You are on page 1of 12

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/277464076

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI THẢM PHỦ ĐẾN CÂN BẰNG NƯỚC TRÊN LƯU
VỰC SÔNG ĐĂK BLA, KON TUM | THE IMPACT OF LAND USE/LAND COVER
CHANGES ON WATER BALANCE IN DAK BLA BASIN, KON TUM

Conference Paper · November 2014

CITATIONS READS

0 1,108

3 authors:

Au Nguyen Liem Nguyen Duy


Ho Chi Minh City University of Technology Education Nong Lam University
7 PUBLICATIONS   0 CITATIONS    54 PUBLICATIONS   69 CITATIONS   

SEE PROFILE SEE PROFILE

Loi Kim Nguyen


Nong Lam University
65 PUBLICATIONS   74 CITATIONS   

SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

Assessing Impacts of Land Use Change and Climate Change on Soil and Water Resources in the Srepok Watershed, Central Highland of Vietnam View project

Kiểm kê, đánh giá và quản lý hệ thống tài nguyên du lịch trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (Inventory, assessment and management of the tourism resource
system in Ho Chi Minh city) View project

All content following this page was uploaded by Liem Nguyen Duy on 31 May 2015.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAY ĐỔI THẢM PHỦ ĐẾN CÂN BẰNG NƯỚC
TRÊN LƯU VỰC SÔNG ĐĂK BLA, KON TUM
(THE IMPACT OF LAND USE/LAND COVER CHANGES ON
WATER BALANCE IN DAK BLA BASIN, KON TUM)

Nguyễn Thị Tịnh Ấu(1), Nguyễn Duy Liêm(2) , Nguyễn Kim Lợi(2)
(1)
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
(2)
Trường ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Email: tinhau@hcmute.edu.vn

Abstract: Many studies have confirmed the role of land use/land cover change in terms of soil and erosion
control, streamflow regulation, flood protection, water supply, water quality control ... The land use/land cover
change was occurred due to deforestation, unreasonably land-use planning, functional changes of land ... has
led to serious consequences for communities living in the river basin. In recent few years, the actual use of the
land as well as the exploitation and utilization of water resources in river basins DakB'la, Kon Tum province
has serious flow variation. This study integrated application of GIS and SWAT model to evaluate the
fluctuation of land use/land cover. The study results showed the seasonal fluctuations in flow and water-
holding capacity of land cover related to land-use changes in the basin with two scenarios of land use in 2000
and 2010.
Keywords: land use/land cover, water balance, GIS, SWAT

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tìm hiểu các tác động của những thay đổi về độ che phủ đất và sử dụng đất là một phần cơ
bản của quy hoạch và phát triển đất đai bền vững. Một mặt, việc thay đổi độ che phủ đất và sử dụng
đất do hoạt động của con người có thể ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của hệ thống sinh thái, môi
trường và kinh tế. Mặt khác, việc phát triển các mô hình che phủ và sử dụng đất mới có thể nâng cao
ích lợi cho con người nếu được quy hoạch một cách cẩn thận [Millennium,2005]. Thay đổi sử dụng
đất trong lưu vực sông dẫn đến những trận lũ lớn làm gia tăng lượng trầm tích, đó là một mối quan
tâm toàn cầu [Zhang et al, 2008][Memarian et al, 2012]. Những thay đổi về độ che phủ đất dẫn đến
một số thay đổi tỷ lệ trong điều kiện lưu vực và phản ứng thủy văn.
Trong những năm gần đây, tình hình thay đổi sử dụng đất trên lưu vực sông Đăk Bla sự chuyển
biến khá mạnh mẽ, diện tích đất chưa sử dụng giảm mạnh để quy đổi cho diện tích đất nông nghiệp
và đất trồng cây hằng năm tăng lên đáng kể, tuy nhiên diện tích rừng tự nhiên suy giảm khá nghiêm
trọng. Các hoạt động của con người và cùng với việc thay đổi của khí hậu đã tác động mạnh vào quá
trình thủy văn làm ảnh hưởng đến dòng chảy, cân bằng nước trên lưu vực sông. Mục tiêu của nghiên
cứu này nhằm đánh giá tác động của việc thay đổi sử dụng đất đến cân bằng nước trên lưu vực sông
thông qua ứng dụng mô hình SWAT.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Tóm tắc về khu vực nghiên cứu
Lưu vực sông Đăk Bla bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh với độ cao hơn 2.025m, chảy theo
hướng Đông Bắc- Tây Nam qua địa bàn hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai (Hình 1) và hợp với sông Sê
San cách Ya Ly 16 km về phía hạ lưu. Lưu vực sông Đắk Bla có hệ thống sông suối khá phát triển
với mật độ lưới sông là 0,49 km/km2 với hệ số uốn khúc 2,03, độ dốc trung bình lòng sông chính là
4%. Đặc điểm địa hình trên lưu vực sông Đắk Bla biến đổi khá phức tạp: độ cao địa hình thấp dần
1
KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014

