You are on page 1of 83

Sao Tử Vi

Tử Vi tổng luận
 Thuộc tính: Âm Thổ.
 Vị trí: Chủ tinh Bắc Đẩu.
 Hóa khí: Tôn quý
 Chủ quản: Quan Lộc
 Miếu ở ba cung Sửu Ngọ Mùi, không ưa ở Thìn - Tuất.
 Ưa các sao Cát, ưa nhất là Thiên Phủ, Thiên Tướng. Ghét các sao Hung, ghét nhất là
Tham Lang, Phá Quân; không kỵ Hỏa Tinh, Linh Tinh, Thất Sát.

Cát thì chủ về độ lượng, hung thì chủ về dễ nhiễm xấu.

Đặc tính của Tử Vi như sau:

 Có khí quý phái, có tài lãnh đạo. Còn tài năng lãnh đạo có hoàn mỹ hay không, mệnh lệnh
có chính xác không, thì cần phải xem ở cung vị nào, hội hợp với các sao nào, cát hung ra
sao mới định được.
 Có lực điều giải, tức là giỏi khống chế và làm thay đổi. Có thể kiềm chế các sao Hung
hãm như Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương Đà La, Địa Không, Địa Kiếp, Hóa Kỵ. Nhưng lại
không tránh được ảnh hưởng của ám tinh Cự Môn. Bởi vì, bởi vì Cự Môn có tính chất
thuyết phục lý lẽ mạnh, khi Hung thì thành Ngụy Biện giỏi nên có thể khiến Tử Vi phát huy
theo hướng tiêu cực hoặc sai lầm.
 Có lực khắc chế đối với hai sao Thất Sát, Phá Quân
 Có lực cạnh tranh. Nếu như hội hợp với các sao có sự trợ giúp cho lực cạnh tranh như
Thiên Phủ, Thiên Tướng, Hóa Quyền, Hóa Khoa, thì càng không dễ nhượng bộ.
 Có lòng tự tôn, mà còn có tính cách mạnh mẽ. Cho nên có biểu hiện tự cao tự đại, thiện
ác tùy tâm. Nếu hội chiếu với Sát tinh mà không có sao Cát, thì dễ kích động, tính khí thất
thường. Nhưng vì tính chất này nên ít chịu chia sẻ thẳng thắn, muốn được thấu hiểu
nhưng không chịu tự nói ra.

---------------------

Muốn luận đoán tính chất của Tử Vi trong mệnh bàn, cần phải căn cứ các sao Cát và sao Hung
cùng tụ tập ở “Tam phương Tứ chính”, cần phải biết tường tận tính chất cá biệt của từng sao,
không được bỏ sót.

 Ví dụ như “Tử Vi, Phá Quân” tọa mệnh ở cung Sửu, được Tả Phụ, Hữu Bật cùng giáp cung,
nhưng ở cung Dậu gặp Kình Dương, cung Mùi gặp Đà La, Tinh hệ có kết cấu dạng này, chủ
về nhờ Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung mà có nhiều trợ lực, nhưng không tránh được sẽ bị
tranh chấp bất ngờ về phương diện sự nghiệp, lúc trẻ dễ bất lợi, ví dụ như phá tướng.
Đến cung hạn có Tử Vi, không có ý nghĩa độc đoán mà biểu thị sự phát huy tài lãnh đạo. Gặp cát
tinh tụ tập, thường thường là vận trình một mình phụ trách công việc.

Tử Vi hóa Quyền
Tử Vi hóa Quyền có tính thúc ép mạnh, khí thế bức người, dễ khiến bầu không khí căng thẳng,
nặng nề, dễ tạo thành áp lực trong quan hệ. Đây là một đặc điểm lớn nhất của Tử Vi hóa Quyền.
Do tính chất này, Tử Vi hóa Quyền rất bận rộn, ít hòa đồng, bởi vì khi giao lưu quan hệ mà mọi
người ở bên cạnh sẽ bị áp lực. Bất kể là thượng cấp hay người dưới quyền, đều cảm thấy không
được thoải mái, chỉ có người ngoài cuộc mới có thể tán thưởng mà thôi.

Hóa Quyền là chủ về quyền lực thực tế, thúc đẩy thực hiện, cho nên khi Tử Vi hóa Quyền sẽ gánh
vác công việc rất cụ thể. Tử Vi hóa Quyền thủ Mệnh thì mệnh tạo cũng có năng lực đảm trách
công việc. Nhưng hễ cung Mệnh là Tử Vi hóa Quyền, thì Cung Tài Bạch ắt sẽ là Vũ khúc Hóa Kỵ
chủ về điều chuyển tiền bạc quá thận trọng, thiếu hợp lý, sự linh hoạt và khôn ngoan không có
nên không thích hợp trong kinh doanh làm ăn, nhất là khi mình tự chủ. Đây là khuyết điểm lớn
nhất của Tử Vi hóa Quyền.

Trong hoàn cảnh không thể tự chủ, phải làm việc dưới quyền người khác, thì người Tử Vi hóa
Quyền tâm cao khí ngạo mà miễn cưỡng làm theo, có tâm lý lao động không nhiệt tình vì cho
rằng không thể mang thông minh tài chí của mình ra mưu cầu lợi ích cho bản thân, phải phục
tùng người khác, khiến cho trong các mối quan hệ hay thể hiện cái tôi với thái độ quá rõ ràng, với
tâm lý muốn người ta phải hiểu ra và chấp nhận thái độ đó của mình, muốn thông qua thái độ để
người khác phải đưa ra những biểu hiện hay phản ứng xoa dịu mình, hoặc kỳ vọng rằng người ta
phải hiểu được ý đồ hay nhu cầu của mình và và hi vọng người ta phải tự động phải đáp ứng
mình chứ nhất định không nói thẳng ra, tạo ra những hậu quả bất lợi một cách không cần thiết
trong các mối quan hệ.

Ưu điểm của tính chất cao ngạo, là sẽ chịu đựng khó khăn mà không nói ra, tự làm tự chịu. Cho
nên ngay cả khi phải làm việc một cách miễn cưỡng, cũng sẽ không muốn bị coi thường, cố
gắng để làm có hiệu quả như kỳ vọng, lại vì không muốn bị đánh giá phán xét, nên có thể tha thứ
cho người ta trong nhiều hoàn cảnh để có cảm giác mình ở trên người ta (do tâm lý ban ơn
mang lại). Từ ngoài nhìn vào mà không rõ sự tình sẽ thấy người này bao dung.

Tử Vi hóa Khoa
Tử Vi hóa Khoa có thể cải thiện một số khuyết điểm, như cố chấp, độc đoán, yêu ghét tùy ý,.v.v...
cố hữu của Tử Vi.

Tử Vi hóa Khoa chủ về tăng danh vọng ở phạm vi khá rộng, có sắc thái công chúng, hơn xa Vũ
Khúc hóa Khoa chỉ có tính cục bộ.
Chỉ cần không phải là "tại dã cô quân", sức ảnh hưởng của Tử Vi hóa Khoa sẽ khiến tính quyền
uy thể hiện ra có sự cân bằng hơn, nên cũng dễ có được sự tin phục hơn và khiến người khác
cảm thấy dễ gần hơn.

Tử Vi hóa Khoa, có thể phân biệt rõ thị phi, mặc dù xử sự vẫn có phong cách cá nhân mạnh mẽ,
nhưng cũng giảm bớt được tác động tiêu cực của tính ưa nịnh vốn có mà trở lên thông tuệ hơn.
Dù không có Xương Khúc hội hợp, cũng chủ về dễ tiếp thu tri thức, và có thể biểu đạt ý nghĩa ý
nghĩ, hiểu biết của mình. Cho nên “Tử Vi hóa Khoa" có tính chất khá thiết thực và tốt lành.

Tử Vi hóa Khoa nếu còn được các sao Phụ diệu, Tá diệu, thì thích hợp làm việc trong chính giới,
cổ nhân gọi là "nho thần", ắt sẽ có địa vị rất cao. Nếu gặp Sát tinh, thì chỉ có thể biểu hiện trong
phạm vi cục bộ.

Nhưng phàm là Tử Vi hóa Khoa, thì bất kể là có kết cấu tinh hệ nào, cũng đều dễ chuốc đố kỵ,
chỉ không bị tổn thương mà thôi. Đây là sự cân bằng tất yếu của việc danh vọng lan xa, địa vị đi
kèm với đánh giá bình phẩm, mà bình phẩm về địa vị đương nhiên là nhiều ý kiến, trong đó địa vị
càng cao thì đố kỵ đi kèm càng nhiều, vốn là hiện tượng tự nhiên của xã hội.

Tử Vi tọa Mệnh cũng có tốt có xấu.


Điểm tốt là, người có Tử Vi tọa Cung Mệnh, về đại thể đều có thể phùng hung hóa cát, cục diện
càng khốn khó, càng có thể phát huy tài năng một cách ung dung mà không rối loạn, đồng thời
cũng khá có chủ kiến.

Điểm xấu là, dễ biến thành cô độc, độc đoán, có nhiều ngạo khí mà khó phục người khác.

Cho nên gặp người có Tử Vi tọa mệnh, ngoại trừ xem “Tam phương Tứ chính” của cung Mệnh,
còn phải xem cung Phúc Đức, bởi cung Phúc Đức chủ về thị hiếu, thói quen, sở thích, nếu thỏa
đáng thì dù tính cách cao ngạo vẫn có thể tham gia với những thú vui cùng người khác được,
nhờ đó mà trở lên gần gũi hơn.

Ngoài ra, cần phải xem học vấn, nếu gặp Văn Xương, Văn Khúc, hoặc Hóa Khoa , thì nhờ có học,
tuy hơi độc đoán nhưng thường thường cũng có thể đưa ra quyết định tốt.

Nếu cung Quan Lộc hoặc cung Tài Bạch hơi kém, thì địa vị xã hội không cao, khó khiến cho
người ta phục tùng, hành xử thiếu hợp lý, hoặc ý chí hay khả năng kiểm soát cảm xúc kém, kết
quả phát triển thành nguy cơ có tính phẫn thế và ghét đời. Cổ nhân nói Tử Vi mà gặp các sao
Sát, sao Không làm tăng nhân hay làm đạo sĩ thì còn phải xem sâu thêm một bậc.

Nhưng Tử Vi nhập mệnh mà không gặp Văn Xương, Văn Khúc hoặc Hóa Khoa, thì chủ về có học
hành KHÔNG CÓ thành tựu; nếu thực tế còn không chịu học, sẽ đưa ra những phán đoán sai lầm.
Nhất là người có cung Phúc Đức không thích hợp có thể biến thành bạo ngược một cách thô bỉ.

Cổ nhân nói Tử Vi ưa gặp lục Cát tinh, tức Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi,
Thiên Việt, gọi là “Bách quan triều củng”.
Triều củng Tử Vi cát lợi có hai hệ chính. Một là “Phủ Tướng triều viên”. Hai là “Bách quan triều
củng” là Phụ, Tá, và tạp diệu.

---------------------

“Phủ Tướng triều viên”


Chính Diệu triều củng Tử Vi cần phải là Thiên Phủ, Thiên Tướng mới hợp cách, gọi là “Phủ
Tướng triều viên”.

Thiên Phủ là “kho tiền”, Thiên Tướng là “quan ấn”. Quân vương mà không có kho tiền thì không
thể lập quốc, không có quan ấn thì không thể ban hành mệnh lệnh. Dù được “Phủ Tướng triều
viên” vẫn cần phải nghiên cứu tính chất của Thiên Phủ và Thiên Tướng trong tinh bàn.

Khi “triều củng” Tử Vi, Thiên Phủ rất ưa gặp sao lộc, trong đó trường hợp gặp Vũ Khúc Hóa Lộc
là thượng cách, trường hợp gặp Liêm Trinh Hóa Lộc là kế đó, trường hợp gặp Lộc Tồn là sau
cùng. Được sao lộc thì kho tiền đầy. Không nên đồng độ với Địa Không, Thiên Không, cũng
không ưa Chính Tiệt Không và Chính Tuần Không Thiên Phủ có “sao Không” đồng cung là “kho
trống”, dù hội hợp với Tử Vi cũng không có tác dụng.

Thiên Tướng “triều củng” Tử Vi, rất ưa gặp “Tài ấm giáp ấn” (tức là Thiên Đồng Hóa Lộc, hoặc
Cự Môn Hóa Lộc, cùng với Thiên Lương giáp Thiên Tướng); rất kỵ gặp “Hình kỵ giáp ẩn” tức là
Thiên Đồng Hóa Kỵ, hoặc Cự Môn Hóa Kỵ, cùng với Thiên Lương giáp Thiên Tướng); nếu Kình
Dương và Đà La cùng giáp Thiên Tướng cũng có tính chất không lành.

Tuy nhiên “Phủ Tướng triều viên” vẫn không bằng cách cục “Bách quan triều củng”. Cho nên Tử
Vi đóng ở cung Mệnh được “Bách quan triều củng”, thì có thể đại phú đại quý; còn được “Phủ
Tướng triều viên” thì chỉ là cách cục không thấp, nếu chỉ mang đặc tính của Tử Vi để phát huy
mà Thiên Phủ, Thiên Tướng không có đặc điểm như trên thì chưa chắc có thể phú quý.

---------------------

“Bách quan triều củng”


“Bách quan” và “Quần thần” gồm: Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, Tam Thai, Bát Tọa,
Ân Quang, Thiên Quý, Lộc Tồn, Thiên Mã, Thiên Khôi, Thiên Việt.

Ngoại trừ “Tam phương Tứ chính”, Tử Vi còn chịu ảnh hưởng của hai cung ở bên trái và bên
phải. Nó rất ưa Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung, kế đến là Văn Khúc, Văn Xương giáp cung.

Phụ diệu “triều củng” rất ưa Tả Phụ và Hữu Bật giáp cung (chỉ thấy ở hai cung Sửu hoặc Mùi),
được giáp là “Tử Vi, Phá Quân”. Có thể cải thiện những hiểm trở sẽ gặp phải của hai sao “Tử Vi,
Phá Quân”. Nếu gặp Tả Phụ, Hữu Bật hội hợp ở tam phương, cũng chỉ về người này cuộc đời có
nhiều trợ lực, hoặc nhiều thuộc hạ.
Tử Vi cũng ưa Thiên Khôi, Thiên Việt hội hợp ở “Tam phương Tứ chính”, có thể làm tăng tài lãnh
đạo, đồng thời cũng chủ về gặp nhiều điều tốt lành.

Tá diệu “triều củng” Tử Vi, rất ưa Văn Xương, Văn Khúc. Có thể làm tăng tư tưởng cao thượng,
thanh nhã, giảm khuyết điểm độc đoán, tự cao tự đại của Tử Vi. Chỉ có trường hợp “Tử Vi, Tham
Lang” gặp Văn Xương, Văn Khúc mới làm mạnh thêm sắc thái đào hoa.

Tử Vi cũng ưa gặp Lộc Tồn, Thiên Mã. Điều này đối với Tá diệu, thông thường dễ khiến tư tưởng
của người ta hay thay đổi, nhưng đối với người có Tử Vi tọa mệnh, có thể làm trung hòa khuyết
điểm cầu danh bất cầu lợi, thậm chí cầu khí bất cầu tài.

Tạp diệu “triều củng” gồm:

 Tam Thai, Bát Tọa làm tăng địa vị, bởi vì hai tạp diệu này là tùy tùng.
 Ân Quang, Thiên Quý làm tăng danh dự, bởi vì hại tạp diệu này chủ về vinh dự.
 Đài Phụ, Phong Cáo làm tăng danh giá, bởi vì hai tạp diệu này chủ về ân huệ vinh dự.
 Long Trì, Phượng Các làm tăng sự linh hoạt khéo léo, bởi vì hai tạp diệu này chủ về tài
nghệ.
 Thiên Phúc, Thiên Thọ, làm tăng sự thông đạt, bởi vì hai tạp diệu này chủ về phúc thọ.

---------------------

“Tại dã cô quân”
Nếu không có “Bách quan triều củng”, Tử Vi nhập Miếu còn khá, nếu không thì là “Tại dã cô
quân”, ngay cả “Phủ Tướng triều viên” cũng không có sẽ có biểu hiện do tự cao mà không hòa
hợp được xung quanh.

Tính chất của nó, lại có thể chia ra hai loại là: gặp “sao Không” và không gặp “sao Không”.

 Gặp “sao Không”, chủ về thành kiến rất nặng, nhưng tư tưởng siêu thoát. Cho nên nếu
gặp thêm Hoa Cái, Thiên Hình, thì có khuynh hướng nghiên cứu triết lí hoặc tôn giáo.
Càng nên gặp hai sao Thiên Đức, Bác Sĩ; nếu đồng thời gặp Văn Xương hoặc Văn Khúc,
thì chủ về lỗi lạc bất phàm.
 Không gặp “sao Không”, xử sự không uyển chuyển, không ra lệnh được, nhưng không
chịu cúi đầu trước người khác, vì vậy mà tạo thành khó khăn cho bản thân.
 Gặp sao Không mà gặp thêm các sao Sát, Kỵ, chủ về người này không nhờ được người
thân, thời xưa là mệnh số làm tăng nhân, đạo sĩ.
 Không gặp sao Không mà gặp các sao Sát, Kỵ, thì cuộc đời nhiều thị phi phiền toái. Trong
vận hạn mà gặp nó, cũng chỉ về kiện tụng hoặc phẫu thuật.
 Gặp Địa Không, Địa Kiếp, và Tứ Sát tinh, thì chỉ thích hợp phát huy tư tưởng siêu thoát.
Cho nên cố nhân cho rằng trường hợp này thích hợp làm tăng nhân, đạo sĩ . Nhưng ở thời
hiện đại, có thể phát triển thành nhân vật có tư tưởng đặc biệt. Nếu gặp được Tham
Lang, Thiên Tài, hoặc Liêm Trinh, thì có khả năng là nghệ thuật gia hoặc nhà thiết kế.
 Gặp các sao Sát, Không còn tương hội với Thái Âm, thì tư tưởng siêu thoát sẽ không phát
huy mà biến thành người hí lộng thủ đoạn, thích giờ mánh khóe.

Trong các Sát tinh, Tử Vi chỉ sợ Kình Dương, Đà La, mà không sợ Hỏa Tinh, Linh Tinh . Nhưng
cũng không ưa Kình Dương, Đà La và Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng thời hội hợp. Tứ Sát tinh cùng
chiếu, thì Tử Vi trở thành bạo chúa; người này quá nặng ưa ghét, thành kiến, hơn nữa tâm chí đê
tiện, nhu nhược, nhưng độc đoán cao ngạo.

 Kình Dương và Đà La giáp cung, thì dễ chuốc oán.


 Hỏa Tinh và Linh Tinh giáp cung thì chỉ chủ về hao tổn vì trở ngại nhiều.

Cả hai trường hợp đều chủ về việc gì cũng phải tự mình làm.

---------------------

Muốn luận đoán đánh giá tính chất của Tử Vi độc tọa, phải chú ý sự quân bình giữa tinh thần và
vật chất.

Bản thân Tử Vi đã có cả bản chất thuộc về phương diện tinh thần (như tính độc đoán mạnh, về
phương diện yêu ghét có cá tính đặc thù, về phương diện tinh thần ắt sẽ có tiêu khiển và yêu
chuộng. có lực quyết đoán, v. v...); cũng có tính chất thuộc phương diện vật chất (như thú vui, sở
thích hưởng thụ vật chất, tài lãnh đạo, tài tổ chức, v. v...); hội hợp với các sao khác nhau, sẽ làm
mạnh thêm tính chất về phương diện tinh thần, hoặc làm mạnh thêm tính chất về phương diện
vật chất, hay là trong hai có một phương diện yếu đi, thậm chí nhuyễn hóa thành một đặc tính
khác, khi luận đoán thực sự cần xem trọng.

Lấy bản thân Tử Vi để nói, Tử Vi được “bách quan triều củng”, Tử Vi Hóa Quyền là nặng tính vật
chất; Tử Vi là “tại dã cô quân”, Tử Vi Hóa Khoa thì nặng tính tinh thần.

Tham Lang, Vũ Khúc, Thiên Phủ là các sao thuộc về tính vật chất. Liêm Trinh, Thiên Tướng là
các sao thuộc về tính tinh thần.

---------------------

Tử Vi nặng tính vật chất


Các trường hợp làm mất cân bằng, khiến Tử Vi thiên về tính vật chất gồm:

 Tham Lang Hóa Lộc hay Hóa Quyền.


 Vũ Khúc Hóa Lộc hay Hóa Quyền.
 Thiên Phủ Hóa Khoa.
 “Bách quan triều củng”, đặc biệt là Tả Phụ, Hữu Bật.
 “Liêm Trinh Hóa Lộc, Thiên Tướng “Tài ấm giáp ấn””, làm yếu đi tính tinh thần của Tử Vi,
tính vật chất tương đối có thể mạnh thêm.

Tử Vi độc tọa nặng tính vật chất thì khi đến các cung hạn là đại vận hoặc lưu niên sau thì đắc
chí hay phát tài.
 Phá Quân hóa Lộc hay Phá Quân hóa Quyền.
 “Liêm Trinh hóa Lộc, Thiên Phủ”.
 “Vũ Khúc hóa Lộc, Thiên Tướng” nặng tính vật chất.
 Thất Sát gặp Lộc Tồn hoặc gặp sao hóa Lộc.
 Thiên Cơ hóa Lộc gặp Tả Phụ, Hữu Bật.

Tử Vi nặng tính vật chất đến cung hạn Tham Lang nặng tính vật chất , sẽ không chủ về sắc dục;
nếu ở cung Tật Ách thì chủ về bệnh gan, bệnh dạ dày, đường ruột.

Tử Vi nặng tính vật chất mà đến cung hạn Tham Lang nặng tính tinh thần thì sẽ nhuyễn hóa
thành sắc dục. Khi Tham Lang ở cung Mệnh, cung Phúc Đức, hay cung Phu Thê, đều là mệnh
tạo có phát sinh tình cảm với người khác mà không phải là người phối ngẫu. Nếu là lúc Tham
Lang tọa thủ cung Tật Ách, thì chủ về bệnh tật đường sinh dục và thận.

Tử Vi nặng tính vật chất đến cung hạn có “Thiên Đồng, Cự Môn”:

 Thiên Đồng Hóa Lộc, thường thường đây là năm hoặc vận trình thu hoạch;
 Thiên Đồng Hóa Kỵ, cũng có thu hoạch, nhưng chủ về có trở ngại trong quá trình thu
hoạch.
 Cự Môn Hóa Kỵ, đây là đại vận hoặc lưu niên chủ về thất bại, tổn thất.

Tử Vi nặng tính vật chất đến cung hạn có Thất Sát, lập tức phát sinh chuyển biến về sinh hoạt
vật chất.

---------------------

Tử Vi nặng tính tinh thần


Các trường hợp khiến Tử Vi mất cân bằng, thiên về tính tinh thần gồm:

 Sao Không và Tạp diệu Hoa Cái, sao đào hoa đồng độ với Tử Vi.
 Thái Âm Hóa Lộc, hóa Quyền, hóa Khoa.
 Thiên Cơ Hóa Khoa, gặp Văn Xương, Văn Khúc
 Tham Lang đồng độ với Thiên Hình, hoặc đồng độ với sao Không; Tham Lang hóa Kỵ.
 “Vũ Khúc hóa Kỵ, Thiên Tướng”, hoặc “Vũ Khúc, Thiên Tướng Hình Kỵ giáp Ấn”
 Liêm Trinh đồng độ các sao đào hoa; hoặc đồng độ với Văn Xương, Văn Khúc.
 “Thiên Phủ Hóa Khoa, Liêm Trinh”.

Tử Vi nặng tính tinh thần đến cung hạn Tham Lang nặng tính vật chất, cũng có có thể nhuyễn
hóa thành sắc dục.

Tử Vi nặng tính tinh thần đến cung hạn có Tham Lang nặng tính tinh thần, có thể có khuynh
hướng trốn đời, hoặc thành sáng tác nghệ thuật, sẽ vào vận trình phát huy sự hưởng thụ tinh
thần. Nếu Tham Lang ở cung Tật Ách, chủ về các bệnh không có thực chất như rối loạn chức
năng, thần kinh hưng phấn hoặc thần kinh suy nhược, hoặc do hệ nội tiết mất quân bình khiến
cho khí quan mẫn cảm.

Tử Vi nặng tính tinh thần ưa đến cung hạn Thái Âm, “Thái Dương, Thiên Lương” nặng tính tinh
thần (Thái Dương Hóa Lộc, hóa Quyền, hóa Khoa, Thiên Lương Hóa Khoa) thì phối hợp rất tốt, tất
sẽ là đại vận hoặc lưu niên được danh vọng, có tiếng tăm.

Tử Vi nặng tính tinh thần đến cung hạn có “Thiên Đồng, Cự Môn” của lưu niên hoặc đại vận chủ
về xảy ra rắc rối tình cảm, hoặc sự nghiệp không như ý, hoặc xảy ra tình trạng có những cảm thụ
đặc biệt, cần phải xem hội hợp với các sao Phụ, Tá, sát, hóa nào để định.

Tử Vi nặng tính tinh thần đến cung hạn có Thất Sát, chủ về kéo dài một thời gian rồi mới xảy ra
chuyển biến về đời sống tinh thần (nếu Thất Sát là cung Mệnh của lưu niên, chủ về sự chuyển
biến sẽ xảy ra vào nửa năm cuối; nếu Thất Sát là cung Mệnh của đại vận, chủ về sự chuyển biến
sẽ xảy ra vào 5 năm cuối).

Phá Quân hơi giống Thất Sát, chuyển biến ở biên độ khá lớn.

---------------------

Tử Vi tại Mệnh
Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ
Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, đối cung là Tham Lang độc tọa; cung vị Biểu hiện là “Vũ
Khúc, Thiên Tướng”, cung vị Khí số là “Liêm Trinh, Thiên Phủ”. (Xem hình 13, 14)
Tử Vi độc tọa ở cung Tí không bằng ở cung Ngọ, bởi vì ở cung Ngọ là nhập Miếu, tài lãnh đạo và
lực điều hòa chế hóa đều lớn hơn khi độc tọa ở cung Tí, vì vậy địa vị và tài phú cũng đều hơn
hẳn.

Các tình huống tăng khí thế, giảm trở ngại cho Tử Vi độc tọa gồm:

 “Bách quan triều củng”.


 Tả Phụ, Hữu Bật giáp mệnh.
 Văn Xương, Văn Khúc giáp mệnh.
 Long Trì, Phượng Các giáp mệnh.

“Tại dã cô quân” gặp các sao Không (Thiên Không, Địa Không) chủ về thích truy tìm chân lý,
hướng đến tôn giáo, cũng có thể thành nhân vật lãnh đạo tôn giáo. Lại gặp Hoa Cái, khuynh
hướng tôn giáo tín ngưỡng càng sâu, hơn nữa còn tham tìm hiểu sự việc thần bí.

Tử Vi độc tọa mà gặp đủ các sao Phụ, Tá, Sát, Hóa, thì cần phải xét xem các sao Cát hung nhiều
ít thế nào, sức mạnh của chúng ra sao, để định tốt xấu.

 Không có sao Cát hội họp, mà chỉ gặp Sát tinh, thì rất dễ cảm thấy có tài mà không gặp
thời, nên làm việc ở lĩnh vực kinh doanh thương mại.
 Sát tinh nhập Miếu, Sát tinh không nhiều, thì vẫn có thể hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh thương mại mà trở nên giàu có. Tốt nhất là được sao khác Hóa Lộc hoặc Lộc Tồn
hội họp, dễ giàu có mà còn có địa vị trong xã hội, nhất là, càng dễ phát triển trong giới
thương nghiệp. Nếu theo lãnh vực chính trị, văn hóa giáo dục, thì trái lại, sẽ gặp nhiều
trắc trở, bất đắc chí.
 Sát tinh nặng, thông thường đều chủ về bất hòa, tranh chấp thị phi. Nhất là gặp phải Kình
Dương lạc hãm, càng chú về kiện tụng, hoặc phẫu thuật ngoại khoa.
 Gặp một hai sao Sát, Kỵ thì lại chủ về ưa nghe lời nói xấu, dèm pha, thị phi.

Tử Vi độc tọa, đối cung ắt sẽ gặp Tham Lang, chủ về ra ngoài thích quan hệ giao tế, có các sao
đào hoa hội hợp thành mê tửu sắc. Nếu hội họp Thiên Hình hoặc Đà La thì có thể tự kiềm chế.
Trong đại vận hoặc lưu niên có Tử Vi độc tọa ở cung hạn, cần phải xét kĩ các sao hội hợp để
định cát hung.

 Gặp Cát tinh thì chức vụ thăng tiến, thương vụ phát triển, phúc lộc đều hậu hĩnh.
 Gặp Địa Không, Địa Kiếp, sao Hao thì chủ về kinh tế khó khăn hoặc phá tài.
 Sát tinh tương hội thì chủ về bất hòa, có tranh chấp, gây ra đình trệ, ảnh hưởng tiêu cực
lên địa vị.

--------------------

Tử Vi hóa Quyền, can Nhâm, nên ở cung Ngọ ắt sẽ gặp Kình Dương, Đà La, ở cung Tí thì đồng độ
với Kình Dương, hội "Liêm Trinh, Thiên Phủ hóa Khoa" ở cung Quan Lộc, "Vũ Khúc hóa Kỵ, Thiên
Tướng" ở cung Tài Bạch.

Về phương diện sự nghiệp, nhờ sắc thái của Thiên Phủ hóa Khoa nên rất xem trọng uy tín, thiếu
tài năng thì dễ biến thành người bảo thủ, nhưng dù gì cũng điều tiết được Vũ Khúc Hóa Kỵ ở
cung Tài. Vũ Khúc hóa Kỵ ở cung Tài chủ về điều chuyển tiền bạc không hợp lý. Sự thiếu hợp lý ở
đây gồm quá cẩn trọng mà không khiến cho dòng tiền được điều chuyển đủ khôn ngoan mà
hiệu quả thấp, hoặc cẩn trọng không dám đổi mới duy trì cách cũ mà khiến cho hiệu suất không
thể cải thiện dù thời cơ tới.

Tử Vi hóa Quyền ở cung Ngọ còn bất lợi về hôn nhân, đặc biệt là đối với nữ mệnh. Đây là vì bị
ảnh hưởng bởi Tham Lang ở đối cung, trở thành cách "Phiếm thủy đào hoa" dễ có tình mà lại
không có duyên, có duyên mà lại không có tình.

Ở lưu niên hay đại vận mà gặp nhóm tinh hệ này, là biểu trưng cho sự phát triển quyền lực.
Nhưng cần phải chú ý quản trị khôn ngoan về mặt tài chính, nếu không dễ cảm thấy hoặc thiếu
tiền do hiệu suất thấp làm giảm thu nhập ròng hoặc tiếc nuối vì không tận dụng được thời cơ
tăng thu nhập ròng.

--------------------

Tử Vi hóa Khoa, can Ất, nên ở Tí thì gặp Kình Dương, ở Ngọ thì gặp Đà La, có Tham Lang ở đối
cung, tam phương có "Liêm Trinh, Thiên Phủ" ở cung Quan, cung Tài có "Vũ Khúc, Thiên Tướng".

Tử Vi độc tọa vốn đã mang tính chất độc lập, chỉ hóa Khoa mà không có sao Cát khác hội chiếu,
còn không gặp Lộc Tồn, chỉ chủ về có năng lực suy nghĩ độc lập, lại còn khéo phát huy phong
cách cá nhân, dễ được người khác ủng hộ (ở cung Ngọ ưu hơn cung Tý, vì Thái âm Hóa Kỵ ở
cung Tị là cung Giao Hữu), nhưng chủ về "danh lớn hơn lợi", chẳng túng thiếu, nhưng cũng không
dư giả.

Tính chất Tử Vi hóa Khoa ở Tí và Ngọ cũng có khác biệt, ở cung Tí thì chuyên sâu, còn ở cung
Ngọ thì biết nhiều.

Ở đại vận hoặc lưu niên thì không có tính chất đã thuật ở trên, nhưng lại thường là điềm tượng
có cơ hội thể hiện bản thân.
---------------

Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, nếu là trường hợp “Bách quan triều củng” thì ưa đến đại
vận hay lưu niên:

 Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa.


 Tử Vi Hóa Quyền hoặc Hóa Khoa ở nguyên cục, cũng không có “Bách quan triều củng”,
ưa đến đại vận hoặc lưu niên có các sao Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt,
Tả Phụ, Hữu Bật hội hợp.

Nếu nguyên cục vốn là cách cục “Tại dã cô quân”, đến niên hạn dù được Hóa Lộc, Hóa Quyền,
Hóa Khoa, thì cát lợi cũng nhỏ, e rằng chỉ là nhất thời đắc ý. Nếu nguyên cục vốn là cách cục “Vô
đạo cô quân”, lại đến niên hạn có các sao Sát, Kỵ tụ tập, thường chủ về tại họa, mà phần nhiều là
tự chuốc lấy.

Phàm là Tử Vi tọa mệnh đều ưa đến cung hạn Thiên Phủ hay Thiên Tướng tọa thủ, ưa nhất là
cung hạn Tử Vi độc tọa ở Tí hoặc Ngọ.

Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ ưa có Lộc Tồn đồng độ. Tử Vi “Tại dã cố quân” thì phần
nhiều chủ về ích kỉ, hay nghi kỵ. Đến niên hạn có các sao Sát, Kỵ, Hình cùng chiếu, phần nhiều
chủ về oán trách, thị phi, thường còn gây nên họa kiện tụng. Cung hạn Thiên Cơ hay Thiên Lương
tọa thủ, có Cự Môn đồng độ, gặp Hóa Kỵ thì càng tệ.

 Cung hạn Thiên Cơ sẽ chủ về phá tán, thất bại.


 Cung hạn Thiên Lương chủ về có tai ách, nhưng tai ách chỉ là một phen hú vía.
 Cung hạn Cự Môn sẽ chủ về gặp rắc rối khó xử về tình cảm. Có Cát hóa thì có thể giải
quyết, gặp các sao Sát, Hình thì ứng nghiệm.
 Cung hạn gặp các sao Sát, Kỵ, Hình hội chiếu, chủ về dễ xảy ra sự cố, thường có thể ảnh ,
hưởng đến cả cuộc đời.
 Niên hạn Thái Dương Hóa Kỵ, thường dẫn đến thị phi, oán trách.
“Tử Vi, Phá Quân” ở hai cung Sửu hoặc Mùi

“Tử Vi, Phá Quân” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, đối cung là Thiên Tướng, cung vị Khí số là
“Liêm Trinh, Tham Lang”, cung vị Biểu hiện là “Vũ Khúc, Thất Sát”. Tổ hợp tinh hệ này do dính
đến ba sao “Sát, Phá, Lang”, là các sao có tính chất mạnh mẽ, cho nên rất mẫn cảm với “tứ hóa”.

Muốn luận đoán bản chất của tinh hệ này, cần chú ý phân biệt tính chất ổn định và không ổn
định của nó.

“Tử Vi, Phá Quân” đồng cung, có tính phản kháng rất mạnh, không giống như Phá Quân độc tọa
ở cung Dần hoặc Thân (khi đó cần phân biệt tính chất phản kháng và thuận tòng của tinh hệ Tử
Vi ở cung Tí hoặc Ngọ)

Tính phản kháng mà hiệu quả thì thành lực khai sáng, vì phải phá cái cũ rồi mới bắt đầu làm lại
cái mới. Để xét xem phản kháng hay khai sáng, cần phân biệt giữa không ổn định và ổn định.
Không ổn định thì liên quan đến sự thay đổi cực lớn trong các mối quan hệ giao tế. Cho nên cổ
nhân có thuyết “Tử Vi, Phá Quân, làm tôi thần thì bất trung, làm con thì bất hiếu”. Các trường hợp
“Tử Vi, Phá Quân” có tính chất không ổn định gồm:

 Gặp các sao Sát, Kỵ, Hình.


