You are on page 1of 23

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM


----- // -----

BÁO CÁO MÔ PHỎNG DÒNG CHẢY TRONG


VẬN CHUYỂN & CBDK

Đề tài: Mô phỏng tuyến ống Đầm Dơi – semi CPP Khánh Mỹ

Thành viên nhóm:


Hoàng Văn Lộc
Lục Minh Chiến
Đoàn Duy Tuấn
Nguyễn Thành Thịnh
Nguyễn Thị Thảo

Bà Rịa, Ngày tháng năm

1
Mục lục
I. Khai báo thành phần dòng trong PVTSim..............................................................2
II. Thiết lập mô phỏng trên Olga.............................................................................3
a. Thông số vật liệu của ống................................................................................3
b. Thiết kế cấu hình đặt ống.................................................................................3
III. Phân tích và biện luận kết quả.............................................................................4
Câu 1: Xác định EVR................................................................................................4
Câu 2: Chọn đường kính ống tuyến Đầm Dơi- Khánh Mỹ phù hợp..........................6
Câu 3: Khảo sát EVR qua các giai đoạn trong quá trình khai thác mỏ......................8
Câu 4: Khảo sát tốc độ dòng khí UG qua các giai đoạn trong quá trình khai thác mỏ.
................................................................................................................................ 10
Câu 5: Khảo sát lượng lỏng tích tụ (LIQC) qua các giai đoạn trong quá trình khai
thác mỏ:................................................................................................................... 12
Câu 6: Khảo sát hiện tượng tạo sáp qua các giai đoạn trong quá trình khai thác mỏ:
................................................................................................................................ 14
Câu 7: Khảo sát hiện tượng tạo hydrat qua các giai đoạn trong quá trình khai thác
mỏ:.......................................................................................................................... 14
Câu 8: Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ dọc theo tuyến ống (TM) qua các giai đoạn
trong quá trình khai thác mỏ....................................................................................16
Câu 9. Khảo sát sự thay đổi áp suất dọc theo tuyến ống (PT) qua các giai đoạn trong
quá trình khai thác mỏ:............................................................................................18
Câu 10: Khảo sát chế độ dòng chảy (ID) qua các giai đoạn trong quá trình khai thác
mỏ:.......................................................................................................................... 20

1
I. Khai báo thành phần dòng trong PVTSim
Bảng I-1 Thành phần dòng

Component mol.% wt.% MW (g/mol)

Nitrogen 0.86 0.78 28.01

Hydro sulphide 0.00 0.00 34.08

Carbon Dioxide 46.28 65.83 44.01

Methane 45.94 23.82 16.04

Ethane 4.10 3.99 30.07

Propane 1.50 2.13 44.10

Isobutane 0.32 0.60 58.12

N-butane 0.34 0.64 58.12

Isopentane 0.15 0.36 72.15

N-pentane 0.09 0.22 72.15

Hexanes 0.12 0.32 86.18

Heptanes 0.10 0.33 100.20

Octanes 0.07 0.26 114.23

Nonanes 0.05 0.20 128.26

Decanes 0.02 0.10 142.28

Undecanes 0.01 0.06 156.31

Dodecanes 0.01 0.06 170.34

Tridecanes 0.01 0.06 184.36

Tetradecanes 0.01 0.06 198.39

Pentadecanes+ 0.02 0.18

Total 100.00 100.00

- Khai báo thành cấu tử giả C15+ với thành phần như sau:

2
Bảng I-2 Thành phần cấu tử giả

Component NBP(°C) MW Iq Density TC (°C)


(kg/m3)
C15+ 278.18 206 832 460.85
Component PC (barg) VC Acentricity
(m3/kgmole)
C15+ 16.67 0.8308 0.629

II. Thiết lập mô phỏng trên Olga


Sau khi thiết lập thành phần dòng trong PVTSim ta được file kết quả
Damdoi.tap

a. Thông số vật liệu của ống


- Vật liệu ống: thép theo tiêu chuẩn ANSI SCH 80s
Capacity: 500 J/kg-C
Conductivity: 50 W/m-C
Density: 7850 kg/m3
- Độ dày đường ống: 12.7 mm

b. Thiết kế cấu hình đặt ống


- Thông số các ống như sau:

Hình II:1 Thông số các ống mô phỏng

3
Đường kính ống: 11 cm
Độ nhám ống: 0.048 mm
- Thông số cấu hình đặt ống như sau:

Hình II:2 Cấu hình đặt ống

III. Phân tích và biện luận kết quả


Câu 1: Xác định EVR

4
Hình III:1 Erosional velocity ratio

5
Nhận xét:

Tốc độ bào mòn tăng độ ngột ở đoạn đầu đường ống khoảng 100 m đầu (0- 0.8) sau
đó tăng dần đều và tăng mạnh trong đoạn cuối từ 9000 đến 10300 m (1.1-1.42).

