You are on page 1of 1

VẤN ĐỀ 10: ỐI VỠ NON – NHIỄM TRÙNG ỐI

1. Các định nghĩa và thuật ngữ:


- Ối vỡ non: là ối vỡ trước khi chuyển dạ
- Nhiễm trùng ối là sự nhiễm trùng của cấu phần màng ối, màng đệm và nước ối
2. Chẩn đoán
- Ối vỡ non chẩn đoán thường dễ dàng với các triệu chứng:
+ Ra dịch ra nước âm đạo: đột ngột lượng nhiều hay rỉ rả nhiều lần lặp đi lặp lại
+ Đặt mỏ vịt: thấy có dịch âm đạo, tụ ở cùng đồ sau
+ Quan sát tính chất dịch: màu sắc, đục/ trong, mùi, lượng
+ Nitrazine test (+)
+ Thấy dịch vọt ra khi bảo bệnh nhân ho hoặc đi lại dịch ra thấm băng vệ sinh
+ Hạn chế thăm khám âm đạo bằng tay vì có thể gây nhiễm trùng
- Nhiễm trùng ối được chẩn đoán khi:
+ Đi kèm tình trạng ối vỡ như trên (có thể vỡ non hay trong chuyển dạ)
+ Mẹ: sốt cao, đau bụng (hạ vị, ấn tử cung có thể đau), mạch nhanh, Biland nhiễm
trùng tăng, tính chất dịch ối (vàng, xanh, lợn cợn, mùi hôi)
+ Con: tim nhanh, biến đổi trên EFM (loại II hoặc III)
3. Quản lý thai phụ ối vỡ non – nhiễm trùng ối:
- Ối vỡ non:
+ Quyết định phụ thuộc vào: tuổi thai, có chuyển dạ, có nhiễm trùng ối hay không.
+ Nếu có nhiễm trùng ối:
- Kháng sinh liều cao phối hợp + chấm dứt thai kỳ
- Chấm dứt thai kỳ: thuận lợi thì theo dõi sinh thường, dùng tăng co sau 30
phút KS, không quá 4h, chuyển dạ không thuận lợi thì MLT
+ Nếu không kèm nhiễm trùng ối:
- Đánh giá về tuổi thai và tình trạng chuyển dạ
- Đã có chuyển dạ, thai >37w: theo dõi chuyển dạ, dấu hiệu nhiễm trùng, dùng
KS sau 12h vỡ ối.
- Đã có chuyển dạ, thai <34w: theo dõi chuyển dạ như trên, hỗ trợ phổi +
giảm gò đợi corticoid liệu pháp
- Chưa có chuyển dạ, thai >37w: khởi phát chuyển dạ, theo dõi cơn gò tim
thai, dấu hiệu nhiễm trùng, KS >12h sau vỡ ối
- Chưa có chuyển dạ, thai <34w: cố gắng dưỡng thai, có thể hỗ trợ phổi. Điều
trị KSDP (nội trú), nếu sau 7 ngày điều trị, không ra thêm nước ối, không nhiễm trùng, sức
khỏe thai ổn có thể điều trị ngoại trú tái khám mỗi tuần và chấm dứt thai kỳ ở 34-37 tuần
tùy tình trạng thai. KSDP: Ampicillin 2g TM mỗi 6h trong 48h, Amoxcillin 500mg 1v(u)x3
trong 5 ngày + Azithromycin 1g liều duy nhất lúc nhập viện
- Augmentin (amoxcilin + acid clavunic) bị CCĐ do tăng nguy cơ viêm ruột
hoại tử sau sinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. TBL BỘ MÔN SẢN PHỤ KHOA ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM
2. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIỆN TỪ DŨ 2019
1
LÝ ANH – Y2016E

You might also like