You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC QUỐC GIA - ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC


BỘ MÔN CHẾ BIẾN DẦU KHÍ

ĐỒ ÁN THIẾT KẾ P&ID TRONG CÔNG NGHIỆP


ĐỀ TÀI:

HỆ THỐNG PHÂN TÁCH CỦA QUY


TRÌNH SẢN XUẤT MCB

LỚP L02 – NHÓM 07 – HK212


Giảng viên hướng dẫn: TS. Thành Duy Quang

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên

Đỗ Trung Kiên 1910286

Nguyễn Lê Anh Xuân 1915989

Trần Cẩm Hưng 1911310

Thành phố Hồ Chí Minh 05/2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................. 2
DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................................... 3
ĐỀ TÀI VÀ YÊU CẦU............................................................................................. 4
1. Tổng quan về đề tài........................................................................................4
2. Yêu cầu cần thực hiện của đồ án................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................... 6
PHẦN 1: SƠ ĐỒ THIẾT KẾ BPCS CHO HỆ THỐNG PHÂN TÁCH CỦA QUY
TRÌNH SẢN XUẤT MCB.........................................................................................6
1.1. Trình tự thiết kế.......................................................................................... 6
1.2. Sơ đồ điều khiển BPCS cho quy trình........................................................7
PHẦN 2: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG BAO VỆ AN TOÀN CHO HỆ THỐNG PHÂN
TÁCH CỦA QUY TRÌNH SẢN XUẤT MCB....................................................... 12
2.1. Hệ thống bảo vệ an toàn của thiết bị tách flash V-100............................ 12
2.2. Hệ thống bảo vệ an toàn của thiết bị hấp thụ T-100................................ 13
2.3 .Hệ thống bảo vệ an toàn của cột chưng cất T-101...................................15
PHẦN 3: BẢN VẼ P&ID CHO DÒNG SẢN PHẨM ĐỈNH VÀ HỒI LƯU CỦA
CỘT CHƯNG CẤT..................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................18

2
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Hệ thống phân tách của quy trình sản xuất MCB........................................ 5
Hình 2. Sơ đồ hệ thống điều khiển BPCS cho quy trình sản xuất MCB..................7
Hình 3. Minh họa hệ thống bảo vệ an toàn cho V-100...........................................13
Hình 4. Minh họa hệ thống bảo vệ an toàn cho T-100........................................... 15
Hình 5. Minh họa hệ thống bảo vệ an toàn cho T-101........................................... 16
Hình 6. Bản vẽ P&ID cho dòng sản phẩm đỉnh và hồi lưu cho cột chưng cất và
thiết bị reflux drum V-101....................................................................................... 17

3
ĐỀ TÀI VÀ YÊU CẦU

1. Tổng quan về đề tài:

Báo cáo đồ án được thực hiện dựa trên hệ thống phân tách của quy trình sản xuất
MCB. Mô tả của quy trình:

Hình 1 mô tả sơ đồ hệ thống phân tách hỗn hợp chứa HCl, benzene, và


monoclorobenzene (MCB). Dòng nhập liệu vào hệ thống phân tách này (Dòng “Feed”)
là dòng ra khỏi thiết bị phản ứng tạo monoclorobenzene bằng phản ứng clo hóa
benzene. Dòng nhập liệu này được hóa hơi một phần rồi vào thiết bị tách flash V-100
để tách ra hai pha: pha lỏng và pha hơi. Dòng pha hơi từ V-100 chủ yếu chứa HCl, có
lẫn một ít benzene. Benzene (trong dòng hơi từ V-100) được tách ra khỏi HCl
trong cột hấp thụ T-100 sử dụng dung môi là MCB. Hai dòng lỏng từ đáy thiết bị tách
flash V-100 và cột hấp thụ T-100 được gộp lại và đi vào cột chưng cất T-101 (dòng
này chứa benzene và MCB và một lượng nhỏ HCl). Cột chưng cất T-101 có nhiệm vụ
phân tách benzene ra khỏi MCB với độ tinh khiết cao như là các dòng sản phẩm đỉnh
(benzene) và đáy (MCB). Lượng nhỏ HCl bị lẫn trong dòng nhập liệu vào T-101 sẽ
được tách ra như là dòng hơi ra khỏi reflux drum V-101 (dòng “Purge”). Dòng
benzene hồi lưu trở về thiết bị phản ứng. Dòng đáy ra khỏi cột T-101 (là sản phẩm
MCB) được làm nguội và tách ra làm hai dòng: một dòng đi vào bồn chứa sản phẩm
MCB, một dòng đi vào cột hấp thụ T-100 như là dòng dung môi lỏng của cột hấp thụ
T-100 (tỷ lệ chia dòng phụ thuộc vào thành phần của dòng nhập liệu “Feed”). thụ T-
100 như là dòng dung môi lỏng của

