You are on page 1of 13

Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian.

Quan hệ song song

§1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG

A. LÝ THUYẾT

1. Mở đầu về hình học không gian


2. Các tính chất thừa nhận của hình học không gian:
Một số qui tắc vẽ hình biểu diễn của hình không gian
 Hình biểu diễn của đường thẳng là đường thẳng, của đoạn thẳng là đoạn thẳng.
 Hình biểu diễn của hai đường thẳng song song là hai đường thẳng song song, của hai đường
thẳng cắt nhau là hai đường thẳng cắt nhau.
 Hình biểu diễn phải giữ nguyên quan hệ thuộc giữa điểm và đường thẳng.
 Đường nhìn thấy vẽ nét liền, đường bị che khuất vẽ nét đứt.
3. Điều kiện xác định mặt phẳng:
 Ba điểm không thẳng hàng thuộc mặt phẳng. (mp(ABC), (ABC))
 Một điểm và một đường thẳng không đi qua điểm đó thuộc mặt phẳng. (mp(A,d))
 Hai đường thẳng cắt nhau thuộc mặt phẳng. (mp(a, b))
4. Hình chóp và hình tứ diện

B. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Xác định mặt phẳng: dùng 3 điều kiện xác định mặt phẳng

Ví dụ 1: Cho 4 điểm A, B, C, D không đồng phẳng. Chứng minh 3 trong 4 điểm này không thẳng hàng.
Ví dụ 2: Cho 3 đường thẳng a,b,c không đồng phẳng và cắt nhau từng đôi một. Chứng minh chúng
đồng quy.
Giải :
Gọi I = a ∩ b; J = a ∩ c, K = b ∩ c.

Nếu các điểm I, J, K phân biệt từng cặp thì a, b, c cùng thuộc mp(IJK), trái với giả thiết.

Vậy I, J, K trùng nhau do đó a, b, c đồng quy.

Dạng 2: Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng: tìm hai điểm chung của chúng

Ví dụ 1: Cho hình chóp S.ABCD trong đó đáy ABCD là tứ giác có các cặp cạnh đối không song song.
Tìm giao tuyến của:
a) Hai mặt phẳng (SAC) và (SBD)
b) Hai mặt phẳng (SAB) và (SCD)
c) Hai mặt phẳng (MBC) và (SAN) với M là trung điểm của SA và N là trung điểm của BC
Giải :
a) Gọi I là gia điểm của AC và BD

Ta có : SI thuộc mp ( SAC )
SI thuộc mp ( SBD )

1
Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
 (SAC) ∩ (SBD) = SI
 SI là giao tuyến 2 mp (SAC) và (SBD)
b) Vì AB không song song vs CD nên gọi E là giao điểm AB và CD
 SE thuộc (SAB) và SE thuộc (SCD)
 (SAB) ∩ (SCD) = SE
 SE là giao tuyến …
c) Chứng minh tương tự, MN là giao tuyến của

Ví dụ 2: Cho tứ diện ABCD. Lấy điểm M trên cạnh AB và điểm N trên cạnh AC sao cho đường thẳng
MN cắt đường thẳng BC tại E. Gọi O là điểm trong tam giác BCD.
a) Tìm giao tuyến của hai mp (OMN) và (BCD)
b) Tìm giao tuyến của hai mp: (OMN) và (ACD)
Giải :
a) O là trọng tâm tam giác BCD
 O, E, B, C, D đồng phẳng
 …
 OE là giao tuyến
b) Gọi giao điểm OE và CD là F
 F thuộc mp (ACD) và (MNO)

NF là giao tuyến 2 mp …

Dạng 3: Xác định giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng
Phương pháp:
Ví dụ 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AC và BC và O là điểm trong tam
giác BCD. Tìm giao điểm của:
a) CD và mp(OMN) b) AD và mp(OMN)
Giải :
a) D
b) D

Ví dụ 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M là trung điểm của SC.
IA
a) Tìm giao điểm I của AM với mp(SBD) và tính
IM
b) Gọi N là trung điểm của AB. Tìm giao điểm E của MN với mp(SBD). Chứng minh: EM=EN
c) Tìm giao điểm của SD với mp(ABM).
Giải :
a) Gọi O là giao điểm AC và BD
 O là trung điểm AC

