét đúng, chúng ta muốn tìm gặp những yếu tố bổ túc cho
con người của chúng ta. Vấn đề là có nên hành động như vậy không? Liệu cách tìm bạn phối ngẫu
như vậy có đáng giá và bõ công không? Câu trả lời là nên, nhưng... Nên hành động như vậy nếu
không ai có ý thay đổi con người bạn phối ngẫu. Và không nên nếu bạn có ý muốn thay đổi người
ta. Câu trả lời hai chiều ‘nên, nhưng’ làm phát sinh ra một giả thuyết vĩ đại liên hệ tới nguồn gốc
các hôn phối đổ vỡ kế hoạch phép tiên nhiệm màu (Pygmalion project: Pygmalion là tên một vị
vua ở Cyprus. Ông làm một tượng mỹ nhân bằng ngà, rồi được nữ thần Aphrodite cho biến sống
thành người thật).
Trong kế hoạch phép tiên nhiệm màu này, chúng ta tìm đủ mọi cách, cố gắng đủ mọi lối để chăm
sóc lo lắng cho một con người không giống chúng ta chút nào hết, mà nhiều khi còn trái ngược
trong nhiều phương diện nữa, để rồi phải cấm đoán ngăn cản đủ mọi thứ với hy vọng biến hoá
người bạn phối ngẫu trở nên giống như hình ảnh của riêng ta. Làm như thế có nghĩa là coi giấy
hôn thú như giấy phép hành nghề của một điêu khắc gia, cho phép mỗi người đục đẽo, chạm trổ
để người kia trở nên giống như mình vậy. Nếu quả thực cả hai người đều thành công thì thực là
nực cười. Nếu được như vậy chắc hẳn nhiều người đã chết phải tỉnh giấc trở về mà coi phép lạ.
Dĩ nhiên không có cách gì để biến đổi người bạn phối ngẫu trở nên giống ta được. Và khi ta cố
gắng để biến đổi người khác, chính ta đã vô tình làm phương hại người ta. Khi muốn thay đổi
người bạn phối ngẫu, hình như ta muốn nói rằng: ta muốn ngươi phải trở nên con người khác, vì
ngươi không đáp ứng mẫu người ta mong muốn. Dĩ nhiên như vậy ta đâu có quý mến con người
thực của bạn phối ngẫu nữa, cho dù đúng ra chính vì điểm khác biệt đó là lý do đầu tiên hai người
cảm thấy hấp dẫn lôi cuốn đối với nhau. Ở đây chúng ta có thể nhận thấy khuynh hướng của tất cả
chúng ta: ai cũng muốn tái tạo con người, muốn được tái sinh, hoá kiếp, nhưng thực sự chúng ta
chỉ tìm thấy nguyên liệu thô sơ, gỗ đá chưa thành hình thù gì: tất cả đều thật xa lạ đối với con
người của chúng ta. Và càng muốn thành công, chúng ta càng muốn người bạn phối ngẫu thay đổi
thật nhiều. Phải chăng tất cả chúng ta đều giống Pygmalion, muốn có phép tiên biến hoá nhiệm
màu?
Giả sử như ý muốn thay đổi người phối ngẫu bị phản đối thì phải làm sao đây? Khi đó liệu hai
người có tính tình đối ngược nhau có thể sống an vui hạnh phúc với nhau được không? Nếu chúng
ta có thể nhận ra được khuynh hướng tự nhiên của mình muốn bắt người phối ngẫu phải thay đổi
điều này cách nọ, xin hãy dừng lại suy nghĩ mỗi khi cảm thấy khuynh hướng đó và nín lặng giữ
miệng, ta sẽ thấy có một hiện tượng kỳ thú xuất hiện. Chẳng hạn như nếu ta ngưng không tìm cách
bắt buộc người phối ngẫu phải thay đổi quay trở về hướng của ta để có lý luận hơn, để có trách
nhiệm hơn, để được tự nhiên hơn, hoặc để có ý nghĩa hơn ta có thể, biết đâu ta có thể quý mến
những đặc tính đã lôi cuốn cho hai người yêu nhau từ thuở ban đầu.
Nên để ý điều này là không phải ta muốn người phối ngẫu phải từ bỏ tính cách tự nhiên hoặc bất
cứ một đặc tính nào người đó có nhiều, nhưng là ta muốn người đó phải có cùng một nhiệm vụ
như ta. chẳng hạn như phải thành thạo, hiểu biết, thành công. Trong khi đó ta quên rằng khi người
phối ngẫu có cùng một chủ đích như ta, họ đã bỏ bẵng đi chủ đích của họ rồi. Ta không thể vừa
muốn ăn bánh cho no, vừa muốn để bánh ngắm cho đẹp được.
Nơi đây ta cần phải giải thích rõ hơn về tính cách đối ngược khi nói về hai loại tính tình. Hiểu theo
nghĩa rộng, những người T (Thinking = suy tư) đối ngược với những người S (Sensible = cảm
giác). Theo lý thuyết của Jung, những người T (Thinker = suy tư) đối ngược với những người F
(Feeler = tâm tình), phán đoán (Judicial) đối ngược với tri thức (Perceptive), hướng ngoại
(Extrovert) đối ngược với hướng nội (Introvert). Dĩ nhiên không có mẫu hướng ngoại tuyệt đối, vì
chỉ có 8 mẫu người hướng ngoại đối ngược với 8 mẫu người hướng nội. Và tuy cùng là hướng
ngoại, 8 mẫu tính tình đó cũng khác nhau khá nhiều.
Các mẫu tính tình đối ngược nhau là
INTP < > ESFJ INFP < > ESTJ
ENTP < > ISFJ ENFP < > ISTJ
INTJ < > ESFP INFJ < > ESTP
ENTJ < > ISFP ENFJ < > ISTP
Những tính tình đối ngược nhau là:
NF < > NT SP < > SJ
Như vậy các mẫu tính tình đối ngược nhau dễ lôi cuốn hấp dẫn nhau hơn các mẫu tính tình khác.
Chẳng hạn như ENFP dễ lôi cuốn tới ISTJ hơn là INTJ. Một thí dụ khác: ENTJ thích chọn ISFP
hơn là INFP, và có thể ưng ESFP vì gần như ISFP hơn là INFP.
Một điều quan trọng nữa cần phải để ý khi tìm hiểu người phối ngẫu: không phải ai cũng muốn
cùng một điều giống như ai khác trong hôn phối. Người NF có thể muốn, hoặc ít ra nói rằng họ
muốn, một tình nghĩa thắm thiết sâu xa, nhưng người NT, SP và SJ không mấy chú ý tới chiều sâu,
vẻ thắm thiết của tình nghĩa, rồi không biết thế nào mới thực sự là chiều sâu, là thắm thiết trong
tình nghĩa hôn phối.
Vấn đề là: mỗi mẫu tính tình muốn gì khi họ phối ngẫu?
Chúng ta hãy công nhận rằng bản tính của mỗi người phải có một cái gì hấp dẫn lôi cuốn. Có lẽ ta
thử nhìn rảo qua mỗi mẫu tính tình để xem có cái gì hấp dẫn lôi cuốn hơn cả, hy vọng sẽ có thêm
được một chút tia sáng giúp giải quyết vấn đề. Chúng ta dùng 16 nghề nghiệp tiêu biểu trong số
rất nhiều công việc khác nhau, để hy vọng có được một hình ảnh về mỗi mẫu tính tình. Đây là cách
cặp đôi 2 mẫu tính tình đối ngược nhau:
1% INTP kiến trúc sư & 13% ESFJ nhà buôn
5% ENTP nhà phát minh & 6% ISFJ bảo trì
1% INTJ nhà khoa học & 13% ESFP diễn viên
5% ENTJ chỉ huy trưởng & 15% ISFP nghệ sĩ
1% INFP nhà chinh phục & 13% ESTJ điều hành
5% ENFP nhà báo & 6% ISTJ giám đốc
1% INFJ tác giả & 13% ESTP cổ động viên
5% ENFJ nhà giáo & 7% ISTP nhà nghề
Nguyên tắc: Đối ngược thì hấp dẫn lôi cuốn, giống như nam châm: hai cực giống nhau thì đẩy nhau,
còn hai cực khác nhau thì hút nhau.
Mẫu 1: INTP kiến trúc sư 1%
Kiến trúc sư đây không phải chỉ là người hoạ kiểu xây cất nhà cửa vật chất. Có người có tài kiến
trúc xây dựng các hệ thống tư tưởng như triết gia, hoặc sắp đặt các con số như toán học, hoặc sắp
xếp cấu tạo các ngôn từ như thảo chương điện toán vi tính v.v...Nói tóm lại, điểm nổi mạnh là kiến
trúc trừu tượng và liên kết hệ thống tư tưởng mạch lạc.
Tại sao nhà kiến trúc sư trừu tượng lại nhận thấy người ESFJ nhà buôn là hấp dẫn? Thưa: xin nghĩ
đến kỹ thuật buôn bán một cách rộng rãi hơn, đó là làm sao phải thuyết phục được người mua
muốn bỏ tiền ra mua một phẩm vật gì có giá trị hoặc có ích cho họ. Người bán chứng tỏ họ lo lắng
chăm sóc nhu cầu của người mua, khác hẳn với sự thực là người mua phải trả tiền. Chính đó là
thái độ chính yếu của nhà buôn ESFJ, và người mua dễ nhìn nhận ra thái độ đó. Người mua cảm
nghiệm được đường lối bổ ích này. Chính đó là lý do tại sao người INTP kiến trúc sư và triết gia
cảm thấy người ESFJ nhà buôn hấp dẫn, vì nhờ đó mà họ được giáp mặt với thế giới thực tại.
Còn người ESFJ nhà buôn thì cảm thấy gì hấp dẫn nơi người INTP kiến trúc sư? Người INTP
giống như chiếc bong bóng đầy khinh khí, chỉ chờ dịp thoát khỏi mặt đất, qua thái độ trừu tượng.
Họ cần có sợi giây buộc họ lại, để thỉnh thoảng họ quay về với trái đất. Hiểu theo một nghĩa nào
đó, họ cần sống thực tế, cho dù họ có thái độ lãnh đạm thờ ơ.
Chừng 15% người thuộc mẫu ESFJ nhà buôn: họ cũng cảm thấy một mẫu người khác hấp dẫn như
vậy. Đó là người đối ngược với họ cùng về phía thành tố S: người ISTP nhà nghề. Người ISTP
nhà nghề rất tinh đời nhận diện cuộc đời. nhưng trớ trêu thay họ chẳng quan tâm bao nhiêu đến
những sản phẩm của họ. Họ chỉ để ý đến diễn tiến của công việc thôi. Hơn thế nữa, họ thường
muốn có những máy móc với vận tốc nhanh để thoả mãn lòng họ khao khát mạo hiểm và thích
thú. Vì thế hiểu theo một nghĩa nào đó, người ISTP nhà nghề cũng xa vời thực tế như người INTP
kiến trúc sư lãnh đạm với thành quả. Cả hai đều cần người người ESFJ nhà buôn đưa vào quỹ đạo
thực tế, cần được họ mua bán trao đổi.
Có khi người INTP kiến trúc sư cũng thấy người ENFJ nhà giáo là hấp dẫn. Nhà giáo là người tạo
nên điều kiện để người khác phát triển tăng trưởng, là người giúp cho người khác nhận định ra khả
năng và làm triển nở các năng khiếu, là người mở đường vẽ lối cho người khác. Tất cả các mẫu
ngươi NF hình như đều có khả năng này và muốn biểu lộ ra, tuy nhiên người ENFJ nhà giáo là
nhiều khả năng hơn cả. Một bản điều tra thăm dò ý kiến giáo chức về các mẫu người trong giáo
chức và quản trị xem ai là giáo sư gương mẫu mà họ quen biết, cho biết kết quả luôn là người
ENFJ nhà giáo. (J. Wright, luận án tiến sĩ chưa xuất bản, Claremont Graduate School).
Liên hệ tình nghĩa giữa người ENFJ nhà giáo và người INTP kiến trúc sư có thể rất sâu xa ý nghĩa
đối với người ENFJ nhà giáo và rất hấp dẫn sinh động đối với người INTP kiến trúc sư.
Mẫu 2: ENTP nhà phát minh 5%
Con người ENTP đầy sáng kiến phát minh tìm ra phần bổ túc kiện toàn nơi người ISFJ bảo trì viên.
Hiểu theo nghĩa rộng, bảo trì viên là người ý thức được trách nhiệm bảo vệ vật chất cũng như duy
trì tinh thần những gì họ được trao phó. Hiểu theo nghĩa rộng, nhà phát minh là người sẵn sàng
thay thế những dụng cụ cũ kỹ, những hoạt động lỗi thời, những phương pháp cổ xưa bằng những
gì mới hơn, tốt hơn, hữu hiệu hơn. Người ENTP phát minh muốn chứng tỏ tài phát minh của họ,
nên dĩ nhiên họ cần phải được giới thiệu, quảng cáo, suy tôn. Vì thế người ENTP phát minh dễ bị
va chạm với các vị niên trưởng trong một cơ cấu tổ chức, những vị không muốn thay thế những
dụng cụ đã quen dùng, những hoạt động đã thành lề thói, những phương pháp cổ điển được truyền
tụng mà người ENTP phát minh muốn bỏ đi. Nếu người ISFJ bảo trì viên phối ngẫu với người
ENTP phát minh thì người ISFJ có nhiệm vụ thương lượng điều đình với cơ cấu tổ chức.
Người ENTP cũng có thể cảm thấy hấp dẫn nơi mẫu người đối ngược cùng phía trực giác N của
họ là mẫu người INFJ tác giả. Nhưng người INFJ tác giả lại khác người ISFJ bảo trì viên một cách
thật buồn cười, cho dù nhìn qua hai mẫu người có vẻ như giống nhau. Trong con người INFJ là
tâm hồn của tác giả, người tạo dựng ý nghĩa, người huyền nhiệm, người tiên tri sấm ngôn. Có lẽ
người INFJ là người bảo trì tâm hồn giống như một vị cứu tinh vậy. Dù sao cũng nên để ý đến một
điểm về mẫu người INFJ tác giả hiểu theo một nghĩa rộng, mà người ENTP phát minh ham mê.
Nhớ lại chuyện thần Prometheus phải trả giá rất đắt vì đã cho loài người có được lửa. Người
Prometheus ENTP phát minh có thể nghĩ rằng cho dù người phối ngẫu INFJ tác giả không cứu họ
thoát thân xác, khỏi đau khổ vật chất, ít ra cũng cứu họ thoát khỏi đau khổ tinh thần.
Mẫu 3: INTJ nhà khoa học 1%
Người INTJ nhà khoa học muốn kiểm soát chế ngự thiên nhiên, nên họ khó chọn bạn phối ngẫu
hơn các mẫu tính tình khác. Họ lựa chọn bạn phối ngẫu theo đường lối khoa học. Có thể chính
những vở kịch, phim ảnh, chuyện kể đề cao phương pháp lý luận và khách quan là mục tiêu thích
hợp cho người INTJ nhà khoa học. Dù sao khi còn trẻ, người INTJ cũng thích tính cách hồn nhiên,
tự do vui chơi của người ESFP diễn viên. Nhưng rồi người INTJ phải tìm hiểu xem người phối
ngẫu có đúng tiêu chuẩn không đã; nếu không, họ sẽ bỏ ngay. Chính vì thế, người INTJ thường
không theo đuổi cho đến cùng những gì hấp dẫn tự nhiên lúc ban đầu. Vì họ theo phương pháp
khoa học và lý luận, nên cuối cùng họ thường chọn người cùng một tính tình hơn là người có tính
tình đối ngược, tâm niệm rằng giống nhau thì dễ hợp nhau. Nhà khoa học INTJ cũng dễ hấp dẫn
tới nhà báo ENFP, có lẽ vì tính cách phấn khởi, hồ hởi, vui nhộn, sốt dẻo, đối ngược với tính cách
thận trọng, suy tư, chính xác của chính họ.
Mẫu 4: ENTJ chỉ huy trưởng 5%
Người ENTJ chỉ huy trưởng có khuynh hướng tự nhiên muốn chỉ huy, có nghĩa là họ muốn ra tay
chỉ huy điều động các lực lượng, để họ dùng sức mạnh hoặc tuyên chiến khi cần. Nếu người ENTJ
đứng đầu một cơ sở, họ điều khiển cơ sở y như một tướng lãnh chỉ huy binh sĩ: chú ý tới chiến
lược trường kỳ, và không quên những liên hệ tới chiến lược đó: kế hoạch điều động, lý luận và
hậu quả. Tuy nhiên người chỉ huy vạn quân lại tỏ ra mềm yếu trước một cánh hoa đồng nội để say
mê người ISFP nghệ sĩ. Có lẽ người ENTJ muốn có đuợc người phối ngẫu chia vui sẻ buồn với
mình trong vẻ âm u huyền diệu của thiên nhiên rừng rú, hoặc nơi thôn dã thanh bình yên tình, xa
rời đám đông cuồng nhiệt. Như vậy sở làm và nhà ở là hai nơi thật cách xa riêng biệt.
Người ENTJ cảm thấy hấp dẫn tới người đối ngược trong nhóm Apollo NF, người INFP nhà chinh
phục, con người đơn thương độc mã đi tìm kiếm chinh phục. Có gì hấp dẫn nơi người INFP vậy,
như trường hợp Thánh nữ Joan of Arc (Hai Bà Trưng)? Trước hết, phải nhìn nhận rằng hai mẫu
tính tình bề ngoài coi như giống nhau: INFP và ISFP. Có lẽ đó là bộ mặt nổi bật của mẫu INFP
nhà chinh phục: ra đi để chinh phục. Hiểu theo một nghĩa nào đó, cả hai người INFP chinh phục
và ISFP nghệ sĩ đều có tinh thần lên đường đi chinh phục: người INFP đi tìm kiếm chinh phục
người phối ngẫu, còn người ISFP coi người phối ngẫu như một phần của toàn bộ thiên nhiên thanh
thản.
Mẫu 5: INFP nhà chinh phục 1%
Có lẽ người INFP nhà chinh phục gặp nhiều vấn đề rắc rối trong vấn đề phối ngẫu vì 100 người
mới có 1 2 người là INFP; rắc rối nhất của họ là cách họ nhìn đời, nhân sinh quan. Người INFP
nhà chinh phục quan niệm cuộc sống là một vấn đề rất hệ trọng. Do đó, khi một người coi cuộc
đời của mình như là một cuộc viễn chinh hoặc một chuỗi liên tiếp những ngày viễn chinh, dĩ nhiên
người phối ngẫu sẽ bị ảnh hưởng liên lụy. Nếu người INFP nhà chinh phục mang thêm một bộ mặt
khác của loại tính tình này, bộ mặt ẩn tu, lúc chinh phục lúc ẩn tu, người phối ngẫu lại càng bị ảnh
hưởng liên lụy, vì muốn đưa con người ẩn tu ra khỏi bóng tối suy tư của nơi ẩn dật.
Những mẫu đối ngược với con người vừa chinh phục vừa ẩn tu có lẽ thích hợp với tính cách nước
đôi này: mẫu người ENTJ chỉ huy trưởng và ESTJ quản trị viên. Cả hai mẫu đều có căn bản thực
tế để trả đũa. Người ENTJ chỉ huy trưởng dồn hết lực lượng tâm huyết hướng về mục tiêu xa xôi,
còn người ESTJ quản trị viên sắp xếp những gì dưới quyền họ theo phương pháp vững chắc, đáng
tin và truyền thống. Cả hai mẫu tính tình đều tạo nên một căn bản vững chắc cho người INFP chinh
phục để họ khỏi bị lạc lõng khi ra đi chinh phục hoặc suy tư ẩn dật. Nếu người INFP nhà chinh
phục chọn một mẫu tính tình khác không liên hệ bao nhiêu như ISTP nhà nghề hoặc ESTP cổ động
viên, họ chứng tỏ không khôn ngoan chút nào trong vấn đề hệ trọng như vấn đề nhân sinh.
Mẫu 6: ENFP nhà báo 5%
Đây là con người thích loan tin hay tuyên bố. Nhưng bên trong cái vỏ hăng hái nhiệt thành đó là
một con người rất tận tụy đi tìm ý nghĩa cuộc sống gần giống như người INFP nhà chinh phục,
người chiến sĩ. Chỉ có điều là người ENFP nhà báo không ra đi viễn chinh cũng chẳng ẩn dật suy
tư, nhất là một cách truờng kỳ. Người ENFP nhà báo thấy cái gì cũng nhào vô hết, lục lọi sục sạo
giống như chó săn, ngửi hơi xem có gì mới lạ không. Người ENFP nhà báo muốn nhúng tay vào
mọi chuyện, không thể chịu trận đứng ngoài vòng được. Đó là lý do họ là những phóng viên, người
săn tin, nhà báo tuyệt vời. Vậy ai là người thích mẫu người lục lọi sục sạo, sôi động nhưng lại
nghiêm chỉnh này? Dĩ nhiên là mẫu người ISTJ ban giám đốc, con người vững như bàn thạch. Con
người ISTJ ban giám đốc ước muốn giữ sổ sách đàng hoàng, quân bình ngân sách, duy trì và bảo
vệ mọi sự, lèo lái con thuyền đi đúng hướng, chỉ huy hướng đi, cũng sẽ rất thích thú được giúp cho
người ENFP nhà báo xông xáo đây đó được nơi an toàn để dung thân khi cần.
Có mẫu người nào khác thấy hấp dẫn đối với nhà báo hiếu kỳ không? Bất ngờ thay là nhà khoa
học trừu tượng INTJ. Nhà khoa học dễ lạc lối trong thế giới giả thuyết và ảo tưởng trừu tượng, dễ
tìm được hướng đi và chỗ nương tựa nơi con người thành thạo diễn tiến trên thế giới thực tế. Như
vậy người ENFP nhà báo có thể trở nên chỗ nương tựa hoặc tìm được nơi nương tựa nơi người
INTJ nhà khoa học. Khó mà biết ai chọn ai, ai cần ai!
Mẫu 7: INFJ tác giả 1%
Người INFJ tác giả lắm lời có thể đi chọn người ENTP nhà phát minh đầy sáng kiến, hoặc cũng
có thể đi tìm kiếm một mẫu người đối ngược đó là ESTP cổ động viên. Nhìn bề ngoài coi bộ người
ESTP cổ động viên và người ENTP nhà phát minh có vẻ giống nhau: dễ thương, dịu dàng, lịch sự,
vui tính, khôn ngoan, rất dễ tiếp xúc, mạo hiểm, đôi khi bất cẩn. Người ESTP cổ động viên có
nhiệm vụ cổ động quảng cáo, người ENTP nhà phát minh có nhiệm vụ phát minh sáng chế, và đó
không phải là khác biệt nhỏ. Người phát minh sáng chế ra một bộ máy, một dụng cụ, nhưng chỉ có
người cổ động viên mới tạo nên một thương trường tiêu thụ dụng cụ, một dịch vụ sản xuất bộ máy
được thôi.
Muốn thành công người cổ động viên đúng ra phải có nhiều mánh lới lắm mới tạo được sự tín
nhiệm nơi quần chúng. Như vậy tại sao con người INFJ tác giả đi tìm ý nghĩa chủ đích lại thấy lôi
cuốn tới con người ESTP cổ động viên mánh lới? Đó là vì người INFJ muốn cho người ESTP nhận
diện được tâm hồn mình và tìm ra ý nghĩa những việc mình làm. Cũng vậy, tại sao người INFJ
cảm thấy lôi cuốn tới người ENTP nhà phát minh? Đó là vì người INFJ muốn giải cứu người ENTP
khỏi những ngông cuồng khờ dại, và quả thực đa số các nhà phát minh sáng chế đều yểu mệnh
chết non.
Mẫu 8: ENFJ: nhà giáo 5%
Ai có thể bổ túc cho con người chuyên giúp người khác lớn lên đây? Đối ngược về phía S là người
ISTP nhà nghề. Người ENFJ nhà giáo dễ giúp cho người ISTP nhà nghề thực hiện ngón nghề của
mình. Tuy nhiên người ISTP nhà nghề đôi khi có một khía cạnh khác nữa trong tính tình của họ,
và thỉnh thoảng trở thành chủ lực của cuộc sống: mạo hiểm và khai phá.
Người ISTP nhà nghề có thể đi lạc đường, đặt bước vào những nơi chưa biết. Khó mà tưởng tượng
ra được rằng người ENFJ nhà giáo cũng có khuynh hướng ham muốn tương tự.
Như đã nói trên, người ENFJ nhà giáo nhận thấy người INTP (coi số 1: kiến trúc sư) hấp dẫn. Đây
là mục tiêu ngoạn mục cho nhà giáo giúp người khác phát triển và lớn lên, bởi vì bên dưới bộ mặt
lạnh lùng, trầm tĩnh, vô tư và nghi ngờ là cả một kiến trúc dinh thự, máy móc, hoạt động, sách
lược, ngôn từ, tính toán, và bất cứ những gì có thể phác hoạ ra được. Chính đó là cơ hội để nhà
giáo giúp kiến trúc sư ra mắt, thi thố tài năng.
Nếu người ENFJ nhà giáo là giáo chức thực thụ dù ở trình độ nào, họ sẽ bớt lôi cuốn đi tìm tính
tình đối ngược. Dĩ nhiên đa số người ENFJ không hành nghề giáo chức.
Mẫu 9: ESFJ nhà buôn 13%
Chúng ta đã nhận thấy hai mẫu người ESFJ nhà buôn và INTP kiến trúc sư thu hút nhau (coi số 1).
Người ESFJ nhà buôn muốn tạo nên căn cứ điểm để người INTP kiến trúc sư có thể bay cao hơn
trên các tầng lầu trừu tượng, lại nhận thấy người ISTP nhà nghề cần phải có điểm nương tựa hơn
nữa. Người ISTP nhà nghề muốn bay cao thực sự. Hãy quan sát phòng chỉ huy của các phi cơ, ta
sẽ thấy toàn là những người ISTP nhà nghề thôi. Dĩ nhiên không phải bất cứ người ISTP nhà nghề
nào nào cũng thích bay cao thực sự, nhưng khuynh hướng mạo hiểm và khám phá vẫn tiềm ẩn nơi
con người của họ, y như con thiêu thân nhìn thấy ánh sáng là phải lao đầu vào. Như vậy có ích lợi
gì cho bản tính vị tha, xả kỷ, hy sinh, chăm sóc của người ESFJ nhà buôn không? Thưa có chứ.
Đó là khi người ISTP nhà nghề thám hiểm khám phá xong trở về, đã có sẵn người ESFJ nhà buôn
chờ đón để uỷ lạo, săn sóc cho nghỉ ngơi và giải trí.
Mẫu 10: ISFJ bảo trì viên 6%
Chúng ta đã thấy lý do tại sao bản tính bảo trì của người ISFJ bảo trì viên bổ túc hoà hợp với người
ENTP nhà phát minh (coi lại số 2). Giữa người ISFJ bảo trì viên và người ESTP cổ động viên càng
có liên hệ mật thiết hơn. Người ESTP mau mắn, lanh lợi, uyển chuyển thương lượng cần có nơi
để nương tựa. Người ESTP có khuynh hướng có những lúc bốc đồng lên cao chín tầng mây xanh
với đủ mọi thứ hoạt động, còn người ISFJ thích cung cấp một nơi để những người xuất thần có thể
xả hơi tĩnh dưỡng. Thông thường người ISFJ tìm những nghề nghiệp đòi hỏi phục vụ, chăm sóc
giúp đỡ. Họ cũng thích làm những công việc tương tự như vậy ở nhà và vì thế dễ bận bịu hơn
người khác. Nếu người phối ngẫu không biết cảm phục biết ơn những việc đó, họ có thể phàn nàn
lẩm bẩm vì hy sinh như những anh hùng vô danh.
Mẫu 11: ESFP diễn viên 13%
Người ta đã nghiên cứu mối liên hệ giữa những người INTJ nhà khoa học và người ESFP diễn
viên. Tuy nhiên liên hệ tình nghĩa giữa hai mẫu người rất là hoạ hiếm, nên nghiên cứu tỉ mỉ để mà
học hỏi đúng hơn là để áp dụng thực tế. Trong 100 người mới có 1 2 người INTJ, và người INTJ
nhà khoa học ít khi có dịp tiếp xúc với người ESFP diễn viên. Thông thường người ESFP thấy dễ
lôi cuốn tới người ISTJ ban giám đốc. Người ESFP đầy nghị lực hăng say chuẩn bị một xuất trình
diễn: họ cần xuất đầu lộ diện, thích tiệc trà ăn uống, hội họp đình đám. Người ESFP là linh hồn
của bất cứ cuộc họp mặt gặp gỡ nào. Không biết bao nhiêu lần tiểu thuyết gia, kịch gia, ký giả màn
ảnh đã viết chuyện nói về mối tình giữa nhà triệu phú và người kỹ nữ, chàng công tử bột và ông
phú hộ. Người ESFP diễn viên muốn đem lại sinh lực phấn khởi cho người ISTJ ban giám đốc,
đồng thời cũng lại muốn nhờ người ISTJ trung kiên và trách nhiệm mà ổn định cuộc đời của mình.
Mẫu 12: ISFP nghệ sĩ 15%
Người ISFP nghệ sĩ theo đuổi hai chủ đề: một là muốn sống gần thiên nhiên, hai là muốn sinh hoạt
nghệ thuật. Chính vì vậy mà người ISFP không có vẻ vụ lợi, cho dù là thực sự họ cảm thấy khía
cạnh vụ lợi thật hấp dẫn. Tính tình đối ngược về phía N là người ENTJ chỉ huy trưởng, loại tính
tình hung hăng đầy nhiệt huyết, nhất là để thực hiện một kế hoạch, một chương trình. Người ISFP
dễ trở thành người hoà giải, trung gian, người cổ võ sống thiên nhiên, nhưng cũng có lúc muốn
tìm người có tài lãnh đạo, chỉ huy để thực hiện một chương trình ngắn hạn. Người ISFP nghệ sĩ dễ
lôi cuốn tới người ESTJ ban điều hành, con người có đầu óc thích hợp để điều hành quản trị mọi
việc dù cho nhất thời. Nên nhớ rằng người nào hay chê bai một cơ sở tổ chức cũng chính là người
muốn cầm đầu cơ sở tổ chức đó. Khi người ISFP nghệ sĩ cưới một người ENTJ chỉ huy trưởng
hoặc ESTJ ban điều hành, họ không có ý muốn thay đổi người phối ngẫu thành một con người
thích thiên nhiên đâu. Trong các mẫu tính tình, người ISFP là con người dễ tính nhất để ai làm gì
cũng được, việc gì ra sao cũng không sao. Chính thái độ này là môi trường thích hợp để xí nghiệp
phát triển và văn minh tăng tiến.
Mẫu 13: ESTJ ban điều hành 13%
Người ESTJ ban điều hành cảm thấy thích thú và thoải mái được bảo tồn một cơ sở, giúp cho cơ
cấu được vững bền, dung hoà, bảo đảm, thứ tự đâu vào đó. Thế nhưng họ lại thích lôi cuốn tới
người ISFP nhà nghệ sĩ siêu! Chắc hẳn họ không hy vọng thay đổi con người nghệ sĩ siêu này
thành ra giống như họ được. Hình như họ thấy lối sống siêu thoát, bất cần của nghệ sĩ giúp họ bớt
lo lắng về những trách nhiệm vĩ đại mà họ phải ra tay gánh vác.
Có khi họ tìm ra mẫu tính tình đối ngược lại hấp dẫn, người INFP nhà chinh phục với khuynh
hướng ẩn dật. Đó là điều thật hoạ hiếm vì cứ 15 người ESTJ quản trị viên mới có một người INFP
nhà chinh phục. Khó mà tin được rằng người ESTJ sẽ tìm được an vui thảnh thơi nơi người INFP,
bởi lẽ dưới bộ mặt ẩn dật, còn tiềm tàng khả năng một chiến sĩ xung phong, điều mà ít khi biểu lộ
ra khi người ESTJ đi tìm kiếm. Có khi họ tự đòi hỏi mình phải tiến sâu hơn trong liên hệ tình nghĩa
để tìm ra ý nghĩa đích thực nhưng lại chẳng biết phải làm thế nào. Họ càng cố gắng thì càng chứng
tỏ họ chỉ thấy giả tạo và vô nghĩa.
Mẫu 14: ISTJ ban giám đốc 6%
Đây là con người tổng hợp của bảo đảm, chuẩn bị, và liên kết, một con người với ý muốn được tín
nhiệm. Dĩ nhiên họ thích những nghề về kết toán, ngân hàng, thị trường chứng khoán. Thử tưởng
tượng xem cả hai người phối ngẫu đều là ISTJ: hai tượng đá đứng bên nhau. Vững chắc thì có
vững chắc đó, nhưng đâu có dễ dàng bắc nhịp cầu thông cảm.
Người ISTJ ban giám đốc thấy lôi cuốn tới mẫu tình tình đối ngược là người ESFP diễn viên vì
tính cách sống động linh hoạt. Người ISTJ chỉ thích thu tích tiết kiệm sẽ cảm thấy lôi cuốn tới
người ESFP chỉ thích chi tiêu, sử dụng. Đối nguợc nhau hoàn toàn nhưng lại dễ yêu nhau và cưới
nhau.
Người ISTJ có thể thấy tính tình đối ngược về khía cạnh N là hấp dẫn lôi cuốn, người ENFP nhà
báo. Cứ 100 người thì có 5 người ban giám đốc và 5 người ENFP nhà báo. Có lẽ họ cảm thấy
người ENFP muốn loan tin cũng giống như tâm tình của người ESFP diễn viên muốn trình diễn
vậy. Dĩ nhiên cả hai mẫu người ENFP và ESFP đều có chung tính cách sống động và linh hoạt,
một đức tính quý báu dễ làm cho người ISTJ cẩn thận nghiêm nghị được vui vẻ.
Mẫu 15: ESTP cổ động viên 13%
Trong 100 người có 13 15 người ESTP cổ động viên, mà chỉ có 1 2 người INFJ tác giả, tính tình
đối ngược nhau về khía cạnh N, nên ít khi có vụ 2 người hợp duyên với nhau. Cứ thử tưởng tượng
xem làm sao một người tác giả thích suy tư tiên đoán, lại có thể hợp duyên được với một cổ động
viên thương lượng tính toán. Nên nhớ rằng các vị tổng thống lỗi lạc của Hoa kỳ như J.F. Kennedy,
L.B. Johnson, T. Roosevelt, F.D. Roosevelt đều là người ESTP ít ai sánh kịp. Có lẽ nên nghiên
cứu xem tính tình của các đệ nhất phu nhân ra sao xem họ có phải là người INFJ tác giả suy tư tiên
đoán hay không.
Người ESTP hình như thích lựa chọn người ISFJ bảo trì viên. Nếu chồng là ESTP cổ động viên và
vợ là ISFJ bảo trì viên thì thật là xứng đôi vừa lứa. Thiên kiến về vai trò nam nữ trong xã hội có
thể cho thấy một đôi vợ ESTP và chồng ISFJ khó mà thành công, nhưng nếu cố gắng hoà hợp điều
chỉnh với xã hội thay đổi, họ cũng có thể thành công.
Mẫu 16: ISTP nhà nghề 7%
Con người ISTP nhà nghề có thể đi tìm kiếm mẫu tính tình đối ngược, người ENFJ nhà giáo. Như
đã nói ở trên (coi số 8) nơi người ENFJ nhà giáo có yếu tố giúp người khác tăng trưởng phát triển,
nên người ISTP nhà nghề coi đó như cần thiết để bổ túc cho mình. Tuy nhiên nơi bản tính của
người ENFJ không có gì giúp cho khía cạnh mạo hiểm của tính tình người ISTP. Nếu người ISTP
nặng về mạo hiểm quá nhiều, tình nghĩa giữa người ENFJ nhà giáo và người ISTP nhà nghề sẽ
gặp nhiều rắc rối.
Người ISTP nhà nghề không cảm thấy lôi cuốn chút nào tới người ESFJ nhà buôn dẻo miệng, đon
đả, ân cần, chiêu đãi. Người ESFJ nhà buôn phải đích thân chủ sự mời người ISTP nhà nghề rời
ghế xe hơi, ghế phi cơ, xe gắn máy thật lâu mới được, để họ biết liên hệ với người khác một cách
hữu hiệu và thoải mái hơn. Người ISTP nhà nghề cần nơi nương tựa; nếu không, họ sẽ ra đi tìm
kiếm chân trời mới. Khi người ISTP nghe hai chữ ‘ra đi, lên đường’, họ coi đó như điều tâm niệm
nằm lòng và họ cố công thực hiện y như vậy.
II. TÍNH TÌNH TRONG HÔN PHỐI

1. Người phối ngẫu chịu chơi (sống phê) SP


Dù là người hướng ngoại E hay hướng nội I, dù là suy tư T hay tâm tình F, dù là nam hay nữ,
người phối ngẫu SP cũng tạo nên hình ảnh một người quán quân chuyện chăn gối, một người xuất
chúng đòi hỏi những thí nghiệm trong việc vợ chồng. Tuy nhiên, những chi tiết như phải thí nghiệm
thế nào lại do người khác cung ứng chứ chính người SP không nghĩ tưởng ra. Người SP thích nói
chuyện về tính dục, có những chuyện tiếu lâm trong quần lót (đùi), và muốn những chi tiết này nọ
về đời sồng sinh lý của người khác. Các tiểu thuyết tả chân về sinh lý thường mô tả mẫu người SP
hơn là mẫu người khác. Người SP đáp ứng dễ dàng các điều kiện về thính giác, vị giác và xúc giác
hơn các mẫu người khác, vì tất cả những cảm giác này đều cụ thể, thực tế và khêu gợi. Những điều
kiện biểu tượng như thi phú không làm rung động mẫu người SP.
Người SP chủ trương sống là để hưởng thụ, nên dù trong đời sống sinh lý cũng như trong các hoạt
động vui chơi, làm việc, ngủ nghỉ, họ đều hưởng thụ một cách tối đa. Họ thích thay đổi trong mọi
sự, kể cả vấn đề sinh lý. Người SP có thể cảm thấy hưởng thụ tình ái vì những biểu lộ mâu thuẫn,
cũng như vì say mê ái tình. Có khi họ cảm thấy những giọt nước mắt, những lời cãi cọ, những nét
mặt giận hờn nơi người phối ngẫu hoặc chính nơi họ lại trở nên nguồn kích thích khơi động. Những
phim ảnh ma quái, tai nạn, chiến tranh, những hình ảnh tình tứ lộ liễu, mạnh bạo, dữ dằn có khi
làm cho họ rung động. Những chuyện tình dài dòng vòng vo tam quốc không lôi cuốn họ bao
nhiêu, mà có khi còn làm cho họ mất kiên nhẫn nữa. Những nữ thần tình ái và các vua làm tình
trên màn ảnh dễ kích thích họ. Vì hiểu theo nghĩa hưởng lạc, họ luôn đi tìm kiếm thích thú và mạo
hiểm. Những nhân vật Romeo Juliet, Héloise Abélard chắc hẳn không phải là SP. Nói cho đúng,
người SP sẽ cảm thấy tội nghiệp cho những mối tình lẩm cẩm lòng thòng đó.
Người SP dễ thích ứng và cảm thấy thoải mái với đời sống tính dục. Có lúc họ tỏ ra cương quyết
về vấn đề tình ái, nhưng thực ra đó là hậu quả của bản năng hơn là do tính toán suy nghĩ kỹ lưỡng
như người NT. Người SP dễ thấy mình dính líu với người khác để rồi chỉ thấy thêm rắc rối, phiền
phức, nên họ thắc mắc không biết phải làm sao để khỏi vướng mắc. Họ không muốn đương đầu
thẳng với vấn đề để tìm ra một giải pháp, mà chỉ muốn dùng yên lặng tránh né với hy vọng mọi sự
sẽ êm xuôi. Người SP không thích kéo dài thời gian gặp gỡ tìm hiểu, vì họ muốn tự do, kể cả tự
do biểu lộ tình cảm tùy như hoàn cảnh xui khiến. Khi họ có ai biểu lộ tình cảm thân mật thắm thiết
và hứa hẹn đàng hoàng, người SP có thể tỏ ra thô lỗ, cộc cằn và tàn nhẫn, và khi đâu vào đó xong
rồi, họ có thể quên những vết thương lòng dễ dàng. Khi người SP không đáp ứng lòng mong đợi
của người khác, họ sẵn sàng cải tiến cho thích hợp cho dù đôi khi sự cải tiến đó không kéo dài
được bao lâu.
Nói chung người SP có thái độ vui vẻ, không hay chê trách. Họ chỉ hoàn toàn sống cho hiện tại,
nên có khi họ không chu toàn đầy đủ các việc bổn phận hằng ngày cho đúng giờ khắc, tuy nhiên
họ không có ý bê trễ như vậy. Người SP dễ tức giận cũng như mau ra tay hành động, nhưng mau
giận rồi lại chóng nguôi. Họ dễ chấp nhận những nhận định và phê bình về hành động tốt cũng
như xấu của họ, và chẳng nề hà ngần ngại gì. Trong liên hệ tình nghĩa vợ chồng, người SP không
để ý bao nhiêu đến thứ tự ưu tiên, việc gì họ cũng là quan trọng như nhau và cũng dồn hết tâm lực
để chu toàn. Việc nhỏ cũng như việc lớn đều được họ chú ý như nhau. Người dưng nước lã cũng
được họ săn sóc như người thân tình. Thái độ này có thể làm cho người phối ngẫu hiểu lầm và bực
mình nhiều. Có lúc bản tính quảng đại thoải mái của người SP sẽ gây nên sóng gió giữa hai vợ
chồng khác chí hướng (người SP có khi nghĩ rằng của vợ là của chồng, của chồng là của vợ, nên
ai cho, hoặc cho ai cũng được vậy).
Người SP thích quà cáp: tặng quà và nhận quà. Người SP có tính thích tặng những món quà đắt
tiền, và nhất là muốn nhiều người chứng kiến và ghi nhận thành quả của tấm lòng quảng đại này.
Có khi trong nhà dư đồ dùng, quần áo, người SP cũng muốn mua một món quà đắt tiền để làm vui
gia đình. Người SP thường tỏ tình âu yếm thân mật qua các quà tặng nhau. Họ thích thú phấn khởi
làm công việc tặng quà. Họ muốn đóng vai trò Tiên Ông ban phát quà cáp cho trần gian mãi mãi.
Người SP chỉ muốn sao người nhận quà được niềm vui thích, vẻ ngạc nhiên thoải mái.
Mặc dầu người SP tỏ ra rất hoạt động lanh lợi, óc thực tế bắt họ nhìn vào giây phút hiện tại nên có
khi họ quên không nhìn thấy khác biệt giữa phẩm và lượng trong liên hệ tình nghĩa. Họ chỉ chú
trọng tới lúc này, chỗ này, người trước mắt, nên họ không phân biệt giá trị một con người chung
thủy với một con người qua đường. Cũng có lúc người SP không nhận ra được các nguy hiểm có
thể xảy ra trong liên hệ tình nghĩa. Người nữ SP dễ bị vướng mắc vào các liên hệ không khôn
ngoan đủ. Người SP thường vội vàng hấp tấp trong những vấn đề mà thánh cũng sợ vấp phải như
tình dục, xã giao, hoặc đôi khi kinh tế. Người SP có thể sống ăn uống thỏa thuê hôm nay rồi ngày
mai nhịn đói cũng được. Hôm nay họ chi tiêu thả giàn, ngày mai họ tiết kiệm từng xu. Họ muốn
thụ hưởng tiền bạc cũng như tính dục. Người SP không muốn tiết kiệm cho ngày mai về tiền cũng
như tình. Họ dùng tiền bạc, thời giờ, sức lực để khám phá quán ăn mới, kiểu may mặc mới, bạn bè
mới, xe nhà mới. Họ thích mua sắm dụng cụ mới, gây dựng tình nghĩa mới, để rồi chỉ sau đó ít lâu
lại đi kiếm thứ khác mới lạ hơn.
Người nữ SP tề gia nội trợ sẽ bù lắp khuynh hướng hoạt động qua các tiểu xảo thủ công nghệ. Nhà
cửa của nàng lúc nào cũng đầy đủ kế hoạch với dự án cần chu toàn. Nàng chia mọi sự thành từng
ngăn ô: lúc thì lo nấu nướng thật cầu kỳ, lúc thì đan thêu thật tỉ mỉ. Nàng thích màu mè sặc sỡ rực
rỡ. Nàng thích cây cảnh đầy phòng. Khách khứa ra vào lúc nào cũng được và nàng chẳng quan
tâm tới tình trạng nhà cửa trang hoàng luộm thuộm đâu. Nàng sẵn sàng để mọi sự chỗ nào y nguyên
chỗ đó để tiếp khách: ăn uống, ngồi đứng tự nhiên không gò bó. Người mẹ SP lo kiểm soát con
cái. Bà không thích quan niệm chủ trương mẹ phải phục dịch con cái. Như thế không có nghĩa là
bà cảm thấy mặc cảm tội lỗi phải lo làm đúng cung cách y như người khác. Bà chỉ lo làm sao đúng
y như bà nghĩ lúc hiện tại thôi. Bà thường muốn và được con cái vâng lời, cho dù bà cũng để con
cái được tự lập khá nhiều. Bà không để cho con cái đè đầu đè cổ bà đâu. Người mẹ SP dễ để người
khác góp phần vào việc giáo dục con cái hơn là các bà mẹ mẫu tính tình khác. ví dụ như khi đứa
con đầu lòng bắt đầu đi học lớp mẫu giáo, bà tự kiềm chế không hay can thiệp như các bà mẹ mẫu
tính tình khác.
Thường thường người SP thích phô trương con người của mình, và dù là hướng nội hay hướng
ngoại họ cũng tỏ ra dễ tính chịu chơi. Họ dễ tìm được người bạn tình đúng ý họ muốn sau một
cuộc tìm hiểu gặp gỡ. Nếu người phối ngẫu của người SP không để bị kẹt vào những hy vọng viển
vông của người SP, liên hệ tình nghĩa giữa hai người có thể phát triển trở nên nếp sống thoải mái
hoạt động. Nếu người phối ngẫu mong đợi người SP quá mức, dĩ nhiên cả hai người đều sẽ phải
bực mình. Người SP dễ sống hòa hợp trong vấn đề tính dục, họ không dễ dứt bỏ tình nghĩa. Khác
với người NF suốt đời đi tìm kiếm mối tình lý tưởng, người SP không có khuynh hướng tưởng
tượng ra rằng một mối tình khác sẽ có thể tốt đẹp hơn.
2. Người phối ngẫu chịu (siêng) làm SJ
Người phối ngẫu SJ nam cũng như nữ coi đời sống tính dục là một vấn đề quan trọng. Người SP
dùng hoạt động tính dục để quên đi những khó khăn trở ngại, nhưng người SJ nhất là phái nam chỉ
muốn hoạt động tính dục làm cho họ thoải mái dễ chịu, bớt mệt nhọc, được vỗ về nâng niu. Sau
khi được thỏa mãn dục tình, người SJ có khuynh hướng lo lắng cho người phối ngẫu cũng được
an vui thoải mái.
Những mẫu người khác có thể coi dục tình như một hoạt động làm cho cả vợ lẫn chồng đều thích
thú, còn người SJ thường tỏ ra biết ơn người vợ vì đã cho chồng được vui thỏa, vì đã tặng chàng
một món quà quý giá, vì đã ban cho chàng một ân huệ đặc biệt. Ít khi chàng có thể quan niệm được
rằng nàng cũng được rung cảm sung sướng như chàng. Người SJ nữ thường cùng có một quan
niệm, coi nhu cầu sinh lý của chồng quan trọng hơn của mình, cho rằng sinh lý là nhiệm vụ người
vợ phải chu toàn đầy đủ cho chồng hơn là một thú vui nàng được quyền hưởng thụ.
Người SJ thường chung thủy với lời thề hứa thành hôn. Người nam SJ có thể lăng loàn trước khi
cưới, nhưng sau khi thành hôn, chàng chỉ lo cho gia đình và lo chăm chỉ làm việc. Người nữ SJ ít
khi có kinh nghiệm chăn gối trước khi cưới, và dù có kinh nghiệm đi chăng nữa, thường đó là vì
bạn bè làm áp lực, vì nại cớ ai cũng làm như thế, vì không muốn bị chọc quê.
Người SJ cả nam lẫn nữ đều coi dục tình như là một dịch vụ người vợ phải cung ứng cho chồng,
một nghĩa vụ nàng phải lo chu toàn để bù lại những bảo đảm kinh tế và xã hội. Họ thường không
thích thí nghiệm nhiều kiểu làm tình. Thông thường người nam SJ muốn làm tình sao là cứ làm
như vậy mãi. Người nam SJ thường quan tâm tới vợ mình, nhưng cả người SJ nam lẫn nữ đều tin
rằng người vợ không cần phải được khoái ngất. Họ cứ tưởng rằng gái chính chuyên không mơ
tưởng chuyện ái ân như vậy. Trong khi đó hễ người nam SJ có dịp tiếp xúc giao tiếp với các bạn
trai và một số bạn gái thân tín, như khi đi săn, uống rượu, liên hoan, họ có thể hành động giống
như người SP: nói chuyện tiếu lâm phòng the rất xôm trò. Người nữ SJ không thích nói chuyện
phòng the dù là với bạn gái hay bạn trai.
Người SJ hiểu rõ rằng chuyện chăn gối vợ chồng là để sinh dưỡng con cái, chứ không phải chỉ để
tạo niềm vui ái ân. Họ quan niệm rằng có con cái sẽ đem lại niềm vui và an ủi cũng như tiếp tục
truyền thống gia đình. Người SJ chỉ làm tình ban đêm, trong phòng ngủ, càng nhẹ nhàng càng hay,
và càng sống lâu thì càng giảm bớt đi. Cho dù thời nay xã hội có cởi mở hơn, phụ nữ có được giải
phóng hơn, người SJ cũng không coi dục tình là để thỏa mãn thích thú.
Người SJ có khuynh hướng biểu lộ tình cảm và cử chỉ thân ái theo đường lối thông thường, dùng
những chữ diễn tả tỉnh yêu theo nghi thức định lệ cổ truyền, tặng quà bánh trong những dịp thuận
tiện. Những món quà này thường có giá trị riêng biệt đáng quý, đáng lưu giữ. Nghi thức trao tặng
cũng rất là quan trọng chứ không như người SP chỉ thích làm bất ngờ ngạc nhiên và cần có người
chứng kiến. Người SJ nam cũng như nữ trước khi làm tình, không thích thảo luận triết lý, bàn cãi
tôn giáo, nói chuyện nghệ thuật hoặc suy tư đạo đức. Làm tình là một chuyện, triết lý là một
chuyện. Người SJ không hiểu nổi tại sao lại phải yêu cuồng dại yêu si mê, vì cho dù họ có thể thích
tưởng tượng một chút, nhưng rồi cũng rất mau bắt tay vào cuộc sống hiện tại. Người SJ chỉ thích
tỏ tình thân ái lãng mạn khi còn gặp gỡ làm quen trước khi cưới. Một khi ván đã đóng thuyền, họ
chuẩn bị ưu tiên lo tiến thân nơi sở làm, tạo dựng mái ấm một gia đình, nối vòng tay chọn bạn bè,
giao tiếp xã hội. Ngay từ những ngày đầu thành hôn, đời sống tính dục của họ cũng đã có nề nếp
đâu vào đó và cứ như vậy mà sống suốt đời. Thông thường người SJ không thích những gì là bất
ngờ và bất thường. Người nam SJ may ra mới thử làm một vòng lả lướt ngoài vòng cương tỏa của
gia đình, nhất là khi không được hạnh phúc chăn gối trong nhà.
Người SJ khó hiểu được nhu cầu tình cảm của các mẫu người khác, như các mẫu người NF và NT
đều coi các việc bên ngoài phòng the như cần thiết giúp cho hoạt động tính dục. Người SJ có thể
nổi cơn nóng giận, chỉ trích chua cay, mắng mỏ chửi rủa, rồi đòi hỏi người phối ngẫu bỏ quên
những chuyện đó đi để làm tình. Họ không hiểu được hậu quả của những chuyện tiêu cực đó có
ảnh hưởng tới việc gợi hứng làm tình. Họ cứ tưởng rằng bao lâu họ săn sóc lo lắng cho người phối
ngẫu, chịu trách nhiệm giữ gìn sức khỏe và cuộc đời của người phối ngẫu, là họ có quyền góp ý
kiến sửa sai xây dựng mà không sợ làm suy giảm tình cảm của người phối ngẫu.
Người SJ thích chiếm đoạt, muốn cái gì cũng là của mình. Họ thường nói ‘nhà tôi’, ‘con cái tôi’,
‘xe của tôi’, ‘sở tôi làm’, ‘trường tôi học’ v.v...và của cải vật chất chiếm chỗ quan trọng trong cuộc
đời của họ. Họ cẩn thận bảo vệ, duy trì, gìn giữ, săn sóc, quý mến mọi của cải họ có và không
muốn để phí phạm. Người SJ có tính cẩn thận về tiền bạc và làm sổ sách đàng hoàng, đặt kế hoạch
cho tương lai, có khi vì đó mà hiện tại bị ảnh hưởng. Người SJ hiểu rõ tầm mức quan trọng của
bảo hiểm, tiết kiệm, trái phiếu công khố. Họ cũng hiểu ích lợi của tài sản, dụng cụ, xe cộ, quần áo.
Tất cả những thứ đó có nhiệm vụ phục vụ con người chứ không phải có ý để phô trương: phải tận
dụng mọi tài sản, đến khi không dùng được nữa thì cho cơ quan xã hội, chứ không nên vất bỏ đi
phí phạm. Người SJ bảo vệ tài sản thật đàng hoàng, và họ cũng muốn người chung quanh họ như
gia đình, hàng xóm, nhân viên cùng sở phải làm y như vậy. Người nữ SJ, nhất là người hướng nội
coi gia đình là trung tâm điểm của cuộc sống và loại trừ tất cả mọi sự khác: săn sóc cho chồng con,
lo nấu ăn, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ ngăn nắp là hết thời giờ của nàng rồi, và nàng cũng coi đó là lý
do nàng muốn sống. Vào tuổi hồi xuân khi con cái đã khôn lớn và lập thân ra ở riêng hoặc đi xa,
nàng có thể dễ bị khủng hoảng nặng vì hiện tượng ‘tổ ấm trống rỗng’. Người nam SJ hồi hưu cũng
có thể gặp phải một khủng hoảng tương tự: đối với chàng, nghề nghiệp là trung tâm điểm cuộc đời
cũng giống y như gia đình đối với nàng vậy. Cả nam cũng như nữ SJ có khi lo lắng ưu tư về những
người ở xa và tìm đủ cách để liên lạc qua điện thoại, qua thư từ. Đôi khi người SJ lo lắng ưu tư
thái quá về những tai họa họ mường tượng ra hơn là sự thực có như vậy.
Người SJ không thích những thay đổi thường xuyên và khủng hoảng cấp tốc trong gia đình cũng
như nơi sở làm. Cha mẹ SJ thường không muốn con cái bỏ truyền thống tập tục trong gia đình. Họ
cảm thấy cái gì là đúng là sai. Người SJ cảm thấy có nhiệm vụ phải bảo vệ chân lý như mẫu mực
tiêu chuẩn cho mọi người. Họ đòi hỏi mọi người, mọi sự, mọi thể thức, mọi thành quả phải hợp lý
hợp tình và hợp đường lối cổ truyền của họ.
Người SJ thích nói nhiều về quá khứ dĩ vãng. Họ hiểu biết giá trị truyền thống, gia phả của gia
đình, và quý trọng các câu chuyện tình tiết về gia đình họ. Họ có khuynh hướng mời mọc họ hàng
tới nhà, liên lạc với thân quyến xa gần, tôn trọng các lễ nghi cổ truyền như ngày giỗ chạp, kỷ niệm.
Khi có giờ rảnh rỗi, người SJ sẽ lo hoạt động cho nhà thờ, cộng đồng, tổ chức văn hóa xã hội.
Người phối ngẫu SJ thường gia nhập một tổ chức sinh hoạt cộng đồng và thường dễ nhận ra vì họ
giữ chức vụ quan trọng trong các tổ chức đó.
Người SJ có khả năng tổ chức thời giờ để làm các công việc hữu ích, những việc có mục tiêu và
nhiệm vụ rõ rệt. Người SJ không có khuynh hướng phí thời giờ để tán gẫu phí phạm, ví dụ đọc
báo thì có ích hơn là đọc tiểu thuyết. Người SJ quan niệm rằng thời giờ là để sử dụng cho hữu ích,
chứ không phải để phí phạm. Họ có khuynh hướng giữ đúng giờ và muốn người phối ngẫu cũng
phải làm như vậy. Họ thích đặt thời khóa biểu cho họ và có khi còn làm dùm người khác nữa.
Người SJ muốn các buổi hội họp gặp gỡ tiến diễn theo chương trình đã dự liệu, có vui nhộn nhưng
đừng quá lố. Người SJ không ngại hy sinh thời giờ cho gia đình cũng như người khác, miễn là có
lý do đàng hoàng.
Những người phối ngẫu SJ ít khi phàn nàn vì chán nản. Họ bằng lòng sống bình thản và được hạnh
phúc sống theo tập quán. Có khi họ thích ăn mãi một nhà hàng, đi chơi cùng một chỗ năm này qua
năm khác, vui chơi cùng một số bạn bè cùng một nơi mãi mãi.
Người phối ngẫu SJ có khả năng truyền đạt thái độ ấp ủ săn sóc cũng như một thái độ phê bình chỉ
trích. Theo trường phái phân tích liên hành động, họ phát xuất từ hai trạng thái bản ngã có cha mẹ
vừa phê bình vừa săn sóc. Đối với người phối ngẫu SJ, săn sóc lo lắng cho gia đình có nghĩa là
phải có nhiệm vụ để người nhà biết điều phải và làm đúng lúc: điều phải điều đúng là do cha mẹ
và truyền thống lưu lại. Người SJ có khuynh hướng dẹp bỏ tính bộc phát, cho dù khi bị mệt nhọc
và bị căng thẳng, họ có thể bỗng dưng nổi cơn khùng lên, dùng lời châm biếm chua cay, và có khi
dùng bạo lực để khuất phục nữa, cho dù đây là trường hợp rất họa hiếm.
Người SJ có nhu cầu muốn phục vụ và thích gia nhập các định chế tổ chức giúp cho họ trung thành,
kiên cường, trách nhiệm, đáng tin để người khác có thề tín cẩn, lệ thuộc, hiểu biết và tin cậy sử
dụng được. Họ không có tính bỏ bê gia đình vào giữa đường đời, hoặc chi tiêu vung vít hết cả tiền
tiết kiệm. Họ là những người tề gia nội trợ tuyệt vời, và là thành viên ưu tú của các sinh hoạt cộng
đồng như gia đình, giáo hội, chính quyền, tổ chức xã hội. Họ là những cột trụ nâng đỡ xã hội được
đứng vững.

