You are on page 1of 4

Nhận diện / đánh giá LS+CLS các vấn đề phổ biến thời kì hậu sản, ra quản lí

bước đầu
- Các hiện tượng chính thời hậu sản:
+Sự thu hồi của tử cung
+Sự tiết sản dịch
+Sự lên sữa và tiết sữa
+Những thay đổi tổng quát khác
+Đường niệu
+Vết thương âm hộ-tầng sinh môn
1. Sự thu hồi của tử cung
Bình thường, ngày hậu sản đầu tiên: bề cao tử cung 13-14cm trên
khớp vệ. Đến ngày 6 thì nằm giữa rốn và khớp vệ. Sau đó 12-13 ngày
sẽ nằm trong khung chậu
 Tốc độ co hồi mỗi 1cm/1 ngày nếu dưới mức này là tử cung chậm
co hồi. Khi bị nhiễm trùng, tử cung sẽ co hồi chậm hơn bình
thường.
- Viêm nội mạc tử cung: nhiễm trùng trong lớp nội mạc tử cung và vẫn
còn giới hạn tại nội mạc. biểu hiện chủ yếu trên tính chất sản dịch bất
thường: màu bẩn, nặng mùi
- Từ nội mạc NT có thể lan rộng vào lớp cơ rồi đến thanh mạc gây viêm
toàn thể tử cung. Viêm tử cung có biểu hiện lâm sàng rầm rộ: sốt cao
38-39 độ, sản dịch lẫn mùi hôi, cổ tử cung lắc đau, tử cung mềm, co
hồi kéo, đau.
- Khi tiến triển xa hơn, viêm nôi mạc tử cung trở thành viêm mô tế bào
chu cung, phúc mạc viêm chậu, phúc mạc viêm toàn thể và huyết
nhiễm trùng dẫn đến tử vong
-Quản lí: 1. Trước tiên, cần khám đánh giá đúng mức tình trạng nhiễm
trùng
2.Các khảo sát CLS: CT máu, CRP, PCT, cấy VSV sản dịch, TPTNT, siêu âm,…
3.Điều trị triệu chứng bao gồm hạ sốt, bù dịch đường uống hoặc truyền,
tăng cường dinh dưỡng, nâng đỡ tổng trạng.
4.Nong cổ tử cung và thoát lưu sản dịch nếu có tình trạng bế sản dịch
5.Cần làm sạch lòng tử cung nếu đã có xác định sót mô.
6.Kháng sinh phổ rộng, đường tĩnh mạch là cần thiết
7.Chỉ định phẫu thuật cắt tử cung có thể cân nhắc khi NT lan đến chu
cung và gây ra phúc mạc viêm chậu hay toàn thể
2. Sự tiết sản dịch
- Bình thường: +Sản dịch gồm: mảnh vụn màng rụng, cục máu đông nhỏ
tử vết thương nơi nhau bám và dịch tiết từ vết thương đường sanh.
Bình thường, sản dịch có mùi hôi, tanh nồng, vô trùng. Khi chảy ra
ngoài nó có thể bị nhiễm bởi các vi khuẩn ở âm đạo và khi đó có mùi
hôi lẫn mủ, khi sản dịch NT có thể kèm theo TC co hồi chậm ấn đau.
+Trong 2-3 ngày đầu, sản dịch có màu đỏ tươi, sau đổi đỏ sậm như bã
trầu, ngày 4-8: sản dịch loãng hơn, lẩn chất nhầy lờ lờ như máu cá,
ngày 8-12: sản dịch nhầy trong, ít đi dần. ngày 12-18: có thể ra chút
máu đỏ tươi từ âm đạo trong 1-2 ngày đầu
- Quản lí: Nếu sau sinh thấy rất ít hoặc không có sản dịch thì phải kiểm
tra xem có bị bế sản dịch không vì khi đó tử cung không co hồi được và
dễ bị nhiễm trùng tử cung có khi bị NT huyết. Cần đánh giá lại dấu hiệu
NT tử cung
- Dặn dò bà mẹ theo dõi sản dịch dựa vào số lượng băng vệ sinh sử
dụng hằng ngày đồng thời cho bú sữa mẹ, vận động vưa phải tùy sức
khỏe, thay băng vệ sinh, vệ sinh vùng âm hộ- tầng sinh môn thường
xuyên sẽ giúp tránh ứ đọng sản dịch, sản dịch mau hết và tử cung co
hồi nhanh.
3. Sự tiết sữa và lên sữa
- Sự lên sữa sẽ xảy ra trong vòng 2 ngày đầu hậu sản. Sau sanh 2-3ngay,
bà mẹ sẽ có sữa trưởng thành. Có nhiều người sẽ thấy cương cứng và
nhầm bị tắc sữa. thực ra hiện tượng sẽ hết sau vài lần trẻ bú
