You are on page 1of 10

1.

hình tướng phổ hiền bồ tát

2.10 hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền


Lời thệ nguyện của Bồ tát Phổ Hiền đã trở thành một thực hành phổ biến trong Phật giáo Đông
Á, và được sử dụng thường xuyên cho các nghi lễ buổi sáng. Mười Đại Hạnh Nguyện là hướng
dẫn cơ bản để trở thành Bồ tát.

1-Lễ kính chư Phật: Tin sâu mười phương ba đời hết thảy chư Phật, đồng thời tự thanh tịnh ba
nghiệp thân – khẩu – ý của bản thân để thường tu lễ kính.
2-Xưng tán Như Lai: Dùng các loại âm thanh và ngôn từ để xưng tán công đức sâu dày của hết
thảy các Như Lai.
3-Quảng tu cúng dường: Ngoài dùng hoa man, âm nhạc, ô lọng, y phục, các loại hương hoa
(dạng bôi quét, hương đốt hoặc dạng bột) cúng dường; còn có thể dùng “pháp” để cúng dường
như: Pháp tu hành, lợi ích chúng sinh, nhiếp thọ chúng sinh, chịu khổ thay chúng sinh, chuyên
cần tu bồi thiện căn, không xả hạnh Bồ Tát, không bỏ tâm Bồ Đề cùng các pháp khác hồi hướng
cúng dường. Như lời trong kinh nói: trong các loại cúng dường thì dùng “pháp” cúng dường là
thù thắng nhất.
4-Sám hối nghiệp chướng: Là thanh tịnh ba nghiệp, do tham-sân-si từ vô thủy kiếp quá khứ đến
nay dẫn tạo các loại nghiệp ác nơi thân-khẩu-ý, nay xin phát lồ sám hối hết thảy, nguyện không
tái phạm ác nghiệp mà thường trụ tịnh giới.
5-Tùy hỷ công đức: Hoan hỷ tán thán thiện pháp, công đức của hết thảy chư Phật, bao gồm hết
thảy pháp thế gian và xuất thế gian. Trong đó cũng bao gồm hết thảy công đức của các vị Bồ Tát,
Thanh Văn, Bích Chi Phật; cùng công đức của các dạng loài trong tứ sinh, lục thú của hết thảy
các thế giới khắp mười phương.
6-Thỉnh chuyển pháp luân: Ân cần, thành kính dùng lời nói- hành động- ý nghĩ, cùng các loại
phương pháp khác để thỉnh mời chư Phật tuyên thuyết diệu pháp.
7-Thỉnh Phật trụ thế: Khuyên hết thảy các vị Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác cho đến
hết thảy các vị Thiện tri thức sắp thị hiện Niết Bàn vì lợi ích của chúng sinh mà dừng nhập Niết
Bàn.
8-Thường tùy Phật học: Thường theo tùng học tập Phật Pháp nơi đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na
Phật cùng hết thảy chư Như Lai trong khắp ba đời mười phương vi trần số Phật sát.
9-Hằng thuận chúng sinh: Bất luận là sinh loại, hình trạng, tướng mạo, thọ lượng, chủng tộc,
danh hiệu, tâm tánh, tri kiến, dục lạc, ý hạnh, uy nghi của chúng sinh ra sao đều bình đẳng tùy
thuận, thừa sự, hồi hướng, nhiêu ích hết thảy chúng sinh không phân biệt. Cung kính đối đãi như
với cha mẹ, sư trưởng và chư Phật không khác.
10-Phổ giai hồi hướng: Dùng công đức của 9 loại nguyện hạnh bên trên để hồi hướng cho vô
lượng chúng sinh trong hư không pháp giới, nguyện để chúng sinh thường đắc an lạc, không còn
các phiền não đau khổ, cuối cùng thành tựu đạo quả vô thượng Bồ Đề.

