You are on page 1of 8

VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT LÀ MỘT VỊ PHẬT BIỂU

TRƯNG CHO TRÍ TUỆ

Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát là vị Phật tượng trưng cho trí tuệ. Trong Phật pháp,
Ngài là vị Phật với sự hiểu biết trí tuệ viên mãn. Thời đại ngày nay, tất cả mọi
người kể cả những người lớn tuổi, những người đã trưởng thành, những doanh
nhân, tất cả các ngành nghề chúng ta đều cần trí tuệ. Bởi có trí tuệ chúng ta mới có
thể hướng cuộc đời mình đi đúng lối, có trí tuệ chúng ta mới có thể sống cuộc đời
hạnh phúc và bình an.
1. Nguồn Gốc Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (Manjushri – Manjusri) là Bồ Tát đại diện cho trí tuệ của
chư Phật, cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteshvara) và Đại Thế Chí Bồ Tát
(Bồ Tát Kim Cương Thủ trong Tây Tạng – Vajrapani), là một trong ba vị Đại bồ
tát.

Qua kinh sách thuộc truyền thống Đại thừa ta được biết mỗi vị Phật thường
có hai vị Bồ tát làm thị giả. Nếu như Đức Phật A Di Đà có Bồ Tát Quán Thế Âm
và Đại Thế Chí làm thị giả thì một trong hai vị thị giả chính của Đức Phật Thích
Ca là Văn Thù Sư Lợi, đại biểu cho trí tuệ siêu việt. Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện
hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm,
Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất
của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh
pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến
thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư. Vì vai trò đặc biệt quan
trọng đó mà Bồ Tát Văn Thù đã được tôn xưng là vị Pháp Vương Tử, và hình ảnh
của Ngài không những đã rất quen thuộc, gần gũi với quần chúng Phật tử theo
truyền thống Đại thừa cổ điển từ Ấn Độ đến Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây
Tạng, Việt Nam,… trong suốt gần hai thiên niên kỷ qua mà ngay cả với những
truyền thống Đại thừa hiện đại của Tây phương. Phật tử hành giả các nước ngày
nay hoặc tụng niệm danh hiệu của Ngài hoặc dùng hình ảnh của Ngài như là một
đối tượng quán chiếu, xem đó như là một trong những phương pháp hành trì tu tập
hiệu quả nhất nhằm đạt đến tuệ giác.

Biểu Tượng

 Biểu tượng đại thừa Giống như hầu hết các hình tượng Bồ tát, Văn Thù Sư
Lợi Bồ Tát ngồi trên hoa sen trên lưng sư tử xanh, bởi vì hoa sen sinh ra từ
bùn hôi tanh mà vẫn đẹp và toả hương thơm, nên nó được coi là đại diện cho
sự tinh khiết của trí tuệ, có thể tồn tại giữa ảo tưởng mà không bị ảnh hưởng.
Biểu tượng cỡi trên lưng sư tử có ý nghĩa là, thông qua thiền định, một tâm
trí hoang dã cũng có thể trở nên bình tĩnh. Ngài mặc một chiếc khăn choàng
trắng, đôi khi là màu xanh lá cây, và đội vương miện bằng đá quý. Tám hình
tượng của Bát Thánh Kiết Tường cũng được thể hiện trong một số tranh vẽ
của Trung Hoa hiển thị xung quanh Ngài.
 Biểu tượng đặc biệt nhất (mật thừa) của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là thanh
kiếm đang cháy trên tay phải của Ngài. Thanh gươm tượng trưng cho khả
năng của tâm trí vượt qua những ảo tưởng và đau khổ trong cuộc sống.Trong
tay trái của Bồ tát là biểu tượng khá đặc trưng được giữ ngang ngực: hoa sen
và mang một quyển sách. Quyển sách này được cho là Bát Nhã Ba La Mật,
cùng với cử chỉ giảng dạy (Vitarka Mudra) tượng trưng cho sự dạy dỗ hoàn
hảo.

2. Sự Tích Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát


 Câu chuyện 1 Hóa Hiện Văn Thù Phẫn Nộ

Theo truyền thuyết, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi có nhiệm vụ chinh phục Yama,
chúa tể của cái chết. Người ta nói rằng trong một cơn thịnh nộ Yama đe dọa sẽ tiêu
diệt tất cả những người Tây Tạng. Người dân Tây Tạng, với hy vọng cứu vãn đất
nước họ, đã kêu gọi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát bảo vệ họ khỏi cơn thịnh nộ của
Yama.