từ bắc xuống nam và nghiêng dần từ đông sang tây với các đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen
kẽ nhau nên diễn biến thuỷ văn rất phức tạp. Lũ xảy ra lớn hay nhỏ tuỳ thuộc từng yếu tố thời tiết
gây mưa, sự phân bố mưa, lượng mưa trung bình năm khoảng 2.121 mm, tập trung vào tháng 8, 9
lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm. Nhiệt độ trung bình trong năm dao
động trong khoảng 18 - 240C [H.V. Cường, 2012].

Hình 1. Vị trí lưu vực sông Đắk Bla và mạng lưới quan trắc khí tượng, thủy văn
Phần lớn diện tích lưu vực được che phủ bởi rừng rậm nhiệt đới với các kiểu rừng chính như:
rừng nhiệt đới thường xanh, rừng non, rừng hỗn giao, rừng trồng và cây bụi. Nền kinh tế trên địa
bàn nghiên cứu phụ thuộc lớn vào hoạt động trồng trọt với các cây trồng chính là cao su và cà phê
trồng trên đất đỏ bazan điển hình. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng
cho nền kinh tế địa phương. Chính vì vậy, việc đánh giá sự thay đổi các kiểu sử dụng đất ảnh hưởng
đến dòng chảy trên lưu vực có ý nghĩa rất quan trọng.
2.2. Mô hình SWAT
Trong những năm gần đây, có rất nhiều mô hình thủy văn đánh giá dòng chảy và chất lượng
nước đã được phát triển bởi các nhà khoa học, trong đó có mô hình SWAT. . Mô hình SWAT (Soil
and Water Tool) là một trong những mô hình phù hợp nhất để mô phỏng dòng chảy và lượng trầm
tích dưới tác động của các kịch bản quản lý sử dụng đất. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã ứng
dụng SWAT để đánh giá thủy văn và lượng bồi lắng ở các lưu vực nhỏ hay lớn ở các vùng khác
nhau của thế giới.
SWAT là mô hình thủy văn phân phối, cho phép mô hình hóa nhiều quá trình vật lý trên cùng
một lưu vực. Một lưu vực được phân chia thành các tiểu lưu vực liên kết với nhau bởi một mạng
lưới sông suối. Mỗi tiểu lưu vực sau đó được chia thành các đơn vị thủy văn (Hydrologic Response
Unit- HRU) dựa trên những đặc trưng đồng nhất về sử dụng đất, thổ nhưỡng, độ dốc và thực hành
quản lý đất đai. Các HRUs chiếm giữ tỉ lệ diện tích khác nhau trong tiểu lưu vực và không có vị trí

2
KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014

không gian trong quá trình mô phỏng SWAT. Mô hình SWAT tổng hợp dòng chảy, bồi lắng và tải
lượng dưỡng chất từ mỗi tiểu lưu vực, HRU và sau đó dẫn kết quả này vào các kênh dẫn, ao, hồ chứa
đến cửa xả lưu vực [Aksoy et al, 2005]. Chu trình thủy văn được mô tả trong mô hình SWAT dựa
trên phương trình cân bằng nước (1):

(1)
Trong đó: SWt là tổng lượng nước tại cuối thời đoạn tính toán (mm); Swo là tổng lượng nước
ban đầu tại ngày thứ i (mm); t là thời gian (ngày); Rday là tổng lượng mưa tại ngày thứ i(mm); Qsurf
là tổng lượng nước mặt của ngày thứ i (mm); Ea là lượng bốc thoát hơi tại ngày thứ i (mm); wseep
là lượng nước đi vào tầng ngầm ngày thứ i (mm); Qgw là lượng nước hồi quy tại ngày thứ i (mm).
SWAT có thể mô phỏng các lưu vực rộng lớn với nhiều dạng thực hành quản lý đất đai mà
không tốn nhiều thời gian và tài nguyên máy tính. Hơn nữa, SWAT là mô hình theo thời gian liên
tục nên có thể mô phỏng tác động lâu dài của sử dụng đất, thực hành quản lý đất đai và sự tích tụ
của các chất ô nhiễm [10]. Mô hình SWAT được đưa vào trong GIS để có thể tích hợp nhiều dữ liệu
về môi trường không gian, bao gồm cả thông tin về thỗ nhưỡng, đất đai, khí hậu và đặc điểm địa
hình.
2.3. Thiết lập mô hình
Để đánh giá ảnh hưởng của biến động sử dụng đất đến cân bằng nước trên lưu vực. Nghiên
cứu tiến hành thiết lập dữ liệu cho Mô hình SWAT với hai kịch bản sử dụng đất cho hai giai đoạn
2000 và 2010 (Hình 2). Dữ liệu về địa hình, thổ nhưỡng và các dữ liệu về thời tiết được giữ nguyên
trong giai đoạn mô phỏng từ năm 2000 đến năm 2012. Kết quả mô phỏng được sử dụng để đánh giá
tác động của việc thay đổi sử dụng đất đến những thay đổi dòng chảy ở quy mô lưu vực và định
lượng sự ảnh hưởng của những thay đổi trong loại hình sử dụng đất đến dòng chảy ở quy mô tiểu
lưu vực.
Bản đồ sử dụng đất
2000

