You are on page 1of 29

Nguoi Viet Online 

GS. Nguyễn Mạnh Hùng và GS. Carl Thayer trả lời trực tuyến
độc giả Người Việt Online
Thursday, January 13, 2011

Đề tài: Việt Nam, trong tương quan Hoa Kỳ - Trung Quốc

Giáo Sư Carl Thayer (trái)và Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng

1. Hỏi:

Hai vị là dân học cao hiểu rộng. Vậy, quí vị có thể tiên đoán CSVN nói riêng, và CS thế giới
nói chung, sẽ sụp đổ như Liên Sô không và nếu có thì chừng nào? Xin cám ơn 2 vị. Bảy
Huỳnh

Q: Being experts in your field, would both of you be able to predict when the Vietnamese
communist regime in particular, and communist regimes in the rest of the world will
collapse as the Soviet did?

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Rất ít chuyên gia trong giới tình báo hay ngọai giao đã tiên đóan được sự sụp đổ thình lình
của chủ nghĩa xã hội vào năm 1989 và sự tan rã của khối Liên Bang Sô Viết vào năm 1991.
Về việc chuẩn đóan tình hình sắp tới, tôi cho rằng điều tốt nhất là chúng ta nghĩ đến những
kịch bản khả dĩ có thể xẩy ra. Có năm cái gọi là chế độ cộng sản – Trung Quốc, Vietnam,
Cuba, Bắc Hàn và Laos. Tốt nhất là không nên tổng quát hóa năm chế độ có rất nhiều cá
biệt này. Sự sụp đổ chế độ là một kịch bản có thể, nhưng xác xuất không cao. Theo ý kiến

 

tôi, có nhiều khả năng là Việt Nam sẽ thay đổi dần qua nhiều thập kỷ, thay vì sụp đổ.

A: Few experts in foreign ministries or intelligence services predicted the suddenness of the
collapse of socialism in 1989 and the disintegration of the Soviet Union in 1991. For futures
analysis I is best to think in terms of plausible alternative scenarios. There are five so-called
communist regimes – China, Vietnam, Cuba and arguable North Korea and Laos. It is best
not to generalize about five very different regimes. Regime failure is one possible but
remote scenario. It is more likely that Vietnam will experience gradual change over
decades, in my opinion.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Chủ nghĩa Cộng Sản đang thay đổi ở khắp nơi, kể cả Việt Nam. Nó không còn giữ đúng cái
nguyên thủy của nó nữa. Khó lòng mà tiên liệu chính xác được khi nào cái gọi là hệ thống cộng
sản sụp đỗ hoàn toàn trên khắp thế giới.
A: Communism is changing everywhere, including Vietnam. It is no longer in its pure form.
It is impossible to predict exactly when the so-called communist system collapses
completely in the world.

2. Hỏi: Tôi xin có hai câu hỏi đến với quí ngài.

1- Khi nào chế độ cộng sản Việt Nam sẽ biến mất?


2- Làm sao VN có thể thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng của bọn bành trướng tham vọng Trung
Quốc? Chân thành cám ơn quí ngài. Phúc.

Q: I have 2 questions for both of you:

1. When will the Vietnamese communist regime disappear?


2. How can Vietnam break away from the influence and control of ambitious China?

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Về câu hỏi số 1 của ông Phúc, một phần của câu trả lời xoay quanh định nghĩa thế nào là
cộng sản. Việt Nam là một chế độ độc tài độc đảng, một nơi đang lúng túng trong việc xác
định ý nghĩa của một chủ nghĩa xã hội. Một số đảng viên đã được kích động trong nhiều
năm qua để đổi tên đảng từ đảng Cộng Sản Việt Nam qua đảng Lao Động Vịêt Nam, và đổi
tên nước từ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thành Cộng Hòa Dân Chủ Việt Nam. Điều
này cho thấy ý thức hệ cộng sản trong ý nghĩa thuần khiết nhất của nó đã bị pha lõang. Nếu
chúng ta dùng những từ “chế độ cộng sản” để nói đến thể chế chính trị hiện hành, thì có lẽ
thể chế này sẽ tiến hóa và thay đồi dần dà qua nhiều thập kỷ. Trong thời gian này, có thể
đảng cộng sản sẽ đồi tên để phản ảnh những thay đổi về kinh tế. Trong kịch bản này, cộng
sản sẽ không sụp đổ một cái ọach, nhưng sẽ chết đi với một tiếng rên.

Về câu hỏi số 2:

 

Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi về địa lý của mình. Một thực tế không thể thay đổi đựơc là
Việt Nam nằm ngay ở biên giới Trung Quốc, và dù với số con 89 triệu dân, Việt Nam cũng
chỉ nhỏ bằng một tỉnh cỡ vừa của Trung Hoa. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai
trên thế giới và được dự đoán sẽ vượt qua nền kinh tế Mỹ trong vài thập niên nữa. Việt Nam
– cũng như những nước Á Châu khác, không thể thoát khỏi ảnh hưởng và tầm kiểm soát của
Trung Quốc, mà chỉ có thể quản lý mối quan hệ với nước này. Điều này có thể được thực
hiện một cách song phương qua mối bang giao giữa hai nước, hay đa phương thông qua các
tổ chức khu vực, và tự giúp mình bằng cách phát triển sức mạnh quân sự của Việt Nam.

Tôi không đồng ý rằng Việt Nam đang chịu sự kiểm soát của Trung Quốc. Đương nhiên,
Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến Việt Nam vì mối quan hệ kinh tế giữa hai bên không đồng
đều. Nhưng người Việt Nam của mọi thành phần, cả đảng viên đảng cộng sản và lẫn những
người nằm ngòai đảng, đều là những người có tinh thần quốc gia khi đụng đến những tranh
chấp Biển Đông. Điểm mấu chốt là sự lớn mạnh của Trung Quốc sẽ đòi hỏi mọi quốc gia
phải điều chỉnh chứ không riêng gì Việt Nam.

A: In answer to Mr. Phuc’s first question, part of the answer revolves around about what do
you mean by communist? Vietnam is an authoritarian one-party regime where it is
struggling to define what is meant by socialism. A small group of party members has been
agitating for a number of years to change the name of the Vietnam Communist Party to
Vietnam Labor Party (Dang Lao Dong Viet Nam) and to change the name of the country
from Socialist Republic of Vietnam to Democratic Republic of Vietnam. This indicates that
communist ideology in its purest sense has been diluted. If we take “communist regime” to
mean the current political system, it is likely to evolve and change gradually over several
decades. During this period the party is likely to be renamed to reflect changes in the
economy. In this scenario communism does not go out with a bang but with a whimper.

Answer 2: Vietnam suffers from the tyranny of geography. It is an immutable fact that
Vietnam borders China, and even with a population of 89 million it is only the size of a
middle Chinese province. China is now the second largest economy in the world and is
predicted to overtake the US economy in several decades. Vietnam – like the rest of Asia –
cannot break away from Chinese influence and control. It can only manage the relationship.
This can be done bilaterally through diplomacy, multilaterally through regional institutions,
and military through “self-help” – building up Vietnam’s own military strength.

I also disagree that Vietnam is under Chinese control. To be sure China exercises influence
on Vietnam because of the unequal economic relationship. But Vietnamese of all stripes –
both members of the communist party and non-party members – are nationalists when the
question of the South China Sea (Bien Dong) is raised. The bottom line is that China’s rise
will require adjustments from all countries, not only Vietnam.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Nếu nhà khí tượng dựa vào những dữ kiện khoa học mà vẫn thường tiên đoán sai, thì một
nhà khoa học chính trị với dữ kiện ít chính xác, muốn trả lời câu hỏi của ông cho chắc chắn
thì quả là sự liều lĩnh và tự phụ quá. Chính cơ quan trung ương tình báo của Mỹ cũng đã bị
một số chính trị gia và những người không phải là chuyên viên chỉ trích rằng không tiên
đoán được sự sụp đổ của Cộng Sản Đông Âu.

 

Về câu hỏi thứ 2:

Việt Nam cần phải xây dựng một lực lượng phòng thủ và răn đe hữu hiệu đồng thời theo
đuổi một chính sách ngoại giao khôn khéo.

A: If the weathermen often make incorrect weather predictions based on scientific data, it is
risky and pretentious for a political scientist whose data base us much less precise to
answer your question with certainty. The CIA has been criticized by some politicians and
laymen for its failure to predict the collapse of communism in Eastern Europe.

To build a strong defense/deterrence and pursue a wise foreign policy.


3. Hỏi:
Trong khoảng thời gian 5 năm tới, Trung Quốc có thể lấn chiếm bằng mọi cách kể cả vũ lực
để đoạt toàn bộ Hoàng sa và Trường sa, tạo ra một sự đã rồi, dù sau đó sẽ có hội hộp, đàm
phán, bị lên án trên trường quốc tế? Xin cảm ơn GS. (Song Phạm)

Q: In the next 5 years, what is the possibility that China would invade Vietnam byall means,
including the use of force, to seize all of Paracel Islands and Spratly Islands, creating a “fait
accompli” situation, even if that action will be condemned in the international arena?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa rồi. Không kể đến các tình huống và chiến sự không tiên
liệu trước được, chưa chắc gì họ sẽ chiếm toàn bộ Trường Sa, vốn đang dưới sự kiểm soát
của nhiều quốc gia. Tuy vậy, không loại bỏ khả năng TQ sẽ chiếm từng đảo một.

A: China has already occupied the Paracel Islands. Barring unforeseen circumstances and
war, it is unlikely that they would occupy the all of the Spratly islands which are currently
occupied by several countries. However, the possibility of Chinese taking over one island
cannot be dismissed.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Trung Quốc đã chiếm giữ cả các quần đảo Hoàng Sa và sẽ tiếp tục làm như vậy trong năm
năm tới đây và lâu hơn nữa. Quần đảo Trường Sa, với một vài ngoại lệ, là những tảng đá
nhỏ được gọi là “features” theo luật quốc tế. Những tảng đá này không có khả năng duy trì
sinh sống của con người hay có khả năng độc lập về kinh tế. Trung Quốc chắc sẽ không sử
dụng vũ lực để chiếm các tảng đá này từ Việt Nam bởi vì việc Trung Quốc chiếm đóng toàn
bộ Biển Đông sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều quốc gia khác cùng phụ thuộc vào đường
biển cho thương mại và vận chuyển những năng lượng quan trọng. Điều Trung Quốc muốn
là đảm bảo họ sẽ là chủ những nguồn “hydrocarbon” nếu có nằm ở quần đảo này.

