You are on page 1of 6

DANH SÁCH ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN MÔN THIẾT KẾ P & ID

1. Sinh viên chia nhóm để thực hiện đồ án. Mỗi nhóm 3 sinh viên. Ghi chú: nếu các bạn có nhu cầu lập
nhóm với số thành viên > 3, gửi email cho tôi để xin phép
2. Mỗi nhóm sinh viên chọn 1 đồ án để thực hiện
3. Các bạn đăng ký lập nhóm và chọn đề tài sử dụng trang Google Sheet được post ở trang BKel của lớp
học. Sinh viên sử dụng tài khoản HCMUT để chỉnh sửa file Google Sheet này
4. Mỗi nhóm sinh viên nộp 1 báo cáo đồ án (nộp online trên mục Bài tập lớn trên trang BKel của lớp học)
5. Báo cáo đồ án:
 Báo cáo đồ án tập trung vào báo cáo / trình bày kết quả thực hiện tương ứng với các yêu cầu / nhiệm
vụ cần thực hiện như được miêu tả dưới đây
 Trình bày tóm tắt trình tự thiết kế, quá trình phân tích và suy luận để ra được kết quả (như trong các
ví dụ minh họa 1, 2, 3 chương 7)

Yêu cầu / nhiệm vụ cần thực hiện với mỗi đề tài đồ án:

a. Mô tả các vòng điều khiển được sử dụng: mô tả cặp biến điều khiển – biến điều chỉnh, cơ chế điều
khiển (feedback, feedforward, cascade?)
b. Vẻ hình sơ đồ của hệ thống điều khiển BPCS cho quy trình.
c. Miêu tả hệ thống bảo vệ an toàn trong quy trình: các thiết bị nào cần được bảo vệ bằng van an toàn
(pressure relief valve / pressure safety valve) ?; Các thông số hoạt động nào cần gắn báo động
(Alarm) hoặc safety switch để bảo vệ an toàn khi thông số hoạt động này vượt ngưỡng giới hạn ?.
d. Vẻ bản vẻ P & ID cho một dòng công nghệ (process stream) bất kỳ trong sơ đồ (thể hiện đầy đủ các
thành phần gồm đường ống và phụ kiện, valves và instruments,…)

Trong quá trình giải quyết vấn đề, nếu sinh viên cần biết thông tin gì thì tự tìm qua Google Search hoặc sử
dụng giả định / giả thiết phù hợp.

