You are on page 1of 15

Thayer In the Media December 2020

Summary and Highlights

Interviews: 22
Trending: ASEAN/Association of Southeast Asian Nations (6), South China Sea (6), Vietnam –
domestic and foreign policy (3), China-U.S. Relations (2), Biden’s Asia Policy (1)

Radio interviews: Radio Free Asia Vietnamese Service (3), rebroadcast VOA Khmer (2); Voice
of America English Service (3)
Television: VTC TV (Hanoi)

Interviewed by: Al Jazeera, Asia Times, Bloomberg News, Deutsche Presse Agentur
International Service, Nikkei Asian Review, South China Morning Post
Quoted by: Benar News, Global Security, Premium Times, Republic World
Vietnamese media: People’s Army Online (PANO) [2], Quân Đội Nhân Dân (Vietnam People’s
Army) [4], Soha News, Báo GVTV (Transportation Newspaper), Vietnam Government Portal,
Vietnam News Agency, VNExpress (2), VOD (Voice of Democracy), Zing News

Facebook, YouTube blamed as Vietnam sees rise in jailed activists


Carl Thayer, a South East Asia expert at the University of New South Wales in Australia, said
arrests would likely spike as the congress draws near.
Deutsche Presse Agentur, Premium Times, December 1, 2020
https://www.premiumtimesng.com/foreign/428929-facebook-youtube-blamed-as-vietnam-
sees-rise-in-jailed-activists.html.

Trừng phạt tập đoàn dầu khí Trung Quốc, Trump 'trói tay' Biden
By punishing China’s oil and gas corporation, Trump 'ties Biden’s hands'
Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales của Australia [Carl Thayer,
emeritus professor at the University of New South Wales in Australia], chỉ ra rằng có có 35
công ty Trung Quốc nằm trong danh sách đen từ các lĩnh vực hàng không vũ trụ, hóa chất, xây
dựng, công nghệ năng lượng và viễn thông. CNOOC là công ty dầu khí đầu tiên được đưa vào
danh sách. Tuy nhiên, "động thái sẽ có ít tác động đến các hoạt động khai thác dầu ngoài khơi
của họ, bao gồm ở Biển Đông", Thayer nói…
"Năm nay, chính quyền Trump, đặc biệt là Ngoại trưởng Mike Pompeo, đã tăng cường và mở
rộng phạm vi các tuyên bố cùng hành động chống Trung Quốc. Quá trình này càng diễn ra
mạnh mẽ trong những ngày cuối nhiệm kỳ để cho thấy Tổng thống Trump nỗ lực bảo vệ lợi
ích của Mỹ trước một Trung Quốc 'rình mồi", Thayer nói…
"Đây là động thái phủ đầu để ngăn Biden giảm nhẹ các hạn chế của Mỹ đối với Trung Quốc",
Thayer bình luận.
Phương Vũ, VnExpress, December 6, 2020.
https://vnexpress.net/trung-phat-tap-doan-dau-khi-trung-quoc-trump-troi-tay-biden-
4201785.html.

Đối tác Việt – Ấn: Cầu nối đến “Bộ Tứ”?


Vietnamese-Indian Partners in Cooperation: A bridge to "the Quad"?
Theo Giáo sư Carl Thayer của Đại học New South Wales[Professor Carl Thayer at the
University of New South Wales], đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc điều máy bay
ném bom ra quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã từng đưa một vài oanh tạc cơ tầm xa H-
6K tới khu vực này năm 2018. Tuy nhiên, theo GS Thayer, việc Việt Nam chủ động thông
báo với Ấn Độ cho thấy, Việt Nam đang tham gia vào một động thái ngoại giao với mục
đích tìm kiếm sự ủng hộ chính trị,” GS Thayer được South China Morning Post trích lời…
Tuy nhiên, vì Việt Nam hoạt động thông qua khuôn khổ đa dạng hoá và đa phương hoá
quan hệ, cũng như thu hút các cường quốc khác như Nhật Bản, Nga và Mỹ nên, theo GS.
Thayer, Hà Nội biết rằng họ có “đòn bẩy quan hệ” mà họ có thể dựa vào khi cần hỗ trợ
“nếu Trung Quốc trở nên quá hung hăng.” Trong Sách trắng Quốc phòng mới nhất công bố
cuối năm ngoái, Việt Nam vẫn tiếp tục không tham gia liên minh quân sự với bất cứ quốc
gia nào trong chính sách quốc phòng “bốn không và một nếu” của mình.
Trần Hiếu Chân, Radio Free Asia, December 6, 2020
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/vietnam-india-relationship-in-connection-with-
the-quad-12062020130251.html.

