You are on page 1of 23

Mục lục

1 Các chủ đề xuất hiện trong kì thi Kangaroo 2


1.1 Nhận mặt số, đếm và so sánh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.1.1 Kiến thức chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.1.2 Ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.1.3 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.2 Thời gian, ngày trong tuần . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.2.1 Kiến thức chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.2.2 Ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.2.3 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
1.3 Đáp án và hướng dẫn giải một số bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

1
Chương 1

Các chủ đề xuất hiện trong kì thi


Kangaroo

1.1 Nhận mặt số, đếm và so sánh


1.1.1 Kiến thức chung
Các số có một chữ số:

Số: 1 - Một Số: 2 - Hai Số: 3 - Ba

Số: 4 - Bốn Số: 5 - Năm Số: 6 - Sáu

Số: 7 - Bảy Số: 8 - Tám Số: 9 - Chín

Số 0 - Không

Số có hai chữ số: 10, 11, 12, 13, 14, 15, ...

2
3

1.1.2 Ví dụ

Ví dụ 1.1.1. Hai chiếc tất chứa cùng một số trong hình dưới đây là một cặp. Hỏi
có bao nhiêu cặp tất như vậy?

(A) 3 (B) 4 (C) 5 (D) 6 (E) 8

Hướng dẫn. Lần lượt gạch đi hai chiếc tất chứa số giống nhau cho tới khi không
tìm được hai chiếc tất như vậy nữa.

Đếm được 10 chiếc đã được gạch, tương ứng với 5 cặp tất có chứa số giống nhau.

Chọn đáp án (C).

Ví dụ 1.1.2. Đám mây nào chỉ chứa các số nhỏ hơn 7?

(A) (B)

(C) (D) (E)

Hướng dẫn. Đám mây chỉ chứa các số nhỏ hơn 7 là các đám mây không chứa các
số như 7, 8, 9, 10, .... Từ đó chúng ta loại được các phương án (A), (B), (C) và (E).
Chỉ có đáp án (D) chứa các số 1, 3, 2, 5 là các số nhỏ hơn 7.

Chọn đáp án (D).


4

Ví dụ 1.1.3. Cho hai chồng gạch như hình dưới đây.

Hỏi chồng gạch lớn nhiều hơn chồng gạch nhỏ bao nhiêu viên gạch?

(A) 4 (B) 5 (C) 6 (D) 7 (E) 10

Hướng dẫn. Đếm được chồng gạch thứ nhất có 15 viên gạch. Chồng gạch thứ hai
có 10 viên gạch. Vậy chồng gạch lớn hơn có nhiều hơn chồng gạch nhỏ: 15 − 10 = 5
viên gạch.

Chọn đáp án (B).

Ví dụ 1.1.4. Tô màu các ô vuông chứa số nhỏ hơn 10.

Khi đó em nhìn thấy chữ cái nào?

(A) Chữ cái F (B) Chữ cái G (C) Chữ cái H (D) Chữ cái I (E) Chữ cái J

Hướng dẫn. Các số nhỏ hơn 10 là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Sau khi tô, ta thu được bảng
sau.

Chữ cái chúng ta có thể nhìn thấy là chữ cái F .

Chọn đáp án (A).


5

Ví dụ 1.1.5. Dưới đây có một số con bọ rùa. Hỏi con bọ rùa nào bay đi thì những
con bọ rùa còn lại có tổng số chấm còn lại là 20?

(A) Con đầu tiên ở bên trái (B) Con thứ hai ở bên trái (C) Con ở giữa

(D) Con thứ hai ở bên phải (E) Con đầu tiên ở bên phải

Hướng dẫn. Các con bọ rùa có lần lượt 5, 7, 5, 6, và 4 chấm. Tổng số chấm là
5 + 7 + 5 + 6 + 4 = 27 chấm. Vậy để tổng số chấm của các con bọ rùa còn lại là 20
chấm thì con bọ rùa bay đi có 7 chấm. Đó là con bọ rùa thứ hai ở bên trái.

Chọn đáp án (B).

Ví dụ 1.1.6. Trong hình dưới đây, đường kẻ liền màu đen và đường kẻ đứt đoạn
gặp nhau bao nhiêu lần?

