You are on page 1of 15

Dụng thần thứ nhất là Kiêu (Giáp) lại bị hợp nên

mất. Dụng thần thứ hai là Kiếp tàng trong Ngọ lại bị
xung nên cũng mất
11. QUY TẮC HỢP HÓA – SINH KHẮC
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Đầu tiên là can chi hợp. Ở đây có sự phân biệt giữa
sự hợp có hóa và sự hợp không hóa.
Thiên can có hợp hóa được hay không phải lấy can
ngày làm chủ. Can tháng hoặc can giờ làm hợp, chi
tháng thấu ra ngũ hành giống nhau thì mới gọi là
hợp hóa.
Ví dụ: Giáp hợp với Kỷ, Giáp hoặc Kỷ phải là can
ngày, can tháng hoặc can giờ là can hợp. Khi can
ngày là Giáp thì can tháng hoặc can giờ là Kỷ, hoặc
khi can ngày là Kỷ thì can tháng hoặc can giờ phải là
Giáp. Giáp kỷ hợp - hành mà nó hóa là thổ nên chi
tháng phải là thổ, nó có thể là thổ của Thìn Tuất Sử
hoặc Mùi.
Còn hai trường hợp cũng có thể hóa: một là thiên
can của năm và tháng cùng hợp, chi năm là cùng
hành với hành mà can hợp đòi hỏi hóa, hai là can
ngày và can tháng, hoặc can ngày và can giờ hợp
nhưng hành của chi tháng không đáp ứng hành mà
nó hóa, nhưng ngũ hành mà nó đòi hỏi để hóa lại
được thể hiện ở tam hợp cục hoặc hội cục trong các
chi của tứ trụ thì cũng được coi như sự hợp có hóa.
Ví dụ ngày Canh hợp với tháng Ất, chi tháng không
phải là Thân hoặc Dậu, nhưng trong tứ trụ có tam
hợp Thân Tý Thìn hoặc hội cục Thân Dậu Tuất.
Địa chi hợp có hóa được hay không là do hai chi kề
sát nhau, can đồng hành chi trong đó phải lộ ra hành
mà nó đòi hỏi để hóa. Ví dụ Mão hợp với Tuất hành
nó đòi hỏi để hóa là Hỏa, vậy hàng can đồng hành
của hai chi này phải thể hiện là Bính hoặc Đinh hỏa -
Ở đây, một phải là Đinh mão hoặc phải là Bính tuất.
Những sự hợp không nằm kề liền nhau thì dù có hóa
nhưng lực giảm đi nhiều.
Khi là thiên hợp, hoặc địa hợp, thì sau khi hợp hóa,
hành mà nó hóa ra đã làm mất đi tác dụng của hành
ban đầu đơn lẻ. Khi gặp hợp mà không hóa thì ngũ
hành của nó vẫn độc lập giữ nguyên, nhưng khi đến
đại vận hoặc lưu niên cùng mang hàn khí mà nó có
thể hóa thì hợp lực đó được xác định, sức mạnh của
nó tăng lên.
Thiên can tương sinh – Sự tương sinh của các can kề
liền cho lực mạnh hơn các can cách nhau. Sự tương
sinh của can đồng tính mạnh hơn can khác tính. Can
sau khi sinh thì sức mạnh sẽ bị giảm, can được sinh
thì khí mạnh lên.
Thiên can tương khắc – Hai can khắc nhau thì đều bị
tổn thương, can bị khắc sẽ tổn thương lớn hơn. Khắc
cách ngôi mà có can ở giữa hóa khắc thì không gọi
là khắc nữa. Ví dụ Bính khắc Canh, nhưng tứ trụ có
Mậu Kỷ thồ, thì Bính xì hơi sinh thổ, để thổ sinh
kim, nêm gọi là liên tục tương sinh.
Trong khắc có hợp. Hợp mất sự khắc thì không còn
là khắc nữa. Ví dụ Bính khắc Canh, nhưng trong tứ
trụ có Tân thì nõ hợp Tân mà không khắc Canh nữa.