I là giao điểm AM vs SO
 I là trọng tâm tam giác SAC
 AI/AM = 2
b) Xét định lý Menelaus trong tam giác NMC

Xét đường thẳng đi qua E cắt MC tại S và NC tại F


Ta có : FN/FC x SC/SM x EM/EN = 1
Mà FN/FC = ½ ; SC/MS = 2
 EM / EN = 1
c) Kéo dài BM cắt SD tại G.
 G là giao điểm SD và tam giác ( AMB )

2
Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song

Dạng 4: Chứng minh 3 điểm thẳng hàng

Phương pháp: Chứng minh 3 điểm cùng thuộc hai mặt phẳng
Ví dụ 1: Cho tứ diện ABCD. Lần lượt trên các cạnh AB, AC, AD lấy các điểm M, N, P sao cho đường
thẳng MN cắt đường thẳng BC tại A’, đường thẳng NP cắt đường thẳng CD tại B’ và đường thẳng MP
cắt đường thẳng BD tại C’. Chứng minh 3 điểm A’, B’, C’ thẳng hàng.

Giải : Ta có A’ thuộc MN nên A’ thuộc mp (MNP)


Mặt khác, A’ thuộc BC nên A’ thuộc mp (BCD)
Vậy A’,B’,C’ thẳng hang trên giao tuyến của 2 mp (MPN) và (BCD).

Dạng 5: Chứng minh 3 đường thẳng đồng quy

Phương pháp:
 Cách 1: Chứng minh 3 đường thẳng này không đồng phẳng và cắt nhau đôi một
 Cách 2: Chứng minh hai trong 3 đường thẳng này cắt nhau và giao điểm của chúng thuộc
đường thẳng thứ 3.
Ví dụ 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi GA , GB , GC lần lượt là trọng tâm của các tam giác BCD, ACD, ABC.
Chứng minh: AGA và BGB cắt nhau. Suy ra ba đường thẳng AGA , BGB và CGC đồng quy.

Giải : Gọi M là trung điểm CD. Nối AM và BM.


 AAG và BBG thuộc mp (ABM)
 2 đth cắt nhau tại I

Vì AG và BG là trọng tâm 2 tam giác


 AG.BG // AB
 AI/IAG = BI/IBG

Tương tự vs 2 cặp điểm còn lại


 3 đường thẳng đồng quy

Ví dụ 2: Cho hình chóp S.ABCD. Một mặt phẳng (P) lần lượt cắt SA, SB, SC, SD tại A’, B’, C’, D’. Gọi
O là giao điểm của AC và BD. Chứng minh ba đường thẳng A’C’, B’D’ và SO đồng quy.

Giải : *Chứng minh : Nếu M thuộc A’C’ và SM cắt ABCD tại N thì N thuộc AC.
Ta có : Vì A’C’ thuộc mp SAC nên M thuộc A’C’ => N thuộc mp SAC nên N nằm trên AC
*Chứng minh bài toán :
O thuộc AC nên SO cắt A’B’C’D’ tại I thì I thuộc A’C’.
Tương tự, O thuộc BD, nên SO cắt A’B’C’D’ tại I thì I thuộc B’D’
 A’C’ ; B’D’ và SO đồng quy.

Dạng 6: Tập hợp các đường thẳng là mặt phẳng. Tập hợp các điểm là giao tuyến của hai mặt phẳng

3
Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
Ví dụ 1: Trong mặt phẳng (P) cho hai đường thẳng d1 và d2 cắt nhau tại O. Điểm M di động trên đường
đường thẳng d không nằm trong mp(P) và không đi qua O. Tập hợp các đường thẳng OM là mặt phẳng
cố định nào?

