You are on page 1of 28

1

PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN MÔ HÌNH ĐÀN HỒI DẺO


THÍCH HỢP CHO BÀI TOÁN ĐÀO SÂU

MỞ ĐẦU

1. Vấn đề thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh dân số của các đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố (Tp)
Hồ Chí Minh ngày càng tăng, dân nhập cư từ các tỉnh tập trung về ngày càng lớn,
kéo theo đó là lượng phương tiện giao thông : ô tô, xe máy… càng tăng theo tỉ lệ
thuận .Trong bối cảnh đó , nhầm đảm bảo được nhu cầu đi lại cũng như sinh hoạt
của người dân cũng như không gian cho việc để lượng xe khổng lồ như vậy ,
hàng loạt những dự án khai thác không gian ngầm được triển khai ở Hà Nội cũng
như Tp Hồ Chí Minh. Riêng tại Tp Hồ Chí Minh nhiều dự án nhà cao tầng với độ
sâu tầng hầm ngày càng tăng như : The Vincom với 6 tầng hầm , SaiGon MC với
5 tầng hầm… dự án bãi đỗ xe ngầm dưới công viên Lê Văn Tám dự định là 8
tầng hầm đang được triển khai, hay hàng loạt dự án tuyến tàu điện ngầm Metro
đang và sẽ sớm được triển khai , trong đó với tuyến tàu số 1 Bến Thành – Suối
Tiên, độ sâu của nhà ga sát cạnh nhà hát thành phố ( OPERA HOUSE STATION
) với độ sâu 4 tầng ( -30m )… Qua đó cho ta thấy , các công trình đi kèm với
thiết kế hố đào sâu ngày càng trở nên phổ biến trong các thành phố lớn và qua đó
cho ta thấy được tầm quan trọng không thể bàn cải trong việc tính toán thiết kế
cũng như thi công hố đào sâu.
Trong nội thành, thông thường, hố đào sâu được thi công ở những khu
vực gần với các cao ốc, công trình hạ tầng hay dịch vụ công cộng đã có sẵn, do
vậy, việc giới hạn chuyển vị của tường chắn và độ lún bề mặt là rất quan trọng để
đảm bảo các công trình xung quanh không bị ảnh hưởng hoặc ảnh hượng với
mức độ cho phép. Chính vì lý do đó, việc nghiên cứu ứng xử của đất và tường
trong công trình hố đào sâu là nhu cầu cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
2

Để giới hạn biến dạng của đất nền, các đại lượng sau đây luôn phải được
kiểm soát trong công trình hố đào sâu:
 Chuyển vị của tường khi làm việc như một kết cấu chắn giữ.
 Nội lực phát sinh trong hệ thanh chống.
 Biến dạng của đất nền.

Phương pháp phần tử hữu hạn (FEM – Finite Element Method) được biết
đến là một dạng của phương pháp số được sử dụng để dự báo ổn định và biến
dạng của đất nền. Ưu điểm của phương pháp này là ứng xử của đất có thể mô
phỏng tương đối chính xác và hợp lý trong quá trình thi công đào đất. Việc sử
dụng từ dạng mô hình đất trong phương pháp phần tử hữu hạn để mô phỏng gần
đúng nhất đặc tính của từ loại đất cũng như ứng xử của từng loại đất với từng
dạng công trình khác nhau đó là việc làm không dễ dàng. Với mô hình Mohr –
Coulomb là dạng mô hình đàn hồi - dẻo lý tưởng , mô hình Hardening soil là
mô hình đàn hồi dẻo phi tuyến hay mô hình Camclay gốc hay Camclay cải tiến
. Các dạng mô hình trên được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết dẻo khá phức
tạp để nhầm mục đích mô phỏng cho sự làm việc của một phân tố đất càng gần
với sự làm việc thực tế của nó. Từ đó sẽ rút ra được sự phù hợp của từng dạng
mô hình cho ứng xử của từng phân tố đất trong từng dạng hố đào sâu trong thực
tế. Từ đó giúp cho việc mô phỏng trở nên chính xác hơn và phù hợp hơn với kết
quả quan trắc hiện trường.

Do thiếu các dữ liệu thí nghiệm trong phòng, các kỹ sư thường tương
quan các thông số thiết kế từ các thông số có sẵn và thường giới hạn cho đất mô
hình thiết kế đơn giản trong thiết kế hố đào sâu. Nếu tương quan không thích
hợp, người kỹ sư thường phải đối mặt với vấn đề về số liệu xác định chuyển vị
của tường chắn và độ lún bề mặt thực tế sẽ khác biệt với giá trị dự đoán ban đầu.
Việc hiểu rõ hơn lý thuyết dẻo của từng mô hình, cơ sở hình thành nên mô hình
đó, sự phù hơp của từng mô hình cho từng loại đất khác nhau cùng với đó là việc
đòi hỏi một kiến thức cơ học đất tương đối vững sẽ giúp cho các kỹ sư sử dụng
3

