You are on page 1of 7

Nhà máy Canon Việt Nam Hướng dẫn vận hành hệ thống chữa cháy tự động

Đường TS 10-KCN Tiên Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh

HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ


ĐỘNG

1. Giới thiệu hệ thống chữa cháy Sprinkler.


Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler cho nhà máy là hệ thống chữa cháy tự động kiểu khô bao
gồm 02 cụm van kích hoạt trước và các đầu phun sprinkler trong đó các đầu phun sprinkler sử dụng là
loại kín, có nhiệt độ mở là 68C.
Ở chế độ bình thường, hệ thống chữa cháy tự động được nạp khí nén và duy trì ở áp suất cài đặt.
Khí nén cấp cho cụm van kích hoạt trước được lấy từ hệ thống ống khí nén của nhà máy và qua van
giảm áp. Van của hệ thống kích hoạt trước luôn luôn đóng và chỉ mở khi được kích họat bởi 2 tín hiệu:
giảm áp suất trong hệ thống đường ống và tín hiệu báo cháy từ hệ thống báo cháy độc lập để tránh
những trường hợp báo cháy giả.

Vị trí cụm van kích hoạt trước

2. Hướng dẫn sử dụng


2.1. Chế độ hoạt động thường trực.
Ở trạng thái bình thường, nước được điền đầy phần dưới thân van, bên trên là khí nén với áp
suất 30 psi (2,1 bar).
Trước khi đưa van vào chế độ hoạt động thường trực, phải thực hiện các bước sau:
+ Khóa hết các van xả.
+ Đảm bảo nắp van đã được đóng lại.
Nhà máy Canon Việt Nam Hướng dẫn vận hành hệ thống chữa cháy tự động
Đường TS 10-KCN Tiên Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh

+ Đường ống giữ nắp van bằng áp suất đảm bảo đã được mở có áp.
+ Đảm bảo khí trong đường ống có và đường ống phải kín.
Sau đó mở van cổng, cấp nước cho van để van và hệ thống đi vào trạng thái hoạt động thường
trực.
2.2. Chế độ hoạt động khi có cháy.
Khi cháy xảy ra, hệ thống sẽ nhận được tín hiệu. Để van hoạt động cần đồng thời 2 tín hiệu là báo
cháy và tín hiệu tụt áp từ đường ống.
- Khi có một trong 2 tín hiệu là tín hiệu từ hệ thống báo cháy của tòa nhà hoặc tín hiệu sụt áp từ
hệ thống do đầu phun Sprinkler bị vỡ, lúc này van chưa hoạt động.
- Khi có đồng thời cả 2 tín hiệu nói trên tác động, tín hiệu truyền về trung tâm điều khiển chữa
cháy sau đó trung tâm sẽ xuất tín hiệu 24VDC mở van điện từ. Áp lực nước giảm làm lá van chặn được
mở ra và nước chảy và hệ thống đồng thời qua chuông báo động nước. Quá trình chữa cháy diễn ra.
Trường hợp nếu có tín hiệu báo cháy hoặc nhân viên phát hiện ra có cháy có thể sử dụng van mở
bằng tay để kích hoạt van kích hoạt trước hoạt động.

Vị trí van kích hoạt bằng tay


2.3. Sau khi chữa cháy.
Sau khi quá trình chữa cháy hoàn tất, tiến hành reset lại hệ thống và cài đặt lại theo các bước sau:
Nhà máy Canon Việt Nam Hướng dẫn vận hành hệ thống chữa cháy tự động
Đường TS 10-KCN Tiên Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh

Sơ đồ cụm van kích hoạt trước


Chú thích:

