You are on page 1of 26

1

Thayer In the Media July 2020

Highlights
Interviews: 34
Trending: South China Sea dispute (9), US policy change on South China Sea (7), 25th
anniversary of Vietnam’s joining ASEAN (5), Australia’s policy change on South China Sea (3)
Other stories: ASEAN and COVID-19, Cambodia and China’s Belt and Road Initiative, 25th
anniversary of US-Vietnam normalization

Extended interviews with: BBC Vietnamese Service, Dân Trí (Intellectual), Vietnam News
Agency/Vietnam Plus, Voice of Vietnam, Zing News
Radio interviews: National Public Radio (US), Radio Free Asia Vietnamese Service (2), Voice
of America (2), Voice of America Vietnamese Service, Voice of Vietnam (5)
Media interviews: Pravda (Prague), South China Morning Post (4), VnExpress, Zing News (3)
News Agencies: Associated Press, Viet Nam News Agency (2)
Television (Vietnam): Vietnam Television International VTV4
Interviews with Vietnamese Media: Lao Động Online (Worker or Labourer) [2], Người Lao
Động (Worker), Quân Đội Nhân Dân (People’s Army), Tiên Phong (Pioneers) [5], Tuổi Trẻ
Online (Youth) [2]
Cited in: Asia Times, Brinkwire, CNN Philippines, EFE News Service, New Delhi Times, New
Straits Times, Southeast Asia Globe, US-China Today, USC US-China Institute, VietNamNet
Bridge (2), Viet Nam News

THÔNG ĐIỆP RÕ RÀNG TỪ ĐỘNG THÁI CỦA MỸ TRÊN BIỂN ĐÔNG


Clear Message on American Motivation in the East Sea
“Cuộc tập trận của hai tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông gửi thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc: Mỹ
có thể đột xuất tập trung lực lượng hải quân, không quân ở Biển Đông".
Đó là chia sẻ với Zing của giáo sư Carl Thayer tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc
phòng Australia [Professor Carl Thayer, University of New South Wales, Australian Defence
Force Academy]…
Sự triển khai này phản ánh rõ ràng Chiến lược Quốc phòng của Mỹ (2018), theo đó các lực
lượng quân sự Mỹ được chỉ thị thống nhất về mặt chiến lược nhưng bất ngờ về hành động,
giáo sư Thayer cho hay.
“Năm 2020, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã thực hiện ba mũi nhọn riêng biệt
theo chỉ thị này. Thứ nhất, tăng cường sự hiện diện và các cuộc tuần tra của Hải quân Mỹ ở
Biển Đông và eo biển Đài Loan. Thứ hai, Hải quân Mỹ gia tăng số cuộc tuần tra tự do hàng hải
ở Biển Đông. Thứ ba, Không quân Mỹ điều chỉnh các cuộc tuần tra hiện diện máy bay ném
bom liên tục bằng cách rút các máy bay ném bom chiến lược B-52 từ Guam và thay thế chúng
2

bằng các máy bay ném bom tàng hình B-1. Các máy bay ném bom Mỹ từ Guam, Diego Garcia
ở Ấn Độ Dương và từ các sứ mệnh bay từ lục địa Mỹ tới Biển Đông. Các cuộc tuần tra hiện
diện máy bay ném bom liên tục là một phần của chương trình toàn cầu”, chuyên gia Australia
nói với Zing…
“Để gia tăng khả năng hoạt động không thể đoán định, Không quân Mỹ đã điều máy bay ném
bom chiến lược B-52 từ căn cứ không quân Barksdale ở Louisiana, miền Nam nước Mỹ, bay
đến Biển Đông tham gia các hoạt động trên biển với Lực lượng Tấn công Tàu sân bay Nimitz”,
ông Thayer đánh giá.
Động thái hiếm thấy
Theo ông Thayer, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) đã hoàn toàn khôi phục hoạt
động sau khi cập cảng để xử lý ổ dịch Covid-19 trên tàu hồi tháng trước, và Mỹ đang chứng
tỏ rằng bất chấp virus corona, họ có thể triển khai lực lượng quân sự đáng kể ở Biển Đông…
Nhận định về mục đích trên hết của cuộc tập trận, ông Thayer nói với Zing: “Cuộc tập trận của
Mỹ ở Biển Đông gửi thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc rằng Mỹ có thể đột xuất tập trung lực
lượng hải quân và không quân ở Biển Đông có năng lực tấn công tầm xa. Giới chức Mỹ cũng
nói rằng các cuộc tập trận hải quân này ủng hộ một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và
rộng mở”.
Đỗ Quyên, Zing News, July 10, 2020
https://zingnews.vn/thong-diep-ro-rang-tu-dong-thai-cua-my-tren-bien-dong-
post1105054.html

Quan hệ Việt - Mỹ 'đang mang tầm Đối tác Chiến lược'


Vietnam-US relations 'are a Strategic Partnership'
Là người quan sát hợp tác Việt - Mỹ lâu năm, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng
Australia, Đại học New South Wales [Professor Carl Thayer, Australian Defence Force
Academy, University of New South Wales], cho rằng thành quả lớn nhất của hai nước đến nay
là thiết lập được khuôn khổ Đối tác Toàn diện từ năm 2013.
"Khuôn khổ này bao trùm 9 lĩnh vực hợp tác và mở ra cơ chế họp ngoại trưởng hàng năm để
đánh giá tiến triển và đưa ra các mục tiêu mới", Thayer nói…
Là người quan sát hợp tác Việt - Mỹ lâu năm, Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng
Australia, Đại học New South Wales, cho rằng thành quả lớn nhất của hai nước đến nay là
thiết lập được khuôn khổ Đối tác Toàn diện từ năm 2013.
"Khuôn khổ này bao trùm 9 lĩnh vực hợp tác và mở ra cơ chế họp ngoại trưởng hàng năm để
đánh giá tiến triển và đưa ra các mục tiêu mới", Thayer nói…
Giáo sư Thayer cho biết ở phạm vi lớn hơn, các tài liệu chính về quốc phòng - an ninh được
chính quyền Trump phê chuẩn như Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ, Chiến lược Quốc phòng
quốc gia Mỹ và Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đều coi Việt Nam là đối tác chiến
lược ưu tiên ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Mỹ đã tăng cường hỗ trợ Việt Nam
để nâng cao năng lực và nhận thức để góp phần bảo đảm an ninh trên biển. Về phía mình,
Việt Nam ủng hộ các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải và đóng góp của hải quân Mỹ với hòa
bình, ổn định và an ninh khu vực.
3

"Chính các hành động của Trung Quốc đã khiến lợi ích chiến lược của các nước trở nên tương
đồng trong việc duy trì ổn định và hoà bình trên biển ở Đông Nam Á", giáo sư Thayer nói…
Giáo sư Thayer đánh giá Việt Nam đã nỗ lực để tránh chọn bên bằng 4 phương cách chính.
Theo đó, Hà Nội thông qua các chính sách đối nội và đối ngoại giúp tăng cường sự ổn định
của hệ thống chính trị và thống nhất quốc gia. Việt Nam dần trở nên tự lực trong quốc phòng,
thông qua hiện đại hoá lực lượng vũ trang…
Theo Thayer, dù Tổng thống Mỹ tiếp theo là Trump hay ứng viên Joe Biden của đảng Dân chủ,
Mỹ sẽ vẫn tiếp tục coi Việt Nam là một đối tác chiến lược quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương
- Thái Bình Dương, trong bối cảnh Washington sẽ tăng cường nỗ lực để giữ cho Biển Đông
"mở và tự do".
VietAnh, VietNam Express, July 12, 2020
https://vnexpress.net/quan-he-viet-my-dang-mang-tam-doi-tac-chien-luoc-4128835.html

Politics: Prof. Carl Thayer Expects Vietnam, U.S. to Soon Discuss Higher Relations
Professor Carl Thayer from the University of New South Wales and Director of Thayer
Consultancy expected that Vietnam and the United States would resume discussion on
enhancing the comprehensive bilateral ties and would reach a deal on strategic ties in 2021...
Vietnam News Brief Service, Viet Nam News, 13 July 2020.
Dow Jones Factiva Document VIETNB0020200713eg7d0000t

How Discovery of Fresh Water Bolsters China Claims in Disputed Sea


TAIPEI, TAIWAN - Discovery of a rare freshwater reserve under one of its land holdings in a
widely disputed sea gives China a boost in occupying the islet and offers it a new defense for
its sovereignty claims if they land in international court.
“It doesn’t change the balance of power in the region,” said Carl Thayer, Southeast Asia-
specialized emeritus professor at the University of New South Wales in Australia. “It doesn’t
give China a stronger leg up in any aspect. You could catch rainwater and store it and treat it
and drink it, if you have the space.”
Ralph Jennings, Voice of America, July 13, 2020
https://www.voanews.com/east-asia-pacific/how-discovery-fresh-water-bolsters-china-
claims-disputed-sea
Reprinted in
New Delhi Times, July 13, 2020
https://news.google.com/articles/CBMibWh0dHBzOi8vd3d3Lm5ld2RlbGhpdGltZXMuY29tL2
hvdy10aGUtZGlzY292ZXJ5LW9mLWZyZXNoLXdhdGVyLXdpbGwtYm9sc3Rlci1jaGluZXNlLWNs
YWltcy1pbi1hLWRpc3B1dGVkLXNlYS_SAQA?hl=en-AU&gl=AU&ceid=AU%3Aen
VOA Khmer, July 14, 2020
Dow Jones Factiva, Document WC68024020200713eg7d00002
GlobalSecurity.org, July 14, 2020.
4

Dow Jones Factiva, Document WC63230020200714eg7e0000j


ASEAN takes position vs China’s vast historical sea claims
Southeast Asian leaders said a 1982 U.N. oceans treaty should be the basis of sovereign rights
and entitlements in the South China Sea, in one of their strongest remarks opposing China´s
claim to virtually the entire disputed waters on historical grounds…
Chinese officials did not immediately comment on the statement, but three Southeast Asian
diplomats told The Associated Press that it marked a significant strengthening of the regional
bloc´s assertion of the rule of law in a disputed region that has long been regarded as an Asian
flash point. They spoke on condition of anonymity due to a lack of authority to speak publicly.
“This is a rebuke of the basis of China´s claims,” said Carl Thayer, a prominent South China
Sea analyst. He said the statement represented “a significant shift in ASEAN´s rhetoric.”
Brinkwire, July 14, 2020
https://en.brinkwire.com/news/asean-takes-position-vs-chinas-vast-historical-sea-claims/