3. Người phối ngẫu nghiêm túc (năng tiến) NT


Người phối ngẫu của người NT dám tin được rằng người NT quên sót không lo lắng quan tâm gì,
không hiểu biết những công việc thường ngày trong nếp sống gia đình. Người phối ngẫu của người
NT ước mong được nhìn thấy, cảm thấy những biểu lộ tâm tình, những cử chỉ thân ái nơi người
NT. Đảo lại, người NT ngạc nhiên không hiểu tại sao cách họ liên hệ, biểu lộ tình yêu lại bị coi là
thờ ơ lãnh đạm.
Người NT tỏ vẻ lạnh nhạt, vô tâm dưới cái nhìn của người thuộc mẫu tính tình khác. Họ có khuynh
hướng kiểm soát và che dấu cảm xúc của họ dưới nét mặt bình thản bất động, chỉ có con mắt để lộ
chiều sâu tâm tình thôi. Người NT không thích biểu lộ tình cảm một cách công khai chút nào cả.
Người NT ghét lặp đi lặp lại những lời nói thừa thãi, nên ít khi họ biết dùng lời nói để diễn tả tình
cảm. Những người thuộc mẫu tính tình khác có thể cho đó là lạnh nhạt, đáng thương, và họ dễ bị
mất lòng vì thái độ rụt rè đó. Nhưng đối với người NT, nói đi nói lại về tâm tình đã có đồng nghĩa
với thái độ nghi ngờ không dám chắc mình có tâm tình đó. Đối với họ, một khi đã quyết định là
họ phải giữ vững lập trường và thái độ cho đến khi họ tuyên bố thay đổi. Chính vì thế, họ không
thấy cần phải nhắc đi nhắc lại những gì đã rõ ràng hiển nhiên. Trong cuộc sống chăn gối vợ chồng,
người NT không dễ để cho bản năng cảm xúc thúc đẩy một sớm một chiểu, nhưng họ có khuynh
hướng suy nghĩ đắn đo cẩn thận, cân nhắc từng li từng tí mọi hành động, mỗi cử chỉ.
Một khi đã nắm chắc được vấn đề, người NT sẽ tiến hành theo kế hoạch dự tính. Nếu có gì không
ổn, họ sẽ phủi tay bỏ đi, cho dù đôi khi có một chút luyến tiếc. Một khi người NT đã quyết định,
khó mà họ có thể thay lòng đổi dạ được, miễn là người phối ngẫu đã đáp ứng lại. Và dĩ nhiên họ
tiếp tục tiến hành y như họ đã dự tính trước. Nếu quyết định có liên hệ đến cả cuộc đời, họ sẵn
sàng dấn thân trọn vẹn suốt đời. Nếu quyết định chỉ có ảnh hưởng ngắn hạn, họ sẽ sống theo ngắn
hạn. Đây là đường lối hoạt động theo kế hoạch của người NT: nếu quyết định có tính cách trường
kỳ dài hạn, họ thấy không cần thiết phải nói bằng lời nữa, vì họ cho rằng điều quyết định đó là
hiển nhiên; nếu quyết định có tính cách ngắn hạn, họ thấy cần phải nói ra bằng lời, vì thấy mọi sự
chưa rõ ràng minh bạch, bởi lẽ chưa có đủ thời giờ cho người khác hiểu rõ. Người NT tôn trọng
lời hứa cho dù liên hệ tình nghĩa không được trọn vẹn như họ mong ước, và cũng không thích nói
lên những bực dọc khó chịu họ gặp phải.
Người NT không quy trách nhiệm cho người phối ngẫu mỗi khi có điều bất hòa, nhưng tự coi như
họ có trách nhiệm phải làm những gì có thể để tái tạo sự hòa hợp. Khi những người NT họp thành
một nhóm, ít khi họ có tranh chấp mâu thuẫn cá nhân, nhưng họ thích tranh luận về trí thức, vì họ
nhận thấy bàn cãi về tình cảm chỉ đưa đến đổ vỡ. Nói chung, người NT sẽ bỏ đi khi có bàn cãi về
tình cảm.
Người NT thường có thái độ kỳ cục về những quy ước trong đời sống sinh lý. Luật lệ của xã hội
chẳng có ảnh hưởng trên họ bao nhiêu, nhưng họ vẫn sống theo tiêu chuẩn đặc thù riêng của họ.
Người NT có quy luật riêng cho đời sống sinh lý của họ, và có khi trùng hợp với quy ước xã hội,
có khi không.
Cần phải để dành nhiều thời giờ và nghị lực mới tạo nên được tình nghĩa cũng như liên hệ sinh lý
với người NT hơn các mẫu người khác, nhất là người NT hướng nội. Đặc biệt là họ khác hẳn với
mẫu người SP thật dễ dàng trong hai lãnh vực tình nghĩa và sinh lý. Thông thường các mẫu người
khác lại không chịu để dành nhiều thời giờ và nghị lực như người NT mong muốn. Ngay cả người
NT hướng ngoại cũng vậy, bề ngoài có vẻ dễ làm quen, nhưng thực ra cũng khó mà hiểu được họ,
vì cơ cấu tâm tình con người NT thật là phức tạp và có nhiều uẩn khúc. Bạn bè và người phối ngẫu
của người NT luôn tỏ ra ngạc nhiên khi thấy tâm tính của người NT mang một sắc thái mới, sắc
thái trước kia chưa xuất hiện.
Cách riêng người nữ NT có khuynh hướng để cho tính dục bị chi phối bởi tri thức. Tính thích lý
luận của họ có thể làm lu mờ những biểu lộ tình cảm, dù những tình cảm này được phát triển hay
chưa. Nếu người nữ NT chưa phát triển đủ tình cảm, họ có thể cảm thấy khó mà được khoái cảm
tột đỉnh, trừ phi người chồng chịu khó dùng thời giờ, kiên nhẫn để tìm hiểu nhu cầu của nàng là
phải giúp nhau khám phá ra những quan niệm tri thức. Người nữ NT khó có thể được kích thích
về tính dục do một người chồng thua nàng về tri thức. Người nam NT lại có quan niệm khác về
bình đẳng tri thức. Họ muốn bình đẳng vừa phải thôi, có nghĩa là nói chung thì đừng có quá kém
cỏi. Như vậy người nữ NT tài giỏi khó mà kiếm được một người chồng môn đăng hộ đối.
Dù sao người NT dù nam hay nữ cũng có thể tìm cách khám phá ra những cách tạo niềm vui sảng
khoái về phương diện tính dục. Nếu họ coi đây là lãnh vực chuyên môn của họ, họ có thể là chuyên
viên thành thạo về vấn đề tính dục. Họ có khuynh hướng thu thập đầy đủ mọi hiểu biết tâm sinh
lý về nghệ thuật làm tình, và nhận định rằng nghệ thuật làm tình đòi hỏi hai người phải có nhiều
sở thích chung khác, ngoài chuyện chăn gối. Người NF có thể cho là không tình tứ lãng mạn chút
nào cả khi phải tìm hiểu nghiên cứu đầy đủ về vấn đề tính dục để viết thành sách (như trường hợp
Masters & Johnson, 1966), còn người NT lại coi đó như là cơ hội thuận tiện để chuyển đạt những
khám phá khách quan này thành những hành động tính dục đầy sáng tạo.
Ngoài chuyện chăn gối, người NT khó tìm được cách giải trí nào khác. Nói chung, họ có khuynh
hướng đứng đắn, nghiêm trang. Họ cảm thấy thích thú đối thoại về những siêu thể trừu tượng,
những đề tài mà các mẫu người khác coi là chán ngán. Đối với người NT, tính cách khôi hài đùa
cợt phải thật là tế nhị, và thường là trong cách chơi chữ tài tình. Đặc biệt họ thích những lời nói
bông đùa hai ý, và khác với người SP hoặc đôi khi người SJ, họ không thích kể chuyện tiếu lâm
có pha mùi tính dục trong đó. Họ coi đó là khiếm nhã, không lịch sự, nhất là khi có mặt người
khác phái.
Cuộc sống tình cảm của người NT thường chỉ gồm có một vài liên hệ tình nghĩa thật sâu đậm. Họ
không thể nào chịu cảnh chồng chung vợ chạ. Họ không chấp nhận việc thay vợ đổi chồng một
cách dễ dàng. Người NT không muốn nói với người phối ngẫu về những mối tình cũ đã qua, và
cũng chẳng muốn nói gì về người phối ngẫu cho bạn bè biết.
Người NT bắt đầu đời sống tính dục trong trí tưởng tượng, cũng giống như người NF. Cả hai đều
có thể cảm nghiệm được những tinh tế trong việc gợi tình mà những người có khuynh hướng S
như SJ và SP coi như là không thích hợp hoặc không đo lường được. Trong việc chăn gối, người
NT có thể đầy sáng kiến, nhiều tưởng tượng và được phấn khởi thích thú. Liên hệ tình nghĩa càng
sâu đậm mật thiết, người NT càng cảm thấy thích thú thỏa mãn. Tuy nhiên đôi khi họ cũng cảm
thấy cần phải giải tỏa sinh lý, nhất là khi những căng thẳng dồn nén về sinh lý làm cản trở một
công việc quan trọng của họ. Trong trường hợp này, họ sẽ tìm cách giải quyết thật mau lẹ, tiện sao
làm vậy.
Người NT có khuynh hướng ít để ý đến việc thu tích tiền của, vì thế sống đời đôi bạn, họ dễ bằng
lòng với các tiện nghi vừa phải. Người NT không thích tìm kiếm của cải mà coi đó như mục đích
cuộc đời. Họ chỉ thích thưởng thức vẻ đẹp của đồ vật, nhìn ngắm đường nét của kiểu mẫu và dinh
thự, say sưa cách sử dụng hào hoa trang nhã qua các đồ dùng họ có. Họ thích nhìn ngắm một xe
thật sang trọng, một phi cơ triển lãm, một tác phẩm nghệ thuật, cho dù họ có hay không có những
thứ đó. Tính cách đặc biệt của người NT là thích chiêm ngắm hơn sở hữu: tính cách đó có thể làm
cho người phối ngẫu khác tâm tính phải khó chịu mất kiên nhẫn. Đôi khi người NT tỏ ra coi thường
chẳng để ý sắm sửa các tiện nghi vật chất làm cho liên hệ tình nghĩa vợ chồng bị sứt mẻ. Cho dù
đôi khi có người NT muốn sắm sửa một chút, nhưng ít khi mà họ cảm thấy phấn khởi hăng hái đủ
để gây dựng được nổi sự nghiệp cơ đồ. Người NT mau trở về với thế giới trừu tượng đầy lý thuyết
để rồi ý nghĩ làm giàu mau tan biến, cho dù thỉnh thoảng có lảng vảng trở lại rồi lại biến tan.
Người NT ít khi cạn hứng thu thập sách vở và trau dồi kiến thức: năm này qua năm khác, họ vẫn
say mê sách vở. Nhà của họ lúc nào cũng tràn ngập sách vở báo chí đủ loại. Thực tế cho thấy người
phối ngẫu không phải NT thường thường nhận định rằng người NT chú trọng tuyệt đối vào thế
giới trừu tượng của lý thuyết và kỹ thuật. mà quên để ý đến người phối ngẫu của mình. Cho dù
người NT coi như ra vẻ quên cuộc sống gia đình bao quanh họ, nhưng nếu có ai nhắc nhở cho, họ
lại tỏ ra quan tâm để ý. Người NT thường sao lãng cuộc sống giao tế xã hội, nhất là người NT
hướng nội, và ít để ý đến những buổi họp mặt gặp gỡ thân tình, trừ khi có ai nhắc giúp chỉ dùm
ngày giờ, địa điểm. Điều đó có thể gây trở ngại cho người phối ngẫu thích vui mừng tổ chức những
lễ lạc, kỷ niệm như sinh nhật, giáp năm v.v...
Người NT và người NF hướng nội có khuynh hướng xây dựng liên hệ tình nghĩa thân mật một
cách từ tốn: họ phát triển liên hệ trí thức mau hơn liên hệ xã hội rất nhiều. Người NT và NF nhận
thấy liên hệ sinh lý càng ngày càng trở nên phức tạp hơn, và họ coi khía cạnh sinh lý tình dục mang
đầy ý nghĩa tinh tế. Việc giao hợp có ý nghĩa cao siêu hơn là chỉ để thỏa mãn tình dục. Người NT
hướng nội sẽ có liên hệ sinh lý ít hơn là người NT hướng ngoại. Những thói quen tập quán của
cuộc sống hằng ngày như việc làm, nhất là những việc tạo nên mâu thuẫn, có thể gây nên trở ngại
cho đời sống tình cảm và sinh lý, nhất là đối với người NT hướng nội (cũng như người NF hướng
nội), làm cho họ khó biểu lộ và diễn tả. Người NT có thể giao hợp vì tình yêu tha thiết sâu đậm,
hoặc ngược lại chỉ vì cực chẳng đã, cho bõ ghét.
Thông thường người NT coi bổn phận gia đình rất là quan trọng, nhất là bổn phận đối với cha mẹ
và con cái, và giữa vợ chồng. Tuy nhiên những người trong gia đình lại thường coi họ như xa cách,
hơn là các mẫu tính tình khác. Người NT không thích làm chủ thể xác và hành động của người
phối ngẫu như các mẫu tính tình khác. Khi ai có lầm lỗi, dù là người trong gia đình hay người
ngoài, người NT không coi đó là lầm lỗi của mình, và xử sự một cách rất khách quan. Còn lỗi của
chính mình thì người NT coi là không thể biện minh hoặc tha thứ được. Người NT thích thú trong
vai trò làm cha mẹ: thích nhìn thấy con cái lớn lên hoặc người phối ngẫu tăng trưởng nhưng họ chỉ
thích đứng xa nhìn ngắm hơn.

4. Người phối ngẫu nhân phẩ m NF


Nếu có ai chết vì yêu, chắc hẳn người đó phải là NF. Romeo và Juliet là tiêu biểu cho loại mẫu
người NF, không thể sống mà không có nhau, nên đã chọn cái chết để được gần nhau và trọn vẹn
với nhau. Những cặp tình nhân trứ danh trong lịch sử như Anthony và Cleopatra, những nhân vật
lãng mạn trong tiểu thuyết như Héloise và Abélard đều thi vị hóa mối tình của họ trong nghệ thuật.
Người NF có tài tạo nên mối tình lãng mạn thần thánh. Do đó những chữ ‘sinh lý, sắc dục’ nghe
rất lỗ mãng trần tục đối với tai người NF. Họ thích những chữ ‘yêu thương, cảm mến’ hơn để nói
lên khía cạnh thể xác con người. Người NF nam cũng như nữ đối xử với người phối ngẫu một cách
dịu dàng, từ tốn, thông cảm, biểu lộ và diễn tả tình yêu dễ dàng và thường xuyên qua ngôn từ cũng
như cử chỉ. Người NF có tài ăn nói, nên họ có thể diễn tả đầy đủ chi tiết tình cảm của họ một cách
khéo léo tinh tế mà các mẫu người khác không thể làm được. Người NF không ngần ngại dùng
thơ, nhạc, văn chương để tô điểm cho cuộc tình của họ. Mối tình lãng mạn trong cuộc sống của
người NF được triển nở là nhờ những biểu lộ tình cảm yêu đó. Người NF có khuynh hướng thần
tượng hóa mối tình của họ, coi đó như là mối tình độc nhất hoàn hảo. Chuyện tình của họ nghe
như có vẻ trong tiểu thuyết vậy. Người phối ngẫu NF chắc chắn sẽ sống trăm năm hạnh phúc, và
chứng minh ý định đó qua đối tượng họ theo đuổi. Vì họ theo đuổi một tình yêu lý tưởng, nên họ
luôn luôn có phấn khởi thích thú để đi tìm một người bạn hoàn toàn về tinh thần cũng như thể lý.
Họ muốn sống với nhau thực sự, rất thân mật ấm cúng. Con người của họ muốn chứng tỏ họ thực
là một người bạn phối ngẫu.
Người NF thích thú theo đuổi những chuyện có thể xảy ra hơn là những sự thực trong đời họ, nên
họ cũng thích thú theo dõi những liên hệ tình nghĩa có thể xảy ra. Khi họ bắt đầu một mối tình, đối
tượng trở nên trung tâm điểm cuộc đời của họ. Họ đặt tất cả nghị lực chủ tâm vào đó và không thể
từ nan một cố gắng nào mà không dùng để xây đắp cho mối tình đó. Khi tình yêu bất diệt đã khơi
mào, và khi người nam NF đã được thỏa mãn thể lý, cũng như khi người nữ NF được an tâm vững
dạ vì được yêu, tình yêu của họ sẽ đem lại hạnh phúc tình tứ thật lãng mạn. Người nam NF cũng
như người nữ NF thật mù quáng, ít khi có thể nhận ra các khuyết điểm của người tình trong vòng
đầu của tình ái. Cuộc đời tưởng chừng như sẽ được trọn đời hạnh phúc, cho dù họ ít khi tìm hiểu
cho rõ chi tiết làm sao cho được trọn đời hạnh phúc. Người tình NF có những cử chỉ thật tình tứ,
những lời nói thật bay bướm, và hay lý tưởnghóa, thần thánh hóa cuộc tình. Có khi họ coi những
mơ ước y như thể thực tại. Đôi khi trí tưởng tượng về đời sống sinh lý không đáp ứng được theo
những đòi hỏi thực tế của cuộc sống, nhất là nơi người nam NF. Hình như người nữ NF có khả
năng kéo dài thời gian tình tứ lãng mạn và đi sâu hơn là người nam NF.
Khi người nam NF đã được thỏa mãn về sinh lý rồi, họ dễ mất cảm hứng để rồi đi tìm một mối
tình tưởng tượng khác. Với tâm tính phiêu diêu lãng du, họ như bị thúc bách phải đi tìm cho ra
những gì hơn người, phải theo đuổi những giấc mộng thật lớn, phải chiếm hữu cho được những
thần tượng tình ái trong màn ảnh, để làm người tình, người mẹ, người yêu, người vợ, người con
gái, người mẫu. Thực ra người phối ngẫu của họ không có thể trở nên tất cả như vậy cho họ. Người
nam NF muốn yêu cuồng sống vội, có khuynh hướng biểu lộ tình yêu như bất diệt mà vội tàn,
bằng cách sống như thể mối tình đã qua rồi vậy. Người nữ NF không có khuynh hướng đó: trái lại,
sau khi thụ hưởng tình yêu thể lý, họ tìm cách để tăng cường tình yêu làm cho tình yêu trở nên bền
chặt hơn. Nàng tỏ ra quyến luyến, dâng hiến nhiều hơn, tiếp tục sống tình tứ lãng mạn, tin rằng
tình yêu sẽ hoàn hảo, gán cho những công việc tầm thường một ý nghĩa trọng đại cao cả, quan
trọng hóa những liên hệ với người yêu, và dám sẵn sàng chết vì yêu. Ít khi nàng bực bội vì chuyện
giao hoan. Nàng không quan tâm tới khoái cảm thể lý của nàng bao nhiêu, miễn sao được vui
sướng vì dâng hiến trọn vẹn cho chàng. Điều quan trọng là làm sao chàng được thoải mái sảng
khoái. Người nam NF dễ quen quá hóa nhàm, nhưng người nữ NF không có tình trạng như vậy.
Người SP có thể tự hào như Dorothy Parker: “Anh thành thực bao nhiêu, em chính chuyên bấy
nhiêu, chứ không kẻ trước người sau” Còn người nữ NF thì có khuynh hướng nhìn nhận rằng một
khi đã yêu là yêu đến trọn cuộc đời. Dĩ nhiên có khi tình yêu không được hoàn hảo, nhưng như thế
không có nghĩa là tình yêu sẽ không có cơ hội trở nên hoàn hảo. Rất may là cả người nam cũng
như nữ NF đều có khả năng yêu tha thiết đậm đà vượt qua những giới hạn thể lý, để nhờ đó họ có
khả năng tạo dựng một tình nghĩa bền vững thoải mái.
Trong thập niên vừa qua, có một hiện tượng thật kỳ lạ đã xuất hiện, có lẽ là do đặc tính người nữ
NF muốn duy trì ước mơ tình tứ lãng mạn cho dù gặp phải thực tế trái ngược: đó là phong trào
cách mạng luyến ái sinh lý (sex revolution). Đa số nhóm lãnh đạo phong trào cách mạng luyến ái
sinh lý là người nữ NF. Chính những người nữ NF đã lớn tiếng chối từ những tiêu chuẩn mâu
thuẫn hàng hai về luyến ái sinh lý. Chính họ là những người đòi hỏi phải được khoái cảm sinh lý
y như chồng. Chính họ là những người quyết định rằng chưa chắc họ đã thành thực và chung thủy
với chồng. Hiểu theo một cách nào đó, họ là những người quyết định rằng họ có thể tiến tới tạo
dựng được một tình nghĩa tốt đẹp hơn, thoải mái hơn. Càng ngày càng có nhiều người sẵn sàng
mạo hiểm dấn thấn đi tìm cho được tình nghĩa tốt đẹp thoải mái đó, cho dù có giao ước hôn phối
hay không. Thực tế là càng ngày càng có nhiều người nữ NF tỏ ý không chịu chấp nhận sự áp đặt
khống chế của pháp lý, sẵn sàng bắt bản năng muốn làm vợ phải chờ đợi cho đến khi nào nàng
biết chắc là nàng làm đúng. Càng ngày càng có nhiều người nữ muốn có con ngoại hôn và tự mình
nuôi dưỡng. Nói như thế không có nghĩa là các mẫu tính tình khác không góp phần gì vào phong
trào này, nhưng phải nhìn nhận rằng đa số người nữ NF với một số nhỏ người nữ NT đã đứng lên
lãnh đạo phong trào cách mạng luyến ái sinh lý. Ngày nay thay vì sẵn sàng hy sinh chết vì yêu,
người nữ NF hiện đại hình như chỉ muốn sống với hy vọng sẽ tìm ra được cách tốt đẹp hơn để liên
hệ với nam giới.
Cả người nam lẫn người nữ NF đều là những người phối ngẫu dễ thương và đáng yêu, là nguồn
tình thương ấm cúng, tương trợ và thông cảm. Họ dễ tỏ ra cảm thông khi người phối ngẫu gặp phải
nghịch cảnh ở thế giới bên ngoài, và không có khuynh hướng lợi dụng nghịch cảnh đó để sửa sai
chỉnh lý người phối ngẫu, như các mẫu tính tình khác thích làm. Thông thường người NF có tài xã
giao, và ai ở nhà họ cũng cảm thấy được yêu quý săn đón đàng hoàng. Họ có biệt tài tri ân mộ
mến, nhất là trong lãnh vực đức tính cá nhân của mỗi người, và họ biểu lộ lòng tri ân mộ mến đó
cho người phối ngẫu biết thật thân tình. Có lẽ người NF là loại người phối ngẫu đáng yêu hơn cả,
tận tụy, dễ thương, biết ơn, và không ngừng biểu lộ các tâm tình đó ra cho người phối ngẫu và con
cái. Câu chuyện của người NF nhất là người hướng ngoại phảng phất những ngôn từ thân mật ấm
cúng, nhất là những kiểu nói riêng tư đối với nhau. Người NF có thể cũng hào hoa như người SP
khi biểu lộ tình yêu qua quà tặng, nhưng người NF có khuynh hướng tặng quà một cách kín đáo,
và cẩn thận tỉ mỉ lựa chọn quà với một ý nghĩa đặc biệt. Người NF nam cũng như nữ, thường dễ
nhớ ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm, không cần ai nhắc nhở. Đảo lại, nếu ngày kỷ niệm của họ bị
lãng quên, họ sẽ cảm thấy đau khổ, và dĩ nhiên khi được nhớ đến, họ rất vui mừng.
Cho dù người NF, nhất là người nam NF, tỏ ra bồn chồn khi người khác tùy thuộc vào họ, kể cả
gia đình vợ con cha mẹ, thực ra tâm tình của họ làm cho người khác tùy thuộc vào họ. Lý do là vì
họ tự hào biết tế nhị, chăm sóc cho người khác. Tính người NF là như vậy: không thể nào mà họ
không để ý đến nhu cầu của người khác được. Tuy nhiên, họ trở nên bồn chồn khi những chăm
sóc đó bắt đầu ràng buộc họ, làm cho họ bị áp lực tâm lý phải làm như vậy mãi. Khi đó người NF
có thể tỏ ra tàn nhẫn, mạnh tay bắt buộc người khác phải tự túc tự cường. Cách thay đổi thái độ
đột ngột này làm cho người khác trước kia được đặc biệt săn sóc, giờ đây có cảm tưởng như bị bỏ
rơi. Thực ra, người NF không có chủ ý tỏ ra bất nhân, họ chỉ muốn chấm dứt một liên hệ mà họ
không thể nào chịu nổi nữa, cho dù thực tế là chính họ đã tạo nên liên hệ qua sự chăm sóc, thông
cảm. Tâm tình của người NF là tạo dựng những liên hệ thông cảm, những tình nghĩa thân mật.
Nhưng khi những người chung quanh người NF muốn được chú ý nhiều hơn, muốn được quan
tâm nhiều hơn, muốn được yêu thương nhiều hơn, dĩ nhiên người NF trở nên bồn chồn bất an và
không muốn bị áp lực tâm linh để phải trao cho người khác tình yêu lý tưởng, tình bạn hoàn hảo
và chấp nhận trọn vẹn.
Người NF dễ bị hiểu lầm vì họ rất hay suy diễn nội tâm. Việc gì họ cũng đưa vào mình được: quan
điểm, cảm xúc, tâm tư của người khác đều có thể trở nên như quan điểm, cảm xúc và tâm tư của
họ, khiến cho người khác có cảm tưởng là được chấp nhận. Người khác không biết rằng người NF
cư xử hành động như vậy đối với tất cả các liên hệ tình nghĩa khác, và có thể bị đau khổ khi nhận
ra được rằng mình không phải là đặc biệt độc nhất nữa. Khi người NF chấm dứt một liên hệ, họ
không còn liên lạc màng tưởng gì tới người đó nữa, mà chỉ liên hệ tới người hiện tại. Dĩ nhiên điều
này có thể gây trở ngại một chút trong tình nghĩa phối ngẫu, khi người khác chỉ muốn độc quyền.
Người NF khó có thể biết được cách để tránh không đáp ứng nhu cầu tình cảm của người khác.
Sau khi hưởng tuần trăng mật xong, người phối ngẫu của người NF có thể cảm thấy xuống tinh
thần khi thấy thực tế cuộc sống với người NF đi ngược lại với những gì họ hy vọng mơ ước. Khi
họ khám phá ra được rằng người NF không có hoàn hảo như họ nghĩ, họ dễ cảm thấy nuối tiếc hối
hận. Đây là một tâm tình rất thực, cho dù thực ra người NF không đến nỗi quá tệ như vậy. Chính
những người phối ngẫu NF trở thành một trường hợp nan giải. Họ bị chi phối bởi những mơ mộng
lãng mạn do chính họ tưởng tượng ra cũng như do người khác khuyến khích về kinh nghiệm tâm
sinh lý. Cả người NF cũng như người phối ngẫu thích tưởng tượng cho thật phong phú, đôi khi
quá mức hơn những gì họ đã kinh nghiệm, và nhiều khi tâm tình họ hồi hộp chờ đợi đem lại cho
họ nhiều phấn khởi thích thú hơn là chính hành động hưởng thụ. Cách riêng hành động giao hợp
có khi lại tạo nên ít hứng thú hơn là ước mơ của họ, bởi lẽ trong rất nhiều trường hợp, bản tính
lãng mạn của người NF không cho phép họ thu thập kinh nghiệm về tình ái qua học hỏi sách vở.
Họ coi như họ có trực giác tự nhiên biết cách êm ái dễ thương đối với nhau. Các nghiên cứu khoa
học y khoa bị coi như là khách quan, lạnh nhạt và tai hại cho liên hệ tình nghĩa. Chính vì thế lúc
đầu những va chạm sinh lý thực sự có thể gây nhiều khó khăn trở ngại cho họ, cho đến khi cả hai
thu lượm đủ kinh nghiệm thực tế.
Mặc dầu người NF rất nhậy cảm đối với tính tình của người phối ngẫu, nhất là khi họ có tính cách
hướng nội, không phải lúc nào họ cũng cố gắng đề cập tới nhu cầu tình cảm của người phối ngẫu
một cách tích cực. Người NF cho biết rằng họ nhận thấy nhu cầu tình cảm của họ cũng đầy rẫy
những vấn đề, những ưu tư, thì làm sao họ có giờ dể ý săn sóc tới nhu cầu tình cảm của người khác
được, nhất là của những người thân, khi kinh nghiệm cho thấy đã có sứt mẻ rạn vỡ và mâu thuẫn.
Do đó, người phối ngẫu của người NF có thể nhìn thấy người phối ngẫu NF của mình đáp ứng nhu
cầu tình cảm của những người tương đối xa lạ một cách thân tình êm ái mà chính mình lại không
được gì cả.
Cha mẹ NF tỏ ra tế nhị với những cái nhìn của con cái, đôi khi như về phe với chúng, làm cho
chúng tăng thêm các hành động nghịch ngợm, phá quấy của tuổi trẻ. Chẳng hạn như một người
cha/mẹ NF có thể hấp tấp cứu một đứa trẻ khỏi vấp phạm một lầm lỗi, và như thế là không để cho
trẻ con phát triển các năng khiếu tự nhiên, ngõ hầu sau này chúng có thể đối phó hữu hiệu với một
thế giới không an toàn bao nhiêu.
Người phối ngẫu NF có thể tách biệt họ ra khỏi môi trường làm việc hoặc các đòi hỏi xã hội để
dành giờ cho gia đình. Về điểm này, họ giống như người SP. Họ có nói lời chối từ những khi
được mời mọc, để rồi quên cả những việc cần phải thực hiện. Những ai đang hiện diện trước mặt
và đòi hỏi nài nỉ thì được, còn ai mòn mỏi đợ trông nơi xa thì sẽ bị thiệt thòi.
Người NF phải đối phó với một nguy hiểm đáng kể trong tình nghĩa thân mật, đó là họ có khuynh
hướng bay bướm lả lướt: quen một chút rồi quen thêm một chút nữa, quen người này một chút rồi
quen thêm người khác một chút, chứ không chịu dành tâm sức để phát triển tình nghĩa đang có. Vì
khuynh hướng thích hồi hộp chờ đợi và thấy tưởng tượng hấp dẫn hơn là thực tế, người NF có thể
dùng hết nghị lực để sống mơ mộng mà quên bẵng đi thực tế. Một khi người NF tin rằng họ biết
đi guốc trong bụng một người rồi, họ đâm ra chán ngán: bồn chồn, áy náy, chán nản. Người NF
cũng như các mẫu tính tình khác muốn có những thay đổi trong cuộc sống. Tuy nhiên những mẫu
tính tình khác đi tìm thay đổi trong những theo đuổi trí thức, những thích ứng với tập quán. những
nghỉ hè, những hoạt động mới. Người NF muốn có những thay đổi qua việc đi tìm những liên hệ
tình nghĩa mới và đó là điều nguy hiểm, vì họ bỏ lỡ cơ hội phát triển liên hệ tình nghĩa đang có
sẵn.
Đức tính cao quý của người NF có thể giúp tình nghĩa thêm thân mật thắm thiết chính là vì họ có
một tâm tình nhậy cảm đặc biệt, và có khả năng diễn tả biểu lộ tình cảm. Về điểm này, có lẽ không
ai có thể sánh bì với người NF được. Người NF thích tâm sự thân mật không ai bằng. Người phối
ngẫu NF tạo nên nguồn thân tình ấm cúng, tương trợ, yêu thương và quý trọng mà các mẫu tính
tình khác khó theo kịp.
CHƯƠNG 4
TÍ NH TÌNH NƠI TRẺ EM

I. NHẬN ĐỊNH TỔNG QUAN


Trong việc kết bạn đưa duyên, sự kiện ‘trẻ sao già vậy’ áp dụng khá đúng và rõ ràng, nhưng lại
dường như ẩn dấu trong việc sinh dưỡng giáo dục con cái. Dù sao trẻ con cũng khác người lớn
chứ! Nhưng rồi mãi sau này người ta mới nhận thấy rằng ‘con nhà tông, không giống lông, cũng
giống cánh’. Suốt thời niên thiếu, người ta đã vô tình chấp nhận như vậy. Cha mẹ thường để ý xem
con của mình làm gì, chứ không để ý xem nó đã cảm nghiệm được gì, cảm thấy gì khi làm một
việc. Cha mẹ cũng để ý xem người ta có cảm tưởng gì về con cái của mình, chứ ít khi để ý xem
chính con cái mình cảm nghiệm về người khác ra sao. Thật ra chúng ta chẳng khôn ngoan chút
nào khi nghĩ rằng cứ cùng làm một việc là ai cũng phải có cảm nghĩ kinh nghiệm giống nhau. Nếu
đúng như vậy, vấn đề sẽ là hành động chứ không phải cảm nghiệm nữa.
Nếu hai đứa trẻ có tính tình khác nhau mà cũng làm một việc giống y như nhau, chắc chắn sẽ có
những cảm nghiệm hoàn toàn khác nhau. Người lớn nào đó quan sát hai trường hợp cảm nghiệm
khác nhau của hai đứa trẻ, dù là với nhiệm vụ làm cha mẹ hoặc là giáo chức, cũng nhớ lại kinh
nghiệm của mình vào tuổi đó khi còn bé, chắc chắn sẽ mắc phải lầm lỗi gán ghép cảm nghiệm của
mình vào cảm nghiệm của hai đứa trẻ. Vì cứ lầm tưởng rằng con cái phải giống cha mẹ, phụ huynh
cho dù với ý hướng tốt cũng rất dễ có khuynh hướng và hành động không tán thưởng và đồng ý
với những quan điểm của con em mình. Thỉnh thoảng với thành tâm thiện chí, phụ huynh có thể
xâm phạm đời tư của con em mà không hay biết gì, coi con em như người máy để sai khiến điều
khiển. Trong sách Khải huyền của tuổi trẻ, có bốn con ngựa: không phải là dịch hạch, đói khát
v.v... như được nói đến trong Sách Thánh, nhưng là gán ghép, xâm phạm, vô cớ và không ủng hộ.
Những con ngựa này được thả lỏng vì cha mẹ dễ lầm tưởng rằng con cái phải giống như cha mẹ y
như đôi chim gần gật. Tạo hóa đã khéo an bài, không để cho con cái sinh ra trên trần gian này mà
không sinh tính tự nhiên cho chúng, đúng y như câu nói ‘cha mẹ sinh con, Trời sinh tính’. Con cái
khác biệt nhau ngay từ thuở sơ sinh, và không ai có tài uốn nắn giảng dạy cũng như không có kinh
nghiệm hãi hùng nào có thể làm giảm bớt sự khác biệt đó được.
Bây giờ chúng ta thử nhận xét vấn đề được đặt ra do sự khác biệt tổng quát đó. Đây là trường hợp
một người cha ISTJ ‘giám đốc’ và một người mẹ ESFP ‘diễn viên’ sinh ra một đứa con INFP ‘nhà
chinh phục’, một đứa ISTP ‘nhà nghề’, hai đứa ESFJ ‘nhà buôn’ như sau:
nam nữ
cha mẹ ISTJ ESFP
con cái ISTP INFP ESFJ ESFJ
Rắc rối hơn nữa là khi người cha ISTJ có bắp thịt gân guốc, dẻo dai của lực sĩ, nhưng ông chưa
bao giờ dùng đến ưu điểm thể xác, nhưng ông lại làm nghề kế toán sổ sách. Cậu con trai ISTP thớ
người nhỏ nhắn, mảnh khảnh giống y như mẹ nó, trí khôn trung bình. Người mẹ trước kia có hát
trong ca đoàn Nhà thờ: đẹp, dễ thương, hồn nhiên. Cả hai cha mẹ đều hoàn toàn hiểu hai cô con
gái ESFJ, hoặc ít ra họ nghĩ như vậy. Cô con gái INFP không đẹp, là con út, được hiểu như là hơi
khó tính, khó thích ứng với gia đình. Không ai biết được trí thông minh sáng suốt của nàng. Cậu
con trai ISTP chưa chịu an thân lập phận gì cả, nhưng nó cũng chẳng làm gì nên trò trống gì cả.
Vấn đề khá phức tạp, nên tạm thời kể như là không có giải pháp gì ổn định.
Bây giờ chúng ta hãy thử nhìn vào trường hợp nan giải của giáo chức. Đây là một cô giáo ISFJ
‘bảo trì’ dạy lớp 4: lớp có 32 học sinh thật khác biệt nhau: 12 SJ, 12 SP, 4 NT và 4 NF. Giả dụ như
cô sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh trong lớp theo hàng ghế mà các giáo chức ‘bảo trì’ SJ thường
cảm thấy hấp dẫn, như biểu đồ sau đây:

ESFJ ESFJ ESFP ESFP ENTP INTP


ESFJ ESFJ ESFP ESFP ENTJ
ESFJ ESFJ ESFP ESTP ENTJ
ESTJ ISFJ ESTP ISFP ENFP
ESTJ ISTJ ESTP ISFP ENFP
ESTJ ISTJ ESTP ISTP ENFJ INFJ
Bây giờ hãy giả sử như cô giáo này muốn nhiệm vụ của cô là tất cả học sinh đều làm việc cần mẫn,
chăm chỉ và đúng giờ, để tạo nên thói quen học tập tốt, để sau này trở nên con người đáng tin cẩn,
hữu ích, thành thật, là công dân có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng và quyết tâm làm tròn nhiệm
vụ của mình, như vậy cô đã nhìn theo cái nhìn của người SJ về mục đích của học đường. Cô sẽ
hành động để học sinh thu thập được những gì mà người SJ muốn. Trong trường hợp này, cô giáo
coi mọi học sinh y như nhau. Dĩ nhiên có những em không hiểu rằng chúng có nhiệm vụ và muốn
lệ thuộc, nhưng nhiệm vụ của giáo chức là giúp chúng ý thức phận vụ của chúng. Nhóm 20 học
sinh SJ không được thỏa mãn như ý, nên bất cứ điều gì chúng muốn cũng bị từ chối ngay tức khắc,
có nghĩa là giáo chức không nhận qua hệ thống gán ghép, xâm phạm, vô cớ và không ủng hộ.
Như vậy, cô giáo không biết được rằng có rất nhiều học sinh rất khác biệt với cô và cũng khác với
các học sinh khác nữa. Nhưng giả như cô bắt đầu nhận ra sự khác biệt phổ quát và bất biến đó, sự
việc sẽ xảy ra như thế nào? Phải chăng cô sẽ tiếp xúc liên hệ với mỗi em một cách khác? Phải
chăng cô sẽ bỏ những đường lối phương pháp giáo dục mà cô chưa bao giờ đặt vấn đề về mục đích
học đường? Phải chăng cách thức dạy dỗ phải thay đổi theo các mẫu tính tình khác nhau? Phải
chăng nội dung giáo huấn cũng phải thay đổi? Chẳng hạn như có phải là cô khờ dại hoặc khôn
ngoan khi ra cùng một bài làm, cho cùng một lời giải thích hoặc đặt cùng một câu hỏi cho 5 em
ESFJ ngồi hàng đầu, hoặc một em INTP lẻ loi ngồi ghế cuối?
Giả thuyết về tính tình bắt buộc chúng ta phải đặt những câu hỏi như trên. Nếu chúng ta không tin
vào giả thuyết về tâm tính, chúng ta có thể nghĩ rằng cô giáo có tự do để coi tất cả mọi học sinh
giống nhau là phải bắt chước giống y như cô. Nhưng nếu cô chấp nhận giả thuyết đó, cô sẽ khám
phá ra rằng đây là một giả thuyết tàn khốc: tàn khốc cho các điều cô tin tưởng về phương pháp và
hiệu quả của đường lối giáo huấn. Bây giờ cô phải khước từ tất cả để rồi kiểm nhận lại từng điểm
một xem cô có thể dùng những phương pháp đó để làm xuất hiện và phát triển đường lối sống độc
đáo của mỗi học sinh hay không? Chắc chắn là trên thực tế chúng ta chẳng cần tất cả 32 học sinh
phải là ISFJ, cho dù chúng ta có quyền ảo thuật biến hóa chúng thành 32 học sinh giống nhau như
đúc. Dĩ nhiên là chúng ta vừa nói tới ISFJ, nhưng nói chung thì tính tình nào cũng vậy thôi.
Cô giáo sẽ gặp phải khó khăn là khó mà tìm ra được một giải pháp nào thỏa đáng. Tuy nhiên, biết
rằng mình có vấn đề phải đối phó cho dù chưa tìm ra được giải pháp, cũng vẫn còn hơn là giả vờ
như không có vấn đề gì cả, để rồi không nhìn nhận thấy các dấu báo hiệu, và như vậy là có thể vô
tình làm hại tương lai của tuổi trẻ.
Giáo chức đóng vai trò giáo dục con em thay cha mẹ. Chúng ta quan niệm coi giáo chức y như bậc
phụ huynh cùng hợp tác với cha mẹ ông bà. Như vậy vai trò của giáo chức là để giúp cha mẹ trong
vấn đề tâm lý phức tạp này là con em có căn bản tâm lý khác biệt nhau. Rồi sau đó mới có thể đặt
câu hỏi: tôi đang gặp loại tính tình nào đây? và căn cứ vào loại tính tình đó, tôi phải làm gì để tạo
nên sợi giây liên lạc dễ chịu và hữu ích? Dĩ nhiên khi cần phải đặt cho mình những câu hỏi như
vậy, chúng ta đã ngầm hiểu rằng chúng ta có đặt liên hệ với con em thành một vấn đề và sẽ bớt
hồn nhiên đi. Nhưng nếu nghiên cứu kỹ lưỡng cẩn thận hơn, chúng ta sẽ thấy những câu hỏi đó
giúp cho chúng ta hồn nhiên chứ không làm mất hồn nhiên. Thực ra chỉ khi nào chúng ta muốn
con em trở nên giống như chính mình mới làm cho mất hồn nhiên. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu
làm quen với các mẫu tính tình nơi trẻ em.
Trước hết hãy nghiên cứu 4 sự khác biệt căn bản mà Carl Jung đã đề ra: hướng nội/hướng ngoại,
cảm giác/trực giác, suy tư/tâm tình, phán đoán/nhận thức, và coi xem những khác biệt này phát
hiện như thế nào nơi trẻ em. Cho dù các mẫu mực hành động phát xuất từ tính tình hơn là những
ưu tiên mà Jung đề cập đến, nhưng nếu quan sát để ý tới các khác biệt này, sau này chúng ta nhận
thấy cũng có giúp ích. Sau đó chúng ta sẽ theo dõi nghiên cứu 4 mẫu tính tình nơi trẻ em. Sau cùng
chúng ta nên để ý xem ảnh hưởng 4 mẫu tính tình này tới vấn đề giáo huấn.

1. Hướng nội I và hướng ngoại E


Nhâ ̣n xét
Trẻ em có do dự khi gặp giáo chức chưa quen, khách lạ tới nhà, trò chơi mới,
hoặc trẻ em không do dự gì, coi y như đã quen biết rồi?
Trẻ em hướng nội I thường dừng lại, thu mình vào mỗi khi phải đối phó với ngoại cảnh hoặc người
lạ không quen thuộc, trong khi đó trẻ em hướng ngoại không ngần ngại do dự gì. Trẻ em hướng
nội có khuynh hướng e thẹn, yên lặng, và ít xông xáo hơn là trẻ em hướng ngoại. Trẻ em hướng
nội dĩ nhiên có phản ứng châm chạp hơn, suy nghĩ đắn đo về một ý tưởng, một sự vật, hình như
muốn hiểu biết những đức tính riêng biệt trước khi đưa ra một phản ứng. Như thế có nghĩa là đôi
khi đứa trẻ hướng nội không tỏ ra vẻ thông minh như thực sự trí óc nó chứng tỏ. Trẻ em hướng
nội có khuynh hướng dùng nhiều thời giờ dài lâu hơn trẻ em hướng ngoại để tạo nên một tập quán.
Trẻ em hướng nội không muốn biểu lộ nơi công chúng những đức tính và khả năng còn đang trên
đà phát triển. Những gì công chúng thấy được và biết được nơi trẻ em hướng nội là những gì đã
được phát triển như những tâm tình, niềm tin của ngày hôm qua. Giáo chức, cha mẹ, bạn bè không
thể nhìn thấy khía cạnh phát triển và tăng trưởng của trẻ em hướng nội. Như vậy trẻ em cũng như
người lớn hướng nội có thể là một hiện tượng bí ẩn cho những người xung quanh. Khá nhiều lần
trẻ em hướng nội bị người lớn vô tình coi như là bướng bỉnh, ngoan cố, chỉ vì đứa trẻ muốn chờ
đợi, không kịp phản ứng ngay, bởi lẽ nó muốn tập dượt trước trong lòng xem sao đã.
Ông Wickes, một đệ tử của Jung, nêu lên một nhận xét đáng lưu ý này rằng trẻ em hướng nội dễ
bị hư đi nếu như bị bắt buộc phải hành động như một trẻ em hướng ngoại. Thật là một điều không
may vì thông thường trẻ em hướng nội hay bị hiểu lầm và bị bắt buộc phải thay đổi. Cha mẹ cũng
như giáo chức muốn thử thay đổi tính tình của trẻ em hướng nội, vì coi tính tình hướng nội tự
nhiên là sai lầm, nên không thích những thái độ và hành động của trẻ em hướng nội như trầm lặng
khi đối phó với người khác, khuynh hướng e thẹn rụt rè, chậm phát triển cách xã giao, thích cúi
đầu không chịu ngẩng mặt lên, để tay trên miệng trước mặt người lạ, sợ hãi khi bị người lớn ‘hành’,
do dự không sẵn lòng chia sẻ thành quả của tâm trí, chân tay với người khác, chỉ muốn ở một mình.
Ngược lại, trẻ em hướng ngoại E thường được người khác hiểu và thông cảm dễ dàng hơn cũng
như dễ liên hệ đối xử với người khác hơn. Nó cảm thấy thoải mái tự nhiên trong các môi trường xã
giao và có khuynh hướng đáp ứng dễ dàng, hăng hái và phấn khởi. Trẻ em hướng ngoại thường sẵn
sàng gia nhập sinh hoạt các nhóm, dễ chấp nhận ý kiến của người khác mà không cần phải tính
toán đắn đo trước. Trẻ em hướng ngoại thích ứng dễ dàng với hoàn cảnh mới khi gia đình phải di
chuyển, mau có bạn bè trong trường học nơi xóm làng, và dễ chơi đùa. Ít khi người hướng ngoại
bị lẻ loi cô đơn như người hướng nội. Trẻ em hướng ngoại dễ chấp nhận những tiếp xúc tiêu cực
hơn là trẻ em hướng nội, và nếu cần, trẻ em hướng ngoại có thể gây nên trò đùa chơi đùa, và lời
phê bình chỉ trích, hơn là bị những người lớn quan trọng coi thường bỏ qua đi. Trẻ em hướng ngoại
thường đi theo dư luận quần chúng và hay theo đại đa số quần chúng trong hầu hết mọi vấn đề. Trẻ
em hướng ngoại có khuynh hướng thích ứng với hoàn cảnh mới thật mau, diễn tả thật mau bằng lời
nói, và hành động cũng thật mau. Trẻ em hướng ngoại có nhiều bạn bè, nhiều liên hệ tình nghĩa,
trong khi đó trẻ em hướng nội tương đối chỉ có rất ít. Trẻ em hướng ngoại thường cảm thấy hăng
hái trong trường hợp trẻ em hướng nội chần chừ. Trẻ em hướng ngoại tỏ ra chắc chắn cương quyết
khi đối phó với một vấn đề mới lạ chưa quen trong khi trẻ em hướng nội tỏ vẻ thận trọng không
dứt khoát y như thể vấn đề mới lạ chưa quen sẽ đưa đến một nguy hiểm không chừng. Tỉ số của trẻ
em hướng ngoại đối với hướng nội là 3 trên 1, nên chi trẻ em hướng ngoại được nhiều người lớn
cũng như bạn trẻ cổ võ ủng hộ thái độ và hành động hơn là trẻ em hướng nội. Do đó trẻ em hướng
ngoại lớn lên với nhiều tự tin hơn là trẻ em hướng nội.