phần mềm tự tin hơn và kết quả sẽ tin cậy hơn, kết quả sẽ có độ tin cậy cao dẫn
đến tiết kiệm cho giá trị công trình. Cùng với đó việc phân tích cơ sở lý thuyết
dẻo của từng mô hình sẽ giúp cho những người có mong muốn đi sâu hơn về
cách viết chương trình bằng phương pháp số sau này.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn này là đi sâu và phân tích cơ sở lý
thuyết hình thành 3 dạng mô hình thông dụng trong Plaxis là : mô hình Mohr –
Coulomb là dạng mô hình đàn hồi - dẻo lý tưởng (MC model ), mô hình
Hardening soil là mô hình đàn hồi dẻo tăng bền (HSM model ) hay mô hình
Camclay gốc hay Camclay cải tiến ( SSM model hay Modified CamClay
Model ) trên cơ sở lý thuyết dẻo của từng mô hình.
Mỗi mô hình đều có từng ưu – nhược điểm riêng, đi từ việc phân tích cơ
sở lý thuyết hình thành của từng loại mô hình, vai trò của từng thông số trong
từng loại mô hình: thế nào là dẻo kết hợp và không kết hợp, nó được ứng dụng
trong từng loại mô hình nào? Hay vai trò của góc giãn nở ψ trong ứng xử của đất
cũng như qua mô phỏng của phần tử hữu hạn… Qua đó chọn lựa dạng mô hình
đàn hồi dẻo thích hợp cho từng loại đất, từng dạng công trình hay trong luận văn
này là cho bài toán hố đào sâu.
Với mô hình Mohr – Coulomb là mô hình đàn hồi dẻo lý tưởng, là dạng
của dẻo không kết hợp tức mặt ngưỡng dẻo ( F ) và mặt thế năng dẻo ( G ) không
trùng nhau, trong đó hàm ngưỡng dẻo ( F ) được xác định bởi góc ma sát trong
φ’ và hàm thế năng dẻo được xác định bởi góc giãn nở ψ. Đây chính là ưu điểm
của mô hình đàn hồi dẻo lý tưởng Mohr – Coulomb so với những mô hình
khác do nó phù hợp với ứng xử không kết hợp trong thực tế của đất. Trong khi
đó mô hình Soft Soil Model ( SSM model ) được xây dựng hoàn toàn trên thí
nghiệm nén 3 trục cổ điển, độc lập hoàn toàn với σ2 ( mô hình này σ2 = σ3 ), ưu
điểm của mô hình này là tính dẻo tái bền, thông qua quy luật vận động của các
4

thông số tái bền , hình thành lên ngưỡng dẻo mới, có xét tới tính dỡ tải của đất.
Tuy nhiên nhược điểm của loại mô hình này là chảy dẻo kết hợp trong khi ứng
xử của đất thực tế phù hợp chảy dẻo không kết hợp. Thứ ba là mô hình
Hardening soil ,đây là dạng mô hình đàn hồi - dẻo tăng bền nhưng lại được xây
dựng hoàn toàn trên lý thuyết đàn hối phi tuyến.
Thông qua phần mềm phân tích phần tử hữu hạn Plaxis, tác giả sẽ sử
dụng bài toán hố đào sâu, để phân tích mối quan hệ ứng suất biến dạng, chuyển
vị của hệ tường hay nội lực trong hệ thanh chống… kèm với đó là kết quả quan
trắc chuyển vị của hệ tường vây trong hố đào sâu, tác giả sẽ phân tích, đánh giá
ưu – nhược điểm của từng loại mô hình, ảnh hưởng của từng thông số trong từng
mô hình, để có thể tìm ra được dạng mô hình phù hợp cho việc phân tích trong
bài toán hố đào sâu.

3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu cở sở lý thuyết các mô hình đất sau đó áp dụng cho công
trình hố đào sâu.

Sử dụng phần mềm từ phương pháp Phần tử hữu hạn để tính toán kết hợp
so sánh với số liệu quan trắc thực tế ở hiện trường.

4. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài

Việc phân tích ứng xử của tường chắn hố đào sâu bằng phương pháp phần
tử hữu hạn thực hiện trên cơ sở so sánh ảnh hưởng của các mô hình Mohr –
Coulomb , Hardening Soil và Soft soil model đến chuyển vị ngang của tường,
nội lực phát sinh trong các hệ thanh chống và biến dạng bề mặt đất nền. Các
thông số để tính toán xác định một cách trung thực từ hồ sơ địa chất có sẵn. Kết
quả tính toán bằng FEM được kiểm chứng với số liệu quan trắc hiện trường ở
một công trình thực tế, do vậy kết quả thu được mang tính khoa học và thực tiễn
cao.
5

Nghiên cứu này sẽ rất hữu ích cho các kỹ sư địa kỹ thuật được sử dụng
như tài liệu tham khảo để phân tích khả năng làm việc của hệ tường chắn chống
lại chuyển vị ngang và biến dạng của đất nền trong quá trình thi công đào đất. Từ
đó lựa chọn phương pháp tính toán hợp lý và mô hình phù hợp cho các công
trình có tính chất tương tự.
6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỐ ĐÀO SÂU

Chương này bày một số đặc điểm của hố đào sâu, tình hình sử dụng ở
Việt Nam và trên thế giới; phân tích, đánh giá một số nghiên cứu đã có trước đây
về tính toán hố đào sâu ổn định bằng tường chắn. Sơ lược một số phương pháp
phân tích trong công tác thiết kế tường chắn hố đào sâu, qua đó nêu những vấn
đề còn tồn tại để tập trung nghiên cứu, giải quyết.

