You are on page 1of 7

III- Vận hành hệ thống bơm công nghiệp và các quy trình ghép bơm nối tiếp,

ghép bơm song song, chuyển bơm.

Trong công nghiệp, bơm thường lắp đặt với nhau thành các hệ thống. tùy thuộc vào
yêu cầu về lưu lượng hay cột áp mà chúng được ghép cho hoạt động nối tiếp hoặc song
song hay chỉ hoạt động riêng rẽ.
1. Quy trình khởi động bơm công nghiệp.

L
3
L
1
Thiết bị, phân xưởng
V
3

V
2

P
1

V
1

Hình III.1: Sơ đồ hệ thống mô phỏng bơm trong công nghiệp (rút gọn)

P
Bơm; V
Van; Lưu lượng kế
L

Quy trình khởi động – tắt bơm công nghiệp (áp dụng cho bơm P1 là bơm li tâm)
đưa dòng lưu chất vào thiết bị, phân xưởng. Ban đầu, các van đều đóng.

1- Kiểm tra hệ thống, thiết bị.


2- Tiến hành mồi bơm P1: Mở hoàn toàn các van cấp nguồn V1 để mồi bơm và
van tuần hoàn V2. Van V2 giúp dòng chảy được tuần hoàn trong giai đoạn đầu
trước khi đưa vào thiết bị phân xưởng khi bơm hoạt động chưa ổn định.
3- Cấp nguồn điện cho bơm P1.
4- Quan sát lưu lượng kế L1. Khi dòng ổn định, tiến hành mở van V3 và đóng van
V2 luân phiên theo thứ tự cho đến khi các van được mở/đóng hoàn toàn. Mỗi
lần mở/đóng khoảng 20%. Quan sát van lưu lượng L3 để đảm bảo dòng đã ổn
định.
5- Khi tắt bơm, tiến hành mở van V2 và đóng van V3 luân phiên theo thứ tự (thực
hiện tương tự như bước 4).
6- Ngắt nguồn điện.
7- Đóng hoàn toàn các van V1 và V2.
2. Quy trình ghép bơm song song.

Trong các trạm bơm cấp nước cũng như thoát nước, khi yêu cầu vận chuyển một lưu
lượng nước lớn người ta thường sử dụng nhiều bơm làm việc cùng lúc.

Các bơm khi làm việc cùng cấp nước vào một hệ thống đường ống nhằm tăng lưu
lượng nước gọi là làm việc song song. Đối với các máy bơm làm việc song song, yêu
cầu chung là các bơm phải có lưu lượng bằng nhau.

Trong thực tế, người ta có thể ghép hai hoặc nhiều bơm song song hay thậm chí có
trường hợp hai trạm bơm làm việc song song trên một hệ thống đường ống.

Hình III.2.1: Sơ đồ hệ thống hai bơm ghép song song

Khi làm việc song song, cột áp tổng Htc của hệ thống bằng cột áp của từng bơm:
Htc = H1 = H2 = H3 = … = Hn

và lưu lượng tổng cộng bằng tổng lưu lượng của các bơm cùng làm việc:

Qtc = Q1 + Q2 + Q3 + … + Qn

V L
6 2
L
3
L
Thiết bị, phân xưởng 1

V
3

V
2

P V V P
1 7 5 2

V
1
V
4

Hình III.2.2: Sơ đồ hệ thống mô phỏng bơm trong công nghiệp (đầy đủ)

P
Bơm; V
Van; Lưu lượng kế
L

Quy trình vận hành ghép và làm việc hai bơm song song để tăng lưu lượng vào hệ
thống. Ban đầu, các van đều đóng.

1- Kiểm tra hệ thống, thiết bị.


2- Khởi động bơm P1 (thực hiện từ bước 2 – 4 như mục 1)
3- Tiến hành mồi bơm P2: Mở hoàn toàn các van cấp nguồn V4 để mồi bơm và van
tuần hoàn V5.
4- Cấp nguồn điện cho bơm P2.
5- Quan sát lưu lượng kế L2. Khi dòng ổn định, tiến hành mở van V6 và đóng van V5
luân phiên theo thứ tự cho đến khi các van được mở/đóng hoàn toàn. Mỗi lần mở/đóng
khoảng 20%. Quan sát van lưu lượng L3 để đảm bảo dòng đã ổn định.
6- Khi tắt, bơm P2 được tắt trước. Tiến hành mở van V5 và đóng van V6 luân phiên
theo thứ tự (thực hiện tương tự như bước 5). Ngắt nguồn điện cấp cho bơm P2. Đóng
hoàn toàn van V4 và V5.
7- Tắt bơm P1: Mở van V2 và đóng van V3 luân phiên theo thứ tự (thực hiện tương tự
như bước 5). Ngắt nguồn điện cấp cho bơm P1. Đóng hoàn toàn van V1 và V2.
3. Quy trình ghép bơm nối tiếp

Khi cần đưa nước lên cao hoặc tạo ra chất lỏng có áp suất lớn mà một máy bơm không
đáp ứng được thì phải ghép nối tiếp các máy bơm. Ghép bơm nối tiếp nghĩa là nước từ
cửa ra (hoặc từ ống đẩy) của máy bơm đầu được nối vào ống hút của máy bơm tiếp
theo; trình tự nối như vậy sẽ làm tăng cột áp của hệ thống đường ống.