Trong kỷ nguyên này, những cuộc xâm lược thông thường rất tốn kém. Xác xuất Trung
Quốc xâm chiếm Việt Nam rất thấp, vì nếu xâm chiếm, Trung Quốc sẽ phải trả một giá rất
khủng khiếp, bao gồm chi phí chiếm đóng dài hạn. Hành động xâm lăng của Trung Quốc sẽ
gây bất ổn cho thương mại toàn cầu. Tóm lại, chi phí của cuộc xâm lược và chiếm đóng sẽ

 

quá đắt so với những gì lấy được.

ANSWER: China already occupies all of the Paracel Islands and will continue to do so over
the next five years and longer. The Spratly Islands are, with a few exceptions, tiny rocks
called features in international law. Each rock is incapable of supporting sustained human
habitation on its own or an independent economic function. China is highly unlikely to use
force to seize features from Vietnam because Chinese occupation of the entire South China
Sea would affect the interests of many external countries dependent on sea lines of
communication to trade and the transport of vital energy supplies. What China seeks to
secure is any hydrocarbon resources if they are discovered.

The modern era has demonstrated that conventional invasions are costly. It is highly
improbable China would invade Vietnam. It would suffer a terrible price, including the cost
of protracted occupation. China’s actions would disrupt global trade. In short, the costs of
invasion and occupation would far exceed any possible gains.

4. Q: Chinese officials always say their military modernization is for defense purposes.
However, all Chinese new weapons are developed to target and destroy US aircraft carriers
and fleets while the US has no intention to attack China . Do Chinese consider American as
threats? Why? And as a Vietnamese American, what can I do if Vietnam and China are at
war? Will Vietnam be the second Tibet? (Paul Lê)

A: Nguyen Manh Hung :

Chinese military is no match for the United States, even in the South China/East Sea. China
does not consider the US as a threat to its national security, but to its influence in Asia and
the Pacific.
Theoretically, you have one of the following options: 1) go back to Vietnam and fight; 2)
stay here and protest and mobilize world public opinion against China; 3) blame the
government of Vietnam for its failure to protect national sovereignty; or 4) do nothing.
In my humble opinion, Vietnam is not likely to become another Tibet.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Quân đội TQ không thể sánh với Hoa Kỳ được, ngay cả ở khu vực Biển Nam Hải hay Biển
Đông. TQ không xem Mỹ như là mối đe dọa cho nền an ninh quốc gia của họ, nhưng là mối
đe dọa cho ảnh hưởng của họ ở Á Châu và Thái Bình Dương.
Theo lý thuyết, ông có một trong những chọn lựa sau: 1) trở về Việt Nam để chiến đấu; 2)
Vẫn cứ ở lại Hoa Kỳ để phản đối và vận động dư luận quốc tế chống lại TQ; 3) Đổ tội cho
chính quyền Việt Nam vì đã không bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ; hoặc 4) Không làm gì
cả.
Theo thiển ý của tôi, Việt Nam không dễ gì trở thành như Tây Tạng được.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Trung Quốc, dưới mắt Bắc Kinh, bao gồm cả Đài Loan. Mục đích tối thiểu của Trung Quốc
trong việc hiện đại hóa quân sự là để tránh lặp lại sự kiện của năm 1996. Vào thời điểm đó,
Trung Quốc đã phóng tên lửa đạn đạo vào eo biển Đài Loan và tập trận hải quân để đe dọa

 

người dân Đài Loan trong thời gian có cuộc bầu cử. Bắc Kinh muốn tỏ rõ thái độ là Trung
Quốc sẽ phản đối sự độc lập của Đài Loan bằng vũ lực. Hoa Kỳ can thiệp với hai lực lượng
đặc nhiệm hàng không mẫu hạm khiến Trung Quốc bớt hung hăng. Trung Quốc khẳng định
quyền điều tiết lưu lượng hải quân trong 200 dặm hải lý của Khu kinh tế độc quyền. Mặt
khác, Hoa Kỳ khẳng định, theo luật quốc tế, họ có quyền đưa tàu quân sự đến với mục đích
khảo sát và nghiên cứu. Nhìn qua những dữ kiện này, việc hiện đại hóa quân sự của Trung
Quốc có thể được xem như là sự phòng thủ và được thiết kế để đẩy Hải quân Hoa Kỳ xa hơn
nữa ra khỏi bờ biển của Trung Quốc.

Lãnh đạo Trung Quốc muốn nâng cao vị trí của nước họ vì giờ đây nền kinh tế của họ đã
phát triển. Họ không muốn bị lệ thuộc hay đứng sau Hoa Kỳ. Họ cũng muốn thống trị Đông
Á. Liên minh giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia cùng với Hải quân Hoa Kỳ là
lực cản cho những tham vọng của Trung Quốc.

Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai cừơng quốc có vũ khí hạt nhân. Hoa Kỳ có một kho vũ khí lớn
vĩ đại. Trung Quốc không tìm cách phát triển một lực lượng hạt nhân tương đương với Hoa
Kỳ, mà là muốn phát triển một lực cản đáng tin cậy. Để lỡ nếu bị tấn công bởi vũ khí hạt
nhân, Trung Quốc muốn lực lượng hạt nhân của mình có thể tồn tại và sau đó trả thù. Trong
ví dụ này, Trung Quốc xem Hoa Kỳ là một mối đe dọa, vì kho vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ
rất lớn.

Phải làm gì nếu Trung Quốc và Việt Nam đi đến chiến tranh?

Câu trả lời của tôi phải tùy theo nguyên nhân và ai là người gây ra cuộc chiến. Nếu Trung
Quốc là kẻ gây hấn, công dân Mỹ có thể thúc giục chính phủ của họ cung cấp vệ tinh và tin
tình báo kịp thời cho Việt Nam về lực lượng và tình hình của quân đội Trung Quốc. Mỹ có thể
hỗ trợ Vịêt Nam bằng cách cung cấp thiết bị quân sự và vũ khí. Và Mỹ có thể gây áp lực hạn
chế cuộc xung đột, đôn đốc sự chấm dứt chiến tranh. Trách nhiệm bảo vệ Việt Nam đầu tiên
phải nằm trong tay các nhà lãnh đạo và quân đội của Vịêt Nam.

ANSWER: China, in Beijing’s eyes, also includes Taiwan. China’s military modernization, at
a minimum, is designed to avoid a repeat of the events of 1996. At that time China fired
ballistic missiles into the Taiwan Strait and conducted naval exercises in order to intimidate
the Taiwanese people during an election period. China was making it clear it would oppose
Taiwanese independence by use of force. The US intervened with two carrier task force
groups and China had to back down. China also claims the right to regulate naval traffic in
its 200 nautical mile Exclusive Economic Zone. The US, on the other hand, insists it has the
right under international law, to send in military ships for survey and research purposes.
Given these dynamics, China’s military modernization can be viewed as defensive and
designed to push the reach of the US Navy further and further from its shores.

Chinese leaders seek a higher place in the global pecking order as their economy grows.
They do not want to be subordinate to the United States. They also seek to be the dominant
power in East Asia. The US alliance system with Japan, South Korea and Australia plus the
US Navy stands in the way of Chinese ambitions.

Both China and the United States are nuclear powers. The United States has a vast arsenal.
China does not seek to develop an equivalent nuclear force. Rather, China seeks to develop
a credible deterrent. If it is attacked by nuclear weapons it wants its nuclear force to be able

 

to survive and then retaliate. In this example, China views the US a threat because of
America’s large nuclear arsenal.

What to do if China and Vietnam go to war? My answer would have to depend on what were
the causes of the war and who was responsible. If China were the aggressor, American
citizens could urge their government to provide timely satellite and other intelligence to
Vietnam about Chinese military forces. The US could assist by providing military equipment
and weapons. And the US could exert pressure to keep the conflict limited and urge a
cessation of hostilities. The burden of defending Vietnam falls on its leaders and their
military in the first instance.

5. Q: 1. What would the U.S. do if Vietnam coorperates with China in letting the latter
control its south China sea?
2. In what circumstances would the U.S. risk its GI's blood & lives in intervening a Vietnam-
China fight over border disputes?
3. When (what years) would China 's military strength in terms of soldiers, carriers, and
airforces is about the same as that of Japan before the end of the Second World War?
(Nguyễn Giao)
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

1) Không chắc gì Việt Nam theo đuổi chính sách như ông miêu tả.
2) Nếu TQ tấn công tàu chiến hay binh sĩ Hoa Kỳ, hoặc trong trường hợp Mỹ có hiệp
ước an ninh hổ tương với Việt Nam như họ có với Nhật.
3)Sức mạnh quân sự của TQ hiện nay đã hơn Nhật ở thời điểm trước khi chấm dứt Thế
Chiến Thứ 2.

A: Nguyen Manh Hung

1. Vietnam is not likely to pursue the policy you prescribe.


2. If China attacks US ships or personnel or in case the US has a military security
agreement with Vietnam as in the case of US-Japan mutual security pact.
3. They already have more than what the Japanese had before WW II.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

ĐÁP 1: Hoa Kỳ sẽ hoan nghênh sự hợp tác hòa hõan giữa Trung Quốc-Việt Nam trong việc
Biển Đông. Hoa Kỳ cũng có thể khuyến khích các công ty dầu mỏ của Mỹ tham gia vào việc
khai thác tài nguyên hydrocarbon. Nhưng nếu hợp tác giữa Trung Quốc - Việt Nam là nhằm
kiểm soát tuyến đường thương mại quốc tế thông qua Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ phản đối nỗ lực
này, bằng cách sử dụng quân đội nếu cần thiết. Lúc đó Hoa Kỳ sẽ kêu gọi sự hỗ trợ của
đồng minh và các đối tác thương mại quan trọng.

ĐÁP 2: Hoa Kỳ sẽ không trực tiếp tham gia vào một cuộc tranh chấp biên giới Trung-Việt.
Hoa Kỳ sẽ đóng một vai trò quốc tế quan trọng trong việc tạo áp lực lên những nước tham
chiến để chấm dứt những hành động gây chiến.