 Tử Vi hóa Quyền
 Phá Quân hóa Lộc
 Phá Quân hóa Quyền
 Thiên Tướng bị Hình Kỵ giáp Ấn ở đối cung làm tăng tính phản kháng
 Vũ Khúc hóa Kỵ, Kình Dương đồng độ khiến không hiệu quả, sai lầm, làm hao tổn sức
lực.
 “Liêm Trinh hóa Kỵ, Tham Lang” hoặc “Liêm Trinh, Tham Lang hóa Kỵ” khiến tinh thần
trống rỗng gây mất ổn định.
 “Liêm Trinh hóa Lộc,Tham Lang” hoặc “Liêm Trinh, Tham Lang hóa Lộc” thì tăng khuynh
hướng ưa nhục dục, dẫn đến rắc rối tình cảm, bề ngoài ổn định nhưng thực ra gây ra mất
ổn định.

---------------

Ổn định thì có thể thì sự biến động lớn trong mối quan hệ được điều tiết hợp lý hơn, đổi mới
trong vô tình, thậm chí thấy mặt mũi còn thành sáng sủa, phơi phới, bề ngoài dù có gặp loạn
cũng không kinh hãi.

Tính chất không ổn định cũng có phân biệt tình cảm và vật chất, cần chú ý kết cấu “Vũ Khúc,
Thất Sát” và “Liêm Trinh, Tham Lang” của nguyên cục mà định.

 Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung.


 Hội Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt, ưa nhất là có Tả Phụ, Hữu Bật hội
chiếu.
 Tử Vi hóa Khoa.
 Thiên Tướng có “Tài Ấm giáp Ấn” ở đối cung làm yếu tính phản kháng đi.
 Vũ Khúc hóa Lộc, hóa Quyền, hóa Khoa tăng hiệu quả và hiệu suất cách tân.
 “Liêm Trinh, Tham Lang” hội hợp sao Cát khiến trung hòa thì ổn định.
 “Liêm Trinh, Tham Lang” có các sao đào hoa tụ tập, lại gặp các sao Hư, Hao, là điểm ứng
nhiễm những thú vui không lành mạnh, chìm đắm trong tửu sắc, lúc này cũng có thể ảnh
hưởng đến sinh hoạt vật chất.

---------------

Các cung hạn, cần phải gặp các tinh hệ giao nhau có tính động tĩnh thật thích hợp mới là vận tốt .
Nếu làm tăng tính chất không ổn định, dẫn đến thái quá, thì sẽ lộ rõ tính phản kháng, quan hệ
giao tế sẽ xấu đi, đời người cũng nhiều gian khổ:
“Tử Vi, Phá Quân” có tính chất không ổn định đến cung hạn quá ổn định; hay “Tử Vi, Phá Quân”
có tính chất ổn định mà đến cung hạn không ổn định, là điềm ứng không thích ứng được với
hoàn cảnh khách quan.

Ưa đến cung hạn “Tử Vi, Phá Quân”, “Vũ Khúc, Thất Sát”, “Liêm Trinh, Tham Lang” có tính chất
ổn định hoặc hữu lực. Ngoại trừ trường hợp phi tinh của đại vận và lưu niên khiến tính chất của
các cung hạn này biến thành không ổn định, như hóa thành sao Kỵ, có Lưu Sát tinh bay tới.

Cung hạn Thiên Phủ có sao lộc, hoặc Thiên Phủ hội Thiên Tướng “Tài ấm giáp ấn” khiến cho sự
bất ổn định của “Tử Vi, Phá Quân” trở lên hợp lý và cân đối hơn. Tuy nhiên, “Tử Vi, Phá Quân” có
tính chất ổn định đến thì tốt hơn.

Cung hạn Thiên Phủ là “kho lộ”, “kho trống”, lúc “Tử Vi, Phá Quân” có tính chất không ổn định
đến cung hạn này, bất kể là lưu niên hay đại vận, đều chủ về thất bại, nguyên nhân là do không
giữ sự nghiệp đang có, mà vọng động cải cách. Lúc “Tử Vi Phá Quân” có tính chất ổn định đến
cung hạn này, thì chỉ xảy ra tình hình túng thiếu, chớ không đến nỗi thất bại.

Cung hạn Thái Âm độc tọa ở Thìn hoặc Tuất, bất kể miếu hay hãm đều có tính chất không ổn
định, có điều ở cung Tuất nhập Miếu nên tốt hơn ở cung Thìn. Cả hai trường hợp đều lấy trường
hợp hóa Lộc, hóa Quyền, hóa Khoa là ổn định; hóa Kỵ mà gặp Sát tinh là không ổn định. Nếu có
đủ cát hóa và Sát tinh, “Tử Vi, Phá Quân” có tính chất ổn định rất nên gặp nó, chủ về vì hoàn
cảnh mà xảy ra thay đổi, thoát khỏi cảnh khốn khó. “Tử Vi, Phá Quân” có tính chất không ổn
định, gặp Thái Âm Hóa Lộc thì rất thích hợp, ban đầu sẽ cảm thấy khó khăn, nhưng cuối cùng có
thể phát triển mang tính đột phá.

Cung hạn Cự Môn độc tọa gặp Sát tinh, là có lực kích phát đối với “Tử Vi, Phá Quân” thuộc tính
chất ổn định, không gặp Sát tinh mà còn được cát hóa, có thể nhờ vào tính chất không ổn định
của “Tử Vi, Phá Quân” mà thay đổi theo hướng đắc lợi. Nếu Cự Môn hóa làm sao Kỵ, thì “Tử Vi,
Phá Quân” có bản chất nào cũng đều không nên, dễ xảy ra rối loạn (“Liêm Trinh, Tham Lang”
của nguyên cục không cát tường sẽ khiến tình cảm rối bời; “Vũ Khúc, Thất Sát” không cát tường
thì xảy ra xung đột lợi ích.)

Cung hạn “Thiên Đồng,Thiên Lương” mang lại cảnh khốn khó, sau khi khắc phục được mới có
thu hoạch. Nhưng đời người ngắn ngủi, hà tất phải gây nên cảnh khốn khó, cho nên khi đến cung
hạn này nên yên tịnh để phòng thủ là tốt nhất.

Cung hạn Thái Dương cũng có tính chất không ổn định, chỉ lúc Hóa Lộc, Hóa Quyền , được “Tử Vi,
Phá Quân” có tính chất ổn định khiến mệnh tạo động hay tĩnh đều thích đáng; Hóa Khoa thì lợi
cho "Tử Vi, Phá Quân” có tính chất không ổn định, khiến tăng danh vọng, có thể thay đổi với biên
độ lớn hơn. Lúc hóa làm sao Kỵ, “Tử Vi, Phá Quân” động hay tĩnh đều dễ phạm sai lầm, nhất là
nữ mệnh, chủ về gặp trắc trở lớn về tình cảm.

Cung hạn Thiên Cơ được cát hóa, thích hợp với “Tử Vi, Phá Quân” có tính chất ổn định, sản sinh
nguồn động lực để phát huy những trải nghiệm; Thiên Cơ không được cát hóa, gặp cát tinh, thì
thích hợp với “Tử Vi, Phá Quân” có tính chất không ổn định, được người giúp sức lúc thay đổi.
Nếu Thiên Cơ hóa Kỵ, “Tử Vi, Phá Quân” có tính chất không ổn định thì càng thay đổi càng khốn
khổ.

---------------

Xin cử một ví dụ thực tế để thuyết minh tình hình “Tử Vi, Phá Quân” ở Cung Tử Tức.

Thái Âm tọa mệnh ở cung Tuất, “Tử Vi, Phá Quân” thủ Cung Tử Tức ở Mùi. Người sinh năm Đinh,
Kình Dương đồng độ với “Tử Vi, Phá Quân”, gây ảnh hưởng khiến “Tử Vi, Phá Quân” có tính chất
ổn định. (Xem hình 44)

Đến đại vận Quý Mão, Vũ Khúc Thất Sát thủ mệnh, Cự Môn thủ Cung Tử Tức ở cung Tí, Cự Môn
của nguyên cục Hóa Kỵ, bị Kình Dương và Đà La của vận hạn giáp cung, còn Cự Môn Hóa Kỵ lại
hóa làm sao quyền.

Trong hạn Quý Mão, “Vũ Khúc, Thất Sát” của Cung Mệnh hội hợp với “Liêm Trinh, Tham Lang”
Hóa Kỵ, là điềm ứng xảy ra những khiếm khuyết đáng tiếc trong đời sống tinh thần, thêm vào
tính chất của Cung Tử Tức, vì vậy đến vãn niên tài sản bị con cái chiếm đoạt, mà không phụng
dưỡng mệnh tạo. May mà có “Tử Vi, Phá Quân” Hóa Lộc hội chiếu Cung Mệnh, cho nên lúc trung
niên hùn vốn với bạn bè mở một công xưởng nhỏ để sống.

Nếu Cung Tử Tức của nguyên cục không phải là “Tử Vi, Phá Quân” có kèm Kình Dương, thì Cự
Môn tuy Hóa Quyền xung Hỏa Ki, cũng không đến nỗi có con bất hiếu.
“Tử Vi, Phá Quân”
Tử Vi ở hai cung Sửu hoặc Mùi, luôn luôn có Phá Quân đồng độ. Đây là kết cấu tinh hệ rất có lực
khai sáng. Phá Quân vốn là chiến tướng tiên phong, được Tử Vi cầm cương điều khiển, lực phá
hoại của nó sẽ nhờ vậy mà giảm thiểu, sức sáng tạo trái lại sẽ tăng. Tuy đời người không tránh
được vất vả, nhưng nhờ có tài lãnh đạo, có tính quyết đoán, nên cũng chỉ về trải qua vất vả mà
có thành tựu.

Nhưng lúc Phá Quân Hóa Quyền sẽ làm tăng tính chất biến động của Phá Quân, vì vậy mà đời
người càng thêm thay đổi. Nếu có Tả Phụ, Hữu Bật hội họp, có thể giảm thiểu vất vả, nếu gặp Tứ
Sát tinh, thì chỉ thích hợp làm việc trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, và cần phải chú ý tính
chất sáng tạo cái mới trong kinh doanh.

Nếu Phá Quân Hóa Lộc, đồng thời với sự khai sáng là cơ hội kiếm tiền, khiến cho sinh hoạt vật
chất của người này được sung túc, để bù đắp những vất vả đã trải qua. Nhưng như vậy, đồng
thời cũng sẽ chủ về tình cảm gặp nhiều tình huống rắc rối khó xử, hơn nữa, sẽ khiến mệnh tạo
thiên về hưởng thụ nhục dục. Bởi vì lúc này sẽ gặp “Liêm Trinh, Tham Lang” ở cung Tị, do hội
hợp với Phá Quân Hóa Lộc mà phát huy tác dụng.

Bất kể Phá Quân Hóa Quyền hay Hóa Lộc, cũng đều có thể khiển mệnh tạo thành phú quý.
Nhưng nếu đồng thời hội hợp với các sao Sát, hinh, kỵ, thì tuy giàu có sung túc nhưng lại dễ
chuốc điều tiếng thị phi. Gặp Kình Dương, Thiên Hình, Hóa Kỵ, còn dễ vướng vào tranh chấp kiện
tụng, thích hợp theo binh nghiệp hoặc ngành pháp luật.

Tinh hệ “Tử Vi, Phá Quân” chủ về biến động, cho nên trong kinh doanh làm ăn cần phải chú ý cơ
hội đến bất ngờ, hơn nữa, có khả năng sẽ đồng thời kinh doanh hai ba lãnh vực có liên quan với
nhau. Nếu là nhân viên làm thuê, thì chủ về kiểm ngành, kiêm chức, hoặc làm tăng ca, nhưng
nhất định sẽ một mình đảm trách công việc.

“Tử Vi, Phá Quân” đóng ở cung Mệnh, là người thẳng thắn. Nhưng nếu gặp Hoa Cái, thì thích hợp
nghiên cứu tôn giáo hoặc triết học.

Có điều, do mệnh tạo hay lo toan nghĩ ngợi, nhiều biến động, vả lại, Thiên Phủ ở Cung Phúc Đức
chủ về lo toan chu đáo, cho nên khi gặp các sao Sát, sao Không, có lúc sẽ biểu hiện tính tự tư,
ích kỉ.

Cổ nhân nói: “Tử Vi Phá Quân, làm tôi thần bất trung, làm con bất hiếu; còn nói “Tử Vi Phá Quân
đồng cung mà không có Tả Hữu, không có cát tinh, là phường quan lại hung ác”, tức đã chỉ ra
bản tính tự tư, ích kỷ và khuynh hướng hay lo toan nghĩ ngợi của mệnh tạo. Nhưng chỉ cần có cát
tinh hội hợp, thì những tính cách không lành này sẽ giảm nhẹ, thậm chí tiêu trừ.

Đại vận hoặc lưu niên mà gặp “Tử Vi, Phá Quân”, chủ về khứ cựu canh tân” (bỏ cũ để đổi mới).
Được sao Cát hội họp, đương nhiên biến động sẽ cát lợi. Nếu gặp Sát tinh, thì nên suy nghĩ kĩ,
không được vội vã thay đổi. Nếu cát tinh và Sát tinh đều có, thì phải xem đến vận hạn sau coi có
cát hay không để quyết định làm hay dừng.

----------------------

“Tử Vi, Phá Quân” thủ mệnh, Vũ Khúc Hóa Kỵ ở nguyên cục, đến đại vận “Vũ Khúc, Thất Sát”
đồng độ, lại đến lưu niên Thái Dương Hóa Kỵ hoặc Cự Môn Hóa Kỵ, chủ về vì tiền mà chuốc họa.

“Tử Vi, Phá Quân” không ưa đến niên hạn Thiên Phủ là “kho trống”, “kho lộ”, chủ về phá tài; nếu
Thiên Phủ có sao lộc, thì chỉ chủ về vì tiền mà mất nghĩa.

“Tử Vi, Phá Quân” đến niên hạn “Thiên Đồng, Thiên Lương” tọa thủ, gặp Thiên Cơ Hóa Kỵ kèm có
Sát tinh đến xung, chủ về xử sự cần phải thận trọng, có cơ hâm mưu mẹo càng nhiều thì phả tản,
thất bại càng lớn.

“Tử Vi, Phá Quân” thủ mệnh, tối kỵ là cách cục “tại dã cô quân”, đến vận hạn Thiên Cơ, Thiên
Lương, hay Cự Môn, thường là vận trình có tính then chốt của cuộc đời.

"Tử Vi, Phá Quân" thủ Mệnh, mà Tử Vi hóa Quyền (ở cung Mùi còn gặp Lộc Tồn ở cung vị Khí số),
đối cung là Thiên Tướng, tam phương có "Liêm Trinh, Tham Lang" ở cung Quan, và "Vũ Khúc,
Thất Sát" ở cung Tài mà Vũ Khúc Hóa Kỵ.

Do ảnh hưởng của Phá Quân đồng độ, nên Tử Vi hóa Quyền ở Sửu hoặc Mùi có tính chất ít thận
trọng hơn so với Tử Vi hóa Quyền ở hai cung Tý hoặc Ngọ. Vì vậy sự cải biến của người này có
biên độ quá lớn, lại thiếu thận trọng hơn nhiều, dẫn đến sai lầm về điều chuyển tài chính dễ dẫn
đến những hậu quả lớn hơn, nhưng cố chống đỡ, khiến cho tâm lực hao tổn. Do Tử vi có đặc tính
"kích phát", "kích động", nên khi gặp Tả Phụ, Hữu Bật đồng cung, hoặc giáp cung, sẽ mang lại tác
động trợ lực rất lớn đối với kết cấu Mệnh cục này, có thể khiến cho sự đột phá có kết quả.

Ở lưu niên hay đại vận thông thường có ý vị làm tăng chuyển biến về quyền lực, nhưng vẫn phải
tự lượng sức mình. Nhất là phải chú ý tính chất của Cung Huynh Đệ và Cung Giao Hữu (cung
Nô).

Tinh hệ "Tử Vi hóa Khoa, Phá Quân" thủ Mệnh, can Ất, đối cung là Thiên Tướng, tam phương có
"Vũ Khúc hóa Kỵ, Thất sát" ở cung Tài ắt sẽ có Lộc Tồn đồng độ (Tử Vi ở Mùi) hoặc vây chiếu
(Tử Vi ở Sửu), cung Quan là tinh hệ "Liêm Trinh, Tham Lang".

Tử Vi hóa Khoa của tinh hệ này chủ yếu làm mạnh thêm thanh thế của Phá Quân, đồng thời còn
có tính chất cầu danh tiếng mà chủ động thay đổi. Nếu có Cát tinh hội hợp thì vì danh mà thay
đổi, sau khi thay đổi thì danh tiếng càng lớn, do đó lại cầu thay đổi tiếp, không ngừng theo đuổi,
không ngừng biến đổi, tuy khó tránh bận rộn hao tâm tổn tứ, nhưng bản thân lại cảm thấy vẻ
vang và thỏa mãn.
Nếu trong lúc đang thay đổi bỗng nhiên dừng bước, thì trái lại, sẽ dễ vì phản ứng sai lầm, tiến
thoái không hợp thời cơ mà dẫn đến tổn thất phá tán, thất bại. Cũng do không ngừng cầu thay
đổi, nên quan hệ giao tế cũng thay đổi luôn, cho nên khi Tử Vi hóa Khoa cũng không thể cải
thiện tính chất "vô tình vô nghĩa" của tinh hệ “Tử Vi, Phá Quân”.

Ở đại vận hoặc lưu niên mà gặp tinh hệ này cũng chủ về có biểu hiện vẻ vang rực rỡ và thay đổi.

“Tử Vi, Phá Quân” thủ mệnh, vì người khác mà bôn ba!
“Tử Vi, Phá Quân” đồng cung ở Sửu hoặc Mùi. Luận đoán phối hợp, vì Tử Vi là đế tọa, Phá Quân
thì có “xung phong”, hai sao phối hợp, chủ về có sức mạnh đột phá và thanh thế dữ dội.

Cung Mệnh như vậy rất ưa gặp Lộc Tồn. Người tọa mệnh ở cung Sửu, sinh năm Bính, cung Quan
Lộc sẽ gặp sao Lộc; sinh năm Tân, cung Tài Bạch sẽ gặp sao Lộc. Người tọa mệnh ở cung Mùi,
sinh năm Nhâm, cung Quan Lộc sẽ gặp sao Lộc; sinh năm Ất, cung Tài Bạch sẽ gặp sao Lộc,
chủ về có sự trợ giúp cho toàn bộ mệnh cục.

Nhưng vẫn lấy trường hợp gặp sao Lộc ở cung Quan Lộc là tốt nhất, lợi về phát triển trong chính
giới, hoặc làm việc trong cơ cấu công cộng. Nếu gặp sao lộc ở cung Tài Bạch, tuy kinh doanh
làm ăn có thể phát đạt, nhưng khó tránh phải gặp sóng gió, trắc trở. Vì trước sau Phá Quân vẫn
tồn tại một lực xung kích, mà biến động thay đổi ắt phải lớn, thậm chí thường thường khi ra một
quyết định sẽ ảnh hưởng đến mệnh vận một đời, tuy có Tử Vi quản chế, cũng khó tránh vất vả,
nhất là chủ về nhiều lo toan nghĩ ngợi.

Nếu như hội hợp với Sát tinh, thì tình trạng lo toan nghĩ ngợi sẽ thiên về bản thân, ích kỉ, mà còn
thường cậy quyền thể để đạt được mục đích của bản thân. Cho nên cổ thư cho rằng mệnh tạo
"là tôi thần bất trung, là con trai bất hiếu”. Nhưng nếu hội hợp với Cát Tinh, như Tả Phụ, Hữu Bật,
sẽ chủ về là người thẳng thắn, có tài năng lãnh đạo, có thể làm công tác lãnh đạo trong công ti
lớn hoặc cơ quan nhà nước.

Thời cổ đại cho rằng, thương nhân nhất định phải là người giảo hoạt, nên người xưa nói, “Tử Vi,
Phá Quân” thủ mệnh gặp Kình Dương, Đà La, thích hợp kinh doanh làm ăn. Thực ra người có
mệnh cục loại này, vẫn có mặt “chính trực” của họ, ở thời nay chưa chắc thích hợp phát triển
trong giới thương nghiệp, trừ phi người này kinh doanh theo phương thức có tính sáng tạo, phát
minh.

Phàm là người có “Tử Vi, Phá Quân” thủ mệnh, thường có thể kiêm nhiều chức vụ, hoặc đồng
thời làm hai nghề. Tuy có cảm giác mệt mỏi, nhưng họ lại lấy sự bận rộn, vất vả làm sự hưởng
thụ. Do đó nếu như các sao của cung Phu Thê không tốt, người có mệnh cục loại này, duyên
phận vợ chồng cũng sẽ có khiếm khuyết, đây là nhược điểm của họ.

“Tử Vi, Thiên Tướng” đối Phá Quân, có kĩ năng đặc thù Tử Vi Đẩu Số toàn thư nói: “Tử Vi gặp
Phá Quân ở bốn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi “là tôi thần bất trung, là con trai bất hiếu”. Câu này
biểu hiện rõ ràng cổ nhân cho rằng phối hợp “Tử Vi, Phá Quân” là không lành. Tử Vi ở hai cung
Thìn hoặc Tuất, ắt sẽ có Thiên Tướng cùng thủ tọa, ở đối cung gặp Phá Quân. Chiểu theo thuyết
của cổ nhân, dường như cho rằng “Tử Vi, Phá Quân” đồng cung thì tốt hơn “Tử Vi, Thiên Tướng”
tương xung Phá Quân; bởi vì “Tử Vi, Phá Quân tọa mệnh ở hai cung Sửu hoặc Mùi, thêm sao Cát,
rất phú quý”. còn “Tử Vi ở hai cung Thìn hoặc Tuất gặp Phá Quân, là vua tối bất nghĩa, giàu mà
không sang, có hư danh”, rõ ràng ở hai cung Thìn hoặc Tuất là không bằng ở hai cung Sửu hoặc
Mùi.

Tại sao đồng cung lại tốt hơn ở đối cung? Then chốt của vấn đề có hai điểm. Một là, Thìn và
Tuất là “Thiên La, Địa Võng”. Tử Vi bị vây trong “Thiên La, Địa Võng”, giảm bớt sức mạnh "chế
hóa” Phá Quân. Hai là, Thiên Tướng là sao giữ “ấn”, tính cách ổn trọng, trở thành sao bạn của Tử
Vi, về phương diện tính cách cũng có tác dụng thoái lui, giảm bớt lực "chế hóa” của Tử Vi đối với
Phá Quân. Do đó phàm là người có Tử Vi thủ mệnh ở hai cung Thìn hoặc Tuất, sẽ có nhược
điểm về tính cách, bản thân thích mạo hiểm, nhưng lại xúi người khác xung phong đi đầu, rồi bản
thân mới chịu tiến tới. Tính cách này, cổ nhân nói là "vua tôi bất nghĩa”.

Người có mệnh cục phối hợp loại này, rất ưa Phá Quân hoặc cung Mệnh gặp sao Lộc, bất kể
Hóa Lộc hay Lộc Tồn đều được, có sao Lộc thì có thể kiềm chế Phá Quân, khiến tính mạo hiểm
và lực phá hoại của nó giảm bớt. Cũng ưa có Tả Phụ hoặc Hữu Bật đồng cung với Tử Vi (cho
nên lợi cho người sinh vào tháng 1, tháng 7) có thể làm mạnh thêm lực chế hóa của Tử Vi đối
với Phá Quân. Tuy nhiên nhược điểm là đồng thời làm tăng tính độc đoán của Tử Vi, vì vậy biểu
hiện cá tính mạnh mẽ, hỉ nộ tùy ý.

Nhưng người có “Tử Vi, Thiên Tướng” thủ mệnh gặp Phá Quân, ắt sẽ có kĩ năng đặc thù, trong
đời cũng sẽ có một hai lần gặp vận may đặc biệt, đây là đặc điểm của mệnh cục này.

“Tử Vi và Thiên Phủ” đồng cung, không nhất định được hưởng nhiều
phúc
Tử Vi và Thiên Phủ là hai chủ tinh, đồng cung ở cung Dần hoặc Thân; cung Tài Bạch gặp Vũ
Khúc; cung Quan Lộc gặp Liêm Trinh và Thiên Tướng; đối cung là Thất Sát. Đây là phối hợp cố
định của “Tam phương Tứ chính”.

Theo lí, phối hợp này khá mạnh, có thể nói là một “chuyên gia nội các”. Tử Vi và Thiên Phủ thủ
mệnh, tài tinh Vũ Khúc thủ cung Tài Bạch, Thiên Tướng là “ấn tinh” thủ cung Quan Lộc đồng
cung Liêm Trinh lại chủ về có tài năng. Đối cung có Thất Sát xung phong hãm trận, đúng là
người có thể công mà cũng có thể thủ, có thể ở trong trường mà quyết thắng ngàn dặm.

Nhưng các sao hữu lực tập trung quá nhiều lại dễ gây ra biến hóa thay đổi.

Tử Vi độc đoán, Thiên Phủ cẩn trọng; Tử Vi quyết đoán, Thiên Phủ cầu toàn; hai sao này đều là
chủ tinh mà cùng ở một cung, sẽ dễ xảy ra tình hình kiềm chế lẫn nhau. Do Cát tinh đều tập
trung ở “Tam phương Tứ chính” nên các cung còn lại sẽ chỉ còn một số sao vô lực hoặc không
cát tường, do đó đại vận và lưu niên mà đến cung này sẽ sinh ra tình huống “mệnh tốt mà vận
xấu”, khiến mệnh tạo sẽ cảm thấy "tâm so với trời cao, mà thân thì thấp hèn”.

Cho nên cuộc đời có được hưởng phúc nhiều hay không, còn phải xem sự phối hợp của Tứ Sát
tinh và Lục Cát Tinh mà định. Người có mệnh “Tử Vi, Thiên Phủ”, rất ưa được Lộc Tồn đồng
cung hoặc ở đối cung, vì hai sao Tử Vi và Thiên Phủ không ”Hóa Lộc”, cho nên đặc biệt thích Lộc
Tồn.

Tinh hệ "Tử Vi, Thiên Phủ" thủ Mệnh ở hai cung Dần hoặc Thân, Tử Vi hóa Quyền thì Thiên Phủ ắt
sẽ hóa Khoa, tam phương hội cung có "Liêm Trinh, Thiên Tướng" ở cung Quan, và Vũ Khúc hóa
Kỵ độc tọa ở cung Tài. Đối cung là Thất Sát, cung Mệnh còn gặp Kình Dương và Đà La.

Nhóm tinh hệ kết cấu này, tuy có ảnh hưởng của Thiên Phủ hóa Khoa, nhưng đối cung là Thất
Sát, sẽ khiến cho quyền lực của Tử Vi hóa Quyền phát huy rất mạnh, sự cẩn trọng của Thiên Phủ
hóa Khoa cũng không thể kìm hãm được sức mạnh này. Lúc này tình hình vừa có tính đột phá
mạnh, lại vẫn có sự cẩn thận cầu toàn tính toán nhiều, nên dễ thành mâu thuẫn, vừa muốn công
vừa muốn thủ, nhưng sự xung động mạnh nên lúc tính toán sẽ dễ dẫn đến tình hình không kìm
chế được mà bỏ qua những điểm còn khúc mắc, dẫn đến hành động sai lầm. Do đó tinh hệ này
các sao bổ trợ tài năng, năng lực của Tá diệu và trợ lực của Phụ diệu có vai trò quyết định đến
thành tựu.

Ở lưu niên hay đại vận mà gặp nhóm tinh hệ này, cũng thường bị tình cảnh do dự giữa tiến và
thoái. Cần phải xem ở vận sau kế tiếp là "cát" hay "hung", để quyết định nên như thế nào, tiếp tục
hành động hay là nên dừng lại.

Tinh hệ "Tử Vi hóa Khoa, Thiên Phủ" thủ Mệnh, đối cung là Thất Sát, tam phương có Vũ khúc độc
tọa ở cung Tài và "Liêm Trinh, Thiên Tướng" ở cung Quan. “Tam phương Tứ chính” đều gặp Sát
tinh.

Tử Vi và Thiên Phủ vốn có tính mẫu thuẫn, vừa chủ động lại vừa bị động, vừa tiến công lại vừa
phòng thủ. Tử Vi hóa Khoa được tăng thêm tài năng và học thức, nhờ vậy mà giải quyết được
tình trạng mẫu thuẫn của "Tử Vi, Thiên Phủ". Một khi mẫu thuẫn được giải quyết, xung chiếu
Thất Sát, thì tính chất hóa thành quyền lực được phát huy. Cho nên Tử Vi hóa Khoa trở thành có
chí hướng thay đổi cải cách hoặc phát triển tốt hơn, năng lực quyết đoán cao được phát huy, đây
là điều mà tinh hệ "Tử Vi, Thiên Phủ" thông thường vốn không có.

Như tinh hệ này lại có đặc điểm là ưa lộ sự sắc xảo, luôn muốn khoe tài năng, vì vậy mà thường
bị người ta công kích. Còn cần đặc biệt lưu ý khi đến đại vận hoặc lưu niên "Liêm trinh Thiên
tướng" đừng cố xuất đầu lộ diện mà mang họa vào thân.

Nhóm tinh hệ này khi gặp ở đại vận hoặc lưu niên thì không có bản chất này, chỉ chủ về bộc lộ
những biểu hiện cá nhân, mà cần lưu ý không được nóng nảy.
“Tử Vi, Thiên Phủ” ở hai cung Dần hoặc Thân
“Tử Vi, Thiên Phủ” đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, đối cung là Thất Sát, cung tam hợp là Vũ
Khúc độc tọa, và “Liêm Trinh, Thiên Tướng”. (Xem hình 72, 73)

Muốn luận đoán bản tính của nhóm sao “Tử Vi, Thiên Phủ” này, cần chú ý xem chúng là chủ
động, hay bị động. “Tử Vi, Thiên Phủ” thuộc ở tính chất chủ động thì công hay thủ đều được; nếu
mang sắc thái bị động, thì dễ có phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ.

Lấy bản thân “Tử Vi, Thiên Phủ” để nói, thực ra tinh hệ này đã mang tính chất mâu thuẫn. Tử Vi
giỏi khai sáng, Thiên Phủ giỏi phòng thủ, hai sao ở trong một hệ, nếu tính chất quân bình, đường
nhiên vừa có thể công và vừa có thể thủ, nhưng nếu tính chất thiên nặng một bên, như thiên về
Tử Vi thì sẽ bị Thiên Phủ gây lụy, lúc đó cần tiền mà không dám tiến, nếu thiên về Thiên Phủ thì
sẽ bị Tử Vi gây ảnh hưởng, cần lui lại không chịu lui, lúc đó mọi việc sẽ rơi vào thế bị động chỉ có
thể dùng toàn lực để ứng phó hoàn cảnh khách quan.
Thất Sát và Vũ Khúc ở “tam phương tử chính” đều có thiên hướng nặng tính chất của Tử Vi, lúc
nào cũng tranh thủ chủ động.

Đặc biệt là khi Vũ Khúc Hóa Khoa, dễ phối hợp với Thiên Phủ, tuy chủ động nhưng không khiến
sự mâu thuẫn của hai sao “Tử Vi, Thiên Phủ” quá nặng nề, chỉ cần hệ sao “Liêm Trinh, Thiên
Tướng" không bị Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh xâm phạm, quấy nhiễu, về cơ bản, có thể coi “Tử Vi,
Thiên Phủ” thuộc loại có tính chất quận bình, thích hợp công mà cũng thích hợp thủ.

Nếu Vũ Khúc độc tọa hóa làm sao quyền, khiến tăng sắc thái chủ động của Tử Vi, tuy vậy, tinh
hệ “Tử Vi, Thiên Phủ” chưa chắc đã mất quân bình, nhưng sóng gió, trắc trở trong đời người vẫn
sẽ lớn hơn lúc Vũ Khúc Hóa Khoa. Bất kể là nam mệnh hay nữ mệnh, trong khoảng trước sau
khoảng 30 tuổi, phần nhiều sẽ phải trải qua một lần bị trở ngại, là trở ngại tình cảm hay trở ngại
vật chất, thì cần phải xem xét tổ hợp sao thực tế của đại vận mà định tính chất cụ thể.

Nếu Vũ Khúc Hóa Lộc, tính chất đông khí với Thiên Phủ, nhưng cũng lại cho Tử Vi có tính khai
sáng, cho nên về cơ bản thuộc loại công hay thủ đều được. Có điều, cần phải có Lộc Tồn đồng
thời bay vào cung độ của “Tử Vi, Thiên Phủ”, mới có thể hóa giải khí “cô độc và hình khắc” của
Vũ Khúc. Vì vậy, nếu không có Lộc Tồn, thì mệnh tạo thuở nhỏ khá gian khổ.

Nếu tính chất cơ bản của tinh hệ “Liêm Trinh, Thiên Tướng” thiên về Thiên Phủ, lúc “Liêm Trinh,
Thiên Tướng” thành cách cục “Hình kỵ giáp ẩn”, sẽ làm mạnh thêm tính bảo thủ của Thiên Phủ.
Sau trung niên, sự nghiệp đã có cơ sở, thì không nên nghĩ đến việc thay đổi nữa, nếu không sẽ
dễ gây ra thất bại, hoặc sau trung niên bỗng nảy sinh tình huống rắc rối khó xử về tình cảm, sẽ
bất lợi về đời sống vợ chồng.
Lúc “Liêm Trinh, Thiên Tướng” thành cách cục “Tài ấm giáp ấn”, sức phòng thủ càng mạnh,
đồng thời sẽ xảy ra tình trạng thay đổi tình cảm, là vì dùng tiền bạc để đo lường. Trong lúc “Tử
Vi, Thiên Phủ” đang bị Sát tinh quấy nhiễu, gây khó khăn, nếu không an phận giữ mình, về
phương diện tình cảm hay vật chất sẽ đều có thể bị trở ngại. Nhất là người thuở nhỏ quá được
nuông chiều, sinh hoạt vật chất quá dư giả, thì trở ngại càng lớn.

“Tử Vi, Thiên Phủ” thủ cung lục thân, đều dễ có những khuyết điểm đáng tiếc. Như có hai cha
mẹ, hai lần hôn nhân; nếu thủ Cung Giao Hữu, cũng có ý vị thường thay đổi bạn. Đây là vì tính
chất của Tử Vi và Thiên Phủ khó mà có trạng thái quận bình tuyệt đối; một khi mất quân bình,
mà còn hơi gặp các sao Sát, hình, thì dễ biến thành tính chất không lành. Tình hình cụ thể, xin
đọc lại ở phần 1.

Lúc “Tử Vi, Thiên Phủ” đến cung hạn Thiên Cơ độc tọa, sẽ không chủ về biến động thay đổi
trong thực tế, mà là chủ về biến động thay đổi trong tư tưởng. Nếu “Tử Vi, Thiên Phủ” có tính
chất mất quân bình đến cung hạn này, thì tính chất của Thiên Cơ lại làm mạnh thêm sắc thái
mất quân bình, dễ biến thành thâm căn cứ để, có thể ảnh hưởng đến hậu vận.

Ví dụ như nữ mệnh “Tử Vi, Thiên Phủ” của nguyên cục hội hợp với Liêm Trinh Hóa Kỵ, do đó
Thiên Phủ chịu ảnh hưởng, dễ trở thành thờ ơ, tiêu cực. Lúc “Tử Vi, Thiên Phủ” đến cung hạn
Thiên Cơ độc tọa, càng dễ rơi vào tình trạng chọn lựa kiểu tạm bợ hoặc nhìn thấy mọi việc có vẻ
như đang thuận lợi toại ý, dù có ý thay đổi hiện thực cũng thiếu dũng khí thay đổi trong thực tế.
Sau 10 năm hết vận hạn này, lúc đến vận hạn sau, càng mất hùng tâm trong sự nghiệp. Nhiều
lúc thấy ngược lại, một số nữ mệnh, đại vận có Lộc, Quyền, Khoa hội hợp, bản thân lại là chủ của
gia đình, là do nguyên nhân này.

