You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
----------

BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

Sinh viên: Hoàng Thanh Trang


Lớp: HC44B – nhóm 2
Mã số sinh viên: 1953801014248
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

Chương XV
PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Giải thích các nhận định đúng, sai sau đây:

1. Không có phương pháp quản lý nhà nước nào là không thể áp dụng đối với mọi chủ
thể quản lý nhà nước.
 Nhận định đúng. Vì các phương pháp quản lý nhà nước chỉ được áp dụng trong giới hạn
của hoạt động hành chính nhà nước, vì nó chính là các biện pháp, các cách thức mà được
chủ thể quản lý nhà nước sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục
đích quản lý nhà nước.
2. Phương pháp cưỡng chế là phương pháp duy nhất thể hiện đặc trưng của hoạt động
quản lý nhà nước.
 Nhận định đúng. Vì phương pháp quản lý thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể quản lý,
trong tường hợp cụ thể, đối tượng cụ thể thì chủ thể sẽ cân nhắc và lựa chọn phương pháp
phù hợp xuất phát từ ý chí đơn phương của người quản lý mà không cần thỏa thuận với
đối tượng quản lý.
3. Mọi phương pháp quản lý nhà nước đều tác động trực tiếp đến hành vi của đối tượng
quản lý.
 Nhận định sai. Vì thông thường phương pháp quản lý nhà nước có tác động trực tiếp đến
hành vi của cá nhân hay hoạt động tổ chức, cũng có phương pháp quản lý nhà nước tác
động gián tiếp đến hành vi của đối tượng quản lý.
4. Trong trường hợp đối tượng quản lý tự giác thực hiện các nghĩa vụ của mình, nhà
quản lý không cần phải sử dụng đến các phương pháp quản lý.
 Nhận định sai. Vì trong pháp luật vẫn có những quy định chung về một số phương pháp
quản lý nhà nước tác động gián tiếp đến hành vi của đối tượng quản lý hướng họ đến các
xử sự tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình.
5. Có thể sử dụng nhiều phương pháp quản lý cho một hoạt động quản lý nhà nước.
 Nhận định đúng. Vì mỗi phương pháp quản lý nhà nước đều có những ưu thế và hạn chế
riêng, khi áp dụng vào hoàn cảnh quản lý cụ thể thù chủ thể quản lý có thể kết hợp các
phương pháp quản lý đó lai với nhau nhằm lấy ưu thế của phương pháp này sẽ hỗ trợ cho
hạn chế của phương pháp kia, chúng sẽ bổ sung cho nhau để đáp ứng yêu cầu và mục tiêu
quản lý.
6. Phương pháp hành chính là phương tiện đưa phương pháp kinh tế vào cuộc sống.
 Nhận định đúng. Vì trong đa số trường hợp các chính sách đòn bẩy kinh tế mà nhà quản
lý sử dụng cần thiết được pháp lý hóa, hành chính hóa để có hiệu lực thi hành bắc buộc.
7. Không phải tất cả các phương pháp quản lý nhà nước đều được pháp luật quy định
cụ thể.
 Nhận định đúng. Vì phương pháp quản lý nhà nước đươc quy định trong pháp luật với
những mức độ khác nhau, thông thường chỉ quy định cụ thể chi tiết các phương pháp tác
động trực tiếp đến hành vi của cá nhân hoạt động của tổ chức, còn lại là những phương
pháp được quy định chung thì chỉ tác động gián tiếp đến hành vi của chủ thể quản lý.

8. Mọi phương pháp quản lý đều hướng đối tượng quản lý tới các xử sự bắt buộc.

 Nhận định sai. Vì ngoài những phương pháp quản lý hướng đối tượng quản lý tới các xử
sự bắt buộc thì còn các phương pháp được quy định chung thì chỉ tác động gián tiếp đến
hành vi của chủ thể quản lý hướng họ đến các xử sự tự giác.

9. Chỉ với những phương pháp quản lý nhất định, chủ thể quản lý mới có thể áp
đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lý.

 Nhận định đúng. Vì ở phương pháp cưỡng chế và phương pháp hành chính chủ thể quản
lý có thể áp đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lý, nếu mệnh lệnh, chỉ đạo không hợp
pháp, hợp lý mà vẫn bắc buộc đối tượng quản lý thực hiện và hậu quả xảy ra thì chủ thể
quản lý hoàn toàn chịu trách nhiệm.

10. Phương pháp cưỡng chế nhà nước chỉ được áp dụng đối với những chủ thể vi
phạm pháp luật.
 Nhận định đúng. Vì phương pháp cưỡng chế nhà nước được áp dụng đối với chủ thể vi
phạm pháp luật hay để phòng ngừa ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.

