You are on page 1of 20

ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU VỀ THAN HOẠT TÍNH VÀ ỨNG DỤNG


CỦA THAN HOẠT TÍNH TRONG BỆNH NGỘ ĐỘC
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I. SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN TỐ CACBON:......................................................................3
II. THAN HOẠT TÍNH (ACTIVATED CARBON):.........................................................4
2.1. Thành phần và cấu tạo:.............................................................................................4
2.2.Tính chất của than hoạt tính:.....................................................................................5
2.2.1 Tính chất Vật Lý:................................................................................................5
2.2.2. Tính chất hóa học:..............................................................................................6
III. CÁCH ĐIỀU CHẾ THAN HOẠT TÍNH:....................................................................7
3.1. Nguyên lý hoạt động:...............................................................................................7
3.2. Nguyên liệu:.............................................................................................................7
3.3. Ví dụ cụ thể:.............................................................................................................7
IV. ỨNG DỤNG CỦA THAN HOẠT TÍNH:.................................................................10
4.1. Ứng dụng công nghiệp:..........................................................................................10
4.2. Ứng dụng y tế:........................................................................................................10
4.3. Ứng dụng hóa phân tích:.........................................................................................10
4.4. Ứng dụng môi trường:............................................................................................10
4.5. Ứng dụng trong ngành mỹ phẩm:...........................................................................11
V. NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ ỨNG DỤNG CỦA THAN HOẠT TÍNH TRONG
CHỮA TRỊ:...................................................................................................................... 12
A. NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM:.....................................................................................12
1. Định nghĩa:............................................................................................................. 12
2. Triê ̣u chứng:...........................................................................................................12
3. Nguyên nhân:.........................................................................................................13
4. Điều trị:.................................................................................................................. 14
B. BIỆT DƯỢC THAN HOẠT TÍNH:..........................................................................14
1. Nhóm thuốc:........................................................................................................... 15
2. Dạng thuốc:............................................................................................................15
MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, than hoạt tính từ lâu đã được chế tạo và sử dụng cho nhiều mục đích khác
nhau, từ ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày cho đến các ứng dụn trong lĩnh vực y tế, công
nghiệp...

Than hoạt tính với những đặc tính tuyệt vời của mình có thể làm sạch nước, không khí thậm chí
là tham gia vào các quá trình tinh chế các chất hóa học hữu ích khác phục vụ cho cuộc sống của
chúng ta haygóp phần phát triển đất nước.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại than hoạt tính khác nhau, sản xuất theo nhiều phương
pháp và đi từ các nguồn nguyên liệu rất khác nhau như khí thiên nhiên, bã thải công nghiệp hay
than bùn,... Tuy đa dạng về mặt mẫu mã, chủng loại nhưng những tính chất cơ bản của chúng
không khác xa nhau.

Với mục đích giúp các bạn sinh viên tìm hiểu rõ hơn về than hoạt tính cũng như các tính chất,
ứng dụng hữu ích, thú vị của chúng, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Tìm
hiểu về than hoạt tính và ứng dụng của than hoạt tính trong bệnh ngộ độc”.

Qua đề tài này, chúng em mong muốn rằng mọi người sẽ nắm bắt được những khái niệm, tính
chất, cách điều chế đặc biệt là những ứng dụng quan trọng của than hoạt tính trong đời sống hiện
nay.

Trong quá trình thực hiện, do là lần đầu tiên biên soạn và thực hiện nên đề tài nghiên cứu của
chúng em còn nhiều thiếu sót, mong cô và mọi người có thể góp ý để chúng em khắc phục và
hoàn thiện tốt hơn.

Chúng em xin cảm ơn!


Chủ đề: THAN HOẠT TÍNH
Thành viên nhóm:
1. Nguyễn Thị Hoài Bảo
2. Đỗ Thành Quang
3. Nguyễn Trương Tiến
4. Thiều Nguyễn Quỳnh Trang
NỘI DUNG:
I. SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN TỐ CACBON

- Kí hiệu là C, số hiệu nguyên tử bằng 6 và nguyên tử khối bằng 12.


