You are on page 1of 44

TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM


***

BÁO CÁO THỰC TẬP


ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ THIẾT BỊ MÁY BƠM VÀ MÁY NÉN
TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ

Sinh viên thực hiện:


1. Ngô Thị Hiền
2. Lục Minh Chiến
3. Nguyễn Đình Anh
4. Nguyễn Thành Thịnh
5. Nguyễn Viết Bảo Chung
6. Nguyễn Hoàng Tô Châu
Chuyên ngành : Lọc – Hóa dầu
Lớp : K5LHD
Niên khóa : 2016 – 2020
Người hướng dẫn :
1. Ths. Lê Duy Nam
2. Ths. Lê Anh Dũng

Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2018

1
TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM
***

BÁO CÁO THỰC TẬP


ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ THIẾT BỊ MÁY BƠM VÀ MÁY NÉN
TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ

Sinh viên thực hiện:


7. Ngô Thị Hiền
8. Lục Minh Chiến
9. Nguyễn Đình Anh
10.Nguyễn Thành Thịnh
11.Nguyễn Viết Bảo Chung
12.Nguyễn Hoàng Tô Châu
Chuyên ngành : Lọc – Hóa dầu
Lớp : K5LHD
Niên khóa : 2016 – 2020
Người hướng dẫn :
1. Ths. Lê Duy Nam
2. Ths. Lê Anh Dũng

Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2018

2
MỤC LỤC

Phần 1: MÁY BƠM 2


I- TỔNG QUAN VỀ MÁY BƠM 2
1. Những khái niệm chung về bơm 2
1.1 Vài nét về lịch sử phát triển của bơm 2
1.2 Định nghĩa và phân loại 3
1.3 Các thông số làm việc cơ bản 5
2. Phân loại 5
2.1 Theo công dụng: 5
2.2 Phân loại theo thông số vận hành: 11
2.3 Theo cấu tạo và nguyên lý làm việc: 13
II- Bơm ly tâm 25
1- Phân loại: 25
2- Bơm ly tâm cơ bản: Bơm ly tâm trục ngang, 1 cấp 1 cửa hút. 27
III- Vận hành hệ thống bơm công nghiệp và các quy trình ghép bơm 29
1- Quy trình khởi động bơm công nghiệp. 29
Phần 2: MÁY NÉN 35
I- TỔNG QUAN VỀ MÁY NÉN 35
1. Những khái niệm chung về máy nén 35
1.1 Vài nét về lịch sử phát triển của máy nén 35
1.2 Định nghĩa và phân loại 35
II- Máy nén Piston 38
1. Cấu tạo 38
2. Nguyên lý hoạt động 40
3. Ưu nhược điểm của máy nén khí Piston 41
4. Phạm vi sử dụng 41

1
Phần 1: MÁY BƠM

I- TỔNG QUAN VỀ MÁY BƠM


1. Những khái niệm chung về bơm
1.1 Vài nét về lịch sử phát triển của bơm
Bơm thuộc loại các máy thủy lực.
Máy thủy lực thô sơ đã có từ thời cổ xưa. Guồng nước là máy thủy lực
đầu tiên. Guồng nước lợi dụng năng lượng của nước để kéo các cối xay lương thực
hoặc đưa nước vào đồng ruộng, đã được sử dụng khoảng 3000 năm trước công
nguyên.
Các máy hút nước sử dụng sức người và vật được sử dụng ở Ai Cập hàng
mấy ngàn năm trước công nguyên.
Bơm Piston được dùng ở thế kỷ thứ I trước công nguyên. Bơm Piston có
loại xích được sử dụng vô cùng rộng rãi ở Cai-rô để lấy nước ở độ sâu 91,5m và thế
kỷ thứ V – VI trước công nguyên.
Nói chung trước thế kỷ 17 máy thủy khí rất thô sơ và ít loại.
Bơm Piston:
Năm 1640 nhà vật lý học người Đức là Ôttô Henrich đã sáng chế ra bơm
Piston đầu tiên để bơm khí và nước dùng trong công nghiệp.
Khoảng năm 1805 nhà bác học người Anh là Niu Kơmen đã phát minh ra
bơm Piston để lấy nước trong các nhà máy khai thác mỏ, dùng Xilanh hơi ngưng tụ
để tạo lực cần thiết trên trục máy nhờ áp suất khí quyển.
Năm 1840 - 1850 nhà bác học người Mỹ là Vortington đã giả thiết cơ cấu
của bơm hơi mà trong đó Piston của bơm và động cơ hơi được phân bố trên một
trung chung, sự chuyển động của Piston được điều chỉnh nhờ một hệ thống phân bố
hơi đặc biệt.
Máy cánh dẫn:
Trong những năm 1751 – 1754 nhà bác học Euler đã viết về lý thuyết cơ
bản của Tuabin nước nói riêng và của máy thủy khí cánh dẫn nói chung, làm cơ sở
để hơn 80 năm sau, vào năm 1830 nhà bác học người Pháp là Phuôc-nây-xôn đã chế
tạo thành công Tuanbin nước đầu tiên và vào năm 1831 nhà bác học người Nga là
2
Xablucôp đã sáng chế ra bơm li tâm và quạt li tâm đầu tiên. Đây chính là những
bước nhảy lớn trong lịch sử phát triển các máy năng lượng.
Bơm nhiều cấp:
Nhà bác học vĩ đại người Anh là Reynolds khi nghiên cứu cấu tạo của
bơm nhiều cấp đã đưa và thiết bị định hướng cánh dẫn xuôi và ngược. Năm 1875 đã
phát minh ra loại bơm tương tự như loại bơm nhiều cấp hiện đại ngày nay.

1.2 Định nghĩa và phân loại


1.2.1 Định nghĩa
Bơm là máy để di chuyển dòng môi chất và tăng năng lượng của
dòng môi chất. Khi bơm làm việc năng lượng mà bơm nhận được từ động cơ sẽ
chuyển hóa thành thế năng, động năng và trong một chừng mực nhất định thành
nhiệt năng của dòng môi chất.
Vậy bơm là loại máy thủy lực dùng để biến đổi cơ năng của động
cơ thành năng lượng để vận chuyển chất lỏng hoặc tạo nên áp suất cần thiết trong hệ
thống truyền dẫn thủy lực.
1.2.2 Phân loại
a. Phân loại theo nguyên tắc tác dụng của máy với dòng môi chất
trong quá trình làm việc:

Bơm để chuyển chất lỏng

Cho nước sạch Cho hỗn hợp đất, Chất lỏng có độ


và dung dịch tro và nước nhớt cao

Phun tia Phun tia

Thể tích Thể tích

Cánh dẫn Cánh dẫn Cánh dẫn

3
b. Phân loại theo tính chất trao đổi năng lượng và cấu tạo:
Bơm có 3 loại:
1. Bơm cánh dẫn:
 Bơm ly tâm
 Bơm hướng trục
 Bơm hướng chéo
 Bơm xoáy
2. Bơm thể tích:
 Bơm piston
 Bơm roto
 Bơm piston - roto
3. Bơm phun tia:
c. Phân loại theo công dụng:
 Bơm cấp nước nồi hơi
 Bơm dầu
 Bơm nhiên liệu
 Bơm cứu hỏa
 Bơm hóa chất
d. Phân loại theo phạm vi cột áp và lưu lượng sử dụng:
Người ta chia bơm thành các loại: bơm có cột áp cao, trung bình
hoặc thấp; bơm có lưu lượng lớn, trung bình hoặc nhỏ.

