You are on page 1of 2

Nhiệm vụ giáo dục:

❖ Xuất phát từ mục tiêu giáo dục.

(Trích “Chương trình GDPT Chương trình Tổng thể năm 2018”, tr6)
❖ Tác động toàn diện tới nhân cách của người được giáo dục (nhận thức,
thái độ, hành vi) đồng thời hướng dẫn, khuyến khích người được giáo
dục tạo lập những thói quen, hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã
hội quy định.
→ Nhiệm vụ giáo dục gồm:
➢ Tổ chức hình thành và phát triển ở người được giáo dục ý thức cá
nhân về các chuẩn mực xã hội, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật
nói riêng đã được quy định.
VD: Ở cấp Tiểu học, mọi học sinh được thầy cô dạy về ý thức tham gia giao
thông khi gặp đèn tín hiệu “xanh đi - vàng đứng - đỏ dừng”.
➢ Tổ chức hình thành và phát triển ở người được giáo dục những xúc
cảm, tình cảm tích cực đối với các chuẩn mực xã hội, trên cơ sở
đó có tác dụng thúc đẩy cá nhân chuyển hóa ý thức cá nhân về
các chuẩn mực xã hội thành hành vi, thói quen tương ứng.
VD: Thầy cô và nhà trường thường tổ chức các hoạt động vui chơi có thưởng về
tìm hiểu luật ATGT, từ đó, khiến các em cảm thấy gần gũi và yêu thích các luật
ATGT và dần có thói quen chấp hành luật lệ.
➢ Tổ chức hình thành và phát triển ở người được giáo dục hệ thống
những hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã quy định
đồng thời lặp đi lặp lại những hành vi đó thành thói quen bền
vững gắn mật thiết với nhu cầu tích cực của cá nhân.
VD: Các hoạt động tìm hiểu về luật ATGT thường xuyên được tổ chức bởi nhà
trường, đồng thời nhà trường cũng phối hợp với gia đình chấp hành nghiêm
chỉnh luật ATGT liên tục trong 5 năm Tiểu học → Hình thành thói quen bền
vững tuân thủ luật ATGT.

Thang mức độ nhiệm vụ cần đạt:

Trong đó, ý thức được xây dựng từ niềm tin và hiểu biết của cá nhân về các
chuẩn mực xã hội. Chính vì vậy, người giáo viên không chỉ đóng vai trò là
người truyền đạt, mà đồng trời phải là tấm gương khiến người học tin vào
những chuẩn mực xã hội mà mình đã nêu ra.

You might also like