4
Hình 1. Hệ thống phân tách của quy trình sản xuất MCB

2. Yêu cầu cần thực hiện của đồ án:

Hình 1. thể hiện có 12 van điều khiển (V-1 đến V-12) được gắn sẵn trên 12 dòng.
Nhiệm vụ cần được đảm bảo là thiết kế hệ thống điều khiển BPCS sử dụng lưu lượng
của các dòng có gắn sẵn các van điều khiển như là biến điều chỉnh. Mục tiêu của hệ
thống BPCS là quy trình vận hành ở trạng thái ổn định với sản lượng và chất lượng
của sản phẩm MCB đạt được mực tiêu đề ra.

5
PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1: SƠ ĐỒ THIẾT KẾ BPCS CHO HỆ THỐNG PHÂN TÁCH CỦA QUY
TRÌNH SẢN XUẤT MCB
1.1.Trình tự thiết kế
1. Thiết lập mục tiêu điều khiển: mục tiêu chính là sản lượng và chất lượng sản
phẩm được điều khiển thông qua lưu lượng dòng nhập liệu thông qua van V-1 (Fixed
feeed).

2. Xác định bậc tự do điều khiển: số biến được điều khiển bằng số bậc tự do điều
khiển, cũng chính là số van điều khiển: 12.

3. Thiết lập cơ chế điều khiển để khiểm soát nhiệt độ trong các thiết bị tiêu thị
hoặc giải phóng năng lượng:

Nhiệt độ trong thiết bị phân tách V-100 được điều khiển thông qua lưu lượng
dòng hơi gia nhiệt (van V-2).

Nhiệt độ trong tháp chưng T-101 được điều khiển thông qua lưu lượng hơi gia
nhiệt (van V-9).

Các van V-6, V-10 có chứng năng điều chỉnh dòng nước giải nhiệt cho các
dòng sản phẩm.

4. Thiết lập cơ chế điều khiển để đạt sản lượng mong muốn: sử dụng van V-1 để
điều chỉnh lưu lượng nhập liệu Feed

5. Thiết lập cơ chế điều khiển để đạt chất lượng sản phẩm: thành phần dòng
nhập liệu vào tháp chưng T-101, dòng hồi lưu và nhiệt độ tháp chưng T-101 có ảnh
hưởng trực tiếp nhất đến chất lượng sản phẩm MCB. Theo đó, dòng nhập liệu, dòng
hồi lưu và nhiệt độ dòng đáy ở thiết bị T-101 được điều khiển lần lượt qua các van V-
1, V-7 và V-9 thông qua việc đo đạt chất lượng dòng (có thể là thành phần dòng thông
qua độ dẫn nhiệt, tải trọng riêng…).

6. Điều khiển lưu lượng các dòng hồi lưu, áp suất và mực chất lỏng:

Mực chất lỏng trong thiết bị tách flash V-100 được điều khiển qua van tháo
lỏng V-4. Áp suất trong thiết bị được điều khiển thông qua van V-3.

6
Mực chất lỏng trong thiết bị hấp thu T-100 có để được điều khiển thông qua
chọn kích thước đường ống thoát và hệ thống ống siphon để thay thế cho vòng điều
khiển mực chất lỏng.

Mực chất lỏng trong thiết bị chưng cất T-101 được điều khiển thông qua van
V-11.

Mực chất lỏng trong bình chứa sản phẩm ngưng V-101 được điều khiển thông
qua van V-8.

7. Kiểm tra cân bằng vật chất của các cấu tử: N/A
8. Điều khiển từ thiết bị cụ thể trong quy trình: ( Tham khảo thêm ở mục Mô tả
sơ đồ thiết kế)

9. Tối ưu hóa tính kinh tế, cải thiện đặc tính điều khiển động học của quy trình
( nếu có thể): Có thể lắp dòng hồi lưu cho bơm. Gắn thêm hệ thống ống siphon điều
khiển mực lỏng ở đáy tháp hấp thu thay thay cho vòng điều khiển mực chất lỏng.