1.2.3 Phạm vi sử dụng


Bơm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:
 Trong nông nghiệp: Bơm là thiết bị không thể thiếu để thực
hiện thủy lợi hóa chăn nuôi, trồng trọt.
 Trong công nghiệp: Bơm được sử dụng trong các công trình
khai thác mỏ, quặng dầu hay các công trình xây dựng.
 Hiện nay trong kỹ thuật vận chuyển, phát triển xu hướng
dùng bơm và đường ống dẫn để vận chuyển các sản phẩm
của nhành khai thác mỏ ( quặng dầu), hóa chất, nguyên vật

4
liệu xây dựng, ... và đó là phương tiện vận chuyển thuận lợi
và kinh tế.
Trong kỹ thuật có 3 loại bơm được sử dụng rộng rãi là bơm ly tâm,
bơm hướng trục và bơm Piston.

1.3 Các thông số làm việc cơ bản


 Lưu lượng: Là lượng chất lỏng mà bơm vận chuyển được trong
một đơn vị thời gian ( m3/s, l/s, m3/h, kg/s, kg/h, g/s )
 Cột áp: Là năng lượng mà đơn vji truyền được cho chất lỏng.
 Công suất và hiệu suất.

2. Phân loại
Người ta phân loại bơm theo rất nhiều cách, chẳng hạn như:

2.1 Theo công dụng:


Là cách phân loại thường được dùng trong thương mại, khi chúng ta cần mua
một chiếc máy bơm cho dự án, công ty hoặc gia đình, hầu hết chúng ta sẽ tìm kiếm
sản phẩm hay tìm kiếm sự tư vấn bằng từ khóa có chứa mục đích sử dụng.

Sau đây nhóm tôi xin phép phân loại bơm theo công dụng một cách khái quát
như sau:

a. Bơm cấp nước nồi hơi:


Loại bơm đặc trưng trong các nhà máy nhiệt điện, vị trí cần cung cấp hơi cho
các hệ thống như công ty may, các nhà máy chế biến bánh kẹo, công ty dệt, nhuộm,
nhà máy nước giải khát,…

5
Hình I.2.1.a-1: Bơm cấp nước nồi hơi dạng đứng

Nó có nhiệm vụ cung cấp nước liên tục cho nồi hơi nên thiết bị này cần phải
tạo cột áp đủ mạnh, khả năng chịu nhiệt, chịu áp tốt và độ ổn định cao . Ví dụ về
thông số kỹ thuật của một sản phẩm bơm cấp nước nồi hơi dạng đứng (sản phẩm
bơm cấp nước nồi hơi DP-Hà Lan).

Hình I.2.1.a-2: Thông số kỹ thuật của một sản phẩm bơm cấp nước lò hơi

b. Bơm dầu:
Thường được dùng để bơm dầu, nhớt cho các hệ thống truyền động cần bôi
trơn hoặc các lưu chất có độ nhớt cao khác trong công nghiệp ví dụ như:

 Bơm mọi loại dầu: dầu FO, DO, dầu biến thế, dầu bôi trơn…

6
 Bơm dầu tinh chế: Dầu nóng, dầu thủy lực, dầu khoáng, dầu biến thế…
 Bơm dầu béo: Chất béo, mỡ lợn, mỡ động vật, dầu thực vật, dầu lanh

Hình I.2.1.b-1: Một chiếc máy bơm dầu

Các loại máy bơm dầu rất đa dạng về kích thước,vị trí từ các sản phẩm nhỏ
để bôi trơn thiết bị động cơ đến các máy bơm dầu lớn trong công nghiệp, đặc biệt
máy bơm dầu xuất hiện nhiều trong ngành công ngiệp dầu khí.

Hầu hết các máy bơm dầu đều có hình dạng bánh công tác là bánh răng:

Hình I.2.1.b-2: Bánh công tác của máy bơm dầu

7
c. Bơm nhiên liệu:

Là bơm được gắn liền trong hệ thống động cơ, có nhiệm vụ tạo áp, đẩy cho
nhiên liệu di chuyển trong hệ thống động cơ đó hay có trong các thiết bị.

Hình I.2.1.c-1: Vị trí của bơm nhiên liệu trong một động cơ diesel

Bơm nhiên liệu trong động cơ là một loại bơm phức tạp và cần có độ chính
xác, an toàn rất cao. Đây là một lĩnh vực cựu kỳ quan trọng được các hãng công
nghệ xe hơi, xe máy không ngừng nghiên cứu, cải tiến và sáng tạo.

Hình I.2.1.c-2: Bơm nhiên liệu trong động cơ diesel

8
d. Bơm cứu hỏa:
Là loại bơm được sử dụng trong công tác xử lý cháy nổ, thường có sẵn trong
các công trình nhà máy, xí nghiệp, khu chung cư, nhà cao tầng, xe cứu hỏa.

Hình I.2.1.d-1: Bơm cứu hỏa trong một công trình cao tầng

Trong thực tế người ta thường sử dụng khái niệm “ hệ thống bơm cứu hỏa”
hơn là nói tới bơm cứu hỏa riêng biệt.

Đặc điểm của bơm cứu hỏa là bơm có công suất, tạo ra áp lực và lưu lượng
lớn để dập tắt đám cháy nhanh chóng.

Hình I.2.1.d-2: Thông số của một máy bơm cứu hỏa tiêu chuẩn

e. Bơm nước dân dụng


Tại các vùng nông thôn nước ta, người dân vẫn thường sử dụng các sản
phẩm máy bơm nước cho nhu cầu tưới tiêu sinh hoạt hằng ngày

9
Hình I.2.1.e-1: Một chiếc máy bơm nước dân dụng

Đặc điểm các loại bơm này thường có kích thước, công suất lưu lượng, áp
lực nước nhỏ so với các loại bơm công nghiệp, bơm chuyên dụng khác.

Ví dụ về thông số một chiếc máy bơm nước tưới tiêu nhỏ:

Hình I.2.1.e-2: Thông số kỹ thuật một chiếc bơm nước dân dụng

f. Bơm hóa chất:


Máy bơm hóa chất là tên gọi của một dòng máy bơm công nghiệp có ứng
dụng đặc biệt dùng để bơm các loại hóa chất đặc biệt là những loại hóa chất có độ
ăn mòn cao như axit H2SO4 đặc nóng, HNO3, HCL, các lọai dung dịch kiềm bazo…
cho hiệu quả bơm cao nhất.