DEM

Cơ sở dữ liệu Số liệu quan trắc


Bản đồ đất đầu vào thủy văn
Không

Số liệu quan trắc


khí tượng
Chạy mô hình Hiệu chỉnh,
kịch bản 2000 kiểm định

Cập nhật Có
Bản đồ sử dụng đất
Bộ thông số
2010

Dòng chảy
(kịch bản 2000)

Chạy mô hình So sánh/


kịch bản 2010 Phân tích

Dòng chảy
(kịch bản 2010)

Hình 2. Phương pháp luận mô hình SWAT


3
KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014

2.4 Dữ liệu đầu vào


Để thiết lập mô hình SWAT, các yêu cầu dữ liệu đầu vào bao gồm: dữ liệu địa hình, sử dụng
đất, thỗ nhưỡng và dữ liệu về khí tượng thủy văn trong khu vực nghiên cứu [N.T.T.Ấu và nnk, 2013],
cụ thể:
 Mô hình độ cao số (DEM)
DEM (Hình 3a) được trích xuất từ dữ liệu ASTER GDEM (ASTER Global Digital Elevation
Model) ở độ phân giải không gian 30m. Dựa trên nền DEM, mô hình SWAT tiến hành phân chia
lưu vực, các tiểu lưu vực cũng như mô phỏng mạng lưới sông suối, các bề mặt thoát nước. Những
thông số địa hình như độ dốc địa hình, độ dốc kênh dẫn hoặc chiều dài sông suối cũng được tính
toán từ DEM. Trước khi đưa vào mô hình SWAT, dữ liệu DEM đã được hiệu chỉnh về hệ tọa độ
UTM WGS84.
 Thổ nhưỡng
Bản đồ thổ nhưỡng (Hình 3b) được thu thập từ Viện nghiên cứu Nông hóa và Thổ nhưỡng.
Trên khu vực nghiên cứu, thống kê có 7 loại đất, bao gồm đất phù sa có tầng đốm gỉ (cambic
fluvisols), đất phù sa không được bồi, chua (dystric fluvisols), đất xám feralit (ferralic acrisols), đất
xám mùn trên núi (humic acrisols), đất mùn vàng đỏ trên núi (humic ferrasols), đất nâu đỏ (rhodic
ferralsols), đất lầy thụt (umbric gleysols).
Trước khi đưa vào mô hình SWAT, bản đồ này đã được hiệu chỉnh về hệ tọa độ UTM WGS84
và được phân loại lại theo mã loại đất của FAO74 tương ứng trong cơ sở dữ liệu thổ nhưỡng của
SWAT. Sự chuyển đổi này căn cứ vào tên loại đất, tính chất vật lý, hóa học của đất.
 Sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2000 và 2010 (Hình 3c và 3d) ở tỉ lệ 1:25.000 được thu
thập từ Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Kon Tum, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Gia Lai.
Toàn lưu vực có tất cả 12 loại hình sử dụng đất, trong đó phần lớn là rừng tự nhiên, rừng trồng, tiếp
đến là đất nông nghiệp và đất đô thị.

