You are on page 1of 24

1.

Nhiệm vụ nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh KHÔNG có nội dung:
a) Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
b) Quá trình vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh của con người
c) Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
d) Các giai đoạn hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 2. Đối tượng của môn Tư tưởng Hồ
Chí Minh là gì?
a) Quá trình sản sinh và hiện thực hoá tư tưởng
b) Quá trình sản sinh tư tưởng
c) Quá trình Đảng cộng sản vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
d) Quá trình hiện thực hoá tư tưởng
3. Có mấy nhiệm vụ khi nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh?
a) 5
b) 6
c) 7
d) 4
4. Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta đưa ra lần đầu tiên tại Đại hội lần thứ mấy?
a) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
b) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII
c) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
d) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII
5. Tìm đáp án SAI. Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” mà đại hội IX Nêu lên bao gồm:
a) Nguồn gốc tư tưởng, lý luận của Tư tưởng Hồ Chí Minh
b) Bản chất cách mạng, khoa học của Tư tưởng Hồ Chí Minh
c) Kết cấu tư tưởng Hồ Chí Minh
d) Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh
6. Khái niệm "tư tưởng" trong "tư tưởng Hồ Chí Minh" nghĩa là:
a) Là tư tưởng của lãnh tụ
b) Một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất
quán
c) Nói về mặt tinh thần - tư tưởng
d) Ý thức tư tưởng của một cá nhân
7. Đặc trưng cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh là:
a) Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
b) Xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân
c) Cách mạng giải phóng dân tộc
d) Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh
8. Tư tưởng chủ đạo trong toàn bộ di sản lý luận của Hồ Chí Minh là:
a) Tư tưởng về đạo đức cách mạng
b) Tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
c) Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
d) Tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân tộc và phát huy sức mạnh trong dân
9. Có mấy nguyên tắc phương pháp luận khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh? a) 6 nguyên tắc
b) 5 nguyên tắc
c) 4 nguyên tắc
d) 3 nguyên tắc
10. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp cận hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh theo phương thức: a) Một hệ
thống tri thức tổng hợp
b) Hệ thống những quan điểm về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam
c) Hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh về những vấn đề của cách mạng Việt Nam
d) Một hệ thống lý luận chung nhất

11. Nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh cần dựa trên:
a) Những quy luật cơ bản của phép biện chứng
b) Các phương pháp, quan điểm Nho giáo và chủ nghĩa Mác - Lênin
c) Thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin
d) Những phương pháp và quan điểm truyền thống và hiện đại
12. Tư tưởng Hồ Chí Minh có vị trí như thế nào trong hệ thống tư tưởng của Đảng cộng Sản Việt Nam?
a) Là nền tảng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng
b) Là một bộ phận trong hệ thống tư tưởng của Đảng
c) Là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Đảng
d) Là bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Đảng
13. “Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động”. Câu nói trên được Đảng ta khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ mấy?
a) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII
b) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V
c) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
d) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV
14. Thông qua UNESCO, nhân loại đã ghi nhận Hồ Chí Minh vừa là một anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam,
vừa là nhà văn hoá kiệt xuất. Cho biết khoá họp lần thứ mấy của UNESCO đã khẳng định điều đó? a) 26
b) 20
c) 18
d) 24
15. Lựa chọn câu trả lời đúng nhất với danh hiệu mà UNESCO đã trao tặng cho Hồ Chí Minh
a) Anh hùng giải phóng dân tộc và là nhà văn hóa
b) Anh hùng giải phóng dân tộc và là nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại
c) Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là nhà văn hóa kiệt xuất
d) Anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là chiến sĩ thi đua dũng cảm
16. "Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thằng lợi, là tài sản tinh thần to
lớn của Đảng và dân tộc ta". Điều khẳng định trên được Đảng ta Nêu lên tại Đại hội lần thứ mấy?
a) Đại hội VI
b) Đại hội VII
c) Đại hội VIII
d) Đại hội IX
17. “Tên tuổi của đồng chí Hồ Chí Minh sẽ mãi mãi gắn bó với những hành động cao cả và những ước mơ cao
quý nhất của nhân loại”. Tổ chức nào phát biểu như trên? a) Đảng cộng sản Liên Xô
b) Đảng cộng sản Trung Quốc
c) Đảng cộng sản Ấn Độ
d) Đảng cộng sản Mỹ
18. Đối với các dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh giương cao ngọn cờ độc lập, tự do và quyền ....
giữa các dân tộc. Hoàn thành luận điểm trên. a) Hữu nghị
b) Bình đẳng
c) Tự quyết
d) Tự chủ
19. Vấn đề nào mà giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh CHƯA NÊU khi nói về ý nghĩa học tập môn học này đối
với sinh viên?
a) Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng
b) Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường
c) Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác
d) Rèn luyện bản lĩnh chính trị
20. Bộ Chính trị quyết định tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong
toàn Đảng, toàn dân từ khi nào? a) 3/2/2008
b) 3/2/2006
c) 3/2/2004
d) 3/2/2007
1. Thân phụ Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Sắc. Ông sinh năm nào?
a) 1862
b) 1860
c) 1863
d) 1864
2. “Ỷ Pháp cầu tiến bộ” là câu Bác Hồ nói về chủ trương cứu nước của ai?
a) Phan Châu Trinh
b) Phan Bội Châu
c) Nguyễn Thái Học
d) Bùi Viện
3. “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến
phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi
đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng của chúng ta”.
Nguyễn Ái Quốc nói câu ấy khi đang ở đâu? a) Quảng Châu (Trung Quốc)
b) Pari (Pháp)
c) Matxcova (Liên xô)
d) Luân Đôn (Anh)
4. Thân mẫu Hồ Chí Minh là Hoàng Thị Loan. Bà sinh năm nào?
a) 1869
b) 1865
c) 1868
d) 1863
5. Nguyễn Tất Thành đã tham dự phong trào nào vào tháng 9/1908?
a) Phong trào biểu tình chống Pháp
b) Phong trào Duy Tân
c) Cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế
d) Phong trào cắt tóc ngắn
6. Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên tiếp xúc với khẩu hiệu: “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” vào năm nào?
a) 1905
b) 1907
c) 1908
d) 1904 7.
7. “Đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” là câu Bác Hồ nói về chủ trương cứu nước của ai? a) Nguyễn Trường
Tộ
b) Nguyễn Thái Học
c) Phan Bội Châu
d) Phan Châu Trinh
8. Cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ Hồ Chí Minh có thời kỳ làm tri huyện thuộc tỉnh nào? a) Quảng Nam
b) Quảng Ngãi
c) Bình Định
d) Phan Thiết
9. Nguyễn Tất Thành nói: “Tôi muốn đi ra ngoài xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào, tôi sẽ trở
về giúp đồng bào chúng ta”. Câu nói đó vào thời gian nào? a) 7/1910
b) 6/1911
c) 6/1912
d) 6/1909
10. Nguyễn Ái Quốc đã trích dẫn luận điểm nổi tiếng của V.I. Lênin “Không có lý luận cách mệnh thì không có
cách mệnh vận động... chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm
cách mệnh tiền phong”. Câu nói được ghi ở trang đầu tiên của cuốn sách nào?
a) V.I. Lênin và các dân tộc thuộc địa
b) Bản án chế độ thực dân Pháp
c) Nhật ký trong tù
d) Đường cách mệnh
11. Nguyễn Tất Thành học tại trường Quốc Học Huế năm học nào?
a) Năm học 1906-1907
b) Năm học 1911-1912
c) Năm học 1907-1908
d) Năm học 1905-1906
12. Nguyễn Ái Quốc tham gia tổ chức “Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu Á” khi đang ở đâu? a) Quảng
Châu (Trung Quốc)
b) U Đôn (Thái Lan)
c) Pari (Pháp)
d) Cao Bằng (Việt Nam)
13. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm:
a) Cơ sở khách quan và những tiền đề tư tưởng lý luận
b) Cở sở khách quan và nhân tố chủ quan
c) Giá trị truyền thống và tinh hoa nhân loại kết hợp với khả năng tư duy sáng tạo của Hồ Chí
Minh
d) Bối cảnh trong nước và thế giới
14. Trong những tiền đề lý lụận, tiền đề nào quyết định bản chất cách mạng và khoa học của Tư tưởng Hồ Chí
Minh?
a) Tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn
b) Tinh hoa văn hoá nhân loại
c) Chủ nghĩa Mác- Lê nin
d) Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
15. Nguyễn Ái Quốc viết bài “Lênin và các dân tộc thuộc địa” đăng trên báo nào? a) Nhân đạo
b) Le Paria
c) Pravđa
d) Thanh niên
16. Người thầy giáo đầu tiên của Nguyễn Tất Thành là ai?
a) Nguyễn Sinh Sắc
b) Phan Bội Châu
c) Mai Văn Miến
d) Vương Thúc Quý
17. Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở .......... của tư tưởng Hồ Chí Minh.
a) Chủ quan
b) Cần thiết cho sự hình thành
c) Tất yếu
d) Thế giới quan và phương pháp luận
18. Hồ Chí Minh kế thừa quan điểm nào sau đây của Phật giáo:
a) Tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, lối sống đạo đức
b) Tư tưởng về cuộc sống vĩnh hằng bên kia thế giới
c) Lòng nhân ái cao cả
d) Tư tưởng tiến bộ về tự do, độc lập
19. Theo Hồ Chí Minh, ai “là người đầu tiên đã đặt cơ sở cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các
nước thuộc địa”? a) V.I.Lênin
b) C.Mác
c) Ph.Ăngghen
d) Xtalin
20. Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của học thuyết Khổng Tử là gì?
a) Quản lý xã hội bằng đạo đức
b) Quan điểm về Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín
c) Tinh thần hiếu học
d) Sự tu dưỡng đạo đức cá nhân
21. Tìm SAI. Hồ Chí Minh tiếp thu những giá trị tư tưởng:
a) Tư tưởng của Khổng tử về một xã hội bình yên không bao giờ thay đổi
b) Tư tưởng vị tha của Phật giáo
c) Tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn
d) Tư tưởng tiến bộ trong cách mạng tư sản Mỹ, Pháp
22. Theo Hồ Chí Minh, ưu điểm lớn nhất của chủ nghĩa Mác là gì?
a) Bản chất khoa học
b) Phương pháp làm việc biện chứng
c) Chủ nghĩa nhân đạo triệt để
d) Bản chất cách mạng
23. Nguyễn Ái Quốc tìm được con đường cứu nước là con đường cách mạng vô sản được đánh dấu bằng sự kiện
nào?
a) Khi tham gia Đảng xã hội Pháp
b) Khi đọc Biện chứng tự nhiên của Ph.Ăngghen
c) Khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của
Lênin
d) Khi đọc Bộ Tư bản của C.Mác
24. Câu nói: “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân
nghèo” được trích trong Thư Bác Hồ gửi đồng bào toàn quốc kêu gọi ra sức cứu đói vào ngày tháng năm
nào? a) 6/1/1946
b) 5/9/1945
c) 23/9/1945
d) 28/9/1945
25. Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Ái Quốc ở lớp nghiên cứu sinh do Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và
thuộc địa mở vào năm 1937 là đề tài gì? a) Cách mạng ruộng đất ở Đông Nam Á
b) Vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa
c) Vấn đề dân tộc thuộc địa
d) Vấn đề thanh niên ở thuộc địa
26. Từ tháng 10/1934 đến hết năm 1935, Hồ Chí Minh học ở trường Quốc tế V.I.Lênin. Lúc này Bác lấy tên là
gì? a) Hồ Quang
b) Vương Đạt Nhân
c) Thầu Chín
d) Lin
27. Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc tham dự sự kiện gì?
a) Đại hội lần thứ hai của Đảng Cộng sản Pháp
b) Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp
c) Đại hội Tua
d) Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Pháp
28. Thời kỳ trước năm 1911 là thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh:
a) Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước
b) Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
c) Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
d) Tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc
29. Hồ Chí Minh đã cải tổ Tâm tâm xã thành Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vào năm nào? a) 1923
b) 1924
c) 1925
d) 1926
30. Tại Pắc Bó, Hồ Chí Minh dịch ra tiếng Việt cuốn sách nào để làm tài liệu huấn luyện cán bộ? a) Tư Bản
b) Đội du kích bí mật
c) Lịch sử Đảng Cộng sản Nga
d) Chiến tranh và hoà bình
31. “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không
yên”. Điều khẳng định trên đây được trích từ lời tuyên bố với quốc dân ngay sau khi Hồ Chí Minh đi Pháp
về. Đó là ngày nào? a) 14/9/1946
b) 15/10/1946
c) 23/10/1946
d) 19/12/1946
32. “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy
đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Đoạn văn trích từ văn kiện nào? a) Hiệu triệu Tổng khởi nghĩa của
Tổng bộ Việt Minh (1945)
b) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
c) Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Hồ Chí Minh (1945)
d) Quân lệnh số 1 của Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc (2946)
33. Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh triệu tập một số cán bộ về Pắc Pó (Cao Bằng) để phổ biến chủ trương thành
lập Quân giải phóng. Ai là người đã được Hồ Chí Minh chỉ định đảm nhiệm công tác này?
a) Võ Nguyên Giáp
b) Vũ Anh
c) Hoàng Văn Thái
d) Phùng Chí Kiên
34. Vào năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập tổ chức nào?
a) Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp
b) Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội
c) Hội Liên hiệp thuộc địa
d) Đảng Cộng sản Pháp
35. Bản chất của chủ nghĩa tư bản “là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một
cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả
hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi thì cái vòi con lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con
vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”. Câu nói đó trích từ tác phẩm nào của Nguyễn Ái
Quốc? a) Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
b) V.I. Lênin và các dân tộc phương Đông (1924)
c) Đường cách mệnh (1927)
d) Con Rồng tre (1922)

