You are on page 1of 11

Hội nghị Khoa học Đại học Công nghệ Tp.

HCM

PHÂN TÍCH ỨNG XỬ ĐẤT NỀN QUANH CỌC KHOAN HẠ


BẰNG PHẦN MỀM ABAQUS - PHƯƠNG PHÁP PHẦN TƯ HỮU HẠN

ANALYSIS OF SOIL BEHAVIOUR AROUND A PRE-BORING PILE


BY ABAQUS SOFWEAR – FINITE ELEMENT METHOD

Lương Toàn Hiệp*, Trần Thạch Linh

ABSTRACT: In pile foundation construction of high-rise building in the crowded and contiguous urban
areas like Ho Chi Minh city, one of the most important things that engineers always concern is the effect
of pile driving on nearby structures due to pile displace and push against the soil. This study introduces
an analysis of the stress and strain state in the vicinity of the pile in sand, after it replaced the sand that
has been taken out in the bore hole.

KEYWORDS: Pre-boring pile, Finite element method jacked pile, Abaqus pile.

TÓM TẮT: Trong quá trình thi công móng cọc các công trình Nhà cao tầng ở khu vực tập trung dân cư
đông đúc tại Thành phố Hồ Chí Minh, các đơn vị thiết kế, thi công luôn quan tâm đến những ảnh hưởng
công trình lân cận do cọc chèn ép đất xung quanh cọc, những biến cố xảy ra khi thi công đóng, ép cọc
chế tạo sẵn. Bài báo này giới thiệu việc nghiên cứu ứng xử đất nền xung quanh cọc sau khi hạ cọc chế
tạo sẵn vào thay thế lớp đất được lấy ra trong biện pháp thi công khoan hạ cọc.

TỪ KHÓA: Cọc khoan hạ, phương pháp PTHH cọc khoan hạ, Abaqus cọc ép.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ các nghiên cứu thực nghiệm cũng đã cho thấy giá trị tính toán sức chịu tải cọc bê tông
cốt thép đúc sẵn hoàn toàn có sự khác nhau giữa các biện pháp thi công đóng, ép dẫn cọc vào
trong nền địa chất phức tạp.
Có rất nhiều công nghệ thi công hạ cọc như: đóng cọc bằng búa xung kích, ép cọc bằng
Robo hoặc dàn ép tải, tuy nhiên các công nghệ này đều có nhược điểm: Khó có thể đưa mũi cọc
xuyên qua các tầng địa chất như: lớp thấu kính, sét cứng, cát mịn.., và tại những khu vực điều
kiện không cho phép đóng hoặc ép gây chấn động, ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
Tuy nhiên, giải pháp “Khoan hạ cọc đúc sẵn” tại các nước phát triển trên Thế giới nói
chung và nói riêng tại Việt Nam còn gây ra rất nhiều khó khăn, tranh cãi về các yếu tố khoa học
kỹ thuật, kinh tế.

*
Lương Toàn Hiệp, Đại Học Công Nghệ Tp.HCM, NCS Viện IBST, luongtoanhiep@yahoo.com, 0938144999
2. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ LÀM VIỆC CỦA CỌC
ĐÚC SẴN TRONG ĐẤT CÁT.
2.1 Ảnh hưởng của việc hạ cọc vào lớp đất rời.

Khi cọc được hạ vào trong đất cát và đất rời, đất thường bị nén chặt bởi chuyển vị và
chấn động trong quá trình hạ cọc, kết quả là đất bị phá vỡ và sau một khoảng thời gian đất sẽ
phục hồi lại cấu trúc. Do đó, trong cát chặt, tải trọng ép cọc tăng lên giống như việc tăng mật độ
gây nên bởi việc hạ cọc. Nhiều kết quả nghiên cứu chi tiết và phân tích đánh giá phạm vi chịu
nén của đất cát và sự tăng mật độ xung quanh cọc được thực hiện bởi Meyerhof (1959) và
Robinsky và Morrison (1964)