2. Cảm giác S và trực giác N


Nhâ ̣n xét
Đứa trẻ thường có mơ mộng ban ngày và có vẻ thích những chuyện thần tiên, và muốn nghe kể đi
kể lại những câu chuyện đó, hoặc đứa trẻ có khuynh hướng hoạt động, thích các trò chơi và nghe
các câu chuyện có nhiều động tác. Đứa trẻ trực giác N có khuynh hướng xin lặp đi lặp lại các câu
chuyện đã kể hoặc là đã đọc trong sách, và nó thích nghe các câu chuyện có nhiều tưởng tượng và
nghĩa bóng. Đứa trẻ có cảm giác S thì lại thích thưởng thức những câu chuyện phiêu lưu mạo hiểm
có đầu đuôi đầy đủ về các chuyện quen thuộc và có thực tế, muốn thấy chuyện có động tác và ý
nghĩa. Đứa trẻ S thích các câu chuyện có nhiều chi tiết và muốn nghe chuyện mới hơn là chuyện
cũ. Đứa trẻ S thường thấy thích thú các trò chơi hoạt động cách này cách khác, bỏ thời giờ nghe
chuyện để hoạt động thực sự.
Chúng ta chỉ có thể nhận ra những trẻ em N cực đoan trong mấy năm đầu đời. Các trẻ em N trung
bình có khuynh hướng cụ thể trong các động tác, dáng dấp và coi bộ cũng giống như các trẻ em S
trung bình. Kết quả là trong một lớp tiểu học tiêu biểu, người ta lầm tưởng rằng hình như ít có trẻ
em N hơn. Nơi người lớn thì lại khác như đã đề cập trong chương 1: tỉ số là 3 người S mới có 1
người N. Do đó cho dù có nhận diện đủ số N đi chăng nữa, tỉ số vẫn bị chênh lệch. Thêm vào sự
chênh lệch đó, trẻ em N thường lâu lắm mới để phát hiện ra đặc tính N, nên số trẻ em được coi là
N rất ít. Vi thế trẻ em trực giác N cực đoan, nhất là hướng nội và tâm tình, lúc nào cũng có cảm
tưởng mình là một con chim lạc loài.
Đứa trẻ N có khiếu chuẩn bị cho tương lai hơn là đứa trẻ S, cũng thế nếu đã hứa điều gì với đứa
trẻ N thì lỗi lời hứa có thể là một tai họa khủng khiếp, trong khi đó đứa trẻ S chịu đựng kế hoạch
lòng người đổi ý. Đứa trẻ N thường khó đối phó hơn: hầu như lúc nào nó cũng có vẻ như duy trì
một cốt cách ‘mình là mình, không giống ai’, nên người lớn có lúc cảm thấy khó chịu và bướng
bỉnh. Vì đứa trẻ N được lôi cuốn về tương lai và chuyện khả hữu, nên nó ít để ý mà dấn thân vào
hiện tại. Nếu hiện tại đó là bài học trong lớp hoặc một lệnh truyền của cha mẹ, đứa trẻ N có thể
cảm thấy khó khăn. Nó có thiên kiến đối với người khác, nhất là đối với mẫu tính tình NT, và
thường nó chắc chắn những gì nó biết; đồng thời nó không thể tìm lý lẽ để biện minh những gì nó
tin khi người khác hỏi han. Vì thế đứa trẻ N có thể bị coi như là cố ý đoán mò và muốn có kiến
thức của người khác.
Trong tình bạn, đứa trẻ N có thể biểu lộ tình cảm đam mê đến độ mê mệt không mấy thích hợp, và
như vậy làm cho người khác phải đặt câu hỏi cho vấn đề tín nhiệm sâu xa và đầu tư tình cảm. Nếu
như đứa trẻ N bị mất tín nhiệm, nó sẽ bị đau khổ rất nhiều và rất sâu đậm. Nếu đứa trẻ N bị thúc
đẩy bởi các tư tưởng tiêu cực, chẳng hạn như muốn trả thù, nó có thể chỉ đúng điểm nạn nhân dễ
bị thương nhất.
Như vậy một giáo chức khi bị ghét, dĩ nhiên đứa trẻ N có thể ghét tàn canh luôn, sẽ thấy mình bị
xấu hổ và tủi nhục bởi một học sinh N, nhưng lại rối trí và vô vọng để đối phó với tình trạng, để
đối xử với học sinh N một cách hữu lý. Học sinh N cũng có thể đặt giáo chức của mình lên một
bậc suy tôn bất khả kháng, không cho phép giáo chức có yếu đuối của con người, và đối tượng của
sự cảm phục này chỉ có thể chịu đựng sự ngột ngạt với hy vọng sự cảm phục đó sẽ biến đổi thành
một liên hệ tình nghĩa hữu lý hơn. Cả cha mẹ và giáo chức của con em N, đặc biệt là con em N
hướng nội, phải quan tâm đến một trường hợp rất dễ bị hiểu lầm: do đó các vị rất dễ tỏ ra khó chịu
đối với loại trẻ em này. ví dụ đứa trẻ N có thể tạo ra các đường lối tưởng tượng về các đức tính phi
thường, để rồi vô cớ bị người lớn gán cho là bắt chước người trưởng thành. Nếu chuyện bất trắc
đó xảy ra, đứa trẻ N có thể bị thiệt thòi vì nó sẽ ngưng không tiếp tục suy nghĩ sáng tạo nữa, và
hậu quả là lòng tự tin bị tổn thương đáng kể. Khi đứa trẻ N phải làm việc hoặc học bài, nó có thể
rơi vào tình trạng mê mẩn mơ mộng, làm cho người dạy dỗ nó phải sửa chữa nó hoặc quở trách
nó, cho nó là lơ đễnh.
Cha mẹ cũng như giáo chức tính tình N cảm thấy rất khổ sở vì đứa trẻ N, và nhận thấy đứa trẻ S
dễ chịu hơn nhiều. Trong khi đứa trẻ N mơ mộng cho hết giờ, đứa trẻ S có khiếu liên hệ với thế
giới chung quanh mình. Đứa trẻ S sáng chói trong thế giới hành động. ví dụ một người khác tới
nhà, đứa trẻ S sẽ lựa chọn đúng lúc để mẹ chú ý đến, chẳng hạn như vuốt ve hoặc một cử chỉ thân
mật gì khác. Trong lớp học, đứa trẻ S có khuynh hướng hòa hợp với ngoại cảnh môi trường. Nó
tiếp xúc với thế giới của nó phần lớn qua các liên hệ với những người, những sự việc chung quanh
nó, và thường những người những sự việc đó là quan trọng. Đứa trẻ S đáp lại chi tiết nhỏ mọn.
Chẳng hạn như nó thích tô màu các hình vẽ, và để ý từng chi tiết của lời chỉ dẫn trong các sách
học. Thỉnh thoảng đứa trẻ N được may mắn có giáo chức là người hiểu biết tính tình của nó: khi
đó nó sẽ học rất khá ở trường. Khi đứa trẻ S ở trong lớp học, nó cảm thấy giáo chức liên hệ với nó
theo đường lối của nó. Đứa trẻ S thường thường liên hệ với người khác qua các sự vật, chẳng hạn
như một đồ chơi, một bài học trong lớp. Đứa trẻ S có thể sắp xếp lại các đồ vật một cách tích cực
và thoải mái một thời gian, nhưng rồi ít khi nó có cái nhìn xa vời như đứa trẻ N. Đối với trẻ S, đồ
chơi thường vẫn chỉ giữ nguyên tính chất đồ chơi: cái xe là cái xe dùng để di chuyển đi lại. Đối
với trẻ em N, cái xe có thể trở nên một tầu ngầm, một quái vật dưới biển, có thể bay nữa là khác.
Giáo chức cũng như phụ huynh rất có thế sửng sốt ngạc nhiên vì thấy có những khác biệt nơi trẻ
em mà họ không hiểu và cũng không nhận ra, Do đó những người liên hệ cần phải hiểu biết những
dị biệt của đứa trẻ N cũng như đứa trẻ S, để giúp cho cả hai. Tuy nhiên đứa trẻ N dễ bị coi là kỳ
cục, khác thường một cách khó chấp nhận được.

3. Suy tư T và tâm tình F


Nhâ ̣n xét
Khi một đứa trẻ được lệnh phải vâng lời trong một hoàn cảnh nó không hoàn toàn hiểu, nó có
khuynh hướng hỏi lý do tại sao, hoặc nó tìm cách vâng lời cho vui lòng người đã ra lệnh?
Đứa trẻ suy tư T có khuynh hướng muốn biết các lý do tại sao phải làm việc này việc kia, trong
khi đó đứa trẻ tâm tình F lại chỉ muốn làm sao để làm đẹp lòng người đã ra lệnh. Đứa trẻ F dễ cảm
nghiệm được tâm tình cảm xúc của người khác và thường lãnh nhận những trách nhiệm bất thường
ở nhà cũng như trong lớp học. Nó có khuynh hướng phát hiện ra tâm tình dễ chịu hoặc khó chịu
của người khác. Đứa trẻ F thích làm những việc lặt vặt cho cha mẹ hay giáo chức, và muốn được
người khác ghi nhận và cảm ơn. Đứa trẻ F dễ nhạy cảm nhất trong bầu khí tình cảm của gia đình,
và có khi bị đau ốm chỉ vì bị dằn vặt giữa những mâu thuẫn, bất an triền miên.
Hình như đứa trẻ T dễ có khả năng tránh xa bầu khí tình cảm không thân thiện, có khi không để ý
những khó chịu của những người chung quanh mình. Đứa trẻ F thích nghe người lớn bàn luận về
những việc trong làng xóm, trong gia đình, trong khi đó đứa trẻ T lại đi làm các việc khác. Đứa trẻ
T hay hỏi những câu khách quan, cần lời giải thích cho mọi vấn đề, và khó chịu hoặc không bằng
lòng với câu trả lời ‘bởi vì tao đã nói nên mày phải nghe’. Đứa trẻ F dễ dàng chấp nhận những câu
trả lời ‘bởi vì’, và cho dù không hoàn toàn hài lòng về câu trả lời đó cũng có thể tiếp tục làm việc
như thường, y như thể đã nhận được một lời giải thích thỏa đáng. Đứa trẻ T thích suy tư, nên cho
dù có bị khủng hoảng cũng không thích biểu lộ cảm xúc qua nét mặt, trong khi đó đứa trẻ F có nét
mặt nhạy cảm và linh động, cũng như dùng lời nói để diễn tả tâm tình. Đứa trẻ T không thích được
đụng chạm vuốt ve, và khó biểu lộ tâm tình với cha mẹ, trong khi đứa trẻ F thường đáp ứng các
biểu lộ tình cảm rất dễ dàng. Đứa trẻ F dễ khóc hơn đứa trẻ T, và dĩ nhiên đứa trẻ T dù bị quở phạt
cũng khó biểu lộ phản ứng. Cho dù đứa trẻ F dễ bị mất lòng hơn đứa trẻ T khi cha mẹ hoặc giáo
chức có lời phê bình, nhưng đây thường chỉ là bề ngoài vậy thôi. Đứa trẻ T có vẻ như bất cần và
không phản ứng cho dù bên trong nó cũng bị tổn thương y như đứa trẻ F.

4. Nhâ ̣n thức P và phán đoán J


Nhâ ̣n xét:
Đứa trẻ có vẻ như muốn sắp đặt mọi sự đâu vào đó, dứt khoát, quyết tâm, hoặc nó chỉ muốn có
những bất ngờ và lúc nào cũng chỉ muốn thay đổi lựa chọn.
Đứa trẻ phán đoán J có khuynh hướng sắp đặt mọi sự đâu vào đó, còn đứa trẻ nhận định P lại dửng
dưng đối với các thể chế trật tự, nhất là khi do người khác sắp xếp. Đứa trẻ J đi học đúng giờ, sợ
đi trễ, và sắp đặt bàn ghế, giường tủ, phòng ốc gọn gàng ngăn nắp. Ngược lại đứa trẻ P coi bộ
không quan tâm gì bao nhiêu về giờ giấc: nó có thể để cả đống quần áo ngổn ngang mà không
quan tâm gì, bánh kẹo trên bàn trong tủ lung tung hết, làm cho cha mẹ bực mình mà không hiểu
tại sao.
Đứa trẻ J nếu có tính hướng ngoại E nữa sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào các sinh hoạt trong làng xóm.
Đứa trẻ P phải được nhắc nhở mặc quần áo, giờ ăn giờ uống, giờ học, giờ ngủ nghỉ v.v... Đứa trẻ J
dễ tự mình đặt ra thời khóa biểu làm những công việc hằng ngày đó. Đứa trẻ J thường tỏ ra tự tín
hơn đứa trẻ P, và thường nói ‘chắc chắn mà! Cứ yên trí!’ đứa trẻ P thường dè dặt lời nói hơn và
cân nhắc đắn đo từng lời từng chữ một.
II. BỐN MẪU TÍ NH TÌNH NƠI TRẺ EM
Trong chương 1, chúng ta đã dùng 4 mẫu tự (chữ cái) để sắp loại tính tình của người lớn qua 70
câu hỏi nhận xét, trong chương này, chúng ta cũng hy vọng thử sắp loại tính tình của trẻ em giống
như vậy. Dĩ nhiên đây chỉ là một cố gắng thử xem sao thôi, bởi lẽ những nhận xét chúng ta có về
trẻ em không thể nào chính xác bằng những lời nhận định về người lớn được, vì đây là vấn đề
khuynh hướng, sở trường, ưa thích hay không. Những đoạn tiếp theo đây diễn tả những cách thức
mà các mẫu tính tình đó lớn lên. Chúng ta sẽ lần lượt diễn tả xem mỗi tính tình lớn lên làm sao
theo thứ tự SP, SJ, NT và NF. Cuối cùng chúng ta sẽ có chân dung của mỗi mẫu tính tình theo khía
cạnh cách thức học hỏi.

1. Trẻ em chịu chơi (sống phê) SP


Đứa trẻ SP có tính ưa hoạt động. Mặc dầu thể xác nó cũng thích ăn uống như những trẻ em thuộc
các mẫu tính tình khác, nhưng tâm lý của nó cho thấy nó thưởng thức đồ ăn thú vị hơn. Thường
thường nó thích ăn uống bừa bãi làm cho mẹ nó không thích bao nhiêu. Để đứa trẻ SP chơi một
mình, chỉ một lúc sau là mặt mũi tay chân nó bẩn thỉu cả. Tất nhiên nó sẽ bị la mắng, để rồi sau đó
nó biết bất cần những lời la mắng đó, vì cứ bị la mắng hoài mãi. Đứa trẻ SP không hiểu được như
các mẫu tính tình khác rằng phòng bè phải gọn gàng ngăn nắp sạch sẽ. Phòng của nó đầy trò chơi,
quần áo bề bộn, đủ các thứ lặt vặt nhặt lượm từ mọi nơi, không có một thứ tự nào cả: nhưng nó
thích như vậy đó. Nó quá bận rộn không còn giờ để tâm treo quần áo vào tủ, để xếp đặt thứ tự
trong ngăn bàn. Nó tự hỏi: ‘Đâu có gì khác biệt mà phải lo lắng? Làm như vậy thì mất hết thời giờ,
đâu còn giờ để vui chơi nữa!’
Tuy nhiên nếu như đứa trẻ SP muốn hoặc có khuynh hướng, nó có thể dấn mình làm những công
việc đòi hỏi chú ý nhiều giờ. Nó có thể mở đậy nắp vung nồi niêu xoong chảo ngày này qua ngày
khác, có thể tốn nhiều thời giờ mân mê cây đàn nó lựa chọn, loáy hoáy mấy đồ chơi nó thích một
hồi lâu, để rồi ngày mai nó sẽ quên đi tất cả. Dĩ nhiên những đứa trẻ nào kiên nhẫn thực tập sẽ trở
thành nghệ sĩ kỳ tài đủ mọi loại. Đứa trẻ SP thích hoạt động và khích lệ: nó sẽ thích tranh đua.
Nếu như có một số ít thay đổi thường xuyên và một ít khích lệ, đứa trẻ SP sẽ tạo nên bầu khí vui
vẻ trong lớp. Nó đem lại niềm vui và tiếng cười, dù đúng lúc hay không. Đứa trẻ SP ưa thích các
hoạt động và dấn thân hết mình vào các trò chơi, các hoạt động văn nghệ, các trình diễn nghệ thuật.
Có thể nó thích chơi các vật dụng hơn là để ý xem nó có tạo nên được tác phẩm gì không. Đứa trẻ
SP có vẻ như thích bay nhẩy, cứ chạy từ chỗ này qua chỗ khác, không tha thiết làm cho xong một
việc. Nó phải làm một cái gì đó mới học được. Nó học dễ hơn nếu môn học đó có vẻ giống như
một trò chơi. Còn nếu hoạt động nào không có vẻ trò chơi, phải coi đây chỉ là giai đoạn chuyển
tiếp chuẩn bị cho tương lai thôi. Đứa trẻ SP thường xuất sắc khi học lớp mẫu giáo, vì trò choi là
phần chính của chương trình. Rồi càng học lên lớp trên với công việc chính là chuẩn bị, học tập
các quy tắc và sự kiện nhờ việc đọc sách và viết lách, nó bắt đầu mất hứng thú. Đứa trẻ SP không
thích chuẩn bị lo lắng sắp đặt một cái gì cả. Khi chương trình học bớt các hoạt động đi, đứa trẻ SP
không còn thấy các hoạt động và khích lệ nó muốn nữa. Rồi nếu như việc học đòi hỏi phải tập
trung tư tưởng, nó sẽ trở nên bất an, và sẽ tìm cách trở về những hoạt động tự ý nó tìm ra. Và hậu
quả là nó hay phá phách trong lớp hoặc tìm cách bỏ học.
Đứa trẻ SP cực đoan rất hay tỏ ra bất an, đứng ngồi không yên mau chán ngán, và dễ làm các việc
lẩm cẩm mà các giáo chức và bác sĩ vô tình gán ghép cho nhãn hiệu ‘hoạt động thái quá’ (con lăng
quăng), theo như nguyên tắc vật lý hiện hành. Đàng khác, nó có thể bị quá khích lệ, quá hăng say,
quá nhiệt tình mà không đủ khả năng để hòa dịu lại một cách dễ dàng nữa. Điều quan trọng là đứa
trẻ SP cần phải có những lúc yên lặng thanh thản và được huấn luyện để nghỉ xả hơi thư giãn. Nó
cần có lúc được hoạt động tự do, nhưng cũng cần có chỗ trầm lặng yên hàn. Những bàn ghế ngăn
ô riêng biệt trong lớp học dành cho mỗi học sinh một chỗ riêng, là môi trường lý tưởng nhất đáp
ứng nhu cầu của học sinh SP.
Đứa trẻ SP thường là đứa trẻ hoạt động nhiều, cho dù đứa trẻ SP hướng nội I ít hoạt động hơn đứa
trẻ hướng ngoại E. Nếu ai tìm cách thay đổi căn bản đứa trẻ SP thì chỉ làm cho nó mất thăng bằng
khó thích hợp lại với xã hội, bởi lẽ nó không phải là SJ hay NT hoặc NF. Nó chỉ muốn biểu diễn
thi thố chứ không muốn trách nhiệm, chuyên môn hoặc hoàn hảo. Nó không thích chỉ ngồi ro ró
trong phòng với chỉ một trò chơi, mà nó muốn phải được đi tung tăng tự do lang thang bay lượn
hết chỗ này tới chỗ khác tùy hứng. Nó thích chơi với loài vật, cho dù có lúc nó cũng tỏ ra khó chịu
với loài vật. Đứa trẻ SP nên có những đồ chơi chắc chắn, quần áo bền dai, vì nó dễ coi thường tất
cả. Nó chỉ chú ý tới các trò chơi dễ, các đồ vật đơn giản, chứ không thích những gì là cầu kỳ.
Đứa trẻ SP liên hệ với người khác ngang hàng như anh chị em chứ không như cha mẹ, do đó dễ
chơi đồng đội. Nó thích được ganh đua thi tài. Đối với nó, bình đẳng cũng quan trọng như tự do.
Nó thích nói chuyện với người khác, nhưng nó lại cần kiểm soát hoạt động của nó. Nếu như nó
không hoàn toàn kiểm soát được các hoạt động, tự dưng nó sẽ hết hứng thú không còn muốn làm
gì nữa. Nó muốn tự mình khám phá ra thứ tự các hoạt động của mình, cho dù nó cũng không thích
sự tham gia của các người khác vào các diễn tiến hoạt động, Muốn cho nó tham gia tích cực, phải
làm sao cho nó thích thú trước đã. Nó không thích học hỏi một cách thụ động. Nó muốn sao phải
tích cực điều khiển hoạt động hoặc làm một cái gì. Tốt hơn hết là phải làm sao cho nó thích thú
trước đã, rồi nó sẽ hy sinh dấn thân sau.
Nếu muốn nhận xét về một đứa trẻ SP, phải để ý đến khía cạnh trình diễn. Muốn cho có ảnh hưởng
tới đứa trẻ SP, phải nói tới hiệu quả của hành động. Đứa trẻ SP thích nghĩ tốt về mình và về những
người điều khiển nó, nếu nó có được tự do để có cơ hội hành động. Muốn thuyết trình cho nó, phải
nói ngắn, và nó cũng chỉ thích đọc bài ngắn. Tốt nhất là pha lẫn các cách học bài riêng với những
hoạt động mà nó thích thú. Nên thay đổi lúc học riêng, lúc học theo nhóm nhỏ, lúc học theo nhóm
lớn, như vậy sẽ giúp nó bớt những đề kháng tự nhiên lúc đầu. Đứa trẻ SP thích nhất là đóng kịch
diễn tuồng. Nó muốn được người ta coi nó diễn xuất, và nó lấy làm rất thích thú. Nếu lớp học có
các hoạt cảnh xã hội, đó là các hoạt động nó ưa thích hơn cả.
Nói như thế không có nghĩa là đứa trẻ SP không nên tập luyện tập trung tư tưởng hoặc phải trì
hoãn không nên va chạm với các vấn đề phức tạp thực tế khó khăn đâu. Dĩ nhiên nó cũng cần phải
phát triển các khả năng này, và bước đầu tiên là công nhận các khuynh hướng tự nhiên của nó
trước đã, đồng thời nhìn nhận rằng mẫu trẻ con như vậy có khuynh hướng tự nhiên xa tránh các
khía cạnh phức tạp, bởi lẽ nó có tính cách đột xuất bộc trực và muốn trì hoãn.
Đứa trẻ SP có thể gây nên phiền toái rắc rối trong lớp học, khi nó bị bắt buộc phải học tuyệt đối
theo kiểu SJ. Những kiểu dạy học như bắt đứa trẻ SP ngồi vào bàn học mãi, bắt nó ngồi ghế hàng
đầu, chỉ cho phép nó nói chuyện với giáo chức không thôi, bảo nó phải học bài, viện lý do là ‘mai
mốt lớn lên, nó sẽ cần đến kiến thức này nọ’, hoặc bắt nó suốt ngày chỉ vật lộn với cái tư tưởng
trừu tượng trên giấy tờ: tất cả chỉ là uổng công vô ích mà thôi. Làm như vậy không thích hợp chút
nào với nhóm SP, để rồi nó sẽ chán học, bỏ lớp, hoặc cùng lắm chỉ ngồi đó có xác mà không có
hồn, bỏ đi sớm chừng nào hay chừng nấy. Thế mà trung bình mỗi lớp học có chừng 40% học sinh
là SP. Đó là lý do tạo sao mẫu tính tình này có khuynh hướng học xong trung học là thôi, ít khi
học tiếp lên đại học, hoặc cùng lắm là đi dự một vài khóa hội học chuyên môn thôi.
Kiểu cách SP học tập không thích chủ trương ‘ngày nay học tập, ngày mai giúp đời’. Đứa trẻ SP
chỉ muốn được tự do để sống theo cảm hứng hiện tại, muốn tự do dấn thân làm các việc tay chân
thể xác, muốn học tập trong bầu khí phấn khởi có liều lĩnh, mạo hiểm và ganh đua, có màu sắc âm
thanh và ánh sáng, cử động thật nhiều. Thực ra có niều khi chỉ có một lý do độc nhất giữ chân đứa
trẻ SP ở lại trong trường đó là cơ hội chơi một nhạc cụ. Các đứa trẻ SP thích học nhạc có lẽ vì
nhiều tác động và thính giả làm cho nó vươn lên. Cách thức đứa trẻ SP học tập hình như không
đúng với cách thức giảng huấn trong đa số các lớp học. Hơn nữa đa số các giáo chức lại là SJ nên
dĩ nhiên họ giảng dạy theo đường lối SJ nhiều hơn. Như vậy giáo chức SJ giảng dạy học sinh SP
phải hướng tới các mục đích xa vời, phải học tập ngày nay vì đây là cách tốt nhất chuẩn bị hy vọng
học cao hơn, phải tiết kiệm từng xu nhỏ để bảo đảm tương lai mai ngày, phải đặt kế hoạch mới có
thể tiến thân, mới có hòa đồng với xã hội, như thế mới mong có được một chỗ đứng. Tất cả những
mục đích đó chẳng có nghĩa lý gì đối với đứa trẻ SP cả. Đối với nó, chuẩn bị cho tương lai có nghĩa
là phải quên đi hiện tại. Nó muốn sống theo cảm hứng và phấn khởi của ngày hôm nay: ngày mai
hãy để cho ngày mai lo.
Xin hãy coi thử một trường hợp này: một học sinh SP được giáo chức nhắc nhở: ngồi yên trong
lớp, nhìn lên phía trước, làm bài ở nhà trước, tập thói quen học hành đàng hoàng, phải giữ kỷ luật,
học trước chơi sau, chỉ được chơi trong những giờ rảnh rỗi không có chi làm, hãy chờ đợi, hãy
đứng sắp hàng. Tất nhiên đứa trẻ SP sẽ đứng sắp hàng chờ đợi, ép mình theo thói quen, làm việc
cho ngày mai, trong khi nó rất nôn nóng chỉ mong đến giờ ra chơi, đi nghỉ. Tất cả những hoạt động
trên chẳng có gì là hấp dẫn đối với đứa trẻ SP: nó có ép mình học trong lớp đó, nhưng rồi mỗi ngày
một cảm thấy ít hấp dẫn thích thu. Hậu quả là có ít người SP học trên trình độ cao. Trẻ em SP
không học được đúng khả năng trong trường đâu. Giáo chức khuyên nhủ: phải học để tìm thấy cái
thú học tập, nhưng khốn nỗi học sinh SP không thực sự lĩnh hội được ý nghĩa câu nói đó. Học sinh
SP sẽ làm cho giáo chức bực mình, cha mẹ không hiểu nổi. Dĩ nhiên cha mẹ cũng như giáo chức
chỉ muốn ‘suy bụng ta ra bụng người’, muốn cho con em mình cũng được thành đạt theo mơ ước
của mình. Nhưng trẻ em đâu có muốn như vậy. Tính tình chịu chơi SP phát hiện rất sớm trong thời
thơ ấu và khó mà tan biến đi.
2. Trẻ em chịu trâ ̣n (siêng làm) SJ
Đứa trẻ SJ dễ làm cho liên hệ gia đình bị tổn thương sứt mẻ hơn các mẫu tính tình khác. Nó cần
được cha mẹ tỏ ra hòa hợp, cương quyết và bình thản. Nếu cha mẹ một người nghiêm nhặt một
người dễ dàng thì sẽ gây tai hại rất nhiều cho đứa trẻ. Nó cần phải biết chắc chắn rằng hôm nay
thế nào ngày mai cũng sẽ vậy. Chẳn hạn như thay đổi chỗ ở thường xuyên sẽ làm cho đứa trẻ SJ
bất ổn, trong khi đó đứa trẻ SP, NT hoặc NF có thể đáp ứng dễ dàng hơn, cho dù cách đáp ứng của
mỗi mẫu tính tình có khác nhau. Đứa trẻ SJ cần phải được lớn lên và giáo dục cùng với bạn bè
trong xóm, trong làng, cùng môi sinh cộng đồng. Nó cảm thấy sống thoải mái với đại gia đình ông
bà nội ngoại chú bác cô dì, họ hàng thân thuộc đủ mọi tầng lớp. Nó thích nghe kể những câu
chuyện gia đình và nhớ mãi những câu chuyện đó mai ngày khi lớn lên. Đứa trẻ SJ sống thoải mái
trong gia đình đông con, và càng nhiều anh chị em càng thích, trong khi đó đối với các mẫu tính
tình khác thì không quan hệ gì.
Đứa trẻ SJ có khuynh hướng thích các tập quán thói quen và thường chu toàn nhiệm vụ được trao
phó một cách rõ ràng chi tiết, ví dụ đổ rác, quét nhà, lau bàn, dọn phòng. Dĩ nhiên nó chỉ có thể
chu toàn những nhiệm vụ mà nó có khả năng thực hiện. Nó được vui mừng nhất là khi nào được
người lớn tán thưởng khen ngợi. Đứa trẻ SJ rất cần nhận được những lời chỉ giáo. Nếu như người
lớn không tiếp tục nói cho biết nó làm ăn ra sao, chẳng mấy chốc nó sẽ chán nản chẳng tha thiết
với nhiệm vụ được trao phó nữa. Đứa trẻ SJ cũng biết đáp ứng lại lời phê bình chỉ trích để rồi sẽ
cố gắng cải tiến hơn nhiều. Đứa trẻ SJ chịu nhận chuyện sửa phạt thể xác như là cách thức sửa sai
dạy dỗ. Khi đi học đứa trẻ SJ thích ứng dễ dàng với lớp học và nhà trường, với kỷ luật và thói
quen, cho dù lúc đầu đứa trẻ SJ hướng nội có tỏ ra nhút nhát. Đứa trẻ SJ phát triển tốt đẹp với các
phương pháp giáo dục công thức kỹ thuật như làm bài đã ra, lặp đi lặp lại, thực tập, học thuộc lòng,
trả lời các câu hỏi của giáo chức.
Đứa trẻ SJ thích cố gắng đủ mọi cách để làm vui lòng giáo chức và thường không hỏi lý do tại sao
lại có bài học bài làm như đứa trẻ NT sẽ hỏi. Chỉ nguyên một lý do là vì giáo chức đã ra chỉ thị,
thường đã đủ để nó vâng lời. Dĩ nhiên đứa trẻ SJ khó mà phát triển mỗi lần bị thất bại, nhưng có
lẽ nó sẽ dễ chấp nhận thất bại do nó nhận định ra hơn là do giáo chức giám định, nhất là khi việc
giáo chức giám định là tiêu cực và khi đứa trẻ ít có được thành công khi làm vừa lòng người khác.
Đứa trẻ SJ có khuynh hướng ghi niệm quý giá các bài được khen tặng, các thành tích vẻ vang, các
chiến công được tuyên dương, các bảng tưởng thưởng. Nó thích thú được vinh dự làm đầu nêu lên
bảng, đúng xếp hàng đầu, làm trưởng lớp, làm chủ tịch hội. Những vinh dự đó có nghĩa là nó được
thầy yêu bạn quý và cha mẹ thương.
Đứa trẻ SJ hình như thích thú thực tập các năng khiếu văn phòng như tính toán, đọc lớn tiếng và
đánh vần. Nó cảm thấy hấp dẫn tất cả các khía cạnh thực tế của khoa học, địa dư và lịch sử. Khi
trẻ SJ học tới trung học, nó có khuynh hướng chọn ngành dịch vụ doanh thương. Ngôn từ mỗi
ngày một trở nên dụng cụ cần thiết để làm việc. Tuy nhiên nó sẽ bớt chú ý đến văn chương và viết
lách sáng tạo, và có khuynh hướng xa tránh các khoa học và toán cấp cao. Nó thường không thích
kịch nghệ hoặc tranh luận bao nhiêu. Lên đại học, sinh viên SJ đa số chọn ngành kinh doanh, kế
toán, dạy học, y tá và các ngành phục dịch khác.
Trẻ em SJ thường thích đi theo cha mẹ viếng thăm bạn bè, và chúng vui hưởng các ngày lễ cổ
truyền như lễ Tạ ơn lễ Giáng sinh ở Hoa kỳ, hoặc ngày Tết nhất đình đám ở Việt nam. Chúng vui
mừng thích ứng với thói quen cố định chính xác, trong khi đó chúng cảm thấy khó chịu bực mình
khi có thay đổi, lộn xộn và khủng hoảng. Thay đổi giáo chức giữa năm sẽ tạo nên mối bất ổn với
học sinh SJ, trong khi đó học sinh SP lại có cơ hội phát triển. Đứa trẻ SJ có khuynh hướng gìn giữ
trật tự trong tủ áo, và bàn học có ngăn nắp gọn gàng, quần áo gấp phẳng phiu đâu vào đó. Ngay
đồ chơi cũng được sắp đặt thứ tự từng ngăn ô.
Đứa trẻ SJ sẽ học có kết quả tiến bộ hơn nếu nó được chỉ dẫn từng bước mới một, được có dịp
chứng tỏ nó hiểu biết từng giai đoạn nhỏ một. Bắt đứa trẻ SJ tự mình tìm ra cách thức học, hoặc
chỉ cho nó những lời chỉ dẫn mông lung mơ hồ, sẽ không giúp nó phấn khởi được như trường hợp
đứa trẻ NT. Đứa trẻ SJ cần biết người ta muốn nó làm gì và cần biết chắc chắn những cách thức
để chu toàn nhiệm vụ. Nó phát triển thoải mái khi có chương trình rõ ràng cố định
Đứa trẻ SJ thích làm những tiểu xảo ở nhà. Nó thích dùng gỗ, vải, len để làm các đồ vật linh tinh
cũng như trẻ SP, nhưng đứa trẻ SJ chăm chú để ý đến đối tượng là đồ vật, là sản phẩm làm được,
còn trẻ em SP thì để ý đến cách thức làm. Tuy nhiên cách thức để chế tạo đồ vật cũng phải được
thi hành đúng mức.
Nếu đứa trẻ SJ có tặng ai một đồ vật gì nó làm, đó là tặng với tất cả tâm hồn của nó, và nó muốn
được người ta biết ơn, cảm mến, nâng niu, và khoe trương phô bầy.
Đứa trẻ SJ cần phải có người lớn luôn luôn nhắc nhở chỉ bảo xem nó làm việc thế nào. Đối với đứa
trẻ SJ, việc nó làm đúng hoặc sai thật là quan trọng, và dĩ nhiên nó chỉ muốn làm cho đúng, có
nghĩa là nó muốn làm theo ý của người lớn. Đứa trẻ SJ để ý đến chi tiết. Nó lấy làm rất quan trọng
phải thi hành cho được các nhiệm vụ cho mình cũng như cho người khác. Chẳng hạn như nó cảm
thấy vui mừng khi tìm ra được đúng đầu đề của một bài luận, một bản văn. Điều quan trọng là nó
phải có các thói quen học tập tốt, và cách học tốt nhất là phải đúng giờ giấc. Đứa trẻ SJ muốn sắp
đặt mọi công việc của nó một cách chi tiết cẩn thận, chương trình rõ ràng và thi hành đúng mức.Đứa
trẻ SJ dễ đáp ứng lại những lời khuyến khích và cần được người ta cho biết là nó làm việc tốt.
Thông thường trẻ em SJ lớn lên và phát triển thoải mái. Thống kê cho biết ít ra cha hoặc mẹ cũng
là SJ, và đứa trẻ dễ thích ứng với cha mẹ NF hoặc NT. Trong trường hợp cả hai cha mẹ là SP với
tính tình khó lường trước được, có thể nó sẽ gặp một ít khó khăn. Đứa trẻ SJ hình như cần và thích
làm vui lòng người khác, và nó có khuynh hướng đáp ứng đúng mức những đòi hỏi của những
người dạy dỗ nếu như họ tỏ ra chính xác rõ ràng. Những đòi hỏi đó không cần phải hoàn toàn có
lý hoặc nhất mực, nhưng chỉ cần phải rõ ràng về những gì người khác muốn. Đứa trẻ SJ đáp ứng
rất đúng những lời khen ngợi như ‘Con ngoan lắm! Tốt lắm! Con làm đúng y như ba má/thầy cô
muốn. Con làm khéo quá! Chữ con viết đẹp ghê!’.
Khuynh hướng tự nhiên của giáo chức SJ khi giảng dạy dĩ nhiên đáp ứng nhu cầu của học sinh SJ.
Cả giáo chức lẫn học sinh SJ đều thích những cách như chủ tâm tới trách nhiệm, làm sao để có
thói quen học tốt, phát triển các thái dộ xã giao, chu toàn những nhiệm vụ có tổ chức đàng hoàng
theo cách thức đã được công nhận. Học sinh SJ thu thập được kiến thức qua việc cần mẫn tìm kiếm
các sự kiện, xem đi xem lại các bài vở, các bài đọc thêm, các tài liệu giảng dạy phương pháp cổ
truyền, qua các sách giáo khoa và sách làm bài tập. Các tài liệu giảng dạy được soạn sẵn chứng tỏ
rất hữu ích cho giáo chức, và hình như họ thích thú và đáp ứng mau lẹ các cách trình bày từng
bước một theo thứ tự tiệm tiến. Những tài liệu học hỏi được sắp đặt thành hệ thống hình như có
sức lôi cuốn học sinh SJ hơn học sinh SP, NF và NT. Học sinh SP muốn có hoạt động nhiều hơn,
học sinh NF muốn trong lớp có liên hệ đối đáp với nhau hơn, và học sinh NT không thích bài lặp
đi lặp lại. Học sinh SJ phát triển thoải mái trong một lớp học có tôn ti trật tự ngăn nắp đâu vào đó
theo thói quen lề lối hằng ngày ít thay đổi. Học sinh SJ phát triển trong lớp học được tổ chức đàng
hoàng, yên lặng, gọn gàng, và không cảm thấy khó chịu khi suốt giờ học chỉ là đối thoại giữa thầy
cô và trò. Học sinh SJ thích những thực tập, học thuộc lòng như con vẹt, lối hỏi thưa vấn đáp, và
những bài thuyết trình có nhiều dẫn chứng cụ thể thực tế. Cũng có khi nó đáp ứng lại những lời từ
chối, lời châm biếm, lời trêu chọc miễn là những lời tiêu cực này không phải là do người lớn
khuyên nên nói. Đứa trẻ SJ dễ lo lắng về bài vở, và nó có lương tâm đàng hoàng chỉ muốn sao để
làm vừa lòng giáo chức thôi.

3. Trẻ em nghiêm túc (năng tiến) NT


Đứa trẻ NT có lẽ coi bộ nghiêm trang và rất dễ gây thắc mắc cho những người sống chung quanh,
nếu như họ không phải là NT. Nó coi bộ khôn lớn sớm, nói sớm, và biết đọc trước khi đi học nhà
trường. Khó có trường hợp cha mẹ NT mà lại có con NT, vì chỉ có 12% người thuộc loại NT. Đứa
trẻ NT cũng cảm thấy bị bỏ rơi như đứa trẻ SP, nhưng đứa trẻ SP cảm thấy như vậy khi bắt đầu đi
học và từ lớp này lên lớp khác. Đứa trẻ NT cảm thấy bị bỏ rơi sớm hơn. Hầu như đứa trẻ NT nào
cũng cảm thấy một kinh nghiệm giống nhau về thời kỳ nhỏ bé với những lời phát biểu tương tự
như sau: ‘Tôi cứ tưởng rằng trên thế gian này không có ai giống tôi gì cả. Khi lớn lên tôi thấy
không ai có quan niệm giống tôi. Khi vào đại học, bỗng dưng có nhiều người giống tôi. Tôi không
còn đơn độc nữa.’
Đứa trẻ NT thường có khuynh hướng hỏi cha mẹ những câu hỏi ‘tại sao?’ như tại sao mặt trời lại
mọc ở phía đông mà không mọc ở phía tây? tại sao tôi lại không có thể bay bổng được như chim?
tại sao tôi không được ăn bánh trái trước khi ăn cơm, vì trước sau gì tôi cũng ăn tất cả vào bụng
mà? Thông thường đứa trẻ NT thích tự lập, nên dễ có tính cách bất khuất, cho dù nó có khuynh
hướng tỏ ra vâng lời và tuân phục trong các vấn đề nó không quan tâm đến.
Cũng như đứa trẻ SP theo đuổi ham muốn hoạt động, đứa trẻ NT cũng say mê tính tò mò hiếu kỳ
với câu hỏi như ‘giả dụ như... thì sao đây?’ Và nó tìm cách để trả lời câu hỏi đó, cho dù người phụ
trách nó đồng ý hay không cũng vậy thôi. Giả dụ như tôi thò tay vào lỗ cắm điện thì sẽ ra sao đây?
Giả dụ như tôi thả bánh vào bình nước thì sẽ ra sao đây?’ Dĩ nhiên những câu hỏi đó không làm
cho người lớn phải điên cái đầu để tìm ra một lời giải đáp thỏa đáng, nhưng mục đích chính là để
đứa trẻ NT thỏa mãn tính hiếu kỳ muốn khám phá xem có gì không. Ít khi nó tạo nên mâu thuẫn
với những người chung quanh nó, cho dù nếu vì tò mò tìm hiểu mà xảy ra có mâu thuẫn, nó có
khuynh hướng chấp nhận hậu quả một cách vô tư. Nó thường tạo nên khó chịu cho những người
hướng dẫn nó, bởi lẽ nó có khuynh hướng tảng lờ bỏ qua, không để ý đến những lời quở mắng.
Đứa trẻ NT dễ mất lòng kính trọng đối với những người quở mắng nó mà không có lý sự đàng
hoàng, hoặc ra những lệnh truyền mà không có lý do chính đáng.
Đối với đứa trẻ NT, hình phạt thể xác là một vi phạm trầm trọng. Cho dù thể xác của nó cũng như
thế giới của nó là nguồn gốc tính hiếu kỳ, nhưng con người của nó không giống như thể xác trong
các mẫu tính tình khác. Nó phản ứng lại các hành hạ thể xác một cách có thể nói là nhấn mạnh quá
đáng, coi các hình phạt này là xâm phạm bản tính nhân vị của nó. Tư cách con người là một giá trị
quan trọng đối với trẻ em NT, và nó thường được mô tả là có tư cách, hiên ngang của trẻ em NT
là thách thức trêu chọc, làm cho xảy ra vấn đề có sự căng thẳng, thách đố giữa trẻ em NT và những
người chung quanh rồi dĩ nhiên họ sẽ bắt trẻ em NT phải xuống nước.
Cha mẹ của trẻ em NT phải có thái độ thả lỏng để cho nhiều tự do. Đứa trẻ NT cần phải có thật
nhiều cơ hội để thí nghiệm, tìm kiếm, đạt được câu trả lời. Nếu không cho trẻ em NT có môi trường
thử nghiệm thực tập, dĩ nhiên sẽ tạo cho nó có cơ hội không vâng lời và phá phách công khai hoặc
thầm lén. Cha mẹ của trẻ em NT nên cho nó có nhiều đồ chơi khác nhau, nhưng chỉ nên đưa cho
nó mỗi lần một vài đồ chơi, thay vì đưa cùng lúc tất cả một loạt các đồ chơi. Đứa trẻ NT cũng như
nhiều đứa trẻ khác dễ bị kích động thái quá. Riêng trẻ em NT khôn sớm hơn, nên cha mẹ dễ có
khuynh hướng cho các đồ chơi hợp với tuổi của các mẫu tính tình khác, nhưng lại không thích hợp
với tuổi và mức độ của tuổi NT. Thông thường trẻ em NT thích đọc sách và nghe kể chuyện đâu
đâu gì khác. Nó có khuynh hướng ham một đồ chơi mới, chơi đồ chơi đó một vài giờ, tìm hiểu
ngắm nghía các đặc biệt của đồ chơi đó, rồi bỏ đi chẳng thèm nhòm ngó gì tới nữa. Một khi trẻ em
NT hiểu được đồ chơi đó rồi, nó không còn hứng thú gì nữa, Nó thích được người lớn đọc sách
cho nghe, có lẽ là vì tính hiếu kỳ, và qua các câu chuyện nó nghe người lớn đọc, nó có thể khám
phá thêm các chi tiết phức tạp mà tự nó đọc, nó không tìm hiểu ra nổi, và nhờ đó nó cảm thấy thích
thú. Nó có thể tỏ ra nôn nóng không kiên nhẫn đủ với nội dung của các sách vỡ lòng và có thể vì
thế mà không thích thú chịu khó tập đọc gì cả làm cho giáo chức phải ngạc nhiên. Tuy nhiên đó
chỉ là trường hợp ngoại lệ đặc biệt của đứa trẻ NT.
Những trêu chọc châm biếm trào phúng ngụ ý về khả năng của đứa trẻ NT sẽ có một ảnh hưởng
tai hại kinh khủng đối với nó. Nó có khuynh hướng tự hoài nghi chính mình hơn các mẫu tính tình
khác, và dĩ nhiên nó rất cần nhiều cơ hội để thành công. Nó rất dễ bị thương tổn về vấn đề này. Vì
ngay từ đầu nó thích máy móc kỹ thuật, nếu cha mẹ và giáo chức tận tâm cứ đòi hỏi nó phải cố
gắng làm hơn khả năng của nó, để rồi một khi thất bại, nó sẽ rút lui vào bóng tối một mình. Ít khi
đứa trẻ NT có thể đối đáp khả đáng được với những lời phê bình chỉ trích. Muốn cho đứa trẻ NT
lớn lên với nhu cầu nó muốn trở nên thành thạo và khát vọng nó được hiểu nhiều biết rộng, phải
giúp đỡ nó khi cần, trả lời đủ mọi thứ câu hỏi nó đặt ra dường như vô tận, cung ứng cho nó các đồ
chơi thích hợp đủ số, cho nó có chỗ để cho nó tự tìm câu trả lời trong thế giới nhỏ bé của nó.
Trong vấn đề giao tế xã hội, đứa trẻ NT có vẻ như chậm chạp, cho dù về trí khôn nó lại triển nở
rất sớm. Đứa trẻ NF phát triển các liên hệ tình nghĩa xã giao một cách rất hồn nhiên, trong khi đó
đứa trẻ NT cho đây là một màu nhiệm khó hiểu. Ít khi nó nghĩ đến các cử chỉ lịch thiệp giao tế, và
nó hay quên đi cách liên hệ với người khác. Vì thế thường thường đứa trẻ NT không phát triển
được khả năng đắc nhân tâm như thường thấy ở đứa trẻ NF, SJ và SP, cho dù mỗi tính tình một
khác. SP vui vẻ cười cười nói nói, SJ cử chỉ suy tư phục vụ nhiều khi có tính cách bất ngờ, NF với
tính cách vừa người lớn vừa trẻ con. Đứa trẻ NT hướng nội không có một nét nào giống như mấy
mẫu tính tình vừa tả. Đứa trẻ INT có nhiều khi không thể hoặc chỉ miễn cưỡng biểu lộ tình cảm,
rút lui vào bóng tối qua cách biểu lộ bề ngoài của người khác, và thường có một lớp hàng rào ngăn
chặn đó là hàng rào tự hoài nghi chính mình.
Muốn giúp đứa trẻ NT, phải làm sao cho nó có niều cơ hội thành công, tạo nên nhiều khuyến khích
trí óc, dùng nhiều lời khuyến khích và cổ võ các khả năng giao tế xã hội. Nếu chỉ phô trương đứa
trẻ NT thôi, hoặc để cho nó trở thành nhà trí thức ‘rởm’ (dỏm), cho phép nó khinh khi người khác,
vì có lẽ họ không thông minh bằng, cho họ là kém thua, thì thực ra không giúp ích gì cho nó cả.
Thường thường trẻ em NT học giỏi ở trường, và nó không tìm cách bỏ các môn học khó như khoa
học và toán. Càng học, học sinh NT càng thích dấn mình vào các bộ môn đó, và hậu quả là không
thích tham dự vào các hoạt động giải trí, xã hội trong trường. Cách riêng là đứa trẻ INT có thể cảm
thấy đơn độc trong lớp, khá tự lập, và có khuynh hướng thích theo đường lối riêng tư của mình để
theo đuổi các sở thích của mình. Đứa trẻ ENT có thể trở nên một người lãnh đạo xuất sắc, đôi khi
ngược lại với đường hướng do giáo chức đề xướng, và như vậy là có vấn đề tranh chấp ảnh hưởng.
Đứa trẻ ENT dễ ngoan cố liều lĩnh để làm sao mọi thủ tục cách thức phải đứng đắn, còn đứa trẻ
INT lại ngoan cố liều lĩnh để làm sao mọi ngôn từ tư tưởng phải thật chính xác.
Đứa trẻ NT vì đói khát thèm muốn khả năng, sẽ mau có những tiêu chuẩn nội tại để cải thiện. Nó
phải theo đúng các tiêu chuẩn đó, cho dù có quá cỡ đi chăng nữa. Một trong những nhiệm vụ trong
đời nó là phải chấp nhận một thực tế là nó không thể biết hết mọi sự được, nên nó phải đặt ra hệ
thống thứ tự các ưu tiên. Phụ huynh cũng như giáo chức có thể giúp trẻ em NT sắp đặt thứ tự các
ưu tiên này.
Trẻ em NT thường có khuynh hướng thành công vẻ vang trong vấn đề học hành, và thường tìm
cách học hỏi theo các nguyên tắc tìm kiếm hiểu biết. Trẻ em NT thích lối trình bày khúc triết lý
luận. Nó thường thích đường lối giảng bài nếu giáo chức giảng bài hay, và thường không thích
những phương pháp thảo luận bàn cãi. Thực tế cho biết đôi khi nó tỏ ra bất nhẫn và cộc cằn khi
phải chê bỏ những tư tưởng và ý kiến của người khác, nhất là của những người mà nó coi là không
thông minh bằng nó.
Bởi vì đứa trẻ NT thích quan trọng hóa vấn đề, muốn rằng người khác phải nhìn nhận nó là thông
thạo, nên nó dễ bị các điểm xấu của thành tích biểu (sổ điểm) tạo nên ảnh hưởng tiêu cực. Một khi
nó có được điểm cao, lúc đó nó có thể tin rằng cũng có lúc nó không thành thạo khi bị điểm xấu.
Theo đuổi loại phần thưởng như vậy dĩ nhiên là vô lý và không khôn ngoan, bởi vì đứa trẻ NT sẽ
không bao giờ tìm ra được thời giờ để sinh hoạt gì cả ngoài việc học hành.
Xét về trí khôn, đứa trẻ NT có thể giống như con cá lớn trong một cái ao nhỏ là trường học. Khi
nó lên đại học, nó sẽ nhận thấy việc tranh đua có phần khác hơn. Tới điểm này, đứa trẻ NT có thể
phản ứng lại bằng cách bỏ hết các cố gắng trong sách vở, hoặc chỉ chú ý một cách sai lầm tới việc
học, để rồi có thể giỏi về một bộ môn trong khi lại dở về các bộ môn khác. Phụ huynh và giáo chức
hãy tạo nên nhiều cơ hội đầy đủ và kinh nghiệm khác nhau cho đứa trẻ, cho dù không phải tất cả
là sở trường của nó, điều đó cũng khó có thể xảy ra, vì đứa trẻ NT có điều kiện để thay đổi từ việc
đua tranh đáng sợ trở nên một viễn tượng có thể chấp nhận được.
Đứa trẻ INT thường không cảm thấy thích thú mấy các lễ nghi cung cách trong gia đình, bởi vì nó
đòi hỏi làm việc gì cũng phải có lý do đàng hoàng, và có lẽ nó cần phải có người giải thích cho nó
biết lý do tại sao những nghi lễ và cung cách đó lại rất quan trọng trong sinh hoạt gia đình và của
người khác. Đứa trẻ NT có thể rất kỳ cục lầm lẫn về cách thức gìn giữ phòng bè quần áo. Có lúc
nó rất thứ tự gọn gàng, rồi có lúc nó lại để bụi bặm hoặc lộn xộn mà không để ý gì cả. Thường
thường phòng bè của nó coi bộ lộn xộn, nhưng đứa trẻ NT chắc chắn sẽ biết đồ vật nào để ở đâu.
Nó có khuynh hướng nhặt nhạnh thu tích đủ mọi thứ: đất đá, hình loài vật, tiền nong, tem thư,
bươm bướm v.v... Nó muốn thu tích và sắp loại những cái gì cần sắp đặt phân loại.
Đứa trẻ NT muốn được người ta cho biết chỉ thị hoặc nội dung chỉ một lần thôi, và tỏ ra bất nhẫn
khi có ai lặp đi lặp lại, khác với đứa trẻ SJ có khuynh hướng muốn có những chỉ thị rõ ràng và
thường không khiếu nại gì khi người ta lặp đi lặp lại nội dung. Đứa trẻ SP không thích chú ý quá
nhiều đến các chỉ thị cho dù rõ ràng hay không: ít nhất nó cũng kiểm điểm lại công tác nhiệm vụ
trước khi thi hành. Đứa trẻ NF có khuynh hướng bỏ qua các chi tiết của lời chỉ thị, nên cần phải
có chỉ thị bằng miệng và bằng giấy viết.
Học sinh NT cần phải nhận được ý kiến nhận xét về phẩm chất của công việc nó làm, và nó thường
định giá phẩm chất của một công việc qua hai khía cạnh có lý và có hiệu quả. Nó có thể được
hướng dẫn để tự học riêng được và có thể được tín nhiệm để theo đuổi việc học đó mà không cần
lời khuyến khích hoặc chỉ dẫn bao nhiêu của phụ huynh hoặc giáo chức. Nó rất thích phát triển
kho tàng ngữ vựng của nó, và có khi dùng những ngôn từ phong phú này để tranh luận nới người
khác. Đứa trẻ NT có điểm đặc biệt này là nó hay tỏ ra không chấp nhận được khi thấy người khác
có vấn đề khó khăn phức tạp. Phụ huynh và giáo chức có thể giúp cho đứa trẻ NT hiểu biết ảnh
hưởng của thái độ đó.