Giải :
Vì M nằm trên đth d, nên ta luôn có một đth OM1 cố định và 1 đường thẳng OM2 vuông góc với d
 OM nằm trong mặt phằn chứa OM1 và OM2 hay là mặt phẳng chứa d và đường thẳng vuông góc vs d

Ví dụ 2: Cho tứ diện ABCD. Gọi E và F lần lượt là hai điểm cố định trên các cạnh AB và AC sao cho
EF không song song với BC. Điểm M di động trên cạnh CD.
a) Xác định giao điểm N của mp(MEF) với đường thẳng BD
b) Tìm tập hợp giao điểm I của EM và FN.
Giải :
a) Vì E,F thuộc mp (ABC)
 Kéo dài EF cắt (BCD) hay EF cắt BC tại J
 J thuộc (BCD)
 M, J, B, D đồng phẳng
 MJ cắt BD tại N

b)
Dạng 7: Thiết diện của một hình khi cắt bởi mặt phẳng

Xác định các giao tuyến của mặt phẳng với các mặt của hình chóp.
Bài 1: Cho hình chóp S.ABCD. Lấy điểm A’ trên cạnh SA. Xác định thiết diện của mp(A’CD) với hình
chóp.

 Là hình thang với 1 trong 2 đáy là CD ( đang quá trình chứng minh )

C. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Bài 1: Hình chóp có đáy là lục giác thì có bao nhiêu mặt bên và bao nhiêu cạnh?

Giải : Có 12 cạnh, gồm 6 cạnh bên và 6 cạnh đáy và 6 mặt bên.

Bài 2: Cho tứ diện ABCD. Lần lượt lấy trên các cạnh AB, AC và BD các điểm M, N, P sao cho MN cắt
BC tại E và AD cắt MP tại F.
a) Xác định giao tuyến của hai mặt phẳng (MNP) và (BCD). Xác định giao tuyến của hai mặt
phẳng (MNP) và (ACD).
b) Chứng minh CD, EP và NF đồng quy.

Giải :
a) Ta có : P thuộc 2 mp (BCD) và (MNP)
Và MN cắt BC tại E
 Giao tuyến của 2 mp là PE.
Tương tự, ta chứng mình được NF là giao tuyến của 2 mp (MNP) và (ACD).
b) ?
4
Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
Bài 3: Cho hình chóp S.ABCD, giả sử AD và BC cắt nhau tại E. Gọi I và J lần lượt là trung điểm của
SA và SB, điểm M lưu động trên cạnh SD.
a) Tìm giao tuyến của hai mp: (SAD) và (SBC). Tìm giao tuyến của hai mp: (SAC) và (SBD)
b) Tìm giao điểm N của SC với mp(MIJ)
c) Tìm tập hợp giao điểm H của IN và JM.

Giải :
a) (SAD) và (SBC) : SE
(SAC) và (SBD) : SO ( O là giao điểm AC và BD )
b)
Bài 4: Cho tứ diện ABCD. Lấy điểm M trên cạnh AB và N trên cạnh AD sao cho MN và BD không song
song. Gọi O là điểm trong tam giác BCD. Tìm giao tuyến của mp(OMN) với các mp(BCD), (ABC),
(ACD).
Bài 5: Cho tứ diện ABCD. Lấy điểm P trên đường thẳng BD không thuộc đoạn BD. Trong mp(ABD)
đường thẳng qua P cắt hai cạnh AB và AD lần lượt tại E và F. Trong mp(BCD) đường thẳng qua P cắt
hai cạnh BC và CD lần lượt tại M và N.
a) Bốn điểm E, F, M, N có thuộc một mặt phẳng không?
b) Gọi O là giao điểm của BN và DM, I là giao điểm của BF và DE, J là giao điểm của EN và FM.
Chứng minh ba điểm A, O, J thẳng hàng và ba điểm C, I, J thẳng hàng
c) Giả sử EM và FN cắt nhau tại K. Chứng minh: A, K, C thẳng hàng.
Bài 6: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Lấy điểm M trên cạnh SC, điểm N trên
cạnh SD và gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD.
a) Tìm giao điểm của SO với mp(BMN)
b) Xác định giao tuyến của hai mp: (SAD) và (BMN)
c) Xác định giao điểm của MN với mp(SAB)
Bài 7: Cho tứ diện ABCD. Lấy điểm M trong tam giác BCD và điểm N trong tam giác ACD. Xác định
giao tuyến của mặt phẳng (AMN) với các mặt phẳng (BCD), (ABC).
Bài 8: Cho hình chóp S.ABCD. Giả sử AD và BC không song song. Gọi O là giao điểm của AC và BD,
E và F lầm lượt là trung điểm của SA và SB. Điểm M di động trên cạnh SC.
a) Xác định giao điểm N của SD với mp(EFM)
b) Tìm tập hợp giao điểm I của EM và FN
c) Tìm tập hợp giao điểm J của EN và FM
Bài 9: Cho tứ diện đều ABCD có các cạnh đều bằng a. Kéo dài BC một đoạn CE=a và kéo dài BD một
đoạn DF=a. Gọi M là trung điểm của AB. Xác định và tính diện tích thiết diện của tứ diện với
mp(MEF).
Bài 10: Cho hình chóp S.ABCD và điểm O trong tam giác SAB. Xác định thiết diện của hình chóp khi
cắt bới mặt phẳng (CDO).