Can ngày bị một can nào đó khắc, nhưng can khắc
đó lại bị một can khắc chế ngự (khắc nó), như vậy
can ngày không bị khắc nữa.. Ví dụ can ngày là
Canh, Canh bị Bính khắc nhưng Bính lạ bị Nhâm
khắc – Như thế gọi là Nhâm Bính khắc nhau.
Các bạn nhớ cho là: Nó có thể tham hợp mà quên
khắc, nó có thể tham hợp mà quên sinh. Chỉ khi
hành đủ sức mạnh mới khắc nổi hành khác, nó là
điềm gốc như gốc tọa độ vậy. Và một chân lý đơn
giản phải nhớ là: “Tôi” khắc được “anh” thì anh
không đủ sức để khắc “nó” – Nó là cái thứ ba được
sinh thoát mà phát triển. Tôi là hành khí được xác
định là khởi đầu cho một lẽ sinh hay khắc nào đó.
Trong mệnh cục của tứ trụ, tôi đã khắc được anh thì
không còn lực để khắc “nó”, nên “nó” sẽ sinh thoát
(xuất hiện). “Nó” này là đại biểu cho tâm tính xuất
hiện sau khi anh bị khắc, bị phá hại. Nó trong tứ trụ
đóng vai trò gì ? Có thể là Nhật can, cũng có thể là
các thiên can khác. Ở đây bàn về tâm tính của “nó”
không phải từ ý đồ muốn bảo vệ cho tâm tính của
nhật chủ mà chỉ là khi sự cân bằng của tứ trụ xuất
hiện bên này khắc bên khác, bên khác vì thế không
có lực để khắc bên thứ ba, nên bên thứ ba được phát
triển, và vì thế tâm tính của nó được lộ ra.
Rõ ràng bên thứ ba đã được sinh thoát ra nên trong
sự cân bằng của tứ trụ, nó phải là bên có sức sống.
Ví dụ: Thương quan vì bị phá hoại (khắc) nên không
khác nổi Chính quan, do đó Chính quan có cơ hội
xuất hiện. Cái khắc Thương quan ngoài nó bị hình
xung hợp ra thì chủ yếu là Chính ấn. Chính quan
nhờ thương quan bị khắc chế mà xuất hiện, mối
quan hệ phù trợ hay áp chế của nó đối với nhật can
tất nhiên sẽ đóng một vai trò chủ đạo là tốt hay xấu,
trên cơ sở đó mà xác định cát cách hay bại cách của
tứ trụ.

Mối quan hệ của tâm tính mười thần là : “Phá thì


Lập”. Ấn khắc Thương, Thương không khắc được
Quan – Tâm tính Chính quan xuất hiện. Kiêu đoạt
Thực, Thực không chế ngự được Sát – Tâm tính
Thất sát xuất hiện. Kiếp tranh Tài, Tài không làm
tổn thất được Ấn – Tâm tính Chính ấn xuất hiện. Tỷ
đoạt Tài, Tài không khắc được Kiêu – Tâm tính
Kiêu thần xuất hiện. Thương khắc Quan, Quan
không chế ngự được Kiếp – Tâm tính kiếp tài xuất
hiện. Thực chê áp Sát, Sát không chế ngự được Tỷ,
nên tâm tính Ngang vai xuất hiện.
Tài làm tổn ấn, Ấn không khắc được thương – Tâm
tính Thương quan xuất hiện. Tài áp chế Kiêu, Kiêu
không đoạt được thực – Tâm tính thực thần xuất
hiện. Quan khắc Kiếp, Kiếp không phá được Tài
Tâm tính Chính tài xuất hiện. Sát Chế áp Ngang vai,
Ngang vai không kiếp được Tài – Tâm tính của
Thiên tài xuất hiện.
Ví dụ: nếu Nhật can vượng, can năm là Tài, can
tháng là Ấn, can giờ là Thương. Nếu tài có đủ lực thì
có thể khắc chế được Ấn, Ấn không có lực để khắc
chế Thương nữa, bản thân nhật chủ vượng lại không
bị tổn hao nên sinh phù Thương – Tâm tính Thương
quan lộ rõ là điều chắc chắn.