ĐÁP 3: Điểm then chốt ở đây là hàng không mẫu hạm, được dùng nâng cao Hải quân Nhật

 

Bản ở Thái Bình Dương. Hiện nay Trung Quốc đang hiện đại hóa hàng không mẫu hạm cũ
của họ, và dự tính xây ít nhất một hàng không mẫu hạm thứ hai trong thời gian tới. Trong
tương lai xa, có thể Trung Quốc sẽ xây thêm nhiều hàng không mẫu hạm nữa. Hoa Kỳ hiện
thời có 11 hàng không mẫu hạm. Phải vài thập niên nữa thì Trung Hoa mới có được một số
hàng không mẫu hạm tương đương với số hàng không mẫu hạm của Nhật Bản vào đầu Thế
chiến II.

ANSWER 1: The United States would probably applaud China-Vietnam peaceful collaboration
in the South China Sea. The US might also encourage American oil companies to become
involved in the exploitation on hydrocarbon resources. But if Sino-Vietnamese cooperation
was aimed at controlling international trade routes through the South China Sea the U.S.
would oppose this attempt, using military force if necessary. The US would enlist the
support of its allies and key trading nations.

ANSWER 2: The United States would not become directly involved in a Sino-Vietnamese
confrontation along their border. The US would play a prominent international role in
bringing pressure to bear on the belligerents to cease hostilities.

ANSWER 3: The key here is aircraft carriers, which served to advance the Japanese Imperial
Navy across the Pacific. At present China is converting an old carrier into a newer one and
has plans to build at least a second carrier in the near term. Over the longer term it is likely
China will develop more aircraft carriers. The US has 11 carrier task groups at present. We
are probably looking at several decades before China has the equivalent of Japanese
carriers at the start of World War II.

6. Hỏi:

Tôi nhận thấy rằng người Mỹ sẽ không để cho đảng CSVN chơi trò đu dây giữa Mỹ và Trung
Quốc. Không sớm thì muộn thế chiến lược mới giữa Việt Nam và Mỹ sẽ hình thành. Thưa 2
giáo sư có nghĩ vậy không? Thời gian sẽ là bao lâu? Quý vị có phỏng đoán được không? Xin
chúc 2 giáo sư vẹn toàn như ý. (Nguyen Van Khoi)

Having followed the news about the conflicts in the South China Sea in the last year, I
believe that the US will not let Vietnam swing between China and US, and sooner or later, a
new strategy will be formed between US and Vietnam, is that true? Can you two predict
when this will be?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Hoa Kỳ và Việt Nam cùng chia sẻ một vài lợi ích an ninh chung ở vùng Biển Đông. Họ cùng
hợp tác để bảo vệ quyền lợi chung đó. Sự hợp tác này tiến được bao xa còn tùy vào chính
sách và hành động của TQ và Vietnam . Cám ơn lời chào mừng của ông.

The US and Vietnam share a certain common security interest in the South China Sea .
They are cooperating to protect that shared interest. How far this cooperation goes depends
on the policies and actions of China and Vietnam .
Thank you for your greetings.

 

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Trong năm 2009 Hoa Kỳ đã đáp ứng những mối quan tâm của Việt Nam – cũng như của các
quốc gia khác trong khu vực - về việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên Biển Đông.
Việt Nam và Hoa Kỳ có một ích lợi chung (ở vùng biển này). Sự kiện đáng kể nhất là việc
một đối thoại quốc phòng cấp cao đã đựơc bắt đầu. Nhưng giữa hai nước chưa có những
ràng bụôc quốc phòng gì đáng kể. Đa số những họat động chỉ có tính cách tượng trưng,
chẳng hạn như thăm Việt Nam để tàu sân bay Mỹ.

Việt Nam không tìm cách liên minh với Mỹ để chống lại Trung Quốc. Việt Nam tìm cách phát
triển quan hệ với cả hai nước để phục vụ lợi ích của mình. Trong cuộc hội thảo Quốc Phòng
mỗi 4 năm của Hoa Kỳ gần đây nhất, Việt Nam được nói đến như một đối tác chiến lược
nhiều tiềm năng. Việt Nam sẽ hợp tác với Hoa Kỳ chừng nào họ vẫn được tự do hành động.
Tôi không dự đóan sẽ có quan hệ đối tác Mỹ-Việt chính thức hoặc không chính thức nhằm
việc chống lại Trung Quốc.

ANSWER: In 2009 the United States responded to Vietnamese concerns – and the concerns
of other regional states – about Chinese assertiveness in the South China Sea. Both
Vietnam and the United States had a convergence of interests. The most substantial
development was the inauguration of a high-level defense dialogue. But little of substance
has emerged in terms of defense ties. Most of the activity has been symbolic, such as
Vietnamese visits to American aircraft carriers.

Vietnam does not seek to ally with the US against China. Vietnam seeks to develop relations
with both countries to serve its interests. The United States in the Defense Department’s
most recent Quadrennial Defense Review has already identified Vietnam as a potential
strategic partner. Vietnam will cooperate with the United States but only as long as it
retains freedom of action. I do not forsee a formal or informal US-Vietnam alliance or
partnership directed against China.

7. Hỏi:
1. Việt Nam có còn độc lập không? Tại sao?
2. Bao giờ cộng sản Trung Quốc sụp đổ? Bằng cách nào? Tại sao? Và bao giờ?

Q:
1. Is Vietnam still independent? Why?
2. When will the Communist China collapse? How? Why? And When? (Mr. Lý Bá)

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

1) Phải, Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập. Chính phủ VN tự kiểm soát cả lãnh thổ lẫn
dân chúng của họ. Họ tự vạch ra chính sách ngoại giao và quốc phòng.
2) Chủ nghĩa Cộng Sản đang thay đổi ở TQ. Không ai có thể tiên liệu khi nào TQ sẽ ngưng
tự xưng mình theo chủ nghĩa ấy.

Yes. The government has control over its territory and population. It conducts its own
foreign and defense policies.
10 
 

Communism is changing in China . No one can predict when China ceases to call itself
communism.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

ĐÁP 1: Vấn đề độc lập phải đựơc đo lường bằng nồng độ trong một thế giới ngày càng toàn
cầu hóa. Việt Nam có thể độc lập vì nó có khả năng tự bảo vệ trước ngọai xâm. Việt Nam tự
đặt hướng đi kinh tế cho mình, và Hoa Kỳ, chứ không phải Trung Quốc là thị trường lớn nhất
của Việt Nam. Tuy nhiên, không nên lẫn lộn độc lập với sức mạnh tòan diện của một quốc
gia. Là một nứơc nhỏ đang phát triển, Việt Nam phải hết sức để ý đến lợi ích của những láng
giềng mạnh mẽ nhất, cũng như Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ luôn phải nghĩ đến sức mạnh tòan
diện của một Hoa Kỳ.

ĐÁP 2: Trung Quốc sụp đổ chỉ là một trong nhiều kịch bản có thể xẩy ra trong tương lai và
là kịch bản có xác xuất thấp nhất. Trong lịch sử Trung Quốc đã trải qua những thời gian
thống nhất, theo sau là những lúc bị phân tranh, tuy nhiên khuynh hướng của lịch sử Trung
Quốc nghiêng vế thống nhất. Có lẽ Trung Quốc dần dà thay đổi thay vì sụp đổ.

ANSWER 1: Independence is a matter of degree in an increasingly globalized world. Vietnam


is independent because it has the capacity to defend itself against outside aggression.
Vietnam sets its own economic course – the United States not China is Vietnam’s largest
market. But independence should not be confused with comprehensive national power. As
an emerging middle power Vietnam must be mindful of the interests of more powerful
neighbors, as much as Canada and Mexico have to take US comprehensive national power
into account.

ANSWER 2: China’s collapse is only one of many possible future scenarios and is also the
least likely. Historically the Chinese empire experienced moments of unity followed by
disunity but historical trends have been to keep China unified. China will likely evolve rather
than collapse.

8. Hỏi:
Hoa Kỳ sẽ làm gì, phản ứng như thế nào nếu trong trường hợp có xung sự xung đột bằng
quân sự giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc? (Đức Trần)
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:
Điều đó còn tùy thuộc khi nào việc ấy xảy ra và xảy ra như thế nào. Câu trả lời chi tiết hơn
đã được đáp trong câu hỏi của Ô. Nguyễn Giao.

A:
In the event there is a war between China and Vietnam , what will the US do?
It depends on when and how. A more detailed answer was given to the above question of
Mr. Nguyen Giao.

9. Hỏi:

Xin nhị vị GS cho biết ý kiến về một nhận định khá phổ biến nơi cộng đồng người Việt hải
ngoại là: Sự lớn mạnh của Trung Cộng ngày nay là do chính sách sai lầm từ ‘cái bắt tay’
giữa TT Nixon và Mao vào năm 1972? (NVCH chúng ta là một con bài thí cho việc này)
11 
 

(Nguyễn Nhất Anh)

Q: Would you each please comment on a common perception within the Vietnamese
community, that is, “the reason China has grown and become so powerful today is because
a strategic mistake stemmed from a “handshake” between Nixon and Mao Tse-tung in
1972”, in other words, VNCH was sacrificed because of this strategy.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:


Trung Quốc trở nên hùng mạnh như ngày nay là nhờ quyết định của Mao Trạch Đông đi sát
lại với Mỹ và quyết định của Đặng Tiểu Bình áp dụng chế độ kinh tế thị trường và mở cửa
sang phía Tây Phương. Chính sách của Mỹ xích gần với Trung Quốc để kiềm chế ảnh hưởng
đang lên của Liên Sô lúc ấy nhằm phục vụ quyền lợi của Mỹ. Đó không phải là một lỗi lầm
chiến lược.
Việt Nam Cộng Hòa bị hy sinh trên bàn mặc cả của các đại cường vì theo quan điểm của Mỹ,
họ không còn quan tâm đến việc cứu vãn VNCH bằng mọi giá nữa. Điều ấy cũng áp dụng đối
với Bắc Việt. Nếu vào thời điểm ấy TQ không còn nghĩ Việt Nam đáng để được bảo vệ.