(A) 8 (B) 9 (C) 10 (D) 11 (E) 12

Hướng dẫn. Trong bài toán này, chúng ta chọn đi men theo một đường kẻ rồi lần
lượt đếm số lần hai đường gặp nhau. Chúng ta đếm được 9 lần hai đường gặp nhau.

Chọn đáp án (B).

Ví dụ 1.1.7. Trong hình dưới đây, bức tường bị thiếu bao nhiêu viên gạch?

(A) 8 (B) 9 (C) 10 (D) 11 (E) 12


6

Hướng dẫn. Vẽ thêm các viên gạch còn thiếu trên bức tường theo quy luật các
viên gạch đã có.

Ta đếm được 10 viên gạch còn thiếu.

Chọn đáp án (C).

Ví dụ 1.1.8. Đếm lần lượt theo từng phiến đá như hình dưới đây.

Hỏi phiến đá cạnh cửa ngôi nhà được đếm số bao nhiêu?

(A) 13 (B) 15 (C) 16 (D) 19 (E) 20

Hướng dẫn. Đếm lần lượt theo từng phiến đá 26, 25, 24, 23, 22, 21, 20, 19. Vậy phiến
đá cạnh cửa ngôi nhà được đếm số 19.

Chọn đáp án (D).

Ví dụ 1.1.9. Bạn Jenny nướng những chiếc bánh theo hình các chữ số như hình
dưới đây. Nhưng còn hai chữ số còn thiếu, đó là những chữ số nào?

(A) 3 và 5 (B) 4 và 8 (C) 2 và 0 (D) 6 và 9 (E) 7 và 1


7

Hướng dẫn. Có tất cả 10 chữ số là: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9. Các chiếc bánh của


bạn Jenny gồm các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8. Vậy hai chữ số còn thiếu là hai chữ số
6 và 9.

Chọn đáp án (D).

Ví dụ 1.1.10. Kangaroo lát sàn bằng hai loại đá hoa trắng và xám như hình dưới
đây.

Hỏi số viên đá hoa xám nhiều hơn số viên đá hoa trắng bao nhiêu viên?

(A) 8 (B) 9 (C) 16 (D) 17 (E) 18

Hướng dẫn. Tổng số viên đá hoa là: 9 × 9 = 81 viên. Trong đó ta đếm được số
viên đá hoa màu trắng là 32 viên. Vậy số viên đá hoa màu xám là: 81 − 32 = 49.

Vậy số viên đá hoa xám nhiều hơn số viên đá hoa trắng là: 49 − 32 = 17 viên.

Chọn đáp án (D).

1.1.3 Bài tập

Bài tập 1.1. Jenny có ba hạt ngọc trắng và ba hạt học xám. Bạn ấy muốn làm một
chuỗi ngọc từ số hạt ngọc đó. Hỏi Jenny không thể thu được chuỗi vòng nào dưới đây?

(A) (B)

(C) (D) (E)

Bài tập 1.2. Nếu cắt kéo theo đường đứt đoạn, chiếc dây thừng sẽ bị chia thành
mấy đoạn?

(A) 5 (B) 6 (C) 7 (D) 8 (E) 9


8

Bài tập 1.3. Leonie có 10 con dấu chứa lần lượt các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và
9. Bạn ấy muốn sử dụng những con dấu đó để tạo dãy số 15/03/2018, hỏi Leonie
cần dùng ít nhất bao nhiêu con dấu?

(A) 8 (B) 10 (C) 6 (D) 5 (E) 7

Bài tập 1.4. Hình dưới đây là cây thông noel được tạo từ các cây thông nhỏ, trong
đó có một số cây thông bị thiếu.

Hỏi có bao nhiêu cây thông bị thiếu?

(A) 3 (B) 4 (C) 5 (D) 6 (E) 7

Bài tập 1.5. Mary dùng các ngôi sao bốn cánh để dán thành hình dưới đây.

Hỏi bạn ấy đã dùng bao nhiêu ngôi sao?

(A) 5 (B) 6 (C) 7 (D) 8 (E) 9


9

Bài tập 1.6. Tính tổng các số bị voi che khuất.

