You are on page 1of 5

.

KIM SÍ ĐIỂU – HỘ PHÁP GARUDA

Đức Kim Sí Điểu – Garuda mình người, có đầu và cánh của chim đại bàng là biểu
tượng cho sức mạnh dữ dội, tốc độ, sự dũng cảm và tinh thần thượng võ. Ngài là một chiến
binh hùng mạnh xông tới một cách nhanh chóng và dũng mãnh trước kẻ thù là những con
rắn tượng trưng cho vô minh và hiểm độc. Một lần vỗ cánh của Ngài bay được 336 vạn
dặm. Cơn gió tạo ra từ cánh Ngài có thể tạo thành cuồng phong che phủ bầu trời. Trong
nhà Phật, Ngài là một vị Hộ Pháp toàn năng. Người nương tựa đến Ngài có thể tránh khỏi
tai nạn và bệnh tật, hàng phục được oan gia, làm tan rã quân địch và gặp được người thân ở
phương xa. Pháp môn của Ngài thường được tu tập cùng với Pháp môn của Đức Kim
Cương Thủ và Đức Mã Đầu Minh Vương.

1. Sơ Lược Nguồn Gốc Kim Sí Điểu (Garuda)

Garuda, phiên âm Hán-Việt là Ca-lâu-la điểu hay Ca-lâu-la (Phạn: Garuda, Pali:
Garula), loài thần điêu có cánh vàng. Hán dịch: Thực thổ bi khổ thanh, Kim sí điểu,
Diệu sí điểu (Phạn: Suparni, Hán âm: Tô-bát-lặc-ni) vì có cặp cánh rất đẹp; hay còn gọi:
Gia-lâu-la điểu, Ca-lưu-la điểu, Già-lâu-là điểu, Yết-lộ trà điểu.
Đây là một loại chim diều hâu trong thần thoại Ấn Độ được thiêng hóa: thân to lớn và
hung dữ, là loại chim của thần Vishnu cỡi. Tương truyền lúc chim này sinh ra, thân phát
ra ánh sáng chói lọi, chư thiên lầm tưởng là Hỏa thiên nên kéo nhau đến lễ bái. Kim Sí
Điểu là chủng tộc linh thú xuất hiện từ thời thượng cổ. Là một trong Bát Đại Tộc Hộ
Pháp theo tín ngưỡng Phật Giáo.

Chúng sinh có tâm tình, nguyện ý bảo vệ, hộ trì cho chính pháp, có lòng dũng cảm sẵn
sàng chiến đấu với tam độc tham sân si, tiêu trừ tà tính, giúp đỡ kẻ yếu thế cô với tinh
thần mạnh mẽ bất diệt, khi từ bỏ thân mạng của mình, có thể chuyển sinh thành Kim Sí
Điểu.

2. Hình Dạng Và Tính Chất Đặc Trưng


 Kim Sí Điểu thường thị hiện ở hình dạng gần giống với đại bàng, thân hình to lớn
với sải cánh rộng gần trăm thước, mỏ và móng vuốt rắn chắc, bén nhọn như kim
cương. Toàn thân phủ lông vũ hoàng kim sáng chói, được xem là kim thân bất
hoại thể trước các tác động của ngoại lực. Tính chất này tương đồng với Phụng
Hoàng và Côn Bằng, nên trong dân gian nhiều lúc nhầm lẫn ba chủng loài này
với nhau khi ghi chép thành các thần tích được lưu truyền đến nay.
 Kim Sí điểu còn thị hiện ở dạng Điểu Nhân với phần đầu chim, thân hình mang
dáng dấp người, có đủ tứ chi và đôi cánh vàng sau lưng, hai tay và hai chân đều
có móng vuốt sắc bén. Kim Sí Điểu có thể biến hóa trở nên khổng lồ với kích
thước to lớn như một tòa thành, sải cánh rộng hàng trăm dặm. theo kinh Bồ-tát
tùng đâu thuật thiên giáng thần mẫu thai thuyết quảng phổ 7, Kim sí điểu chúa
thân cao 160.000km, mỗi cánh dài 80.000km.
 Nhiều truyền thuyết cho rằng đây là chủng loài thiên địch của Long Xà Tộc.
 Kim Sí Điểu là biểu trưng của ánh sáng, lòng dũng cảm và ý chí cương trực bất
diệt. Ánh sáng hoàng kim của Kim Sí Điểu có thể tiêu trừ các ma chướng, tà khí,
tà pháp tác động lên chúng sinh.
 Kim Sí Điểu thường du hành khắp Tam Giới độ duyên chúng sinh, chẳng an định
tại nơi nào cả. Nơi Kim Sí Điểu bay đến sẽ như được ánh bình minh của Đạo
Pháp soi rọi, đem đến niềm tin, hy vọng và lòng quyết tâm dũng cảm tiến về phía
trước trên bước đường hoàn thiện chính mình của muôn loại.
 Khi Kim Sí Điểu cảm thấy mệt mỏi với thực tại, có thể từ bỏ ý chí kiên cường
của mình để nghỉ ngơi. Lúc bấy giờ, toàn thân Kim Sí Điểu sẽ tiêu biến thành ánh
sáng hòa vào hư không. Cho đến khi Kim Sí Điểu đó thức tỉnh giữa hư không,
trong ánh sáng chói chang của vầng thái dương, vị ấy sẽ tiếp tục thực hành thệ
nguyện của mình là soi sáng, đem niềm tin, hy vọng đến cho tất cả chúng sinh.
3. Kim Sí Điểu Được Nhắc Trong Kinh Luận.