1.2. SƠ ĐỒ ĐIỀU KHIỂN BPCS CHO QUY TRÌNH

Sơ đồ của hệ thống điều khiển BPCS cho quy trình sản xuất MCB được thể hiện
ở Hình 1

Hình 2. Sơ đồ của hệ thống điều khiển BPCS cho quy trình sản xuất MCB

7
Mô tả sơ đồ thiết kế:

Sơ đồ có 12 van điều khiển, tương ứng với 12 vòng điều khiển với các cặp biến
điều khiển- điều chỉnh cụ thể như sau:

Van điều khiển V-1: đây là van điều khiển cho mục tiêu chính là sản lượng và
chất lượng sản phẩm. Vì thế, van V-1 được điều khiển theo tích hợp giữa giữa 2 cơ
chế Feed back và Feed forward. Theo đó, dòng lưu lượng được đo thông qua bộ phận
cảm biến sẽ quyết đến độ đóng mở van V-1 (Feed back). Tuy nhiên, chất lượng và sản
lượng sản phẩm lại bị phụ thuộc trực tiếp vào dòng nhập liệu nguyên liệu đầu vào của
thiết bị chưng cất T-101. Vì vậy một bộ phận cảm biến đo chất lượng dòng vào cột
chưng cất T-101 (có thể là tỉ lệ thành phần nhập liệu thông qua độ dẫn nhiệt, tải trọng
riêng…) được lắp đặt nhằm đáp ứng điều kiện vận hành ổn định của quy trình trong
trường hợp quá trình vận chuyển, phân tách ở cách thiết bị trước đã xảy ra sự sai lệch.
Việc tích hợp thêm cơ chế điều khiển sớm Feed forward này đảm bảo cho việc điều
chỉnh lưu lượng dòng nhập liệu đáp ứng được tiêu chí sản phẩm đầu ra một cách ổn
định và tự động.

Van điều khiển V-2: điều chỉnh dòng hơi gia nhiệt trong thiết bị E-100, được
điều khiển thông qua cơ chế cascade. Theo đó, yếu tố quyết định đến độ mở van thay
đổi lưu lượng dòng cấp nhiệt cho thết bị E-100 được điều khiển thông qua số liệu
nhiệt độ cảm biến được tại bình tách flash V-100. Việc điều chỉnh thông qua nhiệt độ
làm việc tại bình tách flash sẽ đảm bảo cho quá trình hóa hơi dòng Feed được đảm bảo,
tránh được hiện tượng ngưng tụ lại của dòng hơi HCl do tổn thất nhiệt trên đường ống
và khi phun vào thiết bị phân tách.

Van điều khiển V-3: có tác dụng điều khiển dòng hơi ra khỏi thiết bị tách flash,
sự hoạt động của van phải đảm bảo cho sự hoạt động của thiết bị phân tách V-100 an
toàn và ổn định trong môi trường làm việc với áp suất hơi cao . Vì vậy, van V-3 sẽ
được điều khiển trực tiếp thông qua biến áp suất trong thiết bị phân tách V-100 ( Feed
back).

8
Van điều khiển V-4: có tác dụng tháo lỏng trong bình phân tách. Khi trong thiết
bị hoạt động có bề mặt phân chia pha như bình phân tách V-100, yêu cầu về điều
chỉnh mực chất lỏng là rất quan trọng để thiết bị hoạt động ổn định. Vì vậy độ mở van
V-4 sẽ được điều chỉnh thông qua cảm biến đo mực chất lỏng của thiết bị V-100
( Cascade).

Van điều khiển V-5: có tác dụng điều chỉnh lưu lượng nước giải nhiệt vào thiết
bị E-101.Lưu lượng nước giải nhiệt trong thiết bị E-101 này có yếu tố quyết định đến
chất lượng dòng lỏng ngưng tụ đi ra, vì vậy, để đảm bảo chất lượng sản phẩm ra khỏi
E-101, lưu lượng nước qua van V-5 sẽ được điều chỉnh thông qua áp suất hơi đo được
của đầu ra thiết bị giải nhiệt E-101 (Cascade). Trường hợp này khác với điều khiển
van V-3 trực tiếp thông qua áp suất trước van. Điều này đảm bảo nước được cấp vào
thiết bị E-101 đáp ứng được nhu cầu giải nhiệt một cách kiệp thời (khi áp suất hơi
cảm biến được là lớn, nghiac là hiệu quả giải nhiệt thấp, điều chỉnh van V-5 để tăng
lưu lượng dòng nước làm mát).

