You are on page 1of 20

2.

Phân loại

- Người ta phân loại bơm theo rất nhiều cách, chẳng hạn như:

2.1 Theo công dụng:

- Là cách phân loại thường được dùng trong thương mại, khi chúng ta cần mua một
chiếc máy bơm cho dự án, công ty hoặc gia đình, hầu hết chúng ta sẽ tìm kiếm sản
phẩm hay tìm kiếm sự tư vấn bằng từ khóa có chứa mục đích sử dụng.

- Sau đây nhóm tôi xin phép phân loại bơm theo công dụng một cách khái quát như
sau:

a. Bơm cấp nước nồi hơi:

- Loại bơm đặc trưng trong các nhà máy nhiệt điện, vị trí cần cung cấp hơi cho các
hệ thống như công ty may, các nhà máy chế biến bánh kẹo, công ty dệt, nhuộm, nhà
máy nước giải khát,…

Hình I.2.1.a-1: Bơm cấp nước nồi hơi dạng đứng

- Nó có nhiệm vụ cung cấp nước liên tục cho nồi hơi nên thiết bị này cần phải tạo
cột áp đủ mạnh, khả năng chịu nhiệt, chịu áp tốt và độ ổn định cao . Ví dụ về thông
số kỹ thuật của một sản phẩm bơm cấp nước nồi hơi dạng đứng (sản phẩm bơm cấp
nước nồi hơi DP-Hà Lan).
Hình I.2.1.a-2: Thông số kỹ thuật của một sản phẩm bơm cấp nước lò hơi

b. Bơm dầu:

- Thường được dùng để bơm dầu, nhớt cho các hệ thống truyền động cần bôi trơn
hoặc các lưu chất có độ nhớt cao khác trong công nghiệp ví dụ như:

+ Bơm mọi loại dầu: dầu FO, DO, dầu biến thế, dầu bôi trơn…

+ Bơm dầu tinh chế: Dầu nóng, dầu thủy lực, dầu khoáng, dầu biến thế…

+ Bơm dầu béo: Chất béo, mỡ lợn, mỡ động vật, dầu thực vật, dầu lanh

Hình I.2.1.b-1: Một chiếc máy bơm dầu

- Các loại máy bơm dầu rất đa dạng về kích thước,vị trí từ các sản phẩm nhỏ để bôi
trơn thiết bị động cơ đến các máy bơm dầu lớn trong công nghiệp, đặc biệt máy
bơm dầu xuất hiện nhiều trong ngành công ngiệp dầu khí.
- Hầu hết các máy bơm dầu đều có hình dạng bánh công tác là bánh răng:

Hình I.2.1.b-2: Bánh công tác của máy bơm dầu

c. Bơm nhiên liệu:

- Là bơm được gắn liền trong hệ thống động cơ, có nhiệm vụ tạo áp, đẩy cho nhiên
liệu di chuyển trong hệ thống động cơ đó hay có trong các thiết bị.

Hình I.2.1.c-1: Vị trí của bơm nhiên liệu trong một động cơ diesel
- Bơm nhiên liệu trong động cơ là một loại bơm phức tạp và cần có độ chính xác, an
toàn rất cao. Đây là một lĩnh vực cựu kỳ quan trọng được các hãng công nghệ xe
hơi, xe máy không ngừng nghiên cứu, cải tiến và sáng tạo.

Hình I.2.1.c-2: Bơm nhiên liệu trong động cơ diesel

c. Bơm cứu hỏa:

- Là loại bơm được sử dụng trong công tác xử lý cháy nổ, thường có sẵn trong các
công trình nhà máy, xí nghiệp, khu chung cư, nhà cao tầng, xe cứu hỏa.

Hình I.2.1.d-1: Bơm cứu hỏa trong một công trình cao tầng

- Trong thực tế người ta thường sử dụng khái niệm “ hệ thống bơm cứu hỏa” hơn là
nói tới bơm cứu hỏa riêng biệt.
- Đặc điểm của bơm cứu hỏa là bơm có công suất, tạo ra áp lực và lưu lượng lớn để
dập tắt đám cháy nhanh chóng.