Robinsky và Morrison đưa ra hàng loạt mô hình kiểm tra cọc trong đất cát, với chuyển vị
và nén ép xung quanh cọc được ghi chụp lại ở hình 2.1. Lúc đầu đất cát chặt với Dr = 17%, đất sẽ
di chuyển trong phạm vi từ 3 đến 4 lần đường kính theo phương ngang, từ 2,5 đến 3,5 lần đường
kính bên dưới mũi cọc. Đất cát có độ chặt trung bình Dr  35% thì đất sẽ dịch chuyển trong phạm
vi từ 4,5 đến 5,5 lần đường kính theo phương ngang và 3 đến 4,5 lần đường kính dưới mũi cọc.
9
8
8 7

7
6
6
5
5
4
4
3
3

2 2

1 1

40 20 0 20 40

Hình 2.1 Chuyển vị xung quanh cọc Hình 2.2 Biến dạng xung quanh cọc
Meyerhof (1959) đã đề nghị phương pháp đánh giá phạm vi của những khu vực tăng mật độ,
tăng giá trị góc ma sát xung quanh cọc khi hạ vào lớp đất cát trong hình 2.3.

1 1
2 2

4
4 8 8
39 37 35 32

Hình 2.3. Sự nén chặt của cát xung quanh cọc


theo kết quả quan trắc và tính toán lý thuyết
Kết quả này phù hợp với Robinsky và Morrison (1964), nhưng theo Meyerhof giá trị nén ép
thể tích ở gần mũi cọc là lớn nhất, còn khu vực ở gần đầu cọc là nhỏ nhất.
2.2 Các phương pháp nghiên cứu hệ số áp lực ngang của đất cát lên cọc (ki)
Cơ chế truyền tải trọng của cọc vào đất nền thông qua ma sát hông xung quanh cọc và
sức kháng mũi ở mũi cọc. Sức chịu tải của cọc do ma sát và sức kháng mũi phụ thuộc vào sự
dịch chuyển tương đối giữa cọc và đất nền và có khuynh hướng phát triển khác nhau.
Trong thực tế tính toán, người ta phân chia sức chịu tải của cọc theo đất nền không nhất
quán gồm hai thành phần, thành phần chịu mũi và thành phần ma sát xung quanh cọc như sau:
𝑄𝑢 = 𝑄𝑠 + 𝑄𝑝 (2.1)
𝐿
𝑄𝑠 = 𝑢 ∫0 𝜏𝑠 𝑑𝑧 (2.2)
𝑄𝑝 = 𝐴𝑝 𝑄𝑝 (2.3)
𝑄𝑢 = 𝐴𝑠 𝑓𝑠 + 𝐴𝑝 𝑞𝑝 (2.4)
Sức chịu tải cho phép của cọc:
𝑄 𝑄𝑝
𝑄𝑎 = 𝐹𝑆𝑠 + 𝐹𝑆 (2.5)
𝑠 𝑝
𝑄𝑢
𝑄𝑎 = (2.6)
𝐹𝑆
Như vậy, trong quá trình thiết kế tính toán trên cơ sở lý thuyết việc cộng hai thành phần
ma sát hông cực hạn và sức kháng mũi cực hạn thành sức chịu tải cực hạn của cọc là không hợp
lý do vậy các phương pháp điều chỉnh sai số này bằng cách sử dụng hệ số an toàn cho ma sát
thân cọc FSp, hệ số an toàn cho sức kháng mũi FSs và hệ số an toàn chung FS.
Có nhiều nhóm tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu hệ số áp lực ngang của đất cát lên
cọc (ki) sơ bộ phân theo làm 03 nhóm:
a) Nhóm chỉ dẫn xác định sức chịu tải cọc theo Tiêu chuẩn Việt Nam và Nước ngoài.
Sự không phù hợp về biến dạng giữa sức chịu mũi cọc và ma sát thân cọc xét về quan hệ
với các yêu cầu chuyển vị. Thành phần ma sát bên tới hạn đạt được trong các chuyển vị thân cọc
tương đối nhỏ so với các chuyển vị cần thiết để huy động được sức chịu mũi tới hạn. Theo
AASHTO, 1997 thì ma sát thành bên có thể đạt 50% tới hạn ứng với chuyển vị khoảng 0,2% của
đường kính thân cọc và phát huy hoàn toàn trong khoảng 0,5 đến 1,0% D (theo Bruce,1986).