Extension of South China Sea Code of Conduct deadline sought as pandemic disrupts ASEAN
meetings
Carl Thayer, a Southeast Asia regional specialist and Emeritus Professor at The University of
New South Wales, said ASEAN states and China are still on a stalemate on the geographic
scope of the code, among other contentious issues.
“That is unclear from the very beginning,” he said during a virtual conference organized by
Stratbase ADR Institute, adding that he is “not very optimistic” a Code of Conduct can be inked
by 2022.
Eimor Santos, CNN Philippines, July 14, 2020
https://cnnphilippines.com/news/2020/7/14/ASEAN-China-Code-of-Conduct-South-China-
Sea.html

Về phán quyết biển Đông: Philippines ra tuyên bố mạnh mẽ nhất


Regarding the decision on the East Sea: The Philippines made the strongest statement
TP -Phủ nhận yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, GS Carlyle Thayer (ĐH New South Wales, Học viện Quốc
phòng Úc) [Professor Carl Thayer, University of New South Wales, Australian Defence Force
Academy]… nhận định, tuyên bố của chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 mới đây có
một yếu tố rất mới. Đó là ASEAN công khai phủ nhận yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch
sử của nước này trên biển Đông. Tuyên bố chủ tịch thể hiện sự tái khẳng định mạnh mẽ về
tầm quan trọng của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. Các tuyên bố của ASEAN trước
đây có đề cập luật pháp quốc tế, UNCLOS, nhưng tuyên bố chủ tịch lần này nói rất rõ ràng
rằng: UNCLOS 1982 là cơ sở, nền tảng để xác định quyền lợi biển, quyền chủ quyền, tài phán
và lợi ích hợp pháp tại các vùng biển, cũng như định ra khuôn khổ pháp lý mà tất cả hoạt động
trên biển, trên đại dương phải tiến hành trong khuôn khổ pháp lý đó.
5

Ngoài ra, tuyên bố chủ tịch năm nay cũng đề cập UNCLOS trong phần đàm phán về Bộ quy tắc
ứng xử ở biển Đông (COC): “Chúng tôi được khuyến khích bởi tiến bộ đàm phán thực chất về
việc sớm hoàn tất COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS
1982”. Tuyên bố chủ tịch năm ngoái viết: “Chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh tiến bộ đàm phán
thực chất về việc sớm hoàn tất COC hiệu quả, thực chất với khung thời gian 2 bên cùng nhất
trí”, GS Thayer cho biết…
BÌNH GIANG - THÁI AN, Tien Phong, July 14, 2020
https://www.tienphong.vn/the-gioi/ve-phan-quyet-bien-dong-philippines-ra-tuyen-bo-
manh-me-nhat-1687702.tpo

South China Sea becomes latest stage for US-China standoff


Dr. Carl Thayer, a Southeast Asia regional specialist and emeritus professor at the University
of New South Wales in Australia said Pompeo's statement was a continuation of Washington's
hardening stance against China on a number of issues, including the new…
EFE News Service, 15 July 2020
Dow Jones Factiva, Document WEFE000020200715eg7f0008h
Reprinted in
Latin American Herald Tribune, July 16, 2020
Dow Jones Factiva, Document WC71775020200716eg7g0000q

Vietnam, US may upgrade ties to strategic partnership next year: Carl Thayer
Next year will likely provide an opportune moment for Vietnam and the US to raise bilateral
relations to a strategic partnership, according to professor Carl Thayer, one of the leading
Vietnam experts.
Linh Pham, VietNamNet Bridge, July 15, 2020
Dow Jones Factiva Document WC48526020200715eg7f00001

SỨC NẶNG PHÁP LÝ MỚI TRONG THÔNG ĐIỆP MỸ CHỐNG TQ Ở BIỂN ĐÔNG
New Legal Strength in the US Statement Against China in the East Sea
Mỹ tăng sức nặng pháp lý trong lập trường phản đối sự bắt nạt và đe dọa của Trung Quốc với
các nước ở Đông Nam Á, vượt ra ngoài chuyện tự do hàng hải và hàng không.
Đó là nhận định với Zing của giáo sư Carl Thayer tại Đại học New South Wales, Học viện Quốc
phòng Australia [Professor Carl Thayer at the University of New South Wales, Australian
Defence Force Academy], về tuyên bố mới của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 13/7 bác
bỏ hầu hết yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Đây là tuyên bố mạnh mẽ nhất của Mỹ về Biển Đông vì Washington bước ra khỏi quan điểm
trước đây của mình là “không đứng về bên nào” trong tranh chấp trên biển, để đứng về phía
6

phán quyết của Tòa trọng tài PCA trong vụ kiện chống lại Trung Quốc (ở Biển Đông) do
Philippines khởi xướng (năm 2016)”, ông nói.
Bác bỏ hoàn toàn "đường chín đoạn" phi lý
Theo đánh giá của giáo sư Thayer, tuyên bố của ông Pompeo đánh dấu sự khởi đầu trong
chính sách đối ngoại của Mỹ, vượt ra khỏi chính sách trước đây, và gắn kết Washington với
các lập trường pháp lý của các nước duyên hải đã gửi Công hàm Ngoại giao (Note Verbales)
tới Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf - CLCS)
từ cuối năm 2019.
“Các nước ven biển đã gửi Công hàm Ngoại giao tới Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa gồm có
Malaysia, Philippines, Indonesia và Việt Nam. Riêng Brunei vẫn im lặng. Tất cả các bên này
nay đều đã ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài PCA bác bỏ yêu sách của Trung Quốc với
đường chín đoạn và gọi yêu sách này là hoàn toàn không có cơ sở về luật pháp quốc tế”…
Vì sao chọn thời điểm này?
Theo phân tích của giáo sư Thayer, về tính thời điểm, có bốn nguyên nhân cho những động
thái mạnh mẽ trên của Mỹ về Biển Đông.
Thứ nhất, đây là thời điểm đánh dấu 4 năm kể từ phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện
chống lại Trung Quốc về Biển Đông của Philippines.
Lý do thứ hai cho động thái mới nhất của Mỹ ở Biển Đông, là cũng như tuyên bố của Ngoại
trưởng Pompeo, điều này là để gắn kết lập trường của Mỹ với quyết định của Tòa Trọng tài
bác bỏ những yêu sách trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông.
Nguyên nhân thứ ba là để thêm sức nặng vào sự phản đối của Mỹ với những hành động bắt
nạt và đe dọa của Trung Quốc nhằm vào các nước ven biển ở Đông Nam Á, và sự phản đối
này của Washington nay đã vượt ra ngoài những tuyên bố bảo vệ tự do hàng hải và hàng
không được nhấn mạnh nhiều lần trước đó.
Thứ tư, tuyên bố của ông Pompeo đưa ra vào thời điểm này nhằm tăng cường luận điệu chống
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ nổi bật trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.
Đỗ Quyên, Zing News, July 17, 2020
https://zingnews.vn/thong-diep-ro-rang-tu-dong-thai-cua-my-tren-bien-dong-
post1105054.html

Úc tiếp tục ủng hộ tự do hàng hải, sát cánh với Mỹ


Australia continues to support freedom of navigation, and stands side by side with the US
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong mới đây, GS Carlyle Thayer (ĐH New South Wales, Học
viện Quốc phòng Úc) [Professor Carl Thayer, University of New South Wales, Australian
Defence Force Academy]… nói rằng, Úc coi biển Đông có tầm quan trọng rất cao về thương
mại, quốc phòng và ổn định địa chính trị. Ông cho biết, Hải quân Úc vừa tập trận với Hải quân
Mỹ ở biển Đông sau khi Hải quân Mỹ cử hai tàu tới phía đông Malaysia để giám sát tàu Hải
dương địa chất 4 của Trung Quốc.
Mỹ đã thay các máy bay ném bom B52 ở đảo Guam bằng máy bay tàng hình B2 hiện đại hơn
để duy trì hiện diện liên tục ở biển Đông, rồi tuần tra hàng hải liên tục, kể cả ở eo biển Đài
Loan. Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục phản ứng bằng cách chỉ trích Mỹ và đồng minh trên báo
7

chí, mạng xã hội; cho tàu, máy bay theo sát, thậm chí chĩa laser vào máy bay Mỹ, Úc; tăng
cường tập trận trên biển, GS Thayer nhận định. Theo ông, căng thẳng sẽ leo thang nhưng
không nghiêm trọng, không đến mức va chạm trực tiếp. Trung Quốc và Mỹ sẽ tập trung xử lý
các vấn đề liên quan đại dịch COVID-19, tình hình Hong Kong và chiến tranh thương mại…
BÌNH GIANG - THÁI AN, Tien Phong, July 17, 2020
https://www.tienphong.vn/the-gioi/uc-tiep-tuc-ung-ho-tu-do-hang-hai-sat-canh-voi-my-
1689388.tpo

Việt Nam phủ nhận 'Trung Quốc hoạt động ở biển Đông hơn 2.000 năm'
Vietnam denies 'China has been active in the East Sea for more than 2,000 years'
TP - Tín hiệu mới về COC [New Understanding of the Code of Conduct]
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong mới đây, GS Carlyle Thayer (ÐH New South Wales, Học
viện Quốc phòng Úc) [Professor Carl Thayer, University of New South Wales, Australian
Defence Force Academy]…, nhận định, ASEAN mới đây ngầm có ý kiến về kế hoạch hoàn tất
COC mà Trung Quốc đưa ra. “Ở đoạn 64 trong Tuyên bố của chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN
lần thứ 36, cụm từ “với khung thời gian hai bên cùng nhất trí” trong dự thảo đã bị xóa đi.
Trong các tuyên bố gần đây của ASEAN về biển Ðông, liên quan văn bản dự thảo đàm phán
duy nhất về COC (nhất trí hồi tháng 8/2018) luôn có cụm từ này”, GS Thayer cho biết. Ba năm
trước, các quan chức Trung Quốc, đặc biệt là ngoại trưởng nước này, đơn phương tuyên bố
là COC sẽ hoàn tất trong khung thời gian 3 năm, tức muộn nhất là 2021. “Giờ đây, ASEAN
đánh tín hiệu không nhất trí với hạn cuối 2021, mà một hạn cuối mới phải được hai bên bàn
thảo, ấn định với sự nhất trí của cả hai bên”, ông nhận định.
Tuyên bố của chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN năm ngoái viết: “Chúng tôi nhiệt liệt hoan
nghênh tiến bộ đàm phán thực chất về việc sớm hoàn tất COC hiệu quả, thực chất với khung
thời gian hai bên cùng nhất trí”. Tuyên bố năm nay viết: “Chúng tôi được khuyến khích bởi
tiến bộ đàm phán thực chất về việc sớm hoàn tất COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật
pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982”. Ngoài ra, tuyên bố chủ tịch năm ngoái viết: “Chúng
tôi cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn bộ DOC”,
còn tuyên bố năm nay thay “cũng tái khẳng định” bằng “nhấn mạnh”, chuyên gia Thayer cho
biết.
Thái An, Tien Phong, July 17, 2020
https://www.tienphong.vn/the-gioi/viet-nam-phu-nhan-trung-quoc-hoat-dong-o-bien-
dong-hon-2000-nam-1689373.tpo