Điểm đặc biệt nhất của máy bơm hóa chất là các bộ phận tiếp xúc với lưu
chất công tác của bơm được làm từ vật liệu chống ăn mòn chính lưu chất đó. Các
vật liệu đó thường là nhôm, inox hoặc nhựa,…

10
Hình I.2.1.f: Một máy bơm hóa chất

Máy bơm hóa chất được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp hóa
chất và nhiều ngành công nghiệp khác như in ấn, sản xuất sơn, các ngành thí
nghiệm hóa chất, nghiên cứu khoa học, sản xuất cao su, nhựa đường, tinh thể
lỏng…

2.2 Phân loại theo thông số vận hành:


Các thông số kỹ thuật của bơm thường được ghi trên mặt của sản phẩm hoặc
giấy tờ kèm theo để khách hàng tra cứu thông tin và từ đó đưa ra quyết định lựa
chọn phù hợp( Xem lại các ví dụ hình I.2.1.e-2 , I.2.1.d-2 trong phần I.2.1).

Hình I.2.2: Lưu lượng và cột áp bơm

11
Về mặt kỹ thuật người ta thường đặc biệt quan tâm đến 2 thông số: Cột
áp(H) và lưu lượng bơm(Q) . Hai đại lượng này có mối liên hệ với nhau qua hiệu
suất thủy lực của bơm:

Ntl = γ.Q.H= hằng số || với γ là khối lượng riêng của lưu chất N/m3.

Chúng ta có thể hiểu ý nghĩa phương trình này là ở cùng công suất, hiệu suất
của động cơ ta có thể chế tạo được bơm có lưu lượng lớn nhưng phải hi sinh về mặt
cột áp và ngược lại.

a. Theo cột áp:


Cột áp bơm thường ghi trên vỏ máy có thể được hiểu là chiều cao bơm có thể
đẩy cao tới một giá trị cho phép được thiết kế theo đường đặc tính của máy bơm,
đơn vị tính là mét.

Theo đó người ta chia bơm ra thành ba loại:

 Bơm cột áp thấp: H < 20 m.


 Bơm cột áp trung: 20 < H < 60 m.
 Bơm áp cao: H > 60 m.

Hình I.2.2-2.b-2: Một loại bơm có trong thiết bị tạo tia nước siêu áp

12
b. Theo lưu lượng :

Lưu lượng bơm cũng thường được ghi trên vỏ máy có thể được hiểu là lượng
lưu chất đi qua bơm trong một đơn vị thời gian. Nó có thể có đơn vị m3/h hoặc
kg/h…

Người ta phân loại bơm theo lưu lượng thành ba loại( ví dụ với bơm nước):

 Bơm lưu lượng nhỏ: Q <15 m3/h.


 Bơm lưu lượng trung bình: Q = 15~60 m3/h.
 Bơm lưu lượng cao: Q > 60 m3/h.

Hình I.2.2.b-3: Máy bơm siêu lưu lượng để chống ngập

2.3 Theo cấu tạo và nguyên lý làm việc:


Phổ biến nhất trong các văn bản khoa học người ta thường phân loại bơm
theo cấu tạo và nguyên lý làm việc. Theo đó ta có thể phân chia bơm thành các loại
với sơ đồ sau:

Thật ra có rất nhiều điểm khác nhau về phân loại bơm trong các văn bản
khoa học. Với cách phân loại như trên ta thể tìm hiểu khái quát chuyển động của
lưu chất khi đi vào bơm để hiểu được hoạt động của từng loại bơm.

13
Hình I.2.3: Sơ đồ phân loại bơm theo cấu tạo và nguyên lý làm việc

a. Bơm cánh dẫn:


Như cái tên của nó, cấu tạo các bơm thuộc loại này có đặc điểm chung là đều
có một bộ phận thường được gọi là bánh công tác. Trong bánh công tác các cánh
dẫn được ghép chặt với trục, khi làm việc cả bánh công tác quay trong lưu chất. Đây
chính là bộ phận truyền động năng từ động cơ cho lưu chất chuyển động liên tục
trong quá trình bơm. Ví dụ về một số loại bánh công tác:

Hình I.2.3.a-1: Hình dạng một số bánh công tác

14
Bơm cánh dẫn là loại bơm rất phổ biến trên thị trường. Ta có thể dựa theo
chuyển động của lưu chất dưới tác dụng của bánh công tác khi bơm làm việc để
chia bơm cánh dẫn thành hai loại:

- Bơm ly tâm:

Hình I.2.3.a-2: Mặt cắt một chiếc máy bơm ly tâm

Khi bánh công tác quay, theo nguyên lí lực ly tâm lưu chất chuyển động qua
bánh công tác từ tâm ra ngoài theo phương bán kính:

Hình I.2.3.a-3: Chuyển động của dòng lưu chất trong máy bơm ly tâm

Bơm ly tâm là loại bơm có khả năng tùy biến cao với nhiều dạng bánh công
tác, cách đặt trục cho phù hợp với từng mục đích sử dụng. Để tìm hiểu rõ chi tiết
nguyên lý hoạt động và các dạng cấu tạo của bơm ly tâm hãy xem mục II.

15
- Bơm hướng trục:

Hình I.2.3.a-4: Hình dạng và cấu tạo một chiếc bơm hướng trục

Bơm hướng trục có cấu tạo gồm hệ thống cánh bơm dạng công xôn(cong
theo không gian ba chiều) được lắp bên trong ống hình trụ, đây cũng là loại bơm có
thiết kế cánh đơn giản nhất.

Với cấu tạo trên khi hoạt động nguyên lý cánh nâng (thường được thiết kế
đối với cánh máy bay), lưu chất chuyển động qua bánh công tác theo phương song
song với trục. Điều biệt trong bơm hướng trục lưu chất không chuyển động theo
phương bán kính ở bất kỳ mặt cắt ngang và cơ cấu hướng dòng nào, nên không xuất
hiện lực li tâm.

16
Hình I.2.3.a-5: Chuyển động của lưu chất qua bơm hướng trục

Hạn chế của bơm hướng trục:

+ Bơm hướng trục có cột áp bơm thấp, khả năng tự hút kém do đó chỉ dùng
ở những nơi cần lưu lượng lớn, cột áp thấp.

+ Để bơm làm việc tốt thì cánh ánh bơm phải được đặt dưới bề mặt chất
lỏng.

Ưu điểm của bơm hướng trục:

+ Bơm có khả năng làm việc đối với chất lỏng có hàm lượng bùn, cát lớn.

+ Lưu lượng bơm lớn.

+ Dễ dàng tháo lắp, sửa chữa và bảo dưỡng.

17
Hình I.2.3.a-6: Một bơm hướng trục đang hoạt động

b. Bơm thể tích


Bơm thể tích có nguyên lý làm việc chung là dựa vào áp suất thủy tĩnh. Cụ
thể là việc hút và đẩy lưu chất từ việc thay đổi thể tích làm việc bên trong bơm, do
đó thể tích và áp suất của lưu chất trong bơm cũng sẽ thay đổi và cung cấp năng
lượng cho lưu chất qua nó.