Theo tiêu chuẩn TCVN 10304:2014 “Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế” được xây dựng
trên cơ sở tham khảo “SP 24.13330.2011 (SNiP 2.02.03-85) Móng cọc”. Sức chịu tải trọng nén
của cọc treo, kể cả cọc ống có lõi đất, hạ bằng phương pháp đóng hoặc ép, được xác định bằng
tổng sức kháng của đất dưới mũi cọc và trên thân cọc:

𝑅𝑐,𝑢 = 𝛾𝑐 (𝛾𝑐𝑞 𝑞𝑏 𝐴𝑏 + 𝑢 ∑ 𝛾𝑐𝑓 𝑓𝑖 𝑙𝑖 ) (2.7)


- cq và cf : tương ứng là các hệ số điều kiện làm việc của đất dưới mũi và trên thân cọc
có xét đến ảnh hưởng của phương pháp hạ cọc đến sức kháng của đất được lấy theo các
giá trị từ các thí nghiệm hiện trường:
+ Bằng cạnh cọc vuông (cq = 1,0; cf = 0,5)
+ Nhỏ hơn cạnh cọc vuông 0,05 m (cq = 1,0; cf = 0,6)
+ Nhỏ hơn cạnh cọc hoặc đường kính cọc tròn 0,15 m (cq = 1,0; cf = 0,6)
- fi: cường độ sức kháng trung bình trên thân cọc có thể xác định.
+ Đối với đất dính: 𝑓𝑖 = 𝛼𝑐𝑢,𝑖
+ Đối với đất rời: 𝑓𝑖 = 𝑘𝑖 𝜎𝑣,𝑧 tg 𝛿𝑖

Theo 22TCN 272-05 thì có 2 phương pháp tính toán sức chịu tải của cọc đó là: dùng các
phương pháp phân tích (ước tính nửa thực nghiệm) và phương pháp dựa trên thí nghiệm hiện
trường. Trong phương pháp nửa thực nghiệm, phần sức kháng thân cọc tiêu chuẩn có đưa ra 3
cách tính là: phương pháp α (anpha), phương pháp β (beta) và phương pháp λ (lamda) [1].
Phương pháp phân tích lý thuyết (ước tính nửa thực nghiệm): Phương pháp này được tính toán
dựa trên số liệu cường độ kháng cắt không thoát nước của đất Su, xác định bằng thí nghiệm nén 3
trục không cố kết – không thoát nước theo Tiêu chuẩn ASTM D2850.

b) Nhóm chỉ dẫn xác định sức chịu tải xung quanh thân cọc theo thực nghiệm
Với phạm vi nghiên cứu của bài báo “Phân tích ứng xử đất nền xung quanh cọc khoan hạ”.
Việc đề cập đến giá trị cường độ sức kháng trung bình trên thân cọc:

𝑓𝑖 = 𝑘𝑖 𝜎𝑣,𝑧 tg 𝛿𝑖 (2.7)

ki - là hệ số áp lực ngang của đất lên cọc, hệ số này rất khó xác định chính xác.
Có nhiều khuynh hướng khác nhau cho việc ước lượng giá trị hệ số áp lực ngang [1]
- Khuynh hướng 1: xem đất nền làm việc trong môi trường “vật liệu đàn hồi”
𝜇
𝑘𝑖 = ƺ = 1−𝜇 với µ - hệ số Poisson của đất
- Khuynh hướng 2: Hệ số ki chọn theo áp lực ngang của đất ở trạng thái tĩnh k0, hệ số
này được tác giả Jaky thống kê từ nhiều kết quả thí nghiệm
𝑘0 = 1 − sin 𝜑 ′