Hình 3a: Bản đồ DEM Hình 3b: Bản đồ thổ nhưỡng

4
KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014

Hình 3c: Bản đồ sử dụng đất năm 2000 Hình 3d: Bản đồ sử dụng đất năm 2010
Trước khi đưa vào mô hình SWAT, bản đồ này đã được hiệu chỉnh về hệ tọa độ UTM WGS84,
với các loại hình sử dụng đất được phân loại lại theo bảng mã sử dụng đất trong SWAT. Bảng mã
này quy định mã số của các loại cây trồng, các loại hình che phủ chung, đất đô thị cùng với thuộc
tính của chúng, làm cơ sở cho quá trình mô phỏng sự phát triển cây trồng, mô phỏng khu vực đô thị.
 Thời tiết
Số liệu thời tiết cần thiết cho SWAT được thu thập trong nghiên cứu bao gồm lượng mưa,
nhiệt độ không khí lớn nhất, nhỏ nhất, bức xạ Mặt Trời, tốc độ gió và độ ẩm tương đối theo ngày.
Dựa vào nguồn dữ liệu thu thập được từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên và dữ
liệu khí tượng toàn cầu của SWAT, nghiên cứu đã chọn và sử dụng số liệu tại 7 trạm quan trắc, gồm
4 trạm nằm trong lưu vực (Đắk Đoa, PleiKu, Kon Tum, Măng Đen) kết hợp với 3 trạm đo nằm lân
cận (Đắk Glei, Đắk Tô, KBang) nhằm phản ánh rõ nét đặc điểm khí hậu phức tạp theo không gian
trên lưu vực lưu vực sông Đắk Bla trong khoảng thời gian từ năm 2000 – 2012. Đối với các số liệu
thời tiết còn lại, nghiên cứu sử dụng chuỗi số liệu trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2010 tại
3 điểm dữ liệu khí hậu dạng ô lưới (0,3o x 0,3o) lấy từ Hệ thống Phân tích, Dự báo Khí hậu (Climate
Forecast System Reanalysis- CFSR) thuộc Trung tâm Quốc gia Dự báo Môi trường Hoa Kỳ (The
National Centers for Environmental Prediction).
Trước khi đưa vào mô hình SWAT, số liệu thời tiết được biên tập thành các tập tin thời tiết
tổng quát (chứa đựng các thông số thống kê thời tiết theo tháng, làm đầu vào cho mô hình vận hành
thời tiết WXEN [Neitsch S.L et al, 2005.] trong SWAT tiến hành mô phỏng thời tiết trong trường
hợp khiếm khuyết số liệu quan trắc) và các tập tin thời tiết thành phần (lưu trữ giá trị quan trắc các
yếu tố khí tượng).
 Thủy văn
Trên lưu vực sông Đắk Bla, hiện tại có 2 trạm quan trắc lưu lượng dòng chảy đang hoạt động,
đặt tại Kon Plong và Kon Tum (Hình 1). Trong đó trạm Kon Tum là trạm thủy văn cấp 1, được đầu
tư nên thời gian quan trắc dài hơn và chất lượng dữ liệu đảm bảo độ tin cậy cao hơn trạm Kon Plong.
Ngoài ra, với vị trí nằm tại vùng hạ lưu sông Đắk Bla nên chuỗi số liệu quan trắc thủy văn tại trạm
Kon Tum có tính chất bao quát, đại diện cho toàn lưu vực.
5
KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014

Chính vì những lý do trên, nghiên cứu đã tiến hành thu thập số liệu quan trắc lưu lượng dòng
chảy thời kì 2000- 2011 tại trạm Kon Tum nhằm hỗ trợ quá trình hiệu chỉnh và kiểm định mô hình
SWAT.
2.5. Hiệu chỉnh và kiểm định
Hiệu chỉnh và kiểm định mô hình tập trung vào việc cải thiện kết quả của mô hình SWAT tại
các trạm quan trắc. Nghiên cứu tiến hành hiệu chỉnh cho giai đoạn 6 năm (từ 2001-2006), bỏ qua 1
năm khởi động và kiểm định lại mô hình từ năm 2007-2012. Số liệu quan trắc lưu lượng dòng chảy
theo ngày giai đoạn 2001- 2006, 2007- 2012 tại trạm Kon Tum được sử dụng lần lượt cho quá trình
hiệu chỉnh và kiểm định mô hình SWAT. Kết quả của mô hình trong mô phỏng dòng chảy được
đánh giá đồ thị bằng các chỉ số Nash–Sutcliffe efficiency (NSE), Percent Bias (PBIAS), và hệ số
tương quan (R2).
𝑛
∑𝑖=1(𝑂𝑖 − 𝑃𝑖 )2
𝑁𝑆𝐸 = 1 − 𝑛 (2)
∑𝑖=1(𝑂𝑖 − 𝑂𝑎𝑣𝑒 )2
𝑛
∑𝑖=1(𝑂𝑖 − 𝑃𝑖 )
𝑃𝐵𝐼𝐴𝑆 = × 100 (3)
∑𝑛𝑖=1 𝑂𝑖
2
2
∑𝑛𝑖=1(𝑂𝑖 − 𝑂𝑎𝑣𝑒 ) × (𝑃𝑖 − 𝑃𝑎𝑣𝑒 )
𝑅 ={ 0.5 0.5 } (4)
[∑𝑛𝑖=1(𝑂𝑖 − 𝑂𝑎𝑣𝑒 )2 ] × [∑𝑛𝑖=1(𝑃𝑖 − 𝑃𝑎𝑣𝑒 )2 ]