- Là một nguyên tố phi kim có hóa trị 4 phổ biến và có thể tồn tại với nhiều mức oxi
hóa khác nhau như +4; +2; 0; -4.
- Cacbon có nhiều dạng thù hình khác nhau, phổ biến nhất là ba dạng: cacbon vô
định hình, than chì và kim cương.
- Cacbon tồn tại đa số trong mọi sự sống hữu cơ và nó là nền tảng của hóa hữu cơ.
*Có thể bạn chưa biết: Đồng vị cacbon-14 được sử dụng trong xác định tuổi tuyệt đối
cho các mẫu vật nguồn gốc sinh vật theo phương pháp định tuổi bằng đồng vị cacbon,
được ứng dụng trong khảo cổ học và nghiên cứu địa chất kỷ Đệ Tứ.
II. THAN HOẠT TÍNH (ACTIVATED CARBON):
2.1. Thành phần và cấu tạo:
- Thành phần chủ yếu của than hoạt tính là nguyên tố carbon ở dạng vô định hình
(bột), một phần nữa có dạng tinh thể vụn grafit (ngoài carbon thì phần còn lại thường là
tàn tro, mà chủ yếu là các kim loại kiềm và vụn cát).
- Than hoạt tính có diện tích bề mặt ngoài rất lớn, nếu tính ra đơn vị khối lượng thì
là từ 500 đến 1500 m2/g do vậy mà nó là một chất lý tưởng dùng để lọc hút nhiều loại hóa
chất. Bề mặt riêng rất lớn của than hoạt tính là hệ quả của cấu trúc xơ rỗng mà chủ yếu là
do thừa hưởng từ nguyên liệu hữu cơ xuất xứ, qua quá trình chưng khô (sấy) ở nhiệt độ
cao, trong điều kiện thiếu khí. Phần lớn các vết rỗng – nứt vi mạch, đều có tính hấp thụ rất
mạnh và chúng đóng vai trò các rãnh chuyển tải (kẽ nối). Than hoạt tính thường được tự
nâng cấp (ví dụ, tự rửa tro hoặc các hóa chất tráng mặt), để lưu giữ lại được những thuộc
tính lọc hút, để có thể thấm hút được các thành phần đặc biệt như kim loại nặng.
2.2.Tính chất của than hoạt tính:
2.2.1 Tính chất Vật Lý:
a) Kích thước hạt và bề mặt của than hoạt tính
Trong quá trình sản xuất do có sự va chạm, khuấy trộn. Các hạt than sơ khai thường
có cấu trúc khối cầu hoặc gần với khối cầu. Chúng nằm bên nhau trong hỗn hợp phản ứng
lại liên kết với nhau làm tăng kích thước của hạt để giảm năng lượng tự do bề mặt và tạo
thành các chuỗi. Những chuỗi thay đổi này không những trong quá trình sản xuất than mà
cả trong quá trình gia công giữa than hoạt tính và cao su. Có các phương pháp sản xuất
than hoạt tính khác nhau. Nên trước khi đưa vào sử dụng cần xác định các thông số ( kích
thước hạt, diện tích riêng bề mặt hạt than). Vì những thôg số này là một trong những nhân
tố ảnh hưởng đến tính chất của cao su tăng cường lực bằng than hoạt tính.
Người ta đã dùng 2 phương pháp để xác định kích thước hạt than, diện tích riêng bề
mặt, đó là:
 Phương pháp kính hiển vi điện tử
 Phương pháp hấp thụ lên bề mặt
b) Diện tích bề mặt riêng của hạt than hoạt tính
Phương pháp tính toán hình học, theo lượng chất lỏng phân tử thấp hoàn toàn trơ
hóa học với than hoạt tính, nhưng lại được hấp thụ trên bề mặt của than hoạt tính.

