You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN


Tên học phần: Khai thác và kiểm định cầu
Tên tiếng Anh: Management and maintenance Bridge.
Số tín chỉ: 02 tín chỉ
Mã học phần: CAU12.2
Kết cấu học phần: (theo chương trình đào tạo)
Cầu Hầm, Cầu Đường Bộ, Cầu đường
Ngành đào tạo:
sắt

1. Thông tin chung về học phần


- Tên học phần: Khai thác và kiểm định cầu
- Mã học phần: CAU12.2
- Ngành/chuyên ngành đào tạo: Cầu hầm, Cầu đường bộ, Cầu đường sắt
- Bậc đào tạo: Đại học Hình thức đào tạo: chính quy tập trung
- Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Cầu Hầm
- Loại học phần: Bắt buộc
- Yêu cầu của học phần:
+ Các học phần tiên quyết:
Tên học phần: Cơ học đất Mã học phần: DKT 02.3
Tên học phần: Trắc địa Mã học phần: ……
Tên học phần: Nền móng Mã học phần: DKT 03.3
Tên học phần: Cơ kết cấu Mã học phần: ……
Tên học phần: Vật liệu Xây dựng Mã học phần: ……
Tên học phần: Sức bền Vật liệu Mã học phần: ……
Tên học phần: Kết cấu bê tông Mã học phần: KCA 05.3
Tên học phần: Kết cấu thép Mã học phần: KCA 06.2
+ Các học phần học trước:
Tên học phần: - Cơ sở công trình cầu; Mã học phần: CAU 01.2
Tên học phần: - Thiết kế cầu thép; Mã học phần: CAU 02.2
Tên học phần: Thiết kế cầu bê tông cốt thép; Mã học phần: CAU04.2
+ Các học phần học song hành:
Tên học phần: Xây dựng cầu Mã học phần : CAU06.3

1
Tên học phần: Công trình nhân tạo F2 ; Mã học phần : CAU14.3
+ Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): : projector, loa, bố trí phương
tiện tổ chức tham quan các công trình thực tế
- Phân bổ giờ tín chỉ đối với các hoạt động (tiết học tín chỉ):

Lý thuyết Thảo luận Bài tập Bài tập lớn Thực hành Thí nghiệm Tự học
24 10 2 0 0 0 64
2. Mục tiêu của học phần
2.1. Kiến thức (mô tả các kiến thức của học phần mà người học cần đạt được)
- Nắm vững phương pháp quản lý và nội dung quản lý các công trình cầu.
- Nắm được kỹ thuật kiểm định chất lượng và đánh giá sự an toàn chịu lực của công
trình cầu gồm : kiểm tra, thí nghiệm, thử tải và kiểm toán khả năng mang tải.
- Biết những biện pháp sửa chữa và tăng cường khắc phục tình trạng hư hỏng và
xuống cấp của cầu.
- Tham gia đầy đủ các giờ lý thuyết và thảo luận.
- Thực hiện các yêu cầu về nội dung và số giờ tự học.
2.2. Kỹ năng (mô tả các kỹ năng của học phần mà người học cần đạt được)
Sau khi kết thúc khóa học, sinh viên hiểu rõ về các cơ cấu quản lý các công trình khi
đưa vào khai thác sử dụng. Hiểu rõ cách thức và phương pháp kiểm tra chất lượng công
trình cũng như các thiết bị dụng cụ để đo thử nghiệm cầu.
Mục tiêu cuối cùng là sinh viên nắm được các trình tự kiểm tra dối với cầu cũ và cầu
mới. Riêng đối với các cầu cũ thì còn phải tìm ra nguyên nhân hư hỏng và các biện pháp
tăng cường sửa chữa.
2.3. Thái độ, nhận thức: (mô tả các yêu cầu về thái độ, nhận thức về học phần trong
ngành/chuyên ngành đào tạo mà người học cần đạt được)
Sau khi kết thúc học phần người học có nhận thức sâu hơn về ngành/chuyên ngành
sinh viên đang theo học, về cơ sở kiến thức Khai thác Kiểm định và mối liên hệ với các môn
học trong ngành/chuyên ngành, từ đó có thái độ đúng đắn đối với việc học tập, công việc và
trách nhiệm đối với xã hội sau khi ra trường.
3. Tóm tắt nội dung học phần (bằng tiếng Việt và tiếng Anh)
3.1. Tóm tắt nội dung bằng tiếng Việt:
- Phương pháp quản lý và những nội dung quản lý cầu.
- Chế độ duy tu, bảo dưỡng.
- Nghiên cứu các tác động lên cầu và những hư hỏng do các tác động gây ra.

2
- Thử nghiệm cầu : các phương pháp thí nghiệm, công tác thử tải cầu.
- Đánh giá khả năng chịu tải của các bộ phận kết cấu trong cầu.
- Những biện pháp sửa chữa, tăng cường khắc phục những hư hỏng và tình trạng
xuống cấp của cầu.
3.2. Tóm tắt nội dung bằng tiếng Anh:
- Management method and contents management needs.
- Maintenance regimes, maintenance of bridge.
- Research on the impact and failures caused by the impact.
- Testing requirements: the experimental method, the load test requirements.
- Assesment of condition and strength.
- Repair, strengthening and replacement bridges.
4. Nội dung chi tiết học phần (tên các chương, mục)
Chương 1: Khái niệm chung về môn học.
Chương 2: Quản lý và khai thác cầu.
2.1 Nội dung công tác quản lý cầu
2.2 Tổ chức quản lý cầu
2.3 Quản lý chất lượng và tình trạng kỹ thuật cầu
2.4 Quản lý chế độ khai thác cầu.
2.5 Tổ chức quản lý cầu trong hệ thống giao thông.
2.6 Các yếu tố tác động lên cầu
2.7 Các hư hỏng trong cầu
2.8 Công tác kiểm tra cầu
2.9 Bảo dưỡng cầu.
Chương 3: Kiểm định cầu.
3.1 Khái niệm về công tác kiểm định cầu
3.2 Các thí nghiệm trong công tác kiểm định cầu
3.3 Thử tải cầu
3.4 Các phương pháp đánh giá khả năng chịu tải của kết cấu cầu.
Chương 4: Sửa chữa và tăng cường cầu.
4.1 Khái niệm về sửa chữa và tăng cường cầu
4.2 Sửa chữa mặt cầu.
4.3 Sửa chữa kết cấu nhịp cầu thép.