Rosneft VN hủy hợp đồng với Noble trên Biển Đông: 'Sức ép từ Trung Quốc, nhưng bản
chất khác vụ Repsol'
Rosneft VN canceled the contract with Noble in the East Sea: 'Pressure from China, but
different in nature from the Repsol case'
Hậu quả nghiêm trọng?
Việt Nam đã tạo ra "một tiền lệ tồi tệ" từ vụ Repsol. Và nay vụ hủy hợp đồng với Noble đã
"đóng thêm một chiếc đinh lên cỗ quan tài trong nỗ lực phát triển nguồn trữ lượng khí ở khu
8

vực Bãi Tư Chính của Việt Nam", GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu Đông Nam Á[Proessor Carl
Thahyer a Southeast Asia specialist] kỳ cựu nói với BBC News Tiếng Việt từ Úc.
GS Carl Thayer lo ngại rằng ngành dầu khí Việt Nam không có đủ nguồn lực tài chính để tự
mình phát triển tại vùng biển quanh Bãi Tư Chính, trong khi các nhà đầu tư tiềm năng không
cảm thấy được khuyến khích bởi các hành động của Việt Nam. "Họ không được đảm bảo sẽ
gặt hái được gì nếu đầu tư dài hạn ở Việt Nam".
"Việt Nam cũng tổn thất vì để mất cơ hội tìm kiếm và phát triển các mỏ khí carbon," GS Carl
Thayer nói.
Bóng dáng TQ trong mọi quyết định dầu khí của VN ở Biển Đông
GS Carl Thayer cung cấp cho BBC News Tiếng Việt lịch sử can thiệp của Trung Quốc vào các
dự án dầu khí của Việt Nam như sau:
2012: Việt Nam ban hành Luật Biển. Đáp trả, Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC)
cho thăm dò dầu khí trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ), trong đó có vùng biển
gần Bãi Tư Chính, và kêu gọi các công ty nước ngoài đấu thầu hợp đồng thăm dò.
2017: Việt Nam phải tạm ngưng hoạt động thăm dò khai tác dầu của Repsol (Tây Ban Nha) tại
vùng biển gần Bãi Tư Chính sau khi Trung Quốc được cho là đe dọa.
2018: Việt Nam chính thức chấm dứt hợp đồng với Repsol.
2019: Trung Quốc đã đưa giàn khoan Hải Dương 8 tới khảo sát bên trong EEZ của Việt Nam,
đồng thời quấy rối giàn khoan dầu Hakuryu-5 (Nhật Bản) và quấy rối các tàu đang tiến hành
thăm dò Lô 06- 01 theo hợp đồng của Việt Nam với Rosneft (Nga).
2020: Tàu thăm dò Hải Dương 8 của Trung Quốc quay lại EEZ của Việt Nam vào tháng Sáu.
Tiếp đó vào tháng Bảy, tàu 5402 của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG) đã vào khu
vực mỏ khí Lan Đỏ thuộc Lô 06-01 để theo dõi hoạt động của nhà giàn tại mỏ khí Lan Tây. Bốn
ngày sau, có thông báo rằng hợp đồng của Noble Clyde Boudreaux với Việt Nam đã bị hủy bỏ.
Những hành động này của Trung Quốc là nhằm củng cố quan điểm: Bắc Kinh luôn phản đối
hoạt động của các công ty nước ngoài tại vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, GS Carl Thayer
cho hay.
Trong Văn bản Đàm phán Dự thảo Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông ASEAN-Trung Quốc tháng
8/2018, Trung Quốc nêu rõ, việc thăm dò và phát triển dầu khí tại vùng biển tranh chấp phải
được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa các quốc gia có quyền lợi trên Biển Đông, và sẽ
không được chấp nhận nếu hợp tác với các công ty từ các quốc gia ngoài khu vực.
"Nguy cơ cao là Trung Quốc sẽ không buông tha cho Việt Nam và Việt Nam sẽ bị tước nguồn
dự trữ năng lượng tiềm năng để thúc đẩy quá trình phục hồi sau COVID-19," GS Carl Thayer
nhận định.
Giải pháp nào?
GS Carl Thayer nhận định rằng cả Mỹ và Việt Nam đều có cùng quan điểm rằng Việt Nam có
quyền chủ quyền đối với tài nguyên biển, bao gồm các mỏ khí ở vùng biển gần Bãi Tư Chính
thuộc EEZ của Việt Nam. Cả Việt Nam và Mỹ đều phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Bãi Tư
Chính.
Thế nhưng, "bài phát biểu ủng hộ Việt Nam của ông Pompeo lại đến quá muộn vì Việt Nam
đã đưa ra quyết định của mình rồi," GS từ Úc nói với BBC News Tiếng Việt.
9

Thay vì trông chờ Mỹ, GS Carl Thayer chỉ ra rằng Việt Nam cần bắt đầu các cuộc thảo luận ở
hai cấp độ.
Thứ nhất, Việt Nam cần thảo luận với các quốc gia có quyền lợi ở Biển Đông về một quan
điểm chung trước Trung Quốc. Liên minh này sẽ hỗ trợ quan điểm mới của Mỹ.
Việt Nam cũng cần lên tiếng xem Hoa Kỳ đã chuẩn bị đưa ra hành động cụ thể nào, đơn
phương, hay hợp tác với Việt Nam, hay trong một liên minh các cường quốc hàng hải có cùng
chí hướng.
Thứ hai, Việt Nam cần thảo luận với Nga để xác định xem Rosneft Việt Nam có sẵn sàng tiếp
tục hoạt động ở Việt Nam hay không và nếu có thì Nga có gây áp lực ngoại giao lên Trung
Quốc để ngăn chặn hành vi quấy rối của họ trong Lô 06-01 hay không?
Mỹ Hằng, BBC News Tiếng Việt, July 17, 2020
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53426783

Nhiều quốc gia ủng hộ lập trường của Mỹ về Biển Đông


Many countries support the US position on the South China Sea
Hoan nghênh lập trường rõ ràng của Mỹ
Liên quan đến Tuyên bố lập trường của Mỹ về các yêu sách biển ở Biển Đông, Lao Động đã có
cuộc trao đổi với Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia [Professor Carl Thayer,
Australian Defence Force Academy]….
´Thưa Giáo sư, đâu là những điểm đáng chú ý trong Tuyên bố lập trường của Mỹ về các yêu
sách biển ở Biển Đông?
- Điểm đáng chú ý là Mỹ đã chuyển hướng đường lối chính sách tiêu chuẩn của mình ở Biển
Đông rằng “Mỹ không đứng về bên nào” liên quan đến các vấn đề tranh chấp chủ quyền. Mỹ
đã thay đổi lập trường để ủng hộ hoàn toàn phán quyết của Toà Trọng tài thường trực trong
vụ kiện của Philippines với Trung Quốc. Mỹ tuyên bố dứt khoát rằng “các yêu sách của Bắc
Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu khắp Biển Đông cũng như chiến dịch bắt
nạt của họ để giành quyền kiểm soát là hoàn toàn phi pháp”. Ngoại trưởng Mike Pompeo sau
đó nhấn mạnh, Mỹ bác bỏ toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng nước
quanh Bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), Bãi Luconia (ngoài khơi Malaysia), vùng nước thuộc
vùng đặc quyền kinh tế của Brunei, và Đảo Natuna Lớn (ngoài khơi Indonesia).
´ Tại sao Mỹ chọn thời điểm này để đưa ra tuyên bố?
- Có hai lý do vì sao Mỹ thực hiện thay đổi chính sách vào thời điểm này. Đầu tiên, chính quyền
của Tổng thống Donald Trump đang coi chính sách cứng rắn chống Trung Quốc một chủ đề
chính trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 năm nay. Mỹ trước đó đã chỉ trích chính
sách thương mại của Trung Quốc, cáo buộc Trung Quốc xử lý sai lầm đại dịch COVID-19, và
giờ là thẳng thừng lên án Trung Quốc bắt nạt và đe dọa các quốc gia duyên hải ở Biển Đông.
Lý do thứ hai là Mỹ đã quyết định tăng cường sự hiện diện của hải quân và không quân ở Biển
Đông thông qua việc tăng cường thực thi tự do hàng hải, hàng không. Điều này được minh
chứng bằng việc Mỹ phái hai tàu chiến đến vùng biển Malaysia để chống lại hoạt động của
một tàu khảo sát Trung Quốc, và bằng các cuộc diễn tập chung hôm 4.7 của hai nhóm tác
chiến tàu sân bay USS Ronald và USS Nimitz. Ngày 17.7, hai nhóm tàu này tiếp tục lần thứ hai
10

diễn tập trên Biển Đông. Tuyên bố ngày 13.7 của Ngoại trưởng Mike Pompeo được thiết kế
để củng cố lý do hợp lý cho các hành động của Mỹ, và để liên kết chặt chẽ hơn giữa Mỹ với
Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Indonesia.
´ Tuyên bố của Mỹ tác động tới khu vực như thế nào, thưa giáo sư?
- Một mặt, sự thay đổi trong chính sách của Mỹ nên được các quốc gia duyên hải ở Biển Đông
hoan nghênh, vì các nước này - ngoại trừ Brunei im lặng - đã bày tỏ quan điểm tương tự trong
các công hàm đệ trình về thềm lục địa mở rộng của họ tại Biển Đông lên Ủy ban ranh giới
thềm lục địa của Liên Hợp Quốc.
Mặt khác, các quốc gia duyên hải sẽ phải xác định mức độ mà họ sẽ hợp tác với Mỹ để đẩy lùi
lực lượng hải cảnh, dân quân biển và đội tàu cá Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền
kinh tế tương ứng của các nước này. Một số nước có thể lo ngại rằng nếu đứng về phía Mỹ
sẽ bị Trung Quốc gây áp lực.
NGỌC VÂN, Lao Dong Online, July 18, 2020
https://laodong.vn/the-gioi/nhieu-quoc-gia-ung-ho-lap-truong-cua-my-ve-bien-dong-
820445.ldo

As Vietnam takes more assertive approach to South China Sea, Beijing tries to manage
tensions
Hanoi would like to manage the relationship with China, but not with the South China Sea
dispute as the focal point, said Carlyle Thayer, emeritus professor of politics at the Australian
Defence Force Academy.
“Vietnam has a massive trade deficit with China. But it can’t get its industries going unless
some of the supplies from China come in, [like] raw materials for garments,” he said.
“Vietnam, with its limited resources and very good diplomats, wants to maintain its strategic
autonomy to set its own national interest and pursuit them. It’s got to do that with the least
resistance from the major powers that could block it. When it is being blocked or conflicts
arise, it does not want to become trapped.”
Holly Chik, South China Morning Post, 18 July 2020
https://sg.news.yahoo.com/vietnam-takes-more-assertive-approach-175722869.html
Reprinted: scmp.com, July 19, 2020 and Xin MSN, July 20, 2020.