c) Cấu trúc vật lý

Cấu trúc vật lý được đánh giá bằng mức độ phát triển cấu trúc bậc nhất của nó,
phát triển mạnh nhất trong than sản xuất bằng phương pháp lò. Liên kết hóa họa C-C đảm
bảo cho cấu trúc có độ bền cao. Trong thời gian bảo quản than hoạt tính, các cấu trúc bậc
nhất của than tiếp xúc với nhau, liên kết lại tạo thành liên kết bậc hai của than hoạt tính.
Mức độ bền của nó phụ thuộc vào độ bền liên kết giữa của các cấu trúc bậc nhất và dao
động trong khoảng độ bền của liên kết Vandecvan đến độ bền liên kết hydro có trong
than. Cấu trúc bậc hai càng bền thì kích thước hạt than càng nhỏ, mức độ nhám của bề
mặt càng lớn và hàm lượng các nhóm chứa oxy trên bề mặt than càng cao. Nó sẽ bị phá
hủy hết khi hỗn hợp luyện với cao su các cấu trúc này. Tuy nhiên, có thể tái hình thành
khi bảo quản thành phẩm, lưu hóa và ngay cả khi sản phẩm đã lưu hóa. Cấu trúc của than
hoạt tính có thể xác định bằng kính hiển vi điện tử và có thể đánh giá gián tiếp qua lượng
dầu được than hoạt tính hấp thu.

d) Khối lượng riêng của than hoạt tính


- Là đại lượng phụ thuộc vào phương pháp xác định nó: là axeton và rượu, dao động từ
1800 -1900kg/m khối, trong heli lỏng từ 1900 – 2000kg/m khối, hằng số mạng tinh thể
2160 -2180kg/m khối.
- Than hoạt tính dạng bột là các hạt nằm sát nhau, ở các góc cạnh, các cung là không
khí nên dao động từ 80 -300kg/m khối.
- Qua ứng dụng của than hoạt tính, người ta thấy rằng khối lượng riêng 1860kg/m khối
được sử dụng khá phổ biến.

2.2.2. Tính chất hóa học:


Thành phần hóa học của than hoạt tính

Than hoạt tính hay còn được gọi là Activated Cacbon là một dạng cacbon được xử lý
hoạt hóa ở nhiệt độ hơi nước 900-1000 o C ở môi trường yếm khí, tạo ra một carbon có
cấu trúc mao mạch rất lớn làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, khối lượng riêng thấp, khoa
học đã chứng minh chỉ cần 1 gram than hoạt tính có diện tích bề mặt hơn 500 m 2 được
xác định bằng cách hấp thụ isotherms của khí carbon dioxide tại phòng thí nghiệm

Ngoài carbon, trong thành phần hóa học của than hoạt tính còn có Hydro, lưu huỳnh,
oxy và các khoáng chất khác. Các nguyên tử này được đưa vào than hoạt tính cùng với
nguyên liệu đầu và trong quá trình oxy hóa. Sự có mặt của các hợp chất chứa oxy trên bề
mặt than, được chứng minh bắng axit huyền phù trong nước của than hoạt tính. Sự có mặt
của các khoáng chất trong than hoạt tính cho phàn ứng kiềm yếu.
Loại Cacbon Hydro Oxy Chất dễ bay hơi
Tăng cường
95,2 % 3,6 % 0,6 % 5%
máng
Bán tăng cường
99,2 % 0,4 % 0,3 % 1,2 %

Tăng cường lò
98,2 % 0,8 % 0,3 % 1,4 %
lỏng
Bảng thành phần nguyên tố hóa học một số loại than hoạt tính

Sự có mặt các nhóm phân cực trên bề mặt than hoạt tính là yếu tố quan trọng quyết
định khả năng tác dụng hóa học, lý học của than hoạt tính với các nhóm phân cực, liên kết
đôi có trong mạch đại phân tử. Dựa vào đó có thể chọn loại than thích hợp.

III. CÁCH ĐIỀU CHẾ THAN HOẠT TÍNH:


3.1. Nguyên lý hoạt động:
Than hoạt tính chủ yếu được sản xuất bằng cách nhiệt phân nguyên liệu thô có chứa
cacbon ở nhiệt độ dưới 1000oC. Quá trình sản xuất gồm hai bước:
- Than hóa ở nhiệt độ dưới 800oC trong môi trường yếm khí hoặc khí trơ.
- Hoạt hóa sản phẩm của quá trình than hóa ở nhiệt độ hoảng 950 -1000oC
3.2. Nguyên liệu:
Than hoạt tính có thể được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau như: than bùn,
than đá, sọ dừa, vỏ lạc, bã mía, than gỗ, than tre,…
Đặc biệt trong thời gian gần đây các công ty, xí nghiệp đã và đang sản xuất than than hoạt
tính từ sọ dừa thay vì dung than bùn, than đá (vì chúng không phải là tài nguyên vô tận và
chúng có thể bị cạn kiệt trong tương lai)
3.3. Ví dụ cụ thể:
Sau đây là một ví dụ cụ thể về việc điều chế than hoạt tính từ gỗ:
PHẦN 1: ĐỐT GỖ THÀNH THAN.