Đề tài 1: Acetone Scrubbing


Mô tả quy trình:
Quy trình tách acetone ra khỏi dòng không khí sử dụng quy trình hấp thu được mô tả ở hình 1. Dung môi sử
dụng là nước hoặc một loại dung môi hữu cơ không bay hơi (non-volatile).
Dòng không khí chứa một lượng nhỏ acetone (khoảng dưới 6% thể tích) cần được tách loại acetone sử dụng
quy trình hấp thụ. Dòng không khí nhập liệu (có chứa acetone, dòng “Feed Gas”) đi vào phần đáy cột hấp
thụ (Scrubber D-1) di chuyển lên phần trên của cột và tiếp xúc với dòng lỏng dung môi chảy từ trên xuống
(dung môi là nước hoặc một loại dung môi hữu cơ không bay hơi). Quá trình truyền nhiệt và truyền khối
giữa dòng khí và dòng lỏng (dung môi) xảy ra trong cột hấp thụ (Scrubber D-1): acetone sẽ bị hấp thu bởi
dung môi, dòng khí sau khi được tách loại acetone sẽ đi ra ngoài ở đỉnh cột (dòng “Discharge Gas”). Dòng
dung môi sau khi đã hấp thụ acetone sẽ đi đến cột chưng cất (Still D-2) để tách loại acetone (tái sinh dung
môi). Acetone đi ra ngoài như dòng sản phẩm đỉnh của cột chưng cất Still D-2 (dòng “Product Acetone”),
dòng dung môi “Lean Solvent” (đã tách loại acetone) là sản phẩm đáy của cột chưng cất D-2 và hồi lưu trở
lại cột hấp thụ D-1.
Mục tiêu của hệ thống điều khiển là đảm bảo tiêu chí chất lượng: hàm lượng acetone trong dòng khí ra khỏi
quy trình xử lý (dòng Discharge Gas) trong ngưỡng giới hạn cho phép
Yếu tố gây nhiễu là lưu lượng tổng và nhiệt độ dòng khí nhập liệu (feed gas).
Một số giả thuyết và lập luận:
- Giả sử sự bay hơi của cấu tử dung môi là không đáng kể, có thể bỏ qua. Có nghĩa là, hàm lượng của
cấu tử dung môi trong dòng hơi đỉnh đi ra khỏi cột hấp thụ D-1 xem như = 0.
- Dòng hơi đỉnh đi ra khỏi cột hấp thụ D-1 (dòng “Discharge Gas”) là dòng không khí chứa một hàm
lượng rất nhỏ acetone (“trace amount”). Có nghĩa là, dòng hơi đỉnh này chỉ chứa ba cấu tử: thành
phần chính là O2 và N2 (chính là không khí) và một hàm lượng rất nhỏ acetone. Trong dòng
“Discharge Gas” này, acetone là cấu tử nặng nhất, có nhiệt độ sôi lớn hơn rất nhiều so với hai cấu tử
còn lại (O2 và N2)
- Hàm lượng acetone trong dòng hơi đỉnh chính là chỉ tiêu chất lượng cần đạt của cột hấp thụ D-1 (tiêu
chí: hàm lượng acetone ≤ giới hạn cho phép).
- Dòng hơi đỉnh này thảy bỏ ra môi trường (nó không phải là một sản phẩm có giá trị, cần đạt được chỉ
tiêu chất lượng nghiêm ngặt). Do đó, tiêu chí chất lượng liên quan đến hàm lượng acetone không cần
được kiểm soát nghiêm ngặt. Có nghĩa là, không cần sử dụng vòng điều khiển thành phần (AC
control loop) để kiểm soát thành phần của dòng hơi đỉnh này
- Khi hoạt động cột hấp thụ, áp suất ở đỉnh cột sẽ cần được điều khiển (cố định ở giá trị cài đặt = P1)
- Có thể giả sử nhiệt độ của dòng hơi ra khỏi đỉnh cột (= T1) chính là nhiệt độ điểm sương của dòng
“Discharge Gas” tương ứng với áp suất P1. Giả sử này là đúng nếu dòng lỏng và dòng hơi ở phần
đỉnh cột ở trạng thái cân bằng pha với nhau (là một giả sử hợp lý nếu cột hấp thụ là dạng cột đệm).
- Có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiệt độ điểm sương T1 và hàm lượng của cấu tử nặng nhất acetone
trong dòng hơi đỉnh. T1 càng cao thì hàm lượng của acetone trong dòng hơi đỉnh càng lớn và ngược
lại.
- Do đó, ta có thể kiểm soát hàm lượng acetone trong dòng hơi đỉnh bằng cách điều khiển nhiệt độ T1
(cố định ở giá trị cài đặt). Phương án này tương tự với phương án kiểm soát thành phần dòng sản
phẩm đỉnh của cột chưng cất bằng cách điều khiển nhiệt độ ở đỉnh cột (nhiệt độ mâm đỉnh).
Hình 1. Quy trình hấp thụ để tách acetone ra khỏi dòng không khí

Đề tài 2: Hệ thống phân tách của quy trình sản xuất MCB

Mô tả quy trình:
Hình 2 mô tả sơ đồ hệ thống phân tách hỗn hợp chứa HCl, benzene, và monoclorobenzene (MCB). Dòng
nhập liệu vào hệ thống phân tách này (Dòng “Feed”) là dòng ra khỏi thiết bị phản ứng tạo monoclorobenzene
bằng phản ứng clo hóa benzene. Dòng nhập liệu này được hóa hơi một phần rồi vào thiết bị tách flash V-100
để tách ra hai pha: pha lỏng và pha hơi. Dòng pha hơi từ V-100 chủ yếu chứa HCl, có lẫn một ít benzene.
Benzene (trong dòng hơi từ V-100) được tách ra khỏi HCl trong cột hấp thụ T-100 sử dụng dung môi là MCB.
Hai dòng lỏng từ đáy thiết bị tách flash V-100 và cột hấp thụ T-100 được gộp lại và đi vào cột chưng cất T-
101 (dòng này chứa benzene và MCB và một lượng nhỏ HCl). Cột chưng cất T-101 có nhiệm vụ phân tách
benzene ra khỏi MCB với độ tinh khiết cao như là các dòng sản phẩm đỉnh (benzene) và đáy (MCB). Lượng
nhỏ HCl bị lẫn trong dòng nhập liệu vào T-101 sẽ được tách ra như là dòng hơi ra khỏi reflux drum V-101
(dòng “Purge”). Dòng benzene hồi lưu trở về thiết bị phản ứng. Dòng đáy ra khỏi cột T-101 (là sản phẩm
MCB) được làm nguội và tách ra làm hai dòng: một dòng đi vào bồn chứa sản phẩm MCB, một dòng đi vào
cột hấp thụ T-100 như là dòng dung môi lỏng của cột hấp thụ T-100 (tỷ lệ chia dòng phụ thuộc vào thành
phần của dòng nhập liệu “Feed”)
Hình 2 thể hiện có 12 van điều khiển (V-1 đến V-12) được gắn sẵn trên 12 dòng. Nhiệm vụ của các bạn
là thiết kế hệ thống điều khiển BPCS sử dụng lưu lượng của các dòng có gắn sẵn các van điều khiển như là
biến điều chỉnh. Mục tiêu của hệ thống BPCS là quy trình vận hành ở trạng thái ổn định với sản lượng và chất
lượng của sản phẩm MCB đạt được mục tiêu đề ra.