Hình I.2.1.d-2: Thông số của một máy bơm cứu hỏa tiêu chuẩn

d. Bơm nước dân dụng

- Tại các vùng nông thôn nước ta, người dân vẫn thường sử dụng các sản phẩm máy
bơm nước cho nhu cầu tưới tiêu sinh hoạt hằng ngày

Hình I.2.1.e-1: Một chiếc máy bơm nước dân dụng

- Đặc điểm các loại bơm này thường có kích thước, công suất lưu lượng, áp lực
nước nhỏ so với các loại bơm công nghiệp, bơm chuyên dụng khác.

- Ví dụ về thông số một chiếc máy bơm nước tưới tiêu nhỏ:


Hình I.2.1.e-2: Thông số kỹ thuật một chiếc bơm nước dân dụng

e. Bơm hóa chất:

-Máy bơm hóa chất là tên gọi của một dòng máy bơm công nghiệp có ứng dụng đặc
biệt dùng để bơm các loại hóa chất đă ̣c biê ̣t là những loại hóa chất có độ ăn mòn cao
như axit H2SO4 đặc nóng, HNO3, HCL, các lọai dung dịch kiềm bazo… cho hiệu
quả bơm cao nhất.

- Điểm đặc biệt nhất của máy bơm hóa chất là các bộ phận tiếp xúc với lưu chất
công tác của bơm được làm từ vật liệu chống ăn mòn chính lưu chất đó. Các vật liệu
đó thường là nhôm, inox hoặc nhựa,…

Hình I.2.1.f: Một máy bơm hóa chất


- Máy bơm hóa chất được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp hóa chất
và nhiều ngành công nghiệp khác như in ấn, sản xuất sơn, các ngành thí nghiê ̣m hóa
chất, nghiên cứu khoa học, sản xuất cao su, nhựa đường, tinh thể lỏng…

2.2 Phân loại theo thông số vận hành:

- Các thông số kỹ thuật của bơm thường được ghi trên mặt của sản phẩm hoặc giấy
tờ kèm theo để khách hàng tra cứu thông tin và từ đó đưa ra quyết định lựa chọn
phù hợp( Xem lại các ví dụ hình I.2.1.e-2 , I.2.1.d-2 trong phần I.2.1).

Hình I.2.2: Lưu lượng và cột áp bơm

- Về mặt kỹ thuật người ta thường đặc biệt quan tâm đến 2 thông số: Cột áp(H) và
lưu lượng bơm(Q) . Hai đại lượng này có mối liên hệ với nhau qua hiệu suất thủy
lực của bơm:

Ntl = γ.Q.H= hằng số || với γ là khối lượng riêng của lưu chất N/m3.

- Chúng ta có thể hiểu ý nghĩa phương trình này là ở cùng công suất, hiệu suất của
động cơ ta có thể chế tạo được bơm có lưu lượng lớn nhưng phải hi sinh về mặt cột
áp và ngược lại.

a. Theo cột áp:

- Cột áp bơm thường ghi trên vỏ máy có thể được hiểu là chiều cao bơm có thể đẩy
cao tới một giá trị cho phép được thiết kế theo đường đặc tính của máy bơm, đơn vị
tính là mét.

- Theo đó người ta chia bơm ra thành ba loại:

+ Bơm cột áp thấp: H < 130 m.


+ Bơm cột áp trung: 130 < H < 260 m.

+ Bơm áp cao: H > 260 m.

Hình I.2.2-2.b-2: Một loại bơm có trong thiết bị tạo tia nước siêu áp

b. Theo lưu lượng :

- Lưu lượng bơm cũng thường được ghi trên vỏ máy có thể được hiểu là lượng lưu
chất đi qua bơm trong một đơn vị thời gian. Nó có thể có đơn vị m3/h hoặc kg/h…

- Người ta phân loại bơm theo lưu lượng thành ba loại( ví dụ với bơm nước):

+ Bơm lưu lượng nhỏ: Q <15 m3/h.