Một ví dụ khác, nam mệnh “Tử Vi, Thiên Phủ” của nguyên cục có Kình Dương, Đà La chiếu xạ,
đặc biệt lúc Vũ Khúc “cô kỵ” đồng độ với Đà La; hoặc “Liêm Trinh, Thiên Tướng” thuộc loại
“không ưa kích thích” đồng độ với Kình Dương, khi “Tử Vi, Thiên Phủ” đến cung hạn Thiên Cơ
độc tọa, sẽ thường dễ vì sợ gian nan mà chọn sai hướng đi trong cuộc đời. Nếu đại vận hoặc lưu
niên là Thiên Cơ Hóa Lộc, thì thích hợp với “Tử Vi, Thiên Phủ” có tính chủ động. Nếu Thiên Cơ
Hóa Khoa thì trái lại, sẽ thích hợp với “Tử Vi, Thiên Phủ” có tính bị động. Bởi vì gặp sao lộc là lợi
về tranh thủ, gặp sao khoa thì nên giữ gìn danh dự.

Cung hạn Phá Quân Hóa Lộc hay Hóa Quyền, đều có lợi đối với “Tử Vi, Thiên Phủ” có tính chủ
động, nhưng không nên đặt ra lí tưởng quá cao, một khi gặp cơ hội tốt thì từ đó vận tốt sẽ đến
liên tiếp, nếu không, ắt sẽ vì lí tưởng quá cao mà bị trở ngại. Nếu cung hạn Phá Quân có Kình
Dương, Đà La hội chiếu, thì trái lại, thích hợp với “Tử Vi, Thiên Phủ” có tính bị động, nên từ từ,
khoan tiến tới, để xoay chuyển dần thể xấu. Nếu bị người khác ảnh hưởng, gấp gáp thay đổi sẽ
thất bại. Vì vậy lúc đến cung hạn này, phải thận trọng trong việc chọn người hợp tác làm ăn.

Cung hạn Thái Dương nhập miếu, thích hợp với “Tử Vi, Thiên Phủ” có tính chủ động, lạc hãm thì
nên là “Tử Vi, Thiên Phủ” có tính bị động.
Cung hạn Thái Dương nhập miếu, thích hợp với “Tử Vi, Thiên Phủ” có tính chủ động, cũng chủ về
“danh” lớn hơn “lợi”, hoặc nhờ danh tiếng mà có tài lộc. Nếu Thái Dương Hóa Kỵ, thì nên thận
trọng trong việc đầu tư. Nếu Thái Dương hóa làm sao quyền hay sao lộc, thì “Tử Vi, Thiên Phủ”
thuộc tính chất nào cũng đều là đại vận hoặc lưu niên thuận lợi toại ý.

Cung hạn Vũ Khúc độc tọa, thông thường lại cho “Tử Vi, Thiên Phủ” có tính chủ động đến. Có
điều, Vũ Khúc của nguyên cục Hóa Kỵ, Tử Vi ắt cũng đồng thời Hóa Quyền, như vậy tính chủ
động của "Tử Vi, Thiên Phủ” quá mạnh; kết cấu dạng này chỉ có lợi đổi với nam mệnh mà bất lợi
đối với nữ mệnh, nữ mệnh sẽ làm tăng tính chất cô độc và hình khắc, mà còn quá chủ động. Còn
nam mệnh lúc đến cung hạn Vũ Khúc Hóa Kỵ, sẽ không thay đổi tình trạng lực bất tòng tâm, tức
vẫn có thể duy trì thành tựu đã đạt được.

Cung hạn Thiên Đồng độc tọa, đối với “Tử Vi, Thiên Phủ” là thuộc loại trung tính. Bất kể “Tử Vi,
Thiên Phủ” là chủ động hay bị động, Thiên Đồng cũng đều nên cát hóa thành Lộc, Quyền, Khoa.
Nếu gặp các sao hình, kỵ, nhất là Cự Môn Hóa Kỵ đến gặp Thiên Đồng, thì “Tử Vi, Thiên Phủ” dễ
bị tình trạng tự mình tìm sự vất vả, tự làm mình lâm vào tình huống rối rắm khó xử, Lưu niên mà
gặp nó, thì đây là năm “thay lòng đổi dạ”; gặp thêm các sao đào hoa thì càng nghiệm. Nếu các
sao Sát, hình trùng trùng, thì vì “thay lòng đổi dạ” mà ảnh hưởng đến tiền bạc và sự nghiệp. Nếu
lại gặp Văn Khúc Hóa Kỵ đến hội, thì đây là đào hoa kiếp thuộc loại nghiêm trọng.

Cung hạn Thất Sát độc tọa, không nhất định sẽ xảy ra sự thay đổi, cần phải gặp Lộc Tồn và
Thiên Mã giao hội, mới chủ về vì hoàn cảnh khách quan nên buộc phải thay đổi. Vì vậy “Tử Vi,
Thiên Phủ” có tính bị động mà đến cung hạn này, cần phải có Thất Sát, Lộc Tồn, Thiên Mã hội
hợp, mới chủ về biến động thay đổi. Biến động thay đổi tốt hay xấu, phải xem các sao hội hợp
với đại vận hoặc lưu niên mà định. Rất ưa gặp Phá Quân Hóa Quyền, đương nhiên đây sẽ là năm
mang tính khai sáng, có thể tranh thủ chủ động.

“Tử Vi, Thiên Phủ” thông thường không ưa đến cung hạn Thiên Lương tọa thủ, bởi vì Thiên
Lương không có tính chất lãnh đạo. Nếu đại vận mà gặp nó thì không có trở ngại gì lớn, chỉ chủ
về thoái lui phòng thủ, lúc này đã là vận già của “Tử Vi, Thiên Phủ”. Nếu lưu niên mà đến cung
hạn Thiên Lương tọa thủ, có các sao Sát, kỵ đến hội, phần nhiều thấy tình thế có vẻ như đang
thăng tiến nhưng thực sự đang thụt lùi. Nhưng lúc Thái Dương nhập miếu, mà còn được cát hóa,
thì lại có lợi về cạnh tranh, không phải là điềm ứng thụt lùi.

Cung hạn “Liêm Trinh, Thiên Tướng” không nên có sao hình, kỵ đến; “Tử Vi, Thiên Phủ” có tính
chủ động hay bị động mà đến cung hạn này đều sẽ gặp tình huống đình trệ, bị kềm chế. Nếu “tài
ấm” đến giáp cung, thì chỉ nên lùi về địa vị phó, dù trên thực tế đảm nhiệm công tác lãnh đạo
cũng không nên nhận chức danh lãnh đạo. Gặp Liêm Trinh Hóa Lộc, cần chú ý không được xuất
đầu lộ diện, phô trương tài năng.

Vận hạn Cự Môn độc tọa, chỉ cần không Hóa Kỵ, lại có Thái Dường nhập miếu vượng củng chiếu,
thì “Tử Vi, Thiên Phủ” thuộc tính chất nào đến cũng đều có lợi. Nếu gặp Hóa Lộc, Hóa Quyền,
Hóa Khoa thì đây sẽ là năm được người xứ khác (hay người ngoại quốc) đề bạt, hoặc lợi về hợp
tác với người nước ngoài. Nữ mệnh thì nên đề phòng rắc rối khó xử về tình cảm. Nam mệnh, nếu
Cung Phúc Đức gặp đào hoa, thì dễ thay đổi tình cảm, có người tình khác.

Cung hạn Tham Lang độc tọa, nếu hóa làm sao kỵ, rất có lợi cho “Tử Vi, Thiên Phủ” có tính chủ
động đến, lúc này biến thành vận trình theo đuổi lí tưởng. Nếu “Tử Vi, Thiên Phủ” có tính bị động
thì trái lại, sẽ dễ đánh mất cơ hội. Nếu đại vận hoặc lưu niên gặp Tham Lang, Hỏa Tinh, Hóa Lộc,
“Tử Vi, Thiên Phủ” có tính bị động đến sẽ dễ bị thất chí, một khi vào vận tốt sẽ không còn ý đồ
tiến thủ, cuối cùng dẫn đến thất bại.

“Tử Vi, Thiên Phủ” nên đến cung hạn Thái Âm nhập miếu nên, lạc hãm thì không nên. Có lợi đối
với “Tử Vi, Thiên Phủ” có tính bị động, “Tử Vi, Thiên Phủ” có tính chủ động thì hơi kém hơn. Có
điều, nểu Thái Âm Hóa Kỵ, “Tử Vi, Thiên Phủ” mà đến đại vận hoặc lưu niên này, dễ vì say sưa
đắc ý, quên mất tình hình thực tế mà đầu tự, dẫn đến thất bại. Thái Âm phải hóa làm sao lộc,
sao quyền, mới có thể phát triển lớn được.

Đến đây xin cử một ví dụ thuyết minh tình hình “Tử Vi, Thiên Phủ” ở Cung Phu Thê. (Xem hình
74)

Cung Mệnh là Tham Lang, Cung Phu Thê là “Tử Vi, Thiên Phủ” đồng độ ở cung Thân, người sinh
năm Kỷ, Tham Lang Hóa Quyền đối nhau với Vũ Khúc Hóa Lộc. “Tử Vi, Thiên Phủ” hội hợp với Vũ
Khúc Hóa Lộc mà không có Lộc Tồn điều hòa, nên Vũ Khúc mang tính “cô độc và hình khắc”,
các sao của Cung Mệnh thì thuộc tính tích cực.
Đến đại vận Đinh Sửu, Cung Phu Thê của đại vận là Cự Môn Hóa Kỵ độc tọa. còn năm Bính Dần,
cùng phu thê của lưu niển là “Liêm Trinh, Thiên Tướng” Hóa Kỵ, Kình Dương Đà La cùng chiều,
lại gặp Linh Tinh, chủ về người chồng mắc bệnh gan rất nặng vào năm đó.

“Tử Vi, Thiên Phủ”


Hai sao "Tử Vi, Thiên Phủ” đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân. Tử Vi là chủ tinh của Bắc Đẩu,
tính thích hợp khai sáng. Thiên Phủ là chủ tinh của Nam Đẩu, tính lợi về bảo thủ, cho nên khi hai
chủ tinh gặp nhau, không những xung đột “một núi không thể có hai cọp”, mà tính chất còn kiềm
chế nhau, sẽ khó phát huy. Thông thường, chỉ chủ về thanh cao, thậm chí có khả năng phát triển
thành tự sùng bái mình. Kết cấu tinh hệ kiểu này rất nên theo sự nghiệp giáo dục, làm công chức
cũng được, không nên theo nghiệp kinh doanh, nếu không, sẽ phản ứng sai lầm, hành động
không mang lại hiệu quả tốt cho bản thân, thường đánh mất cơ hội, hoặc khéo quá mà thành
vụng.

Khi “Tử Vi, Thiên Phủ” đồng cung, nếu Tử Vi Hóa Quyền hoặc Hóa Khoa, thì vầng hào quang của
Tử Vi càng lớn, khí quý phái cũng lớn; nếu Thiên Phủ Hóa Khoa thì chỉ có khuynh hướng giữ uy
tín xem trọng lời hứa, nhưng sẽ quá khiêm cung hiền lành, thiếu năng lực lãnh đạo và khai sáng
mọi thứ từ thực tế.

Kết câu tinh hệ điều này rất nên ở “Lộc Mã giao trì” đến hội, chủ về phú quý song toàn; kế đến là
“Lộc Văn củng mệnh ", tức là Lộc Tồn hay Hóa Lộc và Văn Xương Văn Khúc hội họp, cũng chủ
phú quý. Kế đó nữa là các sao phụ tá hội họp, chủ về quý mà không chủ về giàu có.

Nếu sao Phụ không hội hợp, mà có đủ Tứ Sát tinh Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La, thì trái
lại, sẽ chủ về bề ngoài trung thành mà bên trong thì gian trá. Phần nhiều hay tráo trở thị phi. Nếu
gặp sao Không, hoặc Không vong. là người cô độc, tầm thường, kiếm sống qua ngày.

Nữ mệnh “Tử Vi Thiên Phủ, nếu Tham Lang của Cung Phúc Đức hội hợp với các sao đào hoa
Hồng Loan, Thiên Hỉ, Hàm Trì, Thiên Diêu thì nên xem trọng sinh hoạt tình cảm, nếu Cung Mệnh
có sao Sát hình tụ tập đủ, thì có thể làm kế thất hoặc do quá tự sùng bái mình mà suốt đời
không kết hôn.

Cung Mệnh của đại vận hoặc lưu niên gặp Tử Vi, Thiên Phủ thì cát lợi hơn so với gặp ở Cung
Mệnh của nguyên cục, chủ về được quý nhân trợ lực, dễ phát đột ngột. Nếu gặp Thiên Khôi
Thiên Việt hoặc Lưu Khôi, Lưu Việt thì có thể nhờ thay đổi mệnh lệnh, hoặc công ty thay đổi quy
tắc mà được lợi; trong làm ăn phần nhiều cũng không cầu bỗng nhiên mà gặp được may mắn.

------------------------

“Tử Vi, Thiên Phủ thủ mệnh, rất ưa gặp sao lộc, có Lộc Tồn đồng độ, Liêm Trinh Hóa Lộc đến
hội, chủ về cự phú. Lấy trường hợp gặp Hóa Lộc, Lộc Tồn của niên hạn làm ứng nghiệm. Ví dụ
“Tử Vi, Thiên Phủ” ở cung Dần, người sinh năm Giáp, đến hạn Đinh Mão chủ về kiểm được tiền,
hoặc gặp cơ hội làm đại lí mà phát đạt.

“Tử Vi, Thiên Phủ” ưa đến cung hạn Vũ Khúc độc tọa, gặp Lưu Lộc hoặc Tham Lang Hóa Lộc,
Liêm Trinh Hóa Lộc, chủ về kiểm được tiền. Nếu lại có sao Phụ, Tá cát, không có các sao Sát, kỵ,
hình hội chiếu, nguyên cục là “Tử Vi, Thiên Phủ” lại có kết cấu cát lợi, tay trắng làm nên mà thành
cự phú.

“Tử Vi, Thiên Phủ” không có sao lộc, đến niên hạn gặp sao lộc cũng cát lợi. “Tử Vi, Thiên Phủ” có
sao lộc, đến niên hạn Thái Dương độc tọa ở cung Tị, gặp các sao Phụ, Tá cát, chủ về địa vị thăng
tiến trường hợp Thái Dương ở cung Họi là tốt kể đó.

Đối với người “Tử Vi, Thiên Phủ” thủ Cung Mệnh, đại vận tính theo chiều nghịch, thì đại vận Thái
Dương giữ cung hoặc Vũ Khúc giữ cung, là then chốt của mệnh vận cả đời; đại vận đi thuận, thì
đại vận Tham Lang (Vũ Khúc ở đổi cung) hoặc đại vận Cự Môn (Thải Dương ở đổi cung) là then
chốt của mệnh vận cả đời. Các đại vận này cát hay hung, có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời.

“Tử Vi, Tham Lang”


Tử Vi, Tham Lang đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu, cổ nhân gọi cách cục này là “Đào hoa
phạm chủ”, cho rằng chủ về dâm loạn. Cho nên gặp “Tử Vi, Tham Lang” đồng cung rất kỵ gặp
thêm Hàm Trì, Đại Hao, Thiên Diêu, Mộc Dục, nếu không sẽ chủ về dễ mất kiểm soát trước sức
hấp dẫn của người khác giới, nếu gặp thêm Sát tinh là vì sắc đẹp mà gặp họa, dù không gặp Sát
tinh, cũng ảnh hưởng đến ự nghiệp.

Nếu Tu Vi Hóa Quyền được “Bách quan triều củng", thì giống như thiên tử phong lưu ở thời thái
bình, chủ về phú quý đa tình. Tử Vi hóa Khoa gặp sao Cát, tuy có tiếng tăm và học hành có thành
tựu nhưng vẫn thiên nặng về dục tình và ham muốn vật chất.

Nếu Tham Lang Hóa Lộc thì chủ về giao tế thù tạc nhiều, thiên nặng về ham muốn vật chất,
nhưng lại có tài vận hanh thông. Tham Lang Hóa Quyền, ham muốn vật chất cũng nặng, nhưng
phải trải qua cạnh tranh mới thành tựu. Tham Lang Hóa Kỵ tuy giảm sắc thái đào hoa, những tài
nghệ của người này cũng khó phát triển, có ham muốn vật chất nhưng lại khó đạt như ý nguyện.

Tinh hệ “Tử Vi, Tham Lang” ưa Tả Phụ, Hữu Bật đồng cung mà không ưa Văn Xương, Văn Khúc
Nếu Văn Xương, Văn Khúc đồng cung thì khuynh hướng hấp dẫn người khác giới càng lớn, chú
trọng trang điểm, chải chuốt và biểu hiện bề ngoài hoàn mĩ. cho nên hành sự giả nhiều mà thực
ít. Nhưng nếu Tả Phụ và Văn Xương, Hữu Bật và Văn Khúc giáp Cung Mệnh, thì trái lại, sẽ dễ
phát huy tài chí , sự nghiệp có thành tựu.

Tử Vị Tham Lang gặp Sát tinh, đi nên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, nhưng
Sát tinh nặng thì có thể thị phi tranh chấp. Nếu lại gặp sao Không và Hoa Cái, tái lại sẽ sinh nhai
bằng hoạt động tôn giáo.
Nữ mệnh “Tử Vi, Tham Lang”, gặp đào hoa và Sát tinh dễ rơi vào chốn phong trần, kỵ nhất gặp
Kình Dương, nếu có các sao đào hoa tụ tập, nguy cơ rơi vào chốn phong trần càng lớn, đồng thời
cũng vì vậy mà ham muốn vật chất có khuynh hướng trụy lạc. Nhưng nếu Cung Mệnh ở Dậu,
mượn “Tử Vi, Tham Lang” ở cung Mão để an cung thì càng nên chú ý.( Xem hình 51).

Cung Mệnh của lưu niên hay đại vận mà gặp “Tử Vi, Tham Lang”, tính chất đào hoa sẽ nhẹ hơn
khi gặp Cung Mệnh ở nguyên cục. Thông thường, nếu hội họp với sao Cát thì chủ về ít thay đổi,
khó tiến bộ, nhưng nếu cát Sát tinh cùng tụ tập, lại gặp thêm sao Hình, Kỵ thì vì sắc mà phá tài,
chuốc họa hoặc vì thù tạc mà mang điều tiếng thị phi.

"Tử Vi, Tham Lang" thủ Mệnh ở hai cung Mão hoặc Dậu, mà Tử Vi hóa Quyền ở cung Mão sẽ gặp
Lộc Tồn, tam phương có "Vũ Khúc, Phá Quân" ở cung Tài mà Vũ Khúc Hóa Kỵ, "Liêm Trinh, Thất
Sát" ở cung Quan.

Tình huống này chủ về cực lực theo đuổi ham muốn vật chất, cũng đồng thời theo đuổi ham
muốn quyền lực, cho nên dễ khiến nhìn bề ngoài thì tích cực, nhưng trên thực tế lại cảm thấy
trống rỗng. Nhất là tổ hợp "Vũ Khúc hóa Kỵ, Phá Quân", biểu thị cho hành động không được, sai
lầm về tiền bạc lại đi kèm tính chất hao tán, tâm trạng thì dễ xung động, nên tâm trạng dễ bực
bội khó chịu. Tuy bề ngoài thể hiện tôn nghiêm, lạc quan, nhưng tinh thần không ổn định (rắc
rối).

Tinh hệ "Tử Vi hóa Khoa, Tham Lang" thủ Mệnh, can Ất ắt sẽ có Lộc Tồn đồng độ (ở Mão) hoặc
vây chiếu (ở Dậu), tam phương có "Vũ Khúc, Phá Quân" ở cung Tài, "Liêm Trinh, Thất Sát" ở cung
Quan.

Tinh hệ này vốn có sắc thái không ổn định, nhưng Tử Vi hóa Khoa chủ tính chất nhờ thay đổi cải
cách mà người ta biết tiếng, thậm chí ở đại vận hay lưu niên cũng có ý vị này.
----------------------

“Tử Vi, Tham Lang” ở Cung Mệnh, ưa gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh, cũng ưa gặp Tham Lang Hóa Lộc,
chủ về phát lên một cách đột ngột, mà còn kéo dài. Nếu Tham Lang Hóa Kỵ, thì cuộc đời gặp
nhiều vất vả khổ lụy, mà còn không được như ý. Nếu Sát tinh lại nặng, thường thường lúc sắp
thành công thì đột nhiên thất bại.

Nữ mệnh “Tử Vi, Tham Lang” không ưa đến niên vận Thái Dương thủ Cung Phu Thê của niên
vận, chủ về gặp kẻ bất lương. Nam mệnh “Tử Vi, Tham Lang” không ưa đến niên vận Cung Phu
Thê là Thiên Đồng (hoặc Cự Môn) tọa thủ, chủ về rơi vào lưới tình, khó mà thoát ra.

“Tử Vi, Tham Lang” thủ mệnh đến đại vận “Vũ Khúc, Phá Quân”, mà Vũ Khúc Hóa Kỵ, lại gặp lưu
niên Văn Xương Hóa Kỵ hay Văn Khúc Hóa Kỵ, chủ về xảy ra phá tán, thất bại.

“Tử Vi, Tham Lang” thủ mệnh ở cung Mão, đến đại vận hoặc lưu niên Thiên Lương ở cung Ngọ,
nếu Thiên Lương Hóa Lộc, thì tham tiền hiếu sắc, đều dễ gây ra phiền phức; gặp thêm Sát tinh
thì có hung họa, nhưng cuối cùng hóa giải được.

“Tử Vi, Tham Lang” thủ mệnh, cung hạn Thái Dương, Cự Môn tương hội và cung hạn “Thiên Cơ,
Thái Âm” đồng cung, là then chốt của mệnh vận cả đời.

“Tử Vi, Tham Lang” đồng cung, có phải là “Đào hoa phạm chủ” không?
"Thái Vi Phú” nói: “Đào hoa phạm chủ là cực dâm”. Nói "Đào hoa phạm chủ” tức là Tham Lang
và Tử Vi đồng cung ở Mão hoặc Dậu.

Tham Lang thực ra nó là sao "giao tế”, hễ người có Tham Lang tọa cung Mệnh hoặc cung Phúc
Đức, thậm chí tọa cung Thiên Di, đều có tài giao tế rộng, nhất là ở cung Mệnh, đặc biệt tài năng
về ngôn ngữ, giỏi các ngôn ngữ địa phương, học là nhớ, nhất là ngoại ngữ rất dễ thành thục. Nếu
hội các sao Văn Xương, Văn Khúc, Thiên Tài, Bác Sĩ, ngoài việc khéo giao tế ra, nhất định còn có
thú vui "phong lưu thi tửu”, hoặc tinh thông âm nhạc.

Lúc Tử Vi tọa mệnh mà gặp Tham Lang, bản chất khéo giao tế và tính phong lưu thi tửu sẽ vì vậy
mà thường hơi tự tư, ích kỉ, dễ biến thành chìm đắm trong hưởng thụ nhục dục. Cho nên, ở đây
thực ra chỉ là kết quả của việc hai sao Tử Vi và Tham Lang gặp nhau. Do đó, người có “Tử Vi,
Tham Lang” tọa mệnh nếu phát triển theo con đường chính thì sẽ có thành tựu, có thể trở thành
văn học gia hoặc nghệ thuật gia, nói “phong lưu mà không hạ lưu” là như vậy.

Có thể phát triển theo con đường chính hay không, phải xem các sao hội hợp có liên quan. Nếu
gặp phải Kình Dương, thì sẽ bị nó phá hoại, khiến tính chất văn nghệ của Tham Lang sẽ có
khuynh hướng hạ lưu, ví dụ như thích xem tranh ảnh khiêu dâm, thích nghe dâm khúc, thích xem
tiểu thuyết sắc tình, tính thích phong lưu thi tửu sẽ vì vậy mà biến thành quê mùa hạ lưu. Lúc này
muốn phát triển theo con đường chính sẽ rất khó. Nếu hội hợp với cát tinh, như Văn Xương, Văn
Khúc, Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phụ, Hữu Bật, hoặc hội hợp với các sao chủ về kỉ luật như Hóa
Kỵ, sao Không, Thiên Hình thì phát triển theo con đường chính sẽ dễ hơn.
“Tử Vi, Tham Lang” ở hai cung Mão hoặc Dậu
“Tử Vi, Tham Lang” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu, đối cung vô Chính Diệu, cung tam hợp là
“Liêm Trinh, Thất Sát”, và “Vũ Khúc, Phá Quân”. (Xem hình 108, 109)

Tinh hệ “Tử Vi, Tham Lang” này thuộc loại thuần dục vọng. Bởi vì không những bản thân “Tử Vi,
Tham Lang” có tính chất dục vọng, mà các sao hội hợp như “Vũ Khúc, Phá Quân” cũng có sắc
thải ham muốn vật chất mạnh, chỉ có “Liêm Trinh, Thất Sát” trong một số tình hình thì thiên về
tình cảm hơn.

Do đó muốn luận đoán bản chất của tinh hệ này cần phải phân biệt xem nó thuộc loại “ham
muốn vật chất”, hay “dục tình”. Cổ nhân nói “Đào hoa phạm chủ là rất dâm”, tức nhấn mạnh đặc
tính dục tinh của chúng.

Trong tình hình “Tử Vi, Tham Lang” đồng độ với Thiên Hình hoặc sao Không, chủ về có thể tự
kềm chế, nhưng người tự kềm chế thường thường chỉ là dục tình, còn người có tính chất ham
muốn vật chất mạnh mẽ vẫn không thay đổi.
Bản chất của nhóm sao này khác với bản chất của tinh hệ Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ.
Tử Vi độc tọa chỉ đối nhau với Tham Lang, các sao hội hợp dùng Thiên Tướng thay cho Phá
Quân, Thiên Phủ thay cho Thất Sát, vì vậy tính chất nhu hòa hơn, đồng thời sắc thái của Tử Vi có
thể biểu hiện được đầy đủ. Ví dụ như nói, Tử Vi độc tọa không ưa thích trang điểm bản thân, cho
nên nhiều độc đoán; nhưng “Tử Vi, Tham Lang” lại có ý vị của phấn son, trang điểm, có ham
muốn làm lãnh đạo, nhưng lại khéo ăn khéo ở theo nếp cũ.

Lấy dục tình để nói, người Tử Vi độc tọa có lòng tự tôn rất mạnh, cho nên trừ phi người khác giới
ra ám thị, chứ không theo đuổi một cách mù quáng; còn “Tử Vi, Tham Lang” thì lại khá chủ động,
thậm chí không sợ cạnh tranh. Do đó Tử Vi độc tọa đối nhau với Tham Lang và “Tử Vi, Tham
Lang” đồng độ khác nhau rất nhiều. Trường hợp trước thì tài lãnh đạo và lực quyết đoán khá
mạnh; trường hợp sau thì tính chủ động khá mạnh. Cũng có thể nói, nhìn từ một góc độ khác,
nhân sinh quan của “Tử Vi, Tham Lang” thông thường là khá tích cực, nếu mệnh có Sát tinh,
thậm chí có thể vì mục đích mà không từ thủ đoạn nào.

“Tử Vi, Tham Lang” ưa “bách quan triều củng”. Như Tử Vi, vì không thể cấu tạo thành cách cục
“Phủ Tướng triều viên”, cho nên khí quý phái hơi nhỏ. Nhưng nếu có các sao Phụ, Tá, tạp diệu,
cát tinh chầu về, đương nhiên cũng có khí tượng không tầm thường.

“Tử Vi, Tham Lang” có Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ, cũng cấu tạo thành cách “Hỏa Tham, Linh
Tham”; nhưng không bằng “Vũ Khúc, Tham Lang” đồng độ với Hỏa Tinh, Linh Tinh, đây là do
hành động và sự quyết đoán trong thực tế không nhạy bén, mau lẹ bằng Vũ Khúc. Có thể nói,
“Tử Vi, Tham Lang” nhờ ở quyết sách mà có kiếm được tiền bất ngờ.

“Tử Vi, Tham Lang” không có sao Cát vây chiếu, cũng có ý vị của một “cô quân”, nhưng lại khác
với “tại dã cô quân” cô lập của Tử Vi độc tọa.
Lúc “Tử Vi, Tham Lang” có các sao đào hoa hội họp, đặc biệt là có Thiên Diệu đồng độ, đây là tổ
hợp sao rất nặng về dục tình; có Văn Xương, Văn Khúc thì càng làm mạnh thêm sắc thái dục
tình. Nếu Sát tinh lại đồng thời hội hợp, thì mệnh tạo ắt là người phong lưu, tự đánh giá mình
cao. Tham Lang Hóa Lộc, làm tăng ham muốn vật chất; có Vũ Khúc Hóa Lộc hoặc Phá Quân
Hóa Lộc hội hợp, ham muốn vật chất cũng mạnh, mà lại chủ động hơn. Có điều, lúc Liêm Trinh
Hóa Lộc, sắc thái tình cảm hơi nặng, xem trọng tình cảm nam nữ, và xem trọng tình cảm bạn bè.

Nếu Liêm Trinh Hóa Kỵ, thì mệnh tạo có một nửa khuynh hướng thiên về sự nghiệp, hơn nữa cần
phải giao tẻ thù tạc nhiều. Lúc này “Tử Vi, Tham Lang” vẫn mang sắc thái ham muốn vật chất.

Lúc “Tử Vi, Tham Lang” đến cung hạn Cự Môn độc tọa, tâm trạng dễ bị trồi sụt thất thường. “Tử
Vi, Tham Lang” thiên về dục tình ở trong đại vận hoặc lưu niên này, thường thường sẽ xuất hiện
tình huống bị quấy nhiễu, bị gây khó khăn về tình cảm, nhất là lúc Cự Môn Hóa Kỵ, hoặc lúc
Thiên Đồng của đối cung Hóa Kỵ, mức độ bị quấy nhiễu, gây khó khăn sẽ nghiêm trọng hơn. Nếu
Cự Môn Hóa Lộc, đối với “Tử Vi, Tham Lang” mang sắc thái ham muốn vật chất, thì đây là vận
tốt có tính khai triển; nhưng cần phải có Thái Dương của lưu niên Hóa Lộc xung khởi mới được.
Thông thường, cung hạn Cự Môn bất lợi đối với “Tử Vi, Tham Lang”, chủ về hoàn cảnh khốn khó,
chỉ nên xem là cơ sở của phát triển mà thôi.

Cung hạn Thiên Tướng độc tọa, nếu Phá Quân của đối cung Hóa Lộc, thì đây là đại vận hoặc lưu
niên tốt, có tính khai triển của “Tử Vi, Tham Lang”, nhưng vẫn không nên một mình tự sáng lập
sự nghiệp, chỉ nên đóng vai trò trợ giúp người khác. Nếu ở địa vị lãnh đạo cũng không nên quálộ
sự sắc xảo, nếu không sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Thiên Tướng thuộc loại “Tài ấm giáp ấn”,
đối với “Tử Vi, Tham Lang” thuộc loại nặng ham muốn vật chất là vận thể tốt, nhưng vẫn không
nên bộc lộ hết lòng ham muốn làm lãnh đạo của mình. Nếu lại gặp Sát tinh hội hợp, có thể do đó
mà xảy ra trắc trở rất lớn. Lúc Thiên Tướng thuộc loại “Hình kỵ giáp ấn”, thì người nặng ham
muốn vật chất sẽ dễ bị nhiều áp lực; còn người nặng dục tình thì thường sẽ vì ham sắc mà gây
họa, hoặc đau khổ vì tình.

Cung hạn Thiên Lương độc tọa, nói chung là bất lợi cho “Tử Vi, Tham Lang”. Nếu có các sao Sát,
kỵ, hình trùng trùng, thì thậm chí vì vậy mà phạm pháp, kiện tụng; dù được cát hóa, có sao Cát,
cũng chẳng phải là vận thế hởi lòng hải dạ, lại có cảm giác lười biếng.

Nếu “Tử Vi, Tham Lang” của nguyên cục hội hợp với Liêm Trinh Hóa Kỵ, ở cung này gặp các sao
tài lộc, thì nên dùng nghề nghiệp để kiếm tiền. Nếu gặp Sát tinh, Thiên Hình, Đại Hao, thì trái lại,
sẽ chủ về phá tài thất bại, tranh chấp, kiện tụng.

Cung hạn “Liêm Trinh, Thất Sát” đồng độ, có Lộc, Quyền, Khoa hội hợp, hoặc nguyên cục là cách
“Hỏa Tham”, “Linh Tham”, chỉ cần Sát tinh không nhiều, mà không có lưu Sát tinh xung hội, thì
đây là vận thế phát một cách đột ngột, nhất là “Tử Vi, Tham Lang” mang sắc thái ham muốn vật
chất, người mang sắc thái dục tình tuy cũng có lợi về tiền bạc sự nghiệp, nhưng có thể bị dục
tình gây lụy mà dẫn đến vận thế chao đảo.
“Tử Vi, Tham Lang” tối kỵ đại vận hoặc lưu niên “Liêm Trinh, Thất Sát”, mà Liêm Trinh Hóa Kỵ,
thường thường là điểm thất bại vô cớ. Nếu hội hợp với Vũ Khúc Hóa Kỵ, thì nên kềm chế dục
vọng để đề phòng phạm sai lầm mà sinh thị phi. “Tử Vi, Tham Lang” nặng ham muốn vật chất
gặp lưu niên Liêm Trinh Hóa Kỵ bị Vũ Khúc Hóa Kỵ xung hội, nếu cung hạn còn bị các sao Sát,
kỵ, hình xung hội, thì chỉ nên lui về phòng thủ, và cần chú ý sức khỏe, người nặng về dục tình sẽ
dễ vì sắc mà gây họa.

“Tử Vi, Tham Lang” nặng “sắc thái dục tình” đến cung hạn Thiên Đồng độc tọa, thường thường
đây cũng là năm bị quấy nhiễu, gây khó khăn về tình cảm. Đối với “Tử Vi, Tham Lang thuộc loại
nặng ham muốn vật chất, thì đây là năm hưởng thụ mang sắc thái đào hoa. Chỉ trong tình hình
cung hạn Thiên Đồng có Lộc, Quyền, Khoa hội hợp, mà còn gặp cát tinh, “Tử Vi, Tham Lang” đến
cung hạn này mới là vận hạn thu hoạch. Nếu Thiên Đồng gặp sao kỵ đồng độ, mà còn có Sát
tinh đến hội hợp, thông thường, đây là vận trình thất bại của “Tử Vi, Tham Lang”. Người nặng dục
tình sẽ thất bại trong dục tình, người nặng ham muốn vật chất sẽ bại trong ham muốn vật chất.

Cung hạn “Vũ Khúc, Phá Quân” đồng độ, trong các tình hình thông thường, chỉ có lợi đối với “Tử
Vi, Tham Lang” thuộc loại nặng ham muốn vật chất. “Vũ Khúc, Phá Quân” Hóa Lộc, Hóa Quyền
thì càng đúng. Người nặng dục tình, dù “Vũ Khúc, Phá Quân” được cát hóa, phần nhiều cũng gặp
trắc trở về tình cảm. Cung hạn “Vũ Khúc, Phá Quân” có các sao Sát, hao tụ tập, thường thường là
đào hoa kiếp, nhưng chỉ gặp rắc rối về tình cảm, còn sự nghiệp và tài vận đều tốt. Nếu Vũ Khúc
Hóa Kỵ, thì đây là năm thất bại về sự nghiệp và tiền bạc đối với “Tử Vi, Tham Lang” thuộc loại
nặng ham muốn vật chất; cần phải giữ cho thật vững, thuận theo hoàn cảnh, mới có thể tránh
được thất bại. Người nặng dục tình thì phải kềm chế tình cảm. Cả hai đều có thể vì dục vọng bị
trở ngại mà xảy ra tranh chấp lớn. Nếu Tham Lang đồng thời Hóa Kỵ, sẽ thất bại trong cuộc
tranh chấp.

Cung hạn Thái Dương độc tọa, trừ phi hóa cát và có sao Cát tụ tập, nếu không đối với “Tử Vi,
Tham Lang” thì đây là vận xấu. Đặc biệt dễ vì dục tình mà gây ra thị phi, bị quấy nhiễu, gây khó
khăn; gặp các sao Sát, kỵ thì càng nặng; Thái Dương lạc hãm càng nặng hơn.