Part 1 of 3-part Interview by Quan Doi Nhan Dan (Vietnam People’s Army Newspaper)
Việt Nam ghi dấu ấn trong tiến trình hợp tác quốc phòng ASEAN
Vietnam makes a mark in the ASEAN defense cooperation process
QĐND - LTS: Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) lần thứ 14, Hội nghị
Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 7 và các hoạt động liên
quan sẽ được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ ngày 9 đến 10-12-2020.
Đây là những sự kiện quan trọng nhất trong các hoạt động, hội nghị quốc phòng-quân sự của
ASEAN do Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì tổ chức trong Năm ASEAN 2020. Nhân dịp này,
Báo Quân đội nhân dân giới thiệu loạt bài về vai trò của ADMM, ADMM+ đối với hòa bình, ổn
định, thịnh vượng chung ở khu vực, những đóng góp tích cực, quan trọng của Việt Nam đối
với các cơ chế này nói riêng cũng như hợp tác quốc phòng ASEAN nói chung.
Bài 1: Đóng góp quan trọng vào xây dựng Cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN
Lesson 1: Making important contributions to building the ASEAN Political-Security Community
Là một thành phần quan trọng của Cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN (ASPC), Hội nghị Bộ
trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) tạo ra khuôn khổ cho đối thoại và tham vấn
cấp Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề chiến lược, quốc phòng, an ninh; đồng thời tạo ra
nền tảng thúc đẩy sự hợp tác trên thực tế giữa lực lượng vũ trang các nước trong khu vực.
Cơ chế tham vấn và hợp tác về quốc phòng cao nhất trong ASEAN
Sáng kiến thiết lập ADMM được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 10 ở Lào năm
2004. Việc tổ chức ADMM được các nước ASEAN đặc biệt chú trọng vì hợp tác quốc phòng có
liên quan trực tiếp đến hòa bình, ổn định của khu vực và an ninh quốc gia của mỗi nước. Đến
năm 2006, các nước thành viên ASEAN đã tổ chức thành công Hội nghị ADMM lần thứ nhất
tại Malaysia, mở ra cơ chế hợp tác quốc phòng chính thức trong khu vực. Mục tiêu của ADMM
nhằm giúp các nước thành viên tăng cường hợp tác để đối phó có hiệu quả với những thách
thức an ninh đang nổi lên; bảo đảm duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực thông
qua đối thoại và hợp tác quốc phòng; góp phần xây dựng lòng tin, tăng cường đoàn kết nội
khối ASEAN để cùng nhau xây dựng APSC. Từ đó đến nay, ADMM đã trở thành hoạt động
thường niên của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, là cơ chế tham vấn và hợp tác về
quốc phòng cao nhất trong hiệp hội.
Kể từ khi được thiết lập, ADMM đã trải qua 13 kỳ hội nghị tại Malaysia (2006), Singapore
(2007), Thái Lan (2009), Việt Nam (2010), Indonesia (2011), Campuchia (2012), Brunei (2013),
Myanmar (2014), Malaysia (2015), Lào (2016), Philippines (2017), Singapore (2018), Thái Lan
(2019) với nhiều sáng kiến được thông qua và đang tích cực được triển khai. Giáo sư Carl
Thayer thuộc Đại học New South Wales (Australia) [Professor Carl Thayer at the University of
New South Wales (Australia)]cho rằng, hợp tác quốc phòng ASEAN trong khuôn khổ ADMM
đã có đóng góp quan trọng vào việc xây dựng APSC. “Cần lưu ý rằng cho đến nay, 96% dòng
hành động trong Kế hoạch tổng thể xây dựng APSC đã được triển khai. Hợp tác quốc phòng
ASEAN được thể chế hóa thành cơ chế ADMM đã có nhiều đóng góp vào kết quả này”, Giáo
sư Carl Thayer đánh giá khi trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Quân đội nhân dân.
Theo chuyên gia người Australia, hợp tác quốc phòng ASEAN đã có những bước phát triển kể
từ năm 2006 với nhiều sáng kiến hợp tác được triển khai trong khuôn khổ ADMM như: Mạng
lưới các trung tâm Gìn giữ hòa bình của ASEAN (APCN); Hợp tác công nghiệp quốc phòng
ASEAN (ADIC); Chương trình giao lưu quốc phòng ASEAN (ADIP); Khuôn khổ hỗ trợ hậu cần
của ASEAN (LSF); Trung tâm quân y ASEAN (ACMM); Nhóm thường trực quân đội ASEAN về
hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (AMRG về HADR); Mạng lưới các chuyên gia quốc phòng
ASEAN về hóa học, sinh học và phóng xạ (CBR)... “Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN đã
thông qua các tài liệu khái niệm, khuôn khổ, hướng dẫn, quy trình hoạt động tiêu chuẩn... đối
với mỗi sáng kiến hợp tác quốc phòng ASEAN. ADMM đã góp phần thúc đẩy lòng tin thông
qua hợp tác quốc phòng ASEAN ở 6 lĩnh vực chính: Chống khủng bố, công nghiệp quốc phòng,
hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, an ninh biển, quân y, các hoạt động Gìn giữ hòa bình.
Ngoài ra, ADMM cũng tích cực thúc đẩy hợp tác quốc phòng với 8 nước đối tác đối thoại của
ASEAN (Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ) thông
qua các nhóm chuyên gia ADMM+ trong 7 lĩnh vực: Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa, an
ninh biển, quân y, chống khủng bố, các hoạt động Gìn giữ hòa bình, hành động mìn nhân đạo,
an ninh mạng”, Giáo sư Carl Thayer nhấn mạnh.
Đưa hợp tác trong ADMM ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả
Với phương châm “chủ động, tích cực và có trách nhiệm” trong tham gia hợp tác ASEAN, Việt
Nam đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ASPC nói chung, của hợp tác
quốc phòng-quân sự ASEAN nói riêng.
Trong những năm qua, Việt Nam đã khẳng định được vai trò của mình tại một diễn đàn quốc
phòng đa phương như ADMM. Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy
tiến trình phát triển của ADMM theo Hiến chương của ASEAN và đề xuất nhiều sáng kiến được
các nước đánh giá cao, góp phần đưa hợp tác trong ADMM ngày càng đi vào thực chất, hiệu
quả. Có thể kể đến các sáng kiến như cam kết không sử dụng vũ lực trước và tăng cường hợp
tác cứu hộ, cứu nạn trên biển; tăng cường hợp tác hải quân trong khu vực thông qua các hoạt
động tuần tra chung, giao lưu, thiết lập đường dây nóng giữa hải quân cũng như lãnh đạo
quốc phòng các nước... Đặc biệt, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2010, Việt Nam đã tổ chức
thành công Hội nghị ADMM-4. “Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cấp giao
lưu hải quân các nước ASEAN thành Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN. Việt Nam đã nhất quán
ủng hộ thành lập, phát triển ADMM cũng như đề xuất, ủng hộ các biện pháp hợp tác quốc
phòng ASEAN thực chất”, Giáo sư Carl Thayer khẳng định.
(còn nữa)
HOÀNG VŨ, Quân Đội Nhân Dân (Vietnam People's Army Newspaper), December 7, 2020
https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai/viet-nam-ghi-dau-an-trong-tien-trinh-hop-tac-
quoc-phong-asean-645955