Vì sao Mỹ thay đổi lập trường về biển Đông?


Why has the US changed its stance on the South China Sea?
Trao đổi với Tiền Phong, GS Carlyle Thayer (Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng
Úc) [Professor Carl Thayer, University of New South Wales, Australian Defence Force
Academy]…, cho rằng, với tuyên bố ngày 13/7 của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về lập
trường của Mỹ đối với các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, Mỹ đã từ bỏ
chính sách không chọn phe trong vấn đề tranh chấp chủ quyền. Mỹ chuyển sang hoàn toàn
ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ Philippines kiện Trung Quốc, tuyên bố rằng, các
11

yêu sách của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi “trên hầu hết biển Đông là
hoàn toàn phi pháp”…
Theo GS Thayer, có hai lý do để Mỹ thay đổi chính sách vào thời điểm hiện nay. Thứ nhất,
chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang coi chống Trung Quốc là chủ đề chính trong
cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11. Trước đó, Mỹ chống Trung Quốc về các chính sách
thương mại, sự can thiệp vào vấn đề nội bộ Hong Kong, cách xử lý đại dịch COVID-19. Giờ
đây, Mỹ chống Trung Quốc cả về việc nước này bắt nạt, đe dọa các quốc gia ven biển Đông.
Thứ hai, Mỹ đã chỉ đích danh việc bắt nạt và hăm dọa của Trung Quốc đối với các quốc gia
ven biển, đặc biệt là đối với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của họ…
Theo GS Thayer, tuyên bố ngày 13/7 của Ngoại trưởng Pompeo được thiết kế để tạo lý do
pháp lý cho các hành động của Mỹ và để căn chỉnh cho Mỹ gần hơn với Philippines, Việt Nam,
Malaysia, Brunei và Indonesia. “Các quốc gia ven biển sẽ phải xác định mức độ hợp tác với
Mỹ để đẩy lùi các đội tàu cá, dân quân biển và hải cảnh Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc
quyền kinh tế của họ. Một số nước có thể lo ngại rằng việc sát cánh với Mỹ sẽ dẫn tới việc
Trung Quốc gây sức ép với họ”, ông Thayer nhận định.
Theo giới quan sát, một khi đại dịch toàn cầu COVID-19 được khống chế, kinh tế toàn cầu sẽ
hồi phục, các nước Đông Nam Á sẽ lại có mức tăng trưởng kinh tế cao hàng đầu thế giới. “Vì
Việt Nam tăng trưởng mạnh hơn nhiều nước khác về kinh tế, mức độ ảnh hưởng về ngoại
giao, chính trị của nước này cũng cao hơn. Mỹ sẽ phản ứng bằng cách làm việc chặt chẽ hơn
với Việt Nam trong nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu hơn”, GS Thayer nhận định.]
Tien Phong, July 21, 2020
Tien Phong, July 21, 2020. https://www.tienphong.vn/the-gioi/vi-sao-my-thay-doi-lap-
truong-ve-bien-dong-1691255.tpo.

What China’s Belt And Road Initiative Means For Cambodia


According to Carlyle Thayer, emeritus professor of politics at the University of New South
Wales, “China gets the main benefits, and Cambodians are at the bottom of this scale. They’re
being marginalized. They’re getting an income; they’re surviving; they got secure jobs. But
the direction of organization, the style of management is all Chinese,” he said. “So, that’s led
to some resentment… Chinese businessmen have also bought Cambodian citizenship, which
they’re not supposed to be able to do. That qualifies them to do things that foreigners can’t
do.”
Natalie Song, US-China Today, July 21, 2020
https://uschinatoday.org/features/2020/07/21/what-chinas-belt-and-road-initiative-means-
for-cambodia/
Natalie Song, USC US-China Institute, July 21, 2020
https://china.usc.edu/what-china’s-belt-and-road-initiative-means-cambodia

ASEAN strives to navigate Covid, corruption


12

“Trong heads the Central Steering Commission for Anti-Corruption. Its campaign against
corruption is known colloquially as the ‘blazing (or hot) furnace,’” claimed Carl Thayer, of
the Australian Defence Force Academy in Canberra.
James Borten, Asia Times, July 22, 2020
https://asiatimes.com/2020/07/asean-strives-to-navigate-covid-corruption/

Pompeo Calls China Out Over South China Sea Claims


Interview with Carl Thayer, Australian Defence Forces [sic] Academy
Michael Sullivan, All Things Considered, National Public Radio, July 22, 2020
https://news.wjct.org/post/pompeo-calls-china-out-over-south-china-sea-claims
https://www.delawarepublic.org/post/pompeo-calls-china-out-over-south-china-sea-
claims
https://www.wvxu.org/post/pompeo-calls-china-out-over-south-china-sea-
claims#stream/0
https://www.wamc.org/post/pompeo-calls-china-out-over-south-china-sea-claims

Chuyên gia nêu 3 khả năng Mỹ hành động nếu Trung Quốc quấy rối ở Biển Đông
Expert cites three possibilities of US action if China continues harassment in the South China
Sea
Giáo sư Carl Thayer đã nêu ra 3 khả năng Mỹ có thể hành động nếu Trung Quốc tiếp tục
quấy rối các quốc gia ven biển và các hoạt động thăm dò dầu khí của các nước này…
Mỹ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc
Trao đổi qua email với Dân trí, Giáo sư Carl Thayer từ Đại học New South Wales (Australia)
[Professor Carl Thayer, University of New South Wales]…, một chuyên gia kỳ cựu về Biển
Đông, cho hay trước đây Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ
ở Biển Đông nhưng hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, tiến hành các
hoạt động tuần tra tự do hàng hải và tự do bay.
Ông Thayer lấy ví dụ, khi xảy ra vụ căng thẳng tại bãi Tư Chính hồi năm ngoái, Mỹ đã ngay
lập tức lên tiếng lên án hành động đe dọa và bắt nạt của Bắc Kinh nhằm tước đoạt quyền
của các quốc gia ven biển trong việc tiếp cận hợp pháp với các nguồn tài nguyên trong vùng
đặc quyền kinh tế của họ.
Theo Giáo sư Thayer, điểm mới trong tuyên bố của Mỹ là ủng hộ phán quyết của Tòa trọng
tài về tranh chấp Biển Đông năm 2016. Dẫn lại tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ rằng “phán
quyết của Tòa trọng tài là cuối cùng và ràng buộc pháp lý”, ông Thayer cho biết, Tòa trọng
tài phán quyết rằng các yêu sách của Trung Quốc đối với các quyền lịch sử đã bị bác bỏ theo
UNCLOS, đường 9 đoạn của Trung Quốc không có cơ sở theo luật pháp quốc tế và Trung
Quốc không thể vẽ các đường cơ sở thẳng quanh quần đảo Trường Sa…
Theo Giáo sư Thayer, Ngoại trưởng Pompeo cũng làm rõ các thực thể tại tất cả các quốc gia
ven biển nơi Trung Quốc “không có tuyên bố chủ quyền hay lãnh thổ hợp pháp”. Những
13

thực thể này bao gồm Đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây, bãi Tư Chính, bãi cạn Luconia và bãi cạn
James, quần đảo Natuna.
Ba khả năng hành động của Mỹ
Ông Thayer nhận định, 4 quốc gia ven biển - 3 nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông là
Malaysia, Philippines, Việt Nam cùng với Indonesia - lần đầu tiên có lập trường chung về vấn
đề Biển Đông. Điều này đã được thể hiện trong Tuyên bố Chủ tịch của hội nghị cấp cao
ASEAN lần thứ 36: “Chúng tôi tái khẳng định rằng UNCLOS 1982 là cơ sở để xác định các
quyền lợi hàng hải, quyền chủ quyền, tài phán và các lợi ích hợp pháp đối với các vùng biển,
và UNCLOS đưa ra khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên các đại dương và vùng
biển”.
Theo ông Thayer, Ngoại trưởng Mỹ đã tuyên bố “Mỹ sát cánh với các đối tác và đồng minh
tại Đông Nam Á để bảo vệ các quyền chủ quyền và các nguồn tài nguyên ngoài khơi… Chúng
tôi sát cánh với cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tự do của các vùng biển”.
Nhận định về các động thái tiềm tàng tiếp theo của Mỹ và các nước trong khu vực, ông
Thayer cho rằng lập trường chính sách mới của Mỹ có thể được ví như là “một công việc
đang có sự tiến triển”. Điều chuyên gia này quan tâm là Mỹ sẽ ủng hộ như thế nào đối với
các quốc gia ven Biển Đông. Hiện tại, dường như Mỹ sẽ ủng hộ về phương diện chính trị và
ngoại giao đối với ASEAN và các quốc gia ven biển. Lập trường của Mỹ cũng có thể dẫn tới
việc các quốc gia khác cũng bày tỏ sự ủng hộ ngoại giao tương tự. Ấn Độ đã tuyên bố Biển
Đông là “lợi ích chung toàn cầu”.
Ông Thayer nhắc lại một vụ việc hồi tháng 4, khi tàu khảo sát Hải Dương 8 và vài tàu hộ tống
của Trung Quốc hoạt động ngoài khơi Malaysia, Mỹ đã điều tàu khu trục tên lửa dẫn đường
USS Bunker Hill và tàu đổ bộ tấn công USS America tới khu vực để giám sát tình hình. Sau vài
ngày, các tàu Mỹ và Trung Quốc rời khu vực mà không xảy ra sự cố nào.
Chuyên gia Australia nhận định, có 3 cách thức mà Mỹ có thể hành động nếu Trung Quốc
tiếp tục quấy rối các quốc gia ven biển và các hoạt động thăm dò dầu khí của họ. Một là, Mỹ
sẽ hỗ trợ trên phương diện ngoại giao dưới dạng các tuyên bố bằng lời nói hoặc văn
bản. Thứ hai, Mỹ có thể thực hiện các hành động đơn phương nhằm ủng hộ một quốc gia
ven biển. Khả năng thứ 3 là Mỹ có thể kết hợp với các quốc gia ven biển để thực hiện các
hoạt động chung nhằm ngăn chặn Trung Quốc, nhưng ông cho rằng khả năng này ít xảy ra
nhất vì tất cả các quốc gia ven biển có thể lo ngại sự phản ứng của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng
tới các lợi ích của họ…
An Bình, Dan Tri, July 23, 2020. https://dantri.com.vn/the-gioi/chuyen-gia-neu-3-kha-nang-
my-hanh-dong-neu-trung-quoc-quay-roi-o-bien-dong-
20200722143547129.htm#utm_source=Home&utm_campaign=Cover&utm_medium=1