11. Phương pháp cưỡng chế nhà nước chỉ được áp dụng sau khi các phương pháp
khác tỏ ra không có hiệu quả.

 Nhận đinh sai. Vì phải xét theo đối tượng, mang tính chất quyền lực cao và mang tính
chất pháp lý chặt chẽ, nó được áp dụng đối với các đối tượng vi phạm pháp luật, chống
đối pháp luật và nó phải được thực hiện trên cơ sở kết hợp với phương pháp thuyết phục.

12. Trong quản lý nhà nước, phương pháp thuyết phục được ưu tiên hàng đầu vì
sử dụng nó không mất thời gian, không tốn kém, không cần huy động nhiều nhân lực.

 Nhận định đúng.

13. Phương pháp thuyết phục là phương pháp quản lý nhà nước duy nhất hướng
đối tượng quản lý tới các xử sự tự giác.

 Nhận định sai. Vì ngoài phương pháp thuyết phục ra còn có phương pháp hành chính
cũng hướng đối tương quản lý thực hiện nghĩa vụ của họ và phục tùng.

14. Phương pháp quản lý nhà nước được áp dụng bởi cả chủ thể quản lý và đối
tượng quản lý.

 Nhận định đúng.

15. Phương pháp quản lý nhà nước thể hiện ý chí đơn phương của chủ thể quản lý
nhà nước.

 Nhận định đúng. Vì trong những tình huống cụ thể, điều kiện hoàn cảnh cụ thể, đối tượng
quản lý cụ thể thì chủ thể quản lý sẽ lựa chọn phương pháp quản lý nào phù hợp xuất
pháp từ ý chí đơn phương của chủ thể quản lý mà không cần thỏa thuận với đối tượng
quản lý.

16. Phương pháp quản lý nhà nước chỉ được áp dụng trong giới hạn của hoạt
động quản lý nhà nước.
 Nhận định sai. Vì các phương pháp quản lý nhà nước đó chính là các biện pháp các cách
thức được chủ thể nhà nước sử dụng tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục
đích quản lý nhà nước, chúng không bao gồm các biện pháp cách thức được áp dụng
trong các hoạt động nhà nước khác như hoạt động lập pháp, tư pháp,…

17. Trong mọi trường hợp, ý chí chủ quan của chủ thể quản lý quyết định việc áp
dụng hay không áp dụng những phương pháp quản lý nhất định.

 Nhận định đúng. Vì chủ thể quản lý có thể áp đặt ý chí của mình lên đối tượng quản lý,
nếu mệnh lệnh, chỉ đạo không hợp pháp, hợp lý mà vẫn bắc buộc đối tượng quản lý thực
hiện và hậu quả xảy ra thì chủ thể quản lý hoàn toàn chịu trách nhiệm.

18. Với phương pháp cưỡng chế, chủ thể quản lý không chỉ sử dụng các biện pháp
bạo lực vật chất để tác động lên đối tượng quản lý.

 Nhận định đúng. Vì ngoài các biện pháp bạo lực vật chất chủ thể quản lý còn có thể sử
dụng các biện pháp bạo lực về tinh thần tác động đến tâm lý, tình cảm, danh dự và các
giá trị nhân thân khác của đối tượng quản lý.

19. Phương pháp hành chính thể hiện rõ tính chất quyền lực của hoạt động chấp
hành – điều hành nhà nước.

 Nhận định đúng. Vì phương pháp hành chính là phương pháp đặc trưng của quản lý nhà
nước, thể hiện rõ tính chất quyền lực của hoạt động chấp hành – điều hành nhà nước,
phản chiếu cụ thể mối quan hệ bất bình đẳng giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.

20. Phương pháp thuyết phục không phản chiếu mối quan hệ bất bình đẳng giữa
chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.

 Nhận định đúng. Vì chỉ có phương pháp hành chính là phản chiếu mối quan hệ bất bình
đẳng giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.

B. LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG


1. Tác động gián tiếp đến hành vi của đối tượng quản lý là:

a) Phương pháp cưỡng chế và phương pháp hành chính;

b) Phương pháp hành chính và phương pháp thuyết phục;

c) Phương pháp thuyết phục và phương pháp kinh tế;

d) Phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế.

 Câu c

2. Hướng đối tượng quản lý tới những xử sự bắt buộc là các phương pháp:

a) Thuyết phục và kinh tế;

b) Thuyết phục và cưỡng chế;

c) Kinh tế và cưỡng chế;

d) Cưỡng chế và hành chính.

 Câu b

3. Phương pháp kinh tế là phương pháp:

a) Sử dụng những chỉ thị, mệnh lệnh trực tiếp tác động đến hành vi của đối tượng
quản lý;

b) Giáo dục cho công dân nhận thức đúng đắn về kỷ cương xã hội, kỷ luật nhà nước,
trách nhiệm công dân;

c) Sử dụng các đòn bẩy kinh tế để tác động đến lợi ích của đối tượng quản lý;

d) Sử dụng các biện pháp bắt buộc bằng bạo lực đối với những cá nhân, tổ chức nhất
định.