Giải thích:

Hình III:2 Đồ thị thể hiển EVR, UG, PT

Tốc độ mài mòn (EVR- màu đỏ) có liên quan tới tốc độ dòng khí (UG- màu đen, sẽ
giải thích ở câu 4). Khi tốc độ dòng khí tăng lên thì ma sát giữa dòng khí và đường
ống tăng lên theo. Kết quả là EVR tăng lên theo dọc đường ống và theo tỷ lệ tăng của
UG.

Câu 2: Chọn đường kính ống tuyến Đầm Dơi- Khánh Mỹ phù hợp.

6
Hình III:3 Đồ thị áp suất (PT) của các đường khính ống

7
- Đường kính ống nhỏ nhất có thể để tiết kiê ̣m được chi phí mua sắm.
- Áp suất của đường ống không được vượt quá áp suất thiết kế 160 barg.

Dựa vào hình trên ta chọn đường kính ống nhỏ nhất là 11cm và chấp nhận áp suất
đường ống đầu vào là 152 bara. Ta lấy đường kính ống 11 cm để mô phỏng cho các
khảo sát tiếp theo.

Câu 3: Khảo sát EVR qua các giai đoạn trong quá trình khai thác mỏ
Bảng III-1 Khảo sát EVR, LIQC, UG max qua các giai đoạn trong quá trình khai thác

Pressure UG LIQC EVR


Massflow(kg
Case Flowpath at CPP max (m3) max
/s)
KM (bar) (m/s) max
SS-1 năm 2019-
DD-CPP KM 13,5 40,68 21 0.134 1.4
2021
SS-2 năm 2022 DD-CPP KM 12,2 36,45 22 0.152 1.39
SS-3 năm 2023 DD-CPP KM 10,8 33,28 21.5 0.175 1.29
SS-4 năm 2024 DD-CPP KM 9,4 30,08 21.2 0.195 1.18
SS-5 năm 2025 DD-CPP KM 8,8 28,40 21.2 0.205 1.15
SS-6 năm 2026 DD-CPP KM 7,4 25,08 21 0.222 1.05
SS-7 năm 2027 DD-CPP KM 6,1 21,95 20 0.235 0.95
SS-8 năm 2028
DD-CPP KM 4,7 21,95 16 0.255 0.725
trở đi

8
Hình III:4 Đồ thị EVR qua các giai đoạn khai thác

9
Càng về giai đoạn sau của quá trình khai thác, tốc độ bào mòn của dòng lưu chất lên
đường ống ngày càng giảm.

Nguyên nhân do qua các năm, động lực dòng vào (lưu lượng, áp suất) giảm dẫn đến
tốc độ khí cũng giảm do vậy các giá trị EVR max giảm.

Câu 4: Khảo sát tốc độ dòng khí UG qua các giai đoạn trong quá trình khai thác
mỏ.

10
Hình III:5 Đồ thị UG qua các giai đoạn khai thác

11
Nhận xét: Dọc theo đường ống, UG (vận tốc dòng khí) có xu hướng tăng dần và qua
các năm vận tốc dòng khí giảm dần.

Vận tốc dòng dọc theo đường ống có những thay đổi như sau:

 Đoạn 85m đầu: Tốc độ dòng khí tăng đột ngột. Từ trạng thái tĩnh ở áp suất cao,
khí có gia tốc rất lớn đi vào trong đường ống.
 Đoạn 85m- 3900m: Tốc độ khí ổn định. Sau khi chạm vào đoạn gấp khúc, dòng
 Đoạn 3900m- 9000m: Tốc độ dòng khí tăng đều. Sau một thời gian trao đổi
nhiệt với nước biển, nhiệt độ dòng khí trong ống giảm xuống làm pha lỏng bắt
đầu hình thành và chiếm tiết diện của dòng khí. Theo (1) vận tốc dòng khí sẽ
tăng lên.
 Từ 9000m đến 10300m: Tốc độ dòng khí tăng mạnh. Lỏng trong ống tích tụ
nhiều trước đoạn gấp khúc làm tốc độ dòng khí tăng một cách nhanh chóng.

Qua các năm lưu lượng và áp suất dòng khí giảm dẫn đến giá trị tốc độ dòng khí (UG)
max giảm theo.