Hình III.3.1: Sơ đồ hệ thống hai bơm ghép nối tiếp

Việc ghép nối tiếp các bơm tại một trạm hoặc nhiều trạm, không nên nối quá hai máy
bơm trong cùng một trạm. Nối trực tiếp hai bơm trong một trạm tuy đở tốn kém khối
lượng nhà bao che, lợi cho vận hành nhưng có nhược điểm lớn là việc bịt kín phía hút
cho máy bơm tiếp theo là khó khăn. Việc chọn máy bơm đa cấp thay cho ghép nối tiếp
sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.
Khi các bơm làm việc nối tiếp thì lưu lượng của chúng bằng nhau và bằng lưu lượng
tổng cộng của hệ thống:

Q1 = Q2 = … = Qht

còn cột áp của hệ thống thì bằng tổng cột áp của các bơm:

Hht = H1 + H2 + H3 + …

V L
6 2
L
3
L
Thiết bị, phân xưởng 1

V
3

V
2

P V V P
1 7 5 2

V
1
V
4

Hình III.3.2: Sơ đồ hệ thống mô phỏng bơm trong công nghiệp (đầy đủ)

P
Bơm; V
Van; Lưu lượng kế
L

Quy trình vận hành ghép và làm việc hai bơm nối tiếp để tăng cột áp vào hệ thống. Ban
đầu, các van đều đóng.

1- Kiểm tra hệ thống, thiết bị.


2- Mở hoàn toàn van nguồn V1 và van tuần hoàn V2 để mồi bơm P1.
3- Cấp nguồn điện khởi động bơm P1.
4- Quan sát L1, khi ổn định thì tiến hành mồi bơm P2 bằng cách mở hoàn toàn các
van V7 và van tuần hoàn V5.
5- Cấp nguồn điện khởi động bơm P2, sau đó khóa hoàn toàn van V2.
6- Quan sát lưu lượng kế L2. Khi dòng ổn định, tiến hành mở van V6 và đóng van V5
luân phiên theo thứ tự cho đến khi các van được mở/đóng hoàn toàn. Mỗi lần mở/đóng
khoảng 20%. Quan sát van lưu lượng L3 để đảm bảo dòng vào hệ thống đã ổn định.
7- Khi tắt bơm, tiến hành mở van V5 và đóng van V6 luân phiên theo thứ tự (thực
hiện tương tự như bước 6). Mở hoàn toàn van V2 rồi ngắt nguồn cấp cho bơm P2.
Khóa hoàn toàn van V5 và V7 rồi ngắt nguồn cấp cho bơm P1.
8- Đóng hoàn toàn các van V1 và V2.
4. Quy trình chuyển bơm

Quy trình chuyển bơm được thực hiện khi một bơm đang làm việc mà gặp sự cố, hỏng
hóc cần được sửa chữa thay thế. Nếu sự cố kéo dài làm tăng hoặc giảm lưu lượng và áp
suất của dòng lưu chất vào thiết bị có thể gây ra sự cố hoặc làm thiết bị ngừng hoạt
động. Do đó, quá trình chuyển bơm cần được thực hiện nhanh chóng và đảm bảo yêu
cầu.

Giả sử trong sơ đồ hệ thống bơm công nghiệp đơn giản gồm 2 bơm dưới đây, bơm P1
đang hoạt động thì gặp sự cố, hỏng hóc. Quy trình chuyển bơm được thực hiện theo
quy trình như sau:

V L
6 2
L
3
L
Thiết bị, phân xưởng 1

V
3

V
2

P V V P
1 7 5 2

V
1
V
4
Hình III.3.2: Sơ đồ hệ thống mô phỏng bơm trong công nghiệp (đầy đủ)

P
Bơm; V
Van; Lưu lượng kế
L

1- Mở van V4 và V5 để mồi bơm P2. Cấp nguồn điện cho bơm P2 hoạt động.
2- Chuyển bơm: Thực hiện đồng thời mở các van V2, V6 và đóng các van V3, V5.
Trong lúc đóng mở, cần chú ý quan sát các đồng hồ lưu lượng để điều chỉnh sao cho
lưu lượng vào thiết bị ổn định, không bị giảm hoặc tăng quá mức cho phép.
3- Tắt bơm P1, đóng hoàn toàn các van V1 và V2.
4- Tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế bơm P1.

You might also like