+ Bơm lưu lượng trung bình: Q = 15~60 m3/h.

+ Bơm lưu lượng cao: Q > 60 m3/h.


Hình I.2.2.b-3: Máy bơm siêu lưu lượng để chống ngập

2.3 Theo cấu tạo và nguyên lý làm việc:

- Phổ biến nhất trong các văn bản khoa học người ta thường phân loại bơm theo cấu
tạo và nguyên lý làm việc. Theo đó ta có thể phân chia bơm thành các loại với sơ đồ
sau:
Hình I.2.3: Sơ đồ phân loại bơm theo cấu tạo và nguyên lý làm việc

- Thật ra có rất nhiều điểm khác nhau về phân loại bơm trong các văn bản khoa học.
Với cách phân loại như trên ta thể tìm hiểu khái quát chuyển động của lưu chất khi
đi vào bơm để hiểu được hoạt động của từng loại bơm.

a. Bơm cánh dẫn:

- Như cái tên của nó, cấu tạo các bơm thuộc loại này có đặc điểm chung là đều có
một bộ phận thường được gọi là bánh công tác. Trong bánh công tác các cánh dẫn
được ghép chặt với trục, khi làm việc cả bánh công tác quay trong lưu chất. Đây
chính là bộ phận truyền động năng từ động cơ cho lưu chất chuyển động liên tục
trong quá trình bơm. Ví dụ về một số loại bánh công tác:
Hình I.2.3.a-1: Hình dạng một số bánh công tác

- Bơm cánh dẫn là loại bơm rất phổ biến trên thị trường. Ta có thể dựa theo chuyển
động của lưu chất dưới tác dụng của bánh công tác khi bơm làm việc để chia bơm
cánh dẫn thành hai loại:

i. Bơm ly tâm:

Hình I.2.3.a-2: Mặt cắt một chiếc máy bơm ly tâm

- Khi bánh công tác quay, theo nguyên lí lực ly tâm lưu chất chuyển động qua bánh
công tác từ tâm ra ngoài theo phương bán kính:
Hình I.2.3.a-3: Chuyển động của dòng lưu chất trong máy bơm ly tâm

- Bơm ly tâm là loại bơm có khả năng tùy biến cao với nhiều dạng bánh công tác,
cách đặt trục cho phù hợp với từng mục đích sử dụng. Để tìm hiểu rõ chi tiết
nguyên lý hoạt động và các dạng cấu tạo của bơm ly tâm hãy xem mục II.

ii. Bơm hướng trục:

Hình I.2.3.a-4: Hình dạng và cấu tạo một chiếc bơm hướng trục
- Bơm hướng trục có cấu tạo gồm hệ thống cánh bơm dạng công xôn(cong theo
không gian ba chiều) được lắp bên trong ống hình trụ, đây cũng là loại bơm có thiết
kế cánh đơn giản nhất.

- Với cấu tạo trên khi hoạt động nguyên lý cánh nâng (thường được thiết kế đối với
cánh máy bay), lưu chất chuyển động qua bánh công tác theo phương song song với
trục. Điều biệt trong bơm hướng trục lưu chất không chuyển động theo phương bán
kính ở bất kỳ mặt cắt ngang và cơ cấu hướng dòng nào, nên không xuất hiện lực li
tâm.

Hình I.2.3.a-5: Chuyển động của lưu chất qua bơm hướng trục

- Hạn chế của bơm hướng trục:

+ Bơm hướng trục có cột áp bơm thấp, khả năng tự hút kém do đó chỉ dùng ở những
nơi cần lưu lượng lớn, cột áp thấp.