 Thời Phật giảng kinh Diệu pháp liên hoa, có bốn vị Kim sí điểu vương (Ca-
lâu-la vương) dự nghe, mỗi vị dắt theo rất nhiều quyến thuộc trong loài Kim sí
điểu. Đó là 4 vị Kim sí điểu vương: 1/ Vị vua Garuda đầy quyền năng và đức
hạnh, 2/ Vị vua Garuda có cơ thể to lớn, 3/ Vị vua Garuda toàn năng, và 4/ Vị
vua Garuda thỏa nguyện, có một trăm ngàn thuộc hạ hộ tống theo hầu.
 Trong kinh Niết-bàn, quyển 38, có câu: Từ xưa đến nay, chưa ai nghe thấy
rằng bậc Kim sí điểu vương lại đi tranh với chim quạ! (Tức như bậc đại nhân
chẳng thèm hại kẻ tiểu nhân). Điều này cho thấy Kim sí điểu vương là vị nhất
bậc tôn kính.
 Theo kinh Luật dị tướng 48,Kim Sí Điểu này quạt cánh phát ra luồng gió có
thể làm mù mắt người. Trong Trường A-hàm 19 cho thấy Kim sí điểu có 4
loại: Noãn sanh (từ trứng sanh ra), thai sanh (sanh từ bào thai), thấp sanh
(sanh từ nơi ẩm ướt) và hóa sanh (do biến hóa mà sanh ra).
 Trong Mật giáo thì Ca-lâu-la là hóa thân của Phạm Thiên, Tỳ-nữu Thiên, Đại
Tự Tại Thiên... Có chỗ cho là hóa thân của Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi, thuộc
hướng Nam của Kim Cang bộ, ngoại viện mandala Thai Tạng giới. Mặt khác,
Mật giáo cũng đề cập đến Ca-lâu-la pháp, còn gọi Ca-lâu-la đại pháp. Trong
pháp tu của Mật giáo, việc thờ Ca-lâu-la vương (Kim sí điểu) làm bản tôn, là
bí pháp tu hành để trừ bệnh hoạn, ngăn gió mưa, tránh sấm dữ... thêm vào đó,
theo những ghi chép trong giáo pháp Garuda, tu trì pháp môn này sẽ có các
công đức như nhận được báu vật long cung, được mưa cam lồ, nạp tài tiến
bảo, cầu mưa, gọi rồng, hàng phục rắn rết, xua đuổi bệnh tật... Cho nên,
Garuda đã trở thành vị thần tài ứng nghiệm trong Mật giáo.