Trong đó, 𝑂𝑖 là giá trị thực đo, Oave là giá trị thực đo trung bình, 𝑃𝑖 là giá trị mô phỏng, 𝑃𝑎𝑣𝑒
là giá trị mô phỏng trung bình, n là số lượng giá trị tính toán. Nói chung, kết quả thực hiện hiệu
chuẩn và kiểm định của mô hình SWAT được coi là chấp nhận được khi R2 lớn hơn 0.5. Bảng 2
trình bày phân hạng chỉ số NSE và PBIAS theo Moriasi et al. (2007).
Bảng 2. Phân hạng chỉ số theo thống kê (Moriasi et al., 2007).

Xếp hạng chỉ số NSE PBIAS(%)


Rất tốt 0.75 <ENS≤1.00 PBIAS< ±10
Tốt 0.65 <ENS≤0.75 ±10≤PBIAS< ±15
Chấp nhận 0.50 <ENS≤0.65 ±15≤PBIAS< ±25
Không chấp nhận ENS≤0.50 PBIAS≥±25

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


3.1. Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định
Phân tích độ nhạy dựa trên dòng chảy mặt cho thấy các thông số nhạy nhất trong quá trình mô
phỏng thủy văn trên lưu vực Đắk Bla đó là CN2, ALPHA_BF, GW_DELAY và GWQMN. Bốn
thông số này sau đó đã được lựa chọn để hiệu chỉnh thông qua phương pháp SUFI-2. So sánh dòng
chảy ngày giữa tính toán và thực đo giai đoạn hiệu chỉnh (hình 4a) cho thấy rằng SWAT đã mô
phỏng được khá chính xác quá trình lũ trong giai đoạn từ năm 2001-2006, mặc dù xuất hiện một số
đỉnh dòng chảy chưa phù hợp với lượng mưa đường quá trình và dòng chảy nhỏ có giá trị vượt quá
thực đo.
Trong giai đoạn kiểm định (hình 4b), giá trị dòng chảy mô phỏng gần với giá trị thực đo hơn
so với giai đoạn hiệu chỉnh. Mặc dù diễn biến giữa các đỉnh lũ có sự chênh lệch nhưng không đáng
kể và giá trị đỉnh lũ ngày theo mô phỏng vẫn nhỏ hơn so với giá trị thực đo, nhưng mức độ mô phỏng
6
KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014

nói chung chính xác hơn.

2000 0

1500 100
Q(m3/s)

1000 200

500 300

0 400
1/1/2001 1/1/2002 1/1/2003 1/1/2004 1/1/2005 1/1/2006 t(ngày)
Thực đo Mô phỏng Lượng mưa

Hình 4a. Diễn biến dòng chảy thực đo và mô phỏng giai đoạn hiệu chỉnh (2001-2006)
4000 0

100
3000
200
Q(m3/s)

2000
300
1000
400

0 500
1/1/2007 1/1/2008 1/1/2009 1/1/2010 1/1/2011 1/1/2012
Thực đo Mô phỏng Lượng mưa t(ngày)

Hình 4a. Diễn biến dòng chảy thực đo và mô phỏng giai đoạn kiểm định (2007-2012)

Dựa trên các thông số thống kê cho thấy có mối tương quan tốt giữa giá trị dòng chảy quan trắc và
mô phỏng theo ngày với R² đạt 0,64, NSE đạt 0,61 trong giai đoạn hiệu chỉnh. Trong giai đoạn kiểm
định kết quả mô phỏng tốt hơn với R² và NSE lần lượt là 0,70 và 0,67. Như vậy, đánh giá chung, mô
hình đạt kết quả khá tốt trong cả hai thời kì hiệu chỉnh và kiểm định.
Bảng 3. Đánh giá kết quả mô phỏng dòng chảy giai đoạn hiệu chỉnh, kiểm định
Giá trị
Giai đoạn 2
R NSE PBIAS
Trước hiệu chỉnh 0.46 -0.45
Hiệu chỉnh (2001- 2006) 0,64 0,61 17,7
Kiểm định (2007- 2012) 0,70 0,67 2.3