A: China has become powerful today thanks to Mao’s decision to seek rapprochement with
the US and Deng’s decision to move China to a market economy and open to the West. US
policy of rapprochement with China to contain the growing power of the USSR at that time
served the interest of the US . It was not a mistake.
South VN was sacrificed on the alter of big power politics because, from the point of view of
the US, the US no longer had an interest in saving South Vietnam at all costs. The same
could be said of North Vietnam if, at the time, China did not think supporting North Vietnam
was worth the cost.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Việt Nam Cộng Hòa đã bi hy sinh khi Nixon và Kissinger tìm cách thíêt lập một mối quan hệ
với Trung Quốc. Điều này đựơc thấy rất rõ từ các Thông cáo Thượng Hải. Nhưng chính miền
Bắc Việt Nam cũng bị “đem bán”. Qua cụm từ “decent interval” ('khoảng cách tử tế”) người
ta thấy rõ là Hiệp định Paris năm 1973 nhằm để bứt Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Hoa Kỳ đã bỏ đi mà không cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho chính quyền Nguyễn Văn
Thiệu để giúp miền Nam tồn tại. Trong khi đó, Trung Quốc cố vấn Hà Nội nhẫn nhịn chờ
ngày thống nhất. Nhưng với sự hậu thuẫn của Liên Xô, lãnh đạo Hà Nội đã chọn lựa giải
pháp quân sự và dùng vũ lực để thống nhất Việt Nam.

ANSWER: The Republic of Vietnam was sacrificed when Nixon and Kissinger sought to
develop a relationship with China. This is clear from the Shanghai Communique. But North
Vietnam was also sold out. It is clear from the expression “decent interval” that the 1973
Paris Peace Agreements were designed to extricate the US from South Vietnam. The US got
out and did not offer requisite assistance to the Nguyen Van Thieu government to enable it
to survive. China meanwhile counseled Hanoi to bide its time over unification. But Hanoi’s
leaders, with Soviet backing, chose the military option and forcibly reunified Vietnam.

10. Hỏi:
12 
 

Kính thưa GS Nguyễn Mạnh Hùng, hiện tại Trung Quốc đã thực hiện thành công được phi
đạn đánh và diệt được hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ từ khoảng cách 2,900 km chưa hay chỉ
là những lời thổi phồng trong hoàn cảnh căng thẳng trong lúc đối đầu như hiện tại? (Thinh
Nguyen)
Q: Is it true that China is currently able to fight and destroy the US aircraft carriers from a
2900km distance or that is just a rumor?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Trên lý thuyết phi đạn của TQ có khả năng ấy. Nhưng vũ khí mới của Trung Quốc chưa có
khả năng đặt hải quân Hoa Kỳ vào tình trạng bị đe dọa trầm trọng.

A: China has the theoretical capability to do so. But US naval power is not in danger of
being seriously challenged by China .

11. Hỏi:

Có khi nào Cộng sản Trung quốc sẽ tự 'giải thể' hoặc 'sụp đổ' vì chiến tranh với Hoa Kỳ?
Liệu các nước Cộng sản 'anh em' vẫn 'tồn tại' theo 'đàn anh' cho đến ngày CS Trung hoa có
một 'biến cố' như câu hỏi ở trên thì các nước chư hầu sẽ đổ theo? (Ẩn Danh)

Q: Is there a possibility that the Chinese Communist will voluntarily “dissolve” or “collapse”
because of being at war with the US? And do you think that the smaller communist
countries will continue to exist, and collapse only when the Chinese communist collapse?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Cộng Sản TQ đang thay đổi. Không chắc gì TQ sẽ liều lĩnh gây chiến với Mỹ.
TQ là nước cộng sản lớn nhất còn tồn tại.
Nếu Cộng sản TQ sụp đổ thì kinh nghiệm cộng sản trên thế giới sẽ chấm dứt.

A: Communism in China is changing. It is unlikely that China would risk a war with the
United States .
China is the largest remaining communist country in the world. If communism in China
collapses, the communist experience will end in the world.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Bất kỳ cuộc chiến tranh toàn diện giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ - dù ít có cơ hội xẩy ra - cũng
sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, và gây thiệt hại lớn lao cho cả hai nước. Trung Quốc sẽ thiệt hại
nặng nề hơn, và hệ thống chính trị của nó sẽ tan rã.

Ngòai Trung Quốc chỉ có bốn quốc gia khác được gọi là các nước cộng sản: Việt Nam, Cuba,
Lào và Bắc Triều Tiên. Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất nếu Trung Quốc sụp đổ vì sự
phụ thuộc của Việt Nam vào hàng hoá của Trung Quốc. Việt Nam sẽ điều chỉnh lại. Bắc
Triều Tiên sẽ mất một đồng minh thiết yếu và chế quyền Bắc Hàn sẽ mất đi những hỗ trợ
vật chất quan trọng mà Trung Quốc hiện đang cung cấp. Chính quyền Bắc Triều Tiên hoặc
13 
 

có thể sụp đổ hoặc sẽ tìm cách thống nhất với Nam Hàn Lào sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ
của nền kinh tế Trung Quốc, nhưng kinh tế Lào là không thực sự là một nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa. Chế độ Lào sẽ vượt qua được cơn bão. Cuba sẽ không bị ảnh hưởng.

ANSWER: Any full-scale war between China and the United States – however unlikely –
would involved the use of nuclear weapons and enormous damage to both countries. China
would suffer the most and its political system would disintegrate.

There are only four other so-called communist countries besides China: Vietnam, Cuba and
arguably Laos and North Korea. Vietnam would be the most severely affected if China
collapsed because of Vietnam’s dependence for Chinese goods. Vietnam would readjust.
North Korea would loose an essential ally and its regime would loose vital material support
that China provided. The regime could either collapse or seek reunification with the South.
Laos would be impacted by the collapse of China but the Lao economy economy is not really
a socialist economy. The Lao regime would weather the storm. Cuba would be unaffected.

12.Hỏi:

Gần đây, Người Việt dẫn tin của ngưồn 'thạo tin Đông Nam Á,' nói là đương kim Phó Thủ
Tướng Nguyễn Sinh Hùng sẽ lên Chủ Tịch Quốc Hội. Khá bất ngờ, phải không ạ? Xin hỏi GS
Carl Thayer và GS Nguyễn Mạnh Hùng: Các ông có 'nghe ngóng' nào không? Xin được nghe
nhận định riêng. Thanks.(Nam Cao)

Q: Recently, Nguoi Viet Daily News publishes an article saying that Mr. Nguyen Sinh Hung
will be the next Head of Congress, do you have any insightful information that you can
share?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Điều này không được tiên đoán, nhưng không phải là điều ngạc nhiên. Nó có lý do của nó.

A: It was not predicted, but it was not a surprise. It has its own logic.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Đây là một câu hỏi hay và là một câu hỏi khó trả lời. Trong các tính tóan của sự thay đổi
lãnh đạo, việc ông Nguyễn Sinh Hùng sẽ lên Chủ Tịch Quốc Hội là một trong hai kịch bản có
thể xẩy ra. Hiện tại Bộ Chính trị có 15 người. Năm người sẽ nghỉ hưu vì lý do tuổi tác: Nông
Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Phạm Gia Khiêm, Trương Vĩnh Trọng và Nguyễn Văn Chi.
Nguyễn Phú Trọng sẽ được lưu giữ như là Tổng Bí Thư đảng bất kể tuổi tác.

Trong 9 người còn lại, Trương Tấn Sang có nhiều khả năng trở thành chủ tịch nước. Nguyễn
Tấn Dũng sẽ tiếp tục làm Thủ Tướng và Tô Huy Rứa có thể đứng đầu Ban Bí Thư. Bốn trong
14 
 

số những chức vụ còn lại sẽ nằm trong tay các đương nhiệm: Bí thư thành ủy Hà Nội, ông
Phạm Quang Nghị, và TP Hồ Chí Minh, ông Lê Thanh Hải, và các Bộ trưởng Quốc phòng
Phùng Quang Thanh cũng như Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh.

Vậy là chỉ còn lại hai người: Nguyễn Sinh Hùng và Hồ ĐứcViệt - sẵn sàng để nhậm chức Chủ
tịch Quốc hội. Có tin đồn là ông Việt sẽ rời bỏ Bộ Chính trị để về nghỉ hưu, nếu vậy, theo
mặc định, Nguyễn Sinh Hùng sẽ là ứng cử viên duy nhất cho chức Chủ tịch Quốc hội.

Việc Nguyễn Sinh Hùng được trở thành Chủ tịch Quốc hội sẽ gây tranh cãi vì người ta xem
ông là một người khó khăn để làm việc cùng. Ông ta cũng từng là một cái gai ở sườn của
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Người giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội phải là người biết nhún
nhường và có khả năng dung hòa những khác biệt để đạt đựơc sự đồng thuận. Cả Nông Đức
Mạnh và Nguyễn Phú Trọng đều có khả năng đó, nhưng Nguyễn Sinh Hùng thì không chắc.

ANSWER: This is a good question and one that is difficult to answer. The mathematics of
leadership change make Sinh’s appointment as Chair of the National Assembly (chu tich
Quoc Hoi) one of two possibilities. There are currently 15 members of the Politburo. Five will
retire on grounds of age: Nong Duc Manh, Nguyen Minh Triet, Pham Gia Khiem, Truong Vinh
Trong and Nguyen Van Chi. Nguyen Phu Trong will be kept on as party secretary general
despite his age.

That leaves 9 others remaining. Truong Tan Sang is tipped to become the next president,
Nguyen Tan Dung will remain as prime minister and To Huy Rua might head the Secretariat.
Four of the remaining places will remain with the incumbents: party secretaries of Hanoi
and Ho Chi Minh City (Pham Quang Nghi and Le Thanh Hai respectively) and the ministers
of National Defense and Public Security (Phung Quang Thanh and Le Hong Anh
respectively).

That leaves ony two individuals – Nguyen Sinh Hung and Ho Duc Viet – available to fill the
post of chairman of the National Assembly. There are rumors that Viet will retire from the
Politburo. Therefore, by default, Hung would be the only candidate available for chairman of
the National Assembly.

Hung’s appointment would be controversial because he is reportedly a difficult personality to


get along with. He has also been a thorn in the side of Prime Minister Dung. The chair of the
National Assembly needs to be self-effacing and have the ability to broker compromise and
reach consensus. Both Nong Duc Manh and Nguyen Phu Trong had that ability, Hung is less
certain.