36. Nguyễn Ái Quốc đến Trung Quốc chuẩn bị cho Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam vào thời
gian nào? a) 12/1927
b) 12/1929
c) 12/1928
d) 12/1930
37. Năm 1945 - 1969 là thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh:
a) Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
b) Tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc
c) Tiếp tục phát triển, hoàn thiện
d) Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
38. Ngày 11/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự Lễ lên đường của đoàn quân tiêu trừ giặc đói diễn ra ở đâu?
a) Nhà hát lớn Hà Nội
b) Ga Hàng cỏ
c) Trường Đại học Việt Nam
d) Bắc Bộ phủ
39. Từ năm 1921 -1930 là thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh:
a) Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước
b) Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
c) Tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc
d) Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
40. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946 bằng tiếng nào?
a) Tiếng Pháp
b) Tiếng Việt
c) Tiếng Anh
d) Tiếng Nga
41. Ai là người không phải là Đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII Quốc tế Thanh
niên (25/9/1935) ở Matxcơva? a) Lê Hồng Phong
b) Hoàng Văn Nọn
c) Nguyễn Ái Quốc
d) Nguyễn Thị Minh Khai
42. Hồ Chủ tịch thay mặt Chính phủ tặng đồng bào miền Nam danh hiệu gì vào tháng 12/1946? a) Thành đồng
Tổ quốc
b) Kháng chiến anh dũng
c) Sản xuất giỏi
d) Chiến đấu giỏi
43. Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh thời gian nào?
a) 9/1910-2/1911
b) 9/1908-9/1909
c) 9/1910-4/1911
d) 9/1910-5/1911
44. Hồ Chí Minh nói với Võ Nguyên Giáp: “Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng phải đánh
thắng! Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”. Trận đánh đó là chiến dịch nào? a) Tây Bắc
b) Thượng Lào
c) Biên giới
d) Điện Biên Phủ
45. Bác Hồ tham gia thành lập Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp năm nào? a) Năm 1920
b) Năm 1917
c) Năm 1918
d) Năm 1919
46. Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập tổ chức nào?
a) Đảng Cộng sản Việt Nam
b) Tâm tâm xã
c) Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
d) Việt Nam Quốc dân Đảng
47. Tháng 6/1924, Nguyễn Ái Quốc đã tham dự đại hội nào tại Liên Xô?
a) Quốc tế cứu đỏ
b) Quốc tế Công hội đỏ
c) Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản
d) Quốc tế nông dân
48. Vào thời gian tháng 9/1906, Nguyễn Tất Thành học tại đâu:
a) Trường Pháp - Việt Đông Ba
b) Trường Quốc học Huế
c) Trường Pháp - Việt Vinh
d) Trường làng
49. Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở đâu?
a) Hồng Kông
b) Thượng Hải (Trung Quốc)
c) Quảng Châu (Trung Quốc)
d) Cao Bằng (Việt Nam)
50. Trong thời gian 1928-1929, Nguyến Ái Quốc hoạt động trên địa bàn nước nào? a) Trung Quốc
b) Pháp
c) Liên Xô
d) Thái Lan
51. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng vào thời gian nào? a) 3/6/1911
b) 2/6/1911
c) 6/5/1911
d) 5/6/1911 52.
52. Ngày 15/11/1945, Bác Hồ đã dự lễ khai giảng trường đại học của nước ta, đó là trường nào? a) ĐH Việt Nam
b) ĐH Y khoa Hà Nội
c) ĐH Bách khoa Hà Nội
d) ĐH Sư phạm Hà Nội
53. Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa là:
a) Báo L. Humanité
b) Báo Pravđa
c) Báo Le Paria
d) Báo Thanh niên
54. Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện chính trị tại số nhà bao nhiêu phố Văn Minh (Quảng Châu)?
a) Số 20/1
b) Số 15/1
c) Số 13/1
d) Số 22/1
55. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Bác Hồ viết được xuất bản năm nào? a) Năm 1924
b) Năm 1927
c) Năm 1926
d) Năm 1925
56. Năm 1928 khi đến Xiêm (Thái Lan) Nguyễn Ái Quốc lấy tên là gì?
a) Vương Đạt Nhân
b) Già Thu
c) Thầu Chín
d) Hồ Quang
57. Ai là người đã có công lớn trong việc cứu Nguyễn Ái Quốc ra khỏi nhà tù của thực dân Anh ở Hồng Kông?
a) Bà Tống Khánh Linh
b) Luật sư Lôgiơbai (Lôdơbi)
c) Tô mát Xautôn (Phó thống đốc Hồng Kông)
d) Luật sư Nôoen Prit
58. Hồ Chí Minh viết Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tại đâu?
a) Phủ Chủ tịch
b) Tân trào, Tuyên Quang
c) Làng Vạn Phúc, Hà Đông
d) Phố Hàng Ngang
59. Bác Hồ tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người Cộng sản Việt Nam đầu tiên năm nào?
a) Năm 1919
b) Năm 1922
c) Năm 1920
d) Năm 1921
60. Năm 1930 -1945 là thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh:
a) Tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc
b) Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
c) Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
d) Tiếp tục phát triển, hoàn thiện
61. Nguyễn Tất Thành ở Mỹ thời gian nào?
a) 1912-1913
b) 1911-1912
c) 1913-1914
d) 1912-1914
62. Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh) đến Huế lần thứ nhất vào năm nào? a) 1893
b) 1901
c) 1895
d) 1898
63. Địa danh đầu tiên được Hồ Chí Minh đặt chân đến khi mới về nước tại Cột mốc 108 trên biên giới Việt-
Trung thuộc huyện nào của tỉnh Cao Bằng? a) Hà Quảng
b) Nguyên Bình
c) Hoà An
d) Trà Lĩnh
64. Nguyễn Ái Quốc đến Liên xô lần đầu năm nào?
a) 1922
b) 1924
c) 1923
d) 1921
65. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có mấy thành viên tham dự: a)
5
b) 7
c) 6
d) 8
66. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc làm lễ “vào làng” cho Sinh Cung với tên mới Nguyễn Tất Thành vào thời
gian nào? a) 1901
b) 1898
c) 1895
d) 1903
67. Nguyễn Tất Thành làm việc trên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin với tên là:
a) Nguyễn Ái Quốc
b) Nguyễn Tất Đạt
c) Văn Ba
d) Nguyễn Sinh Cung