Người thương quan lộ rõ thì tâm tính hiên ngang,
thanh tao, không sợ quỷ thần, nếu thân vượng thì
tính nóng gấp đến độ hung hăng, dám chửi cả quỷ
thần., người này tính nết xấu, bề trên không dám
đụng đến nó, kẻ tiểu nhân thì sợ hắn mà lánh xa.
Thương quan trong mênh cục của tứ trụ này nhờ có
thân vượng, nó là hỷ thần của dụng thần (tài tinh).
Khi hành đến vận tài thì phú quý tự nhiên đến.
Nhưng đối với người thân nhược thì tính tình vẫn là
Thương quan, chỉ có điều không ghê gớm bằng
người thân vượng mà thôi, mức độ hung hăng giận
dữ giảm đi, nhưng khi nổi cơn thì cũng làm nhiều
người khiếp sợ.
Có người từ khi tuổi nhỏ đã có bản lĩnh kinh doanh,
cho dù văn hóa của họ rất tấp, nhưng tính toán rất
nhanh, khá chuẩn làm nhiều người nể phục. Loại
người đó trong mệnh cục lộ rõ tâm tính của Chính
tài. Theo mệnh lý mà nói, Tài vượng thì khắc Ấn,
Ấn chủ về Văn, nên người tài vượng thì văn hóa ít,
không cao. Loại người này không ham đọc sách, đi
làm kiếm tiền rất sớm. Đó là vì quy luật Tài khắc ấn
chỉ dạng người thân nhược. Người thân vượng có
thể thắng tài, nếu thân vượng tài ít thì không hành
nghề buôn bán được, nhưng ấn vượng lại học giỏi
nên hy vọng khắc ấn để tránh khỏi kiếp tài. Tài thấu
có ý nghĩa là khảng khái, phong lưu nhưng hay
hoang phí. Nói chung thân và Tài ngang nhau thì tài
là dụng thần. Chúng ta nên quan sát từ hiện tượng
này ở ngoài xã hội để kiểm nghiệm thêm trong quá
trình nghiên cứu học thuật.
TÂM TÍNH CỦA CHÍNH QUAN
Chính quan đại biểu cho chức quan, chức vụ thi cử
bầu cử, học vị danh dự, địa vị. Phụ nữ thì đại biểu
cho tình cảm với chồng và đường con cái. Nam giới
đại biểu cho đường tình cảm với vợ.
Tâm tính của Chính quan là chính trực, có tinh thần
trách nhiệm, đoan trang nghiêm túc, làm việc có
khoa học, có đầu có cuối và nghiêm túc. Song dễ
bảo thủ cứng nhắc, thái quá lại trở thành người
không kiên định.
TÂM TÍNH CỦA THIÊN QUAN
Thiên quan đại biểu cho chức vụ về quân cảnh han
hành pháp, tư pháp, đại diện cho ti cử bầu cử. Nữ
cũng là tình cảm với chồng, với con cái, nam giới
đại biểu cho tình cảm với vợ và con cái.
Tâm tính của Thiên quan là hào hiệp năng động,
thiến thủ, đại diện cho sự uy nghiêm, nhanh nhẹn.
Nhưng dễ bị kích động. Thái quá sẽ trở thành ngang
ngược thậm chí sa vào sự trụy lạc
TÂM TÍNH CỦA CHÍNH ẤN
Chính ấn đại biểu chi chức vụ, quyền lợi, học hành,
ngề nghiệp, học thuật, sự nghiệp, danh dự, địa vị,
phúc thọ và đại biểu cho tình mẹ
Tâm tính của chính ấn là thể hiện sự thông minh,
lòng nhân từ, không tham danh lợi, thể hiện sự chịu
đựng nhung vì thế mà ít tiến thủ. Thái quá thành
chậm chạp trì trệ.