Part 2 of 3part Interview by Quân Đội Nhân Dân (Vietnam People’s Army Newspaper)
Bài 2: Quyết định “nối dài cánh tay” của ASEAN
Lesson 2: The decision to “extend ASEAN’s reach”
QĐND - Hợp tác quốc phòng ASEAN đã có những bước phát triển hết sức năng động, không
chỉ trong khuôn khổ Hiệp hội mà còn mở rộng với các đối tác ngoài khu vực. Hội nghị Bộ
trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) là một minh chứng rõ ràng nhất về
quá trình hợp tác ấy.
Bước tiến lịch sử
Trong cuộc hành trình kiến tạo và củng cố môi trường hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực
Đông Nam Á, các nước thành viên ASEAN đều nhận thức sâu sắc rằng muốn giải quyết được
những vấn đề an ninh khu vực, đặc biệt là những thách thức an ninh phi truyền thống mang
tính toàn cầu, thì một quốc gia, một khu vực không thể giải quyết được, mà đòi hỏi phải có
sự hợp tác, rộng mở hơn tới những quốc gia ngoài khu vực. Với nhận thức đó, ASEAN đã
quyết định “nối dài cánh tay” để tăng thêm sức mạnh cho Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
các nước ASEAN (ADMM) bằng sự ra đời của ADMM+ vào năm 2010 với sự tham gia của 10
quốc gia thành viên ASEAN cùng 8 nước đối tác đối thoại (Nga, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Australia, New Zealand, Ấn Độ).
Nếu như sự ra đời của ADMM đánh dấu sự khởi đầu của cơ chế hợp tác quốc phòng chính
thức trong ASEAN thì ADMM+ được thành lập chính là bước tiến lịch sử trong tiến trình hợp
tác quốc phòng khu vực. Sở dĩ nói như vậy là bởi ADMM+ có sự tham gia của đầy đủ thành
phần để có thể hợp tác một cách thực chất và hiệu quả. Bên cạnh đó, đây là cơ chế chính thức
cấp Bộ trưởng Quốc phòng giữa ASEAN và đối tác nên có tính hiệu lực cao. Trong khi duy trì
kênh đối thoại chiến lược giữa các Bộ trưởng, trọng tâm của ADMM+ là hướng vào hợp tác
thiết thực, hợp tác cụ thể trên thực tế.
Cho đến nay, ADMM+ là cơ chế hợp tác quốc phòng cao nhất của ASEAN với các đối tác ngoài
khu vực, là một bộ phận quan trọng của cấu trúc an ninh khu vực và bổ sung cho các diễn đàn
khu vực hiện có. ADMM+ đóng vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa
ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong các lĩnh vực vì lợi ích an ninh chung. ADMM+ đã
tạo thêm nhiều cơ hội để ADMM có thể tranh thủ cũng như kết hợp hiệu quả các nguồn lực
hỗ trợ từ bên ngoài, thông qua 7 lĩnh vực hợp tác, gồm: Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thảm
họa, An ninh biển, Quân y, Chống khủng bố, các hoạt động Gìn giữ hòa bình, Hành động Mìn
nhân đạo, An ninh mạng.
Kể từ khi ra đời, ADMM+ đã trải qua 6 lần hội nghị tại Việt Nam (2010), Brunei (2013), Malaysia
(2015), Philippines (2017), Singapore (2018), Thái Lan (2019). Vào năm 2010, ADMM+ được
thống nhất tổ chức ba năm một lần. Tới năm 2012, các nước nhất trí tăng tần suất họp
ADMM+ lên hai năm/lần. Bắt đầu từ năm 2017, ADMM+ được tổ chức thường niên. “Tôi cho
rằng ADMM+ đóng ba vai trò chính. Một là tăng cường lòng tin thông qua thúc đẩy đối thoại
và minh bạch. Hai là giúp các nước thành viên ASEAN nâng cao năng lực ứng phó với các thách
thức an ninh chung. Ba là thúc đẩy hòa bình, ổn định khu vực thông qua hợp tác về quốc
phòng, an ninh xét tới những thách thức an ninh xuyên quốc gia mà khu vực phải đối mặt”,
Đại tá Damrong Simakajornboon, Tùy viên Quốc phòng Thái Lan tại Việt Nam nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Peter Tescht, Phó tổng thư ký phụ trách Chính sách và Tình báo (Bộ Quốc
phòng Australia) nêu rõ: “Australia chia sẻ tầm nhìn của ASEAN về một khu vực hòa bình, có
chủ quyền, tự cường, bao trùm cũng như cam kết của ASEAN về hợp tác quốc phòng thực
chất thông qua ADMM+. Chính việc cùng chia sẻ lợi ích khiến hợp tác thông qua các diễn đàn
như ADMM+ trở nên rất quan trọng”.
Việt Nam thúc đẩy hiện thực hóa ý tưởng về ADMM+
Nhận thức rõ tầm quan trọng chiến lược của ADMM+ đối với cấu trúc an ninh khu vực, Việt
Nam đã chủ động tham gia, đóng góp tích cực vào cơ chế này, góp phần kiến tạo, duy trì môi
trường hòa bình, ổn định và hợp tác vì một ASEAN phát triển thịnh vượng. “Chính Việt Nam
đã thúc đẩy ý tưởng thành lập ADMM+ và tổ chức thành công Hội nghị ADMM+ lần thứ nhất
tại Hà Nội vào năm 2010”, Giáo sư Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales (Australia)
[Professor Carl Thayer at the University of New South Wales (Australia)] nhấn mạnh khi trả
lời phỏng vấn phóng viên Báo Quân đội nhân dân.
Trên thực tế, ý tưởng về ADMM+ được ASEAN đưa ra từ Hội nghị ADMM-1 tại Malaysia (năm
2006) và tiếp đó được bổ sung qua các hội nghị ADMM-2 tại Singapore (năm 2007), ADMM-
3 tại Thái Lan (năm 2009). Đến năm 2010, trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã tích cực
thúc đẩy để Hội nghị ADMM-4 thông qua Tài liệu khái niệm “ADMM+: Thể thức và Thủ tục”
(do Việt Nam và Singapore đồng soạn thảo) và “ADMM+: Cơ chế và Thành phần” (do
Singapore và Thái Lan đồng soạn thảo), hoàn tất các cơ sở pháp lý quan trọng cuối cùng để
bảo đảm ADMM+ được hiện thực hóa trên thực tế. Hội nghị ADMM-4 đã tin tưởng giao cho
Việt Nam tổ chức Hội nghị ADMM+ lần thứ nhất. Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị
ADMM+ lần thứ nhất với việc thông qua 5 lĩnh vực hợp tác ưu tiên, gồm: Hỗ trợ nhân đạo và
Cứu trợ thảm họa, An ninh biển, Quân y, Chống khủng bố, các hoạt động Gìn giữ hòa bình.
Tại ADMM+ lần thứ hai ở Brunei hồi năm 2013, theo đề xuất của Việt Nam, hội nghị đã thông
qua lĩnh vực ưu tiên hợp tác thứ 6 là Hành động Mìn nhân đạo. Năm 2013, lần đầu tiên Việt
Nam cử lực lượng tham gia Diễn tập Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thảm họa kết hợp quân y tại
Brunei. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đều cử lực lượng tham gia đầy đủ, tích cực các cuộc diễn
tập trong khuôn khổ ADMM+.
(còn nữa)
HOÀNG VŨ, Quân Đội Nhân Dân (Vietnam People's Army Newspaper), December 7, 2020.
https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai/bai-2-quyet-dinh-noi-dai-canh-tay-cua-asean-
645962

Part 3 of 3-part Interview by (Vietnam People’s Army Newspaper)


