You are on page 1of 3

ĐỨC BẢN TÔN HOÀNG TÀI BẢO THIÊN -DZAMBHALA

Tại một số gia đình ngoài thờ cúng hai tôn tượng Ông Địa và Thần tài bởi đây
được xem là chư vị mang đến tài lộc vẹn toàn cho tổ ấm và mang lại sự an bình
trong khu đất đang cư ngụ. Thế nhưng cả hai yếu tố trên là một trong nhiều ý
nghĩa, đều bao hàm bởi chư vị kim cang của xứ sở Tây Tạng. Vị đó chính là Hoàng
Thần Tài . Hoàng Tài Thần là hóa thân của Bảo Sanh Như Lai (Ratnasambhava)
ngự tại Bắc phương trong Mandala tượng trưng Bình Đẳng Tánh Trí . Hoàng Tài
Thần có 8 vị thần tướng vận chuyển về tài và Tứ Đại Thiên Vương theo hộ Pháp.
Có tất cả 5 vị Thần tài : Hoàng Thần tài , Bạch Thần Tài , Hỏa Thần Tài , Hắc
Thần Tài và Lục Thần Tài

1. Pháp Tướng Hoàng Tài Bảo Thiên


 Truyền Thuyết Có năm Ngài Dzambhala Thần Tài với thực hành và câu chú
khác nhau để giảm sự thiếu thốn và đem đến sự sung túc cho mọi người.
Năm vị Dzambhala cũng là những biểu hiện lòng từ bi của Đức Phật và Bồ
Tát để hướng dẫn chúng sinh trên con đường giác ngộ. Bản tánh các ngài là
sự bố thí và đại diện cho các hoạt động tăng trưởng lợi ích. Nguyện vọng
của các Ngài là giúp đỡ chúng sinh thiếu thốn và đau khổ vì không có vận
may.
 Trong Kim Cương thừa có Đức Zambhala, Hoàng Tài Bảo Thiên, Ngài đã
phát nguyện rằng ngoài sự giàu có về mặt tâm linh, nếu chúng ta hướng tâm
đến Ngài thì Ngài sẽ giúp chúng ta viên mãn mong cầu về mặt vật chất. Bổn
Tôn Hoàng Tài Bảo Thiên không phải là vị thần ban tài lộc thế gian thông
thường mà là hiện thân từ bi một cách phi thường của chư Phật để giúp đỡ
chúng sinh. Tay phải của Ngài trì giữ quả tài bảo, tay trái trì giữ chuột báu
tượng trưng cho sự ban ân phúc gia trì và tài bảo cho chúng sinh. Đầu Ngài
đội bảo quan an trí ngọc báu Mani, thân mình khoác thiên y báu, an tọa trên
nguyệt luân, hoa sen trong tư thế như ý du hý, chân phải duỗi xuống dẫm lên
bạch ốc.
 Hoàng Thần Tài được xem là vị Bồ tát bảo trợ cho sự giàu có và thịnh
vượng. Hành giả Mật Tông tin rằng trì tụng chú Hoàng Thần Tài "Om
Dzambhala Dzalen Traye Svaha" một cách chuyên tâm và thành kính, hành
giả sẽ được tăng trưởng về Pháp Tài - tức là trí tuệ Phật Pháp cùng với công
đức, tiền bạc. Đó là sự làm giàu cho chúng sanh, không vì lợi ích cá nhân.
Đặc biệt ngài sẽ âm thầm gia trì cho những ai có tấm lòng vị tha, hay cứu
giúp chúng sanh với tâm bồ đề trong sạch, dù chỉ một việc làm thôi cũng
khiến ngài hoan hỷ tiếp sức mạnh cho chính họ.