68. Trong thời gian 1924-1927, Nguyến Ái Quốc hoạt động trên địa bàn nước nào? a) Liên Xô
b) Thái Lan
c) Trung Quốc
d) Pháp
69. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham dự sự kiện gì?
a) Đại hội lần thứ hai của Đảng Cộng sản Pháp
b) Đại hội Tua
c) Đại hội lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Pháp
d) Tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp
70. Nguyễn Ái Quốc Vào Đảng Xã hội Pháp năm nào?
a) Năm 1919
b) Năm 1917
c) Năm 1918
d) Năm 1920
71. Trong thời gian 1923-1924, Nguyến Ái Quốc hoạt động trên địa bàn nước nào? a) Liên Xô
b) Trung Quốc
c) Anh
d) Pháp
72. Nguyễn Ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh lên đường đi Trung Quốc liên lạc với các lực lượng đồng minh
chống chiến tranh phát xít vào thời gian nào? a) 5/1943
b) 8/1943
c) 5/1941
d) 8/1942
73. Mốc thời gian nào ghi dấu Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc sau ba mươi năm hoạt động ở nước ngoài?
a) 8/2/1941
b) 15/1/1941
c) 20/2/1940
d) 28/1/1941 74.
74. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” của Bác Hồ được xuất bản đầu tiên tại đâu? a) Liên Xô
b) Trung Quốc
c) Pháp
d) Việt Nam
75. Trong thời gian 1921-1923, Nguyến Ái Quốc hoạt động trên địa bàn nước nào? a) Liên Xô
b) Pháp
c) Anh
d) Trung Quốc
76. Nguyễn Ái Quốc gửi bản “Yêu sách của nhân dân Việt Nam” tới Hội nghị Véc-xay vào thời gian nào?
a) 18/6/1919
b) 18/6/1918
c) 18/6/1917
d) 18/6/1920
77. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là:
a) Báo Nhân đạo
b) Báo Người cùng khổ
c) Báo Thanh niên
d) Không có
78. Mang tên Lý Thuỵ, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia lãnh đạo tổ chức quốc tế nào?
a) Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức
b) Tân Việt cách mạng Đảng
c) Hội liên hiệp thuộc địa
d) Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
79. 22/12/1944, theo chỉ thị của Bác tổ chức nào đã được thành lập?
a) Mặt trận Việt Minh
b) Công an nhân dân
c) Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
d) Mặt trận Liên Việt
80. Ngày 27/5/1946, Hội đồng Chính phủ đã quyết định chọn ai thay Hồ Chí Minh giữ chức vụ Chủ tịch nước
trong thời gian Người đi vắng? a) Phan Anh
b) Võ Nguyên Giáp
c) Phạm Văn Đồng
d) Huỳnh Thúc Kháng
81. Quá trình hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trải qua mấy thời kỳ? a) Ba
b) Năm
c) Sáu
d) Bốn
82. “Cương lĩnh đầu tiên của Đảng” do ai khởi thảo?
a) Châu Văn Liêm
b) Nguyễn Ái Quốc
c) Trường Chinh
d) Hồ Tùng Mậu
83. Nguyễn Tất Thành lấy tên Nguyễn Ái Quốc vào thời gian nào?
a) Khi Bác tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua tháng 12 năm 1920.
b) Khi Bác lên tàu từ bến Nhà Rồng năm 1911
c) Khi Bác sang Liên Xô làm việc ở Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản tháng 6/1923
d) Gởi yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xay (Pháp) ngày 18/6/1919.
84. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ được Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp
các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành tác phẩm gì? a) V.I. Lênin và phương Đông
b) Bản án chế độ thực dân Pháp
c) Con Rồng tre
d) Đường cách mệnh
85. Tìm SAI. Trong 10 năm đầu của quá trình bôn ba tìm đường cứu nước (1911-1920), Nguyễn Ái Quốc đã:
a) Vượt qua 3 đại dương, 4 châu lục
b) Đến khoảng gần 30 nước
c) Đến Mátxcơva tham dự Hội nghị quốc tế nông dân
d) Sống, làm thuê và tự học tại Mỹ, Anh, Pháp
86. Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc khi đang ở đâu?
a) Anh
b) Mỹ
c) Pháp
d) Trung Quốc
87. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam được hình thành về cơ bản vào thời gian nào?
a) Năm 1925
b) Năm 1930
c) Năm 1920
d) Năm 1945
88. 9/1924, Nguyễn Ái Quốc đã từ Liên Xô về Trung Quốc để làm gì?
a) Xem xét tình hình Đông Dương
b) Tìm đường về Việt Nam
c) Chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
d) Ủng hộ cách mạng Trung Quốc
89. “Chiến tranh có thể còn kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa… song, nhân dân Việt Nam quyết
không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta
đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Hồ Chí Minh nói câu đó ở trong văn kiện nào?
a) Lời kêu gọi ngày 17/7/1966
b) Di chúc 1969
c) Thư chúc Tết 1966
d) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946
90. “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng
và quyền tự do”. Hồ Chí Minh nói câu đó trong văn kiện nào? a) Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
b) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
c) Đường cách mệnh(1927)
d) Tuyên ngôn độc lập (1945)
91. “Không chúng ta thà hy sinh tấ cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Lời
khẳng định đanh thép này được trích trong văn bản nào của Bác? a) Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa (1945)
b) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
c) Tuyên ngôn độc lập (1945)
d) Thư gửi đồng bào Nam bộ (1946)
92. Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được Nhà xuất bản Sự Thật dịch, in ra tiếng Việt vào năm nào?
a) Năm 1965
b) Năm 1950
c) Năm 1960
d) Năm 1946
93. “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt
Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”. Câu
nói trên của Hồ Chí Minh ở trong văn kiện nào?
a) Đạo đức cách mạng (1958)
b) Di chúc (1969)
c) Lời kêu gọi ngày 17/7/1966
d) Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ hai của Đảng (1951)
94. Thời gian nào Đảng ta trở lại với tư tưởng của Hồ Chí Minh trong Chính cương, Sách lược vắn tắt?
a) Năm 1936
b) Năm 1935
c) Năm 1941
d) Năm 1939