+ Trường hợp cọc khoan nhồi, đất nền là đất cố kết thường

𝑘𝑖 = 𝑘0 = 1 − sin 𝜑 ′

+ Trường hợp cọc làm việc trong đất nền là đất cố trước

𝑘𝑖 = 𝑘0 = 1 − sin 𝜑 ′ √𝑂𝑅𝐶
với ORC – hệ số cố kết trước được xác định từ thí nghiệm đất
- Khuynh hướng 3: Khi thi công hạ cọc vào đất nền, thể tích cọc chiếm chỗ trong đất
làm cho cấu trục đất nền dịch chuyển tiến dần đến trạng thái cân bằng bị động và cũng có
nghĩa là hệ số áp lực ngang ki tiến dần đến giá trị áp lực ngang bị động kp.
𝑘𝑎 + 𝐹𝑤 𝑘0 + 𝑘𝑝
𝑘𝑖 = ; trong đó Fw – hệ số chọn từ 1 trở lên
2 + 𝐹𝑤

❖ Giá trị ki theo B.J. Das


- Cọc khoan nhồi: 𝑘𝑖 = 𝑘0 = 1 − sin 𝜑 ′
- Cọc đóng, có thể tích đất bị chiếm chỗ nhỏ: ki = ko (giới hạn dưới) và ki = 1.4ko (giới
hạn trên)
- Cọc đóng, có thể tích đất bị chiếm chỗ lớn: ki = ko (giới hạn dưới) và ki = 1.8ko (giới
hạn trên)
❖ Giá trị ki theo Trường Quốc gia Cầu đường Paris ENPC công bố kết quả nghiên cứu của
Broms về hệ số áp lực ngang ki và góc ma sát của đất cát
3
- Cọc khoan nhồi: khi 𝜑 ′ = 4 𝜑 Cát chặt trung bình ki = 0.5; Cát chặt ki = 0.5;
3
- Cọc bê tông: khi 𝜑 ′ = 4 𝜑 Cát chặt trung bình ki = 1; Cát chặt ki = 2;

Ngoài ra còn rất nhiều nhóm tác giả giới thiệu các công thức xác định lực ma sát xung
quanh thân cọc với đất nền như:

- Viện dầu hỏa Hoa Kỳ (API): 𝑓𝑖 = 𝛼𝑐𝑎 + 𝑘𝑖 𝜎𝑣 tg 𝜑𝑎


- Phương pháp Burland (1973): 𝑓𝑖 = 𝑘𝑖 𝜎𝑣,𝑧 tg 𝜑𝑎
𝑘 𝜑
- Phương pháp Kulhawy: 𝑓𝑖 = 𝜎𝑣 𝑘0 (𝑘 ) 𝑡𝑔 ⌈𝜑 ( 𝜑𝑎)⌉
0

Trong thực tế đo đạc, việc ứng xử giữa cọc và đất nền hệ số ki thay đổi theo chiều sâu,
theo biến dạng thể tích và theo độ chặc của đất nền xung quanh cọc.
c) Nhóm chỉ dẫn xác định sức chịu tải xung quanh thân cọc theo phương pháp phần tử hữu
hạn (PTHH) phân tích sự làm việc giữa cọc và đất.
Ngày nay, với sự trợ giúp của máy tính, mà đặc biệt là việc ứng dụng các sản phẩm phần
mềm chuyên dụng thì công việc mô hình hóa và phân tích kết cấu trở nên nhanh chóng và tương
đối chính xác. Hiện có một số phần mềm địa kỹ thuật chuyên dụng để phân tích tương tác kết
cấu - nền đất như Abaqus, Plaxis, Geostudio, Ansys, …
Cơ sở khoa học phương pháp này là lý thuyết cơ học môi trường liên tục, lý thuyết đàn
hồi dẻo để xây dựng hệ phương trình vi phân đạo hàm riêng mô tả điều kiện cân bằng, điều kiện
lên tục của hệ kết cấu nền đất và trạng thái ứng xử của vật liệu; sử dụng phương pháp PTHH ứng
dụng phần mềm lập trình để rời rạc hóa hệ khảo sát và giải bằng phương pháp số.
3. MÔ HÌNH BÀI TOÁN TRONG PHẦN MỀM ABAQUS