Theo kết cấu của bơm và dạng chuyển động làm thay đổi thể tích, ta lại có
thể chia bơm thể tích thành ba loại:

i. Bơm piston
Giống như với tên gọi, bơm piston có cấu tạo bởi hệ thống tương tự như
piston- xi lanh.

Khi bơm piston làm việc, chuyển động quay của trục động cơ sẽ được biến
đổi thành chuyển động tịnh tiến của piston trong xi lanh nhờ hệ thống thanh truyền-
tay quay.

Một chu kì làm việc của bơm:

18
+ Quá trình hút: Theo chiều quay của động cơ piston chuyển động tịnh tiến
từ B2- B1 làm thể tích buồng 5 tăng lên, áp suất giảm đi và nhỏ hơn áp suất mặt
thoáng bể chứa Pa . Do chênh lệch áp suất nên theo nguyên lý về áp suất thủy tĩnh
lưu chất sẽ qua van hút 6 đi vào buồng 5 trong khi van đẩy 4 đóng.

Hình I.2.3.b-1: Minh họa nguyên lý làm việc của bơm

+ Quá trình đẩy: Sau khi kết thúc quá trình hút, piston sẽ chuyển động tịnh
tiến ngược lại là từ B1-B2 làm thể tích buồng 5 giảm đi, áp suất lưu chất tăng lên,
van 6 bị đóng, van 4 mở ra đẩy chất lỏng vào ống đẩy. Hai quá trình này diễn ra
gián đoạn và xen kỹ nhau, mỗi một lần hút và đẩy kế tiếp nhau là một chu kỳ làm
việc của bơm.

Hình I.2.3.b-2: Một máy bơm piston

19
Ưu điểm của bơm piston:

+ Dải cột áp vận hành của bơm rộng.

+ Có khả năng tạo nên cột áp rất lớn.

Hạn chế của bơm piston:

+ Chuyển động của lưu chất là không đều do đó lưu lượng bơm bị dao
động.

+ Kết cấu của bơm khá phức tạp, chi phí vận hành và bảo trì cao so với các
bơm khác nên không thích hợp với mục đích sử dụng cần lưu lượng lớn.

ii. Bơm roto


Trong bơm roto, bộ phận chính làm việc trực tiếp trao đổi áp năng với lưu
chất qua máy là các bộ phận có chuyển đông quay như bánh răng, trục quay có cánh
gạt,… gọi chung là roto.

Bơm roto có nhiều loại, nhiều kiểu nhưng vẫn thường gặp nhất là: bơm bánh
răng, bơm trục vít, bơm cánh gạt. Ở đây ta sẽ chỉ tìm hiểu về bơm bánh răng và
bơm cánh gạt.

Ưu điểm chung của bơm roto:

+ Bơm roto có kết cấu khá đơn giản, gọn, chắc chắn và độ bền cao.

+ Có thể làm việc với số vòng quay lớn.

Bơm bánh răng:

Hình I.2.3.b-3: Mặt cắt một máy bơm bánh răng

20
+ Bơm bánh răng có cấu tạo từ hai bánh răng trở lên ăn khớp với nhau, có
thể ăn khớp ngoài hoặc ăn khớp trong. Số răng thường gặp khoảng 8-12 răng.

+ Nguyên lý làm việc của máy bơm bánh răng rất đơn giản, khi động cơ
quay thì cả hai bánh răng đều quay do chúng được ăn khớp.

Hình I.2.3.b-4: Mô tả hoạt động của bánh răng

+ Quá trình đẩy: Do khoảng trống tạo nên bởi các bánh răng với vỏ bơm và
bọng hút luôn( phần màu xanh) lớn hơn ở bọng đẩy, khi bánh răng ăn khớp sẽ ép
lưu chất vào bọng đẩy làm tăng áp lực lưu chất và đẩy nó ra ngoài.

+ Quá trình hút: Khi bánh răng quay và mang lưu chất đi khỏi bọng hút, áp
lực nước trong bọng hút giảm xuống thấp hơn áp suất mặt thoáng làm lưu chất được
hút vào bơm. Hai quá trình này xảy ra đồng thời và liên tục.

+ Hạn chế của bơm bánh răng: Các hiện tượng ảnh hưởng đến hiệu suất và
độ ổn định của bơm như hiện tượng dao động lưu lượng, chất lỏng bị nén ở chân
răng,….

21
Bơm cánh gạt:

+ Bơm cánh gạt bao gồm 1 vỏ hình trụ và 1 roto, trên roto lại có các bản
phẳng ( cánh gạt) và rãnh. Tâm của roto và vỏ bơm lệch nhau. Các cánh gạt sẽ trượt
trên các rãnh của roto khi nó quay.

+ Nguyên lý làm việc: khi roto quay và các cánh gạt trượt tại nửa dưới sẽ
trượt xuống và nhô ra ra khỏi roto chạm vào vỏ bơm để gạt lưu chất từ đầu đẩy sang
đầu hút. Trong khi đó nửa bên trên roto luôn vừa khít với vỏ bơm do cánh gạt thụt
vào để tạo kín cho dòng lưu chất chỉ chảy đi theo nửa bên dưới của bơm.

Hình I.2.3.b-5: Cấu tạo bơm cánh gạt đơn giản

22
Bơm cánh gạt thường có thể tối ưu nhỏ gọn và có thể điều chỉnh lưu lượng bằng
thay đổi độ lệch tâm giữa roto và vỏ bơm..

Hình I.2.3.b-6: Mặt cát bơm cánh gạt

iii. Bơm piston-roto( giới thiệu)


Trong bơm piston-roto có sự kết hợp của cả hai dạng chuyển động quay và
tịnh tiến.

Tạo được áp suất cao với lưu lượng không lớn lắm.

Có khả năng thay đổi lưu lượng một cách dễ dàng trong khi vẫn giữ nguyên
số vòng quay làm việc ( áp suất làm việc không phụ thuộc vào lưu lượng và số vòng
quay ). Phạm vi điều chỉnh lớn.

Số vòng quay làm việc tương đối lớn nên có thể nối trực tiếp với động cơ điện
thông thường trong khi đó hiệu suất cũng tương đối cao.

Có 2 loại bơm piston-roto:

+ Bơm piston- roto hướng trục: có khả năng bơm lưu lượng lớn hiệu suất cao
trong khi kích thước bơm nhỏ gọn

23
Hình I.2.3.b-7: Cấu tạo bơm piston-roto hướng trục

+ Bơm piston- roto hướng tâm: Để bơm này làm việc bình thường khi roto
quay, các đầu của piston phải luôn tì vào thành stato, do đó nhiều khi phải dùng
bơm phụ gọi là bơm cấp để đẩy chất lỏng vào bọng hút với áp suất đủ để đẩy piston
tì vào thành stato trong quá trình hút. Ngoài ra bơm cồng kềnh và phức tạp.