Q- lưu lượng dòng khí m3/s

A-tiết diện m2

Câu 5: Khảo sát lượng lỏng tích tụ (LIQC) qua các giai đoạn trong quá trình
khai thác mỏ:
Bản chất vận chuyển dòng lưu chất trong đường ống khí là dùng khí để kéo dòng lỏng,
nên khi giảm động lực dòng khí đầu vào thì lượng lỏng càng tích tụ trong ống tăng
lên. Kết quả là trong khai thác mỏ khí, càng về giai đoạn sau thì lỏng tích tụ (LIQC)
càng nhiều.

12
Hình III:6 Đồ thị LIQC qua các giai đoan khai thác
13
Câu 6: Khảo sát hiện tượng tạo sáp qua các giai đoạn trong quá trình khai thác
mỏ:
Đường cong tạo Wax: được thiết lập trong PVTSim.

Hình III:7 Đường cong tạo Wax

Câu 7: Khảo sát hiện tượng tạo hydrat qua các giai đoạn trong quá trình khai
thác mỏ:
Đường cong tạo Hydrate: thiết lập trong PVTSim

Hình III:8 Đường cong tạo Hydrate

14
Hình III:9 Đồ thị DTHYD qua các giai đoạn
15
Nhận xét: Không có sự hình thành Hydrate trong ống qua các năm.

Xét trên cùng một hỗn hợp khí, nguy cơ hình thành Hydrat trong đường ống chủ yếu
đến từ việc hạ nhiệt độ. Tốc độ dòng khí giảm xuống thì trao đổi nhiệt giữa dòng trong
ống và nước biển mạnh mẽ hơn dẫn đến dòng trong ống bị mất nhiệt. Kết quả là càng
về giai đoạn sau của chu kỳ khai thác, nguy cơ hình thành hydrat cao hơn.

Câu 8: Khảo sát sự thay đổi nhiệt độ dọc theo tuyến ống (TM) qua các giai
đoạn trong quá trình khai thác mỏ:

16
Hình III:10 Đồ thị TM qua các giai đoạn

17
Trong quá trình vận chuyển lưu chất bằng đường ống, luôn có sự trao đổi nhiệt giữa
lưu chất bên trong và môi trường nước biển bên ngoài (có nhiệt độ thấp hơn) qua
thành ống nên dọc theo đường ống thì nhiệt độ lưu chất bên trong có xu hướng giảm
dần cho tới khi cân bằng với nhiệt độ môi trường thì giữ nguyên. Với đoạn đi từ dưới
đáy biển lên dù nhiệt độ môi trường tăng lên nhưng chênh lệch nhiệt độ không lớn và
đoạn ống quá ngắn nên nhiệt độ không có nhiều sự thay đổi nữa.

Lưu lượng dòng đầu vào giảm đồng nghĩa với thời gian lưu của lưu chất bên trong
ống lâu hơn. Tiếp xúc càng lâu, nhiệt mất nhiều hơn dẫn tới điểm cân bằng nhiệt độ
với môi trường gần hơn.

Kết luận:

- Nhiệt độ giảm dần dọc chiều dài ống, tại đầu ra bằng nhiệt độ đáy biển.
- Càng về giai đoạn sau, sự giảm nhiệt độ mạnh mẽ hơn theo chiều dài đường
ống.

Câu 9. Khảo sát sự thay đổi áp suất dọc theo tuyến ống (PT) qua các giai đoạn
trong quá trình khai thác mỏ:

18
Hình III:11 Đồ thị PT qua các giai đoạn

19
Trong đường ống có sự ma sát, trở lực nên áp suất giảm dần. Tại nơi có sự thay đổi
địa hình áp suất giảm mạnh hơn do ma sát, trở lực mạnh hơn.

Trong tiến trình khai thác, càng về sau lưu lượng, áp suất đầu vào càng giảm có thể
gây xuất hiện các vấn đề tích tụ lỏng. Những điều này làm tăng thêm sự ma sát và trở
lực nên sự sụt áp càng mạnh hơn.

Kết luận :

- Áp suất (PT) dọc tuyến ống giảm dần.


- Càng về giai đoạn sau, sự sụt áp càng mạnh hơn.

Câu 10: Khảo sát chế độ dòng chảy (ID) qua các giai đoạn trong quá trình khai
thác mỏ:

20
Hình III:12 Đồ thị chế độ dòng chảy(ID)
21
Nhận xét: Không có sự thay đổi chế độ dòng chảy qua các năm.

Do tốc độ dòng khí bên trong ống được duy trì ở mức cao và kéo dòng lỏng đi theo tốt
hơn, luôn hạn chế được việc lỏng tích tụ quá nhiều gây nên slug.

22

You might also like