TÂM TÍNH CỦA THIÊN ẤN
Thiên ấn đại biểu cho quyền uy trong ngề nghiệp,
năng lực trong nghệ thuật, biểu diễn diễn xuất, y
học, luật sư, tôn giáo kỹ thuật , nghể tự do, hoạt
động dịch vụ, còn thể hiện tình mẹ kế (dì ghẻ).
Tâm tính của Thiên ấn là tinh thông tay nghề, phản
ứng nhanh nhạy, nhiều tài nghệ, nhưng dễ cô độc,
thiếu tình cảm, thái quá tì ích kỷ, ghẻ lạnh.
TÂM TÍNH CỦA NGANG VAI
Ngang vai đại biểu cho tay chân, cấp dưới hoặc đồng
nghiệp, cùng phe phái, tranh lợi đoạt tài, khắc vợ
khắc cha. Nữ đại biểu cho tình tình chị em. Nam đại
diện cho tình aanh em.
Tâm tính của ngang vai là chắc chắn, cương nghị,
mạo hiểm hoặc lòng dũng cảm, tính tiến thủ, nhưng
dễ cô độc, ít hòa nhập, có thể đơn côi.
TÂM TÍNH CỦA KIẾP TÀI
Kiếp tài cũng đại diện cho tay chân cấp dưới hoặc
bạn bè. Còn đại biểu cho sự hao tổn tài, bị đoạt vợ,
khắc cha, hay tranh giành quyền lợi, thích lang
thang. Nữ đại diện cho tình anh em, Nam đại biểu
cho tình chị êm.
Tâm tính của Kếp tài là Nhiệt thành thẳng thắn, có ý
chí và kiên nhẫn. Phấn đấu bất khuất, nhưng dễ thiển
cận mù quáng, thiếu lý trí, thái quá hay manh động
liều lĩnh.
TÂM TÍNH CỦA THỰC THẦN
Thực thần đại biểu cho phúc thọ, dáng người, về
hưu, lộc. Nữ đại biểu cho tình cảm với con gái. Nam
đại biểu cho tình cảm với con trai.
Tâm ính của thực thần là ôn hòa, rộng rãi với mọi
người, hiền lành, thân mật, nhưng không thực bụng
dễ biểu hiện bề ngoài, tài ẩn thì giả tạo.
TÂM TÍNH CỦA THƯƠNG QUAN
Thương quan đại biểu cho việc bất lợi cho chồng và
cho người nhà, là biểu hiện cảu việ thất học, mất
quyền chức hay mất ngôi. Thể hiện việc thi cử khó
khăn, khó trúng tuyển. Nữ đại diện cho tình cảm với
con trai. Nữ đại diện cho tình cảm với con gái.
Tâm tính của thương quan là thể hiện sự thông minh
hợt bát, tài hoa dồi dào, hiếu thắng và dễ tùy tiện,
thiếu sự kiên nhẫn kiềm chế, không muốn sự ràng
buộc. Thái quá thì lại là kẻ tự do vô chính phủ.
TÂM TÍNH CỦA CHÍNH TÀI
Chính tài đại biểu cho tài lộc, sản nghiệp, tài vận
tiền lương, tình cảm với vợ.
Tâm tính của chính tài là cần cù, tiết kiệm, chắc
chắn thật thà, nhưng đôi khi có thể cẩu thả, thiếu
tính tiến thủ. Thái quá lại là người nhu nhược, không
có tài năng.
TÂM TÍNH CỦA THIÊN TÀI
Thiên tài đại biểu cho của riêng, trúng thưởng, sự
phát tài nhanh, thể hiện sự vượt trội trong cờ bạc. đại
diện cho quan hệ tình cảm với vợ lẽ.
Tâm tính của Thiên tài là khảng khái trọng tình,
nhạy bén lạc quan, phóng khoáng
Nhưng thái qua lại trở thành ba hoa, thiếu sự kìm
chế thậm chí phù phiếm
Trên đây là bàn về mối quan hệ “phá thì lập”. Nhưng
có một loại “không phá cũng lập”, tức là một thiên
can nào đó vượng nhưng không phá hại, như nhật
chủ có nhiều tỷ kếp nhưng mệnh không có quan tinh
tức là tỷ liếp không bị khắc chế thì tâm tính của
Ngang vai lộ rõ – Nó tự độc vượng và tự lập.