Van điều khiển V-6: điều khiển dòng hơi Purge ra khỏi bình chứa V-101 thông
qua áp suất hơi đo được trong bình (Feed back).

Van điều khiển V-7: điều chỉnh dòng hồi lưu vào thiết bị chưng chất. Vì dòng hồi
lưu mang ý nghĩa quan trọng trong tính toán quá trình truyền khối của tháp chưng, nên
phải được điều chỉnh chính xác, kịp thời thông qua cơ chế điều khiển sớm Feed
forward bằng cách đo chất lượng dòng hồi lưu (tương tự trường hợp van V-1).

Van điều khiển V-8: điều chỉnh dòng Benzen từ bình ngưng ra bồn chứa sản
phẩm. Tương tự như trường hợp van V-4, việc điều khiển dòng tháo lỏng ở bình V-
101 có bề mặt phân chia pha phải đảm bảo cho mực chất lỏng trong bình là ổn định.
Vì vậy van V-8 được điều chỉnh thông qua mực chất lỏng ở bình V-101( Cascade).
Tuy nhiên, 2 nhánh sau bơm P-100 được điều khiển bởi van V-4 và V-8, trong đó, van
V-4 được điều chỉnh phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm nên việc hoạt động của
van này là nghiêm ngặt và lưu lượng dòng hồi lưu có thể biến đổi thường xuyên, hay
trong điều kiện có sự cố hoặc chạy giảm tải làm giảm hoặc ngắt dòng hồi lưu, lúc này
áp lực lên bơm và đường ống là rất cao. Vì vậy, để đảm bảo lưu lượng trên đường ống

9
sau bơm ổn định, và giảm áp lực lên bơm và các van, ta tích hợp thêm cơ chết điều
khiển van V-8 thông qua bộ phận cảm biến lưu lượng trước van, (Feed back).

Van điều khiển V-9: dùng để điều chỉnh lưu lượng dòng hơi gia nhiệt thực hiện
trong thiết bị E-102. Nhiệt độ dòng ra sản phẩm quyết định đến chất lượng MCB ở
đáy thiết bị chưng cất. Vì vậy ta sử dụng cơ chế điều khiển sớm Feed forward thông
qua biến điều khiển là chất lượng dòng sản phẩm MCB được gia nhiệt ( tương tự như
trường hợp các van V-7 của dòng hồi lưu và van V-1 cho dòng nhập liệu).

Van điều khiển V-10: điều khiển lưu lượng nước giải nhiệt vào thiết bị E-103.
Theo đó, lưu lượng dòng nước giải nhiệt phải đáp ứng được nhu cầu làm mát cho sản
phẩm MCB ở đáy tháp chưng T-101. Vậy ta chọn vòng điều khiển theo cơ chế
Cascade cho trường hợp này. Trong đó, biến điều khiển cho độ mở van V-10 là nhiệt
độ đo được ở dòng sản phẩm đáy thiết bị T-101.

Van điều khiển V-11: điều chỉnh dòng sản phẩm MCB ra bồn chứa. Tương tự
trường hợp của van V-8, van V-11 được điều chỉnh thông qua biến điều khiển là mực
chất lỏng trong tháp chưng T-101 (Cascade). Đồng thời tích hợp thêm cơ chế điều
khiển Feed back thông qua việc đo đạt lưu lượng dòng lỏng trong ống, nhằm đảm bảo
cho hệ thống hoạt động ổn định và giảm áp lực lên bơm và van trong các trường hợp
có sự cố xảy ra.