BƯỚC 1: Đốt một đống lửa cỡ vừa ở nơi an toàn.


Chất các mẩu gỗ cứng hoặc nguyên liệu thực vật
vào nồi và đậy nắp.
 Nắp nồi cần phải có lỗ thông hơi, mặc dù hơi
bên trong nồi cũng hạn chế trong suốt quá trình
đốt.
 Nguyên liệu bỏ vào nồi càng khô càng tốt
BƯỚC 2: Đun nồi trên ngọn lửa trong 3-5 tiếng để
tạo thành than. Bạn sẽ thấy khói và hơi thoát qua lỗ
thông khí trên nắp nồi. Cách đun này sẽ giúp đốt
cháy mọi thứ trong nguyên liệu, ngoại trừ carbon.
 Khi không còn thấy khói hoặc hơi thoát ra khỏi
nồi thì nghĩa là quá trình đun đã hoàn tất.

BƯỚC 3:Dùng nước rửa khi than đã nguội. 


 Than trong nồi sau khi đun sẽ còn nóng vì vậy
bạn cần chờ cho than nguội. Khi than đã nguội
đến mức sờ vào được, hãy trút than vào một vật
đựng sạch và rửa bằng nước mát để loại bỏ tro và
những mẩu vụn còn sót, sau đó chắt hết nước.

BƯỚC 4:Nghiền than. Cho than đã rửa sạch vào


cối và dùng chày giã thành bột mịn.

BƯỚC 5:Chờ than khô hoàn toàn. Than sẽ khô


trong vòng 24 tiếng.
 Dùng tay kiểm tra xem than đã khô chưa; than
phải khô hoàn toàn trước khi bạn chuyển sang
bước tiếp theo
PHẦN 2: HOẠT HÓA THAN.

BƯỚC 1:Hòa tan canxi clorua với nước theo tỷ lệ


1:3 (Cẩn thận khi pha trộn các chất này, vì dung
dịch tạo thành sẽ rất nóng). Bạn cần một lượng
dung dịch đủ để ngâm ngập than.
 Một mẻ than trung bình cần khoảng 100 g canxi
clorua pha với 300 ml nước.
 Có thể dùng thuốc tẩy hoặc nước cốt chanh để
thay thế cho dung dịch canxi clorua. Chỉ cần
dùng 300 ml thuốc tẩy hoặc 300 ml nước cốt
chanh làđủ.

BƯỚC 2: Khuấy dung dịch canxi clorua với bột


than. Trút bột than khô vào bát inox hoặc bát thủy
tinh.Rót dung dịch canxi clorua (hoặc nước cốt
chanh /thuốc tẩy) vào bột than từng ít một, vừa rót
vừa dùng thìa khuấy.
 Ngừng rót dung dịch khi hỗn hợp đạt đến độ
đặc như bột nhão.

BƯỚC 3: Đậy bát than và chờ trong 24 tiếng. Đậy


kín bát than và để yên như vậy trong 24 tiếng, sau
đó chắt hết chất lỏng ra khỏi bát càng kiệt nước
càng tốt.

BƯỚC 4:Đun thêm 3 tiếng nữa để hoạt hóa


than. Trút lại than vào nồi kim loại (sạch) và đặt
lên lửa. Lửa phải đủ nóng để làm sôi nước và hoạt
hóa than. Than sẽ được hoạt hóa sau khi đun 3
tiếng ở nhiệt độ này.
IV. ỨNG DỤNG CỦA THAN HOẠT TÍNH:

4.1.Ứng dụng công nghiệp:


Một ứng dụng công nghiệp chính là xử lý kim loại cuối. Nó được sử dụng rộng rãi trong
tinh chế dung dịch mạ điện. Ví dụ, nó là kỹ thuật tinh chế chính trong việc loại bỏ những
tạp chất hữu cơ từ dung dịch mạ kền sáng. Nhiều chất hữu cơ đựoc thêm vào dung dịch
mạ để cải thiện tính bám dính và tăng tính chất như độ sáng, nhẵn, tính uốn v.v... Sự
truyền dòng điện trực tiếp và phản ứng điện hóa của oxi hóa anot và khử catot, những phụ
gia hữu cơ sinh ra những sản phẩm phân hủy không mong muốn trong dung dịch. Sự sinh
ra quá nhiều của chúng có thể có hại cho chất lượng mạ và tính chất vật lý của kim loại.
Sự xử lý bằng than hoạt tính loại bỏ những tạp chất như vậy và trả lại hiệu suất mạ về
mức độ mong muốn.