Hỏi bạn ấy đã dùng bao nhiêu ngôi sao?

(A) 20 (B) 50 (C) 100 (D) 110 (E) 130

Bài tập 1.7. Chú chó nào có số chấm ít hơn 7 chấm nhưng không nhỏ hơn 6 chấm?

(A) (B)

(C) (D) (E)

Bài tập 1.8. Một con đường được tạo từ các viên gạch xám như hình dưới đây.

Hỏi phần trắng phía trong có thể đặt vừa thêm bao nhiêu viên gạch xám?

(A) 5 (B) 6 (C) 7 (D) 8 (E) 9


10

Bài tập 1.9. Em có thể tạo được bao nhiêu số 2014 bằng cách sử dụng những chữ
số trong hình dưới đây? Mỗi chữ số chỉ được sử dụng một lần.

(A) 2 (B) 3 (C) 4 (D) 5 (E) 14

Bài tập 1.10. Trong các hình dưới đây, hình nào có số tròn nhiều hơn số hình chữ
nhật?

(A) (B)

(C) (D) (E)

Bài tập 1.11. Em có thể tạo được bao nhiêu số 2014 bằng cách sử dụng những chữ
số trong hình dưới đây? Mỗi chữ số chỉ được sử dụng một lần.

(A) 2 (B) 3 (C) 4 (D) 5 (E) 14


11

Bài tập 1.12. Con rồng hung ác đã dùng đuôi làm hỏng một phần bức tường của
ngôi nhà như hình dưới đây.

Hỏi cần bao nhiêu viên gạch để vá lại bức tường?

(A) 9 (B) 8 (C) 7 (D) 6 (E) 5

Bài tập 1.13. Jenny sử dụng các que diêm để ghép thành từ "KANGA" như hình
sau.

Hỏi bạn ấy đã dùng bao nhiêu que diêm?

(A) 20 (B) 24 (C) 25 (D) 26 (E) 28

Bài tập 1.14. Chú ong Maya đi hút mật trong khu vườn dưới đây.

Bạn ấy chỉ hút mật ở những bông hoa nằm trong hình chữ nhật và nằm ngoài hình
tam giác. Hỏi bạn ấy sẽ hút mật ở bao nhiêu bông hoa?

(A) 9 (B) 10 (C) 13 (D) 17 (E) 20


12

Bài tập 1.15. Cô giáo viết trên bảng lần lượt từ 10 tới 1. Ann đã xóa một vài số,
để lại bảng như hình dưới đây.

Hỏi Ann đã xóa đi bao nhiêu số?

(A) 2 (B) 5 (C) 6 (D) 7 (E) 8

Bài tập 1.16. Hình dưới đây có vẽ các ngôi sao 5 cánh, 6 cánh và 7 cánh. Hỏi trong
đó có bao nhiêu ngôi sao 5 cánh?

(A) 2 (B) 5 (C) 6 (D) 7 (E) 8

Bài tập 1.17. Agnieszka dùng 8 que diêm để xếp hình. Hỏi bạn ấy không thể xếp
được hình nào dưới đây?

(A) (B)

(C) (D) (E)

Bài tập 1.18. Người tuyết Icee là một người tuyết có 5 chiếc cúc, quàng khăn và
một chiếc mũi nhọn. Hỏi trong những người tuyết dưới đây, đâu là Icee?
13

(A) (B)

(C) (D) (E)

Bài tập 1.19. Ann có 7 lá bài chứa chữ cái như hình dưới đây.

Hỏi Ann cần thêm lá bài nào dưới đây để có thể ghép được thành chữ KANGAROO?

(A) (B) (C) (D) (E)

Bài tập 1.20. Chùm bóng dưới đây có bao nhiêu quả bóng?

(A) 5 (B) 6 (C) 7 (D) 8 (E) Số khác

Bài tập 1.21. Emma dùng những nút tròn để tạo các chữ số như hình sau.

Hỏi số nào dưới đây cần sử dụng nhiều nút tròn nhất?

(A) 81 (B) 85 (C) 91 (D) 92 (E) 95


14

Bài tập 1.22. Leo tạo số 2018 bằng cách sử dụng các khối lập phương nhỏ như
hình sau.

