You are on page 1of 4

BỒ TÁT HƯ KHÔNG TẠNG CHỦ VỀ TRÍ TUỆ, CÔNG ĐỨC VÀ TÀI

PHÚ?

1. Hình Tượng Và Các Danh Hiệu.

Trong Phật giáo Tạng truyền có nhiều hình tượng của Bồ tát Hư Không
Tạng (Tên tiếng Phạn: Akasagarbha, phiên âm là A Già Xả Bích Bà, là một trong
bát đại Bồ Tát phổ độ chúng sinh. Ngài còn có tên khác là Hư Không Dựng, Hư
Không Quang), thân phận khác nhau có hình tượng khác nhau. Khi Ngài được xem
là chủ tôn của viện Hư Không Tạng, hình tượng như sau: Sắc thân có màu đỏ như
thịt, đầu đội mũ ngũ phật, tay phải cầm kiếm, lưỡi kiếm lấp lánh; tay trái Ngài đặt
bên hông và cầm một cành hoa sen, trên hoa sen có ngọc như ý, ngồi kiết già trên
bảo tọa hoa sen. Ngọc, kiếm mà Ngài cầm biểu hiện cho hai pháp môn phúc đức và
trí tuệ. Mật hiệu của Ngài là Như Ý Kim Cương, hình Tam muội da là đao trí tuệ.

 Khi được xem là Bồ tát thị giả ở viện Thích Ca, hình tượng của Ngài như
sau: Tay trái nắm lại giơ lên, ngón giữa gập lại cầm phướn trắng; tay trái úp
đặt trước rốn, cầm hoa sen, trên hoa sen có ngọc xanh lục. Ngài khoác thiên
y, đứng trên bảo tọa hoa sen, đầu hơi nghiêng về bên trái. Mật hiệu là Vô
Tận Kim Cương, hình tam muội da là ngọc xanh lục trên hoa sen.
 Khi Ngài được xem là một trong 16 vị Bản tôn của Kim cương giới hiền
kiếp thì ở vị trí thứ ba trong bốn vị Bản tôn ở phía Nam Mạn đà la bên ngoài
viện. Khi đó Ngài còn được gọi là Bồ tát Kim Cương Tràng, Bồ tát Bảo
Tràng. Hình tượng của Ngài như sau: Sắc thân màu trắng, tay trái nắm lại
đặt ở bên hông; tay phải cầm hoa sen, trên hoa sen có ngọc. Mật hiệu là Phú
Quý Kim Cương, Viên Mãn Kim Cương, hình tam muội da là ngọc tam biện
bảo châu. Thủ ấn là Kim cương phọc, tức hai ngón giữa làm hình trạng bảo
bình, hai ngón cái duỗi thẳng.

Trong Mạn đà la Thai tạng giới, Bồ tát Hư Không Tạng là chủ tôn của viện Hư
Không Tạng. Đây là viện thứ 10 trong 12 đại viện của Mạn đà la Thai tạng giới, vị
trí ở sau viện trì minh. Sự biểu hiện ở viện này là từ bi và trí tuệ hợp nhất, hàm
chứa muôn đức, có thể ban cho chúng sinh tất thảy sự trân quý và kiêm đủ trí đức,
lấy phúc đức làm căn bản.

2. Lược sử đôi nét về Ngài và công hạnh.

Trãi qua nhiều thời đại, theo ghi chép trong Bồ Tát Hư Không Tạng thần chú
kinh, Thế tôn rất khen ngợi vị Bồ Tát này, nói sự thiền định của ngài như biển, tịnh
giới như núi, trí như hư không, tinh tiến như gió, nhẫn nại như kim cương, tuệ như
hằng sa, là pháp khí của chư Phật, đôi mắt của chư thiên, chỉ đường đúng đắn cho
con người, nơi súc sinh nương tựa, nơi quỷ đói quy thuộc, là pháp khí để bảo vệ
chúng sinh trong địa ngục, ứng nhận tất cả sự cúng dường của chúng sinh, có thể
thấy được sự thù thắng của công đức Bồ Tát.