Giải : Thiết diện là 1 hình thang một trong hai đáy là CD

§2: HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

A. LÝ THUYẾT

1. Vị trí tương đối giữa hai đường thẳng phân biệt


2. Hai đường thẳng song song
a. Định nghĩa
a
b
P

5
Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
�a, b �(P )
a / /b � �
�a �b = �
b. Tính chất
 Nếu ba mặt phẳng phân biệt cắt nhau từng đôi một theo ba giao tuyến phân biệt thì ba giao
tuyến ấy hoặc đồng qui hoặc đôi một song song.
 Nếu hai mặt phẳng cắt nhau lần lượt đi qua hai đường thẳng song song thì giao tuyến của
chúng song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.
 Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ ba thì song song với nhau.

B. CÁC DẠNG TOÁN

Ví dụ 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N, P, Q, R, S lần lượt là trung điểm của các đoạn AB, CD, BC, DA,
AC, BD.
a) Chứng minh 3 đoạn thẳng MN, PQ, RS đồng quy tại trung điểm G của mỗi đoạn
GA
b) Gọi Ga là trọng tâm của tam giác BCD. Chứng minh ba điểm A, G, GA thẳng hàng và tính
GGA
Giải :
a) M,N,P,Q,R,S là trung điểm của …
 MQ // PN ( là đường trung bình và cùng song song với BD) và MQ=PN= ½ BD
 MQNP là hbh
 MN cắt PQ tại trung điểm G.
Tương tự, RQSP là hình bình hành
 RS và PQ cắt nhau tại trung điểm G
 3 đoạn thẳng đồng quy tại trung điểm G mỗi đoạn
b) Với Ga là trọng tâm tam giác BCD
 Ga thuộc trung tuyến BN và trung tuyến DP
 Ga thuộc (ABN) và (ADP)
3 điểm A, G, Ga là điển chung của hai mặt phẳng riêng biệt (ABN) và (ADP)
 Chúng nằm trên giao tuyến AGa
Gọi I là trung điểm BN thì GI song song BM ( đường trung bình )
Ta có GI = ½ BM = ¼ AB
Hai tam giác Ga GI và Ga AB đồng dạng nên GaG/GaA = IG/AB = ¼
 . GA/GG = 3
Ví dụ 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành.
a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và (SBC)
b) Lấy điểm E trên cạnh SC. Mặt phẳng (ABE) cắt SD tại F. Tứ giác ABEF là hình gì?

Giải :
a) Giao tuyến là đường thẳng qua S và song song với AD và BC
b) (ABE) cắt SD tại F
Qua cách vẽ, dễ dàng cm được EF // CD // AB
 ABEF là hình thang

C. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Bài 1: Cho hai đường thẳng chéo nhau a và b. Lấy trên a hai điểm A, B. Lấy trên b hai điểm C và D.
Hai đường thẳng AB và CD có thể song song với nhau không?

6
Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song

Giải : Nếu AB song song CD thì AB và CD đồng phẳng


Khi đó đường thẳng a và b nằm trong mp (ABCD)
Điều này trái với gia thuyết là đường thẳng a và b chéo nhau, vậy AB và CD không thể song song

Bài 2: Cho tứ diện ABCD. Gọi E và F lần lượt là trọng tâm của các tam giác BCD và ACD. Chứng
minh EF song song với AB.