1.1. Đặc điểm của công trình hố đào sâu

Công trình hố đào sâu là một loại công việc tạm thời, sự dự trữ về an toàn
có thể là tương đối nhỏ nhưng lại có liên quan với tính địa phương, điều kiện địa
chất của mỗi vùng khác nhau thì đặc điểm cũng khác nhau.

Hồ đào sâu là loại công trình có giá thành cao, khối lượng công việc lớn,
kỹ thuật phức tạp, phạm vi ảnh hưởng rộng, sự cố hay xảy ra, là một khâu khó về
mặt kỹ thuật, đồng thời cũng là trọng điểm để hạ thấp giá thành và bảo đảm chất
lượng công trình.

Công trình hố đào sâu đang phát triển theo xu hướng độ sâu lớn, diện tích
rộng, quy mô công trình cũng ngày càng tăng lên.

Theo đà phát triển cải tạo các thành phố cũ, các công trình cao tầng,
thường tập trung ở những khu đất nhỏ hẹp, mật độ xây dựng lớn, điều kiện thi
công công trình hố móng đều rất kém. Lân cận công trình thường có các công
trình xây dựng vĩnh cửu, các công trình lịch sử, nghệ thuật bắt buộc phải được an
toàn, không thể đào có mái dốc, yêu cầu đối với việc ổn định và khống chế
chuyển dịch rất là nghiêm ngặt.

Đào hố móng trong điều kiện đất yếu, mực nước ngầm cao và các điều
kiện hiện trường phức tạp khác rất dễ sinh ra trượt lở khối đất, mất ổn định hố
móng, thân cọc bị chuyển dịch vị trí, đáy hố trồi lên, kết cấu chắn giữ bị hư hại
7

nghiêm trọng hoặc bị chảy đất… làm hư hại hố móng, uy hiếp nghiêm trọng các
công trình xây dựng, các công trình ngầm và đường ống xung quanh.

Công trình hố đào sâu bao gồm nhiều khâu có quan hệ chặt chẽ với nhau
như chắn đất, chống giữ, ngăn nước, hạ mực nước, đào đất… trong đó, một khâu
nào đó thất bại sẽ dẫn đến cả công trình bị đỗ vỡ.

Việc thi công hố móng ở các hiện trường lân cận như đóng cọc, hạ nước
ngầm, đào đất,… đều có thể sinh ra những ảnh hưởng hoặc khống chế lẫn nhau,
tăng thêm các nhân tố để có thể gây ra sự cố.

Công trình hố móng có giá thành khá cao, nhưng lại chỉ là có tính tạm thời
nên thường là không muốn đầu tư chi phí nhiều. Nhưng nếu để xảy ra sự cố thì
xử lý sẽ vô cùng khó khăn, gây ra tổn thất lớn về kinh tế và ảnh hưởng nghiêm
trọng về mặt xã hội.

1.2. Phân loại hố đào

Việc phân loại hố đào nông và sâu chỉ mang tính tương đối. Tezhaghi và
Peck (1969) [24] cho rằng hố đào lớn hơn 6 mét thì được gọi là hố đào sâu. Tuy
nhiên trong một vài trường hợp đặc biệt, khi độ sâu hố đào bé hơn 6 mét nhưng
do được thi công trong điều kiện địa chất công trình và điều kiện thủy văn phức
tạp thì cũng được phân tích như ứng xử của hố đào sâu.

Nếu phân biệt hố đào sâu theo phương thức đào, người ta phân biệt hố đào
sâu thành hai nhóm chuyên biệt sau:

i) Đào không có chắn giữ: được sử dụng cho các nhu cầu hạ mược nước
ngầm, đào đất, gia cố nền và giữ mái dốc;
ii) Đào có chắn giữ: được sử dụng cho các kết cấu quay giữ, hệ thông chắn
giữ, gia cố nền, quan trắc,…
8

Khi phân loại hố đào theo đặc điểm chịu lực của kết cấu, người ta chia hố
đào thành hai nhóm sau:
i) Kết cấu chắn giữ áp lực chủ động: có vai trò chịu tác dụng của phần áp
lực chủ động tác động lên kết cấu thành hố đào, bao gồm các kết cấu phun
neo để chắn giữ, tường bằng đinh đất để chắn giữ;
ii) Kết cấu chắn giữ áp lực bị động: có vai trò chịu tác dụng của phần áp lực
bị động tác động lên kết cấu thành hố đào, bao gồm các kết cấu như cọc,
bản, ống, tường và chống;