1. Xác định đúng quan điểm của Hồ Chí Minh:


a) Giải phóng giai cấp là tiền đề để giải phóng dân tộc
b) Gỉai phóng con người là tiền đề để giải phóng dân tộc
c) Giải phóng dân tộc là tiền đề giải phóng giai cấp
d) Giải phóng xã hội là tiền đề giải phóng giai cấp
2. Theo Hồ Chí Minh, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương Đông là gì?
a) Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến
b) Mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân
c) Mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân, trí thức với địa chủ phong kiến
d) Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản dân tộc
3. "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Đoạn văn trên Bác đã kế thừa từ bản tuyên ngôn độc lập của nước nào? a) Pháp
b) Mỹ
c) Liên Xô
d) Anh
4. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là: a) Đánh đổ tư sản
b) Đánh đổ phong kiến
c) Cách mạng ruộng đất
d) Giải phóng dân tộc
5. Hồ Chí Minh đứng trên quan điểm nào để giải quyết vấn đề dân tộc?
a) Quan điểm giai cấp công nhân
b) Quan điểm đại dân tộc
c) Quan điểm chủng tộc
d) Quan điểm quốc gia dân tộc
6. Đối tượng của cách mạng thuộc địa là:
a) Bọn phản động, tay sai ôm chân đế quốc
b) Địa chủ phong kiến
c) Chủ nghĩa thực dân và bọn tay sai phản động
d) Giai cấp tư sản bản địa
7. Hồ Chí Minh cho rằng các cuộc cách mạng nào là không đến nơi?
a) Cách mạng Mỹ (1776), Pháp (1789)
b) Cách mạng Tháng Mười Nga (1917)
c) Cách mạng Tân Hợi (1911)
d) Tất cả các cuộc cách mạng trên thế giới
8. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc là:
a) Đánh đổ phong kiến
b) Đánh đổ tư sản
c) Giải phóng dân tộc
d) Đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, thiết lập chính quyền của nhân dân

9. Hồ Chí Minh bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống:


a) Chủ nghĩa tư bản
b) Chủ nghĩa đế quốc
c) Chủ nghĩa thực dân
d) Chủ nghĩa bá quyền

10. Chủ nghĩa dân tộc mà Hồ Chí Minh coi là động lực lớn của đất nước là chủ nghĩa dân tộc gì? a) Chủ nghĩa
dân tộc nhược tiểu
b) Chủ nghĩa dân tộc chân chính
c) Chủ nghĩa dân tộc nước lớn
d) Chủ nghĩa quốc gia

11. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
a) Đòi quyền bình đẳng giữa các dân tộc
b) Đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân
c) Đòi quyền tự trị dân tộc dưới sự bảo hộ của ngoại bang.
d) Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giải phóng dân tộc, lựa chọn con đường phát triển dân tộc
12. Nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh là: a) Cải thiện dân sinh
b) Ruộng đất cho nông dân
c) Độc lập dân tộc
d) Là vấn đề dân chủ xã hội

13. Tìm điểm TRÁI với quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp:
a) Giữ vững độc lập dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập dân tộc khác
b) Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
c) Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau
d) Giải phóng giai cấp là tiền đề của giải phóng dân tộc

14. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, yêu cầu bức thiết của nông dân các nước thuộc địa là: a) Độc lập dân tộc
b) Đánh đổ tư sản
c) Đánh đổ phong kiến
d) Cách mạng ruộng đất

15. Vì sao Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin làm cho Nguyễn Ái
Quốc "cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biết bao"? a) Vì nó được viết bởi một lãnh tụ thiên tài của
giai cấp công nhân
b) Vì nó giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập, tự do cho đồng bào
c) Vì nó đề cập đến cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của Việt Nam
d) Vì nó chỉ ra đây là cuộc cách mạng vô cùng quan trọng

16. Theo Hồ Chí Minh, lực lượng giải phóng dân tộc gồm những ai?
a) Công nhân, nông dân, trí thức
b) Toàn dân tộc
c) Các giai cấp và tầng lớp tiến bộ
d) Công nhân, nông dân

17. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra mấy luận điểm về cách mạng giải phóng dân tộc?
a. 4 ; b. 5 ;
c. 6 ; d. 7

18. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc muốn đi đến thắng lợi phải đi theo con đường nào?
a) Cách mạng tư sản
b) Cách mạng vô sản
c) Cách mạng xã hội chủ nghĩa
d) Cách mạng quốc tế
19. Chọn phương án trả lời ĐÚNG với tư tưởng Hồ Chí Minh?
a) Thắng lợi của cách mạng vô sản ở thuộc địa phải phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính
quốc
b) Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa không cần sự giúp đỡ của các nước trên thế giới
c) Cách mạng giải phóng dân tộc giành thắng lợi đồng thời với thắng lợi cách mạng vô sản ở chính quốc
d) Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính
quốc

20. “Công nông là gốc cách mệnh, còn học trò, nhà buôn nhỏ, địa chủ nhỏ, … là bầu bạn cách mệnh của công
nông”. Nguyễn Ái Quốc viết câu đó trong tác phẩm nào? a) V.I.Lênin và Phương Đông (1924)
b) Đường cách mệnh (1927)
c) Bản án chế độ thực dân Pháp (1925)
d) Nông dân Trung Quốc (1925)

21. "Bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng". Câu nói trên của ai?
a) Hồ Chí Minh
b) C.Mác
c) Ph.Ăngghen
d) V.I. Lênin

22. "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng". Câu nói trên của ai?
a) C.Mác
b) V.I. Lênin
c) Ph.Ăngghen
d) Hồ Chí Minh

23. "Công cuộc giải phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực tự giải phóng". Câu nói
trên của ai? a) V.I. Lênin
b) C.Mác
c) Hồ Chí Minh
d) Ph.Ăngghen

24. V.I.Lênin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống:


a) Chủ nghĩa đế quốc
b) Chủ nghĩa tư bản
c) Chủ nghĩa thực dân
d) Chủ nghĩa bá quyền

25. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới muốn giành được thắng lợi
phải do:
Phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo
Phải do một cá nhân xuất chúng lãnh đạo
Giai cấp tư sản lãnh đạo
Do tầng lớp trí thức lãnh đạo

26. Điền vào phần còn thiếu từ thích hợp theo quan điểm Hồ Chí Minh: "Học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là
..... cách mạng của công nông" a) Gốc
b) Đồng minh
c) Người bạn thân thiết
d) Bầu bạn
27. Điền vào phần còn thiếu từ thích hợp theo quan điểm Hồ Chí Minh: "Tiểu tư sản, tư sản dân tộc và một bộ
phận địa chủ là......của cách mạng" a) Đồng minh
b) Gốc
c) Bầu bạn
d) Người bạn thân thiết