Cung hạn Thiên Phủ độc tọa, thông thường có lợi cho “Tử Vi, Tham Lang” đến. Trừ phi có các
sao Sát, kỵ, hình hội họp, nếu không, phần nhiều đây là vận trình mang tính phát triển. Thiên Phủ
ở cung Mùi, được Thái Dương và Thái Âm ở cung vượng giáp cung, nếu vào năm Tân, Thái
Dương Hóa Quyền giáp mệnh, thì Cự Môn Hóa Lộc giáp Thiên Tướng của cung Quan Lộc, bất kể
“Tử Vi, Tham Lang” thuộc tính chất nào cũng đều xem đây là vận hạn thu hoạch.

Cung hạn “Thiên Cơ, Thái Âm” đồng độ, về khí chất là bất lợi cho.“Tử Vi, Tham Lang”, nếu các
sao ở cung hạn này gặp cát tinh hay được cát hóa thì còn được, nếu không, sẽ nhiều nạn tai,
bệnh tật, hoặc tinh thần bị quấy nhiễu, gây khó khăn.

Đến đây xin cử một ví dụ để thuyết minh tình hình của “Tử Vi, Tham Lang” ở Cung Phúc Đức.
(Xem hình 110)
Cung Mệnh là Thiên Phủ, Cung Phúc Đức là “Tử Vi, Tham Lang”, có Thiên Diệu đồng độ. Người
sinh năm Đinh, Cung Phúc Đức hội hợp với Văn Xương, Văn Khúc của cung Mùi, còn hội Thiên
Khôi, Thiên Việt. Nhóm tinh hệ “Tử Vi, Tham Lang” này mang tính chất tình cảm.

Đến đại vận Quý Mão, Cung Mệnh là “Tử Vi, Tham Lang”, Cung Phúc Đức là Thiên Tướng, bị
“Hình kỵ giáp ấn”, nhưng lại được Phá Quân Hóa Lộc xung hội, vận thế này thường thường dẫn
dụ mà sinh vọng động. Cho nên vào năm Giáp Tí, sáng lập sự nghiệp thất bại, nguyên nhân
chính dẫn đến thất bại đều vì bị ảnh hưởng của tình cảm. Do đó có thể thấy, Cung Phúc Đức hiển
thị trạng thái của tinh thần, có thể lấy đó để dự báo xu thế của mệnh vận.

“Tử Vi, Thiên Tướng”


“Tử Vi, Thiên Tướng” đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất. Tử Vi là Đế Tinh, Thiên Tướng là sao
“ấn”, thoạt nhìn thì có vẻ là một kết cấu rất lý tưởng, nhưng khi hai sao này đồng cung, thì lại vì
Phá Quân của đối cung mà thay đổi tính chất. Phái Trung Châu xem trọng đặc tính của toàn bộ
kết cấu của các tinh hệ, đây là một ví dụ.

Tinh hệ “Tử Vi, Thiên Tướng”, rất ưa được Lộc Tồn hội chiếu, có thể giàu có, nhưng thành kiến
chủ quan cực sâu, mà còn thích tranh quyền, nên dễ bị người ta gạt bỏ, chèn ép. Nếu không có
Lộc Tồn, mà Tử Vi Hóa Quyền, thì tính thích tranh quyền càng kịch liệt; còn nếu Hóa Khoa, tính
thích tranh quyền tuy hơi giảm, nhưng lòng tự tôn và trong danh dự càng nặng, dễ bị người ta úy
kỵ.
Nếu không gặp Lộc, Quyền, Khoa, thì tinh hệ này ưa được “báchquan triều củng”, mà không ưa
các sao Sát, kỵ hội hợp. Nếu được Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc hội chiếu, thì sự
nghiệp có thể thành tựu, là nhân vật lãnh đạo, tính tình ôn hòa đôn hậu. Nhưng vì ảnh hưởng của
Phá Quân ở đối cung, trong đời người ắt phải trải qua một lần sóng gió, trắc trở.

Nếu không gặp cát tinh, mà có Tứ Sát tinh hội hợp, thì lấy trường hợp Kình Dương, Đà La là khá
tốt, thích hợp hoạt động trong lãnh vực thương mại. Nếu gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh, do Tử Vi phải
hao phí sức lực hóa giải nên tăng thêm vất vả, gian khổ. Giả dụ như gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh mà
còn gặp thêm Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, thì có thể gặp bất hạnh, tinh thần bị kích thích,
hoặc mắc bệnh tim.

Phàm "Tử Vi, Thiên Tướng” thủ mệnh, dù không gặp Sát tinh, cũng nên chú ý sức khỏe tim mạch,
và tu dưỡng tinh thần. Nếu có nhiều sát tình hội hợp, chủ về phát lên một cách nhanh chóng rồi
suy sụp cũng rất nhanh chóng, mà còn dễ có biểu hiện vô tình vô nghĩa. Nếu có sao Cát tương
hội, thì chủ về đời người trải qua nhiều sóng gió, trắc trở, hoặc cuộc đời có sự thay đổi đặc biệt,
hoặc gặp bất hạnh bất ngờ, hoặc gặp cơ hội tốt. Nhưng trong ngẫu nhiên vô tình vẫn có biểu
hiện tình nghĩa lạnh nhạt.

Nữ mệnh “Tử Vi, Thiên Tướng”, cần chú ý sinh hoạt tình cảm, đồng thời cũng cần lưu ý đặc tính
vô tình vô nghĩa của tinh hệ này mà biết tự kiềm chế thì mới tốt lành, nhưng trong tình yêu ắt sẽ
thường nổi sóng.

Cung Mệnh của lưu niên hay đại vận có “Tử Vi, Thiên Tướng”, nếu gặp các sao Sát, Kỵ, ắt sẽ bị
nhiều trở ngại rồi sinh lòng thay đổi, như mong muốn thay đổi việc làm, nhưng lại không được,
gặp cát tinh thì vận hạn thuận lợi toại ý, sự nghiệp có thành tựu.

"Tử Vi hóa Quyền, Thiên Tướng" thủ Mệnh, ở Thìn thì Kình Dương, Đà La hội chiếu, ở Tuất thì Đà
La đồng cung, đối cung có Phá quân, tam phương có "Vũ Khúc hóa Kỵ, Thiên phủ hóa Khoa" ở
cung Tài, Liêm Trinh độc tọa ở Quan.

"Vũ Khúc hóa Kỵ, Thiên Phủ hóa Khoa" gây ảnh hưởng rất lớn. ”Tử Vi, Thiên Tướng” vốn tính tự
tôn đã cao, Tử Vi hóa Quyền thì tính tự tôn càng quá nặng. Để giữ tôn nghiêm bản thân, hành sự
sai lầm nhưng lại cố chấp không chịu nhận kém, sẽ cố gắng tìm cách để tự sửa sai, bảo thủ
trong việc giải quyết sai lầm. Những sao chủ tài năng và trợ lực hội hợp thì việc sửa sai này mới
có thể có kết quả, nếu không sẽ thành bảo thủ cố chấp không chịu học hỏi trong việc sửa sai
lầm, trở thành quá ảo tưởng sức mạnh đến mức không nhận ra mình kém.

Gặp nhóm tinh hệ này trên vận trình, phần nhiều lại xảy ra trắc trở đột ngột. Sức mạnh ở của Tử
Vi hóa Quyền có thể chịu đựng trắc trở, nhưng nội tâm lại đau khổ. Vì vậy ở vận trình này càng
dễ cảm thấy tinh thần bị xung động mạnh, thường gây ra nhưng biến động thay đổi khiến người
ta phải bất ngờ. Kết cục thế nào vẫn phải xem các sao hội hợp.

Ở đại vận hoặc lưu niên còn cần lưu ý, trong vận hạn không được sống độc lập một cách quá
đáng, hoặc quá lộ sự sắc xảo, nếu không sẽ xảy ra trắc trở.
Tinh hệ "Tử Vi hóa Khoa, Thiên Tướng" thủ Mệnh, can Ất, ắt sẽ có Kình Dương đồng độ (ở Thìn),
hoặc Kình Dương, Đà La giao hội (ở Tuất), có Phá Quân độc tọa ở đối cung, tam phương có "Vũ
Khúc, Thiên Phủ" ở cung Tài, Liêm Trinh độc tọa ở cung Quan Lộc.

Tình huống này ắt sẽ là Thiên Cơ hóa Lộc và Thiên Lương hóa Quyền giáp cung, chủ về có tài
năng đặc biệt, có kiến thức chuyên môn chắc chắn, lợi về nghiên cứu học thuật.

Liên quan đến khuynh hướng của tài năng, phải xem xét các sao hội hợp có tính chất mạnh yếu
như thế nào mà định. Nếu "Vũ Khúc, Thiên Phủ" có lực mạnh thì giỏi quản lý tài chính, nếu Liêm
Trinh có lực mạnh thì có tài năng văn nghệ, nhưng có lúc cũng chủ về làm việc trong chính giới,
lấy thỏa hiệp làm sở trường, chưa chắc đã có lập trường nhất định.

---------------------

“Tử Vi, Thiên Tướng” thủ mệnh, gặp lưu niên “Sát, Phá, Lang”, đều chủ về biến động thay đổi, là
cát hay hung, phải xem xét tính chất của các tổ hợp sao mà định.

“Tử Vi, Thiên Tướng” thủ mệnh, đến đại vận “Tử Vi, Thiên Tướng” thủ “Cung Tật Ách”, phải đề
phòng bệnh tim mạch.

“Tử Vi, Thiên Tướng” thủ mệnh, đến đại vận “Tử Vi, Thiên Tướng” thủ Cung Phu Thê, phải đề
phòng hôn nhân đổ vỡ.

“Tử Vi, Thiên Tướng” thủ mệnh, đến đại vận gặp “Vũ Khúc, Thiên Phủ”, nếu Vũ Khúc Hóa Kỵ,
hoặc Thiên Phủ là “kho lộ”, “kho trống”, sẽ chủ về vì tình hình tráo trở, điên đảo mà gây nên phá
tán, thất bại (như thất nghiệp, ngừng kinh doanh, vỡ nợ, sập tiệm, v,v...).

“Tử Vi, Thiên Tướng” ở Cung Mệnh, lại đến lưu niên "Tử Vi, Thiên Tướng” thủ mệnh, trong các
tình hình thông thường, không nên hợp tác với người khác, năm kế tiếp hợp tác cũng không
được lâu dài.

“Tử Vi, Thiên Tướng” thủ Cung Mệnh, không ưa cung hạn Tham Lang Hóa Kỵ. Gặp nó ở bất cứ
công viên nào, cũng đều chủ về ứng nghiệm xấu ở cung đó. Ví dụ như đến đại vận hoặc lưu niên
gặp Tham Lang Hóa Kỵ thủ Cung Phụ Mẫu, chủ về người cấp trên trọng dụng mệnh tạo lại bị
hoán chuyển công tác; đến lưu niên gặp Tham Lang Hóa Kỵ thủ Cung Phu Thê, chủ về xảy ra sự
thay đổi trong tình cảm.

Đối với người “Tử Vi, Thiên Tướng” thủ mệnh mà đại vận tính theo chiều nghịch, thì các đại vận
Tham Lang, Vũ Khúc, Thiên Phủ thủ cung hạn là những vận hạn có tính then chốt của mệnh vận
cả đời. Đối với người “Tử Vi, Thiên Tướng” thủ mệnh mà đại vận tính theo chiều thuận, thì các
đại vận Thất Sát, Liêm Trinh thủ cung hạn là những vận hạn có tính then chốt của mệnh vận cả
đời.
“Tử Vi, Thiên Tướng ở hai cung Thìn hoặc Tuất
“Tử Vi, Thiên Tướng” đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất; đối cung là Phá Quân; cung tam hợp là
“Vũ Khúc, Thiên Phủ” và Liêm Trinh độc tọa. (Xem hình 138, 139)
Tử Vi phân bố ở 12 cung, trường hợp ở cung Thìn hoặc Tuất là yếu nhất, dù có các sao Cát tụ
tập, đời người ắt cũng sẽ có khiếm khuyết đáng tiếc (như hôn nhân bất lợi, không có con cái,
hoặc bản thân bệnh hoạn, phải xem xét kĩ 12 cung để định tính chất cụ thể). Nếu có các sao
hình, kỵ, sát tụ tập, đương nhiên càng làm tăng tính huống xấu.

Trắc trở và chướng ngại trong đời người chủ yếu là do khuyết điểm quá nóng lòng trong việc
mưu cầu danh lợi của người “Tử Vi, Thiên Tướng” thủ mệnh. Họ dễ thành người bất chấp nhận
tình, cũng không suy tính sâu xa, chỉ thấy lợi ích trước mắt, tự chuốc tai tiếng “vô tình vô nghĩa”.

Cho nên muốn luận đoán tính chất của “Tử Vi, Thiên Tướng” cung Thìn hoặc Tuất, khiến cần
phải phân biệt chúng thuộc loại hữu tình” hay “vô tình”. Nói “hữu tình” và “vô tình”, đương nhiên
chỉ để so sánh trong bản thân “Tử Vi, Thiên Tướng”. Ví dụ nói, “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc tính
chất “hữu tình”, mức độ “hữu tình” của chúng chưa chắc hơn “Tử Vi, Thiên Phủ”.

“Tử Vi, Thiên Tướng” cần phải có sao lộc, mới là “hữu tình”, chúng còn lạ Vũ Khúc Hóa Lộc. Do
“Vũ Khúc, Thiên Phủ” đồng cung, nên khi Vũ Khúc Hóa Lộc thì tính chất của Thiên Phủ cũng tốt
hơn, nên đối với “Tử Vi, Thiên Tướng” rất có lợi.

Liêm Trinh Hóa Lộc có thể khiến “Tử Vi, Thiên Tướng” biến thành “hữu tình”. Liêm Trinh là sao
tình cảm, lúc Hóa Lộc sẽ khiến “Tử Vi, Thiên Tướng” cũng hơi giàu tình cảm.

Nếu Phá Quân Hóa Lộc, thì chỉ làm tăng thanh thế sự nghiệp, chẳng khiến “Tử Vi, Thiên Tướng”
thành “hữu tình”.

Nếu gặp Lộc Tồn đồng độ với “Vũ Khúc, Thiên Phủ” là tốt nhất, đồng độ với Liêm Trinh là kế đó.
Trường hợp trước có tính chất khá đôn hậu, trường hợp sau chỉ chủ về tình cảm nhất thời.

Nếu Liêm Trinh Hóa Kỵ, Vũ Khúc Hóa Kỵ, thì có thể khiến “Tử Vi, Thiên Tướng” thành “vô tình”.
Liêm Trinh Hóa Kỵ thì mẫu người “vô tình” sẽ có mặc cảm tự ti, buồn rầu, lo lắng. Vũ Khúc Hóa
Kỵ thì mẫu người “vô tình” sẽ xảy ra tình huống xung đột lợi ích. Một khi Vũ Khúc Hóa Kỵ, Tử Vi
ắt sẽ Hóa Quyền, Thiên Phủ cũng sẽ Hóa Khoa, nhưng không làm thay đổi tính chất “vô tình” của
“Tử Vi, Thiên Tướng”, mà ngược lại, Tử Vi Hóa Quyền sẽ làm mạnh thêm sắc thái vô tình và dứt
khoát.

Cần phải chú ý một điều, tính chất “vô tình” của “Tử Vi, Thiên Tướng” có lúc không phải chủ
động, mà là sau khi trao tình cảm cho ai đó, nhưng không được đáp trả, do đó trong lòng như
chết đi, làm đổ vỡ mối quan hệ của hai bên. Cho nên “vô tình” không nhất định là bạc tình. Có
Sát tinh hội chiếu, đặc biệt là lúc có Đà La hoặc Linh Tinh đồng độ, ý vị “vô tình” càng nặng.
Cũng cần lưu ý, “Tử Vi, Thiên Tướng” bị “Hình kỵ giáp cung” là “vô tình”, được “Tài ẩm giáp cung”
là “hữu tình”.

Cung hạn Thiên Lương tọa thủ, là đại vận hay lưu niên “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “vô tình”
ưa đến; nhưng không thích hợp đối với “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “hữu tình”.

“Tử Vi, Thiên Tướng”. thuộc loại “vô tình” ở cung hạn này, bất kể lưu niên hay đại vận đều dễ
được người ta trọng dụng; còn mẫu người “hữu tình” thì lại dễ có tâm trạng trồi sụt thất thường.
“Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “hữu tình”, lúc Thiên Lương và các sao Sát, kỵ, hình hội hợp quá
nhiều, thì đây là vạn hạn nạn tai trong đời người. Lúc này cần phải cung vị lục thân mà định tính
chất cụ thể.

Cung hạn Thất Sát độc tọa, nếu được cát hóa và có sao Cát, thì “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc tính
chất nào cũng ưa đến. Nếu gặp các sao Sát, kỵ, nhất là lúc Địa Không, Địa Kiếp đồng độ thi mẫu
người “vô tình” dễ gặp sóng gió, trắc trở. Nếu Cung Mệnh ở và cung phu thể chia ra gặp Địa
Không và Địa Kiếp, lúc này Địa Không và Địa Kiếp ắt sẽ thành đôi hội cung Quan Lộc, vì vậy chủ
về sự nghiệp xảy ra sóng gió, trắc trở, đồng thời tình cảm cũng gặp nhiều sóng gió, trắc trở.

Nếu “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “hữu tình” của nguyên cục được cái hóa, lại có các sao phụ,
tả hội hợp, thì cũng hạn Thất Sát cung thường thường lại là vận tốt, dù là lưu niên cũng chủ về
thay đổi theo hướng cát lợi. “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “vô tình” đến cung hạn này càng cát
lợi.

Cung hạn Liêm Trinh độc tọa, nếu ở nguyên cục là Hóa Lộc, tuy khiến “Tử Vi, Thiên Tướng”
thành “hữu tình”, nhưng ở đại vận sẽ dễ tao ngộ tình huống rắc rối khó xử về tình cảm. Lúc này
thường thường xảy ra đổ vỡ trong hôn nhân; ở lưu niên thì dễ rơi vào biển tình với người đã có
gia thất.

Nếu Liêm Trinh ở nguyên cục không Hóa Lộc, thì vận trình này thích hợp với “Tử Vi, Thiên
Tướng” thuộc loại “hữu tình”, mà không thích hợp với “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “vô tình”.
“Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “vô tình” đến cung hạn này sẽ dễ xảy ra tình huống tình cảm bị
tổn thương; cần phải xem kĩ tinh hệ ở các cung mà định nguyên nhân xảy ra sự kiện. Liêm Trinh
bị hai loại Kình Dương, Đà La hội chiếu (Kình Dương, Đà La của nguyên cục trùng điệp với Kình
Dương, Đà La của đại vận hoặc lưu niên), thì “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “vô tình” vì quan hệ
nhân tế thay đổi, mà xảy ra điều không may.

Cung hạn Phá Quân độc tọa, ở nguyên cục Hóa Lộc, “Tử Vi, Thiên Tướng” cũng không ưa đến,
Mẫu người “hữu tình” sẽ vì quá tích cực thay đổi cảnh ngộ mà gặp vận xấu. Mẫu người “vô tình”
thì đây là lúc có biểu hiện vô tình vô nghĩa. Ở đại vận thì tình huống xấu nặng, ở lưu niên thì nhẹ
hơn.

Nếu Phá Quân của nguyên cục không Hóa Lộc, là cung hạn “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “hữu
tình” ưa đến, trái lại có thể phát triển ổn định, nhưng đối với “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “vô
tình”, thì có thể càng muốn thay đổi cảnh ngộ càng rơi vào cảnh khốn khó.

Cung hạn Thiên Đồng độc tọa, thông thường là “Tử Vi, Thiên Tướng” ưa đến. Mẫu người “vô tình”
thì nguồn tiền tài chỉ hơi kém, rốt cuộc cũng là vận hạn thu được lợi ích. Lưu niên đến cung hạn
này, cần phải xem có sao Cát và cát hóa hay không để định cát hung. Nếu có Đà La đồng độ, bị
Lưu Đà trùng điệp xung hội, thì đây là năm thường xảy ra chuyện không vui vẻ, đổ vỡ mối quan
hệ, của “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “vô tình”. Trong tình hình có các sao Sát, hình tụ hội, nếu
có Thiên Nguyệt đồng độ, thì người “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “vô tình” thủ mệnh dễ mắc
bệnh, cần phải giữ gìn sức khỏe và dự phòng.

Cung hạn “Vũ Khúc, Thiên Phủ” đồng độ, không thích hợp với "Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “vô
tình”, thường xảy ra phá tài, nạn tai, bệnh tật. Nếu gặp các sao Sát, Kỵ, Hình, Hao thì phá tán, thất
bại, nạn tai, bệnh tật sẽ có mức độ lớn hơn. “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “hữu tình” thì ưa đến
cung hạn “Vũ Khúc, Thiên Phủ”. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa hai trường hợp “hữu tình” và
“vô tình”.

Cung hạn “Thái Dương, Thái Âm” đồng độ, Thái Dương lạc hãm, không thích hợp với “Tử Vi,
Thiên Tướng” giàu tình cảm, thường dễ xảy ra tình huống dứt khoát, quyết liệt khiến cho nội tâm
đau khổ; nếu Thái Âm lạc hãm, “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “vô tình” cũng không ưa đến,
thường thường là vận hạn tổn thất tiền bạc, vì vậy mà quan hệ nhân tế bị thay đổi. Ở lưu niên thì
tính chất thuật ở trên nhẹ hơn.

Cung hạn Tham Lang độc tọa, là vận trình mà “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “hữu tình” ưa đến,
chủ về có lợi. Nhưng nữ mệnh, nếu Tham Lang có các sao đào hoa đồng độ thì chồng dễ xảy ra
chuyện lụy tình. “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “vô tình” ở cung hạn này, bất kể là lưu niên hay
đại vận, đều thường không được như ý, và do đó sẽ có biểu hiện “vô tình”.

Cung hạn “Thiên Cơ, Cự Môn” đồng độ, nếu lúc “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “vô tình” đến là
đại vận, trong thời gian 10 năm gia đình ít nhất cũng có một lần xảy ra biến cố nghiêm trọng. Vì
vậy nên xem xét tinh hệ của các lưu niên để định tính chất và năm xảy ra biển cố, đặc biệt cần
chú ý các cung lục thân. Nhưng đối với bản thân “Tử Vi, Thiên Tướng”, thì đây là vận trình tự
mình phát triển. “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “hữu tình” đến vận hạn này, là tổ nghiệp suy sụp,
phải tự lập. Phá Quân của nguyên cục Hóa Quyền hay Hóa Lộc đều nên rời xa cha mẹ để phát
triển Thái Dương Hóa Kỵ ở Cung Điền Trạch thì càng đúng.

Các tổ hợp sao còn lại đối với “Tử Vi, Thiên Tướng” thuộc loại “hữu tình” đều có thể xem là cung
hạn tốt, thông thường đều có cơ hội phát triển. Đến đây xin cử một ví dụ để thuyết minh tình
hình thực tế của "Tử Vi, Thiên Tướng” tọa Cung Mệnh. (Xem hình 140)
Cung Mệnh là “Tử Vi, Thiên Tướng” ở cung Thìn; người sinh năm Mậu, có Đà La đồng đội Liêm
Trinh ở cung Quan Lộc, có Tả Phụ, Văn Khúc đồng cung; Cung Tài Bạch là “Vũ Khúc, Thiên Phủ”
đồng độ.

Đến đại vận Mậu Ngọ, Cung Mệnh của đại vận là Thất Sát, có Hỏa Tinh, Kình Dương đồng độ;
Cung Tài Bạch của đại vận là Tham Lang Hòa Lộc, có Linh Tinh, Thiên Mã đồng độ. Năm Mậu
Ngọ là năm được giải thưởng hơn bốn trăm vạn tiền Hương Cảng, nhưng chi trong một năm đã
tiêu xài hết sạch, từ đó bước vào vận xấu.

“Tử Vi, Thiên Tướng” đến cung hạn Thất Sát, thường thường chủ về có chuyện cát lợi. Mệnh cục
này, Cung Tài Bạch của lưu niên có Tham Lang trùng điệp, Hóa Lộc ở nguyên cục, Hóa Lộc ở đại
vận và Hóa Lộc ở lưu niên, có Linh Tinh đồng độ, cho nên chủ về có tiền của bất ngờ. Đáng tiếc
Cung Mệnh của luu niên có Hỏa Tinh, Linh Tinh hội chiều, và có nhị trung Kình Dương đồng độ;
Cung Phúc Đức là Liêm Trinh, bị tam trùng Đà La, Linh Tinh hội chiểu, do đó không giữ tiền
được.

Nếu Cung Mệnh của nguyên cục là “Tử Vi, Thiên Tướng” không có Đà La đồng độ, hoặc Cung
Phúc Đức của lựu niên không đồng thời bị Đà La, Linh Tinh xung phá, thì sau khi có tiền, chưa
chắc không giữ được. Cuộc đời lên xuống liên tiếp, là đặc điểm của người “Tử Vi, Thiên Tướng”
thuộc loại “vô tình” tọa mệnh.
“Tử Vi, Thất Sát
“Tử Vi, Thất Sát” đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi. Tử Vi là Đế Tinh, Thất Sát là tướng tinh, hai sao
này mà đồng cung sẽ có uy thế không ai so bì được. Cho nên chủ về giàu tính khai sáng, hơn
nữa còn có tư tưởng độc đáo.

Thông thường, “Tử Vi, Thất Sát” có thể xem là tượng trưng của quyền lực, cho nên Tử Vi không
nên Hóa Quyền, vì như vậy sẽ chủ về có lòng ham muốn quyền lực quá cao, biểu hiện khí bá đạo
khiến cho người ta khó mà nhịn được.

Rất nên được các sao Cát hội chiếu. Như Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, Lộc Tồn, Thiên
Mã hội hợp, thì tính cường dũng của Thất Sát có đất dụng võ. Cái gọi là “hóa sát làm quyền”, là
cách cục này. Nhưng giả dụ không có sao Cát hội chiếu, thì giống như anh hùng thảo dã làm
giặc cướp, khó tránh có biểu hiện tàn nhẫn bá đạo, chủ về phát lên một cách nhanh chóng rồi
suy sụp cũng rất nhanh chóng.

Nếu như không có sao Cát, mà còn có sát tình hội hợp, thì khỏ tránh tình thương, khắc hại”.

----------------------------

“Tử Vi, Thất Sát thủ mệnh, cùng tài bạch là “Vũ Khúc, Tham Lang”, nếu gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh,
chủ về hoạnh phát hoạnh phá, phát lên một cách đột ngột mà suy sụp cũng nhanh chóng. Sau
khi phát cần phải khép giữ gìn, mới có thể duy trì thành tựu đã đạt được.

“Tử Vi, Thất Sát” ở Cung Mệnh, cung độ “Thái Dương, Cự Môn” là có tính then chốt. Thái Dương
ở cung cần thì tốt hơn ở cung Thân, nhưng vẫn phải xem các sao Cát hung ra sao mà định.

Nữ mệnh “Tử Vi, Thất Sát”, hôn nhân phần nhiều không như ý. Nếu Cung Mệnh và công phu thê
gặp Sát tinh, nếu không khéo khắc chế, thì tình cảm rất dễ thay đổi.

“Tử Vi, Thất Sát thủ mệnh, đại vận Thiên Tướng, Vũ Khúc, hay Tham Lang thủ cung hạn, là có
tính then chốt của mệnh vận cả đời.

“Tử Vi, Thất Sát” mà Tử Vi Hóa Quyền, thì "tài khí” trong đời không đủ để giúp cho sự nghiệp. Tử
Vi, Thất Sát thủ mệnh, chủ về nặng tinh thần trách nhiệm, Người sinh năm Quý, cung Quan Lộc là
“Liêm Trinh, Phá Quân”, mà Phá Quân Hóa Lộc, lại chủ về gánh vác trách nhiệm quá mức, việc gì
cũng đích thân làm.

"Tử Vi hóa Quyền, Thất Sát" thủ Mệnh, ở Hợi có Lộc Tồn đồng độ, ở Tị có Lộc Tồn vây chiếu.
Tam phương có "Liêm Trinh, Phá Quân" ở cung Quan, và "Vũ Khúc hóa Kỵ, Tham Lang" ở cung
Tài.

"Tử Vi, Thất Sát" vốn đã có tính chất quyền lực, sau khi Tử Vi hóa Quyền thì tính chất quyền lực
càng nặng. Nhưng cung Tài có Vũ khúc Hóa Kỵ khiến cho quyền lực chuyển hóa thành hành
động không được chính xác, nặng vật chất quá thành dễ nhìn ngắn mà thiếu nhìn xa nên tính
chất quyền lực phát huy theo hướng cao ngạo và hành sự theo bản năng quá nhiều, cung Quan
có Liêm Trinh nên ý chí nhạy cảm và dễ thay đổi, may mà đối cung là Thiên di có Thiên Phủ hóa
Khoa nên tầm nhìn vẫn còn có sự cẩn thận chu đáo, biết nhìn xung quanh nên có thể điều hòa, là
trong gấp rút ngoài từ tốn, nếu tình hình hội họp các sao có lợi cho tài năng thì kết quả vật chất
khá tốt đẹp. Nếu không thì dễ thành hành sự thay đổi quá nhanh, dễ lan man, tùy cơ ứng biến
một cách quá tùy ý mà thiếu chiến lược cụ thể, thành ra sai lầm.

Do đó có thể biết, nhóm tinh hệ này đầy sắc thái mâu thuẫn, hành động thuộc Hậu thiên có ảnh
hưởng rất lớn đối với mệnh tạo. Nếu có các sao Cát hội hợp, thì có thể làm những ngành nghề
có thể bộc lộ sự sắc sảo để dễ có cảm giác thỏa mãn. Còn nếu các sao Không, hội hợp không
cát tường, có thể phát triển thành "cọp mà ăn thức ăn của mèo" hoặc thậm chí tủ tiền trống
rỗng.

Đại vận hoặc lưu niên mà gặp nhóm tinh hệ này, thường thường là cơ hội chuyển biến, nhưng
không được triển khai cục diện lớn quá.

Tinh hệ "Tử Vi hóa Khoa, Thất sát" thủ Mệnh, đối cung là Thiên Phủ, tam phương có "Liêm Trinh,
Phá Quân" ở cung Quan Lộc, và "Vũ Khúc, Tham Lang" ở cung Tài.

“Tử Vi, Thất Sát” đã có sắc thái quyền lực, khi Tử Vi hóa Khoa khiến cho quyền lực và danh dự
đều được vẻ vang, rực rỡ, do đó đây cũng là kết cấu tinh hệ có tính chất tốt lành.

Khi quyền lực và danh dự vẻ vang rực rỡ, khuyết điểm là: lý tưởng của đời người đặt ở vị thế quá
cao, theo đuổi lý tưởng không ngừng nghỉ, đời người khó tránh bận rộn và hao tổn tâm tư. Ở tuổi
vãn niên có lúc bỗng cảm thấy cuộc đời là hư ảo, dễ sinh hoài niệm, thích bàn luận triết lý.

Ngoài ra tinh hệ này cũng chủ về tình cảm vợ chồng thường có tì vết, nhưng mệnh tạo lại thích
che dấu, không cho người ngoài biết.

Ở đại vận hoặc lưu niên mà gặp nhóm tính hệ này, thường thường chủ về biến đổi quyền lực,
thông thường là ở vận tốt.

“Tử Vi, Thất Sát” ở hai cung Tị hoặc Hợi


“Tử Vi, Thất Sát” đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi, đối cung là Thiên Phủ, cung tam hợp là “Vũ
Khúc, Tham Lang” và “Liêm Trinh, Phá Quân”. Nhóm tinh hệ này có kết cấu thuần tính vật chất,
các sao hội hợp mạnh mẽ, do đó thường thường cát hung chỉ cách nhau một đường ranh. (Xem
hình 168, 169)

Muốn luận đoán tính chất của “Tử Vi, Thất Sát” ở hai cung này, cần phải phân biệt tính chất cực
đoan của chúng, là thuộc loại “quyền uy” hay “hoành hành bá đạo”. Trường hợp trước phần
nhiều phát triển theo chính đạo, trường hợp sau thì dễ đi vào con đường lầm lạc. Nhưng thông
thường người “Tử Vi, Thất Sát thủ mệnh không có tính chất cực đoan mạnh mẽ như vậy, ở đây
chỉ là so sánh hai loại khuynh hướng trong tính chất mà thôi.
Bản thân “Tử Vi, Thất Sát” đã có tính chất quyền lực, vì vậy không nên làm mạnh thêm tính chất
quyền lực của nó, nếu không sẽ dễ biến thành “hoành hành bá đạo”. Lúc Tử Vi Hóa Quyền, cần
phải có Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt hội hợp, mới có thể tiêu
trừ khí “hoành hành bá đạo”. Lại không có các sao Sát, hình tụ hội, thì đây là “Tử Vi, Thất Sát”
thuộc loại “quyền uy".

Nếu Tử Vi không Hóa Quyền, mà có các sao Phụ, Tá hội họp, dù gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh cũng
không thành “hoành hành bá đạo”, mà chỉ chủ về “quyền uy”.

Nhưng nếu không có các sao Phụ, Tá hội hợp, thì tuyệt đối không nên gặp Sát tinh. Nếu gặp
“Hỏa Tinh, Đà La”, hoặc “Kình Dương, Linh Tinh” đồng độ hoặc hội chiếu, thì “Tử Vi, Thất Sát” sẽ
biến thành “hoành hành bá đạo”, đời người cũng sẽ gặp nhiều trắc trở.

Đối cùng là Thiên Phủ rất nền là can Canh Hóa Khoa, nếu không có Sát tinh cùng bay đến, thì có
thể giải tính chất "hoành hành bá đạo” của “Tử Vi, Thất Sát”. Dù không thể nhuyễn hóa thành
“quyền uy”, nhưng cũng ít nhiều cũng giảm hung hiểm, cảnh ngộ đời người do đó cũng nhiều
thuận lợi hơn.
Cung tam hợp là “Vũ Khúc, Tham Lang”, trường hợp Tham Lang Hóa Lộc là tốt nhất, Vũ Khúc
Hóa Lộc là tốt kể đó. Vũ Khúc Hóa Lộc vẫn khiến “Tử Vi, Thất Sát” gặp nhiều vất vả khổ lụy,
không bằng Tham Lang Hóa Lộc chủ về được hưởng thụ.

Cùng một lí, “Liêm Trinh, Phá Quân” cũng ưa Liêm Trinh Hóa Lộc hơn là Phá Quân Hóa Lộc. Phá
Quân Hóa Lộc còn vất vả hơn Vũ Khúc Hóa Lộc.

Bản thân “Tử Vi, Thất Sát” dù không có tính chất “hoành hành bá đạo”, cũng không nên hội sao
khác Hóa Quyền. Tham Lang Hóa Quyền ảnh hưởng ít hơn Phá Quân Hóa Quyền, vì có Liêm
Trinh Hóa Lộc điều hòa, nên cũng không xấu mấy. Nếu Vũ Khúc Hóa Quyền thì không nên kèm
Sát tinh; kèm Sát tinh sẽ ảnh hưởng khiến "Tử Vi, Thất Sát” thành “hoành hành bá đạo”, dù Thiên
Phủ Hóa Khoa cũng khó điều hòa. Vì vậy không nên là can Nhâm Thiên Phủ Hóa Khoa.

Bản thân Tử Vi Hóa Khoa, chỉ cần có một hai sao Phụ, Tá cát hội hợp, thì có tính chất “quyền uy”,
chứ không phải “hoành hành bá đạo”. Các sao hội hợp là “văn tinh”, lại chủ về phong thái nho
nhã, Lúc này gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh cũng hóa thành khí “tường hòa”, khiến cách cục “Hỏa
Thạm”, “Linh Tham” mới thành hữu dụng. Nếu không, sau khi hoạnh phát sẽ rất dễ bị hoạnh phá.