3.2. Tình hình biến động sử dụng đất giai đoạn 2000-2010
Dựa vào bản đồ Hiện trạng sử dụng đất trên lưu vực sông Đăk Bla giai đoạn 2000 và 2010
được trình bày ở hình 3c, 3d trên. Các kiểu sử dụng đất chính tại lưu vực bao gồm: (1) Đất nông
nghiệp, (2) Đất lâm nghiêp, (3) Đất chưa sử dụng, (4) Đất đô thị (5) Đất chuyên dụng và (6) Nước
mặt. Sự thay đổi giữa các kiểu sử dụng đất qua hai giai đoạn từ 2000 đến 2010 có sự biến động rõ
rệt. Do áp lực về gia tăng dân số cũng như đô thị hóa làm cho các loại hình sử dụng đất thay đổi cụ
7
KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014

thể đất chưa sử dụng suy giảm mạnh, diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và các loại khác tăng
lên đáng kể. (Bảng 4).
Bảng 4. Sự thay đổi về diện tích các kiểu sử dụng đất tại các năm 2000 và 2010
2000 2010
Các kiểu sử dụng đất Tăng/giảm (+/-)
Diện tích (ha) % Diện tích (ha) %
Đất nông nghiệp 14,550 4.23 74,651 21.69 +60,101
Đất lâm nghiệp 213,400 61.99 248,168 72.09 +34,768
Đất chưa sử dụng 105,400 30.62 4,970 1.44 -100,430
Đất chuyên dùng 876 0.25 2646 0.77 +1,770
Đất đô thị 8,081 2.35 10719 3.11 +2,638
Nước mặt 1,921 0.56 3072 0.89 +1,151
Tổng cộng 344,227 344,227 0

Đất nông nghiệp chuyển đổi cho đất lâm nghiệp, đất đô thị và các loại khác khoảng 24%. Đất
lâm nghiệp chuyển sang đất nông nghiệp 13,7%. Đất chưa sử dụng chuyển sang đất lâm nghiệp 62%,
đất nông nghiệp 31,6%. Nước mặt chuyển sang đất nông nghiệp 46,6%. Ngoài ra còn có các tỷ lệ
chuyển đổi từ loại hình sử dụng này sang loại khác. Qua các số liệu được nêu ở trên cho thấy, thực
trạng đất hiện nay đang có chiều hướng đi xuống. Dưới sức ép của bùng nổ dân số, quá trình công
nghiệp hóa hiện đại hóa, các hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động kinh tế khiến chất lượng đất đai
ngày càng suy giảm.
3.3. Ảnh hưởng của thay đổi sử dụng đất đến cân bằng nước
Dựa vào hình 5, có thể nhận thấy sự biến đổi dòng chảy trên lưu vực ở hai kịch bản tương
đồng nhau, mặc dù có những năm lưu lượng dòng chảy có sự chênh lệch nhau giữa hai kịch bản.
Nguyên nhân là do diện tích rừng hiện tại chiếm tỷ lệ cao nhất trên toàn lưu vực nên khả năng giữ
nước tốt, cộng thêm diện tích đất trồng cây hằng năm (chủ ếu là cây cao su và cà phê) ở kịch bản 2
tăng 6,5 lần so với kịch bản 1 cũng có khả năng giữ nước, vì vậy mà lưu lượng dòng chảy theo kịch
bản 2 có những năm lưu lượng nước thấp hơn so với kịch bản 1. Ngoài ra, do diện tích cây trồng
nhiều nên khả năng thấm nước lớn, cộng với việc đất trồng cây hằng năm được trồng chủ yếu ở ven
sông để thuận tiện cho việc tưới tiêu sẽ dẫn đến lưu lượng nước sẽ thấp hơn.
Diễn biến dòng chảy trên lưu vực tương đồng nhau nhưng vào các năm 2002, 2004, 2008,
2010 lưu lượng dòng chảy biến động đột ngột giảm xuống là do ở 4 năm này xảy ra hạn hán diện
rộng, làm thiệt hại hàng trăm ha lúa và không có nước sinh hoạt. Giá trị lưu lượng dòng chảy tương
ứng với 4 năm hạn hán lần lượt là 99,5 m3/s, 80,92 m3/s, 85,79 m3/s, 69,74 m3/s (kịch bản 1) và
102,16 m3/s, 77,49 m3/s, 84,98 m3/s, 71,52 m3/s (kịch bản 2). Trung bình trong 13 năm dòng chảy
chỉ thay đổi 16,2% với mức tăng lớn nhất là 17,53% (2001), giảm nhiều nhất là 4,24% (2004). Có
sự chênh lệch như vậy là do ở 2 năm này có trận hạn hán diễn ra nên lưu lượng dòng chảy mô phỏng
của hai kịch bản mang hai tính chất sử dụng đất khác nhau nên có sự chênh lệch. Nhưng phần lớn
các năm có xu hướng giảm xuống, chỉ có 4 năm trong 13 năm là có xu hướng tăng, nhìn chung giá
trị lưu lượng dòng chảy giữa hai kịch bản không có sự thay đổi quá lớn.