Khi phân biệt hố đào theo chức năng kết cấu, có thể phân chia kết cấu
chắn giữ thành hai bộ phận sau đây:
Bộ phận chắn đất, bao gồm:
 Kết cấu chắn đất, thấm nước có cọc thép chữ H, I có bản cài; cọc nhồi
đặt thưa trát mặt xi măng lưới thép, cọc đặt dày, cọc hai hành chắn đất,
cọc nhồi kiều liên vòm, chắn giữ bằng đinh đất,…
 Kết cấu chắn đất, ngăn nước có tường liên tục trong đất, cọc, tường
trộn xi măng dưới tầng đất sâu, giữa cọc đặt dày và bố trí thêm cột xi
măng cao áp hay cọc trộn hóa chất, tường vòm cuốn khép kín,…

Bộ phận chắn đất kiểu kéo giữ gồm kiểu tự đứng, thanh neo vào tầng
đất, ống thép, thép hình chống đỡ, chống chéo, hệ dầm vòng chống đỡ,…

1.3. Phân loại tường chắn giữ hố đào sâu

Tường chắn giữ có các loại chủ yếu sau đây:

i) Tường chắn bằng xi măng đất trộn ở tầng sâu: dùng để đào loại hố móng
có độ sâu 3 đến 6 m;
ii) Cọc bản thép: dùng cho loại hố móng có độ sâu từ 3 đến 10 m;
9

iii) Tường cọc bản bê tông cốt thép: dùng cho loại hố móng có độ sâu 3 – 6
m;
iv) Tường chắn bằng cọc khoan nhồi: đường kính 600 – 1000 mm, cọc dài 15
– 30 m, làm thành tường chắn theo kiểu hang cọc, trên đỉnh cung đổ dầm
vòng bê tông cốt thép, dùng cho loại hố móng có độ sâu 6 – 13 m;
v) Tường liên tục trong đất: sau khi đào thành hào móng thì đổ bê tông, làm
thành tường chắn đất bằng bê tông cốt thép có cường độ tương đối cao,
dùng cho hố móng có độ sâu từ 10 m trở lên hoặc trong điều kiện thi công
tương đối khó khăn;
vi) Giếng chìm và giếng chìm hơi ép: dùng trong đất yếu có mực nước ngầm
cao dòng chảy mạnh, độ sâu hố đào có thể từ 25 đến 30m.
1.4 Giới thiệu và trình tự thiết kế một hố đào sâu
Việc sử dụng phương pháp số vào việc mô phỏng ứng xử của cấu trúc đất
đã được đi được một bước tiến dài đáng ghi nhận trong vòng 40 năm qua. Kỹ sư
ngày nay đã có thể mô phỏng một cách chi tiết của quá trình xây dựng cho nhiều
dạng công trình xây dựng thực tế như việc xây dựng đê đập, xây dựng hố đào
sâu, đường hầm hay nhiều dạng công trình mà bài toán biên dạng tĩnh hay dạng
động ….Kỹ sư có thể sử dụng một cách đa dạng công cụ phương pháo số này
bao gồm như phần tử hữu hạn hay những dạng khác không phải là phần tử hữu
hạn như là phần tử rời rạc…nhầm giải quyết bài toán cân bằng với điều kiện
biên. Có nhiều chương trình phân tích rất mạnh như ABAQUS ,FLAC và
PLAXIS được dùng để nghiên cứu và thực hành trong lĩnh vực địa kỹ thuật. Kỹ
sư có thể lựa chọn nhựng dạng mô hình đất phù hợp để mô phỏng phù hợp với
từng dạng ứng xử của đất hay đá.
Rõ ràng là thường thì kết quả xuất ra từ việc mô phỏng của phương pháp
số khác với kết quả quan trắc ngoài hiện trường và trong từng giai đoạn. Do vậy
cần có sự điều chỉnh đặc tính mô hình một cách phù hợp để đi việc gần với ứng
xử thực tế của đất . Do đó công việc cụ thể đòi hỏi người kỹ sư phải luôn học hỏi
trong từng trường hợp thực tế cùng với kết quả quan trắc hiện trường cùng một
10

việc điều chỉnh mang tính hệ thống để có thể đạt được một hiệu quả cao hơn
trong việc sử dụng các phần mềm từ mô phỏng bằng phương pháp số.
Vai trò của việc mô phỏng phương pháp phần tử hữu hạn trong bài toán phân tích
bài toán hố đào sâu và đạt được kết quả gần với kết quả quan trắc ngoài hiện
trường.
Ngày nay trong khi mô hình mô phỏng đã và đang được ứng dụng rộng rãi
trong việc tính toán các bài toán địa kỹ thuật, nhìn tổng thể thì quá trình mô
phỏng tương đối cứng nhắc và không đạt đạt được sự gần đúng so với kết quả
quan trắc ngoài hiện trường. Vì thế để đạt được kết quả mô phỏng gần với kết
quả thực tế cần một bài toán tính toán lặp và cập nhật liên tục, nó được trình bày
đơn giản dưới biểu đồ sau :
11

1. Xác định bài toán cần phân tích


và đánh giá vai trò của việc mô hình

2. Xác định đặc tính đất từ thí


nghiệm hiện trường và trong phòng

3. Lựa chọn mô hình ứng xử và


đặc tính của vật liệu
Không chấp nhận, chọn
NO lại mô hình và đặc tính
vật liệu
4. Giải quyết bài toán với điều biên
bằng phương pháp phần tử hữu hạn

5. So sánh với kết quả quan trắc


hiện trường, chấp nhận hay không?