28. Tìm SAI cho luận điểm sau. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh
đạo để:
a) Giác ngộ quần chúng
b) Tổ chức, tập hợp quần chúng
c) Đoàn kết giai cấp vô sản với các dân tộc bị áp bức trên thế giới
d) Khẳng định vị trí và quyền lực của Đảng

29. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng, Người cho rằng:
a) Tiến hành chiến tranh càng nhanh càng tốt
b) Tiến hành chiến tranh là giải pháp bắt buộc cuối cùng
c) Không nên sử dụng vũ lực
d) Giành hòa bình bằng con đường hòa hoãn, mềm dẻo

30. Tác phẩm “Cách mạng tháng Mười và sự nghiệp giải phóng các dân tộc phương Đông” của Bác Hồ được
viết bằng tiếng nước nào? a) Tiếng Nga
b) Tiếng Trung quốc
c) Tiếng Việt
d) Tiếng Pháp

31. Theo Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam do yếu tố nào quy
định?
a) Do vai trò của giai cấp công nhân trong sản xuất
b) Do số lượng giai cấp công nhân
c) Do đặc tính của giai cấp công nhân
d) Do ý muốn của Đảng Cộng sản

32. Nhiệm vụ nổi bật nhất của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là:
a) Chống địa chủ phong kiến
b) Phát triển kinh tế và văn hóa
c) Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc
d) Người cày có ruộng

33. “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền
tự do, độc lập ấy”. Đoạn văn trên trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh? a. Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa
(1945)
b. Tuyên ngôn độc lập (1945)
c. Thư gửi đồng bào Nam bộ (1946)
d. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)

34. "Sự giải phóng giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân". Câu nói trên của ai?
a) V.I. Lênin
b) Hồ Chí Minh
c) C.Mác
d) Ph.Ăngghen

35. Theo Hồ Chí Minh, nội dung cách mạng bạo lực là gì?
a) Kết hợp đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị
b) Đấu tranh ngoại giao
c) Đấu tranh chính trị
d) Đấu tranh vũ trang

36. "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Đoạn văn trên
Bác đã kế thừa từ bản tuyên ngôn của nước nào?
a) Liên Xô
b) Mỹ
c) Pháp
d) Anh

37. “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì.
Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”. Hồ Chí Minh nói luận điểm
này vào năm nào? a) 1947
b) 1948
c) 1946
d) 1945

38. "Còn non, còn nước, còn người


Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!" Câu trên được
viết trong tác phẩm nào của Bác?
a) Bài nói chuyện tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 10-1964
b) Bài nói tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III, Tháng 12-1962
c) Thơ chúc tết năm 1964
d) Di chúc năm 1969

39. Xác định đúng với quan điểm của Hồ Chí Minh:
a) Đánh cùng giết tận
b) Đánh giặc phải đánh trận nào đáng trận ấy
c) Đánh giặc là phải tiêu diệt hết sinh lực địch
d) Đánh giặc không phải tiêu diệt hết sinh lực địch mà đánh bại ý chí xâm lược của chúng

40. Tìm SAI cho câu hỏi sau. Để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng
dân tộc trong công cuộc đổi mới, cần quán triệt những nội dung gì?
Dựa vào sức mạnh của dân tộc để phát triển đất nước là đủ
Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc
Nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân
Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

41. "...dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều thống nhất chống lại cường
quyền". Câu nói của Bác có nghĩa là:
a) Khẳng định lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân tộc
b) Giai cấp, tầng lớp nào cũng có thể lãnh đạo cách mạng
c) Sĩ, nông, công, thương là lực lượng chủ chốt của cách mạng
d) Tất cả các tầng lớp, giai cấp trong xã hội đều bị áp bức, bóc lột nặng nề

1. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cộng sản thích ứng ở đâu dễ hơn?
a) Ở các nước châu Âu
b) Ở các nước châu Mỹ
c) Ở các nước châu Á, phương Đông
d) Ở các nước tư bản phát triển
2. Theo Hồ Chí Minh thì mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ ở nước ta là:
a) Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiên tiến với quan hệ sản xuất TBCN
b) Mâu thuẫn giữa mục tiêu đặt ra và trình độ còn thấp kém của người dân
c) Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế-xã hội
quá thấp kém
d) Mâu thuẫn giữa định phướng phát triển và thực tế hành động

3. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, CNXH có mấy đặc trưng?


a) 3
b) 4
c) 5
d) 6

4. Chọn cụm từ đúng điền vào chỗ trống đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh: “Việt Nam đi lên CNXH từ một nước
thuộc địa nửa phong kiến,…”? a) Không kinh qua giai đoạn phát triển TBCN
b) Bỏ qua các chế độ bóc lột
c) Xuyên qua CNTB
d) Bỏ qua chế độ TBCN

5. Theo Hồ Chí Minh, đặc trưng kinh tế nổi bật nhất của chủ nghĩa xã hội là gì?
a) Khoa học-kỹ thuật phát triển
b) Nền sản xuất hiện đại
c) Sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất chủ yếu
d) Cơ cấu công-nông nghiệp hợp lý

6. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc trưng nổi bật nhất về chính trị của CNXH là gì?
a) Nhà nước được xây dựng và hoạt động theo pháp luật
b) Phân phối theo kế quả lao động
c) Mọi người được hưởng các quyền tự do dân chủ
d) Hệ thống chính trị tinh gọn

7. “Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng…làm của chung. Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì
ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con”. Định nghĩa này
nhấn mạnh lĩnh vực nào? a) Kinh tế
b) Chính trị
c) Văn hóa
d) Xã hội

8. Theo Hồ Chí Minh, động lực quyết định nhất của chủ nghĩa xã hội là gì?
a) Khoa học-kỹ thuật
b) Chính trị
c) Sự giúp đỡ, ủng hộ quốc tế
d) Con người

9. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là gì?
a) Đem lại ruộng đất cho nhân dân
b) Nâng cao đời sống nhân dân
c) Giành độc lập dân tộc
d) Nâng cao hiệu quả hoạt động

10. Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu tổng quát của chủ nghĩa xã hội là gì?
a) Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân lao động
b) Phát triển mạnh mẽ khoa học-kỹ thuật
c) Một nền kinh tế hiện đại, có sức tăng trưởng cao
d) Không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân lao động

11. Vấn đề nào sau đây KHÔNG thuộc mục tiêu văn hóa-xã hội của CNXH?
a) Xóa nạn mù chữ, phát triển giáo dục
b) Đào tạo con người
c) Bài trừ mê tín dị đoan
d) Phát huy quyền dân chủ của nhân dân