13. Hỏi:

Trung Quốc và Hoa Kỳ, ai có quyền lựa chọn, và sự lựa chọn nhiều hơn, đối với Việt Nam ?
Việt Nam có sự lựa chọn nào không, trong việc nên 'đi' với Bắc Kinh hay/và Washington ?
Hà Nội đã chọn lựa như thế nào trong thời gian qua? (Người Việt Nam)

Between China and the US , which country has the most influence and can exercise more
options with Vietnam ? Does Vietnam has any choice between siding with the US and China
? And how do you think Ha Noi has “chosen” up to this point?
15 
 

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Hoa Kỳ có nhiều chọn lựa hơn. TQ cần phải giữ Việt Nam trong vòng ảnh hưởng của mình
hay ít ra không chịu ảnh hưởng bởi một quốc gia đối thủ . Hoa Kỳ muốn thấy Việt Nam vững
mạnh và độc lập đối với TQ, nhưng sẽ không cần phải làm điều này bằng mọi giá.
Việt Nam muốn xích lại gần hơn với Hoa Kỳ và Tây Phương mà không gây thù nghịch một
cách không cần thiết với TQ. Họ đã làm được như vậy, và ở một chừng mực nào đó họ đã
thành công.

A: The US has more options. China must see to it that Vietnam remains under its influence
or at least not under the influence of a rival country. The US would like for Vietnam to be
strong and independent from China , but does not have to do it at all costs.
Vietnam seeks closer ties with the US and the West without antagonizing China
unnecessarily. It has done so and, to certain extent, has been successful.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng chính trị ở Việt Nam hơn so với Hoa Kỳ vì Trung Quốc và
Việt Nam đều có đảng cộng sản. Điều này tạo ra một đường dẫn đặc biệt cho Trung Quốc
ảnh hưởng đến Việt Nam. Lãnh đạo Đảng họp hội nghị thượng đỉnh thường xuyên, các quan
chức cao cấp tổ chức hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm, và Tổng cục Chính trị quân đội của
hai quốc gia cùng trao đổi. Trung Quốc không đặt áp lực lên Việt Nam về tự do tôn giáo và
nhân quyền. Thật ra, Bộ công an của hai nước thường xuyên tương tác để học hỏi lẫn nhau.
Hoa Kỳ có lẽ có ảnh hưởng kinh tế nhiều hơn bởi vì Việt Nam cần tiếp cận thị trường Mỹ và
đầu tư của Mỹ về chuyển giao công nghệ. Điều này trái ngược với đầu tư rất thấp và chuyển
giao công nghệ tối thiểu của Trung Quốc vào Việt Nam.

Việt Nam theo đuổi một chính sách ngọai giao 'bốn hương tám phướng' và không vĩnh viễn
nghiêng hẳn về phía Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ Trung-Việt
năm 1991, Việt Nam có lẽ đã nghiêng về Trung Quốc nhiều hơn. Thật ra, quan hệ với Trung
Quốc của Việt Nam thường giảm tốc độ những quan hệ phát triển với Hoa Kỳ, đặc biệt là
những quan hệ quốc phòng. Nhưng việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền tại Biển Đông, từ
cuối năm 2007, đã thay đổi tất cả điều này. Việt Nam hiện đang theo đuổi các mối quan hệ
quốc phòng với Hoa Kỳ để khuyến khích sự có mặt của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Hà Nội xem
sự hiện diện của Hoa Kỳ như một cân bằng với Trung Quốc.

Mối bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ là một chủ đề được tranh luận trong
đảng. Phe bảo thủ tìm đến Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến ý thức hệ và mô hình
phát triển kinh tế. Nhưng vấn đề biển Đông đã làm tất cả mọi vấn đề liên quan đến Trung
Quốc trở thành căng thẳng. Giới trí thức Việt Nam là những người có tinh thần quốc gia và
do đó không ít thì nhiều đều có thái độ chống Trung Quốc. Trong khi đó, những người Việt
theo đuổi quan điểm hội nhập quốc tế và quan hệ với Hoa Kỳ, phải vượt qua những lời chỉ
trích Hoa Kỳ và áp lực của Hoa Kỳ về nhân quyền và tự do tôn giáo. Phe bảo thủ cho rằng
'thế lực thù địch' đang tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam qua diễn biến hòa
bình. Điểm mấu chốt là Việt Nam theo đuổi một zig-zag thẳng hàng giữa Bắc Kinh và Hoa
Thịnh Đốn.
16 
 

ANSWER: China has more political influence in Vietnam than the US because China and
Vietnam both have communist parties. This provides a special conduit for China to influence
Vietnam. Party leaders hold regular summit meetings, senior officials hold theoretical
seminars to share experience, and the General Political Departments in both militaries
interact. China puts no pressure on Vietnam with respect to religious freedom and human
rights. In fact their public security ministries regularly interact to learn from each other. The
United States probably has more economic influence because Vietnam needs access to the
US market and US investment and technology transfer. This contrasts to low Chinese
investment and minimal technology transfer.

Vietnam pursues an “all-directional” foreign policy and does not permanently side with
China or the United States. Since the normalization of Sino-Vietnamese relations in 1991,
Vietnam has probably sided more with China. In fact, Vietnam’s relations with China often
put a break on developing ties with the United States. This has been the case with defense
relations particularly. But Chinese assertiveness in the South China Sea, since late 2007,
has changed all this. Vietnam is now pursuing defense ties with the United States in order to
encourage the US to remain engaged in Southeast Asia. Hanoi views an American presence
as a balance against China.

Vietnam’s conduct of its relations with China and the United States is a subject of internal
party debate. Conservatives look to China on matters of ideology and as a model of
economic development. But the South China Sea issue has made all matters Chinese
contentious. The elite in Vietnam is nationalist and therefore to a certain extent anti-China.
For those in Vietnam pursuing international integration and relations with the US, they have
to surmount US criticism and pressure over human rights and religious freedom. The
conservatives argue that “hostile forces” are trying to subvert Vietnam’s socialist regime
through peaceful evolution. The bottom line is that Vietnam pursues a straight zig-zag line
between Beijing and Washington.

14. Hỏi:

Nguyễn Tấn Dũng đang 'popular', chắc còn ngồi đủ 1 nhiệm kỳ Thủ Tướng, rồi 2 nhiệm kỳ
Tổng bí thư nữa mới có cơ 'diễn biến hoà bình' tại VN. Tổng cộng 15 năm. Hai vị có nghĩ
CSVN sẽ lùi vào bóng tối lịch sử trong 15 năm nữa không, hay là tôi
bi quan quá đáng?(Henry Nguyen)

Q: Nguyen Tan Dung is still being” popular”, I think he will finish one more term of being
Prime Minister, and 2 terms of being General Secretary before there is a chance for a
“peaceful evolution” in Vietnam. That’s a total of 15 years. Do you both think that we have
to wait another 15 years for the Vietnamese Communist to be a thing of the past, or am I
being overly pessimistic?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Có vẻ như ông Dũng sẽ tiếp tục làm Thủ Tướng hay ngay cả sẽ làm Tổng Bí Thư. Tuổi tác
17 
 

ông ta quá lớn khó có thể nắm thêm hai nhiệm kỳ TBT của đảng CSVN, sau khi đã phục vụ
thêm 5 năm ở ghế Thủ Tướng.

A: It is likely that Mr. Dung will continue to be the PM of VN or even SG. It would be too old
for him to assume two additional terms as SG of the CPV after having served an additional
five years as PM.
Giáo sư Carl Thayer trả lời:
Nguyễn Tấn Dũng có thể được tái đề cử nắm thêm nhiệm kỳ thủ tướng 5 năm nữa nhưng
khó thể nào trở nên tổng bí thư đảng vào cuối nhiệm kỳ này. Ông Dũng sinh năm 1949, sẽ
là 67 tuổi vào phiên nhóm quốc hội kỳ tới. Đảng có thể đưa ra qui định ngoại lệ mới cho
phép người trên 67 tuổi làm tổng bí thư, nhưng ông Dũng chỉ có thể ngồi được tối đa một
nhiệm kỳ. Theo tôi họ sẽ chọn người trẻ hơn.
Trong 15 năm tới Việt Nam vẫn giữ danh nghĩa cộng sản.
ANSWER: Nguyen Tan Dung may well be re-nominated for another five-year term as prime
minister but he is unlikely to be made party secretary general at the end of this period.
Dung was born in 1949 and he will be 67 at the next congress. It is possible the party could
invoke the rule allowing exemptions for the party secretary general to be over 65 but Dung
could serve only one term. It is my assessment they will go for someone younger.
In 15 years Vietnam will still be nominally communist.

15. Hỏi:

Tại sao người CSVN rất là sợ Trung Quốc? Và họ lại bán đứng đi nhiều phần của lãnh thổ
Việt Nam cho Trung Quốc? Người dân trong nước và ngoài nước nên làm gì để bảo vệ tổ
quốc? (Võ)

Q: Why are Vietnamese Communsit afraid of China? And sell many parts of Vietnamese
territory to China? What should people in and out of the country do to protect our land?

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Lãnh đạo cộng sản của Việt Nam ngày nay phải đối mặt với những tình huống khó xử tương
tự như người tiền nhiệm của họ: làm thế nào để quản lý các mối quan hệ không cân xứng
với láng giềng khổng lồ phương Bắc. Việt Nam đứng hàng thứ mười ba trên thế giới kể về
dân số, nhưng về mặt kinh tế nó chỉ nhỏ bằng một tỉnh trung bình của Trung Quốc. Việt
Nam phải cân bằng mối bang giao này bằng cách thừa nhận sức mạnh vượt trội của Trung
Quốc, mà vẫn đòi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của mình. Sự lớn mạnh của Trung Quốc
không chỉ ảnh hưởng đến Việt Nam mà các nước láng giềng của Việt Nam. Việt Nam không
thể đi những bứơc lùi trong việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, vì như thế sẽ bị bỏ lại
phía sau.

Việt Nam chắc chắn có thể bảo vệ lãnh thổ đất liền của mình. Nhưng lãnh hải lại là một vấn
đề khác. Quần đảo Hòang Sa đã bị mất từ thời Việt Nam Cộng Hòa, với Hoa Kỳ là đồng
minh. Ngày nay Trung Quốc có khả năng thực thi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương trong
vùng biển Nam Hải mà Việt Nam phải chịu, vì Trung Quốc có quyền lực để làm như vậy.

Việt Nam phải xây dựng lực lượng quốc phòng riêng của mình và tìm kiếm đồng minh cũng
như sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Sự tiến thóai lưỡng nan của Việt trong việc đối phó với
18 
 

một Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, không phải là vấn đề của riêng Việt Nam một mình,
mà là vấn đề chung của tòan bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

ANSWER: Today’s Vietnamese communist leaders face the same dilemmas as their
predecessors: how do you handle assymetric relations with the giant neighbor to the north.
Vietnam ranks thirteenth in population in the world but it is only a middle size Chinese
economy. Vietnam must manage this relationship by acknowledging China’s superior power
while obtaining from China respect for Vietnam’s autonomy. China’s rise is affecting not just
Vietnam but its neighbors. Vietnam cannot hold back from developing relations with China,
it would be left behind.