Sự tích Phổ Hiền Bồ Tát


Khi Đức Phổ Hiền chưa xuất gia học đạo, Ngài làm con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, tên là Năng-đà-nô.
Danh hiệu Phổ Hiền xuất hiện trước tiên trong kinh Mạn Ðà La Bồ Tát, về sau xuất hiện ở nhiều kinh
khác như kinh Hoa Nghiêm, kinh Pháp Hoa nên trở thành phổ biến. Theo tín ngưỡng Phật Giáo Trung
Hoa, ngài là một trong 4 vị Đại Bồ Tát: Ðịa Tạng Vương Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Ðại Hạnh Phổ Hiền
Bồ Tát và Quán Thế Âm Bồ Tát.
Phổ Hiền Bồ Tát tượng trưng cho Lý, Ðịnh, Hành; cỡi voi trắng 6 ngà, hầu bên tay phải của đức Như Lai.
Voi trắng tượng trưng cho trí tuệ vượt chướng ngại, 6 ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu căn (6
giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

Trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, phẩm thứ 28 – Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát – ngài Phổ Hiền có nguyện
với Phật về 500 năm sau có ai thọ trì Kinh Pháp Hoa, ngài sẽ cỡi voi trắng đến hộ trì, không cho ma, quỷ
đến não hại.

Ngài dạy rằng nếu chúng sinh nào nghe danh hiệu ngài; thấy và chạm đến thân ngài; hay nằm mộng thấy
ngài; hoặc tưởng niệm đến ngài trong một ngày đêm hay nhiều hơn thì không còn thối chuyển. Chúng
sinh nào nghe thấy thân ngài thanh tịnh thì tất được sinh trong thân thanh tịnh.

Tại Việt Nam, hằng năm tín đồ Phật Giáo cữ hành lễ vía ngài đản sanh vào ngày 21 tháng hai âm lịch và
lễ vía ngài thành đạo vào ngày 23 tháng tư âm lịch.

Sự tích:

Khi chưa xuất gia học đạo, đức Phổ Hiền còn làm con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, tên là Năng-đà-nô.
Nhờ phụ vương khuyên bảo nên Thái Tử mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sanh trong 3
tháng. Lúc ấy có quan đại thần Bảo Hải thấy vậy, khuyên rằng: “Nay Điện Hạ có lòng làm được việc công
đức rất tốt như thế, xin hãy hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề mà cầu được thành Phật, hơn là cầu sự
phước báu hữu lậu nơi cõi Nhơn, Thiên, vì cõi ấy còn ở trong vòng sinh tử”.

Thái tử Năng-đà-nô nghe quan đại thần khuyên bảo như vậy, liền bạch với Phật Bảo Tạng rằng: “Bạch
Đức Thế Tôn! Nay tôi có món công đức cúng dường Ngài và đại chúng trong 3 tháng, xin hồi hướng về
đạo Vô Thượng Chánh Giác, nguyện phát tâm Bồ Đề, tu hạnh Bồ Tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh
được thành Phật đạo; và nguyện được cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp
và sự giáo hóa chúng sanh đều y như thế giới của Đức Phổ Hiền Như Lai vậy”.

Đức Bảo Tạng Như Lai nghe Năng-đà-nô thái tử phát nguyện như vậy liền thọ ký rằng: “Hay thay! Hay
thay! Ngươi phát thệ nguyện rộng lớn, muốn độ hết thảy chúng sanh đều thành Phật đạo. Trong khi tu
Bồ Tát đạo, dùng trí kim cang mà phá nát các núi phiền não của mọi loài chúng sanh, vì vậy nên ta đặt
hiệu ngươi là Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, trãi hằng sa kiếp làm nhiều công việc Phật sự rất
lớn, rồi đến thế giới Bất Huyền ở phương Đông mà thành Phật, hiệu là Phổ Hiền Như Lai, chừng đó
những sự tốt đẹp trang nghiêm của ngươi đã cầu nguyện thảy đều như ý”.

Khi đức Bảo Tạng Như Lai thọ ký rồi, tự nhiên giữa hư không có nhiều vị Thiên Tử ở các cõi Trời đem đủ
thứ bông thơm đẹp đến mà cúng dường và đồng thinh khen ngợi.