12. Vấn đề nào sau đây KHÔNG thuộc mục tiêu chính trị của CNXH?
a) Xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân
b) Phát huy quyền dân chủ của nhân dân
c) Nhân dân lao động làm chủ chế độ chính trị
d) Phải chú trọng vần đề đào tạo con người

13. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, ngày nay lòng yêu nước của người Việt Nam phải gắn bó chặt chẽ với:
a) Yêu dân tộc
b) Yêu giống nòi
c) Yêu chủ nghĩa xã hội
d) Yêu gia đình, quê hương

14. Theo Hồ Chí Minh, hạt nhân trong hệ động lực của chủ nghĩa xã hội là:
a) Sự giúp đỡ quốc tế
b) Chủ nghĩa yêu nước
c) Nhân dân lao động
d) Sự lãnh đạo của Đảng

15. Để phát huy sức mạnh của cá nhân người lao động, theo Hồ Chí Minh cần phải:
Tác động vào nhu cầu của con người
Tác động vào lợi ích của con người
Tác động vào nhu cầu và lợi ích của con người
Tác động vào động lực chính trị - tinh thần

16. Theo Hồ Chí Minh, học chủ nghĩa Mác-Lênin nghĩa là gì?
a) Học thuộc các luận điểm lý luận
b) Để sống với nhau có tình, có nghĩa
c) Để hiểu được quy luật xã hội
d) Để chứng tỏ trình độ lý luận

17. Theo Hồ Chí Minh, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là:
a) Đào tạo con người
b) Phát triển khoa học, công nghệ
c) Phát triển kinh tế
d) Phát triển văn hóa

18. "Mục đích của CNXH là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động". Câu nói của Hồ Chí Minh muốn đề cập đến vấn
đề gì?
a) Mục tiêu cụ thể của CNXH
b) Mục tiêu chính trị của CNXH
c) Mục tiêu chung của CNXH
d) Mục tiêu kinh tế của CNXH

19. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh thì công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là:
a) Nhiệm vụ hàng đầu của cả thời kỳ quá độ lên CNXH
b) Nhiệm vụ trọng tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH
c) Vấn đề then chốt của cả thời kỳ quá độ lên CNXH
d) Vấn đề có ý nghĩa chiến lược của cả thời kỳ quá độ lên CNXH

20. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc phân phối chủ yếu trong CNXH là gì?
a) Phân phối bình quân cho tất cả mọi người
b) Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu
c) Phân phối theo phúc lợi xã hội
d) Làm theo năng lực, hưởng theo lao động

21. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu nói của Hồ Chí Minh: "Công nghiệp và nông nghiệp là ....... của nền
kinh tế nước nhà".
a) Hai ngành chủ chốt
b) Hai lĩnh vực quan trọng
c) Hai ngành mũi nhọn
d) Hai chân

22. Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng CNXH trước hết cần phải có cái gì?
a) Kinh tế phát triển
b) Hệ thống chính trị ổn định
c) Khoa học-kỹ thuật tiên tiến
d) Những con người xã hội chủ nghĩa

23. Điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh được Nêu trong Di chúc là gì?
a) Làm cho con người phát triển toàn diện
b) Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng
vào sự nghiệp cách mạng thế giới
c) Làm cho mọi người dân hạnh phúc
d) Xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh

24. Theo Bác, nhiệm vụ cơ bản của nước ta khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH là gì?
a) Cải tạo xã hội cũ
b) Xây dựng nền kinh tế mới XHCN
c) Xây dựng đặc trưng của chủ nghĩa xã hội
d) Xây dựng cơ sở vật chất của CNXH

25. Tìm luận điểm KHÔNG ĐÚNG với tư tưởng Hồ Chí Minh?
a) Công nghiệp hoá phải trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp
b) Công nghiệp hoá phải bắt đầu từ xây dựng và phát triển công nghiệp nặng
c) Công nghiệp hoá là con đường tất yếu phải đi của chúng ta
d) Công nghiệp hoá phải trên cơ sở xây dựng, phát triển một nền nông nghiệp toàn diện

26. Theo Hồ Chí Minh, hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là:
a) Quá độ từ từ
b) Quá độ gián tiếp
c) Quá độ vượt bậc
d) Quá độ trực tiếp
27. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, có mấy con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội? a) Một
b) Bốn
c) Ba
d) Hai

28. Theo Hồ Chí Minh, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là:
a) Cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
b) Quá trình cải biến nền sản xuất lạc hậu thành nền sản xuất tiên tiến, hiện đại
c) Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng
d) Quá trình cải tiến các quan hệ sản xuất

29. Theo Hồ Chí Minh, biện pháp nào quan trọng nhất trong xây dựng chủ nghĩa xã hội?
a) Kết hợp cải tại xã hội cũ với xây dựng xã hội mới
b) Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ, viện trợ quốc tế
c) Huy động các nguồn lực sẵn có trong dân
d) Kết hợp xây dựng và bảo vệ đất nước

1. Chọn câu trả lời đúng nhất với tư tưởng Hồ Chí Minh?
a) Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của dân tộc Việt Nam
b) Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân
c) Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của nhân dân lao động
d) Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam

2. Chọn câu trả lời đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh: “Trong quan hệ với quần chúng, Đảng phải…”?
a) Không được theo đuôi quần chúng
b) Không được xa rời quần chúng
c) Theo đuôi quần chúng
d) Luôn luôn nghe theo quần chúng

3. Đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân. Ai nói về quy luật
ra đời của Đảng cộng sản như trên? a) C.Mác
b) Hồ Chí Minh
c) S.talin
d) V.I.Lênin

4. Ai soạn thảo “Chánh cương vắn tắt”, “sách lược vắn tắt”, “chương trình, điều lệ vắn tắt của Đảng”?
a) Lê Hồng Phong
b) Trịnh Đình Cửu
c) Trần Phú
d) Nguyễn Ái Quốc

5. Theo Hồ Chí Minh, nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam là:
a) Tinh hoa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
b) Chủ nghĩa Mác-Lênin
c) Tinh hoa văn hóa nhân loại
d) Tinh hoa văn hóa dân tộc Việt Nam

6. Chọn đáp án SAI trong những đáp án được rút ra từ mệnh đề sau: “Đảng ta vừa là người lãnh đạo, vừa là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” a) Là tận tâm, tận lực phụng sự quần chúng
b) Là việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh c) Là khổ trước
thiên hạ, vui sau thiên hạ
d) Đầy tớ là tôi tớ, tôi đòi, theo đuôi quần chúng