Vietnam can surely defend its land territory. But at sea the matter is different. It was the
Republic of Vietnam, with the US as an ally, that lost the southern Paracels. Today China
has the ability to enforce unilateral fishing bans in the South China Sea at Vietnam’s
expense because it has the power to do so.

Vietnam must build up its own defense forces and seek allies and support from the
international community. Vietnam’s dilemma in dealing with a rising and increasingly
powerful China is not Vietnam’s problem alone, it is one faced by the entire Asia-Pacific.

16. Hỏi:

Khi Bộ-Trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Trung-Quốc, họ có khoe máy bay tàng hình, chuyện đó
hư thực ra sao, xin cho ý kiến?(Thọ Trần)

When US Minister of Defense visited Bejing , China boasted about their Stealth Bomber, was
there some truth in that story?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Điều đó có thật.

It is true.

17. Hỏi:
Việt Nam nổi tiếng với chiến lược du kích trong lịch sử chiến tranh chống Trung Quốc, Pháp
và Mỹ, nhất là trên bộ trừ hai lần trên biển, một lần với quân Hán vào thế kỷ thứ 8 và chống
quân Mông Cổ thế kỷ 12. Có cái gì giống như chiến tranh du kích trong hải chiến hiện đại
thời nay? (Nguyen Noi)

Q: VietNam has been well known with guerrilla warfare tactics thoughout history against
Chinse, French and American, mostly on land, except 2 times on water against Han’s navy
in 8th century and against Mogolian’s navy in 12th century. Is there such thing as guerrilla
tactics in modern Navy of today ?

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây nhất, tôi được nghe những lời chỉ trích về quyết định
mua sáu chiếc tàu ngầm Kilo-class của Việt Nam. Các nhà phê bình cho rằng những chiếc
tầu này quá tốn kém và chi phí bảo trì sẽ 'giết' Việt Nam. Những người chỉ trích cho rằng
19 
 

dùng tiền đó để mua tầu tuần tra tên lửa chạy nhanh thì tốt hơn. Mặt khác, sáu chiếc tàu
ngầm Kilo-class là một phương tiện ngăn chặn mạnh mẽ. Những tầu này hoạt động ẩn và có
thể tấn công bất ngờ. Việt Nam cũng đã bắt đầu mua những tầu chống hạm đội tên lửa tấn
công nhanh đậu ở đất liền. Những tầu tấn công nhanh và tầu ngầm có thể được dùng cho
những cụôc tấn công quấy rối, nhưng những căn cứ trên bờ sẽ dễ tổn hại khi bị tấn công.

ANSWER: In my most recent visit to Vietnam I heard criticism of Vietnam’s decision to


purchase six Kilo-class submarines. The critics argued they were too expensive and the
maintenance costs four “kill” Vietnam. These critics argued that money could be better
spent on fast missile patrol boats. On the other hand, six Kilo-class submarines is a
powerful deterrent. They operate by stealth and can attack with surprise. Vietnam has also
begun acquiring land based anti-ship cruise missiles.Both fast attack craft and submarines
would be used to conduct harassing raids. But their bases on shore would be vulnerable to
air attack.

18. Q:
U.S. Navy are moving to the Western Pacific 3 fleets of force led by carriers. In the long
run, US will need 1 additional naval base for a carrier-level force, in addition to the 2 in
Japan and South Korea in Northeast Asia. Do you think the US needs a base in Cam Ranh,
Vietnam or Subic Bay, Philippines to even out the forces in the 2 areas Northeast and
Southeast Asian? The Changi base in Singapore is too small. (Nguyen Manh Tri).

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

ANSWER: fixed military bases are expensive to maintain and subject to the domestic
politics of the host country. In today’s world, they also are vulnerable targets. A former
Commander of the US Pacific Command put it this way, the US seek “places not bases.”
Cam Ranh Bay would be a suitable stop over point for US ships in transit. As facilities get
build up there, Vietnam could undertake minor repairs as it is currently doing. Guam is the
center point for US forces and consideration is being given to developing facilities in
Australia for US forces at the southern end of the western Pacific.

Vietnam has made it clear it will not permit foreign military bases.

ĐÁP: Những căn cứ quân sự cố định rất tốn kém để duy trì, và chịu ảnh hưởng tình hình
chính trị trong nước của quốc gia sở tại. Trong thế giới ngày nay, căn cứ quân sự cố định
cũng là mục tiêu dễ bị tổn thương. Một cựu tư lệnh chỉ huy của quân đội Hoa Kỳ tại phát
biểu thế này: Hoa Kỳ đi tìm những 'nơi chốn chứ không phải căn cứ.' Vịnh Cam Ranh Bay sẽ
là một điểm dừng thích hợp cho các tàu của Mỹ quá cảnh. Sau khi các cơ sở được xây dựng
xong ở đó, Việt Nam có phụ trách những sửa chữa nhỏ như hiện nay. Guam là điểm trung
tâm cho các lực lượng Mỹ và đang được cứu xét để phát triển các cơ sở tại Úc cho các lực
lượng Hoa Kỳ ở cuối phía nam của Tây Thái Bình Dương.

Việt Nam đã khẳng định rõ ràng là sẽ không cho phép các căn cứ quân sự nước ngoài.

19. Hỏi:
20 
 

Chúng tôi rất lo lắng về sự tồn vong của đất nước Việt Nam trước sự nhu nhược và độc tài
của nhà cầm quyền CSVN và trước sự trấn áp, xâm lăng của Tàu Cộng. Xin quý giáo sư vui
lòng cho biết ý kiến. (Đào Văn)

Q: We are very worried about the survival of Vietnam as a country in light of the cowardice
and dictatorial ways of the communist Vietnamese government and the invasion by
communist China. Please give your opinion. Thank you.

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Chính Cộng sản Việt Nam đã thành công trong việc chống lại xâm lược của Trung Quốc tại
biên giới Việt Trung vào năm 1979. Câu hỏi của bạn tốt nhất nên đặt ở góc độ so sánh: các
nước khác nằm ở biên giới Trung Quốc đang làm gì? Thái Lan từ chối đặt vấn đề Biển Đông
vì sự làm mất lòng Trung Quốc. Phi Luật Tân thì lúc nóng lúc lạnh, và không chịu hiện đại
hóa quân sự của mình. Phi Luật Tân hy vọng sẽ được Hoa Kỳ hay Trung Quốc che chở để
tưởng thưởng cho hành vi phục tòng của mình. Nhà cầm quyền Campuchia hiện nay nhận
viện trợ lớn của Trung Quốc, trong khi vài thập niên trước đây Trung Quốc đã hỗ trợ Khmer
Đỏ! Tôi đồng ý rằng chính quyền Việt Nam hiện nay là một chế độ độc tài, nhưng tôi sẽ
không đồng ý là họ hèn nhát. Nếu Trung Quốc xâm lược Việt Nam ngày hôm nay, họ sẽ phải
chịu các cuộc chiến tranh kéo dài tương tự như kẻ ngọai xâm của Việt Nam trước đó gặp
phải. Và Việt Nam cuối cùng sẽ thắng thế. Nếu một kịch bản như thế xảy ra đảng cộng sản
có thể sẽ được điểm tốt khi Việt Nam thắng trận.

ANSWER: It was communist Vietnam that successfully resisted China’s invasion of its
border area in 1979. Your question is best put in comparative perspective: what are other
countries on China’s periphery doing? Thailand refused to raise the South China Sea issue
for fear of alienating China. The Philippines blows hot and cold and refused to modernize its
military. It expects a free ride from the United States and/or for China to reward its
compliant behavior. Cambodia’s regime is now accepting large amounts of Chinese aid,
while decades ago China was supporting the Khmer Rouge! I agree that Vietnam today is
dictatorial but I would not agree it is cowardly. If China invaded Vietnam today it would be
subject to the same protracted warfare that previous foreign aggressors encountered. And
Vietnam would ultimately prevail. If such a scenario occurred the communist party could
take credit for Vietnam’s victory.

20. Hỏi:

Ai cũng biết Trung Quốc giầu lên là nhờ Mỹ giúp. Khi giúp Trung Quốc như vậy, chắc hẳn Mỹ
nghĩ rằng mình có thể kiểm soát được sức mạnh và tính tham lam của Trung Quốc. Nhưng
liệu rồi đây, Mỹ có giữ được khả năng đó không? Thưa SG Nguyễn Mạnh Hùng và GS Carl
Thayer. (Vui Hoàng)

Q: It’s common knowledge that the reason China has become so prosperous is because of
the help from the US . Apparently when helping China , the US believed that they can
control China ’s growth and ambition. But, in reality, is that something that the US can do?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

TQ trở nên giàu có hầu hết nhờ chính sách của chính họ. Mỹ trao đổi mậu dịch với TQ vì
quyền lợi của Mỹ chứ không phải vì quyền lợi của TQ.
21 
 

A: China has become wealthy mostly because of its own policy. The US trades with China
for its own interests not for China ’s interests.

21. Hỏi:

Giáo sư có nghĩ rằng VN hiện nay đang đứng giữa hai lằn đạn ( Hoa Kỳ và Trung Quốc), liệu
sách lược VN hôm nay trong thế chiến quốc sẽ như thế nào để giữ vững thế độc lập giữa hai
đại cường? Thành thật cám ơn GS. (Nguyễn Thứ Điệp)

Q: Between China and the US , do you think Vietnam is “between a rock and a hard place” ?
What should Vietnam ’s strategy be in order to maintain its sovereignty between 2 powerful
nations?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Đúng vậy, Việt Nam đang đứng ở thế tiến thoái lưỡng nan. TQ là đe dọa cho chủ quyền và
sự toàn vẹn lãnh thổ của VN, trong khi theo quan điểm của các lãnh tụ cộng sản, Hoa Kỳ là
mối đe dọa “diễn tiến hòa bình”. TQ là một mối đe dọa đối với chủ quyền VN, còn Mỹ được
nhận thấy như là mối đe dọa đối với sự tồn vong của chế độ CS.