“Tử Vi, Thất Sát” có tính chất “quyền uy” dễ thành công, đời người cũng khá thuận lợi toại ý, dù
gặp trắc trở cũng không hung hiểm; nếu thành tính chất “hoành hành bá đạo” thì dễ lên dễ
xuống, nạn tai, bệnh tật cũng nhiều,

Cung hạn “Liêm Trinh, Phá Quân” đồng độ thích hợp với “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất "quyền uy”
mà không thích hợp với “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất “hoành hành bá đạo”, “Tử Vi, Thất Sát” có
tính chất “quyền uy” đến cung hạn này có chỗ để tạo dựng cơ nghiệp. Còn “Tử Vi, Thất Sát” có
tính chất “hoành hành bá đạo” mà đến cung hạn này, dù được các hóa, ở vận hạn thì không cát
lợi; ở lưu niên thì lập tức bị trắc trở hoặc phá tán, thất bại. Nhất là lúc hội “Hỏa Tham”, “Linh
Tham”, thành bại thường thường xảy ra rất nhanh, trong đại vận 10 năm có thể xảy ra nhiều sự
cố dồn dập. Nếu gặp các sao Sát, kỵ, hình tụ hợp, hoặc bị Thiên Tướng thuộc loại “Hình kỵ giáp
ẩn” xung chiếu, “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất “quyền uy” đến cung hạn này, chủ về bị áp lực cạnh
tranh. Lúc

này tức nên xem xét hậu vận để định thời cơ tiến thoái. “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất "hoành
hành bá đạo” đến cung hạn này, tuyệt đối không nên gây ra thị phi, nếu không ắt sẽ xảy ra sóng
gió lớn.

Nếu Liêm Trinh Hóa Kỵ của nguyên cục xung Vũ Khúc Hóa Kỵ của đại vận; hoặc Vũ Khúc Hóa Kỵ
của nguyên cục xung Tham Lang Hóa Kỵ của vận hạn, còn xung Liêm Trinh Hóa Kỵ của lưu niên,
lại gặp Kình Dương, Đà La trùng điệp xung hội, còn do Thiên Hình, Đại Hao không có sao lộc giải
cứu hoặc sao lộc nhẹ mà sao đào hoa nặng, thì đây là năm có nhiều nguy cơ, thường thường vì
thất bại mà có ý niệm coi thường mạng sống, nhất là nữ mệnh.

Cung hạn Thiên Phủ độc tọa, là “kho lộ”, “kho trống”, thì bất kể “Tử Vi, Thất Sát” thuộc tính chất
nào cũng đều không nên đến. Dù là lưu niên phần nhiều cũng bị phá tán, thất bại. “Tử Vi, Thất
Sát” có tính chất “hoành hành bá đạo” đến cung hạn này còn chủ về bị suy sụp nhanh chóng.
Nếu Thiên Phủ là “kho đầy”, lại không có Sát tinh tụ hội, “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất “quyền uy”
đến cung hạn này mới chủ về bình hòa, thuận lợi toại ý; còn “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất "hoành
hành bá đạo” đến cung hạn này thì cần phải giữ mình. Thiên Phủ Hóa Khoa, có sao lộc, còn gặp
các sao Ân Quang, Thiên Quý, Đài Phụ, Phong Cáo, Tam Thai, Bát Tọa, “Tử Vi, Thất Sát” có tính
chất “quyền uy” mà đến cung hạn này sẽ chủ về được vinh dự đắc biệt. Do khí chất không tương
thích, vì vậy khi “Tử Vi, Thất Sát” đến lưu niên Thiên Phủ thủ mệnh, nguyên tắc thông thường là
không nên tiến thủ.

Cung hạn “Thiên Đồng, Thái Âm” đồng độ, thông thường là “Tử Vi, Thất Sát” ưa đến. “Tử Vi, Thất
Sát” chủ về vất vả, đến cung hạn “Thiên Đồng, Thái Âm” thì có thể được yên tịnh; vì vậy được
xem là vận trình hưởng thụ của “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất “quyền uy”. Nhưng Thiên Đồng
không nên Hóa Kỵ, sẽ chủ về muốn yên mà không được yên, thường thường là điềm tượng sức
khỏe không tốt, nhất là cần lưu ý bệnh tim mạch. “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất "hoành hành bá
đạo” đến đại vận “Thiên Đồng, Thái Âm”, gặp nhiều sóng gió, nhưng vẫn thế vẫn tốt. Thiên Đồng
cũng không nên Hóa Kỵ, nếu không, cần phải để phòng bệnh tim mạch và bệnh hệ thần
kinh.Thái Âm Hóa Kỵ ở nguyên cục, nếu xung hội Thiên Cơ Hóa Kỵ ở đại vận, đây là cung hạn mà
“Tử Vi, Thất Sát” không ưa đến, chỉ nên ở yên, phòng thủ, không nên hành động, có điều, sống ở
đời có lúc cũng bị phỉ báng, nói xấu, bêu rếu hay oán trách, hoặc bị người dưới quyền xâm phạm
tài vật.

Cung hạn “Vũ Khúc, Tham Lang” đồng độ, thích hợp với “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất “quyền uy”
mà không thích hợp với “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất “hoành hành bá đạo”, “Tử Vi, Thất Sát” có
tính chất quyền uy” đến cung hạn này, thường thường là vận thể hưng thịnh. Được cát hóa và có
sao các hội thì càng tốt, chỉ cần không gặp các sao Sát, kỵ, thì làm ăn bình thường, nhưng “Tử
Vi, Thất Sát” có tính chất “hoành hành bá đạo” mà đến cung hạn này, dù là lưu niên, cũng chủ về
nhiều cạnh tranh, thị phi, rối rắm, Thành cách “Hỏa Tham cũng phải lo nghĩ, một phen hú vía mới
kiếm được tiền. Nếu được cát hóa và có sao Cát, “Tử Vi, Thất Sát có tính chất “quyền uy” đến
cùng hạn này sẽ phát lâu dài, nhưng đối với “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất “hoành hành bá đạo”
thì lại không được lâu. Nếu cung hạn có các sao Sát, kỵ, hình tụ tập, đối với “Tử Vi, Thất Sát” có
tính chất “quyền uy” chỉ chủ về cạnh tranh, thu hoạch không được như lí tưởng, còn đối với “Tử
Vi, Thất Sát có tính chất “hoành hành bá đạo” thì phần nhiều là thất bại. Có Đà La đồng độ, còn
chủ về hành động của bản thân gây ra thị phi, nghịch cảnh. Nếu Tham Lang Hóa Kỵ xung khởi
Liêm Trinh Hóa Kỵ, gặp Sát tinh hội hợp, cần đặc biệt chú ý vì tửu sắc mà gây ra thị phi.

Cung hạn “Thái Dương, Cự Môn” đồng độ, “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất "hoành hành bá đạo”
không ưa Thái Dương quá vượng, cho nên lúc đến cung hạn Dần “Thái Dương, Cự Môn”, thường
thường dễ chuốc thị phi và gây họa; đến cung hạn Thân thì tốt hơn. Đối với “Tử Vi, Thất Sát” có
tính chất “quyền uy” thì ngược lại, ưa cung hạn Dần mà không ưa cung hạn Thân; ở cung hạn
Dân hàng sẽ phát khá lớn. Nếu cung hạn có các sao Sát, kỵ, hình tụ tập, đối với “Tử Vi, Thất Sát”
có tính chất “quyền uy sẽ chủ về phần nhiều hình khắc lục thân, hợp tác với người khác rất bất
lợi; còn đối với "Tử Vi, Thất Sát” có tính chất "hoành hành bá đạo” thì cần phải đề phòng phạm
pháp, kiện tụng. Đối với “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất “quyền uy”, Cự Môn Hóa Lộc là “hiệu lệnh”,
nên ưu hơn Thái Dương Hóa Lộc; còn đối với "Tử Vi, Thất Sát” có tính chất "hoành hành bá đạo”,
Thái Dương Hóa Lộc là danh vọng, nên ưu hơn Cư Môn Hóa Lộc. Đây cũng là nguyên tắc thông
thường.

Cung hạn Thiên Tướng độc tọa, bị “Hình kỵ giáp ẩn”, đây là vận trình bị áp lực và trắc trở của “Tử
Vi, Thất Sát” có tính chất "hoành hành bá đạo”. Lúc này rất ngại Phá Quân Hóa Lộc đến xung
chủ về có cơ hội nhiều, mà trắc trở cũng nhiều, thường thường việc sắp thành lại hỏng. Nhưng
“Tử Vi, Thất Sát” có tính chất “quyền uy” mà gặp hạn “Hình kỵ giáp ấn”, thì càng dễ phát đạt,
thường thường là vận trình có tính đột phá; ở lưu niên cũng chủ về cát lợi, chỉ vất vả nhiều và có
oán trách nhiều mà thôi. Gặp hạn “Tài ấm giáp ấn”, “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất “hoành hành bá
đạo” cần phải an phận giữ mình, thì sẽ tiến bộ, nếu vận dụng cơ tâm sẽ chuốc thị phi, là nhân tố
khiến cho hậu vận xảy ra phá tán, thất bại. Thiên Tướng có sao lộc bị Kình Dương, Đà La giáp
cung, nếu không có sao Cát phù trợ, “Tử Vi, Thất Sát” đến cung hạn này đều nên tĩnh mà không
nên động, động sẽ gây ra tổn thất.

Cung hạn “Thiên Cơ, Thiên Lương” đồng độ, cũng có lợi đối với “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất
“quyền uy”, mà bất lợi đối với “Tử Vi, Thất Sát có tính chất “hoành hành bá đạo”, thường thường
là bất lợi đối với lục thân, đời người cảm thấy cô lập. Cung hạn được cát hóa và có sao Cát, “Tử
Vi, Thất Sát” có tính chất “quyền uy” đến sẽ chủ về tự lập; còn "Tử Vi, Thất Sát” có tính chất
"hoành hành bá đạo” đến thì có thể đi vào con đường lầm lạc. Nếu cung hạn có các sao Sát, Kỵ,
Hình, Hao hội hợp, “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất "hoành hành bá đạo” đến càng dễ vì cuộc đời
chuyển biến mà gặp cảnh khốn khó, lưu lạc, rời xa người thân. Thiên Lương Hóa Lộc, bất lợi đối
với “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất “hoành hành bá đạo”, chủ về dễ thành người hay dùng thủ đoạn
bất chính để tranh đoạt. “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất “quyền uy” thì ưa Thiên Cơ Hóa Quyền, lại
gặp cát tinh, thì không có gì bất lợi. Thiên Cơ Hóa Kỵ, bất kể “Tử Vi, Thất Sát thuộc tính chất nào
cũng đều không nên đến công hạn này. Đối với “Tử Vi, Thất Sát” có tính chất “quyền uy” thì có
thể xem đây là thời kì tôi luyện bản thân; còn đối với "Tử Vi, Thất Sát” có tính chất "hoành hành
bá đạo” thì thường thường sẽ vì ảnh hưởng đến tâm lí, dẫn đến làm càn mà gây ra họa.

Đến đây xin cử một ví dụ để thuyết minh tình hình thực tế "Tử Vi, Thất Sát” thủ Cung Giao Hữu.
(Xem hình 170)

“Thiên Đồng, Thái Âm” tọa mệnh ở cung Tí, người sinh năm Nhâm, hội Thiên Lương Hóa Lộc, có
Kình Dương đồng độ. Cung Giao Hữu là “Tử Vi, Thất Sát”, mà Tử Vi Hóa Quyền, còn Vũ Khúc
Hóa Kỵ, có Linh Tinh đồng độ, thuộc tính chất “hoành hành bá đạo”.

Đến đại vận Ất Tị, Cung Giao Hữu của đại vận mượn “Thiên Cơ, Thiên Lương” của cung Thìn để
an sao, mà Thiên Cơ Hóa Lộc và Thiên Lương Hóa Quyền, hội “Thái Dương, Cự Môn” và mượn
“Thiên Đồng, Thái Âm”, mà Thái Âm Hóa Kỵ, còn có Đà La của nguyên cục.

Trong vận hạn này, bị người do bản thân mệnh tạo chính tay nâng đỡ gây lụy, không những xâm
phạm tài vật, mà còn lén hợp tác với người khác, đoạt khách của mệnh tạo. Đây là do Cung Giao
Hữu của nguyên cục có khí “hoành hành bá đạo”, nên lúc “Tử Vi, Thất Sát” đến cung hạn “Thiên
Cơ, Thiên Lương” thì đi vào con đường lầm lạc. Đây là ứng nghiệm.

Mệnh cách “Tử Vi, Thất Sát, tay trắng làm nên
“Tử Vi, Thất Sát” đồng cung ở hai cung Tị hoặc Hợi. Cổ nhân đánh giá cách cục “Tử Vi, Thất Sát”
rằng: “Tử Vi, Thất Sát Hóa Quyền, thì cát tường”; “Tử Vi, Thất Sát thêm sao Không, chủ về có hư
danh hưởng phúc ấm”; “Tử Vi, Thất Sát đồng cung, gặp Tứ Sát tinh là không quý, chủ về cô độc,
hình thương.”

Thất Sát và Phá Quân trong Đẩu Số tuy cùng thuộc loại sao “thượng tướng”, nhưng tính chất lại
có phân biệt. Thất Sát thuộc âm kim, mang hỏa khí, Phá Quân thì thuộc âm thủy. Cho nên Thất
Sát mang sát khí, còn Phá Quân thì có lực phá hoại. Thất Sát chủ về biến động thì sẽ biến động
lớn, có tính lâu dài, cũng có tính sửa sang; Phá Quân cũng chủ về biến động, nhưng có tính bất
thường, phá hoại.

Thông thường, người “Tử Vi, Thất Sát thủ mệnh có năng lực khai sáng, có thể tay trắng làm nên,
không sợ khốn khó, thậm chí khốn khó càng lớn thì “sức khai sáng” cũng càng lớn, phát đạt thì
càng rực rỡ. Xét từ phương diện tính cách, chủ về cá tính mạnh, không chịu phục tùng.

Người mệnh cách này mức độ giáo dục của môi trường rất quan trọng, tạo nên thành tựu sẽ
khác nhau. Có người sáng lập được sự nghiệp, cũng có người chỉ là kẻ hung hăng ở chốn chợ
búa. Cho nên “Tử Vi, Thất Sát” đồng cung, điều tối quan trọng là xem sự phối hợp của Văn
Xương, Văn Khúc và cung Phụ Mẫu gặp Cát tinh hay là Sát tinh, những điều này đều quan hệ đến
cơ hội được giáo dục của mệnh tạo.

Nhưng người có “Tử Vi, Thất Sát” đồng cung, trước sau vẫn có hai nhược điểm về tính cách: Một
là, lúc thuận lợi thì ỷ vào quyền thế một cách quá đáng; còn lúc ở vào nghịch cảnh thì lại đầu
đuôi rắn. Sự thành bại của mệnh tạo có quan hệ rất lớn với hoàn cảnh thuận, nghịch nhiều hay ít
của đại vận.

Tử Vi tại Cung Huynh Đệ


Có anh lớn có thể nhờ vả, nương tựa (hoặc chủ về được đồng sự đề bạt); hoặc anh lớn rất giàu
có. Thêm Tứ Sát tinh và Địa Không, Địa Kiếp, thì khắc hại hoặc thiếu hòa hợp, nếu không, anh chị
em sẽ phá tán, thất bại, suy sụp.

Anh chị em gần gũi bậc quyền quý. Gặp Thiên Khôi, Thiên Việt, Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phụ,
Hữu Bật thì càng quý. Nhưng nếu gặp Tứ Sát tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Hinh Kỵ thì chủ về hình
khắc, hoặc trong anh chị em có người bị suy bại sự nghiệp. Lưu sát và Lưu Kỵ nhập cung cũng
nên đề phòng trong đại vận hoặc lưu niên anh chị em bị hình khắc tổn thương hay phá tán, thất
bại.

Gặp Tứ Sát tinh, nếu Cung Phụ Mẫu có Hồng Loan, Thiên Hỉ, thì có thể là anh em khác mẹ, mà
còn không đồng tâm.

Thiên Mã hội chiểu, anh chị em ở tứ tán, mỗi người một nơi.

Gặp Thiên Phủ, ba anh chị em.

Gặp Thiên Tướng, ba đến bốn anh chị em.


Phá Quân hội chiếu, cũng chủ về ba anh chị em, nhưng có hình khắc, hoặc chia tài sản ra ở riêng,
hoặc anh chị em khác mẹ sinh ra. Nếu Cung Phụ Mẫu tụ tập các sao đào hoa, lại gặp Hữu Bật
thi càng có thể luận đoán có anh chị em khác mẹ.

Gặp Tả Phụ, Hữu Bật, năm anh chị em trở lên. Hội hợp Văn Xương Văn Khúc, thì năm hoặc bảy
người. Thêm Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Thất Sát, thì anh chị em nên là số chẵn,
nếu không sẽ có hình khắc.

“Tử Vi, Phá Quân”, ba người, bất hòa hoặc không giúp đỡ nhau cũng chủ về khác mẹ

“Tử Vi, Thiên Phủ”, ba người, anh chị em có chủ kiến riêng.

“Tử Vi, Tham Lang”, ba người, ở nhàn cung và gặp các sao Sát, kỵ thì hai người, hòa mục.

"Tử Vi Thất Sát”, hai người, gặp các sao Sát, kỵ thì một người, chủ về có lòng tranh quyền.

“Tử Vi, Thiên Tướng”, ba bốn người, thêm các sao Sát kỵ thì hai người: tình cảm dễ bỗng sinh
đổ vỡ.

----------------------------

Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, có các sao đào hoa đồng cung, chủ về trong anh chị em,
chị gái là con trưởng, hoặc chủ về bất hòa với anh cả.

Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, được “bách quan triều củng”, thì được nhờ anh lớn, chị
lớn. Nhưng cần phải tình nguyện ở địa vị thứ hai, làm phụ tá, mới có thể hợp tác với người khác
làm việc; nếu không đến đại vận và lưu niên có Cung Huynh Đệ là “Vũ Khúc, Thiên Tướng” cùng
tọa thủ, hoặc Phá Quân độc tọa, gặp các sao Sát, kỵ, thì quan hệ hợp tác sẽ đổ vỡ.

Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, là cách cục “tại dã cô quân” hoặc “vô đạo”, chủ về khó
nhờ anh chị em; hợp tác với người khác cũng dễ bị người ta lợi dụng.

“Tử Vi, Phá Quân” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, gặp Sát tinh, thì anh em kết thành phe,
hoặc hình khắc bất hòa, có anh em khác mẹ. Ý nghĩa này suy rộng ra là, quan hệ giữa bản thân
mệnh tạo với các đồng sự cũng dễ kết thành phe đảng, mà còn tranh giành quyền lực, đấu đá
nhau. Gặp Sát tinh thì càng đúng, gặp các sao Phụ, Tá cát thì khá bình hòa.

“Tử Vi, Thiên Phủ” đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, cũng chủ về được nhờ anh lớn, chị lớn;
gặp các sao Sát, kỵ, hình thì bị lợi dụng, gây lụy. Cũng có thể mang tính chất này suy rộng ra ở
mối quan hệ với bạn hợp tác hoặc đồng sự. Trường hợp có các sao Sát, kỵ, hình, lúc đến lưu niên
“Tử Vi, Phá Quân” hay Thiên Tướng thủ Cung Huynh Đệ, sẽ xảy ra ứng nghiệm không lành. Nếu
“Tử Vi, Phá Quân” Cung Huynh Đệ của nguyên cục có sao Cát hội chiếu, thì khi đến Cung Huynh
Đệ của lưu niên là “Vũ Khúc, Thất Sát” hoặc Thiên Phủ độc tọa, sẽ chủ về có ứng nghiệm tốt
lành, có thể hợp tác với người khác sáng lập sự nghiệp.

“Tử Vi, Thiên Phủ” đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, tình hình cát thì thường thường sẽ ứng
nghiệm lúc Vũ Khúc, “Thái Dương, Cự Môn”, hay Thái Âm thủ Cung Huynh Đệ của lưu niên; tình
hình hung thường ứng nghiệm lúc Phá Quân, Thất Sát, Liêm Trinh, Thiên Tướng, hay Cự Môn thủ
Cung Huynh Đệ của lưu niên.

“Tử Vi, Tham Lang” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu, thủ Cung Huynh Đệ, gặp các sao đào
hoa, chủ về trong anh chị em, chị gái là con trưởng; gặp sao Không, trong anh chị em, tình hình
anh cả là xấu nhất.

“Tử Vi, Tham Lang” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu, gặp nhiều sao Cát, cũng chỉ về được nhờ
anh lớn; nếu gặp “Hỏa Tham” thì anh lớn giàu có, nhưng lại không giúp ích gì cho bản thân mệnh
tạo. Nếu có các sao Sát, Kỵ, Hình, Hao tụ tập, chủ về bị lụy mà thất bại gặp thêm các sao đào
hoa, lại gặp sao lẻ phụ tá, chủ về loạn luân.

“Tử Vi, Tham Lang” ở cung Mão, lúc hợp tác với người khác giới thường dễ sinh tình cảm, mà
còn chuốc bất lợi. Năm ứng nghiệm thường là Thiên Đồng, Cự Môn thủ Cung Huynh Đệ của lưu
niên.

“Tử Vi, Thiên Tướng” đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, cũng chủ về có anh em khác mẹ, nếu
gặp Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, thì thường thường có anh chị
em sinh đôi. Gặp cát tinh thì có thể hợp tác tốt; gặp sao Hung thì ý kiến trái ngược nhau; năm
ứng nghiệm đều thường là lúc “Tử Vi, Thiên Tướng”, Phá Quân, “Vũ Khúc, Thiên Phủ” thủ Cung
Huynh Đệ của lưu niền. Nếu phá sản, lỗ vốn, thì năm ứng nghiệm điều thường là lúc “Thiên Cơ,
Cự Môn”, Thiên Lương thủ Cung Huynh Đệ của lưu niên.

“Tử Vi, Thất Sát” đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi, gặp cát tinh thì trong anh em có người quyền
quý, cũng chỉ về có thể dựa dẫm bạn bè quyền quý. Nếu gặp Sát tinh, thì bị anh em hay bạn bè
bắt nạt, hà hiếp. Trường hợp hội “Vũ Khúc, Tham Lang” đồng cung với Hỏa Tinh, Linh Tinh, lại có
sao Cát, chủ về nhờ anh em hay bạn bè giúp đỡ mà phát đạt.

“Tử Vi, Thất Sát đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi, cát thì ứng nghiệm lúc Thiên Tướng, “Thái
Dương, Cự Môn” thủ cung hạn; hung thì ứng nghiệm lúc “Vũ Khúc, Tham Lang”, “Liêm Trinh, Phá
Quân” thủ cung hạn.

Tử Vi tại Cung Phu Thê


Chủ về người phối ngẫu có tính gia trưởng, tính thống trị, mà cũng có tinh thần trách nhiệm.

Tử Vi Hóa Quyền, chủ về vợ đoạt quyền chồng, hôn nhân tuy không như ý nhưng không dễ nói lời
chia li. Gặp cát tinh, nữ mệnh chủ về chồng vinh hiển, nam mệnh chủ về vợ có khí khái đàn ông.
Gặp hung tinh, thì nội tâm đau khổ nhưng bề ngoài vẫn khoan dung.

Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, không có cát tinh, chủ về gần nhau thì ít mà xa nhau thì
nhiều, hoặc bằng mặt mà không bằng lòng, hoặc có xu hướng hay hứng thú khác nhau, hoặc
người phối ngẫu bị ám tật. Tử Vi ở cung Tí thì người phối ngẫu có tính hướng nội, Tử Vi ở cung
Ngọ thì người phối ngẫu có nghề nghiệp đặc biệt. Nữ mệnh nên lấy chồng lớn tuổi hơn mình.
“Tử Vi, Phá Quân”, phần nhiều lấy vợ lớn tuổi hơn mình, còn chủ về nạp thiếp, hoặc có tình nhân
bên ngoài. Nữ mệnh nên lấy chồng lớn tuổi hơn mình. Chủ về vợ chồng gần nhau ít mà xa nhau
nhiều, hoặc có sóng gió, trắc trở.

“Tử Vi, Thiên Phủ”, nội tâm thường có tâm sự giấu kín; chủ về hôn nhân muộn, nhưng có thể
sống đến bạc đầu.

“Tử Vi, Tham Lang”, vợ có chí đàn ông, khó tránh hình khắc, nên kết hôn muộn; người phối ngẫu
nhiều tài nghệ, có tình cảm thú vị. Gặp Sát tinh thì trăng gió; gặp đào hoa thì có tình nhân bên
ngoài, rơi vào mê lộ nhưng cuối cùng biết quay trở về. Nếu Cung Phu Thê vô Chính Diệu, đối
cung có “Tử Vi, Tham Lang”, mà Tứ Sát tinh cùng chiếu Cung Phu Thê, Kình Dương và Linh Tinh
lại đồng độ với “Tử Vi, Tham Lang”, thì trái lại, không có niềm vui gia đình.

“Tử Vi, Thiên Tướng” ở hai cung Thìn hoặc Tuất, là “Thiên La, Địa Võng”, dễ xảy ra thay đổi bất
ngờ. Vợ tuy có thể giúp chồng về sự nghiệp nhưng bạc tình. Nên kết hôn muộn. Nam mệnh nên
lấy vợ nhỏ tuổi.

“Tử Vi, Thất Sát”, người phối ngẫu có thuật giữ chồng, có lực khai sáng, giỏi nói năng.

-------------------

Tử Vi độc tọa ở hai cùng Tí hoặc Ngọ, được “bách quan triều củng”, thì người bạn đời đắc lực,
địa vị cao, tính độc đoán cũng mạnh. Nếu là cách cục “tại dã cô quân” hoặc “vô đạo”, sẽ chủ về
người bạn đời tính cách bạo ngược.

Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, thuộc loại thiên về tinh thần, chủ về người bạn đời có
khuynh hướng chi phối bản thân mệnh tạo; thuộc loại thiên về vật chất, chủ về người bạn đời chi
phối tiền bạc của bản thân mệnh tạo. Nếu kết cấu của tinh hệ là cát, thì đây là sự chi phối tốt,
nếu ngược lại, thì thường vì sự chi phối của người bạn đời mà bản thân mệnh tạo bị phá tán, thất
bại hoặc tổn thương tình cảm.

Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, gặp Vũ Khúc Hóa Kỵ mà đến lưu niên Liêm Trinh Hóa Kỵ,
chủ về đổ vỡ tình cảm, gặp Liêm Trinh Hóa Kỵ mà đến lưu niên Vũ Khúc Hóa Kỵ, chủ về không
có sinh hoạt vợ chồng. Tử Vi thuộc loại thiên về tinh thần, lúc đến lưu niên “Thiên Đồng, Cự
Môn”, thường thường dễ thay đổi tình cảm; thuộc loại thiên về vật chất, lúc đến lưu niên Phá
Quân, "Vũ Khúc, Thiên Tướng”, cũng dễ thay đổi tình cảm. Thông thường, nữ mệnh không ưa
đến cung hạn “Thái Dương, Thiên Lương”, mà Thải Âm Hóa Kỵ, nam mệnh không ưa đến cung
hạn Thái Âm Hóa Kỵ ở cung Tị.

Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, Tham Lang ở đổi cung là “Phiểm thủy đào hoa”, đến cung
hạn “Thiên Đồng, Cự Môn” thì dễ sinh đau khổ vì tình; đến cung hạn “Thái Dương Thiên Lương”
thì dễ chia li với người bạn đời.

“Tử Vi, Phá Quân” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, thông thường thủ Cung Phu Thê là bất lợi.
Dù vốn là ổn định, trước hôn nhân cũng có sóng gió, trắc trở; nếu không ổn định thì dễ li dị.
“Tử Vi, Phá Quân” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, rất kỵ gặp “sao lẻ” Phụ, Tá thường chủ về
có có người thứ ba xen vào.

“Tử Vi, Phá Quân” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, mà tính chất của Thiên Lương thuộc loại
“ổn định”, đến đại vận hoặc lưu niên có các sao Sát, Kỵ, Hình, Hao, không, kiếp trùng trùng, chủ
về người bạn đời bị nạn tai, bệnh tật, hoặc sự nghiệp thất bại. Nguyên cục là “Tử Vi, Phá Quân”
thuộc loại không ổn định”, đến các cung hạn này, thường chủ về sinh li tử biệt. Trong đó, các
cung hạn quan trọng là "Tử Vi, Phá Quân”, “Liêm Trinh, Tham Lang”, “Thiên Đồng, Thiên Lương”,
Cự Môn thủ Cung Phu Thê.

“Tử Vi, Phá Quân” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, hội Liêm Trinh Hóa Lộc, Tham Lang Hóa
Lộc, lại gặp các sảo đào hoa, chủ về dễ có tình cảm bên ngoài; nếu gặp thêm các sao hư, hao thì
người bạn đời còn có thú vui không lành mạnh. Thường thường ứng nghiệm lúc đến lưu niên “Tử
Vi, Phá Quân” thủ Cung Phu Thê.

“Tử Vi, Thiên Phủ” đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, nếu không có các sao Phụ, Tá (hoặc có,
mà gặp nhiều “sao lẻ”), hoặc Thiên Phủ là “kho lộ”, “kho trống”, thì nên đề phòng lúc đến các đại
vận Tham Lang, Phá Quân, Cự Môn, hôn nhân dễ xảy ra sự thay đổi. Các cung hạn này gặp các
sao Sát, kỵ, không, kiếp là điềm xảy ra thay đổi.

“Tử Vi, Thiên Phủ” ở hai cung Dần hoặc Thân, cần phải gặp sao đôi Phụ, Tá, mới chủ về sống với
nhau đến bạc đầu. Nếu có Lộc Tồn đồng độ, vẫn chủ về người bạn đời ích kỉ, có khuynh hướng
chi phối bạn đời.

“Tử Vi, Thiên Phủ” ở hai cung Dần hoặc Thân, có Thiên Thọ cùng bay đến, nam mệnh nên lấy vợ
nhỏ tuổi, nữ mệnh nên lấy chồng lớn tuổi.

“Tử Vi, Thiên Phủ” ở hai cung Dần hoặc Thân, mà có tính chất “tiến thủ”, ở Cung Phu Thê lại
chẳng chủ về người bạn đời có chí tiến thủ, trái lại sẽ chủ về dễ sinh ngoại tình, năm ngoại tình
phần nhiều là các lưu niên “Liêm Trinh, Thiên Tướng”, Thiên Đồng, Thiên Cơ thủ Cung Phu Thê.

“Tử Vi, Tham Lang” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dâu, cần phải phân biệt tính chất thuộc loại
“ham muốn vật chất” hay “dục tình”. “Tử Vi, Tham Lang” thuộc loại “ham muốn vật chất” thì chủ
về người bạn đời có chí tiến thủ; “Tử Vi, Tham Lang” thuộc loại “dục tình” thì trước hôn nhân gặp
nhiều sóng gió, trắc trở, sau kết hôn cũng dễ sinh ngoại tình.

“Tử Vi, Tham Lang” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu, lại gặp Văn Xương, Văn Khúc, phần nhiều
thành hôn mà không có nghi lễ chính thức (trường hợp “Tử Vi, Phá Quân” gặp Tả Phụ, Hữu Bật
cũng vậy), nhưng có thể tránh sinh li tử biệt. Nếu hội Liêm Trinh Hóa Lộc, thì người bạn đời
không lo lắng cho gia đình; hội Liêm Trinh Hóa Kỵ thì người bạn đời thông minh nhưng dễ thất
chí, mà còn ưa tìm cảm giác kích thích.

"Tử Vi, Tham Lang” gặp cát tinh, không được coi là "Đào hoa phạm chủ”; mà chủ về vợ chồng có
thể cùng nhau sáng lập sự nghiệp, nhưng người bạn đời phải là nhân vật chính của sự nghiệp.
“Tử Vi, Tham Lang” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dầu, trong tình hình hung thì lúc đến các lưu
niên Cự Môn, Liêm Trinh, Thất Sát, Vũ Khúc, Phá Quân, Thái Dương thủ Cung Phu Thê là năm
ứng nghiệm.

“Tử Vi, Thiên Tướng” đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, nam mệnh nên lấy vợ nhỏ tuổi (có thể
nhỏ hơn 12 tuổi), nữ mệnh nên lấy chồng lớn tuổi (8 tuổi đến 12 tuổi). Nếu “Tử Vi, Thiên Tướng”
thuộc loại “vô tình”, thì vợ chồng cần phải chênh lệch tuổi tác mới có thể bù đắp, nếu không sẽ
chủ về sinh li.

“Tử Vi, Thiên Tướng” đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, chủ về nên lấy người đã từng kết hôn,
gặp “sao lẻ” Phụ, Tá thì càng đúng.

“Tử Vi, Thiên Tướng” đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, thuộc loại “vô tình”, tuy tình cảm vợ
chồng không thay đổi, nhưng cần đề phòng người bạn đời đột nhiên sinh bệnh. Gặp Cung Phu
Thê của đại vận hay lưu niên có các sao Sát, kỵ trùng điệp xung các sao Sát, kỵ của nguyên cục
thì ứng nghiệm.

“Tử Vi, Thiên Tướng” đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, thuộc loại “hữu tình”, gặp Tả Phụ, Hữu
Bật và sao Cát, thì lợi cho vợ chồng cùng nhau sáng lập sự nghiệp, gọi là “phu xướng phụ tùy”,
có thể phát đạt, nhưng vẫn có lòng ích kỉ.

“Tử Vi, Thiên Tướng” đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, trong tình hình cát thì năm ứng nghiệm
là lúc đến các lưu niên “Thái Âm, Thái Dương”, “Vũ Khúc, Thiên Phủ”, Phá Quân, Thất Sát thủ
Cung Phu Thê. Trong tình hình hung, năm ứng nghiệm là lúc đến các lưu niên "Vũ Khúc, Thiên
Phủ”, Phá Quân, Thiên Lương thủ Cung Phu Thê.

“Tử Vi, Thất Sát” đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi, thông thường đều chủ về người bạn đời lộng
quyền. Nếu gặp các sao Phụ, Tá cát, thì sự nghiệp của người bạn đời khá lớn, nhưng vợ chồng
gặp nhau ít mà xa nhau nhiều, hoặc ở chung một nhà nhưng quan hệ tình cảm lại xa cách.

“Tử Vi, Thất Sát” đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi, gặp “Hỏa Tham”, “ Linh Tham”, không có sao
đào hoa, chủ về người bạn đời đột nhiên phát đạt, có sao đào hoa, chủ về người bạn đời đột
nhiên thay đổi tình cảm.

"Tử Vi, Thất Sát” ở Cung Phu Thê, nên kết hôn muộn. “Tử Vi, Thất Sát” đồng độ ở hai cung Tị
hoặc Hợi, trong tình hình cát thì năm ứng nghiệm là lúc đến các lưu niên “Vũ Khúc, Tham Lang”,
Thiên Tướng được “Tài ấm giáp ẩn”, “Liêm Trinh, Phá Quân” thủ Cung Phu Thê. Trong tình hình
hung, năm ứng nghiệm là lúc đến các lưu niên “Thiên Đồng, Thái Âm”, Thiên Tướng bị “Hình kỵ
giáp ấn”, “Tử Vi, Thất Sát thủ Cung Phu Thê.

“Tử Vi, Phá Quân” và “Tử Vi, Thất Sát” cần phải được “bách quan triều củng”, còn không gặp
“sao lẻ” Phụ, Tá, mới chủ về hôn nhân cát lợi; trường hợp “Tử Vi, Phá Quân” còn chủ về vợ chồng
cùng nhau sáng lập sự nghiệp, tay trắng làm nên. Nhưng “Tử Vi, Thiên Tướng” trước sau vẫn có
khuyết điểm, tuổi tác của vợ chồng phải chênh lệch nhiều mới chịu nhường nhịn nhau.
“Tử Vi, Phá Quân”, “Tử Vi, Thiên Tướng” đều chủ về tuổi tác của vợ chồng nên chênh lệch nhiều.
Nam mệnh lớn hơn vợ chừng hai ba tuổi, nữ mệnh nhỏ hơn chồng chừng hai ba tuổi cũng được.

Nam mệnh mà Cung Phu Thê gặp Tử Vi, bất luận ở cung độ nào, vợ đều nên có sự nghiệp. Nếu ở
nhà coi sóc gia đình, phần nhiều sẽ phát huy tài lãnh đạo ở gia đình, thậm chí biến thành khống
chế chồng.

Nữ mệnh mà Cung Phu Thê gặp Tử Vi, nếu thuộc loại "tại dã cô quân” hoặc “vô đạo”, thì cần
phải kết hôn muộn sau 30 tuổi mới có thể phát triển tình cảm, nếu kết hôn sớm sẽ dễ sinh trắc
trở, mà còn bị gây lụy. Gặp trường hợp “bách quan triều củng” mà không có "sao lẻ”, mới chủ về
chồng đắc chí,

Tử Vi ở Cung Tử Tức
Tử Vi ở Cung Tử Tức, chủ về con cái tính cương, chí cao khí ngạo, nhưng phần nhiều đều phát
đạt.