Hình 2. Hệ thống phân tách của quy trình sản xuất MCB

Chữ viết tắt: mps: medium pressure steam; cw: cooling water
Đề tài 3: Production of synthesis gas from natural gas (Exercise 20.12 in Book Product
and Process Design Principles: Synthesis, Analysis, and Evaluation, 4th Edition)

Figure 3 shows the flowsheet for a process for the production of synthesis gas (a mixture of hydrogen, carbon
monoxide, and carbon dioxide and a small quantity of unreacted residual methane) from methane, steam, and
oxygen. The feed stream of methane is mixed with steam that is generated using waste heat generated in the
process, heated in E-100 and then fed to the reformer R-100, where partial conversion of
the methane to hydrogen and CO takes place. The heat demanded by this endothermic reaction is provided by
the combustion of fuel gas (fg) in R-100. The hot reformer effluent stream first feeds E-100 to preheat the
reformer feed as stated and is then further cooled in E-101, mixed with
the oxygen feed stream, and then fed to the adiabatic oxidation reactor, R-101, where the remaining methane
reacts to produce more hydrogen and CO2. The effluent from R-101 is cooled in E-102 and then fed to the
adiabatic shift reactor, R-102, where it is possible to control the ratio of
CO / CO2 (depending on the feed temperature to R-102). The effluent stream from R-102 is cooled in E-103
and then fed to the flash vessel F-100, where the water in the synthesis gas condenses and is drawn off as the
liquid effluent stream, which is recycled back to the process feed after being converted to saturated steam by
heat exchange with hot process streams in E-102 and E-101. The vapor effluent from F-100 is compressed in
K-100 to 50 bar and is the desired synthesis gas.
The design of the BPCS should satisfy the following requirements:
(a) Fixed feed methane consumption; thus, valve V-1 is already assigned to accomplish flow control of the
methane feed stream as shown in Figure 3.
(b) Controlled hydrogen production rate in the reformer by regulation of the methane/steam ratio in the feed
to R-100.
(c) Control of the H2∶CO2 ratio in the oxidation reactor (R-101) effluent.
(d) Control of the CO∶CO2 ratio in the shift reactor (R-102) effluent.
(e) Minimization of the energy consumption in the reformer.
Note: As indicated in Figure 3, the dispositions of three valves have already been resolved: V-1 is assigned to
flow control for fixed-feed configuration, V-6 is assigned for pressure regulation of F-100 vapor flow, and V-
9 is used to maintain the desired pressure of the saturated steam generated using the water recycle stream. Your
solution should follow the procedure described in lecture (chapter 7) and should include the positioning of all
control loops in the PFD of Figure 3. You are allowed to add control valves to those already in place in the
PFD, but only if these are absolutely necessary to meet the requirements
Figure 3. Process flowsheet for the production of synthesis gas from natural gas

Đề tài 4: đề tài tự chọn.


Chọn bất cứ quy trình công nghệ hóa học nào bạn đã biết (ví dụ, quy trình bạn đang thực hiện công việc thiết
kế quy trình như là đề tài đồ án trong môn Thiết kế hệ thống quy trình công nghệ và hóa học) và thực hiện
các yêu cầu / nhiệm vụ như được miêu tả (tự đề xuất mục tiêu điều khiển):
a. Mô tả các vòng điều khiển được sử dụng: mô tả cặp biến điều khiển – biến điều chỉnh, cơ chế điều
khiển (feedback, feedforward, cascade?)
b. Vẻ hình sơ đồ của hệ thống điều khiển BPCS cho quy trình.
c. Miêu tả hệ thống bảo vệ an toàn trong quy trình: các thiết bị nào cần được bảo vệ bằng van an toàn
(pressure relief valve / pressure safety valve) ?; Các thông số hoạt động nào cần gắn báo động
(Alarm) hoặc safety switch để bảo vệ an toàn khi thông số hoạt động này vượt ngưỡng giới hạn ?.
d. Vẻ bản vẻ P & ID cho một dòng công nghệ (process stream) bất kỳ trong sơ đồ (thể hiện đầy đủ các
thành phần gồm đường ống và phụ kiện, valves và instruments,…)

You might also like