Giáo sư Carl Thayer đánh giá cao đóng góp của Việt Nam trong ASEAN
Professor Carl Thayer highly appreciates Vietnam's contribution to ASEAN
Theo Giáo sư Carl Thayer, trong 25 năm qua, Việt Nam đã đảm bảo ổn định chính trị và tăng
trưởng kinh tế cao, tạo nền tảng vững chắc cho những đóng góp ý nghĩa vào sự phát triển của
ASEAN.
14

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Sydney về quá trình 25 năm Việt Nam gia nhập Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (28/7/1995-28/7/2020), Giáo sư Carl Thayer thuộc Đại
học New South Wales (Australia) [Professor Carl Thayer at the University of New South Wales]
đánh giá Việt Nam đã có những đóng góp có ý nghĩa cho sự phát triển của ASEAN.
Theo Giáo sư Carl Thayer, trong 25 năm qua, Việt Nam đã đảm bảo nền chính trị ổn định và
một nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, từ đó có nền tảng vững chắc để tạo ra những
đóng góp ý nghĩa cho ASEAN và sự phát triển của Hiệp hội.
Theo Giáo sư Thayer, Việt Nam đã có ít nhất bốn đóng góp lớn cho ASEAN.
Thứ nhất, vào năm 1998, khi làm Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã soạn thảo Kế hoạch hành động
Hà Nội để thúc đẩy sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
Cùng với những nỗ lực khác, Kế hoạch này nhằm khắc phục khoảng cách phát triển giữa các
quốc gia thành viên ASEAN.
Thứ hai, vào năm 2010, khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã thúc
đẩy những gì các nhà quan sát ngoại giao gọi là “văn hóa thực hiện.”
Nói cách khác, Việt Nam đã thúc đẩy việc hoàn thành các hoạt động thiết thực sau khi ASEAN
thông qua các tuyên bố và kế hoạch hành động.
Thứ ba, Việt Nam đã sử dụng kinh nghiệm ngoại giao của mình để thúc đẩy quan hệ ASEAN
với các cường quốc.
Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng đầu tiên. Việt Nam cũng
thúc đẩy thành công việc mở rộng thành viên Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, bao gồm thêm
cả Liên bang Nga và Mỹ.
Thứ tư, Việt Nam đã thể hiện trò quan trong việc ASEAN xử lý các tranh chấp ở Biển Đông
giữa các thành viên và Trung Quốc. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ Tuyên bố ứng xử của các bên
ở Biển Đông năm 2002.
Mới đây nhất, trong năm 2020, với tư cách là Chủ tịch ASEAN lần thứ ba, sự lãnh đạo của Việt
Nam đã mang lại sự thừa nhận mạnh mẽ đối với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển
(UNCLOS 1982) tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36.
Theo Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, UNCLOS 1982 đặt ra khuôn
khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương.
Đánh giá các hoạt động của Việt Nam trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020, Giáo sư Thayer
cho rằng Việt Nam bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN bằng cách công bố chủ đề “Gắn kết và
Chủ động thích ứng” và đề ra năm mục tiêu cơ bản.
Tuy nhiên, sự bùng nổ của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã buộc Việt Nam phải
dừng các nội dung thường lệ và tập trung vào quản lý khủng hoảng thông qua hội nghị trực
tuyến.
Việt Nam đã nhanh chóng tổ chức cuộc họp của các quan chức y tế ASEAN để tái kích hoạt
các biện pháp hợp tác được xây dựng để đối phó với các đại dịch trước đó và khởi xướng việc
hợp tác trên cơ sở khu vực.
Việt Nam đã hoãn Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 và thay vào đó tập trung vào việc tổ
chức Hội nghị cấp cao ASEAN đặc biệt về bệnh COVID-19, sau đó là một Hội nghị thượng đỉnh
trực tuyến ASEAN+ 3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc).
15

Việt Nam cũng đã tổ chức được Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 theo hình thức trực tuyến,
tập trung vào việc quản lý COVID-19 và các kế hoạch chuẩn bị cho việc phục hồi hậu COVID-
19.
Một trong 5 mục tiêu quan trọng của Việt Nam trong cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020 là
“tăng cường hợp tác toàn cầu của ASEAN vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.”
Với mục tiêu này, Việt Nam đã tranh thủ được các đối tác đối thoại để hợp tác và hỗ trợ
ASEAN trong việc phòng chống đại dịch.
Ngoài ra, Việt Nam đã triển khai 2 sáng kiến quan trọng thông qua vai trò kép là Chủ tịch
ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Việt Nam đã đề xuất một cuộc thảo luận tại Liên Hợp Quốc về việc tuân thủ Hiến chương Liên
hợp quốc. Việt Nam cũng đã đề xuất các cuộc thảo luận đầu tiên giữa Liên hợp quốc và ASEAN.
Trong thời gian tới, Giáo sư Thayer cho rằng Việt Nam và các thành viên ASEAN khác cần
chuẩn bị cho giai đoạn hậu COVID./.
Nguyễn Minh, TTXVN, Vietnam Plus, July 23, 2020
file:///Users/carlylethayer/Desktop/Giáo%20sư%20Carl%20Thayer%20đánh%20giá%20cao
%20đóng%20góp%20

As Uighur abuses condemned, Southeast Asia’s silence is deafening


In Vietnam, five Uighur were shot and killed by Chinese guards in 2014i on the Chinese-
Vietnam border with questions over the ‘unusually fast’ transfer of bodies to the Chinese side
and commentator Carlyle Thayer telling the BBC that Vietnam appeared to be ‘under pressure
from China to detain and repatriate Uighur asylum seekers.”
Alexi Demetriadi, Southeast Asia Globe, July 23, 2020
Dow Jones Factiva WC65728020200723eg7n0-0002

Politics: Vietnam Makes 4 Big Contributions to ASEAN’s Development: Prof. Carl Thayer
Vietnam has made four big contributions to the ASEAN’s development after 25 years of
joining the bloc, Professor Carl Thayer from the University of New South Wales and Australian
Defense Force Academy said in his recent interview with the Vietnam News Agency...
Vietnam News Brief Service, 25 July 2020
Dow Jones Factiva, Document VIETNB0020200724eg7p00065

Giáo sư Carl Thayer: Việt Nam tạo ra lợi ích song trùng khi gia nhập ASEAN
Professor Carl Thayer: Vietnam obtains a double benefit by joining ASEAN
VOV.VN - Việc gia nhập ASEAN không chỉ tạo ra những thay đổi về mọi mặt đối với Việt Nam
mà còn góp phần tạo ra những dấu ấn và vị thế của ASEAN.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học New South Wales,
Australia [Professor Carl Thayer, a research expert on Vietnam at the University of New South
16

Wales in Australia] khẳng định, việc trở thành thành viên ASEAN không chỉ góp phần tạo nên
đất nước Việt Nam hiện đại ngày nay mà Việt Nam còn có nhiều đóng góp quan trọng vào
việc xây dựng ASEAN vững mạnh và ngày càng có vị thế cao trong khu vực và quốc tế.

Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Việt Nam thuộc Đại học New South Wales, Australia.

Việt Nam gia nhập ASEAN từ năm 1995. Việc trở thành thành viên của ASEAN đã tạo ra bước
ngoặt cho Việt Nam, tạo đà cho chúng ta chuyển đổi nền kinh tế, mở cửa, gia tăng hội nhập
và trở thành bạn của tất cả các quốc gia trên thế giới.
Trong cuộc trao đổi với phóng viên VOV thường trú tại Australia, giáo sư Carl Thayer, chuyên
gia nghiên cứu Việt Nam thuộc Đại học New South Wales, Australia nhận định, trở thành
thành viên của ASEAN đã giúp Việt Nam thoát ra khỏi thế cô lập. Các nhà đầu tư nước ngoài
cũng vì thế mà hào hứng hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Quan hệ với các quốc gia thành viên
ASEAN đã giúp Việt Nam mở rộng cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu sang thị trường rộng lớn với
700 triệu dân ở ngay trong khu vực. Tư cách thành viên ASEAN cũng làm cho quá trình hội
nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam diễn ra nhanh và rộng hơn thông qua các hiệp định
thương mại tự do mà ASEAN ký với các đối tác. ASEAN cũng là cầu nối đưa Việt Nam đến các
diễn đàn khu vực và quốc tế, tạo cơ hội để Việt Nam hội nhập toàn cầu sâu và rộng hơn.
Giáo sư Carl Thayer khẳng định, “việc trở thành thành viên của ASEAN đã định hình nên một
Việt Nam hiện đại như ngày nay” đồng thời Việt Nam cũng có nhiều đóng góp tích cực để đưa
ASEAN trở thành một tổ chức có vị thế trong khu vực và trên trường quốc tế.
Điều đầu tiên và cũng là dễ thấy nhất đó là “việc tham gia ASEAN của Việt Nam đã kết thúc
giai đoạn phân chia Đông Nam Á thành hai cực”, tạo đà để Campuchia và Myanmar trở thành
thành viên của ASEAN và đưa tổ chức này trở thành nơi tập hợp của toàn bộ các quốc gia
Đông Nam Á.
17