+ Để bơm làm việc tốt thì cánh ánh bơm phải được đặt dưới bề mặt chất lỏng.

- Ưu điểm của bơm hướng trục:

+ Bơm có khả năng làm việc đối với chất lỏng có hàm lượng bùn, cát lớn.

+ Lưu lượng bơm lớn.

+ Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa và bảo dưỡng.


Hình I.2.3.a-6: Một bơm hướng trục đang hoạt động

b. Bơm thể tích

- Bơm thể tích có nguyên lý làm việc chung là dựa vào áp suất thủy tĩnh. Cụ thể là
việc hút và đẩy lưu chất từ việc thay đổi thể tích làm việc bên trong bơm, do đó thể
tích và áp suất của lưu chất trong bơm cũng sẽ thay đổi và cung cấp năng lượng cho
lưu chất qua nó.

- Theo kết cấu của bơm và dạng chuyển động làm thay đổi thể tích, ta lại có thể chia
bơm thể tích thành ba loại:

i. Bơm piston

- Giống như với tên gọi, bơm piston có cấu tạo bởi hệ thống tương tự như piston- xi
lanh.

- Khi bơm piston làm việc, chuyển động quay của trục động cơ sẽ được biến đổi
thành chuyển động tịnh tiến của piston trong xi lanh nhờ hệ thống thanh truyền- tay
quay.

- Một chu kì làm việc của bơm:

+ Quá trình hút: Theo chiều quay của động cơ piston chuyển động tịnh tiến từ B 2-
B1 làm thể tích buồng 5 tăng lên, áp suất giảm đi và nhỏ hơn áp suất mặt thoáng bể
chứa Pa . Do chênh lệch áp suất nên theo nguyên lý về áp suất thủy tĩnh lưu chất sẽ
qua van hút 6 đi vào buồng 5 trong khi van đẩy 4 đóng.

Hình I.2.3.b-1: Minh họa nguyên lý làm việc của bơm

- Quá trình đẩy: Sau khi kết thúc quá trình hút, piston sẽ chuyển động tịnh tiến
ngược lại là từ B1-B2 làm thể tích buồng 5 giảm đi, áp suất lưu chất tăng lên, van 6
bị đóng, van 4 mở ra đẩy chất lỏng vào ống đẩy. Hai quá trình này diễn ra gián đoạn
và xen kỹ nhau, mỗi một lần hút và đẩy kế tiếp nhau là một chu kỳ làm việc của
bơm.

Hình I.2.3.b-2: Một máy bơm piston


- Ưu điểm của bơm piston:

+ Dải cột áp vận hành của bơm rộng.

+ Có khả năng tạo nên cột áp rất lớn.

- Hạn chế của bơm piston:

+ Chuyển động của lưu chất là không đều do đó lưu lượng bơm bị dao động.

+ Kết cấu của bơm khá phức tạp, chi phí vận hành và bảo trì cao so với các bơm
khác nên không thích hợp với mục đích sử dụng cần lưu lượng lớn.

ii. Bơm roto

- Trong bơm roto, bộ phận chính làm việc trực tiếp trao đổi áp năng với lưu chất
qua máy là các bộ phận có chuyển đông quay như bánh răng, trục quay có cánh gạt,
… gọi chung là roto.

- Bơm roto có nhiều loại, nhiều kiểu nhưng vẫn thường gặp nhất là: bơm bánh răng,
bơm trục vít, bơm cánh gạt. Ở đây ta sẽ chỉ tìm hiểu về bơm bánh răng và bơm cánh
gạt.

- Ưu điểm chung của bơm roto:

+ Bơm roto có kết cấu khá đơn giản, gọn, chắc chắn và độ bền cao.

+ Có thể làm việc với số vòng quay lớn.

- Bơm bánh răng:

Hình I.2.3.b-3: Mặt cắt một máy bơm bánh răng


+ Bơm bánh răng có cấu tạo từ hai bánh răng trở lên ăn khớp với nhau, có thể ăn
khớp ngoài hoặc ăn khớp trong. Số răng thường gặp khoảng 8-12 răng.