18. VƯỢNG SUY CỦA QUAN – SÁT
“Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất”
Chính quan
Chính quan là cái khắc tôi. Chính quan có nghĩa là
quang minh chính đại. Quan tức là quản, là tự ràng
buộc mình để làm điều tốt.
Chính quan thấu ra không có thiên quan (thất sát) thì
thanh cao tinh túy. Khi thân vượng thì rất tốt. Nếu
chính quan quá nhiều là sự khắc chế quá nhiều, sự
trói buộc mạnh mẽ thì trở thành nhu nhược, không
có năng lực, hơn nữa quan nhiều là bị sát, chủ về
cuộc sống gia đình không đầy đủ, tiền đồ học tập
gặp nhiều trắc trở, nếu không có Ấn Kiêu hóa giải
hoặc cứu trợ - Quan sinh Ấn (quan xì hơi ở Ấn) - Ấn
sinh thân thì càng có hại. Chính quan sợ nhất là gặp
thương quan – Là họa trăm đường đến. Nhưng cũng
có trường hợp Chính quan nhiều mong gặp được
Thương quan.
Quan tinh gặp lệnh tháng ở trường sinh, mộc dục,
quan đái, lâm quan, đế vượng lại không bị hình
xung, không, phá thì cấp quan sẽ cao, thích hợp cho
những người công chức. Nếu gặp suy bệnh tử mộ
tuyệt thì rất kém gặp thai dưỡng thì tạm được. *
Chính quan xuất hiện ở trụ năm: người mệnh cục trụ
năm gặp chính quan là nhờ âm đức tổ tiên lớn. Trụ
năm chỉ lúc tuổi còn nhỏ nên sớm có ý chí, con
đường học hành tốt. Đó có nghĩa là nhân tố tiên
thiên tốt. Song còn phải phối hợp với sự cố gắng của
các vận trình để tổng hợp. Nếu tiên thiên là người có
khả năng học tập nhưng vận trình không tốt thì con
đường học tập thi cử bị trắc trở. Người như thế
thường đế tuổi trung niên, thậm chí tuổi cao mới có
cơ hội đỗ đạt hay thành đạt. Can chi của trụ năm là
chính quan nếu không bị hợp mất hoặc không gặp kỵ
là hiển thị người đó xuất thân trong một gia đình
tượng đối, ví dụ là gia đình quan chức hoặc có địa vị
trong một vùng. Đồng thời cũng biểu thị bản thân
người đó cũng có công danh địa vị.
* Chính quan xuất hiện trên trụ tháng: Can tháng
hoặc chi tháng gặp được quan tinh xuất hiện, đó là
người con được cha mẹ nuông chiều, cuộc đời ít khó
nhọc. Là người chính trực, có tinh thần trách nhiệm
với người khác, trọng chữ tín nghĩa, học hành công
danh có kết quả. Trụ tháng có cung phụ mẫu là
người có nhiều anh em có phúc lộc và công danh.
* Chính quan xuất hiện trên trụ ngày: Quan tinh
đóng ở trụ ngày hiển tgij người đó tông minh mưu
lược, có tài ứng biến. Thân vượng lại gặp được Tài
thì phát đại phúc. Đối với nam thì địa chi ngày là vợ
là gặp được hỷ quan, vợ đơn trang hiền hậu. Đối với
nữ trụ ngày gặp quan là gặp được chồng quý.
* Chính quan xuất hiện trên trụ giờ. Can giờ là con
trai – Chi giờ là con gái. Trụ giờ có chính quan chủ
về con cái hiếu thuận, bản thân cuối đời được hưởng
hạnh phúc.