Tử Vi hội Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa ắt có con xinh đẹp, nhưng nên chậm có con, chủ về
sang quý và có lộc.

Tử Vi hội Tả Phụ, Hữu Bật, chủ về có năm con trở lên. Nếu đồng thời hội chiếu Tứ Sát tinh, thì có
hình khắc, chủ về hư ảo, không chắc chắn, hoặc chủ về con cái vì cao ngạo mà phá tán.

Tử Vi hội Văn Xương, Văn Khúc, hoặc Hóa Khoa, chủ về con cái thông minh, hội Tả Phụ, Hữu Bật,
chủ về con cái trung hậu.

Tử Vi hội Thiên Mã, chủ về xa cách con cái. Tử Vi hội Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc, chủ về con cái có
thể giàu có.

Tử Vi có Kình Dương đồng độ, chủ về con cái có phá tướng hoặc cha con bất hòa, hoặc không
thể hưởng phúc về con cái.

Tử Vi hội Thiên Khôi, Thiên Việt, chủ về con cái sang quý.

Từ Vi độc tọa, miếu vượng, chủ về ba trai, hai gái; có thêm cát tinh như Tả Phụ, Hữu Bật, Văn
Xương Văn Khúc thì chủ về năm người, có thêm Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa
Không, Địa Kiếp, chủ về hai người, nhị phòng hoặc kế thất sinh con, hoặc xin con nuôi. Nhất là
gặp Địa Không, Địa Kiếp càng chủ về có con dòng thứ.

“Tử Vi, Thiên Phủ”, chủ về có ba người con; thêm Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, chủ về
có năm người, còn sang quý, nếu gặp thêm Phá Quân, các sao hình, kỵ, chủ về sinh con thì nhiều
còn sống thì ít.

“Tử Vi. Tham Lang", chủ về ở hai người con nhưng chậm có; nếu Tham Lang Hoa Kỵ thi nên đề
phòng con cái làm khuynh gia bại sản, nếu thêm Tứ Sát tinh, các sao hình, kỵ thì chủ sẽ có một
hai người con, mà còn chủ khó sinh hoặc sinh non.
“Tử Vi, Thiên Tướng", chủ về hai người con, có thêm Văn Xương Văn Khúc, Tả Phụ Hữu Bật chủ
về có ba bốn người con, mà còn quý hiển, tình cảm cha con lúc đầu tốt, về sau xấu đi, hoặc gặp
sao Sát, kỵ chủ về có một con, nhưng tính khi quật cường, chí cao, phá gia chi tử. Gặp cát tinh,
chủ về con cái được hưởng phúc ấm của cha.

“Tử Vi ,Thất Sát", chủ về có một hai con; thêm cát tinh chủ có ba người con gái, sát tình thì chủ
về con cái cứng đầu cứng cổ, thêm cát tinh thì có thể trở thành hữu dụng nhưng cũng phải vất
vả trước mới an nhàn sau.

“Tử Vi, Phá Quân", chủ về hai người; thêm các tinh chủ về có ba người con, gặp thêm sao lộc thì
con cái có thành tựu: gặp thêm Tứ Sát tinh, các sao hình, kỵ, Địa Không, Địa Kiếp, chủ về nhiều
khắc hại, hoặc trụy thai, sinh non, hoặc con cả có hình khắc, phá tướng, sinh thiếu tháng.

----------------------------

Tử Vi ở hai cung Tí hoặc Ngọ, chủ về con cái tính cách mạnh mẽ, yêu ghét tùy ý. Bởi vì Tham
Lang vây chiếu, nên phần nhiều chủ về sinh con gái đầu lòng; ở thời cổ đại, định số con cái là ba
nam và hai nữ. Nếu là “tại dã cô quân”, thì con cái tính tình cô độc, tính cách không hợp với bản
thân mệnh tạo; nếu là “bách quan triều củng”, thì con cái có địa vị rất cao, còn chủ về làm tăng
số con cái.

Tử Vi ở hai cung Tí hoặc Ngọ, đồng độ với Lộc Tồn, chủ về con cái tính tình ích ki; nếu lại có Hỏa
Tinh, Linh Tinh đồng cung thì người vợ sau cùng sinh con trai.

Tử Vi ở hai cung Tí hoặc Ngọ, chỉ cần không là “tại dã cô quân “, sẽ chủ về hậu bối dưới quyền
đắc lực, còn có tài năng lãnh đạo. Nếu là “tại dã cô quân”, thì hậu bối dưới quyền dễ vì chủ quan
mà phạm sai lầm. Nếu lại gặp các sao Sát, kỵ, hình, thì cần phải đề phòng khó kềm chế hậu bối
dưới quyền.

Tử Vi ở hai cung Tí hoặc Ngọ, hội Văn Xương, Văn Khúc, chủ về con cái thông minh phát đạt.
Nếu gặp các sao đào hoa thì chủ về nhiều con gái, ít con trai; đồng thời gặp thêm các sao Sát,
hình, thì phần nhiều con trai bị khắc, còn con gái thì giữ được, rốt cuộc biến thành nhiều con gái,
ít con trai. Gặp Sát tinh mà không gặp sao đào hoa, sẽ chủ về sinh hai con trai.

Tử Vi ở hai cung Tí hoặc Ngọ, kèm các sao Sát, kỵ, chủ về bị hậu bổi dưới quyền kềm chế. Đến
cung hạn tử tức có Tham Lang tọa thủ là đại vận hoặc lưu niên ứng nghiệm, hoặc đến cung hạn
tử tức hội hợp Vũ Khúc Hóa Kỵ thì ứng nghiệm.

“Tử Vi, Phá Quân” ở hai cung Sửu hoặc Mùi, chủ về sinh con gái trước. Nếu có các sao Sát, hình
hội họp, sinh con trai đầu lòng thì phải đề phòng phá tướng, nặng thì hình khắc, hoặc sinh thiếu
tháng, hoặc sinh khó.

“Tử Vi, Phá Quân” thủ Cung Tử Tức, chủ về có ba con. Gặp “sao đôi” Phụ, Tá sẽ làm tăng số con,
nhưng vẫn là số lẻ; gặp thêm Sát tinh, thì số con tăng lên thành số lẻ.
“Tử Vi, Phá Quân” ở hai cung Sửu hoặc Mùi, gặp Văn Xương, Văn Khúc và sáo đào hoa, chủ về
nhiều con gái, ít con trai, cũng chỉ về nhị phòng hoặc từ thiệp sinh con trai.

“Tử Vi, Phá Quân” được Văn Xương, Văn Khúc, Tả Phụ, Hữu Bật cùng giáp cung, cũng chỉ về con
trai sống sinh, nhưng phải không gặp Sát tinh đồng độ mới đúng. Chỉ gặp Văn Xương, Văn Khúc
giáp cung thì chủ về con cái thông minh; chỉ gặp Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung thì chủ về con cái
đắc lực, giàu trí sáng tạo,

"Tử Vi, Phá Quân” gặp Sát tinh, thông thường chủ về người dưới quyền có tính phản bội. Đến
cung hạn tử tức Cự Môn, Thái Dương, “Vũ Khúc, Thất Sát” mà gặp các sao Sát, kỵ, là đại vận
hoặc lưu niên ứng nghiệm. Hoặc lúc Cung Mệnh đến đại vận hoặc lưu niên bị “Hình kỵ giáp ấn”,
cung hạn tử tức là Thái Âm Hóa Kỵ, sẽ chủ về bị con cái hay hậu bối gây lụy.

“Tử Vi, Thiên Phủ” ở hai cung Dần hoặc Thần chủ về có năm con; có “sao đối phụ, tả hội hợp, sẽ
làm tăng số con, mà còn tăng nhiều.

“Tử Vi, Thiên Phủ” ở hai cung Dần hoặc Thân, gặp “sao lẻ” Phụ, Tá, ắt chủ về có con cái khác
dòng; nên xem xét kĩ Cung Phu Thê, để luận đoán ý nghĩa con cái khác dùng như thế nào.

“Tử Vi, Thiên Phủ” đồng độ với Lộc Tồn, gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh, chủ về nhị phòng sinh con trai,
cũng chỉ về không có hậu bối nối gót. “Tử Vi, Thiên Phủ” hội Vũ Khúc Hóa Lộc, hay Liêm Trinh
Hóa Lộc, hoặc Thiên Tướng được “Tài ấm giáp ấn”, sẽ chủ về con cái giàu có, nhưng mối quan
hệ với con trai độc nhất dễ bị lợi lạt, mối quan hệ với con gái thì tốt.

“Tử Vi, Thiên Phủ” ở hai cung Dần hoặc Thân, hội Liêm Trinh Hóa Kỵ, chủ về bị con cái làm đau
lòng mà rơi lệ; cũng chủ về hậu bối tâm phúc phản bội. Hội Vũ Khúc Hóa Kỵ, chủ về con cái bị
“hình thương” hoặc thất bại, cũng chỉ về bị hậu bối kềm chế và gây lụy. Cần phải xem xét kĩ tổ
hợp sao thực tế mà định. Đại vận hoặc lưu niên ứng nghiệm là lúc các cung hạn tử tức Liêm
Trinh, Vũ Khúc, Cự Môn, Thái Dương gặp các sao Sát, kỵ, hình. “Tử Vi, Thiên Phủ” thủ Cung Tử
Tức, mà Thiên Phủ là “kho lộ”, “kho trống”, chủ về con cái hoặc hậu bối thường dòm ngó tiền bạc
của bản thân mệnh tạo.

“Tử Vi, Tham Lang” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dậu, gặp “sao đôi” Phụ, Tá, chủ về có bảy con;
“cô quân” thì chủ về có bốn con ở cung Mão phần nhiều sinh con gái đầu lòng; ở cung Dậu thì
chủ về sinh con trai đầu lòng.

“Tử Vi, Tham Lang” bị “sao lẻ” Văn Xương hay Văn Khúc giáp cung, hoặc “sao lẻ” Tả Phụ hay
Hữu Bật giáp cung, thì hôn nhân của con cái có sự cố, phần nhiều là bạn đời của chúng bất hòa
với bản thân mệnh tạo.

“Tử Vi, Tham Lang” ưa gặp Vũ Khúc Hóa Lộc hay Liêm Trinh Hóa Lộc; không ưa Hóa Kỵ, luận
đoán tương tự như trường hợp “Tử Vi, Thiên Phủ” thủ Cung Tử Tức. Đồng độ với Hỏa Tinh, Linh
Tinh, đề phòng con cái hoặc hậu bối kiêu căng, chẳng chủ về con cái phát đạt. Nếu Tham Lang
Hóa Kỵ thì càng nặng.
“Tử Vi, Thiên Tướng” đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, chủ về có bốn con; gặp “sao đôi” Phụ,
Tá thì làm tăng số con; gặp Sát tinh, thì số con tăng lên thành số chẵn. Rất kỵ bị “Hình kỵ giáp
ấn”, chủ về con cái nhu nhược, hậu bối không đắc lực.

“Tử Vi, Thiên Tướng” có Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng cung, chủ về con cái nên phát triển ở phương
xa; hội Lộc Tồn, Hóa Lộc, thì có thể trợ giúp cho sự nghiệp của bản thân mệnh tạo.

“Tử Vi, Thiên Tướng” có các sao đào hoa, Văn Xương, Văn Khúc cùng bay đến, thì con cái thông
minh; gặp thêm các sao Sát, kỵ, thì quyến luyến trắng gió tửu sắc. Nếu có Địa Không, Địa Kiếp
đồng độ, sẽ chủ về nhị phòng sinh con trai.

“Tử Vi, Thiên Tướng” thủ Cung Tử Tức, thông thường chủ về có hậu bối phù trợ cho sự nghiệp
của bản thân; nếu gặp các sao Sát, kỵ, hình trùng trùng, thì lại là bị gây lụy. Đại vận hoặc lưu niên
ứng nghiệm cát hung có tính then chốt là lúc đến hai cung hạn tử tức "Vũ Khúc, Thiên Phủ”, và
Liêm Trinh.

“Tử Vi, Thất Sát” đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi, chủ về có ba con. Gặp “sao đôi” Phụ, Tá, sẽ
làm tăng số con, nhưng không quá sáu người; nếu đồng thời gặp thêm các sao Sát, kỵ, hình, thì
con cái bị hình khắc.

“Tử Vi, Thất Sát” đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi, con cái cực kì cứng đầu. Cần phải gặp sao lộc
để điều hòa, nếu không, sẽ có ngăn cách giữa hai đời; hậu bối cũng ứng nghiệm như vậy.

“Tử Vi, Thất Sát” đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi, gặp “Vũ Khúc, Tham Lang” đồng cùng với Hỏa
Tinh, Linh Tinh, chủ về con cái xa cách; gặp sao kỵ, thì con cái và tham lam mà thất bại; luận về
hậu bối thì bản thân mệnh tạo bị xâm phạm hay bị lợi dụng.

“Tử Vi, Thất Sát” đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi, rất ưa đổi cung là Thiên Phủ đồng độ với Lộc
Tồn, đây là điểm con cái lập nên sự nghiệp; nhưng cũng chỉ về bị hậu bối gây lụy, khiến bản thân
mệnh tạo bị tổn thất,

“Tử Vi, Thất Sát” đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi, đồng cung với Lộc Tồn, Thiên Mã, hoặc được
Lộc Tồn, Thiên Mã vây chiếu, chủ về con cái có thể sáng lập sự nghiệp ở phương xa, còn chủ về
bản thân mệnh tạo có con cái ở nhiều nơi.

Hễ Tử Vi ở Cung Tử Tức, đều chủ về chậm có con trai, hậu bối có thể nối gót hay môn sinh đệ tử
kế thừa cũng chậm có được. Nhưng chậm có thì tốt hơn. Nhưng cần phải gặp Tả Phụ, Hữu Bật,
mới có trợ lực. Nếu gặp Văn Xương, Văn Khúc, Lộc Tồn, Thiên Mã, Thiên Khôi, Thiên Việt, thì chỉ
có lợi cho con cái hay hậu bối.

Tử Vi ở Cung Tử Tức, có Tứ Sát tinh và Địa Không, Địa Kiếp cùng chiếu, chủ về nhận con nuối
trước, sau đó mới có con trai. Nếu gặp thêm sao đào hoa, sẽ chủ về nhị phòng hoặc người bên
ngoài sinh Con trai. Nếu Cung Phu Thê không tốt, là có điểm sinh li tử biệt, kể thất sinh con trai.
Tử Vi ở Cung Tài Bạch
Tử Vi thủ Cung Tài Bạch, ở trong tình hình tốt nhất, cũng chỉ chủ về nguồn tiền tài sung túc,
chẳng chủ về có thể tích lũy. Tử Vi thiên nặng về danh dự và quyền lực, không phải là sao tiền
tài.

Tử Vi Hóa Quyển thủ Cung Tài Bạch, gặp Sát tinh, đồng thời sẽ gặp Vũ Khúc Hóa Kỵ, nên không
chỉ về giàu có, trừ phi làm những nghề nghiệp “dùng công cụ sắc bén để kiếm tiền” (như bác sĩ
ngoại khoa, nha khoa, ẩm thực, cắt tóc, vv...), nếu không sẽ chủ về bề ngoài thấy có vẻ như dư
giả, nhưng thực tế lại túng thiếu.

Tử Vi Hóa Quyền, không gặp Sát tinh, mà được “bách quan triều củng”, thì phương diện tiền bạc
dễ được người khác chi trợ; Cung Mệnh là “Liêm Trinh, Thiên Phủ” cũng chỉ về có thể nắm quyền
tài chính.

Tử Vi Hóa Khoa, thì nên dựa vào danh dự, tiếng tăm, thương hiệu để kiếm tiền được “bách quan
triều củng” thì càng đúng, gặp Sát tinh, thì tiếng tăm giảm hay phạm vi nổi tiếng thu nhỏ lại, Tử
Vi ưa có Lộc Tồn hay Hóa Lộc đồng độ hoặc vây chiếu, ở thể thay đổi vẻ bề ngoài sung túc
thành bên trong sung túc thực sự, Tử Vi Hóa Khoa hay Hóa Quyền càng tốt.

Tử Vi có Hỏa Tinh đồng độ ở hai cung Tí hoặc Ngọ, vì đối nhau với Tham Lang nên cũng chỉ về
hoạnh phát nhất thời. Nếu Tham Lang ở đối cung thành cách cục"Hỏa Tham”, “Linh Tham” thì
cũng vậy. Trừ phi Cung Mệnh hay cùng sự nghiệp có cát hỏa và sao Cát, nếu không khó giữ lâu
dài. Tử Vi ở hai cung Tí hoặc Ngọ, thủ công tài bạch, có Tả Phụ, Hữu Bật hội họp, chủ về nguồn
tiền tài đến từ nhiều phương diện. Tử Vi ở các cung khác thì mức độ tốt bị giảm đi, nhưng cũng
thường được người khác cung ứng hay ủng hộ về tiền bạc.

Nếu Tham Lang ở đổi cung Hóa Kỵ, bản cung Tử Vi có cát tinh và Sát tinh lẫn lộn, thì lúc được
người khác cung ứng tiền bạc phải kèm điều kiện trao đổi, thậm chí có thể thành tham ô.

Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, là “cô quân”, chủ về kiếm tiền khá gian khổ; nếu là “tại dã
cô quân”, tức là có các sao Sát,Hình, Hao bao vây trùng trùng ở tam phương tử chính, sẽ chủ về
phung phí, dù nhất thời hoạnh phát cũng không thể giữ lâu.

“Tử Vi, Phả Quân” ở hai cung Sửu hoặc Mùi thủ Cung Tài Bạch, chủ về cuộc đời ắt có một lần
được tiền bất ngờ. Nói về mức độ, ở cung Mùi ưu hơn ở cung Sửu; gặp cát tinh thì tính chất của
“tiền bất ngờ” là tốt lành; gặp Sát tinh thì tính chất của “tiền bất ngờ” là hung hiểm. Có điều, sau
khi đắc ý lúc lưu niên đến cung Sửu hay cung Mùi sẽ xảy ra phá tán, hao tài cực lớn. Nếu có Địa
Không, Địa Kiếp đồng cung, sau khi phá tán, hao tài sẽ nghèo khổ hơn lúc chưa được tiền bất
ngờ. Nếu Phá Quân Hóa Lộc, thì dễ tham ô, hoặc vì quá ham tiền mà chơi trò may rủi, mạo hiểm
kiếm loại tiền khó có được. Nếu Phá Quân Hóa Quyền, chủ về năng lực vận dụng tiền bạc rất
mạnh, trải qua sóng gió, trắc trở mà thành giàu có. Cho nên “Tử Vi, Phá Quân” ở Cung Tài Bạch,
Phá Quân Hóa Lộc không bằng Hóa Quyền; nhưng cả hai trường hợp đều chủ về phung phí.
“Tử Vi, Thiên Phủ” ở hai cung Dần hoặc Thân, cần phải xem có sao lộc hay không để định cát
hung. Nếu có sao lộc, có thể tích lũy dân mà thành giàu có; không có sao lộc, thì chỉ sung túc
mà thôi; nếu không có sao lộc mà có Sát tinh, hoặc còn gặp Địa Không, Địa Kiếp, thì chỉ chủ về
bề ngoài vẻ vang, mà thường dễ vì cầu tài mà sinh phá tán, thất bại.

“Tử Vi, Thiên Phủ” chỉ chủ về nhờ tích lũy mà trở nên giàu có, nên khác với “Tử Vi, Phá Quân”. Ở
trong hoàn cảnh bảo thủ thì “Tử Vi, Thiên Phủ” tốt hơn; ở trong hoàn cảnh tiến thủ thì “Tử Vi, Phá
Quân” tốt hơn. Có điều, “Tử Vi, Phá Quân” sau khi phát đạt cần phải chọn thái độ bảo thủ, để đề
phòng lại bị hao tài, phá tán.

“Tử Vi, Tham Lang” đồng độ ở hai cung Mão hoặc Dâu, cũng chủ về phát đột ngột; nếu Tử Vi
Hóa Khoa thì “tài khí” đến khá lâu; nếu Tham Lang Hóa Lộc thì “tàu khí” đến khá nhanh, đột ngột,
nhưng cũng ngầm chứa nguy cơ hao tài, phá tán.

“Tử Vi, Tham Lang” được "bách quan triều củng”, chủ về có thể phát tài nhưng không phát đột
ngột; nếu là “tại dã cô quân” thì chỉ chủ về tham tiền, có thể bất chấp thủ đoạn.

“Tử Vi, Tham Lang” đồng độ với Lộc Tồn, gặp Địa Không, Địa Kiếp, chủ về suy sụp nhanh chóng.
Nếu có Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng cung, tính chất phát đột ngột sẽ biến thành phát đạt nhanh.
Nếu có Hỏa Tinh, Linh Tinh mà không có Địa Không, Địa Kiếp, thì còn có thể bổ cứu, sau khi phát
đạt cố gắng duy trì thành tựu đã đạt được thì có thể tránh suy sụp.

“Tử Vi, Tham Lang” có Hỏa Tinh, Linh Tinh giáp cung cũng chủ về phát đột ngột; giáp Tham
Lang Hóa Lộc, thì mức độ phát đột ngột càng lớn; ưa nhất là giáp Tử Vi Hóa Khoa, vừa phát đột
ngột mà còn có tiếng tăm, hoặc nhà phát mà gây dựng thương hiệu.

“Tử Vi, Tham Lang” ở Cung Tài Bạch, cũng chỉ về phung phí, thường hay giao tế thù tạc một cách
vô vị. Nhưng trường hợp Tham Lang Hóa Lộc thì lại có thể nhờ giao tế thù tạc mà kiếm được
tiền.

“Tử Vi, Tham Lang” ở Cung Tài Bạch, nguồn tiền tài đến từ nhiều phương diện.

“Tử Vi, Thiên Tướng” đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, dù được cát hóa và có sao Cát tụ tập,
cuộc đời vẫn sẽ có một làn sóng gió, trắc trở, hoặc ở vào trạng thái khó có tiến bộ. Cần phải
vượt qua thời kì này, mới có thể khai vận. Nếu có các sao hình, sát, kỵ, hao, không những xảy ra
sóng gió, trắc trở, mà còn phải chi tiêu nhiều cho những sự cố bất trắc, khiến nhập không bằng
xuất.

“Tử Vi, Thiên Tướng” được “Tài ấm giáp ấn”, có thể hưởng “phụ ấm”, hoặc nắm quyền tài chính
của gia tộc, thừa kế gia nghiệp. Nếu bị “Hình kỵ giáp ấn”, sẽ chủ về tổ nghiệp điêu linh, bản thân
cũng cảm thấy bị áp lực về tiền bạc.

“Tử Vi, Thiên Tướng” có Tả Phụ, Hữu Bật hội hợp, thì nên giúp người khác quản lý tài chính,
không nên tích cực khai triển sự nghiệp của bản thân. Dù bản thân có sự nghiệp, cũng nên làm
vệ tinh cho người khác, như làm đại lí, làm chuyên viên bán hàng, làm chuyên viên môi giới, vv...
Có điều, “Tử Vi, Thiên Tướng” đồng độ, thủ Cung Tài Bạch, cuộc đời ắt sẽ có tiền bất ngờ, có thể
chủ về phát đột ngột. Nếu không có các sao Sát, kỵ thì có thể tích lũy. “Tử Vi, Thất Sát” ở cung
hai cung Tị hoặc Hợi, giỏi quản lý tài chính hơn là giữ tiền, nên sự nghiệp thường to lớn, không
tương xứng với tài sản tích lũy được của bản thân. Cung Tài Bạch có cách cục này chủ về vốn
liếng của bản thân dồn hết vào vốn của công ti.

“Tử Vi, Thất Sát” đồng độ với Lộc Tồn, năng lực giữ tiền khá mạnh, nhưng dễ vì tiền mà thất
nghĩa.

“Tử Vi, Thất Sát” ở Cung Tài Bạch cũng có thể phát đột ngột, chỉ khó kéo dài, gặp Sát tinh thì tình
hình này càng nặng. Cũng chủ về tiền bạc biển động thay đổi, vì vậy, nếu bạn thân theo sự
nghiệp kinh doanh, thì cần phải xem xét kĩ cát hung của lưu niên để tham khảo phương cách tiến
thoái. Lúc gặp trở ngại thì không nên vọng động, nếu không ắt sẽ bị phá tán, thất bại. Gặp sao
lộc thì tốt hơn.

“Tử Vi, Thất Sát” có Địa Không, Địa Kiếp đồng cung, là điểm phá tán, thất bại rất nhanh.

Nhưng trường hợp “Tử Vi, Thất Sát” gặp cục “Lộc Mã giao trì”, không có Sát tinh, có thể phát đạt
ở nước ngoài (hoặc nơi xa); nếu ở nơi sinh ra (hay nơi đã ở lâu) sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở.
Tức là chỉ thích hợp rời khỏi quê hương.

“Tử Vi, Thất Sát” mà Tử Vi Hóa Quyền, rất nên rời xa quê hương.

Hễ “Tử Vi, Phá Quân”, “Tử Vi, Tham Lang”, “Tử Vi, Thất Sát” thủ Cung Tài Bạch thì đều chủ về
bạo phát bạo bại, nhưng trong đó cũng có sự khác biệt. “Bại” của “Tử Vi, Phá Quân” là vì sau khi
phát đạt còn mưu toan khai sáng sự nghiệp mới mà gây ra; “bại” của “Tử Vi, Tham Lang” là vì
sau khi phát đạt thì lãng phí tiền bạc mà gây ra; “bại” của “Tử Vi, Thất Sát” là vì hoàn cảnh bỗng
sinh biến động thay đổi. Cho nên trong ba trường hợp, trường hợp “Tử Vi, Thất Sát” là hơi khó
chủ động vận dụng đạo “xu cát tị hung”.

Tử Vi ở Cung Tật Ách


Tử Vi thủ Cung Tật Ách, thông thường đều chủ về bệnh tỳ vị, thường bị tình trạng tiêu chảy, ói
mửa, đau bụng, khí trướng. Bệnh tì vị có lúc là biểu hiện của tình trạng tì thổ không vận hóa dẫn
đến hấp thu không tốt, hoặc vị khí nạp không tốt gây nên vị hàn.

Tử Vi gặp nhiều sao thuộc thổ như Thiên Phủ, Tả Phụ, Lộc Tồn, Hóa Lộc, Tam Thai, Bát Tọa, Ân
Quang, Thiên Quý, Thiên Quan, Thiên Phúc, Đài Phụ, Phong Cáo, thì chủ về bệnh thận, hoặc hệ
cơ quan sinh dục, cũng chỉ về bệnh lao do sắc dục quá độ.

Tử Vi có Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ hoặc hội chiếu, chủ về bệnh thấp hóa, bệnh sởi (thấp
chẩn), bệnh ngoài da, vị nhiệt, rối loạn tiêu hóa.

Tử Vi có Địa Không, Địa Kiếp đồng độ hoặc hội chiếu, chủ về mắt hoa, mắt mờ, mắt bị cườm
nước (glaucoma), đau dạ dày, vị hàn, đau thần kinh dạ dày.
Tử Vi có Thiên Phủ đồng độ hoặc hội chiểu, cũng chủ về bệnh dạ dày.

“Tử Vi, Phá Quân”, chủ về bệnh kín của phụ nữ; hội Kình Dương, chủ về bị phẫu thuật hoặc phá
tướng, cũng chủ về nói cà lăm, thần kinh căng thẳng: gặp các sao thuộc hỏa nặng, nên đề phòng
bệnh hệ thần kinh; nếu lại thêm Tứ Sát tinh cùng chiếu, chủ về thần kinh quá mẫn cảm, tâm thần
bất giao, huyết khí bất hòa. Nếu các sao Sát, kỵ, hình trùng trùng, thì chủ về thần kinh phân liệt.

“Tử Vi, Tham Lang”, chủ về hiếu sắc; có Thiên Diêu, Hàm Trì hội chiếu, chủ về thủ dâm, di tinh,
bệnh lao do sắc dục quá độ. Nếu gặp Kình Dương, nam mệnh chủ về bao quy đầu quá dài, nữ
chủ về âm môi lớn và quá dài, hoặc bệnh kín của phụ nữ. Nếu gặp Hồng Loan, Thiên Hỉ, kinh
nguyệt không điều hòa, huyết trắng, rong kinh, bệnh kín ở tử cung.

“Tử Vi, Thất Sát” chủ về táo bón hoặc tiêu chảy, khí hư, âm khuy, đau bụng, gặp Sát tinh thì chủ
về ngoại thương. Nếu gặp Liêm Trinh Hóa Kỵ, nên đề phòng bị thương tổn bất ngờ.

“Tử Vi, Thiên Tướng” chủ về da quá mẫn cảm, hoặc sỏi mật, sỏi thận, sỏi bàng quang. Có thêm
Sát tinh thì chủ về viêm ruột thừa; có thêm Hỏa Tinh, Linh Tinh thì chủ về hấp thu dinh dưỡng
không tốt.

Phàm Tử Vi nhập Cung Tật Ách, gặp Sát tinh hội chiếu, lại gặp thêm Thiên Hình, chủ về vì bệnh
mà phải phẫu thuật.

Tử Vi gặp các sao đào hoa, còn gặp Liêm Trinh Hóa Kỵ chủ.

---------------------------

Tử Vi thuộc thổ, chủ về âm phận, cho nên ở tạng phủ là chủ về tì (tuyến tụy). Cơ thể con người
hấp thu dinh dưỡng là nhờ tì thể làm việc, cho nên quan sát tình hình của Tử Vi ở Cung Tật Ách
có thể biết được tình trạng hấp thu dinh dưỡng.

Nếu Tử Vi là “tại dã cô quân” hay là “cô quân”, đều chủ về vì tì thổ yếu khiến cho huyết khí đều
thiếu. Thường gọi là bệnh viêm võng mạc sắc tố (Retinitis Pigmentosa) là nhóm bệnh mắt ảnh
hưởng đến võng mạc, bệnh có tính di truyền, đặc điểm là thoái hoá dần đưa đến sự tiêu hủy các
tế bào tiếp nhận ánh sáng của võng mạc, chủ yếu là tế bào nón (cone cells) và tế bào que (rod
cells). Lúc đầu là có sự giảm hay mất thị giác lúc ban đêm, sau đó mất dần thị giác vùng xung
quanh, về sau thì mù hẳn. Bệnh này hiện nay chưa có cách chữa khỏi.

Tử Vi gặp các sao hư, hao, Văn Xương, Văn Khúc, thì bệnh do tì thể gây ảnh hưởng đến trường vị
(đường tiêu hóa), biểu trưng là di mửa, tiêu chảy, nhẹ thì khí trướng, khó chịu trong ngực. Gặp
Địa Không, Địa Kiếp là lói tim và khó thở.

Nếu Tử Vi gặp các sao Phụ, Tá trùng trùng, thì cần đề phòng th thổ khí quá mạnh, hấp thu quá
nhiều dinh dưỡng, ảnh hưởng đến tâm và thận. Tầm thuộc hỏa, hỏa bị thổ mạnh làm tiết khí;
thận thuộc thủy, thủy bị thổ mạnh khắc, khiến mất quân bình, dễ bị bệnh tâm thận bất hòa; bản
thân từ thổ khí quá mạnh, cũng chỉ về bệnh dạ dày.
Tử Vi có các sao đào hoa đồng độ, hoặc được các sao đào hoa triều củng, chủ về sắc dục, cũng
chỉ về bệnh kín của phụ nữ. Nếu trong tinh bàn có các sao mắc bệnh thận hội hợp, thì có thể
đoán vì sắc dục mà gây nên hư tổn.

Trong các tinh hệ Tử Vi, tổ hợp “Tử Vi, Tham Lang” là chủ về sắc dục; gặp các sao Phụ, Tá, cũng
không giảm nhẹ đặc trưng này. Cho nên, nếu gặp Sát tinh thì chủ về bệnh thận. Luận về ngũ
hành, do Tham Lang thuộc dương mộc, còn thuộc thủy, mộc làm thủy bị tiết khí, mà Tử Vi thổ
đến khắc thủy, thân thuộc thủy, bị khắc và tiết khử trùng trùng, vì vậy chủ về có bệnh.

“Tử Vi, Phá Quân” cũng có khuynh hướng mắc bệnh thận, Phá Quân thuộc thủy, đồng độ với Tử
Vi, không bị thổ khắc. Nhưng khác với tính chất của "Tử Vi, Tham Lang”, do Tham Lang mộc, có
thể gây ra chứng can dương thượng kháng, căn nguyên là vì sắc dục, chủ về bệnh thận hư tổn.
“Tử Vi, Phá Quân” là thổ thủy tương khắc, vì vậy chủ về bệnh kín ở đường kinh thận, nhất là nữ
mệnh chủ về bệnh kín phụ khoa.

Nếu “Tử Vi, Phá Quân” gặp sao đào hoa và Sát tinh, đây là bệnh về tình dục, cũng chủ về sẹo
ngoài da, không có sao đào hoa, là ti thể bị thấp mà gây ra bệnh ngoài da.

Tổ hợp “Tử Vi, Thiên Phủ”, hai chủ tinh đều thuộc thổ đồng độ, vì vậy chủ về bệnh đường tiêu
hóa (tì, vị, trường); được “trăm quan đứng chầu”, thì thì thổ quá nặng, gặp sao đào hoa, hư, hao,
thì cũng chủ về sắc dục. Nếu “Tử Vi, Thiên Phủ” đồng độ hoặc đổi xung với Hỏa Tinh, Linh Tinh;
còn gặp Vũ Khúc Hóa Kỵ đến hội, đây là bệnh loét đường tiêu hóa, hay đường tiêu hóa có khối u;
nếu gặp thêm các tạp diệu Thiên Nguyệt, Thiên Hư, Âm Sát, thì có khuynh hướng phát triển
thành bệnh ung thư.

Tổ hợp “Tử Vi, Thiên Tướng”, do Thiên Tướng thuộc thủy, nên chủ về tiểu đường, sỏi thận, sỏi
bàng quang, tức bệnh tật ở hệ thống ”thủy đạo”. Gặp Địa Không, Địa Kiếp, có thể là bệnh tuyến
tiền liệt. Gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh, đây là tì thể bị thấp, phát triển thành dị ứng da, như nổi mề đay.

Nếu “Tử Vi, Thiên Tướng” hội Vũ Khúc Hóa Kỵ, đây là điểm tượng phải phẫu thuật, đặc biệt chủ
về mỗ thận; nhưng có lúc lại là điểm tượng ung thư xương, cần phải xem xét kĩ các tạp diệu mà
định. Hễ gặp các tạp diệu Thiên Đức, Âm Sát, Thiên Hình, Thiên Hư, Đại Hao, Thiên Nguyệt, Kiếp
Sát, đều có thể là bệnh ung thư.

“Tử Vi, Thất Sát” chủ về tì thổ không nuôi dưỡng chế kim, cho nên chủ về vị thu nập dinh dưỡng
không tốt, ảnh hưởng đến phế tạng hoặc hệ thô hấp. Nhưng phế và đại trường có quan hệ biểu lí,
cho nên cũng có thể phát triển thành bệnh đường ruột (đại trường).

“Tử Vi, Thất Sát” gặp Vũ Khúc Hóa Kỵ, nên đề phòng bị thương vì té ngã; gặp Liêm Trinh Hóa Kỵ,
là huyết chứng, hoặc là sự cố bất trắc có chảy máu. Nếu sao đào hoa trùng trùng, mà Liêm Trinh
Hóa Kỵ, đây là bệnh về tình dục, hoặc bệnh về máu mủ.

“Tử Vi, Thất Sát” gặp Sát tinh, chủ về do vị thu nạp dinh dưỡng quá mạnh nên gây ra bệnh trường
vị (bệnh đường tiêu hóa).
“Tử Vi, Thất Sát” có Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ, thì đây là chứng loét.