Về câu hỏi thứ hai, xin xem câu trả lời của tôi đáp lại câu hỏi của Ô. Phuc Do

A: Yes, Vietnam is between a rock and a hard place. China presents a threat to Vietnam ’s
sovereignty and territorial integrity while, form Vietnamese leaders’ point of view, the US
represents the threat of “peaceful evolution.” China is a threat to Vietnam ’s sovereignty,
the US is a perceived threat to the survival of the communist regime.

For your second question, please see my answer to Mr. Phuc Do’s question.

22. Hỏi:

Các ông không cần đa đảng nhưng dân VN cần thì sao? Xin giáo sư cho ý kiến. (Hùng)

Q: The US may not need a multi-party regime, but Vietnam may need it. What do you
think?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Hoa Kỳ hoan nghênh một hệ thống lưỡng đảng ở VN. Nếu điều này xảy ra, quan hệ Mỹ Việt
sẽ thắt chặt hơn.

The US would welcome a two-party system in Vietnam . If this happened, it would solidify
US-Vietnam relations.
22 
 

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Thuở lập quốc, tiền nhân của Hoa Kỳ không hề mưu tính đến một hệ thống lưỡng đảng mà
nó tự tiến hóa một cách tự nhiên. Khía cạnh quan trọng của hệ thống Hoa Kỳ là người dân
có thể loại bỏ đảng cầm quyền một cách ôn hòa bằng lá phiếu, và khi một đảng nắm quyền,
hệ thống kiểm soát và cân bằng của Mỹ bắt đầu hoạt động. Quyền lực được phân phối đồng
đều giữa các ngành Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp. Hoa Kỳ ngày nay sẽ không là Hợp
Chủng Quốc nếu thiếu vắng hệ thống lưỡng đảng.
Chính trị đa nguyên rồi ra sẽ phát triển ở Việt Nam . Khi kinh tế phát triển, các phe nhóm
khác nhau trong xã hội sẽ có những quyền lợi riêng. Điều khó là tiến trình chuyển tiếp từ
một chế độ độc đảng sang đa đảng sẽ xảy ra như thế nào. Một đảng chống đối sẽ vươn lên
từ một nền tảng vững chắc, hay Đảng CS VN có thể tự phát triển thành các cánh khác nhau,
một tiến bộ và một bảo thủ. GS Samuel Huntington thuộc trường ĐH Havard, trong cuốn
sách nhan đề “The Third Wave,” đề ra ba mô hình dân chủ rộng rãi: (1) kẻ xuất sắc trong
giới cầm quyền sẽ là người lãnh đạo; (2) phe chống đối nắm quyền lực; và (3) các phần tử
xuất sắc kết hợp với phần tử chống đối mang lại sự thay đổi. Theo quan điểm của tôi, 1 và 3
thích hợp với VN hơn cả.
ANSWER: The US two-party system was not envisaged by the Founding Fathers but
evolved naturally. The important feature of the US system is that the citizens can remove
the party in power peacefully through the ballot box, and when a party is in power the
American system of checks and balances operates. Power is dispersed between Executive,
Legislative and Judicial branches. The US today would not be the United States without its
two party system.
Political pluralism will inevitably develop in Vietnam . And as the economy develops,
different groups in society will have different interests. The difficulty is how the process of
transition from a single party to a multi-party regime will take place. An opposition party
could emerge with firm roots, or the Vietnam Communist Party could develop separate
wings, one progress the other conservative. Harvard Professor Samuel Huntington, in his
book The Third Wave, sets out three broad patterns of democratization: (1) elites in power
take the lead; (2) the opposition takes power; and (3) elements of the elite join with
elements of the opposition to bring about change. In my opinion 1 and 3 are the most likely
scenarios for Vietnam

23. Hỏi:

Liệu sự xụp đổ của chế độ cộng sản là có thể hay chế độ này sẽ còn cầm quyền lâu dài?
Cám ơn Giáo sư, chúc Giáo sư năm mới sức khỏe dồi dào. (Chân Nguyễn)

Q: Will the collapse of communism in Vietnam be possible, or will this (communist) regime
be able to hold on to its power in the years to come?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Điều ấy có thể xảy ra nhưng không ai có thể nói được khi nào điều ấy sẽ xảy ra. Điều chắc
23 
 

chắn là: chính trị Việt Nam phải thay đổi để thích nghi với thay đổi kinh tế lẫn xã hội, và
điều này đang xảy ra. Tôi cũng xin gởi lời chúc mừng năm mới đến ông.

A: It is possible. Nobody can predict exactly when that will happen. One thing is certain:
Vietnamese politics must change to accommodate economic and social changes, and it is
changing. Happy New Year to you, too.

24. Hỏi:

Việt Nam sẽ đi dây giữa Trung Cộng và Mỹ bao lâu? Chiến tranh Việt Trung có thể xảy ra
trong vòng 10 năm nữa hay không và có thể tránh được không? Nếu xảy ra thì VN có thể
thắng cuộc chiến đó không? (Dzung Vu)

Q: How long will Vietnam continue to “walk a line” between US and China ? Will there be a
war between China and Vietnam in the next ten years? Is that something that can be
avoided, and if not, can Vietnam win that war?

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Càng lâu càng tốt.

Theo tôi nghĩ, cuộc chiến tranh giữa VN với TQ khó thể xảy ra. Nhưng một cuộc đụng độ
nhỏ thì có thể. Việt Nam không thể một mình chống đỡ thành công trong một cuộc chiến với
TQ.

A: As long as possible.

A war between Vietnam and China is not likely, in my opinion. A small, brief skirmish is
possible. Vietnam cannot win a war with China alone.

25. Hỏi:

Nếu Việt Cộng chịu bảo vệ quyền lợi của Việt Nam chống Trung Quốc cũng như VNCH làm
năm 1973, Hoa Kỳ có im lặng đứng xem như lần trước? Hay có phản ứng gì khác từ phía
Hoa Kỳ? Tại sao khác phản ứng lần trước (1973)? (Nguyễn Nội)

Q: If the Viet Cong were willing to defend the Vietnam’s interest against China just like the
Republic of South VietNam did in 1973, would USA just quietly stand by and watch like last
time ? or what kind of reaction would there be from USA ? why different reaction from last
time (1973) ?

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Trong thời gian hiện tại, cơ hội Hoa Kỳ can thiệp quân sự vào xung đột giữa Việt Nam và
Trung Quốc rất thấp. Hoa Kỳ sẽ huy động cộng đồng quốc tế để tạo áp lực lên những bên
tham chiến để chấm dứt chiến tranh. Nhưng điều đó phụ thuộc vào nguyên nhân của cuộc
xung đột và ai là người gây chiến. đã được và những người gây nên nó. Nếu Trung Quốc là
24 
 

kẻ gây hấn, Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Việt Nam tình báo cần thiết, và Hải quân Mỹ có thể
ngăn chặn các tàu Trung Quốc đi vào khu vực xung đột.

ANSWER: The United States is highly unlikely to intervene military in a conflict between
Vietnam and China today. The United States would mobilize the international community to
bring pressure on the belligerents to cease hostilities. But first it depends on what the cause
of the conflict was and who provoked it. If China was the aggressor the US might provide
Vietnam with appropriate intelligence. And the US Navy might deter Chinese ships from
entering the conflict zone.

26. Hỏi:

Khả năng thật của vũ khí hạt nhân Trung Quốc là gì? Thí dụ, có thể nào phá hủy hết các
thành phố lớn của Nhật trong 24 giờ, …, vũ khí này có thể phá hủy tới bao nhiêu và bao xa?
(Nguyễn Nội)

What is the real capability of China’s nuclear weapon ? For example, can it destroy all major
Japan’s cities in 24 hours, …, how far and how much can it destroy ?

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Hiện Trung Quốc có khỏang 20 đầu đạn hạt nhân, hay nhiều hơn. Không có quốc gia nào
trên thế giới hiện đại có thể tồn tại nếu hai mươi thành phố lớn nhất của nó bị vũ khí hạt
nhân phá hủy. Nếu Trung Quốc sử dụng vũ khí hạt nhân để đánh Nhật Bản, nó có thể sẽ bị
Hoa Kỳ trả đũa. Kịch bản này đặt trên giả sử là Trung Quốc ra tay đột ngột và không cảnh
báo. Trên thực tế, sự suy thoái dần dà của quan hệ song phương sẽ là một cảnh báo cho
Nhật Bản. Nhật Bản có khả năng phát triển vũ khí hạt nhân chỉ trong vòng vài tháng. Trong
một cuộc chiến tranh hạt nhân, không có người chiến thắng.

ANSWER: China may possess something of the order of 20 or more nuclear warheads.
There is no modern country in the world today that could survive if twenty of its largest
cities were destroyed by nuclear weapons. If China used nuclear weapons against Japan it
would likely suffer retaliation from the United States. The above scenario presupposes China
acted suddenly and without warning. It is more likely that the deterioration of bilateral
relations would provide Japan with warning time. Japan can in a matter of months develop
nuclear weapons. There are no winners in a nuclear war.

27. Hỏi:

Giả sử Nam Hàn có thể và đồng ý hợp nhất với Bắc Hàn về kinh tế, nếu Trung Quốc bán
đứng Bắc Hàn (như Mỹ đã làm với Nam Việt Nam) và bảo đảm quyền tự do đi lại ở biển Nam
Trung Hoa cho Hoa Kỳ, Nhật và Hàn Quốc, và đổi lại Hoa Kỳ sẽ để cho Trung Quốc toàn
quyền điều khiển tài nguyên ở biển Nam Trung Hoa và Việt Nam, thì Hoa Kỳ có đồng ý đề
nghị này không? (Nguyễn Nội)

Q: Assuming that South Korea is able and willing to absorb North Korea economically, if
China proposed to sell off North Korea (just like American did to South Viet-Nam) and
guarantee the free passage in South China sea to USA, Japan and Korea, in return USA
would let China control fully the resources of South China sea and VietNam, would USA buy
this proposal ?
25 
 

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Trung Quốc sẽ ở vào một vị trí suy yếu đi nhiều nếu Hàn Quốc đã được thống nhất như một
quốc gia đồng minh thân Mỹ. Trung Quốc không thể cấp quyền đi lại qua Biển Đông một
cách miễn phí, vì nó không thể kiểm soát sự chuyển động của tầu hải quân Mỹ và hải quân
của đồng minh. Tất cả các nguồn tài nguyên tại Biển Đông không cũng không đáng đánh đổi
cho một Hàn Quốc thống nhất thân Mỹ. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục nhấn mạnh rằng vùng biển quốc
tế là tài sản chung của toàn cầu mà mọi quốc gia phải được hưởng.