Giải : Gọi M là trung điểm của CD, E là trong tâm của tam giác BCD.
Nên E thuộc trung tuyến BM/
+) F là trọng tâm của tam giác ACD nên F là trung tuyến AM
Trong mặt phẳng (ABM) ta có ME/MB = MF/Ma = 1/3 ( theo tính chất trọng tâm )
 EF // AB
Bài 3: Cho tứ diện ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AC và BC. P là điểm di động trên
đoạn BD. Mặt phẳng (MNP) cắt AD tại Q.
a) Tứ giác MNPQ là hình gì?
b) Tìm tập hợp giao điểm I của MQ và NP khi P di động trên đoạn BD
Giải :
a) Ta có : MN // AB ( đường trung bình )
Hai mặt phẳng (MNP) và (ABD) có P là điểm chung
Mặt khác : Hai mp ( MNP) và (ABD) lần lượt chứa MN // AB nên chúng cắt nhau theo giao tuyến
PQ // MN
 MNPQ là hình thang
b) Ta có I là điểm chung của 2 mp (ACD) và (BCD)
Vậy I thuộc giao tuyến CD của ha imp này
Gọi E là trung điểm của BD
Khi P di động trên ED thì PQ < Mn
Nên I thuộc tia Dt nối dài CD
Khi P trùng với E thì PQ = MN
Khi đó tứ giác MNPQ là hình bình hành.
Bài 4: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi E và F là trung điểm của SA và
SB.
a) Lấy điểm M trên cạnh SC. Mặt phẳng (EFM) cắt hình chóp theo hình gì?
b) Lấy điểm I trên BC. Mặt phẳng (EFI) cắt hình chóp theo hình gì?
Giải :
a) EF // AB // CD ( đường trung bình tam giác SAB)
Hai mp ( EFM ) và ( SCD ) có M là điểm chung và lần lượt chứa EF và CD song song
Nên giao tuyến của chúng là MN // EF
Vậy thiết diện là hình thang EFMN
b) Tương tự (EFI) cắt AD tại J và thiết diện là hình thang.
§3: ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG VỚI MẶT PHẲNG

A. LÝ THUYẾT

1. Vị trí tương đối giữa đường thẳng và mặt phẳng:


2. Định nghĩa: d // (P)  d  (P) = 
3. Tính chất

7
Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
 Nếu đường thẳng d không nằm trên mặt phẳng (P) và d song song với đường thẳng d  nằm trong
(P) thì d song song với (P).
 Nếu đường thẳng d song song với mặt phẳng (P) thì mọi mặt phẳng (Q) chứa d mà cắt (P) thì
cắt theo giao tuyến song song với d.
 Nếu hai mặt phẳng cắt nhau cùng song song với một đường thẳng thì giao tuyến của chúng
cũng song song với đường thẳng đó.
 Nếu hai đường thẳng a và b chéo nhau thì có duy nhất một mặt phẳng chứa a và song song với
b.

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Chứng minh đường thẳng a song song với mp(P) ta cm a song song với đường thẳng b nằm trong
(P)
Ví dụ 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi M là trung điểm của CD, E là trung điểm của AM và F là trung điểm
của BM.
a) Chứng minh rằng EF song song với các mặt phẳng (ABC) và (ABD)
b) Lấy điểm N trên cạnh AC. Xác định thiết diện của hình chóp với mp(NEF). Thiết diện là hình
gì?
Giải :
a) EF // AB ( đường trung bình tam giác ABM )
Vậy EF // (ABC) và EF // ( ABD )
b) Ta có : EF // ( ABC )
Nên mp (NEF) cắt mp (ABC) theo giao tuyến NK // AB // EF
Giả sử KF cắt BD tại L
Hai mp ( NEF ) và ( ABC ) có L là điểm chung
Mặt khác : EF // AB nên giao tuyến của chúng là LI // AC // NK
 Thiết dhienej là hình thang NKLI
Ví dụ 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M, N và P lần lượt là
trung điểm của BC, AD và SA.
a) Chứng minh SC và SD song song với mp(MNP)
b) Xác định thiết diện của hình chóp với mp(R) qua O và song song với CD và SA.
Giải :
a) Ta có NP // SD
 SD // ( MNP) và (SAB) có điểm chung là P
Mặt khác : (MNP) và (SAB) lần lượt chứa MN và AB song song
Nên giao tuyến là PQ // AB
Do đó Q là trung điểm SB
Khi đó : MQ // SC
 SC // mp (MNPQ)
b) Ta có : MN//CD
Nên mp ( R ) qua O và // CD
Khi đó mp ( R ) cắt (SAD) theo giao tuyến NK // SA
Vì ( R ) song song CD nên ( R ) giao mp( SCD ) theo giao tuyến HK // CD và // MN
Nên thiết diện là hình thang MNKH.

C. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Bài 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi E và F lần lượt là trọng tâm các tam giác ACD và BCD.

8
Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
a) Chứng minh EF song song với các mặt: (ABC), (ABD)
b) Mặt phẳng (P) qua EF cắt tứ diện ABCD theo hình gì?
Giải :
a) Gọi M là trung điểm CD
Khi đó E thuộc AM và F thuộc BM
Theo tính chất trọng tâm : ME/MA = MF/MB = 1/3
Vậy EF // AB
 EF // (ABC) và (ABD)
b) Mp (P) qua E // (ABC)
Nên (P) giao mp (ABC) là HJ // AB và song song EF
Tương tự ta cũng có : mp (P) giao mp (ABD) là IK // AB và // EF
Vậy thiết diện là hình thang HIKJ
Bài 2: Cho tứ diện ABCD. Lấy điểm M trên cạnh BC. Mặt phẳng (P) qua M và song song với AB và
CD cắt tứ diện ABCD theo hình gì?
Giải :
(P) qua M và song song với CD và AB
Từ M kẻ MN // AB ( N thuộc AC hay N thuộc giao tuyến 2 mp (ABC) và (ACD))
Từ M kẻ MQ // CD (Q thuộc BD hay …. )
(P) giao với cạnh AD còn lại là P
(P) qua M song song với AB và CD
=> MN // PQ và MQ//NP
=> Thiết diện MNPQ là hình bình hành

Bài 3: Cho hình thang ABCD (AB//CD) và điểm S ở ngoài mặt phẳng hình thang. Lấy điểm M trên
cạnh CD. Mặt phẳng (P) qua M và song song với SA và BC.
a) Mặt phẳng (P) cắt hình chóp S.ABCD theo hình gì?
b) Tìm giao tuyến của mp(P) với mp(SAD)
Giải :
a) (P) cắt S.ABCD tại N ( thuộc AB ) , P ( thuộc SB ) và Q ( thuộc SC )
Ta có : MN // BC ( theo cách dựng hình )
Và PQ // BC ( theo cách dựng hình )
 MNPQ là hình thang có 2 đáy là MN và PQ
b) Kéo dài MQ cắt SD tại E và NP cắt AS tại F
 EF …
 EF là giao tuyến

Bài 4: Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF có cạnh chung AB và không cùng nằm trên một mặt
phẳng.
a) Gọi O và O’ lần lượt là tâm của ABCD và ABEF. Chứng minh OO’ song song với các mặt
(ADF) và (BCE)
b) Gọi M và N lần lượt là trọng tâm các tam giác ABD và ABE. Chứng minh MN song song với
mp(CEF).
Giải :
a) ABCD là hình bình hành
 AB // CD và AB = CD
Tương tự, ABEF là hình bình hành
 AB // EF và AB = EF
 EF = CD và EF // CD
 EFDC là hình bình hành
9
Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
 EC // FD
Mặt khác, O, O’ là tâm của 2 hình bình hành
 OO’ là đường trung bình của tam giác BFD
 OO’ // FD và // EC
 …. ( dfcm )
b)
§4: HAI MẶT PHẲNG SONG SONG

A. LÝ THUYẾT

1. Định nghĩa
(P) // (Q)  (P)  (Q) = 
2. Tính chất
 Nếu mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng a, b cắt nhau và cùng song song với mặt phẳng (Q)
thì (P) song song với (Q).
 Nếu đường thẳng d song song với mp(P) thì có duy nhất một mp(Q) chứa d và song song với
(P).
 Hai mặt phẳng phân biệt cùng song song với mặt phẳng thứ ba thì song song với nhau.
 Cho một điểm A  (P). khi đó mọi đường thẳng đi qua A và song song với (P) đều nằm trong
một mp(Q) đi qua A và song song với (P).
 Nếu một mặt phẳng cắt một trong hai mặt phẳng song song thì cũng cắt mặt phẳng kia và các
giao tuyến của chúng song song với nhau.
 Hai mặt phẳng song song chắn trên hai cát tuyến song song những đoạn thẳng bằng nhau.
 Định lí Thales: Ba mặt phẳng đôi một song song chắn trên hai cát tuyến bất kì những đoạn
thẳng tương ứng tỉ lệ.
 Định lí Thales đảo: Giả sử trên hai đường thẳng d và d  lần lượt lấy các điểm A, B, C và A , B,
C sao cho:
AB BC CA
= =
A' B ' B 'C ' C ' A'
Khi đó, ba đường thẳng AA, BB, CC lần lượt nằm trên ba mặt phẳng song song, tức là chúng
cùng song với một mặt phẳng.