8
KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014

140
120
100
Q m3/s 80
60
40
20
0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Kịch bản 1 Kịch bản 2

Hình 5: Lưu lượng dòng chảy trung bình năm mô phỏng giai đoạn 2001 – 2012.

Trên lưu vực mùa kiệt diễn ra từ tháng XII và kết thúc vào tháng VI năm sau, lưu lượng dòng
chảy trung bình tháng nhỏ, giảm mạnh nhất vào tháng IV với lưu lượng đạt 47,73 m3/s (kịch bản 1);
45,61 m3/s (kịch bản 2). Trong giai đoạn đầu mùa kiệt lượng mưa giảm đáng kể, dẫn đến lưu lượng
dòng chảy giảm, kết hợp tháng I và II nhiều nơi không mưa nên dẫn đến tình trạng thiếu nước vào
mùa khô.
Dòng chảy mùa lũ trong giai đoạn này biến đổi đột ngột, lưu lượng tăng đáng kể so với mùa
cạn, diễn ra trong 5 tháng, bắt đầu Tháng VII và kết thúc vào Tháng XI, chiếm 85 - 90 % tổng lượng
nguồn nước cả năm. Dù tháng IX đã gần là tháng cuối của mùa mưa nhưng tổng lượng mưa tháng
IX vẫn rất lớn và thường có những đợt mưa to trên diện rộng kéo dài, nên đỉnh lũ thường xuất hiện
vào tháng IX hằng năm. Vì vậy, lưu lượng dòng chảy đạt cực đại vào tháng IX trong mùa lũ với lưu
lượng trung bình 190,19 m3/s (kịch bản 1); 192,77 m3/s (kịch bản 2).

10.00%
8.00%
6.00%
4.00%
2.00%
0.00%
-2.00% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
-4.00%
-6.00% Tháng
-8.00%
-10.00%

Hình 6: Lưu lượng dòng chảy trung bình mô phỏng theo mùa giai đoạn 2001 – 2012
Ở hình 6, bảng 5 nhận thấy sự thay đổi thảm phủ theo kịch bản 2 làm tăng dòng chảy kiệt và
dòng chảy lũ giảm. Sự giảm dòng chảy do thay đổi thảm phủ diễn ra mạnh nhất vào tháng V với
mức giảm 8,26%, mức độ giảm nhẹ hơn ở các tháng IV (4,4%) và VI (4,17%). Có sự tăng khá mạnh
của dòng chảy thời kỳ kiệt từ tháng XI đến tháng II năm sau, tăng cao nhất là vào tháng XII với mức
tăng 8,98%. Dòng chảy tăng vào mùa kiệt là do dòng chảy trễ tăng, giảm lượng bốc thoát hơi bề mặt
và tăng tổn thất nước.

9
KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014

Bảng 5. Thay đổi dòng chảy theo mùa theo kịch bản 2
Thay đổi dòng chảy năm (%) Thay đổi dòng chảy theo tháng (%)
Tháng 1-4 Tháng 5-10 Tháng 11-12
-16,20% +27,85% -8,53% 2,80%

Những thay đổi này trong dòng chảy năm và theo mùa chỉ ra những tác động của thay đổi sử
dụng đất đối với biến đổi dòng chảy mặt trên lưu vực. Kết quả cho ta thấy được khả năng điều tiết
của thảm thực vật. Với tình hình diện tích cây trồng, diện tích rừng cao và độ che phủ chiếm tỷ lệ
cao thì khả năng điều tiết của lưu vực sẽ tốt hơn, hạn chế được dòng chảy lũ, đồng thời tăng dòng
chảy kiệt mặc dù sự tăng và giảm không đáng kể.
3.4. Các thành phần cân bằng nước
Mô hình SWAT tính toán cân bằng nước cho mỗi HRU, sau đó tổng hợp tất cả các giá trị tính
toán tại HRU theo trung bình diện tích để thống kê cho các tiểu lưu vực và cho toàn bộ lưu vực sông.
Giá trị mô phỏng của các thành phần cân bằng nước trung bình năm giai đoạn 2000- 2012 như sau:
Bảng 6. Giá trị mô phỏng cân bằng nước trung bình năm
Giá trị
Thành phần cân bằng nước
Kịch bản 1 Kịch bản 2
Lượng mưa (mm) 1895,83
Bốc thoát hơi tiềm năng (mm) 1890,46 1871,17
Bốc thoát hơi thực tế (mm) 736,19 725,23
Dòng chảy mặt (mm) 581,41 357,59
Dòng chảy ngầm (mm) 407,19 549,19
Dòng chảy trễ (mm) 132,83 176,58

