You are on page 1of 4

Bài Tập Thí Nghiệm Chuyên Ngành 2

SVTH: Nguyễn Thành Thịnh


Lớp: K5-Lọc Hóa Dầu

Câu 1: Tháp chưng cất T-2103 tại phân xưởng thu hồi propylene của BSR sử dụng
công nghệ “heat pump” với một số cải tiến so với tháp chưng cất truyền thống nhằm
tăng cường hiệu quả năng lượng, dược mô tả như hình dưới.

Dựa vào tài liệu cung cấp của cụm tách propylene BSR và slide gợi ý (cùng các tài liệu
tìm hiểu được trên internet) hãy:
a. Phân tích cấu tạo và ưu điểm của tháp “heat pump column” so với tháp truyền thống.
(1.5 điểm)
b. Dựa vào bản vẽ PFD và data sẵn có từ BSR trong file đính kèm, hãy mô phỏng tháp
chưng cất T2103 và hệ thống phụ trợ như hình bên phải ở trên, mô phỏng càng chính
xác điểm càng cao. (4 điểm)
c. Phân tích hiệu quả năng lượng của tháp này so với tháp tách truyền thống (yêu cầu
cần mô phỏng thêm tháp truyền thống để so sánh về mặt năng lượng) (3 điểm)
Bài làm:
Câu 1:
a. Phân tích cấu tạo và ưu điểm của tháp “heat pump column” so với tháp truyền
thống.
 Cấu tạo của tháp:
- Heat Pump Column:
Tháp Heat Pump Column có cấu tạo bao gồm Tháp Tách, reboiler và condenser. Điểm
đặc biệt là tháp Heat Pump Column có dùng thêm một thiết bị Compressor để nén các
hơi nóng đi ra ở đỉnh tháp tách thành dòng lỏng có nhiệt độ cao hơn sử dụng làm nguồn
năng lượng gia nhiệt cho đáy tháp tách thay thể cho thiết bị Reboiler.

------------------------------------------------------------------------------------------
SVTH: NGUYỄN THÀNH THỊNH
Bài Tập Thí Nghiệm Chuyên Ngành 2

- Sau khi dòng sản phẩm đỉnh gia nhiệt ở đáy tháp tách, nhiệt độ tại dòng sản phẩm
đỉnh giảm nhưng chưa đạt nhiệt độ yêu cầu để loại bỏ các sản phẩm nặng bị lôi cuốn
nên được sử dụng thêm thiết bị condenser để giảm đến nhiệt độ và đồng thời tách các
cấu tử nặng hơn bị dòng hơi lôi cuốn đi lên theo dòng sản phẩm đỉnh.
 Ưu điểm của tháp Heat Pump Column:
Compressor của tháp Heat Pump Column được sử dụng với mục đích nén dòng hơi
nóng ở đỉnh tháp thành một dòng lỏng có nhiệt độ cao hơn (vì dòng lỏng có khả năng
trao đổi nhiệt tốt hơn dòng khí) được tận dụng để gia nhiệt cho lưu chất ở đáy tháp thay
vì phải sử dụng năng lượng từ bên ngoài để gia nhiệt cho Reboiler.
Trong khi đó, ở tháp chưng truyền thống thì nhiệt độ ở đáy cao hơn so với dòng đỉnh
tháp (nhiệt độ ở đáy tháp luôn cao hơn nhiệt độ đỉnh tháp) .Do đó, năng lượng ở dòng
đỉnh không thể dùng để tận dụng ngay để gia nhiệt.

Kết luận:
- Ta không cần xây dựng hệ thống Reboiler theo kiểu truyền thống là nhận năng
lượng cho Reboiler từ bên ngoài bằng cách sử dụng thiết bị Heat Exchanger để tận dụng
nguồn nhiệt của sản phẩm đỉnh sau khi nén nhằm tiết kiệm chi phí vận hành, chi phí
đầu tư ban đầu. Hoặc có thể tận dụng nguồn nhiệt để giảm công suất thiết kế ban đầu
cho thiết bị Reboiler.
- Giảm lưu lượng dòng lạnh dùng để giải nhiệt cho thiết bị Condenser sẽ giảm, do
nhiệt độ dòng sản phẩm đỉnh đã được giảm một phần ở thiết bị Reboiler.
b. Dựa vào bản vẽ PFD và data sẵn có từ BSR trong file đính kèm, hãy mô phỏng
tháp chưng cất T-2103 và hệ thống phụ trợ như hình bên phải ở trên.

Thông tin mô phỏng được thu thập từ tài liệu về cụm phỏng Heat Pump Distillation
Column từ nhà máy lọc dầu Dung Quất với hiệu suất thu hồi 98%.

Hình 1.1: Sơ đồ mô phỏng Heat Pump Distillation Column


File mô phỏng có tên: Case_Nguyen_Thanh_Thinh_K5LHD (đính kèm)

------------------------------------------------------------------------------------------
SVTH: NGUYỄN THÀNH THỊNH
Bài Tập Thí Nghiệm Chuyên Ngành 2

c. Phân tích hiệu quả năng lượng của tháp này so với tháp tách truyền thống (yêu
cầu cần mô phỏng thêm tháp truyền thống để so sánh về mặt năng lượng).

Hình 1.2: Sơ đồ mô phỏng Conventional Distillation Column.


File mô phỏng có tên: Case_Nguyen_Thanh_Thinh_K5LHD (đính kèm)
Số liệu về năng lượng sử dụng cho 2 tháp được thể hiện qua bảng 1.1
1.1 Năng lượng của các thiết bị phụ trợ cần cung cấp bổ sung từ bên ngoài
trong hai tháp conventional distillation và heat pump column
Heat pump column (GJ/h) Conventional distillation (GJ/h)
Q_com 12.11 Re-duty 100.4
E-2112 16.16 Con-duty 96.76
Tổng 28.27 196.8

Qua bảng số liệu 1.1 ta có thể thấy rõ sự khác biệt về năng lượng cần sử dụng cho
tháp Heat Pump Column là thấp hơn rất nhiều so với tháp truyền thống.
Ở đây khi so sánh về việc sử dụng năng lượng hiệu quả đối với 2 loại cấu hình ta cần
so sánh về số liệu năng lượng cung cấp từ bề ngoài vào. Tháp truyền thống thì năng
lượng được cung cấp vào phục vụ cho 2 thiết bị Reboiler và Condenser tương ứng
100,4 (GJ/h) và 96.76 (GJ/h). Và loại cấu hình Heat Pump Column thì năng
lượng cung cấp cho Compressor và Cooler tương ứng 12.11 (GJ/h) và 16.16
(GJ/h).
Heat Pump Column sử dụng năng lượng ít hơn xấp xỉ 7 so với Conventional Column
chiếm khoảng 14.36% so với Conventional Column. Qua đó ta thấy được ở cấu hình

------------------------------------------------------------------------------------------
SVTH: NGUYỄN THÀNH THỊNH
Bài Tập Thí Nghiệm Chuyên Ngành 2

Heat Pump Column sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả hơn so với tháp ở dạng
truyền thống.
Câu 2: Dựa vào slide gợi ý và tài liệu từ internet, hãy mô phỏng và thuyết minh tháp
chưng cất có tường ngăn (dividing wall column). Nhằm tách isobutane, n-butane và
gasoline. Nguyên liệu đi là dòng gasoline tự chọn.

------------------------------------------------------------------------------------------
SVTH: NGUYỄN THÀNH THỊNH

You might also like