4.2.Ứng dụng y tế:


Than hoạt tính được sử dụng để xử lý chất độc và sự dùng quá liệu qua đường miệng.
Những viên hoặc nang than hoạt tính được sử dụng ở nhiều nước như một thuốc không
cần kê toa bác sĩ để xử lý bệnh tiêu chảy, chứng khó tiêu và đầy hơi.

Tuy nhiên, nó không hiệu quả cho nhiều sự ngộ độc của acid hoặc kiềm mạnh, xianua,
sắt, liti, arsen, methanol, ethanol hay ethylene glycol.

Ứng dụng gián tiếp (ví dụ cho vào phổi) dẫn đến sặc hệ hô hấp, có thể gây chết người nếu
không đựoc xử lý y tế ngay lập tức.

4.3.Ứng dụng hóa phân tích:


Than hoạt tính, hỗn hợp 50/50 khối lượng diatomit và than hoạt tính đựoc sử dụng như
pha tĩnh trong sắc khí áp suất thấp cho carbohydrate sử dụng dung dịch rượu (5-50%) như
pha động trong đinh chuẩn chuẩn bị và phân tích.

4.4.Ứng dụng môi trường:


Sự hấp phụ cacbon có nhiều ứng dụng trong loại bỏ chất gây ô nhiễm từ không khí hay
nước như:

 Làm sạch dầu tràn


 Lọc nước ngầm
 Lọc nước uống
 Làm sạch không khí
 Giữ tạp chất hữu cơ không bay hơi từ màu vẽ, lọc khô, bay hơi xăng và những quá
trình khác.

Trong suốt đầu sự bổ sung của Luật nước uống an toàn 1974 ở Mỹ, EPA đã phát triển một
điều luật đề xuất yêu cầu những hệ thống xử lý nước uống sử dụng than hoạt tính dạng
hạt. Nhưng do giá quá cao, điều luật gọi là luật GAC gặp những phản đối mạnh mẽ trong
cả nước từ công nghiệp cung cấp nước, bao gồm nhà máy nước lớn nhất ở California, nên
luật đã bị bãi bỏ.

Than hoạt tính cũng được dùng để đo nồng độ Radon trong không khí.

4.5.Ứng dụng trong ngành mỹ phẩm:


Ngoài những ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện đại, than hoạt tính còn được ngành
CN mỹ phẩm ưu ái đặc biệt.Với ưu điểm giá thành rẻ, lại khử khuẩn hiệu quả, bột than
hoạt tính đã trở thành nguyên liệu quen thuộc trong các sản phẩm làm đẹp ngày nay.
- Công dụng đáng chú ý nhất của than hoạt tính là thải độc, thanh lọc. Trong đời
sống hiện đại, làn da không chỉ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường (nắng, gió, bụi)
mà còn phải tiếp xúc với rất nhiều hoá chất khiến lỗ chân lông bị bít tắc, tế bào biểu bì dễ
lão hoá, sạm màu.
Tận dụng tính năng của than hoạt tính, các sản phẩm chăm sóc da chứa thành phần này
mang lại hiệu quả làm sạch sâu, loại bỏ bã nhờn trong lỗ chân lông, trung hoà những chất
độc hại tích tụ trong da. Đồng thời, bột than hoạt tính làm sạch nhưng đủ nhẹ nhàng để da
không bị mài mòn hay tổn thương.
- Có thể tìm thấy than hoạt tính trong các sản phẩm làm sạch, chăm sóc cơ thể như
xà bông, dầu gội đầu, kem/bàn chải đánh răng, lăn khử mùi… Bên cạnh đó, các sản phẩm
trang điểm như mascara, bột tán lông mày, bút kẻ mắt… cũng sử dụng than hoạt tính như
một loại phẩm màu an toàn, lành tính.
Than hoạt tính được bán rộng rãi ở các cửa hàng y tế hoặc nguyên liệu mỹ phẩm. Bởi tính
chất an toàn của chúng, bạn có thể sử dụng để tự làm kem đánh răng, mặt nạ, kem rửa mặt
từ bột than hoạt tính kết hợp với các loại dầu thiên nhiên như olive, hạt nho và các loại
bột thông thường như yến mạch, đậu đỏ

V. NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM VÀ ỨNG DỤNG CỦA THAN HOẠT TÍNH
TRONG CHỮA TRỊ:

A. NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM:


1. Định nghĩa:
Ngộ độc thực phẩm hay còn được gọi tên thông dụng là ngộ độc thức ăn hay trúng
thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống và cũng là hiện tượng người bị
trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc
có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia...
nó cũng có thể coi là bệnh truyền qua thực phẩm, là kết quả của việc ăn thực phẩm bị ô
nhiễm.
Câu hỏi: Cho mình hỏi là các bạn đã từng bị NĐTP chưa?Khi đó bạn bị những gì ?
2. Triê ̣u chứng:
- Ói mửa, buồn nôn, tiêu chảy
- Đau bụng
- Sốt
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng
- Chán ăn
- Đau cơ
- Ớn lạnh
Câu hỏi: Các bạn bị NĐTP vì lí do
gì ?
3. Nguyên nhân:
- Do ăn, uống thực phẩm đã bị nhiễm khuẩn hoặc
bị ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, độc tố vi
nấm...).
- Sinh vật truyền nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn khác nhau, vi rút và ký sinh trùng hoặc
độc tố, dịch tiết của chúng
- Ngộ độc do ăn phải thức ăn bị biến chất: ôi thiu,
để lâu ngày nên quá hạn sử dụng,...
- Ngộ độc do ăn phải thức ăn mà bản thân thức ăn
đã có sẵn chất độc: mầm khoai tây, cá nóc, nấm
độc, cóc lạ,...
- Ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm chất độc
hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ
gia thực phẩm: ăn một số loại rau sống chưa qua sơ chế như cải bruxen, đậu....
- Vi khuẩn là một trong những nguyên nhân
gây ngộ độc thực phẩm nhiều nhất.
Tại nước Anh, trong 2000 ca bị ngộ độc
thực phẩm riêng lẻ do vi khuẩn
thì Campylobacter jejuni chiếm
77,3%, Salmonella 20,9%, Escherichia coli
O157:H7 1,4%, các vi khuẩn còn lại gây ra ít hơn 0,1% số ca....
- Ngoại đô ̣c tố do vị khuẩn sinh ra có thể gây ngô ̣ đô ̣c ngay khi vì khuẩn bị tiêu diê ̣t
- Vi nấm (nấm mốc Aspergillus parasiticus và Aspergillus flavus, Furasion ở ngô có thể
gây ung thư tá tràng)
- Virus là nguyên nhân thứ 3 gây ngộ độc thực phẩm tại các nước phát triển.
(Enterovirus,Hepatitis A, Hepatitis E, Norovirus, Rotavirus)
- Kí sinh trùng: (Platyhelminthes,Protozoa)
- Đô ̣c tố tự nhiên
Câu hỏi: Bị NĐTP bạn thường làm gì?
4. Điều trị:
- Đối với phần bệnh nhân, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày, mặc
dù một số dạng ngộ độc có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không thể tự phục hồi,
tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của triệu chứng, bác sĩ sẽ chọn cách điều trị cho
bạn.
- Bác sĩ có thể chỉ định bổ sung lượng nước bị mất đi. Chất lỏng và chất điện giải, bao
gồm khoáng chất như natri, kali và canxi, giúp duy trì cân bằng lượng nước cơ thể đã
bị mất đi do tiêu chảy. Đó có thể là muối và chất lỏng cung cấp qua đường tĩnh mạch
để ngăn ngừa và điều trị mất nước.
- Trong trường hợp bạn nhiễm một số dạng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn nhất định và
các triệu chứng rất trầm trọng, bạn sẽ được dùng kháng sinh. Trong quá trình mang
thai, điều trị bằng kháng sinh kịp thời có thể tránh cho thai nhi khỏi bị nhiễm trùng.
- Nếu bạn không bị tiêu chảy ra máu hoặc bạn không bị sốt, bác sĩ có thể sẽ cho bạn
uống một số loại thuốc loperamide (Imodium A-D®) hoặc bismuth
subsalicylate (Pepto-Bismol®).
*Cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà:
 Khi bị ngộ độc thức ăn, điều quan trọng là bạn cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào. Tuy
nhiên, bạn không nên gây nôn ở trẻ em vì trẻ dễ bị sặc. Sau khi nôn hết, bạn hãy uống
oresol để bù điện giải.
 Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, bạn hãy hô hấp nhân tạo. Nếu người
bệnh hôn mê, bạn hãy đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, phòng chất nôn
tràn vào phổi. Sau khi sơ cứu, bạn hãy nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện để
được điều trị.
B. BIỆT DƯỢC THAN HOẠT TÍNH:
*Câu hỏi: bạn biết những thuốc gì có than hoạt tính?
1. Nhóm thuốc:Thuốc cấp cứu và giải độc