Hỏi số bạn ấy đã sử dụng bao nhiêu khối lập phương?

(A) 31 (B) 40 (C) 41 (D) 42 (E) 51

Bài tập 1.23. Trong các đĩa dưới đây, đĩa nào có số củ cà rốt lớp gấp 2 lần số quả
cam nhưng chỉ bằng một nửa số củ cải?

(A) (B)

(C) (D) (E)

Bài tập 1.24. Barbara và Teresa có hai thanh sô cô la giống hệt nhau. Trong đó
Teresa đã ăn một chút, còn Barbara chưa ăn chút nào.

Hỏi Teresa đã ăn bao nhiêu mảnh sô cô la hình vuông nhỏ?

(A) 9 (B) 8 (C) 7 (D) 6 (E) 5


15

Bài tập 1.25. Giáo viên hỏi học sinh về số câu chuyện mà các bạn ấy đã nghe. Các
bạn ấy lần lượt đã đọc 5, 4, 7, 7, 4, 3, 9, 2, 5, 8. Hỏi có bao nhiêu bạn đọc ít hơn 6 câu
chuyện cổ tích?

(A) 3 (B) 4 (C) 5 (D) 6 (E) 7

Bài tập 1.26. Trong các bảng dưới đây, bảng nào có số nút màu đen nhiều hơn số
nút màu trắng đúng một quân?

(A) (B)

(C) (D) (E)

Bài tập 1.27. Bảng dưới đây thể hiện mức độ yêu thích các loại đồ chơi của Jenny.

Hỏi Jenny thích loại đồ chơi nào nhất?

(A) (B) (C) (D) (E)


16

Bài tập 1.28. Ngôi nhà nào dưới đây gồm đúng bốn hình vuông, ba hình tam giác
và một hình chữ nhật?

(A) (B)

(C) (D) (E)

Bài tập 1.29. Michael tạo một ngôi nhà hai tầng từ những que diêm như hình dưới
đây.

Hỏi bạn ấy đã dùng bao nhiêu que diêm?

(A) 19 (B) 18 (C) 17 (D) 15 (E) 13

Bài tập 1.30. Một số chiếc bánh quy đã được lấy ra khỏi khay bánh, để lại lỗ hổng
ở giữa khay như hình sau.

Hỏi đã có bao nhiêu chiếc bánh quy được lấy đi?

(A) 8 (B) 9 (C) 10 (D) 11 (E) 12


17

1.2 Thời gian, ngày trong tuần


1.2.1 Kiến thức chung
Các số có một chữ số:
18

1.2.2 Ví dụ

Ví dụ 1.2.1. Hôm qua là Chủ Nhật, hỏi ngày mai là thứ mấy?

(A) Thứ Ba (B) Thứ Năm (C) Thứ Tư (D) Thứ Hai (E) Chủ Nhật
Hướng dẫn. Hôm qua là Chủ Nhật nên hôm nay là thứ Hai. Vậy ngày mai sẽ là
thứ Ba.

Chọn đáp án (A).

Ví dụ 1.2.2. Tom đến trường lúc 9 giờ sáng. Bạn ấy rời khỏi trường khi đồng hồ
chỉ như hình sau:

Hỏi bạn ấy đã ở trường trong bao nhiêu giờ?

(A) 10 (B) 9 (C) 8 (D) 7 (E) 6


Hướng dẫn. Từ 9 giờ sáng tới 12 giờ trưa là 3 tiếng. Từ 12 giờ đến 3 giờ sáng là
3 tiếng. Vậy Tom đã ở trường trong 6 giờ.

Chọn đáp án (E).

Ví dụ 1.2.3. Trong các đồng hồ dưới đây có một đồng hồ bị sai. Đó là đồng hồ nào?

(A) (B)

(C) (D) (E)


19

Hướng dẫn. Khi kim giờ chỉ đúng vào một số thì kim phút phải chỉ đúng vào số
12. Trong các đồng hồ đã cho, đồng hồ (A) có kim giờ chỉ vào số 6 nhưng kim phút
lại chỉ vào số 4. Vậy đồng hồ chỉ sai là đồng hồ (A).