7. Hồ Chí Minh khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng dựa trên cơ sở nào?
a) Thấy được sức mạnh của giai cấp công nhân Việt Nam
b) Thấy được khả năng của giai cấp công nhân Việt Nam
c) Thấy được đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam
d) Thấy rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

8. Luận điểm “Đảng cộng sản là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc”, là
nhằm:
a) Xác định vai trò lãnh đạo của Đảng
b) Xác định vị thế cầm quyền của Đảng
c) Xác định chức năng, nhiệm vụ của Đảng
d) Xác định bản chất của Đảng

9. Theo quan điểm về Đảng của Hồ Chí Minh, giai cấp nông dân kết hợp với giai cấp công nhân trở thành:
a) Lực lượng của cách mạng
b) Đội quân quan trọng của cách mạng
c) Quân chủ lực của cách mạng
d) Đội quân mạnh nhất của cách mạng

10. Theo Hồ Chí Minh, công tác gốc của Đảng là công tác:
a) Củng cố lòng dân
b) Củng cố hệ thống chính trị
c) Cán bộ
d) Xây dựng Nhà nước Pháp quyền

11. Đảng lãnh đạo là nhân tố có ý nghĩa thế nào đối với thắng lợi cách mạng nước ta?
a) Có ý nghĩa quan trọng đặc biệt
b) Có ý nghĩa quan trọng
c) Có ý nghĩa rất quan trọng
d) Có ý nghĩa quyết định hàng đầu

12. Trong các thuật ngữ chỉ vai trò Đảng lãnh đạo xã hội mà chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng sau đây thì thuật
ngữ nào phản ánh rõ nhất, chính xác nhất vai trò lãnh đạo của đảng? a) Đảng cầm quyền
b) Đảng giữ quyền lãnh đạo
c) Đảng nắm quyền
d) Đảng lãnh đạo chính quyền

13. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, Đảng cầm quyền thì:
a) Nhân dân là chủ xã hội
b) Đảng là chủ xã hội
c) Nhà nước là chủ xã hội
d) Đảng quản lý xã hội

14. Tìm SAI. Theo Hồ Chí Minh, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới và chỉnh đốn về mặt: a) Hành chính
b) Chính trị
c) Tư tưởng
d) Tổ chức
15. Theo Hồ Chí Minh, vì sao số đông nhân dân Việt Nam coi đảng Cộng sản Việt Nam là đảng của mình?
a) Vì Đảng hoạt động vì lợi ích của họ
b) Vì Đảng tự nhận như thế
c) Vì Đảng đang là lực lượng lãnh đạo đất nước
d) Vì sách báo nói nhiều nên trở thành thói quen

16. Đảng cộng sản Việt Nam, do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, hoạt động vì lợi ích của ai?
a) Của giai cấp công nhân
b) Của công nhân, nông dân, trí thức
c) Của bản thân Đảng
d) Của dân tộc Việt Nam

17. Theo quan điểm về đảng cầm quyền của Hồ Chí Minh thì Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền từ khi nào?
a) 1975
b) 1930
c) 1954
d) 1945

18. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có mấy nguyên tắc xây dựng Đảng?
a) 4 nguyên tắc
b) 6 nguyên tắc
c) 7 nguyên tắc
d) 5 nguyên tắc

19. Theo Hồ Chí Minh, trong xây dựng Đảng về chính trị, vấn đề nào là “cốt tử”?
a) Xây dựng và thực hiện nghị quyết của Đảng
b) Xây dựng đường lối chính trị
c) Nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng viên
d) Củng cố lập trường chính trị

20. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có mấy nội dung xây dựng Đảng?
a) 3 nội dung
b) 5 nội dung
c) 2 nội dung
d) 4 nội dung

21. Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc nào vừa là nguyên tắc sinh hoạt Đảng, vừa là quy luật phát triển Đảng?
a) Tập trung dân chủ
b) Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
c) Đoàn kết thống nhất trong Đảng
d) Tự phê bình và phê bình

22. Theo Hồ Chí Minh, xây dựng Đảng là:


a) Quy luật tồn tại và phát triển của Đảng
b) Vấn đề cốt tử của Đảng
c) Yêu cầu cần thiết của Đảng
d) Vấn đề quan trọng trong Đảng

23. Theo Hồ Chí Minh, nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Đảng là:
a) Tự phê bình và phê bình
b) Đoàn kết thống nhất trong Đảng
c) Tập trung dân chủ
d) Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

24. Tìm điểm TRÁI với quan điểm Hồ Chí Minh: tập thể lãnh đạo nếu không có cá nhân phụ trách thì sẽ dẫn đến
tình trạng:
a) Người này ủy cho người kia
b) Cha chung không ai khóc
c) Dựa dẫm tập thể
d) Độc đoán chuyên quyền

25. Xây dựng Đảng về đạo đức có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện nào?
a) Đảng hoạt động bí mật
b) Đảng lãnh đạo nhà nước
c) Đảng cầm quyền
d) Đảng lãnh đạo kháng chiến chống xâm lược

26. Tìm điểm TRÁI với quan điểm Hồ Chí Minh:


a) Người cán bộ phải phát huy tối đa uy quyền của mình
b) Người cán bộ phải đủ đức và tài
c) Công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng
d) Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là khâu trung gian nối liền Đảng, Nhà nước và nhân dân

CÂU HỎI TỰ LUẬN TRẢ LỜI NGẮN

- Nêu định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học.
- Nêu tóm lược đối tượng môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
- Nêu tóm lược nhiệm vụ nghiên cứu môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Nêu các cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Nêu khái quát cơ sở, nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Nêu những giá trị truyền thống dân tộc Hồ Chí Minh đã kế thừa
- Nêu các giai đoạn hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh đã kế thừa những giá trị gì trong tư tưởng phật giáo
- Hồ Chí Minh đã kế thừa những giá trị gì trong tư tưởng nho giáo
- Vì sao học thuyết của chỉ nghĩa mác-lênin là tiền đề tư tưởng-lý luận quyết định về chất trong tư tưởng Hồ Chí
Minh

- Thực chất của vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
- Nêu nội dung cơ bản về Độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
- Tóm tắt quan điểm Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc ở một nước thuộc địa.
- Nêu những luận điểm của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
- Nêu tóm lược quan điểm Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong cách mạng giải phóng dân tộc.
- Nêu những quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Nêu những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Nêu những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
- Nêu những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ ghĩa xã hội
ở Việt Nam

- Nêu những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về đảng cộng sản Việt Nam
- Trình bày tóm tắt quan điểm Hồ Chí Minh về đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền
* Đề KT gồm có 2 phần: Trắc nghiệm và tự luận (70 – 30)

You might also like