Thái tử Năng-đà-nô thưa với Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu những sự ao ước của tôi ngày sau quả
nhiên được như lời Ngài thọ ký, nay tôi kính lễ Ngài và Chư Phật mà xin làm sao hằng sa thế giới có đủ
món hương rất tốt, rất thơm, mùi bay khắp trong các cõi; và mọi chúng sanh, hoặc ở trong địa ngục, ngạ
quỷ cùng súc sanh, cho đến các người ở cõi Thiên Thượng nhơn gian đương mắc phải nghiệp báo gì, nếu
ngửi được món hương thơm ấy, tức thì đều được thoát khổ và lại hưởng sự an vui”.

Thái tử Năng-đà-nô thưa rồi đang cúi đầu mà lễ Phật, thì trong các thế giới mười phương tự nhiên có
mùi hương thơm bay khắp cả. Lúc đó mọi loài chúng sanh ngửi được mùi hương ấy, lòng dạ hớn hở, các
phiền não thảy đều tiêu trừ. Năng-đà-nô thái tử nhờ Phật thọ ký như vậy, thân tâm vui mừng, bèn đảnh
lễ Phật, rồi ngồi xuống nghe Ngài thuyết pháp.

Thái tử Năng-đà-nô nhờ công đức đó nên sau khi mạng chung, sanh ra các thân khác và các đời khác,
kiếp nào cũng nhớ lời thệ nguyện mà chăm làm Phật sự và hóa độ chúng sanh, để cầu cho mau chóng
viên mãn những gì mình đã ao ước, phát nguyện.

Bởi ngài có lòng tu hành tinh tấn như vậy nên đã thành Phật ở cõi Bất Huyền và nay hóa thân vô số ở
trong các thế giới mà giáo hóa chúng sanh.

Danh hiệu:

Việt Nam: Phồ Hiền Bồ Tát.

Trung Hoa: Puxian – Phồn thể: 普賢菩薩; Giản thể: 普贤菩萨 (Âm ngữ: Pǔxián Púsà; Wade-Giles: P’u-
hsien P’u-sa).

ั ว์ – Đọc như tiếng Việt là: Prak-sả-măn-taphach-phô-thi-sạch.


Thái Lan: พระสมันตภัทรโพธิสต

Triều Tiên: Pohyon – Chosŏn’gŭl: 보현보살; Hán tự: 普賢菩薩 (Âm ngữ Romaja: Bohyeon Bosal).

Nhật Bản: Fugen Emmei Bosatsu – Hán tự: 普賢菩薩 (Âm ngữ Romaji: Fugen Bosatsu).

Tây Tạng: Kun-Tubzang-po – ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ (Âm ngữ Wylie: Kun-tu bzang-po).

Mông Cổ: Гүндэсамбуу; Самандaбадраа; Хамгаар Сайн.

Tamil: சமந்தபத்திரர்.

Sinhalese: සුමන ; සමන් දෙවි

Anh Quốc: Boddhisattva of Universal Knowledge/Bounty is Omnipresent.

Ý nghĩa danh hiệu:

PHỔ HIỀN dịch âm là Tam-mạn-đà Bạt-đà-la, hoặc Tam-mạn-đà Bạt-đà (Samntabhadra). Phổ là biến
khắp, Hiền là Đẳng Giác Bồ-tát, Phổ Hiền là vị Bồ Tát Đẳng Giác có năng lực hiện thân khắp mười phương
pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ.

Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng theo Phật Giáo Đại Thừa. Theo kinh Pháp Hoa, ngài là vị Bồ
Tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này
thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo 500 vị Đại Bồ Tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì chánh pháp của
Đức Phật Thích Ca.

Phổ Hiền Bồ Tát được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng
tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.

Biểu tượng – Pháp khí – Thờ phụng:


Samntabhadra (Tam-mạn-đà Bạt-đà-la) biểu thị từ tâm và Phật pháp. Ngài thường sánh cùng với Văn
Thù Sư Lợi Bồ Tát và cả hai vị được coi là những cao đồ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – từng là đệ tử
trong các tiền thân Phật Thích Ca – Ngài là vị đầu tiên trong Ngũ Thiền Bồ Tát, tương ứng với Ngũ Thiền
Phật của Bắc Tông. Trụ xứ của Ngài về hướng Đông.

Bồ Tát Phổ Hiền thường được thờ cùng với Phật Thích Ca (Sakya) và Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi (Mañjuśrī).
Bồ Tát cỡi voi trắng 6 ngà; voi trắng tượng trưng trí huệ vượt chướng ngại, 6 ngà tượng trưng cho sự
chiến thắng 6 giác quan.