A DV-5A Vavle L Đồng hồ khí C1 Kết nối màng ngăn


B Van cấp nước hệ thống M Bộ kích hoạt bằng tay C2 Kết nối chuông nước
C Công tắc dòng chảy N Nút khôi phục van C3 Kết nối đường khí
D Van xả chính P Van cấp nước màng ngăn C4 Kết nối công tắc dòng chảy
E Van xả hệ thống Q Bộ lọc C5 Kết nối công tắc áp suất khí
F Van xả tự động R Van chuyển C6 Kết nối đường xả chỉnh
G Van thử báo động S Van cấp khí C7 Kết nối đường xả
H Van kiểm xoát báo động T Van an toàn đường khí
J Đồng hồ nước cấp U Công tắc áp suất khí
K Đồng hồ buồng áp V Van điện từ
Nhà máy Canon Việt Nam Hướng dẫn vận hành hệ thống chữa cháy tự động
Đường TS 10-KCN Tiên Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh

Bước 1: Khóa van cổng điều khiển hệ thống chính cấp nước vào hệ thống (B).
Bước : Reset tủ điều khiển.
Nhà máy Canon Việt Nam Hướng dẫn vận hành hệ thống chữa cháy tự động
Đường TS 10-KCN Tiên Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh

Bước 3: Đóng van cấp áp lực cho buồng áp (P), đóng van cấp khí (T)
Bước 4: Mở van xả chính (D) và van xả hệ thống (E), và tất cả các đường xả phụ. Sau đó đóng tất cả
các van xả phụ và van xả hệ thống sau khi nước không còn thoát ra từ các vị trí đó. Khi này hãy chắc
chắn rằng các van đồng hồ đo áp suất và các van điều khiển báo động phải đang mở, nếu có.
Bước 5: Ấn pít tông của van xả tự động (F) để xác nhận rằng nó đang mở.
Bước 6: Làm sạch bộ lọc cung cấp cho màng ngăn (Q) bằng cách tháo nút bị và giỏ lọc ra vệ sinh. Bộ
lọc tại đường cung cấp áp lực cho buồng áp có thể tràn ra ngoài khi mở van cấp áp lực cho buồng áp
(P).
Bước 7: Đặt lại hệ thống truyền động tự động

 Loại tác động ướt: Thay thế các đầu sprinkler đã sử dụng và/ hoặc khôi phục lại các trạm
điều khiển bằng tay.
 Loại tác động khô: Thay thế các đầu sprinkler đã sử dụng và/ hoặc khôi phục lại các trạm
điều khiển bằng tay. Thiết lập lại áp suất khí nén.
 Loại tác động điện: Khôi phục lại hệ thống kích hoạt bằng điện theo hướng dẫn của nhà sản xuất
để ngắt điện van điện từ.
Bước 8: Mở van của bộ kích hoạt bằng tay (M) và van cấp áp lực cho buồng áp (P). Sau khi nước thoát
ra tại đường thoát của bộ kích hoạt bằng tay (M) không còn bọt khí nữa, từ từ đóng van lại bằng cách
đẩy nó lên. Không đóng nắp lại vào lúc này.
Bước 9: Nước chảy ra từ ống thoát của bộ truyền động khôi phục bằng tay (N) cho đến khi thấy không
còn bọt khí chảy ra từ đây nữa, tiến hành khôi phục lại bộ truyền động khôi phục bằng tay (N) bằng
cách ấn và giữ cho đến khi ấp suất tăng lên và đạt 15 psi (1,0 bar) trên đồng hồ màng ngăn và nước
Nhà máy Canon Việt Nam Hướng dẫn vận hành hệ thống chữa cháy tự động
Đường TS 10-KCN Tiên Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh

không còn thoát ra từ ống thoát của bộ truyền động khôi phục bằng tay nữa. Áp suất sẽ tích tụ trong
buồng áp của van DV-5A.
Bước 10: Kiểm tra khả năng giữ áp suất của màng chán DV-5A