4. Trẻ em nhân phẩ m NF


Ngay từ thuở nhỏ đứa trẻ NF đã tỏ ra có khiếu về sinh ngữ. Nó có khuynh hướng nói sớm, và đứa
trẻ ENF hình như nói luôn miệng không bao giờ yên lặng được. Đứa trẻ NF có một nét duyên dáng
dễ thương làm cho ai cũng thích ở gần nó. Nó có khuynh hướng thiên khiếu xã giao giỏi, đối với
bạn bè cũng như đối với người lớn, cho dù đứa trẻ INF hơi khó truyền cảm thông đạt hơn, nhất là
khi ra khỏi nhà. Đứa trẻ NF cần và muốn tìm mọi cách để được người ta chú ý, nhìn nhận, để được
những người chung quanh quý mến, và cần được như vậy mỗi ngày.
Đứa trẻ NF có thể bịa chuyện và kể chuyện với hình ảnh thật sống động. Có khi nó bị buộc tội nói
dối, trong khi thực ra nó chỉ sử dụng trí tưởng tượng mà thôi. Đứa trẻ NF nhất là INF rất dễ mơ
mộng tưởng tượng rất nhiều. Nó rất dễ nhậy cảm khi bị từ chối hoặc bị có mâu thuẫn. Nếu đứa trẻ
NF lớn lên trong gia đình cha mẹ hay cãi nhau, nó rất dễ bị co quặp, nhút nhát và thiếu bình an.
Nó cần phải được những người chung quanh sơáng an hòa để nó có thể phát triển con người kiên
trì của nó.
Đứa trẻ NF muốn tìm hiểu bản lĩnh tư cách con người của mình, nên nó thường thích thú được ví
mình y như các nhân vật trong truyện nhất là truyện thần thoại cổ tích. Đứa trẻ NF có khuynh
hướng coi các nhân vật công chúa hoàng tử y như người thật, và các mơ mộng hão huyền đưa nó
vào các cuộc chinh phục công phạt y như vua chúa. Các câu chuyện ‘chưởng’, võ thuật luôn làm
mê hoặc tâm trí của trẻ em NF. Do đó cần phải để ý cẩn thận xem trẻ em NF thích đọc các loại
sách báo gì, vì nó dễ bị mê hoặc bởi các chuyện thần thoại ma quái, kinh dị, phù thủy, giết chóc
v.v...
Trẻ em NF cũng như các trẻ em khác đều thích được người lớn như cha mẹ, giáo chức đọc cho
nghe các chuyện vượt qua mức độ tập đọc của nó, vì các chuyện đó kích thích trí tưởng tượng.
Cũng giống như trẻ em NT, trẻ em NF thích được nghe đọc các chuyện đó nhiều lần. Nó cũng
thích các tranh vẽ phức tạp nhiều chi tiết và các tranh hoạt hoạ nhiều màu. Trẻ em NF có khuynh
hướng thích thú các đồ chơi về người, các búp bê, các con vật, vì nó có thể đồng hóa mình với các
đồ chơi đó. Trẻ em NF coi việc mất các đồ chơi là một thảm họa đáng kể và đáng tiếc. Các mẫu
tính tình khác không hiểu được tại sao trẻ em NF lại có thể coi các đồ chơi y như người thật. Cũng
như các trẻ em khác, trẻ em NF có khả năng dùng các đồ chơi như các đồ vật tưởng tượng, nhưng
thay vì tìm hiểu các câu chuyện đó, nó lại thêu dệt thêm chi tiết cho câu chuyện đó. Không hiểu
tại sao từ thuở nhỏ, trẻ em NF lại có khuynh hướng kiếm một người bạn đường không chân dung:
có phải đây là đặc tính của NF hay là của bất cứ mẫu tính tình nào? Dĩ nhiên, nếu trẻ em NF bị
người lớn chỉ trích bài bác việc kiếm tìm người bạn đường không chân dung, nó sẽ bị ảnh hưởng
tai hại sau này.
Trẻ em NF không thích thi đua cạnh tranh như các mẫu tính tình khác. Trẻ em NF có khuynh
hướng rất nhậy cảm đối với tâm tình ý nghĩ của người khác. Nó cũng sẽ đau khổ với người thua
kẻ bại, và cho dù nó là kẻ chiến thắng, nó cũng thấy tội nghiệp cho người thua. Trẻ em NF thích
những trò chơi hoặc thi đua cho chính mình nó hơn.
Mặc dầu tất cả các trẻ em đều có khuynh hướng ghen tị giữa anh chị em với nhau, và dễ cảm thấy
bị bỏ rơi khi có thêm một phần tử (em bé) mới trong gia đình, nhưng cha mẹ phải cẩn thận nhiều
hơn đối với trẻ em NF trong giai đoạn chuyển tiếp đó, bởi lẽ nó luôn luôn tìm cách để nhận diện
chính mình, để tìm ra giá trị con người của mình, để hiểu ý nghĩa cuộc đời và chỗ đứng của nó
trong thế giới. Trẻ em NF có khuynh hướng có cùng một cảm nghiệm như trẻ em NT khi đi học:
nó thấy mình khác với các mẫu tính tình khác, khó mà hòa đồng. Nó cảm thấy mình hơi khác người
làm sao đó, và hầu như lúc nào cũng thấy mình về phe thiểu số cho đến khi lên đại học.
Trẻ em INF thường nhút nhát mắc cỡ và rất nhậy cảm đối với một cử chỉ không vồn vã, một lời
nói không chấp nhận của giáo chức. Nó có khuynh hướng thần tượng hóa giáo chức. Nếu bị chối
từ hoặc khinh khi, nó có thể giận ghét giáo chức một cách kinh khủng. Trẻ em NF phát triển thăng
tiến nếu được chú ý tiêng biệt, và không thay đổi gì nếu bị đánh đập. Nó cần có những thói quen
đàng hoàng cẩn thận đặt trên nền tảng liên hệ giao tiếp giữa người lớn và trẻ em. Ảnh hưởng bạn
bè đối với trẻ em NF không đáng kể, cho dù nó có thể đau khổ vì nhận thấy người khác làm hại
bạn bè nó. Trẻ em NF, nhất là loại hướng nội thiếu khả năng để tự bảo vệ chống lại các hành động
xảy đến mà các mẫu tính tình khác có thể đối phó dễ dàng.
Trong lớp học, trẻ em NF có khuynh hướng hấp thụ được nhiều nhất, khi học sinh được sắp đặt để
liên hệ tiếp xúc với nhau, hơn là mỗi đứa ngồi yên một chỗ quay lên trên. Trẻ em NF cần và thích
được thảo luận về nội dung bài học. Nó thích học và tỏ ra nhậy cảm đối với các bài vở thuộc về
lãnh vực tình cảm, dễ thích hợp với ngôn từ thi phú, và như đã nói trước, nó có khiếu ăn nói. Khi
bàn cãi thảo luận, nó không nổi nóng bất nhẫn, cho dù nó thấy bàn cãi thảo luận chỉ là lặp đi lặp
lại những lời nói dông dài không cần thiết.
Đứa trẻ NF dễ bị chán nản nếu nó gặp phải giáo chức trêu chọc nó hoặc có vẻ như coi thường bỏ
bê nó. Thực ra đứa trẻ NF tỏ ra bực mình khó chịu nếu bạn bè cùng lớp tẩy chay, và nó dễ tỏ ra
thông cảm với những đau khổ và lúng túng của người khác, có khi còn hơn chính người bị đau
khổ hoặc lúng túng nữa. Lời hứa đối với đứa trẻ NF rất là quan trọng. Nếu lời hứa đó không được
tôn trọng, đứa trẻ NF cảm thấy bị bỏ rơi trầm trọng và coi cá nhân mình như bị coi thường. Nếu
tình trạng này xảy ra thường xuyên, đứa trẻ NF có thể có những triệu chứng thể lý như trong vấn
đề ăn uống tiêu hóa. Những mâu thuẫn gây gỗ ở gia đình hay nhà trường cũng tạo nên những bực
tức khó chịu. Nó phát triển thăng tiến trong môi trường thuận tiện yêu thương.
Trẻ em NF thường học giỏi về ngôn ngữ và có tài ăn nói. Nó có sở trường của nó, và nó thường
tập đọc sách vở rất dễ dàng, cũng như viết và nó lưu loát, và rất thích các phương tiện truyền thông.
Nó thích làm việc trong các nhóm nhỏ, và phát triển thăng tiến trong các lớp học có kiểu cách dân
chủ. Nó có khuynh hướng ép mình vào khuôn phép và ước vọng của người lớn, nếu như nó tin
rằng người lớn thích nó. Đứa trẻ NF thường tỏ ra dễ tính dễ chơi, và nó muốn làm vui lòng người
khác. Nó cần phải được người khác cho biết người ta quý mến nó. Khi có một sáng kiến gì, nó
đem hết tất cả tâm hồn ra để thực hiện sáng kiến đó: trong trường hợp này chỉ cần một chút chê
bai là đã đủ làm cho nó cảm thấy bị bỏ rơi. Trẻ em NF không cảm thấy thoải mái trong đám đông
với những lời giảng dạy tổng quát chung chung không lưu ý tới từng người, hoặc trong trường hợp
giáo chức quá tỉ mỉ để ý cách riêng tới mẫu tính tình này. Trẻ em NF cần được giáo chức cũng như
cha mẹ thương yêu quý mến.
Học sinh NF thường thích học các bộ môn về xã hội cũng như sinh ngữ, vì cả hai bộ môn đều có
liên quan tới con người trong việc giao tiếp. Đứa trẻ NF nhìn thế giới với con mắt cá nhân riêng
biệt, nên nó cảm thấy hấp dẫn thích thú khi học hỏi về thái độ và giá trị con người, xem họ thích
gì, phản ứng ra sao, muốn gì, nói gì và làm gì. Nó thích thế giới các tư tưởng và giá trị, nhưng luôn
luôn có khuynh hướng nhận định mọi sự qua con người của nó coi đó như là trung tâm điểm.
Trẻ em NF khó biết xử trí với cơn nóng giận của mình cũng như của người khác, nhất là trẻ em
NF hướng nội. Nó ghê tởm cơn nóng giận vì nhận thấy đó là tật xấu, và nó bỏ đi vì khinh khi.
Trẻ em NF nhận thức qua các hình ảnh và ấn tượng. Nó có khuynh hướng bằng lòng với lối học
tổng quát chung chung. Nếu nó thu nhận được một kiến thức tổng quát về vấn đề mà bỏ qua đi các
chi tiết lặt vặt, nó vẫn tin rằng nó đã nắm vững đủ vấn đề. Ngược lại, đứa trẻ NT lại muốn hiểu
biết từng chi tiết của một vấn đề thật chính xác và hầu như có tật ham học quá đáng. Đứa trẻ NF
muốn và khát khao được biết mình là ai, và một trong các cách nó biết được như vậy là khi được
người khác để ý riêng tư. Đứa trẻ NF thường dễ cảm thấy được yêu thương quý mến thân tình qua
các gần gũi thể lý như sờ mó, đụng chạm, vuốt ve. Điều làm nó thích nhất là được người khác nói
với nó: ‘Em (bạn) rất tốt (quan trọng) đối với tôi. Tôi cảm phục em (bạn)’.
III. ĐƯỜNG LỐI HỌC HỎI
Sau đây là 4 đường lối học hỏi tùy theo như những khác biệt của 4 mẫu tính tình: kỹ thuật giáo
huấn, nội dung chương trình, và cách mỗi loại đáp ứng lại giáo chức.

1. Trẻ em chịu chơi (sống phê) SP


Đứa trẻ khao khát mong mỏi có hoạt động và thường biểu lộ hành động dễ dàng. Học sinh SP
thường được mô tả là thích biểu diễn, thích chơi, ưa mạo hiểm, hoạt động, vui tính, tự nhiên, không
bị gò bó. Đứa trẻ SP thích cuộc sống vui hiện tại, tức khắc, tại chỗ, bộc trực, vui đùa thích thú.
Trong đám học sinh ở trường, đường lối SP dễ bị hiểu lầm và bị chê bai hơn cả, thế mà SP lại
chiếm tới 38% tổng số học sinh trong lớp. Mẫu SP khó học lên cao và có khuynh hướng không
phản ảnh trung thực khả năng học vấn với điểm kết quả thu lượm được. Rất tiếc phải nói một cách
chung rằng lớp học trong trường không phù hợp với đường lối học của đứa trẻ SP.
Đứa trẻ SP cần học hỏi bằng tiếp xúc thể lý. Nó thích học bằng sờ mó đụng chạm. Nó cần có các
hoạt động. Nó thích tranh đua thi tài. Nó ưa mạo hiểm. Nó lấy làm thích thú được biểu diễn. Nó
học rất nhiều qua các phương tiện truyền thông. Nó mê làm trò mua vui và được mua vui.
Nếu như có một cuộc thi đua nào, đứa trẻ SP sẽ là một bạn đồng đội rất tốt. Nó có bộ điệu thân
tình dễ thương, và sẽ tỏ ra rất trung tín với bạn bè đồng đội, và nó không có bộ điệu oai phong
trịch thượng. Nó có thể tỏ ra rất bình đẳng bình dân. Do đó nó không thích ai làm bố người ta, và
nó có khuynh hướng phản đối các cách người trên dòm ngó giám sát. Nó coi những lời chỉ dẫn
như cơ hội thách đố nó phải vượt qua. Nó vui thích đối thoại với người khác để tường trình về các
tiến bộ, nhưng lại không thích dùng nhóm họp dân chủ để đi tới một quyết định như trẻ NF. Lúc
nào nó cũng muốn thay đổi bầu khí, đường lối, kiểu cách. Bắt học sinh SP phải theo một thói quen
ngày này qua ngày khác, tuần này qua tuần khác, cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích nó bỏ
học hoặc tỏ ra lộn xộn trong lớp.
Đứa trẻ SP say mê âm nhạc, kịch nghệ, nghệ thuật, thủ công nghệ, máy móc, xây cất, hoặc bất cứ
cái gì có vẻ hoạt động, trong khi đứa trẻ SJ thích học về doanh thương và văn phòng, đứa trẻ NT
thích toán và khoa học, còn trẻ NF thích các khoa học nhân văn và xã hội. Đứa trẻ SP mê mẩn với
các hoạt động, và khát vọng của nó được thoả mãn khi có dịp chơi với các đồ vật. Do đó, nó cảm
thấy hấp dẫn quyến rũ khi được cầm trong tay các vật liệu. Nếu nó không có các hoạt động hoặc
các đồ vật đó một cách chính thức, nó sẽ tìm lối thoát bằng cách phá ngang như đấm đá bàn ghế,
trêu chọc bạn bè, khua múa chân tay.
Đứa trẻ SP không cảm thấy đường lối giáo huấn cổ truyền là thích thú bao nhiêu, nên khi nào có
dịp là nó bỏ học để đi tìm nơi nào có nhiều hoạt động. Đứa trẻ SP thường đem lại vui nhộn phấn
khởi cho lớp học, cho dù đôi khi giáo chức cũng phải khó chịu. Tuy nhiên, nếu nó biết người ta
thích nó thành thạo, nó lại tỏ ra hợp tác dễ chịu.
Các học sinh khác hâm mộ đứa trẻ SP vì nó chịu chơi và thích làm giặc trong lớp. Nếu đứa trẻ SP
thích âm nhạc, chỉ chuyện đó cũng đủ làm cho nó học xong trung học. Đứa trẻ SP hay nhẩy rào và
có thói cứ bỏ lớp này qua lớp khác: ghi danh cho nhiều mà học cho xong chẳng được bao nhiêu.
Đứa trẻ SP chán các việc học bằng giấy bút đến chết được. Nó thích các bài học bằng lời nói hoặc
tranh ảnh, và khi đó mới tỏ ra thích thú và chịu học hỏi. Nó không thích các lối giảng bài, thuyết
trình, vạên hỏi, bài thực tập, coi bài giải đáp ở cuối sách v.v...Cho đứa trẻ SP đem bài về nhà làm
chỉ là mất công vô ích mà lại tạo nên mâu thuẫn nhiều hơn giữa giáo chức, cha mẹ và học sinh SP.

2. Trẻ em chịu (siêng) làm SJ


Đứa trẻ SJ chỉ khao khát làm sao được thuộc về một phe nhóm nào đó như gia đình, nhà trường,
lớp học. Học sinh SJ có tinh thần trách nhiệm, đáng tin cậy, có tinh thần phục vụ.
Hai phần ba (2/3) tổng số giáo chức là SJ nên học sinh SJ dễ nhìn nhận lớp học cổ truyền là nơi nó
dễ liên lạc và thông cảm. Học sinh SJ thường muốn làm đẹp lòng giáo chức vì vai trò của họ là
giáo chức, có nhiệm vụ như đứng đầu cầm quyền để người khác biết nơi mà liên hệ. Những giá trị
giáo chức giảng dạy được coi là giá trị tốt: thói quen học tập tốt, làm bài ở nhà đúng giờ chỉ định,
học bài đúng cách. Đứa trẻ SJ thích hợp với lớp học hơn tất cả các mẫu tính tình khác.
Học sinh SJ thường dùng các sách bài tập rất khá. Nó thích và cần có cơ cấu tổ chức, và tỏ ra xuất
sắc nếu các bài học được chia thành từng phần một có đầu có đuôi đàng hoàng. Đứa trẻ SJ có
lương tâm đàng hoàng nên sẽ cố gắng chu toàn nhiệm vụ, nếu như nó được chỉ bảo tường tận rõ
ràng. Đứa trẻ SJ không thích ‘phăng’ (bịa đặt) ra tại chỗ kiểu như đứa trẻ SP và NF. Nó cảm thấy
thoải mái nhất, nếu như đã học bài và sửa soạn bài học ở nhà trước.
Học sinh SJ học tập tốt trong một lớp học đã được sắp xếp theo thứ tự từng hàng từng dãy, để rồi
sinh hoạt chính là chỗ giữa giáo chức và học sinh. Một phần nào đó, nó sẽ đáp lại nếu như việc nó
làm chưa đúng chỉ tiêu của giáo chức. Học sinh SJ không phát triển trong các chương trình tự lập
dài hạn như học sinh NT. Học sinh SJ không thích thảo luận bàn cãi như học sinh NF. Học sinh
SJ thích lối hỏi thưa do giáo chức hướng dẫn. Phương pháp giáo dục của Socrates Hy lạp rất hấp
dẫn đối với trẻ em SJ và nó học tập rất tốt theo phương pháp này.
Cho dù đứa trẻ SJ không có tài khiếu ngôn ngữ như đứa trẻ NF, thường thường nó trả lời đầy đủ
các câu hỏi bài viết do giáo chức chỉ định, hoặc do bản văn đề ra. Học sinh SJ không coi đó là
uổng phí thời giờ.
Đứa trẻ SJ thường vâng lời và tuân theo kỷ luật trong lớp do giáo chức đặt ra. Đứa trẻ SJ có thể
làm ngơ chịu đựng các lời châm biếm trào phúng hơn đứa trẻ NF hoặc NT nhiều, nhưng nó lại coi
đó là quan trọng, chứ không như đứa trẻ SP. Học sinh SJ thích gia nhập các hội đoàn ở trường và
tỏ ra thích thú mấy việc hội họp. Bao lâu đề tài học hỏi là về các sự kiện và phương pháp, học sinh
SJ sẽ luôn cảm thấy thoải mái, nhưng nếu đòi hỏi nó phải suy nghĩ, tìm tòi, sáng kiến, đột xuất, có
thể nó sẽ hết chuyên cần học hỏi.
Học sinh SJ coi học bạ thành tích biểu khá quan trọng. Học sinh SP có thể quên không đem học
bạ thành tích biểu về nhà, học sinh NT thích tò mò coi học bạ thành tích biểu xem sao (bởi lẽ nó
luôn tự phán đoán thành quả của nó), và học sinh NF coi học bạ thành tích biểu như là một nhận
định về nó, nhưng học sinh SJ mới là mẫu người coi học bạ thành tích biểu là quan trọng hơn cả
và đáng giá rất nhiều.
Học sinh SJ triển nở khi có sự bền vững. Nó có tinh thần trách nhiệm cao. Nó học hỏi tốt theo kỹ
thuật giáo huấn cổ truyền, kể cả lối chứng minh. Thường thường nó thích đi học và cảm thấy thoải
mái nếu giáo chức tỏ ra hợp lý và kiên trì.

3. Trẻ em nghiêm túc (năng tiến) NT


Trẻ em nghiêm túc NT khát khao được trở nên chuyên viên thành thạo. Nó phải biết hết những gì
nên biết và danh sách những điều nó nên biết thật là vô tận. Trẻ em NT thích xây dựng, kiến trúc,
khám phá, và chỉ huy. Nó tìm tất cả những gì giúp cho nó hiểu biết, giải thích tiên đoán và kiểm
soát. Nó là một khoa học gia nhỏ bé.
Trẻ em NT có khuynh hướng thu lượm các luật lệ và nguyên tắc cũng như thích đưa ra cơ cấu thế
giới nhận thức hiểu biết của nó. Nó thích thú dò dẫm ý tưởng của người khác và phát triển ý tưởng
riêng của nó. Nó muốn tìm hiểu xem ý tưởng đó đã được phôi thai như thế nào và được sắp đặt lại
như thế nào, có gì mâu thuẫn không, có vấn đề gì chưa được trả lời, tại sao lại có như vậy. Nó
thường có đầy tính hiếu kỳ muốn học hỏi và sẽ chủ tâm về kỹ thuật từ lúc còn nhỏ nếu là con trai,
còn con gái NT thường hướng về những vấn đề của nữ giới.
Trẻ em NT có khuynh hướng tự học và thích theo đưổi những cảm hứng riêng, theo đuổi đầy đủ
các tin tức cho đến khi nó hiểu mọi chi tiết. Điều đó có thể thỉnh thoảng làm cho nó chểnh mảng
các môn học khác để rồi bị điểm xấu.
Học sinh NT cảm thấy thoải mái học về các vấn đề có trình bày lý luận khúc chiết mạch lạc và
thường có thể tự động đọc sách tìm hiểu tiếp. Nó không có tài khiếu viết văn như học sinh NF và
có thể quên hoặc trì hoãn không ghi lại các khám phá của mình trên giấy tờ, bởi lẽ nó thích theo
đuổi tiếp các ý tưởng mới hơn là mất công cho giáo chức biết những gì nó đã biết. Vì thế nó có thể
quên không làm trọn bài ở nhà.
Trong lớp học, đứa trẻ NT có thể bị cô dơn, nhất là mẫu hướng nội. Đứa trẻ NT hướng nội có
khuynh hướng bị cô đơn một phần vì nó không thấy ai giống nó ở trường, bởi lẽ trung bình mỗi
lớp chỉ có một INT trong số 20 25 học sinh. Tuy nhiên đứa trẻ NT muốn chia sẻ những ý tưởng
của nó với những người nó kính trọng hoặc coi là bạn đồng tâm đồng ý với nó. Nó thường tìm lối
thông đạt ý tưởng như vậy với giáo chức, nên chi nó lại càng bị cô lập hóa ra khỏi bạn bè. Trên
mức độ trí thức cao, học sinh NT có thể tỏ ra là một nhà trí thức, một cây thông thái xanh rờn, và
nó cần phải biết quý trọng các sở trường khác ngoài khả năng trí thức, chẳng hạn như khả năng xã
giao. Đứa trẻ NT không phát triển khả năng xã giao bao nhiêu và cần phải được tập luyện thêm về
vấn đề này. Ít khi nó bị tình cảm chi phối nên nó khó hiểu tại sao có người lại dễ để lộ tình cảm
tâm tư của họ ra. Vì nó không để ý đến tình cảm tâm tư của người khác, nên có thể dễ làm mất
lòng người khác.
Học sinh NT cần được trợ giúp để thiết lập thứ tự ưu tiên. Nó khao khát muốn biết hết mọi sự nên
nó khó bằng lòng với thái độ coi như phải bằng lòng vì thực ra không thể biết hết mọi sự được. Nó
có thể lo dùi mài kinh sử mà quên không có giờ phát triển khả năng giải trí. Học sinh NT coi chơi
đùa là phí phạm thời giờ vì nó chỉ muốn học mà thôi.
Học sinh NT có khuynh hướng tự lập dễ dàng nhưng nó cũng đáp ứng lại những nhận xét về chiều
hướng khả năng và thành công của nó. Nó không thích các lời khen tặng giả tạo. Nói chung nó có
tính cách đứng đắn. Nếu bị thất bại nhiều lần, tính tự ái của nó có thể bị thương tổn trầm trọng.
Bản tính của NT là tự nghi ngờ chính mình, nên nó cần phải có nhiều thành công liên tục để phá
tan các nghi ngờ đó. Đứa trẻ NT phải cố gắng vươn lên trên các thành công thường xuyên, nên nó
có khuynh hướng thúc đẩy mình làm việc hơn mức độ bình thường, hơn trình độ mà nó đã thấu
đáo. Mỗi ngày nó có thể gắng vượt chỉ tiêu nó đã đặt ra.
Trẻ em NT có vẻ như xây dựng nên một bức tường thành tâm lý chung quanh nó, nên nó coi bộ
lạnh nhạt và không có cảm tình. Hình phạt thể xác đối với trẻ em NT là không khôn ngoan chút
nào cả. Một đàng nó rất nhậy cảm đối với chuyện gì là công bình phải lẽ, một đàng nó cảm thấy
nhu cầu phải kiểm soát và chế ngự. Nếu người lớn đánh đập nó, nó sẽ mất đi ý thức về công bình
phải lẽ và làm cho nó không còn kiểm soát được nữa. Nó rất có thể cảm thấy bực tức vì bất công
đó, ít là theo nhận xét của nó, trong một thời gian thật lâu. Trẻ em NT đáp ứng dễ dàng qua đối
thoại bằng lời nói, bằng luận lý và suy tư mạch lạc. Một khi nó hiểu lý do, nó sẽ chấp nhận dễ dàng
và thích ứng theo khả năng của nó.

4. Trẻ em nhân phẩ m NF


Trẻ em với khuynh hướng NF luôn luôn đói khát đi tìm hiểu ý nghĩa về chính mình. Nó bắt đầu
tìm hiểu từ khi còn nhỏ và suốt đời vẫn còn tìm hiểu. Nó muốn thực sự là ‘chính mình’ mà cũng
lại muốn là ‘ai đó’ nữa. Trong nhóm này có nhóm thiên phú, thiện cảm, lý tưởng, hứng khởi, luôn
luôn tìm cách phát hiện con người thực của mình để được cảm thấy trọn vẹn, không phân chia.
Đứa trẻ NF hình như bẩm sinh đã muốn giao thiệp thông cảm với người khác một cách riêng tư.
Nó rất nhậy cảm khi có mâu thuẫn và chống đối thù nghịch, đôi khi bị đau yếu chỉ vì phải đối phó
với các nghịch cảnh đó. Trêu chọc nhạo cười trẻ em NF chỉ là một hành động độc ác và thiếu khôn
ngoan. Nó phát triển thăng tiến nếu được người khác công nhận, lo lắng, săn sóc, chú ý, đối thoại,
liên hệ hai chiều, và nhất là nhìn nhận khía cạnh tình cảm của nó.
Một điểm quan trọng đối với trẻ em NF là giáo chức phải biết tên nó, phải hiểu rằng nó cần được
người khác công nhận, hiểu biết và tri ân. Nó cần được giáo chức cho biết ý kiến riêng về bài vở
nó làm, và lời phê trên bài vở của nó có thể là một phương pháp khích lệ hữu hiệu, miễn sao đó là
những lời tích cực. Một phản ứng tiêu cực có thể làm cho trẻ em NF nổi loạn hoặc trở nên ù lì bất
động.
Học sinh NF thích phản ứng liên hệ tới người khác. Nó làm việc hiệu quả nếu lớp học có bầu khí
dân chủ và hăng hái tham gia vào các cuộc bàn cãi thảo luận theo từng nhóm. Thỉnh thoảng nó
cũng một mình làm việc tự lập được, nhưng nếu có đối thoại đều đều, việc làm của nó sẽ tốt hơn.
Học sinh NF thích học qua các phương pháp thảo luận, đóng kịch, diễn tuồng và giả tưởng. Trẻ
em NF thường tỏ ra có năng khiếu sớm về phương tiện truyền thông đại chúng. Nó thích đọc sách
nhất là loại khoa học giả tưởng, truyện thần thoại ma quái. Ngôn từ của trẻ em NF sử dụng thường
vượt quá khả năng tư tưởng của nó trên giấy trắng mực đen. Thông thường những sáng tác của trẻ
em ghi lại bằng giấy tỏ ra nó giầu tưởng tượng về sáng tác và nội dung thật nhiều.
Trẻ em NF hướng nội, (ít nhất mỗi lớp cũng có một em), thường nhút nhát đáng thương, và nó cần
được người lớn khuyến khích để giao tiếp với bạn bè trong lớp. Vì tính nó rất nhậy cảm nếu bị
chối từ, nên nó dễ rút lui, ẩn danh, không tham gia, cô đơn và xa cách nếu không được giúp đỡ để
phát triển liên hệ tình nghĩa bạn bè. Đa số trẻ em NF thường có khuynh hướng giầu trí óc tưởng
tượng nên có thể dễ bị kích thích quá cỡ bởi các chuyện bạo lực, ma quái rùng rợn. Nó có khuynh
hướng giữ lại các hình ảnh đó trong đầu óc và dễ bị các cơn ác mộng ám ảnh.
Trẻ em NF thích cộng tác hơn là tranh đua. Nó rất dễ đồng hóa với người khác, nên có thể nó đau
niềm đau của người chiến bại, cho dù đồng thời chính nó trong khi đó lại là người chiến thắng. Trẻ
em NF tự tranh đua với chính mình, và các cơ hội giúp nó thành công và thăng tiến cũng đủ làm
cho nó phấn khởi và hăng say, vì nó luôn cần có lời khuyến khích sau những cố gắng của nó.
Trẻ em NF thích những đề tài liên hệ tới người ta hơn là những đề tài trừu tượng như khoa học,
doanh thương. Nó có khuynh hướng chọn ngành học nhân văn hơn là khoa học và kỹ thuật. Trẻ
em NF học hỏi qua cách đối thoại trực diện, thích thú tham dự vào những quyết định theo lề lối
dân chủ trong lớp, muốn làm đẹp lòng người khác, dễ nhậy cảm đối với tình cảm của mình cũng
như tình cảm của người khác, và luôn suy tư theo chiều hướng liên hệ xã giao với người. Tự bẩm
sinh nó muốn cải thiện xã hội, làm cho xã hội an vui phong phú hơn. Nó muốn cải thiện chính
mình và cũng muốn xã hội chung quanh nó phải cải tiến nữa, ở nhà cũng như ở trong lớp.
Trẻ em NF rất dễ đáp ứng với các giáo chức ôn tồn vồn vã, ân cần cởi mở, biết dùng lời nói để
công nhận các tâm tình trẻ em, biết thích ứng lời giảng dạy cho cá nhân học sinh, biết dùng các
nhóm hội thảo nhỏ, biết đáp ứng lại các ý kiến đề nghị của từng học sinh, và nhất là biết tránh các
lời dèm pha châm biếm như một kỷ luật kiểm soát lớp học.
CHƯƠNG 5
TÍ NH TÌNH NƠI NGƯỜI LÃ NH ĐẠO

Lãnh tụ chỉ có thể lãnh đạo bao lâu còn có người dưới quyền, có người tin theo. Nếu ta muốn người
tùy thuộc làm một việc gì mà người ta không chịu làm, như vậy trên thực tế ta không còn lãnh đạo
được người ta nữa. Cũng thế, nếu ta muốn nhiệm vụ của ta là thực hiện được một việc gì qua một
ai đó, nhưng rồi không biết người ta làm sao mà không đạt được việc, ta cũng mất đi tài lãnh đạo.
Bây giờ chúng ta hiểu rằng chỉ có hai cách để lãnh đạo: hoặc ta muốn có một hành động nào đó,
hoặc ta muốn có một thành quả nào đó. Tài lãnh đạo của ta tùy thuộc mức độ ta đạt được điều
chúng ta muốn.
Kẻ bề dưới là người tùy thuộc vào điều mà lãnh tụ muốn để được vừa lòng. Dù thuộc mẫu tính
tình nào chăng nữa, chúng ta cũng là những con người sống trong xã hội, do đó chúng ta muốn
làm vừa lòng người, nhất là vừa lòng người lãnh tụ, hoặc đôi khi làm bực lòng người. Thật khó
mà ở trung lập trong vấn đề này. Làm việc gì hầu như chúng ta cũng làm vì kẻ bề trên. Chúng ta
chiến thắng vì người khuyến khích nâng đỡ, như ông bà ‘bầu’. Ngay cả người tỏ ra tự lập nhất đi
chăng nữa, cũng làm việc theo ý người chủ, và nếu người chủ quên hai chữ ‘cám ơn’ thì thật là
thiếu tế nhị và khôn ngoan.
Phải chăng tiền lương và niềm vui làm việc đàng hoàng chưa đủ cho người làm việc sao? Thưa:
hình như chưa đủ. Như thế không có nghĩa là tiền lương và niềm vui tự tin không quan trọng lắm
đâu, dĩ nhiên là quan trọng rồi, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Tất cả chúng ta ai cũng muốn được lời
khen tặng cảm ơn, và lời nói đó phải phát xuất từ người chủ. Chẳng những chúng ta muốn được
cảm ơn khen tặng, mà còn muốn lời cảm ơn đó phải tương xứng với công việc chúng ta đã thực
hiện.
Xin hãy thử quan sát một người có óc sáng tạo. Họ làm công tác của họ. Nếu người chủ không biết
tinh ý nhận xét để ý đến họ, họ sẽ đi kiếm một người nào đó biết để ý đến họ, cho dù người đó chỉ
là một người trùm chăn trong tổ chức của họ. Người đó tỏ ra có những khích lệ an ủi vỗ về cần
thiết, đúng như quan niệm của họ về thành công. Thế là họ được thỏa mãn thoải mái. Họ trở lại
làm việc với đầy đủ nghị lực bồi dưỡng.
Xin hãy thử quan sát một người làm việc thành công mà chủ quên không biết khen tặng, đồng thời
họ cũng không có ai để ý đến riêng tư. Chẳng bao lâu họ sẽ bỏ công việc đó để đi tìm một nơi nào
cần và quý họ. Lãnh đạo là làm sao cho có người làm công việc mình muốn làm hoặc cần làm, và
thành công luôn tạo nên lòng thèm khát được người chủ khen tặng quý mến, nên chi nhiệm vụ
quan trọng đầu tiên của người chủ là phải biết khen tặng quý mến. Những nhiệm vụ khác của người
lãnh đạo chỉ là tùy thuộc vào nhiệm vụ quan trọng tiên quyết này. Người lãnh đạo phải học biết để
nhìn nhận các việc làm thành quả của người bề dưới, và biết cảm ơn thực sự những người đã làm
được việc.
Hãy thử tưởng tượng mà xem! Phải cảm ơn người bề dưới vì họ đã làm việc mà nhiệm vụ của họ
đòi hỏi sao? Nhưng chính đó mới là then chốt của vấn đề. Người lãnh đạo phải biết đem ra thực
hành áp dụng điều căn bản đó. Nếu không, nhóm của mình sẽ bị thua thiệt tan rã, và ban giám đốc
phải đi tìm người lãnh đạo mới Trong trường hợp người lãnh đạo phải ngậm đắng nuốt cay để thực
hành như trên, cũng còn có một vấn đề nữa đó là mỗi người một khác. Món ăn vừa miệng người
này có thể không vừa miệng người kia, và trong lãnh vực khen tặng biết ơn cũng vậy. Nếu vô ý
cảm ơn một người về một công việc mà họ coi như không phải là thành công, có thể họ sẽ hiểu
lầm coi đó như xỉ vả họ không bằng. Chính đây là vấn đề: tâm tính của người lãnh đạo có thể giúp
cho họ ý thức được những công việc thành công mà họ quý mến, trong khi lại quên không để ý
đến các thành công mà các mẫu tính tình khác dễ nhận ra. Chính vì thế, cho dù người lãnh đạo biết
rằng nhiệm vụ chính yếu của lãnh đạo là khen tặng biết ơn, có khi họ cũng theo tính tình của mình
mà khen tặng biết ơn không đúng việc, không đúng lúc, như cảm ơn những việc mà người khác
chẳng coi là quan trọng chút nào cả.
Chính vì thế, nếu người lãnh đạo nhìn nhận rằng nhiệm vụ chính yếu là phải biết khen tặng cảm
ơn, trước hết phải học biết tính tình của mình và của người khác. Bây giờ chúng ta thử tìm hiểu
xem mỗi mẫu tính tình thích những lời khen tặng cảm ơn như thế nào.

I. KHEN TẶNG CẢM ƠN

a. Người chịu chơi (sống phê) SP


Người SP thường thích được người khác ca ngợi đường lối họ làm việc khéo léo và dễ dàng. Họ
quan tâm đến duyên dáng và tinh tế của công việc hơn là trọng tâm của công việc. Người SP
chuyên chăm về đường lối phương thức làm việc hơn là thành quả của công việc. Nếu công việc
đòi hỏi phải mạo hiểm và phiêu lưu, họ cần phải được nhắn nhở về khía cạnh đó. Nếu phiêu lưu
mạo hiểm thành công, họ cần có bạn bè để ăn mừng kết quả. Nếu thất bại, họ cần có người ủy lạo
nâng đỡ tinh thần, khuyến khích nhắn nhủ rằng đây chỉ là giai đoạn tạm bợ. Người SP hãnh diện
với những đức tính can đảm, kiên gan, bền chí, khéo léo, thích ứng, đúng lúc và nếu được người
lãnh đạo khen ngợi như vậy thì thật là đáng quý.

b. Người chịu (siêng) làm SJ


Người SJ chuyên chăm đến kết quả, nên họ có những đức tính thận trọng, ý tứ, suy tư, chính xác.
Người SJ thích được khen ngợi về thành quả công việc họ làm, nhất là khi đạt được hoặc vượt quá
mức chỉ tiêu. Họ muốn được khen là có tinh thần trách nhiệm, trung thành, tận tụy, chịu khó, vì
đó là đặc tính thông thường của những người SJ. Người SJ cần được khen tặng biết ơn thật nhiều,
cho dù họ khó mà diễn tả cách biết ghi nhận những lời khen tặng đó.

c. Người nghiêm túc (năng tiến) NT


Người NT muốn được khen tặng biết ơn vì những tư tưởng của họ. Họ muốn có người lắng nghe
thông minh để cố gắng theo dõi đường lối suy tư khúc chiết phức tạp của họ. Ít khi người NT thích
nghe lời khen tặng về tư cách bản tính con người của họ, tuy nhiên họ muốn được người khác để
ý đến những khả năng của họ. Nếu người lãnh đạo chỉ khen người NT về công việc hằng ngày,
đường lối thường xuyên, chẳng những người NT không thích mà còn nghi ngờ chính thiện chí của
người lãnh đạo nữa.
Đối với người NT, tư cách phẩm giá của người khen tặng họ mới là chính yếu. Nếu người lãnh đạo
chỉ có chức vụ mà không có tài năng tương ứng, lời khen đó đối với người NT chẳng có giá trị gì
bao nhiêu. Người NT tỏ ra khó biết dùng lời nói mà khen tặng người khác, và cũng như người SJ,
khó biết ghi nhận lời khen tặng.

d. Người nhân phẩ m NF


Người NF quý trọng những cách thức biểu lộ lời khen tặng biết ơn có tính cách cá biệt hơn là người
NT. Người NF muốn được nhìn nhận là con người độc nhất vô nhị trên đời: cá nhân họ muốn đóng
góp đặc biệt. Họ cần phải biết người trên kẻ dưới cũng như bạn bè đồng nghiệp nhìn nhận đúng
vai trò của họ đóng góp như vậy. Ba mẫu tính tình SP, SJ và NT có thể đối phó với những lời chỉ
trích chê bai dễ hơn là người NF, vì người NF dễ bị chán nản, ‘án binh bất động’, không làm gì
được nữa khi bị chỉ trích chê bai. Người NF cho là quan trọng nếu họ được người khác hiểu tâm
tình và biết ý nghĩ tư tưởng của họ: lúc nào họ cũng muốn được người khác hiểu như vậy cho họ.

II. CÁCH LÀM VIỆC


Mỗi mẫu tính tình có một đường lối kiểu cách làm việc, nên khi làm việc, các mẫu tính tình làm
việc chung sẽ dễ làm cho nhau khó chịu. Người SP bực mình khi có lệnh chỉ cho họ cách thức làm
việc. Họ chỉ muốn tự do tùy cơ ứng biến. Họ thiếu kiên nhẫn và nôn nóng khi phải theo các thủ
tục thông thường, tiêu chuẩn sẵn có.
Ngược lại người SJ lại tỏ ra khó chịu vì những mẫu tính tình khác không chịu tuân theo chỉ thị
đường lối bình thường. Người SJ quý trọng trật tự và không thể hiểu tại sao các mẫu tính tình khác
lại không chịu tuân theo kỷ luật và nguyên tắc đã ấn định. Người SJ coi hạn cuối cùng (chót) là
quan trọng, nên họ tỏ ra mất kiên nhẫn khi người khác không chịu giữ đúng giờ giấc đúng hẹn
đàng hoàng. Người NT tỏ vẻ khó chịu khi phải làm một công việc coi bộ vô lý, không đúng với
nguyên tắc, luận lý. Họ nhấn mạnh tới điểm phải làm sao được hiệu năng tối đa và tổn sức tối
thiểu, và họ khó chịu khi thấy họ bị cản trở vì luật lệ thủ tục và thiên kiến này nọ. Người NF tỏ vẻ
khó chịu khi bị coi y như mọi người khác, hoặc bị coi như là chỉ cần vì công việc, dự án. Họ không
muốn che giấu con người của họ sau bộ đồng phục, và càng không muốn bị gò bó trong khuôn khổ
bộ đồng phục đó. Bất cứ làm việc gì, họ cũng làm với tất cả con người cá biệt của họ, chứ không
phải vì văn phòng, chức vụ, tước hiệu, hoặc để người khác dòm ngó.
Nơi sở làm cũng có thể suy đoán được các mẫu tính tình đó khó chịu nhau. Chẳng hạn như người
SP rất dễ làm các mẫu tính tình khác khó chịu, vì họ chẳng chịu tuân theo các điều đã quy ước với
nhau, và cũng chẳng thèm thông báo cho người khác biết họ đã không giữ lời. Họ cũng dễ tỏ ra
cẩu thả, không để ý đến chi tiết và như vậy dễ làm cho các mẫu tính tình khác khó chịu không ít.
Người SP có thể chẳng chịu chuẩn bị gì cả, khi mà công việc đòi hỏi phải chuẩn bị, và có thể có
những lời khen tặng quá mức khi thực ra chẳng có công lênh gì, và có thể nổi hứng bất tử với bạn
đồng nghiệp. Đôi khi họ hứa thay cho người khác mà chẳng chịu hỏi han gì người đó, dĩ nhiên như
vậy làm cho người ta bực mình.
Người SJ có thể làm mọi người khó chịu vì họ thường nói tới những trường hợp bi quan đen tối,
và không chịu ăn nói một cách lạc quan tích cực. Người SJ cũng có thể làm người khác bực mình
vì những lời phê bình gay gắt và châm biếm trào phúng, có khi bông đùa cợt nhả nữa. Có khi họ
chỉ biết khen tặng những gì thật là xuất sắc mà không để ý gì đến những đóng góp nhỏ mọn của
mỗi người. Người SJ có thể quên nụ cười để rồi tỏ ra cho người khác thấy mình có thái độ mệt
nhọc, ưu tư, một thái độ rất dễ lây.
Người NT cũng có thể làm cho người khác mất lòng vì châm biếm trào phúng và bông đùa cợt
nhả, và nguồn gốc là vì họ nghi ngờ không biết người khác có khả năng lĩnh hội hiểu biết không.
Người NT cũng có thể làm cho người khác bực bội khi họ có thái độ bới móc, soi mói mọi khía
cạnh của vấn đề khi không cần thiết làm cho người ta quên cả vấn đề chính. Người NT thường
dùng những ngôn từ mà người khác cho là kiêu sa đài các.
Người NF có thể làm cho người khác bực mình vì thái độ vị nể thiên tư, hôm nay thích người này,
mai lại ưa người khác, mà chẳng chịu cho biết lý do. Người NF có thể gây khó chịu khi họ chỉ chú
ý nói về những tâm tình cảm xúc trong khi đáng lý ra phải lưu tâm tới những ý nghĩ nhận định. Họ
có thể đứng về phe yếu thua, và trong trường hợp như thế họ ám chỉ rằng có những người quá cứng
rắn, không thông cảm với những nhu cầu của người khác. Người NF cũng có khi tỏ ra quá sốt sắng
giúp đỡ người trong khi chưa chắc người khác đã cần hoặc đã muốn.
Người lãnh đạo khen tặng cảm ơn và hiểu biết tính tình của người thuộc hạ không cũng chưa đủ,
mà họ còn cần phải biết rằng chính mẫu tính tình mình cũng có ảnh hưởng tới cách thức họ lãnh
đạo nữa.
Những trang tiếp theo đây sẽ mô tả bốn phương thức lãnh đạo dựa theo những tầm kích (khuynh
hươớng) đã được đề cập trong các chương trước: hình ảnh của người lãnh đạo SP, SJ, NT và NF
với những sở trường, sở đoản, điểm yếu điểm mạnh, các cách đặc thù trong khi đối xử với đồng
nghiệp, những ‘cú chiêu’ chuyên môn, cách lãnh đạo đồng đội, cách sắp đặt tổ chức, cách sử dụng
thời giờ, những thiếu sót trong hệ thống tổ chức nếu như không có mẫu người lãnh đạo đó.

1. Người lãnh đạo chịu chơi (sống phê) SP


Trong các mẫu tính tình, người SP là mẫu tính tình người lãnh đạo có tài thương thảo dễ dàng nhất,
và hiểu nhu cầu thực tế hơn cả. Họ là nhà thương thảo tài ba, nên có thể được mang danh hiệu nhà
ngoại giao, tay kinh bang tế thế, nhân vật cứu nhân độ thế. Họ có biệt tài trấn an, dẹp loạn, giải
quyết các tình trạng khủng hoảng mà các mẫu tính tình khác khó có tài nào địch lại được mà không
phải cố gắng đáng kể. Nhờ cậy vào mẫu tính tình này thật là thuận tiện: bất cứ việc gì cần thiết để
giải quyết một vấn đề cũng đều được thực hiện đàng hoàng. Họ khai triển những liên hệ với quá
khứ cũng như tương lai.
Nhiều xí nghiệp lớn biết lợi dụng tài năng của mẫu tính tình này khi họ mua lại công ti đang làm
ăn lỗ lãi, với hy vọng sẽ được trừ thuế đầu tư, hoặc có lợi về bản quyền. Các xí nghiệp lớn sai phái
một người SP cứu vãn tình hình tới một công ty nhỏ với chỉ thị sửa sai tình trạng và điều chỉnh sao
đó để công ty nhỏ tháp nhập vào xí nghiệp lớn. Nhân vật cứu tế này có quyền quyết định làm tất
cả những gì cần thiết, miễn làm sao để công ty nhỏ này trở thành một phần của xí nghiệp lớn.
Chuyện đó diễn tiến thật mau lẹ, vì người lãnh đạo SP có biệt tài thu hút người khác cộng tác với
họ và với mọi người, vì mọi người nhìn thấy điều kiện thuận lợi. Mọi người cảm thấy một thái độ
chắc chắn và chỉ muốn làm sao cho công việc diễn tiến thật mau chóng, nên những quyết định và
chỉ thị của nhà thương thảo được thực hiện dễ dàng. Cho dù người lãnh đạo với tính tình này có
nghi ngờ chuyện gì đi chăng nữa, họ cũng không để cho người chung quanh biết.
Sở dĩ người lãnh đạo SP có được niềm tin như vậy là nhờ họ có óc thực tế rất mạnh. Mẫu tính tình
này tự nhiên có óc thực tế hơn các mẫu tính tình khác, vì các mẫu tính tình khác hình như đã đeo
sẵn một loại kính màu đối với một hoàn cảnh: các mẫu tính tình khác nhận định tình hình qua lăng
kính chủ trương, đường lối, tập tục truyền thống, luật lệ, mê tín cực đoan, qua lăng kính đòi hỏi họ
phải chu toàn sứ mệnh vì bắt buộc phải hiện diện, hoặc qua lăng kính hệ thống tin rằng chuyện gì
đã xảy ra năm xửa năm xưa thì cũng sẽ xảy ra nữa. Những lăng kính như thế làm cho các mẫu tính
tình khác không thể nhìn rõ những gì đang diễn tiến ngay đây và lúc này. Người SP không nhìn
qua các lăng kính như vậy. Họ đi tới một hoàn cảnh như chó sói vào rừng, mũi rất thính biết đánh
hơi xem có cơ hội nào chăng. Họ không đem theo những luật lệ, chủ trương, tập tục, giao kèo, khế
ước. Đối với họ, việc gì cũng có thể thảo luận, người nào cũng có thể thương thuyết.
Khi nhà thương thảo đi vào một trường hợp để điều đình với các phe phái, họ không nghĩ như các
phe phái rằng mình phải có những điều không thể nhượng bộ được. Dĩ nhiên mỗi phe đều tin rằng
lập trường chủ trương của họ là bất di bất dịch không thể thay đổi. Tuy nhiên họ sẵn sàng ngồi vào
bàn đối thoại và chỉ có ý thương thuyết điều đình một chút thôi. Họ chỉ chịu nhượng bộ một tí để
hy vọng họ cũng đạt được một điều gì.
Tuy nhiên nhà điều đình nhìn vào trong nhà mà nói: ‘kìa! cứ nhìn vào cả một đống vàng nằm chình
ình trong nhà đó, để như vậy mãi nào có ích gí? Mình hãy thử đem một ít ra để thương lượng chứ!’
Ý thức thực tế vượt mức đó giúp cho mẫu tính tình này có lợi thế hơn các mẫu tính tình khác. Họ
làm cho mẫu tính tình khác hành động như trò đùa trẻ con, trong khi họ là người lớn thành thạo
việc thương thuyết.
Nhà thương thuyết này cũng làm cho người khác có cảm tưởng chỉ làm trò hề trong việc giải quyết
các khó khăn rắc rối. Hãy thử coi nhiệm vụ dẹp loạn của họ khi có một cuộc chiến gây cấn. Họ là
người lãnh đạo đi tiên phong đổ bộ một hòn đảo hay một lục địa. Trên bờ biển có sẵn bao nhiêu
người và sự vật. Người có nhiệm vụ dẹp loạn được toàn quyền giữ lại trên bờ hoặc vất xuống biển
bất cứ thứ gì. Không ai có quyền bảo họ phải giữ hoặc vất thứ gì. Mục tiêu của họ thật rõ ràng:
làm sao cho mọi người rời bờ biển mà chui vào trong bụi. Người dẹp loạn chỉ có một giây phút để
quyết định, phải có óc phán đoán tức khắc tại chỗ để bỏ những gì xuống hố, vất xuống biển hoặc
chôn sâu dưới đất. Do đó nếu vị chỉ huy có sai người tới bờ biển, phải sai phái người có tài dẹp
loạn, chứ không nên sai người chỉ biết câu nệ với tập tục, hoặc người chỉ đoán trước cho tương lai,
hoặc lo sợ hình phạt nếu bị thất bại, hoặc người chỉ lo sợ có người sẽ bị tổn thương. Chỉ có một
vấn đề thật quan trọng, đó là sống còn, và tất cả những chuyện khác chỉ là phụ thuộc. Trên bãi biển
đó, chẳng có gì quan trọng đáng kể nữa ngoài việc rời bỏ mà vào trong bụi để còn sống mà tấn
công và bảo đảm cho mục tiêu.
Kiểu lãnh đạo dẹp loạn không phải chỉ dành cho chiến tranh mà thôi. Kiểu lãnh đạo dẹp loạn này
sẽ xuất hiện thật xuất sắc trong bất cứ một trường hợp khẩn cấp nào. Có một người SP có khả năng
dẹp loạn rất hữu hiệu được sai đến để giúp một trường trung học đã bị kiệt quệ lâu năm. Trường
này nổi tiếng là mồ chôn của nhiều hiệu trưởng: chỉ cần vài tháng là trường và ban giảng huấn đã
có thể làm ma một vị hiệu trưởng mới rồi. Ban giảng huấn chia thành hai phe chống đối nhau kịch
liệt, và mỗi phe đều biết cách đưa hiệu trưởng xuống mồ, và họ cứ thay phiên nhau làm như vậy.
Không ai có thể đối phó với tình trạng đó, và càng ngày càng tệ hơn. Ban giảng huấn càng ngày
càng chống đối nhau nhiều hơn, học sinh thụ huấn được ít hơn, phụ huynh cũng chia phe chống
đối nhau. Cuối cùng vị giám đốc học chính bảo vị phụ tá: ‘hãy tới đó mà dẹp loạn cho yên đi!’ Chỉ
cần có ba tháng là loạn đã được dẹp yên, trường học trở về hòa hợp tốt đẹp. Dĩ nhiên không cần
phải nói, ai cũng hiểu đó là nhờ công của người phụ tá SP, và người phụ tá SP này có trực giác
thật đúng để kết nạp nhân viên giúp họ cộng tác với nhau và với mình. Cho dù ban giảng huấn có
khác đi chăng nữa, người SP cũng sẽ biết điều động để đạt được kết quả mong muốn. Mẫu người
SP này có óc thực tế, không lệ thuộc vào quá khứ, nên họ biết nhìn cơ hội hiện tại trong mỗi trường
hợp.
Mẫu người lãnh đạo này không đủ kiên nhẫn đối với các lý thuyết, quan niệm, chủ đích, tuyên
ngôn, triết lý. Họ coi những chuyện đó là phù phiếm mất giờ. Sức sống chính yếu của họ là uyển
chuyển, đối với chính mình cũng như đối với người khác. Họ có óc thực tế mở rộng, nên rất dễ
thay đổi thích ứng lập trường. Họ thích phiêu lưu mạo hiểm, thích đánh cuộc thách đố, giải quyết
các vấn đề khó khăn. Khi nhà thương thuyết thành công trong việc dẹp loạn ở trường học, cứu vãn
một công ti vỡ nợ, làm quân bình dịch vụ một xí nghiệp, họ cảm thấy phấn khởi thích thú.
Nhưng bây giờ hãy xem xét trường hợp nhà thương thuyết cứu thế được chỉ định ở lại để củng cố
trường học, xí nghiệp hoặc doanh thương, ví dụ muốn cho công ti làm ăn vừa phải được phát triển.
Chẳng hạn xin họ bảo toàn một tổ chức, thiết lập một hệ thống tổ chức nhân sự và sự kiện. Thử
hỏi: họ sẽ làm gì? Xin thưa ngay: họ sẽ vấp phải lỗi lầm. Họ sẽ đi tìm kiếm những hoạt động họ
ưa thích để làm theo ý họ. Họ sẽ tìm cách kiếm chuyện, nại cớ này cớ nọ để tạo nên những cuộc
chiến nho nhỏ, ngõ hầu họ sẽ ra tay cứu độ giảng hòa. Chính đó là lỗi lầm khi muốn một người
thương thảo cứu tế trở thành một nhà bảo trì phát triển. Họ không cảm thấy khoái chí gì khi phải
bảo trì hoặc phát triển. Họ tự cảm thấy không xứng với tài cán của họ, vì họ không có gì đáng giá
để làm, nên họ dễ chán nản, và lại đi tìm kiếm những lộn xộn để ra tay cứu giúp. Mục đích của câu
chuyện này là bất cứ tổ chức nào chăng nữa cũng cần phải có nhà thương thảo để giải quyết các
vấn đề khủng hoảng, nhưng một khi đã giải quyết xong, không nên giữ họ lại làm gì. Nếu không,
chỉ làm khổ cho nhà thương thảo và làm hại cho tổ chức. Mẫu người lãnh đạo SP chỉ nên cho lưu
động để được dùng vào các trường hợp như vừa kể trên.

a.) Sở trường (điể m mạnh) của người lãnh đạo SP


Người lãnh đạo SP có óc thực tế thật đúng nghĩa. Họ biết thương thuyết thảo luận đối phó với các
vấn đề một cách thật mau chóng. Họ có thể quan sát một hệ thống để biết xem hệ thống đó làm
việc như thế nào, có thể tìm ra chỗ nào hư hỏng, sai lỗi, và biết cách sửa chữa một cách mau chóng.
Người lãnh đạo SP có biệt tài thay đổi thật dễ dàng, vì họ dễ thích ứng với những hoàn cảnh mới.
Họ hoan nghênh và tìm kiếm các đổi thay. Với vai trò lãnh đạo, người SP sẽ biết mọi diễn tiến của
một tổ chức hơn các mẫu tính tình khác, vì họ có óc nhận xét tinh vi đối với một môi trường. Người
SP lãnh đạo làm cho mọi việc xảy ra mà không cần phải có nhiều động tác. Người SP không chống
lại một hệ thống nhưng biết dùng những gì có sẵn đó để giải quyết những tình trạng khó khăn. Họ
không dùng nghị lực một cách phí phạm để lo thay đổi những gì không thể thay đổi được. Những
gì có thể thay đổi được về nhân sự, thể thức, chính sách v.v... đều được người lãnh đạo SP điều
đình trong cơn khủng hoảng.

b.) Sở đoản (điể m yếu) của ngưởi lãnh đạo SP


Người lãnh đạo SP có thể không muốn lưu ý tới lý thuyết và tỏ ra khó chịu với những gì trừu
tượng. Họ không thích những gì họ chưa quen thuộc và có thể phản ứng tiêu cực đối với những
thay đổi không do chính họ tạo nên. Họ chỉ biết sống cho hiện tại nên khó nhớ những quyết tâm
và dự định của quá khứ. Ngày hôm qua diễn ra thật mau và cũng chóng được lãng quên. Vì họ chỉ
lo cho nhu cầu hiện tại nên họ quên hết mọi sự khác. Chính vì lý do này mà người lãnh đạo dễ sa
vào một tư thế không thể lường trước được đối với đồng nghiệp hoặc thuộc hạ. Khi không có vấn
đề khó khăn gì để giải quyết, người thương thảo SP có thể trở nên cứng nhắc.

c. Đường lối đặc biệt đối xử với đồ ng nghiệp


Người lãnh đạo SP rất dễ đáp ứng với những ý tưởng của người khác, nếu đó là những ý tưởng cụ
thể rõ ràng. Họ tỏ ra uyển chuyển, kiên nhẫn, cởi mở, và thích nghi để làm việc với người khác,
và trong trường hợp này, người SP tỏ ra vui vẻ dễ sống. Họ không sợ mình hoặc người khác bị
thất bại, và họ thích phiêu lưu mạo hiểm cũng như khuyến khích người khác làm như vậy. Họ thay
đổi lập trường dễ dàng tùy theo những sự kiện mới, hoàn cảnh mới, và ít khi coi việc thay đổi lập
trường là dấu chỉ thiếu tự tin. Họ chấp nhận mệnh lệnh của cấp trên và không có ý chống lại cấp
trên, cho dù đôi khi họ không tuân theo mọi chỉ thị. Người lãnh đạo SP chấp nhận thực tại mọi sự
và không mơ ước viển vông để được thế này hoặc thế khác. Họ không uổng công đi tìm ẩn ý sâu
xa của các hành động hoặc sự việc. Người lãnh đạo SP có tài diễn tả bằng lời nói thật dễ dàng để
cảm ơn khen tặng, và đôi khi ngỏ lời khen ngợi trước khi công việc hoàn tất để khuyến khích người
khác.

d.) Phần đóng góp vào tinh thần đồ ng đội


Người lãnh đạo SP đóng góp rất nhiều vào việc cổ võ tinh thần đồng đội hơn các mẫu tính tình
khác. Khi nào có mẫu tính tình này trong một sinh hoạt, thế nào cũng có thành quả thực tế. Có lẽ
người SP thành công nhất trong việc dùng lời nói để diển tả kế hoạch và đưa ra một quyết định mà
có lẽ họ không thích hoặc không có tài khiếu viết nên một văn kiện. Họ dễ nhận ra những khó khăn
nhỏ bé trong nội bộ một tổ chức để khỏi trở thành to lớn vì không có ai để ý đến. Nếu có người SP
trong ban tổ chức, tổ chức đó sẽ điều hành êm xuôi, vì họ có tài phát giác ra những dấu chỉ khó
khăn lúc còn phôi thai. Năng lực sản xuất thường khá cao, và người SP thường ý thức được thái
độ và điều kiện làm việc của nhân viên. Người lãnh đạo SP thường khó có thể làm ngơ trước điều
kiện không thuận lợi cho nhân viên mà không lên tiếng.
Người lãnh đạo SP cần được sự nâng đỡ ủng hộ của toàn bộ nhân viên có tổ chức đàng hoàng để
nhắc nhở người lãnh đạo về chương trình các buổi họp, nhắc khéo cả những buổi họp có vấn đề
gây cấn, để người SP đưa ra một giải pháp dứt khoát cho các vấn đề còn lòng thòng. Họ cần có
những dịch vụ giúp cho họ đặt kế hoạch sắp loại ưu tiên và như thế có một nhận định tổng quát về
thứ tự các dự án tuần tự như tiến để sau này có dịp xem xét lại.