Ở Tây Tạng, có thời người ta thờ ngài như là Nhiên Đăng Cổ Phật (Adi Buddha), nhưng hiện nay chỉ còn
những tín đồ của tông Ninh Mã (Nyingma) giữ lối thờ phụng đó. Một vài phái Mật Tông ở vùng Hy Mã
Lạp Sơn cho rằng chính vị Bồ Tát này chứ không phải Đại Nhật Phật là đấng sáng tạo ra Mật Tông Phật
Giáo, trong đó tín đồ tìm cách hồi thông và hợp nhất với thần linh.

Ở Trung Hoa, Bồ Tát Phổ Hiền hầu như luôn luôn được thờ chung với Phật Thích Ca và Bồ Tát Văn Thù.
Cũng tại quốc gia này, Phổ Hiền Bồ Tát được xem là một trong bốn Đại Bồ Tát, trú xứ của Phổ Hiền Bồ
Tát là núi Nga Mi, nơi Bồ Tát lưu trú sau khi cỡi voi trắng 6 răng từ Ấn Độ sang Trung Quốc (6 răng ngụ ý
6 độ – 6 phương pháp tu hành để đạt tới cõi Niết Bàn; 4 chân biểu thị 4 điều như ý, 4 loại thiền định).

Tại Nhật Bản và nhiều vùng khác ngài cũng được thờ phượng qua hình tướng mật nhiệm Fugen Emmei
Bosatsu (Phổ Hiền Dương Mệnh Bồ Tát).

Trong hệ thống Ngũ Phật, Phổ Hiền Bồ Tát được xem là ở trong nhóm thuộc Phật Đại Nhật (Vairocana).
Biểu tượng của Bồ Tát Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ Tát.

Trong Kim Cương Thừa, tên Phổ Hiền Bồ Tát được sử dụng chỉ Bản Sơ Phật (ādi-buddha), hiện thân của
Pháp Thân (dharmakāya). Vị Phổ Hiền này (không phải vị Đại Bồ Tát) được vẽ với màu xanh đậm, tượng
trưng cho tánh Không. Tranh tượng cũng vẽ Phổ Hiền Bồ Tát hợp nhất với nữ thần sắc trắng, tượng
trưng cho sự nhất thể. Trong phép Đại Thủ Ấn (mahāmudrā), thân của Phổ Hiền Bồ Tát là Báo Thân
(saṃbhogakāya) và đóng một vai trò trung tâm.

Phổ Hiền Bồ Tát cũng thường xuất hiện trong bộ Thích Ca Tam Tôn (Sakya Shanzon) cùng với Phật Thích
Ca và Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi như đã nói trên. Ngài đứng bên phải, còn ngài Văn Thù đứng bên trái và có
khi được vây quanh bởi 16 Thiên Thần bảo vệ cho kinh Bát Nhã.

Ngài thường xuất hiện như một Bồ Tát với vương miện và y trang đầy ắp châu báu như một ông hoàng,
và trong nhiều tranh ảnh, tượng, ngài cỡi voi trắng 6 ngà; voi trắng tượng trưng cho chiến thắng 6 giác
quan. Pháp khí của ngài cũng chính là biểu tượng cho sự chiến thắng sáu giác quan. Pháp khí là viên bảo
châu mà ngài thường cầm nơi tay trái, hoặc tay phải cầm hoa sen, trên đóa hoa là viên bảo châu. Trong
nhiều biểu tượng, một trong hai bàn tay ngài bắt ấn với ngón cái và ngón trỏ chạm nhau thành hình tam
giác. Trong những hình ảnh khác, ngài cầm cuộn kinh hay Kim Cương Chử nơi tay trái.