Bồ tát sau đó được cho là đã đi đến địa ngục để tìm kiếm và thuần hoá Yama. Khi
gặp Yama, Bồ tát đã hoá thành hình thức Yamantaka. Yamantaka mang hình dạng
giống như Yama, với tám đầu và rất nhiều chân. Mỗi đầu và chi được cho là đại
diện cho sự huy động toàn bộ sức mạnh giác ngộ của một người cần để đối đầu với
cái chết. Để đối đầu với cái chết, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi đã thể hiện cái chết,
nhưng ở mức độ to lớn hơn.

Yama đã sợ hãi với phiên bản phóng đại của mình và do đó hắn đã bị đánh bại. Bởi
vì truyền thuyết này, thông qua hình ảnh của Yamantaka, nhiều người mong muốn
phát triển một ý chí mạnh mẽ để đối mặt với cái chết, không còn sợ hãi hay trốn
tránh nữa. Sự khôn ngoan của giác ngộ đã làm giảm bớt sự sợ hãi này.

 Câu chuyện 2

Một sự tích khác về Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là truyền thuyết về sự ra đời của
Ngài. Người ta nói rằng Đức Phật đã tạo ra một tia vàng phát ra từ đầu. Tia này
xuyên qua một gốc cây gần đó, và từ cây nở ra hoa sen, trong đó trung tâm Văn
Thù Sư Lợi Bồ Tát đã được sinh ra. Bởi vì Ngài được sinh ra khi không có mẹ và
cha, nên Ngài được coi là không bị ô nhiễm bởi thế giới chung quanh.

 Câu chuyện 3 sự tích Ngũ Đài Sơn

Ngày xưa, có một người đàn bà góa chồng, không biết quê quán ở đâu, rất
nghèo nàn đói lạnh, nhưng về phụ hạnh vẹn toàn, khiến hàng phụ nữ và đấng nam
nhân, ai ai cũng đều kính phục.

Nàng nghe thiên hạ đồn rằng: Có một ngôi chùa kia do một vị sư trú trì, hợp lực
cùng mấy nhà từ thiện kiến lập trai đàn. Mục đích là cầu an cho bá tánh và bố thí
gạo vải cho dân nghèo. Nghe tin ấy, nàng rất vui mừng, bèn bồng hai đứa con và
dắt con chó đến chùa để xin bố thí.

Đến nơi, nàng thấy trai đàn trang nghiêm thanh tịnh, đèn thắp sáng choang, khói
trầm nghi ngút, những nhà giàu sang thì đang đem tiền của cho người nghèo khổ,
thuốc thang tặng cho những người đau ốm bệnh hoạn.

Nàng đứng xớ rớ trong đám người đi xem trai đàn, mà trong lòng thì tự nghĩ:
Người ta giàu có, tiền của dư giả, đem ra làm chay làm phước để cầu phước báu về
sau. Còn mình thì phước mỏng nghiệp dày, thiếu thốn đói khát, há mình không tìm
được một cách gì để bố thí làm lành như những người giàu sang kia được?
Nghĩ như vậy rồi, nàng liền tự hớt đầu tóc của mình, đem vào dâng cho vị trú trì để
làm vật bố thí.

Khi ấy chưa đến giờ thọ trai, Tăng chúng và thiện nam tín nữ còn đang hành lễ.

– Bạch thầy, phận tôi cơ hàn, chồng thì đã chết, để lại cho tôi hai đứa con nhỏ đây,
và một đứa con ở trong bụng. Thế mà người thân chẳng có, gia sản cũng không,
nên tấm tân phải vất vả, nay đầu làng mai cuối chợ, ăn nhờ hột cơm dư của quần
chúng. Nay tôi đến đây, xin thầy từ bi bố thí cho mấy mẹ con tôi một ít cơm chay
để đỡ lòng, mẹ con tôi còn đi xin nơi khác.

Vị trú trì nghe vậy, liền sai ông đạo nhỏ chạy xuống nhà bếp đơm cho nàng ba bát
cơm thật đầy. Vị trú trì tưởng cho như vậy là đủ.

Ai dè, người đàn bà nhìn ba bát cơm một hồi, rồi thưa:

– Bạch thầy, thầy từ bi cho thêm một bát cơm nữa, đặng cho phần con chó.

Vị trụ trì nghe nàng nói như vậy, thì trong lòng đã hơi giận rồi, nhưng cũng ráng
dằn lòng xuống và bảo người đi xúc cho con chó một bát cơm nữa cho êm chuyện.