 Câu c

4. Phương pháp thuyết phục thể hiện trong việc sử dụng biện pháp:

a) Tổ chức thi đua, khen thưởng, phổ biến kinh nghiệm tiên tiến;
b) Kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với những người làm việc trong lĩnh vực dịch vụ
công cộng;

c) Chỉ đạo công tác cho các cán bộ, công chức thuộc quyền;

d) Nâng lương trước thời hạn cho công chức có thành tích xuất sắc.

 Câu a

5. Phương pháp cưỡng chế:

a) Chỉ được áp dụng sau khi đã áp dụng phương pháp thuyết phục;

b) Chỉ được áp dụng khi có vi phạm pháp luật xảy ra;

c) Là phương pháp mà việc sử dụng chúng phải tuân theo quy định cụ thể của pháp
luật;

d) Là phương pháp hoàn toàn không phù hợp với nền hành chính nhà nước xã hội chủ
nghĩa.

 Câu c

6. Thuộc về phương pháp cưỡng chế hành chính:

a) Biện pháp kiểm tra sức khoẻ định kỳ đối với những người làm việc trong lĩnh vực
dịch vụ công cộng;

b) Việc thoả mãn đơn phương yêu cầu hợp pháp của công dân;

c) Biện pháp thưởng Tết;

d) Việc phát triển các hình thức tự quản xã hội.

 Câu a

7. Thuộc về phương pháp hành chính:

a) Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính;

b) Các biện pháp xử lý hành chính;


c) Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

d)Việc quy định những quy tắc xử sự chung trong hoạt động hành chính nhà nước.

 Câu d

8. Không thuộc về phương pháp cưỡng chế:

a) Biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính;

b) Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;

c) Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

d) Biện pháp kiểm tra chéo giữa các chủ thể thi hành công vụ.

 Câu c

9. Thuộc về phương pháp cưỡng chế:

a) Việc trưng dụng, trưng mua tài sản của công dân;

b) Việc khen thưởng công dân tích cực tham gia phòng chống tội phạm;

c) Việc kiểm tra văn bằng, chứng chỉ của công chức;

d) Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại.

 Câu a

10. Thuộc về phương pháp hành chính:

a) Việc áp dụng biện pháp phạt tiền đối với người có hành vi vi phạm hành chính;

b) Việc áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính;

c) Việc bình chọn “sinh viên năm tốt”;

d) Việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng.

 Câu a
11. Không thuộc về phương pháp kinh tế:

a) Việc quy định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp;

b) Việc thưởng tiền tết cho công chức;

c) Việc tăng lương cho viên chức;

d) Việc tăng thuế nhập khẩu đối với xe ô tô nguyên chiếc.

 Câu a

12. Là biểu hiện của phương pháp kinh tế:

a) Việc Chính phủ sử dụng các biện pháp kích cầu để khắc phục tình trạng giảm phát
của nền kinh tế;

b) Việc Chính phủ quy định khung tiền phạt dành cho hành vi trốn thuế, gian lận
thuế;

c) Việc Chính phủ nghiêm cấm mọi hành vi quảng cáo thuốc lá;

d) Việc Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng cơ chế tài chính đặc thù đối với
Cục Tần số vô tuyến điện.

 Câu a

13. Phương pháp quản lý nhà nước:

a) Là sự thể hiện ra bên ngoài của hoạt động quản lý nhà nước;

b) Là sự tác động từ chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý;

c) Là phương tiện chuyển tải hình thức quản lý;

d) Được thể hiện thông qua hình thức quản lý nhà nước

 Câu b

14. Phương pháp thuyết phục:


a) Chỉ được sử dụng bởi một số chủ thể quản lý nhất định;

b) Được sử dụng bởi mọi chủ thể quản lý nhà nước;

c) Chủ thể sử dụng phải tuân theo các quy định chặt chẽ của pháp luật;

d) Chỉ được sử dụng khi có tranh chấp giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.

 Câu b

15. Phương pháp cưỡng chế hành chính:

a) Là phương pháp quan trọng hàng đầu của quản lý nhà nước;

b) Là phương pháp duy nhất thể hiện tính quyền lực của hoạt động quản lý nhà nước;

c) Được áp dụng bởi mọi chủ thể quản lý nhà nước;

d) Bao gồm cả các biện pháp bạo lực về tinh thần.