Van điều khiển V-12: điều chỉnh dòng lỏng vào cột hấp thu T-100. Vì tỉ lệ chia
dòng sau bơm phụ thuộc vào thành phần dòng nhập liệu Feed, cụ thể, độ mở van V-12
sẽ quyết định đến lưu lượng dòng lỏng đi trong 2 nhánh sau bơm P-101. Thế nên, ta
thiết lập cơ chế điều khiển sớm Feed forward cho van V-12, theo đó, chất lượng dòng
nhập liệu sau khi được hóa hơi sau thiết bị E-100 ( có thể là tỉ lệ thành phần lỏng hơi
được đo đạt thông qua độ dẫn nhiệt, áp suất hơi…) sẽ quyết định đến độ mở van V-12.
Ngoài ra, ta tích hợp thêm cơ chế điều khiển Feed back thông qua đo đạt lưu lượng
dòng lỏng trong ống, nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định và giảm áp lực
lên bơm và van trong các trường hợp có sự cố xảy ra tương tự như van V-11. Nếu
thiết bị hấp thụ có hệ thống ống siphon và đường ống thoát đáy có đường kính lớn
đảm bảo mực chất lỏng trong thiết bị là ổn định, ta không cần thiết lập vòng điều

10
khiển mực chất lỏng trong trường hợp nhà. Nếu không có, phải thiết lập vòng điều
khiển theo cơ chế cascade tích hợp lên van V-12.

(Ghi chú: Trường hợp van V-11 và V-12, ta có thể thiết lập cơ chế điều khiển
Feed back cho một trong hai van, không nhất thiết phải cả 2 van vì việc điều chỉnh
lưu lượng 1 trong 2 dòng sẽ ảnh đến dòng còn lại. Tuy nhiệt, trường hợp hệ thống lớn,
hoạt động với năng suất cao, chiều cao cột hấp thu T-100 là rất lớn nên cột thủy tĩnh
cấp vào thiết bị luôn phải sãn sàn ở vị trí cao với áp lực mạnh. Để đảm bảo an toàn
và hệ thống làm việc ổn định trong điều kiện các thiết bị hoạt động với công suất cao
như vậy, thì ta có thể bố trí vòng điều khiển Feed back cho cả 2 van để có thể tác
động trực tiếp và nhanh nhất đến các biến điều chỉnh khi lưu lượng dòng đột ngột
thay đổi.)

11
PHẦN 2: SƠ ĐỒ HỆ THỐNG BAO VỆ AN TOÀN CHO HỆ THỐNG PHÂN
TÁCH CỦA QUY TRÌNH SẢN XUẤT MCB
2.1.Thiết bị tách flash V-100:

Thiết bị tách flash V-100 là thiết bị tách dòng đầu tiên trong hệ thống phân tách
của quy trình sản xuất MCB.

Hiệu quả làm việc của thiết bị sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất của hệ
thống trong điều kiện làm việc. Với áp suất sẽ phụ thuộc vào lượng của dòng nhập
liệu đi vào và nhiệt độ sẽ phụ thuộc vào thiết bị trao đổi nhiệt E-100.

Làm việc với điều kiện có pha hơi được duy trì liên tục vì thế thiết bị cần có hệ
thống van an toàn/van xả áp sẽ được điều khiển thông qua chỉ số áp suất của thiết bị.
Hệ thống van an toàn sẽ được bố trí ở đỉnh của thiết bị bên cạnh van V3, cùng với hệ
thống kiểm soát mực chất lỏng với van AFO (V4): ATC-FO.

Hệ thống điều khiển của van an toàn sẽ tiếp nhận tín hiệu điều khiển thông qua
chỉ số áp suất của thiết bị. Khi vượt quá ngưỡng SP thiết bị sẽ phát tín hiệu báo động,
ta sẽ điều khiển cho van xả áp mở để có thể lập tức giảm áp, đồng thời kết hợp với
việc điều chỉnh lưu lượng của dòng nhập liệu giúp làm dịu đi áp lực lên thiết bị tránh
thiết bị biến dạng hoặc nổ.

Van AFO được điều khiển mở khi nhận được tín hiệu thông báo mực chất lỏng
trong thiết bị là cao.

12
Hình 3. Minh họa hệ thống bảo vệ an toàn cho V-100
2.2.Thiết bị hấp thụ T-100:

Thiết bị hấp thụ T-100 là thiết bị xử lý tách phần benzene còn sót lại trong
dòng khí sau khi ra khỏi thiết bị V-100 bằng quá trình hấp thụ benzene và MCB có
trong dòng khí bằng dung môi MCB được hoàn lưu từ thiết bị chưng cất T-101.

Điều kiện làm việc của thiết bị phụ thuộc vào lưu lượng dòng hoàn lưu và
lượng khí pha hơi được đưa vào thiết bị trong quá trình làm việc.