Việc thay đổi thảm phủ sẽ làm cho cân bằng nước bị thay đổi: (i)Tỷ lệ giữa dòng chảy mặt và
dòng chảy ngầm ở kịch bản 1 (0,6 so với 0,4); kịch bản 2 (0,4 so với 0,6), vậy suy ra ở kịch bản 2 tỉ
lệ dòng chảy mặt thấp hơn dòng chảy ngầm và ngược lại ở kịch bản 1. Điều này chứng minh rằng
tiềm năng nước ngầm trên lưu vực hiện giờ rất phong phú; ở kịch bản 2 diện tích rừng và cây công
nghiệp tăng cao hơn so với kịch bản 1, do đó cho thấy tầm quan trọng của rừng trong việc hạn chế
dòng chảy mặt và tăng lượng dòng chảy ngầm. Ngoài ra, ở kịch bản 2 do lượng cây nhiều nên khả
năng thấm lớn vì vậy lượng dòng chảy ngầm sẽ lớn hơn. (ii) Tỷ lệ dòng chảy so với lượng mưa trung
bình đạt tỉ lệ trung bình với 0,59 (kịch bản 1) và 0,57 (kịch bản 2) cho thấy khả năng sản sinh nguồn
nước trên lưu vực sông Đắk Bla ở mức trung bình. (iii) Tỷ lệ bốc thoát hơi thực tế so với lượng mưa
khá thấp với 0,39 ở cả 2 kịch bản cho thấy khả năng giữ nước tốt của lớp thực phủ trên bề mặt lưu
vực.

4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Nghiên cứu này sử dụng mô hình SWAT để đánh giá tác động của thay đổi sử dụng đất đến
dòng chảy dưới số liệu mưa thực tế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình SWAT đã mô phỏng thành công lưu lượng dòng chảy
cho lưu vực sông Đắk Bla, kết quả mô phỏng tốt đối với lưu lượng dòng chảy theo ngày.Nghiên cứu
đã chứng minh được, khả năng ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào cần thiết cho quá

10
KỶ YẾU HỘI THẢO ỨNG DỤNG GIS TOÀN QUỐC 2014

trình thiết lập và chạy mô hình SWAT, cũng như chứng tỏ mô hình SWAT cũng ứng dụng tốt ở
những nơi có địa hình đồi núi như lưu vực sông Đắk Bla. Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng đánh
giá được sự thay đổi sử dụng đất tác động không đáng kể đến dòng chảy năm, nhưng có khả năng
điều tiết dòng chảy mạnh theo mùa. Dựa vào các đặc điểm của lưu vực các nhà chính sách có thể
đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc quản lý tài nguyên đất và nước để đạt được hiệu quả sử
dụng tối đa đảm bảo phát triển bền vững.

Tài liệu tham khảo


Hồ Việt Cường, 2012. Báo cáo tổng hợp dự án “Quy hoạch thủy lợi tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011- 2020 và
định hướng đến năm 2025”. Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam.
Memarian, H., Balasundram, S. K., Talib, J. B., Sood, A. M., & Abbaspour, K. C., 2012, Trend analysis of
water discharge and sediment load during the past three decades of development in the Langat basin,
Malaysia. Hydrological Sciences Journal, 57(6), 1207-1222.
Millennium Ecosystem Assessment, 2005, Millennium Ecosystem Assessment, Ecosystems and Human
Well-Being: General Synthesis,
Nguyễn Thị Tịnh Ấu, Nguyễn Duy Liêm, Nguyễn Kim Lợi, 2013. Ứng dụng mô hình SWAT và công nghệ
GIS đánh giá lưu lượng dòng chảy trên lưu vực sông Đắk Bla. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Các Khoa
học Trái đất và Môi trường, Tập 29, Số 2 (2013) 1-9.
Neitsch S.L., Arnold J.G., Kiniry J.R. and Williams J.R., 2005. Soil and Water Assessment Tool, Theoretical
Documentation: Version 2005. Agricultural Research Service and Texas A & M Blackland Research
Center, Temple, TX, USDA.
Zhang, X., Cao, W., Guo, Q., & Wu, S., 2010, Effects of landuse change on surface runoff and sediment
yield at different watershed scales on the Loess Plateau. International Journal of Sediment Research,
25(3), 283-293.

11

View publication stats

You might also like