YES

6. Áp dụng cho các bài toán tương


tự trong tương lai

1. Xác định bài toán cần phân tích và đánh giá vai trò của việc mô hình
Việc bài toán được xác định và vai trò của mô hình vào bài toán này được
cho là phù hợp. Chẳng hạn như bài toán đào sâu, việc mô phỏng bằng mô hình
được dùng để đánh giá trước chuyển vị của nền đất.
12

2. Xác định đặc tính đất từ thí nghiệm hiện trường và trong phòng
Thông qua thí nghiệm hiện trường hay thi nghiệm trong phòng từ mẫu
đất lấ về từ hiện trường để xác định đặc tính của đất và kiểm tra đặc tính chống
cắt và biến dạng của đất.

3. Lựa chọn mô hình ứng xử và đặc tính của vật liệu

Một dạng mô hình vật liệu đất được lựa chọn đễ đại diện cho đặc tính
ứng suất biến dạng và sức chịu tải của lớp đất đó.

4. Giải quyết bài toán với điều biên bằng phương pháp phần tử hữu hạn
Sử dụng các chương trình phần tử hữu hạn để liên kết việc lựa chọn mô
hình đất để mô phỏng dự kiến trong từng giai đoạn thi công. Từ phân tích của
chương trình tính ra chuyển vị ngang và chuyển vị bề mặt…

5. So sánh với kết quả quan trắc hiện trường :


Kết quả tính toán từ máy tính và quan trắc hiện trường cần phải được so
sánh trong suốt quá trình thi công. Giá trị quan trắc thông thường nhất là
chuyển vị ngang và chuyển vị đứng của nền đất. Nếu phát hiện sự khác biệt
lớn giữa kết quả xuất ra từ máy tính và kết quả quan trắc hiện trường ngay lúc
đó , thì khi đó sẽ thực hiện phân tích lại từ bước 3 và tiếp tục so sánh với kết
quả quan trắc.

6. Phân tích cho những công trình tương tự trong tương lai
Mô hình mô phỏng được dùng trong mô phỏng từ máy tính những kết quả
biến dạng để sử dụng cho những công trình tương tự với những nền đất tương
tự gần khu vực đó trong tương lai.

Cách thức này được áp dụng rộng rãi việc phân tích hố đào sâu trong
phần trình bày của Mana and Clough ,Whittle và các đồng nghiệp, Hight và
13

Higgins. Trong vài trường hợp thì cách tiếp cận này không tổng quát. Việc mô
phỏng có thểđược điều chỉnh gần đúng với kết quả đo trong những giai đoạn
đào đất nhưng đôi khi cũng có thể cung cấp kết quả sai lệch lớn so với quan
trắc . Việc mô phỏng một công trình có thể được điều chỉnh cho sát với kết
quả quan trắc , có thể không cung cấp được một sự đánh giá tốt cho ứng xử
của một công trình khác với hệ thanh chống khác nhau.
Hashash and Whittle trong một bài báo được công bố rộng rãi ứng xử hệ
thanh chống trong hố đào rằng chuyển vị ngang của tường và chuyển vị đất bề
mặt bị ảnh hưởng rất nhiều từ việc chọn mô hình ứng xử của đất. Và cũng
trong bài báo này trình bày lộ trình ứng suất của đất xung quanh hố đào sâu
ứng xử phức tạp.
Tóm lại :
Đây thật sự là một quá trình tính toán lặp và tự tích luỹ kinh nghiệm trong
quá trình làm việc để có thể nâng cao được độ tin cậy của phần mềm tính toán
phù hợp cho từng loại đất mà yếu tố này chỉ mang yếu tố địa phương do đất mõi
vùng co một đặc điểm đất khác nhau. Đây là công việc mà người làm địa kỹ
thuật phải hướng tới để nâng cao tay nghề và hiểu hơn công cụ tính toán.

1.5. Khảo sát một số công trình hố đào sâu trên thế giới và ở nước ta

Việc sử dụng hố đào sâu đã được sử dụng ngày càng nhiều và với quy mô
ngày càng lớn. Tuy nhiên vẫn có một số sự cố đáng tiếc xảy ra, gây không ít thiệt
hại về người và của như: bị sạt lở hố đào, gây sụt lún, nứt nẻ, thậm chí sụp đổ các
công trình lân cận, các sự cố này chủ yếu do việc thiết kế thi công các công trình
hố đào có tường chắn ít được quan tâm đúng mức.

Trạm bơm nước thải Bangkok – Thái Lan có kích thước 20.3m đường
kính, sâu 20.2m, bị sập ngày 17 – 8 –1997 khi vừa hoàn tất công tác đào và lắp
đặt hệ thanh chống. Kết cấu của công trình gồm hệ tường vây liên kết
(diaphragm wall) giữ vai trò như tường chắn khi thi công đào sâu và giữ vai trò
14

tường hầm sau khi đúc bê tông các bản sàn hầm. Đặc biệt là công trình này có
kích thước hoàn toàn giống một công trình tương tự đã thi công thành công ở
Frankfurt - Đức

Hình 1-1: Toàn cảnh trạm bơm Bangkok bị sập khi đào đất
15

Hình 1-2: Trạm bơm Bangkok sau khi bị sập

Hình 1-3: Sự cố sụp tường vây một công trình hố đào sâu
16

Ở nước ta, tại các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
cũng đã có nhiều công trình sử dụng hố đào sâu để thi công các tầng hầm, trạm
bơm, tuy quy mô chưa lớn nhưng vẫn xảy ra nhiều sự cố.