Phương pháp thi công khoan hạ cọc được sử dụng khá phổ biến và hiệu quả đối với các
công trình xây dựng tại khu vực có mật độ xây dựng đông đúc. Hiện nay phương pháp này đã
được một số nước phát triển trên thế giới nghiên cứu áp dụng rộng rãi.
Từ các cơ sở lý thuyết trên, tác giả sử dụng phần mềm ABAQUS để mô phỏng sự làm
việc của cọc trong đất từ đó so sánh với kết quả thí nghiệm nén thử tĩnh tải thực tế của công trình
Cao Ốc Văn Phòng Thương Mại Dịch Vụ Căn Hộ The Prince Residence – Quận Phú Nhuận -
Tp.HCM và bài toán lý thuyết tính theo TCVN. Xét đến ảnh hưởng sức chịu tải xung quanh thân
cọc với sự thay đổi cấu trúc đất nền khi khoan tạo lỗ đất nền trước khi hạ cọc bằng việc việc thay
đổi đường kính lỗ khoan.

Mô hình đàn dẻo dùng để mô tả quan hệ của các lớp phân cách, sự ảnh hưởng lẫn nhau
trong cấu trúc của đất. Đặc trưng cường độ của lớp phân giới liên quan với đặc trưng cường độ
của lớp đất. Mỗi dữ liệu thiết lập liên quan làm giảm hệ số cường độ của lớp phân giới (kinter), áp
dụng theo công thức:

𝑐𝑖 = 𝑘𝑖𝑛𝑡𝑒𝑟 𝑐𝑠𝑜𝑖𝑙 (2.10)

tan 𝜑𝑖 = 𝑘𝑖𝑛𝑡𝑒𝑟 tan 𝜑𝑠𝑜𝑖𝑙 ≤ tan 𝜑𝑠𝑜𝑖𝑙 (2.11)

3.1 Kết quả cọc thí nghiệm hiện trường và tính toán lý thuyết theo TCVN 10304:2014

a) Xác định sức chịu tải của cọc bằng cách sử dụng các công thức tính toán theo TCVN
10304:2014.Công thức của Viện kiến trúc Nhật Bản (1988)
𝑅𝑐,𝑢 = 𝑞𝑏 𝐴𝑏 + 𝑢 ∑(𝑓𝑐,𝑖 𝑙𝑐,𝑖 + 𝑓𝑠,𝑖 𝑙𝑠,𝑖 )

Rc,u = 3149,9 (kN) = 315 (T)

b) Xác định sức chịu tải của cọc bằng phương pháp nén tĩnh tại hiện trường [11]

• Cọc tròn DƯL D=800mm, L =40m

• Chiều sâu khoan dẫn : Lkd = 37 m; Dkd = 800 mm


Cọc nén tĩnh với tải trọng Pmax = 6000 kN, từ số liệu thí nghiệm, ta có các kết quả sau:

• Độ lún đầu cọc sau khi giảm tải về P = 0 kN (chu kỳ 1): So = 7.10mm

• Độ lún đầu cọc ở cấp tải P = 6000 kN: St = 23,79mm

Hình 3.1: Thi công khoan tạo lỗ Hình 3.2: Hạ cọc vào lỗ khoan tạo sẵn

3.2 Kết quả chuyển vị cọc sử dụng phần mềm ABAQUS tính toán theo phương pháp
PTHH.

Từ những hệ số điều chỉnh hệ số áp lực ngang của đất cát lên cọc (ki) của các nhóm
nghiên cứu đã đề xuất, tác giả xây dựng mô hình cọc đơn trên Abaqus với cùng chiều dài cọc,
cùng số liệu địa chất sau đó tác giả chạy các bài toán cho 2 trường hợp: 01- không hiệu chỉnh hệ
số kinter; 02 - có hiệu chỉnh hệ số kinter của cọc đối với các lớp đất như phần trên. Giá trị hiệu
chỉnh như trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Tổng hợp các tính chất đặc trưng cơ lý của đất hố khoan