Trong tranh tượng ở Nhật Bản, Phổ Hiền Dương Mệnh Bồ Tát được trình bày với 32 tay, ngồi trên voi
trắng 4 đầu hoặc trên 4 con voi trắng. Trong hội họa Phật Giáo Mật Tông, ngài được thể hiện bằng màu
xanh lục hay màu vàng. Trong những ảnh tượng của tông Nyingma Tây Tạng, Phổ Hiền Bồ Tát trong tư
thế Yab-Yum ở trung tâm của Mạn-đà-la Shitro – Mạn Đà La của Thái Hòa. Tuy nhiên có khi vị Bồ Tát này
cũng được biểu thị trong hình tướng phẫn nộ được gọi là Chemchok Heruka. Trong hình tướng này, ngài
là vị Thần có cánh với thân hình màu nâu đỏ sẫm có 3 mặt, 6 tay và 4 chân, thường được miêu tả trong
tư thế ôm lấy người phối ngẫu màu đỏ tươi.

Một số tượng thờ Phổ Hiền Bố Tát ở các chùa, các thắng tích – (Hình ảnh từ phatgiao.org.vn)
Tượng Phổ Hiền này hiện tại là tượng to nhất và cao nhất trên thế giới,

hơn nữa còn là một kiệt tác trong ngôi nhà nghệ thuật Phật Giáo.

10 Hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền:

Một là: Lễ kính chư Phật.

Hai là: Xưng tán Như Lai.

Ba là: Quảng tu cúng dường.

Bốn là: Sám hối nghiệp chướng.

Năm là: Tùy hỷ công đức.

Sáu là: Thỉnh chuyển pháp luân

Bảy là: Thỉnh Phật trụ thế.

Tám là: Thường tùy Phật học.

Chín là: Hằng thuận chúng sanh.

Mười là: Phổ giai hồi hướng.

Tìm Hiểu Về Bồ Tát Phổ Hiền –


Tam Mạn Đà Bạt Đà Bồ Tát
by Admin
25/04/2018
in Kiến Thức
0
Bồ tát Phổ Hiền được cho là có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới để phổ độ chúng
sinh. Ngài có thể là một chai nước ngẫu nhiên xuất hiện trên sa mạc, một chiếc phao giữa biển
trời mênh mông…Phổ Hiền, một vị giác ngộ với hạnh nguyện phát ra từ tâm Bồ Đề sẽ cứu trợ
chúng sinh trên toàn thể vũ trụ tùy vào phước đức mỗi người.
Nội dung bài viết
 Bồ tát Phổ Hiền là ai?
 Biểu tượng
 10 hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền
 Thần chú Phổ Hiền Bồ tát

Bồ tát Phổ Hiền là ai?


Phổ Hiền hay Tam Mạn Đà Bạt Đà Bồ Tát (tiếng Phạn: Samantabhadra) là Bồ tát của niềm vui,
tự do và cộng đồng. Từ Samanta có nghĩa là “phổ quát” và Bhadra có nghĩa là “đức hạnh vĩ đại”.
Bồ tát Phổ Hiền mở rộng đức hạnh và lòng từ bi của mình đến với tất cả chúng sinh.