Cao ốc Pacific (số 43-45-47 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1), do Công ty
TNHH xây dựng Thái Bình Dương làm chủ đầu tư, được cấp phép xây dựng năm
2005 với quy mô 20 tầng và 3 tầng hầm. Tháng 10-2007, trong khi thi công đào
hầm công trình cao ốc này đã làm sập tòa nhà trụ sở Viện Khoa học xã hội vùng
Nam bộ và ảnh hưởng đến trụ sở của Sở Ngoại vụ gần đó

Hình 1-4: Thi công tường vây công trình Cao ốc Pacific
17

Hình 1-5: Hệ chống tường vây tầng hầm cao ốc Pacific

Cao ốc Sài Gòn M&C tại số 34 Tôn Đức Thắng, quận 1, Tp. HCM được
xây với năm tầng hầm, tường vây dày 1 m, sâu hơn 40 m. Đêm 31/1/2010, trong
quá trình thi công tường vây tầng hầm đã xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến 10 căn
nhà lân cận. Nguyên nhân là do lỗi kỹ thuật của nhà thầu trong quá trình thi công
tường vây các tầng hầm của công trình, do bê tông tại một vị trí của tường vây
thi công không đạt cường độ nên làm thủng tường vây.
18

Hình 1-6: Dự án cao ốc Sài Gòn M&C


19

Hình 1-7: Các vết nứt công trình lân cận gây nên do thi công tầng hầm

Cao ốc Lim tower: tại số 09-11 đường Tôn Đức Thắng – Quận 1-
TP.HCM , đây là công trình gần đây nhất xuất hiện sự cố gây lún hoàn toàn một
căn nhà sát bên cạnh và gây ảnh hưởng di dời 15 nhà dân xung quanh. Nguyên
nhân cũng tương tự như sự cố của công trình Cao ốc Sài Gòn M&C
20

Hình 1-8: Dự án cao ốc Lim Tower

1.6. Các phương pháp tính toán tường chắn để ổn định hố đào đã được
nghiên cứu trước đây
1.6.1. Các phương pháp truyền thống

Các phương pháp phân tích theo trường phái này có thể chia làm các nhóm
chính: phương pháp cân bằng giới hạn, phương pháp trường ứng suất.

Đại diện cho nhóm phương pháp cân bằng giới hạn là phương pháp cân bằng
khối trượt rắn của Coulomb (1776) với hệ số áp lực chủ động và bị động quen
thuộc trong lĩnh vực địa kỹ thuật. Phương pháp phân mảnh kết hợp với mặt trượt
định nghĩa trước trong phân tích ổn định mái dốc cũng là một phương pháp thuộc
nhóm này.

Phương pháp hệ số áp lực đất của Rankine (1857), lời giải của
21

Sokolovskii (1960, 1965) và phương pháp xác định hệ số khả năng chịu tải của đất
thuộc nhóm phương pháp trường ứng suất.

Các phương pháp thuộc nhóm này mang những hạn chế là chúng đều
phải giả thiết trước về cơ chế phá hoại hoặc khó khăn về lời giải toán học.
Trước những yêu cầu phải thỏa mãn của công tác thiết kế, các phương pháp
này chỉ có khả năng cung cấp thông tin về sự ổn định. Vì vậy, lời
giải của các phương pháp thuộc nhóm này chỉ được coi là “gần đúng”.

1.6.2. Các nghiên cứu thực nghiệm

Việc quan trắc và đúc kết kinh nghiệm về chuyển vị của công trình chịu
lực ngang là hết sức cần thiết để dự đoán khả năng biến dạng các công trình chịu
lực ngang. Sau đây là một số nghiên cứu thực nghiệm:

Các nghiên cứu của Raj (1999) liên quan đến chuyển dịch tịnh tiến của đỉnh
tường do đặc trưng quay của tâm quay do ảnh hưởng của sự gia tăng áp lực đất.
Như vậy, có thể thấy rằng lực xô ngang liên quan đến áp lực chủ động của đất.
Một vài giá trị điển hình theo quan điểm chuyển dịch gây ra do sự quay của
tường chắn quanh tâm quay như sau:

Bảng 1-1: Một vài giá trị điển hình theo quan điểm chuyển dịch gây ra do sự
quay của tường chắn quanh tâm quay (Raj, 1999)
Loại đất, trạng thái đất Độ dịch chuyển của tường
Đất rời, trạng thái chặc (0,001 ÷ 0,002)H
Đất rời, trạng thái rời (0,002 ÷ 0,004)H
Đất dính, trạng thái chặc (0,01 ÷ 0,02)H
Đất dính, trạng thái mềm (0,02 ÷ 0,05)H

*Trong đó, H là chiều cao của tường chắn (m)


22

Clough và O’Rourke(1990) đã dựa vào một số quan trắc về biến dạng của một
số hố đào đã lập thành bảng so sánh với độ cứng của tường chắn và tương quan
giữa hệ số an toàn với sự trồi nền. Đối với hố đào trong đất sét mềm tới cứng
vừa, O’Rourke đã so sánh chuyển vị ngang lớn nhất và chuẩn hóa (umax/z) với độ
cứng của tường (EI/γh4).