Thuốc biệt dược mới:


Chorlatcyn, Acticarbine, CarboThreepharco, Carbomina, Carbomint, Thấp khớp hoàn P/H
2. Dạng thuốc: bột mịn
a) Tác dụng :

Than hoạt tính có thể hấp phụ được nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. Khi dùng đường
uống, than hoạt làm giảm sự hấp thu của những chất này, do đó được dùng trong nhiều
trường hợp ngộ độc cấp từ đường uống. Để có hiệu quả cao nhất, sau khi đã uống được
phải chất độc, cần uống than hoạt tính càng sớm càng tốt. Tuy nhiên than hoạt tính vẫn có
thể có hiệu lực vài giờ sau khi đã uống phải một số thuốc chậm hấp thu do nhu động của
dạ dày giảm hoặc có chu kỳ gan – ruột hoặc ruột – ruột. Dùng than hoạt tính nhắc lại
nhiều lần làm tăng thải qua phân những thuốc như glycosid trợ tim, barbiturat, salicylat,
theophylin.
b) Chỉ định :

- Điều trị cấp cứu ngộ độc do thuốc hoặc hoá chất, như paracetamol, aspirin, atropin,
các barbiturat, dextropropoxyphen, digoxin, nấm độc, acid oxalic, phenol,
phenylpropanolamin, phenytoin, strychnin và thuốc chống trầm cảm nhân 3 vòng.
- Hấp phụ các chất độc do vi khuẩn bài tiết ra ở đường tiêu hoá trong bệnh nhiễm
khuẩn.
- Than hoạt còn được dùng trong chẩn đoán rò đại tràng, tử cung.
- Phối hợp với một số thuốc khác chữa đầy hơi, khó tiêu, trướng bụng.
*Liều dùng trong xử lí ngô ̣ đô ̣c:
 Ngộ độc thực phẩm cấp tính do vi sinh vật và độc tố: Thường dùng ở dạng viên nén nhai,
viên nang, viên bao đường, với liều thường dùng từ 62,5 - 125 mg/1 lần x 2 - 3 lần/ngày,
dùng sau bữa ăn, trong 4 - 5 ngày. Trường hợp ăn khó tiêu, người lớn có thể dùng
125mg/1 lần x 2 - 3 lần/ngày.
 Ngộ độc thực phẩm cấp tính do hóa chất: Thường dùng ở dạng bột mịn hoặc dạng nhũ
dịch.
 Dạng bột mịn: Người lớn dùng 50g, khuấy trong 250ml, lắc kỹ trước khi uống, có thể
dùng ống thông dạ dày. Nếu nhiễm độc nặng nhắc lại nhiều lần từ 25 - 50g, cách nhau 4 -
5 giờ. Có thể phải kéo dài đến 48 giờ. Trẻ em dùng 1g/kg thể trọng, Trường hợp nặng có
thể lặp lại 4 - 6g.
 Dạng nhũ dịch: Liều dùng mỗi ngày đối với người lớn là 200ml, trẻ em 100 ml. Tổng
lượng phải dùng có thể từ 1 - 6 lọ hoặc nhiều hơn, tùy vào mức độ ngộ độc. Nếu là ngộ
độc nhẹ, chỉ cần dùng 1 lọ, nhưng nếu là ngộ độc nặng (kim loại…), có thể phải dùng 6 lọ
trở lên.
 Ngộ độc thực phẩm do nấm độc: Người lớn dùng 1g/kg thể trọng, trẻ em 1 - 2 g/kg thể
trọng. Trường hợp nặng cho uống than hoạt tính nhiều lần (3 - 4 giờ/1 lần), kèm theo
sorbitol (người lớn 6 gói, trẻ em 2 - 4 gói). Than hoạt tính và sorbitol dùng ít nhất trong
vòng 3 ngày.
 Dùng than hoạt tính dù ở dạng nào phải được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là
trong vòng 1-3 giờ sau khi chất độc được đưa vào cơ thể. Thuốc sẽ không còn tác dụng
khi chất độc đã ngấm vào máu. Vì vậy, khi nghi ngờ ăn phải chất độc, cần uống thuốc
ngay.
c) Bảo quản:

- Than hoạt có thể hấp phụ không khí, nên cần bảo quản trong bao bì kín.

- Mọi người nên bảo quản thuốc than hoạt tính ở nhiệt độ phòng là thích hợp nhất.
Đặc biệt, tránh ánh nắng mặt trời và độ ẩm, tuyệt đối không được bảo quản trong
ngăn đá hay trong phòng tắm. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và những vật
nuôi trong gia đình.
- Khi muốn xử lý thuốc cần phải tham khảo của các bác sĩ/dược sĩ. Không được tự ý
vứt thuốc vào bồn cầu hay đường ống dẫn nước bởi có thể gây ô nhiễm nguồn nước
d) Nhược điểm, chống chỉ định, thận trọng:
- Than hoạt không có giá trị trong điều trị ngộ độc acid và kiềm mạnh. Than hoạt
cũng không dùng để giải độc muối sắt, cyanid, malathion, dicophan, lithi, một số
dung môi hữu cơ như ethanol, methanol hoặc ethylen glycol, vì khả năng hấp phụ
quá thấp.
- Nghiên cứu lâm sàng cho thấy than hoạt không chống ỉa chảy, không làm thay đổi
số lần đi ngoài, không làm thay đổi lượng phân hoặc rút ngắn thời gian ỉa chảy, do
vậy không nên dùng than hoạt trong điều trị ỉa chảy cấp cho trẻ em.
*Chống chỉ định :

Chống chỉ định dùng than hoạt khi đã dùng thuốc chống độc đặc hiệu như methionin.
*Tác dụng phụ
Than hoạt tính nói chung ít độc.
Thường gặp:nôn,táo bón, phân đen
Hiếm gặp: Hít hoặc trào ngược than hoạt vào phổi ở người nửa tỉnh nửa mê, đặc biệt khi
rút ống thông hoặc khi dùng chất gây nôn, hoặc đặt nhầm ống thông.Trường hợp này gây
biến chứng phổi nặng, có thể dẫn đến tử vong. Tắc ruột xảy ra khi dùng nhiều lần
*Thận trọng lúc dùng :
 Than hoạt có thể hấp thu và giữ lại các thuốc được dùng thêm cho những trường hợp
trầm trọng.
 Thức ăn có thể hạn chế khả năng hấp phụ của than.
Than hoạt phối hợp với sorbitol không dùng cho người bệnh, được dùng cho người
bệnh không dung nạp fructose và cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Không nên uống than hoạt tính với bất kỳ loại thuốc nào khác.
 Những người có tiền sử về bệnh gan;
 Tình trạng sức khỏe của thận đang bị nghiêm trọng;
 Hay gặp bất kỳ bệnh lý nào cũng cần phải khai báo rõ ràng với các bác sĩ;
 Tuyệt đối không được sử dụng than hoạt tính cho trẻ <1 tuổi khi chưa có sự đồng ý
và lời tư vấn từ bác sĩ. Lời khuyên nên dùng than hoạt tính ít nhất 1 - 2 giờ trước khi
uống liều thuốc khác tương ứng.
Trong thời gian sử dụng than hoạt tính nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào đối với sức
khỏehay dị ứng như sau nên quay lại gặp bác sĩ.

You might also like