 Trong giới Phật giáo Trung Quốc, Bồ Tát Hư Không Tạng tâm chú là chân
ngôn mà các tín đồ Phật giáo thường trì tụng. Người ta thường cho rằng đặc
sắc của lời chú đó là tăng cường trí nhớ, thực chất đó là lòng từ bi của Bồ
Tát Hư Không Tạng, phương tiện và nguyên lực đều tương tự như Quán Âm
Bồ Tát, hay Văn thù Bồ Tát. Kinh điển thường nói ngài vì chúng sinh mà
thành tựu đại từ, nên thường độ hóa chúng sinh không mệt mỏi. Có thể thấy
sự gia tăng trí nhớ cho chúng sinh chỉ là bộ phận nhỏ trong hạnh nguyện Bồ
Tát vô lượng của ngài mà thôi.
 Vào thế kỷ VIII, tín ngưỡng Hư Không Tạng truyền vào Nhật Bản, giới tăng
lữ khắp nơi tu hành Hư Không Tạng, cầu mong nghe được trì pháp để gia
tăng trí nhớ. Vị Bồ Tát này được thờ phụng ở Nhật Bản nhiều hơn so với ở
Trung Quốc. Trong dân gian, tín ngưỡng Bồ Tát Hư Không Tạng cũng rất
phổ biến, để cầu tăng phúc đức, trí tuệ, tiêu trừ tai họa.

Thật hoan hỷ khi nghe đến danh hiệu của ngài, một vị Bồ tát bao hàm như cái tên
hư không rộng lớn, chủ về trí tuệ, công đức và tài phú. Bởi vì những yếu tố đó
giống như hư không mênh mông vô biên, hơn nữa còn có thể thỏa mãn hết thảy
mong cầu, khiến cho chúng sinh đạt được lợi ích vô cùng.

3. Lợi Ích Hành Trì Chơn Ngôn

Tiếng Phạn: Om Vajra ratna om trah svaha – Namo ākāsagarbhaya oṃārya kamari
mauli svāhā.
Danh Hiệu: Nam Mô Hư Không Tạng Bồ Tát

Một số người tin rằng, tụng niệm thần chú hàng triệu lần theo các nghi quỹ mật
truyền, trong một khoảng thời gian nhất định, người ta có thể ghi nhớ và hiểu sâu
sắc bất kỳ văn bản Phật giáo nào. Phát triển trí tuệ một cách mạnh mẽ.

Nếu Tất cả chúng ta nương theo đức hạnh Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát, tu tập
theo chân ngôn của Ngài ngoài đạt được trí tuệ sâu sắc đồng thời sức khỏe và có
một cuộc sống đầy tài phú, đặc biệt biết hướng thiện đi theo con đường đúng đắn
để tích lũy các công đức.

Sau khi làm được việc thiện hạnh, người đó nếu thường xuyên niệm thần chú Hư
Không Tạng Bồ tát hằng mong những mong muốn của mình thì sớm muộn gì củng
được thành tựu. Thiện nghiệp là những hạt giống và thần chú này giống như nước,
đất và các điều kiện khác giúp hạt giống phát triển, đấy là quy luật của bản thể tự
nhiên.

Bồ Đề Tâm là gốc của các hành giả phật đà, chúng ta tu tập không vì riêng mình
mà vì mọi loài chúng sanh, vì sự nghiệp giác ngộ giải thoát và lợi lạc tất cả hữu
tình, thì dù một niệm chơn ngôn hay một thiện lành hồi hướng, thì công đức phúc
báu thật vô lượng không thể nghĩ bàn. Khi đã có trong người lòng bi mẫn và trí tuệ
thì mọi công việc mình làm liên quan đến chúng sanh, mọi thời đều làm hoan hỷ
chư vị hộ pháp long thần, chư thiên, trên là chư phật cùng chư bồ tát.

……………………………………………………………………………………….

Theo nghệ thuật Phật Giáo Tây Tạng, một hình tượng của Chư Phật hay Bồ
Tát, những bậc giác ngộ các ngài hiển lộ cả Tam Thân. Trong đấy Báo Thân, là
thân công đức vô biên được hiện diện với đầy đủ các phẩm hạnh của chư phật.
Chúng tôi xin hoan hỷ giới thiệu tôn tượng Hư Không Tạng Bồ Tát, báo thân tuyệt
hảo hội tụ đầy đủ cả tam ân phúc: trí tuệ, công đức và tài phú.