Gia tăng độ cứng

Hình 1-9: Đường cong thiết kế cho chuyển dịch tường lớn nhất
Trong đó: E mô đun đàn hồi của tường
I mô ment chống uốn
H khoảng cách trung bình giữa các thanh chống
Các đường cong thể hiện quan hệ giữa các hệ số an toàn FS khác nhau với
độ trồi nền.

N c su
FS  (1-1)
z p

Trong đó: z chiều sâu hố móng


γ tỷ trọng đất sét
23

su sức chống cắt không thoát nước tại đáy hố đào


p Tải trọng trên mặt đất
Nc hệ số phụ thuộc kích thước hố móng
Clough và O'Rourke (1990) trình bày hình dạng lún không thứ nguyên
như minh hoạ trên Hình 1-10 đối với đất cát, sét cứng đến rất cứng, và sét mềm
đến vừa. Tuy nhiên, độ lún khác cùng với hoạt động như, thoát nước, tháo dỡ
hay xây dựng móng sâu, và thi công tường thực tế xây dựng tường tấm phẳng
hiện nay không xét đến và nên được dùng như phương pháp dự đoán lún an toàn.

c) Cát

b) Sét cứng đến


rất cứng

a) Sét mềm đến mềm vừa

Hình 1-10: Hình dạng lún được đề nghị để đánh giá phân bố lún sát hố đào cho
các loại đất khác nhau (Clough và O'Rourke 1990).

Hsieh và Ou (1998) theo dõi được có 2 dạng lún do đào đất: (i) dạng
spandrel, như minh hoạ trong Hình 1-11, trong đó lún lớn nhất xảy ra sát với
tường, và (ii) dạng lõm, như minh hoạ trong Hình 1-12, trong đó độ lún nhất xảy
24

ra cách tường chắn một đoạn.

Vùng ảnh
Vùng ảnh hưởng sơ cấp hưởng thứ cấp

Hình 1-11: Dạng thức lún Spandrel (Hsieh và Ou 1998)

Vùng ảnh
Vùng ảnh hưởng sơ cấp hưởng thứ cấp
25

Hình 1-12: Dạng thức lún lõm lòng chão (Hsieh và Ou 1998)

Số liệu chuẩn hoá được trình bày,  v /  vm , trong đó  vm là lún bề mặt lớn
nhất, đối chiếu với căn bậc hai khoảng cách đến cạnh hố đào chia cho chiều sâu
đào (d/He). Hsieh và Ou (1998) kết luận rằng khoảng cách từ tường đến điểm có
lún bề mặt lớn nhất xảy ra xấp xỉ bằng một nửa chiều sâu đào trong dạng lún
lõm. Hsieh và Ou (1998), dựa trên quan trắc, đề nghị  vm có thể ước tính bằng
cách dùng quan hệ  vm   hm :

 vm  (0.5  1.0) hm (1-2)

So sánh các phương pháp dự đoán trước đó, phương pháp Hsieh và Ou
(1998) xuất hiện để dự đoán lún bề mặt lớn nhất và dạng lún chính xác hơn. Tuy
nhiên, việc sử dụng thực tế phương trình (1-3) bị hạn chế bởi vì giá trị  vm có
phạm vi tương đối rộng.

Brian Brenner, David L. Druss và Beatrice J. Nessen nghiên cứu về sự


chuyển dịch đất và ảnh hưởng của nó cới công trình lần cận trong thi công đào
đất với hố móng sâu đã đưa ra: tổng chuyển vị của đất nền t ≤ t0 = 0.2 inch
(khoảng 5.08 mm) thì việc đào đất xem như không ảnh hưởng đến các công trình
xung quanh.

Trong quá trình quan trắc tường, các thiết bị thường tập trung xác định
chuyển vị của tường. Brahana và cộng sự (2007) cho rằng chuyển vị ngang
trong tường chắn có neo đao động từ 0.1% đến 0.5% chiều cao tường. Kết quả
nghiên cứu của họ mô tả rằng từ số liệu quan trắc, đề nghị rằng sự thay đổi như
trên không làm ảnh hưởng đến áp lực đất. Ở nước ta, nhiều tác giả như Phan
Tường Phiệt, Cao Văn Chí, Nguyễn Bá Kế, Phạm Tường Hội đã nghiên cứu về
lý thuyết, thực nghiệm tính toán áp lực đất, xây dựng công thức tính toán áp lực
đất để tính toán bài toán tường chắn nói chung.
26

Đối với nền nhiều lớp phức tạp phương pháp đồ giải cũng tỏ ra tiện dụng
như tác giả Blum-Lohmyer đề xuất