Ngài là một thực thể vũ trụ, là hiện thân của tất cả các thực hành tâm linh và công đức không thể
thiếu trong việc đạt được Phật quả. Ngài là vị Bồ Tát tối thượng với sự thâm nhập hoàn hảo và là
một trong Bát Đại Bồ Tát của Phật giáo Đại Thừa.
Bồ tát Phổ Hiền cũng là người bảo trợ cho kinh Pháp Hoa, một văn bản cổ xưa mà theo đó một
số trường phái Phật giáo được thành lập. Đối với một số tín đồ đạo Phật, thực hành thiền định
sâu là phương tiện để trở thành Bồ tát mà Phổ Hiện hóa thân.
Trong Phật giáo Kim Cương Thừa, Kim Cang Tát Đỏa Bồ tát (Vajrasattva) là một đồng thể khác
tên với Bồ tát Phổ Hiền. Tất cả các vị thần kim cương (vajra) đều là hiện thân của Bồ tát Phổ
Hiền.
Văn Thù Sư Lợi Bồ tát (Manjushri) và Bồ tát Phổ Hiền (Samantabhadra) là những trợ thủ đắc
lực của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cùng nhau tạo thành Avatamsaka Trinity, ba vị Phật và Bồ
tát quan trọng.
 Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Phật lịch sử sống vào thế kỷ thứ 6 TCN ở miền bắc Ấn
Độ. Ngài cũng được biết đến với tên gọi Tất Đạt Đa Cồ Đàm.
 Bồ tát Văn Thù Sư Lợi: Ngồi bên trái Phật Thích Ca đại diện cho trí tuệ siêu việt, đức
hạnh, sự sung túc và niềm vui. Ngài đôi khi được biết đến như là Hoàng tử của Pháp sử
dụng thanh kiếm khôn ngoan cắt đứt mọi phiền não và ảo tưởng. Tay trái của Ngài giữ một
hoa sen xanh và kinh điển tượng trưng cho trí huệ nhận ra bản tánh đích thực của mọi sự.
 Bồ tát Phổ Hiền: Thường được miêu tả ngồi trên lưng con voi có 6 ngà và xuất hiện bên
phải Phật Thích Ca. Ngài là một vị Bồ Tát quan trọng, người thực hiện các thực hành siêu
việt và thệ nguyện của chư Phật. Trong chương 28 của kinh Pháp Hoa, Ngài tuyên thệ bảo
vệ kinh Pháp Hoa và những người tu theo kinh điển này.
Ở Tây Tạng, theo Nyingma (trường phái Phật giáo Tây Tạng cổ đại), Phổ Hiền có tên gọi khác là
Kuntuzangpo, một vị Phật nguyên thủy, Pháp thân, thanh tịnh tự nguyên thủy, nhất vị, giống như
vũ trụ. An trụ với ba loại trí tuệ nguyên sơ, vượt ra khỏi các khái niệm hóa của cực đoan, thuyết
thực thể (vĩnh cửu) và thuyết hư vô.
“Bồ tát Phổ Hiền không phải là giới hạn của địa điểm, thời gian, hoặc điều
kiện vật chất. Ngài không phải là một người có màu với hai mắt mà là sự hiệp
nhất của tánh không và nhận thức, sự thống nhất về ngoại hình và tánh
không, bản chất của tâm, sự rõ ràng tự nhiên với lòng bi mẫn không ngừng.”
Dzongsar Khyentse Rinpoche.

Trong một số tôn giáo bản địa của Sri Lanka, Phổ Hiền Bồ tát còn được gọi là thần Saman
(Samantha hoặc Sumana Saman). Cái tên Saman theo nghĩa đen là “mặt trời mọc vào buổi
sáng”. Ngoài ra, Ngài cũng được biết đến từ hệ thống Yogachara, một trường phái lâu đời ở Ấn
Độ.

Biểu tượng
Trong trường phái Kim Cương Thừa, Bồ tát Phổ Hiền
thường được miêu tả trần truồng với thân hình màu xanh đậm hoặc sáng, để biểu hiện tính
không của hình dáng.
Ngài cưỡi voi trắng có 6 ngà tượng trưng cho sức mạnh vượt qua chấp trước vào sáu giác quan.
Chúng cũng đại diện cho 6 hoàn thiện (Lục Ba-la-mật) để đạt được giác ngộ đầy đủ đem lại lợi
ích cho tất cả chúng sinh trong vũ trụ.

Ở Trung Quốc, Bồ tát Phổ Hiền được biết đến với tên gọi Puxian, và thường được mô tả bằng
những đặc tính nữ, mặc trang phục và tính cách tương tự như một số hình ảnh của Quan Thế Âm
Bồ tát (Kuan Yin).
Ngài là người bảo trợ kinh Pháp Hoa (một trong những kinh điển Đại Thừa nổi tiếng và có ảnh
hưởng nhất), và theo kinh Hoa Nghiêm, Ngài đã thực hiện 10 lời khấn nguyện tuyệt vời làm cơ
sở cho Bồ Tát.

2. 10 hạnh nguyện của Bồ tát Phổ Hiền


Lời thệ nguyện của Bồ tát Phổ Hiền đã trở thành một thực hành phổ biến trong Phật giáo Đông
Á, và được sử dụng thường xuyên cho các nghi lễ buổi sáng. Mười Đại Hạnh Nguyện là hướng
dẫn cơ bản để trở thành Bồ tát.