Bài 3: Hợp tác quốc phòng vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng (Tiếp theo và hết)
Lesson 3: Defense cooperation for a cohesive and responsive ASEAN (Continued and Ended)
QĐND - Trong vai trò Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) trong Năm ASEAN 2020,
Bộ Quốc phòng Việt Nam không những thúc đẩy hợp tác ứng phó đại dịch mà còn quyết tâm
không để dịch Covid-19 làm gián đoạn các nội dung hợp tác quốc phòng ASEAN khác đã được
thống nhất.
Chủ đề hoàn toàn phù hợp
Trên cơ sở bám sát nội hàm của chủ đề Năm ASEAN 2020: “ASEAN gắn kết và chủ động thích
ứng”, tạo sự gắn kết, liền mạch của các hoạt động hợp tác quốc phòng-quân sự ASEAN với
tổng thể các hoạt động hợp tác của trụ cột Chính trị-An ninh ASEAN, Bộ Quốc phòng Việt Nam
đã xác định chủ đề các hội nghị quốc phòng-quân sự ASEAN trong năm 2020 là “Hợp tác quốc
phòng vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”. Khi đưa ra chủ đề này, chưa có sự bùng
phát của dịch Covid-19. “Dịch Covid-19 bùng phát lại cho thấy chủ đề “Hợp tác quốc phòng vì
một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” hoàn toàn phù hợp với năm 2020”, Giáo sư Carl
Thayer thuộc Đại học New South Wales (Australia) [Professor Carl Thayer at the University of
New South Wales (Australia)] nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Quân đội nhân
dân.
Theo đúng tinh thần “Hợp tác quốc phòng vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, ngay
từ khi dịch Covid-19 còn chưa lan rộng và nhiều quốc gia Đông Nam Á còn chưa công bố dịch,
Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tích cực tham vấn các nước thành viên để đưa ra sáng kiến xây
dựng Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN về hợp tác quốc phòng
trong ứng phó dịch bệnh và nhận được sự ủng hộ của các nước. Kết quả là Hội nghị ADMM
hẹp tại Hà Nội hồi tháng 2-2020 đã thông qua Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các
nước ASEAN về hợp tác quốc phòng trong ứng phó dịch bệnh. “Tuyên bố chung này đã thể
hiện rõ rằng, Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN “tiếp tục cam kết quyết tâm thực hiện
phần việc của mình và cùng nhau đoàn kết để vượt qua dịch Covid-19 vì lợi ích của người dân
ASEAN”, Giáo sư Carl Thayer đánh giá.
Điều đáng nói là Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN về hợp tác quốc
phòng trong ứng phó dịch bệnh được thông qua chỉ trong một thời gian ngắn. Tổng thư ký
ASEAN Lim Jock Hoi cho rằng, đây là một trong những tuyên bố có kỷ lục ra đời nhanh nhất,
chỉ trong vòng chưa đầy hai ngày. “Tôi đánh giá cao vai trò điều hành của Bộ Quốc phòng Việt
Nam để Hội nghị ADMM Hẹp ra Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN
về hợp tác quốc phòng trong ứng phó dịch bệnh. Việc ra tuyên bố chung này rất phù hợp với
chủ đề của Năm ASEAN 2020 mà Việt Nam đưa ra là “Gắn kết và chủ động thích ứng”", Tổng
thư ký ASEAN Lim Jock Hoi khẳng định.
“Đáng ngưỡng mộ”
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu chững lại, để tiến trình hợp tác quốc phòng
trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác không bị gián đoạn, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã
chủ trì tổ chức các hoạt động, hội nghị quốc phòng-quân sự ASEAN bằng hình thức trực tuyến.
Những ví dụ cụ thể có thể kể đến là Hội nghị Nhóm làm việc quan chức quốc phòng cấp cao
ASEAN (ADSOM WG) ngày 12-5-2020, Hội nghị Quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN
(ADSOM) ngày 15-5-2020, Diễn tập xử lý tình huống của quân y ASEAN trong phòng, chống
dịch bệnh ngày 27-5-2020, Hội nghị Nhóm làm việc quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN mở
rộng (ADSOM+WG) ngày 30-6-2020, Hội nghị Quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng
(ADSOM+) ngày 7-7-2020, Đối thoại Quan chức quốc phòng diễn đàn khu vực ASEAN (ARF
DOD) ngày 1-7-2020, Hội nghị Chính sách an ninh diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 17 (ASPC-
17) ngày 8-7-2020, Hội nghị Tư lệnh lực lượng quốc phòng các nước ASEAN lần thứ 17
(ACDFM-17) ngày 24-9-2020, Hội nghị Tư lệnh không quân các nước ASEAN lần thứ 17 (AACC-
17) ngày 22-10-2020, Hội nghị Tư lệnh hải quân các nước ASEAN lần thứ 14 (ANCM-14) ngày
5-11-2020... Và để chuẩn bị cho Hội nghị ADMM-14, Hội nghị ADMM+ lần thứ 7 cùng các hoạt
động liên quan được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ ngày 9 đến 10-12-2020, Bộ Quốc
phòng Việt Nam đã chủ trì tổ chức các hội nghị trực tuyến ADSOM WG, ADSOM, ADSOM+WG
và ADSOM+ để rà soát lần cuối các nội dung, văn kiện, chương trình nghị sự.
Đánh giá về vai trò của Chủ tịch ADMM và ADMM+ trong bối cảnh dịch Covid-19, Phó tổng
thư ký ASEAN Hoàng Anh Tuấn cho rằng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã phản ứng “một cách
đáng ngưỡng mộ đối với một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất của thế hệ chúng
ta”. “Việt Nam đã dẫn dắt các nỗ lực hợp tác quốc phòng để huy động sức mạnh tập thể của
ASEAN trong kiểm soát dịch bệnh đang diễn ra. Song song với đó, Việt Nam cũng đã thành
công trong duy trì đà hợp tác quốc phòng ASEAN thông qua các nền tảng trực tuyến và kênh
liên lạc hiệu quả. Nhờ sự khéo léo và dẫn dắt của Việt Nam, hợp tác quốc phòng ASEAN tiếp
tục có những bước phát triển”, Phó tổng thư ký ASEAN Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.
Về phần mình, ông Peter Tescht, Phó tổng thư ký phụ trách Chính sách và Tình báo (Bộ Quốc
phòng Australia) đánh giá cao Bộ Quốc phòng Việt Nam lần đầu tiên chủ trì tổ chức Cuộc gặp
không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN-Australia nhân dịp Hội nghị ADMM hẹp hồi
tháng 2-2020. Ông Peter Tescht nhấn mạnh, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã chủ trì Hội nghị
ADMM+ lần thứ nhất ngay sau khi cơ chế này chính thức được thành lập. Năm nay, Bộ Quốc
phòng Việt Nam lại chủ trì Hội nghị ADMM+ lần thứ 7 đúng dịp kỷ niệm 10 năm thành lập cơ
chế này. “Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam để tổ chức Hội nghị ADMM+ lần thứ 7
và Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập ADMM+ trong bối cảnh dịch Covid-19 để tiếp tục đưa hợp
tác ADMM+ tiến về phía trước, thể hiện sự ghi nhận giá trị của diễn đàn này. Chúng tôi rất
mong đợi các hoạt động này để các nước cùng nhau xây dựng kế hoạch hợp tác cho năm 2021
và xa hơn”, ông Peter Tescht khẳng định.
HOÀNG VŨ, Quân Đội Nhân Dân (Vietnam People's Army Newspaper), December 8, 2020
https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai-quoc-phong/bai-3-hop-tac-quoc-phong-vi-mot-
asean-gan-ket-va-chu-dong-thich-ung-tiep-theo-va-het-646053
Part 1: Vietnam contributes positively to building ASEAN Political and Security
Community
The 13 previous ADMMs have seen a large number of initiatives and ideas, some of which are
still being implemented. Speaking to the PAN [People’s
Army Newspaper], Professor Carl Thayer at New South Wales University (Australia) stressed
that ADMM has contributed importantly to the building of the ASEAN Political and Security
Community.
According to him, ASEAN defense and security cooperation has been strengthened since the
first ADMM in 2006. Within the ADMM framework, a number of initiatives have been
successfully implemented, such as the ASEAN Peacekeeping Centers Network (APCN),
ASEAN Defense Industry Cooperation (ADIC), ASEAN Defense Interaction Program,
ADMM Logistics Support Framework (LSF), ASEAN Center of Military Medicine (ACMM),
ASEAN Military Ready Group on Human Assistance and Disaster Relief (AMRG on HADR),
and Network of ASEAN CBR Defense Experts.
Over the past years, defense ministers of ASEAN member countries have adopted concepts,
frameworks, guidelines, standard procedures for every initiative on regional defense and
security cooperation, the Australian author underscored. He added that ADMM has facilitated
confidence building among regional countries and contributed to shaping and boosting regional
defense and security cooperation in six major fields, namely anti-terrorism, defense industry,
humanitarian assistance and disaster relief, maritime security, military medicine, and
peacekeeping operations…
Especially, Vietnam successfully organized the fourth ASEAN Defense Ministers Meeting in
2010. Regarding Vietnam’s contribution to regional defense and security cooperation,
Professor Carl Thayer said, Vietnam played an important role in upgrading the ASEAN naval
exchange to the ASEAN Naval Chiefs Meeting mechanism. Vietnam has given valuable
initiatives to ADMM, contributing to boosting regional defense and security cooperation and
creating a peaceful, stable and secure environment for development in the region, underlined
the Australian expert.
People’s Army Newspaper Online [Hanoi], December 8, 2020
https://en.qdnd.vn/military/intl-relations-and-cooperation/part-1-vietnam-contributes-
positively-to-building-asean-political-and-security-community-524961.