Hình I.2.3.b-8: Cấu tạo bơm piston-roto hướng tâm


24
II- Bơm ly tâm
1- Phân loại:
Tùy thuộc vào ý nghĩa sử dụng mà máy bơm ly tâm có rất nhiều loại khác
nhau. Người ta có thể phân bơm ly tâm theo giá trị cột áp, bánh xe công tác, theo vị
trí trục và một số cách khác. Bơm ly tâm thường được phân biệt theo một số cách sau
đây:

A. Dựa theo cột áp:


- Bơm cột áp thấp H<20M.
- Bơm cột áp trung bình: 20<H<60m.
- Bơm cột áp cao: H>60M.

B. Dựa theo số bánh công tác:


Bơm một cấp: trên trục bơm chỉ lắp một bánh xe công tác, thường có cột áp
thấp.
Bơm nhiều cấp: Có từ 2 bánh xe trên trục bơm trở lên. Thường có bơm hai
cấp, ba cấp hoặc bốn cấp tương ứng. Tại các bơm này, nước khi qua bánh xe cấp 1 sẽ
vào bánh xe cấp 2 và tiếp tục tới hết. Cột áp của loại bơm này bằng tổng các cột áp
do các bánh xe công tác tạo nên.

Bơm ly tâm 1 cấp và bơm ly tâm 4 cấp

C. Dựa theo cách dẫn chất lỏng vào bánh xe công tác
- Bơm nước vào 1 phía.

25
- Bơm nước vào 2 phía: Loại bơm này nếu có cùng giá trị cột áp với bơm
nước vào một phía thì loại bơm này cho lưu lượng lớn hơn nhiều.
D. Dựa theo hệ số tỷ tốc ( tỷ tốc là số vòng quay của một máy bơm mẫu
đồng dạng hình học với máy bơm ta đang xét có hiệu suất bằng nhau làm việc
với cột nước H=1m, tiêu hao công suất bằng 1 mã lực)
- Bơm tỷ tốc cao: hệ số tỷ tốc của bơm nằm trong khoảng 150-300
- Bơm tỷ tốc trung bình: hệ số bơm nằm trong khoảng 80-150
- Bơm tỷ tốc thấp: hệ tỷ số tốc của bơm nằm trong khoảng 50-80
- Bơm tỷ tốc chéo: Loại bơm này dòng chảy chuyển động qua bơm nghiêng
với hệ trục một góc. Hệ số tỷ tốc của bơm chéo nằm trong khoảng 300-500

E. Dựa theo vị trí trục bơm:


- Máy bơm ly tâm trục đứng.
- Máy bơm trục ngang.

Bơm ly tâm 2 cửa hút

F. Dựa theo mục đích sử dụng:


- Bơm nước sạch: dùng để bơm dung dịch nước ít chất hòa tan, đặt ở hệ thống
cấp nước, hệ thống tưới tiêu nông nghiệp.

26
- Bơm nước bẩn: thường đặt ở hệ thống thoát nước để bơm nước thải sinh
hoạt hoặc sản xuất, bơm nước bẩn ở cống rãnh, hố móng.
- Bơm nước nóng: dùng để bơm dung dịch nước nhiệt độ từ 80 độ C trở lên.
- Bơm hóa chất: dùng để bơm các loại dung dịch hóa chất trong công nghiệp
như: xăng dầu. bơm thùng phuy, bơm axit, kiềm, bơm những chất có độ ăn mòn cao.
- Bơm bùn đất: loại này có thể bơm và khoắng được bùn, có cánh bơm to có
thể hút tất cả bùn đất rác thải cát sỏi. vừa và nhỏ.
- Loại bơm có kết cấu hoàn thiện hiệu suất và được sử dụng rộng rãi nhất
hiện nay là bơm ly tâm nối trục tiếp với động cơ và có bộ phạn dẫn nước ra kiểu
buồng xoắn.

2- Bơm ly tâm cơ bản: Bơm ly tâm trục ngang, 1 cấp 1 cửa hút.
A. Cấu tạo:

A. Hộp làm kín


B. Vòng chống rò
C. Trục bơm
D. Ống bọc ngoài trục
E. Cánh quạt
F. Vỏ
G. Mắt hút
H. Bánh xe công tác

I. Vòng chịu mòn

J. Bánh xe công tác


Cấu tạo bơm ly tâm

- Cấu tạo của bơm ly tâm gồm các bộ phận chính: thân máy với cửa hút và
cửa đẩy, bánh công tác với các cánh quạt gắn trên, trục máy bơm.

-Bánh công tác: kết cấu có 3 dạng chính là cánh mở hoàn toàn, mở một phần
và cánh kín. Việc sử dụng các dạng tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Theo chiều từ

27
kín đến mở hoàn toàn, càng phù hợp các chất lưu có độ cô đặc cao, tuy nhiên năng
suất giảm. Bánh công tác được lắp trên trục của bơm cùng với các chi tiết khác cố
định với trục tạo nên phần quay của bơm gọi là Rôto. Các bề mặt cánh dẫn và đĩa
bánh công tác yêu cầu có độ nhẵn tương đối cao (tam giác 3 đến 6) để giảm tổn thất.

- Trục bơm: được lắp với bánh công tác thông qua mối ghép then. Trục bơm
kết nối động cơ và bánh công tác

- Mắt hút: hút nước vào bánh xe công tác

- Bộ phận dẫn hướng ra (buồng xoắn ốc) có hình dạng tương đối phức tạp,
được tạo từ không gian giữa vỏ và bánh xe công tác.

- Vòng chống rò ( packing) : gắn giữa trục và vỏ, tránh nước rò rỉ ra khỏi
buồng xoắn ốc và ngược lại, ngăn không khí tràn vào buồng xoắc ốc

- Vòng chịu mòn: gắn giữa bánh xe công tác và vỏ, mục đích không cho chất
lỏng ở cửa hút và cửa đẩy thông nhau, đồng thời chịu mài mòn khi bánh công tác
quay mà không ảnh hưởng đến vỏ. Vòng chịu mòn có thể được gắn trên vỏ hoặc bánh
công tác.

B. Nguyên lý làm việc.

- Trước khi làm việc, cần cho thân bơm và ống hút được điền đầy chất lỏng,
đó gọi là mồi bơm.

- Khi động cơ quay truyền momen quay làm quay bánh xe công tác của máy
bơm, cánh bơm truyền năng lượng cho chất lỏng đẩy chất lỏng dịch chuyển. Chất
lỏng vào qua cửa hút sẽ được vận chuyển theo các cánh của bánh công tác đang quay,
nhờ vào lực ly tâm mà chất lỏng văng khỏi bánh công tác tạo với thân máy bơm thành
dòng chảy, dòng chảy này hướng đến cửa đẩy với áp suất cao. Đây gọi là quá trình
đẩy bơm.

- Ngay sau khi nước bị đẩy khỏi bánh công tác thì vùng trống đó tạo thành
vùng chân không lại tiếp tục hút nước vào, cũng một phần nhờ áp suất lớn trong
buồng xoắn nên chất lỏng liên tục được hút vào theo cửa hút. Đây là quá trình hút

28
bơm. Hai quá trình hút bơm và đẩy bơm diễn ra liên tục tạo thành một dòng chảy qua
bơm ổn định.