- Quản lí: không nên cho trẻ bú bình khi thấy sữa mẹ chưa có sau này bé
sẽ không quen bú mẹ, khiến vú căng tức trẻ ko bú và gây tắc thật.
ngoài ra để giảm đau căng tức, các bà mẹ nên đứng tắm dưới vòi sen,
massage nhẹ nhàng và bóp nhẹ quầng nâu của nhũ hoa
4. Những thay đổi tổng quát ở mẹ ngay sau khi sinh.
- Có thể rét run sau sanh do mất nhiệt, mệt mỏi khi rặn sanh
 Rét run ngắn hạn mau hết có thể cung cấp năng lượng qua dinh
dưỡng đường miệng
Đo mạch, HA mỗi 2h đầu sau sanh và mỗi 6gio sau đó trong 1 ngày
đầu.
- Thân nhiệt bình thường trừ lúc lên sữa có thể bị sốt nhẹ, mạch hơi
chậm trong những ngày đầu, huyết áp bình thường. CTM có thay đổi
ít:HC,BC và sinh sợi huyết có thể hơi tăng là một hiện tượng sinh lí
chống lại sự mất máu sau khi sanh.
SAU CHUYỂN DẠ KÉO DÀI/ NGƯNG TRỆ/SANH KHÓ
5. Các vấn đề liên quan đến đường niệu
- Thường 3 dạng: bí tiểu sau sinh, tiểu không tự chủ, dò bàng quang âm
đạo.
- Quản lí: dự phòng bí tiểu sau sinh từ ngay kho bắt đầu chuyển dạ bằng
cách khuyến khích sản phụ tự tiểu trong suốt quá trình chuyển dạ, ghi
nhận vào hồ sơ về thời gian tiểu, lượng nước tiểu, nếu sản phụ không
tự tiểu được cần đặt sone tiểu mỗi 4g nếu sau 2 lân đặt sone mà vẫn
chưa sinh thì đặt sone tiểu lưu.
- Lưu thông tiểu 6h sau sanh khi có các yếu tố: sinh giúp bằng kiềm hoặc
giác hút, tê ngoài màng cứng giảm đau sản khoa, phù nề âm hộ, tầng
sinh môn, rách TSM, căng bàng quang quá mức trong suốt quá trình
CD, sinh con to
- Sau mổ lấy thai nên đặt thông tiểu lưu 12g.
- Khuyến khích người mẹ vận động sớm sau sanh, tự đi tiểu cần theo
dõi đi tiểu sau sanh, nếu sau vài giờ mà mẹ chưa tiểu cần khuyến khích
mẹ tập đi tiểu lại trước khi bàng quang căng quá mức, uống nước
nhiều vào ban ngày tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tự nhiên,
không nên nín tiểu
- Sau sanh 8g mà vẫn không đi tiểu nên báo bác sĩ kiểm tra, can thiệp.
- Tiếu không tự chủ, dò bàng quang âm đạo là các biến chứng nặng, khó
xử trí cần dự phòng ngay từ trong cuộc sanh chỉ có can thiệp ngoại
khoa mới giải quyết được tình trạng trên
6. Vết thương TSM-Âm hộ
- Tụ máu âm hộ- TSM : nằm ở vết cắt may hoặc vị trí khác, biểu hiện sản
phụ thấy căng tức ở vùng TSM- âm đạo, mach hơi nhanh, sốt nhẹ và
đặc biệt là có cảm giác mắc rặng. thăm khám bằng tay thấy có khối
căng đau thốn ở âm đạo- tsm. Nếu thấy khối máu tụ to nhanh cần rạch
bộc lộ khối máu tụ tìm điểm chảy, may cột cầm máu
- NT vết may TSM: theo dõi vết may, chăm sóc theo dõi tình trạng
nhiễm trùng vết may
- Quản lí: bà mẹ phải giữ vết thương sạch khô, hằng ngày thăm khám
xem vết may có bị sưng, đỏ,đau không? Có tiết dịch hôi không có lực
áp vết may nhưng bà mà vẫn thấy đau là dấu hiệu NT. Nên sử dụng
bvs áp vào chỗ vết may khi đi cầu và tránh rặn quá mạnh. Trong thời
gian đầu, tránh ngồi nhiều để tránh lực ép lên mũi khâu, nên vệ sinh
mũi khâu sạch sẽ bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh
7. Các vấn đề liên quan dinh dưỡng
Ăn uống đầy đủ, cân đối, tránh tập quán cũ kiêng cữ quá nhiều các
chất cần thiết trong ăn uống

You might also like