Part 2: Vietnam contributes to the establishment of ADMM+


Regarding the role of Vietnam in establishing ADMM+, Professor Carl Thayer at News South
Wales University affirmed that Vietnam made great efforts to realize the idea of establishing
ADMM+ and later successfully held the first ADMM+.”
People’s Army Newspaper Online [Hanoi], December 9, 2020
https://en.qdnd.vn/military/intl-relations-and-cooperation/part-2-vietnam-contributes-to-the-
establishment-of-admm-524989.

China Urges Dialogue With US As Joe Biden Likely To Take Tough Stance Against
Beijing
Also, speaking at the event [on line forum hosted by the Foreign Correspondents' Association
of the Philippines], Southeast Asia specialist Carl Thayer said there would be less pressure on
regional states to take sides amid the US-China tensions. The US alliance with Japan and
South Korea would be 'less antagonistic' under Biden, whose officials were likely to hold
informal talks over coffee with stakeholders to come up with a strategy to push back against
China, Thayer said.
Akanksha Arora, Republic World, December 9, 2020. https://www.republicworld.com/world-
news/us-news/china-urges-dialogue-with-us-as-joe-biden-likely-to-take-tough-stance-
against-beijing.html.

How China’s Offshore Oil Driller Will Keep Grip in Disputed Sea Despite US Sanctions
At stake now is joint exploration that China and the Philippines intend to pursue through a
deal signed two years ago, said Carl Thayer, a University of New South Wales emeritus
professor who specializes in Southeast Asia.
“The big deal I think is really where does this service contract with the Philippines get
finalized,” he said.
Ralph Jennings, Voice of America, December 9, 2020. https://www.voanews.com/east-asia-
pacific/how-chinas-offshore-oil-driller-will-keep-grip-disputed-sea-despite-us-sanctions.

Sanctioned Chinese Company Likely to Keep Influence in South China Sea


Carl Thayer is a professor of Southeast Asian studies at the University of New South Wales in
Australia. He told VOA that China and the Philippines are seeking to complete a joint
exploration deal signed two years ago. “The big deal I think is really where does this service
contract with the Philippines get finalized,” Thayer said.
Ralph Jennings, Voice of America, December 11, 2020
https://learningenglish.voanews.com/a/sanctioned-chinese-company-likely-to-keep-
influence-in-south-china-sea-/5694819.html