+ Nguyên lý làm việc của máy bơm bánh răng rất đơn giản, khi động cơ quay thì cả
hai bánh răng đều quay do chúng được ăn khớp.

Hình I.2.3.b-4: Mô tả hoạt động của bánh răng

+ Quá trình đẩy: Do khoảng trống tạo nên bởi các bánh răng với vỏ bơm và bọng
hút luôn( phần màu xanh) lớn hơn ở bọng đẩy, khi bánh răng ăn khớp sẽ ép lưu chất
vào bọng đẩy làm tăng áp lực lưu chất và đẩy nó ra ngoài.

+ Quá trình hút: Khi bánh răng quay và mang lưu chất đi khỏi bọng hút, áp lực nước
trong bọng hút giảm xuống thấp hơn áp suất mặt thoáng làm lưu chất được hút vào
bơm. Hai quá trình này xảy ra đồng thời và liên tục.

+ Hạn chế của bơm bánh răng: Các hiện tượng ảnh hưởng đến hiệu suất và độ ổn
định của bơm như hiện tượng dao động lưu lượng, chất lỏng bị nén ở chân răng,….

- Bơm cánh gạt:

+ Bơm cánh gạt bao gồm 1 vỏ hình trụ và 1 roto, trên roto lại có các bản phẳng
( cánh gạt) và rãnh. Tâm của roto và vỏ bơm lệch nhau. Các cánh gạt sẽ trượt trên
các rãnh của roto khi nó quay.

+ Nguyên lý làm việc: khi roto quay và các cánh gạt trượt tại nửa dưới sẽ trượt
xuống và nhô ra ra khỏi roto chạm vào vỏ bơm để gạt lưu chất từ đầu đẩy sang đầu
hút. Trong khi đó nửa bên trên roto luôn vừa khít với vỏ bơm do cánh gạt thụt vào
để tạo kín cho dòng lưu chất chỉ chảy đi theo nửa bên dưới của bơm.

Hình I.2.3.b-5: Cấu tạo bơm cánh gạt đơn giản

- Bơm cánh gạt thường có thể tối ưu nhỏ gọn và có thể điều chỉnh lưu lượng bằng
thay đổi độ lệch tâm giữa roto và vỏ bơm..

Hình I.2.3.b-6: Mặt cát bơm cánh gạt

iii. Bơm piston-roto( giới thiệu)


- Trong bơm piston-roto có sự kết hợp của cả hai dạng chuyển động quay và tịnh
tiến.

- Tạo được áp suất cao với lưu lượng không lớn lắm.

- Có khả năng thay đổi lưu lượng một cách dễ dàng trong khi vẫn giữ nguyên số
vòng quay làm việc ( áp suất làm việc không phụ thuộc vào lưu lượng và số vòng
quay ). Phạm vi điều chỉnh lớn.

- Số vòng quay làm việc tương đối lớn nên có thể nối trực tiếp với động cơ điện
thông thường trong khi đó hiệu suất cũng tương đối cao.

- Có 2 loại bơm piston-roto:

+ Bơm piston- roto hướng trục: có khả năng bơm lưu lượng lớn hiệu suất cao trong
khi kích thước bơm nhỏ gọn.

Hình I.2.3.b-7: Cấu tạo bơm piston-roto hướng trục

+ Bơm piston- roto hướng tâm: Để bơm này làm việc bình thường khi roto quay,
các đầu của piston phải luôn tì vào thành stato, do đó nhiều khi phải dùng bơm phụ
gọi là bơm cấp để đẩy chất lỏng vào bọng hút với áp suất đủ để đẩy piston tì vào
thành stato trong quá trình hút. Ngoài ra bơm cồng kềnh và phức tạp.
Hình I.2.3.b-8: Cấu tạo bơm piston-roto hướng tâm

You might also like