ANSWER: China would be in a much weakened position if Korean were unified under a pro-
American ally. China is in no position to grant free passage to the South China Sea because
it cannot control the movement of US and allied naval vessels. All the supposed resources in
the South China Sea are not worth a unified pro-American Korea (the Germany of East
Asia). The US would continue to insist that international waters are part of the global
commons to be enjoyed by all nations.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

Đây là câu hỏi có tính cách giả thuyết. Tôi không tin tương lai sẽ diễn tiến theo một cách
đơn giản như vậy.

This is a hypothetical question. I doubt that future development will take place in such a
simplistic manner.

28. Hỏi:

1) Có tin đồn từ Wikileaks là Việt Nam xin Trung Quốc cho là một nước tự trị dưới sự chỉ đạo
của Trung Quốc. Có thật không?

2) Nếu Trung Quốc tấn công Việt Nam, Mỹ có giúp?

3)ASEAN dường như không xứng nổi với Trung Quốc về quân sự, vậy ASEAN phải làm gì để
đối phó với Trung Quốc trong trường hợp một nước ASEAN bị Trung Quốc tấn công? (Jon
Lương)

Q:

1) There is a rumor from Wikileaks that Vietnam requested China to become an autonomous
country under China’s direction. Is it true?
2) If China attacks Vietnam, America will help?
3) ASEAN seems no match to China in term of military, what should ASEAN do to cope with
China in case 1 among ASEAN countries being attacked by China?

Giáo sư Carl Thayer trả lời:

Tôi chưa được nghe tin đồn này. Tôi sẽ cần phải xem chi tiết và thời điểm mà tin đồn này
nói tới. Tổng thống Roosevelt đã đề nghị với ông Tưởng Giới Thạch là cho ông quyền kiểm
soát đối với Việt Nam, và ông ta đã từ chối một cách khôn ngoan.

Đối với phần 2 của câu hỏi, câu trả lời còn tùy vào nguyên nhân gây ra chiến sự và ai là
26 
 

người đã có lỗi. Nếu Trung Quốc là kẻ xâm lược Mỹ sẽ huy động cộng đồng quốc tế để áp
dụng hình thức xử phạt thích hợp và làm áp lực chấm dứt chiến sự cũng như tìm cách đưa
đến một thỏa thụân. Mỹ có thể cung cấp thông tin tình báo kịp thời hoặc thậm chí thiết bị
quân sự cho Việt Nam. Mỹ có thể cũng huy động tàu của mình để ngăn chặn các tàu Trung
Quốc đi vào khu vực chiến tranh. Mỹ sẽ kỳ vọng Việt Nam phải tự vệ trước.

Việt Nam không phải một đồng minh có hiệp ước của Mỹ và do đó không có quyền kêu gọi
hỗ trợ của quân đội Mỹ.

Đối với phần 3: ASEAN yếu về mặt quân sự bởi vì nó không có một lãnh đạo chung. Nếu các
thành viên chủ chốt, đang là đồng minh Hoa Kỳ hay đối tác chiến lược của ASEAN bị Trung
Quốc tấn công, Hoa Kỳ sẽ can thiệp quân sự với liên minh của các khu vực quy định. Nếu
ASEAN bị tấn công gần như cả thế giới sẽ áp dụng các biện pháp phong tỏa để trừng phạt
về Trung Quốc. Giao thương sẽ bị phá vỡ. Trung Quốc sẽ phải trả giá khủng khiếp và mất đi
nhiều thành quả phát triển của nhiều thập niên. Hành động như thế sẽ mang được lợi gì cho
Trung Quốc? Hiện giờ nhiều nướcc ASEAN đã đang thân với Trung Quốc.

ANSWER: I have not heard the rumour. I would need to see the details and what historical
period was being referred to. It was President Roosevelt who offered Chiang Kai-shek
control over Vietnam and he wisely declined.

As for part 2, it depends on the cause of hostilities and who was to blame. If China was the
aggressor the US would mobilize the international community to adopt appropriate
sanctions and to press for an end to hostilities and a negotiated settlement. The US might
provide timely intelligence or even military equipment to Vietnam. The US might also
station its ships so as to prevent Chinese ships from entering the war zone. The US would
look to Vietnam to defend itself in the first instance. Vietnam is not a treaty ally of the US
and therefore has no call on US military support.

As for part 3: ASEAN is weak militarily because it does not have a joint operational
command. If key members of ASEAN who are US allies or strategic partners were attacked
by China, the US would intervene militarily with a coalition of other regional stated. If
ASEAN were attacked nearly the whole world would apply sanctions on China. Trade would
be disrupted. China would pay a terrible price and forfeit decades of development. What
could China possible gain by such actions? Many ASEAN countries are already close to
China.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng trả lời:

1.Tôi không thấy có bằng chứng nào chứng tỏ lời đồn đại đó là sự thật.

2. Xin xem câu trả lời của tôi cho câu hỏi của ông Nguyễn Giao

3. Trong trường hợp hiện nay thì ASEAN không làm được gì nhiều.

A:
27 
 

1) I have no evidence that such rumor is a correct description of fact.


2) I have answered this question to Mr. Nguyen Giao.
3) Under the present circumstances, not much.

29. Hỏi:

Biết rằng cũng 4 khuôn mặt cũ sẽ đến từ Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam sắp chấm dứt, có
hy vọng nào cho tương lai? Tôi không có hy vọng nào cả và sẽ phải quên đi lời phân tích và
tiên đoán năm 2005 của Goldman Sach là Việt Nam sẽ là một trong số 11 kế tiếp. (Larry
Dinh)

Given the same 4 old faces coming from the Vietnam's Communist Party Congress which
will be ended soon, Is there any hope in the future ? I have no hope at all and certainly I
should forget Goldman Sach's 2005 analysis and prediction that VN will be one of the NEXT
ELEVEN.

Trả lời của GS Thayer

Thật ra Việt Nam đã thực hiện một quá trình thay đổi theo từng thế hệ kể từ đại hội đảng
thứ Năm vào tháng Ba năm 1982. Giờ thì việc một phần ba hay nhiều hơn thành viên của
các Ủy ban Trung Ương về nghỉ hưu, và số người về hưu của Bộ Chính Trị còn nhiều hơn đã
trở thành thông lệ. Các nhà lãnh đạo chỉ được tại chức tối đa hai nhiệm kỳ và phải - với một
ngoại lệ nhỏ - nghỉ hưu ở tuổi 65. Tôi năm nay đã 65 tuổi, nhưng vẩn thấy mình còn nhiều
sức để phụng sự. Những 'gương mặt cũ', gọi theo cách của bạn, đã mở cửa đưa Việt Nam
vào nền kinh tế toàn cầu , và tạo một tỷ lệ tăng trưởng sản xuất trung bình khoảng 7% một
năm trong thập niên qua. Trong khi 5 người đương nhiệm trong Bộ Chính trị sẽ đảm nhiệm
những chức vụ cao nhất của nhà nước và đảng, 5 hoặc 6 người mới sẽ gia nhập Bộ Chính
trị. Việt Nam có tiềm năng để trở thành một quyền lực quan trọng bậc vừa. Trong cuộc hội
thảo mỗi 4 năm, bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã đưa ra tín hiệu là Việt Nam và Indonesia và
Malaysia là những đối tác chiến lược có tiềm năng.

ANSWER: In fact Vietnam has been carrying out a phased process of generational change
since the 5th party congress in March 1982. It is now routine that up to a third or more of
Central Committee members will retire and even more members of the Politburo. Leaders
are given a limit of two terms in office and must – with a small exception – retire at 65. I
am 65 and still feel I have much to offer. The “old faces” as you call them have opened
Vietnam to the global economy and produced growth rates averaging about 7% for the last
decade. While five incumbents on the Politburo will assume the highest state and party
offices, 5 or 6 new persons will join the Politburo. Vietnam has the potential to become an
important middle power. The US Defense Department in its Quadrennial Defense Review
has signaled out Vietnam along with Indonesia and Malaysia as a potential strategic partner.

* Phần trả lời đang tiếp tục được cập nhật


28 
 

Người Việt Online hân hạnh làm cầu nối giữa độc giả Việt Nam và 2 giáo sư hàng
đầu về vấn đề Việt Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc: Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng và
Giáo Sư Carl Thayer.
Cuộc phỏng vấn trực tuyến sẽ có sự tham gia cùng lúc của hai vị giáo sư, một ở Hoa Kỳ,
một ở Úc Châu. Đề tài phỏng vấn xoay quanh chủ đề “Việt Nam trong thế tương quan Hoa
Kỳ - Trung Quốc.”

Phần trả lời của 2 diễn giả, kéo dài 1 giờ đồng hồ, được trình bày bằng cả 2 ngôn ngữ, Anh
và Việt (phần Việt ngữ do Người Việt chịu trách nhiệm chuyển dịch).

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng

Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng trước năm 1975 tốt nghiệp đại học luật khoa Sài Gòn, sau đó
du học tại Hoa Kỳ, lấy bằng tiến sĩ về Bang Giao Quốc Tế tại đại học Virginia.

GS. Nguyễn Mạnh Hùng. (Hình: Đinh Quát/Người Việt)

Sau đó, ông trở về Việt Nam, từng đảm nhiệm vị trí Thứ Trưởng Kế Hoạch của Việt Nam
Cộng Hòa.

Hiên Giáo Sư Nguyễn Mạnh Hùng giảng dạy môn Chính Trị Học và Bang Giao Quốc Tế, đồng
thời là giám đốc Chương Trình Nghiên Cứu Đông Dương tại đại học George Mason, Virginia.

Giáo sư Carl Thayer

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu quân sự, hiện giữ vị trí Giám Đốc Diễn Đàn
Nghiên Cứu Quốc Phòng (Defense Studies Forum), Học Viện Quốc Phòng tại đại học New
South Wales, Canberra, Úc.
29 
 

GS. Carl Thayer. (Hình: HoangDinhNam/AFP/Getty Images)

Ông từng nhiều lần đến Việt Nam tham dự nhiều hội thảo, nghiên cứu, và là tác giả của gần
400 bài viết nghiên cứu tình hình chính trị của các quốc gia ở Châu Á - Thái Bình Dương,
trong đó có Việt Nam.

Một trong những công trình nghiên cứu của ông trong 4 thập niên qua là vấn đề Biển Đông.

You might also like