Hễ tinh hệ Tử Vi có Kình Dương đồng độ, lại gặp Thiên Hình, đều chủ về phẫu thuật hoặc vật lý
trị liệu. Tinh hệ Tử Vi đồng độ với Kình Dương, chủ về bao quy đầu quá dài; nữ mệnh chủ về bệnh
kín âm lãnh.

Tử Vi ở Cung Thiên Di
Tử Vi thủ Cung Thiên Di, chủ về xuất ngoại được người ta kính trọng. Nếu lại có Tả Phụ, Hữu Bật
hội chiếu, chủ về xuất ngoại có người trợ lực, cũng chủ về giao du rộng, hoặc có nhiều bạn tốt.
Nếu gặp Thiên Khôi, Thiên Việt hoặc Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, thì chủ về có quý nhân trợ
lực nên được lợi ích. Nếu các sao của Cung Mệnh không cát tường, thì nên suy tính đến việc rời
khỏi nơi sinh ra để phát triển.

Tử Vi hội chiếu Lộc Tồn, Hóa Lộc, Thiên Mã, chủ về đi xa được tiền bạc, cũng nên xuất ngoại.
Nhưng nếu đồng thời có Sát tinh, Địa Không, Địa Kiếp hội chiểu thì chủ về xuất ngoại tuy được
tiền bạc nhưng lại có cạnh tranh và giao du với kẻ xấu.

Nếu Tử Vi và Lộc Tồn đồng độ, chủ về xuất ngoại có thể phát tài nhưng dễ bị người ta chèn ép,
bài xích; nên tránh quá lộ tài năng.

Kình Dương, Đà La hội chiếu với Tử Vi, chủ về ít duyên với người, quan hệ giao tế kém, cũng chủ
về tâm tình không yên. Tử Vi có Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao, Thiên Hình
hội chiếu, thì ở bên ngoài gặp nhiều điều tiếng thị phi, Sát tinh nặng lại chủ về phạm pháp, phá
tài.

“Tử Vi, Thiên Phủ” đồng độ, xuất ngoại được người ta tôn trọng hoặc đề bạt. Rời quê hương kinh
doanh hoặc làm việc, có thể đắc lợi, còn được nâng cao địa vị xã hội. Tử Vi gặp Lộc Tồn, Thiên
Mã, Hóa Lộc, chủ về xuất ngoại tài khí dồi dào.

“Tử Vi, Phá Quân” đồng độ, xuất ngoại được người giúp đỡ, nhưng đồng thời ắt cũng sẽ có tiểu
nhân đố kỵ, thị phi.

“Tử Vi, Thiên Tướng” đồng độ, có Sát tinh thì thành bại mỗi thứ một nửa, vừa được người trợ lực
mà cũng bị người phá; nếu không có Sát tinh hội chiếu thì ở bên ngoài sẽ được như nguyện,
cũng chủ về có thể phát đạt.

“Tử Vi, Tham Lang” đồng độ, không có sát tình hội chiếu, đi xa thường được người ta hoan
nghênh, tôn trọng, và giao tế thù tạc vui vẻ. Có Sát tinh, chủ về phải lao tâm lao lực mới thành sự
nghiệp, nếu gặp nhiều sao Sát, Hóa Kỵ, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, thì chủ về bị trộm lấy
hoặc cướp giật.

“Tử Vi, Thất Sát” đồng độ, đi xa được người kính nể, hoặc đi xa gặp quý nhân. Nhưng nếu có Sát
tinh và Thiên Hình hội hợp, thì chủ về ở bên ngoài bị người ta làm liên lụy hoặc hãm hại.

----------------------------
Tử Vi có “bách quan triều củng” thì nên thiên di, chủ về có người dìu dắt, giúp đỡ, hoặc có trợ
lực; nếu là “tại dã” hay “cô quân”, thì sau khi thiên di sẽ chủ về tổn thất, bị cô lập.

Tử Vi đồng độ với Lộc Tồn, ắt sẽ bị Kình Dương và Đà La giáp cung, nếu Kình Dương, Đà La xung
hội, thì xuất ngoại sẽ bị người ta bài xích, chèn ép. Nếu đồng thời gặp thêm cát tinh, sẽ chủ về có
trợ lực, nhưng cũng có lực cản trở, phá phách.

Tử Vi Hóa Khoa ở Cung Thiên Di, gặp các sao Phụ, Tá cát, chủ về ở nơi xa được người ta kính
trọng. Tử Vi Hóa Quyền thì chỉ nên dựa vào sức mạnh của bản thân để mở ra cục diện mới, ít
được trợ lực.

Tử Vi đồng cung với Kình Dương, chủ về bị đả kích; đồng cung với Đà La, chủ về chuốc phiền
phức; đồng cung với Hỏa Tinh, Linh Tinh, chủ về chuốc thị phi, đồng cung với Địa Không, Địa
Kiếp, chủ về gặp trắc trở; đồng cung với các sao đào hoa, chủ về ở nơi xa gặp rắc rối khó xử về
tình cảm.

Thiên Tướng tọa mệnh, Cung Thiên Di là “Tử Vi, Phá Quân”; nếu Phá Quân tọa mệnh, Cung Thiên
Di là “Tử Vi, Thiên Tướng”; thiến di có lợi hay không, cần phải xem xét kĩ tổ hợp sao thực tế mà
định. Trong các tình hình thông thường là có trợ lực, cũng có lực phá hoại, cần phải xem xét kĩ
sức mạnh bên nào tăng thêm.

Thất Sát tọa mệnh, Cung Thiên Di là “Tử Vi, Thiên Phủ”, không nhất định chủ về thiên di là có lợi,
thường thường sau khi thiên di phải trải qua sóng gió, trắc trở, gian nguy, mới có thể ổn định. Dù
"Tử Vi, Thiên Phủ” được “bách quan triều củng” cũng vậy.

Nếu Tử Vi là “tại dã” hay “cô quân”, hoặc Thiên Phủ là “kho lộ”, “kho trống”, thì thiên di rất bất lợi,
thường thường chủ về thất bại, trắc trở, hoặc nạn tại, bệnh tật liên tục.

Ở hai cung Mão hoặc Dầu là vô Chính Diệu, Cung Thiên Di là “Tử Vi, Tham Lang”, lại gặp các sao
Phụ, Tá cát hội họp, phần nhiều chủ về thiên di có lợi. Nhưng nếu Cung Mệnh của nguyên cục
được cát hóa, có sao Cát, thì cũng chưa chắc không thiên di là không được; nhất là Cung Mệnh
hội Thiên Tướng được “Tài ấm giáp ẩn”, hoặc hội Thiên Phủ là “kho phủ đầy ắp” không chủ về
thiên di cỏ lợi.

Cung Mệnh là Thiên Phủ, Cung Thiên Di là “Tử Vi, Thất Sát”; nếu Tử Vi Hóa Quyền, thiên di tuyệt
đối bất lợi, hoặc chủ về vi xảy ra sự cố nghiêm trọng nên bị buộc phải thiên di, thường thường
cần phải chịu tổn thất tài sản. Nếu Tử Vi Hóa Khoa, Thiên Phủ ở cung Hợi thì không cần thiên di;
ở cung Tị thì thiên dị có lợi hơn, vì Lộc Tồn đồng thời sẽ ở cung Mão, gây ảnh hưởng khiến tính
chất của Thiên Phủ khác đi.

Tử Vi ở Cung Thiên Di, hội họp Thiên Tướng bị “Hình kỵ giáp ẩn”, hoặc lại gặp các sao Thiên
Hình, Đại Hao, Thiên Hư, Địa Không, Địa Kiếp, chủ về ở nơi xa bị áp lực, hoặc xảy ra bất hòa,
tranh chấp, thị phi. Tử Vi đồng độ với Hỏa Tinh, Linh Tinh, lại gặp Thiên Mã, thường thường chủ
về thiên di không chỉ một lần, tức thường thiên di, không ở chung một chỗ với người nhà.
“Tử Vi, Thiên Tướng” đồng độ ở hai cung Thìn hoặc Tuất, thủ Cung Thiên Di, gặp Sát tinh, có
Thiên Nguyệt đồng độ, thì đi xa dễ nhiễm bệnh, thường thường còn bệnh triền miên.

Tử Vi ở Cung Thiên Di, ưa Tả Phụ và Hữu Bật giáp cung, chủ về được trợ lực; Thiên Khôi và Thiên
Việt giáp cung, chủ về được người ta giúp đỡ, hay Văn Xương và Văn Khúc giáp cung, chủ về
được người ta xem trọng. Tử Vi không ưa Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa
Kiếp giáp cung, tính chất tương tự như đồng độ.

Tử Vi ở Cung Thiên Di, gặp sao đào hoa, lại gặp thêm Văn Xương, Văn Khúc, chủ về ở nơi xa có
kì ngộ. Nếu đồng thời gặp các sao Sát, kỵ, thì ở nơi xa dễ vì sắc mà chuốc họa, dẫn đến phá tài;
lại

gặp các sao hình, kiếp, chủ về vì sắc mà phạm pháp; gặp các sao hư, hao, Thiên Nguyệt, Bệnh
Phù, chủ về vì sắc mà mang bệnh.

Tử Vi ở Cung Giao Hữu


Tử Vi thủ Cung Giao Hữu, sao quá mạnh, trong các tình hình thông thường, chủ về khó khống
chế người dưới quyền.

Nếu Tử Vi nhập miếu, còn có các sao phụ tá Tả Phụ, Hữu Bật đồng độ hoặc hội chiếu, thì Tử Vi
càng mạnh, trong việc giao du với những người ngang vai tuy chủ về có thể có bạn bè hữu ích,
nhưng bạn bè ắt sẽ hơn mệnh tạo, còn người dưới quyền thì sẽ khó khống chế. Nhưng nếu mệnh
tạo có bụng dạ rộng rãi, dìu dắt, giúp đỡ hậu bối, thì có thể cải thiện mối quan hệ giao tế, còn
được bạn bè và những người thuộc lớp vãn bối ủng hộ.

Nếu Tử Vi lạc hãm, không có sao phụ tá cát hội chiếu, chủ về chỉ hào nhoáng bề ngoài, có thể
nhiều bạn bè, nhưng lại ít trị kỷ; hoặc tuy kết giao được những người có địa vị xã hội, nhưng mối
quan hệ lại không thân tình cùng chủ về có nhiều người dưới quyền, nhưng họ đều có chủ kiến
riêng.

Tử Vi rất ghét có Phá Quân hội chiếu ở Cung Giao Hữu; nếu có Phá Quân hội chiêu, lại gặp thêm
Địa Không và Địa Kiếp, thi chủ về bị thuộc cấp làm liên lụy, hoặc vì bạn bè mà phá tài. Nêu Tử Vi
đã gặp Phá Quân, còn gặp thêm Đà La, thì chủ về mệnh tạo vì thuộc cấp mà ra mặt nên dẫn đến
bất hòa, tranh chấp thị phi.

Nêu Tử Vi có Tứ Sát tinh hội chiếu, chủ về thuộc cấp dễ làm lỡ việc. Về phương diện giao du, khó
có bạn bè hữu ích, dễ gần với tiểu nhân, hoặc bị người có địa vị hãm hại.

Tử Vi nêu tương hội với Hóa Kỵ và Kình Dương, thì thuộc cấp bạc tinh vô nghĩa, được mệnh tạo
dìu dắt giúp đỡ nhưng quay lại báo oán, hoặc bị họ bán đứng. Về phương diện giao du, chủ về cố
sức giúp người nhưng lại bị báo oán.

“Tử Vi, Phá Quân” đồng độ, chủ về người dưới quyền vô tình vô nghĩa, làm cho mệnh tạo bị tổn
thương, sự nghiệp bị đả kích, tiền tài tổn thất, hoặc địa vị bị dao động. Về phương diện bạn bè,
chủ về được bạn bè nói lời ngay thẳng khuyên can, nhưng nếu có Sát tinh hội chiếu thì chủ về vì
bạn mà phá tài. Nếu có các sao Sát, Kỵ, Hình, Hao củng chiều, thì vì bạn bè hoặc người dưới
quyền làm liên lụy mà dính vào họa phạm pháp. Nhưng nếu có cát tinh hội hợp, thì nhờ bạn bè
tốt mà được lợi ích; người dưới quyền tuy vô tình vô nghĩa, nhưng vì có nhiều người dưới quyền
nên cũng có một thời kì trở thành trợ lực; hoặc chủ về gặp cơ hội được người có địa vị xã hội
chiếu cố, những mối quan hệ dễ trở thành lạt lẽo.

“Tử Vi, Thiên Phủ” đồng độ, trong tình huống thông thường chủ về có thể kết giao với người có
địa vị xã hội, người dưới quyền nhiều, nhưng ý kiến bất nhất. Nếu Tử Vi Hóa Quyền, Hóa Khoa, thì
người dưới quyền phần nhiều có chủ kiến riêng, có thể trở thành trợ thủ đắc lực, nếu tiến hành
dìu dắt, giúp đỡ, thì tương lai có thể trở thành bạn bè hữu ích. Nếu Thiên Phủ Hóa Khoa thì
không nên gặp thêm Lộc Tồn đồng cung chủ về người dưới quyền tuy có thể giữ tiền, nhưng lại
không giỏi kinh doanh, chỉ có thể thủ thành. Nếu có thêm Sát tinh tụ tập thì chủ về oán hận; hoặc
chủ về người dưới quyền có âm mưu. Nếu gặp thêm Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao, thì vì bạn mà
phá tán………………….

dưới quyền mà bản thân mệnh

“Tử Vi, Tham Lang” đồng độ, chủ về giao tụ rộng. Nếu có Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên
Việt, Thiên Vu, Ân Quang, Thiên Quý, Thiên Quan, Thiên Phúc hội chiếu, thì đến đâu cũng có bạn
bè hoan nghênh, nếu gặp Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa thì nhờ tài phú, quyền lực hoặc danh
dự mà được bạn bè ủng hộ; nếu gặp các sao đào hoa, gặp thêm Đà La, Âm Sát, thì chủ về bị bạn
bè hãm hại, hoặc người dưới quyền làm liên lụy, hoặc vì giao du với những người ở chôn gió
trăng mà chuốc điều tiếng thị phi. Nếu có Lộc Tồn đồng độ mà Sát tinh, chủ về tranh chấp tiền
bạc với bạn bè, hoặc bạn bè có nhiều tiền mà keo kiệt, bủn xỉn.

“Tử Vi, Thiên Tướng” đồng độ, chủ về người dưới quyền, bạn bè đều có trợ lực. Nếu gặp sao Cát
và cát hóa hội chiều, chỉ về được người có địa vị dìu dắt, giúp đỡ, trợ lực; phần nhiều là bạn tốt,
hoặc bạn bè và người dưới quyền phần nhiều là người có chữ nghĩa. Nhưng nếu gặp Sát tinh, thì
chủ về vì bạn bè hoặc người có quyền mà phá tài; nếu gặp thêm Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao,
chủ về chịu lỗi thay cho người khác. Có Tứ Sát tinh, Thiên Hình, Hao hội chiểu, phần nhiều vì
giao du với bạn xấu mà hao tốn, bị người dưới quyền trộm cắp.

Tử Vi rất ngại có Thất Sát đồng độ, chủ về bị bạn bè và người dưới quyền bài xích, chèn ép, dù
gặp cát tinh cũng chủ về bị tước đoạt tiền bạc hoặc quyền lực; gặp thêm Địa Không, Địa Kiếp,
Thiên Hình, Đại Hao, thì chủ về bạn bè và người dưới quyền lấy oán báo ân; có Hỏa Tinh, Thiên
Hình đồng độ, thì bạn bè và người ở quyền phần nhiều là người cứng rắn, thô bạo.

--------------------------

Tử Vi thủ Cung Giao Hữu, không ra gặp các sao Sát, Kỵ, Hình, Hao, vì sẽ chủ về người dưới quyền
ương ngạnh mà còn không đắc lực, thậm chí lấy oán báo ân. Nhưng nếu gặp “bách quan triều
củng” quá hoàn mĩ thì lại chủ về người dưới quyền có quá nhiều quyền uy, phần nhiều chẳng coi
mệnh tạo không ta gì. Đây là đại cương về Tử Vi thủ Cung Giao Hữu.

Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, nếu là "tại dã cố quân”, thì người dưới quyền ương ngạnh
mà còn bất nghĩa. Nhất là gặp Địa Không, Địa Kiếp thì càng đúng.

Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, hội Tham Lang Hóa Kỵ đối cùng, nếu lại gặp các sao hình,
kỵ, sát, sẽ chủ về bị thuộc hạ đoạt quyền. Nếu gặp các sao đào hoa, chủ về không được xảy ra
tình cảm với thuộc cấp khác giới.

Tử Vi độc tọa ở hai cùng Tí hoặc Ngọ, có sao Phụ, Tá cát hội họp, người dưới quyền thuy trung
thành, có thể nhờ cậy, nhưng cũng nên để phòng quyền lực bị chuyển dời. Cung Mệnh có Tả
Phụ, Hữu Bật; Tử Vi thủ cùng giao hữu, hội Văn Xương, Văn Khúc; thì hai bên quan hệ tốt lành,
nếu nói kết giao, thì có thể được người bạn trung hậu.

“Tử Vi, Phá Quân” gặp các sao Phụ, Tá cát, chủ về người dưới quyền đắc lực, dễ toan tính phát
triển riêng, nền bản thân mệnh tạo thường cảm thấy thiếu trợ lực. Gặp Sát tinh, chủ về bị bạn bè
hoặc người dưới quyền gây lụy. Nếu lại gặp Địa Không, Địa Kiếp, chủ về vì người dưới quyền thân
tín mà sự nghiệp bị tổn thất.

“Tử Vi, Phá Quân” hội Vũ Khúc Hóa Kỵ, gặp Sát tinh, cần phải đề phòng người dưới quyền phát
triển riêng, làm tổn thất lợi ích của bản thân mệnh tạo. Nếu Liêm Trinh Hóa Kỵ, thì đề phòng bị
người dưới quyền uy hiếp.

“Tử Vi, Thiên Phủ” ở Cung Giao Hữu, được bạn chất phác đám nói lời thẳng khuyên can. Nhưng
nếu gặp các sao Phụ, Tá cát, trừ phi toàn tâm mang sự nghiệp giao hết cho người thân tín, nếu
không, rốt cuộc sẽ khó mà nghĩ tới quan hệ song phương. Nếu Thiên Phủ là “kho lộ”, “kho trống”,
hoặc có các sao Sát, kỵ, hình hội hợp, thì cũng cần phải đề phòng người dưới quyền xâm phạm
lợi ích. Gặp Vũ Khúc Hóa Kỵ; hoặc đồng cung với Đà La, Linh Tinh; sẽ chủ về bị thuộc hạ gây lụy.
Gặp Liêm Trinh Hóa Kỵ, hoặc đồng cung với Kình Dương và Hỏa Tinh, sẽ chủ về bị người dưới
quyền phản bội.

“Tử Vi, Tham Lang” đồng cung với các sao đào hoa, Văn Xương, Văn Khúc, cũng chỉ về không
nên xảy ra tình cảm với người khác giới dưới quyền. Tham Lang Hóa Kỵ thì càng đúng, nếu
không chủ về bị đoạt quyền. Trường hợp đồng cung với Hỏa Tinh, Linh Tinh, chủ về quan hệ giữa
chủ và người làm hay quan hệ hợp tác không thể kéo dài. Rất ưa Thiên Đồng ở Cung Mệnh Hóa
Lộc, chủ về được người dưới quyền phù trợ, bản thân tuy vất vả nhưng mối quan hệ cũng tốt
đẹp.

“Tử Vi, Thiên Tướng” ở Cung Giao Hữu là kết cấu không cát tường, trừ phi vợ chồng cùng nhau
phát triển sự nghiệp, nếu không, khó mà nhờ cậy được người dưới quyền. Có điều, trường hợp
này Cung Phu Thê sẽ vô Chính Diệu, mượn “Thiên Tướng, Cự Môn” để an sao, cho nên cần phải
kết hôn muộn mới được người bạn đời giúp đỡ về sự nghiệp. Nếu Thiên Phủ là “kho lộ”, “kho
trống”, lại gặp Sát tinh, chủ về vì bạn mà phá tài, hoặc chủ về bị người dưới quyền gây lụy mà gây
ra tổn thất.

“Tử Vi, Thất Sát” ở Cung Giao Hữu, quyền lực quá nặng; gặp cát tinh, chủ về có thể kết giao bạn
bè tốt. Nhưng cần đề phòng thuộc cấp quá nặng quyền lực mà gây nên bất lợi cho bản thân
mệnh tạo. Rất ngại gặp Tử Vi Hóa Quyền, hội Vũ Khúc Hóa Kỵ, sẽ chủ về thuộc cấp lộng quyền
khiến cho sự nghiệp của bản thân mệnh tạo bị thất bại; nếu lại đồng độ với Đà La thì không nên
vì bạn bè hay người dưới quyền mà ra mặt, nếu không, sẽ tự chuốc trắc trở, thất bại.

Tử Vi ở Cung Quan Lộc


Tử Vi thủ Cung Quan Lộc, nhập miếu, nếu không có sát, hình, kỵ hội họp, mà có Thiên Phủ, Thiên
Tướng, Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Tam Thai, Bát Tọa, Ân Quang, Thiên Quý đồng
độ hoặc hội chiếu, thì có thể làm việc trong chính giới, được quan cao lộc hậu, dù theo ngành
kinh doanh buôn bán cũng sẽ từ thương giới mà gia nhập chính giới.

Nếu có thêm Hóa Lộc, Lộc Tồn, Thiên Mã hội họp, thì có thể nắm quyền về tài chính, hoặc giỏi
quản lý tài chính, thích hợp lãnh đạo về tài chính, kinh tế, tiền tệ, ngân hàng, hoặc thuế. Trong xã
hội hiện đại, không phái ai cũng thích làm việc trong chính giới, nếu hội các sao Cát như đã thuật
ở trên, cũng có thể theo ngành công thương nghiệp hoặc mậu dịch, ắt cũng sẽ là người có tiếng
tăm trong xã hội, nhân vật lớn trong giới thương nghiệp. Hội Lộc Tồn, Thiên Mã thì nên theo
ngành tiền tệ, ngân hàng, cũng có thế kinh doanh xuất nhập khẩu, dễ phát lớn.

Phàm Tử Vi thủ Cung Quan Lộc, dù không có cát tinh hội chiếu, mà có Sát tinh hội họp hoặc
đồng độ, cũng chủ về người có tài năng lãnh đạo, giỏi tổ chức và vạch kế sách. Nhưng nếu có
Phá Quân hội chiếu, bất kể là hoạt động trong chính giới hay kinh doanh buôn bán, thi sự nghiệp
cũng đều thành tựu, nhưng nhiều sóng gió trở ngại. Nếu Phá Quân Hóa Lộc, thì chủ về đa tài đa
năng, có thể kinh doanh nhiều lĩnh vực, hoặc bản thânkiêm nhiều nghề nghiệp nhưng cũng phải
trải qua nhiều sóng gió, trắc trở mới có thành tựu.

Nếu Vũ Khúc ở cung miếu vượng, cùng Kình Dương và Thiên Hình hội họp với Tử Vi thủ Cung
Quan Lộc, thì thích hợp gia nhập quân đội hay cảnh sát để lập nên sự nghiệp, cũng có thể kinh
doanh những thiết bị phòng trộm cướp, nghề bảo an.

Phàm Tử Vi Hóa Khoa ở cung Quan Lộc, rất thích hợp phát triển trong chính giới, nếu không
cũng nên làm những nghề nghiệp có tính phục vụ công cộng.

Tử Vi thủ cung Quan Lộc không sợ Tứ Sát tinh. Nhưng nếu có Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao đồng
độ hoặc hội chiểu, thì phần nhiều sẽ xảy ra những trở ngại mới trong lúc phát triển, chỉ nên theo
đuổi sự nghiệp mang tính tưởng tượng sáng tạo như ngành công nghiệp, không thích hợp làm
việc trong chinh giới hay kinh doanh buôn bán. Làm một nhà công nghiệp mang óc tưởng tượng
ra thực hành, biến thành sản phẩm mới là lí tưởng nhất.
“Tử Vi, Phá Quân” đồng độ, chỉ nên theo ngành công nghiệp, thương nghiệp, không thích hợp
làm việc trong chính giới. Cuộc đời sự nghiệp trong thành công có thất bại, không được toàn mĩ
cho lắm. Nếu Phá Quân Hóa Lộc, sự nghiệp tuy có thể thành tựu nhưng vẫn không như lí tưởng.
Nếu có Lộc Tồn đồng độ, thì thường chuốc đố kỵ, gây ra cạnh tranh. Nếu Tử Vi Hóa Khoa thì
danh lớn hơn lợi. Nếu có Văn Xương, Văn Khúc hội hợp thì nên theo đuổi sự nghiệp văn hóa
nghệ thuật.

“Tử Vi, Thiên Phủ” cùng ở cung Quan Lộc, cần phải gặp các sao phụ tá và cát hóa, được “bách
quan triều củng” mới có thể thành tựu sự nghiệp lớn lao. Nếu không có sao Cát "triều củng”, thì
chỉ là một người làm công việc chủ quản thông thường. Nếu có Lộc Tồn, Hóa Lộc đồng độ hoặc
hội chiếu, thì thích hợp làm chủ quản bộ môn về tài chính kinh tế. Nếu có “Lộc Mã giao trì” ở đối
cung, nữ mệnh nên giúp chồng phát triển thương vụ, nam mệnh thì chủ về nhờ vợ mà có tiền
của, hoặc kinh doanh cho sự nghiệp của nhạc gia, nếu không phải vậy thì nên kinh doanh xuất
nhập khẩu.

“Tử Vi, Tham Lang” đồng độ, gặp Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phụ,
Hữu Bật, Văn Xương Văn Khúc, được “bách quan triều củng”, ắt là nhân vật lớn trong chính giới,
giỏi giao tế và sở trường về nghệ thuật, nếu có Sát tinh đồng thời hội hợp, thì nên theo ngành
kinh doanh buôn bán, ngành công nghiệp, cũng sẽ dễ phát triển. Nhưng gặp Địa Không, Địa Kiếp,
Đại Hao đồng độ, thì chỉ thích hợp với ngành công nghiệp, nếu đầu cơ ắt sẽ thất bại, có điều sự
nghiệp phát triển vẫn sẽ xảy ra sóng gió, trắc trở.

“Tử Vi, Thiên Tướng” cùng ở cung Quan Lộc, gặp cát tinh, được “bách quan triều củng”, cũng
thích hợp tiến thân trong chính giới. Nếu gặp Địa Không, Địa Kiếp, thì nên theo ngành công
nghiệp, gặp Sát tinh, thì làm nhân viên ngành khoa học ứng dụng, chủ về kĩ năng chuyên môn,
nếu làm việc trong chính giới ắt sẽ có điên đảo, càng không nên đầu cơ.

Tử Vi và Thất Sát cùng ở cung Quan Lộc, nếu gặp Sát tinh hoặc Liêm Trinh Hóa Kỵ thì nên gia
nhập quân đội hay cảnh sát, theo võ nghiệp thì hơn, hoặc có thể theo ngành công nghiệp, nghề
nghiệp đặc biệt; gặp Long Trì, Phượng Các thì càng đúng, không nên làm việc trong chính giới và
theo ngành kinh doanh buôn bán, e rằng sẽ có phong ba.

--------------------------------------

Tử Vi ở cung Quan Lộc, chủ về một mình đảm trách công việc, nhưng lại chẳng thể tự kinh
doanh, cũng không chủ về người này có thể làm lãnh đạo. Trong các tình huống thông thường
chỉ chủ về công tác độc lập hoặc phụ trách bộ môn.

Tử Vi gặp Sát tinh, cổ nhân cho rằng có thể kinh doanh làm ăn. Ở đây cũng có ý nói sau khi trải
qua tranh đấu trên đường đời mà có thành tựu, nhờ thành tựu mà địa vị xã hội mới được nâng
cao, như đã thuật ở trước. Ở thời hiện đại địa vị xã hội của con người đã khác trước, cho nên tuy
không có Sát tinh, mà còn không có “bách quan triều củng”, cũng chưa chắc không thể tự kinh
doanh làm ăn, và từ kinh doanh làm ăn mà dẫn đến phú quý. Xã hội cổ kim khác nhau, không thể
luận chung chung.

Tử Vi Hóa Quyền ở cung Quan Lộc, chỉ chủ về có thể một mình đảm trách công việc, hoặc lúc
làm việc có tính độc lập rất mạnh, nhưng chưa chắc phú quý. Tử Vi Hóa Khoa ở cung Quan Lộc,
chủ về danh lớn hơn lợi, cho nên thích hợp với nghề tự do hoặc chuyên nghiệp, cũng có thể làm
việc trong chính giới, nhưng e rằng chỉ quý mà không phú.

Tử Vi được “trăm quan đứng chầu”, lại không có Sát tinh, có thể làm việc trong chính giới, ắt sẽ
có thể thăng tiến cao; nếu Cung Mệnh tình hình cát, thì càng chủ về làm quan lớn.

Nếu Tử Vi không có Sát tinh đồng độ, lại có sao Phụ, Tá cát hội hợp, còn gặp “Lộc Mã giao trì”,
hoặc hội Liêm Trinh Hóa Lộc, Tham Lang Hóa Lộc, hay Vũ Khúc Hóa Lộc, chủ về chức vụ nắm
quyền tài chính, làm việc trong chính giới cũng là quan thuế.

Tử Vi Hóa Khoa mà có Lộc Tồn đồng độ hoặc vây chiếu, chủ về danh lợi song thu, thích hợp làm
việc trong chính giới hoặc chủ trì công ti lớn, lợi nhất là những ngành nghề tiếp cận thị trường,
công chúng (như điện thoại, thức ăn nhanh, hàng không, du lịch, v,v... xã hội hiện đại có rất nhiều
nghề nghiệp).

Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, thủ cung Quan Lộc, lấy trường hợp Cung Mệnh hoặc Cung
Tài Bạch có sao lộc là quý. Nếu Cung Mệnh gặp “Lộc Mã giao trì”, bất kể tự kinh doanh làm ăn
hoặc làm việc hưởng lương trong ngành kinh tế tài chính, đều có thể hơn mọi người. Nếu Cung
Tài Bạch là Liêm Trinh Hóa Lộc, thì nên hợp tác với người khác để sáng lập sự nghiệp, nhưng
bản thân mệnh tạo phải phụ trách quản lí nghiệp vụ.

Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, ưa Tả Phụ và Hữu Bật một sao ở cung Quan Lộc, một sao
ở Cung Phu Thê, (Văn Xương, Văn Khúc cũng vậy), sẽ chủ về vợ chồng giúp đỡ lẫn nhau, dù
không hợp tác trong một sự nghiệp.

Tử Vi Hóa Quyền, độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, thì lợi về sự nghiệp mà bất lợi về hôn nhân, nữ
mệnh càng đúng. Cho nên vợ chồng tuyệt đối không nên hợp tác trong sự nghiệp. Hễ nữ mệnh
có Quyền tinh ở cung Quan Lộc thì cần phải chú ý vấn đề hôn nhân, Tử Vi Hóa Quyền thì càng
phải lưu ý.

Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, được "Hỏa Tham”, “Linh Tham” vây chiếu, cũng chủ về
phát đột ngột. Tình huống phát đột ngột này không có liên quan với người bạn đời, nhưng sau
khi phát đạt e rằng vì quá ham muốn hưởng thụ dâm lạc mà sự nghiệp suy sụp nhanh chóng.

Tử Vi Hóa Khoa, độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, lại gặp Địa Không, Địa Kiếp, chủ về sự nghiệp
một đời luôn có đối thủ, vì vậy không thích hợp làm việc trong chính giới, mà nên làm nghề tự
do. Bất kể có Sát tinh hay không, đều chủ về danh lớn hơn lợi. Nếu có “bách quan triều củng”, sẽ
chủ về có địa vị trong giới nghề nghiệp. Không gặp Thiên Hình, Đại Hao, Địa Không, Địa Kiếp, thì
có thể làm việc trong chính giới, thích hợp bộ môn quản lý hành chính.
Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, có các sảo đào hoa đồng độ, cần phải xem có Văn
Xương, Văn Khúc hay không. Nếu có Văn Xương, Văn Khúc thì nghề nghiệp nho nhã, không có
thì nghề nghiệp dung tục,

“Tử Vi, Phá Quân” ở hai cung Sửu hoặc Mùi, thủ cung Quan Lộc, có thể phát huy "sức khai sáng”
rất tốt. Cho nên bất kể kinh doanh buôn bán hay làm việc trong chính giới, đều chủ về lập ra cục
diện mới mà không chỉ về phòng thủ, vì vậy luôn có cảm giác vất vả.

“Tử Vi, Phá Quân” thủ cùng sự nghiệp mà có Sát tinh đồng độ, chủ về vất vả thân xác; có Văn
Xương, Văn Khúc đồng cung, chủ về vất vả tinh thần. Nếu Phá Quân Hóa Lộc, thì sự nghiệp một
đời nhiều biến động, còn thường gánh vác công việc quá mức. Phá Quân Hóa Quyền, thì sự
nghiệp gặp nhiều sóng gió, trắc trở, sau khi lập ra cục diện mới lại không được hưởng.

“Tử Vi, Phá Quân” hội Vũ Khúc Hóa Lộc, Liêm Trinh Hóa Lộc hoặc Tham Lang Hóa Lộc, đều chủ
về nhờ khai sáng mà trở nên giàu có. Nếu không thể khai sáng cục diện mới, thì chỉ chủ về sự
nghiệp chìm nổi thất thường với biên độ lớn. Nhưng bất kể như thế nào, đều chủ về sinh hoạt sa
hoa, mà thực tế thì thu nhập không lớn.

“Sức khai sáng” của “Tử Vi, Phá Quân” là từ chỗ không có gì mà mở ra cục diện mới hoàn toàn,
hoặc có sáng kiến rất mới trong phong cách làm ăn. Cho nên ưa Tả Phụ, Hữu Bật đồng độ,
đương nhiên có nhiều trợ lực.

“Tử Vi, Phá Quân” có Hỏa Tinh và Linh Tinh giáp cung, chủ về công việc rất bận rộn. Có Địa
Không, Địa Kiếp đồng cung mà không có các sao Sát, hình, thì sức khai sáng của nó sẽ là từ chỗ
không gì mà xây nên lâu đài, nhưng nếu gặp các sao Sát, Hình, Hao, thì sự nghiệp một đời
thường thường sắp thành lại hỏng, mà còn tổn thương nguyên khỉ.

“Tử Vi, Thiên Phủ” đồng độ ở hai cung Dần hoặc Thân, cần phải gặp “bách quan triều củng” mới
có thành tựu; nếu không có sao Cát, thì thường thường phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp
thời cơ, hoặc chí lớn mà tài không đủ.

“Tử Vi, Thiên Phủ” có Lộc Tồn, Thiên Mã đồng độ, hoặc gặp “Lộc Mã giao trì”, ở thời hiện đại thì
thích hợp tự kinh doanh làm ăn, cũng nên làm việc trong kinh doanh tài chính, tiền tệ, ngân hàng.

“Tử Vi, Thiên Phủ” thủ cung Quan Lộc, mà Tử Vi Hóa Khoa, chủ về tay trắng sáng lập sự nghiệp;
nếu Thiên Phủ Hóa Khoa, sẽ chủ về sáng tạo và hưng phát trong cục diện có sẵn. Nếu Tử Vi Hóa
Quyền, thường thường lí tưởng quá cao, năng lực tài chính không đủ để chống đỡ công việc theo
ý muốn, làm việc trong chính giới hay kinh doanh buôn bán đều có tính chất này. Nếu gặp sao
hình, thì thích hợp theo võ nghiệp, rất nặng về quyền lực.

Thời hiện đại, “Tử Vi, Thiên Phủ” thủ cung Quan Lộc cũng có thể làm việc trong ngành sản xuất.
Nhưng lúc Tử Vi Hóa Quyền thì không nên có lí tưởng quá cao, xa rời thực tế. Tử Vi Hóa Khoa,
thì cuộc đời gặp nhiều cạnh tranh. Ví dụ như chế tạo ra một sản phẩm mới liền bị người ta mô
phỏng.
“Tử Vi, Tham Lang” ở hai cung Mão hoặc Dậu, thích hợp với các nghề nghiệp có tính tiêu dùng;
gặp các sao đào hoa, Văn Xương, Văn Khúc, càng chủ về nghề nghiệp có tính chất hưởng thụ.