2. Người lãnh đạo chịu (siêng) làm SJ


Người lãnh đạo SJ có thể được gọi là người bảo thủ, bảo trì, bảo vệ, kết hợp. Họ đặt trọng tâm vào
cơ cấu tổ chức như một toàn bộ, và nuôi dưỡng săn sóc cho cơ cấu xã hội đó. Khả năng của người
lãnhđạo SJ là thiết lập chính sách, luật lệ, thời biểu, tập quán, quy tắc và phẩm trật thứ tự lớp lang
đâu vào đó. Họ khéo léo trong việc liên hệ thông cảm và làm đến nơi đến chốn. Họ rất nhẫn nại,
thông suốt, bền vững, đáng tin, trật tự. Họ quý giá những chính sách, giao kèo và quy tắc hành
động tổng quát. Mẫu người lãnh đạo này được tín nhiệm để đem lại bầu khí tốt đẹp giúp cho một
tổ chức được bền vững. Họ thích cách thức làm sao cho một tổ chức được bền vững, cảm thấy
mình hữu ích nhất khi làm được như vậy, và dĩ nhiên coi đó như mình xứng đáng đồng tiền bát
gạo. Ai dưới quyền của người SJ lãnh đạo cũng biết rằng họ có thể tin tưởng nơi người SJ khi
người SJ ra tay làm việc. Ai cũng biết khi có người SJ lãnh đạo, mọi sự sẽ đâu vào đó, dụng cụ
cũng như nhân viên thật đầy đủ. Mọi sự được đàng hoàng và tổ chức được bền vững.
Người SJ lãnh đạo bảo thủ, sống đúng như tên họ được gọi, cẩn tắc duy trì các truyền thống của tổ
chức, biết rằng những truyền thống đó đem lại an vui hồn nhiên, ý thức tập thể, và ý thức bền vững
cho nhân viên cũng như thân chủ. Nếu như tổ chức chưa có truyền thống, người lãnh đạo SJ chắc
chắn sẽ tạo lập nên. Chắc chắn họ sẽ hành động thật mau để thiết lập một căn bản cho các nghi
thức, lễ bái, cung cách, với niềm tin tưởng rằng nhiệm vụ của các truyền thống đó là làm sao cho
cơ cấu xã hội được bền vững. Khi nào người lãnh đạo SJ tổ chức một cơ sở, hình như lúc nào cũng
có một yếu tố tình cảm được biểu lộ. Thí dụ điển hình: một nhân viên thất tuần về hưu được tặng
một chiếc đồng hồ mạ vàng, nghi thức chính thức tiếp đón một nhân viên mới, tiệc mừng lễ Giáng
sinh, bữa họp mặt ngoài trời dịp lễ Quốc khánh mùa hè dành cho nhân viên và toàn bộ gia đình.
Người lãnh đạo SJ có một ý thức xã hội rất đặc biệt. Họ muốn biết rõ nhiệm vụ của họ là gì và
mau mắn thi hành. Người SJ muốn tỏ ra luôn luôn bận bịu thi hành nghĩa vụ. Đó cũng là điều mà
người SJ quý giá nơi các nhân viên tùy thuộc, nơi các cộng sự viên, nơi các cấp trên. Người SJ
khâm phục những ai chịu khó làm việc.
Trong đời sống của bất cứ một tổ chức nào cũng cần phải có giai đoạn bền vững, nhưng khuynh
hướng này sau một thời gian lại dễ đi quá mức. Trong tất cả các mẫu tính tình lãnh đạo, người SJ
dễ vấp phải luật Parkinsons hơn cả, luật chủ trương phương tiện cần hơn cứu cánh. Luật này ám
chỉ rằng sau một thời gian trong bất cứ một tổ chức nào, phí tổn về hành chánh hình thức cũng lớn
hơn thành quả.
Người lãnh đạo rất dễ bị trở nên nạn nhân của lề luật, chỉ vì muốn bảo toàn trọn vẹn một tổ chức.
Người lãnh đạo SJ có thể tự mình tìm ra những phương cách mới chỉ với một mục đích là bảo toàn
các phương pháp cũ. Họ có thể thấy rằng họ tạo nên phương tiện để tạo nên các phương tiện khác
nữa. Họ có thể nhận thấy rằng họ đã dùng thêm nhân viên, thêm tài nguyên mà vẫn không biết
được kết quả sẽ ra sao mặc dầu có thêm nhân viên và tài nguyên. Cơ cấu tổ chức sẽ mau trở thành
bất động vì các thủ tục hành chánh câu nệ rườm rà vì có quá nhiều luật phải giữ, quá nhiều nguyên
tắc phải theo. Như thế tổ chức sẽ đến một lúc không có gì thay đổi được nữa vì nhiều người làm
việc chỉ vì từ trước đến nay họ vẫn làm thế. Người lãnh đạo dễ trở thành nạn nhân của tật coi
phương tiện hơn cứu cánh mà chính họ không ý thức được.
Người lãnh đạo SJ có khuynh hướng chống lại các thay đổi nên họ phải coi chừng hành vi của
chính họ kẻo rồi vì quá hăng say lo chính sách, quy luật, phương pháp, họ trở nên quá bảo thủ.
Nếu họ trở nên quá bảo thủ, vô tình họ đã cản đường tiến bộ và phát triển của một tổ chức, làm
phí công tốn sức của mình và của người khác nữa. Nhân viên của họ sẽ chỉ làm việc một cách uể
oải chỉ vì năm trước họ đã làm như vậy và họ cũng cố ý làm y như năm trước thôi. Chẳng hạn một
khoản dự chi được chấp nhận chỉ vì đã có trong ngân sách năm ngoái. Mặc dầu họ xem xét kỹ
lưỡng chi phí cho dự án một công việc hữu ích, nhưng họ lại ít khi xem kỹ lưỡng chi phí cho một
kết quả. Dĩ nhiên bệnh hành chánh này không phải chỉ giới hạn trong những người lãnh đạo SJ,
nhưng người bảo thủ dễ bị bệnh nặng hơn. Vì thế họ nên theo một chu kỳ để nghiên cứu thành quả
của các thủ tục trong tổ chức của họ, để loại bỏ những hoạt động nào không đem lại lợi ích mà vẫn
còn được thi hành chỉ vì đã có từ lâu trong sách thủ tục, nghi lễ, truyền thống. Người lãnh đạo SJ
có thể nuôi dưỡng và bảo trì tổ chức một cách thật tuyệt vời, nếu như họ có mắt tinh anh để ý đến
những nguy hiểm của căn bệnh hành chánh.
Chúng ta đã nói rằng công cụ chính yếu của việc lãnh đạo điều khiển là khen tặng cảm ơn. Vậy
người lãnh đạo SJ xử sự thế nào trong việc khen tặng và cảm ơn? Họ xoay xở ra sao? Làm sao để
họ thông đạt cảm nghĩ của họ cho nhân viên và cho cấp trên khi họ nhận biết việc người khác làm
và biết được người khác đã có phần đóng góp? Ở đây chúng ta có thể quan sát một hiện tượng xuất
hiện từ tâm tính của người SJ. Họ thèm muốn phục vụ, được người khác cần đến, được chu toàn
nhiệm vụ. Họ cảm thấy ý thức nhiệm vụ đòi buộc, vì họ tin rằng họ phải sống xứng đáng đồng tiền
bát gạo của họ mỗi ngày. Một cách nào đó, họ cảm thấy họ có duyên nợ với xã hội và phải luôn
luôn làm việc để trả món nợ đó. Họ có khuynh hướng khuyến khích người khác cũng cảm thấy
nhu cầu đó nữa, và kết quả là chỉ có người nào xứng đáng nhất mới đáng được khen thưởng. Vì ai
cũng phải có làm mới có ăn, có công mới đáng được thưởng, nên chỉ có những người nào có công
lắm mới được tưởng thưởng. Chỉ có kẻ chiến thắng mới đáng được lĩnh huy chương. Nếu không,
ý hướng tiềm thức sẽ chỉ huy điều khiển và nhân viên sẽ bớt hiệu năng. Khen nơi ít đáng khen sẽ
giảm bớt hiệu năng và gây nên khó khăn trong tác phong lãnh đạo. Do đó chỉ có kẻ chiến thắng
thực sự mới được lĩnh phần thưởng chung kết. Những người thứ hai thứ ba may ra nên được một
chút phần thưởng an ủi khích lệ, còn những người khác không nên được gì cả. Nếu muốn hiệu
nghiệm, người lãnh đạo SJ phải tự huấn luyện để biết chú ý tới những việc ít thành công, và phải
đềâu đặn tưởng thưởng những công việc đã hoàn thành chỉ vì lý do được hoàn thành là đủ rồi.
Người lãnh đạo SJ nào có khả năng tối thiểu để bảo thủ, nên tự xét lại xem phải chăng chỉ nên
khen tặng và cảm ơn những người thực sự xứng đáng, và dĩ nhiên số đó quá ít ỏi. Họ nên tìm cách
làm sao để họ có thể tìm ra một lý do nào đó dù tầm thường để khen tặng và cảm ơn nhân viên đã
đóng góp.

a.) Sở trường (điể m mạnh) của người lãnh đạo SJ


Người lãnh đạo SJ dễ làm việc có tính cách giúp cho một hệ thống bền vững. Họ tỏ ra cương quyết,
và thích tham dự vào cách đi đến một quyết định. Họ hiểu biết những giá trị riêng biệt của một tổ
chức và cố gắng duy trì những giá trị đó. Họ hiểu biết chính sách đường lối của một tổ chức và tôn
trọng chính sách đường lối đó. Họ kiên trì, nhẫn nại, làm việc chuyên chăm với một ý nghĩ thực
tế, dự tính thời gian cần thiết cho xong công việc, ít khi đưa ra những sự kiện sai lầm, tỏ ra chính
xác vượt bực, và đáng được tin cậy để làm xong việc. Trước khi hành động, họ sẽ cân nhắc các
hậu quả và sẽ cố gắng nhìn trước các hậu quả thực tế của việc họ quyết định. Họ tỏ ra có lương tri
và cảm phục lương tri nơi người khác. Họ có thứ tự ngăn nắp và cảm phục người nào có đức tính
đó. Họ đúng giờ đúng chương trình.
Người lãnh đạo SJ tỏ ra xuất sắc nhất khi họ đặt kế hoạch cho công việc họ làm và đi theo kế hoạch
đó cho đến khi xong. Họ thích làm cho mọi vấn đề được sáng tỏ, ổn định và kết thúc gọn gàng. Họ
có thể tỏ ra bồn chồn lo lắng cho đến khi nào đi tới được một quyết định về nhân sự, vật liệu cũng
như diễn tiến sắp tới. Ai làm việc với họ cũng biết quan điểm của họ về mỗi vấn đề. Người lãnh
đạo bảo thủ là một nhà tư tưởng thực tế và muốn cho tổ chức phải được hoạt động tựa trên các sự
kiện chắc chắn. Họ có thể hấp thụ, ghi nhớ, sử dụng và điều động khá nhiều chi tiết trong một hệ
thống tổ chức. Họ là một nhà lãnh đạo rất đáng tin cậy, làm việc chuyên chăm cần mẫn một cách
phi thường. Người lãnh đạo SJ tin rằng một ngày tiền công phải xứng đáng một ngày làm việc.
Cấp trên của người lãnh đạo SJ có thể tin tưởng nơi họ, cũng như cấp dưới của họ có thể hiểu biết,
kính trọng và tuân theo luật lệ vì biết rằng ai cũng đều làm như vậy.
Người lãnh đạo SJ chủ tọa phiên họp một cách hữu hiệu, cảm thấy thoải mái khi có một chương
trình nghị sự rõ ràng. Họ sẽ thiết lập một đường lối chính thức, tổng quát để đối phó với các đồng
nghiệp cho đến khi họ làm quen được nhau. Họ thích có những tập quán cố định và chịu khó làm
việc kiên trì. Người lãnh đạo SJ hiểu rành rẽ các dịch vụ của một tổ chức, trung thành với mục
đích và nhân sự, và thường hiểu biết từng chi tiết.

b.) Sở đoản (điể m yếu) của người lãnh đạo SJ


Người lãnh đạo SJ có khi tỏ ra không kiên nhẫn đủ khi một dự án bị chậm trễ vì lý do có những
rắc rối trở ngại bất ngờ. Họ có khuynh hướng quyết định các vấn đề một cách mau chóng, và thỉnh
thoảng không nhận diện được những việc mới cần phải làm. Họ tỏ ra xuất sắc trong việc duy trì
những thể thức hữu hiệu của một tổ chức, nhưng cũng có khi lại chỉ là duy trì những quy tắc luật
lệ đã lỗi thời không còn hữu hiệu nữa vì họ không dùng thời giờ để xem xét thành quả. Có thể họ
không đáp ứng được những thay đổi cần thiết cho một tổ chức nhất là trong những thời kỳ thay
đổi của tổ chức.
Người lãnh đạo SJ có khuynh hướng cho một số người là tốt một số người là xấu, và dĩ nhiên
người xấu nên bị phạt. Vì thái độ đó, người lãnh đạo SJ dễ rơi vào tình trạng những liên hệ tạo nên
căng thẳng, bởi vì có khi họ tỏ ra tiêu cực, thỉnh thoảng chỉ trích hoặc hạ bệ người khác. Họ có thể
quá để ý đến những yếu tố tiêu cực của người khác, nhất là khi họ quá mệt nhọc hoặc bị nhiều áp
lực mọi phía. Nếu không để ý và cố gắng, họ có thể suy luận một cách võ đoán từ nhận định việc
này xấu đi đến kết luận vì việc này xấu nên người làm việc này cũng xấu.
Một điểm tế nhị của người truyền thống là họ quá quan tâm đến những rủi ro có thể xảy đến. Dẫu
sao chính họ là người sáng chế ra định luật Murphy (định luật này khẳng định rằng cái gì có thể
hư hỏng thì trước sau gì cũng sẽ hư hỏng). Có thể họ quá nhấn mạnh về những chuyện rủi ro có
thể xảy ra, nên lại dành nghị lực để đối phó với những khủng hoảng có thể không bao giờ xảy ra.
Một yếu tố khác nữa trong hệ thống tin tưởng của người truyền thống là họ quan niệm rằng ai cũng
có thể làm nên chuyện nếu chịu khó và chuyên chăm làm việc. Điều này có thể làm áp lực cho
người SJ phải cạnh tranh thật nhiều và phải dùng nghị lực để theo đuổi tổ chức toàn hảo. Như vậy
là đặt họ vào thế đi tới thất bại.

c.) Đường lối đặc biệt đối xử với đồ ng nghiệp


Người lãnh đạo SJ muốn các đồng nghiệp phải hướng tới một đích điểm và phải gắn bó với đích
điểm đó. Họ muốn có những sự kiện và ưa thích những ai đáng tin, có lý và vững chắc. Họ tin
mình là người có óc thực tế và sự thực họ có đầu óc như vậy khi phải đối phó với những sự kiện
và hệ thống này nọ. Tuy nhiên khi họ đối phó với hệ thống con người, không phải lúc nào họ cũng
nhận định chính xác về các liên hệ xã giao. Người lãnh đạo SJ tỏ ra rất mực rõ ràng ngay thẳng
khi đối xử với các đồng nghiệp, và nếu họ cảm thấy rằng người ta không tuân giữ các phương thức
và chính sách đã đồng ý quy định, họ sẽ lên tiếng cảnh cáo: họ có thể lên tiếng công khai trước
mặt mọi người hơn là một cách kín đáo riêng tư, và có thể dám dùng lời nói chỉ trích ngặt nghèo
một cách không cần thiết. Họ có thể cảm thấy dễ góp ý về nhược điểm của chính mình cũng như
của người khác hơn là về ưu điểm, coi y như thể không cần phải góp ý gì thêm về ưu điểm của
mình hoặc của người mà họ coi là lẽ đương nhiên.
Người lãnh đạo bảo thủ có thể chờ đợi không đả kích gì trừ khi họ tin rằng họ có đủ lý để làm như
thế, và có thể họ cảm thấy khó chấp nhận người khác đả kích họ. Như vậy họ đã tỏ ra một thái độ
khước từ cho dù họ không cố ý như vậy. Người lãnh đạo SJ có thể nhận thấy rằng những việc ban
phát tượng trưng như bảng danh dự, huy chương, thăng quan tiến chức, chức tước danh hiệu v.v...
là những việc làm có ý nghĩa hơn là những lời nói khen tặng suông hoặc những liên lạc giới thiệu.

d.) Những đóng góp cho tinh thần đồ ng đội


Người lãnh đạo bảo thủ quân bình bổ túc cho người lãnh đạo NF một cách đặc biệt, vì người NF
chú ý mạnh đến liên hệ giữa người với người, trong khi người lãnh đạo SJ giúp cho hệ thống vận
chuyển điều hòa và hữu hiệu. Người lãnh đạo SJ có biệt tài thực thi kế hoạch và hoạt động tổ chức
hữu hiệu. Họ có thể duy trì một hệ thống sự kiện trong ngoài rất trật tự, để những người chung
quanh họ đả thông tư tưởng một cách rõ ràng. Nếu một tổ chức không có một người lãnh đạo SJ,
có thể tổ chức thiếu sót các chi tiết quan trọng, và cơ sở không được sử dụng tối đa, như không đủ
kiểm soát nhân tài vật lực, hoặc có những quyết định quan trọng không đúng tầm mức do những
nhân viên thiếu khả năng, để rồi sẽ phí phạm thời giờ và vật liệu mà người lãnh đạo không hay
biết gì cả. Một hệ thống không có người lãnh đạo bảo thủ SJ sẽ rơi vào tình trạng thay đổi luôn
luôn mà không có quy chế và luật lệ căn bản.
3. Người lãnh đạo nghiêm túc (năng tiến) NT
Người lãnh đạo bảo thủ SJ cảm thấy thoải mái khi họ được dịp sắp đặt luật lệ, quy ước, thủ tục, và
họ cảm thấy xứng đáng đồng tiền bát gạo vì giúp ích cho tổ chức của họ. Người lãnh đạo giải tỏa
SP cảm thấy thoải mái khi họ được dịp dẹp loạn chữa lửa, và cảm thấy mặc cảm tội lỗi khi lỡ cơ
hội. Người lãnh đạo NT phải nghĩ ra một nguyên cớ nào đó để cảm thấy an vui thoải mái về nhiệm
vụ của mình trong tổ chức. Họ phải suy nghĩ tưởng tượng nên họ được mệnh danh là người lãnh
đạo kỳ vọng. Họ sẽ cảm thấy đầy hứng thú phấn khởi và nghị lực khi được trao phó công việc về
lãnh vực thiết kế, đồ án, kỹ thuật. Chỉ khi đó họ mới cảm thấy xứng đáng dồng tiền bát gạo của
họ. Họ tự hào về kiến thức kỹ thuật, kể cả kỹ thuật điều hành, và muốn dùng trí óc để suy diễn ra
các chi tiết phức tạp, để vẽ ra các kiểu mẫu trên giấy tờ, để đạt tới các thách đố về kiểu mẫu để
thăng tiến hiệu lực và khả năng. Người lãnh đạo NT hăng hái lăn mình vào làm việc khi được yêu
cầu để phác họa một dự án. Nếu được yêu cầu để phác họa dự án kiểu mẫu đầu tiên, họ lại càng
mừng hơn nữa, vì họ sẽ được vinh dự làm một việc thật xứng đáng. Họ không thích làm công việc
duy trì bảo vệ, và họ kinh tởm những bề bộn chồng chất. Họ không hiểu tại sao lại có lý do để
khủng hoảng xảy ra nữa, và đối với người kỳ vọng, mỗi việc phải có một lý do. Người lãnh đạo
này rất có thể ngoan cố và với bất cứ giá nào cũng phải bảo vệ nguyên tắc chống lại mọi người
phản đối. Họ không thể nào chấp nhận để cho mình hoặc người khác phạm lỗi tới lần thứ hai được.
Một khi một lỗi lầm đã được tha thứ, họ không thể tưởng tượng được cũng một lỗi lầm tái phạm
lần thứ hai. Người lãnh đạo khải đạo đi tìm kiếm và ưa thích phức tạp, họ tránh những lặp đi lặp
lại. Họ kỳ vọng rất nhiều nơi chính mình và kỳ vọng nơi người khác cũng không ít gì.
Cho dù người lãnh đạo khải đạo có thể nghĩ tưởng ra tình trạng của tổ chức trong 10 năm tới và
phác họa ra chương trình thập niên, họ khó có thể diễn tả biểu lộ những chi tiết về mục đích và kế
hoạch để thực hiện. Người ta đi theo người lãnh đạo này vì họ nhận thấy hướng đi của người lãnh
đạo có sức hấp dẫn lôi kéo, nhưng đôi khi người ta cũng cảm thấy lạc lõng, vì người lãnh đạo có
khuynh hướng tránh lặp đi lặp lại. Người NT không muốn nói tới một điều gì hai lần vì nghĩ rằng
ai cũng đã hiểu, có nghĩa là hiểu ngầm, hiểu mò, hiểu suy đoán cũng được. Người NT không tin
là cần thiết phải nói huỵch toẹt ra trên giấy trắng mực đen những gì họ ám chỉ hiểu ngầm. Họ tiết
kiệm lời nói thông cảm, không muốn nói đến những gì kể như thanh thiên bạch nhật, sợ rằng bị
coi là ‘quê’, ‘ngu’, hoặc coi thường người nghe. Vì thế người chỉ đạo, người kiến trúc các hệ thống,
hay có vấn đề khó khăn trong vấn đề thông cảm. Mặc dầu họ có khả năng suy nghĩ truyền thông
các kiểu mẫu của họ, họ có khuynh hướng quá kỹ thuật và tầm thường trong cách họ nói năng, có
thể đưa ra những ý tưởng quá nhiều chi tiết, và có thể đề ra một vấn đề quá phức tạp trong một
thời gian quá ngắn ngủi. Vì thế nhiều khi người nghe lạc mất ý nghĩa, không hiểu một vấn đề bao
la như rừng rậm, trong khi họ chỉ cố gắng tìm hiểu một cây nho nhỏ. Người lãnh đạo khải đạo
không biết ghi nhận công ơn một cách tự nhiên được, và một phần lý do của vấn đề thiếu tế nhị
ghi ơn là vì họ không muốn nói tới những gì đã rõ ràng minh bạch. Dĩ nhiên họ cho rằng một người
chu toàn việc bổn phận đàng hoàng là một sự thật hiển nhiên đâu có cần phải ai để ý đến nói năng
làm gì nữa. Nếu họ nói ra, người chu toàn bổn phận vừa được khen vừa được dịp để nghĩ thêm
rằng ‘tại sao người chủ/xếp lại nói như vậy? phải chăng mình không chu toàn bổn phận thường
xuyên sao?’ Do đó người lãnh đạo kỳ vọng ngại phát biểu ghi nhận công ơn của ai, sợ rằng sẽ bị
người khác lèo lái. Ít ra đó cũng là lối lý luận của họ. Rất có thể sự thật là chính mình họ đã có lần
bị ‘ốt dột’ (nhột, chọc quê) vì có ai đó đã ghi nhận công ơn khi thực sự họ chỉ chu toàn việc bổn
phận, nên họ cũng lại cảm thấy ngượng ngùng khi ghi nhận công ơn người khác. Với lối suy luận
đó, người nghe sẽ tìm cách lèo lái: họ có khuynh hướng không nói năng gì hết về những cố gắng
và thành quả đạt được của người trên kẻ dưới cho những người này nghe.
Tuy nhiên trong đầu óc họ nắm vững vấn đề, họ biết rõ cách thức tương giao liên hệ giữa người
với người, họ hiểu nguyên tắc được trình bày chi tiết trong phong trào điều trị theo từng nhóm nhỏ:
nếu không nói rõ ràng công khai cho biết mình quý trọng ai, người ta sẽ kết luận ngược lại. Nói
chung ai cũng vậy và bất cứ mẫu người nào cũng thế thôi: không ai tự nhận mình được quý mến
ghi ơn, nếu như không có người nói rõ cho người ta nghe biết. Nếu một người làm chu toàn được
một công việc gì, cho dù nhỏ mấy đi chăng nữa, người lãnh đạo cũng cần phải nói cho họ nghe
biết rằng văn phòng, tổ chức đã công nhận ghi ơn công việc đó. Chẳng có gì có thể thay thế được
lời nói quan trọng đó. Xin đừng vin cớ vô vị rằng người làm đã được trả công đàng hoàng rồi! Trả
công là một chuyện, mà ghi ơn là một chuyện khác. Nếu muốn mọi người dấn thân trọn vẹn, một
tổ chức phải sẵn sàng trả công một cách nào khác nữa, hơn là chỉ có đồng tiền bát gạo, tuy theo
nhu cầu căn bản của mỗi người. Điều cần thiết được nhấn mạnh ở đây là chỉ có người lãnh đạo
mới có thể và có quyền nhân danh tổ chức để ghi nhận cám ơn nhân viên trực thuộc. Nói một cách
khác, nguyên lý điều hành này có nghĩa là chỉ có người lãnh đạo mới đóng đúng vai trò nhận định
ghi ơn được thôi. Như vậy có nghĩa là nếu một nhân viên được biết hãng hoặc tổ chức ghi nhận
cám ơn những cố gắng và thành quả của mình, tiếng nói đó phải phát xuất từ văn phòng giám đốc
quản trị. Chỉ có người lãnh đạo mới có thể chính thức tác động guồng máy thành công, Người lãnh
đạo khải đạo có thể cảm thấy khó thực hiện điều này, do đó nên học hỏi hành động của người lãnh
đạo NF trong lãnh vực này.

a.) Ưu điể m (điể m mạnh) của người lãnh đạo NT


Người lãnh đạo chỉ đạo là kiến trúc sư tạo nên thay đổi. Họ chú ý đến những nguyên lý xây dựng
nên cơ cấu tổ chức. Nếu như người SJ là bi quan, thì người NT là nghi ngờ. Họ điều tra vặn hỏi
mọi sự mọi lẽ, và chỉ trả lời căn cứ trên luật lệ và nguyên tắc. Họ có thể nhìn thấy đủ mọi chiều
kích, tầm thước của hệ thống y như họ có kính hiển vi vậy, để rồi họ có thể đặt kế hoạch và xây
dựng. Cách riêng, họ có thể nhìn thấy những nhu cầu hiện tại của hệ thống họ điều khiển cũng có
liên hệ với toàn bộ hệ thống khác trong tổ chức. Họ nhìn thấy những liên hệ của hệ thống cũng
như những hậu quả dài hạn ngắn hạn sẽ xảy đến và những hành vi cử chỉ thiên hạ sẽ đáp lại. Người
lãnh đạo NT chú tâm đến những gì có thể xảy ra. Những gì đang xảy ra trong hiện tại có thể sẽ
thay đổi và nên thay đổi vì hiện tại chỉ là tàn dư của quá khứ. Khi họ gia nhập một tổ chức, họ có
thói nhận định ra ngay cơ cấu tổ chức hành chánh và trung tâm quyền hành, và dĩ nhiên là từ một
quan điểm thật vô tư. Mẫu người lãnh đạo này thường là những nhân tài về trí óc và có thể khám
phá những lãnh vực kỹ thuật và hành chánh.

b.) Khuyết điể m (điể m yếu) của người lãnh đạo NT


Khi người lãnh đạo kỳ vọng ở trong giai đoạn sáng tạo, họ có rất nhiều nghị lực kinh khủng, nhưng
một khi lâu đài đã vẽ xong, họ chỉ muốn một người khác đem dự án ra thực hiện và xây dựng mà
thôi. Hầu quả là họ có thể nhận thấy kiểu mẫu và kế hoạch không được thực hiện như họ mong
muốn. Ít khi họ phê bình ai khác hơn là chỉ trích chính mình, nhưng rồi họ lại có khuynh hướng
lặp đi lặp lại cũng một lỗi lầm để rồi dễ mất hứng trong dự án kế tiếp. Điều này thật đúng với mẫu
người NTP. Người NTJ cũng có khuynh hướng tương tự nhưng thường ở vào giai đoạn trễ hơn.
Vì lẽ người lãnh đạo kỳ vọng chỉ chú tâm tới nguyên lý, nên có khi họ tỏ ra không ý thức được
tình cảm của người khác, và vì thế, thường không để ý đến niềm vui nỗi buồn của người khác.
Chính vì vậy ai cũng cho rằng người lãnh đạo như vậy lạnh lùng xa cách và khó có thể để cho
người khác dễ dàng lui tới. Các cộng sự viên cũng có thể cảm thấy khó chịu không dám góp ý kiến
gì trong các công việc xảy ra thường ngày trong cuộc sống, và vì thế mà người lãnh đạo NT có thể
bị cô lập, không còn liên hệ gì với người khác ngoài công ăn việc làm. Hậu quả là người lãnh đạo
NT không biết ăn nói cư xử làm sao trong mấy dịp xã giao nho nhỏ cũng như những câu chuyện
nhàn đàm hàm tiếu.
Người lãnh đạo NT có khuynh hướng trí thức và có thể vô tình truyền đạt một thái độ coi thường
những người trên kẻ dưới không thông minh như họ. Họ có thể khó thông cảm với người khác vì
họ muốn người khác cũng phải thông thạo, có khả năng, thành công trong mọi lãnh vực như họ.
Người lãnh đạo kỳ vọng mong muốn rất nhiều nơi chính mình cũng như nơi người khác, và có khi
nhiều hơn là thực tế, nên họ cần phải được nhắc nhở rằng những ai có nhiều ưu điểm, tất nhiên
cũng phải có những khuyết điểm nữa. Bởi lẽ người lãnh đạo NT có khuynh hướng đặt mục tiêu
tiệm tiến cho mình cũng như cho người khác, họ hay tỏ ra nôn nao và không bao giờ vừa ý. Tính
nôn nao này đôi khi được biểu lộ qua hình thức không kiên nhẫn đủ qua lời nói, khi người lãnh
đạo NT sai lầm khiếm khuyết hoặc trì trệ, và cũng có khi qua việc thảo luận tới lui cùng một vấn
đề đã qua.

c.) Cách đặc biệt giao thiệp với đồ ng nghiệp


Người lãnh đạo NT có biệt tài theo dõi và suy diễn đường lối lý luận và cách thức suy tư của người
khác một cách dễ dàng, và họ thích làm như vậy. Họ đáp ứng lại các tư tưởng mới của đồng nghiệp,
và lấy làm phấn khởi về các tư tưởng của mình. Họ lấy làm thích thú được giải quyết vấn đề khúc
mắc, và khi đồng nghiệp có một vấn đề gì, họ cảm thấy được vấn đề đó làm cho hăng hái hơn là
bị đè bẹp. Họ có đủ can đảm để chứng minh những gì họ tin tưởng, và sẵn sàng một mình ‘đứng
mũi chịu sào’ chống lại tất cả đám đông, nếu như họ tin rằng chính mình họ có lý.
Người kỳ vọng, kiến trúc sư xây dựng thích có những quyết định, đặc biệt là người NTJ, tuy nhiên
cộng sự viên chỉ biết được lập trường của người kỳ vọng với điều kiện phải hỏi han họ. Người NT
cho rằng lập trường của họ thật rõ ràng minh bạch, do đó đâu có cần chi phải nói cho thành lời:
nhưng nếu họ được hỏi ý kiến, ta có thể tin được lời nói của họ là thành thật. Nếu có ai khác nói
về lập trường của họ thay cho họ, họ sẽ tỏ ra khó chịu bên trong, cho dù họ không tỏ gì ra bên
ngoài. Thông thường ai phát biểu dùm cho họ, thường đoán mò một cách sai lầm lập trường của
họ.
Thỉnh thoảng người lãnh đạo NT tỏ ra khác người, không theo quần chúng, đi trước dư luận, nên
khó được công chúng ủng hộ, và ít khi có được một nhóm đệ tử dấn thân đi theo. Họ có khuynh
hướng ở phía trước mũi tên tiến tới, nên ít khi ngoảnh lại sau lưng xem có ai theo kịp mình hay
không. Họ tự lực cánh sinh, nên họ không cần phải so sánh chèn ép ai. Ít khi người NT tin rằng họ
phải tiến lên để người khác phải thua thiệt. Ít khi họ chứng tỏ cần phải tỏ ra nhu cầu coi thường
phần đóng góp của đồng nghiệp.
Người lãnh đạo kỳ vọng là một người có biệt tài quyết định cũng như ghi nhớ và tôn trọng các
quyết định cho dù bị áp lực nặng nề. Trong một tổ chức, người kỳ vọng là người phác họa ra các
ý tưởng. Bởi lẽ họ có thể tưởng tượng phác họa ra các hậu quả do các nhân viên đề nghị đóng góp,
họ cảm thấy thoải mái làm việc trong một hệ thống quản trị chủ tâm đến kết quả hơn là phương
thức. Người lãnh đạo NT, giám đốc hay sản xuất, có thể rời khỏi tổ chức trên thực tế hoặc trong
tâm tư, nếu tài năng của họ không được sử dụng đúng mức.

d.) Phần đóng góp trong ban lãnh đạo


Nếu như ban giám đốc quản trị không có một người kỳ vọng kiến trúc xây dựng, ít khi tổ chức có
gì thay đổi và trước sau gì cũng sẽ bị sa sút. Tình trạng dậm chân tại chỗ sẽ đưa tới tình trạng lỗi
thời. Người lãnh đạo NT có thể đóng góp cơ cấu tổ chức lý thuyết và phát triển các mô thức hữu
dụng để hành động đúng mức. Các cơ cấu tổ chức do người lãnh đạo NT phát hiện thường thích
hợp để tạo nên lợi ích cho toàn bộ hệ thống cũng như hệ thống trực tiếp liên hệ. Họ có thể vừa ủng
hộ vừa thích thú các ý tưởng của người khác cũng như của chính mình, và thông thường, họ có thể
lãnh đạo cũng như đi theo tùy như hoàn cảnh tạo nên. Một phần tử NT trong ban giám đốc quản
trị có thể muốn dành quá nhiều thời giờ để đặt kế hoạch mà không chịu thực hiện, nhưng một phần
tử SP có thể cung cấp một tác động thích hợp.
4. Người lãnh đạo nhân phẩ m NF
Mẫu cuối cùng của người lãnh đạo là một người xúc tác vì biệt tài của họ là dễ thương dễ mến.
Người lãnh đạo NF có khả năng phát hiện các ưu điểm của mỗi người, và họ luôn luôn có khuynh
hướng chú trọng tới nhân vị con người. Chủ tâm của họ không phải là tổ chức này nọ, vì tổ chức
chỉ là dụng cụ đối với người NT và SJ, và chỉ là tạm thời đối với người SP. Có nghĩa là họ chủ
tâm tới từng cá nhân một trong tổ chức. Họ tỏ ra thân tình cẩn mật trong cách giao tiếp giữa người
với người, và có khuynh hướng muốn dấn thân thật nhiều để giúp cho những người xung quanh
được tiến bộ, và lúc nào họ cũng ý thức được các khả năng nghề nghiệp của người khác, và muốn
cho mỗi người phát triển và thăng tiến. Nói như vậy họ giống như một chất xúc tác hóa học, có
công dụng làm môi giới cho các hóa chất khác được phản ứng với nhau. Mỗi cá nhân khi gặp được
người lãnh đạo như vậy, cảm thấy như mình bị thu hút, hấp dẫn để rồi phát hiện ra các khả năng
của mình.
Khi người lãnh đạo NF có người khác chung quanh mình, họ chứng tỏ họ muốn giúp người khác
phát triển khả năng, và như thế họ chủ tâm phát hiện khả năng của các nhân viên, và coi cơ cấu tổ
chức như tùy thuộc. Người NF là người lãnh đạo tất nhiên của một tổ chức dân chủ, và đương
nhiên họ luôn là thành phần tham dự. Ưu điểm của họ là có một đường lối êm đềm theo tình người,
mà các văn kiện sự việc chỉ là hậu quả tất hữu hơn là mục tiêu phải có. Người lãnh đạo xúc tác
cảm thấy thoải mái làm việc trong bầu khí dân chủ, và dễ cảm thông với mọi người, sẵn sàng chịu
khó lắng tai nghe người khác tâm sự các rắc rối của cuộc sống, và thành thật muốn quan tâm đến
các vấn đề của người khác. Thỉnh thoảng người lãnh đạo xúc tác nhận thấy rằng việc ‘ăn cơm nhà,
vác ngà voi’ này chỉ làm cho họ mất hết nghị lực. Đúng là ‘việc nhà thì nhác, việc chú bác thì
siêng’!
Người lãnh đạo NF có tài ăn nói lưu loát hoạt bát, nên có thể là phát ngôn viên hữu hiệu cho tổ
chức của mình. Họ là người có biệt tài xuất sắc trong việc ghi nhận biết ơn người khác. Họ luôn
luôn lúc nào cũng tìm thấy cái hay cái tốt của người khác để đáp ứng theo đó và truyền đạt cho
người khác biết họ đã nhìn nhận ra ưu điểm của người ta. Người NF xúc tác lắng nghe cẩn thận,
chú ý và dùng lời nói ngôn từ cũng như cử điệu rất nhiều để người nghe ý thức được rằng họ có giá
trị vì họ đáng được quan tâm cẩn thận và đầy đủ. Người NF xúc tác có biệt tài về khoa ăn nói, hình
như biết rõ lúc nào nên nói lúc nào không, nên chi họ dùng đúng dịp để biểu lộ tâm tình thích hợp
của họ.
Người lãnh đạo xúc tác NF chủ tâm đến việc con người phát triển, nên lấy làm quý trọng những
lời khen tặng chấp thuận cho chính mình cũng như cho đơn vị việc làm của mình. Theo diễn tiến
đó, họ sẵn sàng nhường ý kiến sở thích của mình để theo ý kiến sở thích của người, đến độ đôi khi
họ chẳng còn gì cho mình bao nhiêu: giá trị và ưu tiên của người khác hầu như xóa tan giá trị và
ưu tiên của họ rồi vậy. Ưu tiên của người khác rất dễ vượt lên trên ưu tiên của người lãnh đạo xúc
tác NF, bởi lẽ chính khuynh hướng của họ là đặt nhu cầu của người khác trước nhu cầu của chính
mình. Cũng giống như người lãnh đạo SJ, người lãnh đạo NF rất dễ bị thấm mệt đến độ ít khi họ
cảm nhận được một phần thưởng nhỏ mọn nào cho công việc họ đã làm. Dĩ nhiên chỉ có một cách
để tránh điều không hay, đó là thỉnh thoảng người lãnh đạo NF phải kiểm điểm lại chủ đích, ưu
tiên, mục tiêu và lý do của mình để xem mình có tiến hành theo đúng chiều hướng không.
Người lãnh đạo NF bao gồm người ENFJ nhà giáo là mẫu người lãnh đạo tự nhiên nhất của nhóm
này, và cả người ENFP nhà báo, INFP nhà chinh phục, còn INFJ tác giả phải hành động cam go
hơn để đóng đúng vai trò lãnh đạo. Việc chính yếu họ thèm khát là tìm kiếm con người thực của
mình qua việc nhận diện được con người mình và hoàn thành toàn thân. Họ có điều đặc biệt là
thích lý tưởng, có khả năng thu hút hấp dẫn và rất mực hòa đồng thông cảm, và cũng có tài bi kịch
hóa một sự kiện sinh hoạt bình thường trở thành một điều đặc biệt phi thường.

a.) Ưu điể m (điể m mạnh) của người lãnh đạo NF


Đường lối lãnh đạo và quản trị của người xúc tác NF có tính cách đặc biệt là do khả năng hấp dẫn
cá nhân và do thái độ dấn thân cho những người họ muốn lãnh đạo. Họ thường có mồm có miệng
uốn nắn 3 tấc lưỡi dẻo như bún, và dùng lời nói để chứng tỏ họ săn sóc chăm chú. Thỉnh thoảng
họ tỏ ra có khả năng biết nhìn nhận ra những điều có thể thực hiện được trong tổ chức của họ hoặc
trong những người họ phục vu, bằng cách chỉ chú ý đến những điểm hay điểm tốt của người. Họ
có biệt tài làm việc với người khác và qua người khác, và với tư cách là đầu một tổ chức dân chủ,
họ để cho mọi người trong tổ chức được tự do tự nguyện đóng góp. Thông thường họ cảm thấy
thoải mái hội họp, không quá câu nệ hình thức và cơ cấu tổ chức. Đa số họ bén nhạy chính xác về
bầu khí của tổ chức. Họ có khuynh hướng kiên nhẫn đối với các tình trạng phức tạp và sẵn lòng
chờ đợi cho đúng lúc mới tiến tới. Người xúc tác NF có thể đứng đầu một tổ chức thật xuất sắc,
một người lãnh đạo xứng đáng, biết nói hay về tổ chức của mình, nói tốt về những người trong tổ
chức. Họ thường có một nguồn năng lực hầu như vô tận, mặc dầu có lúc hình như chỉ có một kích
thích nhiệt tình mới làm cho họ bộc phát năng lực ra. Tới độ này những dự tính hôm qua không
cần thiết nữa.
Vào lúc cao điểm nhất người lãnh đạo NF thường có tài hơn các mẫu tính tình khác để nhận ra
rằng họ có thể dùng các nguy cơ mà tạo thành cơ hội quý giá, đặc biệt là khi phải đối phó với
những vấn đề con người. Họ rất dễ quên đi các điều tiêu cực của ngày hôm qua, các biến cố xui
xẻo, để chỉ nhớ đến những gì dễ chịu, có khuynh hướng tỏ ra lãng mạn trong tương lai cũng như
quá khứ, luôn tỏ ra lạc quan khi xuất đầu lộ diện nơi công chúng. Thông thường họ che giấu những
bi quan, vì muốn cho người khác không phải chia sẻ những khó chịu do những lần xui xẻo đó gây
nên.
Người lãnh đạo xúc tác NF có khuynh hướng là con người biết nhìn nhận ghi ơn hơn ai hết. Họ
dùng thiện cảm, thái độ lắng nghe, chấp thuận để làm việc với người khác. Bởi vì họ cho đi khá
nhiều, họ cũng cần người khác cung cấp nhu cầu cho họ bằng cách người khác phải biết tỏ ra thiện
cảm, lắng nghe và chấp nhận họ. Nếu họ nhận được như thế, họ sẽ tiếp tục đóng góp nhiều hơn
nữa. Nếu như họ không nhận được chút nào, hoặc giả thử họ bị chê bai, có thể họ bị mất can đảm
mà đi tìm một hình thức nhìn nhận nào đó ngoài tổ chức. Họ chân nhận giá trị lời khen tặng từ
phía đồng nghiệp, kẻ trên người dưới và thực sự quý trọng ý hướng của người khen, cho dù việc
này chỉ đến qua người thứ ba (đệ tam nhân). Người lãnh đạo xúc tác NF dễ được kích thích qua
các lời tích cực hơn là tiêu cực, có khuynh hướng nhìn thấy khía cạnh tích cực nơi người ta cũng
như các sự kiện.

b.) Khuyết điể m (điể m yếu) của người lãnh đạo NF


Người lãnh đạo NF có thể nhận thấy rằng các ưu điểm của người khác chiếm hết thời gian của họ,
bởi lẽ họ đáp ứng tất cả các liên hệ giữa người với người, và quả thực họ còn đi tìm kiếm các liên
hệ đó nữa. Người xúc tác có khuynh hướng hy sinh rất nhiều thời giờ, đến độ chểnh mảng và bỏ
bê các nhiệm vụ ngoài tổ chức của họ, và có thể bỏ luôn cả thời giờ cần thiết phải giải trí nữa. Họ
rất cần phải dành dụm thời giờ để cải tân chính mình, nếu như họ không muốn rơi vào tình trạng
hết nghị lực, trở nên vô ích và bất lực.
Người lãnh đạo xúc tác NF có thể nhận thấy mình đã đưa ra những quyết định hành chánh chỉ tựa
vào những gì cá nhân mình thích hoặc không thích, chứ không căn cứ vào những gì là tốt nhất cho
tổ chức. Cũng có khi họ cảm thấy bị giằng co giữa nhu cầu của kẻ dưới và yêu cầu của người trên,
bởi lẽ họ tỏ ra nhậy cảm với nhu cầu của kẻ dưới hơn. Có thể họ nhìn thấy mình trở nên người
tranh thủ cho cả hai nhóm đối lập, bởi lẽ họ lắng nghe cả hai nhóm với tất cả nhiệt tình và hiểu
biết. Dĩ nhiên phe nào cũng kết luận rằng người NF theo phe của mình, vì tưởng rằng người NF
lắng nghe với thái độ thông cảm chấp nhận đồng ý. Sự thực người NF bén nhậy với tình cảm của
người khác, nên rất dễ bị hiểu lầm, vì lúc nào cũng muốn làm đẹp lòng mọi người. Nếu đơn vị của
họ bị người trên chỉ trích hoặc có điều gì không ổn, họ có thể mất lòng tự tin một cách dễ dàng,
nghĩ rằng thất bại của người khác cũng là thất bại của chính mình.
Người lãnh đạo NF có khả năng tạo dựng một bầu khí thích hợp để những người trong ban giám
đốc quản trị được tự do tự lập và sáng tạo. Dĩ nhiên bầu khí đó làm cho đơn vị phát triển và thăng
tiến, nhưng đôi khi hậu quả của tự do, tự lập và sáng tạo là các mệnh lệnh không được thi hành
đúng mức: người lãnh đạo NF phải chấp nhận sự thực phũ phàng đó. Điều này có nghĩa là hoàn
cảnh làm việc không thuận lợi cho họ. Một nguy cơ nữa đối với người lãnh đạo NF là họ có khuynh
hướng tránh né những gì không đẹp, với hy vọng rằng may ra những điều không đẹp sẽ tự động
không cánh mà bay, họ khỏi cần đối phó trực tiếp mà chỉ cần thời giờ để chờ đợi. Đôi khi họ nhận
thấy rằng vì họ đã chọn con đường dễ dàng tạm thời chờ đợi để rồi rút cục hậu quả là có những
vấn đề lớn hơn, trong tổ chức cũng như trong liên hệ giữa người với người. Họ có thể nhận thấy
mình cứu các nạn nhân của hệ thống, và vì thế mắc phải mâu thuẫn với lòng chân thành đối với tổ
chức cũng như những người trong tổ chức. Mặc dầu họ cố gắng hết sức để tránh điều trên, người
lãnh đạo NF cũng nhìn thấy mình tạo nên liên hệ lệ thuộc. Người khác sẽ tựa vào họ để được nâng
đỡ và chỉ đường dẫn lối, có khi là vô cớ, để rồi người NF mất hết nghị lực vì chú ý quá nhiều.
Thông thường người xúc tác NF không hiểu lý do tại sao lại xảy ra như vậy, và thắc mắc ngỡ
ngàng không biết phải làm gì để tránh tình trạng đó xẫy ra cho người khác.

c.) Cách cư xử đặc biệt đối với đồ ng nghiệp


Người lãnh đạo NF đối xử với đồng nghiệp thật khéo léo và được nhiều đồng nghiệp mộ mến. Họ
muốn có những tiếp xúc cá nhân và đi tới người để được như vậy, đặc biệt là người NF hướng
ngoại. Họ xãgiao, thích liên hệ với nhân viên, khi làm việc cũng như khi vui chơi. Họ tìm hiểu
thường xuyên các nhân viên và biết thật rõ các vấn đề như tình cảm, sở thích, cuộc sống của mỗi
nhân viên. Họ tìm cách liên hệ thân tình với đồng nghiệp và nhận thấy công việc của họ tạo nên
nguồn vui thỏa xã giao cũng như khiến cho nơi làm có giá trị sản xuất.

d.) Phần đóng góp vào tinh thần đồ ng đội


Người lãnh đạo xúc tác NF sẽ đóng góp khía cạnh thân tình, liên hệ giữa người với người vào ban
giám đốc quản trị, và có thể nói lên các hậu quả nhân bản của kế hoạch mà các mẫu tính tình khác
không nói được. Nếu một tổ chức không có một người lãnh đạo NF trong ban giám đốc quản trị,
các thành viên trong tổ chức sẽ dễ nhận thấy bầu khí lạnh nhạt, cằn cỗi, không thân tình, thiếu vui
tươi, dễ buồn chán, và sẽ than phiền vì thiếu tình bạn. Tinh thần đồng đội sẽ xuống thấp và lòng
phấn khởi cũng chỉ ở mức tối thiểu. Mặc dầu hệ thống có đủ mọi sự kiện thật hoàn hảo, có thể
những người trong hệ thống không được sử dụng tới mức tối đa. Nhiều điểm giao động có thể
được an toàn khi có người lãnh đạo xúc tác cho vào một chút dầu mỡ.
Người lãnh đạo xúc tác NF thật tuyệt vời khi liên hệ giao tế công cộng, xứng đáng là phát ngôn
viên xuất sắc của tổ chức, vì họ cảm thấy thích thú khi dùng lời ăn tiếng nói để truyền thông. Họ
làm việc hữu hiệu với mọi mẫu người và có thể khuyến dụ thân chủ thích tổ chức của họ.
Những ai làm việc với người lãnh đạo xúc tác cũng thường cảm thấy an vui thoải mái về tổ chức
của họ và về vai trò chỗ đứng của họ trong tổ chức. Nếu người lãnh đạo xúc tác được tự do để sáng
tạo và quản trị, họ có thể tiến tới rất nhiều; trái lại nếu họ bị bắt buộc phải theo quá nhiều luật lệ
tiêu chuẩn để hành động, họ có thể sẽ bị chán nản. Những ai sống bên cạnh người lãnh đạo xúc tác
cũng có khuynh hướng muốn trung thành với họ, cho dù có khi như thế là bất lợi cho nhu cầu, ưu
tiên và tình trạng của tổ chức.
Trong ban giám đốc quản trị, ai cũng thích làm việc với người NF, và nhận thấy họ dễ dàng hợp
tác và chú ý đến quan điểm của mình. Cũng giống như người SP, họ có điểm đặc biệt là tạo môi
trường làm việc thành nơi vui thích.
III. TRỞ NGẠI CHO THAY ĐỔI
Mỗi mẫu người lãnh đạo đều có một đóng góp độc nhất và đặc biệt vào tình trạng làm việc. Người
SJ có khuynh hướng giúp cho cơ sở vững bền và tạo niềm tin tưởng. Người SP là những người
giải quyết vấn đề tuyệt vời và tạo nên thích thú. Người NT cung cấp hoài bão tương lai và các mẫu
mực lý thuyết để thay đổi. Người NF thêm dầu mỡ vào guồng máy tổ chức để mọi sự được trơn
tru, và có thể dự đoán các hậu quả xã hội về các mẫu mực của người NT.
Muốn sử dụng ưu điểm một cách hữu hiệu, mỗi người phải hiểu biết đường lối quản trị của mình.
Thế nhưng đường lối quản trị mới là một nửa phần hành động và liên hệ. Cách thức người dưới
liên hệ phản ứng cũng là một chiều kích quan trọng để tạo nên thành quả tốt đẹp của người lãnh
đạo. Chương 2 đã diễn tả đầy đủ chi tiết về 4 cách thức và 16 mẫu tính tình. Tuy nhiên giờ đây
cũng nên nói thêm một ít chi tiết hữu ích nữa. Chúng ta sẽ thảo luận về những nhận xét của ông
Seeland, 1975: ông phân tích những trở ngại gò bó của mỗi mẫu tính tình trong vấn đề thay đổi,
cũng như ông đề nghị chiến thuật giúp thực hiện việc thay đổi thích hợp cho mỗi mẫu tính tình.

1. Nơi người nhân phẩ m NF


Phát ngôn viên trong các nhóm thuộc ban giám đốc quản trị thông thường là từ mẫu người NF,
nhất là ENFP nhà báo và ENFJ nhà giáo: họ có biệt tài khuyến dụ, ăn nói khéo léo, hoạt bát, thu
hút đồng nghiệp qua các lập trường đầy cảm xúc tâm tình. Người NF có khuynh hướng cho mình
và các đồng nghiệp là những chuyên viên có khả năng, được huấn luyện đầy đủ về khoa nhân văn,
hiểu biết nhu cầu của nhân loại nói chung và của các thân chủ nói riêng. Họ thường không tỏ ra
tài quản trị theo cùng một kiểu. Tự mình định liệu là một yếu tố chủ yếu trong môi trường làm việc
của người NF. Tự lập được coi như là một giá trị độc nhất chứng tỏ con người của mình. Họ tỏ ra
cực kỳ nhậy cảm, cho dù chỉ có hơi bóng gió một cơ cấu đề nghị, hoặc một ý niệm độc đoán, hoặc
bất cứ một cử chỉ nào của ban giám đốc quản trị mà họ coi như là xâm phạm cá nhân. Hình như
không một tổ chức nào có thể thay đổi được toàn bộ nếu không có nhóm NF ủng hộ.
Biết rằng người NF cần được nhìn nhận với tính cách cá biệt của họ cũng như giá trị cá nhân của
họ, và biết rằng họ sẵn sàng dấn thân cho các thủ tục dân chủ, muốn được họ ủng hộ, chỉ có cách
phải cho họ tham gia vào các quyết định, nhất là đường lối quản trị tập thể. Nếu như việc thay đổi
là một việc có liên quan đến giá trị nhân bản, có ảnh hưởng đến nhu cầu cá nhân của nhân viên và
thân chủ, người NF sẽ nhìn nhận nên hoặc không nên thay đổi. Họ cần phải có cơ hội dài lâu để
bàn luận về việc thay đổi trước khi thực thi. Người NF không bao giờ muốn thay đổi bất thần, mà
chỉ muốn thay đổi từ từ. Nguyên tắc quản trị vàng ngọc lâu đời ‘không có chuyện sét đánh bất
ngờ’ hoàn toàn hiệu lực đối với người NF.

2. Nơi người chịu (siêng) làm) SJ


Cũng như người NF trong các nhóm đoàn viên, người SJ có khả năng tạo nên ảnh hưởng rất cao.
Họ có đặc điểm ăn to nói lớn và luôn sẵn sàng phát biểu ý kiến cho dù khác với cách thức phát
biểu của người NF. Người SJ có khuynh hướng chủ tâm đến các vấn đề thủ tục, các cách thức hành
sự hơn là các giá trị nhân bản. Họ không tỏ ra nhậy cảm đối với đường lối quyền hành như người
NF. Người SJ thích được vững tâm qua quyền hành ổn định, và đôi khi hơi khó chịu về cách xử
sự của người NF đối với quyền bính. Người SJ không có khuynh hướng dàn cảnh như người NF,
nên thường bị người NF gây ảnh hưởng.
Muốn người SJ ủng hộ thay đổi một việc gì, trước hết phải để cho họ có trách nhiệm và có dịp
được phục vụ, được bảo vệ truyền thống, và đối phó với tình trạng hiện thời. Cho người SJ biết
những sự kiện đưa đến thay đổi sẽ làm cho họ dễ cộng tác hơn. Ngoài ra nếu cần phải thay đổi để
có được đường lối tốt đẹp hơn, kết quả hơn, hoặc để cho thủ tục khá hơn, người SJ sẽ chấp thuận
ngay vì nhận thấy có lý. Ngược lại với người NF thích lời nói để thảo luận, người SJ cần có sự
kiện trên giấy trắng mực đen diễn tả sự thay đổi. Thực tế là họ có khuynh hướng tỏ ra không kiên
nhẫn với các cuộc tranh luận, nhất là những cuộc tranh luận dài dòng và lặp đi lặp lại. Nếu người
SJ được tham gia vào việc viết cuốn thủ tục để thay đổi, họ sẽ lấy làm rất sung sướng và cũng sẽ
tỏ ra khả năng thiết lập được một văn kiện thấuđáo và có lý.