Với điều kiện làm việc có 2 pha tiếp xúc nhau, yếu tố cần kiểm soát là tỷ lệ lưu
lượng 2 dòng nhập liệu của pha hơi và pha lòng. Hệ thống an toàn của thiết bị sẽ là hệ
thống van fail close được lắp đặt trên đỉnh tháp kết hợp với điều chỉnh lưu lượng của
dòng lỏng đi vào tháp.

Hệ thống van sẽ được điều khiển thông thông số áp suất của dòng hơi ở van V3
và lưu lượng của dòng lỏng hồi lưu ở van V12. Thông qua quá trình tính toán từ 2

13
thống số này hệ thống sẽ xử lý và phát ra tín hiệu cảnh báo khi tỷ số của hai dòng vượt
quá ngưỡng SP của hệ thống.

Khi hệ thống đạt ngưỡng báo động, van an toàn sẽ được mở để có thể điều
chỉnh áp suất trong tháp kết hợp với điều chỉnh dòng hồi lưu ở van V-12 hỗ trợ cho hệ
thống trở về trạng thái ổn định.

Chất lỏng trong thiết bị hấp thu T-100 được thoát trực tiếp qua ống đáy ( không
có van điều khiển), mực chất lỏng trong thiết bị được quyết định bởi lượng lỏng phun
vào ( điều chỉnh thông qua van V-12) và kích thước đường ống ở đáy tháp. Vì vậy, ta
có thể chọn đường kính đường ống thích hợp để thay cho vòng điều khiển mực chất
lỏng. Tuy nhiên, để bảo vệ an toàn cho thiết bị và đảm bảo tính tuyền khối xảy ra,
mực chất lỏng trong thiết bị phải được duy trì ổn định qua một hệ thống ống siphon và
điều chỉnh lưu lượng dòng lỏng. Đồng thời để khắc phục các sự cố ngoài ý muốn, ta
thiết lập vòng điều khiển mức lỏng trong thiết bị T-100 sẽ hoạt động khi chất lỏng
trong tháp đạt mức báo động ( qua điều chỉnh van V-12).

14
Hình 4. Minh họa hệ thống bảo vệ an toàn cho T-100

2.3. Cột chưng cất T-101

Cột chưng cất T-101 là phân tách chính giúp tăng độ tinh khiết của dòng sản
phẩm chính là MCB là sản phẩm đáy và dòng benzene hồi lưu về thiết bị phản ứng là
dòng sản phẩm đỉnh.

Thiết bị làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao và áp suất cao. Vì thế cần đảm
bảo an toàn cho thiết bị đảm bảo tránh được nguy cơ cháy nổ do quá tải nhiệt độ hoặc
áp suất quá lớn.

Hệ thống van xả áp an toàn sẽ được lắp đặt trên đỉnh tháp để có thể hỗ trợ với
thiết bị làm mát ở trên đỉnh giảm áp của thiết bị chưng cất khi tháp chưng bị quá tải áp
suất.Các thông số sẽ được kiểm soát và sẽ phát cảnh báo khi quá tải là áp suất của
thiết bị chưng cất. Khi áp suất quá tải hệ thống đèn báo sẽ hiện lên và ta sẽ điều khiển

15
van xả áp trên đỉnh giải phòng bớt pha hơi ra khỏi thiết bị chưng cất đồng thời tăng
nước giải nhiệt cho thiết bị ngưng tụ trên đỉnh tháp.

Đồng thời van AFO (V11) : ATC-FO sẽ kết hợp xả sản phẩm đáy khi nhận
được báo động mực chất lỏng cáo hoặc xả hỗ trợ để giảm áp lực cho pha hơi trong
thiết bị khi áp suất tăng đột ngột, giúp giảm áp lực lên thiết bị và tránh cho thiết bị nổ.

Hình 5. Minh họa hệ thống bảo vệ an toàn cho T-101

16
PHẦN 3: BẢN VẼ P&ID CHO DÒNG SẢN PHẨM ĐỈNH VÀ HỒI LƯU CỦA
CỘT CHƯNG CẤT

Hình 6. Bản vẽ P&ID cho dòng sản phẩm đỉnh và hồi lưu cho cột chưng cất và
thiết bị reflux drum V-101

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

18

You might also like