III- Vận hành hệ thống bơm công nghiệp và các quy trình ghép bơm

Trong công nghiệp, bơm thường lắp đặt với nhau thành các hệ thống. tùy thuộc
vào yêu cầu về lưu lượng hay cột áp mà chúng được ghép cho hoạt động nối tiếp hoặc
song song hay chỉ hoạt động riêng rẽ.
1- Quy trình khởi động bơm công nghiệp.
L3
L1
Thiết bị, phân
V
xưởng
V

P1

Hình III.1: Sơ đồ hệ thống mô phỏng bơm trong công nghiệp (rút gọn)

P V L
Bơm; Van; Lưu lượng kế

29
Quy trình khởi động – tắt bơm công nghiệp (áp dụng cho bơm P1 là bơm li tâm)
đưa dòng lưu chất vào thiết bị, phân xưởng. Ban đầu, các van đều đóng.

1- Kiểm tra hệ thống, thiết bị.


2- Tiến hành mồi bơm P1: Mở hoàn toàn các van cấp nguồn V1 để mồi bơm và
van tuần hoàn V2. Van V2 giúp dòng chảy được tuần hoàn trong giai đoạn đầu trước
khi đưa vào thiết bị phân xưởng khi bơm hoạt động chưa ổn định.
3- Cấp nguồn điện cho bơm P1.
4- Quan sát lưu lượng kế L1. Khi dòng ổn định, tiến hành mở van V3 và đóng
van V2 luân phiên theo thứ tự cho đến khi các van được mở/đóng hoàn toàn. Mỗi lần
mở/đóng khoảng 20%. Quan sát van lưu lượng L3 để đảm bảo dòng đã ổn định.
5- Khi tắt bơm, tiến hành mở van V2 và đóng van V3 luân phiên theo thứ tự
(thực hiện tương tự như bước 4).
6- Ngắt nguồn điện.
7- Đóng hoàn toàn các van V1 và V2.
2- Quy trình ghép bơm song song.

Trong các trạm bơm cấp nước cũng như thoát nước, khi yêu cầu vận chuyển
một lưu lượng nước lớn người ta thường sử dụng nhiều bơm làm việc cùng lúc.

Các bơm khi làm việc cùng cấp nước vào một hệ thống đường ống nhằm tăng
lưu lượng nước gọi là làm việc song song. Đối với các máy bơm làm việc song song,
yêu cầu chung là các bơm phải có lưu lượng bằng nhau.

Trong thực tế, người ta có thể ghép hai hoặc nhiều bơm song song hay thậm
chí có trường hợp hai trạm bơm làm việc song song trên một hệ thống đường ống.

Hình III.2.1: Sơ đồ hệ thống hai bơm ghép song song

30
Khi làm việc song song, cột áp tổng Htc của hệ thống bằng cột áp của từng
bơm:

Htc = H1 = H2 = H3 = … = Hn

và lưu lượng tổng cộng bằng tổng lưu lượng của các bơm cùng làm việc:

Qtc = Q1 + Q2 + Q3 + … + Qn

V6 L2

L3
L1
Thiết bị, phân xưởng
V3

V2

P1 V7 V5 P2

V1

V4

Hình III.2.2: Sơ đồ hệ thống mô phỏng bơm trong công nghiệp (đầy đủ)

P V L
Bơm; Van; Lưu lượng kế

Quy trình vận hành ghép và làm việc hai bơm song song để tăng lưu lượng vào hệ
thống. Ban đầu, các van đều đóng.

1- Kiểm tra hệ thống, thiết bị.


2- Khởi động bơm P1 (thực hiện từ bước 2 – 4 như mục 1)
3- Tiến hành mồi bơm P2: Mở hoàn toàn các van cấp nguồn V4 để mồi bơm và
van tuần hoàn V5.
4- Cấp nguồn điện cho bơm P2.

31
5- Quan sát lưu lượng kế L2. Khi dòng ổn định, tiến hành mở van V6 và đóng
van V5 luân phiên theo thứ tự cho đến khi các van được mở/đóng hoàn toàn. Mỗi lần
mở/đóng khoảng 20%. Quan sát van lưu lượng L3 để đảm bảo dòng đã ổn định.
6- Khi tắt, bơm P2 được tắt trước. Tiến hành mở van V5 và đóng van V6 luân
phiên theo thứ tự (thực hiện tương tự như bước 5). Ngắt nguồn điện cấp cho bơm P2.
Đóng hoàn toàn van V4 và V5.
7- Tắt bơm P1: Mở van V2 và đóng van V3 luân phiên theo thứ tự (thực hiện
tương tự như bước 5). Ngắt nguồn điện cấp cho bơm P1. Đóng hoàn toàn van V1 và
V2.
3- Quy trình ghép bơm nối tiếp

Khi cần đưa nước lên cao hoặc tạo ra chất lỏng có áp suất lớn mà một máy
bơm không đáp ứng được thì phải ghép nối tiếp các máy bơm. Ghép bơm nối tiếp
nghĩa là nước từ cửa ra (hoặc từ ống đẩy) của máy bơm đầu được nối vào ống hút của
máy bơm tiếp theo; trình tự nối như vậy sẽ làm tăng cột áp của hệ thống đường ống.

Hình III.3.1: Sơ đồ hệ thống hai bơm ghép nối tiếp

Việc ghép nối tiếp các bơm tại một trạm hoặc nhiều trạm, không nên nối quá
hai máy bơm trong cùng một trạm. Nối trực tiếp hai bơm trong một trạm tuy đở tốn
kém khối lượng nhà bao che, lợi cho vận hành nhưng có nhược điểm lớn là việc bịt
kín phía hút cho máy bơm tiếp theo là khó khăn. Việc chọn máy bơm đa cấp thay cho
ghép nối tiếp sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.

32
Khi các bơm làm việc nối tiếp thì lưu lượng của chúng bằng nhau và bằng lưu
lượng tổng cộng của hệ thống:

Q1 = Q2 = … = Qht

còn cột áp của hệ thống thì bằng tổng cột áp của các bơm:

Hht = H1 + H2 + H3 + …

V6 L2

L3
L1
Thiết bị, phân xưởng
V3

V2

P1 V7 V5 P2

V1

V4

Hình III.3.2: Sơ đồ hệ thống mô phỏng bơm trong công nghiệp (đầy đủ)

P V L
Bơm; Van; Lưu lượng kế

Quy trình vận hành ghép và làm việc hai bơm nối tiếp để tăng cột áp vào hệ thống.
Ban đầu, các van đều đóng.

1- Kiểm tra hệ thống, thiết bị.


2- Mở hoàn toàn van nguồn V1 và van tuần hoàn V2 để mồi bơm P1.
3- Cấp nguồn điện khởi động bơm P1.
4- Quan sát L1, khi ổn định thì tiến hành mồi bơm P2 bằng cách mở hoàn toàn
các van V7 và van tuần hoàn V5.
5- Cấp nguồn điện khởi động bơm P2, sau đó khóa hoàn toàn van V2.