3. Nơi người nghiêm túc (năng tiến) NT


Thông thường người NT chỉ bao gồm một nhóm thiểu số đoàn viên. Thường thường họ tỏ ra không
có ảnh hưởng trông thấy trong vai trò lãnh đạo, nhưng lại là một sức mạnh đáng kể trong hậu thuẫn
hậu trường. Họ được đồng nghiệp kính nể vì họ làm chủ được khía cạnh kỹ thuật và thực tế của
cơ sở tổ chức. Họ sống theo lý luận và ít khi chống lại thay đổi nếu biết rõ những chi tiết thực
hành. Người NT sẵn sàng đón nhận ý kiến của người khác và nhận thấy không cần phải dài dòng
bàn cãi như người NF, để thay đổi một việc gì. Người NT cũng không cảm thấy bị đe dọa hoặc
được phấn khởi bởi quyền bính chỉ định như người SJ. Chức tước chẳng có nghĩa lý gì bao nhiêu
đối với họ, tuy nhiên uy tín thực sự do khả năng mới có giá trị, và điều này áp dụng đúng cho mọi
người lãnh đạo. Người NT thường tránh xa, không theo đường lối vị trí của người NF đồng nghiệp,
và thường không tranh đấu vì một vấn đề gì. Họ chỉ tranh đấu khi có vấn đề đi ngược lại lương tri
và công tâm.
Muốn được người NT ủng hộ sự thay đổi, phải hiểu nhu cầu của họ là nhìn thấy khả năng của mình
cũng như của người. Cách tốt nhất để kêu gọi họ ủng hộ là đề cao trí óc khả năng của họ. Một
trong các cách thực hiện được như vậy là mời gọi họ phác họa ra kiểu mẫu thay đổi. Những thay
đổi mà người NT tra tay đề nghị dĩ nhiên sẽ được họ ủng hộ nhiệt tình.

4. Nơi người chịu chơi (sống phê) SP


Người SP có khuynh hướng coi thường luật lệ của bất cứ hệ thống nào vì họ thích tinh thần phóng
khoáng tự do, một mình một cõi tung hoành. Ít khi họ muốn dấn thân vào việc chung của tổ chức,
và vì thế ít khi họ có ảnh hưởng gì tới việc thay đổi. Chỉ khi nào có một cơn khủng hoảng, người
SP mới chịu huy động nghị lực ra tay hành động, và vì thế việc họ đóng góp vào sự thay đổi cũng
chỉ là đột xuất không có dự tính trước. Chính vì vậy chẳng cần có chiến lược để được người SP
ủng hộ một sự thay đổi có dự trù; tuy nhiên kể như là có thể tin họ sẽ ủng hộ phấn khởi những thay
đổi không có tính toán trước, và có khuynh hướng tự mình thay đổi tùy ý tùy hứng.

IV. TÍ NH TÌNH TRONG VIỆC GIÁO HUẤN


Nhiều khu học chính ở tiểu bang California đã cho biết việc phân phối các mẫu tính tình trong ban
giảng huấn và quản trị tương đối khá đồng đều (một vài khu học chính có hơi khác một chút khi
có ban quản trị NT):
nhân sự học sinh & sai biệt (giảng huấn & quản trị) quần chúng SJ 56% 38% +18% NF 36% 12%
+24% NT 6% 12% 6% SP 2% 38% 36%
Bản thống kê đó hình như cho biết ảnh hưởng hành động của mỗi cá nhân ban giảng huấn và quản
trị.
Trước hết giáo chức SJ và quản trị SJ không cảm thấy nhu cầu cần phải bênh vực quan điểm, lời
giảng huấn hoặc đường lối hành chánh của mình, cho dù có lúc nên hành động như vậy. Đại đa số
giáo chức là SJ, nên vô tình họ đã chấp nhận quan điểm của họ là khuôn mẫu và rất ngạc nhiên khi
có đồng nghiệp đặt vấn đề với họ về căn bản, nền tảng giáo dục. (Nền tảng căn bản của giáo huấn
thường là 3 chữ R bằng Anh ngữ Reading, (w)Riting, và (a)Rithmetic: biết đọc biết viết và biết
tính, có nghĩa là kỹ thuật văn phòng. Thỉnh thoảng có người thêm vào lãnh vực của NT như triết
lý, luận lý và cứu cánh luận). Quan niệm của họ đều được đa số quần chúng công nhận, không
phải chỉ được đa số đồng nghiệp hoặc ban quản trị, mà còn được đa số phụ huynh tán thành. Nên
nhớ rằng đa số phụ huynh đi họp Hội Phụ huynh cũng lại thuộc mẫu tính tình SJ.
Thế nhưng nhóm NF ở học đường thì nhiều hơn nhóm NF ở trong quần chúng, nên họ ăn nói mạnh
bạo, mặc dầu họ ý thức được như vậy, bởi lẽ nhóm NF biết được nhóm SJ chiếm đại đa số. Giáo
chức NF tin tưởng rằng phải tìm kiếm nhân vị bản ngã của mình, và họ sẽ không bao giờ rút lui từ
bỏ mà không nói về vấn đề đó. Dĩ nhiên thỉnh thoảng một người NF cũng bị rơi vào tình trạng đơn
thương độc mã một mình giữa nhóm SJ. Trong trường hợp này, họ giữ im lặng bởi vì họ không
được ai ủng hộ quan điểm của họ.
Trong khi đó, cả trường mới chỉ có 1 2 người NT, nên họ đứng ngoài lề chầu rìa không dính líu gì
vào việc giằng co tư tưởng cả. Họ buồn cười, thắc mắc, nghi ngờ, không dính líu, và tự hỏi sao
mấy nhóm người kia lại phải loạn xà ngầu xào xáo với nhau mà không chịu lo vấn đề giáo dục
thực sự của học sinh, nghĩa là phát triển khả năng trí thức của học sinh. Còn người SP cô độc chỉ
đứng ngoài chầu rìa vì đa số các trường không có nổi một mống giáo chức SP đâu. Họ chẳng hay
biết gì về vụ giằng co tư tưởng nữa. Họ chỉ biết lo việc bổn phận của mình, quên cả luật lệ và
chương trình học nữa.
Cũng nên để ý rằng thỉnh thoảng khu học chính lại theo lịch trình trở về nền tảng căn bản của học
trình, có nghĩa là nhóm SJ trở nên làm đầu tầu lái và có ý sẽ đảo ngược lại các con đường nội địa
do chương trình của nhóm NF tạo dựng để hình thành con người toàn diện. Cứ như thế chu kỳ diễn
tiến:
HỌC ĐƯỜNG thời gian tiếp diễn căn bản tự quản 1940 1950 1960
Giả dụ như giáo chức SJ của chúng ta ý thức được lý do tại sao họ chọn lựa học đường của họ,
bước vào một lớp học có 32 học sinh (sĩ số trung bình lớp học công lập ở Hoa kỳ), như là một lớp
học kiểu mẫu để thay đổi (thực ra trong địa hạt yêu thương kết bạn thành vợ chồng hoặc làm cha
mẹ cũng giống như vậy). Họ muốn thay đổi các hữu thể chưa thành hình này trở nên hình ảnh
riêng của họ. Chúng ta hãy thử nhìn vào vấn đề đã được đề cập đến ở chương 4:
ESFJ ESFJ ESFP ESFP ENTP INTP
ESFJ ESFJ ESFP ESFP ENTJ
ESFJ ESFJ ESFP ESTP ENTJ
ESTJ ISFJ ESTP ISFP ENFP
ESTJ ISTJ ESTP ISFP ENFP
ESTJ ISTJ ESTP ISTP ENFJ INFJ
Nhân tiện đây, tưởng cũng nên nhắc lại hậu quả của cuốn sách WHO SHALL SURVIVE? (AI SẼ
SỐNG SÓT?) do J.L. Moreno viết năm 1934 nói đến ảnh hưởng đối với giáo chức SJ tại Hoa kỳ.
Ông Moreno khám phá ra một mực thước để đo lường ảnh hưởng yếu tố liên hệ xã hội trong lớp
học: cứ chừng 20 năm người ta lại dùng mực thước đó để y như muốn trở về nền tảng căn bản.
Bây giờ hãy trở lại vấn đề của giáo chức: làm sao để tạo những học sinh này thành những con
người chi tiêu hoặc tiết kiệm, đa nghi hoặc cả tin, có nghĩa là thầy sao trò vậy đây? Chúng ta có
thể chắc chắn một điều này là nếu giả thuyết về tính tình có một chút ý nghĩa gì, thì chỉ có mỗi
một chuyện nên mà thôi, đó là hãy coi giả thuyết này như sai lầm. Không thể nào giải quyết được
vấn đề như đã đặt ra. Chúng ta không thể thay đổi tính tình của ai khác, cũng như không ai có thể
đổi màu da, tàn nhang, nốt ruồi. Chính đó là một điều rất đáng mừng: chúng ta không thể thay đổi
được tâm tính con người. Mục đích của sư phạm thực sự không phải là có thể thay đổi được tâm
tính con người, nhưng là làm sao biết sử dụng tính tình của mình để thiết lập và duy trì một liên
hệ hữu ích với các mẫu tính tình khác của học sinh. Điều đó không phải là dễ, vì phải hiểu biết các
lề lối giảng huấn và học tập. Chúng ta đã thảo luận về lề lối học tập trong chương 4. Bây giờ chúng
ta hãy chú ý tới các lề lối giảng huấn.

1. Đường lối giáo huấn của người SP


Giáo chức SP thích học sinh phát triển khả năng tự do và tự nguyện. Muốn đạt được mục đích đó,
giáo chức SP có thể nổi hứng làm điều bất ngờ. Thật là không may vì chỉ có chừng 2% giáo chức
là SP, vì người SP thích các nghề hoạt động hơn, do đó giáo chức SP có một lề lối giảng dạy độc
đáo và quý giá. Tuy nhiên cũng dễ hiểu tại sao họ không thích đi vào ngành giáo dục này, cho dù
họ chỉ muốn có một đời sống êm đềm. Thế nhưng vì họ chủ tâm đến những gì trực tiếp trước mắt,
muốn sống một cuộc sống tốt lành, biết vui hưởng những gì trong tầm tay, phản ứng thích hợp tùy
nghi đối với các tình trạng mới, và dành thời giờ để vui chơi, nên họ tỏ ra rất hấp dẫn đối với học
sinh. Họ tỏ ra xuất sắc trong công việc giảng dạy và những bài học của họ thì vui vẻ, giải trí, hấp
dẫn và có tính cách thi đua trong khi giảng dạy học tập.
Rất tiếc số người SP có khuynh hướng bỏ việc giáo dục khuôn mẫu chính thức nhiều hơn là các
mẫu tính tình khác. Như đã đề cập ở chương nói về con em, học sinh SP có khuynh hướng tỏ ra
có khác biệt giữa các bài trắc nghiệm khả năng học vấn và điểm trung bình xếp hạng. Hình thức
học trong lớp không được tổ chức đúng theo ý thích của học sinh SP, do đó nó đi tìm lề lối học tập
khác, mỗi khi nó có được cơ hội. Tương đối mà nói ít khi học sinh SP theo đuổi việc học đến nơi
đến chốn để có đủ bằng cấp giảng dạy, và thực ra nền giáo dục nói chung cũng như những nghề
đòi hỏi học tập lâu la phải thiệt thòi vì mất phần đóng góp của họ.
Khi người SP quyết định đi vào nghề dạy học, họ có thể trở nên những giáo chức hấp dẫn. Cũng
có khi họ trở nên khó đoán trước được, và học sinh không biết được những gì sẽ xảy ra hôm nay
hoặc ngày mai. Nếu bị bắt buộc tuyệt đối, giáo chức SP sẽ nộp dàn bài của họ, nhưng chưa chắc
họ đã theo dõi cẩn thận mà thực thi. Họ quý trọng tự do của họ quá sức và muốn đáp ứng với bất
cứ việc gì xảy ra bất cứ lúc nào ngày nào tùy như cảm thấy hứng thú.
Thật là kỳ lạ khi chúng ta nhận thấy liên hệ giữa thầy và trò của người SP cũng giống như liên hệ
thầy trò của người SJ, có nghĩa là họ chủ tâm đến việc thầy dạy trò hơn là trò bảo trò. Người SP
thích thú biểu diễn nên họ tỏ ra xuất sắc trong lớp, và dĩ nhiên cần phải có học sinh nghe giảng.
Tất nhiên học sinh say sưa từng giây từng phút nghe giáo chức SP giảng dạy. Chưa chắc học sinh
đã học được gì theo chương trình học vấn, nhưng có một điều chắc chắn là chúng thích học với
giáo chức SP và tỏ ra rất quý mến họ. Có thể so sánh tình nghĩa thầy trò nầy giống như tình anh
chị em hơn là tình cha mẹ con cái.
Giáo chức SP không muốn chịu trách nhiệm về thành quả của học vấn, vì ưu điểm của họ là cung
cấp cho học sinh nhiều kinh nghiệm và hành động khác nhau. Lớp học lúc nào cũng có việc này
việc kia xảy ra và thường là ồn ào rộn rã, hình như lổm cổm đủ mọi thứ đồ. Học sinh cảm thấy
thích thú vì hết dự án này đến dự án kia, hết hoạt động này tới hoạt động khác, có việc thì đã xong,
có việc còn đang dang dở. Giáo chức SP thường giảng dạy qua việc vừa học vừa chơi, vừa làm
vừa học, bắt học sinh phải sử dụng đồ nghề và vật liệu. Họ thích dùng phim ảnh, hình ảnh, băng
nói, băng hình để giảng dạy. Giáo chức SP không thích bắt học sinh trả lời những câu hỏi ở cuối
một chương sách. Nếu như có bài về nhà làm, học sinh chểnh mảng cũng không bị rầy la là bao
nhiêu. Giáo chức SP cũng không cảm thấy cần phải sửa bài đúng giờ, dù bài làm ở nhà hay ở trong
lớp.
Giáo chức SP có phần đóng góp cho việc giảng huấn mà đa số các mẫu tính tình khác không thích
bao nhiêu. Tuy nhiên người SP có thể không quý mến cảm phục đồng nghiệp bao nhiêu vì họ có
khuynh hướng giảng dạy theo hứng, không giống như dàn bài của các mẫu tính tình khác. Người
SP không câu nệ phải tin rẳng cứ học tập là tự tạo được niềm an vui thoải mái, và họ cũng không
cho là xấu gì khi phải dùng phần thưởng bề ngoài để kích thích phấn khởi việc học vấn của học
sinh. Do đó người SP có khuynh hướng tổ chức việc học tập như một loại đua tranh hơn là các
mẫu tính tình khác. Người SP cảm thấy họ không có thể gò bó con em không cho nó tự mạo hiểm,
chiến đấu và cảm thấy phấn khởi.

2. Đường lối giáo huấn của người SJ


Giáo chức SJ muốn học sinh phát triển để trở thành con người trưởng thành hữu dụng và có một
chỗ đứng quan trọng trong xã hội. Cứ 5 người giáo chức thì có 1 người thuộc nhóm SJ, và lý do là
vì họ muốn bảo trì và truyền đạt di sản văn hóa trong các định chế xã hội được công nhận. Giáo
chức SJ có khuynh hướng tổ chức lớp học quy củ đàng hoàng. Công việc của họ được tổ chức đâu
vào đó, dự thảo từ lâu trước, có thứ tự diễn tiến và rõ ràng mạch lạc từ đầu đến cuối. Giáo chức SJ
thường cũng giữ kỷ luật công bình và nghiêm minh, muốn học sinh vâng lời kỷ luật của lớp học
và nhà trường. Chính giáo chức SJ làm gương sáng về hành vi, cử chỉ và lời nói. Giáo chức SJ ở
mức trung dung giữa nhóm NF và NT về vấn đề giữ khoảng cách tâm lý giữa thầy và trò. Người
SJ không tỏ ra thiện cảm đối với học sinh như người NF, nên cũng khó bị vấp váp, và cũng không
xa cách như người NT. Giáo chức SJ có khuynh hướng thích học sinh nào ngoan ngoãn vâng lời,
nên sẵn sàng hy sinh dùng hết nghị lực để giúp học sinh học tập. Người SJ có thể tỏ ra thiếu kiên
nhẫn đối với học sinh không tùng phục ví dụ học sinh SP hay phá rối.
Giáo chức SJ thường tỏ ra xuất sắc giảng dạy theo đường lối tra hỏi của Socrates. Có thể quan sát
thấy họ khuyến khích đối thoại giữa thầy với trò hơn là giữa trò với trò. Giáo chức SJ cũng coi
việc điều khiển lớp học là nhiệm vụ của mình, nên họ không muốn chia sẻ nhiệm vụ cho học sinh,
trừ khi đó là mục đích của bài học. Giáo chức SJ thật thấu đáo trong việc phê bình việc làm của
học sinh, và nói cho học sinh biết kết quả việc học tập. Một mặt khác, giáo chức SJ hơi ái ngại
không muốn chỉ cho học sinh biết những chỗ đúng. Đây là một kỹ thuật sai lầm đối với học sinh
NF. Học sinh NT có thể bỏ qua không để ý tới giáo chức SJ vì tính của người NT là có thái độ tự
lập và có khuynh hướng theo đuổi sở thích học vấn của mình. Học sinh NT một cách vô tình dường
như muốn nhắn nhủ giáo chức SJ rằng nó chẳng cần họ. Sự thực là học sinh NT rất cần người SJ
làm giáo chức giảng dạy cho nó, nhưng phải là trong cách thức kỳ cục đặc biệt của nó. Nó không
biểu lộ rõ ràng nhu cầu đó cho giáo chức SJ (hoặc NF, SP cũng vậy).
Giáo chức SJ còn bị học sinh SP coi thường hơn nữa, vì học sinh SP chỉ ưa thích hành động và
mạo hiểm thôi, và không muốn thực tập để có thói quen học tốt trong kho tàng hiểu biết của mình.
Học sinh SP phản ứng lại lời từ chối bằng cách hành động ngược lại, và như vậy làm cho giáo
chức phải từ chối nữa, Cứ như vậy mà tạo nên cái vòng lẩn quẩn không đem lại lợi ích gì cho ai
cả. Cuối cùng học sinh SP bị thiệt thòi và mất cơ hội để học cao hơn, bởi lẽ thường học sinh SP
giải quyết vấn đề bằng cách bỏ học khi có cơ hội. Học sinh NF có thể quá tùy thuộc vào giáo chức
SJ đến độ phiền hà khó chịu, lúc nào cũng muốn được giúp đỡ, nên có thể làm cho giáo chức bực
mình, nhất là khi học sinh NF chỉ lo xin giúp đỡ mà không chịu tự mình làm bài học bài gì cả.
38% học sinh SJ có khuynh hướng sống hòa hợp với 56% giáo chức SJ trong bầu khí giáo chức
tạo nên, có nghĩa là làm bài đúng giờ đúng cách. Giáo chức SJ làm việc tốt trong ban giám đốc
quản trị nhà trường và khu học chính, nhưng họ tỏ ra trung thành và ủng hộ nhà trường khi có lực
lượng bên ngoài tấn công. Giáo chức SJ hiểu biết và khuyến khích lòng trung thành đối với hệ
thống học chính, làm việc thích hợp với hoạt động học đường và ban đại diện học sinh. Họ thường
ủng hộ các chương trình thể thao và giải trí, cũng như nâng đỡ hội phụ huynh học sinh. Người SJ
giúp cho nhà trường được bền vững và mong muốn học sinh cũng như đồng nghiệp cũng phải
hành sử như vậy.

3. Đường lối giáo huấn của người NT


Giáo chức NT muốn phát triển trí tuệ con người. Họ đi tìm câu trả lời cho những bí ẩn thiên nhiên
và khuyến khích học sinh cũng làm như vậy. Họ chủ tâm tới các liên hệ và các thành tố phức tạp
và cố gắng hướng dẫn học sinh làm như vậy. Giáo chức NT có khuynh hướng vô tư trong việc tiếp
xúc với học sinh, hiểu ngầm cho rằng học sinh đều muốn học tập. Đôi khi giáo chức NT có thể
quên đi mất bầu khí tình cảm của lớp học, mà cứ tiếp tục giảng dạy bài học như đã dự tính, trong
khi có thể có lợi cho học sinh vì cần được một thứ kinh nghiệm khác. Giáo chức NT được mô tả
như có khuynh hướng chủ tâm tới đề tài học hỏi.
Giáo chức NT thường thích thú phác họa và thiết lập một chương trình mới, cho dù họ không luôn
luôn chịu dấn thân vào việc thực thi các tư tưởng mới, nhất là khi có những chi tiết thuộc hành
chánh văn phòng. Giáo chức NT không muốn giảng dạy mãi cùng một chất liệu nên thường tìm
những kỹ thuật phương pháp mới khi phải đối phó với cùng một nội dung. Mẫu giáo chức này có
thể hết hứng thú một khi đã hiểu biết nội dung đề tài, và không phải là tình cờ mà đa số các giáo
chức NT đi vào lãnh vực giáo dục cao cấp, vì theo nguyên tắc lãnh vực đó đòi hỏi trí óc nhiều
nhất. Ở bậc trung học, giáo chức NT thường dạy các bộ môn khoa học và toán, ít người chịu dạy
kinh doanh, kỹ nghệ họa hoặc khoa nhân văn. Giáo chức NT cẩn thận truy nguyên hệ thống tư
tưởng của các học sinh, nhất là những học sinh muốn phát triển thăng tiến về trí thức. Nếu có dịp
tranh luận, giáo chức NT rất mực hài lòng. Họ thích được chia sẻ những khám phá trí thức của học
sinh của họ và khuyến khích học sinh phải cố gắng mở mang trí tuệ thêm nữa. Nếu có học sinh
nào tiếp tục tò mò tìm hiểu thêm, giáo chức NT thường tỏ ra khích lệ, miễn là dự án có tính cách
suy tư lý luận. Có thể suy ra rằng giáo chức NT thật có khiếu giảng dạy bằng phương pháp thảo
luận một vấn đề, cho dù họ có thể không kiên nhẫn khi lớp hội thảo đi ra ngoài vấn đề hoặc khi
cách thức học tập diễn tiến quá chậm.
Giáo chức NT có thể phải tự kiềm chế chính mình để giới thiệu việc học tập bằng cách lặp đi lặp
lại có thể như không cần thiết, phải phấn đấu với chiều hướng cho rằng chỉ cần lập luận một lần,
đưa ra một sự kiện là học sinh phải thu thập được kiến thức đó ngay. Vì họ sợ làm cho học sinh
phải nhàm chán, nên giáo chức NT có khuynh hướng đi quá mau đối với đa số. Giáo chức NT có
năng khiếu giảng dạy về kỹ thuật hơn là hành chánh văn phòng, lịch sử hoặc mỹ thuật. Thường họ
không chú ý đến những học sinh chậm trí, và họ dễ cảm thấy thoải mái với các học sinh mau trí.
Với những tiêu chuẩn cao cho học sinh, giáo chức NT có khuynh hướng gia tăng tiêu chuẩn đòi
hỏi, và một lớp học xuất sắc có thể là mẫu mực mà họ muốn tất cả các lớp khác phải bắt chước và
đua theo. Như thế, học sinh trong lớp của giáo chức NT có thể không đủ kinh nghiệm thành công
so sánh với kinh nghiệm thất bại. Giáo chức NT thường quý trọng giá trị kiến thức hiểu biết một
vấn đề, như là phương tiện phát triển trí tuệ, hơn là phát triển các năng khiếu về xã giao và thẩm
mỹ, ngược hẳn lại với giáo chức NF.
Học sinh của một giáo chức NT thường biết rõ lập trường của thầy cô mình về vấn đề kỷ luật cũng
như mức độ học vấn phải đạt được. Ít khi giáo chức NT thay đổi lập trường vì yếu tố tình cảm, bởi
lẽ họ tin rằng lập trường của họ là hợp lý và công bình. Chẳng hạn như giáo chức NT không chịu
nghe lời ban giám đốc quản trị, hoặc phụ huynh để cho học sinh làm bài lại và phê điểm lại, vì họ
tin rằng bài làm sao được điểm làm vậy. Người NT có trở ngại khó truyền đạt cho học sinh hiểu
được rằng học sinh có những cố gắng đáng khen, mặc dầu đối với họ là quá rõ ràng minh bạch,
nhưng đối với học sinh lại chưa chính xác đủ. Học sinh thường tin rằng giáo chức NT phán đoán
về chúng không chính xác, trong khi các bài làm đều được chu toàn thỏa đáng. Trong môi trường
giảng dạy cũng như các môi trường khác, người NT cần phải nói thành lời những đóng góp cố
gắng của học sinh trong việc học tập. Giáo chức NT có thể phải làm việc khó nhọc để tạo nên bầu
khí tích cực trong lớp học, bởi lẽ họ hay quên không nhìn thấy nhu cầu của người khác cũng cần
phải được khen tặng, đồng thời khuynh hướng của người NT là chỉ nhìn thấy một thiểu số học sinh
làm việc đúng chỉ tiêu, còn đa số là lè phè, tồi tệ. Thế mà trong các mẫu tính tình, người NT lại có
năng khiếu nhất để phân chia công tác cho mỗi học sinh tiến theo đà phát triển của mình. Bởi vì
sứ mệnh chính yếu của giáo chức NT là phát triển trí tuệ nơi mỗi học sinh, nên họ có năng khiếu
nhìn nhận những khác biệt về trí tuệ giữa học sinh với nhau, hoặc trong cùng một học sinh. Ít khi
họ mắc phải lầm lẫn của người khác cứ tưởng rằng một đứa trẻ làm một việc dở hoặc hay, là sẽ
làm việc gì cũng dở hoặc cũng hay luôn mãi. Giáo chức NT cũng bén nhậy hơn các mẫu tính tình
khác khi để ý thức được khả năng và lãnh vực chuyên môn của học sinh. Bởi lẽ họ luôn bắt mạch
tâm trí thật đúng, nên người NT có thể nhìn thấy quan điểm của đứa trẻ về khả năng trí tuệ.
Trong ban giảng huấn, một người NT luôn làm việc tốt với một người NT nữa, nhưng đưa một
người NF vào có thể có lợi vì thêm được yếu tố mà người NT không có. Giáo chức NF có năng
khiếu tỏ ra nhậy cảm đối với bầu khí tình cảm trong lớp học mà các mẫu tính tình khác không có.
Nói chung, người NT tỏ ra ủng hộ cơ sở tổ chức, ủng hộ đồng nghiệp, nhưng họ đòi hỏi một mức
độ thông thạo khá cao nơi các giáo chức khác cũng như nơi ban giám đốc quản trị. Còn ban giám
đốc quản trị nhận thấy nhóm NT ít đủ kiên nhẫn đối với các giấy tờ thừa thãi vô ích và các buổi
họp vô bổ. Người NT có khuynh hướng mất hứng thú khi phải đi họp, vì thấy nội dung buổi họp
trên giấy tờ hay hơn.
Người NT có khuynh hướng tiếp tục cải tiến khả năng chuyên môn của họ, và nhóm NT nói chung
có khá nhiều bằng cấp này nọ. Họ thường chịu khó đọc sách báo chuyên môn và đầu tư vào sách
vở chuyên biệt. Nhóm NT thường được coi là lên tiếng ủng hộ tiêu chuẩn khắt khe cho học trình,
và ít khi họ theo lập trường vui học, học tùy ý. Chính họ quý chuộng những cơ hội học hỏi tu
nghiệp nếu như có liên quan tới nội dung học vấn khắt khe.

4. Đường lối giáo huấn của người NF


Đường lối giảng dạy của người NF được ghi dấu đặc biệt bởi những đặc ân cá nhân và sự dấn thân
cho học sinh họ giảng dạy. Giáo chức NF ưu tư đích thực về mọi phương diện tốt của học sinh,
phương diện xã hội cũng như phát triển trí tuệ. Họ có khuynh hướng liên hệ riêng tư với từng học
sinh một và thường có ý muốn dạy riêng từng em một. Dưới sự lãnh đạo hướng dẫn của người NF,
học sinh thường nhận định ra những tài năng mà trước kia họ không nhìn thấy.
Giáo chức NF cũng thường có khuynh hướng dạy theo một lớp học dân chủ. Họ muốn học sinh
tham dự vào thể thức hoàn thành một quyết định và sẵn sàng sống theo quyết định đó. Họ cũng
muốn cho học sinh liên hệ phản ứng với nhau hơn là các mẫu tính tình khác mong muốn, và không
tự coi mình là nguồn gốc mọi khôn ngoan, là đỉnh cao trí tuệ loài người. Giáo chức NF cũng thường
có can đảm cho phép học sinh sai lỗi đôi khi và họ có mặt đó để khuyến khích khi cần thiết.
Giáo chức NF trực tiếp nhận biết bầu khí lớp học và sẵn sàng thay đổi một bài học đã soạn nếu
như học sinh cần phải có kinh nghiệm khác vào lúc đó. Giáo chức NF có thể tổ chức và điều hành
một lúc 3 màn tuồng kịch khác nhau, vì họ có tài chịu đựng nhiều sinh hoạt cùng một lúc miễn là
hữu ích. Họ dùng hình thức nhóm lớn, nhóm nhỏ, giảng chung dạy riêng và kiểu nào cũng làm cho
họ thoải mái, tuy nhiên họ ngại dùng sách giáo khoa, nhưng lại có tài biến chế những bài làm, dự
án theo như tài liệu riêng tư có được.
Người NF có thể không theo quy ước trong việc giảng dạy và có thể điều khiển các học sinh ngoài
quy ước. Giáo chức NF biết sử dụng các tài liệu giảng dạy thích hợp với chương trình học để giúp
phát triển chiều hướng xã hội. Họ thường thích các chương trình và kinh nghiệm về các giá trị này
nọ.
Người NF cũng giao tiếp liên hệ với từng học sinh một trong lớp: thỉnh thoảng có trường hợp cảm
xúc quá dồi dào vì các giáo chức này bình thường đã tỏ ra thiện cảm và ý thức được cảm xúc của
người khác cũng như tình cảm của chính mình. Như vậy họ dễ bị vấp váp khi có phản ứng tích cực
cũng như tiêu cực. Liên hệ với 100 học sinh trong nhiều lớp khác nhau có thể làm tiêu hao nhu cầu
tình cảm của người NF, và dĩ nhiên họ cần phải có giờ nghỉ ngơi thỏa đáng.
Một giáo chức NF có thể mất bớt hiệu lực nếu như cứ tin rằng mình phải lo cho tất cả những học
sinh mình giảng dạy và chúng cũng phải liên hệ với mình. Nếu họ không thích một học sinh nào
đó, họ sẽ phải đau khổ cho đến khi nào suy đoán ra được lý do tại sao họ không thích, cho dù người
khác nhận xét như vậy là đúng. Người NF có thể coi nhân viên ban giám đốc quản trị như một vai
trò uy quyền và phóng diễn vào đó phản ứng cũ của họ trong liên hệ sơ khởi trong dĩ vãng, chẳng
hạn như liên hệ với cha mẹ. Đôi khi người NF cảm thấy thật khó chấp nhận những người trên nói
chung cũng như chấp nhận học sinh và giáo chức đồng nghiệp. Điều đó có thể dễ hiểu, vì người
NF có tính cách thèm khát muốn mọi sự được hoàn hảo và mỗi việc là độc nhất vô nhị, nhưng như
vậy lại dễ làm tổn thương đến liên hệ làm việc. Giáo chức NF có thể bỏ bê giấy tờ các thứ cho đến
độ khủng hoảng. Họ cũng có thể bỏ qua các liên hệ khó chịu hoặc các tình trạng khó khăn, luôn
hy vọng rồi thế nào mọi sự cũng sẽ qua đi. Tuy nhiên người NF liên hệ dễ dàng với người khác và
có khuynh hướng là một người lãnh đạo hùng mạnh và được lòng mọi người trong ban giáo chức.
Mặc dầu họ có khuynh hướng nói điều hay điều tốt về người khác, nhưng nếu có điều gì họ không
thích xảy đến, người NF cũng dễ có khuynh hướng đưa ra những nhận xét về người khác và về
hành động đặc biệt của người ta, nhất là khi những người bị chỉ trích không có mặt ở đó. Điều này
cũng áp dụng thật đúng khi họ thảo luận chi tiết không thích hợp về học sinh hoặc phụ huynh trong
phòng họp giáo chức. Nói chung chung, giáo chức NF có khuynh hướng giúp ích hơn là làm tổn
thương các liên hệ với những người chung quanh họ. Họ có khuynh hướng thích thú nghề nghiệp
của họ và rất thích giảng dạy. Họ sẵn sàng hy sinh tất cả thời giờ cần thiết để chu toàn mọi sự và
thích những khóa tu nghiệp hội thảo có liên quan tới sở thích của họ. Họ có khuynh hướng thích
những cuộc hội thảo hơn là thuyết trình, thích những sinh hoạt nhóm nhỏ hơn là tường trình nhóm
lớn. Họ có khuynh hướng theo dõi sách báo chuyên nghiệp một cách qua loa vậy thôi, cho dù họ
luôn chú ý đến những gì là sáng tạo và mới lạ. Giáo chức NF có khuynh hướng đầu tư vào các tài
liệu dùng cho lớp học để giúp họ giảng dạy khá hơn, trong khi giáo chức NT lại đầu tư vào các
sách vở chuyên môn.
Tổng quan về đường lối giảng huấn
giá trị bách phân bộ môn thích kỹ thuật tiên quyết giáo chức & giảng dạy thường dùng giáo dục
thời kỳ phục vụ
SP phát triển 4% mỹ thuật bi kịch dự án,biểu tự giác & thời kỳ ngắn thủ công nghệ diễn,thi đua,
tự do thể thao giải trí âm nhạc trò chơi
SJ phát triển 56% canh nông sử địa chính trị thuộc lòng, trách nhiệm & thời kỳ hành chánh, kinh
tế giađình thực tập,luậ lợi ích lâu dài kinh doanh, thể thao, xã hội trắc nghiệm
NT phát triển 8% triết lý toán thuyết trình kiến thức & thời kỳ vừa khoa học ngữ học trắc nghiệm
năngkhiếu kỹ thuật, truyền thông luận, dự án
NF phát triển 32% nhân văn ngoại ngữ dự án nhóm nhân vị & thời kỳ xã hội hùng biện trò chơi,diễn
toàn diện lâu dài kịch nghệ thần học thảo luận âm nhạc giả tưởng
CHƯƠNG 6
NHẬN ĐỊNH TỔNG QUAN

Sau đây là chân dung toàn bộ của mỗi mẫu tính tình.

1. Người ENFJ nhà giáo: 5%


Nhóm ENFJ là những lãnh tụ xuất sắc của các phe nhóm các hội đoàn. Họ có một đức tính rất dễ
thương này là tin rằng người khác sẽ theo họ, và chắc chắn người khác sẽ làm y như họ đề xướng.
Thông thường trên thực tế người khác làm như vậy, vì người ENFJ có biệt tài quyến rũ khác
thường. Người ENFJ đề cao giá trị hợp tác với người khác, và họ cố gắng rất nhiều để hợp tác với
người khác.
Cứ 100 người mới có được 5 người thuộc mẫu tính tình ENFJ, nên họ coi người khác là quan trọng
bậc nhất và ưu tiên số một. Hậu quả là người ENFJ có thể cảm thấy mình có trách nhiệm về tâm
tình của người khác đến độ tạo nên gánh nặng cho tình nghĩa giữa hai người với nhau. Người ENFJ
truyền đạt thái độ chăm sóc, ưu tư và ý muốn dấn thân gánh vác. Đó là lý do người khác tìm về
người ENFJ để được nâng đỡ, bảo vệ, và người ENFJ thường có khả năng để bảo vệ, nâng đỡ
người khác. Tuy nhiên cũng có khi nhu cầu đòi hỏi người ENFJ quá nhiều làm cho họ không đủ
sức ấn định giới hạn. Người ENFJ không có đủ can đảm từ chối bất cứ đòi hỏi nào, cho dù đôi khi
là không chính đáng. Nếu không còn thời giờ và nghị lực để nâng đỡ bảo vệ người khác nữa, người
ENFJ sẽ cảm thấy mặc cảm tội lỗi. Người ENFJ dễ bị tổn thương khi lý tưởng hóa liên hệ tình
nghĩa tương giao, quá đề cao tình nghĩa đến độ không còn đúng với thực tế của bản tính loài người
nữa. Vì khuynh hướng lý tưởng hóa đó mà người ENFJ đã vô tình làm cho bạn bè bị khiếp đảm,
bởi lẽ bạn bè tin rằng họ không thể sống đúng như quan niệm của người ENFJ có về họ được.
Thực tế cho biết người ENFJ rất dễ độ lượng khoan dung đối với người khác, ít khi phê bình chỉ
trích và luôn đáng tín nhiệm.
Người ENFJ tin rằng họ truyền thông tư tưởng dễ dàng, họ được người khác chấp nhận và hiểu họ,
y như chính họ hiểu và chấp nhận người khác. Họ tin rằng người khác cũng làm như vậy. Khi
người ENFJ khám phá ra rằng người khác không hiểu và không chấp nhận lập trường thái độ của
họ, họ ngạc nhiên, thắc mắc và bị tổn thương. Cũng may là ít khi xảy ra như vậy, vì người ENFJ
có biệt tài ngôn từ trôi chẩy, nhất là về khoa hùng biện. Họ khéo nói hơn là dễ viết. Vì thếâ người
ENFJ gây ảnh hưởng dễ dàng khi hội họp: dù nhóm nhỏ dù hội lớn, họ không sợ phát biểu ý kiến.
Người ENFJ có biệt tài giao tiếp, liên hệ và thông cảm với người khác, biết đặt mình vào tâm tình,
địa vị, tin tưởng của người khác. Điều nguy hiểm có thể là họ vô tình đồng hóa với người khác và
đeo vào mình những gánh nặng không phải của mình, đến độ mất đi bản lĩnh của chính mính. Họ
dễ dàng bắt chước người khác một cách tự nhiên, vì dễ đặt mình vào hoàn cảnh tâm tình của người
khác. Họ rất dễ quan tâm lo lắng đến những người thân cận, và cả đến những người xa lạ nữa, để
rồi đôi khi bị vấn vương tình cảm quá mức. Người ENFJ hành động khá đúng theo trực giác, vì
trực giác của họ thường được phát triển đúng mức. Quyết định một sự việc gì hoàn toàn theo lý
luận chưa chắc đã hoàn toàn đúng, nhưng đôi khi người ENFJ cũng nên hỏi ý kiến một người với
khuynh hướng T(hinking) suy tư mạnh để bù lại khuynh hướng F(eeling) tâm tình. Tuy nhiên xét
về phương diện giá trị tổng quát, người ENFJ thường biết sở thích của mình và có thể đọc được
tâm lý người khác một cách khá chính xác. Ít khi người ENFJ đoán sai lầm về mục đích ý hướng
của người khác, dù người ta nói ra hay giấu kín.
Người ENFJ dễ sống hòa đồng với xã hội và là người bạn tốt, là người phối ngẫu tuyệt vời. Họ tận
tụy với con cái, mà không áp đảo con cái hoặc người bạn trăm năm. Trên thực tế có khi người
ENFJ giữ được tâm tính quân bình đến độ trở thành nạn nhân của một người phối ngẫu quá đòi
hỏi yêu sách.
Người phối ngẫu ENFJ luôn luôn tìm cách làm đẹp lòng người bạn đời của mình, và cảm thấy có
lỗi khi nếp sống gia đình bị xáo trộn. Họ sẽ không ngừng tìm đủ mọi cách, dùng thời giờ, tiền bạc
và nghị lực để cho gia đình được êm ấm trở lại. Lòng hy sinh tận tụy đó thường đi đôi với hoài
bão có được một tình nghĩa hoàn hảo, một đặc điểm của nhóm NF, và đặc biệt là mẫu ENFJ. Như
vậy người ENFJ, luôn luôn mơ ước một lý tưởng cao siêu, sẽ cảm thấy bất mãn một cách mông
lung trong bất cứ một liên hệ tình nghĩa nào, dù là bạn đời, dù là bạn chơi.
Lòng ước ao hoàn hảo có ảnh hưởng đến nghề nghiệp của người ENFJ làm cho họ hơi lo lắng bồn
chồn một chút, dù làm nghề gì cũng vậy. Cũng như người ENFP nhà báo, người ENFJ dễ thành
công trong nhiều nghề. Vì tài ăn nói lưu loát, người ENFJ dễ dàng tiếp xúc với người khác, nhất
là khi được đối diện. Các nghề trong phương tiện truyền thông, các ngành tông đồ mục vụ, kịch
trường phim ảnh, có đầy rẫy những người ENFJ thành công. Họ là những người chữa trị tâm lý
tuyệt diệu, những giáo sư lôi cuốn, những giám đốc xuất chúng, những nhà buôn biệt tài. Họ nên
tránh những ngành như kế toán, vì không có liên hệ giao tiếp giữa người với người. Ngoài ra, bất
cứ ngành nào có liên hệ giao tiếp xã hội đều là đúng sở trường của con người ENFJ.
Người ENFJ thích sắp đặt tổ chức mọi sự cho có thứ tự. Họ muốn đặt kế hoạch dự tính mọi việc
trong sở làm cũng như nơi gặp gỡ, và có khuynh hướng giữ trọn lời hứa, đúng giờ hẹn. Người
ENFJ cảm thấy thoải mái khi đụng đầu với những trường hợp phức tạp đòi hỏi phải cân nhắc đắn
đo các sự kiện. Đồng thời người ENFJ tiếp xúc rất thân tình dễ thương với người khác, nên dù ở
đâu họ cũng được người ta biết đến. Dù là lãnh đạo dù là thành viên, họ cũng sống một cách thoải
mái trong bất cứ trường hợp nào. Một người ENFJ trưởng nhóm có khả năng đã được phát triển
có thể tổ chức các hoạt động không ngừng cho nhóm mà không cần chuẩn bị kỹ càng, và có thể
tìm ra đủ vai trò cho từng người trong nhóm. Đôi khi các mẫu tính tình khác khâm phục coi đó
như là một biệt tài không ai theo nổi. Người ESFJ nhà buôn cũng có tài ứng biến như vậy, nhưng
người ESFJ đóng vai trò một ông bầu, một quản trò, một người chủ sự hơn là một lãnh tụ, một vị
chỉ huy trưởng, một người trưởng nhóm. Người ESFJ mang tính cách giúp vui nhiều hơn: vai trò
của họ là làm sao mỗi người đều được hài lòng, ăn nói vui vẻ, nhất là trong các dịp ‘quan, hôn,
tang, tế’, trong các bữa ăn họp mặt. Người ENFJ cũng đề cao giá trị giao tiếp giữa người với người,
muốn được hòa hợp êm ấm trên hết mọi sự khác, nhưng họ không dễ bị nản chí vì người khác thờ
ơ lãnh đạm, họ tự lập không để mình bị lệ thuộc vì lời người khác nhận định.

2. Người INFJ tác giả: 1%


Nhóm INFJ đặt trọng tâm vào các khả năng, những sự việc khả hữu, suy tư nhận định theo bậc
thang giá trị và rất dễ đi tới một quyết định. Thật đáng tiếc rằng nhóm này chỉ là một thiểu số 1%,
bởi lẽ người INFJ có khuynh hướng đặc biệt thật mạnh muốn góp phần giúp ích cho tha nhân, và
thực sự vui mừng khi giúp ích được cho người khác. Người INFJ có tư cách nhân vị thật cao siêu.
Con người của họ phức tạp, nên họ dễ hiểu biết và đối xử với những vấn đề và con người phức
tạp.
Thông thường người INFJ hay có những ước vọng về nhân loại nói chung trong quá khứ, hiện tại
cũng như tương lai. Nếu có người nào biểu lộ một tài đặc biệt hiểu biết các hiện tượng tâm linh,
chắc chắn phải là một người INFJ. Đặc biệt là người INFJ có khả năng thông cảm hiểu biết, dễ
nhận thức ra được cảm xúc tâm tình của người khác trước khi chính người kia nhận ra. Có khi họ
cảm thấy ưu tư, lo lắng, bệnh hoạn của người khác mà các mẫu tính tình khác khó mà nhận diện
ra được. Người INFJ có thể trực giác được điều tốt điều xấu nơi người khác, cho dù ít khi họ có
thể cho hay cách thức mà họ biết. Chỉ nhờ những sự việc xảy ra sau đó người ta mới thấy đó là sự
thực đúng như vậy thôi.
Nhóm INFJ thường là học sinh tốt, người tuân lệnh và ít sáng kiến. Họ chuyên cần làm việc và
thích học hỏi nghiên cứu. Họ chứng tỏ khả năng thực hiện thật hoàn hảo và thường cố gắng thi
hành nhiệm vụ hơn cả chỉ tiêu công việc đòi hỏi. Thông thường họ không phải là những người
lãnh đạo ra mặt, nhưng âm thầm gầy dựng ảnh hưởng trong bóng tối.
Thật khó mà tìm hiểu được người INFJ. Họ có một đời sống nội tâm thật dồi dào, nhưng lại dè dặt
và ít khi muốn chia sẻ tâm tình với ai khác, ngoại trừ người thân tín. Người INFJ có khuynh hướng
mạnh đi vào nội tâm, nên họ dễ bị người khác làm tổn thương, để rồi họ lại có lý do đi vào nếp
sống ẩn thân một mình. Những ai quen biết người INFJ nhiều năm, có thể nhận thấy một vài khía
cạnh bất ngờ phát hiện. Không phải là vì người INFJ tiền hậu bất nhất. Thực ra họ rất thuần nhất
và trung thực. Nhưng họ đã vo tròn lại thành những con người phức tạp có nhiều lớp khác nhau
mà chính họ cũng phải thắc mắc không hiểu tại sao nữa.
Người INFJ thích làm đẹp lòng người khác và có khuynh hướng đem hết khả năng cố gắng giúp
mọi hoàn cảnh. Họ thích và muốn đồng ý với hết mọi người, và nhận thấy mâu thuẫn là tai hại và
khó chịu. Thần giao cách cảm thường thấy xuất hiện nơi người INFJ hơn là những mẫu người
khác, cho dù những mẫu tính tình khác cũng có thể có như vậy được. Người INFJ sử dụng trí tưởng
tượng thật sắc bén trong ký ức và trực giác, nên đôi khi họ trở nên thiên tài, hoặc những nhà huyền
bí. Trí tưởng tượng sắc bén đó thường giúp cho người INFJ sáng tác được các tác phẩm nghệ thuật
phức tạp và tinh vi như âm nhạc, hệ thống toán học, thi phú, kịch nghệ, tiểu thuyết. Hiểu theo một
nghĩa nào đó, người INFJ có tâm hồn mơ mộng hơn cả. Như người ENTJ chỉ huy trưởng không
thể không lãnh đạo chỉ huy, người INFJ tác giả không thể không có trực giác. Họ trực giác về
người, về vật, về sự việc xảy ra bằng các ước vọng, tài tiên đoán, lời sấm, những hình ảnh và âm
thanh do trí tưởng tượng. Người INFJ có thể truyền thông với một người ở xa một cách thật bí ẩn.
Nhóm người INFJ thường chọn bộ môn văn chương ở đại học và chọn nghề nào có nhiều giao tiếp
cá nhân với mỗi người riêng biệt, chẳng hạn như bác sĩ y khoa tổng quát, nhà tâm lý hoặc bác sĩ
tâm bệnh. Cũng như tất cả các người NF khác, người INFJ nhận thấy truyền giáo mục vụ là lôi
cuốn, tuy nhiên họ phải phát triển khía cạnh hướng ngoại nhiều hơn, và như vậy đòi hỏi họ phải
có thật nhiều nghị lực. Người INFJ có khi thích viết văn, nhưng loại văn họ viết phải chứa đựng
nhiều hình ảnh. Họ xếp sòng về cách nói bóng, và lời nói cũng như văn viết của họ thật bóng bẩy
ví von và phức tạp. Họ thường dùng tài sử dụng ngôn từ để hướng về con người, diễn tả con người,
và viết để truyền thông cho người một cách cá nhân đặc biệt. Người INFJ viết văn thường cho biết
khi họ viết là họ nhắm tới một người nào đó trong trí. Họ không có hứng để viết cho một đám đông
trừu tượng không hình dáng chân dung.
Người INFJ là những chuyên viên chữa trị tâm bệnh cá nhân thượng hạng, vì họ có khả năng thông
cảm liên hệ với những mẫu tính tình của thân chủ, một cách đặc biệt mà các mẫu tính tình khác
không có được. Nhưng người INFJ cũng lại dễ bị tổn thương hơn các mẫu tình tình khác khi phải
đề cập tới những điểm liên quan đến mẫu người của họ. Người INFJ thường chọn hướng dẫn tâm
lý, tâm lý bệnh học, tâm bệnh trị liệu, hoặc để giảng dạy hoặc để chữa trị. Người INFJ cũng thích
viết về mấy nghề này. Dù họ chọn nghề gì, họ cũng thường thành công, vì họ có tình thân mật, có
tinh thần phấn khởi, biết nhìn xa, hiểu rộng, có nhiều sáng kiến và có tài tổ chức thật chu đáo.
Nơi làm việc cũng như ngoài xã hội, người INFJ rất dễ tế nhị trong việc giao tiếp với người, và có
khuynh hướng làm việc đàng hoàng trong một cơ cấu tổ chức. Họ có khả năng làm những công
việc đòi hỏi yên tĩnh và tập trung tư tưởng, nhưng cũng làm việc hữu hiệu khi giao tiếp với người,
miễn là việc giao tiếp không có tính cách giả tạo. Người INFJ thích giải quyết vấn nạn khúc mắc,
họ hiểu biết và sử dụng đúng mức hệ thống tổ chức của con người một cách sáng tạo và nhân tạo.
Dù là nhân công hay chủ nhân, người INFJ cũng để ý đến tâm tình cảm nghĩ của người khác, và
có khả năng cung ứng một hàn thử biểu để đo lường tâm tình cảm nghĩ của các cá nhân cũng như
của mỗi nhóm trong một tổ chức. Người INFJ biết chú ý lắng nghe, biết chịu khó và có khả năng
hỏi ý kiến và cộng tác với người khác. Một khi đã quyết định rồi, người INFJ cố gắng thi hành
quyết định đó.
Người INFJ thường thường giỏi về nghệ thuật giao thiệp với quần chúng, và họ giao thiệp thật hay
với mọi người. Họ quý trọng sự hòa hợp của ban chỉ huy, muốn được thấy cơ cấu tổ chức êm đềm
dễ chịu; họ sẵn sàng cố gắng hết sức để góp phần vào mục đích đó. Họ dễ bị nản chí vì các lời chỉ
trích quá đáng, và tâm tình họ dễ bị tổn thương. Họ đáp ứng các lời khen ngợi và dùng cách tán
dương để khuyến khích người khác, cũng như cảm thấy được khuyến khích khi có người tán
thưởng họ. Nếu họ bị chống đối, hoặc phải làm việc tại một nơi không thân tình bao nhiêu, hoặc
bị phê bình chỉ trích luôn luôn, họ sẽ dễ bị mất niềm tin, trở nên bất hạnh, bất động và cuối cùng
là bị đau bệnh nữa.
Trong đời sống hôn phối, người INFJ thường tận tâm với người bạn phối ngẫu, nhưng có khi không
thích gần gũi thể xác bao nhiêu. Có lúc họ biểu lộ tình yêu thể xác, nhưng là lúc họ muốn, và
thường đây là lúc họ cảm thấy có hứng tình. Điều đó dễ gây hiểu lầm cho một người bạn phối ngẫu
hướng ngoại. Thông thường người INFJ biểu lộ tình cảm một cách tế nhị, đổi chiều một cách bất
ngờ và khôi hài. Người INFJ muốn và cần có hòa hợp an vui trong gia đình, và nhận thấy rằng
mâu thuẫn dù kín dù hở, cũng thật là tai hại vô cùng cho tâm thần của họ. Nhóm bạn bè thân tín
của người INFJ là một nhóm nhỏ bé, thân tình và lâu bền.
Người INFJ là những cha mẹ rất tận tụy, lo lắng cho con cái có khi đến khó chịu. Người mẹ INFJ
đặc biệt dính liền với đứa con hơn các mẫu tính tình khác: y như thể mẹ con là hình với bóng vậy.
Liên hệ mật thiết giữa mẹ và con có thể tạo nên sự lệ thuộc quá trớn, và như vậy tai hại cho cả mẹ
lẫn con. Đồng thời người INFJ có thể sống thân mật với con cái mà vẫn giữ kỷ luật nghiêm minh
được. Họ thường để ý đến bầu khí êm ấm của gia đình, nhất là về sức khỏe, an vui hạnh phúc của
người phối ngẫu và của con cái.