Nào ngờ, người đàn bà tiếp lấy bát cơm, lại thưa tiếp rằng:

– Bạch thầy! Đứa nhỏ mà tôi đang mang trong bụng đây. Thiết nghĩ thầy cũng nên
hoan hỷ cho nó một bát cơm nữa mới đúng!

Vị trủ trì nghe nói như vậy nổi xung, liền lớn tiếng:

– Kiếp trước nàng ôm lòng bỏn xẻn, không biết bố thí làm nhân, nên nay mới chiêu
cảm cái thân bần nữ như thế, lại góa bụa không chồng, sống ăn nhờ của dân chúng,
chết chẳng ích gì cho quê hương; vậy mà không biết thân, còn muốn ăn tham của
Tăng chúng nữa. Vả lại xưa nay, có ai thấy những đứa nhỏ còn ở trong bụng mẹ
mà người ta cho nó ăn cơm bao giờ, mà nàng đòi xin một cách trái đời như vậy!
Thôi hãy đi chỗ khác, chớ đừng nói chuyện dây dưa mà làm trễ giờ của bần Tăng
lễ Phật.

Câu nói của vị trú trì vừa dứt, thì năm sắc mây màu kết lại, rực rỡ trên hư không;
rồi người bần nữ ấy hiện ra chân tướng của đức Văn Thù, cưỡi con sư tử rất hùng
tráng oai nghiêm, hai bên thì có Thiện Tài và Ưu Điền Vương đứng hầu,làm cho ai
nấy trông thấy đều hoảng kinh và cúi đầu đảnh lễ.

Đức Văn Thù liền đọc bài kệ:

Bầu đắng, đắng tận gốc, Dưa ngọt, ngọt cùng dây

Ta đã siêu tam giới, Còn bị chư Tăng rầy!

Khi đọc bốn câu kệ rồi, thì đức Văn Thù liền ẩn thân năm sắc mây lành lần lần tan
biến.
Thấy vậy, vị trú trì thất thần biến sắc, mở hai con mắt nhìn trân trân, một chặp lâu
mới định trí lại, và tự trách mình rằng: Tiếc bấy lâu nay tu hành, ăn cơm Phật, nhận
mình đã vào cửa vô vi, mà lòng từ bi còn kém, đức nhẫn nhục chưa tròn, đến nỗi
không thấy chơn Thánh như vậy, thì ta còn để đôi mắt làm chi?

Vị trú trì tự trách rồi, liền với tay lên muốn lấy con dao nhỏ để khoét đôi mắt,mọi
người lật đật xúm lại giựt con dao và khuyên giải một hồi, thì ngài mới bớt lòng
buồn rầu ân hận. Sau đó vị trú trì đắp y hậu đến trước Phật đài, chí thành đảnh lễ
Tam Bảo để thành tâm sám hối.

Từ đó về sau, đối với mọi người, vị trú trì giữ được tâm từ bi bình đẳng để tiếp đãi,
không còn phân biệt giàu nghèo, sang hèn nữa…

Còn đầu tóc của đức Văn Thù thị hiện bố thí đó. Thì nhà chùa xây dựng một ngôi
tháp ngay chỗ Bồ Tát thị hiện xin cơm để tôn thờ, và hằng ngày chiêm ngưỡng
cúng dường.

3. Thần Chú mầu nhiệm của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi

OM AH RA PA TSA NA DHI – OM A RA PA CA NA DHIH

Chúng ta quán tưởng ở luân xa tim là một đĩa mặt trăng và ở trung tâm của
nó là từ Dhih thẳng đứng. Xung quanh là những âm tiết Om A Ra Pa Ca Na theo
chiều kim đồng hồ.Ánh sáng phát ra từ Dhih và các âm tiết thần chú sẽ lấp đầy cơ
thể của bạn và làm sạch tất cả các nghiệp xấu, xoá bỏ những ảo tưởng phát sinh từ
vô minh. Bóng tối của sự thiếu hiểu biết sẽ bị đẩy lùi bởi ánh sáng của trí tuệ hoàn
hảo, chiếu sáng tất cả các sự vật hiện tượng. Om A Ra Pa Ca Na Dhih là một trong
những thần chú Phật giáo được sử dụng rất nhiều trong các thực hành thiền định
của người Tây Tạng. Thần chú Bồ tát Văn Thù Sư Lợi tượng trưng cho trí tuệ, sự
khôn ngoan siêu việt, một yếu tố quan trọng giúp chúng ta vững bước trên con
đường giác ngộ.