Không chỉ vậy, giáo sư Carl Thayer cũng nhận thấy, Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng
vào sự ổn định chính trị và tăng trưởng của ASEAN. Trong bối cảnh tình hình chính trị nội bộ
ở một số quốc gia trong khu vực phức tạp thì việc Việt Nam giữ được sự ổn định chính trị và
một nền kinh tế phát triển liên tục và năng động trong nhiều năm là đóng góp quan trọng đối
với ASEAN.
Trong suốt 25 năm là thành viên của ASEAN, “Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều sáng kiến quan
trọng và ủng hộ mạnh mẽ các chương trình của tổ chức này”. Các sáng kiến đã góp phần tạo
nên dấu ấn mỗi khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN.
Giáo sư Carl Thayer cho biết, khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch ASEAN lần đầu tiên vào
năm 1998, chỉ 3 năm sau khi gia nhập tổ chức này, Việt Nam đã ngay đã kịp thời đưa ra
Chương trình Hành động Hà Nội để giúp các nước phục hồi nền kinh tế sau giai đoạn khủng
hoảng và thu hẹp khoảng cách giữa các thành viên trong khu vực. Đến khi làm Chủ tịch ASEAN
lần thứ 2 vào năm 2010, “Việt Nam lại thúc đẩy văn hóa hành động”, khuyến khích và thúc
đẩy các thành viên hoàn thành các mục tiêu mà ASEAN đã đề ra. Giáo sư Carl Thayer nhận
xét, khi làm Chủ tịch ASEAN trong năm nay, mục tiêu này tiếp tục được thúc đẩy và được thể
hiện qua chủ đề của năm ASEAN 2020 là “Gắn kết và chủ động thích ứng”.
Không chỉ tạo ra những dấu ấn riêng, đóng góp vào sự phát triển của ASEAN, giáo sư Carl
Thayer cho rằng, Việt Nam còn chia sẻ kinh nghiệm xây dựng kế hoạch dài hạn để ASEAN có
tầm nhìn chiến lược rõ hơn về tương lai của mình. Đồng thời, sự kiên trì theo đuổi nguyên tắc
đồng thuận, nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển của Việt Nam giúp ASEAN duy trì sự đoàn
kết, thúc đẩy sự phát triển đồng đều trong khu vực.
Một trong những đóng góp quan trọng khác của Việt Nam vào ASEAN mà không thể không
nhắc tới đó chính là việc Việt Nam vận dụng kinh nghiệm ngoại giao đa phương và mối quan
hệ ngoại giao song phương để thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với các đối tác đối thoại. Giáo sư
Carl Thayer nhận định: “chính sách ngoại giao đa dạng hóa, đa phương hóa cũng như kinh
nghiệm trong ngoại giao song phương được Việt Nam vận dụng để giúp ASEAN thúc đẩy quan
hệ với các đối tác đối thoại, trong đó có Nga và Ấn Độ.”
Trong các vấn đề khu vực, Việt Nam là thành viên sáng lập Diễn đàn khu vực ARF, Việt Nam
cũng là chủ nhà của Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao ADMM+ đầu tiên vào năm 2010.
Việt Nam là một trong những thành viên ủng hộ mạnh mẽ việc Nga và Mỹ gia nhập Cấp cao
Đông Á để nâng tầm diễn đàn này. Giáo sư Carl Thayer cho hay, Việt Nam chính là nước đề
xuất việc ASEAN nên có đại diện tham gia các cuộc họp của G20. Với sự đồng ý của Indonesia,
thành viên ASEAN và cũng là của G20, việc được mời tham gia các cuộc họp cấp cao của G20
đã tạo cơ hội để ASEAN được tham gia thảo luận các vấn đề quan trọng với các nhà lãnh đạo
hàng đầu thế giới, qua đó nâng tầm vị thế của ASEAN.
Trong vấn đề Biển Đông, một chủ đề liên quan trực tiếp và được khu vực quan tâm, giáo sư
Carl Thayer khẳng định, “Việt Nam đã sử dụng các cơ chế và cách thức của ASEAN và quan hệ
của mình để kiểm soát các tranh chấp ở Biển Đông”. Giáo sư Carl Thayer nhấn mạnh “Việt
Nam đóng vai trò quan trọng vào một văn bản nền tảng của ASEAN là Tuyên bố về ứng xử của
các bên ở Biển Đông, văn kiện làm cơ sở cho việc xây dựng Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển
Đông”. Như vậy, có thể thấy là “Việt Nam đóng góp vào cách thức để ASEAN ứng xử với Trung
Quốc, để ngăn không cho tình hình Biển Đông trở nên xấu hơn”. Giáo sư Carl Thayer nhận
định, “Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc đoàn kết ASEAN trong vấn đề Biển Đông
để hướng các bên tới tới cách hành xử tích cực”.
18

Như vậy có thể thấy, việc gia nhập ASEAN không chỉ tạo ra những thay đổi về mọi mặt đối với
Việt Nam mà còn góp phần tạo ra những dấu ấn và vị thế mà ASEAN có được như ngày nay.
Lợi ích song trùng sẽ là nền tảng vững chắc để Việt Nam tiếp tục đóng góp vào việc xây dựng
ASEAN phát triển hơn nữa trong tương lai./.
Việt Nga/VOV-Australia, VOV.Vietnam, July 25, 2020
https://vov.vn/chinh-tri/giao-su-carl-thayer-viet-nam-tao-ra-loi-ich-song-trung-khi-gia-nhap-
asean-1074225.vov

Công hàm Biển Đông của Úc là khởi đầu đẩy lùi việc bành trướng của Trung Quốc
Australia's South China Sea stance is to deter China's expansion
"Đi xa" hơn tuyên bố của Mỹ
Trả lời Tuổi Trẻ, giáo sư Carl Thayer (ĐH New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc)[Professor
Carl Thayer (University of New South Wales, Australian Defence Force Academy)] nhận định
rằng thông điệp quan trọng của Úc là bác bỏ cả cơ sở pháp lý và lịch sử đối với các yêu sách của
Trung Quốc tại Biển Đông.
"Về mặt pháp lý, Úc bác bỏ hoàn toàn bất kỳ đường cơ sở, khu vực hàng hải và phân loại thực
thể biển của Trung Quốc không phù hợp với UNCLOS 1982. Úc cũng bác bỏ cái gọi là "quyền
lịch sử" và yêu sách "quyền và lợi ích hàng hải" của Trung Quốc được thành lập dựa trên "thực
tiễn lịch sử", GS Thayer nói.
Ông Thayer, học giả lâu năm về Biển Đông, chỉ ra rằng công hàm của Úc mới đây có hai điểm đi
xa hơn tuyên bố chính thức gần đây của Mỹ về yêu sách của Trung Quốc.
"Đầu tiên, Úc thể hiện sự "lo ngại nghiêm trọng" đối với yêu sách của Trung Quốc cũng như
quan điểm của Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc đã "liên tục và thực sự" có chủ quyền đối với các
thực thể lúc chìm lúc nổi, vì đây là những thực thể "không tạo ra một phần lãnh thổ đất liền
của một quốc gia".
Thứ hai, Úc bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa và lập luận của Bắc Kinh về việc yêu sách này "đã được cộng đồng quốc tế công nhận rộng
rãi". Úc đã lấy các phản đối từ Việt Nam và Philippines để minh họa cho trường hợp này. Tuy
nhiên, Úc cũng không đứng về phía nào trong tranh chấp này (lãnh thổ)", ông Thayer phân tích.
Tóm tắt một số cách phản ứng gần đây của Úc, ông Thayer nói với Tuổi Trẻ rằng thực chất
những "cách tiếp cận riêng" của Úc chính là việc tuyên bố Úc sẽ tham gia nhiều hơn ở Đông
Nam Á, mà cụ thể là ưu tiên cho Indonesia và Việt Nam.
NHẬT ĐĂNG - DUY LINH, Tuổi Trẻ Online, July 26, 2020
https://tuoitre.vn/cong-ham-bien-dong-cua-uc-la-khoi-dau-day-lui-viec-banh-truong-cua-
trung-quoc-20200726075753685.htm

Úc đặc biệt coi trọng biển Đông


Australia Attaches Special Importance to the East Sea
TP - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong mới đây, GS Carlyle Thayer (ĐH New South Wales,
Học viện Quốc phòng Úc) [Professor Carl Thayer (University of New South Wales, Australian
19

Defence Force Academy)] nhận định: Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt đối với Úc vì 3 lý
do chính: thương mại, quốc phòng và sự ổn định địa chiến lược.
Về thương mại, Úc là một trong những nước phụ thuộc nhiều nhất vào thương mại với Đông
Bắc Á. Trong 12 đối tác thương mại lớn nhất của Úc năm 2019, Trung Quốc đứng số 1 với 89,2
tỷ USD, theo sau là Nhật Bản và Hàn Quốc. Singapore, Malaysia và Việt Nam đứng thứ 10, 11
và 12.
Về quốc phòng, Úc xa cách các điểm nóng ở châu Á, nhưng các tiến bộ về công nghệ quân sự
và việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo ở biển Đông (3 đảo có đường băng 3.000m và
nhà chứa máy bay) dẫn tới việc kẻ thù tiềm năng sẽ mất ít thời gian hơn để tấn công Úc. Giờ
đây, các đảo nhân tạo đóng vai trò căn cứ tiền phương; máy bay quân sự Trung Quốc mang
tên lửa có thể tấn công thành phố Darwin và các căn cứ quân sự ở miền bắc nước Úc. Tàu
ngầm và tàu chiến Trung Quốc có thể rải mìn khắp các tuyến vận tải biển của Úc.
Về độ ổn định địa chiến lược, trước tiên, biển Đông là tuyến đường thương mại quan trọng
đối với hàng xuất khẩu Úc đi tới Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong và 5
nước ASEAN, gồm Singapore, Malaysia,Việt Nam, Indonesia và Thái Lan. Miền tây nước Úc
chiếm một lượng lớn hàng hóa Úc đi tới Trung Quốc và tuyến đường vận chuyển ngắn nhất
là đi qua biển Đông. Biển Đông là tuyến đường biển nhộn nhịp thứ hai thế giới với hơn 3.000-
5.000 tỷ USD hàng hóa đi qua mỗi năm. Bất kỳ sự bất ổn về an ninh hoặc xung đột nào ở biển
Đông cũng sẽ ảnh hưởng kinh tế toàn cầu cũng như kinh tế Úc.
Thứ hai, Úc là đồng minh hiệp ước của Mỹ. Mỹ là siêu cường toàn cầu và cần tiếp cận biển
Đông để triển khai lực lượng từ Tây Đại Tây Dương tới Ấn Độ Dương/vịnh Ba Tư. Theo liên
minh ANZUS (khối hiệp ước quân sự Úc-New Zealand-Mỹ), Úc có thể được kêu gọi ủng hộ và
chiến đấu cùng Mỹ trong trường hợp có xung đột ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
THÁI AN, Tien Phong, July 26, 2020
https://www.tienphong.vn/the-gioi/uc-dac-biet-coi-trong-bien-dong-1694478.tpo

