You are on page 1of 4

QUAN ÂM THIÊN THỦ THIÊN NHÃN - QUAN ÂM THẬP NHẤT DIỆN

1. Nguồn gốc Đức Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn

Theo truyền thống của Phật Giáo Tây Tạng: Ở vô lượng kiếp trước, với Tâm
Đại Bi vô hạn, Quán Thế Âm Bồ Tát muốn cứu thoát tất cả chúng sinh ra khỏi biển
khổ sinh tử luân hồi, nên đối trước chư Phật 10 phương, Ngài phát nguyện rằng:”
Nguyện cho con cứu được tất cả chúng Hữu Tình. Nếu có khi nào con mệt mỏi
trong công việc lớn lao này thì nguyện cho thân con tan thành ngàn mảnh”. Ngài
xuống cõi Địa Ngục, sau đó đến cõi Ngạ Quỷ và tiến dần đến cõi Trời. Tại đấy,
Ngài nhìn xuống Thế Giới đau khổ với cái nhìn thấu hiểu của Thánh Trí thì Tâm
Ngài bị xúc động sâu sắc. Vì mặc dù Ngài đã cứu nhiều chúng sinh thoát khỏi Địa
Ngục nhưng vẫn còn có vô số chúng sinh khác đang sa vào. Điều này làm Ngài
buồn rầu vô hạn. Trong một lúc, gần như Ngài đã mất niềm tin vào lời nguyền vĩ
đại mà Ngài đã tuyên thệ và thân thể Ngài liền nổ tung thành ngàn mảnh. Giữa cơn
tuyệt vọng, Ngài cầu cứu tất cả chư Phật. Ngay lập tức, hằng hà sa số chư Phật từ
10 phương đều hiện thân đến cứu giúp. Với Thần Lực nhiệm mầu, chư Phật làm
cho Ngài hiện trở lại toàn thân và từ đấy Ngài có 11 cái đầu, 1000 cánh tay, trên
mỗi bàn tay có một con mắt. Sự kiện này biểu thị cho sự phối hợp giữa Trí Tuệ và
phương tiện thiện xảo, là dấu hiệu của Tâm Đại Bi chân thật. Trong hình thức này,
Ngài đã sáng chói rực rỡ và có nhiều năng lực lớn hơn để cứu giúp chúng sinh. Do
vậy Ngài còn có tên gọi là Thiên Thủ Thiên Nhãn Thập Nhất Diện Quán Thế Âm.

2. Pháp Tướng Ngài

Trong truyền thống Pháp Tướng Ngài có thân màu trắng, mang trên mình các
sức trang hoàng, tương ứng với Ngũ bộ Phật và Ngũ Trí. Ngài có 11 mặt xếp thành
5 tầng và 1000 cách tay.
 3 mặt của tầng một có mặt chính giữa màu trắng, mặt bên phải màu xanh
lục, mặt bên trái màu đỏ. 3 mặt của tầng thứ hai có mặt chính giữa màu
xanh lục, mặt bên phải màu đỏ, mặt bên trái màu trắng. 3 mặt của tầng thứ
ba có mặt chính giữa màu đỏ, mặt bên phải màu trắng, mặt bên trái màu
xanh lục. 1 mặt của tầng thứ tư là khuôn mặt màu xanh đen Đức Kim
Cương Thủ trong hiện tướng phẫn nộ, miệng ló răng nanh, có 3 mắt và tóc
màu cam dựng đứng. 1 mặt của tầng thứ năm là khuôn mặt hiền hòa màu đỏ
chính là Hóa Phật của A Di Đà Phật
 2 tay đầu tiên chắp lại trước ngực cầm viên ngọc báu. Bên phải:Taythứ hai
cầm tràng hạt, tay thứ ba kết Diệu Thí Thắng Ấn, tay thứ tư cầm Pháp Luân.
Bên trái:Taythứ hai cầm hoa sen vàng, tay thứ ba cầm bình có chứa nước
Cam Lộ, tay thứ tư cầm cung tên. 992 tay còn lại mỗi lòng bàn tay đều có
một con mắt đều mềm mại như những cánh sen kết Diệu Thí Thắng Ấn tỏa
ánh hào quang sáng ngời.
3. Ý Nghĩa Hình Tượng