Chọn đáp án (A).

Ví dụ 1.2.4. Học sinh phải trồng 20 cây xanh trong công viên. Các bạn ấy có thể
trồng được 5 cây trong vòng 10 phút. Biết rằng các bạn học sinh bắt đầu công việc
lúc 9 giờ sáng, hỏi các bạn ấy hoàn thành công việc lúc mấy giờ?

(A) 9 : 10 (B) 9 : 20 (C) 9 : 40 (D) 9 : 50 (E) 10 : 00

Hướng dẫn. Các bạn học sinh có thể trồng được 5 cây trong vòng 10 phút nên mỗi
cây sẽ cần 2 phút để trồng. Vì lúc đầu có 20 cây xanh nên học sinh cần 20 × 2 = 40
phút để hoàn thành công việc. Vậy các bạn sẽ trồng xong 20 cây vào lúc 9 : 40.

Chọn đáp án (C).

Ví dụ 1.2.5. Adam tới thăm bà ngoại vào lúc sáng sớm ngày 25 tháng 7 năm 2013.
Bạn ấy ở lại chơi với bà tới đêm muộn ngày 5 tháng 8 thì ra về. Hỏi bạn ấy đã ở
chơi nhà bà bao nhiêu ngày?

(A) 8 (B) 9 (C) 10 (D) 11 (E) 12

Hướng dẫn. Tháng 7 có 31 ngày. Do đó từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 31 tháng 7,


Adam ở nhà bà 7 ngày. Từ ngày 1 tháng 8 đến ngày 5 tháng 8, Adam ở nhà bà 5
ngày. Vậy tổng cộng Adam ở chơi nhà bà: 7 + 5 = 12 ngày.

Chọn đáp án (E).

Ví dụ 1.2.6. Gia đình tôi khởi hành đi du lịch lúc 4 : 32 PM và đến nơi vào lúc
6 : 11 AM ngày hôm sau. Hỏi gia đình tôi đã đi trong bao lâu?

(A) 14 giờ 21 phút (B) 14 giờ 39 phút

(C) 13 giờ 39 phút (D) 13 giờ 21 phút (E) 2 giờ 21 phút

Hướng dẫn. Từ 4 : 32 PM đến 12 : 32 AM hôm sau là 8 giờ. Từ 12 : 32 AM đến


1 : 11 AM là 39 phút. Từ 1 : 11 AM đến 6 : 11 AM là 5 giờ. Vậy tổng thời gian gia
đình đã đi là: 8 giờ + 39 phút + 5 giờ = 13 giờ 39 phút.

Chọn đáp án (C).


20

Ví dụ 1.2.7. Adam tới thăm bà ngoại vào lúc sáng sớm ngày 25 tháng 7 năm 2013.
Bạn ấy ở lại chơi với bà tới đêm muộn ngày 5 tháng 8 thì ra về. Hỏi bạn ấy đã ở
chơi nhà bà bao nhiêu ngày?

(A) 8 (B) 9 (C) 10 (D) 11 (E) 12

Hướng dẫn. Tháng 7 có 31 ngày. Do đó từ ngày 25 tháng 7 đến ngày 31 tháng 7,


Adam ở nhà bà 7 ngày. Từ ngày 1 tháng 8 đến ngày 5 tháng 8, Adam ở nhà bà 5
ngày. Vậy tổng cộng Adam ở chơi nhà bà: 7 + 5 = 12 ngày.

Chọn đáp án (E).

Ví dụ 1.2.8. Thỏ Charlie có 10 củ cà rốt. Mỗi ngày bạn ấy ăn một củ cà rốt. Biết
rằng bạn ấy ăn củ cà rốt thứ 6 vào ngày thứ Tư. Hỏi thỏ Charlie ăn củ cà rốt đầu
tiên vào ngày thứ mấy?

(A) Thứ Sáu (B) Thứ Tư (C) Thứ Hai (D) Thứ Ba (E) Chủ Nhật

Hướng dẫn. Đếm ngược từ ngày thứ Tư như sau: thứ Tư, thứ Ba, thứ Hai, Chủ
Nhật, thứ Bảy, thứ Sáu. Vậy củ cà rốt đầu tiên được ăn vào thứ Sáu.