Loại vật liệu


Ký Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3
Thông số Cọc (D800; Ghi chú
hiệu (Sét pha (Cát mịn (Sét nửa Đơn vị
L=40m)
bụi cát) chặt vừa) cứng)

Mẫu vật liệu Model M-C M-C M-C Linear - E -

Loại vật liệu Type Unrained Drained Unrained Non-porous -

Ép thử
Chiều dày lớp đất L 16 24 14 40 m
43m

TL riêng đất trên MNN tại


γunsat 15,5 17,40 17,00 25 (kN/m3)
mực nước ngầm -2.6m

TL riêng đất dưới


γsat 19,5 20,30 20,70 - (kN/m3)
mực nước ngầm

Mô đum đàn hồi E 20400 34000 30962 29,2E6 (kN/m2)

Hệ số Poisson υ 0,3 0,3 0,3 0,3 -

Lực dính đơn vị c 0.186 0.066 0.902 - (kg/cm2)

Góc ma sát trong ϕ 11058’ 30041’ 18036’ - Độ

2,6m Lôùp 1

16,0m

Lôùp 2 43,0m
24,0m

3,0m Lôùp 3

Hình 3.3. Sơ đồ cọc thí nghiệm Hình 3.4. Mô hình cọc đơn
Bảng 3.2. Kết quả chuyển vị tại vị trí mũi cọc theo tầng cấp tải trọng

Load Chuyển vị s với Chuyển vị s với Chuyển vị s với


(Tons) k=1.0 k = 0.8 k=0.7
(mm) (mm) (mm)

0.0 0.0 0.0 0.0

15 1.0 1.2 1.1

75 4.8 6.2 5.9

150 9.9 12.3 12.2

225 15.1 18.5 18.7

300 20.3 24.7 25.3

375 25.6 30.9 31.9

450 31.0 37.1 38.6

490 33.9 40.4 42.2

525 36.4 43.3 45.4

570 39.7 47.0 49.5

600 41.9 49.5 52.2

k=1.0 - chuyển vị S = 29.33mm


35
30
Chuyển vị (mm)

25
20
15
10
5
0
0 15 75 150 225 300 375 450 490 525 570 600
Tải trọng (Tấn)

Hình 3.5a. Kết quả chuyển vị cọc (kinter =1.0)


k=0.8 - chuyển vị S = 34.65mm
40
35
Chuyển vị (mm) 30
25
20
15
10
5
0
0 15 75 150 225 300 375 450 490 525 570 600
Tải trọng (Tấn)

Hình 3.5b. Kết quả chuyển vị cọc (kinter =0.8)

k=0.7 - chuyển vị S = 36.54mm


40
35
30
Chuyển vị (mm)

25
20
15
10
5
0
0 15 75 150 225 300 375 450 490 525 570 600

Tải trọng (Tấn)

Hình 3.5c. Kết quả chuyển vị cọc (kinter =0.7)

❖ Nhận xét kết quả bài toán phân tích thử tĩnh tải cọc

Bảng 3.3. Kết quả chuyển vị cọc Uy - (mm)

Bài toán Cọc thí nghiệm kintet = 1 kintet = 0.8 kintet = 0.7
thử tĩnh

Chuyển vị đầu cọc (mm) 23,79 29.33 34.65 36.54


- Kết quả bài toán phân tích phần tử hữu hạn trong phần mềm Abaqus cho thấy, với tải
trọng thử tĩnh như nhau Ptn = 6000 (KN) khi chúng ta thay đổi hệ số cường độ mặt tiếp xúc
giữa cọc với đất nền xung quanh (kinter) thì giá trị chuyển vị cọc sẽ thay đổi theo (hình 3.5a,
3.5b, 3.5c).
- Kết quả chuyển vị của trường hợp (Hình 3.5c) thay đổi kinter =0.7 theo hệ số khuyến
nghị của các lý thuyết thực nghiệm thì cho giá trị chuyển vị lớn hơn kết quả thí nghiệm nén
thử tĩnh tải tại hiền trường khoảng 150%.