3
4.4 Sửa chữa kết cấu nhịp cầu BTCT.
4.5 Tăng cường kết cấu nhịp cầu thép.
4.6 Tăng cường kết cấu nhịp cầu BTCT.
4.7 Thay thế gối cầu và khe co dãn
4.8 Sửa chữa và tăng cường móng, mố trụ cầu.
5. Thông tin về giảng viên
- Họ và tên giảng viên phụ trách học phần : Tất cả các giáo viên của Bộ môn Cầu hầm
+ Chức danh, học hàm, học vị:

+ Thời gian, địa điểm làm việc: Giảng đường trường đại học GTVT

+ Địa chỉ liên hệ: Bộ môn cầu Hầm, Phòng 305- A6, Trường Đại học giao thông
Vận tải
+ Điện thoại: 043.766.8029 email: bmcau@utc.edu.vn

6. Học liệu: (giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo)
6.1. Giáo trình/Bài giảng
1) Bài giảng Khai thác và kiểm định cầu
2) Kiểm định cầu (Nguyễn Văn Nhậm – Nguyễn Mạnh – Chu Viết Bình – Nguyễn
Ngọc Long NXB Xây dựng 2008
6.2. Danh mục tài liệu tham khảo ghi theo thứ tự ưu tiên
1. Tiêu chuẩn thiết kế cầu đường bộ 22 TCN 272-05, Bộ GTVT, 2005
2. AASHTO LRFD Bridge Design Specifications – SI Units, Fourth Edition, 2007
3. Qui chuẩn kiểm định và đánh giá cầu
4. Các qui trình bảo dưỡng duy tu công trình cầu, hầm
5. Kiểm định, khai thác, sửa chữa tăng cường cầu. Nguyễn Viết Trung
7. Hình tổ chức và dạy học
Số giờ (1 tiết = 50 phút)
Thứ tự
Nội dung Lý Thảo Bài Thí Thực Tự
chương mục
thuyết luận tập nghiệm hành học
Chương 1 Khái niệm chung về môn học 4
Chương 2 Qu¶n lý vµ khai th¸c cÇu. 8 3 20
2.1 Nội dung công tác quản lý cầu
2.2 Tổ chức quản lý cầu
Quản lý chất lượng và tình trạng
2.3 kỹ thuật cầu
2.4 Quản lý chế độ khai thác cầu.
2.5 Tổ chức quản lý cầu trong hệ

4
Số giờ (1 tiết = 50 phút)
Thứ tự
Nội dung Lý Thảo Bài Thí Thực Tự
chương mục
thuyết luận tập nghiệm hành học
thống giao thông.
2.6 Các yếu tố tác động lên cầu
2.7 Các hư hỏng trong cầu
2.8 Công tác kiểm tra cầu
2.9 Bảo dưỡng cầu.
Chương 3 Kiểm định cầu 8 3 2 20
Khái niệm về công tác kiểm định
3.1 cầu
Các thí nghiệm trong công tác
3.2 kiểm định cầu
3.3 Thử tải cầu
Các phương pháp đánh giá khả
3.4 năng chịu tải của kết cấu cầu.
Chương 4 Sửa chữa và tăng cường cầu. 8 4 20
Khái niệm về sửa chữa và tăng
4.1 cường cầu
4.2 Sửa chữa mặt cầu.
4.3 Sửa chữa kết cấu nhịp cầu thép.
Sửa chữa kết cấu nhịp cầu
4.4 BTCT.
Tăng cường kết cấu nhịp cầu
4.5 thép.
Tăng cường kết cấu nhịp cầu
4.6 BTCT.
4.7 Thay thế gối cầu và khe co dãn
Sửa chữa và tăng cường móng,
4.8 mố trụ cầu.
Cộng 24 10 2 64
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập học phần
Áp dụng thang điểm 10, phân chia các mục tiêu cho từng hình thức kiểm tra – đánh giá, bao
gồm các phần sau (trọng số của từng phần do giảng viên đề xuất, Trưởng bộ môn thông
qua):
8.1. Kiểm tra - đánh giá thường xuyên: Thang điểm: 10/ Tỷ trọng 15%
- Đi học đầy đủ, đúng giờ 5%
- Chuẩn bị tốt phần tự học 5%
8.2. Kiểm tra - đánh giá định kỳ (tỷ trọng 15%)
1) Kiểm tra giữa kỳ
a. Hình thức: Bài kiểm tra
b. Điểm và tỷ trọng: Thang điểm: 10/ Tỷ trọng 10 %
5
2) Thí nghiệm, bài tập lớn, thảo luận, thực hành
a. Hình thức: thuyết trình về 1 vấn đề trong môn học
b. Điểm và tỷ trọng: Thang điểm: 10/ Tỷ trọng 10 %
3) Thi kết thúc học phần ( 70%)
a. Hình thức: thi viết
b. Điểm và tỷ trọng: Thang điểm: 10/ Tỷ trọng 70 %

Duyệt
Hiệu trưởng Trưởng khoa Trưởng bộ môn
(Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)

You might also like