33
6- Quan sát lưu lượng kế L2. Khi dòng ổn định, tiến hành mở van V6 và đóng
van V5 luân phiên theo thứ tự cho đến khi các van được mở/đóng hoàn toàn. Mỗi lần
mở/đóng khoảng 20%. Quan sát van lưu lượng L3 để đảm bảo dòng vào hệ thống đã
ổn định.
7- Khi tắt bơm, tiến hành mở van V5 và đóng van V6 luân phiên theo thứ tự
(thực hiện tương tự như bước 6). Mở hoàn toàn van V2 rồi ngắt nguồn cấp cho bơm
P2. Khóa hoàn toàn van V5 và V7 rồi ngắt nguồn cấp cho bơm P1.
8- Đóng hoàn toàn các van V1 và V2.
4- Quy trình chuyển bơm

Quy trình chuyển bơm được thực hiện khi một bơm đang làm việc mà gặp sự
cố, hỏng hóc cần được sửa chữa thay thế. Nếu sự cố kéo dài làm tăng hoặc giảm lưu
lượng và áp suất của dòng lưu chất vào thiết bị có thể gây ra sự cố hoặc làm thiết bị

đảm bảo yêu cầu.Giả sử trong sơ đồ hệ thống bơm công nghiệp đơn giản gồm 2 bơm
dưới đây, bơm P1 đang hoạt động thì gặp sự cố, hỏng hóc. Quy trình chuyển bơm
được thực hiện theo quy trình như sau:
V L2

L3
L1
Thiết bị, phân
V

P1 V V P2

V
V

Hình III.3.2: Sơ đồ hệ thống mô phỏng bơm trong công nghiệp (đầy đủ)

P V L
Bơm; Van; Lưu lượng kế
1- Mở van V4 và V5 để mồi bơm P2. Cấp nguồn điện cho bơm P2 hoạt động.

34
2- Chuyển bơm: Thực hiện đồng thời mở các van V2, V6 và đóng các van V3,
V5. Trong lúc đóng mở, cần chú ý quan sát các đồng hồ lưu lượng để điều chỉnh sao
cho lưu lượng vào thiết bị ổn định, không bị giảm hoặc tăng quá mức cho phép.
3- Tắt bơm P1, đóng hoàn toàn các van V1 và V2.
4- Tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế bơm P1.

Phần 2: MÁY NÉN

I- TỔNG QUAN VỀ MÁY NÉN


1. Những khái niệm chung về máy nén
1.1 Vài nét về lịch sử phát triển của máy nén
Máy nén thuộc loại máy thủy khí:
Phát minh bơm không khí và và dạng đơn giản của máy nén hiện đại
với một chu kỳ nén gắn liền với tên tuổi của nhà vật lý vĩ đại người Đức là
Gerike và năm 1640. Sự hoàn thiện máy nén ở thế kỷ 18 – 19 đã thúc đẩy sự
phát triền của công nghiệp quặng mỏ và luyện kim.
Vào cuối thế kỷ 18 ở Anh nhà bác học Vinkinsơn đã sáng chế ra máy
nén Piston 2 Xilanh, nhà bác học Uatt đã chế tạo máy hút không khí có truyền
động bằng hơi.
Máy nén nhiều cấp có làm lạnh trung gian xuất hiện ở Pháp và khoảng
những năm 30 của thế kỷ 19.
Máy nén nhiều cấp có làm lạnh trung gian giữa các cấp nén xuất hiện
ở Đức năm 1849 do nhà bác học Raten sáng chế ra.

1.2 Định nghĩa và phân loại


1.2.1 Định nghĩa

Máy nén là máy để nén khí với cơ số tăng áp lớn hơn 1.15 và có làm
lạnh nhân tạo ở nơi xẩy ra quá trình nén khí.
Công dụng của máy nén là nén khí và di chuyển khí nén đến nơi tiêu
thụ theo hệ thống ống dẫn.

35
Máy nén dùng để tháo khí từ bình chân không và nén chúng đến áp
suất khí quyển hoặc áp suất lớn hơn, được gọi là bơm chân không.
Các thông số cơ bản đặc trưng cho sự làm việc của máy nén là: lưu
lượng thể tích Q ( thường được tính trong điều kiện hút ), áp suất đầu, áp suất
cuối hoặc hệ số tăng áp, số vòng quay và công suất trên trục của máy nén.

1.2.2 Phân loại máy nén


Dựa vào nguyên lý làm việc ta có thể chia máy nén ra làm hai loại:
a. Nguyên lý thay đổi thể tích:

Không khí được dẫn vào buồng chứa, ở đó thể tích của buồng chứa
sẽ nhỏ lại. Như vậy theo định luật Boy-Mariotte, áp suất trong buồng
chứa sẽ tăng lên. Các loại máy nén hoạt động theo nguyên lý này như:

 Máy nén pittong


 Máy nén roto (tấm trượt, vòng nước, trục vít, bánh khía,v.v…)

- Đặc điểm: Tỉ số nén lớn, năng suất nhỏ, dòng khí nén không liên tục
nên cần có thêm bình chứa.

36
b. Nguyên lý động học:
Việc nâng cao áp suất khí thực hiện bằng cách cấp động năng
cưỡng bức cho khí từ các cơ cấu làm việc. Lúc này khí chuyển động
cưỡng bức ổn định và động năng thu được sẽ biến thành thế năng. Thực
tế thì chuyển động của khí có đặc trưng tuần hoàn không ổn định, nhưng
vì tần số rất lớn và biên độ rất nhỏ nên có thể coi là ổn định. Máy nén khí
hoạt động theo nguyên lý này chủ yếu là:

 Máy nén ly tâm


 Máy nén tuabin
 Máy nén hướng trục

- Đặc điểm: tạo ra năng suất lớn nhưng áp suất lại không cao lắm và ưu
điểm là nối trực tiếp với động cơ.

c. Máy nén khí phân lọai theo áp suất làm việc cụ thể như sau:

 Máy nén khí áp suất thấp : p ≤15bar


 Máy nén khí áp suất cao : p ≥ 15 bar
 Máy nén khí áp suất rất cao : p ≥300 bar

37
Ngoài ra người ta còn phân loại máy nén theo các đặc điểm khác như:

 Theo số cấp: một cấp và nhiều cấp


 Theo số lần tác dụng: đơn ,kép
 Theo truyền động: tay, động cơ hơi hoặc khí và động cơ
điện
 Theo loại khí: không khí và các khí khác
 Theo năng suất: lớn , vừa , nhỏ
 Theo làm lạnh: có làm lạnh trong quá trình nén khí, có làm
lạnh trung gian và không làm lạnh.