Bồ tát Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn là một vị Phật thành tựu trong đời
quá khứ hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, thị hiện trong đời làm một bậc Đại Bồ-
tát để trợ duyên cho chư Phật Thế Tôn giáo hóa chúng sanh và gần gũi chúng sanh
để tế độ ra khỏi cảnh đau khổ luân hồi. Với lòng tôn kính sâu sắc của người con
Phật, đã chế tác nên những hình tượng tôn kính nhất Bồ-tát Quán Thế Âm như
người mẹ hiền, và Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn là một biểu tượng sống
động nhất của Báo Thân tôn quý. Điều đó phù hợp thể hiện một cách chân thực,
đầy tính nhân sinh mà lại gần gũi. Song song những hạnh nguyện bao la của Ngài
thị hiện ra nhiều hóa thân, để làm lợi lạc cho chúng sanh có lòng tin nơi Chánh
Pháp và ngàn tay luôn sẳn sàng nâng đỡ dìu dắt muôn loài thoát vòng sanh tử, quả
thật lòng từ của Bồ-tát đối với chúng sanh không hề có giới hạn.

4. Công Hạnh Lợi Lạc Chúng Sinh

Phát triển lòng bi mẫn : . Muốn nói lên tình thương chân thành tha thiết nhất
trong con người, không gì sánh bằng tình mẹ thương con. Mẹ đối với con là tình
thương chân thành thâm thúy bao la, khó gì có thể so sánh được. Cho nên, Đức
Quán Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn hiện thân là một người mẹ hiền của nhân
loại, hay của tất cả chúng sanh.
Rèn luyện sự nhẫn nhục : Nếu chúng ta đã có lòng từ bi mà thiếu sự nhẫn nhục
thì lòng từ bi không lâu dài, không đem lại lợi ích cho chúng sinh thưc sự. Chính vì
vậy mà đức nhẫn nhục và lòng từ bi luôn đi với nhau, thiếu một trong hai thật khó
để thực hiện được các ước nguyện.
Xoa dịu nỗi đau : Ngài đã là người mẹ hiền của tất cả chúng sanh, người mẹ lúc
nào cũng lắng nghe tiếng nấc nở từ cõi lòng của đàn con dại đang đắm chìm trong
bể khổ mênh mông, để đến xoa dịu, cứu thoát khiến mọi khổ não đều được tiêu
tan.
Hóa giải Nghiệp chướng: Niệm danh hiệu, hay thần chú uy nghiêm của Ngài thì
tất cả phiền não tội chướng đều được tiêu trừ, thân khẩu ý thanh tịnh. Nhờ vậy tăng
trưởng phước đức thay đổi cuộc sống tích cực hơn.
Bảo hộ kiếp sống : Nếu chuyên hộ trì Phật pháp, giúp những chúng sinh tránh các
tai ương, và làm các công việc thiện hạnh, dù có tai nạn sắp đến hoặc bệnh tật
mạng sống ngắn ngủi thì tai qua nạn khỏi,thọ mạng lâu dài.

Sự hiện thân của Đức Quán Thế Âm mang đến cho chúng ta một thông điệp đó là
tình thương yêu, nhẫn nại và sự tỉnh thức vì lòng từ bi dùng mọi phương tiện hóa
thân…Với những hạnh nguyện cứu độ chúng sanh, Bồ tát luôn luôn có mặt khắp
nơi dìu dắt mọi người thoát khỏi khổ đau.Qua những ý nghĩa trên, chúng ta thấy
lòng từ bi cao cả của Bồ tát thật khôn lường. Lễ bái tượng Bồ-tát Quán Thế Âm
Thiên Thủ Thiên Nhãn, chúng ta phải luôn ghi nhớ hai đức tánh căn bản của
Ngài: nhẫn nhục và từ bi, để đem áp dụng đời sống hàng ngày. Có thế, sự lễ bái
mới thật sự hữu ích và vô cùng cần thiết.

You might also like