Đương truyền có nhiều hình tượng của Bồ tát Hư Không Tạng (Tên tiếng Phạn:
Akasagarbha, phiên âm là A Già Xả Bích Bà, là một trong bát đại Bồ Tát phổ độ
chúng sinh. Ngài còn có tên khác là Hư Không Dựng, Hư Không Quang), thân
phận khác nhau có hình tượng khác nhau. Khi Ngài được xem là chủ tôn của viện
Hư Không Tạng, hình tượng như sau: Sắc thân có màu đỏ như thịt, đầu đội mũ ngũ
phật, tay phải cầm kiếm, lưỡi kiếm lấp lánh; tay trái Ngài đặt bên hông và cầm một
cành hoa sen, trên hoa sen có ngọc như ý, ngồi kiết già trên bảo tọa hoa sen. Ngọc,
kiếm mà Ngài cầm biểu hiện cho hai pháp môn phúc đức và trí tuệ. Mật hiệu của
Ngài là Như Ý Kim Cương. Thật hoan hỷ khi nghe đến danh hiệu củng như mật
hiệu của ngài, một vị Bồ tát bao hàm như cái tên hư không rộng lớn. Bởi vì những
yếu tố đó giống như hư không mênh mông vô biên, hơn nữa còn có thể thỏa mãn
hết thảy mong cầu, khiến cho chúng sinh đạt được lợi ích vô cùng.

Trãi qua nhiều thời đại, theo ghi chép trong Bồ Tát Hư Không Tạng thần chú kinh,
Đức phật rất khen ngợi vị Bồ Tát này, nói sự thiền định của ngài như biển, tịnh
giới như núi, trí như hư không, tinh tiến như gió, nhẫn nại như kim cương, tuệ như
hằng sa, là pháp khí của chư Phật, đôi mắt của chư thiên, chỉ đường đúng đắn cho
nhơn sinh, nơi nương tựa loài bàng sinh , nơi quỷ đói quy thuộc, nơi bảo vệ chúng
sinh trong địa ngục, ứng nhận tất cả sự thành tâm sám hối, cúng dường của tất cả
chúng sanh, có thể thấy được sự thù thắng của công đức Bồ Tát luôn nỗ lực phụng
sự.

Nếu Tất cả chúng ta nương theo đức hạnh Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát, tu tập
theo chân ngôn của Ngài ngoài đạt được trí tuệ sâu sắc đồng thời sức khỏe và có
một cuộc sống đầy tài phú, đặc biệt biết hướng thiện đi theo con đường đúng đắn
để tích lũy các công đức ngay trong một đời.

Sau khi làm được việc thiện hạnh, người đó nếu thường xuyên niệm thần chú Hư
Không Tạng Bồ tát hằng mong những mong muốn của mình thì sớm muộn gì củng
được thành tựu. Thiện nghiệp là những hạt giống và thần chú này giống như nước,
đất và các điều kiện khác giúp hạt giống phát triển, đấy là quy luật của bản thể tự
nhiên.

Bồ Đề Tâm là gốc của các hành giả phật đà, chúng ta tu tập không vì riêng mình
mà vì mọi loài chúng sanh, vì sự nghiệp giác ngộ giải thoát và lợi lạc tất cả hữu
tình, thì dù một niệm chơn ngôn hay một thiện lành hồi hướng, thì công đức phúc
báu thật vô lượng không thể nghĩ bàn. Khi đã có trong người lòng bi mẫn và trí tuệ
thì mọi công việc mình làm liên quan đến chúng sanh, mọi thời đều làm hoan hỷ
chư vị hộ pháp long thần, chư thiên, trên là chư phật cùng chư bồ tát.

Phụng thờ tôn tượng là phúc duyên cát tường, dù chỉ nhìn thoáng qua với tâm trạng
đầy niềm hoan hỷ, chúng ta chắc chắn ít nhiều đón nhận ân phúc gia trì thầm lặng
của Ngài. Trang nghiêm nơi thờ tự, hiển nhiên các nguồn từ trường tích cực sẽ quy
tụ về, xua tan đi nguồn khí xấu, khiến ngôi nhà luôn được bảo vệ và mọi người
luôn được an bình. Mỗi ngày hành trì đều đặn hay đơn giản là chiêm bái, chúng ta
đều đang thọ nhận năng lượng mãnh liệt, trí tuệ, công đức, tài phú, đồng thời tịnh
hóa các nghiệp chướng một cách suông sẻ và mãn nguyện như ý mọi điều mong
cầu.

You might also like