GS THAYER: VIỆT NAM ĐÓNG GÓP SỰ ỔN ĐỊNH, PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHO ASEAN
Professor Thayer: Vietnam Contributes Stability and Economic Development to ASEAN
Sau 25 năm tham gia với ba lần làm chủ tịch ASEAN, Việt Nam có nhiều đóng góp nhờ sự ổn
định, tăng trưởng kinh tế cao, và chính sách ngoại giao “đa dạng hóa, đa phương hóa”.
Đó là nhận định của giáo sư Carl Thayer tại Học viện Quốc phòng Australia, thuộc Đại học
New South Wales [Professor Carl Thayer Australian Defence Force Academy at the University
of New South Wales], khi trao đổi với Zing nhân kỷ niệm 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN.
Ngày 28/7/1995, lá cờ Việt Nam tung bay trên bầu trời Brunei trong lễ kết nạp Việt Nam vào
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập
của Việt Nam, cũng như sự phát triển của ASEAN.
Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt ở Đông Nam Á, bỏ lại phía sau thời kỳ căng thẳng, đầy
nghi ngại trong khu vực, tiếp tục mở đường cho hòa bình, ổn định, và những hợp tác mới.
Là chuyên gia hàng đầu về Đông Nam Á, ông Thayer chia sẻ góc nhìn của mình về các đóng
góp chính của Việt Nam, chính sách ngoại giao “đa dạng hóa, đa phương hóa”, mạng lưới
đối tác rộng lớn mà ASEAN hiện có.
20

"Văn hóa triển khai" của Việt Nam


- Sau 25 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, mối quan hệ giữa hai bên đạt những thành tựu nổi
bật nào?
- Đóng góp lớn của Việt Nam vào ASEAN là sự ổn định trong nước và tăng trưởng kinh tế
cao. Chỉ Brunei và Singapore là các nước khác trong khối cũng có hai yếu tố đó.
7 nước còn lại của ASEAN đều trải qua bất ổn chính trị, đảo chính quân sự, chủ nghĩa cực
đoan trong nước hay khủng hoảng kinh tế. Việt Nam, do đó, đóng góp sự ổn định của mình
vào sự phát triển của ASEAN.
Việt Nam có đóng góp lớn cho ASEAN với tư cách chủ tịch của khối vào các năm 1998 và
2010. Lần đầu tiên Việt Nam nhậm chức chủ tịch là năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á, bắt nguồn ở Thái Lan. Việt Nam đã soạn thảo Kế hoạch Hành động Hà Nội với mục
tiêu là phục hồi kinh tế và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN cũ và các
thành viên mới Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV).
Khi đảm nhiệm ghế chủ tịch ASEAN lần thứ hai, Việt Nam thúc đẩy thành công “văn hóa
triển khai” (hay như Việt Nam thường dùng cụm từ “đưa Hiến chương ASEAN đi vào cuộc
sống”). Nói cách khác, Việt Nam nỗ lực chuyển các chính sách và tuyên bố của ASEAN thành
kết quả thực tế. Điều này sau cùng mang lại kết quả hữu hình là Cộng đồng ASEAN vào năm
2015.
Việt Nam có vai trò chính trong việc mở rộng thành viên của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á
(EAS), để bao gồm Nga và Mỹ - hai nước này gia nhập EAS năm 2015.
Việt Nam cũng có vai trò đáng kể trong cách xử lý của ASEAN đối với các bất đồng trên Biển
Đông giữa các nước ven biển và Trung Quốc. Việt Nam có vai trò lớn trong việc soạn thảo
Tuyên bố về Cách ứng xử của Các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, làm cơ sở để xây dựng
lòng tin với Trung Quốc.
- Việt Nam đang thể hiện được vai trò lãnh đạo ở khối, từ xuất phát điểm chỉ là thành viên
dạng "tụt hậu" trong ASEAN. Đây hẳn là sự thay đổi lớn trong vai trò của Việt Nam ở ASEAN
25 năm qua?
- Việt Nam thực hiện được vai trò lãnh đạo trong ASEAN nhờ ba lý do chính.
Việt Nam ổn định về chính trị và nhờ vậy có thể cho ASEAN sự hỗ trợ liên tục. Chẳng hạn,
Việt Nam là một trong những thành viên triển khai nhanh nhất các mục tiêu đặt ra cho cộng
đồng ASEAN.
Năm 1996, một năm sau khi Việt Nam gia nhập, ASEAN hoàn tất thỏa thuận về một khu vực
tự do thương mại. Việt Nam hưởng lợi từ thỏa thuận này và kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng
trưởng ở mức cao. Việt Nam do đó có thể vận động cho các thành viên mới, kém phát triển
hơn trong ASEAN. Việc phát triển mạnh tạo uy tín cho Việt Nam trong ASEAN và điều đó tạo
điều kiện cho vai trò lãnh đạo.
Việt Nam cũng mang đến ASEAN kinh nghiệm lâu dài trong việc quan hệ với các nước lớn.
Chính sách “đa dạng hóa và đa phương hóa” quan hệ ngoại giao, và việc đàm phán được 16
quan hệ đối tác chiến lược với các nước lớn và quan trọng đặt Việt Nam vào vị trí đặc biệt
để có thể cố vấn giúp ASEAN giữ vai trò trung tâm trong khu vực.
21

Những đề xuất mới về nguyên tắc đồng thuận


- Ông đánh giá thế nào về vị trí của ASEAN trong chính sách đối ngoại của Việt Nam?
- Về chính thức, Việt Nam ưu tiên các đối tác truyền thống, các nước láng giềng và các nước
trong khu vực. Chính sách “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ đối ngoại có cả phương
diện song phương lẫn đa phương. Việt Nam muốn giữ độc lập và tự chủ chiến lược trong
các vấn đề khu vực và toàn cầu.
ASEAN và các cơ chế liên quan như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á
(EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM), Diễn đàn Hàng hải ASEAN và Hội
nghị Thượng đỉnh Á - Âu (ASEM) đều mang lại sự “bao bọc” về mức độ nào đó trước sức ép
trực tiếp từ các cường quốc.
- Đồng thuận là nguyên tắc nền tảng trong hoạt động của ASEAN. Nguyên tắc này giúp duy
trì đoàn kết của khối, song cũng bị đánh giá là làm suy yếu hiệu quả trong giải quyết một số
vấn đề an ninh. ASEAN cần thay đổi gì để giải quyết hạn chế này?
- Việc ra quyết định dựa trên nguyên tắc đồng thuận của ASEAN đã cho thấy là một rào cản,
đặc biệt về vấn đề Biển Đông.
Đã có các lời kêu gọi ASEAN có nguyên tắc mới để xử lý các vấn đề kinh tế là công thức “N
trừ X”. N là số nước ASEAN đồng ý một đề xuất, còn X là những nước không ủng hộ. Theo
quy tắc này, N thành viên đã đồng ý thì có thể xúc tiến, còn X thành viên còn lại có thể tham
gia sau.
Việt Nam và các thành viên khác của ASEAN đã đề xuất hệ thống bỏ phiếu đa số cho một số
vấn đề an ninh - chính trị ở nhiều cấp - có nghĩa nếu 6 thành viên chấp thuận, một đề xuất
hay nghị quyết sẽ được thông qua. Hệ thống này không được đề xuất cho cấp hội nghị
thượng đỉnh, nơi ra các quyết định dựa trên nguyên tắc đồng thuận.
- ASEAN đạt được những kết quả gì trong phát triển hợp tác khu vực?
- ASEAN có chương trình hợp tác khu vực rất rộng. ASEAN đang trở thành một Cộng đồng
dựa trên ba trụ cột: an ninh - chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội. ASEAN có các kế hoạch xây
dựng cộng đồng cho mỗi trụ cột.
Năm nay, ASEAN phải kiểm điểm giữa kỳ về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các Kế
hoạch Hành động cho mỗi mảng.
Covid-19 “làm đảo lộn” lịch họp ASEAN
- ASEAN thể hiện vai trò ra sao trong việc điều hoà quan hệ giữa các nước lớn, tạo dựng môi
trường hòa bình, ổn định trong khu vực? Đâu là những điều ASEAN chưa làm được?
- ASEAN phát triển một mạng lưới các đối tác đối thoại, thông qua các hội nghị thường niên
ASEAN+1. ASEAN cũng tạo ra nhóm ASEAN+3 để kết nối Đông Nam Á với Đông Bắc Á, và ba
đối tác đối thoại ở đây là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
ASEAN cũng thành công trong việc tạo ra một mạng lưới các cơ chế liên quan đến ASEAN,
trong đó ASEAN ở vị thế “cầm lái”. Khi ASEAN lập ra Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) vào năm
1994, khối này đề nghị làm chủ tịch, với thỏa hiệp rằng một số hội nghị đối thoại của ARF sẽ
do một nước ASEAN và một đối tác đối thoại đồng chủ trì.
ASEAN và ASEAN Way (Phương thức ASEAN - gồm các quy tắc về đối thoại, sự bao trùm, và
triển khai ở tiến độ mà tất cả đều thấy thoải mái) cũng là những yếu tố chính trong Hội nghị
22

Cấp cao Đông Á (EAS) giữa các nguyên thủ 18 nước. EAS bao gồm 10 nước thành viên
ASEAN, cộng thêm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, New Zealand và
Australia.
Cuối cùng, ASEAN phát triển một mạng lưới mở rộng với các đối tác đối thoại, chẳng hạn Hội
nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) và Diễn đàn Hàng hải ASEAN Mở
rộng.
Dù có những cơ chế này, những điều ASEAN chưa làm được là giảm nhẹ sự đối đầu giữa Mỹ
và Trung Quốc và việc Trung Quốc quân sự hóa phi pháp trên Biển Đông.
- Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trong thời gian tới có những triển vọng phát triển và
thách thức gì?
- Thời gian là thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt. Chỉ còn dưới 6 tháng để Việt
Nam đạt được các mục tiêu đã đặt ra đầu nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN. Việt Nam đã phải
chuyển hướng chú ý sang đối phó với dịch Covid-19.
Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ phải ưu tiên nỗ lực chung ASEAN phòng chống đại dịch
Covid-19. Điều này sẽ bao gồm lên phương án cho mỗi ngành và bảo đảm rằng các phương
án đó bổ sung cho nhau. Việt Nam cũng sẽ phải kêu gọi ủng hộ từ các đối tác đối thoại.
Đồng thời, Việt Nam với tư cách là chủ tịch ASEAN, sẽ phải tiếp tục soạn thảo kế hoạch hồi
phục một khi mối đe dọa Covid-19 đã giảm đi.
Đại dịch Covid-19 làm đảo lộn lịch họp của ASEAN và các hoạt động khác đã lên lịch cho năm
2020. ASEAN thường có hơn 1.200 cuộc họp trực tiếp ở các cấp trong năm. Nhiều hoạt động
của ASEAN đã bị đình trệ, chẳng hạn chưa có cuộc họp nào giữa ASEAN - Trung Quốc về Bộ
Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) được diễn ra. Một thách thức lớn cho Việt Nam là làm
sao để ưu tiên lại các cuộc họp và đạt được một số kết quả công việc thông qua họp video.
Mặc dù Quỹ Phản ứng ASEAN với dịch Covid-19 đã được chấp thuận, vẫn còn một số bất
đồng về cách mà quỹ này sẽ được các thành viên ASEAN cấp vốn.
Các lãnh đạo ASEAN còn cân nhắc một đề nghị kéo dài nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN của Việt
Nam thêm một năm để cho phép Việt Nam thúc đẩy 5 ưu tiên của chủ đề “gắn kết và chủ
động thích ứng”.
Các ưu tiên này bao gồm: đóng góp tích cực cho môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở
khu vực; thúc đẩy phát triển thịnh vượng trên cơ sở liên kết và kết nối khu vực, tận dụng cơ
hội của Cách mạng công nghiệp 4.0; thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN; đẩy mạnh
quan hệ đối tác vì hoà bình và phát triển bền vững, phát huy vai trò, đóng góp của ASEAN
trong cộng đồng quốc tế; và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của ASEAN.
Trọng Thuấn, Zing News, July 27, 2020.
https://zingnews.vn/gs-thayer-viet-nam-dong-gop-su-on-dinh-phat-trien-kinh-te-cho-asean-
post1110878.html