3. Người ENFP nhà báo: 5%


Đối với người ENFP, không có sự gì xảy ra mà không có một ý nghĩa, và họ nhìn thấy một ý nghĩa
huyền bí về động lực nơi người khác, nhờ đó họ có tài nhìn thấy đời sống như một tấn tuồng thích
thú đầy những cơ hội vừa thiện vừa ác. Trong 100 người chỉ có 5 người thuộc mẫu ENFP, nhưng
lại có ảnh hưởng rất nhiều trên người khác. Người ENFP cố gắng đi tìm những gì là chính thực,
ngay cả khi hành động bộc trực tự nhiên: điều này thường được biểu lộ qua cử chỉ điệu bộ hơn là
ngôn từ, và làm cho người khác cảm thấy hấp dẫn. Tuy nhiên, người ENFP luôn nhận thấy cố gắng
của họ để được trung thực tự nhiên còn thiếu sót, nên họ tiếp tục làm công việc ‘đội đá vá trời’,
than phiền rằng họ hiểu biết mình quá nhiều.
Người ENFP coi những kinh nghiệm tình cảm dạt dào là thiết yếu. Tuy nhiên khi họ trải qua kinh
nghiệm tình cảm, họ cảm thấy khó chịu vì họ ý thức được rằng một đàng họ đang sống kinh nghiệm
này, một đàng họ đã bị tách xa. Họ cố gắng sống thuần nhất, nhưng lại luôn luôn nhận thấy họ
không còn vấn vương những tâm tình đích thực của họ nữa, trong khi đó người ENFP có rất nhiều
loại tâm tình.
Người ENFP luôn luôn dò dẫm khám xét môi trường ngoại cảnh, và không để một cái gì thoát khỏi
tầm mắt quan sát của họ. Họ là những nhà quan sát am tường và tinh vi, có thể một lúc để ý nhận
xét người khác rất kỹ lưỡng mà vẫn ý thức được những gì đang xảy ra nơi họ. Mức độ chú ý của
họ không bao giờ là thụ động, bình thường, mơ hồ, nhưng luôn là định hướng. Thỉnh thoảng người
ENFP nhận thấy mình giải thích hiện tượng theo chiều hướng đoán mò, gán ghép ý nghĩa đặc biệt
cho lời nói và hành động. Lối giải thích mò này có vẻ tiêu cực và thường không chính xác. Hậu
quả là người ENFP sẽ bị rơi vào một tình trạng nguy hiểm: họ đã gây nên ấn tượng tai hại vô ích.
Người ENFP có nhận định tri thức rất xuất sắc, nhưng họ có thể có nhiều phán đoán suy luận sai
lầm làm cho chính họ cũng phải bực mình khó chịu. Họ phạm vào một lầm lỗi này là đi tìm sự
kiện để chứng minh thiên kiến của họ. Họ có thể hoàn toàn đúng trong cách nhận định tri thức,
nhưng lại sai hẳn trong phán đoán suy luận.
Người ENFP có khuynh hướng rất nhậy cảm và dễ thức tỉnh, nên cũng dễ bị căng thẳng thần kinh
gân cốt.
Họ luôn sống sẵn sàng đối phó với khẩn trương, và cứ tưởng người khác cũng sẵn sàng như họ
vậy. Họ có thể mau chán ngán vì hoàn cảnh về người khác, và không muốn sống lại cùng một kinh
nghiệm mãi. Họ thích thú sáng tạo một cái gì như một tư tưởng mới, một dự án mới, nhưng lại
không chịu chú ý theo dõi tiếp. Họ rất dễ phấn khởi một cách đặc biệt và tạo nên phấn khởi cho
người khác. Người ENFP dễ lôi cuốn người khác chiều theo ý họ. Tuy nhiên người ENFP tỏ ra
tinh thần tự lập tự chủ rất cao: họ không muốn chính mình cũng như người khác phải lệ thuộc ai
cả. Họ có khuynh hướng đặt nhiều thế lực vào các nhà cầm quyền hơn là thực tế đòi hỏi, và muốn
nhờ đó mà quan sát mọi người mọi sự khác một việc mà lẽ ra họ không nên làm. Người ENFP
chống lại ý tưởng để người khác lệ thuộc họ, hoặc để họ có quyền trên người khác, nhưng tư cách
hấp dẫn của họ lôi cuốn nhiều người theo đường lối của họ. Người ENFP luôn có những người tìm
đến học hỏi sự khôn ngoan, nguồn hứng khởi, lòng can đảm, vai trò lãnh đạo, và cứ vậy mà người
ENFP bị người khác áp lực đòi hỏi khá nhiều.
Người ENFP có đức tính lạc quan và họ ngạc nhiên khi thấy người khác hành động, cũng như sự
việc không xảy đến như họ mong mỏi. Nhiều khi lòng họ tin tưởng vào sự thiện hảo của định mệnh
và bản tính con người là lời tiên đoán chỉ đúng trên chính mình họ.
Người ENFP có rất nhiều khả năng để chọn đủ mọi nghề và làm nghề nào họ cũng dễ thành công.
Người ENFP là người làm việc hăng say, phấn khởi, dễ thương, có nhiều sáng kiến và óc tưởng
tượng, và có thể làm bất cứ việc gì họ thích. Họ có thể giải quyết đa số các vấn đề, nhất là những
việc có liên quan tới con người. Họ sống thoải mái dễ chịu với đồng nghiệp; người khác thích làm
việc với họ. Người ENFP có tài thu hút quần chúng thật xuất sắc, khéo tổ chức hội họp và thảo
luận, cho dù họ không giỏi về phương diện cung cấp chi tiết sinh hoạt. Họ thích tìm ra những cách
thức mới lạ, và những dự án của họ lúc đầu là những mục đích cao đẹp lại mau mang tính cách
riêng tư. Chính họ giầu tưởng tượng nhưng lại khó chấp nhận sáng kiến và tư tưởng của người
khác. Chỉ khi nào họ coi những sáng kiến và tư tưởng đó là của họ, người ENFP mới dồn nghị lực
và tâm huyết vào. Một khi nhân sự và dự án đã trở thành tập quán, người ENFP hết hứng thú. Họ
thích những gì có thể có trong tương lai hơn là những gì đang có trong hiện tại. Thông thường họ
có nhiều liên hệ tình nghĩa riêng tư: họ dồn nghị lực để bảo vệ tình nghĩa riêng tư, cũng như để
duy trì những giao tiếp xã hội.
Nhóm ENFP là những nhà buôn đại tài, những nhà quảng cáo, những nhà chính trị, những văn sĩ
viết tuồng kịch, và nói chung họ thích những nghệ thuật diễn tả, đặc biệt là kịch nghệ về tâm tính
con người. Người ENFP cần thiết phải làm những việc có liên hệ giữa người với người, muốn thấy
những giao tiếp phản ứng giữa người này với người kia. Người ENFP nhận thấy họ khó có thể làm
việc được trong những gò bó của một tổ chức, nhất là khi phải theo quy tắc, luật lệ, hình thức hoạt
động kiểu mẫu. Hơn thế nữa, những chính sách, khuôn phép thường là mục tiêu muốn đương đầu
và muốn thay đổi. Những đồng nghiệp và cấp trên đôi khi thấy họ buộc lòng phải thích nghi và
cứu vãn. Có khi người ENFP tỏ ra không kiên nhẫn với người khác: họ có thể có khó khăn trong
một tổ chức vì họ dễ liên kết với những người chống đối, bởi lẽ họ có khuynh hướng lắng nghe và
ra tay cứu độ. Khi chọn nghề, người ENFP dễ bị lo lắng nếu công việc đòi hỏi chi tiết công phu và
phải theo dõi một thời gian. Người ENFP có tài thích ứng thay đổi những công việc hằng ngày để
họ có linh động phản ứng tùy nghi theo sáng kiến của họ.
Người phối ngẫu ENFP có khuynh hướng hiền hòa, dễ mến, dễ thông cảm và không a dua. Họ
không thích những tập quán thông thường mỗi ngày, và luôn luôn đi tìm kiếm những nguồn cảm
hứng mới. Cha mẹ ENFP tận tụy với con cái, cho dù có lúc theo hứng bất tử, đang là bạn cứu nhân
độ thế lại trở thành cánh tay uy quyền nghiêm minh. Không phải lúc nào họ cũng tỏ ra cương quyết
cứng dắn, vì họ có thể cho người bạn phối ngẫu của họ thi hành quyết định. Người phối ngẫu của
một người ENFP có thể nhận được những bất ngờ thích thú: khi dư giả thì có thể tỏ ra quảng đại
đến độ xa hoa. Người ENFP không thích người bạn phối ngẫu tiêu tiền một cách tự do tự ý, họ có
thể bắt phải đem trả một món đồ đã mua.
Thông thường người ENFP quán xuyến mọi việc trong gia đình, và muốn có được một gia đình
êm ấm, không xung khắc mâu thuẫn. Người ENFP quán xuyến việc gia đình có thể mải mê sắm
những đồ xa hoa để rồi hết tiền lo những sự cần thiết. Họ không luôn tha thiết tiết kiệm dành dụm
cho tương lai, và ít khi để ý đến bảo hiểm nhân thọ, trương mục tiết kiệm, tiền túi cho vợ/chồng
con cái.
Người ENFP có đặc điểm thích đi tìm những cái mới lạ, chỉ lo coi những gì có thể thay đổi, và có
trực giác thật mạnh mẽ. Đồng thời họ tỏ ra thoải mái, dễ thương dễ mến với người khác, và thường
thường họ cư xử thật hay với mọi người. Khuynh hướng hướng ngoại của họ phát triển tối đa, và
khả năng tìm sự mới lạ, khả năng đóng kịch của họ cũng triển nở thật dễ dàng.
4. Người INFP nhà chinh phục: 1%
Người INFP có bộ mặt thật dễ thương, bình tĩnh đối với thế giới bên ngoài, và thường tỏ ra nhút
nhát, ít nói. Mặc dầu bề ngoài người INFP tỏ ra lạnh nhạt dè dặt đối với người khác, nhưng bên
trong của họ lại khác xa hoàn toàn. Họ có khả năng chăm sóc hơn các mẫu tính tình khác. Họ chăm
nom săn sóc một cách hết sức tận tình, có khi đến độ say mê, đối với số một người đặc biệt, một
số lý tưởng đặc biệt. Có thể tóm tắt tính tình của người INFP bằng hai chữ ‘lý tưởng’. Nhiều khi
đặc tính lý tưởng này làm cho người INFP bị cô lập, bởi vì trong 100 người chỉ có một người INFP
thôi.
Người INFP quý trọng danh dự vì họ tin tưởng vào những giá trị nội tâm. Người INFP là hoàng
tử, là công chúa trong các chuyện thần thoại, là cận thần của hoàng đế, là người bảo vệ niềm tin,
là người ngự lâm pháo thủ lâu đài. Sir Galaha (Nguyễn Trãi của Việt Nam) và Thánh nữ Jeanne
d’Arc (Hai Bà Trưng của Việt Nam) là điển hình cho người INFP nam và nữ. Muốn hiểu được
người INFP, phải hiểu biết lý tưởng họ theo đuổi, bởi vì họ sẵn sàng hy sinh chịu khó thật khác
thường đối với con người và lý tưởng họ tin theo.
Người INFP muốn tìm cách thống nhất nếp sống, hiệp nhất xác hồn, tâm tình và trí tuệ. Họ thường
có một chút bi ai tinh vi trong cuộc sống của họ, nhưng ít ai có thể nhận ra. Người INFP dấn thân
miệt mài cho lý tưởng cao đẹp và tích cực, nên tất nhiên họ phải quan tâm tới những gì xấu xa tiêu
cực, làm ra vẻ như họ quyến luyến với những phàm tục. Vì thế người INFP sống y như là mâu
thuẫn: một đàng hướng về thuần khiết và duy nhất, một đàng lại để ý coi chừng nhơ bẩn và phàm
tục. Khi người INFP tin rằng họ đã nhượng bộ để cho cám dỗ bất chính lũng đoạn, họ sẽ tự động
đền tội bằng những hy sinh do chính mình áp đặt cho mình. Những hy sinh này chỉ xảy ra trong
nội tâm của người INFP, chứ không phải do áp lực quần chúng.
Người INFP thích phương pháp thẩm định giá trị hơn là suy luận thuần túy. Họ đáp ứng khi có vấn
đề xấu đẹp, lành dữ, thiện ác. Những ấn tượng tạo được là do đường lối linh động, toàn bộ và rộng
rãi. Những lời nói bóng bẩy, những hình ảnh tương tự sẽ tới một cách tự nhiên nhưng có thể phải
cố gắng một chút. Người INFP có tài giải thích cũng như sáng tạo các biểu tượng, và văn họ viết
đầy tình tứ thi vị. Họ có thể để lộ khuynh hướng không đếm xỉa đến lý luận bao nhiêu. Khác với
người NT, người INFP coi lý luận như chuyện phụ thuộc, có cũng được mà không có cũng chẳng
sao cả. Có khi người INFP nhận một lãnh vực họ không quen thuộc bao nhiêu, bởi lẽ họ muốn đối
phó với thực tế là tổng quát và tạo ấn tượng, nên không có thể nắm vững được các chi tiết đầy đủ.
Người INFP khó mà suy nghĩ tới một khung cảnh giả tưởng để làm việc, bởi vì họ chỉ nhận thấy
rằng một là sự việc có thật, hai là tưởng tượng, nên họ không kiên nhẫn được với chuyện giả tưởng.
Nơi sở làm, người INFP dễ thích ứng, đón nhận các tư tưởng mới, các tin tức mới, để ý tới người
khác cũng như để ý tới tâm tình họ biểu lộ, và giao tiếp dễ dàng với hầu hết mọi người, cho dù có
khi giữ một khoảng cách tâm lý xa xa. Người INFP không thích bị đứt quãng khi làm việc; họ làm
việc rất đàng hoàng một mình cũng như với người khác. Họ kiên nhẫn đủ với những chi tiết theo
thói quen tập quán. Họ có thể sai lầm về sự kiện chứ không sai lầm về giá trị. Họ thích chọn những
nghề về mục vụ, truyền giáo, dạy đại học, tâm lý trị liệu, kiến trúc, tâm lý tổng quát, và tránh
những nghề kinh doanh. Họ thường tỏ ra cố gắng để học hỏi cho đủ kiến thức và kinh nghiệm nghề
nghiệp của họ đòi hỏi, và ở đại học, họ học khá hơn là ở trung học. Họ có năng khiếu về học hỏi,
và có biệt tài về ngôn ngữ cũng như những người khác trong nhóm NF. Nhiều khi họ nghe tiếng
gọi kêu mời họ ra đi khắp nơi giúp ích mọi người. Họ sẵn sàng chấp nhận hy sinh cá nhân để đáp
lại lời mời gọi linh thiêng cao siêu đó, cho dù đôi khi họ kêu gọi người khác cũng phải hy sinh như
họ. Người INFP là những tiểu thuyết gia có hạng và những kịch sĩ về tính tình thật xuất sắc, bởi
vì họ có thể quên con người của họ đi, để diễn tả tâm tình của người khác, mà các mẫu tính tình
khác không làm được.
Trong đời sống hôn nhân, người phối ngẫu INFP tôn trọng lời họ thề hứa cam kết. Họ thích sống
hòa hợp và sẵn sàng làm mọi sự để tránh xung đột đổ vỡ. Họ nhậy cảm để ý tới tâm tình ý nghĩ
của người khác, và lấy làm thích thú được giúp đỡ chăm sóc người khác. Họ có thể cảm thấy khó
dung hòa được quan niệm lý tưởng và lãng mạn của đời hôn nhân với thực tế của cuộc sống hằng
ngày với người bạn đời. Thực tế là đôi khi người INFP hình như cảm thấy sợ hãi về những thành
công rực rỡ, lo sợ vì những bước tiến hiện tại có thể bắt họ phải trả giá bằng hy sinh sau này. Dĩ
nhiên người INFP nghĩ rằng thế nào cũng có luật bù trừ, khi họ cảm nghiệm được thành công, sắc
đẹp, sức khỏe, tài sản và kiến thức một cách quá dễ dàng. Vì thế người INFP đề phòng tránh né
không có muốn hưởng thụ trọn vẹn hạnh phúc vợ chồng. Họ có thể khó diễn tả những thân mật
vồn vã một cách trực tiếp, nhưng lại thông cảm trong những sở thích và tâm tình một cách gián
tiếp.
Đối với người INFP, nhà của họ là một lâu đài. Người cha mẹ INFP bảo vệ gia đình, nhà cửa của
họ thật mạnh dạn, và dồn hết nghị lực lo cho các người trong nhà. Họ có nhiều khả năng để tận
tụy hy sinh, thông cảm, thích ứng với người khác, nên rất dễ sống chung. Họ trung tín với gia đình,
và cho dù có mơ mộng một khoảng trời nào đó tốt đẹp hơn, dù có đi lạc vào khung trời đó chăng
nữa, họ cũng mau nhận ra những khó chịu dằn vặt. Trong tiềm thức, họ có tiên kiến rằng vui thú
nào cũng phải trả giá bằng đau khổ, nên họ có thể tạo nên trở ngại trong gia đình, vì lúc nào cũng
phải đề phòng canh chừng không có cho cái gì xa lạ xâm nhập. Trong nếp sống bình thường mỗi
ngày, người INFP có khuynh hướng thích nghi theo hoàn cảnh, và muốn người khác quyết định
thay cho họ, ngoại trừ trường hợp giá trị họ tin tưởng bị xâm phạm. Khi đó người INFP sẽ xông
pha nhập cuộc và sẽ không chịu nhường bước. Cuộc sống với người INFP thường êm đềm dễ dãi
về dài về lâu, cho đến khi lý tưởng của họ bị đả phá, xâm phạm. Khi đó họ mới chống đối và đối
phó.
5. Người ENTJ chỉ huy trưởng: 5%
Chỉ cần một chữ đủ để mô tả người ENTJ: chỉ huy. Động lực căn bản và nhu cầu thiết yếu của
người ENTJ là lãnh đạo, chỉ huy, và ngay khi còn nhỏ người ENTJ cũng đã thích đứng đầu nhóm
bạn bè. Trong 100 người chỉ có 5 người thuộc mẫu ENFJ. Người ENFJ dù ở đâu cũng có khuynh
hướng đặt cơ cấu lề lối tổ chức, để huy động người khác hướng về những mục đích cao xa. Đường
lối suy tư của họ là thực tế, khách quan, hướng ngoại và họ phát triển đường lối suy tư này thật
cao; nhờ đó họ sử dụng cách phân loại, tổng quát hóa, tổng kết và suy diễn từ những sự thực hiển
nhiên, và chứng minh thật dễ dàng. Họ giống người ESTJ, ban điều hành, ở điểm cả hai cùng có
khuynh hướng thiết lập kế hoạch để thực hiện một công tác, một dịch vụ, một tổ chức, nhưng
người ENTJ thích tìm chính sách, kiếm mục đích hơn là điều lệ quy tắc như người ESTJ. Lối suy
tư hướng nội, phân tích và bảo trì của người ENTJ phát triển nhiều hơn là lối suy tư hướng ngoại,
và người lãnh đạo ENTJ có thể phải xin người phát minh ENTP hoặc người kiến trúc sư INTP góp
ý kiến. Người ENTJ cũng gần giống người INTJ chỉ trừ điểm này là họ tin vào tư tưởng thực tế
hơn là trực giác. Tuy nhiên nhờ họ có trực giác về thuần nhất mà tư tưởng thực tế của họ được
nâng đỡ và phát triển.
Cho dù người ENTJ dễ chấp nhận các thủ tục công thức sẵn có, họ cũng dễ bỏ các thủ tục công
thức đó khi thấy không có ích gì cho mục đích họ theo đuổi. Người ENTJ từ chối tất cả những gì
không đem lại kết quả, và dễ bị mất kiên nhẫn vì những lỗi lầm. Đối với người ENTJ, làm việc gì
cũng phải có lý do, và tình cảm không phải là lý do tốt để làm việc. Người ENTJ đứng đầu một tổ
chức biết biểu lộ ước vọng và thường có khả năng hơn các mẫu tính tình khác, để biết rộng nhìn
xa để giúp mọi người tới hướng đi của tổ chức, và thường truyền đạt viễn tượng ước mơ đó cho
người khác. Họ là những người có năng khiếu tự nhiên để xây dựng một tổ chức, và không thể nào
không lãnh đạo chỉ huy. Họ luôn thấy mình chỉ huy và có khi mê mẩn không hiểu lý do tại sao
mình lại được như vậy. Người chỉ huy ENTJ biết tổ chức các đơn vị họ điều khiển thành một hệ
thống hoạt động êm đềm, đặt kế hoạch tiên liệu trước, luôn nhớ tới các mục đích dài hạn ngắn hạn.
Họ tìm và thường kiếm được các nhân viên đắc lực hữu hiệu. Họ thích những quyết định tựa trên
những sự kiện vô tư, và họ muốn làm việc theo một kế hoạch đã được suy nghĩ chín chắn, và thích
dùng các hoạt động có sắp đặt thứ tự, và họ muốn người khác cũng phải theo như họ đã làm. Người
ENTJ ủng hộ chính sách của tổ chức và mong muốn người khác cũng làm như vậy.
Người ENTJ thường sẽ thăng tiến các ngạch trật đòi hỏi trách nhiệm và họ thích làm giám đốc,
chủ sự. Họ tận tụy miệt mài với công việc mà không biết mệt, và họ có thể hy sinh không để ý đến
một lãnh vực khác trong nếp sống của họ để làm công việc họ theo đuổi. Họ có khả năng giảm
thiểu những gì là vô hiệu, không kết quả, rắc rối vô ích, và họ sẵn sàng sa thải các nhân viên cứ
tiếp tục có hành động như vậy. Người ENTJ có khuynh hướng làm việc trong một cơ cấu có tổ
chức, họ thích được đứng đầu chỉ huy, và dễ leo lên các cấp bậc cao dù là quân sự, xí nghiệp, giáo
dục hay chính quyền.
Người ENTJ làm chủ gia đình. Khi họ về nhà, ai cũng biết người nào làm chủ trong nhà. Nhưng
đối với người ENTJ, việc làm là rất quan trọng, nên có thể họ sẽ hay vắng nhà, nhất là đàn ông.
Người ENTJ nam cũng như nữ mong muốn rất nhiều nơi người phối ngẫu của mình phải có tư
cách nghị lực, phải biết tự lập tự chủ, phải có nhiều sở thích thay đổi và có tinh thần tự trọng cao.
Tuy nhiên một người đàn bà có nghề nghiệp đàng hoàng thường không lôi cuốn người đàn ông
ENTJ bao nhiêu, bởi lẽ chàng thích coi nhà cửa gia đình của chàng như là một phần đóng góp vào
nghề nghiệp của chàng, là một nguồn lực phụ giúp cho chàng phát triển nghề nghiệp.
Là cha mẹ, người ENTJ hoàn toàn làm chủ và con cái phải biết cha mẹ muốn gì: vâng phục. Khi
con cái không vâng lời, cha mẹ ENTJ có thể không thích làm sóng gió, nhưng có thể là quở trách
vừa phải nhưng cương quyết và đòi hỏi phải hứa vâng lời như trước. Người ENTJ coi nhiệm vụ
tình yêu vợ chồng và trách nhiệm làm cha mẹ là quan trọng, nhưng cũng có khi bị che lấp bởi
những thích thú nghề nghiệp. Người ENTJ thường không đi tìm một nơi lãng mạn hoặc người yêu
lý tưởng. Tuy nhiên, họ mong muốn một mái nhà hấp dẫn, thứ tự, ăn uống có giờ giấc, và giường
chiếu gọn gàng sạch sẽ. Họ muốn như thế để mong sao gầy dựng được một hệ thống gia đình lành
mạnh để giáo dục con cái hữu dụng, khỏe mạnh, và để tạo nên hòa khí thông cảm giữa vợ chồng.
Người chồng ENTJ có thể muốn vợ cũng phải hoạt động xã hội và sinh hoạt cộng đồng, cũng phải
hiểu biết vấn đề xã hội và có trình độ văn hóa cao như chàng. Người vợ ENTJ có thể khó mà tìm
được một người chồng không sợ tư cách cao cường và bản lĩnh vững chắc như mình.
6. Người INTJ nhà khoa học: 1%
Người INTJ là mẫu người có lòng tự tin cao nhất: họ tự ý thức nhận định được nghị lực của mình.
Trong 100 người chỉ có một người INTJ: họ sống trong thực tế nội tâm, chú trọng đến những gì
khả hữu, có thể xảy ra, biết suy tư theo hình thức lý luận thực nghiệm, và muốn mọi người mọi sự
có một giá trị tích cực. Người INTJ quyết định một cách dễ dàng tự nhiên, và khi đã quyết định
xong là yên tâm không lo lắng gì nữa. Người INTJ nhìn về tương lai hơn là quá khứ, và cuộc sống
của họ có thể tóm tắt được bằng hai chữ xây dựng. Họ thích xây dựng các hệ thống và áp dụng các
hình thức lý thuyết vào thực tế.
Đối với người INTJ, quyền bính nào phải tựa vào chức vụ, đẳng cấp, tước vị và tiếng tăm sẽ không
có hiệu lực tuyệt đối. Người INTJ không có để mình dễ bị lung lạc bởi các biểu ngữ, khẩu hiệu,
hô hoán. Nếu một tư tưởng hoặc lập trường nào có lý, người INTJ sẽ chấp nhận ngay; nếu không
có lý, họ sẽ không bao giờ chấp nhận, cho dù bất cứ là ai đã sáng kiến nẩy ra ý định đó hoặc đã
chủ trương lập trường đó. Cũng như người kiến trúc sư INTP, người INTJ không để cho uy quyền
gây ấn tượng nào.
Tuy nhiên người INTJ có khuynh hướng tuân theo các kỷ luật hữu ích, không phải vì họ tin vào
các kỷ luật đó, hoặc bởi vì kỷ luật có nghĩa lý, nhưng bởi vì cách họ nhận định thực tế một cách
độc đáo. Người INTJ là những người có óc thực tế tuyệt vời, họ coi thực tế là những gì do thiên
kiến và giả tạo, do đó có thể dùng thực tế như một dụng cụ, hoặc cũng có thể bỏ qua luôn.Thực tế
được nhào nặn và có thể thay đổi, bị chinh phục hoặc bị khống chế. Thực tế là một điều ngăn trở
trong việc trau dồi tư tưởng, và hiểu theo nghĩa đó, người INTJ là người có óc thuyết lý nhiều hơn
ai hết. Người cổ động viên ESTP coi tư tưởng như quân cờ của thực tế, còn người INTJ coi thực
tế là quân cờ của tư tưởng. Không có tư tưởng nào có thể bị coi là quá xa vời không thể nghĩ tới
được. Người INTJ là người khai phá tư tưởng rất dễ dàng, luôn luôn đón nhận những quan niệm
mới, và trên thực tế họ tích cực đi tìm kiếm tư tưởng mới.
Người INTJ điều động thế giới thuyết lý y như thể một bàn cờ vĩ đại, luôn đi tìm chiến thuật, kế
hoạch nào đem lại thành tích cao. Người INTJ cũng giống người INTP kiến trúc sư về khuynh
hướng lý luận. Tuy nhiên lối lý luận của người INTJ không bị gò bó trong cách suy tư bằng ngôn
từ. Người INTJ khác với người INTP ở chỗ họ chỉ cần có một ấn tượng mơ hồ, một trực giác do
lối lý luận không diễn tả được là đủ để họ tiếp tục suy tư, và chỉ chừng đó là đủ. Hơn nữa họ có
mắt nhìn thật tinh tế để nhận ra những thành quả khi họ áp dụng các tư tưởng mới, các lập trường
mới. Có khi họ tỏ ra tàn nhẫn trong việc áp dụng các hệ thống, ít khi quan tâm tới những hy sinh
cá nhân về thời giờ và nghị lực. Những lý thuyết nào không thể áp dụng được sẽ bị người INTJ sa
thải ngay.
Muốn hiểu được người INTJ, phải cẩn thận quan sát cách họ đối phó với các tư tưởng. Tư tưởng
họ ý thức được là hướng ngoại và thực tiễn. Vì thế họ có khả năng khá để tổng quát hóa, phân loại,
tóm lược, dẫn chứng cụ thể, chứng minh, đưa ra bằng cớ hơn là người INTP. Người INTJ không
cảm thấy tự nhiên với lý trí thuần lý bao nhiêu, tức là hệ thống lý luận với các nguyên lý minh
bạch. Xét theo khía cạnh đó, họ cũng giống như người ENTJ chỉ huy trưởng. Thay vì dùng lối lý
luận suy diễn, người INTJ dùng trực giác để che lấp khoảng trống.
Người INTJ có bản tính muốn làm việc gì cũng phải xong, luôn luôn để ý nhìn xa tới những hậu
quả có thể xảy ra. Các tư tưởng ý kiến hình như có một sức mạnh đặc biệt đối với người INTJ, cho
dù họ phải thử xem tư tưởng nào có ích, ý kiến nào có lợi. Công việc càng khó khăn, người INTJ
càng thích, vì tính của họ là muốn có thử thách và sáng tạo. Những đặc tính đó đưa đẩy người
INTJ vào những nghề nghiệp áp dụng kiểu mẫu lý thuyết vào thực tế. Họ thích xây dựng các hệ
thống sự kiện và tổ chức sắp đặt người việc bất cứ khi nào họ có cơ hội. Họ rất xuất sắc trong
ngành nghiên cứu để sản xuất ra đủ mọi cách áp dụng tư tưởng ý kiến. Cùng làm việc với người
INTP mẫu người kiến trúc các hệ thống, người INTJ cung ứng một khía cạnh cần thiết cho một tổ
chức để bảo đảm rằng công trình của người INTP không đóng bụi trên giá sách thư viện.
Người INTJ đôi khi có tư tưởng một chiều: đây có thể là ưu điểm hoặc cũng có thể là khuyết điểm
cho nghề nghiệp của họ, bởi lẽ họ có thể bỏ qua quan điểm và ước muốn của người khác. Người
INTJ thường leo cao lên các địa vị có trách nhiệm, bởi vì họ làm việc trường kỳ cần mẫn và luôn
theo đuổi mục đích của họ, không để phí phạm thời giờ và cố gắng của mình cũng như của đồng
nghiệp hoặc của nhân viên.
Người INTJ muốn sống để nhìn thấy các hệ thống tư tưởng chuyển thành thực thể hữu ích, còn
ngược lại, người INTP chỉ hài lòng phác họa ra các hệ thống đó. Tuy nhiên cả hai mẫu người cùng
coi việc tư tưởng duy nhất là điều rất quan trọng. Duy nhất bên ngoài cũng như duy nhất bên trong
thật là quan trọng đối với người INTJ, nên nếu khi làm việc mà họ thấy các phận vụ dẫm chân lên
nhau, các cố gắng giống nhau, các giấy tờ không hiệu quả, và phí phạm nhân tài vật lực, họ sẽ
không thể ngồi yên được cho đến khi điều chỉnh được tình trạng. Người INTJ quan niệm việc làm
phải có kết quả tương ứng với cố gắng, và họ thường chọn nghề kỹ sư, nhất là kỹ sư nhân sự. Cũng
có khi thấy họ chọn ngành vật lý, hoặc những chức vụ đòi hỏi phát triển như sắp đặt chương trình,
hoặc nói chung bất cứ công việc gì đòi hỏi sáng tạo và áp dụng kỹ thuật vào các lãnh vực phức
tạp.
Những cộng sự viên của người INTJ thường cảm thấy y như rằng người INTJ có thể nhìn thấu suốt
con người của họ và thường tin rằng người INTJ cần họ. Cảm tưởng bị người INTJ nhìn thấu suốt
thường tạo nên những xa cách tâm lý trong liên hệ giữa người với người. Những cộng sự viên
thường nhận thấy người INTJ bề ngoài như không có tình cảm, và có khi lạnh nhạt, vô tâm. Bởi lẽ
người INTJ có khuynh hướng bắt người khác cũng phải làm việc hăng say như họ, nên họ dễ tỏ ra
đòi hỏi, và khó có ai có thể làm vừa lòng họ. Người INTJ thành công khả quan trong trường học
nơi sở làm. Nơi sở làm, họ coi mục đích của sở rất nghiêm chỉnh, và tiếp tục đáp ứng các mục đích
này. Họ là những nhân viên tận tụy, trung thành: trung thành với cơ sở hệ thống tổ chức hơn những
thành viên khác. Do đó, thành viên trong tổ chức có thay đổi cũng không ảnh hưởng tới người
INTJ bao nhiêu, khác hẳn với nhóm người NF muốn trung thành với thành viên hơn với tổ chức.
Thông thường người INTJ có khuynh hướng nói ra những điều hay và ngậm tăm về những lời phê
bình tiêu cực. Họ muốn tổ chức tiến tới hơn là cay đắng về lỗi lầm quá khứ.
Người phối ngẫu INTJ muốn có hòa khí và trật tự trong gia đình và trong liên hệ tình nghĩa. Họ là
loại người tự lập tự chủ nhất trong các mẫu tính tình. Họ luôn tín nhiệm trực giác của họ trong việc
chọn lựa bạn hữu và người phối ngẫu, cho dù đôi khi người khác hiển nhiên chống đối và làm áp
lực. Khó mà đọc được rõ tâm tình của người INTJ, và nam cũng như nữ INTJ rất khó bộc lộ tâm
tình của mình. Thỉnh thoảng cả hai người nam nữ có vẻ như lạnh nhạt, nhút nhát và bất động, trong
khi thực ra người INTJ rất nhậy cảm khi bị những người thân tín chối từ. Trong giao tế xã hội,
người INTJ có thể không tinh tế và có khi quên lãng không giữ những hình thức nho nhỏ giúp cho
người khác dễ chịu. Chẳng hạn như người INTJ có thể cho biết rằng thời giờ dùng để nhàn đàm,
tâm sự vụn vặt là vô ích, làm cho người khác có cảm tưởng phải vội vã, cho dù đó không phải là
điều họ muốn. Trong liên hệ giữa người với người, người INTJ thường tỏ ra khả quan khi làm việc
hơn là khi giải trí. Họ không thích những cử chỉ thân mật âu yếm, ngoại trừ với một nhóm nhỏ họ
lựa chọn.
Là cha mẹ, người INTJ rất tận tụy và một lòng một trí lo cho con cái: con cái là trọng tâm cuộc đời
của họ. Họ nâng đỡ con cái và có khuynh hướng để cho con cái phát triển theo đường lối chúng
lựa chọn. Người INTJ thường tỏ ra cương quyết và nghiêm minh trong vấn đề kỷ luật, và ít khi
phải lặp đi lặp lại chỉ thị cho con cái cũng như cho người khác. Họ có tinh thần tự chủ tự lập hơn
các mẫu tính tình khác, nên họ rất cần phải được độc lập. Một khi họ tin rằng họ đúng phải, những
lời chỉ trích phê bình của người khác chẳng ảnh hưởng gì tới họ cả. Họ cũng có nhu cầu đời sống
riêng tư thật mạnh.
Điều người INTJ lấy làm quan trọng nhất đó là trực giác, nhưng ít khi người khác nhận thấy được
điều đó. Thường thường người ta nhận thấy đó là cách người INTJ dùng như một đường lối suy tư
để đối phó với đời và với người. Người INTJ dễ bị tổn thương trong lãnh vực tình cảm và dễ bị sai
lầm trầm trọng.

7. Người ENTP nhà phát minh: 5%


Người ENTP muốn chứng tỏ tài khéo phát minh và sáng tạo trong thế giới con người và vũ trụ vạn
vật. Trong 100 người chỉ có 5 người ENTP: hướng ngoại và trực giác, họ dùng trí tưởng tượng để
đối phó với các liên hệ xã hội cũng như các liên hệ máy móc vật chất. Họ luôn coi chừng những
gì sắp xảy đến và nhậy cảm đón trước những gì có thể xảy ra.
Người ENTP có tài phân tích, đặc biệt là phân tích các nhiệm vụ, vai trò, và biết chịu đựng cũng
như thích có những vấn đề phức tạp. Người ENTP lúc nào cũng đầy phấn khởi nên việc gì họ cũng
thích làm, nhờ đó người khác coi họ như là nguồn cảm hứng vậy: người ENTP làm cho người khác
hăng say thích thú. Mẫu người này có thể thích thú bất cứ cái gì, và rất dễ làm đẹp lòng mọi người,
và thường biểu lộ sự vui tươi hứng chí của người ENFP kế cận. Trong tất cả các mẫu tính tình,
người ENTP là mẫu người không muốn làm việc gì theo cách thức riêng, chỉ vì đó là cách thức
mọi người vẫn quen làm. Họ có một con mắt quan sát đặc biệt để nhận ra một đường lối tốt hơn,
luôn luôn đi tìm những chương trình mới, những hoạt động mới, những phương pháp mới.
Người ENTP tin tưởng vào giá trị những gì họ theo đuổi và chứng tỏ khả năng thật tài tình để bỏ
đi những gì là tiêu chuẩn, truyền thống và uy quyền. Kết quả của thái độ cởi mở đó là họ thường
đem lại một phương thức mới mẻ tân kỳ cho công việc họ làm và nếp sống của họ. Người ENTP
nhận định phán đoán thật tinh vi về thực tế xã hội và máy móc, và có thể trở thành chuyên viên
điều hành các liên hệ giữa phương tiện và mục đích.
Người NTP hướng nội coi dự án như là một cùng đích, còn người NTP hướng ngoại lại coi dự án
chỉ là một phương tiện. Cùng đích là khi nào công việc phát minh sáng chế đem lại kết quả, là khi
nào có thể sản xuất tiếp những công việc như dự án đầu tiên dự liệu. Các tư tưởng chỉ có giá trị
khi được thực hiện thành công trong hoạt động và đối tượng. Khi một người nói ‘làm như thế là
không được’, người ENTP chấp nhận như một thách đố và phản ứng lại bằng cách nói ‘tôi sẽ làm
được như thế cho mà coi’. Tuy nhiên họ không phải là những người chuyển núi rời non như người
INTJ. Người ENTP tin tưởng vững chắc rằng họ có khả năng tùy cơ ứng biến, và thực sự họ có
biệt tài đáp ứng lại đòi hỏi cấp bách của hoàn cảnh. Bề ngoài người phát minh ENTP giống như
người cổ động viên ESTP ở điểm dám nói dám làm. Nhưng trọng tâm của người ENTP là khả
năng và sức mạnh do khả năng tạo dựng, còn người ESTP thì chú trọng vào tư tưởng được tự do
vì dám nói dám làm.
Người ENTP nói chuyện thật hấp dẫn lôi cuốn: họ có khả năng theo dõi những ngôn từ phức tạp
của người khác. Có khi họ chủ tâm dùng chiến thuật tranh luận để làm bất lợi cho đối phương, kể
cả khi đối phương là những cộng sự viên hoặc bạn bè thân tín. Người ENTP có khả năng hơn các
mẫu tính tình khác để duy trì thế nước cờ đi trước vai vế ngồi trên đối với người khác. Họ đặt giá
trị cao vào việc thích ứng và sáng kiến linh động nên dễ dàng đáp ứng mau lẹ và thích nghi với
người khác hay thay đổi lập trường. Có khi họ còn bước xa cả mấy bước trước người khác nữa.
Người ENTP hoạt bát và phấn khởi, thường là linh hồn của một cơ sở tổ chức. Người ENTP có óc
kinh doanh và có tài khéo làm bất cứ việc gì tới tay cũng như hợp tác với bất cứ ai có mặt, vì họ
tin tưởng óc sáng kiến của họ có thể giải quyết vấn đề xẫy ra, hơn là ngồi đó mà thảo ra một dự án
đầy đủ chi tiết trước. Người ENTP chỉ cần một bản sơ thảo là đủ để họ có tự tin bắt tay vào việc,
tin tưởng vào khả năng tùy cơ ứng biến. Chính vì tin vào khả năng tùy cơ ứng biến và óc sáng kiến
phát minh nên có khi người ENTP lơ là không chịu chuẩn bị cẩn thận. Chỉ sau khi thất bại liên tiếp
vì sáng kiến và ứng biến không đủ, người ENTP mới chịu tìm cách để tránh các trường hợp thất
bại đó thay vì chuẩn bị chu đáo.
Người ENTP có thể thành công trong nhiều nghề nghiệp, miễn là công việc không đòi hỏi tập quán
buồn chán. Khi đó họ sẽ khó chịu đứng ngồi không yên. Nếu như một đồ án họ đang thực hiện
không còn tỏ ra thách đố nữa, họ sẽ mau chán ngán và bỏ dở cuộc làm cho bạn đồng nghiệp khó
chịu.
Ít có khi người ENTP tỏ ra a dua lụy phục. Người ENTP thích thú tỏ ra vượt qua hệ thống và
thường dùng luật lệ quy tắc trong một hệ thống để thắng cuộc, cho dù đó là cuộc gì chăng nữa. Họ
hiểu rõ các mánh lới của tổ chức và đối phó với những thực tế đó rất khéo, luôn luôn cố gắng tìm
hiểu người và việc trong hệ thống hơn là phê phán kết án. Người ENTP có tài sáng kiến sắp đặt
các dự án và thực hiện các dự án đó rất đàng hoàng, miễn là không có tính cách thói quen nhàm
chán. Họ là những giáo sư xuất sắc, luôn luôn nghĩ ra những phương pháp mới để học sinh cảm
thấy phấn khởi khi học tập. Là nhân viên khi làm việc, họ có thể đi ngược lại với hệ thống sở làm,
chỉ vì họ cảm thấy thích thú khi hơn người khác. Người ENTP cảm thấy nhục nhã khi bị lợi dụng,
bị người khác sai khiến điều động. Khi bị nhục mạ như vậy, họ không còn cảm thấy niềm vui được
hơn người khác nữa. Người ENTP đương nhiên là những người kiến trúc các liên hệ tình nghĩa và
hệ thống tổ chức giữa người với người. Óc trào phúng và diện mạo lạc quan của họ gây ảnh hưởng
dễ dàng, và ai cũng muốn làm quen và sống gần họ.
Người phối ngẫu ENTP có khuynh hướng sáng tạo một bầu khí vui tươi náo nhiệt. Họ dễ làm quen,
luôn vui cười dễ dàng, và có óc trào phúng tốt. Họ không cảm thấy hứng thú bao nhiêu với những
trật tự do thói quen của nếp sống hằng ngày. Thường họ dùng những người trong nhà để chu toàn
những việc thường ngày đó. (Tom Sawyer đã biểu lộ biệt tài đó khi chàng giải quyết vấn đề phải
sơn trắng bờ rào của Aunt Polly). Cuộc sống của người ENTP là một mạo hiểm bạo dạn: họ có thể
đưa gia đình vào những nguy hiểm vật chất, nguy cơ tài chánh. Người ENTP biến báo linh động
để chứng tỏ rằng họ không hoàn toàn biết rõ hoàn cảnh mà tránh xa các nguy hiểm đó.
Nếu người phối ngẫu ENTP không thích đua tranh, họ sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi vì những cố gắng
cứ phải tiến hơn nữa, hậu quả có thể là tranh chấp xung khắc. Mặc dầu người ENTP thường lo liệu
cung cấp tài chính vật chất đầy đủ, có khi họ liều mạng với nghề nghiệp của họ, vì thái độ không
ý thức được các hậu quả xảy đến. Do đó, họ có thể đưa ra những thách đố không cần thiết đối với
những người có quyền trên sự nghiệp của họ. Khi những thách đố này tạo ra phản ứng tiêu cực nơi
những cấp trên, người ENTP có khả năng phản ứng lại một cách thích thú, cho rằng họ có cơ hội
ứng biến một giải pháp cho cuộc khủng hoảng, và thường thường họ thành công.
Người ENTP muốn đủ mọi thứ sở thích và thông thạo cả trên những lãnh vực bất ngờ, nhưng họ
lại không muốn chia sẻ các sở thích đó bằng cách chỉ bảo cho gia đình vợ/chồng con cái biết. Thực
ra người ENTP không được thuần nhất trong vấn đề lưu ý tới con cái. Thông thường là cảnh ngày
nay ăn tiệc ngày mai ăn chay. Người ENTP có nhóm bạn bè hăng hái và thích biết những tư tưởng
và hoạt động của họ. Thông thường họ cởi mở, dễ chịu, ít khi phê bình chỉ trích hoặc phàn nàn
lẩm bẩm. Tệ lắm họ để lộ ra khuyết điểm hay thay đổi và khó tin cậy, và do đó dễ bị nản chí.

8. Người INTP kiến trúc sư: 1%


Trong các mẫu tính tình, người INTP có tư tưởng và ngôn từ chính xác hơn cả. Họ có khuynh
hướng nhận ra ngay được những phân biệt tinh vi, những dị biệt tiểu tiết trong tư tưởng cũng như
ngôn từ. Một danh từ có thể bắt mạch được đường lối đặc biệt của người INTP đó là kiến trúc: họ
kiến trúc xây dựng các hệ thống tổ chức và tư tưởng cũng như kíến trúc xây dựng các dinh thự nhà
cửa. Trong 100 người mới có 1 người kiến trúc sư nên chúng ta không thường gặp như một số các
mẫu tính tình khác.
Người INTP khám phá ra những mâu thuẫn trong các lời phát biểu bất kể thời gian không gian xa
cách bao nhiêu khi người ta phát biểu những lời mâu thuẫn đó.Trí tuệ của người INTP được coi là
có đặc tính đi theo nguyên tắc: như thế có nghĩa là người INTP đi tìm kiếm những gì có liên quan
tới vấn đề họ đang nghiên cứu, những gì có ý nghĩa. Do đó người INTP có thể tập trung tư tưởng
dễ dàng hơn các mẫu tính tình khác.
Người INTP không mấy cảm phục uy quyền do chức vụ, địa vị hoặc tiếng tăm. Chỉ có những phát
biểu nào mạch lạc, hợp lý mới có giá trị đối với họ. Uy quyền từ bên ngoài tới tự nó chẳng có
nghĩa lý gì đối với họ. Người INTP chê ghét trường hợp tiền hậu bất nhất và tính cách lặp đi lặp
lại. Người INTP luôn luôn đi tìm luật thiên nhiên vì họ có lòng thèm khát tìm hiểu vũ trụ. Mẫu
tính tình này có sức mạnh lớn vì óc tò mò muốn tìm kiếm ra các chìa khóa để mở cửa đi vào vũ
trụ.
Người INTP đánh giá trí tuệ của họ cũng như của người khác, nhưng lại có thể trở thành trí thức
nửa mùa chỉ vì họ thấy cần phải thu thập các ý tưởng, các nguyên tắc, hoặc cần phải tìm hiểu các
hành động để mà tìm hiểu. Một khi họ hiểu biết được điều gì, họ sẽ nhớ mãi. Người INTP có thể
mắc phải tật thích phân tích tỉ mỉ. Một khi họ tra tay vào một hệ thống tư tưởng, chính phương
pháp suy tư có một sức mạnh riêng đối với họ, làm cho họ phải kiên trì cho đến khi nào thấu đáo
được tất cả mọi khía cạnh phức tạp của vấn đề xong mới thôi. Họ có thể chỉ là những nhà trí thức
rởm và có khi tỏ ra mất kiên nhẫn đối với những người không thông minh bằng họ. Người INTP
cũng nhận thấy rằng điều đó có thể tạo nên ác cảm nơi người khác, làm cho người ta có cảm tưởng
rằng người INTP kiêu căng tự phụ. Đối với người INTP, thế giới này hiện hữu là để cho loài người
khám phá phát minh và tìm hiểu. Thực tại chỉ là tầm thường vì chỉ tạo nên một môi trường để thí
nghiệm các tư tưởng. Cần phải tìm hiểu vũ trụ, và cần phải phát biểu chính xác về vũ trụ này với
lý luận mạch lạc không lặp đi lặp lại. Đó là mục đích cuối cùng của người INTP, dù người khác
hiểu được hay không cũng không quan trọng gì.
Người INTP là con người lý luận, nhà toán học, triết gia, khoa học gia: họ cảm thấy hấp dẫn mỗi
khi được theo đuổi cách cấu tạo, sắp đặt, kiến trúc tư tưởng. Tuy nhiên, không nên dùng người
INTP để áp dụng những khuôn mẫu của họ vào thế giới thực tế. Người INTP chỉ là người kiến trúc
cấu tạo một hệ thống để cho người khác xây dựng và áp dụng. Chính vì thế rất nhiều lần người
INTP không được tuyên dương công trạng về việc họ làm. Những người xây dựng và áp dụng vào
thực tế được tiếng tốt danh thơm, còn người INTP chỉ là anh hùng vô danh. Thường thường chỉ
sau khi qua đời, người INTP mới được người khác để ý ca tụng thôi, bởi lẽ đa số các công trình
của họ chỉ nằm trong thư viện, nơi văn phòng.
Người INTP không có khuynh hướng trở thành văn sĩ hoặc làm nghề buôn bán. Tuy nhiên họ
thường là giáo sư rất tốt, nhất là đối với các lớp cao học, cho dù họ không được tiếng bình dân,
nhưng họ chu toàn nhiệm vụ đàng hoàng. Họ không thích việc văn phòng và khó chịu với những
chi tiết theo thói quen. Họ thích làm việc âm thầm, không muốn bị ai quấy rầy ngắt quãng, và
thường hay làm việc một mình. Nếu một tổ chức muốn dùng tài năng của người INTP một cách
thích hợp, ban điều hành cần phải tích cực ủng hộ các tư tưởng và sáng kiến của người INTP, kẻo
họ mất hứng bỏ đi chơi chỗ khác.
Người INTP coi việc phối ngẫu vợ chồng là quan trọng và thường trung tín tận tâm cho dù đôi khi
họ tỏ ra bận rộn. Họ thường không thích có nhiều dịp xã giao và càng không thích mất trật tự trong
nhà. Thông thường người bạn phối ngẫu của người INTP sẽ phải lo sáng kiến và tổ chức cuộc sống
xã hội của hai người. Nếu để tự do một mình, người INTP sẽ trở về thế giới sách vở và chỉ xuất
hiện khi có nhu cầu vật chất đòi hỏi thôi. Tuy nhiên người INTP là con người có thiện chí, biết
thích nghi và rất dễ sống, cho dù đôi khi họ quên giờ hẹn, ngày kỷ niệm gia đình và những tập
quán thường ngày, nếu không được ai nhắc nhở tới. Có khi họ cảm thấy khó diễn tả bằng lời nói
những tâm tình của họ, và người bạn phối ngẫu của người INTP có thể tin rằng họ không cần phải
để ý tới. Người cha mẹ INTP rất tận tâm: thích sống với con cái và chủ tâm giáo dục con cái. Gia
đình của người INTP thường thường an vui, thoải mái về kỷ luật, đồng thời có trật tự và tổ chức.
Người INTP tiếp xúc với ngoại cảnh phần lớn do trực giác, và đặc tính đặc biệt nhất của họ là suy
tư, thường thường ít được ai để ý đến, ngoại trừ trong những nhóm nhỏ bé thân mật. Chính vì thế
người INTP thường dễ bị hiểu lầm, bị coi là con người khó hiểu, và ít khi được người khác tín
nhiệm là con người hiểu biết thành thạo. Họ có khuynh hướng nhút nhát ngoại trừ đối với ít bạn
bè thân cận, và ít người có thể phá tan tính cách dè dặt của họ được. Họ dễ thích nghi cho đến khi
nguyên tắc của họ bị vi phạm: khi đó, họ chẳng chịu thích nghi chút nào nữa. Người khác khó hiểu
được người INTP, bởi lẽ người INTP thích suy tư phức tạp và muốn mọi tư tưởng thật chính xác
không có chuyện lặp đi lặp lại. Tình cảm của người INTP không được phát triển đầy đủ, nên họ
dễ tỏ ra lãnh đạm thờ ơ với ý nguyện sở thích của người khác, nhiều khi không biết rằng người
khác có ý nguyện và sở thích riêng biệt khác hẳn.

9. Người ESTJ ban điều hành: 13%


Người ESTJ tiếp xúc với môi trường ngoại cảnh. Họ hiểu biết cộng đồng nơi họ sinh sống và
thường là cột trụ sức mạnh của cộng đồng. Tĩnh từ thích hợp nhất để mô tả người ESTJ là ‘có tinh
thần trách nhiệm’. Trong 100 người có 13 người thuộc mẫu tính tình ESTJ.
Người ESTJ có tài xuất chúng về cách tổ chức sắp đặt cho có tôn ti trật tự, về các chi tiết luật lệ
phép tắc.Họ muốn thấy mọi sự phải đâu vào đó. Họ có khuynh hướng khó chịu với những ai không
chịu lưu ý đầy đủ để thi hành các biện pháp theo chi tiết được mô tả và trình bày do những người
có kinh nghiệm ngõ hầu đạt mục đích mong đợi.
Người ESTJ cảm thấy thích đánh giá người khác và có khuynh hướng phê phán một phần theo tiêu
chuẩn coi xem người đó có làm theo các mẫu mực không. Có khi họ tỏ ra sỗ sàng với những người
không chịu theo kỷ luật quy tắc. Người ESTJ có óc thực tế, thích sự kiện, và tò mò muốn biết các
phương pháp, cách thức mới hơn là các nguyên tắc và thuyết lý mới.
Thông thường người ESTJ trung thành với tổ chức, công việc và cộng đồng của họ. Họ là những
người bạn phối ngẫu và phụ huynh tuyệt vời. Họ biết nhìn nhận đâu là trách nhiệm của họ và ít khi
trốn tránh trách nhiệm, cho dù phải hy sinh cố gắng rất nhiều. Họ thường đạt tới các chức vụ có
trách nhiệm trong ngành của họ, trong cộng đồng cũng như trong giáo hội của họ. Họ thường gia
nhập nhiều hội đoàn và siêng năng hội họp cũng như phát biểu cảm tưởng ủng hộ. Người ESTJ rất
đúng giờ và muốn người khác cũng phải đúng giờ.
Không phải lúc nào người ESTJ cũng chịu trách nhiệm về quan điểm và tình cảm của người khác,
và đôi khi họ có khuynh hướng đi tới kết luận thật vội vã. Không phải lúc nào họ cũng kiên tâm
lắng nghe những ý kiến đối nghịch, và nếu họ có quyền, họ dễ bị vấp phạm vào lỗi lầm không lắng
nghe ý kiến đối nghịch. Họ cần phải cố gắng nhiều để tỏ ra cởi mở hơn để đón nhận ý kiến của
người khác, nhất là những người tùy thuộc vào họ như con cái, vợ/chồng, nhân viên.
Người ESTJ sống thích ứng với những cơ sở vững bền, những định chế lâu năm, và quen thuộc
những đường lối truyền thống trong các cơ sở định chế đó, nên họ không thể hiểu tại sao có người
lại muốn từ bỏ hoặc thay đổi những cơ sở và định chế đó. Họ tuân theo tập quán thói quen ở nhà
cũng như ở sở làm, muốn mỗi sự có một chỗ và mỗi nơi có một việc. Họ thường ăn mặc chỉnh tề
và có trật tự, lúc làm việc cũng như khi vui chơi.
Trong việc giao tế nhân sự, họ theo truyền thống và lễ nghi, tạo dựng hòa khí và an vui trong các
liên hệ bằng cách lập nên những tập tục và cách thức quen thuộc. Gia truyền bảo cổ có một ý nghĩa
đặc biệt với người ESTJ, và họ cố gắng bảo trì tuân giữ. Họ thích có dịp gặp gỡ bạn bè, đồng
nghiệp xưa, bà con, họ hàng trong các cơ hội như tiệc tiễn đưa, ăn tập thể, các lễ lạy và giỗ chạp.
Tương đối người ESTJ là loại người dễ biết dễ hiểu. Họ không có khuynh hướng làm người khác
hiểu lầm vì nói một đàng làm một nẻo. Họ đáng tin cậy và trước sau như một: họ có vẻ như thế
nào thì họ sống thực như vậy.