 Câu b

G. BÀI TẬP

1. Nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa
bàn, UBND thành phố H đã chỉ đạo các quận, huyện, các lực lượng chức năng
phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau như: tăng cường công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân nhằm xây dựng ý thức giao thông; vận
động nhân dân tự giác tháo dỡ mái che, mái vẩy, biển quảng cáo, vật liệu xây
dựng lấn chiếm hành lang giao thông; bố trí lực lượng kiểm tra thường xuyên trên
các tuyến đường, tuyến phố; chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng
Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông tổ chức các hoạt động giải toả hành
lang an toàn giao thông đường bộ; xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm hành lang,
vỉa hè, vi phạm pháp luật giao thông trên địa bàn; tăng cường kiểm tra an toàn kỹ
thuật, phương tiện và điều kiện của ôtô chở khách nội tỉnh, liên tỉnh trên các quốc
lộ, tỉnh lộ; đặc biệt chú ý các điểm đen và các đoạn thường xẩy ra tai nạn giao
thông; chỉnh trang kết cấu hạ tầng giao thông, rà soát lại hệ thống cọc tiêu, biển
báo, thực hiện tu sửa đường xá, khơi thông cống rãnh, tăng cường công tác vệ
sinh môi trường, hệ thống chiếu sáng đô thị… Nhờ vậy, tình hình an toàn giao
thông ở thành phố H đã được cải thiện khá đáng kể.
Anh (chị) hãy xác định các phương pháp quản lý nhà nước đã được sử dụng? Và cho
nhận xét về việc áp dụng các phương pháp quản lý nhà nước đó.
Trả lời:
Các phương pháp quản lý nhà nước được sử dụng ở thành phố H là:
- Phương pháp thuyết phục: tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật,
vận động nhân dân tự giác tháo dỡ mái che, mái vẩy, biển quảng cáo, vật liệu xây
dựng lấn chiếm hành lang giao thông
- Phương pháp cưỡng chế: xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm hành lang, vỉa hè, vi
phạm pháp luật giao thông trên địa bàn
- Phương pháp hành chính: bố trí lực lượng kiểm tra thường xuyên trên các tuyến
đường, tuyến phố; chính quyền địa phương phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao
thông và Thanh tra giao thông tổ chức các hoạt động giải toả hành lang an toàn
giao thông đường bộ, tăng cường kiểm tra an toàn kỹ thuật, phương tiện và điều
kiện của ôtô chở khách nội tỉnh, liên tỉnh trên các quốc lộ, tỉnh lộ; đặc biệt chú ý
các điểm đen và các đoạn thường xẩy ra tai nạn giao thông; chỉnh trang kết cấu hạ
tầng giao thông, rà soát lại hệ thống cọc tiêu, biển báo, thực hiện tu sửa đường xá,
khơi thông cống rãnh, tăng cường công tác vệ sinh môi trường, hệ thống chiếu
sáng đô thị…
Việc áp dụng các phương pháp quản lý nhà nước đó đã phần nào cải thiện được tình hình
giao thông cho thành phố H, bên cạnh đó cũng tập cho người dân thói quen tốt khi tham
gia giao thông, hoàn thiện hơn cho cuộc sống người dân,

2. Ngày 25/5/2017, hộ gia đình ông Nguyễn Văn X (trú tại xã T, huyện H, tỉnh S)
nhận được Thông báo số 25/TB-UBND từ Ủy ban nhân dân huyện H về việc thu
hồi 50m2 đất (trong tổng số 250m2 đất của gia đình) để thực hiện dự án nâng cấp,
mở rộng đường liên huyện. Do không hài lòng với phương án bồi thường do chính
quyền đưa ra, ông X kiến nghị mức giá bồi thường mới và “án binh bất động” chờ
kết luận cuối cùng. Cho rằng ông X là thành phần chống đối, bất hợp tác với
chính quyền, cản trở tiến độ dự án phục vụ lợi ích chung, ngày 30/5/2017, Chủ
tịch UBND huyện H ra quyết định thu hồi đất đối với gia đình ông và bảy ngày
sau ký ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất nói trên.
Ngày 8/6/2017, việc cưỡng chế thu hồi 50m 2 đất đã được thực hiện trong sự phản
đối của hộ gia đình này.
Anh (chị) hãy bình luận về phương pháp quản lý nhà nước đã được chủ thể có thẩm
quyền áp dụng trong tình huống nêu trên.
Trả lời:
Phương pháp quản lý nhà nước của chủ thể có thẩm quyền áp dụng vào tình huống này là
trái pháp luật. Vì cưỡng chế hành chính là bắt buộc phải thi hành một mệnh lệnh, quyết
định hành chính, là phương tiện đảm bảo cho việc thực hiện quyền lực Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đối với tình huống trên Chủ tịch UBND huyện
H ra quyết định thu hồi đất đối với gia đình ông X vì Chủ tịch UBND có nhận định sai về
hành động của ông X cho rằng ông X chống đối, bất hợp tác với chính quyền, không nghĩ
đến lợi ích chung. Bên cạnh đó cũng cho thấy chủ thể quản lý có thể đưa ra quyết định
bởi ý chí dơn phương của mình áp đặt vào việc quản lý.

You might also like