Cuộc chiến công hàm và dự đoán tình hình Biển Đông 2021
War of Words and Forecast on the East Sea in 2021
Vào năm 2020, do hành vi của Trung Quốc trong bốn năm qua đã tạo cho các quốc gia khác
đồng loạt lên tiếng bày tỏ quan điểm rõ rệt ủng hộ Công ước LHQ về Luật Biển và Trung
Quốc đã bị cô lập về mặt ngoại giao. -Giáo sư Carl Thayer
Qua emai trao đổi với RFA hôm 16/12/2020, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc
phòng Úc [Professor Carl Thayer at the Australian Defence Force Academy] nhận định rằng,
chủ đề chung trong các đệ trình, công hàm của các nước gởi LHQ suốt năm qua có điểm
chung là ủng hộ rõ ràng Công ước LHQ về Luật Biển 1982 và bác bỏ hoàn toàn việc Trung
Quốc tuyên bố về các quyền lịch sử và nỗ lực coi "Tứ Sa" (Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam
Sa) như các đơn vị riêng biệt bằng cách vẽ các đường cơ sở quanh đó. Ông nói thêm:
“Theo các quy tắc và thủ tục của Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa, không thể chấp thuận yêu
sách về thềm lục địa mở rộng của một quốc gia nếu một quốc gia khác phản đối. Việc Trung
Quốc từ chối đệ trình sơ bộ của Malaysia không có giá trị về mặt pháp lý.
Công hàm của Hoa Kỳ, Úc và đệ trình chung của Pháp-Đức-Anh đã được gửi cho Tổng thư
ký LHQ vì không quốc gia nào trong số này có thể yêu sách thềm lục địa mở rộng ở Biển
Đông. Ngoài ra, Hoa Kỳ không phải là một bên ký kết UNCLOS.
Ngày 22 tháng 9 năm 2020, Tổng thống Rodrigo Duterte phát biểu trước Đại hội đồng LHQ.
Ông Duterte khẳng định “cam kết của Philippines ở Biển Đông phù hợp với UNCLOS và Phán
quyết của Tòa Trọng tài năm 2016”. Duterte tuyên bố phán quyết của tòa là một phần của
luật pháp quốc tế và Phillipines kiên quyết từ chối những nỗ lực nhằm phá bỏ việc tuân thủ
phán quyết này.
Tóm lại, khi Tòa án quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc
trên Biển Đông vào năm 2016 thì hầu hết các quốc gia trong vùng tranh chấp đều công
nhận hoặc giữ im lặng. Nhưng vào năm 2020, do hành vi của Trung Quốc trong bốn năm
qua đã tạo cho các quốc gia khác đồng loạt lên tiếng bày tỏ quan điểm rõ rệt ủng hộ Công
ước LHQ về Luật Biển và Trung Quốc đã bị cô lập về mặt ngoại giao.”
Giáo sư Carl Thayer chia sẻ với RFA đánh giá của ông về tình hình Biển Đông năm 2021:
“Năm 2021, Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành động như thường lệ để khẳng định
chủ quyền của mình và một số các quốc gia ven biển vẫn giữ thái độ im lặng. Lực lượng
Cảnh sát biển, Dân quân biển và đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì sự
hiện diện của họ tại các khu vực tranh chấp. Nếu Việt Nam hoặc Malaysia cố gắng thuê các
tàu khảo sát dầu của nước ngoài và tiếp tục thăm dò ở các vùng biển gần Bãi Tư Chính, mỏ
dầu khí Lan Đỏ hay Bãi cạn Luconia thì Trung Quốc sẽ tập hợp một đội tàu để quấy rối các
hoạt động này.Một điểm đáng chú ý là liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bày
ra hành động khiêu khích nào để ‘thử’ Chính quyền của ông Biden trước khi ông Biden
chính thức nhậm chức năm tới hay không.”
Diễm Thi, Radio Free Asia, December 18, 2020.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/note-verbales-and-predictions-of-the-east-sea-
situation-2021-12182020124611.html.

Philippines Again Leans Toward US After Soft-Pedalling on South China Sea Issue
“In 2020, as a result of Chinese behavior over the past four years, there has been a marked
convergence of views by littoral states in support of UNCLOS and the Award by the Arbitral
Tribunal. China has been left diplomatically isolated,” wrote Carlyle Thayer, emeritus
professor at the University of New South Wales in Australia, in a recent commentary.
BenarNews, Radio Free Asia-affiliated online news service, December 21, 2020.
https://www.rfa.org/english/news/china/leans-12212020160100.html

Nhìn lại căng thẳng biển Đông 2020


Looking back on tensions in the East Sea 2020
Giáo sư Carlyle A. Thayer, chuyên gia nghiên cứu Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng
Australia[Professor Carlyle A Thayer, Vietnam research specialist, at the Australian Defence
Force Academy] khi trả lời RFA qua e-mail hôm 21/12 cho biết sự việc bắt đầu từ năm 2012,
sau khi Hà Nội ban hành Luật Biển Việt Nam, Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung
Quốc (CNOOC) đã phản ứng bằng cách cho phép thăm dò dầu khí các lô trong Vùng Đặc
quyền Kinh tế của Việt Nam (EEZ), bao gồm cả vùng biển gần Bãi Tư Chính, và kêu gọi các
công ty nước ngoài đấu thầu các hợp đồng thăm dò dầu khí. Nhưng không có công ty dầu
khí nước ngoài nào nhận lời đề nghị này.
Khi bí mật đệ trình Dự thảo Quy tắc Ứng xử chung ASEAN-Trung Quốc trong Văn bản Đàm
phán Biển Đông tháng 8 năm 2018, Giáo sư Carlyle A. Thayer cho biết Bắc Kinh đã nêu rõ:
‘Việc thăm dò và phát triển dầu khí ở các vùng biển tranh chấp sẽ được thực hiện thông
qua sự phối hợp và hợp tác giữa các các quốc gia ven biển đối với Biển Đông và sẽ không
được tiến hành với sự hợp tác của các công ty từ các quốc gia bên ngoài khu vực.’…
Sự thất bại của Việt Nam trước Repsol trong năm 2017-2018 đã đặt ra một tiền lệ khủng
khiếp. Việt Nam đã phải bồi thường hai lần, một lần cho Repsol và sau đó cho Tập đoàn
Noble, vì đã hủy hợp đồng thăm dò khí đốt.
-Giáo sư Carlyle A. Thayer
Giáo sư Carlyle A. Thayer giải thích thêm:
“Việt Nam chưa công bố chi tiết lý do tại sao họ hủy hợp đồng với Tập đoàn Noble về các
dịch vụ của Noble Clyde Boudreaux. Chỉ có thể suy đoán rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam
đã tính toán rằng rủi ro khi triển khai Noble Clyde Boudreaux quá cao nên đã hủy hợp đồng
và thanh toán chấm dứt hợp đồng. Một nhà Nghiên cứu Biển Đông đã ước tính rằng việc
hủy bỏ cả hai hợp đồng khiến Việt Nam thiệt hại 1 tỷ đô la Mỹ.
Có bằng chứng về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đe dọa Việt Nam trong năm nay
nhằm ngăn cản người Việt Nam nối lại các hoạt động gần Bãi Tư Chính và Khu nhà 06-1.
Vào ngày 4 tháng 7, tàu 5402 của Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) đã vào mỏ khí Lan Đỏ ở
Lô 06-1 để giám sát hoạt động của giàn khoan Lan Tây. Rosneft là nhà điều hành hiện tại
của khu vực mỏ khí Lan Đỏ. Vào ngày 5 tháng 7, CCG 5402 đã đóng quân tại vùng biển gần
Bãi Tư Chính. Bốn ngày sau, có thông báo rằng hợp đồng của Noble Clyde Boudreaux với
Việt Nam đã bị hủy bỏ.”
Theo Giáo sư Carlyle A. Thayer, sự thất bại của Việt Nam trước Repsol trong năm 2017-
2018 đã đặt ra một tiền lệ khủng khiếp. Việt Nam đã phải bồi thường hai lần, một lần cho
Repsol và sau đó cho Tập đoàn Noble, vì đã hủy hợp đồng thăm dò khí đốt. Theo báo cáo,
PetroVietnam không có đủ khả năng tài chính để tự phát triển thăm dò khai thác ở các
vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính. Các nhà đầu tư mới tiềm năng sẽ không khuyến khích
các hành động hủy hợp đồng của Việt Nam, vì sẽ làm tăng rủi ro cho các khoản đầu tư dài
hạn…
Giáo sư Carlyle A. Thayer cho rằng, yếu tố Trung Quốc - dù công khai hay ngụ ý - luôn hiện
diện trong việc Việt Nam đưa ra quyết định về thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Trung Quốc
chắc chắn sẽ đáp trả bất kỳ việc nối lại hoạt động thăm dò dầu khí nào trong ‘vùng biển
liên quan’ mà họ tuyên bố bằng cách cử tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc và tàu đánh cá
của Lực lượng dân quân biển đến quấy rối các hoạt động.
Tóm lại, việc hủy bỏ hợp đồng với Noble Clyde Boudreaux là một cái đinh nữa trong nỗ lực
của Việt Nam trong việc phát triển các nguồn khí đốt trong khu vực xung quanh Bãi Tư
Chính và Lô 06-01. Bằng cách lùi bước trước sức ép của Trung Quốc, Việt Nam đã mất cơ
hội tìm kiếm và phát triển trữ lượng khí đốt nếu được tìm thấy, Giáo sư Carlyle A. Thayer
nói.
Radio Free Asia, December 21, 2020
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/looking-back-at-tensions-in-the-east-sea-2020-
12212020113004.html