2. Truyền Thuyết Lịch Sử Về Sự Xuất Hiện Của Ngài


 Truyền thuyết kể rằng Đạo Sư Atisa một vị tôn quý của trường phái Gelug
khi đi hành hương nơi Bồ Đề Đạo tràng, ngài gặp một lão già ăn xin nghèo
khổ và đang chết đói. Vì nơi ấy không có thực phẩm, trong khi ông lão cần
một món ăn để duy trì sự sống. Ngài đã dùng dao cắt một miếng thịt của
mình bố thí cho ông già. Quá kinh hãi trước việc Bố Thí Ba La Mật như vậy
ông lão bật khóc và nói :” làm sao con có thể ăn thịt của một vị Tăng khả
kính như ngài “. Ông lão từ chối miếng thịt.Quá bất lực trước cái chết của
ông lão, ngài đã bật khóc. Khi đó một ánh hào quang chói lọi Quán Âm
Thiên Thủ hiện ra và nói “Ta sẽ cứu độ chúng sanh nghèo khổ, ban cho họ
sự giàu sang bằng cách hóa thân thành Dzambhla “.Vì thế Dzambhala được
cho là một hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm tức Quan Âm Tứ Thủ
(Chenrezig), Vị Bồ Tát của lòng bi mẫn.
 Một truyền thuyết khác kể rằng, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng dạy
Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, Đề Bà Đạt Đa ghen ném đá vào Đức Phật.
Nhưng thay vào đó, những tảng đá đã ném trúng đầu của Dzambhala Trắng
và Dzambhala và trúng bụng của Dzambhala Đen. Đức Phật sau đó đã đến
và ban cho các Dzambhala. Từ tay của Phật tuôn ra cam lồ trắng của sự trí
tuệ, từ bi và từ ái chạm vào đầu các Dzambhala. các Ngài Dzambhala cảm
thấy rất hỉ lạc, hạnh phúc, bìnhyên, và tịnh hóa những bất tịnh và chướng
ngại, và làm lành vết thương. Các Ngài ngay lập tức đảnh lễ để Đức Phật và
cảm ơn.Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói với các Dzambhala: "Như ta đã chữa
lành và ban cam lồ cho ông, trong tương lai bất cứ học trò hoặc học trò của
học trò của ta khẩn nguyện và cúng dường nước giống như vậy, ông hãy ban
cho họ sự sung túc, ban cho họ hai loại sung túc, sung túc vật chất và sung
túc tinh thần, sung túc tinh thần quan trọng hơn”. Sau đó, Dzambhala chấp
bàn tay lại và nói: "Con sẽ làm như Ngài đã nói và con hứa nguyện sẽ làm
như vậy."
Câu chuyện này chính là cơ sở cho các người thực hành các lễ cúng dường
Dzambhala (Puja) đổ nước vào tượng hoặc đặt tượng Dzambhala dưới thác nước.

3. Động Cơ Thanh Tịnh Trì Pháp Tài Bảo

 Nếu như động cơ thờ cúng là mong tích luỹ được nhiều tiền của để tiến hành
cúng dường và bố thí rộng rãi cho nhiều chúng sinh, không phải là nhằm
mục đích làm giàu tự lợi cho bản thân thì công năng Thần tài sẽ có linh ứng.
Vả lại không có những điều kiện đó, việc tu luyện cũng sẽ không được thành
tựu. Giáo pháp Thần tài chân chính ở đây không phải là phương cách làm
giàu như nhiều người vẫn lầm tưởng, và nó cũng không thể mang đến sự
giàu có cho những người tu luyện nhằm mục đích làm giàu cá nhân. Nếu
như người tu hành tham chấp của cải thế gian cho nhiều đi chăng, thì họ có
gì khác biệt so với người trần tục, như vậy sẽ không đủ tư cách để tu hành
Phật pháp một cách đích thực chân chính.

 Tu trì chân ngôn Bản tôn Hoàng Tài Bảo Thiên với Bồ đề tâm, bố thí hoằng
pháp lợi sinh có thể tiêu trừ nghiệp nghèo khổ, tăng trưởng kinh tế, tài bảo,
phúc đức; an tâm thuận tiến trên con đường tự lợi, lợi tha. Khi trì tụng chân
ngôn này chúng ta hãy quán tưởng Đức Hoàng Tài Bảo Thiên hiện diện
trong hư không ở trước mặt, tay trái Ngài cầm một con chuột ngậm ngọc quý
Mani và chúng ta cầu nguyện cho tất cả những người còn phải chịu cảnh
nghèo khó, đau khổ sẽ nhanh chóng viên mãn đời sống vật chất, trong đó có
cả bản thân mình.

Thật vậy, Nếu như phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề cùng ý nguyện cứu giúp tất cả
chúng sinh ra khỏi cảnh nghèo khổ ( sinh tử ) và được đầy đủ mọi thứ mong cầu (
giải thoát ) thì tất nhiên công đức không thể nghĩ bàn.

You might also like