- Những kết quả này cũng gần tiệm cận với giá trị cho theo như trong TCVN
10304:2014. Tuy nhiên, kết quả tính theo công thức Tiêu chuẩn và hệ số điều chỉnh của các
tác giả nghiên cứu công bố so sánh trên kết quả thí nghiệm thực tế thì thiên về an toàn hơn,
trong thiết kế cơ sở có thể dùng tuy nhiên gây lãng phí về vật liệu và chi phí thi công.

4. KẾT LUẬN
Từ các kết quả tổng hợp, phân tích tính toán và so sánh với kết quả thí nghiệm hiện
trường cho thấy ảnh hưởng của việc khoan dẫn đối với hệ số giảm ma sát bên mf của cọc khi
đi qua từng loại đất khác nhau.

- Khi tính toán bài toán trên mô hình số, các giá trị kết quả lý thuyết tính ra tương đồng
với các giá trị khuyến nghị trong Tiêu chuẩn hiện hành và công thức thực nghiệm.
- Việc mô phỏng quá trình nén tĩnh trên phần mềm Abaqus cho kết quả chuyển vị lớn
hơn kết quả chuyển vị khi thực hiện nén tĩnh hiện trường.

Ứng xử của đất nền xung quanh thân cọc trong biện pháp thi công khoan hạ cọc vào
nền đất còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sức chịu tải của cọc BTCT đúc sẵn.
Việc nghiên cứu ảnh hưởng của thay đổi đường kính lỗ khoan đến thay đổi hệ số giảm ma sát
của từng lớp đất nhằm giúp việc lựa chọn phương án khi thiết kế móng cọc ép có khoan dẫn
được cụ thể, chính xác và hiệu quả, tiết kiệm được chi phí cho dự án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Châu Ngọc Ẩn, Nền móng, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Tp.Hồ Chí Minh, 2005.
2- Nguyễn Bá Kế, Nguyễn Bảo Huân, Nhà cao tầng và siêu cao tầng – Yêu cầu chung và kinh
nghiệm thực tế, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội, 2014.
3- Vũ Công Ngữ, Nguyễn Thái, Móng cọc phân tích và thiết kế, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội, 2005.
4- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, TCVN 10304:2014 “Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế”.
5- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, TCVN 9394:2012 “Đóng và ép cọc – tiêu chuẩn thi công và
nghiệm thu”.
6- Joseph E.Bowles, P.E.,S.E, Foundation analysis and design, The McGraw-Hill Companies, Inc,
1997.
7- Shamsher Prakash – Harid.Sharma, Móng cọc trong thực tế xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà
Nội, 1999 (bản dịch).
8- H.G.Poulos, E.H.Davis, Pile foudation analysis and design, John Wiley & Sons, 1980.
9- J.Lysebjerg, A.Augustesen, C.S.Sorensen, The influence of time on the bearing capacity of
driven pile, Aalborg University, Denmark, 2004.
10- Sam Helwany, Applied Soil Mechanics: with ABAQUS Applications, © 2007 John Wiley &
Sons, Inc. ISBN: 978-0-471-79107-2
11- Báo cáo thí nghiệm nén tĩnh cọc và thí nghiệm cọc bằng tải trọng tĩnh dự án “Cao Ốc Văn
Phòng Thương Mại Dịch Vụ Căn Hộ The Prince Residence – Quận Phú Nhuận - Tp.HCM”.

You might also like