TQ sắp đưa tàu đổ bộ tấn công tiên tiến nhất ra căn cứ ở Biển Đông, chuyên gia e ngại tăng
va chạm
China is about to send the most advanced assault landing helicopter dock to a base in the
South China Sea, experts fear increasing incidents
Đồng quan điểm, ông Carl Thayer, GS Đại học New South Wales, Úc [Mr Carl Thayer, Professor
University of New South Wales, Aiustralia], cho rằng, truyền thông Trung Quốc đã nhấn mạnh
tầm quan trọng của Type-075 LHD trong việc sử dụng vũ lực ở Đài Loan, đặc biệt là do địa
hình đồi núi dốc ở bờ biển phía đông của Đài Loan…
GS Carl Thayer lưu ý, chiếc Type 075 LHD đầu tiên của Trung Quốc đã chạy thử trên biển 2
lần, một lần ở vùng biển ngoài khơi Thương Hải và một lần ở Biển Đông, vùng biển nhiều
thách thức. Thông tin Type-075 LHD sẽ được đặt ở đảo Hải Nam, cho thấy nó sẽ là một phần
của Hạm đội Nam Hải, có nhiệm vụ tác chiến ở Biển Đông và Đài Loan.
Trung Quốc vẫn sẽ tiến hành các hoạt động trước đó và triển khai tuần duyên, dân quân và
đội tàu đánh cá để củng cố tuyên bố chủ quyền sai trái của nước này. Trung Quốc sẽ quấy rối
hoạt động khai thác dầu khí của các nước ven biển bên trong đường 9 đoạn mà Trung Quốc
tự ý đưa ra và sẽ tiếp tục đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương từ tháng 5 tới tháng 8, GS
Carl Thayer dự báo.
Lan Hương, Soha News, December 23, 2020
https://soha.vn/tq-dua-tau-do-bo-tan-cong-moi-nhat-vao-su-dung-2021-thong-diep-cho-
cac-nuoc-20201222170248232.htm.

How Biden’s Respect for 53-year-old Dialogue Process Could Reshape US-Asia Policy
But Trump’s hands-off approach to ASEAN, a 53-year-old process trusted around Southeast
Asia, has given China an opening to influence those governments, said Carl Thayer, University
of New South Wales emeritus professor.
China is exerting “soft power” in Southeast Asia on issues such as post-pandemic economic
relief and climate control, Thayer said. Beijing sends officials to ASEAN events and makes
proposals there.
“Any multilateral group, ASEAN in particular, needs the full U.S. participation as a
counterweight to China,” Thayer said. “Without it, the other members of that multilateral
group are put in a position of relative weakness.”
Ralph Jennings, Voice of America, December 30, 2020.
https://www.voanews.com/east-asia-pacific/how-bidens-respect-53-year-old-dialogue-
process-could-reshape-us-asia-policy.