Bài 2: Lợi ích song trùng (Tiếp theo và hết)


Part 2: Double benefits (Continued and finished)
23

QĐND - Bước tạo đà (The Step that Created Momentum)


Trong khi đó, nhấn mạnh gia nhập ASEAN đã mở ra cơ hội để Việt Nam phát triển kinh tế và
hội nhập kinh tế khu vực, Giáo sư Carlyle Thayer tại Đại học New South Wales (Australia)
[Professor Carl Thayer at the University of New South Wales (Australia)], cho rằng, tư cách thành
viên của một tổ chức khu vực thành công như ASEAN gia tăng uy tín cho Việt Nam. “Với việc
gia nhập ASEAN, Việt Nam trở thành thành viên của một tổ chức độc lập và không thuộc bất
kỳ liên minh của nước lớn nào. ASEAN tạo ra khuôn khổ để Việt Nam xây dựng quan hệ với
các nước lớn. Việt Nam hưởng lợi từ các hoạt động hợp tác đa phương mà ASEAN thúc đẩy
ngày càng nhiều”, Giáo sư Carlyle Thayer nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn Báo Quân đội nhân
dân.
So với nhiều nước thành viên ASEAN, Việt Nam vẫn còn khoảng cách về trình độ phát triển ở
một chừng mực nào đó. Tuy vậy, Việt Nam có thể tự hào về những đóng góp ngày càng quan
trọng của mình cho hiệp hội trong suốt 25 năm qua. Việc kết nạp Việt Nam vào năm 1995
chính là bước khởi đầu quan trọng đối với tiến trình mở rộng và phát triển của ASEAN. Ngay
sau khi tham gia ASEAN, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy ASEAN kết nạp Campuchia, Lào và
Myanmar để đến năm 1999, giấc mơ về một đại gia đình ASEAN gồm 10 quốc gia Đông Nam
Á trở thành hiện thực, tạo nền tảng thiết yếu cho ASEAN trở thành một tổ chức khu vực toàn
diện, liên kết sâu rộng và có vai trò quan trọng ở Đông Nam Á cũng như châu Á-Thái Bình
Dương như ngày nay.
Vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, chỉ 3 năm sau khi gia nhập “mái nhà chung” ASEAN, Việt
Nam đã để lại trong lòng bạn bè ASEAN và quốc tế những ấn tượng sâu sắc khi tổ chức thành
công Hội nghị cấp cao (HNCC) ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội vào tháng 12-1998. Với việc thông
qua Chương trình hành động Hà Nội, HNCC ASEAN 6 đã góp phần quan trọng giúp ASEAN duy
trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc hiệp hội đang ở thời điểm khó khăn
nhất do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Đặc biệt, theo Giáo sư Carlyle
Thayer, Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2010 với những kết quả
thực chất, như mở rộng HNCC Đông Á (EAS) bao gồm tất cả các nước lớn ở khu vực, thành
lập cơ chế Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+), qua đó góp
phần thúc đẩy “văn hóa thực thi”.
Dấu ấn Việt Nam trong ASEAN đâu chỉ có vậy. Giáo sư Carlyle Thayer cho rằng những đóng
góp nổi bật khác của Việt Nam với ASEAN trong chặng đường 25 năm qua còn được ghi nhận
trong quá trình xây dựng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Ðông (DOC) ký giữa ASEAN
và Trung Quốc năm 2002, Hiến chương ASEAN năm 2007, hay đại diện cho ASEAN dự Hội nghị
thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20)... Không phải
nói đâu xa, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã
chủ động, tích cực thúc đẩy đoàn kết, thống nhất và điều phối nỗ lực chung của Cộng đồng
ASEAN trong ứng phó với dịch bệnh theo đúng tinh thần “Gắn kết và chủ động thích ứng”.
Tuyên bố Chủ tịch ASEAN ngày 14-2-2020 khẳng định quyết tâm, cam kết chính trị ở mức cao
của ASEAN để kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh, việc tổ chức HNCC đặc biệt ASEAN và HNCC
đặc biệt ASEAN+3 về ứng phó đại dịch Covid-19 hay HNCC ASEAN 36 theo hình thức trực
tuyến chính là những minh chứng cụ thể.
HOÀNG VŨ, Quan Doi Nhan Dan, July 27, 2020
https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai/bai-2-loi-ich-song-trung-tiep-theo-va-het-629159
24

All must abide by UNCLOS in South China Sea


LETTERS: The South China Sea (SCS) is a large maritime area bordered by a number of
countries, namely Malaysia, Vietnam, Indonesia, Brunei, the Philippines and China…
A number of international law experts are against the Chinese nine-dash line claims. For
example, Emeritus Professor Carlyle Thayer from the University of New South Wales argued
that Chinese historical claims over the SCS are not compatible with principles of
international law of the sea.
Dr Mohd Hazmi Mohd Rusli, Royal Malaysian Navy Volunteer Reserve, New Straits Times,
July 29, 2020
https://www.nst.com.my/opinion/letters/2020/07/612388/all-must-abide-unclos-south-
china-sea

As US pledges help in South China Sea, Vietnam wary of antagonising Beijing


But Carl Thayer, a professor emeritus of politics at the University of NSW in Canberra, said
the US was not likely to increase military support for Vietnam at sea. Rather, it would focus
on diplomacy and building the capacity of Vietnam’s maritime law enforcement agencies.
“The US Coast Guard is not equipped to provide constant presence. Vietnamese fishermen
are intimidated by both the China Coast Guard, maritime militia and provincial fishing fleets,”
he said.
“The United States will not get directly involved as a matter of policy and because the US lacks
the means to offer effective support on the sea,” he said. “The policy is that this is Vietnam’s
responsibility as it has sovereign rights.”
Chris Humphrey and Bac Pham, South China Morning Post, July 29, 2020
• https://www.scmp.com/week-asia/politics/article/3095058/us-pledges-help-south-china-
sea-vietnam-wary-antagonising

Vietnam leaves deep imprint during 25 years of ASEAN membership


Hanoi (VNA) - In the 25 years since Vietnam joined ASEAN, it has left a major imprint on the
bloc thanks to its willingness, effort, responsibility, and contribution to overall
achievements…
Vietnam’s imprint is also reflected through its contribution to the expansion of ASEAN
cooperation. As the Chair in 2010, it launched an initiative to expand the membership of the
East Asia Summit (EAS) by promoting the admission of Russia and the US. Vietnam also
proposed an initiative to expand the ASEAN Defence Ministers’ Meeting mechanism (ADMM
Plus).
These are very important mechanisms in links not only within ASEAN but also between
ASEAN and other countries, thus helping improve the grouping’s position. Professor Carl
Thayer from the University of New South Wales in Australia believes that Vietnam has used
its diplomatic experience well in promoting ASEAN’s relations with world powers…
25

Notably, the roles and responsibilities of Vietnam are clearly demonstrated through its
successful undertaking of the ASEAN Chairmanship, introducing specific contributions and
initiatives. Just three years after joining ASEAN, as the Chairman of the bloc in 1998 it
drafted the Hanoi Plan of Action to promote post-Asian financial crisis recovery,
contributing to narrowing the development gap among member states.
In 2010, when assuming the Chair of ASEAN for a second time, it promoted the completion
of practical activities after ASEAN approved declarations and action plans…
In terms of peace and security, Vietnam helped build the Declaration on the Conduct of
Parties in the East Sea as well as sped up the building of a Code of Conduct in the East Sea,
so as to ensure peace and stability in the waters…
Vietnam News Agency, Vietnam Plus, July 29, 2020
https://en.vietnamplus.vn/vietnam-leaves-deep-imprint-during-25-years-of-asean-
membership/179384.vnp.
Reprinted in:

Vietnam News Agency Bulletin, 29 July 2020


Dow Jones Factiva, Document VIETNA0020200729eg7t0030
VietNamNet Bridge, July 30, 2020
Dow Jones Factiva, Document WC48526020200730eg7u0000l

Beijing woos neighbours to head off US-led coalition


Hanoi has sparred many times with Beijing. However, “Vietnam has to be wary of getting too
close to the US because this could lead to entrapment. That is, Vietnam could be pulled into
a conflict with China instigated by the US,” said Carlyle Thayer, emeritus professor at the
Australian Defence Force Academy.
scmp.com, 29 July 29, 2020
Dow Jones Factiva Document Document SCMCOM0020200729eg7t000b5
Reprinted in
Shi Jiangtao, South China Morning Post, July 30, 2020.
Dow Jones Factiva SCMP000020200729eg7u0001d.

Why an Uninvited Chinese Ship Just Visited a Shoal on Malaysia’s Continental Shelf
TAIPEI, TAIWAN - The passage of a Chinese civilian ship across part of Malaysia’s continental
shelf this month shows China aims to bolster its claim over a widely contested sea in the face
of U.S. opposition, observers of the dispute say…
James Shoal, being 20 meters underwater, cannot be used by any single country to claim a
separate, surrounding maritime economic zone under international law, analysts believe.
26

For China, “it’s an excessive claim that has no basis,” said Carl Thayer, Southeast Asia-
specialized emeritus professor at the University of New South Wales in Australia.
Ralph Jennings, Voice of America, Taipei, July 31, 2020
https://www.voanews.com/east-asia-pacific/why-uninvited-chinese-ship-just-visited-shoal-
malaysias-continental-shelf.
Reprinted in
VOA Khmer, July 31, 2020
Dow Jones Factiva Document WC68024020200731eg7v00003
Voice of America Press Releases and Documents
Dow Jones Factiva VOA0000020200731eg7v00004

You might also like