Thần chú OM AH RA PA TSA NA DHI nên được niệm nhiều lần trong ngày. Nếu
bạn niệm thần chú hàng ngày, thực sự tập trung, thì trí tuệ của bạn có thể cải thiện
trong vòng một tháng. Trong một tháng, bạn có thể cảm nhận sự khác biệt về trí
thông minh của mình, vì lúc đó trí tuệ của bạn thực sự mở rộng. Đây là thần chú vĩ
đại của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
Nếu Tất cả chúng ta nương theo trí tuệ Văn Thù, tu tập theo chân ngôn của
Ngài sẽ đạt được sức khỏe, trí tuệ và có một cuộc sống hạnh phúc, biết
hướng đời mình đi đúng đắn để có một cuộc sống ý nghĩa giúp đời ngày
càng tốt đẹp hơn.

4. Hai Mươi Lăm Đại Nguyện của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

1. Công đức tôi cúng dường Phật Tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của
tôi đó, nay xin hồi hướng về đạo Vô thượng Bồ đề, nguyện trải hằng sa kiếp tu
hạnh Bồ tát, đặng hóa độ chúng sanh, chớ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu
mau chứng đạo quả.
2. Tôi nguyện hóa độ hết thảy mọi loài chúng sanh ở các thế giới trong mười
phương đều phát tâm cầu đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, giữ gìn tâm Bồ đề
cho bền chắc, và khuyến hóa theo môn Lục độ.

3. Tôi nguyện giáo hóa vô số chúng sanh ở các thế giới đều đặng thành Phật thuyết
pháp trước tôi, và trong khi thuyết pháp, làm sao cho tôi đều xem thấy tất cả.

4. Tôi nguyện trong khi tu đạo Bồ tát đạo, làm đặng vô lượng việc Phật, và sanh ra
đời nào cũng tu theo đạo ấy cả.

5. Bao nhiêu chúng sanh của tôi dạy dỗ đều đặng thanh tịnh, như các người đã có
tu phép thiền định ở cõi Phạm Thiên, tâm ý không còn điên đảo. Nếu đặng các kẻ
chúng sanh như vậy sanh về cõi tôi, thì khi ấy tôi mới thành đạo.

6. Tôi nguyện đem các món hạnh nguyện mà cầu đặng cõi Phật trang nghiêm và
nguyên hết thảy các cõi Phật đều hiệp chung lại thành một thế giới của tôi.

Đường giới hạn xung quanh trong cõi ấy đều dùng những chất : vàng, bạc, ngọc
lưu li, pha lê, xa cừ, xích châu và mã não, mà xây đắp cho cao lên đến cõi Phạm
Thiên, còn mặt đất thì toàn là ngọc lưu ly tất cả.

7. Trong cõi ấy không có các món đất cát, buị bặm, chông gai, dơ dáy, và không có
những sự cảm xúc, thô ác, và xấu xa, cũng không có những người đàn bà và tên
hiệu của người đàn bà.

Hết thảy chúng sanh đều hóa sanh, chớ không phải bào thai trong bụng mẹ như các
cõi khác, và hằng tu tập các pháp thiền định, vui đẹp tự nhiên, chớ không cần phải
ăn uống những đồ vật chất.

8. Trong cõi tôi không có người Tiểu thừa, Thanh văn và Duyên giác. Thảy đều là
các bực Bồ tát, căn tánh cao thượng, tâm trí sáng suốt, người nào cũng đã xa lìa
mọi sự tham lam, hờn giận, ngu si, và đã tu đặng các môn phạm hạnh cả.

9. Trong khi chúng sanh sanh về cõi tôi, thì tự nhiên đủ tướng mạo Tỳ khưu, đều
có cạo tóc và đắp y một cách chỉnh đốn cả.

10. Chúng sanh trong cõi tôi muốn ăn, thì tự nhiên có bình bát thất bảo cầm ở nơi
tay và đủ các món đồ ăn ngon đẹp đầy bát. Khi ấy lại nghĩ rằng : Chúng ta chớ nên
dùng những đồ này, nguyện đem bố thí ; trước hết dâng cúng cho các Đức Phật, Bồ
tát, Thanh văn, và Duyên giác, sau nữa thì chúng sanh nghèo hèn và các loài Ngạ
quỉ đói khát đêu dùng no đủ. Còn phần chúng đẹp, tức là món ăn.