B. CÁC DẠNG TOÁN

Ví dụ 1: Trong mp(P) cho hình bình hành ABCD. Qua A, B, C, D lần lượt vẽ các nửa đường thẳng Ax,
By, Cz, Dt song song với nhau và nằm về một phía đối với mp(P). Mặt phẳng (Q) lần lượt cắt Ax, By,
Cz, Dt tại A’, B’, C’, D’.
a) Chứng minh mp(Ax, By) song song với mp(Cz,Dt)
b) Chứng minh tứ giác A’B’C’D’ là hình bình hành
c) Chứng minh AA’+CC’=BB’+DD’
Ví dụ 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi E và F lần lượt là trung
điểm của SA và CD.
a) Chứng minh mp(OEF) song song với mp(SBC)
b) Gọi M là trung điểm của SD và N là trung điểm của OE. Chứng minh MN song song với
mp(SBC)
Ví dụ 3: Cho hai nửa đường thẳng Ax, By chéo nhau. Hai điểm C và D lần lượt di động trên Ax, By sao
cho AC=BD

10
Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
a) Chứng minh rằng CD luôn luôn song song với mp cố định
b) Trung điểm M của CD chạy trên đường nào?
Ví dụ 4: Cho lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Gọi M là trung điểm của B’C’
a) Chứng tỏ mp(AA’M) cắt BC tại N và AN//A’M
b) Chứng minh rằng đường thẳng AC’ song song với mp(BA’M)
c) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (AB’C’) và (A’BC)
Ví dụ 5: Cho hình hộp ABCD. A’B’C’D’
a) Chứng minh rằng 4 đường chéo của hình hộp cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
b) Chứng minh: tổng bình phương các đường chéo của một hình hộp bằng tổng bình phương tất cả
các cạnh của hình hộp đó.
Ví dụ 6: Cho hình chóp cụt tam giác ABC. A’B’C’. Gọi S là giao điểm các đường thẳng chứa các cạnh
bên, G và G’ là trọng tâm các tam giác ABC và A’B’C’. Chứng tỏ AG//A’G’.

C. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Bài 1: Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF có cạnh chung AB và không nằm trong cùng mặt
phẳng.
a) Chứng minh: (CBE)//(ADF)
b) Lấy điểm M trên đường chéo AC với MC=2AM và điểm N trên đường chéo BF với NF=2BN.
Các đường song song với AB kẻ từ M, N lần lượt cắt AD và AF tại M’ và N’. Chứng minh:
(DEF)//(MNN’M’).
Bài 2: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi O là tâm của hình bình hành, M và
N lần lượt là trung điểm của SC và SD.
a) Chứng minh: mp(OMN) song song với mp(SAB)
b) Gọi E và F là trung điểm của CD và ON. Chứng minh EF song song với mp(SBC)
Bài 3: (*) Cho tứ diện ABCD. Gọi M và N là hai điểm di động lần lượt trên hai đường thẳng AB và CD.
Chứng tỏ trung điểm I của đoạn MN nằm trong mp cố định.
Bài 4: Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các cạnh AA’ và
AC.
a) Dựng thiết diện của hình lăng trụ với mp(MNB’)
b) Dựng thiết diện của hình lăng trụ với mp(MNP), với P là trung điểm của B’C’
Bài 5: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’.
a) Chứng minh: (BDA’)//(B’D’C)
b) Chứng minh đường chéo AC’ đi qua trọng tâm G1 và G2 của hai tam giác BDA’ và B’D’C, biết
AG1 = G1G2 = G2C '
Giải :
a) Tứ giác DBB’D’ là hình bình hành nên BD//B’D’ . Vì vậy BD//(B’D’C) và BA’ // CD’
 BA’ // (B’D’C)
 (BDA’)// (B’D’C)
b) Gọi G1, G2 là giao điểm AC’ với A’O và CO’
Do G1 = A’O ∩ AI và A’O và AI là hai đường trung tuyến của tam giác nên G1 là trọng tâm của
tam giác A’AC.
Tương tự, G2 là trọng tâm tam giác CAC’
 AG1/AO = 2/3 ; CG2/CO = 2/3 nên đường chéo AC’ đi qua trọng tâm 2 tam giác BDA’ và
B’D’C.

