You are on page 1of 4

XUÂN DIỆU

1. Tóm tắt sơ lược:


 Tên đầy đủ: Ngô Xuân Diệu Bút danh: Trảo Nha
 Sinh: 2/2/1916
 Mất: 18/12/1985 tại Hà Nội
 Quê quán: làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh
tại quê mẹ Gò Bồi, thôn Tùng Giản, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước,
tỉnh Bình Định. Sống ở Tuy Phước đến 11 tuổi.
 Gia phả: Cha: Ngô Xuân Thọ. Mẹ: Nguyễn Thị Hiệp. Vợ: Bạch
Diệp ( ly dị-ed before 1970 )
 Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương
cho gió.
 Được Hoài Thanh và Hoài Chân đưa vào cuốn Thi nhân Việt
Nam (1942).
 Ngoài làm thơ ông còn là nhà văn, nhà báo, nhà bình luận văn học.
 Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình làm trong
khoảng 1936 – 1944, thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình
ái nhưng lại có một mạch ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức
sống. Nhờ đó, ông được mệnh danh là "ông hoàng thơ tình".
 Sau khi theo Đảng (1945), thơ ông chủ yếu ca ngợi Đảng Lao động
Việt Nam, Hồ Chí Minh, thơ tình của ông không còn được biết đến
nhiều như trước.
2. Tiểu sử:
 1927: Học ở Quy Nhơn.
 1936 – 1937: Học ở Huế đến khi tốt nghiệp Tú Tài Khải Định.
 1937: Ra Hà Nội học trường Luật và viết báo. Là thành viên của Tự
Lực Văn Đoàn ( 1938 – 1940 ).
 1940: Vào Mỹ Tho làm viên chức (tham tá thương chánh).
 1942: Comeback Hà Nội, sống bằng nghề viết văn.
 1944: Tham gia phong trào Việt Minh, di tản lên chiến khu Việt Bắc,
hoat. Là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn ( 1938 – 1940 ).
 1940: Vào Mỹ Tho làm viên chức (tham tá thương chánh).
 1942: Comeback Hà Nội, sống bằng nghề viết văn.
 1944: Tham gia phong trào Việt Minh, di tản lên chiến khu Việt Bắc,
hoạt động văn nghệ cách mạng.
 Sau Cách mạng Tháng Tám: hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc,
làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội
văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.
3. Further information:
 XD còn tham gia viết báo cho tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ông là
một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội
Nhà báo Việt Nam.
 Là một trong những chủ soái của phong trào thơ mới.
 Xuân Diệu từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I. Ông còn được
bầu là Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân
chủ Đức năm 1983.
 Câu nói nổi tiếng: "Nhà văn tồn tại ở tác phẩm. Không có tác phẩm
thì nhà văn ấy coi như đã chết." (Trích tập Chân dung và đối
thoại, Trần Đăng Khoa)
 Những câu thơ nổi tiếng: ” Yêu là chết trong lòng một ít”, “Mau với
chứ, vội vàng lên với chứ/ Em, em ơi, tình non đã già rồi...”
4. Sáng tác:
 Thơ

 Thơ thơ (1938, 1939, 1968, 1970), 46 bài thơ


 Gửi hương cho gió (1945, 1967), 51 bài thơ
 Ngọn Quốc kỳ (1945, 1961)
 Hội nghị non sông (1946)
 Dưới sao vàng (1949), 27 bài thơ
 Sáng (1953)
 Mẹ con (1954), 11 bài thơ
 Ngôi sao (1955), 41 bài thơ
 Riêng chung (1960), 49 bài thơ
 Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), 49 bài thơ
 Một khối hồng (1964)
 Hai đợt sóng (1967)
 Tôi giàu đôi mắt (1970)
 Mười bài thơ (1974)
 Hồn tôi đôi cánh (1976)
 Thanh ca (1982)
 Tuyển tập Xuân Diệu (1983)
 Văn xuôi

 Phấn thông vàng (1939, truyện ngắn), 17 truyện


 Trường ca (1945, bút ký), 9 bài
 Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947, bút ký)
 Việt Nam nghìn dặm (1946, bút ký)
 Việt Nam trở dạ (1948, bút ký)
 Ký sự thăm nước Hung (1956, bút ký)
 Triều lên (1958, bút ký)
 Tiểu luận phê bình

 Thanh niên với quốc văn (1945)


 Tiếng thơ (1951, 1954)
 Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký)
 Ba thi hào dân tộc (1959)
 Phê bình giới thiệu thơ (1960)
 Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm (1961)
 Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (1961)
 Dao có mài mới sắc (1963)
 Thi hào dân tộc Nguyễn Du (1966)
 Đi trên đường lớn (1968)
 Thơ Trần Tế Xương (1970)
 Đọc thơ Nguyễn Khuyến (1971)
 Và cây đời mãi xanh tươi (1971)
 Mài sắt nên kim (1977)
 Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978)
 Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập I, 1981; tập II, 1982)
 Tìm hiểu Tản Đà (1982).
 Dịch thơ

 Thi hào Nadim Hitmet (1962)


 V.I. Lênin (1967)
 Vây giữa tình yêu (1968)
 Việt Nam hồn tôi (1974)
 Những nhà thơ Bungari (1978, 1985)
 Nhà thơ Nicôla Ghiđen (1982)
 Tác phẩm được phổ nhạc:
 Yêu được Châu Kỳ phổ thành Đừng nói xa nhau.
 Nguyệt cầm được Cung Tiến phổ nhạc.
 Vì sao được Phạm Duy phổ thành Mộ khúc.

4.1. Tiêu biểu:


- Giai đoạn “Thơ mới”: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945),
truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945).
- Giai đoạn cách mạng: Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối
hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983).
5. Giải thưởng: Ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn
học nghệ thuật (1996).

You might also like