1.6.3. Các nghiên cứu về tính toán tường chắn bằng phương pháp phần tử
hữu hạn

Tác giả Phạm vi nghiên cứu Kết quả


Clough và Nghiên cứu thông số phần tử Chuyển vị ngang và đứng
O'Rourke hữu hạn trên cả đất sét mềm của hệ chống trong sét cứng
(1990) và cứng rằng chuyển vị khoảng 0.2% và 0.15% độ
ngang và đứng của hệ chống sâu đào tổng cộng và phần
trong sét cứng chuyển dịch lớn hơn xảy ra
bên dưới đáy hố đào trong
sét mềm tương ứng là do sự
mất ổn định của nền.
A.J.Whittle và Mô tả kết quả phân tích phần Kết luận sự quan trọng của
Y.M.A.
tử hữu hạn của hố đào sâu tính chất độ cứng biến dạng
Hashash
(1994). cho công trình Central nhỏ và ứng xử ứng suất - biến
Artery highway ở Boston dạng bất đẳng hướng trên
bằng các mô hình Modified cường độ, sự phân bố và phát
Cam Clay và MIT-E3. triển của biến dạng của đất
nền với chiều sâu hố đào.
T. Masuda, H. Nghiên cứu quan hệ thực Đề xuất một phương pháp
H. Einstein, T. nghiệm của các yếu tố tác đơn giản để dự báo chuyển
Mitachi (1994). động lên tường vây trong 52 vị ngang của tường chắn.
trường hợp.
A. S. Osman Nghiên cứu hố đào sâu có Đề xuất một phương pháp
và M.D.Bolton
giằng chống trong đất không thiết kế huy động cường độ
(2006).
thoát nước của các dự án khác (MSD) để ước tính chuyển
nhau. vị của tường chắn.
27

Potts, D.M. (2003) đã thực hiện một số ví dụ phân tích trong thực hành
thiết kế địa kỹ thuật, so sánh lời giải của phương pháp số đối với phương pháp
truyền thống và kết quả quan trắc thực tiễn. Từ đó, một số kết luận về tính ưu
việt của phương pháp số (cụ thể là FEM) được dưa ra:

 Có khả năng thực hiện được tất cả các phân tích theo phương pháp truyền
thống.
 Tiếp cận được với hành vi ứng xử thực tế của đất.
 Kể đến được sự cố kết.
 Cung cấp thông tin về cơ chế phá hoại.
 Thực hiện được các bài toán có địa tâng phức tạp.
 Kể đến được sự tương tác giữa đất và kết cấu.
 Thực hiện được các bài toán hình học 3 chiều.

Chi tiết về các ví dụ và thảo luận trên được trình bày trong Potts, D.M.
(2003)

Việc sử dụng FEM trong công tác thiết kế tường chắn đã được nhiều tác
giả nghiên cứu. Robert M. Ebeling (1990) đã tổng kết các nghiên cứu này, bao
gồm: Clough và Duncan (1969 và 1971); Kulhawy (1974); Roth, Lee và
Crandall (1979); Bhatua và Bakeer (1989); Ebeling và các cộng sự (1988);
Ebeling, Duncan, và Clough (1989).

Trong các nghiên cứu trên, vấn đề quan trắc đo đạc trên mô hình vật lý và
công trình thực được chú trọng đặc biệt. Những phân tích, thảo luận trong bản
báo cáo nêu lên tầm quan trọng của sự mô phỏng quá trình thi công thực tế trong
việc phân tích bằng FEM. Ngoài ra, việc phân tích phải kể đến ứng xử phi tuyến
trong mối quan hệ ứng suất biến dạng của đất.
28

Các nghiên cứu cho thấy, FEM với các mô hình cơ bản phù hợp là một
phương pháp phân tích gần đúng với độ chính xác chấp nhận được. Chi tiết về
các nghiên cứu trên và các bình luận về chúng được trình bày trong .

1.7. Những vấn đề còn tồn tại của các nghiên cứu trước đây cần tập trung
giải quyết

Tính toán hố móng sâu ổn định bằng tường chắn bằng phương pháp cân
bằng giới hạn (LEM) nhưng đối với trường hợp nền nhiều lớp việc sử dụng bằng
phương pháp đồ giải là phương pháp gần đúng, chiếm nhiều thời gian và công
sức trong việc tính toán, cần thiết nghiên cứu phương pháp tính toán để có thể
tính toán nhanh chóng hơn và có thể kiểm tra cho nhiều phương án và trường
hợp khác nhau.
Việc ứng dụng phương pháp xét sự làm việc đồng thời giữa đất nền và
tường chắn (SSI) như phương pháp phần tử hữu hạn (FEM) được áp dụng nhiều
trong vài chục năm gần đây. Hiện tại đã có nhiều thành tựu về mô hình ứng xử
của đất nền và phương pháp tính nhưng kết quả tính giữa lý thuyết và trong thực
tế vẫn còn nhiều khác biệt. Do đó việc ứng dụng FEM với mô hình phù hợp
trong phân tích ứng xử giữa tường và đất trong công trình hố đào sâu là vấn
đề cần tập trung nghiên cứu.

You might also like