4. Các Câu Chuyện Về Kim Sí Điểu


Theo ghi chép trong kinh Phật, Garuda được Phật giáo thu nạp, trở thành một trong
tám bộ chúng hộ pháp. Sau đây là một trong những truyền thuyết cho thấy rõ sự thu
nạp cả hai linh vật đối địch là Naga và Garuda về với Phật giáo, hộ trì cho Phật
pháp.
Trong kinh Phật có ghi rằng, do nghiệp báo nên Kim Sí Điểu thường tìm bắt
rồng để ăn thịt. Khi Garuda vẫy đôi cánh lớn về phía biển, nước biển lập tức rẽ làm
đôi, đáy biển lộ ra, loài rồng đang núp dưới đáy biển sẽ bị Garuda dùng chiếc mỏ
kim cương bắt lấy ăn thịt. Một hôm Kim Sí Điểu đuổi bắt rồng, rồng sợ chạy vào ẩn
trốn dưới tòa sen của Đức Phật xin Ngài cứu mạng. Đức Phật đã dùng oai thần che
chở cho rồng và giảng pháp cho Kim sí điểu nghe để giải trừ oan gia nghiệp chướng
giữa hai loài.
Do Garuda tàn sát loài rồng quá mạnh, đã khiến Long vương vô cùng kinh
hoảng, bèn cầu xin Phật đà cứu giúp tộc rồng. Đức Phật bèn lệnh cho Long vương
thống lĩnh cả gia tộc rồng tiếp nhận Bát quan trai giới, và ban cho Long vương một
tấm cà-sa cũ, dặn Long vương xé ra phát cho mỗi rồng cháu rồng con một dải buộc
lên trên sừng.
Long vương làm y theo lời dặn của Phật đà. Quả nhiên từ đó về sau, Garuda
không còn bắt rồng ăn thịt nữa. Long vương sinh lòng đại hoan hỷ, bèn quy y cửa
Phật và trở thành thần hộ pháp của Phật giáo.
Tuy rằng tộc rồng đã được bảo vệ, nhưng Garuda không ăn thịt được rồng trở
nên đói khát, bèn tìm đến Phật đà biện bạch. Đức Phật bèn nói rằng: “Một ngày nó
có thể ăn 500 con rồng con và 1 con rồng to. Đó là một chuyện đại sát sinh.”,“Nếu
như ngươi biết quy y Tam bảo, trì thủ ngũ giới, ta sẽ căn dặn đệ tử Tam bảo hàng
ngày cho ngươi một bữa cơm chay trong khi cúng Phật, ngươi ăn tự nhiên sẽ thấy
no. Như vậy, không cần phải tìm rồng ăn thịt nữa!”. Garuda nghe lời, bèn quy y
Tam bảo, tiếp nhận ngũ giới, trở thành thần hộ pháp trong tám bộ chúng của Phật
giáo. Tương truyền rằng, những lúc Đức Phật giảng kinh “Diệu Pháp Liên Hoa” tại
núi Linh Thứu, có vô số Kim Sí Điểu đến nghe pháp, cải tà quy chánh, trở thành tám
bộ trời rồng hộ trì tam bảo.

5. Phương Thức Cảm Ứng, Kết Duyên


Những người muốn đi trên con đường thực hành chánh pháp, độ duyên chúng sinh
mà còn e ngại trước những ma chướng, quỷ tai và tà quyền bức hại thì có thể cầu
nguyện với các vị Kim Sí Điểu bằng chân ngôn như sau:
Om Thathpurushaya Vidhmahe
Suvarna Pakshaya Dheemahe
Thanno Garuda Prachodayath.
6. Ý nghĩa chân ngôn:
Hỡi Kim Sí Điểu uy nghiêm, với đôi cánh vàng như ánh thái dương giúp soi sáng
tâm tôi.
Giúp cho tôi khai mở trí tuệ để chiêm nghiệm về sự sinh tồn của chúng sinh.
Giúp cho tôi đủ dũng cảm để đối diện và vượt qua nỗi sợ hãi, ma chướng.

 Chân ngôn này có thể giúp người bị trúng độc rắn cắn được tai qua nạn khỏi,
giúp được người đang bị tâm ma chi phối được tịnh lặng, tỉnh táo.
 Chỉ những ai có tâm tình vì muôn sinh, bất cầu tư lợi, thường làm lành lánh
dữ, thì việc sử dụng chân ngôn và cầu nguyện mới có thể linh ứng được.
7. Bài Kệ Cúng Trước Khi Thọ Thực
Người xuất gia trước khi ăn thì cúng dường cho thần chim Ðại bàng này, gọi là Thí
thực (tức là bố thí đồ ăn cho kim sí điểu). Ðây là bài kệ được tụng lúc đó:
"Ðại bàng Kim sí điểu,
Khoáng dã quỷ thần chúng,
La sát quỷ tử mẫu,
Cam lồ tất sung mãn."
Án mục đế tóa ha”(7 lần)
Dịch nghiã:
"Ðại bàng Kim sí điểu,
Quỷ thần nơi khoáng dã,
Mẹ con quỷ La sát,
Ðầy đủ nước Cam lồ.

Qua đó, chúng ta thấy thật tuyệt vời Sự ác có thể được chuyển hóa thành sự lành, sự
xấu xa có thể được chuyển hóa thành thánh thiện. Lòng từ bi của Đức Phật có những
lúc tưởng như đi ngược với logic tư duy của con người, thế nhưng một giây phút nào
đó khi đã thấy mệt mỏi với những bế tắc và hiềm khích bởi những đua tranh trong
cuộc đời, ta sẽ nhận ra lòng từ bi của Đức Phật lại là giải pháp khôn ngoan.Nếu như
ai cũng áp dụng hành động của ngài, bao dung với người khác dù đó là kẻ thù của
mình thì thế giới sẽ tràn ngập trong tình yêu thương và một nền hòa bình đích thực.

You might also like