1-Lễ kính chư Phật: Tin sâu mười phương ba đời hết thảy chư Phật, đồng thời tự thanh tịnh ba
nghiệp thân – khẩu – ý của bản thân để thường tu lễ kính.
2-Xưng tán Như Lai: Dùng các loại âm thanh và ngôn từ để xưng tán công đức sâu dày của hết
thảy các Như Lai.
3-Quảng tu cúng dường: Ngoài dùng hoa man, âm nhạc, ô lọng, y phục, các loại hương hoa
(dạng bôi quét, hương đốt hoặc dạng bột) cúng dường; còn có thể dùng “pháp” để cúng dường
như: Pháp tu hành, lợi ích chúng sinh, nhiếp thọ chúng sinh, chịu khổ thay chúng sinh, chuyên
cần tu bồi thiện căn, không xả hạnh Bồ Tát, không bỏ tâm Bồ Đề cùng các pháp khác hồi hướng
cúng dường. Như lời trong kinh nói: trong các loại cúng dường thì dùng “pháp” cúng dường là
thù thắng nhất.
4-Sám hối nghiệp chướng: Là thanh tịnh ba nghiệp, do tham-sân-si từ vô thủy kiếp quá khứ đến
nay dẫn tạo các loại nghiệp ác nơi thân-khẩu-ý, nay xin phát lồ sám hối hết thảy, nguyện không
tái phạm ác nghiệp mà thường trụ tịnh giới.
5-Tùy hỷ công đức: Hoan hỷ tán thán thiện pháp, công đức của hết thảy chư Phật, bao gồm hết
thảy pháp thế gian và xuất thế gian. Trong đó cũng bao gồm hết thảy công đức của các vị Bồ Tát,
Thanh Văn, Bích Chi Phật; cùng công đức của các dạng loài trong tứ sinh, lục thú của hết thảy
các thế giới khắp mười phương.
6-Thỉnh chuyển pháp luân: Ân cần, thành kính dùng lời nói- hành động- ý nghĩ, cùng các loại
phương pháp khác để thỉnh mời chư Phật tuyên thuyết diệu pháp.
7-Thỉnh Phật trụ thế: Khuyên hết thảy các vị Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác cho đến
hết thảy các vị Thiện tri thức sắp thị hiện Niết Bàn vì lợi ích của chúng sinh mà dừng nhập Niết
Bàn.
8-Thường tùy Phật học: Thường theo tùng học tập Phật Pháp nơi đức Thế Tôn Tỳ Lô Giá Na
Phật cùng hết thảy chư Như Lai trong khắp ba đời mười phương vi trần số Phật sát.
9-Hằng thuận chúng sinh: Bất luận là sinh loại, hình trạng, tướng mạo, thọ lượng, chủng tộc,
danh hiệu, tâm tánh, tri kiến, dục lạc, ý hạnh, uy nghi của chúng sinh ra sao đều bình đẳng tùy
thuận, thừa sự, hồi hướng, nhiêu ích hết thảy chúng sinh không phân biệt. Cung kính đối đãi như
với cha mẹ, sư trưởng và chư Phật không khác.
10-Phổ giai hồi hướng: Dùng công đức của 9 loại nguyện hạnh bên trên để hồi hướng cho vô
lượng chúng sinh trong hư không pháp giới, nguyện để chúng sinh thường đắc an lạc, không còn
các phiền não đau khổ, cuối cùng thành tựu đạo quả vô thượng Bồ Đề.

Thần chú Phổ Hiền Bồ tát


Thần chú của Bồ tát Phổ Hiền là thần chú thiêng liêng của vị Phật nguyên thủy. Nó thể hiện khát
vọng mạnh mẽ trên con đường tỉnh thức với mong muốn hiểu rõ bản chất của mọi sự.

Thần chú này diễn tả những hình thức khác nhau trong đó nhận thức ban đầu xuất hiện và giúp
chúng ta nhận ra rằng, sự hiểu biết của chúng ta bị che mờ bởi các đám mây khiến cho mọi thứ
xuất hiện khác với thực tế.

Một số trường phái Mật Tông Tây Tạng với các nghi thức bí truyền cầu nguyện Bồ tát Phổ Hiền
để đạt giác ngộ trong trạng thái Pháp giới (dharmadhatu).

You might also like