“Tử Vi, Tham Lang” thủ cung Quan Lộc, mà Tham Lang Hóa Kỵ, thường chủ về hợp tác với người
khác không được lâu dài. Nếu Tham Lang Hóa Lộc, thì nên đề phòng đến đại vận Thiên Tướng
thủ cung Quan Lộc, hoặc “Vũ Khúc, Phá Quân” thủ cung Quan Lộc, sẽ ứng nghiệm xảy ra sự thay
đổi.

“Tử Vi, Tham Lang” đồng độ với Hỏa Tinh, Linh Tinh, chủ về sự nghiệp có đột phá, nhưng nếu
đồng thời gặp thêm Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, Đại Hao, thì bạo phát bạo lại. “Tử Vi, Tham
Lang” hội Liêm Trinh Hóa Kỵ, thích hợp làm nghề tự do; hội Liêm Trinh Hóa Lộc, cũng có thể làm
việc trong chính giới.

“Tử Vi, Tham Lang” có Địa Không, Địa Kiếp đồng cung phần nhiều sự nghiệp hữu danh vô thực,
gặp sóng gió, trắc trở rất lớn. Đến niên vận tam phương của cung Quan Lộc gặp các sao hình, kỵ,
hư, hao, liền xảy ra phá tản, thất bại.

“Tử Vi, Tham Lang” thủ cung Quan Lộc, Tử Vi không nên Hóa Khoa, nếu không, tuy có năng lực
kêu gọi, động viên nhưng lại thiếu năng lực tổ chức; trừ phi được “trăm quan đứng chầu”, mới có
thể bù đắp khuyết điểm.

“Tử Vi, Tham Lang” đồng cung với Tả Phụ hoặc Hữu Bật, đối cung là Hữu Bật hoặc Tả Phụ, cấu
tạo thành cách cực tốt, chủ về có nhiều người dưới quyền, nhưng cần phải chia quyền lợi với
thuộc cấp thì sự nghiệp mới có thể kéo dài, "Tử Vi, Tham Lang” có Hỏa Tinh và Linh Tinh giúp
cung, cũng chỉ về đột phá. Nếu giáp cung Tham Lang Hóa Kỵ thì cuộc đời bạo phát bạo lại.

“Tử Vi, Thiên Tướng” ở hai cung Thìn hoặc Tuất, về cơ bản cũng chủ về chìm nổi bất thường. Có
điều khác với tình hình chìm nổi của “Tử Vi, Phả Quần”, “Tử Vi, Phá Quân” chìm nổi là do chủ
quan muốn thay đổi hoàn cảnh; còn chìm nổi của "Tử Vi, Thiên Tưởng” thường thường là bị ảnh
hưởng của hoàn cảnh khách quan, thường có cảm giác anh hùng không có đất dụng võ.

“Tử Vi, Thiên Tướng” thủ cùng sự nghiệp, thường nên ở vị trí phó, tuy thực tế công tác là đảm
đương một mình, mà danh nghĩa thì không bằng thực tế

“Tử Vi, Thiên Tướng” thủ cung Quan Lộc, được cái hóa, thích hợp làm những nghề nghiệp liên
quan đến kinh tế tài chính. Nếu kinh doanh buôn bán, thì thích hợp làm ăn lớn. Rất ưa Cự Môn
Hóa Lộc đến giáp cung, chủ về được nhiều người trợ giúp, cho nên cũng có thể làm việc trong
chính giới.

“Tử Vi, Thiên Tướng” thủ cung Quan Lộc, cũng nên hợp tác với người khác, nhưng cần phải tham
gia lãnh đạo công việc thực tế.

“Tử Vi, Thiên Tướng” bị “Hình kỵ giáp ẩn”, không có Sát tinh, chủ về sự nghiệp gặp trắc trở; có
Sát tinh, thì chỉ thích hợp ngành công nghệ.
“Tử Vi, Thiền Tướng” có các sao khoa văn đồng độ, lại gặp thêm các sao Sát, hao, thì thích hợp
văn nghệ, nghề tự do.

“Tử Vi, Thất Sát” đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi, thủ công sự nghiệp, chủ về giỏi quản lý, vì vậy
nên xem nhân lực là nguồn vốn chủ yếu. Nhưng nếu là Tử Vi Hóa Quyền, thì chủ về độc đoán,
thiếu hợp quần, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí.

“Tử Vi, Thất Sát” không nên gặp Liêm Trinh Hóa Kỵ, nếu không sẽ dễ sinh phá tán, thất bại,
thường do xử sự nặng tình cảm mà ra.

“Tử Vi, Thất Sát” thủ cung Quan Lộc còn chủ về thân tâm vất vả. Gặp Sát tinh, thì thường bị đồng
nghiệp hay đồng sự khiêu chiến, ứng phó rất vất vả.

“Tử Vi, Thất Sát” gặp “Lộc Mã giao trì”, cuộc đời phải đổi nghề hai ba lần mới ổn định. Hội Phá
Quân Hóa Lộc thì kiêm hai ba chức vụ, hoặc thường gánh vác công việc quá mức.

“Tử Vi, Thất Sát” rất ưa Tử Vi Hóa Khoa, có thể làm mạnh thêm năng lực quản lí, lãnh đạo. Nếu
được “bách quan triều củng”, cũng có thể làm việc trong chính giới, hoạt động trong thương giới
cũng là nhân vật lãnh đạo.

“Tử Vi, Thất Sát” gặp các sao Sát, kỵ, cuộc đời ắt sẽ có phá tán, thất bại, nếu các sao Sát, kỵ quá
nặng thì khó gầy dựng lại.

Tử Vi ở Cung Điền Trạch


Tử Vi nhập Cung Điền Trạch, thông thường chủ về có thừa kế điền sản, và bản thân mệnh tạo có
mua thêm địa sản. Ưa nhất là gặp Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc hội chiếu, chủ về mua thêm nhà cửa
đất đai. Vì vậy lúc Cung Điền Trạch của đại vận hoặc lưu niên gặp Tử Vi tọa thủ, có Lưu Lộc
hoặc Lưu Hóa Lộc đồng độ hoặc hội chiếu, có ý luận đoán sơ bộ là mệnh tạo có thể mua thêm
nhà cửa đất đai trong đại vận hoặc lưu niên này. Có thể tham khảo thêm vận trình của Cung Tài
Bạch để quyết định. Đây là ví dụ về phương pháp luận đoán phối hợp giữa thiên bàn và nhân
bàn, các trường hợp khác cứ vậy mà suy ra.

Tử Vi ở Cung Điền Trạch gặp Hóa Quyền hoặc Hóa Khoa, không gặp sao lộc, thì không chỉ về
mua thêm nhà cửa đất đai, chỉ chủ về có thừa kế địa sản. Vì vậy, lúc Cung Điền Trạch lưu niên
gặp Tử Vi có “Lưu Hóa Quyền” hoặc “Lưu Hóa Khoa” tương hội, càng cần phải đồng thời xem xét
tình hình cát hung của các Cung Phụ Mẫu để luận định xem năm đó có chủ về cha mẹ qua đời
hay không. Đây là ví dụ về phương pháp luận đoán phối hợp giữa thiên bàn và nhân bàn, các
trường hợp khác cứ vậy mà suy ra.

Tử Vi thủ Cung Điền Trạch, cổ nhân cho rằng nên mua đất đồi, hay đất ở vùng cao nguyên, bởi vì
Tử Vi là đế tinh, có tính chất ở trên cao, ở thành phố thì nên mua nhà cao tầng, hoặc nhà lầu ở
vùng đất cao.
Tử Vi hội đào hoa, có thêm Hàm Trì, Thiên Diêu, Mộc Dục, Hồng Loan, Thiên Hỉ, chủ về nhà ở âm
thịnh dương suy, tức trong nhà nữ nhiều, nam ít, hoặc chủ về nhà của mệnh tạo ở khu vực phồn
hoa. Nếu có Tham Lang đồng độ hoặc hội chiểu, thì nhà ở có thể gần khu vực văn minh, hoặc
nơi tập trung các điểm vui chơi, giải trí, ẩm thực; nếu không thì chung quanh có nhiều nữ giới.

Tử Vi có Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc hội chiếu, gặp Thiên Mã thì thích hợp mua thêm nhà cửa đất đai
ở nơi xa hoặc ở nước ngoài; có Thiên Phủ hội hợp thì nên mua thêm nhà cửa đất đai ở nơi sinh
ra hoặc nơi đã ở lâu.

Tử Vi có Thiên Phủ đồng độ, không gặp các sao Sát, hao, chủ về có đất đai nhà cửa của ông bà
cha mẹ, cũng có đất đai nhà cửa tự mua.

Tử Vi có Thất Sát hoặc Phá Quân đồng độ, thông thường chủ về không giữ được đất đai nhà
cửa của ông bà cha mẹ; nếu hội các sao Sát, hao thì càng đúng; muốn biết có thể tự mua được
đất đai nhà cửa hay không cần phải xem Cung Điền Trạch của vận hạn hay lưu niên mà định;
tinh hệ có kết cấu dạng này cũng chủ về sau khi mua lại phải bán đi, trừ phi có các sao phụ tá
cát hội hợp (sau khi mua thêm nhà cửa đất đai rồi bán đi không nhất định là xấu, có thể là bán
nhà cũ mua nhà mới tốt hơn, vì vậy khi luận đoán cần chú ý).

Tử Vi có Tham Lang đồng độ hoặc hội chiếu, gặp Văn Xương, Văn Khúc, Long Trì, Phượng Các,
Hồng Loan, Thiên Hỉ, lại gặp thêm cát tinh, thì chủ về nhà ở đẹp; nếu gặp sao Hung, thì chủ về
âm thịnh dương suy.

Tử Vi có Thiên Tướng đồng độ, chủ về hiện đang có địa sản, và chủ về trung niên mới có thể
mua nhà cửa đất đai ổn định. Có điều, vẫn phải có sao phụ tá cát hội hợp mới có thể giữ được,
nếu không sẽ dễ phá tán. Gặp Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao thì chủ về phá tán, thất bại.

Tử Vi có Hỏa Tinh đồng độ, lại hội Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp, Đại Hao, chủ về dễ
xảy ra hỏa tai. Vì vậy lúc Cung Điền Trạch của lưu niên gặp Tử Vi và Hỏa Tinh đồng độ, lại hội
Lưu Dương hay Lưu Đà thì càng phải cẩn thận về nhà ở hoặc nơi làm việc, hoặc nhà cửa đất đai
của bản thân có nguy cơ xảy ra hỏa hoạn.

“Tử Vi, Phá Quân” đồng độ, gặp Kình Dương, Đà La, Hóa Kỵ, chủ về vì địa sản mà xảy ra bất hòa,
tranh chấp.

------------------------------

Tử Vi độc tọa thủ Cung Điền Trạch, thông thường đều có tự mua nhà cửa. Trường hợp ở cung
Ngọ, thích hợp nhà cao, đất cao. Nếu có Lộc Tồn, Hóa Lộc đồng độ hay vẫy chiếu, nên mua đất
có thể kiếm lời, cũng nên mua bán nhà cửa.

Tử Vi gặp Phá Quân đồng độ hoặc vẫy chiếu, chủ về có tổ nghiệp hoặc gia nghiệp, nhưng vì
nguyên nhân nào đó mà suy bại. Nếu được “bách quan triều củng”, thì có thể giữ được. Nếu là
“tại dã cô quân”, hoặc có Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp hội họp, sẽ chủ về vì gia nghiệp
mà xảy ra bất hòa, tranh chấp, gặp thêm các sao Hình, Hao thì chủ về kiện cáo phiền phức; có
Thiên Vu thì tranh chấp gia sản. Gặp sao lộc, hoặc Phá Quân Hóa Lộc thì có tự mua nhà cửa,
nên mua nhà cũ.

Tử Vi gặp Thất Sát đồng độ hoặc vẫy chiếu, cần phải xem tình hình cát hung Thiên Phủ. Nếu
Thiên Phủ là kho phủ đầy ắp thi tự mua nhà cửa được; nếu Thiên Phủ là “kho lộ”, “kho trống”, thì
sản nghiệp lung lay. Gặp Hóa Kỵ, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, Đại Hao, Thiên Hư, thì sản
nghiệp tiêu ma, phả tán.

Tử Vi đồng độ với Tham Lang, gặp các sao Phụ, Tá cát, thì nhà ở khá đẹp. Nếu gặp Sát tinh, thì
chỉ là hòa nhoáng bề ngoài. Có Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ mà được cát hóa và có sao Cát, sản
nghiệp đột nhiên tăng lên; nhưng nếu gặp thêm Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, Đại Hao, thì
được nhanh mất nhanh! Tham Lang Hóa Lộc gặp sao Cát, mà không gặp Sát tinh, có thể mua
bán nhà cửa.

Hễ Tử Vi thủ Cung Điền Trạch, ngoại trừ trường hợp “Tử Vi, Tham Lang” (Tham Lang Hóa Kỵ thì
vẫn đúng), đều không nên gặp Hỏa Tinh, còn hội Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên
Hư, Đại Hao, chủ về nhà cửa có nguy cơ xảy ra hỏa tai. Đến cung hạn điền trạch có Kình Dương,
Đà La là năm ứng nghiệm.

Tử Vi thủ Cung Điền Trạch tuy gặp các sao Phụ, Tá cát, cũng không nên gặp Văn Xương, Văn
Khúc Hóa Kỵ, chủ về mua bán nhà cửa vì văn thư khế ước màbị tổn thất.

Tinh hệ Tử Vi ở Cung Điền Trạch, nếu có các sao Phụ, Tá cát hội hợp, chủ về gia đình nhiều
người ở chung, cũng chỉ về nơi làm việc có nhiều nhân viên. Nếu là “Tử Vi, Phá Quân” gặp cát
tinh, thì đây là cơ sở mới; nếu “Tử Vi, Thiên Tướng” gặp Sát tinh, thì đây là cơ sở cũ, mà cơ sở
đang bị lung lay,nên chú ý cơ hội thay đổi công việc hoặc cải cách.

Tinh hệ Tử Vi ở cung điển trạch, đến đại vận hay lưu niên gặp “Tử Vi, Phá Quân”, “Tử Vi, Thiên
Tướng” thủ Cung Điền Trạch mới chủ về dời chuyển, nhưng nếu có Sát tinh nặng thì không dời
chuyển, mà chủ về sửa sang hoặc dời chuyển bên trong (như đổi phòng làm việc, vv...). “Tử Vi,
Tham Lang” gặp sao lộc thì chủ xây dựng, hoặc dời nhà.

Hễ tinh hệ Tử Vi thủ Cung Điền Trạch mà gặp cát tinh, đều chủ về mua thêm nhà cửa đất đai; ở
thời hiện đại thường thường là thời kì thành lập công ty cổ phần.

Tinh hệ Tử Vi thủ Cung Điền Trạch, có sao kỵ và lưu Sát tinh nhập cung, xung hội lưu sát của đại
vận, lại gặp Âm Sát, Tang Môn, Bạch Hổ, sẽ chủ về có tang. Nhưng Cung Phụ Mẫu hay Cung
Mệnh phải gặp Văn Xương, Văn Khúc, hoặc Cung Điền Trạch gặp Văn Xương, Văn Khúc mới
đúng.

Tinh hệ Tử Vi thủ Cung Điền Trạch, có sao Cát, cát hóa, gặp Thiên Hỉ hoặc Hồng Loan, có Lưu
Xương, Lưu Khúc nhập cung, thì đây là năm tăng thêm nhân khẩu trong nhà. Nếu không gặp cát
tinh, chỉ chủ về họ hàng, bạn bè đến ở tạm một thời gian, hoặc Cơ sở làm việc có người đến thực
tập hay là nhậm chức tạm thời.
Tinh hệ Tử Vi thủ Cung Điền Trạch, thông thường chủ về nhà hay công ti không bị phong thủy
ảnh hưởng, nhưng nếu gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Âm Sát thì cần chú ý vấn đề
phong thủy,

“Tử Vi, Phá Quân” hay “Tử Vi, Thiên Tướng” gặp các sao Sát, Kỵ, Hình, Hao, không, kiếp, đều chủ
về nhà ở cũ, cần phải xem phong thủy

Tử Vi ở Cung Phúc Đức


Tử Vi thủ Cung Phúc Đức, thông thường đều chủ về có nhân phẩm đôn hậu ôn hòa, nhưng tính
chủ quan rất mạnh. Bởi vì Tử Vi là đế tinh, tự nhiên sẽ lấy ý kiến của mình làm ý kiến chung của
mọi người.

Tử Vi có các sao phụ tá hội họp, hoặc được “bách quan triều củng”, thì chủ kiến của mệnh tạo
tuy mạnh, nhưng vẫn biết nghe ý kiến của người khác để suy tính thêm. Nếu không có các sao
Cát hội chiếu, thì thành kiến rất nặng.

Nếu Tử Vi không có các sao Cát hội họp, mà có Địa Không, Địa Kiếp đồng độ, thì chủ về thích
triết lí, nếu lại gặp thêm Hoa Cái đồng độ, mệnh tạo ắt thích nghiên cứu tôn giáo. Nếu có Địa
Không, Địa Kiếp đồng độ, lại gặp Sát tinh, có thể nghiên cứu toán lý và khoa học ứng dụng.

Tử Vi thủ Cung Phúc Đức, thông thường chủ về tư tưởng cao thượng, hoặc có ham muốn lãnh
đạo và ưa chi phối người khác. Tử Vi nếu có Đà La đồng độ, thì chủ về hay suy nghĩ tự làm cho
mình bối rối khó xử, không có chuyện gì đáng mà cứ buồn phiền.

Tử Vi nếu có Tứ Sát tinh hội họp, lại gặp Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, Đại Hao, thì phần nhiều
tinh thần hay buồn phiền nóng nảy; nếu lại có Hóa Kỵ hội chiếu, thì chủ về lo nghĩ nhiều.

Tử Vi có Thiên Phủ hoặc Thiên Tướng đồng độ, đều chủ về tinh thần vui vẻ cởi mở, có thêm Sát
tinh thì sinh buồn phiền, tinh thần bị quấy rối.

Tử Vi có Tham Lang đồng độ, hội các sao đào hoa, chủ về có sở thích hưởng thụ thi tửu, cầm kì,
hoặc trăng gió, cờ bạc; nếu hội Văn Xương, Văn Khúc thì thích văn nghệ, nếu có Địa Không, Địa
Kiếp đồng độ, thì nhạy cảm về văn nghệ.

Tử Vi có Thất Sát đồng độ, hội cát tinh thì thích lộng quyền, hội sao Hung sát thì hay buồn phiền,
nóng nảy, bất an, hoặc làm việc thiếu suy nghĩ.

Tử Vi có Phá Quân đồng độ hoặc hội chiếu, chủ về ưa đích thân ra sức, đích thân làm, mà còn
thường thay đổi chủ ý, nếu hội cát tinh thì còn được, nếu hội các sao hình, sát thì chủ về thân
tâm vất vả, sáng ra lệnh chiều đổi ý, nhưng vất vả mà lại tự cảm thấy hài lòng.

------------------------------

Tử Vi là đế tinh, lúc nhập Cung Phúc Đức có thể chủ về phúc hậu, cũng có thể là cực kì độc
đoán, và vì vậy mà sinh đau khổ. Đây là chỗ phân biệt giữa “bách quan triều củng” và “tại dã cô
quân”.
Tử Vi ở hai cung Tí hoặc Ngọ, ưa Hóa Khoa mà không ưa Hóa Quyền, tuy cả hai trường hợp đều
chủ về quyết đoán, nhưng Hóa Khoa thì khá nhu, còn Hóa Quyền thì khá cương; quá cường thì
gãy, cũng dễ có cảm giác bị trắc trở (cho nên Tử Vi Hóa Quyền ở Cung Phúc Đức không ưa gặp
Thiên Khôi, Thiên Việt.)

Tử Vi độc tọa, có các sao Phụ, Tá cát hội hợp, dù Cung Mệnh không cát tường, cũng được người
ta tôn sùng. Nếu không có sao Cát, mà các sao Sát, kỵ, hình hội hợp, thì thành cô độc, dễ tự tìm
buồn phiền, mà lòng yêu ghét cực nặng, do đó dễ xảy ra phiền phức, hoặc bất hòa, tranh chấp.

Tử Vi tọa Cung Phúc Đức, dù gặp Sát tinh, thông thường khí chất vẫn khá cao quý, nhưng do đó
càng dễ cảm thấy cô lập. Có Tà Phụ, Hữu Bật đồng cung hay vây chiếu, mới được nhiều người
trợ lực.

Tử Vi độc tọa ở hai cung Tí hoặc Ngọ, bị Kình Dương và Đà La giáp cung, tính tình độc đoán và
cô độc; bị Hỏa Tinh và Linh Tinh giáp cung sẽ chủ về tư tưởng thiếu tập trung.

“Tử Vi, Phá Quân” đồng độ ở hai cung Sửu hoặc Mùi, thủ Cung Phúc Đức, chủ về việc gì cũng
thích đích thân làm; dù được Tả Phụ và Hữu Bật giáp cung cũng chỉ chủ về có nhiều trợ lực
nhưng vẫn không yên tâm.

“Tử Vi, Phá Quân” nếu được cát hóa và gặp sao Cát, hay sao Cát giáp cung, thì năng lực sáng
tạo rất mạnh. Vì vậy thích hợp làm những nghề nghiệp cần suy nghĩ cẩn thận và có tính khai
sáng. Phá Quân Hóa Quyền hay Hóa Lộc, thì có thể giải tạo ra cái mới, nhưng lại không sở
trường phòng thủ, một khi bị rơi vào hoàn cảnh gò bó thì dễ có phản ứng sai lầm, tiến thoái
không hợp thời cơ.

“Tử Vi, Phá Quân” gặp Sát tinh, lại gặp các sao hư, hao, chủ về làm việc gì cũng được hưởng
công rất ít; gặp các sao hình, kỵ, thì dễ bị người ta phá và đố kỵ, gây nên phiền phức, rất lao tâm
phí sức. Gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh, hoặc bị Hỏa Tinh và Linh Tinh giáp cung, càng chủ về rất vất
vả khổ lụy.

“Tử Vi, Thiên Phủ” ở hai cung Dần hoặc Thân, có các sao Cát “triều củng” thì phúc hậu, mà còn
khoan dung, độ lượng, không có các sao Cát “triều củng” thì lao tâm; nếu lại gặp Sát tinh thì hay
do dự, thiếu quyết đoán, phản ứng sai lầm, tiến thoái không hợp thời cơ, dẫn đến vất vả, khổ lụy,
bất an.

“Tử Vi, Thiên Phủ” đồng độ với Lộc Tồn, tuy được hưởng thụ nhiều vật chất, nhưng thường tự tư
tự lợi. Nếu bị Hỏa Tinh và Linh Tinh giáp cung, thì tư tưởng thường không thể tập trung, thường
vì do dự, thiếu quyết đoán mà gây nên tổn thất, hoặc chuốc phiền phức.

“Tử Vi, Thiên Phủ” Hóa Khoa, Hóa Quyền, thì lòng tự tôn rất nặng.

“Tử Vi, Thiên Phủ” không có sao lộc hội hợp, mà gặp các sao Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh
Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, Đại Hao, không những ti tiện, mà còn hay lo nghĩ một cách
vô vị.
“Tử Vi, Tham Lang” thủ cũng phúc đức, nếu Tham Lang Hóa Lộc, thì không ưa gặp Văn Xương,
Văn Khúc và các sao đào hoa, nếu không, sẽ chủ về hiếu sắc. Không gặp các sao kể trên thì chủ
về có thú vui, sở thích phong nhã, hoặc ưa theo trào lưu, tư tưởng sôi nổi. Nếu Tham Lang Hóa
Kỵ, sẽ chủ về nhiều bôn ba vất vả, thường thường vì không quả quyết mà sinh hối hận.

“Tử Vi, Tham Lang” đồng cung với Hỏa Tinh, Linh Tinh, chủ về tư tưởng tích cực; gặp Phá Quân
Hóa Lộc, thì thường được tôn sùng; hội Vũ Khúc Hóa Lộc thì giỏi quản lý tài chính và kiếm tiền,
nếu hội Vũ Khúc Hóa Kỵ, thì đề phòng vì lí tưởng quá cao mà tự chuốc buồn phiền.

“Tử Vi, Thiên Tướng” thủ Cung Phúc Đức, gặp các sao Phụ, Tá cát thì khoan dung, đôn hậu; có
Hóa Kỵ giáp cung, sẽ chủ về đa nghi, mà lòng tự tôn cực nặng. Nếu được “Tài ẩm giáp ấn” thì lại
thích làm việc công ích, ưa giúp người khác.

“Tử Vi, Thiên Tướng” gặp Sát tinh, lại chủ về bụng dạ hẹp hòi; nếu Sát tinh nặng, lại gặp cát tinh,
thường là chính khách.

“Tử Vi, Thiên Tướng” gặp Hỏa Tinh và Linh Tinh giáp cung, chủ về thích đầu cơ.

“Tử Vi, Thiên Tướng” ưa Phá Quân của đối cung Hóa Lộc, chủ về năng lực sáng tạo cực mạnh;
hỗ Liêm Trinh Hóa Lộc, mà không có sao Phụ, Tá cát thì dễ thành “thanh khách”, nhưng lòng tự
tôn vẫn nặng; gặp các sao Phụ, Tá cát thì độ lượng.

“Tử Vi, Thiên Tướng” đồng cung với Địa Không, Địa Kiếp, gặp Hoa Cái, là người giàu tư tưởng
triết lí; nhưng nếu gặp thêm Thiên Diệu thì dễ thành ngụy quân tử.

“Tử Vi, Thất Sát” thủ Cung Phúc Đức thì tính độc đoán cực mạnh, lòng yêu ghét cũng nặng. Hóa
Quyền thì càng nghiêm trọng.

“Tử Vi, Thất Sát thủ cũng phúc đức, mà Tử Vi Hóa Khoa, e rằng vì lòng tự tôn và dục vọng quyền
lực mà tự chuốc phiền não.

“Tử Vi, Thất Sát” cần phải gặp sao lộc, khí chất mới điều hòa; gặp thêm Văn Xương, Văn Khúc,
thì có lễ nghĩa.

“Tử Vi, Thất Sát” gặp Hóa Lộc đều cát; trường hợp gặp Liêm Trinh Hóa Lộc thì xử sự rất khoan
dung, đôn hậu; gặp Phá Quân Hóa Lộc sẽ rất vất vả, tuy phú quý nhưng suốt ngày vẫn cập rập.
Tham Lang Hóa Lộc thường ưa ở những nơi giao tể náo nhiệt; gặp Sát tinh, phần nhiều sẽ có thú
vui tửu sắc. Tham Lang Hóa Kỵ thì khởi lòng tranh đoạt.

“Tử Vi, Thất Sát” có Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp, Thiên Hình, Đại
Hao hội hợp, sẽ chủ về phiền phức, rối rắm khó xử, vất vả khổ lụy, sau trung niên dễ cảm thấy
đời người trống rỗng. Rất ngại gặp Đà La, Linh Tinh đồng độ, chủ về tự chuốc buồn phiền. Nếu
đồng cung với Hỏa Tinh, xử sự nóng như lửa.
Hễ Tử Vi ở Cung Phúc Đức, lúc luận đoán cần phải lưu ý có bị cô lập hay không, mức độ độc
đoán như thế nào, năng lực lãnh đạo ra sao, mới có thể luận đoán được phúc trạch của mệnh
tạo.

Tử Vi ở Cung Phụ Mẫu


Tử Vi thủ Cung Phụ Mẫu, nhập miếu, mà còn hội các sao Cát, chủ về cha mẹ giàu sang, mà còn
không có hình khắc.

Nếu Tử Vi lạc hãm, thì cha mẹ có chủ kiến cực mạnh, dễ xảy ra sự bất đồng với mệnh tạo; gặp
Sát tinh thì chủ về bất hòa. Có kết cấu tinh hệ này ở đại vận hay lưu niên thì cha mẹ có nguy cơ
bị nạn tai bệnh tật.

Phàm Tử Vi ở Cung Phụ Mẫu có các sao Tham Lang, Hồng Loan, Thiên Hỉ, Thiên Diêu đồng độ,
chủ về có mẹ kế, hoặc cha có nhị phòng hay tình nhân bên ngoài.

Nếu Cung Mệnh gặp Hỏa Tinh, Linh Tinh độc tọa, Cung Phụ Mẫu lại có kết cấu sao thuật ở trên
thì có thể là con nuôi của chú bác hoặc có cha mẹ “lường trùng”. Cha mẹ “lưỡng trùng” là gồm
cha ruột của mệnh tạo và mẹ kế hay mẹ ruột của mệnh tạo và cha dượng, chứ không chỉ nói về
con thừa tự của người khác. Có điều, trong tình trạng phức tạp này, Cung Phụ Mẫu phần nhiều
có Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc đồng độ. (Tình hình này có thể áp dụng cho các sao
khác nhập thủ Cung Phụ Mẫu, chứ không nói riêng Tử Vi nhập thủ).

Tử Vi thủ Cung Phụ Mẫu, có Kình Dương, Đà La, Hóa Kỵ, Thiên Hình đồng độ hoặc hội chiếu, chủ
về hình khắc, cha mẹ bị tai họa bất ngờ, hay bị bệnh nặng; ở Cung Phụ Mẫu của thiên bàn thì chủ
về lúc bé đã có quan hệ xa cách với cha mẹ, cuộc đời cũng ít được cha mẹ che chở. (Đương
nhiên chúng ta có thể mang tính chất này mở rộng ra, xem là một thời kì không được thượng cấp
xem trọng hoặc thường xảy ra việc không hợp ý kiến với cơ cấu quản hạt.)

“Tử Vi, Thiên Phủ” đồng đội chủ về cha mẹ giàu sang, mà còn không có hình khắc.

Tử Vi có Phá Quân đồng độ hoặc hội chiếu; chủ về từ nhỏ đã chia li với gia đình, nếu không, sẽ
có hình khắc, hoặc có khoảng cách biệt giữa hai đời cực sâu.

“Tử Vi, Thất Sát” đồng độ, gặp cát tinh hội hợp, chủ về không có hình khắc, nhưng cha mẹ có uy
quyền, hoặc tính cách mạnh mẽ. Gặp các sao Sát, hình và Kiếp Sát, Cô Thần thì chủ về hình
khắc.

“Tử Vi, Thiên Tướng” đồng độ, ưa gặp Thiên Đức, Giải Thần, ………………

-------------------------------------

Tử Vi thủ cùng phụ mẫu, chủ về cha mẹ có quyền uy. Nếu không có “bách quan triều củng”, thì
chỉ chủ về cha mẹ độc đoán, có khuynh hướng làm bạo chúa trong gia đình, tính chất quyền uy
là ở đây. Vì vậy, nếu gặp các sao Sát, kỵ, hình, sẽ chủ về mệnh tạo lúc bé không được cha mẹ
thương yêu che chở, hoặc cha mẹ hay ra mệnh lệnh, mặc kệ mệnh tạo muốn gì hay nghĩ gì.
Tính chất này cũng có thể dùng để luận đoán quan hệ với cấp trên; cấp trên có thói quen chỉ ra
mệnh lệnh, mà không cần chú ý đến vấn đề hài hòa với nhân viên.

Tử Vi đồng cung với Kình Dương và Hỏa Tinh ở cung Ngọ, thì cha mẹ có tính khí nóng nảy, hoặc
mối quan hệ với cha mẹ không được tốt. Gặp “sao lẻ” Phụ, Tá, hoặc các sao đào hoa thì chủ về
có mẹ kế hoặc cha có tì thiếp.

Nếu “Tử Vi, Tham Lang” đồng độ, thì không nên gặp Vũ Khúc Hóa Kỵ, gặp thêm Sát tinh thì chủ
về cha mẹ bị nạn tại, bệnh tật bất ngờ, cũng không nên gặp Liêm Trinh Hóa Kỵ, gặp thêm Sát
tinh sẽ chủ về không được cha mẹ thương yêu che chở. Có Hỏa Tinh ở Cung Mệnh thì lúc bé đã
làm con nuôi.

“Tử Vi, Tham Lang” đồng độ với Hỏa Tinh, Linh Tinh, cũng chủ về lúc bé đã rời xa cha hoặc mẹ.
Gặp cát tinh, thì chia li với cha mẹ theo kiểu bình thường, như xuất ngoại du học, ở kí túc xá,
hoặc cha xuất ngoại làm ăn, v,v...

“Tử Vi, Phá Quân” gặp Sát tinh, thì dễ chia li, bị hình khắc; quan hệ với cấp trên dễ xảy ra thay
đổi.

Tử Vi đối nhau với tổ hợp Phá Quân, thì không chủ về hình khắc; gặp thêm Sát tinh chỉ chủ về li
biệt; nếu hội Vũ Khúc Hóa Kỵ thì chủ về cha mẹ bị nạn tai; hội Liêm Trinh Hóa Kỵ, gặp Sát tinh
trùng trùng, thì mối quan hệ với cha mẹ dễ xảy ra biến cố; Sát tinh nhẹ thì chủ về bất hòa.

Hai tinh hệ thuật ở trên, nếu Phá Quân Hóa Lộc, thời kì ứng nghiệm li biệt ở đại vận thứ hai, có
Hỏa Tinh đồng độ thì xảy ra sớm hon.

“Tử Vi, Thiên Phủ” ở hai cung Dần hoặc Thân, thủ Cung Phụ Mẫu, không gặp “sao lẻ” Phụ, Tá, thì
không bị hình khắc; nếu gặp “sao lẻ”, chủ về có hai mẹ; gặp các sao đào hoa trùng trùng thì
mệnh tạo là do kế thất sinh ra.

Tử Vi Hóa Khoa, chủ về cha mẹ có quyền uy, Thiên Phủ Hóa Khoa thì được cha mẹ thương yêu
che chở. Nếu Tử Vi Hóa Quyền thì Vũ Khúc sẽ Hóa Kỵ, không gặp Sát tinh thì còn được, nếu gặp
các sao Sát, hình trùng trùng sẽ chủ về cha mẹ bị thất bại nghiêm trọng

“Tử Vi, Thất Sát” đồng độ ở hai cung Tị hoặc Hợi, chủ về rất mẫn cảm đối với ảnh hưởng của tử
hóa. Tính chất cơ bản là cha mẹ có tinh thần trách nhiệm, bất kể trong tình hình nào, bản thân
mệnh tạo đều được cha mẹ thương yêu che chở. Cho nên rất ưa gặp Liêm Trinh Hóa Lộc, Phá
Quân Hóa Quyền, Vũ Khúc Hóa Khoa củng hội hợp, chủ về tình cảm giữa hai đời rất hòa hợp, còn
được cha mẹ dìu dắt, nâng đỡ.

Nếu Tử Vi Hóa Khoa, thì cha mẹ rất độc đoán; là “tại dã cố quân” thì mức độ độc đoán càng
nặng.

Nếu Tham Lang được cát hóa, gặp các sao khoa văn, cũng chủ về tình cảm hòa hợp gặp các
sao đào hoa, cha có nhị phòng hay có người bên ngoài.
Nếu Liêm Trinh Hóa Kỵ sát tỉnh nặng thì bị hình khắc; Sát tinh nhẹ thì chủ về bất hòa; Tham Lang
Hóa Kỵ, cũng chỉ về cha có người bên ngoài; Vũ Khúc Hóa Kỵ, thì cha mẹ sự nghiệp thất bại,
hoặc bị hình khắc, chia li, nạn tại, bệnh tật. Quan hệ với cấp trên, có thể luận đoán tương tự như
tính chất thuật ở trên.

Tính chất các sao ở Cung Phụ Mẫu, ứng nghiệm về cha hay về mẹ vẫn phải xem Thái Ấm, Thái
Dương và sinh vào ban ngày hay ban đêm mà định. Nếu Thái Âm Hóa Kỵ ở cung Tị, Cung Phụ
Mẫu là Tử Vi ở cung Tí, có Hỏa Tinh đồng đội chủ về cha chia li với gia đình, bản thân mệnh tạo
theo họ mẹ. Cha thường hay xa gia đình, đương nhiên “sao biểu trưng” cho mẹ phải Hóa Kỵ.

You might also like