10. Người ISTJ ban giám đốc: 6%


Người ISTJ có đặc tính cương quyết trong các công việc thực tế. Họ là những người bảo vệ các cơ
cấu lưu truyền từ đời này tới đời kia, và nếu cần một từ đề diễn tả con người của họ, thì đó là chữ
‘đáng tín nhiệm’. Cứ 100 người có 6 người ISTJ. Người ISTJ thích có những liên hệ tình nghĩa,
và họ thật khó chịu khi nghĩ tới những đổ vỡ trong một gia đình, một tổ chức, hoặc ngoài xã hội,
quốc gia.
Dù ở nhà hay nơi làm việc, người ISTJ cũng thích yên lặng và nghiêm trang đứng đắn. Họ kiên trì
và đáng tin một cách đặc biệt. Đầu óc họ không thể nghĩ tới việc chấm dứt, hủy bỏ một giao kèo.
Đối với họ, lời nói là danh dự của con người. Nên tin người ISTJ trong việc bảo tồn các tài năng
của tổ chức và họ có óc thực tế trong công việc của họ. Họ chu toàn nghĩa vụ mà không phô trương
phách lối, nên không ai để ý đến hoặc nhận chân giá trị của việc họ tận tụy làm việc hoạt động.
Người ISTJ thích mọi chi tiết đâu vào đó, công bình, dùng những phương pháp thực tế, sử dụng
nhân sự và vật liệu khéo léo, khiến cho họ được trọng dụng trong các ngành cần những đức tính
đó. Người ISTJ rất hữu dụng trong ngành thanh tra thuế vụ, kiểm kê tài sản, thanh tra ngân sách,
thanh tra ngân hàng.
Người ISTJ thích đầu tư vào các thị trường chứng khoán chứ họ không thích chơi trò may rủi với
tiền bạc của họ có hoặc tiền của người khác.
Người ISTJ có thể đối phó với các con số phức tạp, chi tiết, khó khăn và tạo nên một ý nghĩa lý
sự. Họ cho người khác biết họ đáng tin và trung thành, nhờ đó họ thường là giám đốc, chủ sự hữu
hiệu trong bệnh viện, thư viện hoặc xí nghiệp. Họ có khả năng chu toàn nhiệm vụ của chủ nhà
hòm, thư ký tòa án hoặc nghiên cứu pháp luật. Người ISTJ là giáo sư kinh doanh, gia chánh, thể
dục và khoa học, cũng như là sĩ quan nữ quân nhân. Thường thường nữ quân nhân coi bộ như lạnh
nhạt, nhưng đó là vì người ta không nhận ra được nhược điểm của người ISTJ là dễ bị tổn thương
khi bị phê bình chỉ trích.
Người ISTJ kiên tâm với công việc họ làm và với các phương pháp trong một cơ cấu tổ chức, cho
dù họ không luôn kiên tâm với những mục đích riêng tư của mỗi cá nhân trong cơ cấu tổ chức đó.
Người ISTJ muốn làm sao để mọi sự đâu vào đó: tài năng được phân phối đúng chỗ đúng lúc, vật
liệu được phân chia đồng đều đúng cách. Người ISTJ cũng muốn người khác phải làm như vậy.
Người ISTJ là cột trụ sức mạnh trong đời sống phối ngẫu vợ chồng. Họ tôn trọng khế ước thương
mại. Họ tôn trọng giao ước hôn nhân hơn nữa. Họ trung thành và chung thủy, nhận trách nhiệm
đối với con cái và người bạn đời, coi đây là trách nhiệm trọn cả cuộc đời. Người ISTJ tự coi mình
có nhiệm vụ nuôi sống gia đình cho dù họ có thể để cho người vợ làm việc, miễn là không sao lãng
nhiệm vụ đối với con cái. Người ISTJ có quan niệm ‘phụ hệ’: mọi việc là do đàn ông gánh vác
đảm trách, và nếu cả vợ chồng đều là ISTJ, họ là cặp sống trọn tình đáng tin. Người vợ ISTJ có
thể bỏ những phù phiếm chóng qua để tìm những gì có ý nghĩa và lý sự, và có thể không đào sâu
ý nghĩa đời sống tính dục.
Người cha mẹ ISTJ xử sự đúng lý đối với con cái và mọi luật lệ trong gia đình đều rõ ràng. Con
cái ngỗ nghịch, khó dạy có thể khó sống chung được với cha/mẹ ISTJ, và đảo lại cũng thế. Con
cái trẻ em ISTJ có khuynh hướng vâng lời và là nguồn an vui cho cha mẹ và giáo sư.
Mặc dầu người ISTJ có óc thực tế và lý sự, họ có thể cưới một người vô trách nhiệm và như thế
liên hệ hôn phối sẽ trở thành liên hệ cha mẹ với con cái hơn là liên hệ giữa hai người lớn đồng vai
đồng vế với nhau. Người ISTJ lúc tỏ ra muốn cứu giúp, lúc tỏ ra muốn sửa đổi người bạn đời lầm
lỡ của mình. Như vậy liên hệ hôn phối sẽ trở thành một trò chơi đuổi bắt hú tim dài dài: một bên
là vô trách nhiệm, là hứa sửa đổi, là sửa đổi một chút, rồi lại là vô trách nhiệm, còn bên kia là ISTJ
với chu kỳ là không đồng ý, là cứu giúp, là quở trách, là tha thứ, là chấp nhận cho nên tốt hơn, và
cứ vòng vo tam quốc như vậy mãi. Chu kỳ như vậy thường thấy nơi người ISTJ cưới một người
nghiện ngập, và bước vào một cuộc sống chỉ biết lo lắng săn sóc cho người bạn đời, thỉnh thoảng
pha trộn những lúc giận dữ hoặc từ bỏ. Mặc dầu người ISTJ có thể chấp nhận tính cách ích kỷ và
hay thay đổi của người bạn đời, nhưng họ lại không thể chấp nhận tính cách đó nơi chính mình họ.
Người ISTJ không thích những diễn văn bóng bẩy, những lối ăn diện xa hoa, nhà ở sang trọng. Họ
ghét những đường lối kiêu sa. Họ chỉ muốn nhà ở cũng như sở làm có thứ tự, ngăn nắp, sạch sẽ là
đủ. Đồ đạc thì cần bền chắc chứ không cần đẹp sang hào nhoáng. ‘Ăn chắc mặc bền’ là tiêu chuẩn
phục sức của người ISTJ hơn là kiểu mới nhất, mẫu hợp thời trang nhất. Họ không cần đồ ăn ngon
miệng hoặc phục sức lộng lẫy.
Người nam ISTJ chỉ thích họp bạn với phái nam thôi, và hay dùng kiểu nói lái khi chỉ có bọn đàn
ông con trai với nhau. Thú đi săn bắn hoặc câu cá một mình hoặc với bọn đàn ông con trai với
nhau là một phần sở thích căn bản của người ISTJ. Người nam ISTJ thích gia nhập những phong
trào phục vụ cộng đồng với truyền thống nêu cao giá trị cổ truyền như hướng đạo, hơn là người
nữ ISTJ. Họ hiểu biết và nhận rõ phần đóng góp của các phong trào này vào việc bảo tồn gia sản
tinh thần quốc gia. Là người SJ, họ thích đặc biệt những dịp hội hè đình đám như hôn quan tang
tế, lễ cưới, vinh quy, thăng chức, đại tiệc, dạ hội. Nơi sở làm, người ISTJ thấy cần phải có những
bữa tiệc họp bạn: họ thích tham dự và thưởng thức, cho dù biết rằng đôi khi gây nên những quấy
rối công việc của họ, nhưng họ lại cho đó là cần thiết.
11. Người ESFJ nhà buôn: 13%
ESFJ là người xã giao niềm nở hơn cả trong các mẫu tính tình: họ thích giao thiệp tiếp xúc với
người khác, có khuynh hướng lý tưởng hóa bất cứ người nào hoặc sự gì họ cảm phục ca tụng. ‘Hòa
đồng’ đó là nòng cốt căn bản của mẫu tính tình này. Cứ 100 người, có 13 người thuộc mẫu ESFJ.
Người ESFJ là người quan trọng trong việc nuôi dưỡng các cơ sở tổ chức sẵn có như gia đình, học
đường, hội giáo, tổ chức cộng đồng. Dù đi đâu chăng nữa họ cũng đề cao hòa khí, và gầy dựng
hòa hợp. Họ xuất sắc trong việc tiếp khách tiếp tân, nhớ tên từng người chỉ sau một lần gặp. Trong
các buổi họp mặt gặp gỡ, họ để ý chăm sóc nhu cầu của người khác, muốn làm cho mọi người
thoải mái dễ chịu. Người ESFJ để ý đến những giao tế liên hệ xã hội, và các câu chuyện của họ
hay xoay quanh chủ đề nhớ lại kỷ niệm đã qua. Họ phát triển, nâng đỡ và duy trì các tập tục truyền
thống.
Người ESFJ khó chịu về sự lãnh đạm của người khác và họ cần được người khác biết ơn họ cũng
như biết ơn những việc họ làm cho người khác. Họ ý thức được các bộ điệu dáng dấp bên ngoài
và coi những ý kiến của người khác về vấn đề giao tế xã hội là rất quan trọng. Giá trị người ESFJ
đề cao được tự do phát biểu qua những lời ‘nên’ hoặc ‘không nên’. Người ESFJ có trật tự và đầy
ý thức, nên họ ngao ngán khi ở xa người khác.
Người ESFJ có khuynh hướng chọn những nghề phục vụ. Họ nặng về tính cách hướng ngoại, nên
họ buôn bán rất giỏi, và thường đạt giải quán quân khi thi đua bán hàng. Họ có khả năng tiến mau
trên các dịch vụ buôn bán trong bất cứ tổ chức nào. Nếu quan sát một người ESFJ buôn bán, chúng
ta sẽ nhận thấy rõ ràng mẫu người hoạt động: không phải khách hàng mua món đồ vì là món đồ
tốt, nhưng là vì người bán dễ thương, lịch sự, giao thiệp. Cũng chính đức tính đó làm cho người
ESFJ xuất sắc trong việc dạy học, giảng thuyết, kiểm soát, hành chánh, làm ông/bà bầu thể thao,
và nói chung là những công việc liên hệ giữa người với người. Ít khi họ làm cho người trên họ
phải khó chịu, bởi lẽ họ tôn trọng vâng lời luật pháp quy tắc, họ có tinh thần trách nhiệm và phục
vụ khá cao. Họ trung thành với chủ nhân. Người ESFJ thích thảo luận về các sự việc và các vấn
đề xảy ra trong cuộc sống của các bạn đồng nghiệp, nhưng khi câu chuyện trở nên trừu tượng và
mang màu sắc triết lý hoặc khoa học, họ trở nên khó chịu. Chẳng hạn như phân tích một vấn đề
phức tạp bằng cách tìm lối giải nghĩa các sự kiện với phương pháp áp dụng các nguyên tắc, không
làm cho người ESFJ phấn khởi chút nào, khác hẳn với người NT.
Người vợ/chồng ESFJ có một hệ thống giá trị với những điều ‘nên’ hoặc ‘không nên’ thật rõ ràng,
và họ muốn gia đình họ cũng phải tuân theo như vậy. Họ ý thức được các trọng trách trong gia
đình, có thứ tự trong nhà cửa, và mọi người trong nhà cũng phải sống như vậy. Họ thích gặp gỡ,
làm quen và tiêu khiển giải trí. Người ESFJ muốn giải quyết thực hiện các quyết định trong gia
đình một cách hiệu nghiệm và mau lẹ, và muốn nếp sống trong gia đình có thứ tự, lớp lang, nề
nếp. Họ không muốn phá bỏ các tập quán; họ quý trọng các giá trị truyền thống trong gia đình, tôn
trọng lời giao ước hôn phối, và dễ gây thiện cảm nhất trong các mẫu tính tình. Họ có khuynh hướng
lệ thuộc vào người bạn phối ngẫu, và có thể chỉ kết hôn để bảo đảm được một chỗ vững chắc trong
guồng máy xã hội. Họ thích các nghi lễ tổ chức ăn uống hội chè đình đám, dự trữ đủ thứ của cải
vật chất và quý trọng tài sản. Họ coi vai trò của họ trong cộng đồng là quan trọng, và tỏ ra tế nhị
đối với những người cầm quyền quyết định, và họ liên đới tốt với quyền bính. Họ ý thức được ảnh
hưởng của địa vị chức tước và thường lệ thuộc vào ý kiến và thái độ của người trên.
Người ESFJ để lộ con tim trên trán, nên ai cũng biết họ cần nhiều tình cảm. Họ cần phải được yêu
thương, quý mến, cảm phục, và họ có thể tốn nhiều công sức để biết chắc họ được như vậy. Họ có
thể buồn sầu, chán nản và dám nghĩ đến tự tử, nếu như họ tưởng rằng vì lỗi lầm của họ mà đã có
những hậu quả trầm trọng trong tổ chức và trong liên hệ tình nghĩa.
Thông thường người ESFJ kính trọng yêu mến cha mẹ. Khi đi học, họ là học sinh ngoan ngoãn
vâng lời. Họ tỏ ra có khả năng diễn tả biểu lộ đúng tâm tình trong hoàn cảnh. Họ là những người
giầu tình cảm, dễ tính, và thường hăng say ăn mừng những ngày đáng nhớ đáng mừng như sinh
nhật, kỷ niệm, giáp năm. Đồng thời người ESFJ có thể làm cho người khác phải bồn chồn lo lắng
vì họ nhìn xa thấy rộng, biết những khó khăn trở ngại sẽ xảy đến, những ngày buồn sầu sẽ tới:
khuynh hướng bi quan này dễ lây sang người khác. Họ cần phải kiểm soát những lo âu của họ về
tương lai và cần phải chế ngự khuynh hướng tiên đoán những hậu họa.
Con cái của người ESFJ thường được coi là gia đình nới rộng nên đều có ảnh hưởng trên người
ESFJ. Nếu có điều gì không hay, người ESFJ có thể chỉ trích, đổ thừa cho con cái hoặc vợ/chồng
trong nhà. Người ESFJ có khuynh hướng cưới người nghiện ngập hoặc người cần sự giúp đỡ đặc
biệt. Nếu người nữ ESFJ cưới phải một người nam không cung phụng đủ, nàng có thể cằn nhằn so
sánh với trường hợp người khác. Người ESFJ dù nam dù nữ cũng dễ sống với người khác và vật
dụng hơn là với ý tưởng nguyên tắc. Họ thích thú đường lối đi đến một quyết định, nhất là khi
trọng tâm của vấn đề là dùng người, xài đồ vật cho hữu ích.
12. Người ISFJ người bảo trì: 6%
Cứ 100 người có 6 người ISFJ. Ước vọng chính của họ là phục vụ và trợ giúp các nhu cầu cá nhân.
Người ISFJ hiểu biết lịch sử, am tường liên hệ giữa các sự kiện và các tình nghĩa đã qua. Họ đề
cao giá trị của truyền thống và nguồn lực. ISFJ là loại người ít hưởng thụ hơn cả trong các mẫu
tính tình, nên họ tin rằng làm việc là tốt, giải trí là phần thưởng cho công lao chịu khó. Người ISFJ
chịu khó cặm cụi làm việc thật lâu giờ. Khi họ đã nhận một công tác nào, họ phải cố gắng hết sức
chu toàn cho được mới thôi. Họ thích và muốn duy trì đường lối đã quy định sẵn để làm việc và
để làm cho đàng hoàng. Họ thường không thắc mắc gì về đường lối theo quy ước, không đặt lại
vấn đề xem đường lối đó có còn hiệu nghiệm nữa hay không. Họ coi những chỉ dẫn trong sách thủ
bản như khuôn vàng thước ngọc. Họ cảm thấy khó chịu, buồn bực khi có ai vi phạm hoặc coi
thường những chỉ dẫn đó, cho dù họ không biểu lộ những điều bực dọc đó ra bên ngoài. Thông
thường họ âm thầm chịu đựng để rồi cảm thấy chán chường, mệt mỏi và gân cốt căng thẳng.
Người ISFJ là mẫu tính tình đáng tin hơn cả, và họ không cảm thấy vui khi phải làm việc trong
một nơi hay thay đổi luật lệ. Vì ước vọng chính của họ là phục vụ tha nhân, nên họ thích chọn
những nghề như y tá, giáo chức, văn phòng, y khoa, nhất là y khoa tổng quát, thư viện, chức vụ
trung gian. Họ đối xử thật hay với những người cần đến họ, như người đau yếu bệnh tật, người ít
học, sinh viên, thượng cấp. Họ cảm thấy hài lòng thật nhiều khi họ có dịp giúp đỡ nhu cầu của
người khác và phục vụ một cách hữu hiệu, thoải mái. Khi người khác không cần gì nữa, người
ISFJ có thể thay đổi cách đối xử và tỏ ra hết hứng thú. Họ thích giúp đỡ những người sa cơ lỡ vận,
và họ có tinh thần phục dịch cao hơn những mẫu tính tình khác. Khi nào có trường hợp đòi hỏi
phải phục dịch, họ chứng tỏ tinh thần rất cao. Người ISFJ có tinh thần trách nhiệm thật tuyệt vời,
và có biệt tài thi hành những thủ tục tập quán đòi hỏi lặp đi lặp lại hoặc liên tiếp diễn tiến. Chẳng
hạn như người ISFJ thật xuất sắc trong nhiệm vụ thư ký văn phòng, y tá tận tụy, giáo chức tận tâm.
Họ không lấy làm thích thú gì về những lý thuyết mông lung, suy tư trừu tượng. Họ để cho người
khác lo mấy chuyện đó, còn họ chỉ muốn lo những gì thực tế hữu dụng thôi.
Người ISFJ có khuynh hướng trung tín và chung thủy với thượng cấp, và thích sống tựa vào cá
nhân người lãnh đạo hơn là cơ sở tổ chức. Họ mong muốn mọi người, kể cả thượng cấp, phải tuân
theo những chỉ thị kỷ luật, và họ buồn rầu lúng túng khi người khác không sống theo quy ước.
Người ISFJ thường cảm thấy như chính mình họ có nhiệm vụ để ý canh chừng cho mọi người
trong cơ sở tổ chức phải giữ đúng luật lệ tập quán. Họ thường nhận thức được ý nghĩa và giá trị
của chức tước, môi trường, địa vị, và biết dùng tất cả một cách lợi ích. Họ nhận thức được giá trị
của tài nguyên vật chất và gớm ghét những gì họ coi là phí phạm lạm dụng. Họ thấy quan trọng
phải tiết kiệm, phải dành dụm cho những bất ngờ trong tương lai hoặc để đề phòng những trường
hợp khẩn cấp.
Người ISFJ có thể cảm thấy hơi khó chịu khi phải nhận một địa vị có quyền bính trên người khác,
và có thể cố gắng tự mình làm hết mọi việc hơn là để người nào làm việc nấy. Hậu quả là họ
thường ôm đồm quá nhiều công việc.
Người ISFJ tận tâm lo cho vợ/chồng con cái gia đình, và thường tỏ ra quán xuyến việc tề gia nội
trợ thật giỏi. Nhà cửa của họ thường sạch sẽ ngăn nắp trong ngoài. Họ cẩn thận bảo trì bên trong
cũng như bên ngoài theo đường lối gia truyền. Người cha/mẹ ISFJ mong muốn con cái phải sống
theo luật lệ của xã hội, và cảm thấy họ có trách nhiệm đặc biệt phải làm sao cho chúng tôn trọng
kỷ luật. Người ISFJ không muốn làm bộ điệu kiểu cách hoặc lên mặt phô trương. Họ thích có
những bạn hữu khiêm tốn, trầm lặng hơn là những người khoe khoang. Đối với họ, mỗi người phải
cư xử đúng với địa vị của họ theo thuyết chính danh, và người ISFJ có thể khó chịu khi thấy người
khác cư xử quá mức hoặc không đúng mức địa vị của họ trong xã hội.
Người nữ ISFJ thường biểu lộ một năng khiếu trang hoàng bên trong nhà cửa thật hấp dẫn theo
đường lối cổ kính, dọn ăn thật ngon thật đẹp và sắp đặt môi trường cho có thứ tự ngăn nắp. Nam
cũng như nữ ISFJ coi nhà cửa là lãnh vực quan trọng cần phải bảo trì và làm chủ.
Tính tình người ISFJ là mẫu tính tình rất đáng tin cậy, nhưng họ có thể cảm thấy lôi cuốn tới người
vô trách nhiệm, người tham lam, người mê ăn uống. Nhiều người ISFJ cưới người nghiện ngập và
rơi vào trò chơi ‘cứu người bỏ người’ không cùng: họ muốn ra tay cứu nhân độ thế để giúp người
bạn phối ngẫu cải thiện. Đôi khi người mẹ ISFJ tỏ ra khuynh hướng khôi hài mâu thuẫn ở chỗ để
thả lỏng cho con trai đi chơi hoang đàng, trong khi lại dạy con gái phải biết tôn trọng tập tục truyền
thống đúng chỗ đúng lúc.
Người ISFJ thường hay bị hiểu lầm và bị coi thường giá trị. Không mấy ai nhận ra giá trị phần họ
đóng góp, và họ dễ bị người khác coi thường. Điều đó có thể làm cho họ dễ bị uất ức căm hờn, tạo
nên đau khổ vô cớ cho họ.
13. Người ESTP cổ động viên: 13%
Người ESTP dù nam hay nữ cũng là mẫu người thích hoạt động. Bất cứ ở đâu có người ESTP, thì
cũng có sinh hoạt hành động ở đó. Khi ánh sáng chiếu lên, cung nhạc vang dội, tất nhiên phải có
sinh hoạt. Đây là sinh hoạt của người ESTP: kinh doanh, ngoại giao, hòa giải, thương thảo: việc
nào họ cũng tỏ ra xuất sắc tuyệt hảo. Cứ 100 người, có 13 người thuộc mẫu tính tình ESTP: hướng
ngoại, cảm giác, suy tư và trực giác. Ngôn từ chính xác nhất để diễn tả người ESTP đó là ‘hữu
dụng, có ích’.
Cuộc sống không bao giờ buồn tẻ chung quanh người ESTP. Họ có dáng dấp bộ điệu hấp dẫn, dễ
thương, lúc nào cũng như trên sân khấu và màn ảnh, khiến cho chuyện gì dù tầm thường đến đâu
cũng trở nên phấn khởi thích thú. Người ESTP thường biết rõ những tiệm ăn ngon nhất, và người
giúp bàn biết rõ tên họ. Người ESTP cư xử lịch thiệp, đàng hoàng và có tư cách ngoài xã hội cũng
như khéo léo biết cách sử dụng môi trường hoàn cảnh.
Người ESTP có biệt tài quan sát ý tứ chủ đích của người khác, và rất tinh vi nhận ra từng cử chỉ
thật nhỏ mà các mẫu tính tình khác không nhận ra được. Họ quán quân về việc sử dụng những
nhận xét đó để thu hút thân chủ. Con mắt người ESTP lúc nào cũng nhìn người đối diện, và mọi
hành động đều hướng về khán thính giả. Người ESTP thật khôn ngoan, khéo léo, vui tính, và coi
bộ như thông cảm hòa đồng với mọi người thật tài tình, cho dù thực tế có khi là ngược lại. Thực
ra họ nhận xét thật tinh vi từng cử chỉ tế nhị của người khác, nên thường đi trước người khác thật
xa. Họ có thể dùng những nhận định này tùy theo ý họ muốn: bề ngoài coi họ có vẻ như ý chí sắt
đá, họ chấp nhận làm những công việc mà người khác có thể coi như là ‘chuông tạ treo chỉ mành’.
Người khác coi đó là liều mạng, nhưng người ESTP lại lấy làm khoái chí nhận những công việc
gần như tuyệt vọng. Người ESTP có óc thực tế tàn canh luôn, và thường coi mục đích biện minh
cho phương tiện, khi họ thấy đó là cần thiết, cho dù họ có thể biết đó là điều đáng tiếc nhưng lại
rất ư là cần thiết. Tuy nhiên, thường thường người ESTP không để ý việc phải biện minh cho hành
động của mình, nhưng họ tiếp tục tiến tới một hành động khác. Người ESTP có biệt tài sáng kiến
làm những công việc đưa người ta ngồi lại với nhau để thương thảo.
Họ là những nhà quản đốc lưu động, có thể giúp cho các xí nghiệp hoặc cơ sở bị nguy ngập khánh
tận, được phục hồi thật mau lẹ và đàng hoàng. Họ có thể đề nghị một chương trình, một dự án để
người khác chấp thuận mà không mẫu tính tình nào khác có thể làm được, tuy nhiên họ không
muốn đi sâu vào những chi tiết hành chánh rườm rà của dự án. Điều này thường khiến cho người
khác không quý mến tài năng đặc biệt của người ESTP, bởi lẽ người ta dễ quên đi nguồn gốc dự
án mà chỉ để ý đến những chi tiết chưa được thực hiện, nên dễ chỉ trích khuyết điểm của người
ESTP hơn là quý mến ưu điểm của họ. Ít cơ sở xí nghiệp biết dùng người ESTP đúng cách. Khi
người ESTP tự mình đề xướng ra một điều gì, ít khi họ thành công vì họ không chịu tiếp tục đi sâu
vào các chi tiết thực hiện, nên cho dù dự án có tốt đẹp cũng dễ bị rơi vào quên lãng. Người ESTP
cần có người để ý nghiên cứu theo dõi các chi tiết mà thực hiện cho có kết quả.
Nếu tài kinh doanh và hoạt động của người ESTP được sử dụng vào mục đích xây dựng, phần
đóng góp của họ cho một tổ chức thật là quý giá. Tuy nhiên nếu họ không tìm thấy phấn khởi thích
thú một cách xây dựng, họ có thể quay ra phá đổ, chống đối trong những ngành đáng lý ra phải có
tin nhiệm: làm giấy tờ giả mạo, viết chi phiếu không tiền bảo chứng, lường gạt. Phim ‘THE
STING’ nói lên cách sử dụng tài khéo của người ESTP.
Người ESTP sống trong giây phút hiện tại. Trong cuộc sống hôn nhân, họ thường đem lại phấn
khởi và thích thú bất ngờ cho liên hệ tình nghĩa. Người phối ngẫu ESTP thường tỏ ra rất chú ý khi
ở nơi công cộng và xã giao mềm dẻo. Họ có đường lối đối đáp vui đùa,và lúc nào cũng có những
trận cười dòn kèm theo những chuyện tiếu lâm, những chuyện vui cưới vô tận của họ. Người ESTP
chiếu tỏa hấp dẫn quyến rũ. Họ không tiếc gì với bạn bè, cho dù đôi khi trách nhiệm gia đình của
họ phải xuống hàng thứ yếu. Người phối ngẫu ESTP có khi cảm thấy mình như là một đồ vật:
người nữ như một trò chơi, người nam như một tiện nghi. Người ESTP không thiết tha gắn bó sâu
đậm và dài lâu, cho dù nhiều người quen biết họ, và họ nhớ tên từng người. Họ đặt điều kiện cho
liên hệ tình nghĩa của họ, và điều kiện đó là coi xem họ có được lợi gì không. Tuy nhiên, thu lượm
được gì, họ sẵn sàng chia sẻ với người bạn phối ngẫu. Người ESTP có thể làm người bạn phối
ngẫu ngạc nhiên với một món quà bất ngờ, như đi du lịch vòng quanh thế giới, món đồ đắt tiền.
Tình nghĩa của họ có đặc tính là vui nhộn, phấn khởi, cười đùa và bất ngờ.
Người ESTP khó chịu đựng được tâm trạng hồi hộp căng thẳng. Họ thường xa tránh các môi trường
đó, hoặc bỏ đi khi thấy quá nhiều gây cấn xung khắc giữa cá nhân. Người ESTP thường có vẻ bí
nhiệm đối với người bạn phối ngẫu cũng như đối với người khác. Ít có ai hiểu được tính tình độc
đáo này. Chính người ESTP hiểu rõ câu nói ‘ai đi trước là phải đi một mình’. Thế nhưng người
ESTP không thích sống cô đơn lâu dài. Họ ham sống, thích những sự trên đời, đi tìm phấn khởi,
bằng cách trở nên người chiến sĩ, lực sĩ, mạo hiểm, chơi trò may rủi, và lúc nào cũng muốn gõ cửa
Thần Tài cách này cách khác. Suốt cuộc đời của người ESTP lúc nào cũng có một ý nghĩ đi tìm
phấn khởi thích thú qua các cuộc mạo hiểm.

14. Người ESFP diễn viên: 13%


Người ESFP chiếu tỏa đức tính lạc quan, thân tình, ấm cúng, quyến rũ. Họ dịu dàng. lanh lợi, dễ
thương, khéo léo, hoạt bát, cởi mở. Cứ 100 người, có 13 người thuộc mẫu tính tình ESFP. Họ là
con người dễ sống, vui tính, ai cũng thích được làm quen làm bạn. Họ cũng là con người hảo tâm
đại lượng hơn tất cả các mẫu tính tình khác. Ngôn từ chính xác nhất để diễn tả con người ESFP là
‘biểu diễn trình bầy’.
Người ESFP tránh ở một mình, luôn tìm cách có người này người kia. Người ESFP dễ tìm bạn bè,
bởi vì người khác dễ nhận thấy rằng hễ có người ESFP là có vui vẻ nhộn nhịp. Người ESFP thích
phấn khởi thích thú dù họ ở đâu hay làm việc gì cũng vậy. Niềm vui sống của họ ảnh hưởng lây
tới người khác và bộ mặt của họ lúc nào cũng để lộ ra hạnh phúc vui tuơi. Họ ăn nói hoạt bát và
cách họ nói đùa chơi vui cười thật tế nhị khôn khéo. Người ESFP có điệu bộ đàng hoàng và thường
ăn mặc theo mốt hợp thời nhất, chứng tỏ họ vui hưởng cuộc sống: y phục, thực phẩm, tiện nghi
vật chất và giờ vui chơi giải trí. Dù đi đâu người ESFP cũng tạo nên môi trường ăn uống vui chơi
dễ dàng, và chung quanh họ lúc nào cũng có vẻ vui tươi nhộn nhịp như hội hè đình đám.
Người ESFP thích phấn khởi hứng thú, cho dù đôi khi nổi hứng bất tử bất thần làm cho người bạn
phối ngẫu có lúc phải bồn chồn lo lắng vì phải sống trên đường mạo hiểm. Nhà của người ESFP
lúc nào cũng có khách khứa ra vào nhộn nhịp vui vẻ. Bề ngoài coi bộ như không có vấn đề trở ngại
gì xảy ra, nhưng kỳ thực họ hành động như thế cũng giống như người sợ ma đi qua nghĩa trang
phải huýt sáo thật to để đánh trống lảng. Họ không muốn chấp nhận có lúc tàn canh mạt vận.
Người ESFP có thể tỏ ra đại lượng một cách kỳ cục. Của họ là của bạn, và của bạn vẫn thuộc về
của họ cách nào đó. Họ giúp đỡ người này người khác mà không mong đợi được đền ơn trả nghĩa.
Họ yêu người một cách bất vụ lợi. Họ coi đời như một kho tàng vô tận để họ vui hưởng mà không
phải cố gắng lo lắng nhiều. Thái độ người ESFP thích vui hưởng đời có thể làm cho họ sa vào
nhiều cạm bẫy hơn các mẫu tính tình khác. Họ dễ có khuynh hướng bốc đồng, nên nam cũng như
nữ dễ bị mê hoặc rủ rê về tâm lý cũng như thể lý. Họ dễ bị người khác chinh phục và chiều theo
đòi hỏi của người khác. Làm cha mẹ, người ESFP thích vui chơi, tạo nên nhịp sống phấn khởi
thích thú trong nhà, và dễ chơi với con cái như bạn bè ngang hàng. Nhưng khi nào có ốm đau hoặc
bất cứ vấn đề gì, họ có thể tỏ ra mất kiên nhẫn và tìm cách tránh xa.
Trong các mẫu tính tình, người ESFP khó chịu nổi được băn khoăn lo lắng nhất. Họ tìm cách tránh
xa các băn khoăn lo lắng bằng cách giả vờ bỏ quên không nhìn vào bóng tối của cuộc đời càng lâu
càng tốt. Họ có khuynh hướng chiều theo ý riêng mình, nhưng thay vì tỏ ra cách chống cự bề ngoài
hoặc làm rùm beng lên, người ESFP dễ tỏ ra hợp tác bề ngoài, để rồi họ cứ làm mọi sự theo sở
thích riêng tư của họ.
Người ESFP thích những ngành hoạt động, và không nên trao phó cho họ những nhiệm vụ đơn
độc lẻ loi. Họ thích làm việc với quần chúng, và có biệt tài giao tế xã hội, liên lạc công cộng. Họ
đi tới quyết định với tính cách thân tình niềm nở, do người này người kia giới thiệu hoặc có liên
hệ tới những gì quan trọng. Người ESFP lệ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm cá nhân của họ, và
thường thường tỏ ra có lương tâm thẳng thắn, lương tri minh bạch.
Người ESFP là nguồn gầy dựng thiện cảm nơi người khác nhờ tính cách xã hội và thích nghi mềm
dẻo của họ. Họ không khó chịu khi bị ai ngắt lời. Họ có đủ sự kiện về những người chung quanh
họ, nhờ những quan sát không ngừng và những nhận xét dễ có, nhờ đó lời họ nhận định về người
khác đáng tin.
Người ESFP không thích ngành học vấn bao nhiêu. Họ chỉ học hỏi tìm hiểu những gì cần sử dụng
ngay thôi. Họ tránh xa khoa học và kỹ thuật, thích xoay quanh kinh doanh thương mại, và có khả
năng buôn bán, nhất là bán những đồ vật mau hư. Họ có thể thành công trong ngành giáo dục, nhất
là lớp tiểu học, và có thề thích nghề y tá, vì tính cách bi thương của ngành này. Họ làm việc có kết
quả với những người bị khủng hoảng, và nhờ đức tính này, họ thường chọn các công tác xã hội.
Họ cũng thích những người làm nghề giải trí, nên có khi đi vào nghệ thuật trình diễn, ước mong
được phấn khởi thích thú khi xuất đầu lộ diện trước công chúng.

15. Người nhà nghề ISTP: 7%


Người ISTP cũng có tính cách bốc đồng như những người SP khác, và đối với họ, cuộc sống là
nghệ thuật trong hành động: hành động là cứu cánh của tất cả. Người ISTP cảm thấy phấn khởi
thích thú khi được hành động vì bốc đồng xuất thần hơn là vì một mục đích. Nếu hành động có
một mục đích nào khác thì cũng kệ nó, miễn là hành động đó được thi hành. Mỗi hành động có
một định hướng sẵn, có những định luật riêng mà không một luật pháp quy luật nào có thể ràng
buộc được. Người ISTP chủ trương bình đẳng và muốn trung tín với anh chị em trong tình huynh
đệ, nhưng cũng có khi họ tỏ ra bướng bỉnh cố chấp, coi hệ thống tổ chức và quyền bính như không
cần và thừa thãi. Họ không muốn chống lại kỷ luật, nhưng chỉ coi thường bỏ qua đi thôi. Người
ISTP muốn tự do làm những gì họ muốn, thay đổi cách thức hành động theo họ thích. Người ISTP
hãnh diện vì họ có khả năng đó.
Người ISTP thường không sợ hãi nhút nhát: họ mạo hiểm hơn các mẫu tính tình khác, cho dù bị
thương tích thường xuyên. Trong các mẫu tính tình, người ISTP dám dùng con người và kỹ thuật
của họ có để bất chấp may rủi, thời cơ, số mạng. Họ thích thú những phấn khởi hăng hái mỗi ngày
bằng cách đi theo những di chuyển nhanh như đua xe, nhào lộn trên không, đi lượn cưỡi sóng. Vì
họ thích hành động, nên họ là loại người dễ bị buồn chán hơn cả. Lúc nào họ cũng bị kích thích để
tăng gia vận tốc. Tuy nhiên có điều này kỳ lạ là họ không cảm thấy buồn chán khi làm những công
việc họ thích, cho dù đòi hỏi phải có thời gian lâu, như du lịch, đi săn, đi câu, đi lượn cưỡi sóng.
Bản tính của người ISTP dễ được nhận ra hơn cả là trong cách họ làm chủ được các dụng cụ bất
cứ loại gì, từ một kính hiển vi cho đến phi cơ phản lực. Từ thuở nhỏ, họ đã mê thích những dụng
cụ: họ tò mò táy máy, tháo gỡ ráp nối, sử dụng. Nhiều phi công ngay từ thuở 5 tuổi đã biết rằng
mai mốt họ sẽ trở thành phi công. Người ISTP có khuynh hướng chọn những ngành hoạt động nào
giúp họ sử dụng các dụng cụ như lái xe, điều khiển máy móc. Nếu như có một dụng cụ nào cần có
người điều khiển tinh vi tế nhị, đây chắc hẳn phải là người ISTP. Dĩ nhiên ai cũng biết sử dụng
dụng cụ, nhưng không ai sử dụng khéo léo cho bằng người ISTP. Phải công nhận người ISTP là
thợ nhà nghề, vì họ sử dụng các dụng cụ được y như ý họ muốn. Dĩ nhiên người ISTP, tiêu biểu là
Michaele Angelo và Leonardo da Vinci, làm việc hoặc nói đúng ra là chơi với những dụng cụ họ
có tùy theo ngẫu hứng xuất thần, chứ không theo giờ giấc thời khóa biểu. Nếu thời khóa biểu trùng
hợp với ngẫu hứng xuất thần của họ thì được, còn không thì cũng mặc kệ cho thời khóa biểu muốn
sao thì sao.
Một dụng cụ hấp dẫn đối với người ISTP là khí giới. Nếu như người ISTP chống lại xã hội vì bất
cứ lý do gì, họ rất dễ dàng dùng đến thứ khí giới giết người để ủng hộ lập trường của họ. Những
anh hùng hảo hán trong sử xanh, những tay cao bồi du đãng gộc chính là hình ảnh đúng nhất về
người ISTP. Cũng may, họ cũng có những thành phần tốt trong xã hội như binh sĩ, cảnh sát, trinh
thám. Như thế không có nghĩa là mọi người chiến sĩ tốt xấu đều là mẫu người ISTP, hoặc họ là
chuyên viên sử dụng khí giới, nhưng đúng ra những tay sử dụng khí giới chuyên nghiệp thường là
người ISTP.
Người ISTP muốn chơi bời giải trí lúc nào tùy ý. Khi nào họ cảm thấy thích thú, nổi hứng là họ
làm. Chúng ta không nên tìm cách để ngăn cản người ISTP làm những gì họ muốn khi nổi hứng.
Bác sĩ giải phẫu có khi lại thích về nhà xay lúa giã gạo hoặc đi xe đạp đi làm. Nhà kinh doanh có
thể bỗng dưng đi săn mấy ngày trong khi đang mùa thuế khóa. Cách người ISTP dùng để tìm sảng
khoái thích thú không bao giờ cùng. Bề ngoài họ có vẻ như làm việc một mình, nhưng thực ra họ
thích tụ tập với những người giống như họ. Những người thích leo núi, đua xe, bay lượn trên
không, đi săn, và nói chung thích di động, thường thường tụ tập với nhau. Tình bạn của họ là qua
dụng cụ, và câu chuyện họ trao đổi chẳng có gì khác ngoài việc sử dụng dụng cụ.
Cũng như người nghệ sĩ ISFP, người ISTP truyền đạt tư tưởng qua hành động, và họ ít chú ý đến
lời nói hoa mỹ. Thực vậy, vì họ không thích truyền đạt bằng lời nói, nên nhiều khi họ bị những y
sĩ và giáo chức hiều lầm, coi họ như chậm trí, chậm hiểu, những khuyết điểm bị coi như vô lý nếu
được tìm hiểu kỹ càng. Cứ để cho người ISTP tới gần bất cứ một dụng cụ nào, chúng ta sẽ thấy họ
qua mặt người khác về cách thức biết sử dụng và biết tên từng bộ phận từng chi tiết.
Mặc dầu người ISTP thích bình đẳng bình quyền, thích tự do phóng khoáng và ngại phục tùng, họ
có thể là những người lãnh đạo tài ba. Có điều là họ phải có quyền chỉ huy thực sự, ‘đứng mũi chịu
sào’. Có nghĩa là người ISTP rất thành công trên các mặt trận, các chiến tuyến, cho dù đội quân
của họ nhỏ hay lớn. Họ có óc thực tế tuyệt vời, lựa đúng thời cơ, biết dùng mọi khả năng để chụp
lấy cơ hội và sử dụng tối đa nhân tài vật lực có trong tay, cũng như khai thác triệt để khuyết điểm
lỗi lầm của đối phương. Nghệ thuật lãnh đạo của họ là lợi dụng thời cơ tựa vào óc thực tế tuyệt
vời của họ. Đối với người ISTP chỉ huy chiến tuyến, chiến đấu là một nghệ thuật, là một trò chơi
bằng mưu trí, không phải bằng chiến lược do trí óc sản xuất như nhóm người NT hiểu, nhưng là
biết sử dụng những gì có trong tay để thắng đối phương mà ít hư hao tổn thương. Các kiện tướng
đều là loại chiến đấu một sống một còn. Đó là con người Patton! và phải phục tướng Marshall,
một chiến lược gia mẫu NTJ, biết nhận ra thực tài chiến đấu của Patton hiện hữu dưới cái bộ điệu
kênh kiệu, ngẫu hứng, bất phục tùng. Cũng phải cảm phục tướng Grant, một mẫu NTJ khác nữa,
đã chọn đúng tướng Sheridan, mẫu STP. Cũng nên cảm phục Hitler, mẫu ENFJ, đã chọn tướng
Rommel, mẫu ISTP. Tất cả các danh tướng Patton, Sheridan và Rommel đều chung một khuôn
đúc: nghệ thuật gián điệp cao cường và chiến thuật quyền biến khôn lường.
‘Chiến thắng vinh quang’ là quan niệm cổ trước thế kỷ 20, được mẫu người ISTP thấu hiểu hơn ai
khác, hoặc ít nhất họ cũng có quan tâm đến chiến thắng vinh quang hơn ai. Có chiến đấu mới được
vinh quang, và chỉ ở nơi chiến trường người ta mới được quyền trổ tài giết người và coi đó như
niềm kiêu hãnh vẻ vang. Bẩy tay đao kiếm Nhật bản được vinh quang cũng như những tay đấu
gươm từ bao thế hệ. Foss, Moyington, Fonck và Von Richtaffen, những tay thiện xạ súng máy vẫn
còn được ca tụng như những anh hùng. Tuy nhiên vẫn có cả trăm người chiến sĩ như họ. Đấu kiếm
tay đôi một sống một chết là cơ hội để người ta tìm vinh quang chiến thắng như phim ‘The Great
Waldo Pepper’ đã diễn tả một cách thơ mộng.
Nên nói thêm về nền giáo dục và trí óc của người ISTP. Họ có trí óc một nghệ sĩ, người ISTP
không thích nghề thư ký, khoa học bao nhiêu. Những người SP khác không thích học, nhưng ít ra
cũng tỏ ra rằng họ cố gắng học, nhưng người ISTP thì không vậy. Họ chỉ nhìn giáo chức với đôi
mắt lạnh nhạt mà cũng chẳng thèm nói ‘không’ nữa. Không có cách nào giúp cho họ thích học
hoặc làm bài được: dù thưởng phạt, dù dọa nạt, dù hối lộ, dù nịnh nọt. Việc học dĩ nhiên là không
có liên hệ với tài năng của người ISTP bao nhiêu, mà còn bị coi như là vô ích, vì huấn luyện cho
họ làm những việc mà họ chắc chắn sẽ không bao giờ làm. Người ISTP chẳng muốn chuẩn bị gì
cả, và họ nói rõ cho giáo chức của họ biết như thế. Có việc gì cần làm bây giờ mà có giá trị sau
này đâu? Người ISTP sẽ không ngồi đó để cho người ta rót vào tai những chuyện tầm thường đó.
Đa số ai cũng đồng ý rằng người ISTP phải đi học và làm bài. Nhưng tại sao vậy? Các lý luận
không tỏ ra vững chắc hợp tình hợp lý chút nào và chắc chắn càng làm cho người ISTP bực mình
thêm nữa. Người ISTP không phải là loại người bị đau óc, kém hoạt động hoặc chậm trí. Họ là
loại người hoạt động, và họ khăng khăng quyết định rằng trường học phải có cái gì giúp họ chứng
tỏ trí óc của họ. Chê trách khinh khi họ chẳng làm cho họ thay đổi, ngoại trừ làm cho họ bớt tự tin.
Hãy thử cho họ học một khóa học về dụng cụ, mới thấy họ tiến nhanh chừng nào.
Người ISTP hành động cũng giống như người cổ động viên ESTP vậy, và càng già họ càng giống
nhau hơn nữa. Khi còn trẻ, người ISTP coi bộ giống như người nghệ sĩ ISFP nhiều hơn. Nhưng
nếu họ có lòng tự tin và hãnh diện nhiều, họ lại càng bớt giống nhau. Trường phái Carl Jung tưởng
rằng mẫu người ISTP cũng giống như mẫu người kiến trúc sư INTP, ngoại trừ một vài khác biệt
nho nhỏ, bởi vì họ cho mẫu người ISTP là suy tư và hướng nội. Mẫu người INTP thích lý luận,
triết lý và kiến trúc trong đường lối họ suy nghĩ, còn người ISTP hoàn toàn lãnh đạm với đường
lối đó. Chỉ cần nhìn thoáng qua người ISTP cũng thấy hai mẫu tính tình thật khác xa nhau, và
chẳng có gì giống nhau bao nhiêu.
Điều quan trọng nhất về mẫu người ISTP là yếu tố SP họ có chung với những người SP khác. Có
người tưởng mẫu người nhà nghề ISTP và ban giám đốc ISTJ giống nhau nhiều vì yếu tố IST
chung, nhưng thực ra hành động của họ trái ngược nhau rất nhiều: một đàng là bi quan, một đàng
là lạc quan; một đàng là quyền uy, một đàng là bình đẳng; một đàng là tiết kiệm, một đàng là tiêu
dùng sử dụng; một đàng là tin tưởng luật lệ, một đàng là coi thường luật pháp. Người ISTP có
nhiều điểm giống người diễn viên ESFP hơn bất cứ mẫu tính tình nào có yếu tố NT hoặc SJ. Ngoài
ra, họ luôn vui vẻ, trung tín với bạn bè, không muốn ràng buộc rắc rối, không đòi hỏi nghĩa vụ bó
buộc, ít hẹn ước thề nguyền, rất đơn sơ trong các mơ ước, đáng tin, niềm nở và quảng đại.

16. Người ISFP nghệ sĩ: 15%


Mặc dầu tất cả các mẫu tính tình SP, nghệ sĩ đa tình, đều có máu văn nghệ, thường thường họ
không theo đuổi nghệ thuật với cùng một lòng hăng say tha thiết như người ISFP. Không hiểu vì
lý do gì mà người ISFP có nghệ sĩ tính và hâm mộ nghệ thuật hơn các mẫu SP khác. Do đó nếu
thấy ai là một nghệ sĩ tài ba dù là hội họa, sáng tác nhạc hay vũ, thường thường họ là mẫu người
ISFP. Nhạc sĩ Beethoven, nhạc trưởng Toscanini, danh họa Rembrandt, vũ sư Nijinski là những
người thuộc mẫu tính tình ISFP. Tuy nhiên khó mà nhận định ra được tính tình người ISFP ngay
cả nơi những nghệ sĩ đại tài, và vì thế có lẽ người ISFP là người dễ bị hiểu lầm hơn hết.
Một lý do chính gây hiểu lầm là vì người ISFP có khuynh hướng không trực tiếp biểu lộ tâm tình,
diễn tả tìmh cảm, mà chỉ gián tiếp qua hành động. Nếu họ tìm được dịp biểu lộ qua nghệ thuật, họ
sẽ biểu lộ diễn tả qua nghệ thuật một phần nào. Bằng không, họ chẳng cho ai biết con người họ ra
sao, làm cho không ai nhận ra được chiều hướng xã hội vô hình của họ. Dĩ nhiên trong trường hợp
họa hiếm nơi các thiên tài, ai cũng biết tên tuổi tiếng tăm người ISFP nhưng ít ai biết rõ con người
thực bên trong của họ ra sao. Harpo Marx, một kịch sĩ nổi tiếng, là một trường hợp điển hình: ai
cũng biết tiếng nhưng chẳng ai hiểu tâm tính con người đó.
Quan sát thật kỹ, chúng ta nhận thấy trong số 100 người chỉ có một thiểu số 5% người ISFP, trong
khi đó 15% ESFP, nhưng họ cũng ưa đi tìm hưởng thụ, và hành động theo ngẫu hứng như bao
nhiêu người SP khác. Họ không có được mục đích đi tìm ý nghĩa như người NF, hoặc có óc khoa
học như người NT, hoặc buôn bán như người SJ. Người ISFP sống cho giây phút hiện tại, hưởng
thụ những gì họ hiện đang có, và được chừng nào hay chừng đó. Họ không biết chuẩn bị đặt kế
hoạch. Họ hâm mộ nghệ thuật không phải để chuẩn bị cho tương lai mai sau, nhưng là vì hiện tại
họ đang cảm nghiệm hứng thú. Người ISFP không muốn chờ đợi, vì chờ đợi sẽ làm hứng thú tiêu
tan. Họ muốn coi những ngẫu hứng như trung tâm điểm cuộc đời của họ. Người ISFP cũng không
tha thiết tận tụy với nghệ thuật đâu, mà họ chỉ bị thu hút lôi cuốn vào đó thôi. Chính vì thế, những
thiên tài luyện tập lâu giờ không phải là vì họ muốn tập luyện để chuẩn bị gì, nhưng đó là hành
động của họ: muốn biểu diễn chính lúc đó. Chính hành động làm chủ con người ISFP, chứ người
ISFP không làm chủ được hành động. Do đó đừng tin rằng người ISFP sẽ chuẩn bị cẩn thận, sẽ đặt
kế hoạch chu đáo. Họ vẽ, hát, vũ, chạy, nhẩy, chỉ vì họ phải làm như vậy thôi. Họ leo núi chỉ vì có
núi ở trước mặt đó.
Vì lẽ người ISFP bị hành động hiện thời chi phối, chứ không phải hướng về mục đích tương lai,
nên họ dễ bị mệt nhọc, đau khổ, nguy hiểm: đó là hậu quả thường đi liền với những sinh hoạt họ
ưa chuộng mà nhiều khi họ quên mất. Không phải là người ISFP không quen biết những hậu quả
đó, nhưng là họ dấn thân hoạt động, nên họ không để ý gì nữa. Về điểm này, người ISFP cũng
giống như những người SP khác, và khác biệt với các mẫu tính tình khác.
Người ISFP cũng như những người SP khác có một loại trí tuệ đặc biệt. Nên nhớ lại định nghĩa về
trí tuệ trong sách này: khả năng hoạt động qua mọi hoàn cảnh. Trí tuệ đặc biệt của người ISFP có
thể gọi được là ‘óc cụ thể của nghệ sĩ’. Khả năng này khác hẳn với khả năng của người NF, NT và
SJ, dĩ nhiên phải hiểu rằng mỗi loại người có một trí tuệ đặc biệt. Óc nghệ sĩ cụ thể này giúp cho
người ISFP sống thật sát với thực tế. Trong khi người ISTP thích hợp với các dụng cụ, người ISFP
lại thích hợp với các đường nét, cơ cấu, bóng hình, với các giác quan về đụng chạm, di chuyển,
nhìn nhận, hòa hợp trong âm thanh. Giác quan của người ISFP có vẻ nhậy cảm và tinh tế chính
xác hơn những mẫu tính tình khác. Họa sĩ Rembrandt có thể gần như nếm được các màu sắc khác
nhau. Nhạc trưởng Toscanini có thể nghe ra được một nốt nhạc sai trong dàn nhạc đại hòa tấu. Văn
sĩ Hemingway dùng ngôn từ thật chính xác để nếm, ngửi và cảm thấy các làn sóng biển. Óc nghệ
sĩ cụ thể này dường như dính liền với xương cốt da thịt người ISFP vậy.
Khía cạnh đời sống xã hội của người ISFP không nên để cho khía cạnh biểu diễn nghệ thuật tài
tình lấn át. Người ISFP phải là người tử tế, hiền hòa, dễ thương hơn hết tất cả các mẫu tình tình, ít
ai sánh bì được, mà không bị ràng buộc gò bó gì cả. Ai trong chúng ta cũng có lòng nhân từ khoan
hậu, nhưng người ISFP trổi vượt về điểm này. Người ISFP đặc biệt nhậy cảm đối với buồn khổ
đau thương của người khác, như Thánh Phanxicô khó khăn của thành Assissi động lòng trắc ẩn,
sẵn sàng hy sinh mọi sự cho người bị đau khổ.
Thường thường người ISFP không để ý đến việc trau dồi khoa ăn nói, viết lách, tiếp chuyện. Dẫu
sao nói cũng là trừu tượng, không cụ thể, mà người ISFP chỉ muốn cái gì cũng phải cụ thể thực tế
sờ nắn được tận tay, nhìn ngắm được tận mắt, nghe thấy được tận tai, ngửi hơi được tận mũi. Có
người ISFP quá để ý đến thực tế của giác quan, nên có gây trở ngại cho ngôn từ, làm cho ngôn từ
không biểu lộ được tâm tình liên hệ êm ái giữa người với người nữa. Vì thế có khi người khác
nhận thấy người ISFP đóng kín, riêng rẽ, dễ nản, không muốn dùng ngôn từ để diễn tả tâm tình
của mình. Họ không muốn dùng ngôn từ vì không thấy hứng thú, chứ không phải vì họ không có
khả năng. Văn sĩ Hemingway đã phá đổ thành kiến đó, khơi mào cho thế hệ những người ISFP đi
vào thế giới ngôn từ, và dùng những gì không tinh tế để tạo dựng nghệ thuật, đổi mới bộ mặt văn
học thế kỷ 20 này.
Sau khi ngiên cứu so sánh, người ta nhận thấy số các nhà nghệ sĩ tài danh ISFP thực là đáng sợ.
Những người SP khác không có bao nhiêu danh tài nghệ sĩ. Họa sĩ Gaugin và nhạc sĩ Puccini là
những người ESTP họa hiếm. Âm nhạc và khiêu vũ hình như là lãnh vực chuyên môn của người
ISFP, và lực sĩ cũng có một số thuộc mẫu tính tình này.
Dĩ nhiên không phải tất cả những người ISFP là nghệ sĩ hoặc phải trở nên nghệ sĩ theo nghĩa hẹp.
Hiểu theo nghĩa rộng, nghệ thuật là bất cứ hành động nào được điều hành tự do, và chính nghệ
thuật hiểu theo nghĩa đó là điểm mạnh của người SP nói chung và của người ISFP nói riêng. Như
vậy người ISFP có nhiều cơ hội để lựa chọn nghề nghiệp, nhất là nếu họ không bỏ học sớm. Nhiều
người SP bỏ học vì nhà trường chẳng có mấy tí gì hấp dẫn lôi cuốn hoặc thách đố trí tuệ của họ.
Nếu một ngày nào đó người ISFP phải chọn một nghề đòi hỏi tuân theo luật lệ cố định không được
tự do, đó thực là một ngày đáng buồn cho họ. Muốn được hạnh phúc và có thành quả, người ISFP
phải chọn những hành động thay đổi và được tưởng thưởng xứng đáng vì đã thực hành đàng hoàng.
Sau cùng, nơi nhiều người ISFP có một bản năng tự nhiên khao khát thiên nhiên, thôn quê, đồng
nương.
Họ cảm thấy thoải mái hồn nhiên với cảnh hoang dã, và thiên nhiên hình như mở rộng đón chào
họ. Một số người cư xử thật đặc biệt với loài vật, kể cả dã thú, y như thể có một liên hệ tương thân
tương ái tin tưởng lẫn nhau. Trong một vài trường hợp, giữa người ISFP và trẻ em cũng có một
mối giây tự nhiên, không gò bó tương tự.
Có lẽ điều quan trọng nhất để hiểu người ISFP là phải luôn nhớ rằng họ thuộc nhóm SP, đặc biệt
có nhiều điểm chung với mẫu người ESFP, và giống mẫu người ISTP nhiều, cho dù có một vài
điểm chung với người ESTP, một mẫu tính tình khác hẳn.
Nói tóm lại, điểm chung của những người SP này là thái độ lạc quan yêu đời, tính cách bình đẳng
thân hữu. Họ không chịu phục tùng, và tìm cách tránh xa nghĩa vụ, tù túng, kiềm chế. Họ thích tự
do, dễ buồn chán, thích vui nhộn phấn khởi, mạo hiểm, cầu may, thử thời vận. Họ không nhằm
mục đích xa vời phiền toái, nhưng tin tưởng, quảng đại, và đúng là một người chi tiêu hơn là người
tiết kiệm.
Người ISFP bị hiểu lầm không phải chỉ vì họ rút lui vào bóng tối, dè dặt, có khi quên mình, nhưng
là vì trường phái Carl Jung đã liệt kê họ vào loại đa cảm hướng nội, và như vậy họ rất giống mẫu
người chinh phục INFP. Cứ để ý quan sát thật kỹ một ít người ISFP, bạn sẽ thấy họ chẳng giống
mẫu người INFP bao nhiêu. Những mẫu tính tình khác nên nhớ đừng có khuynh hướng phóng
chiếu những đặc điểm tính tình của mình trên mẫu người ISFP trầm lặng.
Bảng tổng quan về các mẫu tính tình
1. ENFJ nhà giáo 5%
2. INFJ tác giả 1%
3. ENFP nhà báo 5%
4. INFP nhà chinh phục 1%
5. ENTJ chỉ huy trưởng 5%
6. INTJ nhà khoa học 1%
7. ENTP nhà phát minh 5%
8. INTP kiến trúc sư 1%
9. ESTJ ban điều hành 13%
10. ISTJ ban giám đốc 6%
11. ESFJ nhà buôn 13%
12. ISFJ người bảo trì 6%
13. ESTP cổ động viên 13%
14. ESFP diễn viên 13%
15. ISTP nhà nghề 7%
16. ISFP nghệ sĩ 15%

You might also like