11. Mọi người suy nghĩ như vậy, liền đặng pháp Tam muội, gọi là “Bất khả tư nghị
hạnh”. Có sức thần thông, dạo đi tự tại, không có sự gì ngăn ngại tất cả. Độ trong
giây phút, mọi người được dạo khắp các thế giới mà cúng dường Phật, bố thí và
diễn thuyết các pháp cho chúng sanh nghe rồi trở về nước thì vừa đúng bữa ăn.
12. Tôi nguyện trong thế giới của tôi không có tám món chướng nạn và các sự khổ
não, cũng không có những người phá hư giới luật.

13. Tôi nguyện trong thế giới ấy có nhiều món châu báu rất lạ lùng và không cần gì
phải dùng đến ánh sáng của mặt trời và mặt trăng. Các vì Bồ tát tự nhiên xung
quanh thân thể có hào quang sáng chói, soi khắp các nơi, thường chiếu luôn không
có ngày đêm, chỉ xem lúc nào bông nở thì cho là ban ngày, lúc nào bông xếp lại
cho là ban đêm mà thôi. Còn khí hậu thường điều hòa, không nóng quá và không
lạnh quá.

14. Nếu có vị Bồ tát nào bỏ xứ làm Phật các cõi khác, thì trước hết ở nơi cõi tôi, rồi
đến cung trời Đâu suất, sau mới giáng sanh đến cõi ấy.

15. Tôi nguyện hóa độ chúng sanh đều thành Phật hết rồi, tôi mới hiện lên hư
không mà nhập diệt.

16. Trong lúc tôi nhập diệt thì có nhiều món âm nhạc tự nhiên kêu vang đủ pháp
mầu nhiệm và các vị Bồ tát nghe đều tỏ đặng các lẽ huyền diệu.

17. Thưa Đức Thế Tôn ! Tôi nguyên khi làm Bồ tát mà dạo trong các cõi Phật, xem
thấy những thức trang nghiêm những châu báu, những hình trạng, những xứ sở, và
những hạnh nguyện của Chư Phật, thì tôi đều cầu đặng thành tựu tất cả.

18. Tôi nguyện các vị Đẳng giác Bồ tát đều ở trong cõi tôi mà đợi đến thời kỳ sẽ
bổ xứ làm Phật, chớ không thọ sanh các cõi nào khác nữa. Nếu có vị nào muốn đến
cõi khác thành Phật mà hóa độ chúng sanh, thì tùy theo ý nguyện.

19. Thưa Đức Thế Tôn ! Trong khi tôi tu đạo Bồ tát, nguyện đặng cõi Phật rất tốt
đẹp nhiệm mầu. Các vị Bồ tát phát Bồ đề tâm, tu Bồ tát hạnh, mà đặng dự bổ xứ
thành Phật, đều sanh về trong cõi tôi cả.

20. Thưa Đức Thế Tôn ! Tôi nguyện đặng như vậy, tôi mới thành Phật, và nguyện
ngồi khoanh chân trên tọa Kim cang ở dưới cây Bồ đề, trong giây lát chứng thành
chánh giác.

21. Khi thành Phật rồi, tôi biến hóa Phật và các vị Bồ tát, nhiều như số cát sông
Hằng, đặng dạo các thế giới mà hóa độ chúng sanh, giảng dạy các phép nhiệm mầu
và khiến cho hết thảy nghe pháp rồi đều phát Bồ đề tâm, cho đến khi thành đạo
cũng không đổi dời tâm trí.

22. Khi tôi thành Phật rồi, chúng sanh ở trong các cõi nếu thấy đặng tướng tốt của
tôi, hằng in nhớ trong tâm luôn luôn, cho đến khi thành đạo cũng không quên.

23. Tôi nguyện chúng sanh trong cõi tôi, người nào cũng đủ căn thân toàn vẹn,
không hề thiếu món gì. Nếu các vị Bồ tát muốn xem thấy tướng tôi, hoặc nằm,
hoặc ngồi, hoặc đứng, hoặc đi, thì đều thấy đặng cả. Khi thấy rồi, liền phát Bồ đề
tâm, và lại trong lúc thấy tôi, những sự hoài nghi về đạo pháp tự nhiên đều biến
đặng cả, không cần phải đợi tôi giải quyết nữa.
24. Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi, thì tôi đặng thọ mạng vô cùng vô tận, không
kể xiết. Còn các vị Bồ tát trong cõi tôi cũng đặng sống lâu như vậy.

25. Trong lúc tôi thành Phật, có vô số Bồ tát đủ tướng mạo Tỳ khưu, người nào
cũng cạo đầu, đắp y, cho đến khi nhập Niết bàn thì những tóc không khi nào để
mọc dài, và những y cũng không khi nào đổi bận như đồ người thế tục.

You might also like