Hỷ quan ở đây chỉ thân và quan tinh tương đương,
không đến nỗi bị khắc hay áp chế, như thế thân có
thể thắng quan. Quan là lộc nên có công danh, thành
đạt. Điều bạn đọc cẩn thấu ró là Quan là hỷ hay kỵ
của thân chủ.
Vượng suy của Thiên quan
Thiên có nghĩa là không chính hoặc không phải là
chính thống. Quan có nghĩa là quản. Mệnh cục có
thực thần và thương quan chế ngự là thiên quan,
không có chế ngự thì gọi là thất sát. Để tiện sắp xếp
trong tứ trụ, thông thường người ta hay hiển thị là
thất sát. Mệnh cục đã gặp thiên quan thi không nên
gặp chính quan. Người có thực thần thương quan
chế ngự chủ về túc kế đa mưu, có quyền uy. Thực
thần chế sát, thương quan khắc sát. Hợp sát không
nên nhiều vì như thế không còn là quý mà trở thành
thấp hèn. Cho nên tứ trụ có thất sát thì chỉ khi thân
sát tương đương thì mới là tốt.
Thân vượng, sát nhược, tài tinh vượng mới là mệnh
tốt. Ngược lại thân nhược, sát vượng lại còn gặp tài
tinh thì nghèo đói và nhiều tai ách, trầm trọng hơn
thì có thể là tai họa sát thân. Đã có thiên quan thì
không nên gặp chính quan, vì như thế là gặp quan
sát hỗn tạp, dễ mắc họa lao tù hoặc kiện tụng, nghịch
nhiều thuận ít, mọi việc khó thành hoặc trở thành kẻ
tiểu nhân. Vì vậy tốt nhất là thực thần thương quan
hoặc được chế ngự, hoặc hợp mất một quan, hoặc
một sát để giảm bớt điều xấu. Thân nhược, sát
vượng thì phải dựa vào quan ấn để hóa giải. Nếu
trong tứ trụ thân và sát ngang nhau, Sát Ấn phùng
sinh là chủ về công danh hiển đạt, sự nghiệp phát
triển, văn võ song toàn, quyền uy nổi tiếng. Có sát
mà không có ấn là có lực mà không oai phong, trung
hậu đa tình, ít vui. Sát hặc quan nhiều khắc trụ ngày
thì không tốt, chủ về tính cách nhu nhược, không có
năng lực, không gặp tai nạn thì chết yểu, hoặc cơ thể
chân tay có tật. Thiên quan ở trường sinh tới đế
vượng thì vinh hoa phú quý. Thiên qua ở tử mộ tuyệt
thì tiền đồ học hành trắc trở, quan lộc tổ thất.
-- Thiên quan xuất hiện ở trụ năm: Con đầu nếu
không phải là trai thì nó cũng đã có anh hoặc chị,
xuất thân trong gia đình nghèo khó. Nếu có chế thì
người đó có chức vụ và nổi tiếng. Thân nhược không
có chế thì là người xuất thân trong gai đình đói khổ.
-- Thiên quan ở trụ tháng: Can năm và can giờ có
thực thần, thương quan chế ngự thì đó là quý mệnh.
-- Thiên quan xuất hiện ở chi ngày: Người đó phần
nhiều lấy được vợ (hoặc chồng) cương nghị quật
cường, tiết tháo. Nếu không có thực thần chế ngự thì
vợ chồng không hòa thuận, nếu gặp xung thì phần
nhiều là gặp tai họa hoặc bệnh tật. khi có thực thần
chế ngụ hoặc gặp được hợp để hóa thì có sự hòa
giải.
-- Thiên quan xuất hiện ở trụ giờ: là kỵ thần, phần
nhiều con cái không hiếu thảo. Trong tứ trụ có thực
chế ngự thì lại sinh được đứa con phú quý. Chi giờ
chế ngự can giờ, Nhật nguyên lại vượng, lại có tài
tinh, ấn tinh không bị xung phá đó là mệnh đại phú
quý, là người nắm quyền tới cấp tướng (hoặc tương
đương), là người có uy danh nổi khắp một vùng.

You might also like