You are on page 1of 2

Đỗ Hiếu Thuận 45K01.

l
BÀI TẬP CHƯƠNG 2
CÂU 1: Trình bày hiểu biết của anh/chị về nhà nước " của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân"
 Theo điều 2 Hiến Pháp 2013:
+ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
Hiện tại bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ thức và hoạt
động theo nhiều nguyên tắc trong đó có nguyên tắc “tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân”
Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện qua:
+ Nhân dân có quyền tham gia bầu cử vào việc thành lập nên các cơ quan quyền lực nhà
nước là Quốc Hội và Hội đồng nhân dân các cấp thông qua chế độ bầu cử phổ thông,
bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Từ đây, Nhân dân có quyền thể hiện ý chí của mình
trong việc lựa chọn các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân để lập nên các
cơ quan quyền lực nhà nước, tạo cơ sở cho việc thành lập các cơ quan khác trong bộ máy
nhà nước. Công dân Việt Nam còn có quyền ứng cử khi đạt đủ độ tuổi và các điều kiện
khác theo quy định của pháp luật.
+ Nhân dân có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước
và xã hội.
- Phương thức trực tiếp, Nhân dân có quyền tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ
quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; có quyền biểu
quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, kể cả đối với vấn đề ban hành và sửa
đổi Hiến pháp.
- Về phương diện gián tiếp: Nhân dân thông qua các cơ quan mà do mình bầu ra cụ
thể là Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Quốc hội và Hội đồng nhân dân thay mặt
cho Nhân dân cả nước và địa phương quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước và địa phương; phân công nhiệm vụ cho các cơ quan nhà nước trong việc
triển khai, thi hành chính sách, pháp luật vào thực tiễn đời sống nhằm bảo đảm
hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội vì lợi ích của người dân.
+ Nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện quyền lực nhà nước theo những phương thức khác nhau. Nhân dân có quyền
giám sát hoạt động của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, qua đó cử tri có
thể bãi nhiệm các đại biểu không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân. Nhân
dân còn có quyền khiếu nại, tố cáo những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân.
Đỗ Hiếu Thuận 45K01.1

l
Việc ghi nhận quyền và cơ chế kiểm tra, giám sát của Nhân dân đối với nhà nước là cơ sở
quan trọng để ngăn ngừa các hành vi lạm quyền, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, và các
vi phạm pháp luật khác xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của người dân từ phía các
cơ quan nhà nước; qua đó góp phần đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà
nước thuộc về Nhân dân trên thực tế.
Vậy nên theo Hiến pháp năm 2013, nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân
dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đã được ghi nhận rõ ràng, chặt chẽ.
Việc thực hiện tốt nguyên tắt này đảm bảo Nhà nước ta luôn là nhà nước của Nhân dân,
do Nhân dân, vì Nhân dân.

You might also like