§5: PHÉP CHIẾU SONG SONG

11
Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
A. LÝ THUYẾT

1. Định nghĩa
2. Tính chất
3. Hình biểu diễn của một hình không gian.

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Ví dụ 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm tam giác ACD.


a) Chứng minh rằng hình chiếu song song G’ của điểm G trên mp(BCD) thep phương AB là trọng
tâm của tam giác BCD
b) Gọi E, F, H lần lượt là trung điểm của AB, AC, AD. Hình chiếu của tam giác EFH là hình gì?

Giải :
a) Gọi M là trung điểm của CD. Khi đó G thuộc AM và GA = 2GM
Hình chiếu // của AM theo phương AB trên (BCD) là BM.
Do đó hình chiếu song song của điểm G lên mp (BCD) theo phương AB là điểm G’ thuộc BM và
G’B=2G’M ( theo tính chất 3 )
Vậy G là trọng tâm của tam giác BCD
b) Hình chiếu của điểm E theo phương AB trên mặt phẳng (BCD) là B
Hình chiếu trung điểm F của AC theo phương AB trên mặt phẳng (BCD) là trung điểm K của BC
và hình chiếu của trung điểm H của AD là trung điểm N của BD
Vậy hình chiếu của tam giác EFH theo phương AB trên mặt phẳng (BCD) là tam giác BKN.

Ví dụ 2: Cho đoạn thẳng AB song song với mp(P). Gọi A’ và B’ lần lượt là hình chiếu song song của A
và B trên (P) theo phương của đường thẳng d cho trước. Chứng minh rằng: A’B’=AB. Phần đảo có
đúng không?
Giải : Ta có AB // mp (P)
Mặt khác A’B’ là giao tuyến của (ABB’A’) và mặt phẳng (P)
Do đó : A’B’ // AB
Ta có AA’ // BB’ song song đth d
Vậy ABB’A’ là hình bình hành. Suy ra AB=A’B’
Phần đảo không đúng
Chứng minh : nếu lấy C trên BB’ với AC=AB thì hình chiếu song song của AC vẫn là A’B’=AC nhưng
AC không song song với (P).

C. BÀI TẬP LUYỆN TẬP

Bài 1: Chứng minh rằng hình chiếu song song của hình bình hành trên mp(P) theo phương d cho trước
thường là hình bình hành.
Giải : Theo tính chất a thì hình chiếu song song của 2 đth // là hai đường thẳng // hoặc trùng nhau.
Hình bình hành là tứ giác có các cặp cạnh đối song song với nhau
Nên hình chiếu song song của nó lên mặt phẳng (P) thường là hình bình hành
Nếu phương chiếu d song song với mặt phẳng của hình bình hành thì hình chiếu của hình bình hành là
1 đoạn thẳng.

Bài 2: Cho đường thẳng a cắt mp(P) tại A. Gọi a’ là hình chiếu song song của a trên mp(P) theo
phương d cho trước.

12
Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian. Quan hệ song song
a) Chứng tỏ a’ qua A
b) Lấy hai điểm B và C trên a và gọi B’, C’ lần lượt là hình chiếu song song của B và C trên (P)
theo phương d. Hãy chọn phương d sao cho B’C’=BC
Bài 3: Cho tam giác ABC nằm ngoài mp(P). Giả sử BC song song với (P), AB và AC lần lượt cắt (P) tại
D và E. Hãy chọn phương chiếu d sao cho hình chiếu của tam giác ABC trên (P) theo phương d là một
tam giác đều.

13

You might also like