Tất cả các máy nén dù làm việc theo nguyên lý nào và thuộc loại nào đều
có chu trình làm việc ngược với động cơ pittong và tuabin.
II- Máy nén Piston
1. Cấu tạo
Máy nén khí piston nói chung sẽ được cấu tạo từ các bộ phận chính sau:

 Bình chứa khí: Dùng để chứa khí nén, điều hòa áp suất đầu ra để cung
cấp khí nén liên tục cho mục đích sử dụng. Tùy vào mục đích sử dụng khác
nhau người ta sẽ lựa chọn loại máy nén khí có dung tích bình nén phù hợp.
 Hộp điện: Dùng để cung cấp nguồn điện cho thiết bị nén khí hoạt
động.
 Động cơ điện: Động cơ điện có nhiệm vụ làm quay trục khủy để thiết
bị nén khí đi vào hoạt động.
38
 Đầu nén: Đây là bộ phận không thể thiếu của bất kỳ loại nén khí
piston nào( 1 cấp, 2 cấp, 3 cấp và nhiều cấp.
 Đồng hồ áp suất: có nhiệm vụ hiển thị chính xác áp suất ở trong bình
chứa để người dùng quan sát, thường thấy với các đơn vị được sử dụng như
bar, barg, psi, Kg/cm2,…
 Lọc gió: Có vai trò quan trọng để ngăn ngừa các loại bụi bẩn trong khí
quyển tránh để các trường hợp ảnh hưởng đến hoạt động của máy do bị tắc
nghẽn do bụi bẩn.
 Van một chiều: Có vai trò hướng dòng khí nén chỉ đi qua 1 chiều cản
trở ko cho khí chạy theo chiều còn lại.
 Van an toàn: Van an toàn có vai trò trong việc cân bằng áp suất trong
trường hợp khẩn ngăn ngừa các trường hợp áp suất vượt mức dẫn đến cháy,
nổ.
 Van xả nước: Khi nén khí thì khí nén thường lôi cuốn hơi nước theo
vào trong bình chứa dẫn đến hiện tượng ngưng tụ nước trong bình chứa, do
vậy cần có van xả nước để làm tăng thể tích bình chứa trong trường hợp
ngưng tụ nước.
 Xi lanh: có nhiệm vụ hình thành không gian cho hút và nén khí.
Cấu tạo đầu nén:

39
2. Nguyên lý hoạt động
Khí nén được tạo ra từ máy nén khí, ở đó năng lượng cơ học của động
cơ điện hoặc của động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và
nhiệt năng. Máy nén khí được hoạt động theo hai nguyên lý sau:
- Nguyên lý thay đổi thể tích : Không khí được dẫn vào buồng chứa, ở
đó thể tích của buồng chứa sẽ nhỏ lại. Như vậy theo định luật Boyle-Matiotte áp
suất trong buồng chứa sẽ tăng lên. Máy nén khí hoạt động theo nguyên lý này như
kiểu máy nén khí piston, bánh răng, cánh gạt.
- Nguyên lý động năng : không khí được dẫn trong buồng chứa và được
gia tốc bởi một bộ phận quay với tốc độ cao, ở đó Áp suất khí nén dược tạo ra nhờ
sự chênh lệch vận tốc, nguyên tắc này tạo ra lưu lượng và công suất rất lớn. Máy
nén khí hoạt động theo nguyên lý này như máy nén khí ly tâm.

- Máy nén khí piston một cấp : Ở kì nạp, chân không được tạo lập phía
trên piston, do đó không khí được đẩy vào buồng nén không qua van nạp. Van này
mở tự động do sự chênh lệch áp suất gây ra bởi chân không ở trên bề mặt piston.
Khi piston đi xuống tới “ điểm chết dưới” và bắt đầu đi lên., không khí đi vào
buồng nén do sự mất cân bằng áp suất phía trên và dưới nên van nạp đóng lại và
quá trình nén khí bắt đầu xảy ra. Khi áp suất trong buồng nén tăng tới một mức nào
đó sẽ làm cho van thoát mở ra, khí nén sẽ thoát qua van thoát để đi vào hệ thống
khí nén.

40
Cả hai van nạp và thoát thường có lò xo và các van đóng mở tự động do sự
thông khí sự chênh lệch áp suất ở phía của mỗi van.

Sau khi piston lên đến “điểm chết trên” và bắt đầu đi xuống trở lại, van thoát
đóng và một chu trình nén khí mơi bắt đầu.

3. Ưu nhược điểm của máy nén khí Piston

 Ưu điểm: Máy nén khí piston có mô hình gọn, kết cấu khá nhỏ dẫn
đến khối lượng nhỏ, không tốn diện tích đặt, đặc biệt việc tháo lắp và
cài đặt phụ kiện đơn giản, về hiện năng máy có thể tạo ra áp xuất lớn
đến khoảng 2000kg/cm2.
 Nhược điểm: Do có các khối lượng tịnh tiến qua lại nên máy nén khí
piston hoạt động không cân bằng, làm việc còn khá ồn và rung động.
Khí nén cung cấp không được liên tục, do đó phải có bình chứa khí
nén đi kèm.

4. Phạm vi sử dụng

a. Trong lĩnh vực điều khiển:


Hệ thống điều khiển bằng khí nén (máy nén khí ) được sử dụng ở những
lĩnh vực mà ở đó hay xảy ra những vụ nổ nguy hiểm như các thiết bị phun
sơn,các loại đồ gá kẹp,các chi tiết nhựa,chất dẻo hoặc các lĩnh vực sản xuất
thiết bị điện tử,vì điều kiện vệ sinh môi trường rất tốt và an toàn cao.Ngoài
ra,hệ thống điều khiển bằng khí nén còn được sử dụng trong các dây
truyền&nbsp; tự động,trong các thiết bị vận chuyển và kiểm tra của các thiết
bị lò hơi,thiết bị mạ điện,đóng gói,bao bì và trong công nghiệp hóa chất.

Trong lĩnh vực truyền động:


 Các dụng cụ,thiết bị máy va đập:
Các thiết bị,máy móc trong lĩnh vực như khai thác như: khai thác đá,khai thác
than,trong các công trình xây dựng như: xây dựng hầm mỏ,đường hầm.
 Truyền động quay:

41
Truyền động động cơ quay với công suất lớn bằng khí nén giá thành
rất cao.Nếu so sánh giá thành tiêu thụ điện của một động cơ quay bằng năng
lượng khí nén và một động cơ điện có cùng công suất,thì giá thành tiêu thụ
điện của một động cơ quay bằng năng lượng khí nén cao hơn 10 đến 15 lần
so với động cơ điện.Nhưng ngược lại thể tích và trọng lượng nhở hơn 30%
so với động cơ điện có cùng công suất.
Những dụng cụ vặn vít,máy khoan,công suất khoảng 3,5 Kw,máy
mài,công suất khoảng 2,5 Kw cũng như máy mài với công suất nhỏ,nhưng
số vòng quay khoảng 100.000 vòng/phút thì khả năng sử dụng truyền động
bằng khí nén là phù hợp.

 Truyền động thẳng:


Vận dụng truyền động thẳng bằng áp suất khí nén cho truyền động
thẳng trong các dụng cụ,đồ gá kẹp chi tiết,trong các thiết bị đóng gói,trong
các loại máy gia công gỗ,thiết bị làm lạnh cũng như trong hệ thống phanh
hãm của ô tô.
Trong các thiết bị đo và kiểm tra:
Các thiết bị đo áp suất thủy tinh,....

42

You might also like