VIỆT NAM ĐẢM NHIỆM THÀNH CÔNG VAI TRÒ CHỦ TỊCH ASEAN 2020
VIETNAM SUCCESSFULLY CARRIEDOUT TASK AS ASEAN CHAIR 2020 (Part 3 of 3 part series)
Bài 3: Thể hiện đúng tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng” (Tiếp theo và hết)
Lesson 3: Correctly expressing the spirit of "cohesive and responsive" (Continuation and
conclusion)
Trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã xác định chủ đề chung cho năm 2020 là “ASEAN
gắn kết và chủ động thích ứng” nhằm đẩy mạnh công cuộc xây dựng cộng đồng và phát huy
vai trò của ASEAN trong một thế giới đầy biến động. “Là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã
thể hiện đúng tinh thần “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” thông qua những hành động
thiết thực”, Giáo sư (GS) Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales (Australia) [Professor
Carl Thayer at the University of New South Wales (Australia)] khẳng định trong cuộc trao đổi
với phóng viên Báo Quân đội nhân dân.
Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, theo GS Carl Thayer, Việt Nam phải đảm nhiệm “trọng trách
nặng nề”, đó là dẫn dắt nỗ lực chung của khu vực ứng phó với đại dịch vốn cản trở các cuộc
họp trực tiếp của giới chức ASEAN ở tất cả các cấp. Với sự dẫn dắt của nước chủ tịch, ASEAN
đã thể hiện khả năng phản ứng mau lẹ, kịp thời với đại dịch cũng như năng lực gắn kết trong
phối hợp chính sách và hành động giữa các thành viên.
Theo đó, ASEAN phản ứng với dịch Covid-19 trên quy mô toàn khu vực, đẩy mạnh hợp tác
giữa giới chức y tế và huy động sự tham gia của quân đội trong giảm thiểu tác động của đại
dịch đối với xã hội. Không dừng lại ở đó, Việt Nam cũng huy động sự tham gia hỗ trợ ASEAN
của các nước đối tác đối thoại. Điển hình là việc Việt Nam tổ chức Hội nghị Cấp cao (HNCC)
đặc biệt ASEAN và HNCC đặc biệt ASEAN+3 giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
về ứng phó đại dịch Covid-19 theo hình thức trực tuyến vào giữa tháng 4-2020. “Vai trò dẫn
dắt ASEAN của Việt Nam là xuất sắc khi Covid-19 được xác định là đại dịch toàn cầu. Đại dịch
này có thể còn kéo dài cho đến khi có loại vaccine hữu hiệu được phân phối rộng rãi. Vì vậy,
Brunei, với vai trò Chủ tịch ASEAN 2021, sẽ được thừa hưởng nhiều từ những nỗ lực không
mệt mỏi và sự dẫn dắt của Việt Nam trong năm 2020 đối với vấn đề cấp bách này”, GS Carl
Thayer nhấn mạnh.
Chia sẻ về việc Việt Nam chủ trì tổ chức các hội nghị của ASEAN theo hình thức trực tuyến
trong năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19, vị học giả Australia cho rằng, đó chính là
“cái khó ló cái khôn”. “Dịch Covid-19 cũng đồng nghĩa các cuộc gặp trực tiếp của ASEAN không
thể diễn ra. Nhiều-nhưng không phải tất cả-các hội nghị theo kế hoạch của ASEAN đã được tổ
chức theo hình thức trực tuyến”, GS Carl Thayer nêu rõ.
ASEAN không chọn bên
Cùng với những kết quả quan trọng trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh, Việt Nam còn
khéo léo, linh hoạt dẫn dắt ASEAN duy trì đoàn kết, thống nhất và phát huy vai trò trung tâm
của mình trước những bất ổn gia tăng bởi các biến chuyển địa chính trị trong khu vực và thế
giới. Theo GS Carl Thayer, một ví dụ cụ thể là Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố chung
về tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á nhân kỷ niệm
53 năm Ngày thành lập ASEAN (8-8-1967 / 8-8-2020). Tuyên bố tái khẳng định ASEAN cần duy
trì đoàn kết, gắn kết và tự cường trong thúc đẩy các mục tiêu, nguyên tắc và lợi ích chung
được nêu trong Hiến chương ASEAN; cam kết tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN và
khuyến khích các đối tác của ASEAN tham gia đóng góp xây dựng thông qua các cơ chế do
ASEAN dẫn dắt như HNCC Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng
Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+); tái khẳng định các mục tiêu và nguyên tắc
nêu trong Tài liệu Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) và khuyến
khích các đối tác hợp tác cùng ASEAN để thúc đẩy Tài liệu AOIP. “Nói cách khác, ASEAN đã tái
khẳng định sự tự chủ, không chọn bên trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các cường
quốc”, GS Carl Thayer nêu rõ.
Một ví dụ khác không thể không kể đến là việc Hội nghị ADMM+ lần thứ 7 do Bộ Quốc phòng
Việt Nam chủ trì tổ chức đã thông qua Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước
ADMM+ về tầm nhìn chiến lược an ninh của ADMM+. Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, một
hội nghị ADMM+ thông qua được tuyên bố chung. Theo GS Carl Thayer, tuyên bố chung này
đưa ra 6 cam kết quan trọng của 18 nước thành viên ADMM+, gồm công nhận ADMM+ là “cơ
chế hợp tác quốc phòng đa phương trên thực tế trong cấu trúc khu vực với ASEAN làm trung
tâm”; tái khẳng định “các nguyên tắc gắn kết, đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN”; tái
khẳng định sự cần thiết phải “tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau, thực hiện tự kiềm
chế trong việc tiến hành các hoạt động, tránh các hành động làm phức tạp thêm tình hình và
theo đuổi các biện pháp giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, không cưỡng ép, phù hợp
với luật pháp quốc tế”; “thúc đẩy đối thoại chiến lược và tăng cường hợp tác thực chất về các
vấn đề quốc phòng và an ninh khu vực” thông qua việc thực hiện các kế hoạch hoạt động 3
năm của ADMM và kế hoạch hoạt động của các nhóm chuyên gia ADMM+; duy trì “các nguyên
tắc về vai trò trung tâm của ASEAN, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, ra quyết định
dựa trên đồng thuận, tham gia trên cơ sở linh hoạt, tự nguyện và không ràng buộc”; triển khai
“các biện pháp xây dựng lòng tin thiết thực thông qua việc thực hành Bộ quy tắc tránh va
chạm bất ngờ trên biển, thực hiện Công ước về các quy định quốc tế phòng ngừa đâm va trên
biển năm 1972 nhằm bảo đảm môi trường hòa bình thuận lợi cho sự phát triển và thịnh vượng
bền vững ở khu vực”. “Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ADMM+ về tầm
nhìn chiến lược an ninh của ADMM+ càng có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm các nước
ASEAN và Trung Quốc đang đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)”, GS Carl Thayer
đánh giá.
Dấu mốc quan trọng
Cho dù phải dồn sức ứng phó với cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ do đại dịch, nhưng
dưới sự dẫn dắt của Việt Nam, ASEAN cũng không sao nhãng tiến trình xây dựng cộng đồng.
Thay vào đó, tiến trình ấy tiếp tục được đẩy mạnh. GS Carl Thayer đánh giá sự dẫn dắt của
Việt Nam đóng “vai trò quyết định” trong việc hoàn tất rà soát giữa kỳ các kế hoạch tổng thể
trên 3 trụ cột thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, thông qua Tuyên bố Hà Nội về tầm
nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 và ký kết thành công Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu
vực (RCEP)…z
HOÀNG VŨ, Quân Đội Nhân Dân (Vietnam People’s Army Newspaper), December 30, 2020.
https://www.qdnd.vn/doi-ngoai/doi-ngoai/bai-3-the-hien-dung-tinh-than-gan-ket-va-chu-
dong-thich-ung-tiep-theo-va-het-648015.

2020 - A year for Vietnam to assert mettle, stature


In a year full of challenges caused by the COVID-19 pandemic, which has still been developing
complicatedly and changing the whole world, Vietnam, as Prof. Carl Thayer at Australia’s
University of New South Wales said, has shown its mettle, promoted its stature, and won over
trust in the region and the world…
Sharing the same view, Prof. Carl Thayer from the University of New South Wales said
Vietnam actively affirmed its strong will and special leadership role in the fields of uniting
ASEAN member states together in response to COVID-19 pandemic and recovery, creating
consensus on neutral stance and ASEAN’s central role amid competition among major
powers, successfully completing negotiations on the Regional Comprehensive Economic
Partnership, and consolidating ASEAN’s statement on the East Sea by underlining the
importance of international law, including the United Nations Convention on the Law of the
Sea.
Vietnam News Agency, December 31, 2020
https://en.vietnamplus.vn/2020-a-year-for-vietnam-to-assert-mettle-stature/194124.vnp.

You might also like