 Với áp lực của buồng áp được cấp tại Bước 8, tạm thời đóng van cung cấp áp lực cho buồng áp
(P) và quan sát đồng hồ đo áp suất của buồng áp (K) để kiểm tra áp suất có bịt sụt giảm.
 Nếu ghi nhận sự sụt giảm áp suất, thì van DV-5A sẽ được thay thế hoặc bất kỳ sự rò rỉ nào
đều phải được sửa chữa trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
 Nếu đồng hồ đo áp suất màng ngăn (K) cho biết áp suất không bị giảm, mở lại van cấp màng
ngăn (P) và chuyển sang bước tiếp theo.
Bước11: Mở một phần van cổng điều khiển hệ thống chính (B), từ từ đóng van xả chính (D) ngay khi
thấy nước thoát ra từ van xả chính (D). Quan sát van xả tự động (F) rò rỉ. Nếu có rò rỉ, xác định và sửa
chữa nguyên nhân rò rỉ trước khi tiếp tục.
Bước 12: Đóng lại mặt bảo vệ của bộ kích hoạt bằng tay (M).
Bước 13: Mở hoàn toàn van cổng điều khiển hệ thống chính (B).
Bước 14: Sau khi thiết lập hệ thống phòng cháy chữa cháy, thông báo cho cơ quan có thẩm quyền
thích hợp và tư vấn cho người có trách nhiệm giám sát hoặc trạm báo động trung tâm.

2.4. Thiết lập bộ bù khí.


Bước 1: Xác định áp suất đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của hệ thống bù áp.
Bước 2: Đóng van By-pass (V1) của bộ bù khí AMD-1 và đóng van điều khiển cấp khí (V2) của bộ
bù khí AMD-1
Bước 3: Mở van điều khiển cấp khí của hệ thống (T) để điều chỉnh áp suất, sau đó điều chỉnh áp suất
của hệ thống xuống 0 psi.
Bước 4: Đóng van điều khiển cấp khí của hệ thống điều chỉnh áp (T).
Bước 5: Tiến hành lắp đặt đồng hồ đo áp suất vào vị trí (G1) trên bộ bù khí AMD-1.
Bước 6: Mở van điều khiển cấp khí (V2) của bộ cấp khí AMD-1.
Nhà máy Canon Việt Nam Hướng dẫn vận hành hệ thống chữa cháy tự động
Đường TS 10-KCN Tiên Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh

Bước 7: Quan sát giá trị áp suất thay đổi trên đồng hồ đo áp suất, tiến hành điều chỉnh áp suất của bộ bù
khí bằng cách kéo núm phía trên của van giảm áp (PR) tại bộ bù khí sau đó từ từ xoay núm theo chiều
kim đồng hồ theo chiều kim đồng hồ để tăng áp suất và xoay ngược chiều kim đồng hồ để giảm áp suất.
Khi giảm áp suất, áp suất không khí cần phải xả bớt ra ở phía sau bộ bú khí bằng cách tạm thời
mở van điều khiển cấp khí của hệ thống (T) để điều xả bớt áp suất. Sau khi áp lực được đặt về áp lực
theo yêu cầu, đẩy núm vào thân của van giảm áp trên bộ bù khí để nó ở vị trí khóa.

Bước 8: Đóng van điều khiển cấp khí (V2) của bộ bù khí AMD-1
Bước 9: Tháo trả đồng hồ đo áp tại vị trí (G1). Lắp lại nút bị ¼ inch vào cổng Gauge test port AMD-
1. Bước10: Mở van điều khiển cấp khí cho hệ thống (T) để cấp khí cho hệ thống.
Bước11: Mở van điều khiển cấp khí (V2) của bộ bù khí AMD-1.
Bước12: Mở van By-pass (V1) của bộ điều chỉnh áp suất AMD-1.
Bước 13: Đóng van By-pass (V1) khi nạp khí vào hệ thống đạt áp suất thấp hơn khoảng 5 psi (0.4 bar)
so với áp suất tối thiểu của hệ thống được xác định tại bước 1.
Bước14: Sau khi áp suất hệ thống ổn định, so sánh giá trị áp suất đạt được với yêu cầu. Điều chỉnh lại
bộ điều chỉnh áp suất như yêu cầu . Áp suất có thể điều chỉnh từ 5 to 70 psi (0,4 to 4,8 bar)
2.5. Những lưu ý khi vận hành van Pre-action
- Ngưỡng cái đặt áp suất khí cho đường ống là 5 to 70 psi (0,4 to 4,8 bar)
- Phải đảm bảo van đã được đóng trước khi cấp nước vào hệ thống.

You might also like