Chọn đáp án (A).

Ví dụ 1.2.9. Thời gian ở hành tinh SPEED trôi nhanh hơn thời gian ở Trái Đất.
Một giờ trên trái đất tương ứng với 3 ngày ở hành tinh SPEED. Biết rằng mỗi tháng
ở hành tinh SPEED có 5 tuần và mỗi tuần có 6 ngày, hỏi thời gian 2 tháng trên
hành tinh SPEED tương ứng với bao nhiêu giờ trên Trái Đất?

(A) 10 (B) 11 (C) 20 (D) 22 (E) 30

Hướng dẫn. Ở hành tinh SPEED, mỗi tháng có 5 tuần nên hai tháng sẽ có 10
tuần. Lại có mỗi tuần có 6 ngày nên hai tháng sẽ có 30 ngày. Do mỗi giờ ở Trái Đất
tương ứng với 3 ngày trên hành tinh SPEED, nên thời gian 2 tháng trên hành tinh
này sẽ tương ứng với 60 ÷ 3 = 20 giờ trên Trái Đất.

Chọn đáp án (C).

Ví dụ 1.2.10. Một đoàn tàu xuất phát tại ga Kang lúc 6 : 00 sáng để đi tới ga
Argoo. Giữa hai ga có 3 ga khác nhưng đoàn tàu sẽ không dừng lại. Các số trong
hình dưới đây thể hiện số giờ cần thiết để đoàn tàu di chuyển giữa hai ga.
21

Biết rằng đoàn tàu tới ga Argoo lúc 11 : 00 tối cùng ngày, hỏi thời gian cần thiết
để tàu đi từ ga màu đen tới ga Argoo là bao nhiêu giờ?

(A) 2 (B) 3 (C) 4 (D) 5 (E) 6

Hướng dẫn. Từ 6 : 00 sáng tới 12 : 00 trưa là 6 tiếng. Từ 12 : 00 trưa đến 11 : 00


đêm cùng ngày là 11 tiếng. Vậy tổng thời gian đoàn tàu di chuyển là: 6 + 11 = 17
tiếng. Do đoàn tàu không dừng lại ở ga nào nên thời gian cần thiết để tàu đi từ ga
màu đen tới ga Argoo là: 17 − 2 − 3 − 7 = 5 tiếng.

Chọn đáp án (D).

Ví dụ 1.2.11. Jenny chuẩn bị làm món gà nướng. Đầu tiên bạn ấy cần làm nóng
lò nướng trong 15 phút. Sau đó cho gà vào nướng trong 45 phút. Hỏi bạn ấy nấu ăn
muộn nhất khi nào nếu muốn dùng bữa vào lúc 12 : 30?

(A) 11 : 00 (B) 11 : 15 (C) 11 : 30 (D) 11 : 45 (E) 12 : 00

Hướng dẫn. Trước khi nướng gà, Jenny cần làm nóng lò trong 15 phút nên bạn
ấy cần tất cả 45 + 15 = 60 phút để nấu ăn - tương ứng với 1 tiếng. Vậy để dùng bữa
vào lúc 12 : 30 thì bạn ấy cần nấu ăn vào lúc 11 : 30.

Chọn đáp án (C).

1.2.3 Bài tập

Bài tập 1.31. Jenny có ba hạt ngọc trắng và ba hạt học xám. Bạn ấy muốn làm
một chuỗi ngọc từ số hạt ngọc đó. Hỏi Jenny không thể thu được chuỗi vòng nào
dưới đây?

(A) (B)

(C) (D) (E)


22

1.3 Đáp án và hướng dẫn giải một số bài tập

Bài tập 1.1. Đáp án (A)


Lần lượt thực hiện các phép tính, ta có ô trống đầu tiên điền số 16. Ô trống tiếp
theo điền số 24. Ô trống tiếp theo điền số 18. Ô trống tiếp theo điền số 26 và số
điền vào hình tam giác đen là 16.
Tài liệu tham khảo

[1]

[2]

[3]

[4]

23

You might also like